1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Mối quan hệ giữa đặc trưng của doanh nghiệp và tính kịp thời của việc công bố thông tin báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên TTCK việt nam

114 599 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 5,07 MB

Nội dung

Vì thế, nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã được tiến hành để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính kịp thời trong việc công bố các thông tin trên báo cáo tài chính.. Đặng Đình Tân đăng tr

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

-      -

NGUYỄN THỊ XUÂN VY

MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA DOANH NGHIỆP

VÀ TÍNH KỊP THỜI CỦA VIỆC CÔNG BỐ THÔNG TIN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP Hồ Chí Minh – Năm 2016

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

-      -

NGUYỄN THỊ XUÂN VY

MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA DOANH NGHIỆP

VÀ TÍNH KỊP THỜI CỦA VIỆC CÔNG BỐ THÔNG TIN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH : KẾ TOÁN

MÃ SỐ : 60340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS NGUYỄN ĐÌNH HÙNG

TP Hồ Chí Minh – Năm 2016

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu thực sự của tác giả với sự hướng dẫn của Người hướng dẫn khoa học TS.Nguyễn Đình Hùng Nội dung, kết quả nghiên cứu của luận văn này là hoàn toàn trung thực Tất cả các nguồn tài liệu tham khảo đã được công bố đầy đủ

Tp Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 03 năm 2016

Ký tên

Trang 4

MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

DANH MỤC HÌNH VẼ

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Câu hỏi nghiên cứu 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 4

6 Ý nghĩa nghiên cứu 4

7 Kết cấu luận văn 5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 6

1.1 Các nghiên cứu trong nước 6

1.2 Các nghiên cứu nước ngoài 6

1.2.1 Nghiên c ứu của Khalid Alkhatib và Qais Marji (2012) 6

1.2.2 Nghiên c ứu của Robert H Ashton và cộng sự (1989) 7

1.2.3 Nghiên c ứu của Stephen Owusu-Anahsa và Stergios Leventis (2006) 9

1.2.4 Nghiên c ứu của Amr Ezat và Ahmed El-Masry (2008) 10

1.2.5 Nghiên c ứu của Hussein Ali Khasharmeh và Khaled Aljifri (2010) 12

1.2.6 Nghiên c ứu của Ziyad Mustafa M Al-Shwiyat (2013) 14

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 18

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 19

2.1 Lý thuyết cơ sở 19

Trang 5

2.1.1 Lý thuyết thông tin hữu ích 19

2.1.2 Lý thuyết ủy nhiệm 20

2.1.3 Lý thuyết thông tin bất cân xứng 22

2.2 Tính kịp thời của thông tin tài chính 24

2.2.1 Các đặc tính chất lượng của thông tin tài chính 24

2.2.1.1 Theo H ội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế của Mỹ (FASB) 24

2.2.1.2 Theo H ội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) 26

2.2.1.3 Theo chu ẩn mực kế toán Việt Nam 28

2.2.2 Tính kịp thời của thông tin tài chính 29

2.2.2.1 Khái ni ệm 29

2.2.2.2 Đo lường 29

2.3 Xác định vấn đề nghiên cứu 29

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 32

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 33

3.1 Mô tả tổng thể và mẫu nghiên cứu 33

3.1.1 Mô tả tổng thể 33

3.1.2 Mẫu nghiên cứu 33

3.2 Mô hình nghiên cứu 34

3.2.1 Lựa chọn và đo lường biến nghiên cứu 34

3.2.1.1 S ố lượng công ty con 34

3.2.1.2 Tính ph ức tạp trong hoạt động 35

3.2.1.3 Thu nh ập trên cổ phần 36

3.2.1.4 Bi ến đổi trong khả năng sinh lời hằng năm 37

3.2.1.5 Ý ki ến kiểm toán 38

3.2.2 Mô hình nghiên cứu 39

3.3 Quy trình thu thập và xử lý dữ liệu 42

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 43

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 44

4.1 Quy định về công bố thông tin 44

4.1.1 Thông tư số 155/2015/TT-BTC 44

Trang 6

4.1.2 Những điểm mới tại Thông tư 155/2015/TT-BTC về thời hạn công bố

thông tin 47

4.2 Thực trạng công bố thông tin tại các doanh nghiệp ở Việt Nam 48

4.3 Thống kê mô tả 51

4.4 Ma trận hệ số tương quan 54

4.5 Kiểm định nghiệm đơn vị 55

4.6 Phân tích hồi quy tuyến tính 56

4.6.1 Mối quan hệ giữa tính kịp thời của việc công bố thông tin báo cáo tài chính và các đặc trưng doanh nghiệp 56

4.6.2 Phân tích mối quan hệ giữa tính kịp thời của việc công bố thông tin báo cáo tài chính và các đặc trưng doanh nghiệp theo nhóm ngành 58

