Nội dung thuyết trìnhBối cảnh trước đổi mới Trong nước Thế giới Nước ta còn gặp nhiều khó khăn sau khi thực hiện hai kế hoạch 5 năm Cách mạng KH- KT phát triển mạnh Tác động đến tình h
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
Bài thuyết trình
CHỦ ĐỀ
MÔN CƠ SỞ TỰ NHIÊN XÃ HỘI 2-SỬ
Trang 2• Nguyễn Thị Mai Phương
• Lê Thị Thanh Hoa
Trang 3• Đổi mới là quá trình mang tính chủ động, nằm trong quy luật vận động và phát triển tự thân của sự vật Điều này có nghĩa rằng đổi mới là một công việc diễn ra hằng ngày Bất cứ sự vật, hiện tượng, cá nhân và cộng đồng dân tộc nào cũng luôn luôn trải qua thời kì đổi mới như là bản năng để tự thích nghi với những thay đổi của môi trường sống
Đổi mới là gì?
Trang 4Nội dung thuyết trình
Bối cảnh trước đổi mới
Trong nước Thế giới
Nước ta còn gặp nhiều khó khăn sau khi thực hiện hai kế hoạch 5 năm
Cách mạng KH- KT phát triển mạnh
Tác động đến tình hình thế giới
Trang 5
• Đứng trước những thay đổi to lớn và toàn diện của tình hình thế giới nhất là những thay đổi trong quan hệ giữa các nước do tác động mạnh của KH-KT
xu thế toàn cầu hóa ngày càng mở rộng.
• Những năm đầu của thập kỉ 80 (đặc biệt 1985 trở đi) Liên Xô và các nước Đông Âu nổi lên làn sóng cải cách, cải tổ cơ chế quan liêu bao cấp của CNXH làm cho các nước này lâm vào khủng hoảng trầm trọng.
1.TÌNH HÌNH THẾ GIỚI
Trang 7Chính vì vậy, việc đổi mới trở thành nhu cầu tất yếu là nhiệm vụ sống còn đối với mọi quốc gia, do đó Việt Nam phải đổi mới để phù hợp với nhu cầu thế giới.
1.TÌNH HÌNH THẾ GIỚI
Trang 9Nhằm thực hiện mục tiêu đó, nhân dân ta cả hai miền Nam-Bắc đã nổ lực hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, ổn định sản xuất và đời sống:
+ Ở miền Bắc: nhiều cơ sở kinh tế quốc doanh được phục hồi, mở rộng
✓ Mô hình tập thể hóa trong nông nghiệp được đẩy lên mức cao nhất
+ Ở miền Nam: sau 1975, công cuộc cải tạo XHCN được tiến hành nhằm thống nhất nền kinh
tế theo mô hình chung trong cả nước
✓ Đối tượng của công cuộc cải tạo này chủ yếu vẫn là kinh tế tư nhân và kinh tế cá thể
Trang 10• Trong công nghiệp:
• Nhà nước đã quốc hữu hóa và chuyển thành quốc doanh, tất cả các xí nghiệp công quản, các xí nghiệp tư sản mại bản và tư sản bỏ chạy ra nước ngoài.
• Đối với tư sản loại nhỏ được cải tạo bằng con đường thành lập xí nghiệp công tư hợp doanh.
• Trong thương nghiệp:
• Đảng và Nhà nước đã chủ trương phải xóa bỏ ngay thương nghiệp tư bản tư doanh, chuyển đại
bộ phận tiểu thương sang sản xuất
• Đầu năm 1978, chiến dịch tiến công vào tư sản thương nghiệp được triển khai.
• Đồng thời, hệ thống mậu dịch quốc doanh và hợp tác xã mua bán được hình thành và dần dần chiếm lĩnh thị trường.
Trang 11• Trong nông nghiệp:
• Từ cuối 1978 đến cuối 1980, phong trào hợp tác hóa nông nghiệp được đẩy mạnh ở các tỉnh phía Nam
• Diện tích ruộng bỏ hoang đã được phục hồi, diện tích trồng trọt đã được tăng lên
• Đặc biệt còn được trang bị thêm máy kéo
• Nền kinh tế miền Nam bước đầu phát triển theo mô hình kinh tế ở miền Bắc cũng như của
cả phe CNXH nói chung.
