1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Ebook văn hóa và con người việt nam trong đổi mới và hội nhập quốc tế phần 1 NXB chính trị quốc gia

240 370 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 240
Dung lượng 11,37 MB

Nội dung

Với con người, trong tư cách cá nhân và cá thể người của nó, sự lĩnh hội và làm chủ các giá trị văn hoá, sự phát triển các nhu cầu văn hoá, làm cho văn hoá thấm sâu vào trong lối sổng,

Trang 1

GS TS HOÀNG CHÍ BẢO

VĂN HÓA VÀ

CON NGƯỜI VIỆT NAM

TRONG Đ ổi MỚI

VÀ HỘI NHẬP QUốC TẾ

Trang 2

VĂN HÓA VÀ

CON NGUâl VIỆT NAM

TRONG ĐỔI MỚI

VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẺ

Trang 3

Mã số: _3.3U

CTQG -2010

Trang 4

GS TS HOÀNG CHÍ BẢO

VĂN HÓA VÀ

TRONG ĐỔI MỚI

VÀ HỘI NHẬP QUỐC TỂ

NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GÍA

Trang 5

LỜI NHÀ XUẤT BẢN

Văn hoá do con người sáng tạo ra, là một hiện tượng lịch sử độc đáo của nhân loại Con người hoạt động để sáng tạo ra văn hoá, đồng thời còn tiêu dùng và cảm thụ văn hoá Bằng cách đó, chính văn hoá, với tất cả sức mạnh của nó, lại vun trồng, nuôi dưỡng và phát triển con người, hoàn thiện và làm phong phú thêm nhân cách con ngưòi

Trong thòi đại giao lưu và hội nhập quốc tế hiện nay, vấn

đề văn hoá dân tộc, bản sắc văn hoá dân tộc, đa dạng hoá văn hoá dân tộc luôn đặt lên vị trí hàng đầu C.Mác đã từng nói: Văn hoá, nếu như nó phát triển một cách tự p h á t thì sẽ để lại

phía sau một hoan g mạc Điều này cho thấy, trong giao lưu

văn hoá, nếu không biết giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, không biết tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại, thì sự hoà tan, mất gốc sẽ là điều khó tránh khỏi đôi với một quốc gia, dân tộc

Với nhãn quan sâu rộng, với tầm nhìn chiến lược, Chủ tịch

Hồ Chí Minh thấu hiểu sâu sắc giá trị của văn hoá, đặt văn hoá vào vị trí trung tâm của đời sông xã hội Ngay từ năm 1946, Người đã khang định: Văn hoá phải thiết thực phục vụ nhân dân, góp phần vào việc nâng cao đời sông vui tươi lành mạnh của quần chúng

õ

Trang 6

Hướng tới kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Nhà xuất bản Chính trị quôc gia xuất bản cuốn sách Văn hoá

và con người Việt N am trong đôi mới và hội n hập quốc tê của

GS, TS Hoàng Chí Bảo Nội dung cuô’n sách phân tích một cách sâu sắc, thấu đáo văn hoá và văn hoá dân tộc trong bôi cảnh toàn cầu hoá hiện nay ở nước ta nói riêng và văn hoá với phát triển và tiến bộ xã hội nhìn từ cục diện văn hoá châu Á - Thái Bình Dương nói chung trong hai thập niên đầu th ế kỷ XXI, qua thực tiễn Đông Á Qua đó, tác giả khẳng định rõ, văn hoá dân tộc Việt Nam là cội nguồn, là nền tảng và là mục tiêu của dân tộc ta trong xây dựng nền văn hoá mới, bảo đảm cho dân tộc ta có vị th ế xứng đáng trong cộng đồng nhân loại, nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách với bạn đọc

Tháng 10 năm 2010

NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA

Trang 7

MỞ ĐẦU

Việt Nam và các quốc gia - dân tộc trên thê giới đang ở thập kỷ đầu của thê kỷ X XI, đang tiếp tục quá trìn h đổi mới để phát triển và hướng tới phát triển bền vững Mục tiêu và động lực của quá trình phát triển ấy chính là văn hoá Con người sáng tạo ra văn hoá vói tư cách là chủ thể của hoạt động lịch sử và đến lượt nó, văn hoá góp phần phát triển và hoàn thiện con người, làm cho hoàn cảnh ngày càng có tính ngưòi nhiều hơn như M ác đã từng nói.

Với con người, trong tư cách cá nhân và cá thể người

của nó, sự lĩnh hội và làm chủ các giá trị văn hoá, sự phát triển các nhu cầu văn hoá, làm cho văn hoá thấm sâu vào trong lối sổng, hành vi và hoạt động, trở thành thưóc đo

của trình độ người trong phát triển Một cái tôi nhân cách

đích thực sẽ không thể nào hình dung được nếu ỏ bên ngoài quá trình vun trồng nhân tính, giáo dục văn hoá Con người được sinh ra nhưng nhân cách thì phải được hình thành, sự hình thành ấy chính là quá trinh mà con người trở thành con người dưới ảnh hưởng và tác động của văn hoá.

7

Trang 8

Với dân tộc và quốc gia - dân tộc, trong tư cách cộng

đồng xã hội của nó, văn hoá làm nên sức sống, bản lĩnh và bản sắc của dân tộc và quôc gia - đân tộc đó Văn hoá dân tộc được sinh thành và nuôi dưỡng cùng vối lịch sử của dân tộc, tạo thành truyền thống, kết tinh thành các giá trị, nó như tấm gương phản chiếu những tinh hoa, khí

phách, tâm hồn của dân tộc qua mọi biến cố, thăng trầm

của lịch sử Đó là lịch sử lao động, đấu tranh và sáng tạo

mà dân tộc đã trải qua và đang tiếp nối để tồn tại và phát triển, để tự biểu hiện và tự khẳng định mình trong thê giới nhân loại.

Văn hoá dân tộc, từ truyền thống và bản sắc của mình

là sức manh tự ý thức của dân tộc trong cuộc hành trĩnh tới

tự do, tiến bộ và phát triển, thực hiện khát vọng giải phóng, khát vọng sống và sáng tạo của biết bao th ế hệ nối tiếp nhau trong lịch sử Văn hoá, đó là tấm căn cước đích thực để dân tộc tự giới thiệu về mình trưốc thê giới nhân loại, để gia nhập vào cái chung - phổ quát toàn nhân loại trong khi vẫn gìn giữ và phát huy cái riêng - đặc sắc, độc đáo của chính mình, tự phân biệt mình vói trăm nghìn cái riêng khác Những giá trị của văn hoá dân tộc làm phong phú thêm tài sản chung của văn hoá loài ngưòi, làm cho

văn hoá là sự thống nhất trong đa dụng, thống nhất trong những sự khác biệt.

Từ trong bản chất, văn hoá xa lạ vối những gì đơn điệu, nghèo nàn Đồng nhất giữa các nền văn hoá thành một cái duy nhất chảng những là trá i với lôgíc tự nhiên

8

Trang 9

của bản ch ất sáng tạo văn hoá, của lịch sử phát triển văn hoá mà còn là nguy cơ đánh m ất văn hoá, nguy cơ

tự đánh m ất mình của dân tộc khi hội nhập vào th ế giới trong xu thê toàn cầu hoá hiện nay.

