1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Một số biện pháp nâng cao hành vi có văn hóa cho trẻ 3 4 tuổi trong trường mầm non

24 997 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 26,26 KB

Nội dung

Trang 1

Một số biện pháp nâng cao hành vi có văn hóa cho trẻ 3-4 tuổi trong trườngMầm non

A MỞ ĐẦU

Từ xưa đến nay, hành vi văn minh được coi là biểu hiện tốt đẹp của mỗi dântộc Ngay từ khi dựng nước, các vua Hùng đã cùng “tắm chung một dòng sông,uống chung một nguồn nước” với người dân Các nhà Nho xưa đặt chữ “lễ” - điểmchính yếu trong hành vi văn minh lên hàng đầu trong năm phẩm chất cơ bản củacon người là “nhân, lễ, nghĩa, trí, tín”.

Đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bước vàocông cuộc toàn cầu hóa về mọi mặt (chính trị, kinh tế, văn hóa ) nên hành vi vănminh của con người ngày càng trở nên quan trọng, giáo dục hành vi văn minh càngtrở nên cấp thiết Giáo dục hành vi văn minh sẽ góp phần tích cực vào việc giữ gìnbản sắc tốt đẹp và xây dựng lối sống văn hóa, bất kỳ ai, bất kỳ lĩnh vực nào cũngrất cần phải quan tâm và không ngừng hoàn thiện.

Để đáp ứng yêu cầu của thời đại, ngành giáo dục cần phải xây dựng mụcđích yêu cầu, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục phù hợp và cụ thể nhằmxây dựng nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Mục tiêu chăm sóc, giáo dụctrẻ mầm non là “Phát triển một số giá trị, nét tính cách, phẩm chất cần thiết phù

Trang 2

hợp với lứa tuổi như mạnh dạn, tự tin, độc lập, sáng tạo, dễ hòa nhập, chia sẽ Hình thành nếp sống văn minh, có hành vi ứng xử, giao tiếp theo quy tắc, chuẩnmực, phù hợp với lứa tuổi ” Do đó, đây là cấp học nền tảng trong việc giáo dụcnhân cách con người phát triển toàn diện nói chung và giáo dục hành vi văn minhcho trẻ nói riêng Các nhà tâm lý học Mác xít đã khẳng định rằng những gì đượchình thành ở lứa tuổi mầm non sẽ ảnh hưởng, chi phối mạnh mẽ đến sự phát triểnnhân cách của con người ở giai đoạn tiếp theo Điều này chứng tỏ việc giáo dụchành vi văn minh cho trẻ ngay từ độ tuổi mầm non là rất cần thiết, đặc biệt là trẻ 3-4 tuổi Bên cạnh đó, hành vi văn minh của trẻ được hình thành như một dòng chảytheo định hướng của người lớn, cho nên với tư cách là người tổ chức, hướng dẫnhoạt động giáo dục, nhà giáo dục cần phải nhìn nhận đầy đủ vê những vấn đề liênquan đến giáo dục hành vi văn minh cho trẻ.

B NỘI DUNG

I.CƠ SỞ KHOA HỌC

Mỗi giai đoạn lịch sử phát triển xã hội và trong từng xã hội cụ thể có mụctiêu, nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức giáo dục riêng nhằm xâydựng nhân cách toàn diện cho thế hệ trẻ, đáp ứng được những đòi hỏi phát triểncủa xã hội Tuy nhiên, giáo dục hành vi văn minh là một nội dung không thể thiếutrong mọi quá trình phát triển toàn diện nhân cách con người Hành vi văn minh

Trang 3

mang đậm bản sắc địa phương, dân tộc, quốc gia, tạo nên lối sống tốt đẹp của mỗingười, mỗi xã hội, được biểu hiện hàng ngày, hàng giờ, rất phong phú, đa dạng,diễn ra trong mối quan hệ giao tiếp giữa con người với con người và con người vớithế giới tự nhiên.

Hành vi văn minh, lịch sự là nền tảng đạo đức của mỗi con người, là hành vivăn hóa Ngay từ nhỏ, trẻ cần được uốn nắn, giáo dục từ cử chỉ, lời nói, hành độngvăn minh, lịch sự thì lớn lên trẻ mới trở thành người có ích cho bản thân, gia đìnhvà xã hội Trẻ phải biết tu dưỡng, rèn luyện bản thân từng ngày, từng giờ theohướng tốt, nói lời hay ý đẹp, đi đứng nhẹ nhàng, khoan thai, cư xử với mọi ngườiniềm nở, lịch sự.

