Kiểm định nội sinh với biến đo lường vốn xã hội là số lượng các tổ chức xã hội mà các thành viên trưởng thành trong hộ gia đình tham gia.. Kiểm định nội sinh với biến đo lường vốn xã hội
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
- -
NGUYỄN ANH TUẤN
TÁC ĐỘNG CỦA VỐN XÃ HỘI TỚI GIÁ CÀ PHÊ
BÁN ĐƯỢC CỦA NÔNG DÂN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Thành phố Hồ Chí Minh – 2015
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
- -
NGUYỄN ANH TUẤN
TÁC ĐỘNG CỦA VỐN XÃ HỘI TỚI GIÁ CÀ PHÊ
BÁN ĐƯỢC CỦA NÔNG DÂN
Chuyên ngành: Kinh tế Phát triển
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn “Tác động của Vốn xã hội tới giá cà phê bán đƣợc của nông dân” là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi Các tài liệu tham
khảo, số liệu thống kê là trung thực và được tự tôi tổng hợp, tính toán Kết quả nghiên cứu của luận văn này chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào cho tới thời
điểm hiện nay
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2015
Trang 6MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH
TÓM TẮT
CHƯƠNG I GIỚI THIỆU 1
1.1 LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU, MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU……… ……… 1
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.2 Mục đích nghiên cứu 2
1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu 2
1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
CHƯƠNG II CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 4
2.1 ĐỊNH NGHĨA VỐN XÃ HỘI 4
2.2 CÁCH ĐO LƯỜNG VỐN XÃ HỘI 7
2.3 KHẢO LƯỢC CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 9
2.3.1 Vốn xã hội ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động trong giao dịch nông sản 9
2.3.2 Đặc điểm nhân khẩu học ảnh hưởng tới vốn xã hội và hiệu quả giao dịch nông sản 11
2.3.3 Vị trí địa lý ảnh hưởng tới hiệu quả giao dịch nông sản 12
CHƯƠNG III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
Trang 73.1 KHUNG PHÂN TÍCH 14
3.2 KHUNG LÝ THUYẾT 15
3.3 NHỮNG ĐO LƯỜNG CỦA MẠNG LƯỚI XÃ HỘI 17
3.4 MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG 19
3.4.1 Xác định và mô tả các biến số 20
3.4.1.1 Biến phụ thuộc 20
3.4.1.2 Biến độc lập 20
3.5 DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 22
CHƯƠNG IV TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ VIỆT NAM 24
4.1 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CÂY CÀ PHÊ 24
4.2 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM 25
4.3 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM 27
4.3.1 Diện tích cà phê qua các năm theo tỉnh thành 27
4.3.2 Sản lượng cà phê qua các năm 28
4.3.3 Xuất khẩu cà phê qua các năm 29
4.4 THỰC TRẠNG VỀ SẢN XUẤT CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM 30
4.5 GIỚI THIỆU VỀ HUYỆN KRÔNG NÔ 31
4.5.1 Lịch sử thành lập huyện Krông Nô 31
4.5.2 Tình hình sản xuất cà phê trên địa bàn huyện Krông Nô 32
4.5.3 Sản lượng cà phê của từng xã 33
4.5.4 Thu nhập bình quân đầu người 35
CHƯƠNG V KẾT QUẢ HỒI QUY 36
5.1 THỐNG KÊ MÔ TẢ 36
5.1.1 Số lượng hộ tham gia khảo sát 36
5.1.2 Thống kê mô tả các biến số 37
5.2 KẾT QUẢ HỒI QUY 37
5.2.1 Kiểm tra hiện tượng nội sinh 37
Trang 85.2.1.1 Kiểm định nội sinh với biến đo lường vốn xã hội là số lượng các tổ chức
xã hội mà các thành viên trưởng thành trong hộ gia đình tham gia 38 5.2.1.2 Kiểm định nội sinh với biến đo lường vốn xã hội là điểm tham gia các cuộc họp mặt 41 5.2.1.3 Kiểm định nội sinh với biến đo lường vốn xã hội là Chỉ số cộng giữa số lượng các tổ chức xã hội mà các thành viên trưởng thành trong hộ gia đình tham gia và điểm tham gia các cuộc họp mặt 43 5.2.1.4 Kiểm định nội sinh với biến đo lường vốn xã hội là biến chỉ số nhân giữa
số lượng các tổ chức xã hội mà các thành viên trưởng thành trong hộ gia đình tham gia và điểm tham gia các cuộc họp mặt 46
5.2.2 Kết quả hồi quy các mô hình A, B, C, D 48
5.2.2.1 Hồi quy Mô hình A với đo lường vốn xã hội là Số tổ chức xã hội các thành viên trưởng thành trong hộ gia đình tham gia 48 5.2.2.2 Hồi quy Mô hình B với đo lường vốn xã hội bằng điểm tham gia vào các cuộc họp mặt 52 5.2.2.3 Hồi quy Mô hình C với đo lường vốn xã hội bằng chỉ số cộng của Số hội nhóm các thành viên trưởng thành trong hộ gia đình tham gia và điểm tham gia vào các cuộc họp mặt 54 5.2.2.4 Hồi quy Mô hình D với đo lường vốn xã hội bằng chỉ số nhân của Số hội nhóm các thành viên trưởng thành trong hộ gia đình tham gia và điểm tham gia vào các cuộc họp mặt 56
CHƯƠNG VI KẾT LUẬN 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 10DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
2SLS Phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất hai giai đoạn (Two Stage
Least of Square)
OLS Phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất (Ordinary Least of
Square)
SN Mạng lưới xã hội (Social Network)
DM Khoảng cách tới điểm thu mua (Distance to Market)
DR Khoảng cách tới các tuyến đường (Distance to Roads)
VICOFA Hiệp hội Cà phê-Ca cao Việt Nam
GSO Tổng cục thống kê
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển Nông thôn
VAT Thuế giá trị gia tăng
Trang 12DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Tác động kỳ vọng của các biến số lên giá cả giao dịch được 19
Bảng 4.1: Diện tích trồng cà phê theo tỉnh thành 28
