1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Xóa đói giảm nghèo ở huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay

84 246 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 678,18 KB

Nội dung

Đến nay, nhiều nhà nghiêncứu và các tổ chức quốc tế đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau, trong đó có khái niệmkhái quát hơn cả được nêu ra tại Hội nghị bàn về xóa đói giảm nghèo ở khu vự

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN VŨ QUANG,

TỈNH HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

NGUYỄN CÔNG TRƯỜNG

Khóa học 2009 - 2013

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 2

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN VŨ QUANG,

TỈNH HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Sinh viên th ực hiện:

Nguy ễn Công Trường

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 8

2 Tình hình nghiên cứu 9

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 10

3.1 Mục đích nghiên cứu 10

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 10

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 10

4.1 Đối tượng nghiên cứu 10

4.2 Phạm vi nghiên cứu 11

5 Phương pháp nghiên cứu 11

6 Đóng góp của đề tài 11

7 Kết cấu đề tài 12

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ 13

XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO 13

1.1 Khái niệm, đặc điểm, nguyên nhân và hậu quả của nghèo đói 13

1.1.1 Một số khái niệm về nghèo đói 13

1.1.2 Đặc điểm của các hộ nghèo 15

1.1.3 Nguyên nhân dẫn đến nghèo đói 17

1.1.4 Hậu quả của nghèo đói 19

1.2 Khái niêm, nội dung và tiêu chí xác định xóa đói giảm nghèo 20

1.2.1 Khái niệm xóa đói giảm nghèo 20

1.2.2 Nội dung của công tác xóa đói giam nghèo 20

1.2.3 Tiêu chí xóa đói giảm nghèo 21

1.3.4 Ý nghĩa của công tác xóa đói giảm nghèo 23

1.3 Các nhân tố tác động đến công tác XĐGN 24

1.3.1 Tăng trưởng kinh tế phiến diện 24

1.3.2 Môi trường bị tàn phá 25

1.3.3 Sự hạn chế về năng lực tổ chức, quản lý của bộ máy nhà nước các cấp 25

1.3.4 Nhận thức và khả năng tiếp cận của người dân 27

1.3.5 Điều kiện tự nhiên 27

1.3.6 Chính quyền địa phương 27

1.3.7 Tâm lý của người dân 28

1.4 Khái quát về công tác XĐGN ở Việt Nam 28

1.5 Kinh nghiệm của một số nước và địa phương trong công tác XĐGN 31

1.5.1 Kinh nghiệm của một số nước 31

1.5.2 Kinh nghiệm XĐGN của một số địa phương 33

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 4

1.5.3 Bài học rút ra cho huyện Vũ Quang 37

Chương 2 THỰC TRẠNG NGHÈO ĐÓI VÀ CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN VŨ QUANG TỈNH HÀ TĨNH 38

2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 38

2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Vũ Quang 38

2.1.2 Tác động của điều kiện tự nhiên, KT - XH đến công tác XĐGN 42

2.2 Tình hình nghèo đói và công tác XĐGN của huyện Vũ Quang 44

Bảng 2.1: Tỷ lệ hộ nghèo của huyện giai đoạn 2007 – 2011 44

2.3 Thực trạng nghèo đói và công tác XĐGN ở huyện Vũ Quang 45

Bảng 2.2 Tỉ lệ hộ nghèo theo các xã trên địa bàn huyện 47

Bảng 2.3 Kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo năm 2012 50

2.3.1 Thực trạng đời sống của các hộ nghèo 50

Bảng 2.4: Số lượng, tỷ lệ, cơ cấu các loại hộ thuộc nhóm hộ điều tra 51

2.3.1.1 Trình độ học vấn 51

Bảng 2.5: Trình độ học vấn của hộ dân đầu năm 2013 52

Bảng 2.6: Tình hình nhà ở, phương tiện sinh hoạt chủ yếu 53

2.3.1.3 Tình hình sử dụng canh tác của nông hộ 54

Bảng 2.7: Tình hình sử dụng đất canh tác 54

Bảng 2.8: Tình hình việc làm và nhân khẩu của các hộ gia đình 55

Bảng 2.9: Tình hình thu chi và nguồn thu của các hộ dân 56

2.2.2 Nguyên nhân nghèo đói ở huyện Vũ Quang 57

Bảng 2.10: Nguyên nhân nghèo đói theo đánh giá của hộ 58

2.2.3 Tình hình thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo của huyện Vũ 59

2.3 Đánh giá chung về công tác xóa đói giảm nghèo ở huyện Vũ Quang 62

2.3.1 Thành tựu 62

2.3.2 Những hạn chế 63

2.3.3 Những vấn đề đặt ra đối với công tác xóa đói giảm nghèo của 64

Chương 3NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ 66

3.1 Quan điểm, phương hướng và mục tiêu xóa đói giảm nghèo của 66

3.1.1 Quan điểm 66

3.1.2 Phương hướng 66

3.1.3 Mục tiêu 67

3.2 Những giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả xóa đói giảm nghèo 68 Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 5

3.2.1 Về lãnh đạo, chỉ đạo 68

3.2.2 Về chính sách 69

3.2.3 Huy động tối đa các nguồn vốn, nâng cao hiệu quả 70

3.2.4 Phân công các phòng ban đơn vị phụ trách công tác 71

3.2.5 Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 71

3.2.6 Tăng cường công tác nhận thức về XĐGN, kêu 72

3.2.7 Tăng hiệu quả sử dụng đất 72

3.2.8 Làm tốt công tác khuyến nông 72

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 74

1 Kết luận 74

2 Kiến nghị 75

2.1 Đối với nhà nước: 75

2.2 Đối với tỉnh Hà Tĩnh 75

2.3 Đối với các Ban chỉ đạo XĐGN huyện Vũ Quang 75

2.4 Đối với các phòng, ban ngành 76

2.5 Đối với hộ nghèo 77

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 6

DANH MỤC VIẾT TẮT

LĐ-TB&XH: Lao động – Thương binh và Xã hội

DS – KHHGĐ: Dân số - Kế hoạch hóa gia đìnhXNTT: Xóa nhà tranh tre

CHDCND: Cộng hòa dân chủ nhân dânGQVL: Giải quyết việc làm

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Tỷ lệ hộ nghèo của huyện giai đoạn 2007 – 2011 44

Bảng 2.2 Tỉ lệ hộ nghèo theo các xã trên địa bàn huyện 47

Bảng 2.3 Kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo năm 2012 50

Bảng 2.4: Số lượng, tỷ lệ, cơ cấu các loại hộ thuộc nhóm hộ điều tra 51

Bảng 2.5: Trình độ học vấn của hộ dân đầu năm 2013 52

Bảng 2.6: Tình hình nhà ở, phương tiện sinh hoạt chủ yếu 53

Bảng 2.7: Tình hình sử dụng đất canh tác 54

Bảng 2.8: Tình hình việc làm và nhân khẩu của các hộ gia đình 55

Bảng 2.9: Tình hình thu chi và nguồn thu của các hộ dân 56

Bảng 2.10: Nguyên nhân nghèo đói theo đánh giá của hộ 58

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Đói nghèo là một vấn đề mang tính toàn cầu Ngay cả những nước phát triển,cũng vẫn còn có một bộ phận dân cư sống dưới mức nghèo khổ Vào những năm đầucủa thế kỷ 21 trên thế giới vẫn còn hơn trên 1,3 tỷ người sống dưới mức nghèo khổ,trong đó khoảng 800 triệu người sống ở các quốc gia thuộc Châu Á Thái Bình Dương.Đây là một trở ngại lớn, một thách thức lớn đối với sự phát triển của các nước

Việt Nam là một trong những nước nghèo, Việt Nam là một nước nông nghiệpvới 70% dân số sống ở nông thôn Với trình độ dân trí, canh tác còn hạn chế nên năngsuất lao động chưa cao, thu nhập của nông dân còn thấp, tình trạng đói nghèo vẫn diễn

ra rộng khắp các khu vực Nghèo đói là một trong những vấn đề nan giải mà mọi quốcgia trên thế giới đặc biệt là những quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam đềuphải quan tâm và tìm cách giải quyết

Nhiều năm qua, Việt Nam được thế giới đánh giá tốt trong việc xóa đói giảmnghèo (XĐGN) Tuy nhiên so với yêu cầu phát triển và hiện tượng tái nghèo đang diễn

ra, nhất là ở nông thôn, miền núi thì công cuộc XĐGN càng trở nên vừa cấp bách vừakhó khăn

Trong xu thế hợp tác và toàn cầu hoá hiện nay thì vấn đề XĐGN không còn làtrách nhiệm của một quốc gia mà đã trở thành mối quan tâm của cả cộng đồng Quốc

tế Việt Nam là một trong những nước có thu nhập thấp nhất thế giới, do đó chươngtrình mục tiêu quốc gia XĐGN là một chiến lược lâu dài cần được sự quan tâm giúp

đỡ của cộng đồng quốc tế kết hợp chặt chẽ với tinh thần tự lực, tự cường, đoàn kết của

cả dân tộc để đẩy lùi đói nghèo tiến kịp trình độ phát triển kinh tế của các nước tiêntiến Chúng ta đều biết đòi nghèo là lực cản trên con đường tăng trưởng và phát triểncủa Quốc gia, nghèo khổ luôn đi liền với trình độ dân trí thấp, tệ nạn xã hội, bệnh tậtphát triển, trật tự an ninh chính trị không ổn định…

Trong thời kỳ nước ta đang thực hiện công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá(CNH-HĐH), phát triển kinh tế thị trường như hiện nay, vấn đề XĐGN càng khó khăn

và phức tạp hơn so với thời kỳ trước Muốn đạt được hiệu quả thiết thực nhằm giảmnhanh tỷ lệ đói nghèo, nâng cao mức sống cho người dân thì mỗi địa phương, mỗi vùngphải có chương trình XĐGN riêng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của mình nhằmTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 9

thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh là một huyện miền núi – biên giới, vùng sâu,vùng xa ở phía Tây Bắc của tỉnh Cùng với sự phát triển của đất nước và của tỉnh, tìnhhình kinh tế - xã hội ở huyện cũng đã có nhiều sự thay đổi Tuy nhiên do đặc điểm tựnhiên, dân cư, địa bàn, phong tục tập quán nên nông nghiệp vẫn là ngành có đóng gópchủ yếu vào sự phát triển của huyện Vũ Quang vẫn còn là một huyện nghèo, tỷ lệ hộnghèo còn khá cao (năm 2012 là 22,36%) và thu nhập trung bình thấp nhất so với cảnước cũng như các địa phương khác trong tỉnh Vấn đề đặt ra ở đây là: với tình hình,thực trạng nghèo đói của Vũ Quang như vậy, tỉnh Hà Tĩnh, huyện đã có những chínhsách gì, bằng cách nào, thực hiện các giải pháp nào để đẩy mạnh quá trình xoá đóigiảm nghèo, từng bước ổn định đời sống của các hộ nghèo, từ đó tạo những điều kiện,tiền đề thuận lợi để các hộ vươn lên thoát nghèo và không bị tái nghèo Đây là vấn đềrất bức thiết đối với Vũ Quang cần sớm được nghiên cứu giải quyết

Xuất phát từ thực tiễn đó tôi chọn đề tài: “Xóa đói giảm nghèo ở huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.

- “Xóa đói – giảm nghèo", Hà Nội, 1993 Báo cáo 3 năm thực hiện xoá đói giảm

nghèo và phương hướng nhiệm vụ thời gian tới, ngày 18/4/1995

- Tập thể tác giả (1996): “Xoá đói giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế“, Nhà xuất

- Phạm Gia Khiêm (2006): “Xóa đói giảm nghèo ở nước ta – thành tựu, thách

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 10

- Phạm Hữu Bình (2010): “Vũ Quang trước vận hội mới”, Báo Hà Tĩnh.

- Thái Kim Đỉnh (2005): “Vũ Quang xưa và nay”, huyện ủy – UBND huyện Vũ Quang.