Cá thể là hữu hạn, đó là sự hữu hạn mà con người càng trưởng thành về mặt lý trí, càng trải nghiệm cuộc sông bao nhiêu thì càng tự ý thức đầy đủ hơn bấy nhiêu

vê tính hữu hạn của mình, cả sự tồn tại bản thể lẫn khả năng nhận thức thê giới Song, nhân loại là vô cùng, bởi

sự sông mạnh hơn cái chết, các thê hệ con người ở mọi thòi đại mãi mãi tiếp nôi nhau trong sự sinh thành và phát triển Tính vô cùng của đời sống nhân loại không phải là một ý niệm trừu tượng, một triết lý tư biện mà là một hiện thực đầy tính sinh động, biểu cảm Nó được chứng thực bởi sức sổng của vãn hoá và văn minh, bởi những thành quả và giá trị - vật chất cũng như tinh thần

- mà loài người không ngừng tạo ra bằng lao động sáng tạo Để nhân loại trưòng tồn với sức mạnh vô cùng của nó thì mỗi dân tộc phải bền bỉ giữ vững và phát huy cái diện mạo, bản sắc văn hoá của mình và nhờ đó làm phong phú đời sống văn hoá nhân loại.

Văn hoá dân tộc, đó chẳng những là cội nguồn, là nền tảng của dân tộc mà còn là đảm bảo cho dân tộc có một vị trí và ý nghĩa xứng đáng trong cộng đồng nhan loại Văn hoá làm cho dân tộc có truyền thông và lịch sử của mình Nó không thể m ất, nó củng trường tồn trong

sự trường tồn của nhân loại Đồng nhất giữa các nền

Trang 10

văn hoá bằng sức mạnh xâm lược văn hoá của một sô

th ế lực hùng mạnh nào đó, tự xem các giá trị văn hoá của dân tộc mình là “siêu việt”, là “tôi thượng” với thái

độ ngạo mạn và ý đồ áp đặt các giá trị ấy cho các dân tộc khác - đó là một hành động phản văn hoá, không thể chấp nhận Có một xu thê khách quan đang diễn ra

là toàn cầu hoá nhưng đồng thời cũng đang x u ất hiện một đòi hỏi bức xúc từ cuộc sống của các dân tộc, các quốc gia - dân tộc là đấu tran h chông lại những âm mưu, những thủ đoạn và cả những nguy cơ đồng nhất văn hoá, xâm lăng văn hoá Thê kỷ XX đã đi vào quá khứ lịch sử với những cuộc chiến đấu của các dân tộc chông lại chủ nghĩa thực dân cũ và mới để giành lấy độc lập, thực hiện quyền dân tộc tự quyết chân chính của mình Thế kỷ XXI đang diễn ra và cuộc chiến đấu mới chông lại mọi biểu hiện xâm lăng văn hoá lại tiếp tục đặt các dân tộc vào những nỗ lực, những thử thách mới Sức sống và bản lĩnh văn hoá được hình thành qua hàng ngàn năm lịch sử đã giúp cho dân tộc Việt Nam đánh bại mọi âm mưu đồng hoá của phong kiến phương Bắc, đồng thời tiếp thu được sức mạnh của thòi đại mới - thòi đại của độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội -

để đánh bại chủ nghĩa đê quốc, chủ nghĩa thực dân.

Và trong bôi cảnh mới, đổi mới - mở cửa và chủ động hội nhập kinh tê quôc tê, sẵn sàng hợp tác song phương

và đa phương, mong muốn là bạn với tấ t cả các nưốc Việt Nam đang đứng trước thời cơ, vận hội lớn để phát

Trang 11

triển đi liền với những thách thức nghiệt ngã trong phát triển, đã tự ý thức được những vấn đề hệ trọng, xem đó là những quyết sách chiến lược của đổi mói và phát triển Đó là:

- Thực hiện tăng trưởng kinh tê đi liên với công bằng xã hội.

- Thực hiện điểm đồng quy của mọi chính sách hưống vào phục vụ cuộc sống con người và phát triển con ngưòi Nguồn lực quan trọng và quyết định nhất trong phát triển là nguồn lực con người, coi vốn người là nguồn vốn của mọi nguồn vốn, là tài nguyên của mọi tài nguyên.

- Chiến lược văn hoá thực chất là chiến lược con người, mục tiêu và động lực của phát triển chính là ở

đó, ở văn hoá và con người.

- Đổi mới để phát triển và hiện đại hoá hưống đích

vào dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

- Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Đây là đảm bảo cho sức sông lâu dài và triển vọng phát triển bền vững của dân tộc trong một

thê giói p h ụ thuộc và tuỳ thuộc lẫn nhau.

Đôi mối ở Việt Nam đã diễn ra hơn hai thập kỷ, tính từ khi Đảng khởi xưống đường lôi đổi mới cho tới nay Nhìn theo quan điểm phát triển và sáng tạo văn hoá thì đổi mới là một tiến trình lâu dài, thường xuyên, m ãi mãi Ngọn nguồn sâu xa của đôi mới là thực tiễn, là cuộc sông của dân, là sức sông bền bỉ của

Trang 12

dân tộc vối truyền thông văn hoá và văn hiến có bê dày hàng ngàn năm lịch sử Từ quá khứ xa xưa cho tới thời cận đại và hiện đại ngày nay, các thê hệ ngưòi Việt Nam đã từng ý thức sâu sắc rằng, giang sơn, bò cõi của đất nước này là thiêng liêng như thê nào, bởi nó là thành quả được tạo dựng từ mồ hôi, nước m ắt, xương

máu của nhân dân Chủ quyền độc lập của dân tộc là

không thể m ất Thà chết vinh còn hơn sông nhục, th à

hy sinh tấ t cả chứ nh ất định không chịu m ất nưóc, nhất định không chịu làm nô lệ, bởi cuộc sông và th ân phận con người, diện mạo của dân tộc chỉ thực sự có

được với giá trị hàng đầu là tự do.

Tổ quốc có độc lập, dân tộc có tự do th ì đồng bào

cả nưốc và mỗi cá nh ân con người mới có h ạ n h p h ú c

Hồ Chí Minh đã xem hệ giá trị: ĐỘC L Ậ P - T ự DO - HẠNH PH Ú C là m ột chỉnh th ể, là quy tụ mọi m ong muôn, k h át vọng, hiểu biết củ a m ình Theo chiều sâu

tư tưởng củ a Người, những giá tr ị ấy được thực hiện,

tấ t yếu dẫn tới chủ nghĩa x ã hội và chính những giá trị ấy lại được biểu hiện đầy đủ n h ấ t tro n g bản ch ất

ưu việt củ a chủ nghĩa xã hội.

H ồ Chí M inh - nhà tư tưởng vĩ đại và nhà văn hoá kiệt xuất của dân tộc Việt Nam, là người th ể hiện sinh động nhất tinh hoa văn hoá dân tộc và tầm cao tư tưởng của thời đại mình khi phat hiện ra chân lý: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội Đó là quy luật khách quan của lwh

sử, là con đương phat triển của xã hội Việt Nam, là giải

Trang 13

pháp cho sự chấn hưng, phát triển và hiện đại hoá dân tộc Việt Nam, văn hoá Việt Nam S ự nghiệp đổi mới của Việt

N am đang diễn ra dưới ánh sáng tư tưởng H ồ Chí Minh,

đó là một sự nghiệp sáng tạo văn hoá.

Văn hoá là đổi mới và đổi mới là một cuộc cải biến cách m ạng sâu xa trên mọi lĩnh vực của đời sông xã hội

ở tầm văn hoá.