Bảng 4.2: Sản lượng cà phê Việt Nam qua các năm 28
Bảng 4.3: Xuất khẩu cà phê của Việt Nam qua các năm 29
Bảng 4.4 Diện tích canh tác cà phê các xã/thị trấn của huyện Krông Nô qua các năm
32
Bảng 4.5 Sản lượng cà phê các xã/thị trấn của huyện Krông Nô qua các năm 33
Bảng 4.6 Năng suất cà phê các xã/thị trấn của huyện Krông Nô qua các năm 34
Bảng 4.7 Thu nhập bình quân đầu người của toàn huyện Krông Nô qua các năm 35
Bảng 5.1 Thống kê các hộ tham gia khảo sát 36
Bảng 5.2 Thống kê mô tả các biến 37
Bảng 5.3 Kết quả hồi quy Bước 1 với đo lường vốn xã hội là số lượng các tổ chức xã hội mà các thành viên trưởng thành trong hộ gia đình tham gia 38
Bảng 5.4 Kết quả hồi quy Bước 3 với đo lường vốn xã hội là số lượng các tổ chức xã hội mà các thành viên trưởng thành trong hộ gia đình tham gia 39
Bảng 5.5 Kết quả hồi quy Bước 1 với đo lường vốn xã hội là điểm tham gia các cuộc họp mặt 41
Bảng 5.6 Kết quả hồi quy Bước 3 với đo lường vốn xã hội là điểm tham gia các cuộc họp mặt 42
Bảng 5.7 Kết quả hồi quy Bước 1 với đo lường vốn xã hội là Chỉ số cộng 43
Bảng 5.8 Kết quả hồi quy Bước 3 với đo lường vốn xã hội là Chỉ số cộng 44
Bảng 5.9 Kết quả hồi quy Bước 1 với đo lường vốn xã hội là Chỉ số nhân 46
Bảng 5.10 Kết quả hồi quy Bước 3 với đo lường vốn xã hội là Chỉ số nhân 47
Bảng 5.11 Kết quả hồi quy với các biến công cụ 49
Bảng 5.12 Kết quả hồi quy thay thế biến giải thích bằng biến công cụ 50
Trang 14Bảng 5.13 Kết quả hồi quy OLS với đo lường vốn xã hội bằng điểm tham gia vào các
cuộc họp mặt 52
Bảng 5.14 Kết quả hồi quy OLS với đo lường vốn xã hội bằng Chỉ số cộng 54
Bảng 5.15 Kết quả hồi quy OLS với đo lường vốn xã hội bằng Chỉ số nhân 56
Bảng 6.1 Tổng hợp kết quả hồi quy của các mô hình A, B, C, D 60
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH Hình 3.1 Các yếu tố tác động lên giá cà phê giao dịch được 14
Biểu đồ 4.1: Kim ngạch Xuất khẩu cà phê Việt Nam qua các thị trường lớn năm 2014 (Triệu USD) 30
Trang 16TÓM TẮT
Với mục đích để tìm hiểu xem vốn xã hội, cụ thể là việc tham gia vào các tổ chức xã hội tác động tới hiệu quả cho việc giao dịch cà phê của người nông dân như thế nào, học viên đã dựa trên những nghiên cứu trước đây để xây dựng mô hình hồi quy để tìm hiểu mối quan hệ này Với mẫu là 217 quan sát chứa các thông tin về hộ gia đình thu thập được ở 10 xã và 1 thị trấn của huyện Krông Nô tỉnh Đăk Nông đảm bảo điều kiện có giao dịch cà phê trong giai đoạn tháng 5 và tháng 6 2015, thực hiện hồi quy bằng hai biến cơ bản và hai chỉ số được xây dựng dựa trên hai biến cơ bản đó, học viên tìm thấy kết quả rằng không hề có sự tương quan giữa vốn xã hội được đo lường bằng các biến số mà học viên sử dụng Bên cạnh đó, các đặc điểm nhân khẩu học của
hộ gia đình, chi phí đi lại và chi phí vận chuyển đại diện bằng khoảng cách của hộ gia đình đó tới địa điểm thu mua gần nhất, tới đường lát/rải nhựa gần nhất và tới đường liên xã gần nhất không tương quan với giá cà phê giao dịch được Học viên cũng kiểm định về sự phù hợp của các mô hình thì tìm thấy kết quả rằng, các mô hình hồi quy theo phương 2SLS khi vốn xã hội được đo lường bằng số lượng tổ chức mà thành viên trưởng thành trong gia đình tham gia và mô hình hồi quy theo phương pháp OLS với biến vốn xã hội được đo lường bởi điểm tham gia vào các cuộc họp mặt, biến vốn xã hội được đo lường bởi chỉ số cộng và chỉ số nhân đều không có ý nghĩa trong việc giải thích cho sự biến đổi về giá cà phê giao dịch được của người nông dân
Trang 18CHƯƠNG I GIỚI THIỆU
tố như biến động giá cả, sự hiểu biết thị trường, sự chia sẽ thông tin và lời khuyên của những người xung quanh cũng như các hội nhóm mà người nông dân tham gia, kinh nghiệm bán các năm trước, tình trạng tài chính của gia đình v v Với những thất bại thông tin của thị trường, mạng lưới xã hội đóng vai trò là một nhân tố giảm thiểu tổn thất do bất cân xứng thông tin xảy ra khi người giao dịch nông sản ra quyết định Đã có những nghiên cứu thực nghiệm cho thấy kết quả tích cực của vốn
xã hội tác động đến lợi ích mà người giao dịch nông sản đạt được như Fafchamps
và Minten (2001) kết luận rằng vốn xã hội giúp những những người giao dịch nông sản đạt hiệu quả cao hơn, Mawejje và Holden (2014) tìm ra kết quả rằng những hộ gia đình có vốn mạng lưới xã hội cao hơn sẽ có khả năng nhận được lợi ích cao hơn
từ việc giao dịch cà phê Vì thế, học viên muốn nghiên cứu xem liệu vốn mạng lưới
xã hội có đem lại hiệu quả về giao dịch hơn cho người nông dân trồng cà phê với đề
tài mang tên “Tác động của Vốn xã hội tới giá cà phê bán được của nông dân”
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU, MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Trang 191.2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu được tác động của vốn xã hội lên giá cà phê mà người dân trồng cà phê giao dịch được
1.2.2 Mục đích nghiên cứu
Dựa trên những kết quả đạt được làm cơ sở cho người nông dân trồng cà phê quyết định có nên tham gia vào các tổ chức và mở rộng mối quan hệ xã hội để gia tăng lợi ích của họ cũng như gọi ý cho những người làm chính sách chú tâm đến việc phát triển các hội nhóm, tổ chức xã hội
1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu
Người nông dân trồng cà phê bán được giá cao hơn khi có nhiều vốn xã hội hơn?