Phần lớn các đề tài, công trình khoa học trên đều đề cập đến vấn đề XĐGN ởtầm vĩ mô Huyện Vũ Quang cũng đã có nhiều chương trình, chủ trương, chính sáchXĐGN Tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách sâu xa vấn đề XĐGN củahuyện Vũ Quang Vì vậy những công trình nghiên cứu trên là tài liệu tham khảo vớinhững thông tin rất quý cho tôi viết khóa luận này

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 M ục đích nghiên cứu

Từ cơ sở lý luận và nghiên cứu thực trạng đói nghèo và công tác XĐGN củahuyện Vũ Quang, từ đó tìm ra những giải pháp và những kiến nghị để nâng cao hiệuquả của công tác XĐGN, góp phần thực hiện mục tiêu giảm tỉ lệ đói nghèo ở huyệnxuống mức tối thiểu

3.2 Nhi ệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn công tác XĐGN

- Phân tích thực trạng việc tổ chức thực hiện công tác XĐGN của huyện, từ đóđánh giá những thành công, hạn chế, nguyên nhân

- Đề xuất những phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tácXĐGN ở huyện Vũ Quang

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu vấn đề nghèo đói, công tác xóa đói giảm nghèo ở huyện Vũ Quang,Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 11

tỉnh Hà Tĩnh.

4.2 Ph ạm vi nghiên cứu

+ Về không gian: Địa bàn huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tỉnh

+ Về thời gian: Từ năm 2007 đến năm 2011

+ Về nội dung: Đề tài nghiên cứu,phân tích, đánh giá công tác XĐGN củahuyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2007 - 2011, từ đó thấy rõ hơn vai trò củacông tác XĐGN, những vấn đề đặt ra và những giải pháp tăng cường hiệu quả công tácXĐGN trên địa bàn huyện trong thời gian tới

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu chung:

Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để xem xét và phân tíchvấn đề một cách khoa học, khách quan

- Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp sau:

+ Phương pháp thu thập thông tin:

Lấy từ sách, báo, internet như: Tạp chí Cộng sản; báo pháp luật, báo Hà Tĩnh

Từ các văn bản, văn kiện Đại hội Đảng, báo cáo công tác XĐGN huyện Vũ Quang,niên giám thống kê huyện Vũ Quang năm 2011

+ Phương pháp phân tích thống kê, chọn mẫu điều tra:

Mẫu điều tra được chọn theo phương pháp chọn mẫu phân loại Căn cứ vào địahình của huyện, tôi chọn 5 xã đại diện cho các vùng của huyện Mặt khác, các xã đượcchọn điều tra phải là những xã điển hình về nghèo đói của huyện

Khi đã thu thập được số liệu sơ cấp tôi phân chia thành các nhóm, chọn ranhững vấn đề liên quan với nhau sau đó tính phần trăm, lập bảng, vẽ biểu đồ

+ Phương pháp phân tích số liệu

Số liệu điều tra sau khi đã được xử lý, tôi dùng các phương pháp phân tích sốliệu để đưa ra những nhận định về nghèo đói và công tác XĐGN ở huyện Vũ Quang

Trang 12

Ban chỉ đạo các cấp trong việc thực thi công tác XĐGN ở huyện Vũ Quang.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 13

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ

XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO

1.1 Khái niệm, đặc điểm, nguyên nhân và hậu quả của nghèo đói.

1.1.1 M ột số khái niệm về nghèo đói

- “Nghèo” là một tình trạng thiếu thốn về nhiều phương diện như: thunhập thiếu do bị thiếu cơ hội tạo thu nhập, thiếu những nhu cầu cơ bản hàng ngày củacuộc sống, thiếu tài sản để tiêu dùng lúc bất trắc xảy ra và dễ bị tổn thương trướcnhững mất mát [7, 7]

Nghèo được nhận điện trên hai khía cạnh: nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối

+ Nghèo tuyệt đối (Absolute Poverty): là tình trạng một bộ phận dân cư không

được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này

đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế và phong tục tập quán củađịa phương[14, 40]

+ Nghèo tương đối (Relative Poverty): là tình trạng một bộ phận dân cư sống

dưới mức trung bình của cộng đồng [14, 41]

+ “Đói” là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống nhỏ hơn mức

sống tối thiểu, không đảm bảo nhu cầu vật chất để duy trì cuộc sống [7, 7]

Như vậy “nghèo đói” là tình trạng một bộ phận dân không được hưởng và thỏa

mãn những nhu cầu con người đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triểnkinh tế - xã hội và phong tục tập quán của địa phương đang xét

Đói nghèo là một hiện tượng tồn tại ở tất cả các quốc gia dân tộc Nó là mộtkhái niệm rộng, luôn thay đổi theo không gian và thời gian Đến nay, nhiều nhà nghiêncứu và các tổ chức quốc tế đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau, trong đó có khái niệmkhái quát hơn cả được nêu ra tại Hội nghị bàn về xóa đói giảm nghèo ở khu vực châu

Á Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Thái Lan vào tháng 9/1993, các quốc gia đã

thống nhất cho rằng: “Đói nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng

và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận, tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của từng địa phương” Đây là

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 14

khái niệm khá đầy đủ về đói nghèo, được nhiều nước trên thế giới nhất trí sử dụng,trong đó có Việt Nam [9, 5].

- Hộ nghèo: Hộ nghèo là tình trạng của một số hộ gia đình chỉ thoả mãn một

phần nhu cầu tối thiểu của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống trung bìnhcủa cộng đồng xét trên mọi phương diện

- Hộ cận nghèo: là hộ có thu nhập bình quân đầu người cao hơn chuẩn nghèo

(theo quy định của pháp luật) và tối đa bằng 130% so với chuẩn nghèo

- Xã nghèo là xã có những đặc trưng như sau:

+ Tỷ lệ hộ nghèo cao hơn 40% số hộ của xã

+ Không có hoặc thiếu rất nhiều những công trình cơ sở hạ tầng như: Điện sinhhoạt, đường giao thông, trường học, trạm ytế và nước sinh hoạt

+ Trình độ dân trí thấp, tỷ lệ người mù chữ cao

- Vùng nghèo: Vùng nghèo là chỉ địa bàn tương đối rộng có thể là một số xã liền

kề nhau hoặc một vùng dân cư nằm ở vị trí rất khó khăn hiểm trở, giao thông khôngthuận tiện, cơ sở hạ tầng thiếu thốn, không có điều kiện phát triển sản xuất đảm bảocuộc sống và là vùng có số hộ nghèo và xã nghèo cao

- Hộ đói: Hộ đói là một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức tối thiểu không

đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống hay nói cách khác đó là một bộphận dân cư hàng năm thiếu ăn, đứt bữa, thường xuyên phải vay nợ và thiếu khả năngtrả nợ

- Chuẩn nghèo: Là một tiêu chuẩn để đo mức độ nghèo của các hộ dân, là căn cứ

cho các hỗ trợ về chính sách cho hộ đó Chuẩn nghèo ở mỗi quốc gia là khác nhau

Ở Việt Nam nghèo đói được phân theo chuẩn nghèo quốc gia, nghĩa là dựa vàothu nhập bình quân khẩu/tháng Do vậy, từ năm 1993 đến cuối năm 2005, Chính phủViệt Nam đã bốn lần nâng mức chuẩn nghèo Ngày 27/9/2001 Thủ tướng Chính phủ

ký Quyết định số 143/2001/QĐ-TTg trong đó phê duyệt "Chương trình mục tiêu quốcgia xóa đói và giảm nghèo giai đoạn 2001-2005", những hộ gia đình có thu nhập bìnhquân đầu người ở khu vực nông thôn miền núi và hải đảo từ 80.000 đồng/người/tháng(960.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực nông thôn đồng bằngnhững hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người từ 100.000 đồng/người/tháng(1.200.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực thành thị những hộ cóTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 15

thu nhập bình quân đầu người từ 150.000 đồng/người/tháng (1.800.000 đồng/người/năm)trở xuống là hộ nghèo [16].

Theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 8 tháng

7 năm 2005 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010 thì ở khuvực nông thôn những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000 đồng/người/tháng(2.400.000 đồng/người/năm)trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực thành thị những hộ cóthu nhập bình quân từ 260.000 đồng/người/tháng (dưới 3.120.000 đồng/người/năm)trở xuống là hộ nghèo [17]

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) cho biết, mức chuẩn nghèogiai đoạn 2006-2010 do Chính phủ ban hành năm 2005 đã không còn phù hợp nữa dobiến động kinh tế và chỉ số giá tiêu dùng đã tăng hơn 40% so với thời điểm ban hành

Vì vậy, Bộ LĐ – TBXH đã đề xuất phương án điều chỉnh chuẩn nghèo áp dụngcho năm 2010 như sau: Khu vực nông thôn là những hộ có mức thu nhập bình quân từ300.000 đồng/người/tháng (dưới 3,6 triệu đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo;Khu vực thành thị là những hộ có mức thu nhập bình quân từ 390.000đồng/người/tháng (dưới 4.680.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo Dự kiến,theo điều chỉnh chuẩn nghèo này, tỉ lệ hộ nghèo cả nước sẽ là khoảng 16-17%, tươngứng với 3,2-3,4 triệu hộ nghèo

Chuẩn nghèo mới áp dụng cho giai đoạn 2011-2015 theo Chỉ thị số TTg ngày 21-9-2010 của Thủ tướng Chính phủ, mức chuẩn nghèo và cận nghèo đượcxác định, những hộ có thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng trở xuống là

1752/CT-hộ nghèo (khu vực nông thôn), đối với khu vực thành thị 1752/CT-hộ nghèo là những 1752/CT-hộ có mứcthu nhập bình quân 500.000 đồng/người/tháng; Hộ cận nghèo là những hộ có mức thunhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng (khu vực nông thôn),đối với khu vực thành thị là từ 501.000 đồng đến 650.000 đồng/người/tháng [18]

1.1.2 Đặc điểm của các hộ nghèo

- Thứ nhất, hộ nghèo thường có thu nhập thấp hoặc thậm chí không có thu nhập

mà phụ thuộc vào các nguồn trợ cấp, nguồn thu nhập không ổn định, chủ yếu từ nôngnghiệp hoặc từ việc bán sức lao động, không có việc làm thường xuyên, thường không

có thu nhập phụ, nguồn thu nhập dành cho tích lũy mở rộng sản xuất của các hộ nghèoTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 16

là rất thấp hoặc không có vì phần lớn đều dành cho chi tiêu, sinh hoạt hằng ngày củagia đình, có ít tài sản và tài sản có giá trị thấp, nhà cửa chất lượng kém, một số hộkhông có nhà mà phải ở thuê hoặc ở nhờ nhà người khác.

