1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ đầu tư nam khánh

37 216 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 82,98 KB

Nội dung

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Sau hơn 20 năm thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa của Đảng và Nhànước nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu có ý nghĩa quan trọngtrên nhiều lĩnh vực Trong quá trình đổi mới chính sách tài chính, tiền tệ nóichung, chính sách thuế nói riêng đã được sử dụng như là những công cụ quản lývĩ mô trọng yếu của Nhà nước, đã đóng góp có kết quả vào việc khắc phục tìnhtrạng khủng hoảng, suy thoái của nền kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế ổn địnhvới tốc độ cao, kiềm chế và kiểm soát lạm phát, giảm mức bội chi ngân sách,bước đầu ổn định thị trường, ổn định tiền tệ.

Qua hơn 10 năm thực hiện, Luật thuế GTGT về cơ bản đã phát huy cácmặt tích cực đối với đời sống kinh tế-xã hội, góp phần khuyến khích đầu tư, ổnđịnh sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Tuy nhiên, với sự tồn tại phát triểnkinh tế hiện nay thì Luật thuế GTGT vẫn tồn tại nhiều bất cập cần sửa đổi, bổsung để phù hợp với định hướng phát triển kinh tế.

Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của vấn đề trên, qua quá trình thực tậptại công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Đầu tư Nam Khánh, được sự giúp đỡtận tình của TS.Nguyễn Đăng Huy cùng sự giúp đỡ của các anh chị phòng kếtoán, em đã lựa chọn đề tài “ Kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty TNHHThương mại và Dịch vụ Đầu tư Nam Khánh” làm đề tài luận văn tốt nghiệp củamình.

Luận văn tốt nghiệp gồm 3 chương:

Chương 1: Lý luận chung về thuế GTGT và hạch toán thuế GTGT trong doanhnghiệp

Chương 2: Thực tê công tác kế toán thuế GTGT tại công ty TNHH Thương mạivà Dịch vụ Đầu tư Nam Khánh.

Chương 3: Một số nhận xét, đánh giá và ý kiến góp phần nâng cao chất lượngcông tác kế toán thuế GTGT tại công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Đầu tưNam Khánh.

Trang 2

CHƯƠNG 1:

LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ GTGT VÀ HẠCH TOÁN THUẾ GTGTTRONG DOANH NGHIỆP

1.1 Tổng quan về thuế GTGT1.1.1 Khái niệm thuế GTGT

Thuế là khoản đóng góp theo quy định của pháp luật mà Nhà nước bắtbuộc mọi tổ chức và cá nhân có nghĩa vụ nộp vào cho Ngân sách Nhà nước.Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước là các khoản thuế mà doanh nghiệpphải có nghĩa vụ thực hiện theo quy định có liên quan đến hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp.

Hệ thống thuế Việt Nam hiện nay bao gồm nhiều sắc thuế khác nhau, cácloại thuế này ít nhiều có liên quan đến hoạt động kinh doanh của các doanhnghiệp, khi đăng ký hoạt động sản xuất – kinh doanh, tùy theo từng trường hợpcụ thể, các doanh nghiệp phải có nghĩa vụ thực hiện các loại thuế theo quy định.

Thuế GTGT là loại thuế gián thu tính trên phần giá trị tăng thêm của hànghóa dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng ThuếGTGT đánh trên từng khâu bán hàng hóa dịch vụ, do đó tổng số thuế thu được ởcác khâu bằng chính số thuế tính trên giá bán cuối cùng cho người tiêu dùng.

Thuế GTGT chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ ởtừng khâu bán hàng nên khắc phục được tính trùng lặp của thuế doanh thu,không bị ảnh hưởng bởi việc tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm của doanhnghiệp là phân đoạn hay tiêu thụ khép kín.

GTGT của hàng hóa, dịch vụ là phần chênh lệch tăng giữa giá thanh toán củahàng hóa, dịch vụ bán ra và giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ mua vào tươngtứng.

1.1.2 Đặc điểm của thuế GTGT

- Thuế GTGT thuộc loại thuế gián thu, đánh vào thu nhập của người tiêu dùng.Người chịu thuế là người tiêu dùng.

- Thuế GTGT có tính lũy thoái so với thu nhập

Trang 3

- Thuế GTGT có tính lãnh thổ, chỉ áp dụng cho người tiêu dùng trongphạm vi lãnh thổ quốc gia.

