Phát hiện vấn đề : Theo thống kê, 5 tháng đầu năm 2013, cả nước có gần 52 nghìn ô tô và trên 1 triệu xe máy đăng ký mới, nâng tổng số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên toàn q
Trang 1QUYẾT ĐỊNH HẠN CHẾ PHƯƠNG TIỆN CÁ NHÂN
THAM GIA GIAO THÔNG
1 Phát hiện vấn đề :
Theo thống kê, 5 tháng đầu năm 2013, cả nước có gần 52 nghìn ô tô và trên 1 triệu
xe máy đăng ký mới, nâng tổng số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên toàn quốc là trên 39 triệu chiếc, trong đó có hơn 2 triệu ô tô và trên 37 triệu xe máy (Theo quy hoạch ngành giao thông vận tải, đến năm 2020 số lượng xe máy của cả nước sẽ vào khoảng 36 triệu chiếc )
tính theo mức bình quân phương tiện trên đầu người thì Việt Nam vào khoảng 500
xe trên một nghìn người, trong khi đó Trung Quốc chỉ có khoảng 17 xe, Liên bang Nga có khoảng 120 xe, Thái Lan khoảng hơn 300 xe và Nhật Bản gần 600 xe trên một nghìn người có thể thấy, so với các nước trong khu vực thì Việt Nam là quốc gia có mức độ phương tiện giao thông cá nhân cao so với bình quân đầu người
Trang 22 Chuẩn đoán nguyên nhân
a) Vấn đề liên quan đến người sở hữu phương tiện giao thông , nhà sản xuất và các cấp quản lý
Phản ứng của chủ sở hữu phương tiện : người dân “thích” sử dụng phương tiện
cá nhân hơn phương tiện giao thông công cộng (GTCC) (bởi việc đi lại bằng GTCC không đáp ứng được yêu cầu về thời gian đi lại của người dân cũng như thường xuyên rơi vào tình trạng quá tải)
Phản ứng của nhà sản xuất : Tiếp tục mở rộng sản xuất , nâng cao năng xuất đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu
Thái độ của cơ quan quản lý về giao thông :Theo Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ có ý : “Các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương ưu tiên các nguồn lực đẩy nhanh phát triển hệ thống vận tải công
Trang 3b) Vấn đề xuất hiện trên cả nước , chủ yếu ở các độ thị lớn , đặc biệt là Hà Nội
và Thành phố Hồ chí Minhdẫn đến tình trạng :
gia tăng những điểm đen về ùn tắc giao thông : Tại Hà Nội,số điểm thường xuyên xảy ra ùn tắc có 57 điểm Với TPHCM , Về ùn tắc giao thông, hiện còn 76 điểm
nguy cơ mất an toàn giao thông : gây ảnh hưởng xấu môi trường , sức khỏe người dân (Xét trên khía cạnh môi trường, giao thông vận tải là hiện là một trong hai nguồn phát thải CO2 nhiều nhất và nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu là phương tiện giao thông cá nhân như ôtô, xe máy )
Đe dọa nghiêm trọng cơ sở hạ tầng, gây khó khăn cho việc quy hoạch phát triển giao thông
c) Nguyên nhân của vấn đề :
Cơ sở hạ tầng cho giao thông công cộng chưa phát triển :
phương tiện giao thông chủ yếu ở nước ta chỉ có xe bus , đường xá chật hẹp ,
không có sự phân làn xe cơ giới , dê dẫn đến xung đột các dòng xe khiến cho
người dùng phương tiện giao thông cộng gặp nhiều bất tiện (đặc biệt là về thời gian )
Hiện phương tiên giao thông công cộng chưa đủ để đáp ứng người dùng hiện tại , thường xuyên phải chở quá số người quy đinh , người dùng thì phải chen nhau
để lên xe
Trang 43 Quyết định giải quyết vấn đề:
a) Tình hình tai nạn giao thông ở Việt Nam:
Thông tin từ Tổng cục Thống kê, trong tháng Chín, trên địa bàn cả nước
đã xảy 886 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên, làm 710 người chết và 523 người bị thương So với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn giao thôngtăng 10,2%, số người chết giảm 7,5%, số người bị thương tăng 5,9% Ngoài ra, trong tháng đã xảy ra 1517 vụ va chạm giao thông, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước, làm 1899 người bị thương nhẹ, tăng 19,4%