- Thứ hai, hộ nghèo thường có số nhân khẩu trong gia đình cao hơn bình quân

chung Hệ quả là qui mô gia đình càng lớn thì thu nhập bình quân đầu người sẽ giảm

và khả năng nghèo đói của hộ càng cao Theo kết quả khảo sát mức sống dân cư năm

2010 của Tổng cục DS - KHHGĐ, nhóm hộ nghèo nhất có số nhân khẩu bình quân 1

hộ là 4,22 người, cao gấp 1,22 lần so với nhóm hộ giàu nhất Tỉ lệ phụ thuộc năm 2010

là 1,4, trong đó tỉ lệ phụ thuộc của nhóm hộ nghèo nhất cao hơn 1,8 lần so với nhóm

hộ giàu nhất Các hộ gia đình đông con và có ít lao động dẫn đến tỉ lệ ăn theo trong giađình cao, phần lớn hộ nghèo là những hộ có tỉ lệ ăn theo cao

- Thứ ba, phần lớn thu nhập của các hộ nghèo chỉ đáp ứng được nhu cầu thiết

yếu nhất trong cuộc sống Các hộ nghèo thường có khuynh hướng chi vượt khỏi thu

Do nguồn thu nhập ít ỏi nên hầu như phàn lớn thu nhập chủ yếu được sử dụng để đápứng nhu cầu ăn uống hằng ngày của các hộ nghèo Nhìn chung, mức chi cho ăn uốngchiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi tiêu thường xuyên của các hộ nghèo, trung bìnhkhoảng 70 % cơ cấu tiêu dùng, còn lại để chi cho khám bệnh, đi lại

- Thứ tư, cuộc sống của các hộ nghèo thường phải phụ thuộc người khác như

phải vay vốn lãi suất cao chỉ để thõa mãn nhu cầu thiết yếu, tối thiểu (ăn, mặc, ở );đối với những hộ nghèo mà nguồn thu nhập chủ yếu từ lao động làm thuê thì còn phảiphụ thuộc vào nhu cầu nhân công và từng thời điểm, mùa vụ cần thuê lao động; hộnghèo còn dễ bị ảnh hưởng trước những biến động của thị trường, giá cả, sản phẩmlàm được bán ra thì rẻ, trong khi mua vào lại hết sức đắt đỏ

- Thứ năm, cơ hội tiếp cận giáo dục và các dịch vụ xã hội của những người

nghèo rất khó khăn Thu nhập của các hộ nghèo phần lớn sử dụng cho nhu cầu về ănuống và sinh hoạt, các chi phí dành cho giáo dục, y tế, văn hóa rất eo hẹp Do đó ởnhững hộ nghèo, trình độ học vấn của chủ hộ và con em thường rất thấp, trẻ em bỏ họcgiữa chừng chiếm tỷ lệ cao

- Thứ sáu, thất nghiệp và việc làm bấp bênh, cho thu nhập thấp là hai dấu hiệu

đặc trưng trong tình trạng việc làm của hộc nghèo cả ở thành thị và nông thôn Hoạtđộng nghề nghiệp phổ biến nhất của người nghèo ở thành thị là hoạt động dịch vụTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 17

buôn bán nhỏ với qui mô gia đình Họ thường làm việc trong khu vực kinh tế phi chínhchính thức với những loại công việc không đòi hỏi tay nghề cao, mang tính chất thunhập thấp và không ổn định Ở nông thôn, các hộ nghèo sống chủ yếu nhờ vào sảnxuất nông nghiệp có giá trị thu nhập thấp, tỉ số lệ thuộc cao, mang tính chất thời vụ vàchịu nhiều ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên nên tình trạng thiếu việc làm khi chưađến mùa vụ xẩy ra thường xuyên, mặt khác ở nông thôn có rất ít việc làm để tạo thêmthu nhập phụ, nếu có thì đa số là các ngành nghề truyền thống với đầu ra không đảmbảo và thu nhập thấp.

1.1.3 Nguyên nhân d ẫn đến nghèo đói

1.1.3.1 Nguyên nhân khách quan Thứ nhất, những biến động về chính trị - xã hội, chiến tranh, thiên tai, dịch

bệnh, điều kiện sản xuât khó khăn là một trong những nguyên nhân làm cho người dânrơi vào tình trạng nghèo đói Do nguồn thu nhập bấp bênh, khả năng tích lũy kém nên

họ khó có khả năng chống chọi với những biến cố xẩy ra trong cuộc sống như mấtmùa, thiên tai, đau ốm, tai nạn Với khả năng kinh tế mỏng manh của các hộ gia đìnhnghèo trong khu vực nông thôn, những đột biến này sẽ tạo ra những bất ổn lớn trongcuộc sống của họ Những vùng dễ bị lũ lụt, bão hoặc hạn hán thường có tỷ lệ hộ nghèocao Đối với những đại phương kinh tế - xã hội (KT – XH) chậm phát triển nguy cơnghèo cao hơn so với địa phương có kinh tế phát triển Theo thống kê của Bộ LĐ-TB&XH, tỷ lệ hộ nghèo các vùng trong cả nước năm 2010 ở Đông Bắc là 14,39%,Tây Bắc là 27,30%, , Bắc Trung Bộ là 16,04%, Tây Nguyên là 11,51% và Duyên hảimiền Trung là 10,47% cao hơn nhiều so với vùng Đông Nam Bộ (2,59%), Đồng bằngsông Cửu Long (7,32%) và Đồng bằng sông Hồng (5,43%) là những vùng có điều kiệnthuận lợi để phát triển kinh tế xã hội

Thứ hai, rủi ro gặp phải trong cuộc sống như ốm đau, tai nạn lao động, tai nạn

giao thông, thất nghiệp cũng là nguyên nhân làm cho người dân trở nên nghèo đói.Những rủi ro trong cuộc sống hay gặp phải trong khi không có các biện pháp phòngngừa hữu hiệu, khả năng đối phó và khắc phục rủi ro còn hạn chế

Thứ ba, sau khi thống nhất đất nước việc áp dụng chính sách tập thể hóa nông

nghiệp, cải tạo công thương nghiệp và chính sách giá lương tiền đã đem lại kết quảTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 18

xấu cho nền kinh tế vốn đã ốm yếu của Việt Nam làm suy kiệt toàn bộ nguồn lực củađất nước và hộ gia đình ở nông thôn cũng như thành thị, lạm phát tăng cao có lúc lênđến hơn 700% năm.

Thứ tư, việc áp dụng chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu nhà nước và tập thể của

các tư liệu sản xuất chủ yếu trong một thời gian dài đã làm thui chột động lực sản xuất

Thứ năm, cơ sở hạ tầng còn quá thiếu thốn và lạc hậu, điển hình là giao thông vận

tải và thông tin liên lạc Đặc biệt là ở các vùng núi, vùng sâu vùng xa đi lại khó khăn,người dân khó tiếp cận với thị trường, khoa học kỹ thuật, mở rộng sản xuất [20, 34]

1.1.3.2 Nguyên nhân chủ quan Thứ nhất, những người nghèo là những người có trình độ học vấn thấp, thiếu

hiểu biết, không có điều kiện để tiếp thu khoa học kỹ thuật vào sản xuất Trình độ họcvấn thấp hạn chế khả năng kiếm việc làm trong khu vực khác, trong các ngành phinông nghiệp, những công việc mang lại thu nhập cao hơn và ổn đinh hơn Mặt khác dokiến thức hạn chế họ không có khả năng phân tích thị trường để có định hướng sảnxuất kinh doanh những sản phẩm mang lại thu nhập cao

Thứ hai, qui mô hộ gia đình lớn, bởi qui mô hộ gia đình ảnh hưởng đến nhiều

yếu tố KT – XH Những hộ gia đình sinh nhiều con, đẻ dày một mặt sẽ hạn chế sức laođộng của người mẹ, mặt khác lại phải tốn thêm một khoản chi phí để nuôi con nhỏ,chưa kể đến việc sức khỏe của người mẹ cũng bị ảnh hưởng khi sinh nhiều, đẻ dày.Sinh đẻ không có kế hoạch làm qui mô gia đình tăng và tỷ lệ người ăn theo cao là mộtnguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo đói của hộ

Thứ ba, đối với hộ gia đình có thu nhập thấp, trong nền kinh tế ngày nay càng

phát triển thì thu nhập của họ chỉ đủ chi tiêu cho các khoản sinh hoạt hàng ngày Vì thế

họ không đủ vốn để mở rộng sản xuất, kinh doanh hoặc nếu có thì nguồn vốn quá eohẹp, manh mún Thiếu thốn để đầu tư sản xuất kinh doanh cũng là nguyên nhân khiếncho các hộ nghèo rơi vào vòng luẩn quẩn của nghèo đói và không có động lực để thoátkhỏi vòng luẩn quẩn đó

Thứ tư, chi tiêu không có kế hoạch, không tính toán cũng là nguyên nhân chủ

quan gây nên nghèo đói Chi tiêu không có kế hoạch dẫn đến thường thiếu ăn trongnhững tháng giáp hạt Để đảm bảo nhu cầu sống và sản xuất tiếp theo họ phải vay mượn

có khi phải vay nặng lãi Điều đó làm cho khó khăn của họ ngày càng khó khăn hơn

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 19

Thứ năm, một nguyên nhân về chủ quan của hộ nghèo đó là do trong gia đình

có người mắc tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc, con cái quậy phá, gia đình bất ổn.Vấn đề bệnh tật và sức khỏe kém ảnh hưởng trục tiếp đến thu nhập và chi tiêu của hộnghèo, một mặt họ phải chịu gánh nặng mất đi thu nhập từ lao động, một mặt gánhchịu chi phí cao cho việc khám, chữa bệnh, kể cả chi phí trực tiếp và gián tiếp làm họrơi vào vòng luẩn quẩn của đói nghèo

Thứ sáu, xã hội luôn quan tâm đến người nghèo, họ thường được hỗ trợ về vật chất

cũng như các dịch vụ khác để có thể thoát nghèo Thế nhưng một số người nghèo lại ỷvào sự giúp đỡ đó, đã lười lao động, không chịu khó, muốn bao cấp, từ đó họ không có ýthức vươn lên thoát nghèo gây nên nghèo đói và hiện tượng “tái nghèo [20, 31-33]

1.1.4 H ậu quả của nghèo đói

Thứ nhất, nghèo đói làm giảm chất lượng cuộc sống của người dân Một trong

những đặc trưng cơ bản của nghèo đói là tình trạng không đảm bảo nhu cầu lươngthực, thực phẩm dẫn đến thiếu dinh dưỡng, suy dinh dưỡng của một bộ phận dân cư,đặc biệt là nhóm phụ nữ, trẻ em nghèo Tình trạng suy dinh dưỡng dẫn đến hậu quảnghiêm trọng trong tương lai của người nghèo, đó là tình trạng sức khỏe yếu kém vàbệnh tật, tuổi thọ giảm sút Mặt khác, các hộ gia đình nghèo phải chấp nhận môitrường sống không thuận lợi, họ phải sống trong các ngôi nhà dột nát, xiêu vẹo, thiếunước sạch, công trình vệ sinh không đảm bảo và không có điện sinh hoạt

Thứ hai, nghèo đói làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế Nghèo đói thường đi

với tình trạng sức khỏe yếu kém, trình độ dân trí thấp, sản xuất manh mún, lạc hậu dẫn tới năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm làm ra không cao, khó cạnhtranh trên thị trường, nền kinh tế kém phát triển Để có thể tăng trưởng kinh tế ổn định

và bền vững thì XĐGN là một nội dung có ý nghĩa quan trọng

Thứ ba, nghèo đói làm gia tăng các tệ nạn xã hội và bất bình đẳng xã hội Các

tệ nạn như ma túy, mại dâm, HIV/AIDS gia tăng và trở thành “dịch bệnh” nhức nhốitrong xã hội Tỷ lệ phạm tội và mắc các bệnh cao thường xẩy ra ở những người nghèo

và ở các khu dân cư ổ chuột, cũng như đa phần các trẻ em và những người lang thangđường phố có xuất thân từ những gia đình nghèo

Thứ tư, nghèo đói làm tăng quy mô dân số Điều này được thể hiện rõ ở nước

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 20

nghèo, kém phát triển và trong từng hộ gia đình nghèo Đa số hộ nghèo thường cóđông con, đặc biệt là con nhỏ và khoảng cách độ tuổi của chúng là ngắn Điều này cóthể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như cần nhiều lao động, không có điều kiện tiếp

cận dịch vụ y tế kế hoạch hóa gia đình, tập quán lạc hậu với suy nghĩ “trọng nam khinh nữ”, “trời sinh voi sinh cỏ”, vị thế của người phụ nữ trong gia đình không được

coi trọng và nhất là nhận thức của người nghèo về vấn đề này còn chưa cao Tuy nhiên

có thể thấy rõ và ngay trước mắt là việc gia tăng đói nghèo đi kèm với gia tăng dân số

sẽ gây nên nhiều áp lực cho xã hội, gia tăng bất bình đẳng giới

Thứ năm, nghèo đói là một trong những nguyên nhân gây nên suy thoái và ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu Đa số những người nghèo, vì hạn chế về nhận

thức hoặc do phải mưu sinh để tồn tại, học thường làm những công việc độc hại, gâyảnh hưởng đến sức khỏe cũng như môi trường, khai thác, đánh bắt cạn kiệt tài nguyênrừng, biển, chặt phá rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ

1.2 Khái niêm, nội dung và tiêu chí xác định xóa đói giảm nghèo

1.2.1 Khái ni ệm xóa đói giảm nghèo

Xóa đói giảm nghèo là một chiến lược của chính phủ Việt Nam nhằm giải quyết

vấn đề đói nghèo và phát triển kinh tế tại Việt Nam Trước mắt là xóa đói, giảm hộnghèo; lâu dài là xóa sự nghèo, giảm khoảng cách giàu nghèo, phấn đấu xây dựng một

xã hội giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

XĐGN không chỉ đơn giản là việc phân phối lại thu nhập một cách thụ động màphải tạo ra động lực tăng trưởng tại chủ, chủ động tự vươn lên thoát nghèo XĐGNkhông đơn thuần là sự trợ giúp một chiều của tăng trưởng kinh tế đối với các đối tượng

có nhiều khó khăn mà còn là nhân tố quan trọng tạo ra một mặt bằng tương đối đồngđều cho phát triển, tạo thêm một lực lượng sản xuất dồi dào và đảm bảo sự ổn định chogiai đoạn “cất cánh”

1.2.2 N ội dung của công tác xóa đói giam nghèo

- Cải cách hành chính, cải cách tư pháp, thực hiện tốt quản lí kinh tế - xã hội

để đảm bảo lợi ích cho người nghèo.