4.6.3 So sánh kết quả với nghiên cứu trước 60

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 62

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN 63

5.1 Kết luận 63

5.2 Hàm ý cho các đối tượng liên quan 64

5.2.1 Đối với doanh nghiệp có số lượng công ty con nhiều và đa ngành nghề 65 5.2.2 Quy định thời gian nộp báo cáo tài chính đối với doanh nghiệp có những thông tin xấu (bad news) 71

5.2.3 Hoàn thiện phương tiện công bố thông tin 72

5.3 Hạn chế của đề tài 73

5.3.1 Hạn chế trong việc lựa chọn nhân tố ảnh hưởng 73

5.3.2 Hạn chế trong đo lường biến phụ thuộc 74

5.3.3 Hạn chế trong việc chọn mẫu 74

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 76

KẾT LUẬN 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BCTC Báo cáo tài chính

UBCKNN Ủy ban chứng khoán nhà nước

SGDCK Sở giao dịch chứng khoán

HOSE Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chi Minh

HNX Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

TTCK Thị trường chứng khoán

UBCK Ủy ban chứng khoán

TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến tín kịp thời của thông tin BCTC của

các nghiên cứu trước 17

Bảng 2.1: Các nhân tố nghiên cứu và mối quan hệ với các lý thuyết cơ sở liên quan 30

Bảng 3.1: Thống kê số lượng và giá trị vốn hóa thị trường 33

Bảng 3.2: Các giả thiết nghiên cứu và mối quan hệ với các lý thuyết nền tảng có liên quan 39

Bảng 3.3: Tổng hợp các nhân tố nghiên cứu 41

Bảng 4.1: Trình bày thống kê mô tả các biến được thu thập trong nghiên cứu 51

Bảng 4.2: Thống kê mô tả biến ý kiến kiểm toán (OPERA và OPINION) 53

Bảng 4.3: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình 1 54

Bảng 4.4: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình 2 55

Bảng 4.5: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị của dữ liệu 55

Bảng 4.6: Kết quả hồi quy các nhân tố tác động theo Pooled OLS, FEM, REM của mô hình 1 56

Bảng 4.7: Kết quả hồi quy các nhân tố tác động theo Pooled OLS, FEM, REM của mô hình 2 57

Bảng 4.8: Kết quả hồi quy các nhân tố tác động theo nhóm ngành nghề 58

Bảng 5.1: Xếp hạng vị trí ảnh hưởng của các biến độc lập 63

Trang 9

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu tổng quát 31

Trang 10

PHẦN MỞ ĐẦU

Báo cáo tài chính của các công ty đại chúng luôn là tài liệu vô cùng cần thiết đối với các nhà đầu tư, thông qua các thông tin trên các báo cáo này, nhà đầu tư sẽ phân tích xem xét và ra quyết định đầu tư phù hợp Do đó, sự chính xác, kịp thời của thông tin trên báo cáo tài chính sẽ giúp cho nhà đầu tư có những quyết định kịp thời và hiệu quả Chính vì vậy, việc công khai, minh bạch trong đó bao hàm cả sự kịp thời của thông tin trong đó có thông tin tài chính là một trong những nhân tố quan trọng nhất giúp thị trường chứng khoán phát triển và bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư

Tại Việt nam, khung pháp lý điều chỉnh hoạt động công bố thông tin luôn được chú trọng hoàn thiện từ khi thị trường chứng khoán hình thành Gần đây, Thông tư số 52/2012/TT-BTC ngày 5/4/2012 của Bộ Tài chính được ban hành đã khắc phục những hạn chế của các Thông tư trước đó và tạo ra hành lang pháp lý chặt chẽ, điều chỉnh trực tiếp hoạt động công bố thông tin của các đối tượng trên thị trường Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số bất cập trong việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam làm cho tính minh bạch và công khai của thông tin tài chính bị giảm sút Trong đó, chậm công bố thông tin báo cáo tài chính là vi phạm khá phổ biến của công ty đại chúng, các tổ chức kinh doanh chứng khoán Ngoài ra, ý thức tự giác của doanh nghiệp trong công bố thông tin chưa cao, dẫn đến việc công bố thông tin còn nặng về đối phó, chất lượng công bố thông tin còn thấp Mặc dù các doanh nghiệp đã công bố thông tin về cơ bản đúng thời hạn quy định, tuy nhiên lỗi phổ biến vẫn là chậm nộp các báo cáo định kỳ, nhất là báo cáo tài chính Các công ty đại chúng vẫn còn hiện tượng chưa kịp thời công bố đơn vị kiểm toán, kết quả điều chỉnh hồi tố báo cáo tài chính Một vài nguyên nhân được các doanh nghiệp giải trình cho việc chậm trễ công bố thông tin như: nguyên nhân đến từ hệ thống tài chính kế toán doanh nghiệp chưa chuẩn hóa nên khi tổng hợp số liệu thì mất nhiều thời gian để chỉnh lý; một số doanh nghiệp có quy mô lớn nên

Trang 11

thực hiện báo cáo mất nhiều thời gian hơn; một vài trường hợp khác, doanh nghiệp giữ lợi thế kinh doanh nên cố tình công bố thông tin chậm và chấp nhận chịu phạt Ngoài ra, việc chậm trễ công bố thông tin còn xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân như doanh nghiệp phải tổng hợp số liệu từ nhiều công ty con, công ty liên kết hoặc

do địa bàn hoạt động của doanh nghiệp quá rộng; lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp đa dạng …

Thực tế cho thấy, theo thống kê của vietstock.vn, tính đến hết ngày 15/02/2014 (hạn cuối nộp BCTC hợp nhất quý IV), toàn thị trường có trên 100 doanh nghiệp chưa công bố, ứng với 16% trên tổng số doanh nghiệp niêm yết trên

Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) Còn theo thông tin từ Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK), tính đến giữa tháng 5/2014, trên sàn TPHCM có 270 doanh nghiệp gửi báo cáo tài chính quý I/2014 Trên sàn Hà Nội, con số này là 327 doanh nghiệp Như vậy, số doanh nghiệp đã gửi báo cáo mới chiếm 70% trong tổng số gần 800 doanh nghiệp niêm yết trên cả hai sàn Ngoài ra, theo thông tin mới nhất từ Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, tính đến hết ngày 28/10/2015 chỉ có 141 doanh nghiệp đã nộp báo cáo tài chính quý III/2015, chiếm 47% trên tổng số 300 doanh nghiệp niêm yết trên HOSE ở thời điểm hiện tại Qua đó, việc chậm công bố thông tin báo cáo tài chính ở các doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn đang tiếp diễn và chưa có

xu hướng được cải thiện

Từ thực trạng trên cho thấy rằng vẫn tồn tại rất nhiều nhân tố, tác nhân ảnh hưởng đến việc chậm công bố thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết Vì thế, nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã được tiến hành để xác định các nhân

tố ảnh hưởng đến tính kịp thời trong việc công bố các thông tin trên báo cáo tài chính Hai công trình công bố gần đây, thứ 1 là của ThS Đặng Đình Tân đăng trên Tạp chí công nghệ ngân hàng (tháng 3/2013) nghiên cứu về sự ảnh hưởng của các nhân tố “loại BCTC hợp nhất”, “loại kiểm toán viên” và “thời gian kiểm toán” đến tính kịp thời của việc công bố thông tin báo cáo tài chính Tiếp đó, luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn An Nhiên (2013) cũng xác định các nhân tố tương tự

Trang 12

như “loại công ty kiểm toán”và “loại BCTC” có ảnh hưởng đến tính kịp thời của việc công bố báo cáo tài chính

Từ thực tiễn và các kết quả nghiên cứu trước câu hỏi đặt ra là còn những nhân

tố nào khác tác động đến tính kịp thời của công bố thông tin báo cáo tài chính hay

không? Do đó, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu thực nghiệm “Mối quan hệ giữa

các đặc trưng của doanh nghiệp và tính kịp thời của việc công bố thông tin báo cáo

tài nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ câu hỏi trên

• Mục tiêu chung

Phân tích và kiểm định lại những nhân tố về đặc trưng về cấu trúc, tài chính và kiểm toán độc lập của doanh nghiệp ảnh hưởng đến tính kịp thời của việc công bố báo cáo tài chính

• Mục tiêu cụ thể

- Trình bày nội dung liên quan đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính

- Tổng quan các nghiên cứu trước đây để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tính kịp thời của việc công bố thông tin báo cáo tài chính, từ đó đưa ra mô hình nghiên cứu

- Kiểm tra thực nghiệm mô hình với dữ liệu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Dựa vào mục tiêu nghiên cứu nêu trên, câu hỏi nghiên cứu được đặt ra có những nhân tố thuộc về cấu trúc, tài chính và kiểm toán độc lập nào ảnh hưởng đến tính kịp thời của thông tin trên báo cáo tài chính

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam

Trang 13

Phạm vi nghiên cứu là 100 công ty niêm yết có công bố báo cáo tài chính trong giai đoạn 2012-2014 trên hai sàn chứng khoán Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh

Các công ty này có công bố đầy đủ các báo cáo như: báo cáo tài chính theo kỳ

kế toán năm của công ty niêm yết, báo cáo kiểm toán và báo cáo thường niên liên tục trong 3 năm từ 2012 đến 2014 và không bao gồm các công ty tài chính, ngân hàng, công ty chứng khoán

Trong luận văn này cụm từ “tính kịp thời của việc công bố thông tin báo cáo

tài chính” và “tính kịp thời của thông tin tài chính” được sử dụng thay thế lẫn nhau

bởi vì thông tin tài chính trong luận văn này được giới hạn ở thông tin được trình bày trên các báo cáo tài chính

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu bao gồm thống kê mô tả, phân tích tương quan, hồi quy tuyến tính nhằm định lượng và xem xét mối quan hệ giữa đặc trưng về cấu trúc, tài chính và kiểm toán độc lập và tính kịp thời của báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam

• Ý nghĩa lý luận

Phân tích và tổng hợp các kết quả của những nghiên cứu trước đây có liên quan đến mục tiêu nghiên cứu để làm cơ sở đưa ra mô hình nghiên cứu phù hợp ở Việt Nam và tham khảo cho các nghiên cứu liên quan đến vấn đề này ở tương lai

Trang 14

7 Kết cấu luận văn

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Chương 3: Thiết kế nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận Chương 5: Kết luận

Trang 15

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Tại Việt Nam, qua quá trình tìm hiểu, có hai bài nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến tính kịp thời của việc công bố thông tin báo cáo tài chính

Một là bài báo nghiên cứu của Đặng Đình Tân về các nhân tố ảnh hưởng đến

tính kịp thời của thông tin trên báo cáo tài chính của 120 công ty niêm yết tại Việt Nam trong 2 năm 2010 và 2011 được đăng trên tạp chí Công nghệ ngân hàng

(tháng 3/2013) Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt về tính kịp thời giữa

loại báo cáo tài chính riêng lẻ và báo cáo tài chính hợp nhất Ngoài ra, kết quả cũng đưa ra được không có sự liên hệ giữa báo cáo tài chính giữa tính kịp thời của việc công bố BCTC với loại kiểm toán viên

Hai là luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn An Nhiên (tháng 11/2013)

cũng nghiên cứu về các nhân tố tác động đến tính kịp thời của việc công bố thông tin báo cáo tài chính của 173 công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2012 Kết quả phân tích cho tháy rằng các nhân tố như loại báo cáo tài chính hợp nhất, loại ý kiến kiểm toán, lợi nhuận kinh doanh có tác động đến tính kịp thời của thông tin trên báo cáo tài chính Trong khi đó, quy mô công ty, công ty kiểm toán không tác động đến tính kịp thời của việc công bố thông tin báo cáo tài chính

Việc hoàn tất báo cáo kiểm toán là một nhân tố quan trọng trong việc xác định tính kịp thời của việc công bố thông tin báo cáo tài chính năm Vì vậy, các tác giả tập trung nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến tính kịp thời của các báo cáo kiểm toán của 137 công ty niêm yết ở thị trường chứng khoán Jordan năm 2010 Nghiên cứu đã kết luận rằng tỷ số sinh lời, loại công ty kiểm toán và quy mô công ty ở các công ty dịch vụ không có liên quan đến tính kịp thời trong kiểm toán

Trang 16

trong khi đòn bẩy tài chính lại có mối quan hệ có ý nghĩa quan trọng với tính kịp thời của kiểm toán Ngoài ra, kết quả còn cho thấy các công ty trong lĩnh vực công nghiệp thì tỷ số sinh lời, loại công ty kiểm toán, quy mô công ty và đòn bẩy tài chính đều không ảnh hưởng đến tính kịp thời của báo cáo kiểm toán