- Thuế GTGT là sắc thuế tiêu dùng được thu qua nhiều giai đoạn, nhưngkhông trùng lặp vì chỉ tính thuế trên phần tăng thêm của mỗi giai đoạn.

- Thuế GTGT có tính trung lập kinh tế cao, vì thuế GTGT là yếu tố cấuthành trong giá bán hàng hóa, dich vụ nên không bị ảnh hưởng bởi kết quả kinhdoanh của người nộp thuế.

1.1.3 Đối tượng chịu thuế, không chịu thuế và đối tượng nộp thuế GTGT1.1.3.1 Đối tượng chịu thuế và đối tượng không chịu thuế GTGT

Đối tượng chịu thuế: Theo quy định tại Điều 3 Luật thuế GTGT và Điều 2 Nghị

định số 158/2003/NĐ/CP của Chính Phủ thì : “Đối tượng chiu thuế GTGT làhàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trên lãnh thổ ViệtNam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài),trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT.

Đối tượng không chịu thuế: Theo quy định tại Điều 5 Luật thuế GTGT và

Điều 4 Nghị định số 158/2003/NĐ/CP của Chính Phủ thì bao gồm có 26 nhómhàng hóa dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT Các nhóm hàng hóa này cómột số đặc điểm sau:

- Là sản phẩm của một số ngành sản xuất kinh doanh trong những điều kiện khókhăn phụ thuộc vào thiên nhiên Sản phẩm sản xuất ra lại dùng cho chính ngườisản xuất và cho nhu cầu của toàn xã hội, như sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi,nuôi trồng thủy sản…

- Là sản phẩm hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phục vụ nhu cầu toàn xã hội, nhằmnâng cao đời sống vật chất, văn hóa không ngừng tăng lên của con người, nhưdịch vụ y tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, vận chuyển hành khách công cộng, phátsong truyền thanh, truyền hình

- Là sản phẩm, dịch vụ nhằm phục vụ nhu cầu của toàn xã hội không vì mục tiêulợi nhuận, như muối iốt, các sản phẩm và tài nguyên phục vụ quốc phòng, anninh, phục vụ vệ sinh công cộng, thoát nước đường phố…

Trang 4

- Là sản phẩm hàng hóa, dịch vụ không tiêu dùng ở Việt Nam như hàng hóa tạmnhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập; hàng quá cảnh mượn đường qua Việt Nam…- Là sản phầm, dịch vụ được ưu đãi vì mang tính xã hội, tính nhân đạo cao, nhưxây dựng nhà tình nghĩa bằng nguồn vốn góp của nhân dân, viện trợ nhân đạo,các dịch vụ phục vụ ma chay, tang lễ, xây dựng công trình văn hóa-nghệ thuật.- Là các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước cần khuyến khích đầu tư, nhưdịch vụ tín dụng, quỹ đầu tư, chuyển giao công nghệ…

Doanh nghiệp kinh doanh những loại hàng hóa, dịch vụ này sẽ có điều kiện tăngthu nhập mà không cần tăng giá bán do khoản thuế đầu vào trước đây tính vàochi phí nay được hoàn lại.

1.1.3.2 Đối tượng nộp thuế:

Theo quy định tại Điều 4 Luật thuế GTGT và Điều 3 Nghị định số158/2003/NĐ/CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế GTGT thì:“Tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụchịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chứckinh doanh (gọi chung là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân khác có nhậpkhẩu hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT từ nước ngoài (gọichung là người nhập khẩu) đều là đối tượng nộp thuế”.

1.1.4 Căn cứ và phương pháp tính thuế1.1.4.1 Căn cứ tính thuế:

Theo quy định tại Điều 6 Luật Thuế GTGT thì căn cứ tính thuế GTGT là giátính thuế và thuế suất.

Giá tính thuế: Là căn cứ quan trọng để xác định số thuế GTGT phải nộp.

Giá tính thuế GTGT là giá bán chưa có thuế GTGT được ghi trên hóa đơn bán

hàng của người bán hàng, người cung cấp dịch vụ Đối với hàng hóa chịu Thuế

Bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuếGTGT.

- Giá tính thuế GTGT trong một số trường hợp cụ thể( phụ lục 01)- Chú ý:

- Giá tính thuế GTGT được xác định bằng đồng Việt Nam đồng.