Mục tiêu tổng thể là phấn đấu xây dựng được một hành chính Nhà nước trongsạch, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, có trách nhiệm ở tất cả các cấp, có khả năng xâyTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 21

dựng các chính sách và cung ứng dịch vụ theo yêu cầu của người dân, khuyến khích

cơ hội cho người nghèo, người thiệt thòi giúp họ phát huy được tiềm năng của mình

- Tạo môi trường xã hội để thực hiện công bằng xã hội, thực thi dân chủ cơ sở

và trợ giúp pháp lý cho người nghèo.

Tạo điều kiện để mọi người dân tham gia đầy đủ vào quá trình phát triển, có cơhội bình đẳng cho mọi người dân

Tăng cường dân chủ cơ sở, các cuộc đối thoại giữa chính quyền địa phương vàcộng động người nghèo

Trợ giúp pháp lý cho người nghèo và các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt

- Phát triển mạng lưới an sinh xã hội trợ giúp cho các đối tượng yếu thế và người nghèo.

Tập trung có trọng điểm để hỗ trợ người nghèo, dân tộc ít người, nhóm yếu thếkhác trong xã hội

Tăng cường mạng lưới an sinh xã hội

Xây dựng các biện pháp để giúp các đối tượng yếu thế cả thiện các điều kiệntham gia thị trường lao động

Xây dựng hệ thống giải pháp cứu trợ xã hội đột xuất hữu hiệu

Mở rộng sự tham gia và nâng cao vai trò của các tổ chức xã hội, tổ chức phichính phủ trong việc mở rộng mạng lưới an sinh xã hội

1.2.3 Tiêu chí xóa đói giảm nghèo

1 Đạt phổ cập giáo dục tiểu học

2 Tăng cường bình đẳng giới và nâng cao vị thế phụ nữ

3 Giảm tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh

4 Tăng cường sức khỏe bà mẹ

5 Phòng chống bệnh HIV/AISD, sốt rét và các bệnh khác

6 Đảm bảo bền vững môi trường

7 Thiết lập quan hệ đối tác toàn cầu vì mục đích phát triển

Mục tiêu giảm nghèo trong giai đoạn 2006 – 2010 của Việt Nam là giảm tỷ lệ

hộ nghèo từ 22% năm 2005 xuống còn 10 -11% năm 2010, cải thiện đời sống của

nhóm hộ nghèo, hạn chế tốc độ gia tăng khoảng cách chênh lệch về thu nhập, mức

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 22

sống giữa thành thị với nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, giữa nhóm hộ giàu vànhóm hộ nghèo:

 Thu nhập của nhóm hộ nghèo tăng 1,45 lần so với 2005

 Các xã đặc biệt khó khăn, xã nghèo có đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu

 6 triệu lượt người được vay tín dụng ưu đãi

 4,2 triệu lượt hộ nghèo tập huấn về khuyến nông - lâm - ngư

 150 nghìn người được miễn giảm phí học nghề

 100 % người nghèo được Nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế, khi ốm đau đi khám,chữa bệnh

 19 triệu lượt học sinh nghèo được miễn, giảm học phí và tiền xây dựng trường

 500 hộ nghèo được hỗ trợ xóa nhà tạm [18]

Mục tiêu giảm nghèo trong giai đoạn 2011 - 2015:

Thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo cả nước tăng lên 1,6 lần so vớicuối năm 2011 (riêng các hộ nghèo ở các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệtkhó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi tăng gấp 2,5 lần); tỷ lệ hộ nghèo cả nướcgiảm bình quân 2% năm (riêng các huyện, xã nghèo giảm 4%/năm) theo chuẩn nghèoquốc gia giai đoạn 2011 - 2015

- Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chính sách giảm nghèo để cải thiện điềukiện sống của người nghèo, trước hết là về y tế, giáo dục, văn hoá, nước sinh hoạt, nhàở; người nghèo tiếp cận ngày càng thuận lợi hơn với các dịch vụ xã hội cơ bản

- Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khókhăn được tập trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới, trước hết là hạ tầngthiết yếu như: giao thông, điện, nước sinh hoạt…

Các chỉ tiêu chủ yếu cần đạt được đến năm 2015:

- Phấn đấu 10% số huyện nghèo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn theoNghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ vềChương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo (sau đâyviết tắt là Nghị quyết 30a); 50% số xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển vàhải đảo và 30% số xã, thôn bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núithoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn theo tiêu chí do Thủ tướng Chính phủ quy định.Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 23

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh và dân sinhphù hợp quy hoạch dân cư và quy hoạch sản xuất, kinh doanh Phấn đấu đến năm 2015:

+ 85% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa theotiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ Giao thông - Vận tải;

+ 60% thôn, bản có đường trục giao thông được cứng hoá theo tiêu chuẩn kỹthuật của Bộ Giao thông - Vận tải;

+ 100% trung tâm xã có điện; trên 90% thôn, bản có điện phục vụ sinh hoạt vàsản xuất, kinh doanh;

+ Các công trình thủy lợi nhỏ được đầu tư đáp ứng 80% nhu cầu tưới tiêu chodiện tích cây trồng hằng năm

- Thu nhập của hộ nghèo tham gia mô hình tăng 15 - 20%/năm; bình quân mỗinăm có 10% hộ tham gia mô hình thoát nghèo

- 100% cán bộ, công chức xã, trưởng thôn, bản và cán bộ đoàn thể được tậphuấn về: kiến thức, kỹ năng quản lý và tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách,

dự án; lập kế hoạch có sự tham gia của người dân; phát triển cộng đồng [19]

1.3.4 Ý ngh ĩa của công tác xóa đói giảm nghèo

Thứ nhất, XĐGN làm giảm sự phân hóa giàu nghèo, giảm ngăn cách giữa nhóm

giàu và nhóm nghèo, từ đó thắt chặt mối liên kết giữa các nhóm dân cư trong xã hội.Đây là một yếu tố tích cực có tác động đến mục tiêu xây dựng khối đại đoàn kết dântộc - yếu tố cơ bản trong việc đảm bảo an ninh chính trị của mỗi quốc gia

Thứ hai, XĐGN nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, giúp họ

có quyền và cơ hội tiếp cận và hưởng thụ các dịch vụ xã hội khác nhau, có điều kiện

và tiếng nói trong việc tham gia vào các công việc của đoàn thể, chính quyền, đối với

những vấn đề của Nhà nước thì “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, từ đó phát huy quyền làm chủ của mỗi người dân, để nước ta thực sự là Nhà nước “của dân, do dân và vì dân”.

Thứ ba, XĐGN có mối quan hệ chặt chẽ với tăng trưởng và phát triển Nếu giải

quyết tốt vấn đề này sẽ tác động tích cực tới mục tiêu phát triển nền kinh tế một cáchbền vững, tạo thêm thu nhập chính đáng cho người dân, ổn định cuộc sống và hạn chếcác tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 24

Thứ tư, đói nghèo dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo là hiện tượng có tác động

trực tiếp đến bất bình đẳng xã hội, tạo ra tâm lý bất bình đối với sự phân hóa giàunghèo, có nguy cơ dẫn đến phân hóa giai cấp, đe dọa tình hình ổn định chính trị, xã hội

và chệch hướng xã hội chủ nghĩa Cùng với xu thế tất yếu của nền kinh tế thị trường là

sự thương mại hóa các lĩnh vực y tế, giáo dục sẽ làm cho người nghèo khó có thể tiếpcận Vì thế, họ không được hưởng các phúc lợi xã hội mà lẽ ra họ có quyền đượchưởng dẫn đến tình trạng người dân suy giảm lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng vàNhà nước, vào chế độ; tạo ra tâm lý chống đối, làm phát sinh “khiếu kiện” và những

“điểm nóng” với những diễn biến phức tạp về an ninh xã hội Do đó việc thực hiện cóhiệu quả các chính sách XĐGN sẽ khắc phục được những tồn tại trên, củng cố lòng tincủa người dân vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và vào chế độ xã hội mà chúng tađang xây dựng

1.3 Các nhân tố tác động đến công tác XĐGN

1.3.1 Tăng trưởng kinh tế phiến diện

Vấn đề đói nghèo, về khách quan, là sản phẩm tất yếu của một mô hình kinh tếnhất định Khi một mô hình kinh tế đã cạn kiệt tiềm năng phát triển, thì dù có cố gắngcủa chính quyền cũng không thể giải quyết tốt vấn đề đói nghèo

Nước ta đã chuyển sang mô hình công nghiệp hóa từ nhiều năm nay Đó là môhình kinh tế dựa vào khai thác tài nguyên và lao động giá rẻ, dựa vào đầu tư nướcngoài để xuất khẩu nhằm tăng trưởng nhanh ở một nước nông nghiệp lạc hậu, mô hình

ấy có vai trò nhất định ở giai đoạn khởi động nền kinh tế thị trường, nhưng nếu kéo dàithời gian thực hiện mô hình ấy chỉ lo tăng trưởng số lượng thì những vấn đề xã hội sẽphát sinh và tăng lên, thể hiện ở vấn đề đói nghèo trở nên nghiêm trọng, phân hóa giàunghèo mở rộng khoảng cách nhanh chóng, lối sống trong xã hội xuất hiện nhiều vấnnạn mới

Do kéo dài mô hình công nghiệp hóa chạy theo tăng trưởng số lượng, nên hiệnnay nước ta tuy thực hiện chính sách XĐGN đạt những kết quả nhất định, nhưng vấn

đề đói nghèo trên thực tế ở cả khu vực chính thức lẫn khu vực phi chính thức vẫn cònnhiều điểm cần quan tâm nghiên cứu

Chính sách tiền lương thấp hiện nay còn được các doanh nghiệp trong nước vàTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 25

đầu tư nước ngoài lấy đó để làm căn cứ để trả lương cho người lao động, chứ khôngdựa vào năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc Những nhược điểm trong quản lýnhà nước đã bị các doanh nghiệp khai thác làm cho người lao động ngày càng đóinghèo Ngoài ra, theo cam kết quốc tế, tới năm 2012, sự bình đẳng trong trả lươnggiữa các thành phần kinh tế phải được thực hiện, trong khu vực có vốn đầu tư nướcngoài và doanh nghiệp trong nước phải có chung mức lương tối thiểu (khác với mứclương tối thiểu trong bộ máy nhà nước).