Đánh bại đê quốc, phong kiến để giành lấy độc lập,

tự do chưa đủ, còn phải chiến th ắng nghèo nàn, lạc hậu để đưa dân tộc tới trình độ phát triển, giàu có về vật ch ất, văn minh về tinh thần, làm cho mọi người có cuộc sông hạnh phúc Đó là khát vọng, ý chí, hành động của Chủ tịch Hồ Chí Minh - hiện th ân của khát vọng, ý chí, hành động của dân tộc ta Để thực sự có Độc lập - Tự do - Hạnh phúc cho toàn thể cộng đồng dân tộc, cho từng gia đình và cho mỗi con người, rõ

ràn g cần phải chiến thắng chẳng những g iặ c ngoại xăm mà cả giặ c nội xâm nữa.

Sức m ạnh giải phóng ấy được huy động từ đâu?

Từ sức bật củ a tăn g trưởng kinh tế, từ sự bền vững của chê độ chính trị, từ năng lực xã hội dựa trên sự

đoàn kết và đ ồ n g thuận Đó là sức m ạnh của văn hoá, được tông hợp bởi văn hoá, được th úc đẩy từ n ă n g lực văn hoá của mỗi ngưòi và bản lĩn h văn hoá của cả

cộng đồng dân tộc.

Tác động sâu xa và ảnh hưởng mạnh mẽ ấy của vàn hoá đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: Phải làm thê

Trang 14

nào cho văn hoá vào sâu trong tâm lý của quôc dân, nghĩa là văn hoá phải sửa đổi được tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ Văn hoá phải làm thê nào cho quốc dân có tinh thần vì nước quên mình, vì lợi ích chung mà quên lợi ích riêng Văn hoá phải làm thê nào cho mỗi người dân Việt Nam, từ già đên trẻ, cả đàn ông

và đàn bà, ai cũng hiểu nhiệm vụ của mình và biêt hưởng hạnh phúc của mình nên được hưởng.

Như vậy, sức mạnh nội sinh của dân tộc, nhân tô động lực thúc đẩy sự phát triển của dân tộc là văn hoá,

là nền tảng văn hoá của dân tộc mà mọi thành quả và giá trị của nó đều do con người và cộng đồng dân tộc sáng tạo ra, trở lại phục vụ con người, tôn vinh giá trị con ngươi, nâng cao vị thê và phẩm giá dân tộc.

Có một thực tê là, văn hoá, dù hiểu theo nghĩa hẹp hay nghĩa rộng, thậm chí là theo nghĩa rộng nhất của khái

niệm (hay phạm trù) này, thì bao giờ văn hoá cũng tự biểu hiện và tự khẳng định mình bởi những gi tích cực, tiến bộ, tốt đẹp, nhờ đó, văn hoá trở nên cần thiết, hữu ích cho đời sông của ton tại người, phát triển con người, phát triển xã hội Cái gì được gọi là văn hoá phải là cái hưống đích tói

chân - thiện - mỹ, đó là hệ giá trị của nhân tính, của dân tộc, đó còn là chỗ gặp gỡ của các dân tộc trong cộng đồng rộng lớn toàn nhân loại.

Với nhản loại, hệ giá trị chân - thiện - mỹ là nội dung, bản chất của văn hoá, là cái chung, p h ổ biến, p h ổ quát, được biểu hiện ra bởi vô sô cái riêng, nhưng sự đa dạng,

Trang 15

phong phú, khác biệt mang tính lịch sử, đặc thù, đơn nhất của mỗi dân tộc, mỗi tộc người trong những hoàn cảnh, thời gian lịch sử khác nhau, trong những không gian văn hoá (địa văn hoá) khác nhau Bởi thế, sự nhận thức và sự cảm thụ văn hoá là sâu sắc, tinh tê hơn rất nhiều so với những phân tích và đánh giá định lượng vốn thường thấy trong lĩnh vực kinh tế, sản xuất có tính vật chất Khoa học, kỹ thuật, công nghệ, với mỗi bước tiến của nó được áp dụng và truyền bá có thể đẩy nhanh quá trình tăng trưởng kinh tế, làm tăng khôi lượng sản phẩm, của cải, dẫn tới sự giàu có, thịnh vượng về vật chất cho quốc gia

này, khu vực kia và cho cả nền kinh tê thê giới Đó là điều

có thể Nhưng mỗi dân tộc lại tự ý thức về mình, tự nhận

ra mình và nhận ra một dân tộc khác ở bên cạnh mình, cũng như các dân tộc có thể hiểu biết lẫn nhau, xích lại

gần nhau, hợp tác, đoàn kết với nhau nhờ văn hoá và giao lưu văn hoá, thông qua đôi thoại giữa các nền văn hoá

Một thê giới hiện đại không đo lường bởi chỉ số duy nhất

là kinh tế hay kỹ thuật - công nghệ, càng không xem nó là cứu cánh Nhân loại sẽ m ất tính triển vọng và có thể rơi

vào thảm hoạ nếu ngự trị sự đồng nhất văn hoá Đó là điều không thể Phấn đấu cho sự đa dạng văn hoá và tăng

cường sự đốì thoại giữa các nền văn hoá - đó là đòi hỏi tất yếu, bức xúc của tồn tại và phát triển của toàn nhân loại trong thời đại ngày nay Đó cũng chính là thông điệp văn hoá của thê kỷ mới, của thiên niên kỷ mới trong cuộc hành trình văn hoá của tất cả các dân tộc trên trái đất.

Trang 16

Văn hoá đổi lập vối phản văn hoá cũng như phát triển đối lập vối phản phát triển, đạo lý - đạo nghĩa - nhân tính đối lập với bạo ngược - phi nhân tính - thú tính vậy Nếu thừa nhận điều ấy trong bản chất sáng tạo

kỳ diệu của văn hoá thì không thể không thừa nhận tính

đa dạng văn hoá Sự thừa nhận này, một mặt là sự giác ngộ khoa học vê bản chất của văn hoá, mặt khác thể hiện

sự tự trọng dân tộc đi liền vối tôn trọng dân tộc khác, tôn trọng thê giới nhân loại mà nếu không có khách thể rộng lớn này (nhân loại) thì cũng không có đối tượng là chính dân tộc mình.

Triết lý nhân sinh và hành động thấm nhuần tính văn hoá đạo đức trong ứng xử và hành xử th ật sâu sắc

mà lại vô cùng giản dị Triết lý ấy, từ trả i nghiệm đời sống và đúc rút qua kinh nghiệm lịch sử dạy ta rằng,

tôn trọng người khác là tôn trọng ch ín h m ình X úc

Trang 17

trên th ế giới với tinh thần khoan dung, hợp tác, tin cậy - đem tinh hoa, bản sắc văn hoá của dân tộc mình công hiến vào sự phong phú, đa dạng, giàu có của văn hoá thê giới, tiếp thu tinh hoa văn hoá th ế giới để không ngừng phát triển sức sống và năng lực sáng tạo văn hoá của chính dân tộc mình Đó là cách ứng xử cần thiết và đúng đắn, là nhận thức cái tất yếu để hành động đúng như cái tất yếu đòi hỏi Theo Ảngghen, như thê là tự do Mỗi bước tiến của văn hoá được Mác xác định là mỗi bưốc tiến của

tự do Cuộc hành trình ấy lâu dài biết bao, từ một đòi

người - cá thể đến sô" phận của một dân tộc và lịch s ử của toàn nhân loại Mỗi bước đi trong cuộc hành trình ấy lại

luôn vang vọng câu hỏi "văn hoá là gì?" Không phải là quá đáng khi nhận xét rằng, cho đến nay - dù văn hoá có một lịch sử rất lâu dài mà câu hỏi "văn hoá là gi?" vẫn còn nguyên tính thời sự, nó cũng hệt như câu hỏi "con người

là gì?" Sự tìm kiếm câu trả lồi này, vẫn còn đang tiếp tục.

