1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Nâng cao kiến thức và thực hành về vệ sinh răng miệng cho HS trường TH Phụng Châu, xã Phụng Châu – Chương Mỹ Hà Nội từ tháng 122010 đến 052011

100 1,4K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 6,92 MB

Nội dung

Nâng cao kiến thức và thực hành về vệ sinh răng miệng cho HS trường TH Phụng Châu, xã Phụng Châu – Chương Mỹ Hà Nội từ tháng 122010 đến 052011.Theo Báo cáo kết quả khám sức khỏe HS năm học 20092010, tỷ lệ sâu răng chung ở HS 3 cấp: mầm non, tiểu học, THCS của toàn huyện Chương Mỹ là 21,34% trong đó tại xã Phụng Châu tỷ lệ sâu răng chung của 3 cấp học là 23,9%. Tại xã, tỷ lệ HS tiểu học bị sâu răng là cao nhất (chiếm 36,02%) tiếp đến là HS trường mầm non (33,85%) và thấp nhất ở HS THCS (8,29%).

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1

MỤC LỤC 2

DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ 5

PHẦN 1: KẾ HOẠCH CAN THIỆP 6

I ĐẶT VẤN ĐỀ 6

1 Thông tin chung về xã Phụng Châu 6

2 Thông tin về tình hình chăm sóc sức khỏe tại địa phương 6

2.1 Thông tin về trạm y tế 6

2.2 Thống kê tình hình khám chữa bệnh tại TYT 7

II XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ ƯU TIÊN CAN THIỆP 7

1 Phương pháp thu thập thông tin xác định vấn đề tồn tại và vấn đề ưu tiên can thiệp 7

2 Các vấn đề sức khỏe tồn tại ở địa phương 8

3 Xác định vấn đề sức khỏe ưu tiên can thiệp 10

III PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ SỨC KHỎE ƯU TIÊN 11

1 Tên vấn đề can thiệp 11

2 Một số khái niệm liên quan tới vấn đề can thiệp 11

3 Phương pháp thu thập thông tin bổ sung 11

4 Phân tích vấn đề can thiệp 12

4.1 Phân tích vấn đề 12

4.2 Kiến thức và thực hành VSRM của HS trường TH Phụng Châu 13

4.3 Cây vấn đề 14

IV KẾ HOẠCH CAN THIỆP 16

1 Tên kế hoạch can thiệp 16

2 Mục tiêu chương trình can thiệp 16

2.1 Mục tiêu chung 16

2.2 Mục tiêu cụ thể 16

3 Xác định giải pháp can thiệp 17

4 Kế hoạch hành động 18

4.1 Bảng kế hoạch hoạt động chi tiết 18

4.2 Bảng kế hoạch hoạt động theo thời gian 18

4.3 Bảng dự trù kinh phí 18

5 Kế hoạch giám sát 18

5.1 Sơ đồ giám sát 18

5.2 Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, thành viên trong sơ đồ tổ chức giám sát 18

5.3 Kế hoạch giám sát hoạt động tổ chức buổi hướng dẫn thực hành VSRM cho HS trường TH Phụng Châu 19

6 Kế hoạch đánh giá 20

6.1 Mục tiêu đánh giá 20

6.2 Thời gian đánh giá 20

6.3 Các loại chỉ sổ 20

6.4 Bảng kế hoạch đánh giá 20

PHẦN 2: PHÁT TRIỂN – THỬ NGHIỆM THÔNG ĐIỆP TRUYỀN THÔNG CHỦ ĐẠO 21

I Căn cứ lập luận hình thành ý tưởng truyền thông 21

1 Mô tả và phân tích các yếu tố nguy cơ/nguyên nhân của việc thực hành VSRM của HS trường TH Phụng Châu 21

2 Phân tích đối tượng đích 22

3 Phân tích yếu tố kinh tế - văn hóa – xã hội và các yếu tố khác 23

3.1 Yếu tố văn hóa - xã hội 23

Trang 3

3.2 Yếu tố khác 24

II Hình thành các thông điệp truyền thông 24

1 Quá trình hình thành các thông điệp truyền thông 24

2 Ý tưởng về các thông điệp truyền thông 24

2.1 Ý tưởng về hình thức truyền thông 24

2.2 Ý tưởng về nội dung của thông điệp truyền thông 25

3 Các thông điệp truyền thông dự kiến thử nghiệm 25

3.1 Các thông điệp sẵn có 25

3.2 Liệt kê các thông điệp dự kiến sử dụng cho thử nghiệm 25

3.3 Ý nghĩa từng thông điệp 26

III Kế hoạch thử nghiệm thông điệp truyền thông 26

1 Tên kế hoạch 26

2 Mục tiêu thử nghiệm 26

3 Địa điểm thử nghiệm 26

4 Thời gian thử nghiệm 26

5 Đối tượng thử nghiệm 26

6 Hình thức thử nghiệm 26

7 Công cụ thử nghiệm 27

8 Kế hoạch thử nghiệm thông điệp truyền thông chi tiết và huy động nguồn lực 27

IV Kết quả thử nghiệm thông điệp 27

1 Kết quả thử nghiệm lần 1 27

2 Kết quả thử nghiệm lần 2 28

V Lựa chọn thông điệp truyền thông chủ đạo 28

VI Ý tưởng về việc phát triển tài liệu truyền thông 29

VII Ưu nhược điểm của các phương pháp thử nghiệm thông điệp truyền thông 29

VIII Thuận lợi và khó khăn khi triển khai hoạt động thử nghiệm 29

PHẦN 3: THAM GIA VÀO CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC TẠI ĐỊA PHƯƠNG 29

PHẦN 4: KẾT LUẬN VỀ ĐỢT THỰC ĐỊA 30

I Kết quả thu được 30

II Bài học kinh nghiệm 30

III Khuyến nghị về hoạt động thực địa 30

TÀI LIỆU THAM KHẢO 31

Trang 4

PHỤ LỤC 32

Phụ lục 1: Các nguồn và phương pháp thu thập thông tin được sử dụng 32

Phụ lục 2: Hướng dẫn phỏng vấn cán bộ UBND xã tìm hiểu về thông tin chung 33

Phụ lục 3: Hướng dẫn phỏng vấn CBYT tìm hiểu về thông tin chung 34

Phụ lục 4: Hướng dẫn phỏng vấn trạm trưởng TYT tìm hiểu về thông tin chung 34

Phụ lục 5: Hướng dẫn phỏng vấn 5 vấn đề sức khỏe cho cán bộ TYT và UBND 35

Phụ lục 6: Hướng dẫn phỏng vấn về 5 vấn đề sức khỏe cho HGĐ 36

Phụ lục 7: Bảng kiểm quan sát vấn đề nước sạch tại xã Phụng Châu 38

Phụ lục 8: Bảng kiểm quan sát vấn đề xử lý rác thải tại xã Phụng Châu 38

Phụ lục 9: Bảng giải thích cách cho điểm lựa chọn vấn đề sức khỏe ưu tiên 39

Phụ lục 10: Bảng phân tích và cho điểm các vấn đề quy trình 40

Phụ lục 11: Một số khái niệm liên quan đến vấn đề can thiệp 41

Phụ lục 12: Hướng dẫn PVS CBYT học đường về vấn đề VSRM của HS 44

Phụ lục 13: Hướng dẫn PVS BGH trường TH Phụng Châu về vấn đề VSRM 45

Phụ lục 14: Hướng dẫn PVS giáo viên trường TH Phụng Châu về vấn đề VSRM 46

Phụ lục 15: Hướng dẫn PVS PHHS về vấn đề VSRM của con em mình 47

Phụ lục 16: Hướng dẫn PVS HS trường TH Phụng Châu về vấn đề VSRM 48

Phụ lục 17: Bộ câu hỏi phát vấn HS trường TH Phụng Châu về vấn đề VSRM 49

Phụ lục 18: Phương pháp và phân tích kết quả phỏng vấn định lượng HS 52

Phụ lục 19: Bảng lý giải chấm điểm các phương pháp can thiệp 56

Phụ lục 20: Bản kế hoạch hoạt động chi tiết 59

Phụ lục 21: Bản kế hoạch hành động theo thời gian 66

Phụ lục 22: Bản dự trù kinh phí thực hiện chương trình can thiệp về VSRM cho HS 67

Phụ lục 23: Bảng kiểm giám sát hoạt động hướng dẫn VSRM cho HS trường TH Phụng Châu 68 Phụ lục 24: Các chỉ số đánh giá và kế hoạch thu thập thông tin đánh giá chương trình can thiệp69 Phụ lục 25: Các yếu tố rào cản khiến cho HS TH khó thay đổi hành vi 74

Phụ lục 26: Quá trình hình thành các thông điệp truyền thông 75

Phụ lục 27: Ưu nhược điểm của các phương pháp truyền thông dự kiến sử dụng 75

Phụ lục 28: Ý nghĩa của các thông điệp truyền thông đã xây dựng 76

Phụ lục 29: Hướng dẫn PVS thử nghiệm thông điệp truyền thông với các bên liên quan 77

Phụ lục 30: Hướng dẫn TLN thử nghiệm thông điệp truyền thông với HS trường TH Phụng Châu .77

Phụ lục 31: Hướng dẫn PVS thử nghiệm thông điệp truyền thông với HS trường TH Phụng Châu .78

Phụ lục 32: Kế hoạch chi tiết thử nghiệm thông điệp truyền thông 78

Phụ lục 33: Kết quả chi tiết thử nghiệm thông điệp lần thứ nhất 81

Phụ lục 34: Kết quả chi tiết thử nghiệm thông điệp lần thứ hai 83

Phụ lục 35: Ý tưởng về việc phát triển tài liệu truyền thông 86

Phụ lục 36: Mẫu panô và áp phích thử nghiệm tại trường TH Phụng Châu 88

Phụ lục 37: Ưu nhược điểm của các phương pháp thử nghiệm thông điệp truyền thông 90

Phụ lục 38: Bảng thuận lợi khó khăn và biện pháp khắc phục khi thực hiện thử nghiệm 90

Phụ lục 39: Cam kết ủng hộ kế hoạch can thiệp của NSV về VSRM cho HS trường TH Phụng Châu của BGH trường TH Phụng Châu 92

Phụ lục 40: Cam kết hỗ trợ của UBND và trường TH Phụng Châu cho NSV thực hiện kế hoạch thử nghiệm thông điệp truyền thông 94

Phụ lục 41: Các hoạt động và một số hình ảnh về các hoạt động mà NSV đã tham gia tại địa phương 97

Trang 5

DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ

BẢNG

Bảng 1a: Bảng chấm điểm các vấn đề sức khỏe theo thang điểm cơ bản (BPRS)………… 10

Bảng 1b: Bảng giải thích cách cho điểm lựa chọn vấn đề sức khỏe ưu tiên……… 39

Bảng 2a: Bảng chấm điểm các vấn đề về quy trình……… 10

Bảng 2b: Bảng phân tích và cho điểm các vấn đề liên quan liên quan đến quy trình…… 40

Bảng 3: Đặc điểm chung của HS tham gia trả lời phỏng vấn……… 52

Bảng 4: Kiến thức về thực hành vệ sinh răng miệng của HS trường TH Phụng Châu…… 53

Bảng 5: Thực hành vệ sinh răng miệng của HS trường TH Phụng Châu……… 54

Bảng 6: Thực hành vệ sinh răng miệng của HS trường TH Phụng Châu và một số yếu tố liên quan đến gia đình và nhà trường……… 55

Bảng 7: Lý giải cách chấm điểm cho các phương pháp can thiệp 56 BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Thống kê các loại bệnh tật theo sổ khám chữa bệnh tại TYT Phụng Châu từ tháng 10/2009 đến tháng 10/2010……… 7

Biểu đồ 2: Số lượng học sinh bị sâu răng theo khối lớp……… 12

SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Quy trình xác định vấn đề sức khỏe ưu tiên……… 8

Sơ đồ 2: Cây vấn đề phân tích vấn đề sức khỏe ưu tiên……… 15

Sơ đồ 3: Sơ đồ giám sát kế hoạch can thiệp……… 18

Sơ đồ 4: Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng sâu răng (WHO, 2006)……… 42

Sơ đồ 5: Quá trình hình thành các thông điệp truyền thông 75

ẢNH MINH HỌA Ảnh 1: Panô có sử dụng thông điệp truyền thông về VSRM……… 88

Ảnh 2: Áp phích dưới dạng câu truyện ngắn truyền thông về VSRM……… 89

Ảnh 3: Cam kết ủng hộ của BGH trường TH Phụng Châu……… 92

Ảnh 4: Cam kết hỗ trợ hoạt động thử nghiệm từ phía UBND……… 94

Ảnh 5: Cam kết hỗ trợ hoạt động thử nghiệm từ phía trường TH Phụng Châu………… 95

Ảnh 6: Chăm sóc em bé mới sinh bị bỏ rơi tại TYT……… 99

Ảnh 7: Tổ chức cho HS đánh răng tại trường……… 99

Ảnh 8: Hướng dẫn VSRM cho HS trường TH Phụng Châu……… 99

Ảnh 9: Thử nghiệm dán áp phích tại trường học……… 99

Ảnh 10: Thử nghiệm dán panô và cho HS đánh răng tại trường sau giờ ăn trưa………… 99

Trang 6

PHẦN 1: KẾ HOẠCH CAN THIỆP

I ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Thông tin chung về xã Phụng Châu

Xã Phụng Châu - huyện Chương Mỹ nằm ở ngoại thành Hà Nội, phía Bắc giáp vớihuyện Quốc Oai, phía Tây giáp với xã Tiên Phương, phía Đông giáp với quận Hà Đông vàphía Nam giáp với thị trấn Chúc Sơn Xã có tổng diện tích đất tự nhiên là 868,3ha, diệntích đất ở vào khoảng 714,42ha Xã bao gồm 5 thôn: Long Châu Miếu, Long Châu Sơn,Phượng Nghĩa, Phương Bản, và Phượng Đồng

Tính đến tháng 4/2010, toàn xã có 2125 hộ gia đình (HGĐ) với 10.036 nhân khẩu,trong đó có 7142 người ở độ tuổi lao động (chiếm tỉ lệ 71%) Trong đó, số người ở độ tuổilao động tập trung đông nhất ở thôn Phượng Nghĩa (2432 người) [1]

Theo báo cáo của UBND [2], tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế của xã như sau: nôngnghiệp chiếm 50,2%, tiểu thủ công nghiệp chiếm 24,6%, dịch vụ thương mại chiếm25,2% Về trồng trọt, 2/3 diện tích đất canh tác được sử dụng để trồng lúa và rau màu, cònlại là trồng cây ăn quả như cam, bưởi, chanh Về chăn nuôi, xã có các trang trại chăn nuôilợn, gà… với quy mô lớn Ngoài ra, xã có nghề thủ công truyền thống là điêu khắc đá ởthôn Long Châu Miếu được tổ chức sản xuất với quy mô doanh nghiệp Tại xã còn có một

số nghề thủ công như: dệt len, sản xuất tăm hương, móc sợi… tuy nhiên quy mô sản xuấtchỉ dừng ở mức độ HGĐ