Giáo dục hành vi văn minh cho trẻ mầm non là một cách nhìn tổng quan vềhành vi văn hóa, bản chất sự phát triển hành vi của trẻ em và các quá trình giáo dụccũng như cách thức tổ chức và đánh giá giáo dục hành vi cho trẻ tuổi mầm non Nókhông chỉ có ý nghĩa to lớn đối với các nhà giáo dục mầm non mà còn góp phầntích cực vào việc nâng cao nhận thức của những người quan tâm tới vấn đề nàynhằm chăm sóc, nuôi dạy trẻ tốt hơn.

Trang 4

II CƠ SỞ THỰC TIỄN

Năm học 2011-2012, tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo bé.Hầu hết các cháu chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, chưa biết lễ phép chàohỏi, xin lỗi khi làm điều gì sai hay cảm ơn khi nhận quà Thời gian đầu trẻ đến lớpvới thói quen tự do, hay nói leo, trả lời câu cụt, ra vào lớp tự nhiên không xin phép.Một số cháu được ba mẹ cưng chiều quá mức, muốn gì được nấy, một số trẻ lạikhông đón nhận được sự quan tâm chu đáo từ gia đình, một số trẻ sống trong môitrường không lành mạnh từ gia đình.

Với tình hình thực tế của lớp tôi như vậy, bản thân tôi luôn trăn trở, suynghĩ, bằng phương pháp gì để giúp trẻ lớp tôi có những thói quen hành vi văn minhphù hợp với chuẩn mực của xã hội Chính vì điều băn khoăn, trăn trở ấy, bản thântôi đã tìm tòi, mạnh dạn thực hiện một số biện pháp nhằm giúp trẻ có những hànhvi văn minh trong cuộc sống hằng ngày, hình thành cho trẻ cơ sở ban đầu về nhâncách của con người mới, góp phần đào tạo thế hệ trẻ những con người phát triểntoàn diện về nhân cách, trí tuệ

Qua thời gian thực hiện, nắm bắt tình hình thực tế, tôi nhận thấy có nhữngthuận lợi nhất định nhưng cũng gặp không ít khó khăn sau:

1 Thuận lợi

Trang 5

Giáo dục mầm non ngày càng được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, cácngành, các bậc phụ huynh để nâng cao chất lượng và hiệu quả chăm cóc, giáo dụctrẻ.

Trường mầm non Hoa Mai được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trang thiếtbị đầy đủ, phòng học rộng, thoáng mát.

Trẻ trong một lớp ở cùng độ tuổi nên dễ tổ chức hoạt động chăm sóc, giáodục.

Chương trình giáo dục hiện hành có những thay đổi, thuận lợi cho bản thântôi linh hoạt lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức hoạt động cho trẻ phù hợp vớimình.

Một số phụ huynh quan tâm đến việc học của con, họ nhận thức được tầmquan trọng của việc giáo dục hành vi văn minh cho trẻ.

Đa số phụ huynh nhiệt tình với lớp, đưa đón trẻ đúng giờ, đóng góp cáckhoản đúng quy định.

2 Khó khăn:

Mỗi gia đình chỉ một đến hai con nên trẻ ngày càng được quan tâm, nuôngchiều thái quá.

Trang 6

Một số phụ huynh chưa hiểu tầm quan trọng của giáo dục hành vi văn minhcho trẻ ở lứa tuổi mầm non và thường giao phó cho giáo viên.

Thời gian đầu trẻ đến lớp với thói quen tự do, chưa biết lễ phép chào hỏi, “đithưa về trình”.

Trẻ chưa quen với nề nếp, thói quen của lớp, tính rụt rè, nhút nhát cònnhiều ở trẻ.

III MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC HÀNHVI VĂN MINH CHO TRẺ MẪU GIÁO BÉ.