1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này của học viên tập trung tìm hiểu vào tác động của vốn mạng lưới xã hội tới giá cả nhận được của người nông dân trồng cà phê ở 11 xã và một thị trấn thuộc huyện Krông Nô của tỉnh Đắk Nông trong giai đoạn tháng 5 và tháng 6 năm 2015 Thực tế huyện Krông Nô có tộng cộng 12 xã và một thị trấn, nhưng khi thực hiện khảo sát thì xã Buôn Choah có diện tích canh tác cà phê chỉ 30 héc ta, việc thực hiện khảo sát các hộ gia đình đảm bảo điều kiện tham gia khảo sát rất tốn thời gian và chi phí nên học viên chỉ chọn lựa thực hiện ở 11 xã và thị trấn còn lại
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để nghiên cứu về tác động của vốn xã hội tới giá cà phê nhận được của những hộ gia đình trồng cà phê giai đoạn tháng 5 và tháng 6 năm 2015 thuộc địa bàn huyện Krông Nô thuộc tỉnh Đắk Nông, học viên sử dụng phương pháp thống kê
mô tả, phân tích định lượng
Phần phân tích định lượng, học viên sử dụng phương pháp Bình phương nhỏ nhất 2 giai đoạn (2SLS) và phương pháp OLS tùy thuộc vào biến giải thích có phải
là biến nội sinh hay không?, với hệ phương trình được xây dựng dựa trên khung lý thuyết trong Chương III
Trang 201.5 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Cấu trúc của luận văn gồm 6 chương:
CHƯƠNG I GIỚI THIỆU
CHƯƠNG II CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHẢO LƯỢC CÁC NGHIÊN
CỨU CÓ LIÊN QUAN CHƯƠNG III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG IV TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ VIỆT NAM CHƯƠNG V KẾT QUẢ HỒI QUY
CHƯƠNG VI KẾT LUẬN
Trang 21CHƯƠNG II CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN
2.1 ĐỊNH NGHĨA VỐN XÃ HỘI
Nhiều năm trở lại đây, khái niệm vốn xã hội đã trở nên phổ biến trong lý thuyết Xã hội học và Kinh tế học Nó được đề cập rất nhiều trong các tạp chí chính sách cũng như các tạp chí học thuật, vốn xã hội đã trở thành biện pháp hữu hiệu giảm thiểu các tệ nạn tác động lên xã hội ở bên trong gia đình và bên ngoài xã hội (Portes (2000)) Như những khái thuyết xã hội học khác có cùng con đường phát triển, nghĩa sơ khai của vốn xã hội và giá trị khám phá của nó được nghiên cứu để kiểm định về tác động của nó tới đời sống cá nhân cũng như hiệu quả kinh tế mà nó mang lại cho chủ thế sở hữu nó
Cụm từ vốn xã hội được Hanifan đề cập chính thức vào năm 1916, nhưng nó chỉ xuất hiện dưới một khái niệm sơ khai và chưa nhận được nhiều quan tâm của giới học thuật thời điểm đó Trải qua quá trình phát triển, phân tích có hệ thống đầu tiên về vốn xã hội được thực hiện bởi Bourdieu (1985; 1980) Ông định nghĩa khái niệm vốn xã hội là “ tổng các nguồn lực thật sự đang có hoặc tiềm năng có được từ việc sở hữu một mạng lưới bền vững các mối quan hệ quen biết lẫn nhau ít nhiều mang tính tổ chức ” (Bourdieu, 1985, 1980) Khái niệm này ban đầu chỉ xuất hiện
trong một số ghi chú tạm thời của ông xuất bản trong tạp chí Actes de la Researche
en Sciences Sociales vào năm 1980 Do nó xuất hiện ở Pháp nên không được sự chú
ý rộng rãi của cộng đồng nói tiếng Anh, phiên bản tiếng Anh xuất hiện đầu tiên trong bài giảng về xã hội học giáo dục của Bourdieu (1985) Sự xuất hiện ít ỏi này
là sự đáng tiếc bởi phân tích của Bourdieu được xem là có hệ thống nhất so với các khái niệm về vốn xã hội được diễn giải cùng thời Phân tích của ông mang tính công
cụ, tập trung vào những lợi ích đem lại cho các cá nhân thông qua việc tham gia vào các hội nhóm và sự xây dựng có chủ ý đời sống xã hội cho mục đích tạo nên những lợi ích này Trong phân tích của mình, Bourdieu (1985) khẳng định rằng những lợi
Trang 22ích có được từ việc tham gia vào các hội nhóm là cơ sở của sự đoàn kết trong mạng lưới, sự đoàn kết này lại ngược lại đem lại những lợi ích cho các thành viên Mạng lưới xã hội không phải là có sẵn mà phải được tạo dựng một cách có chủ đích Định nghĩa của Bourdieu phân tách vốn xã hội thành hai nhân tố: đầu tiên, mối quan hệ
xã hội cho phép những cá nhân tiếp cận các nguồn lực sở hữu bởi hội nhóm của họ
và thứ hai là số lượng và chất lượng của các nguồn lực đó
Khái niệm vốn xã hội được đề cập đương thời với phân tích của Bourdieu xuất hiện trong một bài bình luận về những lý thuyết tân cổ điển về bất bình đẳng thu nhập chủng tộc và những hàm ý chính sách của nhà Kinh tế học Loury (1977, 1981) Loury cho rằng các lý thuyết kinh tế chính thống quá mang tính cá nhân, tập trung quá nhiều vào vốn con người của cá nhân và vào sự hình thành khả năng cạnh tranh dựa trên những kỹ năng cá nhân như vậy Do đó, những luật chống lại những người tuyển dụng phân biệt chủng tộc và những chương trình bình đẳng cơ hội sẽ không làm giảm sự bất bình đẳng chủng tộc Theo Loury, có hai nguyên nhân: đầu tiên, sự nghèo đói của cha mẹ da đen sẽ được truyền qua đời con cái dưới dạng các nguồn lực cơ bản thấp và cơ hội giáo dục thấp hơn; thứ hai là sự kết nối kém của những công nhân da đen trẻ với thị trường lao động và sự thiếu thông tin về các cơ hội Tuy nhiên Loury không phát triển nhiều về khái niệm vốn xã hội trong nghiên cứu của ông nhưng nó đã đề cập được lối tiếp cận khác tới các cơ hội thông qua sự liên kết xã hội cho những người trẻ dân tộc thiểu số và không thiểu số
Tuy không phát triển khái niệm vốn xã hội trong bài viết của mình nhưng Loury đã tạo tiền đề cho Coleman phân tích sâu hơn về vai trò của vốn xã hối trong
sự hình thành vốn con người Coleman thừa nhận những sự đóng góp của Loury cũng như của nhà kinh tế học nhà xã hội học khác Nhưng Coleman lại không đề cập đến Bourdieu mặc dù phân tích của ông về khả năng sử dụng của vốn xã hội cho việc có được các thông tin giáo dục giống với nhà tiên phong người Pháp này Coleman định nghĩa vốn xã hội bằng chức năng của nó là một loạt các sự tồn tại với hai yếu tố phổ biến: chúng đều bao gồm một vài khía cạnh của cấu trúc xã hội và