Trang 12Tuy nhiên, những thành tựu về kinh tế còn thấp, thậm chí có những điểm không phù hợp, cản
trở sự phát triển của lực lượng sản xuất Cụ thể:
Khu vực kinh tế quốc doanh và khu vực kinh tế tập thể rơi vào tình trạng đầu tư nhiều nhưng làm ăn kém hiệu quả
Ở miền Bắc, quy mô của hợp tác xã nông
nghiệp ngày càng lớn thì hiệu quả càng
thấp
Ở miền Nam, các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất được thành lập một cách ồ ạt nhưng cũng không có hiệu quả
Trang 13=> Vì vậy, từ năm 1979 tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân đều giảm
➢Năm 1980, kết thúc kế hoạch 5 năm đầu tiên nhưng tất cả 15 chỉ tiêu đều không đạt kế hoạch, bình quân đầu người không giữ được mức của năm 1976.
➢Tình trạng thiếu lương thực diễn ra gay gắt Nhà nước thiếu vốn đầu tư cho nền kinh tế, nhiều công trình phải bỏ dở, hàng tiêu dùng thiết yếu thiếu trầm trọng.
➢ Bên cạnh đó, với những sai lầm trong phân phối thị trường tài chính, tiền tệ không ổn định nên lạm phát xảy ra ở mức trầm trọng Tác động xấu đến đời sống kinh tế- xã hội.
=> Đưa đất nước rơi vào khủng hoảng kinh tế - xã hội.
Trang 14• Trong nông nghiệp:
• Ngày 13-1-1981, Đảng ta chính thức quyết định chủ trương thực hiện chế độ khoán sản
phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động (thường gọi là khoán 100) được nhân dân hưởng ứng cao
• Do đó, họ đã tích cực đầu tư công sức, vật tư phát triển sản xuất
=> Đây được coi là bước đột phá đầu tiên trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nhà nước.
➢Kế hoạch 5 năm (1981- 1985) Đảng ta đã tiến hành một số đổi mới
Trang 15• Trong công nghiệp:
• Ngày 21-1-1981, Đảng ta đã ban hành một số nghị định về một số chủ trương và biện pháp
nhằm tiếp tục phát huy quyền chủ động sản xuất kinh doanh
• Bước khởi đầu cho các doanh nghiệp tiếp cận cơ chế thị trường
• Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân nên kết quả đổi mới còn hạn chế
Trang 16• Về chính sách giá cả - tiền lương :
• 1981-1982: nhà nước tiến hành điều chỉnh giá cả nhằm đưa hệ thống giá cũ quá thấp, nặng tính bao cấp, tồn tại suốt mấy chục năm qua tiếp cận với giá cùng thời điểm
• Tháng 10- 1985, nhà nước tiến hành tổng điều chỉnh giá đi đôi với xây dựng hệ thống lương theo giá mới, đồng thời tiến hành đổi tiền Tuy nhiên, cải cách không mấy thành công, giá thị trường tự do tăng vọt, chênh lệch giữa 2 loại giá ngày càng lớn gây hỗn loạn thị trường, khó khăn cho đời sống của nhân dân.
=> Kế hoạch 5 năm lần 2 đã làm rõ những yếu kém của chế độ tập trung quan liêu bao cấp nhưng chưa đủ sức phá vỡ cơ chế đó càng không đủ khả năng tạo ra một cơ chế mới, chưa tạo động lực
để phát triển kinh doanh, không đạt được chỉ tiêu ban đầu đề ra.
Trang 17Qua 2 kế hoạch 5 năm thì nền kinh tế có bước phát triển khá hơn, bình quân và thu nhập quốc dân cũng tăng hơn Nhưng nhìn chung kinh tế vẫn đang chiều hướng lâm vào khủng hoảng :
+ Quan hệ sản xuất chưa phù hợp với tích chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
+ Đại bộ phận vẫn là lao động thủ công, nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nhỏ, phân công lao động xã hội kém phát triển, năng suất lao động rất thấp
+ Kinh tế tăng trưởng chậm, lạm phát nghiêm trọng, gây tác động xấu đến kinh tế xã hội
Kết luận về kinh tế qua 2 kế hoạch 5 năm
Trang 18+ Sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân và một phần tiêu dùng phải dựa vào nguồn nước ngoài.