Nhìn tổng quát, tác động của tăng trưởng kinh tế một cách phiến diện đến đóinghèo có nguyên nhân sâu xa từ việc duy trì quá lâu mô hình công nghiệp hóa đã lỗithời ở thời đại hiện nay, còn nguyên nhân trực tiếp là bệnh thành tích theo nhiệm kỳcủa bộ máy quản lý Thực tiễn cho thấy, giải quyết vấn đề đói nghèo phải gắn liền vớiđổi mới mô hình kinh tế với đổi mới tư duy và phương pháp quản lý

1.3.2 Môi trường bị tàn phá

Ở nước ta, mức độ tàn phá môi trường ngày càng nghiêm trọng là một nhân tố trựctiếp làm tăng mức độ và phạm vi của đói nghèo Ở đây chỉ nêu lên mấy mặt chủ yếu:

Trước hết, tình trạng ô nhiễm môi trường các khu công nghiệp Kết quả là làm

bệnh tật gia tăng đối với công nhân và dân cư trong vùng Những chi phí cho chữa trịbệnh tật khiến người lao động nghèo thêm

Thứ hai, tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu không những đưa đến mực

nước biển dâng cao, xâm chiếm nhiều diện tích đất đai để sinh sống (Việt Nam là mộttrong năm nước chịu tác động trước tiên), mà còn gây ra những trận hạn hán, lũ lụttrầm trọng, xói mòn bờ biển, bờ sông, phèn hóa đất đai nông nghiệp Những tai họagần này sẽ làm tăng sự đói nghèo về mức độ và phạm vi

1.3.3 S ự hạn chế về năng lực tổ chức, quản lý của bộ máy nhà nước các cấp

Đây là nhân tố tác động không nhỏ đến mức độ đói nghèo, nhưng thường bị bỏqua và chậm đổi mới Xét trên toàn cảnh, tác động của nhân tố tổ chức, quản lý củacác cấp đến đói nghèo có mức độ khác nhau, ở những thời gian khác nhau, được thểhiện tập trung ở mấy mặt sau đây:

Thứ nhất, tính chất và mức độ “hành chính quan liêu” trong các cấp đã ảnh

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 26

hưởng đến giải quyết vấn đề đói nghèo, thực hiện những chủ trương, chính sách xóađói, giảm nghèo trong thời gian qua biểu hiện ở các hoạt động:

- Cứu trợ dân nghèo trong các đợt thiên tai bão lụt ở một số nơi rất chậm trễ,làm diện đói nghèo kéo dài và lan rộng

- Việc xác định diện hộ nghèo theo quy định có những lệch lạc, dựa vào quan

hệ thân quen đưa vào diện nghèo những hộ không nằm trong tiêu chí nghèo, thậm chíbớt xén tiền bạc mà đáng lẽ hộ nghèo được hưởng Những sai phạm này thường ở cấpchính quyền cơ sở và huyện

- Chất lượng xây dựng các luật kinh tế, xã hội còn thấp so với thực tiễn, nên “dễthông qua nhưng khó thi hành” ở cấp vĩ mô Quy trình làm luật hiện nay chỉ coi trọngmặt chính sách, giải trình nội dung chính sách hay luật mà không đòi hỏi giải trình vềmặt kỹ thuật tổ chức thực hiện, nhất là về mặt thanh tra, kiểm soát Vì vậy đã có nhữngtrường hợp bất khả thi, hoặc dễ “lách luật” và lạm dụng Đây là hạn chế của cấp vĩ mô

Thứ hai, tình trạng lãng phí ngày càng tăng trong quá trình triển khai các dự án

kinh tế – xã hội, do chất lượng thấp trong xây dựng và thực hiện dự án, nên các dự ánkhông có khả năng hoàn vốn, rủi ro cao, thời gian thực hiện kéo dài Hiện nay, chỉ sốICOR quá cao (# 8) tiềm ẩn nhiều nguy cơ về tăng trưởng và đói nghèo

Tính chất hành chính quan liêu trong quản lý vĩ mô gây lãng phí ở tầm quốc giacòn do nôn nóng muốn làm tất cả, không có ưu tiên và bước đi phù hợp Cách làmnặng về số lượng (người ta nói do bệnh thành tích theo tư duy nhiệm kỳ) không chỉgây lãng phí lớn, mà còn để lại nhiều vấn nạn cả về kinh tế và xã hội

Thứ ba, tình trạng tham nhũng tác động không chỉ đến chất lượng và hiệu quả

phát triển, mà còn trực tiếp đến đời sống nhân dân Hiện tượng tham nhũng xuất hiện

cả trong lĩnh vực giáo dục, lĩnh vực y tế, thậm chí cả trong dự án xóa đói, giảm nghèo,cùng với những tác động tiêu cực của các dự án xây dựng, nhất là các dự án sử dụngnhiều đất đai, làm cho vấn đề đói nghèo và ổn định xã hội khó giải quyết Nguy cơ vàhậu quả nghiêm trọng của tệ nạn tham nhũng là những người này đang trở thành lựclượng “nội xâm”, coi thường luật pháp và vô trách nhiệm

Thứ tư, Một số cấp uỷ, chính quyền cơ sở chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm

và chưa thật sự quan tâm đúng mức về công tác XĐGN – Xóa nhà tranh tre (XNTT)cho hộ nghèo Vì vậy việc điều tra khảo sát đánh giá phân loại xác định hộ nghèo, sốTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 27

hộ nghèo đang ở mái nhà tranh tạm bợ chưa chính xác; các giải pháp thực hiện đề rathiếu cụ thể; giải quyết các chế độ chính sách ưu tiên cho người nghèo có nơi làm chưatốt, do đó chưa tạo được đồng thuận trong nội bộ nhân dân.

1.3.4 Nh ận thức và khả năng tiếp cận của người dân

Người dân trên địa bàn huyện Vũ Quang có trình độ học vấn thấp, thiếu hiểubiết, không có điều kiện để tiếp thu khoa học kỹ thuật vào sản xuất Trình độ học vấnthấp hạn chế khả năng kiếm việc làm trong khu vực khác, trong các ngành phi nôngnghiệp, những công việc mang lại thu nhập cao hơn và ổn đinh hơn Mặt khác do kiếnthức hạn chế họ không có khả năng phân tích thị trường để có định hướng sản xuấtkinh doanh những sản phẩm mang lại thu nhập cao Việc việc tiếp cận của người dâncũng như việc các cán bộ công tác XĐGN phổ biến chủ chương, chính sách của Đảng

và Nhà nước gặp nhiều hạn chế

1.3.5 Điều kiện tự nhiên

Địa hình Vũ Quang bị chia cắt bởi nhiều sông suối, đồi núi, địa hình phức tạp,giao thông đi lại khó khăn Với điều kiện như vậy gây nhiều bất lợi cho cuộc sống sinhhoạt và sản xuất của người dân trên địa bàn toàn huyện

Với điều kiện khí hậu khắc nhiệt của khí hậu - thời tiết nên diễn ra nhiều thiêntai trên địa bàn toàn huyện, cái nắng nóng gay gắt vào mùa hè và những trận lũ khủngkhiếp gây tang thương, thiệt hại lớn cho người dân nơi đây

Điều kiện tự nhiên của địa phương như vậy đã gây khó khăn trong việc thựchiện các giải pháp XĐGN, tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách củaĐảng và Nhà nước gặp nhiều khó khăn

1.3.6 Chính quy ền địa phương

Một số cấp uỷ, chính quyền cơ sở chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm và chưathật sự quan tâm đúng mức về công tác XĐGN – Xóa nhà tranh tre (XNTT) cho hộnghèo Vì vậy việc điều tra khảo sát đánh giá phân loại xác định hộ nghèo, số hộnghèo đang ở mái nhà tranh tạm bợ chưa chính xác; các giải pháp thực hiện đề ra thiếu

cụ thể; giải quyết các chế độ chính sách ưu tiên cho người nghèo có nơi làm chưa tốt,

do đó chưa tạo được đồng thuận trong nội bộ nhân dân

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 28

1.3.7 Tâm lý c ủa người dân

Đa số người dân chưa nhận thức đầy đủ về công tác XĐGN nên một số bộ phậnngười dân còn trông chờ, ỷ lại chờ chính quyền địa phương thực hiện mà không chủđộng đi trước thực hiện

1.4 Khái quát về công tác XĐGN ở Việt Nam

Ngay từ khi nước ta mới dành được độc lập (1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quantâm ngay đến nhiệm vụ chống đói nghèo Người coi đói nghèo là một thứ “giặc” như “giặcdốt” và “giặc ngoại xâm” Người khẳng đinh phải làm sao cho dân ai cũng có cơm ăn áomặc, ai cũng được mặc ấm, ai cũng được học hành Người chủ trương: “Làm cho ngườinghèo thì đủ ăn Người đủ ăn thì khá giàu Người khá giàu thì giàu thêm” [11, 65] Tưtưởng này của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được Đảng ta quán triệt trong quá trình xâydựng CNXH, nhất là thời kỳ đổi mới Trong văn kiện Đại hội IX, Đảng ta khẳng định:

“Khuyến khích làm giàu hợp pháp, đồng thời ra sức xóa đói, giảm nghèo” Mục tiêuChiến lược XĐGN thời kỳ 2001 – 2010 do Đại hội đề ra là: “Phấn đấu đến năm 2010

về cơ bản không còn hộ nghèo Thường xuyên củng cố thành quả xóa đói, giảmnghèo” [3] Báo cáo chính trị Đại hội X của Đảng cũng khẳng định: “Khuyến khích,tạo điều kiện để mọi người dân là giàu theo pháp luật, thực hiện có hiệu quả các chínhsách xóa đói, giảm nghèo ; phấn đấu không còn hộ đói, giảm mạnh hộ nghèo, tăngnhanh số hộ giàu; từng bước xây dựng gia đình, cộng đồng và xã hội phồn vinh” [4].Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI cũng khẳng định: “Thực hiện cóhiệu quả hơn chính sách giảm nghèo phù hợp với từng thời kỳ; đa dạng hóa nguồn lực

và phương thức để đảm bảo giảm nghèo bền vững, nhất là tại các huyện nghèo nhất vàcác vùng đặc biệt khó khăn, khuyến khích làm giàu theo pháp luật, tăng nhanh số hộ

có thu nhập trung bình khá trở lên Có các chính sách và giải pháp phù hợp nhằm hạnchế phân hóa giàu nghèo, giảm chênh lệch mức sống giữa nông thôn và thành thị”.Mục tiêu giảm nghèo từ 2011 đến 2020 do Đại hội đề ra là: “Giảm nghèo bền vững làmột trong những trọng tâm của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 –

2020 nhằm cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo, trước hết

ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ,toàn diện ở các vùng nghèo; thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nôngTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 29

thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư” Cụ thể cần đạt được: “Thu nhậpcủa hộ nghèo tăng lên 3,5 lần; tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm 2%/năm, riêng các huyệnnghèo, xã nghèo giảm 4%/năm theo chuẩn nghèo từng giai đoạn; Điều kiện sống củangười nghèo được cải thiện rõ rệt, trước hết là vấn đề y tế, giáo dục, văn hóa, nướcsinh hoạt, nhà ở; người nghèo tiếp cận ngày càng thuận lợi hơn các dịch vụ xã hội cơbản; Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện nghèo; xã nghèo, thôn, bản đặc biệtkhó khăn được tập trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới, trước hết là hạtầng thiết yếu như: giao thông, điện, nước sinh hoạt” [5].

Từ năm 1992, các hoạt động XĐGN đã được thực hiện như một mục tiêu quốcgia Đến năm 1998, XĐGN đã thực sự trở thành một chương trình mục tiêu quốc gia(CTMTQG) Trong nông nghiệp, nông thôn – nơi tập trung phần lớn hộ nghèo, Chínhphủ đã thực hiện các chính sách giao đất, giao rừng cho nông dân kết hợp với việc cungứng tín dụng thông qua quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo, sau đó Ngân hàng phục vụ ngườinghèo, và nay là Ngân hàng chính sách xã hội cùng với Ngân hàng nông nghiệp và Pháttriển nông thôn là hai tổ chức tài chính chính thức cung cấp tín dụng cho nông dân

Để tập trung nguồn lực, hỗ trợ trực tiếp các xã nghèo, hộ nghèo, tạo điều kiện

và môi trường XĐGN bền vững, ngày 14-1-1998, Thủ tướng Chính phủ đã ban hànhQuyết định số 5/1998/QĐ – TTg về quản lý các CTMTQG, theo đó XĐGN được nânglên thành 1 trong 7 CTMTQG Ngày 23-7-1998, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyếtđịnh số 133/1998/QĐ – TTg phê duyệt CTMTQG XĐGN giai đoạn 1998 – 2000,chương trình này nhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi, phù hợp để hỗ trợ ngườinghèo sản xuất, tăng thu nhập, XĐGN Tổng nguồn vốn đầu tư thực hiện chương trìnhnày ước tính khoảng 10.000 tỷ đồng

Ngày 4-5-2001, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt các CTMTQG giai đoạn

2001 – 2005 Từ đây các hoạt động XĐGN được lồng ghép them chương trình hỗ trợviệc làm, trở thành CTMTQG về XĐGN và hỗ trợ việc làm Mục tiêu của chương trìnhnày là: phấn đấu đến năm 2005 sẽ giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chí giai đoạn này) củaViệt Nam xuống còn dưới 10%, bình quân mỗi năm giảm 1,5 – 2% (khoảng 28 – 30 vạnhộ/năm), không để tái đói kinh niên, đảm bảo cho các xã nghèo có đủ cơ sở hạ tầng thiếtyếu (thủy lợi nhỏ, trường học, trạm y tế, đường dân sinh, nước sinh hoạt, chợ)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 30

Phấn đấu mỗi năm có từ 1,4 – 1,5 triệu việc làm, giảm tỷ lệ lao động thấtnghiệp ở khu vực thành thị xuống còn dưới 6% và tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ởnông thôn lên 80% năm 2005 Nội dung của chương trình bao gồm các chính sách hỗtrợ người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo về: y tế, giáo dục, chính sách an sinh xã hội,miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp, trợ giúp nhà ở, công cụ lao động, đất sản xuất vàđặc biệt là vốn tín dụng.