Trang 5

- Thời điểm xác định thuế GTGT:

+ Đối với hàng hóa, là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụnghàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu đượctiền.

+ Đối với cung ứng dịch vụ, là thời điểm dịch vụ hoàn thành hoặc thời điểm lậphóa đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu đượctiền.

+ Đối với hoạt động kinh doanh Bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựngnhà để bán, chuyển nhượng hoặc cho thuê, thì thời điểm thu tiền theo tiến độthực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng thì căn cứ vào số tiềnthu được cơ sở kinh doanh kê khai thuế GTGT đầu ra phát sinh trong kỳ.

+ Đối với xây dựng, lắp đặt, là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạngmục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đãthu được tiền hay chưa thu được tiền.

Thuế suất: Hiện nay, có 3 mức thuế suất thuế GTGT, đó là mức thuế suất

0%, 5%, 10% được áp dụng thống nhất theo từng loại hàng hóa, dịch vụ ở các

khâu sản xuất-kinh doanh trong nước hay nhập khẩu.(phụ lục 02).

- Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, kể cả hàng gia

công xuất khẩu, vận tải quốc tế, hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuếGTGT khi xuất khẩu trừ một số trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0%hướng dẫn tại khoản 3 Điều này.

- Thuế suất 5%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho đời sống xã

hội, nguyên liệu và các phương tiện phục vụ trực tiếp cho sản xuất trong cácngành lĩnh vực nông nghiệp, y tế, giáo dục, khoa học kỹ thuật nhằm thực hiệnchính sách xã hội, khuyến khích đầu tư sản xuất; các ngành sản xuất kinh doanhđang gặp khó khăn

- Thuế suất 10%: là mức thuế phổ biến được áp dụng với tất cả các hàng hóa,

dịch vụ thông thường và các hàng hóa không thiết yếu, không nằm trong diệnchịu các mức thuế 0% và 5%.

Trang 6

1.1.4.2 Phương pháp tính thuế:

Cơ sở kinh doanh phải nộp thuế GTGT theo một trong hai phương pháp:phương pháp trực tiếp trên GTGT(phương pháp trực tiếp) và phương pháp khấutrừ thuế.

1.1.4.2.1 Phương pháp khấu trừ thuế:

- Đối tượng áp dụng: là các đơn vị, tổ chức, cá nhân kinh doanh(trừ các đối

tượng áp dụng tính thuế theo phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp trênGTGT) thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, mua bán có hóa đơn chứng từ theo quyđịnh của pháp luật và kế toán, hóa đơn, chứng từ và đăng ký nộp thuế theophương pháp khấu trừ thuế.

- Thuế GTGT phải nộp được tính như sau:Số thuế GTGT

Thuế GTGT

-Thuế GTGT đầuvào được khấu trừ

+ Nếu thuế GTGT phải nộp là một số dương thì đó là số thuế GTGT phải nộptrong kỳ.

+ Nếu thuế GTGT phải nộp là một số âm thì đó là số thuế doanh nghiệp đượchoàn lại trong kỳ.

+ Nếu thuế GTGT phải nộp bằng không thì doanh nghiệp không phải nộp thuếtrong kỳ.

Trong đó:

ThuếGTGT đầu

Thuế GTGT đầuvào được khấu trừ =

Trị giá mua chưathuế của hàng hóa,dịch vụ

Thuế suất quy định choloại hàng hóa, dịch vụđó

Trang 7

Điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào:

+ Có hóa đơn GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế

GTGT hàng hóa ở khâu nhập khẩu, chứng từ nộp thuế GTGT của tổ chức, cánhân sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ của tổ chức nước ngoàikhông có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân nước ngoài là đôi tượng khôngcư trú tại Việt Nam.

+ Có chứng từ thanh toán qua Ngân hàng đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào(trừtrường hợp tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần có giá trị dưới 20triệu đồng).

+ Đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, ngoài điều kiện nói trên để được khấutrừ thuế, hoàn thuế GTGT đầu vào, còn phải có hợp đồng bán, gia công hànghóa xuất khẩu hoặc ủy thác gia công xuất khẩu, hợp đồng cung ứng dịch vụ vớitổ chức, cá nhân ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan.