Về văn hóa, tại xã có 4 đình và 5 chùa đều được xếp hạng di tích lịch sử, đặc biệthàng năm các hoạt động lễ hội truyền thống chùa Trầm của xã thu hút rất nhiều người dânđịa phương cũng như khách thập phương tham gia Xã có một thôn đạt danh hiệu “Làngvăn hóa” là thôn Phượng Đồng Trên địa bàn xã có 1 trường trung học cơ sở (THCS), 1trường Tiểu học (TH) và 1 trường mẫu giáo trong đó có trường TH và THCS đã đạt chuẩnquốc gia, ngoài ra còn có Trường Đại học sư phạm thể dục thể thao Hà Nội

2 Thông tin về tình hình chăm sóc sức khỏe tại địa phương

2.1 Thông tin về trạm y tế

Trạm y tế (TYT) xã Phụng Châu đạt chuẩn quốc gia năm 2007 với cơ sở vật chấttương đối đầy đủ TYT đã có đầy đủ cơ sở hạ tầng và trang thiết bị y tế theo thông tư số13/2007-TT của Bộ Y Tế TYT được xây dựng 2 tầng kiên cố, với 14 phòng và 14 giườngbệnh Theo kết quả kiểm tra hàng năm của Trung tâm y tế (TTYT), TYT có đầy đủ cáctrang thiết bị thiết yếu phục vụ cho các hoạt động khám chữa bệnh thông thường và thựchiện các chương trình y tế quốc gia: các tủ thuốc với phân loại cụ thể, các bộ dụng cụkhám chuyên khoa (khám mắt, tai mũi họng, sản…) và các dụng cụ cân đo cơ bản cho cácchương trình y tế khác Ngoài ra trạm còn phát triển một vườn thuốc nam với nhiều loạithuốc nam thông dụng dùng để chữa bệnh như chanh, tía tô, ngải cứu…, đây là công trìnhcủa Sinh viên tình nguyện trường Đại học Dược Hà Nội xây dựng tặng TYT năm 2007

TYT xã Phụng Châu hiện có 6 cán bộ y tế (CBYT), trong đó có 1 bác sĩ, 4 y sỹ, 1 y

sĩ sản nhi, với hoạt động chính là khám chữa bệnh, thực hiện các chương trình y tế quốcgia Theo sổ khám chữa bệnh A1/YTCS năm 2010, trung bình mỗi ngày TYT đón tiếp vàkhám chữa cho khoảng 20 lượt bệnh nhân, số phụ nữ có thai đẻ tại TYT vào năm 2009 lêntới 140 người, các đối tượng trẻ em dưới 6 tuổi và người già cũng là những đối tượngthường xuyên sử dụng các dịch vụ y tế

2.2 Thống kê tình hình khám chữa bệnh tại TYT

Dựa vào kết quả tổng hợp số liệu từ sổ khám chữa bệnh [3], sổ khám bệnh bảo hiểm

y tế và sổ khám bệnh trẻ em dưới 6 tuổi của TYT (trong thời gian từ tháng 10/2009 đến hết

Trang 7

tháng 10/2010), tổng số lượt đến khám bệnh tại TYT là 4598 lượt người Trong số cácbệnh đến khám và điều trị tại TYT, các bệnh đường hô hấp có số lượt người đến khám vàđiều trị cao nhất với 2174 lượt người (chiếm 47,28% tổng số lượt khám), trong đó 753 lượtkhám là của trẻ em dưới 6 tuổi Ngoài ra là các bệnh về đường tiêu hóa (chiếm 10,64%tổng số lượt khám), các bệnh về cơ – xương - khớp (chiếm 8,46% số lượt khám)… Biểu đồ

1 trình bày chi tiết về tình hình khám chữa bệnh tại TYT xã Phụng Châu trong thời gian từtháng 10/2009 đến tháng 10/2010:

Biểu đồ 1: Thống kê các loại bệnh tật theo sổ khám chữa bệnh tại TYT Phụng Châu từ tháng 10/2009 đến tháng 10/2010

II XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ ƯU TIÊN CAN THIỆP

1 Phương pháp thu thập thông tin xác định vấn đề tồn tại và vấn đề ưu tiên can thiệp

Nhóm sinh viên (NSV) đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để thu thập thôngtin, bên cạnh đó có so sánh đối chiếu và kiểm tra lại các thông tin đã thu thập (Xem chi tiếtPhụ lục 1 – trang 32) Các phương pháp thu thập thông tin bao gồm:

Trước khi xuống thực địa, NSV thu thập thông tin sẵn có từ sách, báo in, báo điện

tử, tham khảo báo cáo thực địa của cử nhân chính quy khóa 5 nhằm tìm hiểu thông tin vềtình hình chung của xã: các thông tin cơ bản về dân số, vị trí địa lý, tình hình kinh tế – vănhoá – xã hội, và các vấn đề sức khoẻ đang tồn tại tại xã

Trong thời gian tại thực địa, NSV thu thập thông tin từ các sổ sách, báo cáo củaTYT xã, TTYT huyện Chương Mỹ và Ủy ban nhân dân (UBND) xã Phụng Châu; phỏngvấn sâu (PVS) cán bộ UBND xã Phụng Châu và đại diện các ban ngành đoàn thể để xácđịnh các vấn đề sức khỏe ưu tiên (Xem chi tiết Phụ lục 2 – trang 33 và Phụ lục 5 – trang35); PVS CBYT xã để tìm hiểu về tình hình chăm sóc sức khoẻ (CSSK) và các vấn đề sứckhoẻ ưu tiên (Xem chi tiết Phụ lục 3 – trang 34 và Phụ lục 4 – trang 34)

Tiếp đến, NSV tiến hành phỏng vấn sâu HGĐ nhằm phát hiện và tìm hiểu vấn đềsức khoẻ tồn tại, tìm hiểu về kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về những vấn đềsức khỏe ưu tiên (Xem chi tiết Phụ lục 6 – trang 36) Bên cạnh đó NSV cũng sử dụng bảngkiểm quan sát để đánh giá về những vấn đề sức khỏe mà nhóm đã xác định (xem chi tiếtPhụ lục 7 – trang 38 và Phụ lục 8 – trang 38) Sơ đồ 1 trình bày tóm tắt quy trình xác địnhvấn đề sức khỏe ưu tiên tại xã:

Trang 8

Sơ đồ 1: Quy trình xác định vấn đề sức khỏe ưu tiên

2 Các vấn đề sức khỏe tồn tại ở địa phương

Theo thông tin tra cứu từ sổ sách và thông qua trao đổi với CBYT xã cũng như cán

bộ UBND và các ban ngành đoàn thể khác, NSV nhận thấy việc giải quyết vấn đề về thugom và xử lý rác thải, quy trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không bảo đảm an toàn vàquy trình xử lý nước sạch chưa hợp vệ sinh đang là nguyện vọng và quan tâm của chínhquyền, các ban ngành đoàn thể và người dân trong xã Bên cạnh đó, các bệnh có tỷ lệ mắccao, có số lượt mắc bệnh đến khám tại TYT nhiều bao gồm: các bệnh đường hô hấp ởngười dân và bệnh răng miệng ở học sinh (HS) tiểu học (TH) cũng là những vấn đề tồn tạicần có những can thiệp cụ thể trong thời gian tới

Quy trình xử lý rác thải sinh hoạt chưa hợp vệ sinh: Địa bàn xã Phụng Châu hiện

chia thành 5 thôn, trung bình mỗi thôn tập trung khoảng 425 hộ gia đình với khoảng 2008nhân khẩu Trung bình mỗi ngày, mỗi thôn trong xã có khoảng 1,3 tấn rác được thải ra.Hầu hết các thôn vẫn tự ý vứt rác bừa bãi, riêng chỉ có thôn Phượng Đồng có đội thu gomrác thải và đưa đến nơi tập kết của thôn để công ty môi trường Đô thị Xuân Mai vậnchuyển đi xử lý Các thôn còn lại trong xã vẫn vứt rác ra những nơi công cộng của thôn và

sau đó xử lý bằng cách đốt: “Em nó cứ tích lại nhiều rồi cho ra ngoài chỗ đầu đường, khu

ruộng để đốt” hay như “Nhà người nào có thì người ấy dọn dẹp” (PVS, người dân Phượng Nghĩa) Theo nhận định của các đối tượng được phỏng vấn, đa số các nhà xung

quanh đều đổ rác ra đường, ngõ, những đống rác tự phát này cũng là tâp trung phân giasúc, gia cầm và vật nuôi, gây ra ruồi, muỗi, mùi hôi và là ổ bệnh dịch cho người dân Cũngtheo bảng kiểm quan sát, có đến 10/10 bãi rác gần đường đi lại, 7/10 bãi rác này là nơi tậptrung rất nhiều ruồi muỗi và côn trùng, ngay cả trong nhà của người dân cũng chỉ có 2/10HGĐ có dụng cụ chứa rác có nắp Nguyên nhân chính của vấn đề là chưa được nhất trí vềđịa điểm đất tập thể để dùng làm bãi tập kết rác thải Trong những năm gần đây, chính

quyền xã đang thực hiện một số hoạt động nhằm khắc phục tình trạng này như “mỗi năm,

mỗi thôn họp từ một đến hai lần theo “quy chế dân chủ” thống nhất mức thu phí để trả cho người thu gom”, định kỳ tổng vệ sinh môi trường vào thứ bảy hàng tuần (hoạt động do

Đoàn thanh niên phụ trách) và tổ chức tổng vệ sinh rác thải vào thời gian cao điểm “vào

những thời kỳ cao điểm như vào mùa mưa, UBND xã đã có kiến nghị với công ty môi trường đô thị để tiến hành tổng vệ sinh rác thải” (PVS, cán bộ UBND).

Quy trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không bảo đảm an toàn: Theo Báo cáo

về kinh tế - xã hội - văn hóa 6 tháng đầu năm 2010, tỉ trọng nông nghiệp chiếm 50,2% cơ

cấu kinh tế của xã Toàn xã có khoảng 260 ha đất sản xuất nông nghiệp (trong đó chủ yếu

luận

Kỹ thuật:

BPRS -Bảng chấm quy trình

-1vấn

đề sức khỏe

1 vấn

đề quy trình

Thảo

Vấn

đề sức khỏe

ưu tiên

Tổng hợp,

xử lý, phỏng vấn phân tích thông tin

Phỏng vấn

2 vấn

đề sức khỏe

3 vấn

đề quy trình

Trang 9

trồng lúa và hoa màu) và khoảng 80% hộ làm nông nghiệp Theo Chủ tịch Hội nông dân,

có khoảng 20% hộ trồng hoa màu thường xuyên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và khôngtuân thủ đúng quy trình an toàn khi phun Những vi phạm thường gặp là: không trang bịđầy đủ trang phục bảo hộ đặc biệt là ủng, kính mắt, găng tay và không xử lý bao bì thuốctrừ sâu đúng cách Những vi phạm này không những gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏengười phun thuốc mà còn làm ô nhiễm môi trường Hiện tại, Hội nông dân ở xã đều đặn tổchức 2 lớp hướng dẫn trồng rau sạch mỗi năm với nội dung là phổ biến kiến thức trồng rau

an toàn và năng suất cao cho đối tượng HGĐ trồng rau quy mô lớn Nội dung hướng dẫn

về bảo vệ an toàn lao động cho bản thân người phun thuốc chưa được đề cập tới

Quy trình xử lý nước sạch chưa hợp vệ sinh: Nguồn nước được người dân trong

xã sử dụng chủ yếu là từ hai nguồn: nước mưa và nước ngầm (nước giếng khoan, nướcgiếng khơi) Qua phỏng vấn cán bộ UBND xã, cán bộ TYT và trưởng thôn, nguồn nướcngầm được cho là nguồn nước sinh hoạt không an toàn và chưa hợp vệ sinh vì tại địaphương còn tồn tại một số tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước ngầm như các chất thải sinhhoạt, các sản phẩm nông dược (thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ ) của các HGĐkhông qua xử lý bị đổ ra kênh, mương, ao hồ Theo kết quả điều tra vệ sinh môi trường hộgia đình năm 2010 của TTYT huyện, tỷ lệ các HGĐ dùng nước giếng khơi, giếng khoanqua bể lọc và không hợp vệ sinh là 33,2% Kết quả phỏng vấn cán bộ UBND xã cũng chothấy bên cạnh bể lọc, có một số ít hộ gia đình chủ yếu là các gia đình khá giả sử dụng thêmmáy lọc nước RO (RO là sản phẩm dựa trên công nghệ thẩm thấu ngược, dùng phươngpháp triệt để nhất loại bỏ tạp chất trong nước: đồng, chì, sắt, vi khuẩn ) Tuy nhiên, theophỏng vấn sâu cán bộ UBND xã, đối với những hộ đã sử dụng bể lọc việc thực hành xâydựng/sử dụng/bảo dưỡng bể lọc của người dân vẫn chưa đúng kỹ thuật, chủ yếu dựa theokinh nghiệm truyền miệng và việc sử dụng máy lọc nước RO còn rất hạn chế do chi phítốn kém Hiện tại, UBND xã đang triển khai một số hoạt động như vận động người dânxây dựng bể lọc hoặc sử dụng bình lọc nước RO trong sinh hoạt và xét duyệt đề án xâydựng nhà máy lọc nước

Tỷ lệ người dân mắc các bệnh đường hô hấp cao: Trong khoảng thời gian từ tháng

10/2009 đến hết tháng 10/2010, có 2174 lượt người đến khám tại TYT vì các bệnh liênquan đến đường hô hấp, chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số các lượt khám tại TYT(47,28%) Theo sổ khám chữa bệnh và cán bộ TYT, các bệnh hô hấp thường gặp là ho,viêm họng kéo dài, viêm phế quản và các bệnh này hay gặp ở trẻ em và người cao tuổi.Trong tổng số các trường hợp trẻ em đến khám tại TYT, có tới 72,26% số trẻ em bị mắccác bệnh liên quan đến đường hô hấp, số ca mắc thường tăng vào giai đoạn chuyển mùa vàthời tiết lạnh Qua phỏng vấn sâu phụ huynh học sinh (PHHS), các bệnh nhiễm khuẩn hôhấp là các bệnh phổ biến và rất hay gặp tại địa phương, tuy nhiên không ít phụ huynh xemnhẹ mức độ nguy hiểm của các bệnh này vì cho rằng đây là các bệnh thông thường do thay

đổi thời tiết: “…cháu nhà chị năm nào cũng phải ho, viêm họng vài lần, thay đổi thời tiết

đứa nào mà chẳng bị” (PVS, PHHS lớp 4).