Như vậy, CTMTQG về XĐGN giai đoạn 2001 – 2005 đã được nâng cao hơn cả

về lượng và cả chất, những tồn tại, thiếu sót của các chính sách và việc thực hiện côngtác XĐGN của giai đoạn 1998 – 2000 đã được chỉnh lý, sửa đổi và rút kinh nghiệm

Tiếp tục thực hiện các mục tiêu phát triển thiên nhiên kỷ mà nước ta đã cam kết[17] Chính phủ đã phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn

2006 -2010 theo Quyết đinh số 20/2007/QĐ – TTg ban hành ngày 05/02/2007 Mụctiêu cụ thể của chương trình là giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 22% năm 2005 xuống còn 10 -11% năm 2010, thu nhập của nhóm hộ nghèo tăng từ 1,45 lần so với năm 2005 và 50%

số xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng đặcbiệt khó khăn Chương trình sẽ áp dụng với những đối tượng là người nghèo, hộnghèo, xã đặc biệt khó khăn, xã nghèo, ưu tiên đối tượng hộ nghèo mà chủ hộ là phụ

nữ, hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo có đối tượng bảo trợ xã hội (người già, ngườitàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt) Đến năm 2010, đối với các xã đặc biệt khó khănvùng bãi ngang ven biển và hải đảo cơ bản xây dựng đủ các công trình cơ sở hạ tầngthiết yếu theo quy định, 6 triệu lượt hộ nghèo được vay vốn tín dụng ưu đãi, thực hiệnkhuyến nông – lâm – ngư, chuyển giao kỹ thuật, hướng dẫn cách làm ăn cho 4,2 triệulượt người nghèo, miễn, giảm học phí học nghề cho 150 nghìn người nghèo, 100%người nghèo được Nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế, khi ốm đau đi khám, chữa bệnhđược Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo quy định, miễn, giảm học phí và các khoảnđóng góp xây dựng trường học cho 19 triệu lượt học sinh nghèo, trong đó có 9 triệuhọc sinh tiểu học, tập huấn nâng cao năng lực cho 170 nghìn cán bộ tham gia công tácgiảm nghèo ở các cấp, trong đó 95% là cán bộ cấp cơ sở, hỗ trợ để xóa nhà tạm cho

500 nghìn hộ nghèo, phấn đấu 98% người nghèo có nhu cầu được trợ giúp pháp lý.Bên cạnh đó, CTMTQG giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010 sẽ tạo điều kiện để ngườidân tham gia quá trình xây dựng, triển khai thực hiện Chương trình đảm bảo tính dânTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 31

chủ, công khai và minh bạch Nhà nước hỗ trọ trực tiếp người nghèo các chi phí vềgiáo dục, dạy nghề, chi phí y tế [18].

Trong giai đoạn 2011 – 2015 sẽ tiếp tục thực hiện những chương trình, dự án,chính sách giảm nghèo đã và đang thực hiện: Chương trình mục tiêu quốc gia về giảmnghèo, thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 3, tiếp tục thực hiện Nghị quyết 30a củachính phủ và các chương trình phát triển kinh tế xã hôi khác Nguồn lực đề thực hiệncông tác giảm nghèo sẽ được huy động tối đa, không chỉ bằng Ngân sách Nhà nước

mà còn huy động được sự tham gia với tinh thần trách nhiệm cao của các tập đoànkinh tế, các Tổng Công ty nhà nước, Ngân hàng thương mại…và đặc biệt là từ chínhbản thân người nghèo Phối hợp nhiều phương thức hỗ trợ người nghèo như hỗ trợngười nghèo trong vay vốn tín dụng ưu đãi, hỗ trợ về nhà ở, hỗ trợ về cung cấp và tạođiều kiện duy trì với các loại dịch vụ, hỗ trợ giao đất, giao rừng; về đào tạo nguồnnhân lực…Đồng thời khắc phục những hạn chế như: Các chương trình giảm nghèotriển khai chưa toàn diện, nhiều chính sách, chương trình giảm nghèo được ban hànhnhưng còn mang tình ngắn hạn, chồng chéo, nguồn lực cho giảm nghèo chưa đáp ứngyêu cầu, lại bị phân tán, dàn trải, thiếu giải pháp cụ thể gắn kết việc thực hiện chínhsách giảm nghèo với chính sách an sinh xã hội, việc phối hợp chỉ đạo thực hiện giữacác bộ, ngành, địa phương chưa chặt chẽ, hiệu quả [19]

1.5 Kinh nghiệm của một số nước và địa phương trong công tác XĐGN

1.5.1 Kinh nghi ệm của một số nước

1.5.1.1 Kinh nghiệm XĐGN của Trung Quốc

Trung Quốc là một nước đông dân nhất thế giới và có khoảng 250 triệu ngườinghèo Theo thống kê của Trung Quốc thì tỉ lệ đói nghèo chiếm khoảng 8,8% dân số(số liệu của FAO,1990) Ngay từ những năm 1980 Chính phủ đã đưa ra chương trìnhxoá đói giảm nghèo với những bước đi phù hợp, đến những năm 1990 số nghèo còn

125 triệu, đến năm 1995 còn 65 triệu

Trong khi tập trung phát triển kinh tế thì Trung Quốc đã dành lượng lớn nhânlực, nguyên liệu và nguồn tài chính cho người nghèo để giải quyết vấn đề nghèo đói.Chính phủ Trung Quốc chủ trương phát triển ngành công nghiệp địa phương như: pháttriển công nghiệp nông thôn góp phần chuyển dịch từ lao động động nông nghiệp sangTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 32

lao động động công nghệp Riêng vùng sâu vùng xa Chính phủ Trung Quốc chủtrương kết hợp khai thác tổng hợp nông nghiệp, đầu tư cơ sở hạ tầng, phát tiển ngànhnghề của địa phương, phòng chốn dịch bệnh, phổ cập giáo dục, nâng cao trình đọ vănhoá, trình độ kỹ thuật cho người lo động, khống chế mức tăng dân số, khai thác hợp lýnguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sinh thái.

Ngoài ra còn có chính sách tín dụng cho hộ nghèo vay vốn với lãi suất thấp,thực hiện ưu đãi về thuế, tín dụng, tăng đầu tư, khuyến khích các tổ chức xã hội giúp

đỡ các vùng nghèo, phổ biến kinh nghiệm từng vùng rồi nhân rộng với phương châm

“bà con giúp đỡ lẫn nhau”

Trung Quốc đã tiến hành nhiều biện pháp để dảm bảo tất cả những người laođộng động đều có việc làm với 1 hệ thống giúp người lao động đều có việc làm TrungQuốc đã áp dụng chính sách kết hợp với những văn phòng giới thiệu việc làm với 1 hệthống giúp người lao động động có được việc làm Cung cấp những dịch vụ tư vấn vềcông việc, vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn được chính phủ Trung quốc ưutiên thực hiện Trung Quốc đã đặt ra những chương trình thí điểm nhằm chuyển giaocông nghệ và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các vùng nông thôn và TrungQuốc đã thu được kết quả to lớn, sản xuất ngày càng phát triển

1.5.1.2 Kinh nghiệm XĐGN của Ấn Độ

Ấn Độ là một nước có số người nghèo nhiều nhất thế giới và có khoảng 420triệu người ở tình trạng đói nghèo, chiếm 55% dân số của cả nước Ấn Độ đưa ra vấn

đề phát triển toàn diện nhằm khơi dậy tiềm năng ở nông thôn, áp dụng những tiến bộkhoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng nhanh năng suất vật nuôi cây trồng đi liền vói nó

là phát triển công nghiệp nông thôn Với các chương trình phát triển nông nghiệp đạtđược kết quả cao đã đưa Ấn Độ từ một nước phải nhập khẩu lương thực trở thành mộtnước có thể tự cung cấp lương thực cho nhân dân cả nước Các vấn đề này đã được thểhiện ngay trong các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn với mục tiêu nâng cao chất lượngcuộc sống về mặt kinh tế văn hoá và xã hội

1.5.1.3 Kinh nghiệm XĐGN của Thái Lan

Đối với Thái Lan tỉ lệ nghèo là 30% dân số trong thập kỷ 80 đến năm 1996giảm xuống còn 3% (13 triệu người) bởi chính phủ Thái Lan thực hiện một số biệnpháp sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 33

- Đối với người nghèo Chính phủ cho vay bằng hiện vật để sản xuất, cho vayvật tư giá rẻ, chất lượng tốt.

- Thu mua các sản phẩm ngũ cốc rẻ, Ngân hàng cho nông dân vay vốn với lãisuất thấp (3% năm) và cho nông dân dùng thóc để thế chấp Khi thóc được giá ngườidân bán thóc và hoàn vốn cho Ngân hàng

- Chính phủ Thái Lan áp dụng mô hình gắn liền chính sách phát triển quốc giavới phát triển nông thôn Thông qua việc phát triển nông thôn xây dựng những xínghiệp ở làng quê nghèo, phát triển mô hình kinh doanh vừa và nhỏ, mở rộng cáctrung tâm dạy nghề ở nông thôn để giảm tỉ lệ thất nghiệp

- Chính phủ Thái Lan còn ban hành chính sách cải cách ruộng đất, qua đó ngườidân có quyền làm chủ ruộng đất Nhà nước tạo điều kiện cho nông dân mở rộng quy

mô, hướng nông dân đi theo con đường sản xuất hàng hoá

1.5.2 Kinh nghi ệm XĐGN của một số địa phương

1.5.2.1 Kinh nghiệm của tỉnh Nghệ An

Chương trình mục tiêu, dự án của Chính phủ (dự án 134 và 135) hỗ trợ đồngbào dân tộc miền núi Đến nay, Nghệ An đã có hơn 50.000 hộ dân nghèo có cơ hội đểphát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo

Cũng nhờ chương trình này, tỷ lệ nghèo đói vùng dân tộc và miền núi đã giảm

từ 40,13% (năm 2006) xuống còn 23% (năm 2010); từ chỗ sản xuất tự cung và tự cấp,nay đã có nguyên liệu nhập cho các nhà máy chế biến trong nước và xuất khẩu; thu hútcác doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn, góp phần tăng tỷ trọng công nghiệp xây dựng12,3% (năm 2006) lên 29,1% (năm 2010)

Chương trình 134 hỗ trợ làm nhà ở, hỗ trợ xây dựng các công trình hạ tầng, xâydựng công trình nước sinh hoạt, tạo điều kiện cho hàng ngàn hộ dân ổn định cuộcsống, chấm dứt tình trạng du canh, du cư

Sau 05 năm thực hiện các chính sách, đời sống của đồng bào vùng dân tộc thiểu

số không ngừng được tăng lên, thu nhập bình quân năm từ 4,5 triệu đồng/người (2007)lên 7 triệu đồng/người (2010) 100% số xã có trường mầm non, tiểu học, trung học cơ

sở và các cụm trung học, bán trú, nội trú, số phòng học đã được kiên cố hoá trên 70%

Nghệ An đang đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá, phấnTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 34

đấu đến năm 2015 vùng dân tộc và miền núi không còn hộ đói, giảm hộ nghèo xuốngdưới 10%, không còn xã đặc biệt khó khăn.