+ Đối với hàng hóa, dịch vụ có sử dụng chứng từ đặc thù thì được dùng làm căncứ để xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.

1.1.4.2.2 Phương pháp trực tiếp trên GTGT- Đối tượng áp dụng:

+ Cơ sở, cá nhân sản xuất, hộ kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không

đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của Pháp luật.

+ Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam không theo Luật đầu tưvà các tổ chức không thực hiện hoặc chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóađơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.

+ Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ và chế tác vàng

- Thuế GTGT phải nộp được xác định như sau:Số thuế

GTGT phảinộp

GTGT của hàng hóa,dịch vụ chịu thuếX

Thuế suất thuế GTGTcủa hàng hóa, dịch vụđó

Trong đó:

GTGT của hànghóa, dịch vụ chịu

thuế bán ra

Trang 8

Trị giá vốn củahàng hóa, dịchvụ chịu thuế bánra

Trị giá vốn củahàng hóa, dịch

vụ tồn đầu kỳ+

Trị giá vốn củahàng hóa, dịch vụnhập trong kỳ-

Trị giá vốncủa hàng hóa,dịch vụ tồncuối kỳ

Căn cứ tính thuế là phần GTGT của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT vàđược xác định như sau:

- Cơ sở kinh doanh không được tính giá trị tài sản mua ngoài, đầu tư, xây dựng

làm TSCĐ vào doanh số hàng hóa, dịch vụ mua vào để tính GTGT.

- Cơ sở kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ có đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo chếđộ quy định, xác định được đúng doanh thu bán hàng hóa và dịch vụ nhưngkhông có đủ hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ đầu vào thì GTGT được xác địnhnhư sau:

Tỉ lệ % GTGT tính trên doanh thu làm căn cứ xác định GTGT của hoạt động:+ thương mại(phân phối, cung cấp hàng hóa): 10%

+ Dịch vụ, xây dựng( trừ xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu):50%

+ Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng(có bao thầuNVL):30%

- Hộ kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán,hóa đơn, chứng từ theo quy định cả pháp luật thì nộp thuế GTGT theo phươngpháp khoán thuế quy định tại Điều 38- Luật quản lý thuế

1.2 Kế toán thuế GTGT trong doanh nghiệp

- Trong mỗi doanh nghiệp, kế toán giữ vị trí quan trọng trong bộ máy của hoạt

động của công ty và kế toán thuế là một mắt xích quan trọng trong bộ máy đó.Kế toán thuế có nhiệm vụ trực tiếp làm việc với cơ quan thuế khi có phát sinhliên quan đến vấn đề thuế Hàng ngày, hàng tháng hoặc hàng quý kế toán phảikiểm tra, đối chiếu hóa đơn GTGT với bảng kê khai thuế đầu vào, đầu ra đã nộpcho cơ quan thuế( trước đó kế toán phải kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hóađơn GTGT đầu vào xem công ty cung cấp hóa đơn đầu vào có còn hoạt động

Trang 9

hay đã giải thế, phá sản) Sau khi kiểm tra, đối chiếu kế toán cần lên báo cáotổng hợp thuế GTGT kèm theo đó là theo dõi tình hình nộp ngân sách, hoànthuế Từ đó, lập hồ sơ hoàn thuế khi có phát sinh.

- Ngoài việc kiểm tra hóa đơn GTGT kế toán còn phải kiểm tra, kiểm soát báocáo tình hình sử dụng hóa đơn để báo với cục thuế hàng tháng, lập bảng kê danhsách lưu trữ, bảo quản hóa đơn thuế GTGT theo thứ tự thời gian, thứ tự số quyểnkhông để thất thoát, hư hỏng.

- Tổ chức công tác, hoat động của phòng kế toán có sự liên hoàn, mỗi kế toánlại có sự liên hợp với nhau, hỗ trợ cho nhau Vì vậy, kế toán thuế GTGT phốihợp với kế toán tổng hợp để đối chiếu số liệu giữa báo cáo thuế với quyết toánthuế.

- Thêm vào đó, các quy định về thuế luôn được thay đổi cho phù hợp với thựctế nền kinh tế trong nước cũng như bắt kịp với thế giới, vì vậy kế toán thuếGTGT cũng phải luôn cập nhật các thông tin về thuế.