Tỷ lệ sâu răng ở HS TH cao: Theo Báo cáo kết quả khám sức khỏe HS năm học

2009-2010, tỷ lệ sâu răng chung ở HS 3 cấp: mầm non, tiểu học, THCS của toàn huyệnChương Mỹ là 21,34% trong đó tại xã Phụng Châu tỷ lệ sâu răng chung của 3 cấp học là23,9% Tại xã, tỷ lệ HS tiểu học bị sâu răng là cao nhất (chiếm 36,02%) tiếp đến là HStrường mầm non (33,85%) và thấp nhất ở HS THCS (8,29%) Qua tiến hành phỏng vấncán bộ TYT, cán bộ phòng y tế trường học và PVS 10 PHHS, nguyên nhân chủ yếu dẫn tớisâu răng của HS TH là do thói quen ăn quà vặt, thiếu kiến thức về vệ sinh răng miệng cũngnhư thực hành vệ sinh răng miệng của trẻ em còn kém Bên cạnh đó, nhiều trẻ không được

Trang 10

bố mẹ hướng dẫn và nhắc nhở vệ sinh răng miệng cũng như không được đưa tới các cơ sở

y tế để khám chữa răng Nhà trường hiện tại có một số hoạt động chăm sóc vệ sinh răngmiệng cho HS bao gồm khám phát hiện bệnh thông qua các đợt khám sức khỏe chung tạitrường và một số tiết học về vệ sinh thân thể trong đó có lồng ghép nội dung chăm sócrăng miệng Tuy nhiên, số lượng các tiết học này còn hết sức hạn chế và không đều đặn

3 Xác định vấn đề sức khỏe ưu tiên can thiệp

Để xác định vấn đề sức khoẻ ưu tiên trong số các vấn đề sức khoẻ nói trên, NSV sửdụng phương pháp xác định ưu tiên theo hệ thống thang điểm cơ bản (BPRS) Đối với 2vấn đề về sức khỏe, NSV sử dụng bảng chấm điểm BPRS dành cho các vấn đề sức khỏe(bảng 1a), lý giải cách chấm điểm xin xem chi tiết Phụ lục 9 – trang 39

Bảng 1a: Bảng chấm điểm các vấn đề sức khỏe theo thang điểm cơ bản (BPRS)

Các yếu tố Phạm vi

ảnh hưởng

A (0 - 10)

Tính nghiêm trọng

B (0 - 10)

Hiệu quả can thiệp

C (0 - 10

BPRS (A+2B)x C

Thứ

tự ưu tiên

Đối với 3 vấn đề về quy trình, NSV sử dụng thang chấm điểm dành cho các vấn đề

về quy trình, cụ thể được trình bày trong bảng 2a Lý giải cho việc chấm điểm xin xemthêm Phụ lục 10 – trang 40

Bảng 2a: Bảng chấm điểm các vấn đề quy trình

T

T Tên vấn đề Yếu tố Tác động đến người dân Nhu cầu cần can thiệp Tích số Xếp loại

2 Quy trình xử lý rác thải sinh hoạt chưa hợp vệ sinh 4 5 20 1

3 Người nông dân sử dụngthuốc bảo vệ thực vật không

Dựa trên kết quả chấm điểm bảng BPRS và thang điểm lựa chọn quy trình, nhóm đã

chọn ra 1 vấn đề sức khỏe ưu tiên là Tỷ lệ sâu răng ở HS TH cao và 1 vấn đề quy trình ưu tiên là: Quy trình xử lý rác thải sinh hoạt chưa hợp vệ sinh Sau khi tiến hành biểu quyết

và phân tích vấn đề, NSV quyết định lựa chọn vấn đề Tỷ lệ sâu răng ở HS trường TH

Phụng Châu cao là vấn đề sức khỏe ưu tiên cần lập kế hoạch can thiệp trong thời gian tới.

Sau đây là một số lý do giải thích cho lựa chọn của NSV:

Thứ nhất, vấn đề sức khỏe răng miệng ở trẻ em có thể ảnh hưởng rất lớn đến sứckhỏe thể chất cũng như sự phát triển sau này của trẻ [5] Đồng thời, các vấn đề sức khỏerăng miệng cũng có thể ảnh hưởng đến các hoạt động học tập và sinh hoạt thường ngàycủa trẻ [6]

Thứ hai, tỷ lệ sâu răng ở HS TH của xã Phụng Châu là rất cao Tỷ lệ sâu răng của

HS trường TH Phụng Châu trong năm học 2009 – 2010 lên tới 36,02% trong khi tỷ lệ sâurăng của toàn huyện chỉ là 21,34% Tỷ lệ này nhiều hơn tỷ lệ ở trường TH của các xã khácnhư Chúc Sơn (35,9%), Đông Phương Yên (30,17%), Hợp Đồng (29,6%), Trường Yên

Trang 11

(28,81%), Trung Hòa (24%)… [7] Đặc biệt qua kết quả thống kê đợt khám sức khỏe toàndiện cho HS tại xã Phụng Châu tiến hành vào tháng 11/2010, tỷ lệ sâu răng của HS trường

TH Phụng Châu lên đến 54,1% (tính trên tổng số HS của trường) Nếu không được giảiquyết, vấn đề sẽ có những tác động xấu đến sức khỏe, sự phát triển thể chất của trẻ cũngnhư hoạt động học tập của các em

Thứ ba, can thiệp về vấn đề sâu răng ở trẻ em khi được thực hiện sẽ mang tính khảthi vì bệnh sâu răng ở HS có thể phòng tránh được nếu HS được hình thành thói quen vệsinh răng miệng đúng cách Bên cạnh đó những ảnh hưởng do bệnh gây ra có thể giảmthiểu được bằng những can thiệp y tế ví dụ như trám răng, lấy cao răng… [8] [9]

Thứ tư, qua việc phỏng vấn, NSV nhận thấy vấn đề nhận được sự ủng hộ đặc biệt từphía chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể, TYT cũng như sự ủng hộ từ phíangười dân, PHHS và hơn thế nữa là sự phối hợp và ủng hộ của BGH trường TH PhụngChâu Vì vậy hoàn toàn có cơ sở khẳng định rằng chương trình can thiệp nhằm giải quyếttình trạng sâu răng ở HS TH trên địa bàn xã Phụng Châu có tính hiệu quả và khả thi cao

III PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ SỨC KHỎE ƯU TIÊN

1 Tên vấn đề can thiệp

Nâng cao kiến thức và thực hành về vệ sinh răng miệng cho HS trường TH PhụngChâu, xã Phụng Châu – Chương Mỹ - Hà Nội từ tháng 12/2010 đến 05/2011

2 Một số khái niệm liên quan tới vấn đề can thiệp

Sâu răng (hay còn gọi là sang thương sâu): là một bệnh ở tổ chức cứng của răng

(men, ngà và cement), đặc trưng bởi sự khử khoáng làm tiêu dần các chất vô cơ, hữu cơ ởmen răng, ngà răng, tạo thành lỗ sâu và không thể tái tạo được Sâu răng bao gồm sâu men

và sâu ngà

Vệ sinh răng miệng (VSRM): là tổng hợp những biện pháp hướng tới việc làm sạch

khoang miệng, đặc biệt là răng, nướu, bao gồm đánh răng, súc miệng kỹ sau khi ăn và loại

bỏ các mảng bám dắt thức ăn bằng tăm xỉa răng (chỉ dùng để khều thức ăn giắt ở kẽ răngchứ không dùng để xỉa sâu vì dễ làm rộng kẽ và mòn men răng) hoặc chỉ nha khoa Trongphạm vi của bản KH can thiệp, NSV chủ yếu đề cập đến hoạt động đánh răng và súc miệngsau khi ăn

Đánh răng đúng cách: bao gồm các nội dung về thời gian đánh răng và phương

pháp đánh răng Thời gian đánh răng, đánh răng sau khi ăn hoặc đánh răng ít nhất 2 lầnvào buổi sáng và tối Mặt trong và mặt ngoài đặt lông bàn chải tại cổ răng, nghiêng 1 góc

45 độ, hướng về phía lợi (so với trục răng) Cử động lên xuống nhẹ tại chỗ vừa ép vừa đècho lông bàn chải đi vào rãnh lợi và kẽ răng, sau đó hất xuống về phía mặt nhai, mỗi vùnglàm 5 - 6 lần rồi chuyển sang vùng khác Mặt nhai được chải ngang hoặc xoay tròn

Một số khái niệm khác xin xem chi tiết Phụ lục 11 – trang 41

3 Phương pháp thu thập thông tin bổ sung

Để phân tích vấn đề tỷ lệ sâu răng cao ở HS trường TH Phụng Châu, NSV đã tiếnhành thu thập thêm các thông tin bổ sung để xây dựng cây vấn đề, xác định các nguyênnhân gốc rễ và định hướng giải pháp can thiệp, bao gồm:

- Tra cứu Báo cáo khám sức khỏe cho HS trường TH Phụng Châu năm học 2009 – 2010

- Phỏng vấn sâu CBYT trường học (Xem chi tiết Phụ lục 12 – trang 44), đại diện Ban giámhiệu (BGH) trường TH Phụng Châu (Xem chi tiết Phụ lục 13 – trang 45), các thầy cô giáo(Xem chi tiết Phụ lục 14 – trang 46) và PHHS (Xem chi tiết Phụ lục 15 – trang 47) về vấn

đề VSRM của HS TH

- Phỏng vấn HS về kiến thức, thực hành VSRM và các yếu tố liên quan (Xem chi tiết Phụlục 16 – trang 48)

Trang 12

- Phát vấn HS về kiến thức, thực hành VSRM và các yếu tố liên quan (Xem chi tiết Phụ lục

xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, Hà Nội đã và đang là vấn đề sức khỏe ưu tiên cần cónhững can thiệp kịp thời nhằm tăng cường kiến thức và hình thành thói quen VSRM chotrẻ ngay từ độ tuổi đến trường, từ đó góp phần làm giảm tỷ lệ sâu răng tại cộng đồng

Từ kết quả tổng hợp khám bệnh cho HS trường TH Phụng Châu tháng 11 năm 2010của đoàn khám bệnh của TYT xã Phụng Châu, trong số 708 học sinh được khám có 383

HS bị sâu răng chiếm 54,1% Tỷ lệ sâu răng của từng khối lớp được trình bày chi tiết trongbiểu đồ 2:

Biểu đồ 2: Số lượng HS bị sâu răng theo khối lớp

Qua phỏng vấn một số HS trường TH Phụng Châu, các em cho biết hầu hết các em

đều học bán trú và không đánh răng buổi trưa sau khi ăn“Em chỉ đánh răng buổi sáng và

tối thôi, buổi trưa ở trường ăn xong rồi em và các bạn đi ngủ luôn” (PVS, HS lớp 5) Bên

cạnh đó, các em còn có thói quen ăn sáng hoặc ăn vặt khi đến trường ‘‘Buổi sáng bố mẹ

mua bánh mì và sữa cho em, có hôm mua cả bim bim nữa ” (PVS, HS lớp 4) Qua tổng

hợp kết quả phỏng vấn, hầu hết các em đều có kiến thức nhưng thực hành VSRM còn chưađược đúng và đủ

Bên cạnh đó, qua phỏng vấn PHHS trường TH Phụng Châu trong việc hướng dẫncon cái VSRM, đa số phụ huynh có dạy trẻ đánh răng tuy nhiên việc hướng dẫn trẻ đánh

răng lại chưa đúng cách: “Cả nhà cũng có nhắc nhở và dạy cháu đánh răng đấy chứ …

Mình đánh thế nào thì dạy cháu nó thế thôi, cứ đánh hết mặt ngoài rồi đánh mặt trong thì chắc là được rồi” (PVS, PHHS, con học lớp 3) Điều này đồng nghĩa với việc ngay chính

bản thân PHHS cũng chưa có kiến thức đúng về VSRM Nhiều PHHS còn có quan niệm

sâu răng sữa sẽ không ảnh hưởng gì đến răng vĩnh viễn sau này: “Cũng nhắc nhở cháu nó

đấy Nhưng nó lười lắm, chỉ đánh răng mỗi buổi sáng thôi Mà nó vẫn đang thay răng, sâu rồi thay là khỏi ấy mà” (PVS, PHHS, con học lớp 4) Cũng chính vì vậy, nhiều bậc phụ

huynh không quan tâm đến vấn đề VSRM của con em mình

Trang 13

Một vấn đề cũng cần được quan tâm là tại trường, giáo viên cũng chưa được đào tạo

để giảng dạy về VSRM cho HS Trên thực tế, họ cũng có hướng dẫn cho HS về VSRM,tuy nhiên họ lại không có nhiều kiến thức cũng như không có lớp tập huấn nào để bổ sung

thêm kiến thức: “Cô nhớ là trong chương trình có bài học vệ sinh cá nhân thì các cô cũng

có hướng dẫn qua cho HS về việc đánh răng nhưng chỉ dùng lại ở đấy thôi chứ nhà trường thì không có điều kiện nhắc nhở, giám sát các em thường xuyên được” (PVS, Giáo viên chủ nhiệm lớp 3) Mặt khác, nhà trường cũng không có nhiều những chương trình về

VSRM cho HS “Đầu mỗi năm học đều có họp phụ huynh kêu gọi đóng góp để mua khăn

mặt, xô chậu, sửa sang khu vệ sinh… cho các em nhưng cũng không thấy phụ huynh nào

có ý kiến về việc cần cho các cháu đánh răng cả …” (PVS, Giáo viên chủ nhiệm lớp 4).

Điều này là một trong số những khó khăn ảnh hưởng đến việc thực hành VSRM của các

em HS tại trường

Một nguyên nhân quan trọng khiến cho việc VSRM của HS chưa tốt là thiếu sựphối hợp giữa gia đình (GĐ), nhà trường và TYT Sau đợt khám sức khỏe HS đầu năm, kết

quả khám không được gửi tới cho PHHS “Có mỗi quyển sổ liên lạc ghi kết quả học tập

thôi, có thông báo gì nữa đâu”(PVS, PHHS, con học lớp 3), bên cạnh đó là việc chưa có

chương trình điều trị cho những HS có vấn đề về răng miệng: “Trong buổi khám đầu năm

thì cô cùng các cô giáo cũng nhắc nhở, đặc biệt là các em bị sâu răng nhớ VSRM thường xuyên, ăn ít đồ ngọt thôi…”(PVS, CBYT học đường).

Tiếp đến, công tác truyền thông về phòng chống các bệnh răng miệng tại địa

phương chưa phong phú và hiệu quả: “Truyền thông về vấn đề này ít lắm Không phải

không quan tâm mà bên chú cũng nhiều việc, thiếu người, thiếu tài liệu… nên cũng khó cháu ạ” (PVS, cán bộ phụ trách văn hóa xã) Phần lớn PHHS được hỏi cho biết họ cũng

không hoặc ít khi nhận được các thông tin và kiến thức về phòng ngừa bệnh răng miệng

“Chị chẳng tìm hiểu qua đâu cả, mà cũng có thấy truyền thanh hay chương trình nào đâu

mà tìm hiểu” (PVS, PHHS, con học lớp 2).