Trang 23tạo điều kiện cho các hoạt động của cá nhân hoặc doanh nghiệp trong cấu trúc đó (Coleman 1988a, 1990) Ông cho rằng, giống như các hình thức vốn khác, vốn xã hội có tính hữu ích, là công cụ để đạt được một số mục tiêu mà nếu không có nó, các mục tiêu này sẽ không đạt được Giống như vốn vật chất và vốn con người, vốn
xã hội hoàn toàn không thể thay thế được ở một số phương diện Hình thức vốn xã hội này có thể có giá trị trong hoạt động này nhưng lại trở nên vô dụng hay thậm chí nguy hiểm cho hoạt động khác Không giống các hình thức vốn khác, vốn xã hội cố hữu trong cấu trúc của các quan hệ giữa người với người Phân tích của Coleman vẫn có nhược điểm là không phân biệt rõ ràng các yếu tố: các chủ thể sở hữu vốn xã hội, các nguồn của vốn xã hội và cuối cùng là các nguồn lực có được từ vốn xã hội Mặc dù có những hạn chế, nhưng giá trị bài phân tích của Coleman là không thể phủ nhận trong việc giới thiệu và cung cấp khái niệm rõ ràng về Vốn xã hội trong Ngành xã hội học Mỹ, làm nổi bật tầm quan trọng cho việc có được vốn con người
và nhận diện được một số cơ chế mà vốn xã hội được tạo thành Coleman khẳng định rằng sự tồn tại đủ những mối quan hệ giữa mọi người đảm bản cho việc tuân thủ các chuẩn mực và sự tồn tại của các chuẩn mực này tạo điều kiện cho các giao dịch diễn ra mà không cần đến các hợp đồng pháp lý cồng kềnh (Coleman 1988a) Điều này giúp cho chủ thể sở hữu Vốn xã hội giảm thiểu tối đa chi phí giao dịch mà chủ thể phải gánh chịu nếu như không có vốn xã hội hiện hữu trong giao dịch Sau Bourdieu, Loury và Coleman, nhiều bài nghiên cứu về vốn xã hội được xuất bản Vào năm 1990, WE Baker định nghĩa vốn xã hội là một nguồn lực mà một người có được từ các cấu trúc xã hội đặc thù và sau đó được sử dụng để có được các lợi ích cho người đó Nó được tạo ra do những thay đổi trong mối quan hệ giữa các
cá nhân (Baker, 1990) M Schiff (1992) định nghĩa vốn xã hội là một loạt các nhân
tố của cấu trúc xã hội có ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa con người và là đầu vào hoặc là tham số của hàm sản xuất hoặc hàm hữu dụng Burt (1992) lại định nghĩa rằng vốn xã hội liên quan đến những người bạn, đồng nghiệp và những mối quan hệ chung mà qua đó bạn có được cơ hội sử dụng vốn tài chính và vốn con người của bạn Trong khi Coleman và Loury nhận định rằng mật độ các mạng lưới là điều
Trang 24kiện cần thiết cho sự gia tăng vốn xã hội, Burt(1992) lại cho rằng sự vắng mặt tương đối các mối quan hệ tạo điều kiện gia tăng sự linh động của cá nhân do mật
độ của mạng lưới có xu hướng lan truyền những thông tin dư thừa, trong khi nhưng mối quan hệ ít hơn có thể là nguồn của kiến thức mới và nguồn lực mới
Putnam (1993) cung cấp một định nghĩa tổng quát và đầy đủ nhất cho vốn xã hội Ông định nghĩa Vốn xã hội bao gồm các đặc điểm của tổ chức xã hội như lòng tin, các chuẩn mực và mạng lưới xã hội Các đặc điểm này là nền tảng của sự hợp tác, giúp các thành viên hành động hiệu quả hơn và dễ dàng đạt được mục tiêu chung
Có thể hiểu rằng, vốn xã hội là những lợi ích mà mỗi cá nhân có được thông qua sự tương tác của người đó với những cá nhân khác và những mạng lưới xã hội
mà người đó tham gia
2.2 CÁCH ĐO LƯỜNG VỐN XÃ HỘI
Là một khái niệm mới nên việc nghiên cứu tác động của vốn xã hội tới các chủ thể còn gặp nhiều khó khăn trong việc thống nhất cách đo lường Tùy theo cách tiếp cận khái niệm vốn xã hội của từng nhà nghiên cứu mà họ chọn lựa phương pháp đo lường riêng biệt cho nghiên cứu của mình
Phương thức cơ bản và dễ tiếp cận mà sau này được ứng dụng nhiều đó là phương thức mà Putnam (1993) sử dụng trong nghiên cứu của mình về sự khác biệt năng lực tổ chức ảnh hưởng tới phát triển kinh tế giữa miền Nam và miền Bắc Italia Ông sử dụng số lượng thành viên trong các tổ chức tình nguyện như là biến
đo lường vốn xã hội Ông tìm thấy kết quả rằng, sự khác nhau về số lượng các thành viên trong tổ chức tình nguyện có tác động tới sự khác biệt về phát triển kinh tế
Krishna và cộng sự E Shrader (1999) đã xây dựng bảng câu hỏi thu thập các phương diện về vốn xã hội gồm 4 mục: cấp độ cá nhân/hộ gia đình, cấp độ hàng xóm/cộng đồng, cấp độ khu vực và cấp độ quốc gia Những dữ liệu thu thập được dùng để đo lường vốn xã hội của chủ thể Đây là một bước tiến trong việc nghiên
Trang 25cứu vốn xã hội và ngày nay nó được ứng dụng rộng rãi trong quá trình nghiên cứu vốn xã hội ở cấp độ vi mô
Rose (1998) xây dựng một cách đo lường vốn xã hội theo cách tiếp cận mạng lưới xã hội Ông phân loại mạng lưới xã hội thành mạng lưới chính thức và phi chính thức Ông định nghĩa vốn xã hội là số lượng các mạng lưới xã hội chính thức
và không chính thức mà cá nhân sản xuất sản phẩm hoặc lựa chọn phân bổ tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ Ông không phân tích toán học mà ông rút ra kết luận thông qua bảng phân bố câu trả lời từ nhiều câu hỏi khác nhau về những hành động
mà cá nhân đó sẽ thực hiện hoặc khuyên người thân quen thực hiện lựa chọn trong các tình huống được đưa ra
Krishna và Uphoff (1999) đã xây dựng các chỉ số hành vi tập thể hướng tới phát triển Sau đó nhóm tác giả tiếp tục xây dựng chỉ số vốn xã hội thông qua 6 biến
số đo lường từ bảng câu hỏi trong đó có 3 biến cấu trúc và 3 biến nhận thức Kết quả cho thấy chỉ số vốn xã hội tương quan đáng kể tới chỉ số hành vi tập thể định hướng phát triển