1.2.1 Trình tự đăng ký, kê khai, quyết toán và hoàn thuế GTGT1.2.1.1 Trình tự đăng ký thuế GTGT

- Khi doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy

phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đầu tư; khi doanh nghiệp có nghiệp vụphát sinh liên quan đến khấu trừ thu, nộp thuế hay phí, lệ phí thì phải đăng kýthuế trong vòng 10 ngày.

- Cơ sở hoạt động SXKD có trụ sở chính ở một địa phương nhưng có sở hạchtoán tại một địa phương khác thì cơ sở kinh doanh phải đăng ký nộp thuế với cơquan thuế nơi đóng trụ sở, các cơ sở hạch toán phụ thuộc cũng phải đăng ký nộpthuế GTGT với cơ quan thuế địa phương nơi cơ sở phụ thuộc đóng trụ sở.

1.2.1.2 Kê khai thuế GTGT

- Khi doanh nghiệp được đăng ký thuế và cấp mã số thuế, hàng tháng kế toán

thuế GTGT phải lập tờ khai thuế kê khai để nộp cho cơ quan thuế trong vòng 20ngày đầu của tháng tiếp theo Trong trường hợp không phát sinh thuế GTGT đầuvào, thuế đầu ra thì cơ sở kinh doanh vẫn phải kê khai và nộp tờ khai thuế

Trang 10

GTGT hàng tháng cho cơ quan thuế Tờ khai phải chính xác, trung thực, đúngquy định.

- Đối với hàng hóa nhập khẩu, doanh nghiệp phải kê khai, nộp tờ khai thuếGTGT hàng nhập khẩu theo từng lần nhập cùng với việc kê khai thuế nhập khẩuvới cơ quan thu thuế nơi có cửa khẩu nhập hàng hóa.

- Đối với cơ sở kinh doanh buôn chuyến, phải kê khai, nộp thuế theo từngchuyến hàng với cơ quan thuế nơi mua hàng trước khi vận chuyển hàng đi.- Đặc biệt, với doanh nghiệp kinh doanh nhiều loại hàng hóa, dịch vụ có mứcthuế suất thuế GTGT khác nhau thì phải kê khai thuế GTGT theo từng mức thuếsuất quy định đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ Trường hợp doanh nghiệpkhông xác định được từng mức thuế suất cho từng loại hàng hóa, dịch vụ thìphải nộp mức thuế suất cao nhất của hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp có sảnxuất, kinh doanh.

1.2.1.3 Nộp thuế GTGT

Người nộp thuế có nghĩa vụ nộp thuế GTGT đầy đủ, đúng hạn vào NSNN.

- Hàng tháng, cơ sở kinh doanh nộp tiền thuế GTGT vào ngân sách nhà nướctheo số đã kê khai Thời hạn nộp thuế GTGT chậm nhất không quá thời hạn nộptờ khai thuế kê khai vào ngày 20của tháng tiếp theo.

- Đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế bằng chuyển khoản qua ngân hàng, tổ chứctín dụng khác thì ngày nộp thuế vào ngân sách nhà nước được xác định là ngàyngân hàng, tổ chức tín dụng ký nhận trên giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước.- Đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế bằng tiền mặt thì ngày nộp thuế vào ngânsách nhà nước được xác định là ngày cơ quan kho bạc nhận tiền thuế.

- Đồng tiền sử dụng để nộp vào NSNN là đồng Việt Nam.- Người nộp thuế GTGT có thể nộp thuế tại các địa điểm sau:

+ Tại kho bạc Nhà Nước;

+ Tại cơ quan thuế nơi tiếp nhận hồ sơ kê khai thuế;

+ Thông qua tổ chức, cá nhân được cơ quan thuế ủy nhiệm thu thuế;

+ Thông qua ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng và các tổ chứcdịch vụ theo quy định của pháp luật.

Trang 11

1.2.1.4 Quyết toán thuế GTGT, kê khai điều chỉnh thuế GTGT

- Đối tượng phải lập tờ khai điều chỉnh thuế với cơ quan thuế: các cơ sở kinhdoanh(trừ hộ kinh doanh vừa và nhỏ nộp thuế theo mức ấn định) phải thực hiệnlập và gửi tờ khai điều chỉnh thuế GTGT hàng năm cho cơ quan thuế nơi cơ sởđăng ký nộp thuế Năm quyết toán thuế được tính theo năm dương lịch Cơ sởphải kê khai đầy đủ, đúng với các chỉ tiêu và số liệu theo mẫu tờ khai điều chỉnhthuế, phải chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của số liệu kê khai.