4.2 Kiến thức và thực hành VSRM của HS trường TH Phụng Châu

Xem chi tiết phân tích về kiến thức và thực hành về VSRM của HS trường THPhụng Châu ở Phụ lục 18 – trang 52

4.2.1 Kiến thức về VSRM của HS trường TH Phụng Châu

Nhìn chung phần lớn HS (79,59%) đều trả lời đã từng nghe nói đến bệnh sâu răng.Đối với HS khối lớp 1 – 2, mặc dù các em có nghe nói về bệnh sâu răng nhưng không hiểu

biết rõ nguyên nhân của nó “Bố em bảo sâu răng là do con sâu nó đục răng của mình” hơn nữa còn có em cho rằng “Sâu răng là do ăn nhiều thịt cá, nhiều chất bổ dưỡng nên

con sâu thích ăn” (PV HS lớp 2).

Về kiến thức liên quan đến thực hành VSRM, tỷ lệ HS có kiến thức đạt về VSRMchỉ ở mức trung bình Các em hầu như cũng đã có được những kiến thức cơ bản về VSRM(có 52,04% HS có kiến thức đạt về VSRM), tỷ lệ giữa nhóm khối lớp 1 – 2 có thấp hơn sovới khối lớp 3 – 4 – 5 nhưng chênh lệch không quá lớn Một điều đặc biệt là tỷ lệ HS chorằng cần thiết phải súc miệng sau khi ăn vẫn thấp, với HS lớp 1-2 là 22,85% và lớp 3 – 4 –

5 là 77,78% Rất nhiều em HS khối lớp 1 - 2 chưa từng nghe nói tới súc miệng bằng nướcFlo (77,15%) và tỷ lệ này ở HS lớp 3 – 4 – 5 là 22,22% Đối với HS khối lớp 1 – 2, theo ý

kiến của PHHS thì HS vẫn chưa tự giác VSRM, “Các cháu nó còn nhỏ nên chưa tự giác

đâu, vẫn còn lười đánh răng lắm, hoặc đánh răng cho bố mẹ đỡ mắng thôi” (PVS, PHHS, con học lớp 1).

Trang 14

4.2.2 Thực hành về VSRM của HS trường TH Phụng Châu

Về số lần đánh răng, có 2% HS trả lời rằng các em đánh răng 3 lần mỗi ngày,63,27% HS trả lời là đánh răng 2 lần mỗi ngày và chỉ có 24,53% HS trả lời rằng là đánhrăng 1 lần mỗi ngày

Việc các em đánh răng một ngày 2 lần nhưng tỷ lệ thực hành đạt về VSRM vẫnkhông cao có thể được lý giải bởi 2 nguyên nhân chính: thứ nhất, đa phần các em đều được

bố mẹ nhắc nhở, nhưng chưa có sự giám sát của bố mẹ ở nhà cũng như giáo viên tạitrường, thứ hai là do việc thiếu kiến thức của PHHS trong việc hướng dẫn con em mìnhcách đánh răng đúng Chính vì hai nguyên nhân này dẫn đến việc các em thiếu kỹ năng vềVSRM đúng cách do đó tỷ lệ thực hành chải răng đúng cách thấp Nhiều phụ huynh chobiết họ có nhắc nhở con em mình đánh răng nhưng họ chưa chắc vào những kiến thức về

VSRM đó “Đánh răng đúng hay không thì không dám chắc nhưng có hướng dẫn cháu

đánh mặt trước, mặt trong thì chắc là được rồi” (PVS, PHHS, con học lớp 1) hoặc có

những kiến thức sai lầm như “Nó vẫn đang thay răng, sâu rồi thay là khỏi ngay ấy mà”

(PVS, PHHS, con học lớp 3) Điều này được thể hiện rất rõ ở các em HS lớp 1 – 2, ý thức

tự giác VSRM của các em là chưa có “Cũng nhắc nhở cháu nó đấy Nhưng nó lười lắm chỉ

đánh răng mỗi buổi sáng thôi” (PVS, PHHS, con học lớp 1) Tóm lại, đa số các em HS vẫn

chưa có thói quen VSRM và VSRM vẫn chưa đúng cách, hầu hết vẫn còn là “làm nhanh

nhanh cho nó xong chuyện”.

4.3 Cây vấn đề

Sử dụng các phương pháp phân tích cây vấn đề, kết hợp với việc thu thập thông tin

bổ sung, NSV đã tiến hành phân tích và xây dựng nên cây vấn đề giải thích nguyên nhândẫn đến tình trạng tỷ lệ sâu răng cao ở HS trường TH Phụng Châu (Xem chi tiết Sơ đồ 2 -Cây vấn đề phân tích vấn đề sức khỏe ưu tiên – trang 15)

Thông qua việc tham khảo, tra cứu tài liệu kết hợp với quan sát và phỏng vấn cộngđồng, NSV đã xác định ra 2 nhóm yếu tố chính dẫn đến tỷ lệ sâu răng cao ở HS trường TH

Phụng Châu Và NSV đã quyết định lựa chọn vấn đề “Thực hành VSRM của HS trường

TH Phụng Châu chưa tốt” để tiếp tục phân tích và lập can thiệp.

Sơ đồ 2: Cây vấn đề phân tích vấn đề sức khỏe ưu tiên

Trang 15

Thiếu sự phối hợp giữa nhà trườngvà TYT Thiếu kinh phí làm dịch vụ

Kinh tế

GĐ hạn hẹp

GĐ thiếu quan tâm tới con em

GĐ thiếu kiến thức

GĐ bận công việc

GĐ thấy VSRM không quan trọng

Chưa có hoạt động truyền thông cho GĐ HS

Thiếu sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường

Hoạt động truyền thông kém hiệu quả

Hình thức truyền thông chưa đa dạng

Tần suất truyền thông ít CBYT học đường thiếu kỹ năng

truyền thông

Thiếu hướng dẫn từ GĐ

Thiếu

sự hướng dẫn từ nhà trường

GĐ không biết tình trạng

RM của con cái

Nhà trường không thông báo tình trạng RM của HS cho GĐ

Nhà trường không có dịch vụ điều trị

TỈ LỆ SÂU RĂNG CAO Ở HS TRƯỜNG TIỂU HỌC PHỤNG CHÂU

XÃ PHỤNG CHÂU – CHƯƠNG MỸ - HÀ NỘI

Thực hành VSRM của HS chưa tốt HS không được khám sớm và điều trị kịp thời

HS không được GĐ đưa

đi khám và điều trị nhưng không được điều trịHS được khám ở trường

có thói quen VSRM

HS không tự giác

VSRM

Kỹ năng

về VSRM của HS chưa tốt

HS thiếu kiến thức về VSRM

HS VSRM chưa đúng cách

Nhà trường thiếu quan tâm

Trang 16

IV KẾ HOẠCH CAN THIỆP

1 Tên kế hoạch can thiệp

Nâng cao kiến thức và thực hành về VSRM cho HS trường TH Phụng Châu, xãPhụng Châu – Chương Mỹ - Hà Nội từ tháng 12/2010 đến 05/2011

2 Mục tiêu chương trình can thiệp

Trang 17

3 Xác định giải pháp can thiệp

Việc cho điểm cho các phương pháp can thiệp được giải thích cụ thể trong Phụ lục 19 – trang 56

Vấn đề Nguyên nhân gốc rễ Giải pháp Phương pháp thực hiện

Chấm điểm Hiệu quả Khả thi Tích số Thực hiện

Treo pano, áp phích về VSRM trong khuôn viên

Phát thanh về chủ đề VSRM trong giờ ra chơi 3,5 4,5 15,75 C

Tổ chức cuộc thi tìm hiểu kiến thức về VSRM trong

Tập huấn kỹ năng chuyên môn và kỹ năng tư vấn –

HS không đánh răng

sau giờ ăn trưa

Tổ chức hoạt động đánh răng cho HS bán trú sau giờ ăn trưa tại trường

Giáo viên hướng dẫn và giám sát HS bán trú đánh

Lồng ghép phổ biến kiến thức về VSRM trong các buổi

Truyền thông về VSRM trên hệ thống loa phát

Phát tờ rơi về VSRM cho PHHS trong các buổi họp

Tổ chức buổi tư vấn về VSRM cho PHHS tại trường

Trang 18

4 Kế hoạch hành động

4.1 Bảng kế hoạch hoạt động chi tiết

Chi tiết xin xem thêm Phụ lục 20 – trang 59

4.2 Bảng kế hoạch hoạt động theo thời gian

Chi tiết xin xem thêm Phụ lục 21 – trang 66

Giám sát về chuyên môn

5.2 Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, thành viên trong sơ đồ tổ chức giám sát

2 BGH trường THPhụng Châu

Hỗ trợ về nguồn lực (kinh phí, nhân lực, vật lực, địa điểm…) tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện chương trình.

Giám sát tổ chức các hoạt động tại trường.

Chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện các hoạt động chương trình, thực hiện các chỉ đạo của chương trình tới giáo viên, phụ huynh và HS.

3 TYT xã PhụngChâu

- Giám sát về mặt chuyên môn các hoạt động của chương trình

- Chịu trách nhiệm thực hiện các chỉ đạo của UBND

- Chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động do TYT phụ trách

- Phối hợp và hỗ trợ CBYT nhà trường, ban truyền thông xã

4 NSV Điều phối chung cho chương trình can thiệp.Phối hợp với CBYT xã, CBYT nhà trường thực hiện chương trình

5 Cán bộ y tế họcđường trường

TH Phụng Châu

Chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện các hoạt động chương trình trong phạm vi nhà trường

Phối hợp về chuyên môn/ tổ chức cho CBYT xã trong quá trình thực hiện

6 Ban truyềnthông xã phạm vi ngoài nhà trườngChịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện các hoạt động chương trình trong

Phối hợp về chuyên môn/ tổ chức cho CBYT xã trong quá trình thực hiện

đường

Trang 19

5.3 Kế hoạch giám sát hoạt động tổ chức buổi hướng dẫn thực hành VSRM cho HS trường TH Phụng Châu

5.3.1 Tên kế hoạch giám sát

Giám sát hoạt động tổ chức buổi hướng dẫn thực hành VSRM sau bữa ăn trưacho HS trường TH Phụng Châu

5.3.2 Địa điểm giám sát

Trường TH Phụng Châu, xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội

5.3.3 Thời gian giám sát

Từ 22/12/2010 – 22/1/2011

5.3.4 Đối tượng được giám sát

Các đối tượng được giám sát bao gồm:

- HS tham gia đánh răng

- Người hướng dẫn (giáo viên, CBYT trường học, BGH Nhà trường)

5.3.5 Mục tiêu giám sát

- Hỗ trợ về mặt tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo cho buổi hướng dẫn thực hànhVSRM được diễn ra đúng tiến độ

- Đảm bảo hiệu quả và chất lượng của buổi hướng dẫn về VSRM

- Góp phần đánh giá hiệu quả của buổi hướng dẫn thực hành, phát hiện và giảiquyết những khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện

- Kịp thời điều chỉnh về mặt chuyên môn, tổ chức

5.3.6 Nội dung giám sát

 Giám sát về mặt tổ chức

- Giám sát việc thực hiện các hoạt động theo kế hoạch

- Giám sát số lượng HS, giáo viên, NSV tham gia chương trình

- Số lượng trang thiết bị, phương tiện chuẩn bị cho chương trình

- Địa điểm, thời gian thực hiện chương trình

 Giám sát về mặt chuyên môn

Giám sát nội dung của bài thuyết trình, bài hướng dẫn VSRM, câu hỏi, video củanhóm thực hiện chương trình

5.3.7 Phương pháp và tiến trình giám sát

Sử dụng phương pháp quan sát tham dự: người giám sát quan sát và ghi nhậncách tổ chức, hướng dẫn của giáo viên, sự tham gia của HS thông qua bảng kiểm đồngthời phản hồi, đóng góp ý kiến

5.3.8 Công cụ giám sát

- Công cụ giám sát: Bảng kiểm giám sát (chi tiết xin xem Phụ lục 23 – trang 68)

5.3.9 Nhiệm vụ từng thành viên trong nhóm giám sát

- BGH: chịu trách nhiệm giám sát về mặt tổ chức bao gồm : công tác chuẩn bị thờigian, địa điểm, trang thiết bị hỗ trợ, người tham gia chương trình

- NSV: chịu trách nhiệm :

 Hỗ trợ giám sát về mặt tổ chức và nội dung của chương trình

 Lập kế hoạch giám sát

 Xây dựng bộ công cụ giám sát

- Cán bộ TYT: chịu trách nhiệm giám sát về mặt chuyên môn

5.3.10.Nguồn lực thực hiện

- Nhân lực: CBYT xã, CBYT trường học, BGH và giáo viên trường TH Phụng

Châu và NSV

- Công cụ giám sát: Bảng kiểm sử dụng trong quá trình giám sát, các tài liệu tham

khảo cần thiết, các tài liệu tập huấn và các đồ dùng cần thiết (bút, giấy)

Trang 20

- Địa điểm tập huấn cho hoạt động giám sát: Phòng học, hội trường trường TH

Phụng Châu

- Kinh phí cho hoạt động giám sát: xin hỗ trợ từ UBND hoặc TYT xã Phụng Châu

5.3.11.Các tài liệu cần tham khảo trước khi giám sát

Bảng kế hoạch của chương trình, bảng kiểm giám sát, bản phân công nhiệm vụ

và các tài liệu liên quan đến chương trình can thiệp

6 Kế hoạch đánh giá

6.1 Mục tiêu đánh giá

Đánh giá hiệu quả các hoạt động đã triển khai của chương trình can thiệp “Nâng

cao kiến thức và thực hành về VSRM cho HS trường TH Phụng Châu, xã Phụng Châu – Chương Mỹ - Hà Nội từ tháng 12/2010 đến tháng 5/2011” bao gồm:

- Đánh giá nguồn lực sẵn có khi triển khai chương trình

- Đánh giá tiến trình của các hoạt động so với kế hoạch

- Đánh giá tính phù hợp của chương trình

- Đánh giá hiệu quả của chương trình can thiệp so với mục tiêu đã đề ra

- Tìm nguyên nhân thành công, thất bại của chương trình

6.2 Thời gian đánh giá

- Đầu kỳ: trong khoảng thời gian từ 15/11/2010 đến 20/12/2010

- Giữa kỳ: trong khoảng thời gian từ 21/12/2010 đến 14/05/2011

- Cuối kỳ: trong khoảng thời gian từ 15/05/2011 đến 25/05/2011

6.3 Các loại chỉ sổ

- Chỉ số đầu vào: số kinh phí ban đầu được duyệt cho chương trình, số người

tham gia chương trình, số lượng tài liệu, sản phẩm truyền thông sẵn có, số lượngcác trang thiết bị sẵn có để phục vụ cho chương trình, tỷ lệ HS bị sâu răng tạitrường, tỷ lệ HS có kiến thức đạt về VSRM, tỷ lệ HS có thực hành đạt vềVSRM