Whiteley (2000) đã tiếp cận theo cách tiếp cận tâm lý xã hội học Với mô hình tăng trưởng nội sinh, Whiteley (2000) đã đem vốn xã hội vào mô hình trong vai trò biến giải thích Ông đo lường vốn xã hội bằng biện pháp phân tích nhân tố 3 biến tin cậy từ dữ liệu “Điều tra giá trị thế giới” từ năm 1990 tới 1993
Brehm và Rahn (1997) đánh giá vốn xã hội thông qua mối quan hệ qua lại trong Mô hình Cấu trúc giữa ba khái niệm Cam kết dân sự, Sự tin tưởng lân nhau và
Sự tin tưởng chính quyền
Grootaert (1999) đo lường vốn xã hội thông qua một chỉ số được xây dựng từ
6 biến số gồm: mật độ của các hiệp hội, tính không đồng nhất nội tại, tần suất tham gia các cuộc họp , hiệu quả tham gia của các thành viên đối với việc ra quyết định, khoản chi trả hội phí và mức độ hướng tới xã hội của tổ chức Ông dùng chỉ sộ đo lường vốn xã hội này để tìm hiểu sự tương quan với sự sung túc của gia đình-được
đo lường bằng các chỉ tiêu về Tiêu dùng/ đầu người, tài sản, sử dụng tín dụng, v v
Trang 26Narayan và Pritcheett (1997) đã sử dụng hai chỉ tiêu để đo lường vốn xã hội
là Tổ chức và Sự tin tưởng trong nghiên cứu của họ Hai tác giả đặt những câu hỏi
về các tổ chức mà các thành viên trong gia đình tham gia cũng như niềm tin của họ
Bản điều tra Time-Use để điều tra về hành vi con người
Sử dụng các câu hỏi đặc trung và theo bối cảnh về các mối quan hệ, thái
độ và hành vi ứng xử trong cộng đồng
Phân tích định tính và nghiên cứu hành động để làm sáng tỏ sự tương tác
xã hội cũng như ý nghĩa của nó trong bối cảnh cụ thể, có thể kết hợp đo lường định lượng
Các thí nghiệm xã hội ngẫu nhiên với điều kiện mô phỏng để tìm ra kết quả
2.3 KHẢO LƯỢC CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
2.3.1 Vốn xã hội ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động trong giao dịch nông
sản
Có nhiều nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp cho thấy sự tác động tích cực của vốn xã hội và hiệu quả giao dịch nông sản của thương nhân cũng như người nông dân trồng cà phê (Fafchamps và Minten (1998; 199a,b; 2001); Fafchamps và Hill (2005); Mawejje và Holden (2014))
Fafchamps và Minten (1998) sử dụng dữ liệu thu thập được về những thương lái nông sản ở Madagascar được thu thập tại Madagascar trong một dự án giữa IFPRI (Viện nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế) và Bộ Nghiên cứu khoa học của quốc giá Uganda (FOFIFA) Nghiên cứu này tìm thấy bằng chứng về việc vốn
Trang 27mạng lưới xã hội có tác động lớn đến hiệu quả hoạt động của các thương lái nông sản Sau khi kiểm soát các đầu vào vật chất và con người cũng như đặc điểm của những thương lái, nghiên cứu tìm ra rằng những thương lái có sự kết nối tốt hơn có doanh số cao hơn và giá trị gia tăng cao hơn thương lái có ít sự kết nối hơn Nghiên cứu chỉ ra rằng ba khía cạnh của vốn xã hội nên được phân biệt: mối quan hệ với những thương lái khác mà với nó thương lái có thể tối thiểu hóa chi phí giao dịch; mối quan hệ với người cho vay tiềm năng; và mối quan hệ trong gia đình
Fafchamps và Minten (1999a) dựa trên bộ dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu trước của họ (Fafchamps và Minten (1998)) nghiên cứu về cách mà người thương nhân sử dụng vốn xã hội nâng cao hiệu quả hoạt động của họ Một lần nữa, nhóm tác giả khẳng định rằng vốn mối quan hệ đóng vai trò là nhân tố quan trọng trong sự thành công trong công việc kinh doanh của những thương nhân này Bằng chứng tìm thấy mô tả những khía cạnh mà các mối quan hệ được sử dụng để phục
vụ cho những mục đích khác nhau: dòng thông tin về giá cả và tình trạng của thị trường; sự cung cấp tín dụng thương mại; sự phòng ngừa và quản lý các khó khăn hợp đồng; tính chính xác của các giao dịch; và sự làm giảm thiểu rủi ro Thương lái giàu có hơn và thành công hơn có số lượng các mối quan hệ nhiều hơn và chất lượng hơn Gia đình đóng ít vay trò trong việc kinh doanh mặc dù hỗ trợ việc khởi nghiệp
Fafchamps và Minten (1999b) dựa trên bộ dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu trước của họ (Fafchamps và Minten (1998)) Vốn xã hội được đo lường bằng số lượng và loại của các mối quan hệ được sử dụng trong mục đích kinh doanh của thương nhân nông sản
Lợi ích từ vốn xã hội trong thực tế với chi phí giao dịch có thể quan trọng giống như lao động và vốn vật chất hoặc vốn con người Bằng chứng có được từ Madagascar cho thấy rằng:
1 Những thương nhân nông sản xếp hạng sự quan trọng của các mối quan
hệ cao hơn các yếu tố khác
Trang 282 Những thương nhân kết nối tốt hơn có doanh số và tổng lợi nhuận cao hơn những thương nhân kết nối kém hơn
3 Những thương nhân không phát triển vốn xã hội thích hợp, sẽ không phát triển
Kết quả cho thấy rằng ba khía cạnh của vốn mạng lưới xã hội phải được phân biệt: mối quan hệ với các thương nhân khác giúp họ giảm thiểu chi phí giao dịch; những mối quan hệ với những cá nhân có thể giúp họ lúc khó khăn tài chính để chống lại rủi ro thanh khoản; và mối quan hệ gia đình làm giảm hiệu quả do lỗi đo lường Vốn xã hội tạo điều kiện cho thương nhân thương lượng với nhau với lòng tin cao hơn giúp dễ dàng cung cấp và được cấp tín dụng, trao đổi thông tin giá và giảm chi phí kiểm định chất lượng
Fafchamps và Minten (2001) sử dụng dữ liệu khảo sát gốc từ ba quốc gia châu Phi để tìm ra tác động của vốn xã hội trong hoạt động của thương nhân nông sản Nhóm tác giả tìm ra rằng việc quen biết các thương nhân khác làm gia tăng hiệu quả hoạt động của các thương nhân nông sản Mặc dù nhóm tác giả không tìm hiểu về những kênh thông qua đó vốn xã hội tác động, nhưng nhóm tác giả gợi ý rằng nó là
do kết nối xã hội làm giảm chi phí giao dịch