1.5.2.2 Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Bình: Đẩy mạnh công tác dạy nghề và hỗ

trợ việc làm cho nông dân.

Hội nông dân tỉnh Quảng Bình đã triển khai xây dựng Trung tâm Dạy nghề,giới thiệu việc làm cho nông dân, trong đó tập trung vào hai lĩnh vực: tư vấn và giớithiệu việc làm và cung ứng lao động; dạy nghề và hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân, gắnvới nhu cầu thị trường lao động Những lao động qua đào tạo sẽ được tiếp nhận vàolàm việc trong các công ty nhà nước và được cung ứng cho các doanh nghiệp xuấtkhẩu lao động Cùng với việc nâng cao kiến thức, tay nghề cho nông dân, hoạt động

hỗ trợ nông dân vay vốn phát triển sản xuất giải quyết việc làm tại chỗ được các cấpHội quan tâm Các cấp Hội đã chú trọng hỗ trợ, phát triển các ngành nghề truyềnthống, tạo việc làm, tăng thu nhập cho hội viên Hoạt động này góp phần bảo tồn, pháttriển các ngành nghề truyền thống và tạo ra nhiều việc làm

1.5.2.3 Kinh nghiệm của huyện Anh Sơn, Nghệ An

Bên cạnh các chương trình và chính giảm nghèo của quốc gia, của tỉnh, huyệnAnh Sơn đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị về công tác xóa đói giảm nghèo, gắnvới giải quyết việc làm, như phát triển kinh tế vườn đồi, trồng cây nguyên liệu, chuyểnđổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi, đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các xã khó khănngoài chương trình của quốc gia và của tỉnh Đặc biệt là có sự lãnh đạo, chỉ đạo, điềuhành có hiệu quả của Huyện ủy, UBND huyện và sự phối hợp chặt chẽ giữa Ủy banMặt trận tổ quốc, các ngành đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp gắn với sự hưởng ứng, tham gia tích cực bằng những việc làm cụ thể, thiết thực củatoàn dân thông qua các phong trào vận động xây dựng Quỹ “ Ngày vì người nghèo”, “Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình”, Nông dân sản xuất giỏi”, “Thanh niên lậpnghiệp”… từ đó đã xuất hiện nhiều mô hình, cách làm hay được áp dụng, tạo điều kiệncho người nghèo tham gia quyết định đầu tư, sản xuất như mô hình: trồng chè côngnghiệp, trồng dưa hấu, trồng rau sạch, mô hình chăn nuôi trâu bò và nuôi trồng thủysản đem lại hiệu quả kinh tế cao Vì vậy, năm 2009 công tác xoá đói giảm nghèohuyện Anh Sơn đã hoàn thành và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra góp phần tích cực vàomục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn toàn huyện Số lao động được tạo việcTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 35

làm trong năm: 1945 lao động, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra 2,37%, trong đó xuất khẩulao động 599 người, đạt 199,67% sơ với kế hoạch Tỷ lệ hộ nghèo tính đến thời điểmcuối năm 2009 là 15,03% (giảm 4,2% so với đầu năm); các chính sách cho hộ nghèo,người nghèo như: chế độ bảo hiểm y tế, chế độ vay vốn tín dụng, chế độ hộ trợ giáodục, các chương trình dự án phát triển sản xuất, xoá đói giảm nghèo.

Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được công tác giảm nghèo của Anh Sơnvẫn còn bộc lộ một số tồn tại đó là tỷ lệ hộ nghèo còn cao và thiếu tính bền vững, tìnhtrạng tái nghèo, phát sinh nghèo mới còn khá cao; tốc độ giảm nghèo không đồng đểugiữa các xã, thị trấn, nhất là số xã có đồng bào dân tộc thiểu số tỷ lệ hộ nghèo vẫn còncao; Nguồn lực giành cho mực tiêu XĐGN vẫn còn hạn chế,các biện pháp giảm nghèothiếu tín cụ thể; Công tác quản lý, chỉ đạo hướng dẫn thực hiện các chương trình, dự

án chưa được sâu sát, chưa thường xuyên, sử dụng vốn vay chưa có hiệu quả cao; Một

số bộ phận dân cư còn thiếu ý chí phấn đấu vươn lên, mạng nặng tư tưởng ỷ lại, trongchờ, không muốn thoát nghèo để hưởng chính sách của Nhà nước Để đạt được mụctiêu năm 2010 giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện xuống dưới 13%, Anh Sơn nỗ lực thựchiện các giải pháp chính sau đây: - Tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, sự chỉđạo điều hành của UBND và phối hợp tham gia của đoàn thể chính trị - xã hội, nhất là

cơ sở xã, thị trấn nơi gần dân, sát dân Xây dựng xây dựng kế hoạch xoá đói giảmnghèo hàng năm gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; đẩymạnh hướng dẫn, tập huấn cách làm, ăn, cách trợ giúp xóa đói giảm nghèo cho từng

hộ, đặc biệt ưu tiên trợ giúp các gia đình có công với cách mạng; Thường xuyên kiểmtra giám sát phân tích đánh giá tác động của chính sách, dự án, chương trình cũng nhưkết quả thực hiện xoá đói giảm nghèo - Tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sởđầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và tăng trưởng mạnh sản xuất công nghiệp, dịch vụ,chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; phấn đấu tạo việc làm mới cho 1600 – 1800 laođộng, trong đó xuất khẩu lao động 450 đến 500 người - Tiếp tục thực hiện tốt cácchính sách xoá đói giảm nghèo bảo đảm 100% hộ nghèo, người nghèo được hưởng cácchế độ chính sách của Nhà nước; tăng cường sự tham gia của người dân trong các hoạtđộng giảm nghèo, thực hiện tốt chính sách xã hội đối với người nghèo, hộ nghèo, hộcận nghèo về đời sống, chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh, hỗ trợ cải thiện nhà ở cho

hộ nghèo, tạo điều kiện cho hộ nghèo an tâm sản xuất, nỗ lực vươn lên thoát nghèoTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 36

một cách bền vững Hỗ trợ xây dựng mới, sửa chữa 200- 300 nhà ở cho hộ nghèo, giađình chính sách người có công - Huy động các nguồn lực, thực hiện lồng ghép có hiệuquả các chương trình dự án khác với chương trình giảm nghèo, tạo điều kiện cho hộnghèo, người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản Tiếp tục vận động các cơ quan,đơn vị, các doanh nghiệp tham gia hỗ trợ hộ nghèo ở các xóm, bản có tỷ lệ hộ nghèo25%, phấn đấu giảm từ 1647 hộ xuống còn 1.100 hộ vào cuối năm 2010.

1.5.2.4 Kinh nghiệm của huyện Hương Khê: Phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trên địa bàn.

Là một huyện còn nghèo, nên việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xâydựng nông thôn mới (NTM) gặp rất nhiều khó khăn Điều đó đòi hỏi huyện phải có biệnpháp lãnh đạo, chỉ đạo thật quyết liệt mới đạt mục đích, yêu cầu đề ra Nhận thức rõ đặcđiểm này, huyện luôn bám sát các nội dung, tiêu chí xây dựng NTM, vận dụng phù hợpvới điều kiện của địa phương; tích cực đổi mới phong cách lãnh đạo, hướng mạnh về cơ

sở, tập trung vào những xã làm điểm, còn khó khăn; đồng thời, huy động sự “vào cuộc”của các tổ chức, lực lượng theo đúng tinh thần của phong trào “Cả nước chung sức xây

dựng nông thôn mới” Theo đó: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã làm tốt

việc tham mưu xây dựng Nghị quyết, triển khai Đề án phát triển chăn nuôi; ban hành chínhsách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; quyhoạch, phát triển rừng, trồng cao su tiểu điền; tập huấn kỹ thuật sản xuất, phát triển kinh tế

vườn, trang trại cho nông dân Phòng Văn hóa - Thông tin đẩy mạnh công tác tuyên truyền,

hướng dẫn các xã thực hiện tiêu chí xây dựng NTM trên lĩnh vực văn hóa - thể thao; biênsoạn tài liệu, tuyên truyền sâu, rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức tốt

các hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao ở các thôn (bản) Phòng Kinh tế - Hạ tầng tham mưu, hướng dẫn các xã làm tốt việc quy hoạch tổng thể, cắm mốc đường giao thông nông thôn, xây dựng nhà ở dân cư theo tiêu chí mới Phòng Tài nguyên và Môi trường hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất, phát triển quỹ đất đến năm 2020; thực hiện

chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp, giao đất, giao rừng và cấp Giấy chứng nhận quyền sửdụng đất cho nhân dân; tăng cường quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên, khoáng sản,

vệ sinh môi trường Phòng Giáo dục - Đào tạo đẩy mạnh nâng cao chất lượng dạy và học, hoàn thành phổ cập giáo dục theo kế hoạch đề ra Phòng Y tế tăng cường công tác phòng,

chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, chăm sóc sức khỏe nhân dân và thực hiện cácTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 37

chương trình mục tiêu quốc gia về y tế xã Phòng LĐ-TB&XH tập trung điều tra, rà soát,

xác định tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo và thực hiện tốt chính sách cho người nghèo, người cócông; triển khai thực hiện Chương trình bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới; giải

quyết việc làm, xuất khẩu lao động, dạy nghề cho lao động nông thôn Riêng lực lượng vũ trang huyện ngoài việc tham mưu cho Huyện ủy, UBND huyện lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện

tốt nhiệm vụ quân sự - quốc phòng, phòng, chống bão, lụt, thảm họa, thiên tai, tìm kiếm,cứu hộ, cứu nạn, còn phải tích cực tham gia các chương trình, dự án trong quy hoạch xâydựng NTM; tăng cường giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; đẩy mạnh côngtác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, giáo dục quốc phòng - an ninh cho các đốitượng trên địa bàn v.v

1.5.3 Bài h ọc rút ra cho huyện Vũ Quang

Qua kinh nghiệm XĐGN của các nước, các địa phương trong nước, có thể rút ramột số bài học cho công tác XĐGN ở huyện Vũ Quang như sau:

Thứ nhất, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư, các nguồn vốn vay phải đưa

vào phát triển sản xuất, đồng thời tổ chức dạy nghề, chuyển giao khoa học kĩ thuật,hướng dẫn cách làm ăn cho người nghèo

Thứ hai, cần phát huy tối đa lợi thế của địa phương, mọi nguồn lực của địa

phương đặc biệt là nguồn lực tại chỗ cùng với nguồn lực cộng đồng kết hợp với đàu tưcủa Nhà nước

Thứ ba, xã hội hóa công tác XĐGN, thu hút mọi tổ chức, mọi nguồn lực tham gia

vào công tác XĐGN, hoàn thành tái định cư, tạo công ăn việc làm cho người nghèo

Thứ năm, cần khuyến khích, nâng cao tinh thần vươn lên làm giàu, thoát nghèo

của các hộ nghèo

Thứ sáu, cần có sự hỗ trợ cho các hộ dân nông nghiệp nói chung và những hộ

dân nghèo nói riêng trong sản xuất, tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, muagiống vật nuôi cây trồng

Thứ bảy, quy hoạch, sắp xếp dân cư bố trí xen kẽ và hợp lý các hộ làm ăn tốt ,

có kinh nghiệm sản xuất với các hộ cần sự giúp đỡ để họ có thể giúp nhau

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 38

Chương 2

THỰC TRẠNG NGHÈO ĐÓI VÀ CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO

Ở HUYỆN VŨ QUANG TỈNH HÀ TĨNH

2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Vũ Quang

Ngày 04 tháng 08 năm 2000, Chính phủ ban hành quyết định số 27/NĐ-CP vềviệc thành lập huyện Vũ Quang thuộc tỉnh Hà Tĩnh trên cơ sở sát nhập 12 xã miền núicủa 3 huyện gồm: Đức Liên, Đức Hương, Đức Bồng, Đức Lĩnh, Đức Giang, Ân Phú(huyện Đức Thọ); Hương Thọ, Hương Minh, Hương Đại – nay là thị trấn Vũ Quang,Hương Điền, Vũ Quang – nay là Hương Quang (huyện Hương Khê); Sơn Thọ (huyệnHương Sơn), với diện tích 64.615 ha và dân số 35.877 người(cuối năm 2012) [6, 8]