Trang 21

PHẦN 2: PHÁT TRIỂN – THỬ NGHIỆM THÔNG ĐIỆP TRUYỀN THÔNG

CHỦ ĐẠO

I Căn cứ lập luận hình thành ý tưởng truyền thông

1 Mô tả và phân tích các yếu tố nguy cơ/nguyên nhân của việc thực hành VSRM của HS trường TH Phụng Châu

Qua kết quả phân tích cây vấn đề, NSV nhận thấy nguyên nhân cơ bản của vấn

đề tỷ lệ sâu răng cao ở HS trường TH Phụng Châu là do thực hành VSRM của HS chưatốt Có thể nói là do HS chưa hình thành được thói quen VSRM đúng cách Lý do củaviệc này là vì HS chưa được cung cấp đầy đủ kiến thức tại gia đình (do gia đình không

có kiến thức đúng về VSRM) cũng như tại trường (do các hoạt động giáo dục và truyềnthông về VSRM tại trường còn chưa tốt) và đặc biệt là do HS chưa được hình thànhthói quen VSRM ngay tại trường học sau mỗi giờ ăn trưa

Qua thực tế tìm hiểu, một trong những vấn đề hết sức quan trọng tác động đếnkiến thức và thực hành của HS là sự hướng dẫn của nhà trường Cụ thể, nhà trườngchưa có hoạt động hướng dẫn chi tiết, bài bản cho HS thấy được vai trò và tầm quantrọng của việc VSRM đúng cách cũng như hỗ trợ, giám sát việc thực hành VSRM của

HS Bên cạnh đó, nhận thức của giáo viên cũng là một vấn đề đáng lưu tâm, phần vìngại phải thêm công việc, phần vì muốn HS ngủ trưa nên họ không cho HS đánh răngsau mỗi giờ ăn bán trú tại trường Trong khi đó, do đặc điểm của trường là số HS họcbán trú chiếm số đông (508/726 HS), HS sinh hoạt phần lớn thời gian ở trường nên việcnhà trường/thầy cô giáo không hướng dẫn và nhắc nhở cho HS đánh răng sau khi ănbán trú sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh răng miệng phát triển, đăc biệt là khônggiúp hình thành được thói quen đánh răng cho trẻ và không giúp trẻ nhận thức đượcđánh răng là việc làm quan trọng Ngược lại, nếu việc tổ chức cho HS đánh răng saugiờ ăn trưa được thực hiện, chương trình can thiệp sẽ mang tính khả thi cao, giúp hìnhthành nhận thức đúng về vấn đề vệ sinh răng miệng cho trẻ và đặc biệt là thói quen vệsinh răng miệng đúng cách

Một yếu tố góp phần quyết định trong phòng chống sâu răng cho HS là hoạtđộng truyền thông về VSRM của nhà trường tuy nhiên hoạt động này tại trường thựchiện chưa tốt: các hình thức truyền thông chưa đa dạng, tần suất truyền thông rất ít Tạinhà trường hàng năm chỉ có hai tiết học có lồng ghép nội dung về VSRM cho các em

HS tuy nhiên nội dung lại chưa hấp dẫn và thiếu tài liệu truyền thông phát tay cho các

em Kiến thức VSRM đúng cách mà HS thu được từ các bài học của trường còn hạnchế, điều này khiến cho phần lớn các em HS có thực hành về VSRM chưa tốt

Ngoài ra, một số yếu tố tác động khác như kiến thức của PHHS cũng cần đề cậptới Qua PVS PHHS, hầu hết phụ huynh trả lời rằng không được biết tình trạng sâu răngcủa con em mình bởi kết quả khám răng không được thông báo cho họ trong nhữngbuổi họp phụ huynh cũng như trong sổ liên lạc giữa gia đình và nhà trường Bên cạnh

đó, phần lớn PHHS đều có kiến thức về VSRM chưa đúng Đây thực sự là một vấn đềkhi PHHS là người nhắc nhở HS VSRM tại nhà, nếu PHHS được truyền thông về cáchVSRM đúng thì đây là một điều kiện giúp HS thuận lợi hơn trong thực hành VSRMđúng cách tại nhà

Các nguyên nhân trên đã dẫn đến tình trạng các em HS thiếu kiến thức vềVSRM và thực hành VSRM không đúng cách Từ những kết quả phân tích trên đây,NSV tiến hành xây dựng các thông điệp truyền thông với nội dung nhằm khuyến khích

Trang 22

trẻ đánh răng đúng cách và đủ số lần (khuyến khích hành vi đánh răng sau khi ăn trưatại trường), từ đó giúp hình thành thói quen VSRM đúng cách cho HS

2 Phân tích đối tượng đích

Trong chương trình can thiệp về VSRM mà NSV lựa chọn, đối tượng đích là HStrường TH Phụng Châu Bên cạnh đó, PHHS và giáo viên là những nhóm đối tượng cóảnh hưởng lớn trong việc cung cấp kiến thức, thay đổi thái độ và hành vi của HS trongviệc VSRM

Để chương trình đạt được hiệu quả, nhóm sinh viên cần tìm hiểu cụ thể các đặcđiểm về tâm sinh lý, kiến thức, thái độ, hành vi, kênh thông tin ưa thích nhằm thiết kếchương trình can thiệp phù hợp nhất với từng nhóm lứa tuổi Căn cứ theo đặc điểm sinhhọc và những đặc điểm nhận thức cũng như tâm lý riêng, kết hợp với việc tham khảocác phân tích về sự phát triển, tâm sinh lý của trẻ em, NSV chia HS từ lớp 1-5 thành 2nhóm:

- Nhóm 1 bao gồm HS lớp 1 và 2: đây là nhóm đối tượng đang thay răng, chủ yếuvẫn là răng sữa nên sâu răng thường gặp là bị sâu răng sữa

- Nhóm 2 bao gồm HS lớp 3; 4 và 5: đây là nhóm đối tượng đã thay răng, vấn đềtrẻ gặp phải là bị sâu răng vĩnh viễn

Bên cạnh đó, NSV cũng xác định các rào cản bên trong có thể gây khó khăn choviệc thay đổi hành vi của HS TH Các đặc điểm này được liệt kê cụ thể dưới đây:

Tuổi, giới: Nhóm 1: gồm các em khối lớp 1 và 2, có độ tuổi từ 6 đến 8 tuổi.

Tổng số HS khối lớp 1 và 2 là 277 em, trong đó có: 182 nam và 95 nữ Nhóm 2: gồmcác em khối lớp 3, 4 và 5, có độ tuổi từ 9 đến 11 tuổi Tổng số HS nhóm lớp 3-4-5 là

431 em, trong đó có: 223 nam và 208 nữ

Tâm sinh lý: Đây là lứa tuổi mà các em thích ăn quà vặt, các loại đồ ngọt như:

bánh, kẹo, ô mai, bim bim, kem… Theo kết quả phân tích định lượng thì có 81,63% các

em HS trả lời là hay có thói quen ăn vặt Rất tò mò, thích khám phá cái mới lạ nhưngcũng rất chóng chán là đặc điểm của lứa tuổi này Các em có ý thức vâng lời người lớn,

đặc biệt là thầy cô: “Thuận lợi ở đây là các em rất ngoan và nghe lời thầy cô Nhiều

PH còn nói với cô là con họ cô giáo bảo thì nghe ngay chứ bố mẹ bảo mãi có nghe đâu” (PVS, giáo viên hiệu phó) Bên cạnh đó, các em thường chơi trong nhóm, vì vậy

thường thích bắt chước bạn bè, nhất là bạn cùng lớp

Kiến thức: Kết quả phân tích phát vấn trên 35 đối tượng từ khối lớp 1; 2 và 63

đối tượng lớp 3,4 và 5 của HS trường TH Phụng Châu cho thấy nguyên nhân chính dẫnđến sâu răng là do kiến thức về VSRM của HS còn hạn chế, tỷ lệ có kiến thức đạt vềVSRM là 38,4% Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề thiếu kiến thức về VSRM của

HS TH như các em còn nhỏ tuổi để tiếp thu nhiều thông tin về VSRM, đặc biệt là các

em khối lớp 1 và 2 Đa số các em chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc VSRMđối với bản thân Ở nhóm khối lớp 3; 4 và 5, khả năng tiếp thu và tự tìm hiểu của các

em dần được nâng cao hơn, tuy nhiên vẫn cần có sự trợ giúp của cha mẹ, thầy cô Bêncạnh đó, việc tiếp cận thông tin từ gia đình và nhà trường của HS còn nhiều hạn chế.Trong số 98 em được phát vấn có 29,59% số HS được hỏi không được giáo viên hayCBYT học đường hướng dẫn cách VSRM tại trường do các thầy cô vẫn chưa chú trọnggiảng dạy cho HS Qua PVS PHHS, NSV nhận thấy bố mẹ các em còn ít nhắc nhở và

hướng dẫn các em cách VSRM đúng cách: “Tôi để cháu tự giác thôi chứ đi làm về mệt

rồi cũng chẳng nhớ mà nhắc cháu nữa” (PVS, PHHS, con học lớp 3).

Thái độ/ niềm tin: Qua PVS HS và PHHS, NSV nhận thấy, nhiều em còn chưa

tự giác, lười VSRM cũng như không thích đánh răng Các em chưa có được ý thứctrong việc tự VSRM, chưa biết cách tự bảo vệ và phòng sâu răng Một số em còn cho

Trang 23

rằng chỉ cần đánh răng là được, đánh răng không kỹ hoặc không cẩn thận cũng không

sao: “Nó lười đánh răng lắm Chỉ nhắc đánh buổi sáng thôi cũng mệt rồi Có hôm đánh

răng chưa được 1 phút nó đã bảo xong rồi…” (PVS, PHHS, con học lớp 2).

Hành vi, thói quen: Theo kết quả phân tích phát vấn, có 100% HS thực hành

đánh răng nhưng chỉ có 30,61% HS thực hành VSRM đạt Những nguyên nhân đượcđưa ra cho việc thực hành VSRM chưa cao là do thói quen hay sở thích ăn đồ ngọt củacác em (57,14% đối tượng trả lời là thường xuyên ăn đồ ngọt), thói quen chải răngkhông đúng cách (có đến 55,56% đối tượng HS lớp 3-4-5 trả lời là chải răng theohướng sang ngang) Ngoài ra, các em còn có thói quen ăn xong không súc miệng, đặcbiệt là buổi trưa do đặc điểm của trường TH là trường bán trú nhưng các em lại khôngđược nhắc nhở và giám sát việc VSRM sau giờ ăn trưa nên đã tạo dần thói quen khôngVSRM cho các em Các em không có thói quen kiểm tra tình trạng răng của mình, chỉđến khi đau, sưng… mới báo cho cha mẹ biết Để thay đổi những thói quen không tốtnày cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa GĐ và nhà trường trong việc cung cấp kiến thức

và nhắc nhở việc đánh răng của HS

Kênh truyền thông đối tượng yêu thích: Các em ở lứa tuổi này thường rất

thích xem các chương trình trên ti vi, nhất là những chương trình dành cho thiếu nhi,bên cạnh đó các em còn thích những hình ảnh ngộ nghĩnh, vui nhộn, nhiều màu sắc gắnvới những vật dụng hàng ngày mà các em hay sử dụng như hộp bút, tập vở, thời khóabiểu Ngoài ra, trong quá trình PVS HS, NSV còn nhận thấy các em cũng tỏ ra hiếu kỳ,thích thú với các hoạt động ngoại khóa của nhà trường như vẽ tranh, hát múa, chơi tròchơi,… Qua kết quả phát vấn, các em HS cho biết các em tin tưởng nhất khi thông điệpđược truyền tải từ cha mẹ, thầy cô giáo của các em, ngoài ra còn có thể từ các ca sĩ,diễn viên nhỏ tuổi mà các em yêu thích Tất cả những yếu tố này góp phần giúp NSVhình thành nên các thông điệp truyền thông cho các em HS

Các yếu tố rào cản làm cho đối tượng khó thay đổi hành vi:

Một số yếu tố rào cản gây khó khăn cho việc thay đổi hành vi của HS TH như:

từ trước đến nay HS chưa được hình thành thói quen VSRM đúng cách, thói quen ănxong không súc miệng, ăn nhiều đồ ngọt và ăn vặt trước khi đi ngủ mà không đánhrăng; gia đình hướng dẫn trẻ đánh răng không đúng cách, gia đình không có thói quenđưa trẻ đi khám răng định kì; trẻ bắt chước bạn bè ăn quà vặt; thiếu sự phối hợp giữa

GĐ – nhà trường – y tế (Chi tiết xin xem Phụ lục 25 – trang 74)

3 Phân tích yếu tố kinh tế - văn hóa – xã hội và các yếu tố khác

3.1 Yếu tố văn hóa - xã hội

Trẻ em là đối tượng luôn dành được nhiều sự ưu tiên trong cộng đồng Tại xãPhụng Châu, chính quyền, y tế địa phương cũng như người dân đều rất quan tâm đếnviệc nâng cao sức khỏe cho trẻ em Hàng loạt các chương trình, hoạt động như khámsức khỏe cho HS, chương trình phòng chống suy dinh dưỡng, chương trình tiêm chủng

mở rộng… luôn được tiến hành đều đặn và đạt được những kết quả khả quan Tuynhiên, vấn đề sức khỏe răng miệng của trẻ em lại chưa được nhận thức và quan tâmđúng mức Qua tiến hành PVS, nhóm nhận thấy đại diện chính quyền, cán bộ TYT,trường TH, PHHS đều rất ủng hộ việc tiến hành các chương trình can thiệp về sức khỏerăng miệng cho trẻ Việc đưa ra các phương thức truyền thông là cần thiết để nâng caokiến thức, thực hành về VSRM cho các em và thu hút sự quan tâm của PHHS đối vớivấn đề VSRM của con em mình

Tại xã, các dịch vụ vui chơi giải trí, các kênh thông tin còn hạn chế Nguồnthông tin nhận được chủ yếu qua loa phát thanh, truyền hình Tuy nhiên, với đối tượng

là HS TH, để tạo được sự tin tưởng đối với các em thì truyền thông trong nhà trường,

Trang 24

qua thầy cô giáo hay qua loa phát thanh trường là những kênh truyền thông hữu hiệu cóthể sử dụng Bên cạnh đó, hệ thống loa phát thanh trong nhà trường là sẵn có và đanghoạt động hiệu quả, đều đặn vào 2 lần mỗi tuần trong các giờ ra chơi.