Có lẽ, đây là một trong những câu hỏi khó nhất của lịch sử Bao nhiêu trí tuệ thông thái đã góp sức đê tìm kiếm câu trả lời mà cũng chưa hoàn thành Song, đây cũng là câu hỏi có tính hấp dẫn nhất, vừa rất gần gũi, quen thuộc, vừa mênh mông xá vòi - ai ai cũng có thể mạn đàm trao đổi đầy hào hứng và tự tin, từ người dân thường tới trí thức, học giả, nghệ sĩ, thương gia, chính khách ở khắp m ọ i R ơ i

Rất có thể khái niệm "văn hoá" không dừng ở sự định nghĩa khoa học mang tính hàn lâm kinh điển nữa Nó

Trang 18

đang có xu hướng đi sâu vào những địa h ạt rộng lớn hơn nhiêu của đòi sông con ngưòi và xã hội, bởi ván hóa thẩm thấu vào tấ t cả mọi ngõ ngách của đòi sống th ế giới nhân loại, vào mọi quan hệ con ngưòi, cả môi trường, môi sinh của nó nữa Khái niệm chỉ là kết quả của một sự trừu xuất khoa học nào đó trong nhận thức, trong tư duy và

tư tưởng con người Định nghĩa nào dù hoàn hảo nhất đi nữa cũng trở nên chật hẹp, phiến diện so vối đời sống thực tiễn - cái mảnh đất mà trên đó nảy mầm các hạt giông khái niệm - Lênin từng có nhận xét đó, và ông còn nói: thực tiễn cao hơn lý luận Điêu ấy đúng với văn hoá - một hiện tượng độc đáo mà triết lý có lẽ trội hơn định nghĩa vê bản thân nó.

Trang 19

PHRN THỨNHấT

MẤY VẤN ĐỀ LÝ LU0N

VẾ VĂN HOfi

Trang 21

C h ư ơ n g I

BẢN CHẤT VÀ CHỨC NẢNG CỦA VẢN HOÁ

1 N hững tiển đề nh ận th ứ c vể văn hoá

Nói tới văn hoá là nói tới con người vối nhận thức,

ý thức, hoạt động, hành vi và lối sống của nó trong các mối quan hệ xã hội giữa nó với những người khác, với cộng đồng, với môi trường hoàn cảnh và với thê giới đổi tượng nói chung - ở đó diễn ra hoạt động của

tồn tại người và p h á t triển người vói nghĩa là một

hoạt động sông - sáng tạo.

Văn hoá gắn liền m ặt cá thể vói xã hội trong hoạt động, trong đời sông hiện thực của con người và xã hội.

Cá nhân lĩnh hội văn hoá thông qua hoạt động Cộng đồng dân tộc và xã hội tạo dựng nên một nền văn hoá của mình cũng thông qua hoạt động Đó không phai

là tổng sô sô học của những con người và hoạt động riêng rẽ mà là sự liên kết xã hội để sáng tạo và sản xu ất

ra văn hoá.

Con vật và bầy đàn động vật ờ bèn ngoài văn hoa

bởi nó bị bản năng thống trị tuyệt đối và chỉ có tập tính

21

Trang 22

loài theo bản năng chi phối tồn tại của nó, một tồn tại thuần tuý động vật.

Con người và cộng đồng người (xã hội) ỏ trong ảnh

hưởng của văn hoá và có một thước đo văn hoá cho sự phát triển của chính nó bởi nó có ý thức chi phôi bản năng và hoạt động.

Văn hoá của cá nh ân và đời sông văn hoá củ a một cộng đồng xã hội thường biểu hiện qua các môi quan hệ gắn liền với th ái độ đánh giá và sự lựa chọn các giá trị Từ đó hình th àn h lối sông, cách ứng xử, giao tiếp, cách tổ chức cuộc sông với những ch u ẩn mực, những thói quen, những phong tụ c, tập quán ổn định tron g cộng đồng m à mỗi cá nh ân ý thức được, biểu hiện ra tron g hoạt động sống h àn g ngày và thông qua nó mà gắn bó với cộng đồng, liên k ết với

xã hội Cá nhân tự p h át triể n mình th ôn g qua sự lĩnh hội văn hoá, tiếp nh ận những tá c động và ảnh hưởng văn hoá của xã hội để từ ng bưóc đ ạt đến sự trưởng th àn h văn hoá và trở th à n h n h ân cách Cộng đồng dân tộc xây dựng nền văn hoá củ a dân tộc mình thông qua quá trìn h lịch sử lâu dài chinh phục tự nhiên, cải tạo xã hội, tự k h ẳn g định sự tồn tạ i của mình, sức sống và sức sán g tạo củ a m ình để p h át triên Lịch sử tồn tạ i và p h át triể n ấy là lịch sử của văn hoá, vun trồn g và bồi đắp nên những bản sắc và tinh hoa của văn hoá dân tộc.

Cơ sở của văn hoá bắt đầu từ những hiểu biết và

Trang 23

kinh nghiệm sống được tích luỹ của từng cá thể cũng như của cả cộng đồng.

Cội nguồn sâu xa của văn hoá là đòi sông hiện thực

của con người và thực tiễn lịch sử - xã hội.

Đ ộng lực thúc đẩy văn hoá là hoạt động của những

con người hiện thực.

Giá trị cốt lõi, trở thành thước đo giá trị của văn

hoá là đạo đức, là nhân tính.

Thuộc tính bản chất được xem là đặc trư n g điển

h ìn h của văn hoá là sáng tạo, năng lực sáng tạo.

M ục đ ích , m ụ c tiêu của văn hoá là phục vụ cuộc

sống củ a con ngưòi, th oả m ãn nhu cầu có tính người,

từ nhu cầu tồn tạ i người đến nhu cầu p h át triển

n h ân tín h , hoàn th iện nhân cách , từ cá th ể người đến cộng đồng người và nhân loại V ăn hoá th am dự vào mọi chương trìn h h o ạt động, hàn h động để p h át

triể n và thực hiện tiến bộ xã hội vì tự do và h ạ n h

p h ú c củ a con người.

C hủ t h ể sản x u ất, trao đổi, tiêu dùng, cảm thụ

văn hoá là con người Văn hoá là sản phẩm chỉ riêng

có ở con người, chỉ con ngưòi - dân tộc - nh ân loại mới tạo ra được Văn hoá, đến lượt nó, bằng tá c dụng và khả năn g của nó lại nâng cao con ngưòi tối sự hoàn thiện, làm cho hoàn cảnh sông của con người ngày càn g có tính người nhiều hơn.

Lịch sử văn hoá là lịch sử của những nỗ lực không

Trang 24

ngừng, sự bền bỉ không ngừng của văn hoá để nh ăn tính hoá đời sống t h ế giới nhân loại.

Con người - chủ thê văn hoá càng chiếm lĩnh được các giá trị văn hoá, càng phát triển các nhu cầu văn hoá nhiều bao nhiêu, càng tiến gần tới mục tiêu văn hoá bấy nhiêu.

Sức mạnh sâu xa của văn hoá là ở chỗ, nó có thể tạo

ra s ự trù ng hợp giữa chủ thể với mục tiêu của nó Sự trùng hợp này là sự trùng hợp của những tác độ n g và thúc đẩy lẫn nhau giữa con người và văn hoá Trình độ

người trong phát triển tức là văn hoá, do con ngưòi tạo

ra, lại tác động tới sự phát triển của con người và xã hội Có thể nói, con người sáng tạo ra văn hoá và văn hoá cũng sáng tạo ra con người, từ con người sinh vật trở thành con người xã hội dưới ảnh hưởng của giáo dục, tập luyện và trưởng thành văn hoá Mác nói, hoàn cảnh sáng tạo ra con người trong chừng mực m à con người sáng tạo ra hoàn cảnh.