Tên huyện Vũ Quang xuất phát từ tên cổ Vụ Quang Từ tên một vùng núi

“sương mù ẩm ướt” (Vụ Thấp) đời Lý thế kỷ XII; rồi tên một nhóm người thiểu số(sách Vụ Quang) đời Lê thế kỷ XV; đến cuối thế kỷ XIX, trở thành tên một căn cứkháng chiến chống xâm lược nổi tiếng không chỉ trong nước mà cả bên Pháp (chiến khu

Vụ Quang) và đầu thế kỷ XXI này trở thành một huyện mới Điều cần nói them là theocách phiên âm truyền thống chữ Hán – Việt thì chữ “Vụ” trong Vụ Quang phải có dấunặng Nhưng hơn nửa thế kỷ nay, mặc dù người Nghệ - Tĩnh vẫn đọc “Vụ” (dấu nặng)nhưng sách báo và cả văn bản Nhà nước lại viết “Vũ” (dấu ngã), lâu dần thành quen

2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên

Vũ Quang là huyện miền núi – biên giới, vùng sâu, vùng xa ở phía Tây Bắc của

Hà Tĩnh Với vị trí địa lý: phía Bắc giáp Hương Sơn, phía Đông giáp Đức Thọ và CanLộc, phía Nam giáp Hương Khê, phía Tây giáp huyện Căm Cớt – tỉnh Bôly Khăm Xay– nước CHDCND Lào Huyện có diện tích tự nhiên 64.615 ha, trong đó đất nôngnghiệp 2.734 ha (chiếm 4,2%), đất lâm nghiệp gồm 39.599 ha đất có rừng (chiếm61,22%), số còn lại là đất trống đồi trọc, độ che phủ của rừng đạt 65% [8, 2]

Rừng Vũ Quang là một phần của dãy Trường Sơn Bắc, nằm giữa ngọn Rào CỏTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 39

(2.286m) ở Hương Khê và ngọn Giăng Màn (931m) ở Hương Sơn Từ biên giới xuốngphía Đông, trên đất 5 xã phía Nam huyện, bên hữu ngạn sông Ngàn Trươi là thảm núinon trùng điệp, dính liền các núi phía Bắc huyện Hương Khê kéo dài đến tả ngạn sôngNgàn Sâu Càng đi xuống núi càng thấp dần, lác đác mới có ngọn nổi lên với độ caokhoảng 200 – 400 m như ngọn Động Tròn (Hương Điền), Đông Đương (HươngMinh), Động Chèo, Động Kéo (thị trấn Vũ Quang) Núi đồi của 7 xã phía Bắc huyện,bên tả ngạn sông Ngàn Sâu, từ Hương Thọ sang Đức Liên xuống Ân Phú thuộc triềnNam Sơn hệ Đại Hàm Núi vùng này không cao, có một số ngọn nổi lên như ĐôngLành, Cồn Trọ Voi (Đức Liên, Đức Hương), núi Mò O, Đại Long (Đức Lĩnh) [13].

Về tài nguyên đất, huyện Vũ Quang có tổng diện tích tự nhiên 64.615 ha, baogồm 5 loại đất chính: đất vàng trên cát sét (Fs) với diện tích 15.625,61 ha (chiếm24.28%), phân bố tại vùng núi thấp và trung bình, thích hợp cho việc trồng các loạicây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả và cây hoa màu, lương thực; đất vàng nhạt trêncát (Fq) với diện tích 6.645 ha (chiếm 10,41%), phân bố tại vùng núi cao (độ dốc trên15độ), chủ yếu là rừng tự nhiên, rừng phòng hộ; đất mùn vàng đỏ trên đá Macmaaxitvới diện tích 2.952,14 ha (chiếm 4,62%), phân bố trên dãy Trường Sơn và nằm dọctheo đường biên giới Việt – Lào, chủ yếu là rừng tự nhiên; đât đỏ vàng Granit (Fa) vớidiện tích 9.136,16 ha (chiếm 14,31%) là loại đất tốt, thích hợp trồng cây hoa màu vàcây công nghiệp ngắn ngày; đất phù sa sông suối có diện tích 12.348,55 ha (chiếm19,34%), phân bố ở khu vực núi cao thuộc dãy Trường Sơn [6, 22]

Về tài nguyên nước, huyện Vũ Quang nằm trong lưu vực hai con sông NgànSâu và Ngàn Trươi với hệ thống sông ngòi, khe suối khá dày đặc, ở vùng phía Namhuyện cứ 1km² đất có tới 2km sông suối, nhờ đó huyện có nguồn nước vô cùng dồidào và phong phú bao gồm nước ngầm và nguồn nước trên mặt, bảo đảm nguồn nướcsing hoạt cho người dân và nguồn nước tưới tiêu cho nông nghiệp Sông Ngàn Trươichảy dọc theo phía đông địa bàn huyện với chiều dài khoảng 60km Sông Ngàn Sâuchảy dọc theo phía bắc huyện với chiều dài khoảng 25km Ngoài ra có nhiều khe suốichảy quanh năm với lưu lượng nước khá lớn hệ thống sông ngòi của huyện, đặc biệt là

hồ chứa nước Ngàn Trươi – Cẩm Trang với dung tích hồ chứa 800 triệu km³ nước lànguồn cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt cảu 8 huyện phía bắc của tỉnh và phục vụcho việc khai thác mỏ sắt Thạch Khê, giảm lũ vùng hạ lưu, cải tạo môi trường sinh thái.Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 40

Về tài nguyên khí hậu, sách “Đồng khách dư địa chí” (cuối thế kỉ XIX) viết vềthời tiết huyện Hương Khê (trong đó bao gồm phần lớn huyện Vũ Quang hiện nay):

“tháng hai, tháng ba, mùa thu thường có gió lạnh, mưa nhiều ” Nhiệt độ trung bìnhcủa huyện là 23,5 °C, lúc cao nhất lên đến 42,6 °C và lúc thấp nhất xuống đến 2,6 °C(theo bảng tính trong nhiều năm) Lượng mưa trung bình/năm là 2304,5mm Với điềukiện thời tiết như vậy thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và trồng rừng, cũng nhưphục vụ tốt cho đời sống sinh hoạt người dân [1]

Vũ Quang được thiên nhiên ưu đãi, có nguồn tài nguyên rừng và khoáng sảndồi dào Nơi đây có rừng quốc gia Vũ Quang với tổng diện tích54.743 ha (trong đó,diện tích tại huyện Vũ Quang là trên 35.000 ha), độ cao trung bình 800m, độ dốc từ 25– 30 độ, có nơi trên 40 độ…, hơn 90% khu vườn có rừng che phủ, trong đó theo kếtquả điều tra của các chuyên gia trong nước và quốc tế, Vườn Quốc gia Vũ Quang cótới 76% diện tích rừng tự nhiên với hai kiểu chính: rừng kín thường xanh nhiệt đớichiếm 20% với hai loại thực vật ưu thế là pơmu và hoàng đàn;rừng kín thường xanhnhiệt đới với các loại thực vật bậc cao như: cẩm lai, lát hoa, lim, dổi, trầm hương… vànhiều cây dược liệu quý

Đây là kho tài nguyên hết sức phong phú với 307 loài thực vật bậc cao thuộc

236 chi, 99 họ, có 10 loài quý hiếm, 60 loài phụ thú, 187 loài chim, 38 loài bò sátthuộc nhóm quý hiếm, 26 loài lưỡng cư và 56 loài cá Đặc biệt có nhiều loài thú quýhiếm như: Chà Vá chân nâu, Voọc gáy trắng, Vượn má vàng… Cũng tại đây các nhàkhoa học đã phát hiện thấy Sao La, Mang Lớn đươc ghi trong sách đỏ

Mặc dừ chưa có điều kiện để khảo sát, đánh giá đầy đủ nhưng qua thăm dò thực

tế, trên địa bàn huyện có quặng sắt với trữ lượng trên 10 triệu tấn nằm ở các xã:Hương Minh, Hương Thọ, Sơn Thọ và Thị trấn Vũ Quang Ngoài ra cát sỏi bờ sôngNgàn Trươi, Ngàn Sâu đã được khai thác phục vụ việc xây dựng các công trình trênđịa bàn huyện

Địa hình Vũ Quang bị chia cắt bởi nhiều sông suối, đồi núi, địa hình phức tạp,giao thông đi lại khó khăn Với điều kiện như vậy gây nhiều bất lợi cho cuộc sống sinhhoạt và sản xuất của người dân trên địa bàn toàn huyện

Huyện Vũ Quang nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa rõ nét Gióđông bắc thổi từ tháng 9 đến tháng 12 mang theo mưa rét Gió tây nam hay còn gọi làTrường Đại học Kinh tế Huế

Ngày đăng: 15/03/2017, 07:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phạm Hữu Bình: Vũ Quang trước vận hội mới, Báo Hà Tĩnh, số ra ngày 19/2/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vũ Quang trước vận hội mới
2. Bộ lao động-Thương binh và Xã hội (2000), Quyết định số 1143/2000/QĐ- LĐTBXH Về việc điều chỉnh chuẩn nghèo giai đoạn 2001 – 2005, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 1143/2000/QĐ-LĐTBXH Về việc điều chỉnh chuẩn nghèo giai đoạn 2001 – 2005
Tác giả: Bộ lao động-Thương binh và Xã hội
Năm: 2000
3. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng cộng sản Việt Nam (2001), "Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần IX
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2001
4. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần X
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2006
5. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần XI
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2011
6. Thái Kim Đỉnh: Vũ Quang xưa và nay, huyện ủy - UBND huyện Vũ Quang, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vũ Quang xưa và nay
7. Nguyễn Thị Hương(2011), Nâng cao hiệu quả XĐGN cho các hộ nông dân trên đại bàn huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, khóa luận tốt nghiệp, Đại học sư phạm Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao hiệu quả XĐGN cho các hộ nông dân trênđại bàn huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa
Tác giả: Nguyễn Thị Hương
Năm: 2011
8. Huyện ủy - HĐND - UBND - UBMTTQ huyện Vũ Quang: Vũ Quang mười năm, chặng đường 8/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Huyện ủy - HĐND - UBND - UBMTTQ huyện Vũ Quang
9. Nguyễn Hải Hữu (2005), Định hướng tiếp cận giải quyết vấn đề đói nghèo ở nước ta, Tạp chí cộng sản, số 13 năm 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Hải Hữu (2005), "Định hướng tiếp cận giải quyết vấn đề đói nghèo ởnước ta
Tác giả: Nguyễn Hải Hữu
Năm: 2005
10. Phạm Gia Khiêm: “Xóa đói giảm nghèo ở nước ta – thành tựu, thách thức và giải pháp”, Tạp chí Cộng sản số 749, 2+3/2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Gia Khiêm: “"Xóa đói giảm nghèo ở nước ta – thành tựu, tháchthức và giải pháp
11. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Chí Minh (2000),"Toàn tập
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2000
12. Lịch sử Đảng bộ huyện Đức Thọ, tập 3 (1999 - 2001). NXB Lao động và Xã hội, 5/2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đảng bộ huyện Đức Thọ
Nhà XB: NXB Lao động vàXã hội
14. Th.S Nguyễn Quang Phục (2006), Tập bài giảng kinh tế phát triển, khoa KTPT, Đại học kinh tế - Đại học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập bài giảng kinh tế phát triển
Tác giả: Th.S Nguyễn Quang Phục
Năm: 2006
15. Thủ tướng Chính phủ (2010), Chỉ thị số 1752/CT-TTg Về việc ban hànhTrường Đại học Kinh tế Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị số 1752/CT-TTg Về việc ban hành
Tác giả: Thủ tướng Chính phủ
Năm: 2010
13. Phòng thống kê huyện Vũ Quang (2009), Niên giám thống kê huyện Vũ Quang, 2009 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w