- Thời hạn cơ sở kinh doanh phải nộp tờ khai điều chỉnh thuế GTGT năm chocơ quan thuế chậm nhất không quá 60 ngày, kể từ ngày 31 tháng 12 của nămđiều chỉnh Số liệu điều chỉnh thuế GTGT trên tờ khai điều chỉnh thuế GTGTnăm cơ sở kinh doanh sử dụng để điều chỉnh vào tờ khai thuế GTGT tháng 2năm sau Nếu cơ sở lập tờ khai điều chỉnh chậm so với thời gian quy định trênthì cơ sở kinh doanh điều chỉnh vào tờ khai thuế GTGT của tháng cơ sở kinhdoanh hoàn thành tờ khai điều chỉnh thuế GTGT hàng năm Trường hợp cơ sởkinh doanh sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu;giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước thời hạn nộp quyết toán thuếtrong thời hạn 45 ngày kể từ ngày có quyết định sáp nhập, hợp nhất, chia, tách,giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệpnhà nước.

1.2.1.5 Hoàn thuế GTGT

Hoàn thuế GTGT là việc Nhà nước trả lại số thuế GTGT mà đối tượng nộp thuếđã nộp cho NSNN trong một số trường hợp nhất định Cụ thể hơn, hoàn thuếGTGT là việc NSNN trả lại cho cơ sở kinh doanh hoặc tổ chức, cá nhân muahàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh còn chưa được khấu trừ trong kỳ tínhthuế hoặc hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp tiêu dùng của tổ chức, cá nhân đókhông thuộc diện chịu thuế Nội dung cơ bản của hoàn thuế GTGT theo quyđịnh hiện hành:

- Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuếnếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng hoặctrong quý thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo; trường hợp lũy kế sau ít nhất mười

Trang 12

hai tháng tính từ tháng đầu tiên hoặc ít nhất sau bốn quý tính từ quý đầu tiênphát sinh số thuế giá trị gia tăng chưa được khấu trừ mà vẫn còn số thuế giá trịgia tăng đầu vào chưa được khấu trừ thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế.

- Trường hợp cơ sở kinh doanh đã đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng theophương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới, đang trong giai đoạn đầu tư có sốthuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư mà chưađược khấu trừ và có số thuế còn lại từ hai trăm triệu đồng trở lên thì được hoànthuế giá trị gia tăng.

- Ngoài ra, doanh nghiệp còn được hoàn thuế trong trường hợp sáp nhập, hợpnhất, chia, tách, giải thể khi có số thuế nộp thừa và một số quyết định hoàn thuếcủa cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

TK 133- Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Để hạch toán thuế GTGT đầu vào kế toán sử dụng tài khoản 133- Thuế GTGTđầu vào được khấu trừ Tài khoản này dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vàođược khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ.

 Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 133:

Bên Nợ: - Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừBên Có: - Số thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ.

- Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ.

- Thuế GTGT đầu vào của HHDV mua vào nhưng đã trả lại, được giảm giá - Số thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại.

Trang 13

Số dư bên Nợ:

- Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ

- Số thuế GTGT đầu vào được hoàn lại nhưng NSNN chưa hoàn trả Tài khoản 133 có 2 tài khoản cấp 2:

- TK 133(1) - Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ.- TK 133(2) - Thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định.

TK 133 chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp thuếGTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, không áp dụng đối với hàng hóa, dịchvụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và hàng hóa,dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.

TK 333(1)- Thuế GTGT phải nộp

Để phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT của hàng hóa nhập khẩu phảinộp, số thuế GTGT đã được khấu trừ, số thuế GTGT đã nộp và còn phải nộp vàoNSNN, kế toán sử dụng tài khoản 3331 “ Thuế GTGT phải nộp”.

 Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 3331:

Bên Nợ: - Số thuế GTGT đã được khấu trừ trong kỳ;

- Số thuế GTGT đã nộp vào NSNN;

- Số thuế GTGT được giảm trừ vào số thuế GTGT phải nộp; - Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại.