3.2 Yếu tố khác

Trường TH Phụng Châu có khoảng 90% HS học bán trú Qua PVS giáo viênhiệu phó của trường, đối với HS bán trú, các thầy cô giáo chỉ tập trung cho HS ăn đủ,ngủ đủ chứ chưa quan tâm đến việc hình thành thói quen VSRM cho HS Sự thiếu quantâm của các thầy cô giáo nhà trường cũng là một trong những yếu tố mà chương trìnhtruyền thông cần quan tâm

II Hình thành các thông điệp truyền thông

1 Quá trình hình thành các thông điệp truyền thông

Quá trình hình thành thông điệp chủ đạo của NSV bao gồm các hoạt động nhưsau: (Xem chi tiết Phụ lục 26 – trang 75)

- Phân tích đối tượng đích: phân tích về kiến thức, hành vi VSRM của đối tượng HStrường TH Phụng Châu

- Thu thập các thông điệp và sản phẩm sẵn có liên quan đến vấn đề VSRM

- Thảo luận nhóm (TLN) về các thông điệp sẵn có để xem xét về khả năng sử dụng

- TLN để hình thành các ý tưởng về thông điệp với HS trường TH Phụng Châu

- Động não hình thành các thông điệp phù hợp với mục đích của chương trình

- Thử nghiệm thông điệp truyền thông được xây dựng

- Tiến hành điều chỉnh và thử nghiệm lại các thông điệp đã được điều chỉnh

2 Ý tưởng về các thông điệp truyền thông

II.1 Ý tưởng về hình thức truyền thông

Nhằm phục vụ việc đưa thông điệp truyền thông đến với HS, NSV đưa ra cáchình thức truyền thông có thể sử dụng như: tờ rơi, pano áp phích, truyền thông qua hệthống loa đài, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về VSRM, vẽ tranh theo chủ đề, Ưunhược điểm của các phương pháp truyền thông này xin xem thêm Phụ lục 27 – trang 75

- Truyền thông qua việc phát tờ rơi về VSRM cho HS: Tờ rơi có ưu điểm là dễ

cầm, dễ sử dụng và dễ phát tán trong nhóm HS, có thể thực hiện được trong trường học.Mặt khác, tờ rơi có thể lưu giữ trong một khoảng thời gian nhất định và cung cấp chongười đọc những thông tin cụ thể, ngắn gọn súc tích về vấn đề VSRM

- Truyền thông qua việc dán panô/áp phích trong trường TH: Đây là hình thức

phù hợp và kinh tế trong điều kiện thực tế đối tượng truyền thông tập trung với mật độcao và thường xuyên tại một số địa điểm như: lớp học, khu vực bảng tin trong khuônviên trường học Mặt khác, hình thức truyền thông này đạt hiệu quả truyền thông cao vìđánh vào tâm lý HS: yêu thích những hình ảnh ngộ nghĩnh, thông tin ngắn gọn, dễ hiểu

- Truyền thông qua loa phát thanh tại trường học: Tại trường học, hệ thống loa

đài đã sẵn có và hoạt động khá hiệu quả tuy nhiên chưa có thời lượng phát thanh liênquan đến chủ đề VSRM nên NSV đã đưa ra ý tưởng viết bài phát thanh, sưu tầm bàihát, những mẩu chuyện ngắn vui để sử dụng trong giờ nghỉ giải lao Việc kết hợp nộidung truyền thông về chăm sóc răng miệng đúng cách vào bài hát, mẩu chuyện vui sẽgiúp các em HS mau thuộc, dễ nhớ và khuyến khích các em thực hành theo

- Tổ chức đóng kịch về VSRM trong các buổi học ngoại khóa: Kênh truyền thông

này có thể cung cấp được nhiều thông tin một cách tổng hợp, qua việc đóng kịch sẽ làmcho HS chủ động tiếp cận các nguồn thông tin về VSRM một cách tích cực hơn Mặtkhác, việc tổ chức đóng kịch cũng có những ảnh hưởng tích cực, tạo phong trào thi đuagiữa các cá nhân, lớp, khối, khuyến khích sự tham gia không chỉ của HS mà còn với các

Trang 25

GV, PHHS của HS tham gia Hơn thế nữa, phương pháp truyền thông này có thể tiếpcận số lượng lớn đối tượng trong cùng một địa điểm, thời điểm.

Bên cạnh đó, các yếu tố khác cũng cần phải cân nhắc xuất hiện như giọng điệuthông điệp phải phù hợp, nhẹ nhàng có giá trị khích lệ HS; người truyền tải thông điệpphải là người có tiếng nói đối với HS (cha mẹ HS, thầy cô giáo, các diễn viên, ca sĩ

“nhí” nổi tiếng) và thông điệp phải có hình thức hấp dẫn đối với HS như nhiều màu sắc,ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc, đưa ra dưới dạng mẩu chuyện hoặc bài hát

2.2 Ý tưởng về nội dung của thông điệp truyền thông

Dựa vào các thông tin thu thập được từ nhóm đối tượng đích (HS trường THPhụng Châu) và áp dụng các kiến thức về Tiếp thị xã hội, NSV nhận thấy các thànhphần chính cần thiết phải hiện trong thông điệp bao gồm:

- Thông điệp phải nêu lên được hành vi mà chương trình khuyến khích đối tượngthực hiện: Thực hành vệ sinh răng miệng đúng cách (đánh răng đủ 3 lần một ngày, khiđánh răng phải đánh đủ 3 mặt, tạo thói quen VSRM) Đặc biệt là khía cạnh đánh răng

đủ 3 lần 1 ngày Theo như kết quả phân tích hành vi của nhóm đối tượng đích thì hiệntại phần lớn HS bán trú không được đánh răng vào buổi trưa trong khi đó nếu được thựchiện, việc hướng dẫn đánh răng buổi trưa sẽ mang lại nhiều lợi ích, tính khả thi và hiệuquả cao

- Thông điệp phải nêu lên được lợi ích mà hành vi mang lại để khuyến khích đốitượng thực hiện Thông điệp thể hiện được việc đánh răng là một việc làm hết sức cầnthiết, là việc cần làm hàng ngày cũng như đến trường để nhằm ngăn ngừa các bệnh răngmiệng, để có hàm răng trắng, khỏe, nụ cười xinh… Bên cạnh đó, việc đánh răng buổitrưa tại trường sẽ tạo cho các em cảm giác hứng thú khi cùng tham gia với bạn mình.Ngoài ra, hành vi này sẽ thu hút đông đảo HS toàn trường tham gia

- Thông điệp phải kêu gọi và khuyến khích đối tượng thực hiện hành vi đánh răng,nêu lên được cho HS thấy đánh răng là việc cần thiết như đi học hàng ngày

3 Các thông điệp truyền thông dự kiến thử nghiệm

3.1 Các thông điệp sẵn có:

Các thông điệp sẵn có đã được NSV tham khảo từ các chương trình về chăm sócsức khỏe răng miệng cho trẻ em được trình bày trong bảng sau:

Tên thông điệp Chương trình liên quan Ý nghĩa

“Hãy chải răng 3 lần/ngày sau

mỗi bữa ăn” Chương trình tháng Colgate và sức khoẻ răng miệng

(Colgate và Viện RM tổ chức)

Sử dụng nhằm truyền thông về số lần đánh răngmỗi ngày

Nụ cười rạng rỡ, tương lai tươi

sáng (đi kèm hình ảnh 5 cô cậu

bé cười tươi, một chiếc bàn chải

và một ông mặt trời)

Chương trình do Colgate thựchiện Sử dụng nhằm truyền thông về lợi ích của đánh

răng và các biện pháp vệ sinh răng miệng

3.2 Liệt kê các thông điệp dự kiến sử dụng cho thử nghiệm

Dựa trên các tài liệu sẵn có và các ý tưởng của thành viên trong nhóm, NSV đãhình thành 12 thông điệp dự kiến thử nghiệm sau:

- Hãy đánh răng 3 mặt 3 phút 3 lần mỗi ngày để phòng bệnh sâu răng

- Chải răng đúng cách, nụ cười thêm xinh

- Đánh răng đúng cách hàng ngày/ Hàm răng trắng khỏe em càng thêm xinh

- Hãy đánh răng đúng và đủ để phòng tránh sâu răng

- Đánh răng đúng đủ mỗi ngày/ Để răng trắng khỏe, nụ cười tươi xinh

- Đánh răng đúng đủ bạn ơi/ Hàm răng trắng khỏe càng tươi nụ cười

- Cho nụ cười rạng rỡ, hãy đánh răng đúng cách 3 lần/ngày

Trang 26

- Cho nụ cười rạng rỡ hãy đánh răng đúng cách hàng ngày

- Đánh răng sớm tối bé ơi/ Thêm buổi trưa nữa mới tươi nụ cười

- Mỗi ngày ít nhất 2 lần/ Đánh răng đúng cách phòng bệnh sâu răng

- 3mặt, 3 phút, 3 lần/ Đánh răng đúng cách, việc cần làm ngay

- Hãy cùng bạn bè đánh răng sau giờ ăn trưa em nhé

3.3 Ý nghĩa từng thông điệp

Ý nghĩa cụ thể của từng thông điệp được trình bày ở Phụ lục 28 – trang 76

Sau khi có 12 ý tưởng thông điệp truyền thông để thuận lợi cho quá trình thửnghiệm, tránh cho đối tượng bị phân tán bởi nhiều thông điệp và kết quả thu đượckhông dàn trải và không sâu, NSV đã thảo luận và biểu quyết để loại bớt các thôngđiệp Các thông điệp được lựa chọn là các thông điệp đảm bảo được các tiêu chí sau:

- Gây sự chú ý và duy trì sự chú ý của HS

- Thông điệp dễ nhớ, dễ hiểu với HS

- Thông điệp rõ ràng (HS có thể nhận ra đánh răng 3 lần mỗi ngày là những lúc nào,đánh răng thế nào là đúng cách, lợi ích của việc đánh răng là để có hàm răng chắckhỏe, nụ cười rạng rỡ)

- Thông điệp khuyến khích/ khích lệ HS một cách hiệu quả, làm cho HS cảm thấythích thú, muốn làm theo những điều mà thông điệp muốn hướng tới

- Hình thái ngôn ngữ của thông điệp phù hợp (ví dụ như vui nhộn, hài hước, gây ấntượng sâu sắc…)

- Thông điệp sử dụng lời kêu gọi/ thuyết phục hành động đánh răng của HS (sử dụngnhững từ như “hãy”, “nhé”, “bé ơi”, “em ơi”…)

Từ những ý tưởng về truyền tải các TĐTT nhóm đã biểu quyết và chọn ra 4thông điệp truyền thông để tiến hành thử nghiệm như sau:

III Kế hoạch thử nghiệm thông điệp truyền thông

3 Địa điểm thử nghiệm

Trường TH Phụng Châu, xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, Hà Nội

4 Thời gian thử nghiệm

Trang 27

Sử dụng phương pháp định tính trong quá trình thử nghiệm thông điệp truyền thông:

Đối tượng Hình thức

thử nghiệm Số đối tượng dự kiến và cách thức lựa chọn đối tượng

Phó chủ tịch UBND PVS Đ/c Phó chủ tịch phụ trách văn hoá xã

trưởng TYT

1 CBYT học đường của trường THHiệu trưởng và GV PVS Đại diện BGH và 5 GV trường TH Phụng Châu

Nhóm 1 (khối 1-2) và nhóm 2 (khối 3-4-5) được lựa chọn ngẫu nhiên theo sự bố trí của BGH nhà trường

7 Công cụ thử nghiệm

- Các thông điệp được in trên giấy A4

- Hướng dẫn PVS cho các bên liên quan (xem Phụ lục 29 – trang 77)

- Hướng dẫn PVS cho HS trường TH Phụng Châu (xem Phụ lục 30 – trang 77)

- Hướng dẫn TLN cho HS trường TH Phụng Châu (xem Phụ lục 31 – trang 78)

8 Kế hoạch thử nghiệm thông điệp truyền thông chi tiết và huy động nguồn lực

Xin xem chi tiết tại Phụ lục 32 – trang 78

IV Kết quả thử nghiệm thông điệp

1 Kết quả thử nghiệm lần 1

Sau khi tiến hành thử nghiệm thông điệp truyền thông lần thứ nhất, NSV tiếnhành tổng hợp các ý kiến nhận xét và góp ý, kết quả thu được như sau: (Kết quả chi tiếtđánh giá từng thông điệp được trình bày ở Phụ lục 33 – trang 81)

Cho nụ cười rạng

rỡ, hãy đánh răngđúng cách 3 lầnmỗi ngày

Đánh răng sớm

tối bé ơi

Thêm buổi trưa

nữa mới tươi nụ

cười

Thông điệp được trình bày dưới dạng thơ, gieo vần,

dễ nhớ, dễ thuộc với các em Thông điệp cũng gâyđược nhiều ấn tượng và được nhiều HS thích nhất(11/17 HS)

Tuy nhiên, một số từ ngữ còn chưa phù hợp với HS

Đánh răng sáng tối

em ơiThêm buổi trưanữa mới tươi nụcười

Hãy mang bànchải đến trường vàcùng bạn bè đánhrăng sau mỗi giờ

ăn trưa

Trang 28

Sau khi thử nghiệm thông điệp lần thứ nhất NSV đã chỉnh sửa các thông điệp để

sử dụng cho lần thử nghiệm thứ hai cụ thể như sau:

1 Hãy đánh đủ 3 mặt răng trong 3 phút và 3 lần mỗi ngày để phòng bệnh sâu răng

2 Cho nụ cười rạng rỡ, hãy đánh răng đúng cách 3 lần mỗi ngày

3 Đánh răng sáng tối bé ơi/ Thêm buổi trưa nữa mới tươi nụ cười

4 Hãy mang bàn chải tới trường và cùng bạn bè đánh răng sau mỗi giờ ăn trưa

hơn nhưng lại khó nhớ hơn đối với các em, “Cái này cứ dài dài thế nào

ý chị à” (PVS, HS lớp 2) Một số em còn có ý kiến câu này quá quen

đối với HS, chủ yếu là những HS lớp lớn

Cho nụ cười rạng rỡ,

hãy đánh răng đúng

cách 3 lần mỗi ngày

Cũng giống như những đánh giá của các em khi thử nghiệm lần 1,

thông điệp này được cho là “nhàm”, “nghe nhiều rồi” chưa thực sự tạo

được ấn tượng nhiều với các em và chưa khuyến khích các em hànhđộng Nhưng riêng với các em HS lớp 1, 2, các em cho rằng đây làthông điệp khiến các em dễ nhớ nhất so với các thông điệp khác

Đánh răng sáng tối

em ơi

Thêm buổi trưa nữa

mới tươi nụ cười

Sau khi đã được chỉnh sửa, thông điệp này đã gây được thiện cảm hơnđối với các em HS khối lớp lớn Cùng với đó là thông điệp sử dụng thể

thức thơ, vì thế có thể hấp dẫn được các em, “nghe nó hay hay, chị à” (TLN, HS) Nhưng các em vẫn cho rằng “Chị ơi, cái này chỉ thích hợp khi ở nhà thôi chị ạ, còn ở trường, buổi trưa, bọn em làm gì có bàn chải đâu mà đánh răng” (TLN, HS) Đây cũng là ý kiến được các em

đưa ra nhiều nhất khi thảo luận nhóm và phỏng vấn

Hãy mang bàn chải

tới trường và cùng

bạn bè đánh răng sau

mỗi giờ ăn trưa

Không khác biệt với lần thử nghiệm trước, thông điệp thứ 4 này mangtính khuyến khích hành động rõ ràng và đặc biệt với đối tượng đích làcác em HS ăn bán trú, không được đánh răng buổi trưa ở trường Các

em HS tỏ ra rất ủng hộ với lời kêu gọi của thông điệp này, “Cái này hay và mới đấy ạ, trường em buổi trưa không được đánh răng đâu, chắc có hoạt động này thì sẽ tốt lắm đấy ạ” (PVS, HS lớp 5), “Em nghĩ cái này rất tốt ạ, tại nếu như có bạn nào ở nhà lười đánh răng thì đến trường các bạn có thể cùng đua nhau đánh răng” (TLN, HS) Tuy nhiên vẫn còn một vài em lo lắng về tính phù hợp của nó “liệu các cô

có cho không chị” (PVS, HS lớp 3), “Em sợ không kịp ạ” (PVS, HS lớp 2) Nhưng điều này các em cho răng không gây ảnh hưởng tới tính phù

hợp của thông điệp, mà ngược lại nó càng gây hấp dẫn đối với các em

V Lựa chọn thông điệp truyền thông chủ đạo

Qua kết quả phân tích phát vấn của HS trường TH Phụng Châu về chăm sócrăng miệng đúng cách, NSV nhận thấy tỷ lệ HS của trường TH nắm được các kiến thức

về chăm sóc răng miệng ở mức trung bình (52,04% HS có kiến thức đạt về VSRM).Tuy nhiên tỷ lệ HS thực hành VSRM đúng và đủ theo những hiểu biết của mình lạikhông cao (chỉ có 2% HS đánh răng đủ 3 lần/ngày) Đáng chú ý là tại trường TH có tới90% HS ở bán trú nhưng tất cả các em HS bán trú này đều không được đánh răng buổitrưa cũng như không có những hoạt động VSRM khác tại trường Đây chính là mộttrong những nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ sâu răng cao ở HS trường TH Phụng

Trang 29

Châu Điểm khác biệt này của trường TH Phụng Châu so với các trường TH khác đãgợi ý NSV về việc xây dựng thông điệp truyền thông hướng vào tâm lý của HS vàhướng vào điểm đặc thù của trường, đó là thông điệp hướng vào khuyến khích HS đánhrăng sau giờ ăn trưa tại trường.