1 Tận dụng triệt để các điều kiện giáo dục

Qúa trình giáo dục hành vi văn minh cho trẻ đạt được kết quả tốt hay khôngphụ thuộc nhiều vào các điều kiện giáo dục Đó là các yếu tố liên quan, tác độngtrực tiếp hoặc gián tiếp đến giáo dục hành vi văn hóa như: trẻ và tập thể trẻ, trẻ vàgiáo viên, môi trường giáo dục và sự phối hợp với gia đình Trong đó, điều kiện vềtrẻ là quan trọng nhất, nó thể hiện quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, trẻ là chủ thểhoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo theo chương trình đổi mới hiện nay Cácyếu tố này có sự tác động qua lại với nhau và là tiền đề không thể thiếu trong quátrình giáo dục hành vi văn minh cho trẻ mầm non Do đó, tôi đã chú ý xây dựng tậpthể lớp đoàn kết trong một khối thống nhất, đồng lòng, biết quan tâm, chia sẽ lẫn

Trang 7

nhau, phản đối những hành vi không văn minh Tạo cơ hội cho trẻ hoạt động cánhân lẫn hoạt động tập thể để trẻ có cơ hội thể hiện mình, chiếm lĩnh, học tập từbạn, điều chỉnh các hành vi theo chuẩn mực xã hội Bên cạnh việc xây dựng điềukiện giáo dục về cơ sở vật chất, trang thiết bị thì cần phải tận dụng tối đa nhữngđiều kiện có sẵn để tổ chức giáo dục hành vi văn minh cho trẻ, đặc biệt là cho trẻdạo chơi, tham quan và tham gia các hoạt động thực tiễn.

Ví dụ:

Thông qua các hoạt động tổ chức lễ hội như ngày sing nhật Bác 19/5, ngày20/11, Tết nguyên đán Từ ý nghĩa của những ngày lễ lớn, tôi đã tổ chức các hoạtđộng văn nghệ để chào mừng, đồng thời ôn lại truyền thống của dân tộc để giáodục trẻ lòng tự hào dân tộc, biết kính trọng những người đã hy sinh cho lợi ích dântộc, lợi ích trồng người Nhằm hình thành cho trẻ lòng tự hào, kính yêu đối vớingười lớn tuổi, thông qua đó khuyến khích trẻ học tập và phấn đấu thành con ngườicó ích cho xã hội.

2 Giáo dục hành vi văn minh ở mọi lúc mọi nơi

Hằng ngày các cháu đến lớp với nhiều nội dung hoạt động: giờ ăn, giờ ngủ,vệ sinh, học tập, vui chơi, giờ đón, giờ trả mọi sinh hoạt đều là những hình thức

Trang 8

để trẻ được rèn luyện Đối với độ tuổi này để đưa các cháu vào nề nếp thói quenkhông phải là chuyện giản đơn Thực tế các cháu còn bé, chưa có ý thức được nhưcác anh chị lớn, điều này cũng là một thử thách cho cô giáo Muốn tạo cho trẻ cóđược thói quen thường xuyên phải luôn nhẹ nhàng gần gũi và tình cảm với trẻ đểuốn nắn trẻ hoặc thông qua bài hát, bài thơ, câu chuyện trò chơi có nội dung nói vềcác hành vi văn minh Nhờ sự tạo điều kiện giúp đỡ của cô, trẻ được uốn nắn kịp thờithường xuyên, liên tục, do đó việc rèn luyện nề nếp thói quen của trẻ trong mọihoạt động mọi lúc, mọi nơi mang lại hiệu quả cao hơn, các cháu ngoan và nề nếp hơn.

Ví dụ: Giờ đón trẻ hoặc trả trẻ, tôi rất ân cần và chuẩn mực trong xưng hôvới bố mẹ trẻ Tôi tập luyện cho trẻ đến lớp biết chào cô, sau đó chào tạm biệt bốmẹ để vào lớp học.

Trong giờ chơi tự do hay giờ lao động, sinh hoạt ngoài trời, nếu cháu làmviệc gì sai đối với bạn, với cô thì phải biết xin lỗi, ai cho gì thì nhận bằng hai tayvà nói lời cảm ơn.

Giờ chơi, cháu đoàn kết với bạn bè, không tranh giành đồ chơi.

Giờ dạo chơi, sinh hoạt ngoài trời, trẻ biết nhặt rác bỏ vào thùng đúng nơiquy định.

Ví dụ: Tham quan vườn rau trong sân trường

Trang 9

Đàm thoại: Muốn có nhiều rau xanh ta phải làm gì?

Khi ăn canh rau các con nhớ đến ai?