Bên Có: - Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ;

- Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng hóa, dịch vụ dùng để traođổi, biếu tặng, sử dụng nội bộ;

- Số thuế GTGT phải nộp của hoạt động tài chính, thu nhập khác; - Số thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu.

Số dư bên Có: Số thuế GTGT còn phải nộp vào NSNN cuối kỳ.

Trong trường hợp đặc biệt, TK 333(1) có thể có dư bên Nợ, phản ánh số thuế

GTGT đã nộp lớn hơn số thuế GTGT phải nộp cho Nhà Nước hoặc số thuế đãnộp được xét miễn giảm, giảm nhưng chưa được thực hiện.

 Tài khoản 333(1) có 2 tài khoản cấp 3:

- Tài khoản 333(11) - Thuế giá trị gia tăng đầu ra.

Trang 14

- Tài khoản 333(12) - Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu.

1.2.4 Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu:1.2.4.1 Kế toán thuế GTGT theo phương pháp khấ trừ1.2.4.1.1 Kế toán thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Quy trình hạch toán thuế GTGT đầu vào được khấu trừ( phụ lục 03)

+ Khi mua vật tư, hàng hóa, CCDC, TSCĐ dùng cho hoạt động SXKD:Nợ TK 152, 153, 211, 213 (Giá mua chưa thuế)

Nợ TK 133 (1331, 1332) (Thuế GTGT được khấu trừ)Có TK 111, 112, 331 (Tổng giá thanh toán)

+ Khi mua vật tư, hàng hóa, CCDC dùng ngay vào hoạt động SXKD: Nợ TK 621, 623, 627, 641, 642, 241, 142, 242 (Giá mua chưa thuế) Nợ TK 133(1) (Thuế GTGT được khấu trừ)

Có TK 111, 112, 331 (Tổng giá thanh toán)+ Khi mua hàng hóa giao bán ngay, không qua nhập kho:

Nợ TK 632 (Giá mua chưa có thuế GTGT)Nợ TK 133(1) (Thuế GTGT được khấu trừ)

Có TK 111, 112, 331 (Tổng giá thanh toán)+ Khi nhập khẩu vật tư, CCDC, hàng hóa, TSCĐ:

Nợ TK 152, 153, 156, 211 (Giá mua chưa thuế GTGT)

Có TK 333 (3332, 3333) (Thuế NK, thuế TTĐB nếu có)Có TK 111, 112, 331 (Tổng giá thanh toán)

Thuế GTGT của hàng nhập khẩu được phản ánh:

Nợ TK 133 (1331, 1332) (Thuế GTGT được khấu trừ)

Có TK 333(12) (Thuế GTGT của hàng NK phải nộp NN)+ Trường hợp hàng đã mua và đã trả lại hoặc hàng mua được giảm giádo kém chất lượng, mất phẩm chất:

Nợ TK 111, 112, 331: Tổng giá thanh toán

Có TK 133(1) (Phần thuế GTGT của hàng trả lại, giảm giá)Có TK 152, 153, 156, 211: Giá mua chưa có thuế GTGT

Trang 15

+ Đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào dùng đồng thời cho sản xuất, kinhdoanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì cơ sởkinh doanh phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và khôngđược khấu trừ Cuối kỳ, kế toán tính và xác định số thuế GTGT đầu vào đượckhấu trừ như sau:

Số thuế đầu Doanh thu chịu thuế GTGT trong kỳ Tổng số thuếvào được = x GTGT đầu khấu trừ Tổng doanh thu trong kỳ vào trong kỳ

Sau khi tính được số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, kế toán ghi:Nợ TK 333(1): Thuế GTGT phải nộp.

Có TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.+ Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ:

Số thuế GTGT đầu vàokhông được khấu trừ

= Tổng số thuế GTGTđầu vào trong kỳ

- Số thuế GTGT đầu vàođược khấu trừ

Nếu số thuế đầu vào không được khấu trừ nhỏ thì tính vào giá vốn hàng bántrong kỳ:

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán

Có TK 142,242: Chi phí trả trước ngắn hạn, dài hạn+ Khi mua TSCĐ có hóa đơn GTGT dùng chung cho sản xuất, kinhdoanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT và không chịu thuếGTGT Kế toán ghi:

Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong kỳ:

Trang 16

Nợ TK 333(1): Thuế GTGT phải nộp

Có TK 133(2): Thuế GTGT đầu vào được khấu trừSố thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được hạch toán vào các tàikhoản tập hợp chi phí có liên quan đến việc sử dụng TSCĐ.