Sau khi xây dựng các thông điệp truyền thông và tiến hành thử nghiệm, NSV đãthu được những đóng góp và kết quả về các thông điệp truyền thông từ nhiều nhóm cốvấn khác nhau Từ phía các em HS, các em rất ủng hộ cho thông điệp về khuyến khích

đánh răng buổi trưa: “Hãy mang bàn chải tới trường và cùng bạn bè đánh răng sau

mỗi giờ ăn trưa” Các em tỏ ra hào hứng với thông điệp: “Cái này hay và mới đấy ạ,

trường em buổi trưa không được đánh răng đâu, chắc có hoạt động này là vui lắm đấy ạ” (PVS, HS lớp 5).

NSV cân nhắc vào tình hình thực tế và những kết quả phân tích thu được từ phátvấn, thử nghiệm để xây dựng và lựa chọn được thông điệp chủ đạo cho sản phẩm

truyền thông của mình là “Hãy mang bàn chải tới trường và cùng bạn bè đánh răng

sau mỗi giờ ăn trưa” Tuy nhiên, NSV nhận thấy, sẽ thiếu sót nếu thông điệp chủ đạo

hướng vào việc khuyến khích đánh răng buổi trưa, đánh đủ số lần mà chưa đề cập đếnviệc hướng dẫn đánh răng đúng cách cho HS, do đó để bổ trợ cho thông điệp, NSV xâydựng những sản phẩm truyền thông và những hoạt động hướng dẫn VSRM đúng cách

để HS thực hành đánh răng ngay tại trường Các sản phẩm và hoạt động này bao gồm:các hình ảnh /pano/ áp phích, phát tờ rơi về chăm sóc răng miệng đúng cách dùng đểdán tại nơi đánh răng của HS; băng video về hướng dẫn đánh răng chiếu trong các giờhọc ngoại khóa; tổ chức đánh răng dưới sự giám sát của giáo viên

VI Ý tưởng về việc phát triển tài liệu truyền thông

Ý tưởng về việc phát triển tài liệu truyền thông: xin xem chi tiết Phụ lục 35 – trang 86Hai mẫu sản phẩm truyền thông: 1 panô, 1 áp phích mà NSV đã thiết kế và thực hiệnthử nghiệm được trình bày chi tiết ở Phụ lục 36 – trang 88

VII Ưu nhược điểm của các phương pháp thử nghiệm thông điệp truyền thông

Trong quá trình tiến hành thử nghiệm thông điệp truyền thông, NSV đã sử dụng

cả 2 phương pháp nghiên cứu là PVS và TLN Trong quá trình đó, nhóm nhận thấytừng loại nghiên cứu có ưu nhược điểm riêng và từ đó có những thay đổi phù hợp hơntrong khâu tổ chức để phát huy ưu điểm và hạn chế nhược điểm của mỗi loại (Xem chitiết Phụ lục 37 – trang 90)

VIII Thuận lợi và khó khăn khi triển khai hoạt động thử nghiệm

Trong quá trình triển khai hoạt động thử nghiệm, NSV đã nhận được sự giúp đỡ,

hỗ trợ rất nhiệt tình từ phía UBND xã, TYT, BGH trường TH Phụng Châu, cũng như sựtham gia đóng góp ý kiến sôi nổi của HS trường TH Phụng Châu Tuy nhiên bên cạnhnhững thuận lợi đó còn không ít khó khăn.Những thuận lợi và khó khăn được nhómtrình bày chi tiết tại Phụ lục 38 – trang 90

PHẦN 3: THAM GIA VÀO CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC TẠI ĐỊA PHƯƠNG

Trong thời gian tại thực địa, NSV đã tham gia vào nhiều hoạt động của địaphương, bao gồm:

Các hoạt động thường ngày của TYT bao gồm dọn dẹp khuôn viên TYT, hỗ trợtiêm chủng mở rộng cho trẻ em dưới 1 tuổi vào ngày 5 hàng tháng, tiêm phòng uốn váncho bà mẹ mang thai, tiêm chủng dịch vụ cho người dân, cho trẻ uống vitamin A tại cácthôn…)

Trang 30

Các hoạt động phối hợp với ban ngành đoàn thể (tham gia cuộc thi tìm hiểu vềHIV/AIDS do TTYT huyện Chương Mỹ tổ chức, tham gia giải cầu lông do UBND tổchức…), hỗ trợ đoàn khám sức khỏe cho HS 3 xã là Phụng Châu, Tiên Phương và NgọcHòa.

Các hoạt động trong trường học: thực hiện tiết học về VSRM tại một lớp, tổchức cho HS đánh răng ngay tại trường học, dán pano, áp phích phục vụ cho kế hoạchcan thiệp tại trường… Đặc biệt, kế hoạch can thiệp của NSV nhận được sự ủng hộ(bằng tiền và hiện vật) và phối hợp tích cực từ cả 3 phía: UBND xã, TYT, và trường

TH Phụng Châu (Chi tiết về sự ủng hộ xin xem Phụ lục 39 – trang 92 và Phụ lục 40 –trang 94)

Kết quả, ý nghĩa thực tiễn và nội dung hoạt động cùng những hình ảnh thực tếnhóm tham gia tại địa phương được trình bày cụ thể trong Phụ lục 41 – trang 97

PHẦN 4: KẾT LUẬN VỀ ĐỢT THỰC ĐỊA

I Kết quả thu được

Kết thúc đợt thực địa, NSV đã xác định được vấn đề ưu tiên can thiệp tại xãPhụng Châu là tỷ lệ thực hành VSRM đúng cách của HS trường TH Phụng Châu cònthấp; phân tích vấn đề và lựa chọn giải pháp can thiệp và xây dựng bản can thiệp trongthời gian 6 tháng từ tháng 12/2010 đến tháng 5/2011 đồng thời phát triển, thử nghiệm

và lựa chọn thông điệp truyền thông chủ đạo phù hợp với đối tượng đích của chươngtrình

NSV cũng đã tiến hành triển khai thử nghiệm một số hoạt động và đã huy độngđược sự tham gia của cộng đồng, thể hiện qua sự hỗ trợ về các trang thiết bị kỹ thuật sửdụng trong quá trình truyền thông về VSRM, địa điểm thực hiện truyền thông, kinh phí

hỗ trợ cho hoạt động xin áp phích, panô, các dụng cụ phục vụ cho việc hướng dẫnVSRM…(Xem chi tiết Phụ lục 40 – trang 94)

Trong thời gian thực địa, NSV đã được thực hành và tăng cường một số kĩ nănglàm việc, đặc biệt là kĩ năng triển công cụ thu thập thông tin, kĩ năng lập can thiệp có sựtham gia của cộng đồng và đặc biệt là kỹ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm

II Bài học kinh nghiệm

Về liên hệ và phối hợp hoạt động với chính quyền địa phương: Việc chuẩn bịlàm việc cụ thể và nắm bắt cơ hội làm việc với chính quyền địa phương và các banngành đoàn thể là hết sức quan trọng để có thể thu thập được các thông tin cần thiết vàtranh thủ được sự ủng hộ của chính quyền và các ban ngành

Về kĩ năng làm việc nhóm, việc huy động tối đa khả năng của từng cá nhântrong mỗi công việc khác nhau là hết sức cần thiết để hoàn thành được các mục tiêu củađợt thực địa cũng như xây dựng mối quan hệ đoàn kết trong nhóm Bên cạnh đó, nhómtrưởng cần phân công công việc cụ thể cho từng thành viên trong nhóm để đạt được kếtquả tối đa khi làm việc

III Khuyến nghị về hoạt động thực địa

Để áp dụng tốt các kiến thức đã được học vào đợt thực địa, có thể áp dụngnhững buổi học lý thuyết xen kẽ để sinh viên có thể vừa học và vừa thực hành, đem lạinhiều ý nghĩa thực tiễn

Để tạo thuận lợi cho việc họp nhóm và trao đổi với giáo viên hướng dẫn, việc bốtrí giảng đường cho các NSV trong thời gian làm báo cáo và chuẩn bị bài trình bày làrất cần thiết

Trang 31

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 UBND xã Phụng Châu (2009), “Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế-chính trị, văn

hóa-xã hội xã Phụng Châu năm 2009 Phương hướng nhiệm vụ năm 2010”

2 UBND xã Phụng Châu (2010), “Báo cáo về tình hình kinh tế 6 tháng đầu năm

2010”

3 TYT xã Phụng Châu (2010), Sổ KCB A1/YTCS

4 TTYT huyện Chương Mỹ (2010), “Báo cáo tình hình khám chữa bệnh và quản

lý các chương trình y tế Quốc gia của TYT các xã 9 tháng đầu năm 2010”

5 WHO (2005), Health – promoting schools: an opportunity for oral health

http://www.who.int/oral_health/publications/en/

6 WHO (2003), Oral Health Promotion: An Essential Element of a Health –Promoting School [Truy cập ngày 10/12/2010] tạihttp://www.who.int/oral_health/publications/en/

7 TTYT huyện Chương Mỹ (2010), “Báo cáo kết quả khám sức khỏe HS các

trường mầm non, tiểu học, THCS của các xã năm học 2009 – 2010”

8 Trường ĐH Răng Hàm Mặt (2005), Giáo trình dành cho cử nhân chính quy:Bệnh học răng miệng, Nxb Y học, Hà Nội

9 Bộ môn Răng Hàm Mặt – Trường ĐH Quân y (2005), Bệnh học răng miệng,

10 TYT xã Phụng Châu (2010) Sổ quản lý khám sức khỏe học đường định kỳ

11 Trường Đại học Y tế Công cộng (2006), Giáo trình “Tổ chức, quản lý y tế và

chính sách y tế”, Nxb Y học, Hà Nội.

12 Trường Đại học Y tế Công cộng (2009), Giáo trình “Tiếp thị xã hội – Tài liệu

tham khảo”, Nxb Y học, Hà Nội.

13 Báo cáo thực địa cử nhân K4, K5, Trường Đại học Y tế công cộng, 2008 – 2009

14 Cục Y tế Dự phòng (2001), “Kết quả điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc

(1999 –2001)”

15 Trung tâm nghiên cứu Tâm lý và Tâm bệnh lý Trẻ em và vị thành niên NHÀ

TRƯỜNG FOUNDATION, “Đặc điểm tâm sinh lý HS TH” [truy cập ngày

05/12/2010] tại:

http://nhà trường-foundation.com/index.php?option=com_conhà trườngenhàtrường&task=view&id=693

16 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (2007), Giáo trình “Tâm lý học lứa tuổi và tâm

lý học sư phạm”, Nxb Sư phạm.

Trang 32

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Các nguồn và phương pháp thu thập thông tin được sử dụng

- Phỏng vấn

- Quan sát hoạtđộng khám chữabệnh tại TYT

- Sổ sách báo cáo củaTTYT và TYT

- Cán bộ UBND xã, CBTYT

- Cộng đồng

Hướng dẫn PVcán bộ TYT(phụ lục 3)

Thông tin về các vấn

đề sức khỏe tồn tại - Thống kê và tổnghợp số liệu

- Phỏng vấn sâu

- Quan sát, đánhgiá nhanh

- Sổ sách báo cáo tại TTYT,UBND xã, TYT xã

- Cán bộ UBND xã, TYT

xã, cán bộ hội phụ nữ,nông dân, trưởng thôn

- Cộng đồng

Hướng dẫn PVcán bộ UBND(phụ lục 2) vàcán bộ TYT(phụ lục 3)Bảng kiểmquan sát (phụlục 7 & 8)

- Cán bộ UBND xã, huyện,trạm y tế, cán bộ phòng y

tế học đường, thầy côgiáo, HS, phụ huynh HS

Hướng dẫn PVcán bộ UBND

và TYT về 5VĐSK ưu tiên(phụ lục 5)Hướng dẫn PVHGĐ về 5VĐSK ưu tiên(phụ lục 6)Bảng kiểmquan sát (phụlục 7 & 8)

Trang 33

Phụ lục 2: Hướng dẫn phỏng vấn cán bộ UBND xã tìm hiểu về thông tin chung

A Mục tiêu:

1 Tìm hiểu các thông tin chung về kinh tế, văn hóa, giáo dục, truyền thông tại xã

2 Tìm hiểu những vấn đề về sức khỏe mà chính quyền quan tâm, mong muốn giảiquyết

3 Tìm hiểu hướng giải quyết cho các vấn đề sức khỏe tại xã

4 Tìm hiểu những hoạt động phối hợp của UBND và các bên liên quan (hội phụ

nữ, đoàn thanh niên, hội nông dân…) với trạm y tế

B Nội dung cuộc phỏng vấn:

I Chào hỏi và giới thiệu mục đích cuộc phỏng vấn

II Hướng dẫn phỏng vấn

1 Cô/ chú có thể giới thiệu cho chúng cháu những thông tin chung của xã

2 Cô/chú có thể cho chúng cháu biết về (nếu phần trên chưa đầy đủ)

 Cơ cấu nghề nghiệp tại xã mình? (bao nhiêu % người lao động đối với từngngành nghề, bao nhiêu cơ sở sản xuất, khu vực phân bố)

 Thu nhập bình quân của người dân trong xã, tỷ trọng tăng dân số hàng năm,

tỷ lệ hộ nghèo

 Tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động, trẻ em dưới 5 tuổi, người già

 Trình độ học vấn trong xã

 Trong xã mình có những đặc điểm gì đáng lưu ý về văn hóa?