Giáo dục cháu kính trọng, yêu quý những người lao động, khi ăn phải từ tốn,chậm rãi, không vứt bừa bãi Giáo dục cháu giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinhlớp, biết đoàn kết, giúp đỡ bạn bè và mọi người xung quanh Qua nhiều lần nhưvậy, cháu lớp tôi có những thói quen, hành vi tốt

Hoặc vào các giờ sinh hoạt chiều, tôi thường tổ chức các hoạt động sinh hoạtcâu lạc bộ thơ, truyện, sinh hoạt văn nghệ, qua đó rèn luyện cho trẻ thói quen biếtchào hỏi thông qua các bài hát như: Bé ngoan, Lời chào buổi sáng, Mẹ yêu khôngnào Các bài thơ: Miệng xinh, Cháu chào ông ạ , Thăm nhà bà, Quạt cho bà ngủ

Đối với lứa tuổi này, trẻ học mà chơi, chơi mà học, trong giờ vui chơi trẻđược thực hành trải nghiệm nhiều vai chơi khác nhau trong cuộc sống của ngườilớn Tôi tiến hành lồng ghép các hành vi đạo đức vào vai chơi, qua đó trẻ được đốithoại những câu chào hỏi lễ phép, câu cảm ơn, xin lỗi, trao nhận bằng hai tay Tôitheo dõi quan sát lắng nghe để kịp thời uốn nắn trẻ khi có biểu hiện chưa chuẩnmực Qua đó giúp trẻ hình thành thói quen hành vi văn minh trong giao tiếp.

Ví dụ: Qua trò chơi phân vai: y tá - bác sĩ

Trang 10

Bác sĩ biết thăm hỏi bệnh nhân ân cần, xưng hô cô, chú, bác, cháu đau chổnào? Đau ra sao?

Y tá phát thuốc dặn bệnh nhân uống thuốc ngày mấy lần, bệnh nhân nhậnthuốc bằng hai tay và nói lời cảm ơn đối với cô y tá, bác sĩ.

Qua hoạt động vui chơi, cháu mạnh dạn dần, thành thạo dần trong giao tiếpứng xử, chào hỏi đối với mọi người xung quanh mình.

Từ đây trẻ lớp tôi đã hết nói trổng, câu cụt câu què Trẻ biết nói và trả lờiđầy đủ câu, biết xưng hô lễ phép.

Trong lớp tôi có sọt rác để vào góc lớp, tôi thường nhắc nhở động viên trẻsau khi ăn quà vặt nên vứt rác vào giỏ để giữ vệ sinh chung Nhìn chung trẻ thựchiện rất tốt, nhất là sau các hoạt động tạo hình xé dán, trong lớp tôi không cònmảnh giấy vụn nào rơi xuống sàn nhà Từ đó, trẻ có thói quen vệ sinh văn minhhơn.

3 Giáo viên gương mẫu trong mọi hoạt động

Giai đoạn trẻ 3-4 tuổi là giai đoạn hình thành và phát triển nhân cách trẻ Trẻhoàn toàn còn non nớt, nhạy cảm với tác động bên ngoài, đồng thời cũng là lúc trẻ

Trang 11

phát triển rất nhanh về mọi mặt trẻ rất dễ bị tổn thương về tâm lý Bởi thế muốnrèn luyện nề nếp thói quen hành vi văn minh, ngay từ những ngày đầu trẻ mới vàolớp tôi luôn chú ý làm sao để trẻ cảm nhận được sự an toàn, ấm áp như ở nhà, thấymình được chấp nhận, được yêu mến và là thành viên trong cộng đồng mà trẻ đanghoà nhập Quan hệ của tôi cũng như hai cô giáo trong lớp với trẻ giàu cảm xúc thânthiết, yêu thương như quan hệ mẹ con Tác động sư phạm của chúng tôi luôn thayđổi, phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ có cảm tình, có hứng thú Tôi dã chú ýhoà nhập vào thế giới trẻ, biết quên mình là người lớn để thực sự là người bạn củatrẻ Biết tôn trọng và đồng cảm với trẻ tạo nên không khí cởi mở, lôi cuốn, thu húttrẻ, như thế trẻ dễ nghe theo sự hướng dẫn , biết vâng lời một cách thoải mái, vuivẻ Từ đó giúp trẻ những hiểu biết nhất định, tạo cho trẻ có đầy đủ điều kiện về thểlực, kiến thức đồng thời hình thành và phát triển nhân cách tốt cho trẻ, tạo tiền đềcho trẻ vững vàng và tự tin hơn.