+ Vật tư, hàng hóa, TSCĐ mua vào bị tổn thất do thiên tai, hỏa hoạn, bịmất xác định do trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường thì thuếGTGT đầu vào của số hàng này không được tính vào số thuế GTGT đầu vàođược khấu trừ khi kê khai thuế GTGT phải nộp

+Đối với doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phươngpháp khấ trừ mà thường xuyên có số thuế GTGT đầu vào lớn hơn số thuế GTGTđầu ra được cơ quan có thẩm quyênd cho phép hoàn lại thuế GTGT theo quyđịnh của Luật thuế.

1.2.4.1.2 Kế toán thuế GTGT đầu ra

Quy trình hạch toán thuế GTGT đầu ra( phụ lục 04)

+ Khi bán sản phẩm hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT:Nợ TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán)

Có TK 333(1) (Thuế GTGT phải nộp)

Có TK 511 (Doanh thu BH và CCDV - giá bán chưa thuế)Có TK 512 (Doanh thu bán hàng nội bộ - giá bán chưa thuế)+ Trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp:

Nợ TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán)Có TK 333(1) (Thuế GTGT phải nộp)

Có TK 511 (Doanh thu BH và CCDV – giá bán chưa thuế)Có TK 338(7) (Doanh thu chưa thực hiện – Lãi trả chậm)+ Trường hợp cho thuê hoạt động TSCĐ hữu hình hoặc bất động sản đầutư thu tiền trước nhiều kỳ

Khi nhận tiền của khách hàng trả trước nhiều kỳ:Nợ TK 111, 112 (Tổng số tiền nhận được)

Có TK 338(7) (Doanh thu chưa thực hiện – giá chưa thuế) Có TK 333(1) (Thuế GTGT phải nộp)

Trang 17

Cuối kỳ kế toán tính và kết chuyển doanh thu kinh doanh cho thuê hoạtđộng TSCĐ, bất động sản đầu tư:

Nợ TK 338(7) (Doanh thu chưa thực hiện)Có TK 511 (Doanh thu BH và CCDC)

Sang các kỳ tiếp theo, tính và kết chuyển doanh thu kinh doanh cho thuêhoạt động TSCĐ, bất động sản đầu tư:

Nợ TK 338(7) (Doanh thu chưa thực hiện)Có TK 511 (Doanh thu BH và CCDC)

Số tiền phải trả lại cho khách hàng vì hợp đồng cung cấp dịch vụ vềcho thuê hoạt động TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, bất động sản đầu tưkhông thực hiện được (nếu có):

Nợ TK 338(7) (Doanh thu chưa thực hiện)Nợ TK 333(1) (Thuế GTGT phải nộp)

Quy trình hạch toán thuế GTGT đầu vào theo phương pháp trực tiếp(phụ lục05)

+ Khi mua vật tư, hàng hóa, dịch vụ, TSCĐ, kế toán phản ánh giá trị hànghóa là tổng giá thanh toán bao gồm cả thuế GTGT.

Nợ TK 152, 153, 156, 211 (Tổng giá thanh toán)Có TK 111, 112, 331 (Tổng giá thanh toán)

1.2.4.2.2 Kế toán thuế GTGT đầu ra, phải nộp:

Quy trình hạch toán thuế GTGT đầu ra theo phương pháp trực tiếp(phụ lục 06)

Trang 18

+ Khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng, kế toán lập hóa đơnthông thường, không hạch toán thuế và phản ánh doanh thu là tổng giá thanhtoán:

Nợ TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán)

Có TK 511 (Doanh thu + thuế GTGT phải nộp) + Số thuế GTGT phải nộp đối với hoạt động SXKD:

Nợ TK 511 (Doanh thu BH và CCDV)Có TK 333(1) (Thuế GTGT phải nộp)

+ Số thuế GTGT phải nộp đối với hoạt động tài chính và hoạt động khác:Nợ TK 515, 711 (Doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập khác)

Có TK 333(1) (Thuế GTGT phải nộp) + Khi nộp thuế vào NSNN:

Nợ TK 333(1) (Thuế GTGT phải nộp)Có TK 111, 112

Ngày đăng: 20/03/2017, 17:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w