Rõ ràng, văn hoá hình thành từ sự tổng hợp của rất nhiều nhân tô, từ các môi quan hệ và liên hệ Quan niệm vê văn hoá không thể đồng nh ất nó vào một nhân

tô duy nhất, đơn nhất nào Mỗi nhân tô tham dự vào văn hoá có vai trò, tác dụng, vị trí riêng của nó và nó chỉ thực sự có ý nghĩa là một nhân tô" văn hoá khi ở trong môi quan hệ với những nhân tô" khác, trong trạng

thái động chứ không tĩnh, trong sự kết hợp - tác động

và chuyên hoá chứ không biệt lập, tách ròi, riêng rẽ.

Trang 25

Trong quan niệm vê văn hoá, mọi sự giản lược (đồng nhất) và giản đơn chỉ làm nghèo nàn văn hoá, làm sai lạc bản thân nó, vốn là một cái gì đó phong phú, sinh động, uyển chuyển Cũng như con người và đời sống xã hội loài người, văn hoá là một thực thể cấu trúc, một hệ thống

chỉnh thể phức tạp, bởi phát triển nên p h ứ c tạp Không

có sự phát triển nào, từ sự sống, tư duy đến tổ chức xã hội và hoạt động làm ra lịch sử mà lại giản đơn, sơ lược

cả Văn hoá chung đúc tấ t cả những cái đó, nó xa lạ với chủ nghĩa sơ lược, giản lược, hình thức và sự cứng nhắc máy móc Nhìn nhận con người và văn hoá thường vì hòi hợt, bề ngoài m à người ta nhầm lẫn giữa giản đơn

và giản dị Nếu g iả n đơn là sự đơn điệu, sơ lược, nghèo

nàn trong nội dung và hình thức biểu hiện hoặc là cái trống rỗng bên trong của nội dung tư tưởng được che đậy bằng cái phù phiếm, hào nhoáng của hình thức bên

ngoài thì giả n dị lại biểu đạt cái thực chất, độ sâu sắc, sự

thành thục, nhuần nhuyễn của nội dung đi liền với sự hài hoà của hình thức, nó là cái đẹp tự nhiên mà xúc cảm thẩm mỹ của nó bắt nguồn từ cái thật, tính chân thật, cái bản chất đầy sức thuyết phục, không cần tới sự khiên cưỡng, gò ép giả tạo nào Tsecnưsépxki - nhà mỹ học nổi tiếng người Nga ở thê kỷ XIX nói rằng, cái đẹp chính là cuộc sông Đó là thực chất của vấn đề Giản dị là cái cốt lõi, cái được kết tinh từ toàn bộ tính phong phú, đa dạng muôn vẻ Biểu hiện cái phong phú, phức tạp bằng cái giản dị, sự giản dị - đó chẳng những là sự chín muồi của

Trang 26

tư tưởng, sự sâu sắc của trí tuệ mà còn là bản lĩnh của văn hoá, của chủ thể sáng tạo văn hoá Điều này đặc biệt

rõ trong lĩnh vực văn hoá tinh thần, trong sáng tạo khoa học và nghệ thuật, ở đó, sự thông tuệ, uyên bác, cả sự

từng trải và lịch lãm với vôh sống, kinh nghiệm và

nh ững trải nghiệm cuộc sống mà con người đã tích luỹ

được đem lại cho con người những phẩm chất rấ t cần

thiết để nhận thức và sáng tạo văn hoá Đó là sự nhạy cảm và tinh tê, khả năng thấu hiểu và thâu cảm để con

người hiểu mình, hiểu người, biết rõ chân giá trị của cuộc sổng, của văn hoá, lọc bỏ và loại bỏ khỏi nó những giả giá trị và những phản văn hoá rấ t dễ bị nhầm lẫn vôn thường xảy ra trong đòi sống với không ít ngưòi, không loại trừ cả những ngưòi có học vấn, học thức cao.

Vậy, những tiền đê nhận thức văn hoá có thể quy vào các mối quan hệ Nhận thức và giải quyết đúng các môi quan hệ là cơ sở để xây dựng một quan niệm về văn hoá phản ánh đúng bản ch ất của nó Trong những yếu

tô tạo thành quan hệ, cần chú ý tới sự phân biệt và sự tác động, chuyển hoá, xem các yếu tô đó tham gia vào

văn hoá và trở thành văn hoá như thê nào? Có hai tiền

đê cơ bản sau đây:

Tiên đề thứ nhất, quan hệ g iữ a học vân và văn hoá

Học vấn cần thiêt cho văn hoá, song học vấn không tự

nó trở thành văn hoá, học vấn cũng không thể đại diện đầy đủ cho văn hoá, nghĩa là văn hoá không thu hẹp mình chỉ bằng học vấn, văn hoá không đồng nhất mình

Trang 27

vối học vấn Trong thực tế, sự đồng nhất, giản lược này

đã từng xảy ra, dù không tự giác nhưng đã trở thành phổ biến, thành một thói quen, một cái lỗi trong tư duy thông thường, nó cản trở sự tiến tới tư duy khoa học về văn hoá mà việc sửa chữa nó không mấy dễ dàng1.

Học vấn chỉ nói lên mức độ, trìn h độ hiểu biết, những tri thức mà con người lĩnh hội được qua học tập tron g nhà trường, trong sách vở hoặc bằng con đường

tự học, những quan sá t trự c tiếp, những trả i nghiệm

cuộc sống làm hình th àn h ở con ngưòi kinh nghiệm và

vốn sống.

Tri thức có thể là tri thức lý luận, khoa học mà cũng

có thể là tri thức kinh nghiệm.

Học vấn cần thiết cho vãn hoá bởi nó là cơ sở nhận thức, là sự chuẩn bị về khoa học, lý luận cho sự hình

th ành văn hoá của chủ thể con người Trong xã hội hiện đại ngày nay, một người được coi là có văn hoá, không

th ể nào không đi qua nhà trường, tiếp thụ giáo dục học đưòng để tích luỹ học vấn, thành người có học thức X ã

hội hiện đại được đặc trưng bằng xã hội lao động và xã hội học tập, gắn với giáo dụ c liên tục, giáo d ụ c suốt đời

là vì vậy Điếu đáng lưu ý là ở chỗ, học vấn không tự

1 Bản khai lý lịch của cán bộ, công chức thường có mục khai "Trình độ văn hoá" và người ta thường trả lòi câu hỏi đó bằng trình độ học vân hiện có Đó là sự đồng nhất giản đơn, coi văn hoá là học vấn, học vấn là văn hoá

Trang 28

động trở thành văn hoá Trình độ học vấn không tự nó trở thành trình độ văn hoá được Giữa học vấn và văn hoá không phải là một quan hệ tỷ lệ thuận, một sự so sánh tương đương, lấy cái này (học vấn) làm thước đo cái khác (văn hoá) một cách giản đơn được.