Tôi luôn chuẩn mực trong lúc giao tiếp với người lớn Với trẻ không to tiếngquát tháo, xưng hô dịu dàng bằng cô và cháu Giờ đón trả trẻ, tôi luôn ân cần, dịudàng thương yêu trẻ, khiêm tốn lịch sự trong giao tiếp với phụ huynh Cháu hỏi gìtôi trả lời rỏ ràng, gọn gàng, tôn trọng lời nói của trẻ, lắng nghe ý kiến của trẻ.

Tôi hứa điều gì với trẻ là thực hiện đúng lời hứa Nếu trẻ có hành vi hoặc lờinói không hay, tôi nhẹ nhàng góp ý và khuyến khích trẻ tránh sai phạm lần sau.

Trang 12

Tuyệt đối không chạm tự ái của trẻ hoặc làm trẻ phải sợ hãi, lo lắng Tác phongquần áo tôi luôn chú ý ăn mặc đẹp, lịch sự.

Ở trong lớp học, tôi luôn chú ý sắp xếp gọn gàng, sạch sẽ Mọi sinh hoạt củalớp có nề nếp làm cho lớp học vui tươi, đầm ấm Tất cả những cái đó ảnh hưởngrất lớn đến sự hình thành thói quen cho trẻ Lớp học sạch đẹp, cháu không nỡ vứtrác bừa bãi, cháu không vứt đồ chơi lung tung Khi mọi thứ trong lớp đều được sắpxếp theo đúng chổ quy định.

Hằng ngày, tôi thực hiện nghiêm túc thời gian biểu, cháu sẽ thực hiện đúnggiờ nào việc đó Vì những việc làm tốt được lặp đi lặp lại nhiều lần thì sẽ thànhthói quen tốt.

Đặc điểm của trẻ là hay bắt chước, có thể là bắt chước cái đúng, cái tốt nhưngcũng có thể là bắt chước cái sai, cái xấu Vì vậy, tôi luôn tự rèn bản thân và tuânthủ những yêu cầu vệ sinh của nhà trường Thực hiện triệt để lời nói phải đi đôi vớiviệc làm để thực sự là tấm gương cho các cháu noi theo.

4 Khích lệ nêu gương

Các hoạt động của trẻ ở độ tuổi 3 - 4 tuổi chịu sự chi phối nhiều bởi xúccảm tình cảm, trẻ mới có hứng thú tham gia lao động tự phục vụ nhưng mức độ

Trang 13

hình thành kỷ năng còn yếu, chưa có ý thức thực hiện hành vi văn hóa Do đó,nhiệm vụ chính ở độ tuổi này là tập trung giáo dục tình cảm cho trẻ trẻ càng nhỏthì càng phải chú ý đến việc hình thành và khơi dậy những xúc cảm, tình cảm ở trẻ.Hình thành các kỹ năng và nhận thức cho trẻ đều phải dựa trên những cảm xúc,hứng thú và mong muốn của trẻ, có như vậy mới đạt được mục đích giáo dục chotrẻ.

Bên cạnh đó, với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ phát triển mạnh, trẻ còn béhay tò mò thích bắt chước, tôi luôn tôn trọng trẻ và hết sức công bằng, sử dụngkhen chê đúng mực Khen và chê có tác dụng mạnh đến hành vi vâng lời của trẻ,nhưng không nên khen quá đáng và chê trách chung chung, nên tôi thường khennhững gương tốt để trẻ bắt chước Hằng ngày, vào giờ nêu gương cuối ngày trướckhi cắm cờ, tôi cho trẻ tự nhận xét về mình trong ngày đó Có bạn nào có hành vi,lời nói hay tôi nêu gương ra cho cả lớp và tặng trẻ một bông hoa bé ngoan.

Ví dụ: Cô khen những trẻ đi học ngoan, đúng giờ, mặc quần áo, đầu tóc gọn

gàng, sạch đẹp, biết chào cô khi đến lớp Từ sự giúp đỡ của cô giáo mà các hành vivăn minh của trẻ ngày càng được hình thành một cách tự nhiên Được cô tạo điềukiện giúp đỡ, do được rèn luyện mà trẻ đã thực sự hòa nhập vào nề nếp, khuôn khổcủa tập thể lớp một cách thoải mái, dễ dàng và tự tin.

Ngày đăng: 17/03/2017, 22:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w