3 Theo cô/ chú đánh giá thì hiện tại trong xã thì còn những vấn đề sức khỏe nàođang còn tồn tại?

 Nguyên nhân của những vấn đề đấy là gì? Hậu quả

 UBND đã thực hiện (hoặc phối hợp thực hiện cùng với TYT) những hoạtđộng gì để khắc phục những vấn đề đó?

 Những khăn và thuận lợi đối với UBND khi thực hiện các hoạt động?

4 Theo cô/chú, vấn đề nào cần được quan tâm giải quyết trong thời gian tới?

5 Cô/chú còn có thông tin gì chia sẻ thêm với chúng cháu?

6 Các nội dung khác cần hỏi:

a Mạng lưới truyền thông ở xã như thế nào? (tổng số loa phát, phân bố, tầnsuất hoạt động, ai phụ trách)

b Các câu hỏi liên quan đến TNXH:

- Cô/chú có thể cho chúng cháu biết tình hình về một số tệ nạn xãhội như: ma túy, mại dâm đang tồn tại ở xã mình (tình hình chung, số vụ, sốđối tượng, phân bố khu vực) Thế còn những vấn đề về bạo lực?

7 Theo cô/chú thì có những vấn đề gì về xã hội đang tồn tại ở xã mình? Cô/ chú cóđiều gì muốn chia sẽ thêm với chúng cháu không?

III Cảm ơn và kết thúc phỏng vấn

Trang 34

Phụ lục 3: Hướng dẫn phỏng vấn CBYT tìm hiểu về thông tin chung

A Mục tiêu:

- Tìm hiểu về các chương trình mà cán bộ trạm y tế đang phụ trách

- Tìm hiểu các thông tin về tình hình sức khỏe chung của xã, các vấn đề sức khỏe nổicộm mà xã đang gặp phải

B Nội dung cuộc phỏng vấn:

I Chào hỏi và giới thiệu mục đích cuộc phỏng vấn

II Hướng dẫn phỏng vấn

trình mà cô/chú đang phụ trách tại xã?

động chủ yếu có trong các chương trình mà cô/chú đang phụ trách? Và kết quả hoạtđộng của các chương trình đó?

thực hiện các chương trình đó, cô/chú nhận được sự phối hợp, hỗ trợ như thế nào từcác ban ngành? (y tế thôn đội, ủy ban…)

của cộng đồng (đối tượng của các chương trình) đối với các chương trình mà cô/chúđang quản lý?

lợi và khó khăn mà cô/chú gặp phải trong quá trình thực hiện các chương trình đó?Hướng khắc phục những khó khăn (nếu có)?

những vấn đề sức khỏe nào và nguyên nhân của những vấn đề sức khỏe đó?

gian tới xã mình có những hoạt động hay hướng giải quyết như thế nào đối với cácvấn đề sức khỏe nổi cộm đó?

cháu chưa đề cập đến mà cô/chú muốn chia sẻ thêm cho chúng cháu không ạ?

III Cảm ơn và kết thúc phỏng vấn

Phụ lục 4: Hướng dẫn phỏng vấn trạm trưởng TYT tìm hiểu về thông tin chung

A Mục tiêu:

- Tìm hiểu các thông tin chung về hoạt động y tế ở xã

- Tìm hiểu các vấn đề sức khỏe đang tồn tại ở xã

B Nội dung cuộc phỏng vấn:

I Chào hỏi và giới thiệu mục đích cuộc phỏng vấn

II Hướng dẫn phỏng vấn

1 Theo cô, các vấn đề sức khỏe nào đang tồn tại ở xã?

2 Với mỗi vấn đề, xã đã có những can thiệp nào để giải quyết?

3 Khó khăn và thuận lợi khi thực hiện các can thiệp trên?

4 Theo cô, trong số những vấn đề đó thì vấn đề nà đang nổi cộm nhất? (Cô muốnchúng cháu chú ý hơn vào vấn đề gì?) Tại sao?

5 Hiện giờ, trạm y tế đang thực hiện những nhiệm vụ gì?

Trang 35

- Về công tác khám chữa bệnh, người dân thường đến khám vì những bệnh gì? Cô

có thể ước lượng tỷ lệ của các loại bệnh trên trong số các lượt đến khám không?

- Về các chương trình y tế quốc gia, hiện giờ trạm đang thực hiện những chươngtrình gì? Ai là người phụ trách? Ai phối hợp?

- Các hoạt động khác mà trạm đang thực hiện là gì ạ? (Khám chiến dịch cho đốitượng HS, người già, phụ nữ, )

- Phòng y tế ở các trường học, công ty trên địa bàn xã thuộc phụ trách của cơ quannào?

6 Xã có bao nhiêu cán bộ y tế thôn đội, bao nhiêu cộng tác viên dân số Phân bổ vềcác thôn như thế nào? Trạm quản lý, phối hợp với các cán bộ này như thế nào?

7 Hoạt động truyền thông về y tế ở xã được thực hiện như thế nào? Ai phụ tráchviết tài liệu truyền thông? Mật độ và thời gian truyền thông?

8 Cô còn điều gì muốn chia sẻ với chúng cháu không?

9 Nếu được thì cô mong muốn cải thiện hay thay đổi điều gì để hoạt động chămsóc sức khỏe ở xã được tốt hơn?

III Cảm ơn và kết thúc phỏng vấn

Phụ lục 5: Hướng dẫn phỏng vấn 5 vấn đề sức khỏe cho cán bộ TYT và UBND

A Mục tiêu: Đối với 5 vấn đề mà nhóm đã xác định:

- Quy trình xử lý rác thải

- Quy trình xử lý nước sạch

- Quy trình phun thuốc trừ sâu

- Tỷ lệ mắc bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp cao

- Tỷ lệ mắc bệnh răng miệng của trẻ em cao

Phỏng vấn đề tìm hiểu về:

- Thực trạng của vấn đề đang tồn tại

- Nguyên nhân của các vấn đề đó

- Các chương trình đang thực hiện tại xã nhằm giải quyết

- Khó khăn – thuận lợi khi thực hiện các chương trình

- Những phương hướng giải quyết cho các vấn đề đang tồn tại

- Sự ủng hộ của cán bộ đối với việc can thiệp giải quyết vấn đề

B Nội dung cuộc phỏng vấn:

I Chào hỏi và giới thiệu mục đích cuộc phỏng vấn

- Từ phía người dân?

3 Xin cô/chú cho cháu biết ở xã đã có những hoạt động, chương trình như thế nào

để khắc phục/giải quyết? Những khó khăn – thuận lợi khi thực hiện các chươngtrình trên?

4 Xin cô/chú cho biết phương hướng giải quyết vấn đề trong thời gian tới?

Sau khi phỏng vấn các vấn đề sức khỏe:

5 Theo cô/chú, trong các vấn đề trên, vấn đề nào cần phải giải quyết ngay?

Trang 36

6 Với điều kiện của nhóm sinh viên (thời gian hạn hẹp, can thiệp chủ yếu bằng cácbiện pháp truyền thông), theo cô/chú chúng cháu nên tập trung giải quyết vấn đềnào?

7 Nếu nhóm sinh viên thực hiện can thiệp về vấn đề này, bên cô/chú có thể giúp

- Tìm hiều những vấn đề sức khỏe nổi cộm khác mà người dân quan tâm

B Nội dung cuộc phỏng vấn:

I Chào hỏi và giới thiệu mục đích cuộc phỏng vấn

II Hướng dẫn phỏng vấn

1 Quy trình xử lý rác thải

1.1 Xin cô/chú cho biết, tình hình thu gom rác ở xã mình như thế nào?

1.2 Tại gia đình mình, cô chú xử lý rác thải như thế nào?

- Địa điểm thu gom?

- Xử lý như thế nào? (Đốt hay chở đi đâu?)

- Thời gian thu gom?

1.3 Theo cô/chú thì việc thu gom và xử lý rác thải như thế đã hợp lý chưa?(đã tốt

chưa?) Còn tồn tại vấn đề gì? Thu gom như thế nào là hợp lý?

1.4 Theo cô/chú, tình hình thu gom và xử lý rác thải tại địa phương như vật có

ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân trong xã mình hay không? Có thể gây

ra những ảnh hưởng xấu gì đến sức khỏe?

1.5 Cô/chú có mong muốn/đề xuất gì để cải thiện vấn đề rác thải tại địa phương?

- Thành lập đội thu gom rác (thời gian, địa điểm, )

2 Quy trình xử lý nước sạch

2.1 Gia đình cô chú sử dụng loại nước sinh hoạt nào?

2.2 Tình hình nước sinh hoạt của gia đình mình như thế nào? Có vấn đề gì

không?

Theo cô chú nước sinh hoạt đó có đảm bảo an toàn cho sức khỏe không?

o Nước đã được kiểm nghiệm chưa? (ai, ở đâu?)

o Màu sắc, mùi vị của nước có gì lạ không?

2.3 Theo cô chú chất lượng nước sinh hoạt thế nào là an toàn?

o Kiểm nghiệm: không chất độc, kim loại

o Màu sắc, mùi vị như thế nào?

2.4 Gia đình mình xử lý nguồn nước như thế nào?

o Có lọc trước không? Lọc bằng thiết bị gì?

o Có đun sôi khi dùng làm nước uống không?

2.5 Theo cô chú xử lý nước như thế nào là hợp lý?

2.6 Cô chú có đề xuất, mong muốn gì cho việc xử lý nguồn nước?

3 Quy trình phun thuốc trừ sâu (Dùng cho đối tượng người nông dân)

3.1 Trong gia đình, ai là người đi phun thuốc trừ sâu?

Trang 37

3.2 Anh/chị phun thuốc trừ sâu như thế nào?

- Trước khi đi phun, anh chị chuẩn bị những gì? Pha thuốc ra sao?

- Trong quá trình phun thì phun như thế nào? (trang phục, hướng đi,những lưu ýkhác )

- Sau khi phun thuốc xong, anh/chị xử lý vỏ bao bì, bình phun và trang phục nhưthế nào?

3.3 Trong và sau quá trình anh chị có thấy ảnh hưởng gì đến sức khỏe hay

không?

3.4 Theo anh chị, tác hại của việc phun thuốc trừ sâu không đúng cách là gì?

(đến sức khỏe, môi trường?)

3.5 Các ban ngành, đoàn thể ở xã (ví dụ như hội nông dân) đã có can thiệp hay

quản lý như thế nào về vấn đề an toàn khi sử dụng thuốc trừ sâu? (chươngtrình phổ biến kiến thức, kiểm tra, giám sát )

4 Bệnh hô hấp (Dùng cho đối tượng người chăm sóc trẻ)

4.1 Trong 1 năm vừa qua, tình hình sức khỏe của bé như thế nào? Thế còn bệnh

hô hấp thì sao? Mắc khoảng bao nhiêu lần trong 1 năm? Thường mắc vàothời gian nào trong năm?

4.2 Khi trẻ bị bệnh, các anh chị xử lý như thế nào? (Khám ở đâu? Thuốc gì?

Chăm sóc thế nào?)

4.3 Để phòng bệnh cho trẻ, anh chị hay làm như thế nào?

5 Bệnh răng miệng (Dùng cho đối tượng người chăm sóc trẻ)

5.1

5.1.1 Thưa cô chú, tình hình sức khỏe răng miệng của em/cháu nhà mình như thế

nào?

o Có sâu răng không? Viêm lợi?

o Viêm quanh răng?

5.1.2 Thói quen ăn uống của em/cháu nhà mình như thế nào?

o Có thói quen ăn quà vặt không?

o Ăn nhiều bánh kẹo, đồ ngọt không?

o Có hay ăn vặt không? Ăn bao nhiêu bữa một ngày?

o Có thói quen ăn trước khi ngủ không?

5.1.3 Thói quen vệ sinh răng miệng của em/cháu nhà mình như thế nào?

o Đánh răng như thế nào (bao nhiêu lần/ngày, có thường xuyên haykhông? )

o Có biết cách đánh răng đúng cách không? (3-3-3)

o Có súc miệng/đánh răng sau khi ăn không?

5.2 Cô/chú có hướng dẫn trẻ các chăm sóc răng miệng không? Nếu có thì như

thế nào?

o Cách đánh răng đúng cách

o Thời gian đánh răng? Số lần đánh răng? …

o Cô/chú có đưa trẻ đi khám răng thường xuyên không? Bao nhiêu lần mộtnăm?

o Cô/chú có nhắc nhở trẻ vệ sinh răng miệng không?

5.3 Theo cô/chú, nên hướng dẫn vệ sinh răng miệng cho trẻ như thế nào là đúng?

o Nên đánh răng bao nhiêu lần một ngày

o Đánh răng như thế nào

Trang 38

5.4 Theo cô/chú chăm sóc răng miệng không đúng cách có thể gây ra những ảnh

hưởng gì đến sức khỏe của em/cháu nhà mình?

5.5 Cô/chú có đồng ý đưa trẻ đi trám răng đề phòng sâu răng cho trẻ không?5.6 Cô/chú có những đề xuất/mong muốn gì để cải thiện vấn đề răng miệng của

cháu nhà mình cũng như các cháu khác trên địa bàn?

III Cảm ơn và kết thúc phỏng vấn

Trang 39

Phụ lục 7: Bảng kiểm quan sát vấn đề nước sạch tại xã Phụng Châu

Vị trí nguồn nước / nơi dự trữ nước

7 Nguồn nước / nơi dự trữ nước xa chuồng chăn nuôi

8 Nguồn nước/ nơi dự trữ xa nhà vệ sinh

Phụ lục 8: Bảng kiểm quan sát vấn đề xử lý rác thải tại xã Phụng Châu

5 Rác có được thu gom và xử lý hết không ?

6 Tại nơi tập trung có nhiều ruồi, muỗi, côn trùng

7 Bãi rác gần nguồn gió

8 Bãi rác gần khu dân cư

9 Bãi rác gần đường đi lại

10 Bãi rác gần chợ

11 Bãi rác khu vực công cộng

Trang 40

Phụ lục 9: Bảng giải thích cách cho điểm lựa chọn vấn đề sức khỏe ưu tiên

Bảng 1b: Bảng giải thích cách cho điểm lựa chọn vấn đề sức khỏe ưu tiên

Tác động nhiều tầng lớp

Chi phí không cao Thời gian điều trị ngắn

và có thể điều trị tại nhà

Quá trình điều trị ít gây ảnh hưởng đến năng suất lao động

Toàn bộ cộng đồng đặc biệt ở trẻ

em và người già

đề này không cao vì

sâu răng không gây

hậu quả tức thời mà

ảnh hưởng lâu dài đến

trẻ

Bệnh sâu răng ban đầu không gây hậu quả lớn nhưng sẽ ảnh hưởng chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe của trẻ như ảnh hưởng đến thẩm mỹ, gây đau đớn, giảm tuổi thọ của răng, trường hợp nặng hơn có thể gây ra áp xe răng,…

Chi phí điều trị cho các biến chứng của sâu răng là rất lớn

Tác động đến trẻ

em Sâu răng sữa đối với trẻ học mẫu giáo, TH, sâu răng vĩnh viễn đối với trẻ học

TH và trung học

cơ sở

7

Ngày đăng: 15/03/2017, 17:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w