Thực tế cho th ấy, không phải cứ có học vấn thì có văn hoá, học vấn cao th ì văn hoá cao, học vấn thấp thì văn hoá th ấp, hoặc như người mù chữ th ì không

có văn hoá Suy lý giản đơn và hình thức này, tự nó

sẽ vấp phải một m âu th u ẫn tro n g th ự c tế: không ít người học vấn cao, có văn bằng, chứng chỉ nhiều mà vẫn lúng túng, yếu kém , th ậm chí m ắc lỗi trong ứng

người chỉ đạt tới một mức n h ấ t định về học vấn nhưng lại ứng xử có văn hoá tro n g quan hệ với con ngươi, công việc, tron g việc th ể hiện những sắc thái văn hoá tinh tê và biểu cảm N hững bà mẹ Việt Nam tru yền thông là một ví dụ, họ có th ể không biết chữ, không có cái m ay m ắn được tiếp th ụ học vấn trong nhà trường, nhưng tron g lao động và cuộc sống, bằng kinh nghiệm và sự từng trả i, sự tầ n tảo, lam lũ khó nhọc, đức tính khiêm nhường, sự hy sinh, tấm lòng nhân hậu, vị th a đã làm nảy nở ở họ những tình cảm cao đẹp, những tâm hồn tron g sáng, th u ần phác Đó

là những bà mẹ, những ngươi phụ nữ mà từ trong xúc cảm và suy tư của họ luôn th ấm nh uần cái triết

lý nhân bản, và cách ứng xử cũng như lối sông của

Trang 29

họ luôn th ể hiện những n ét đẹp của văn hoá, của tru y ề n th ông văn hoá Ảnh hưởng của người mẹ vào con cái, nuôi dưỡng tâm hồn con cái qua lời ru, tiếng

h á t, qua những câu ca dao, tụ c ngữ, những câu

ch u yện cổ tích , th ầ n th oại từ kho tàn g văn học dân gian th ấm đẫm tìn h yêu quê hương, xứ sở Từ đó đứa trẻ lớn lên không chỉ từ dòng sữa mẹ m à còn lớn khôn lên từ tâm hồn củ a mẹ, đó là điểm tự a đầu tiên,

là cái nôi hình th à n h nh ân cách , là những bài học

k h ai tâ m , k h ai tr í củ a văn hoá làm người, ở những

ngưòi mẹ như th ế, học vấn không phải là chữ nghĩa, sách vở m à là sức m ạnh củ a tr í tuệ trự c giác, của kinh nghiệm sông được c h ắ t lọc từ mồ hôi, nước m ắt,

từ cuộc đời, những cản h ngộ, cả những niềm vui và nỗi buồn, cả những đau đớn và niềm hy vọng, nó kết tin h lại và tru y ề n cho lớp lớp con cháu Lòi ru của người mẹ dưòng như ch ấ t chứa tấ t cả những nỗi niềm , những tâm sự, những ký th ác vào con người và cuộc sống Đó là ảnh hưởng văn hoá đầu tiên m à con người có thê tiếp nh ận từ người mẹ, là một phần m áu

th ịt củ a văn hoá dân tộc Hình tượng nghệ th u ậ t

cũ n g như biểu tượng củ a văn hoá dân tộc, đó chính là người mẹ, là tâm hồn và th ế giới tinh thần của người

Người mẹ trẻ, người phụ nữ trẻ trong khung cảnh

xã hội hiện đại ngày nay có tiếp nối, gìn giữ và phát huy được những giá trị văn hoá đó từ những bà mẹ

Trang 30

truyền thống không? Có tình huống gì đáng phải suy nghĩ không khi r ấ t nhiều phụ nữ trẻ, học vấn, học thức cao, học trong nưốc và du học nước ngoài, tiếp thụ bao nhiêu tri thức, lĩnh hội bao nguồn thông tin, phương tiện sinh hoạt ngày một đầy đủ, hiện đại trong điều kiện xã hội thông tin, văn hoá nghe - nhìn, sắc màu đa dạng, âm thanh cảm giác m ạn h , vậy m à không ít người trong số họ không hề biết ru con và con trẻ đang phải thích nghi với điều kiện cuộc sông công nghiệp, đô thị hoá, thòi gian ở bên mẹ và những người lớn hầu

như rấ t ít Thiếu hụt văn hoá d ư ờ n g n h ư đ a n g xuất hiện trong cuộc sống vật chất d ư dật và hiện đại S ự thiếu hụt này có thê tôn hại tới n h â n cách cả trẻ em và người lớn.

Rõ ràng, học vấn và văn hoá, trong trường hợp nêu trên đã không song hành và đồng thuận Học vấn và văn hoá là thổng nhất nhưng không đồng nhất, giữa chúng còn có cả sự khác biệt và mâu thuẫn.

Vậy, để cho học vấn trở thành văn hoá phải tác động vào học vấn, vào con ngưòi m ang học vấn đó những gì và như thê nào? ở đây, cần phải nhận rõ

n h ữ n g dâu hiệu của sự chuyển hoá và điều kiện thực

hiện sự chuyển hoá đó.

Học vấn chỉ trở th ành văn hoá khi những hiểu biêt, những tri thức, kiên thức m à con người nắm vững được tiêu hoá một cách nhuần nhuyễn, nó trở

thành sự hiẽu biết thực s ự là của m ình, con người biết

Trang 31

dùng những tri thức đó vào hoạt động và đời sống hàng ngày, trong công việc và lối sông của mình

Muôn vậy, tri thức p h ả i biến thành p h ư ơ n g p h áp, hiểu

biết phải thúc đẩy năng lực tư duy, có đầu óc độc lập, sáng tạo trong nhận thức và hành động Đó là năng lực và trìn h độ duy lý luận, duy khoa học, nhờ đó con người có thể sáng tạo, không rơi vào sự lệ thuộc, sao chép, giáo điều T rau dồi phương pháp tư duy sáng tạo, biện chứng chứ không siêu hình, đó không chỉ nhằm vào phát triển trí tuệ m à còn làm hình

th àn h nhân cách Đây là thực chất của vấn đề, phân

biệt người thực học để có thực lực và thực tài với người

học mà tri thức và học vấn vẫn ở bên ngoài sự nỗ lực lao động trí óc của chính họ Trí thông minh, sự thông hiểu khác căn bản với trí nhố, sự ghi nhớ thụ động, một chiều Phương pháp khoa học, đó không phải là hình thức, là kỹ th u ật hay thao tác m à thực sự là nội dung, là lý luận, là tư tưởng Nắm vững và trở nên

th àn h thục về phương pháp ở trìn h độ đó, chủ thể lao động học tập có thể tự mình tìm kiếm, phát hiện, tổ chức được những tri thức của mình, có thể gọi điều đó như là sự sáng tạo ra những tri thức mới, có khả năng

tự học, tự giáo dục, tự đào tạo chính mình Học vấn

phải trở th ành một trìn h độ p h á t triển của nhận thức

chứ không phải là một tổng sô sô" học những tri thức rời rạc, riêng lẻ, ch ất đông Giáo dục phương pháp, đó

là một mục tiêu trọng điểm của giáo dục hiện đại, là

Trang 32

chỗ xác định giáo dục đã thực sự m ang ý nghĩa văn hoá giáo d ụ c hay chưa?

H êghen nh ấn m ạnh rằn g , mọi tr i th ứ c tro n g lịch

sử triế t học nh ân loại suy đên cùng là tr i th ứ c về phương pháp.

Nhà vật lý thiên tài, nhà bác học Xôviêt L.D Landao cũng từng đánh giá, phương pháp quan trọn g hơn phát minh Có phương pháp tố t (ở đây bao gồm cả hướng tiếp cận mới, sáng tạo) có th ể có íihiều p h át minh mới.