Tính chung chín tháng năm nay, cả nước đã xảy ra 8155 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên, làm 7040 người chết và 4931 người bị thương Số vụ va chạm giao thông trong chín tháng là 13706 vụ, làm 16849 người bị thương nhẹ So với cùng kỳ năm 2012, số vụ tai nạn giao thông tăng 4,1%, số vụ va chạm giao thông giảm 10,7%, số người chết tăng 2,1%, số người bị thươnggiảm 11,9% và số người bị thương nhẹ giảm 10,9%
Bình quân 01 ngày trong chín tháng năm nay, trên địa bàn cả nước xảy
ra 30 vụ tai nạn giao thông và 50 vụ va chạm giao thông, làm 26 người chết, 18 người bị thương và 62 người bị thương nhẹ
Trang 5Cùng với sự gia tăng nhanh chóng các phương tiện cơ giới tham gia giao thông là tình trạng gia tăng những điểm đen về ùn tắc giao thông, nguy cơ mất an toàn giao thông Đến thời điểm này, Việt Nam đang đứng thứ 11 trong số các nước có số người chết vì TNGT lớn nhất thế giới Mỗi ngày trung bình có trên 30 người thiệt mạng vì TNGT, đồng nghĩa với việc có hơn 30 gia đình phải gánh chịu nỗi đau không dễ gì nguôi ngoai, trở thành một vấn nạn lớn
b) Tình hình ô nhiễm môi trường do phương tiện giao thông gây ra:
Theo Trung tâm Quan trắc môi trường Việt Nam, hoạt động giao thông tạo
ra 85% lượng khí CO (một loại khí không màu, gây ngạt thở, nhói ở mũi, cổ họng), 95% lượng VOCs (các chất hữu cơ bay hơi có thể gây khô da, ảnh hưởng xấu đến hệ tuần hoàn, tiêu hóa, gan thận) và các loại khí độc hại khác
Biểu hiện rõ nhất về độ bẩn của không khí là lượng bụi hạt lơ lửng Mật độ PM10 ở các nút giao thông của các TP lớn luôn vượt mức cho phép PM10
là hạt bụi có kích thước nhỏ hơn 10 micromet, thường do xe môtô, nhà máy điện thải ra trực tiếp Loại bụi siêu nhỏ này dễ dàng xâm nhập vào phổi, mạch máu và gây ra các bệnh như tim, ung thư phổi, hen và nhiễm khuẩn đường hô hấp Đáng lo ngại, khí thải từ hoạt động giao thông vận tải góp tới 70% tổng lượng khí thải gây ô nhiễm môi trường, nếu tính chung trên cả nước
Trang 6c) Theo như thực trạng ở Việt Nam hiện nay thì vấn đề “hạn chế phương tiện giao thông cá nhân” là cấp bách và cần giải quyết ngay
Vấn đề giảm phương tiện giao thông thì cần có sự can thiệp của các cơ quan
có thảm quyền giải quyết vì nhu cầu tham gia giao thông ngày càng cao nên chắc chắn vấn đề này sẽ ko tự giải quyết được Lượng phương tiện tham gia giao thông ngày càng nhiều trong khi cơ sở hạ tầng không thể theo kịp được
sự gia tăng này Số lượng phương tiện giao thông gia tăng gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng đặc biệt là tai nạn giao thông và hiện tượng ùn tắc giao thông Điều này gây bức xức trong toàn dân
Muốn giải quyết vấn đề này thì cần có hệ thống Vận tải hành khách công cộng phát triển, đáp ứng được nhu cầu tham gia giao thông của người dân Ý thức của người dân cũng phải được nâng cao Nếu vấn đề này được giải quyết thì lợi ích nó mang lại là không hề ít:
- Giảm tai nạn giao thông đáng kể khi mà lượng phương tiện tham gia
ít đi
- Vấn đề ùn tắc giao thông trong các giờ cao điểm phần nào được giải quyết
- Giảm thiểu ôi nhiễm môi trường do khí thải của phương tiện giao thông (Lượng tiêu hao nhiên liệu của xe gắn máy(lít/km/hướng) cao gấp 92 lần so với xe buýt.Tác động đối với ô nghiễm môi trường cũng không kém, tổng lượng chất thải trung bình cho thấy khí thải gây ô nhiễm môi trường của lọai xe gắn máy (g/km/HK/hướng) cao hơn 39 lần hoặc xe du lịch cao hơn 10 lần, so với chủng loại xe buýt)