Mawejje và Holden (2014) tập trung vào việc nghiên cứu xem vốn xã hội có làm cho những hộ gia đình trồng cà phê ở Uganda bán được giá cà phê cao hơn hay không Dữ liệu được thu thập được 251 hộ gia định từ 19 làng được chọn từ 15 xã, mỗi làng lựa chọn ngẫu nhiên 12 đến 15 gia đình để thực hiện khảo sát bằng bảng câu hỏi Kết quả thực nghiệm cho thấy rằng, vốn xã hội có tác động tích cực làm gia tăng giá nhận được từ việc bán cà phê của những hộ gia đình
2.3.2 Đặc điểm nhân khẩu học ảnh hưởng tới vốn xã hội và hiệu quả giao dịch nông sản
Đặc điểm nhân khẩu học đã được khám phá trong một số nghiên nhằm tìm ra tác động của nó tới hiệu quả giao dịch nông sản cũng như nâng cao vốn xã hội của
cá nhân và hộ gia đình (Fafchamps và Minten (1998; 199a,b; 2001); Fafchamps và Hill (2005); Adong et al (2013); Mawejje và Holden (2014))
Trang 29Fafchamps và Minten (1998; 199a,b) khi nghiên cứu tại Madagasca đã tìm ra rằng mạng lưới các mối quan hệ của thành viên trong gia đình và kinh nghiệm của cha mẹ không có ảnh hưởng đến sự tích lũy vốn xã hội sau khi doanh nghiệp được hình thành, nhưng nó quyến định mức ban đầu của vốn xã hội, thông qua việc kết nối các mối quan hệ của các thành viên trong gia đình, đem lại nguồn bổ sung vốn
xã hội cho các thương nhân ban đầu
Fafchamps và Minten (2001) kết luận rằng những thương nhân nữ gặp nhiều khó khăn hơn các thương nhân là nam giới Họ có hiệu quả hoạt động thấp hơn, tích lũy các tài sản hữu ích chậm hơn, và bắt đầu việc kinh doanh của họ với ít vốn xã hội và vốn lưu động hơn
Adong et al (2013) đã cho thấy bằng chứng rằng số lượng người trưởng thành trong gia đình có mối quan hệ thuận giữa số người trưởng thành trong gia đình (trên
18 tuổi) và sự tham gia vào các tổ chức Như vậy, số lượng người trưởng thành trong gia đình càng cao thì vốn xã hội của gia đình đó có được càng lớn
Mawejje và Holden (2014) tìm ra rằng, những đặc điểm về hộ gia đình như số lượng thành viên, độ tuổi,số năm đi học và giới tính người đứng đầu có ảnh hưởng đến hiệu quả giao dịch cũng được tìm thấy các bằng chứng tác động đến hiệu quả giao dịch cà phê trong nghiên cứu này Mawejje và Holden (2014) tìm thấy bằng chứng rằng tuổi tác và giới tính của người đứng đầu hộ gia đình đóng vai trò quan trọng trong giá cả nhận được khi bán cà phê của họ Đặc biệt, những hộ gia đình đứng đầu là nam giới sẽ có giá nhận được cao hơn do khả năng đem sản phẩm đến thị trường để bán và năng lực thương lượng tốt hơn để đạt được giá cao hơn Bên cạnh đó nghiên cứu này còn chỉ ra rằng, những người đứng đầu gia đình lớn tuổi hơn sẽ có khả năng nhận được giá cao hơn do kinh nghiệm giao dịch của họ
2.3.3 Vị trí địa lý ảnh hưởng tới hiệu quả giao dịch nông sản
Fafchamps và Hill (2005) tìm ra rằng những người nông dân bán sản phẩm nông nghiệp của họ làm ra ở thị trường tập trung sẽ có được giá cao hơn khi họ bán sản phẩm tại nông trại của họ
Trang 30Coulter (2006) kết luận rằng nếu người nông dân bán sản phẩm trên thị trường tập trung, họ sẽ bán được giá tốt hơn hoặc ít nhất là họ có thể tiếp cận đầu ra và do
đó người nông dân có thể sản xuất nhiều hơn, đem lại nhiều lợi ích hơn cho hộ gia đình
Mawejje và Holden (2014) kết luận rằng, những hộ gia đình bán sản phẩm của mình ở thị trường giao dịch tập trung thì sẽ nhận được giá cao hơn nếu như bán cho thương lái ngay tại nông trại của họ
Trang 31CHƯƠNG III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 KHUNG PHÂN TÍCH
Dựa trên các nghiên cứu thực nghiệm trước đây được khảo lược ở Chương II, học viên xây dựng khung phân tích thể hiện mối quan hệ giữa vốn xã hội, đặc điểm nhân khẩu học, tác động cố định của địa phương cư trú tới giá cả nhận được khi bán
cà phê như bên dưới:
Khoảng cách tới đại lý thu
mua của hộ gia đình
Khoảng cách tới đường liên
xã gần nhất của hộ gia đình
Khoảng cách tới đường
lát/rải nhựa gần nhất của hộ gia
Tuổi của người đứng đầu
Số năm đi học của người
đứng đầu
Số người trưởng thành trong
gia đình
Địa điểm cư trú
được trong tháng 5 và tháng 6 năm 2015
Hình 3.1 Các yếu tố tác động lên giá cà phê giao dịch được
Trang 323.2 KHUNG LÝ THUYẾT
Khung lý thuyết của bài nghiên cứu được học viên thừa kế từ nghiên cứu của Mawejje và Holden (2014) Giả định rằng, hộ gia đình là duy lý Họ có thể đạt được hữu dụng từ việc tiêu dùng hàng hóa (C) cũng như những đạt được hữu dụng từ lợi ích có được từ vốn mạng lưới xã hội của họ (B(SN)) Hàm hữu dụng của hộ gia đình sẽ có dạng:
( ) Mỗi gia đình đều có một quỹ thời gian là T, nó được phân bổ giữa lao động sản xuất Tw để kiếm tiền và thời gian để tham gia vào các tổ chức xã hội Ts:
Như vậy, vốn mạng lưới xã hội và những lợi ích đạt được từ nó (B) tỷ lệ thuận với mức được quyết định bằng thời gian cam kết tham gia vào các tổ chức xã hội
( ) ( )
Mô hình lý thuyết của vốn mạng lưới xã hội cho mỗi hộ cá nhân trong nhóm được thiết kế theo quan điểm tối đa hóa hữu dụng và phụ thuộc vào hàng hóa tiêu dùng (C) và sự tương tác xã hội (SN), với những ràng buộc về thời gian, về ngân sách và về nguồn lực sẵn có
( ( ))
( ) Với các điều kiện:
( ) ( )
Ta có thể biến đổi hai phương trình thành:
Phân tích hàm Lagrange liên quan đến vấn đề tối đa hóa hữu ích này là: ( ( )) ( ) ( ) ( )
Những điều kiện đầu tiên của hàm Lagrange giúp chúng ta có được hai hàm cầu rút gọn:
Trang 33( ) ( )
Từ hai hàm cầu này, chúng ta có thể thấy được rằng lợi ích có được từ thời gian dành cho các tổ chức hội nhóm và cho các hoạt động sản xuất trực tiếp nên được cân bằng
Mối liên hệ giữa Vốn mạng lưới Xã hội và giá cả nông sản
Giả định rằng người nông dân ở vùng nông thôn có sức mạnh thương lượng thấp và do đó họ chỉ là người nhận giá Thêm vào đó họ phải lựa chọn giữa việc bán tại nông trại hay đem ra thị trường bán (Fafchamps và Hill, 2005) Bán ở thị trường