N hận x é t vê giá trị và ý nghĩa củ a những th ư từ tra o đổi về duy v ậ t lịch sử giữa M ác - Ả ngghen vói những ngưòi cùng thòi củ a các ông, L ên in đưa ra một

k hái q u át nổi tiếng: nếu chỉ cần m ột từ thôi có th ể nói lên tiêu điểm của to àn bộ các bức th ư th ì từ đó là

p h é p biện ch ứ n g

Và theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin không phải là thuộc lòng câu chữ như một con vẹt, đọc dăm ba cuốn sách để đi "loè"

thiên hạ mà phải nắm lấy tinh thần và p h ư ơ n g p h á p

của chủ nghĩa Mác - Lênin, để ứng xử với con ngưòi và biết làm các công việc thực tế.

Đủ thấy, trình độ nắm vững phương pháp, làm chủ phương pháp đê sáng tạo quan trọng như thê nào để

học vấn trở thành văn hoá tư duy, tư tưởng, văn hoá nhận thức ở mỗi người.

Với trình độ và phương pháp nhận thức do học vấn

Trang 33

đem lại, con người có nh u cầu học tập, ham học hỏi và

hiểu biết Học tập và tự học trở thành tự giác, hứng thú, được củng cố thành thói quen, được thúc đẩy bởi tình cảm Đó không chỉ là tình cảm trí tuệ mà còn là tình cảm đạo đức và tình cảm thẩm mỹ.

Đạt được những bước chuyển như thế, học vấn mói trở thành văn hoá, mới mang ý nghĩa văn hoá Đến lượt

nó, văn hoá vối sức mạnh của nhu cầu, tình cảm được củng cô bền vững trong đời sông tinh thần, sức mạnh được nội tâm hoá trong thê giới tinh thần của từng cá thể sẽ thúc đẩy và dẫn dắt con người trau dồi tri thức, học vấn tốt hơn.

X ã hội học tập, xã hội tri thức được xây dựng trên cơ

sở đó, sao cho học vấn trở thành văn hoá, con người trở

thành chủ thể sáng tạo văn hoá và xã hội trở thành một

xã hội văn hoá cao, dân tộc trở thành một dân tộc thông thái như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng mong muôn Tiền đê thứ hai, quan hệ giữ a đạo đức và nhân cách Trong mối quan hệ này, ta thấy một hiện tượng có

tính phổ biến, thường gặp là đồng nhất làm một đạo đức với nhân cách, coi nhân cách là đạo đức, đạo đức là nhân cách Đây cũng là sự đồng nh ất giản đơn, không tính đến những khác biệt giữa một yếu tô - bộ phận với một cái toàn vẹn - chỉnh thể.

Nói tới nhân cách là nói tới một cấu trúc trong đó có

sự kết hợp hữu cơ giữa đạo đức và năng lực, gọi là cấu

trúc đứ c - tài mà có lúc ta thường gọi là hồng và chuyên.

Trang 34

T hật ra, đ ứ c và tài chỉ là hai th àn h phần côt yêu

n h ất để xác định một nhân cách Một quan niệm đầy

đủ về nhân cách không chỉ nói tới hai yếu tô đó m à phải xem xét quan hệ giữa chúng trong hoạt động và lối sống của con người giữa những yêu tô khác, với những mối quan hệ khác, những tá c động và ảnh hưởng giữa con người với môi trường, hoàn cảnh, giữa

cá nhân với xã hội.

Đạo đức là gốc của nhân cách , là tiêu ch u ẩn hàn g đầu, quan trọn g n h ất, giữ vai trò quyết định tron g nhân cách của con người Tầm quan trọn g nổi b ật đó của đạo đức dẫn tới chỗ, khi xem xét, đánh giá nh ân cách của một người nào đó ta thường nh ấn m ạnh trước h ết và chủ yếu tới đạo đức củ a người ấy Quan niệm đạo đức là nhân cách tu y không sai nhưng rõ ràn g là chưa đầy đủ.

Hơn nữa, để hiểu đúng giá trị và ý nghĩa của đạo đức trong sự hình thành và phát triển nhân cách thì phải nhìn đạo đức trong tính hiện thực trực tiếp của nó, nghĩa là phải xét đạo đức trong hoạt động của con người, phải chú ý đặc biệt tới hành vi đạo đức, rằng, một người được gọi là có đạo đức thì phải có hành động đạo đức, biểu hiện trong lao động, trong công việc, trong quan hệ với những người khác Thưốc đo đạo đức, tính trung thực, nh ất quán đạo đức phải được biểu hiện ỏ sự thông nhất giữa động cơ và hiệu quả, giữa lời nói và việc làm.

Trang 35

Để đạo đức thực sự là đạo đức hành động chứ

không dừng lại ỏ ý thức, ở những mong muôn, ước

nguyện thì đạo đức tấ t yếu phải gắn với năng lực Năng lực đảm bảo cho đạo đức từ ý thức trỏ thành hành động, từ khả năng thành hiện thực Nhờ có năng lực mà đạo đức biểu hiện ra thành tính hiện thực đạo đức, cái tích cực, cái tốt đẹp của chủ thể đạo đức này mới có tác dụng và ảnh hưởng tới những chủ thể đạo đức khác, mới thúc đẩy tiến bộ của đạo đức xã hội.

M ặt khác, đạo đức chi phôi năng lực, đảm bảo cho năng lực được sử dụng và phát huy theo đúng mục đích của đạo đức, hưống năng lực vào những việc làm đúng đắn, ngay thẳng, lương thiện, khẳng định cái đúng, cái tốt, cái đẹp, vì lợi ích xã hội, vì sự phát triển của con người.

Mối liên hệ m ật thiết và sự chê ước lẫn nhau giữa đạo đức và năng lực được thể hiện nổi bật trong quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh Người nhấn mạnh rằng, có đức phải có tài, có tài phải có đức, mà đức là gôc Người có đức mà không có tài thì vô dụng, làm việc gì cũng khó; có tài mà không có đức thì nguy hiểm, có thể làm điều xấu, điều ác một cách có tính toán.

Môi quan hệ đức - tài, trên một ý nghĩa nào đó, có thê gọi là quan hệ giữa hồng và chuyên, song không được giản lược hoá đạo đức, phẩm giá con người, đồng

n hất nó vào chính trị, cũng như năng lực không chỉ thuần tuý là chuyên môn, nghiệp vụ.

Trang 36

Để hiểu đúng về nhân cách không những phải khăc phục khuynh hướng đồng nhất đạo đức với nhân cách

mà còn phải trán h khuynh hưống tách ròi đạo đức với năng lực, tuyệt đôi hoá m ặt này để xem nhẹ hoặc phủ nhận m ặt kia và ngược lại.

Đảm bảo sự kết hợp đức với tài, trong đó có bao hàm chính trị và chuyên môn mới là đảm bảo những cái côt yếu trong cấu trúc nhân cách.

Nhân cách con người, đó không chỉ là đôi tượng nghiên cứu của riêng tâm lý học Phạm trù nhân cách không tách rời phạm trù con người hiện thực và bản chất

xã hội của nó, có thể và cần phải được nghiên cứu như một vấn đề triết học - triết học về con người, triết học về văn hoá.