Giải quyết vấn đề này gặp rất nhiều khó khăn và phức tạp vì phương tiện giao thông cá nhân mang lại nhiều lợi ích không nhỏ cho người dân Trách nhiệm giải quyết vấn dề này thuộc về cá cơ quan chức năng có thẩm quyền
4 Xác định mục tiêu của vấn đề
Giảm tối đa lượng phương tiện giao thông cá nhân, thay vào đó là các phương tiện giao thông công cộng Giảm tải cho giao thông nhằm giảm ùn tắc giao thông và giảm ô nhiễm môi trường do phương tiện giao thông gây ra
Trang 75 Xác định tiêu chí đánh giá
Các tiêu chí đánh giá cũng chính là các mục tiêu đã nêu ở trên Các mục tiêu trên
có mức độ quan trọng như nhau nên các tiêu chí đánh giá cũng tương tự như vậy Nên ta có hệ thống tiêu chí đánh giá:
* Thời gian để quyết định có hiệu quả, mức độ hiệu
* Giải quyết vấn đề tắc nghẽn giao thông
* Ảnh hưởng của quyết định đến các vấn đề môi trường và xã hội
* Phản ứng của người dân trước quyết định
* Ảnh hưởng đến ngân sách nhà nước
Trang 86 Phương án quyết định:
1 phương án tích cực ( phương án 1 )
Tiến hành đồng bộ , song song việc hạn chế phương tiện cá nhân và phát triển giao thông công cộng Khi người dân không đi phương tiện cá nhân, phải có phương tiện công cộng
đề án phát triển vận tải công cộng bằng xe buýt :
- nhà nước hỗ trợ giá vé xe buýt giúp giảm bớt chi phí cho người dân
- tăng số lượng xe trên một tuyến,tăng cường xe vào giờ cao điiểm ,cuối tuần hay dịp lễ,tránh tình trạng xe quá đông,chen lấn xô đấy gây mất an toàn
- sắp sếp bến đỗ xe buýt 1 cách họp lý phù hợp với các địa điểm khác nhau
- cải thiện chất luọng xe buýt ,tăng mức độ an toàn tối đa
Phát triển xe taxi :
- Tăng các bến đỗ cho taxi , thắt chặt công tác kiểm tra và xử phạt các xe dừng, đỗ sai quy định : riêng trên hà nội, hiện có hơn 17.000 taxi trong khi
đó lại chỉ có hơn 30 điểm dừng đỗ 15 phút dành cho taxi Điều này đã tạo ra một nghịch lý là các lái xe taxi bắt buộc phải dừng phố cấm để đỗ, đón, trả khách khiến cho tình trạng ùn tắc giao thông ngày càng thêm phức tạp
Chính vì vậythời gian tới, Sở GTVT Hà Nội cũng đã đề xuất 2 loại điểm đỗ với taxi Theo đó, đối với điểm đỗ taxi thông thường sẽ phát triển thêm các điểm đỗ xe taxi có sức chứa nhỏ bằng các khu đất xen kẽ riêng lẻ hay kết hợp đỗ xe cá nhân; xã hội hóa dịch vụ đỗ xe có ưu tiên đỗ taxi (về giá) Dự
Trang 9kiến đề xuất 66 điểm đỗ taxi, tổng diện tích khoảng 10.350m2 tại 10 quận, huyện, đáp ứng khoảng 700 xe taxi; đối với điểm đỗ xe taxi có điều hành sẽ
ưu tiên bố trí các điểm dừng đón, trả khách cố định có điều hành tại các khách sạn, trung tâm thương mại lớn, các bệnh viện, các khu vui chơi giải trí
- Tại khu trung tâm, xây trạm đón trả khách taxi sao cho hành khách chỉ phải
đi bộ tối đa 500m hoặc khoảng 10 phút để ra trạm đón taxi Dự kiến đề xuất
26 điểm đỗ taxi tại các khách sạn và 164 điểm đỗ taxi tại trung tâm thương mại, tòa nhà văn phòng, chung cư cao cấp với tổng diện tích khoảng
40.000m 2 tại 6 quận tập trung đáp ứng khoảng 2.500 xe taxi; tại các bến xe, nhà ga, điểm trung chuyển lớn bố trí các điểm đón khách đi taxi tại các vị trí theo quy định Việc bố trí điểm đỗ cho hoạt động taxi là cần thiết, thậm chí không thể chậm trễ Hy vọng, với giải pháp này, hoạt động taxi Hà Nội sẽ quy củ, giao thông Hà Nội sẽ giảm ùn tắc
Phát triển các tuyến phố đi bộ