+ Phân phối lưu thông rối ren Ngân sách nhà nước bội chi liên tục
+ Cơ sở vật chất kĩ thuật yếu kém, thiếu đồng bộ, trình độ kĩ thuật lạc hậu
Chính vì vậy, Việt Nam cần phải có một công cuộc đổi mới toàn diện về kinh tế để đưa
nước ta thoát khỏi tình trạng trì trệ, khủng hoảng này
Kết luận về kinh tế qua 2 kế hoạch 5 năm
Trang 21c) Tình hình xã hội (giáo dục, y tế, văn hóa):
o Đời sống công nhân viên gặp nhiều khó khăn
o Y tế : Mạng lưới các bệnh viện, phòng khám bệnh, trạm y tế, nhà hộ sinh, cơ sở điều dưỡng được mở rộng Tình hình y tế được cải thiện một cách rõ rệt
Trang 22o Văn hóa:
- Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao có nhiều tiến bộ, trở thành phong trào quần chúng trong các địa phương, xí nghiệp, trường học
- Đã có những đóng góp nhất định trong việc xây dựng nền văn hóa mới, con người mới
Tuy nhiên, do những chính sách sai lầm về kinh tế dẫn đến đời sống nhân dân ta còn gặp nhiều
khó khăn Hiện tượng tiêu cực trong xã hội ngày càng nhiều Công bằng xã hội bị vi phạm Pháp luật kỉ cương không nghiêm Quần chúng giảm lòng tin đối với Đảng và sự điều hành của Nhà nước
Trang 23▪ Thực tiễn 10 năm xây dựng CNXH trên phạm vi cả nước càng khẳng định mô hình kinh tế cũ với đặc trưng: công hữu hóa về tư liệu sản xuất với 2 thành phần kinh tế chủ yếu là quốc doanh và tập thể, quản
lý nền kinh tế theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp… đã trở thành sức cản lớn đối với sự phát triển của sản xuất, dẫn đến tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội.
▪ Thực tế cuộc sống và sự vận động khách quan của các quy luật kinh tế đòi hỏi Đảng ta phải đổi mới Những đổi mới cục bộ trong 2 kế hoạc 5 năm không đủ cải thiện tình hình Do đó, vấn đề đặt ra cấp bách bây giờ là phải đổi mới căn bản, đổi mới toàn diện từ nhận thức lý luận một cách khách quan, khoa học về mô hình CNXH đến tổ chức mô hình đó Có như vậy mới đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, đưa đất đi lên và hội nhập quốc tế.
Kết luận
Trang 24Nhận thức của Đảng về công cuộc đổi mới
Đảng đã nhận thấy rằng sau khi thực hiện hai kế hoạch 5 năm
thì:
• Cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp từ nhiều năm không tạo được động lực phát triển, làm suy yếu kinh tế xã hội, hạn chế việc sử dụng và cải tạo các thành phần kinh tế khác, kìm hãm sản xuất, làm giảm năng suất, chất lượng, hiệu quả, gây rối loạn phân phối lưu thông, và dẩn đến nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội.
• Chúng ta mắc sai lầm trong lĩnh vực phân phối lưu thông, buông lỏng trong quản lý kinh tế- xã hội, những hạn chế đã bộc lộ như bệnh chủ quan nóng vội và bảo thủ trì trệ trong bố trí cơ cấu kinh tế, cải tạo XHCN.
Trang 25• Đảng và nhân dân ta vẫn khẳng định đi lên chủ nghĩa xã hội là con đường tất yếu của nước
ta, là sự lựa chọn sáng suốt của Bác Hồ, của Đảng Xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa là mục tiêu, lý tưởng của Đảng và nhân dân
• Đảng và Nhà nước xác định xu thế chung của thế giới thời điểm bấy giờ là tập trung phát triển nền kinh tế và xu thế toàn cầu hóa Mở rộng và nâng cao hiệu quả của công tác đối ngoại Áp dụng KH- KT vào sản xuất
Nhận thức của Đảng về công cuộc đổi mới
Trang 27XIN CẢM ƠN MỌI NGƯỜI
ĐÃ LẮNG NGHE