Nhân cách không phải là cái có sẵn khi con người mới lọt lòng, khi nó còn là một thực thể sinh vật Phải đến một trình độ trưởng thành nào đó vê ch ất lượng xã hội trong sự phát triển của cá thể, của ý thức, năng lực

và hành vi cá nhân thì nhân cách của con người mới định hình Đó là lúc mà cùng với sự trưởng thành về thể chất sinh học, những phẩm chất và năng lực xã hội trong con người dần dần hình thành, đặc biệt là những kinh nghiệm xã hội mà con người tiếp thụ và tích luỹ được thông qua hoạt động, giao tiếp, qua giáo dục, qua tác động và ảnh hưởng của môi trường xã hội Nhờ đó con người tự ý thức vê mình, về đời sống cá nhân, có sự phát triển nhu cầu, nhất là những nhu cầu về đời sống

Trang 37

tinh thần, sự lựa chọn giá trị và thực hiện lợi ích, môi liên hệ, ràng buộc giữa mình với những ngưòi khác Nhân cách xác định một trình độ phát triển của cá nhân về lý trí, tình cảm, đạo đức, nghĩa vụ, trách nhiệm

và bổn phận Mác đã từng nói, sự phát triển của mỗi cá nhân tuỳ thuộc vào sự phát triển những mối liên hệ xã hội phong phú giữa nó với các cá nhân khác, với xã hội

N hâ n cách, đó là một sản ph ẩm đến m uộn trong sự trưởng thành của con người Chỉ trong hoạt động, đặc

biệt là lao động mới tạo nên nhân cách Đó là quá trình kết hợp giữa cá thê hoá với xã hội hoá, giữa giáo dục và

tự giáo dục để con người tự thể hiện và tự khẳng định mình trong các mối quan hệ Chính vì vậy, nhân cách là một hệ thông các giá trị, các vị thê và các chức năng xã hội mà cá nhân đạt được trong phát triển và trưởng thành N hân cách thuộc về giá trị của chủ thê nhưng lại được đánh giá bởi xã hội, bởi những chủ thê nhân cách khác thông qua uy tín và ảnh hưởng của nhân cách được đánh giá.

T h ự c chất của nh ân cách là một quan hệ liên nh ăn cách T h à n h n g ữ Pháp có câu: "Hãy nói cho tôi biết,

anh chơi với ai, tôi sẽ nói cho anh biết anh là người thê nào" - đó là sự nhận biết nhân cách qua các quan hệ nhân cách L à một hiện tượng động, biến đôi, nhân cách không hình thành một lần là xong Nó được trau

dồi, xây đắp trong cả cuộc đời, và ở đây, vân đ ề nh ân cách thực chất là vấn đ ề giáo dụ c văn hoá n h ă n cách.

Trang 38

Có trường hợp nhân cách bị biến dạng, thoái hoá, con người tự đánh m ất nhân cách của mình, nổi bật n h ất

là sự lệch lạc, hư hỏng về đạo đức, th ậm chí rơi vào vòng tội lỗi Giáo dục phải tạo ra môi trường, điếu kiện

để con người h ư ớ n g thiện và hoàn lương, thức tỉnh

lương tâm vê cái thiện, đẩy lùi cái ác, cái xấu Đó là chủ nghĩa nhân đạo của giáo dục, là năng lực và bản lĩnh văn hoá của giáo dục và nhà giáo dục.

Làm nảy nở trong ý thức, tâm hồn và tình cảm con

người khát vọng trở nên tốt đẹp, m ong m uôn làm việc tốt, trở thành người tốt, theo Xukhômlinxki - nhà giáo

dục Xôviết nổi tiếng, đó là sự công phu, bền bỉ của giáo dục đạo đức, giáo dục văn hoá đạo đức Ông đề xướng một quan niệm: Đạo đức học, đó là triết học thực hành trong giáo dục nhà trường1 Theo đó, làm cho mỗi người,

từ đứa trẻ trở đi, luôn biết tới sự xấu hổ khi có những cử chỉ, hành vi, xử sự không đúng vối người khác, với chính mình, đó là một sức mạnh để tự rèn luyện đạo đức và nhân cách Biết xấu hổ là biết tới tự trọng, tự đánh giá, tự phê phán để tự điều chỉnh Cùng với sự xấu hổ, sự dằn vặt lương tâm , ý thức về danh dự, về phẩm giá - đó là những sức m ạnh tự bảo vệ mình khỏi những sự suy đồi đạo đức Đánh m ất những cái đó, con người có thể rơi vào vũng bùn của những sự thô bỉ, trơ

1 Xem: Xukhômlinxki: G iáo dục con người chăn chính như

th ến à o, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1981.

Trang 39

trẽn, những sự lỳ lợm, độc ác, nó giống như sự đánh

m ất nhân tính Dạy học không dừng lại ở dạy chữ mà thông qua dạy chữ để rèn người, dạy đạo đức, đạo lý làm ngưòi là vì vậy Tính hưống đích và mục tiêu cao

nhất của giáo dục là giáo dục nhân cách, là làm cho con người trở thành một nhản cách tru n g thực và sáng tạo

Sản phẩm của giáo dục là một sản phẩm văn hoá cao nhất, ấy là con người Tính lý tưởng vậ sự hoàn thiện của giáo dục đòi hỏi một cách khắt khe là: giáo dục không được phép có thứ phẩm, có những sản phẩm tồi

và hỏng Lý thuyết về giáo dục liên tục, giáo dục suốt đời trong xã hội hiện đại với đặc trưng xây dựng một xã hội học tập, một xã hội lao động không chỉ là sự phát triển liên tục năng lực trí tuệ con người m à còn là sự hoàn thiện không ngừng của đạo đức, nhân cách, của

văn hoá làm người.

Quan niệm về nhân cách như đã trình bày trên đây cho thấy, nhân cách vối đạo đức làm nòng cốt đã trở thành văn hoá, là tổng hợp những nhân tô" tạo nên sự phát triển, kết tinh thành những giá trị văn hoá, trình

độ văn hoá đặc trưng cho mỗi cá nhân.

Văn hóa dân tộc phản chiếu sức sông, sức sáng tạo của dân tộc, là toàn bộ những giá trị tạo nên côt cách, bản sắc dân tộc, là hiện thân của tiềm lực vật chất - tinh thần, là trí tuệ, tư tưởng, đạo đức và tâm hồn của dân tộc đó trong phát triển Đó cũng chính là nhân cách

và văn hoá nhân cách của cả một dân tộc.

Trang 40

2 Tiếp c ậ n hệ th ố n g - c ấ u t r ú c vể bản c h ấ t c ủ a văn hoá

Cũng như con người, văn hoá m ang một bản ch ất xã hội và là một phức hợp, một chỉnh thể hệ thông toàn vẹn, do đó cần phải nhìn nhận văn hoá từ nhiều chiều cạnh, nhiều lớp quan hệ khác nhau Có thể hình dung, văn hoá m ang một bản chất nhiều thứ bậc Tính phức

tạp, đa nghĩa của văn hoá không chỉ ở trong quan niệm

mà còn ở trong sự p h â n loại.

Cho đến nay vẫn có nhiều cách hiểu khác nhau vê văn hoá, văn hoá là gì? và có những loại hình (kiểu, dạng) văn hoá nào?

Dù có những khác biệt và đa dạng như thê nào vê văn hoá, song văn hoá từ lôgíc phát triển đến lịch sử của những sự hình thành và biến đổi đều có những điểm thông nhất, phổ biến được nhận thức.

Tiếp cận hệ thống - cấu trú c giúp cho việc nhận thức bản ch ất văn hoá theo hướng đó.

X ét theo con đường và phương thức hình thành văn hoá, sản x u ất ra văn hoá cần phải tiếp cận văn hoá từ

hoạt đ ộ n g , ở đây là hoạt động của chủ thể người, là

quan hệ giữa chủ thể với đô'i tượng, khách thể trong hoạt động sản xu ất ra văn hoá.

X é t theo mục đích và vai trò của văn hoá đôi với

p h át triển và tiến bộ xã hội, cần phải tiêp cận văn hoá

t ừ g iá trị, ở đây là hệ giá trị văn hoá và sự p h át triển

Ngày đăng: 06/05/2016, 20:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w