Trang 10 Phát triển các dự án tàu điện ngầm,tầu cao tốc trên cao tăng sự lựa chọn cho người dân và rút ngắn thời gian di chuyển
2 phương án tình thế ,lâm thời ( phương án 2)
đánh vào kinh tế ,tăng phí lưu thông ,phí đăng kí xe
Bộ giao thông vận tải đề xuất thu thêm 5% mỗi năm đối với phí lưu thông phương tiện cá nhân, ờ trình Chính phủ tháng 11/2011, Bộ Giao thông đề xuất mức phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân đường bộ, ôtô tùy theo dung tích xilanh phải đóng thấp nhất 20 triệu đồng, cao nhất 50 triệu đồng mỗi năm; môtô, xe máy tại Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ và Hải Phòng mỗi năm phải đóng 500.000 đồng (xe dưới 175 cm3) và một triệu đồng cho xe có dung tích lớn hơn
Phí ôtô đi vào trung tâm thành phố trong giờ cao điểm (6h-8h30 và 16h-19h hàng ngày, trừ ngày nghỉ, ngày lễ) dự kiến là 30.000 đồng một lượt ôtô dưới 7 chỗ và 50.000 đồng với các loại ôtô còn lại Khu vực và mức thu cụ thể sẽ do UBND cấp tỉnh, thành phố quy định
Theo đề xuất của Bộ Giao thông, ôtô sẽ thu 180.000 – 1.440.000 đồng mỗi tháng tùy loại xe; môtô, xe máy thu 80.000 – 150.000 đồng mỗi năm
Trang 11Tuy nhiên,việc tăng phí còn có 1 vài bất cập như :các phí thu lặp,chồng chất lên nhau ,phí tăng đè nặng lên vai người dân lao động…
ban hành các lệnh cấm: cấm lưu thông vào 1 số giờ cao điểm , một số đoạn đường cấm ô tô,
hỗ trợ giá và khuyến khích người đân đi xe đạp ,xe điện thay vì phương tiện cồng kềnh hơn
7 Đánh giá các phương án lựa chọn
a) Dự báo ảnh hưởng của các phương án quyết định
- Ảnh hưởng từ các phương án tích cực (phương án 1) : người dân thấy được lợi ích từ phương tiện giao thông công cộng nên số người sử dụng các phương tiện giao thông công cộng sẽ tăng lên, số phương tiện giao thông cá nhân sẽ giảm trong dài hạn
- Ảnh hưởng từ các biện pháp tình thế, tạm thời (phương án 2) : trong ngắn hạn có thể giảm được được các phương tiện giao thông cá nhân
b) Đánh giá theo các tiêu chí
- Các phương án tích cực:
Tác động trong dài hạn, hiệu quả phù thuộc vào mức độ cải đầu tư của chính phủ
Giải quyết được vấn đề tắc nghẽn giao thông Giảm lượng khí thải ô nhiễm môi trường Được người dân ủng hộ
Chính phủ cần chi 1 khoản lớn để nâng cấp cơ sở hạ hầng, cơ sở vật chất cho giao thông công cộng
- Cá phương án tình thế, tạm thời:
Tác động nhanh, mức độ hiệu quả phụ thuộc vào các phương tiện giao thông thay thế (giao thông công cộng)
Giải quyết được tắc nghẽn giao thông Giảm ô nhiễm môi trường, có thể gây tăng giá 1 số hàng hóa dịch vị do chi phí vận chuyển tăng
Không được người dân cũng như các doanhnghiệp ủng hộ
Trang 12Chính phủ có thêm nguồn thu để đầu tư cho cơ sở hạ tầng cũng như nhiều việc khác
c) So sánh 2 phương án để tìm ra phương án tối ưu
- 2 phương án có những ưu nhược điểm riêng
Phương án 1 có ưu điểm là được lòng dân, giải quyết được triệt để vấn
đề nhưng lại cần 1 sự đầu tư lớn của Chính phủ và cần thời gian dài để phát huy hiệu quả
Phương án 2 giải quyết nhanh vấn đề nhưng không triệt để, có thể gây nhiều hệ quả xã hội (tăng giá sản phẩm dịch vụ, sự khong đồng tình của nhân dân)
- Phương án lựa chọn: kết hợp cả 2 phương án trên trong đó chú trọng vào phương án 1, cần đánh thuế vào các phương tiện cũ gây ô nhiễm môi trường và các phương tiện cao cấp, xa xỉ, nâng cao chất lượng cho phương tiện công cộng là xe bus nhất là về vấn đề thái độ phục vụ, số lượng và chất lượng xe, dần dần nâng cấp về cơ sở hạ tầng đường bộ
-Hết -