sẽ có được giá cao hơn là bán ở ngay tại nông trại Coi giá bán được ở nông trại là
và giá bán được ở thị trường với giá Chi phí thông tin và chi phí vận chuyển theo thứ tự là IC và TC Do đó người nông dân lựa chọn bán ở thị trường nếu:
Trong trường hợp những hộ gia đình lựa chọn bán nông sản tại nông trại của
họ, họ bán cho những thương lái buôn lưu động Những người này đã đem chi phí giao dịch cộng vào giá cả đề xuất cho nông dân Nhưng những hộ gia đình này cần thông tin thị trường để họ không bị những thương lái này lợi dụng Trong mô hình này, Vốn mạng lưới Xã hội đóng vai trò là kênh thông tin và do đó chi phí thông tin được quyết định bởi mức độ kết nối của hộ gia đình Chi phí thông tin tỷ lệ nghịch với Vốn mạng lưới xã hội (SN) Chi phí vận chuyện được đo lường bằng khoảng cách tới đường lớn, chất lượng đường và khoảng cách tới thị trường:
( ) ( ) Học viên sử dụng biến khoảng cách tới đường lát/rải nhựa và khoảng cách tới đường liên xã để đo lường chi phí của hộ gia đình, và kiểm soát các đặc điểm khác biệt của đặc trưng của xã/thị trấn bằng cách sử dụng các biến giả của các xã/thị trấn Giá cả có thể được kỳ vọng theo mối quan hệ trong hàm dưới đây:
( ) Điều này dẫn tới giả thuyết của nghiên cứu là:
Trang 34Những hộ gia đình với vốn mạng lưới xã hội nhiều hơn thì bán cà phê với giá cao hơn
3.3 NHỮNG ĐO LƯỜNG CỦA MẠNG LƯỚI XÃ HỘI
Nghiên cứu của học viên giả định rằng mạng lưới xã hội đem lại những lợi ích cho những hộ gia đình tham gia các hội nhóm/tổ chức bằng việc nhận được và chia sẽ các thông tin về thị trường và các cơ hội ảnh hưởng tới lợi ích kinh tế xã hội Điều này bị ảnh hưởng bởi cấu trúc của các mạng lưới tổ chức và chức năng của chúng
Học viên phân mạng lưới xã hội thành hai đo lường: mật độ mạng lưới và điểm tham dự Mật độ mạng lưới đơn giản là số các tổ chức và những hộ gia đình đăng ký tham gia Điểm tham gia được đo lường bằng phần trăm các buổi họp mà các thành viên trong gia đình tham dự Từ hai đo lường này, học viên gộp lại thành
đo lường theo chỉ số cộng và đo lường theo chỉ số nhân để tạo thêm hai chỉ số đo lường Vốn mạng lưới xã hội Các chỉ số này được thay đổi giá trị nằm từ 0 tới 100 Những chỉ số này đã được phát triển bởi những nhà nghiên cứu trong lĩnh vực vốn
xã hội như Narayan và Pritchett (1999) và Grootaert et al., (2002)
Vấn đề nội sinh của Vốn mạng lưới xã hội
Có nhiều lý thuyết đã nhấn mạnh về vấn đề nội sinh của Vốn mạng lưới Xã hội (Hassan và Birugi, 2011; Dasgupta, 2003; Durlauf và Fafchamps, 2004; Narayan và Pritchett, 1997) Khi thiết mô hình vốn mạng lưới xã hội, đặc biệt sử dụng dữ liệu khảo sát thường gặp vấn đề nội sinh Tham gia các tổ chức gây ra việc hao phí thời gian và mất đi thu nhập từ các công việc đã được dự tính trước Hội viên đôi lúc cũng được yêu cầu đóng góp vào tổ chứng các loại phí tham gia theo dạng tiền mặt hoặc hiện vật Hơn thế nữa, nó có thể biến mối quan hệ nhân quả giữa lợi ích thu được và vốn mạng lưới xã hội thành mối quan hệ hai chiều Hộ gia đình bán được giá cao hơn có khả năng để tham gia các tổ chức hơn vì họ có thể trả các loại phí và đáp ứng được những cam kết khác
Trang 35Nó cũng có thể do một số đặc điểm không quan sát được của cá nhân mà tương quan với Vốn Mạng lưới Xã hội Một số cá nhân có được một số đặc điểm nội tại mà giúp họ có mối quan hệ xã hội rộng hơn và do đó phù hợp hơn với hoạt động của các tổ chức Lý lịch hộ gia đình, năng lực trí tuệ, năng lực lãnh đạo và tính cách là một trong những ví dụ cho một phần các đặc điểm không quan sát được
Một thách thức của Vốn Mạng lưới xã hội là vấn đề tự lựa chọn Cơ bản là
do những cá nhân được tự do chọn lựa tham gia vào các tổ chức/hội nhóm Những người chọn tham gia vào cùng một tổ chức hội nhóm có thể có cùng một đặt điểm
và lợi ích thu được cũng như những quyết định tham gia vào tổ chức của họ không phải là ngẫu nhiên Nếu những quyết định tham gia vào mạng lưới tương quan với biến giải thích hoặc kể cả biến phụ thuộc, như vậy không thể nói rằng các biến giải thích không tương quan với phần sai số
Những biến ngoại sinh tiềm năng không được đưa vào mô hình của học viên lựa chọn Những biến này bao gồm: thu nhập ngoài nông trại, thu nhập từ cho vay,
sở hữu đất, giáo dục, tiếp cận những khóa đào tạo và dịch vụ mở rộng và số lượng
cà phê đã bán Vấn đề nằm ở chỗ nếu những biến đã bỏ ra tương quan với một hoặc
cả hai đo lường của vốn mạng lượng xã hội hoặc các biến giải thích khác trong mô hình, thì học viên sẽ kết thúc việc đối mặt với biến bị thiếu chệch trong ước lượng của học viên Do đó sử dụng phương pháp Bình phương nhỏ nhất đơn giản trong các trường hợp trên có thể dẫn tới các ước lượng không thống nhất và bị chệch
Học viên vì vậy sử dụng phương pháp biến công cụ trong việc ước lượng các thông số Dựa trên các nghiên cứu trước đây của Narayan và Pritchett (1997), Grootaert et al , (2002) và nghiên cứu của Mawejje và Holden (2014) thì các biến
Số người trưởng thành trong gia đình và thời gian tham gia vào các tổ chức là nhưng biến công cụ tốt cho Vốn Mạng lưới xã hội
1 Số lượng người trưởng thành trong gia đình đã được (trên 18 tuổi) và sự tham gia vào các tổ chức có tỷ lệ thuận với nhau (Adong et al (2013)) Như vậy, số lượng người trưởng thành trong gia đình càng cao thì vốn xã hội của gia đình đó có được càng lớn
Trang 362 Thời gian tham gia vào một tổ chức: Thông qua việc tương tác theo thời gian với các thành viên khác trong nhóm, Vốn Mạng lưới Xã hội sẽ được tích lũy càng nhiều theo thời gian
3.4 MÔ HÌNH KINH TẾ LƢỢNG
Dựa trên khung phân tích, khung lý thuyết cùng các nghiên cứu liên quan, học viên xây dựng được mô hình kinh tế lượng sử dụng để ước lượng vốn xã hội và mối quan hệ giữa giá cả giao dịch được và vốn xã hội được cho như bên dưới:
(3.1) (3.2) Với phương trình đầu tiên đo lường về giá cả mà hộ gia giao dịch được và phương trình thứ hai để khắc phục vấn đề nội sinh của vốn xã hội nếu có
Trong đó:
là giá cà phê mà hộ gia đình thứ i nhận được trên mỗi kilogram (ngàn đồng/kg)
đo lường vốn xã hội của hộ gia đình i
đo lường khoảng cách tới thị trường của gia đình i
đo lường khoảng cách tới các tuyến đường của hộ gia đình i
là tập hợp các đặc tính nhân khẩu học của hộ gia đình i
là tác động cố định của làng nơi hộ gia đình i đang sống
Bảng 3.1 Tác động kỳ vọng của các biến số lên giá cả giao dịch đƣợc
(Nguồn: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan)
Từ hai phương trình cơ bản này, học viên phát triển thành bốn mô hình ước lượng riêng biệt:
Trang 371 Mô hình A được ước lượng bằng việc thêm mật độ mạng lưới xã hội vào
mô hình hồi quy (3.1) và (3.2) Được đo lường bằng số lượng nhóm, tổ chức mà hộ gia đình tham gia
2 Mô hình B được ước lượng bằng cách thêm vào mô hình hồi quy (3.1) và (3.2) điểm đánh giá tham gia đo lường bằng tỷ lệ tham gia vào các cuộc họp
3 Mô hình C được ước lượng bằng cách thêm chỉ số cộng vào mô hình (3.1) và (3.2)
4 Mô hình D được ước lượng bằng cách thêm vào chỉ số nhân vào mô hình hồi quy (3.1) và (3.2)
Giai đoạn này giá cả cà phê giao dịch trên địa bàn biến động mạnh, giao động từ 33.800 đồng/kg tới 39.100 đồng/kg Điều này được kỳ vọng sẽ dễ dàng tìm ra có hay không sự tác động của vốn xã hội lên hoạt động giao dịch cà phê của hộ nông dân trong giai đoạn này
3.4.1.2 Biến độc lập
a Biến mạng lưới xã hội SN
Trong phạm vi của luận văn, học viên đo lường mạng lưới xã hội SN bằng hai chỉ tiêu chính đó là số lượng tổ chức xã hội mà các thành viên hộ gia đình đó tham gia trong 12 tháng gần nhất và điểm tham gia vào những cuộc họp mặt của tổ
Trang 38chức được tính bằng phần trăm các cuộc họp mà thành viên đó tham gia trong 12 tháng gần nhất Bên cạnh đó học viên cũng sử dụng hai biến số cộng và biến số nhân của hai chỉ tiêu ban đầu để tìm hiểu sâu hơn về tác động của vốn xã hội lên hoạt động giao dịch cà phê của hộ gia đình Biến số cộng được tính bằng cách cộng
số lượng tổ chức xã hội mà các thành viên hộ gia đình đó tham gia với số lượng các cuộc họp mà các thành viên tham gia trong 12 tháng gần nhất, sau đó được tính theo
tỷ lệ phần trăm tương ứng Biến số nhân sẽ được tính bằng cách nhân số lượng tổ chức xã hội mà các thành viên hộ gia đình đó tham gia với số lượng các cuộc họp
mà các thành viên tham gia trong 12 tháng gần nhất, sau đó được tính theo tỷ lệ phần trăm tương ứng
và khoảng cách tới điểm thu mua cà phê tập trung gần nhất tính bằng đơn vị kilomet
để đo lường chi phí đi lại cũng nhưng vận chuyển hàng hóa của hộ gia đình Những
dữ liệu khoảng cách này được đo bằng đồng hồ đo của xe gắn máy mà người phỏng vấn sử dụng
c Biến nhân khẩu học
Biến này chính là tập hợp các thông tin về nhân khẩu của gia đình đó Nó bao gồm:
Giới tính của người đứng đầu hộ gia đình
Tuổi của người đứng đầu hộ gia đình
Số năm đi học của người đứng đầu
Số lượng người trưởng thành trong gia đình
Trang 39Số người trưởng thành trong gia đình sẽ được tính thống nhất số người sinh trước năm 1997
d Biến tác động cố định của xã nơi mà hộ gia đình sinh sống
Với giả định rằng mỗi không gian mà gia đình đó đang sinh sống sẽ có những đặc điểm riêng biệt như về văn hóa, cộng đồng, khoảng cách tới trung tâm hành chính của huyện v v đem lại sự khác biệt giữa các xã với nhau sẽ tác động tới giá cả giao dịch được cũng như vốn xã hội của hộ gia đình (Mawejje và Holden (2014)), nên để tìm hiểu tốt hơn về tác của vốn xã hội, học viên đưa nó vào để kiểm soát tác động cố định của xã
3.5 DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
Dữ liệu được thu thập thông qua các bảng hỏi được phỏng vấn viên phỏng vấn trực tiếp tại hộ gia đình theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện Bảng hỏi này được thiết kế dựa trên bảng hỏi gốc của nhóm tác giả Mawejje và Holden (2014) và
kết hợp với bảng hỏi “Điều tra hộ gia đình tiếp cận nguồn lực và đánh giá tác động chương trình hỗ trợ ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn VARHS”
để phù hợp với mục đích nghiên cứu của học viên (Phụ Lục Bảng câu hỏi) Bảng câu hỏi gồm 3 phần:
Trang 1: Thu thập thông tin về người đứng đầu, thông tin về giá cả của những lần bán cà phê trong giai đoạn tháng 5 và tháng 6 năm
2015, thông tin về khoảng cách tới các điểm thu mua gần nhất, tới các tuyến đường
Trang 2: Thu thập thông tin về đặc điểm nhân khẩu học của hộ gia đình
Trang 3: Thu thập thông tin về các tổ chức xã hội mà các thành viên trưởng thành trong gia đình tham gia
Những hộ gia đình được lựa chọn khảo sát đảm bảo điều kiện có bán cà phê trong giai đoạn tháng 5 và tháng 6 năm 2015 Mỗi xã lựa chọn ra từ 17 đến 21 hộ gia đình để phỏng vấn, việc phỏng vấn này diễn ra khá khó khăn vì số lượng hộ gia
Trang 40đình có bán cà phê trong giai đoạn tháng 5 và tháng 6 là không nhiều, vì thế, mặc dù thực hiện khảo sát từ đầu tháng 9 nhưng việc khảo sát kéo dài tới cuối tháng 10 mới thu thập được dữ liệu cần thiết
Dữ liệu được khảo sát từ 217 hộ gia đình thuộc 10 xã và 1 thị trấn Huyện Krông Nô có tất cả là 12 xã và thị trấn, tuy vậy vì điều kiện thổ nhưỡng nên xã Buôn Choah có diện tích canh tác cà phê chỉ khoảng trên dưới 30 ha, rất nhỏ so với các xã/thị trấn còn lại vì thế để tiết kiệm thời gian và chi phí nghiên cứu, học viên chỉ thực hiện khảo sát ở 11 xã và thị trấn trừ xã Buôn Choah
Học viên sử dụng phần mềm Stata 12 để hỗ trợ cho quá trình xử lý và phân tích dữ liệu của mình