Mô hình hồi quy tuyến tính được các tác giả dùng trong nghiên cứu để đánh giá mối quan hệ giữa tính kịp thời và các biến giải thích như sau:

DELAYDAYS = β0 + β1 Audit Type + β2 Lev + β3 Prof + β4 Size + β5 Ind + ε

Delay days Số ngày hoàn tất báo cáo

kiểm toán

Số ngày chênh lệch giữa ngày kết thúc niên độ đến ngày ký báo cáo kiểm toán

Audit Type Loại công ty kiểm toán Được đo bằng 1 nếu là công ty

liên kết quốc tế; còn lại là 0

Lev Đòn bẩy tài chính Được tính bằng tổng tài sản

Nhóm tác giả đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian hoàn tất báo cáo kiểm toán (audit delay) để xác định tính kịp thời trong việc công bố báo cáo tài chính Mô hình về tính kịp thời đã được thực hiện dựa trên 465 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Canada từ năm 1977 – 1982 Mặc dù rất nhiều biến

Trang 17

được đưa vào mô hình đều có ý nghĩa thống kê nhưng tỷ lệ biến đổi của tiến độ hoàn tất báo cáo kiểm toán được giải thích bởi các biến là rất thấp Kết quả cho thấy rằng các biến có mối quan hệ nhất quán với tiến độ hoàn tất báo cáo kiểm toán trong

6 năm là loại kiểm toán viên, lĩnh vực hoạt động, sự xuất hiện các sự kiện đặc biệt

và dấu hiệu của thu nhập ròng

Mô hình về tính kịp thời trong việc hoàn tất báo cáo kiểm toán được tác giả đưa vào mô hình nghiên cứu để giải thích mối quan hệ giữa tính kịp thời trong tiến

độ báo cáo kiểm toán và các nhân tố (quy mô công ty, phân loại lĩnh vực hoạt động, tháng kết thúc năm tài chính, công ty kiểm toán, dấu hiệu thu nhập ròng, các sự kiện đặc biệt, các khoản tiềm tàng và loại ý kiến kiểm toán) như sau:

DLY i,t = β0 + β1 AST i,t + β2 IND i,t + β3 MON i,t + β4 AUD i,t + β5 LOSS i,t + β6 EXTR i,t + β7 CTNG i,t + β8 OPIN i,t + ε

DLY (audit delay) Tiến độ hoàn tất báo cáo

kiểm toán

Bằng số ngày chênh lệch giữa ngày kết thúc niên độ và ngày ký báo cáo kiểm toán AST (Company size) Quy mô công ty Được đo bằng tổng tài sản IND (Industry

MON (Year-end) Tháng kết thúc năm tài

chính

Bằng 1 nếu năm tài chính kết thúc vào tháng 12 hoặc tháng 1; còn lại là bằng 0

AUD (Auditor) Loại công ty kiểm toán

Bằng 1 nếu công ty kiểm toán thuộc Big 9; trường hợp khác bằng 0

LOSS (Sign of net Dấu hiệu thu nhập thuần Bằng 1 nếu thu nhập là lỗ,

Trang 18

Ký hiệu Tên biến Đo lường

EXTR Các trường hợp đặc biệt

Bằng 1 nếu các trường hợp đặc biệt được khai báo trên báo cáo tài chính, ngược lại bằng 0

CTNG Các khoản dự phòng

Bằng 1 nếu các khoản dự phòng được công bố trên báo cáo tài chính, ngược lại bằng

0

OPIN Ý kiến kiểm toán

Bằng 1 nếu ý kiển kiểm toán thuộc loại ý kiến chấp nhận toàn phần, các trường hợp còn lại bằng 0

Bài nghiên cứu đã đưa ra kết quả nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến tính kịp thời của việc công bố báo cáo tài chính của 95 công ty phi tài chính được niêm yết trên thị trường chứng khoán Hy Lạp Kết quả phân tích hồi quy cho thấy các doanh nghiệp có quy mô lớn, công ty dịch vụ và các công ty được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán thuộc Big 5 thì có thời gian công bố báo cáo tài chính ngắn hơn Ngoài ra, bài nghiên cứu cung cấp bằng chứng thực nghiệm về các công ty thuộc lĩnh vực xây dựng với ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần và những doanh nghiệp có cổ phần được nắm giữ trực tiếp và gián tiếp bởi những người trong doanh nghiệp thì sẽ không công bố báo cáo tài chính đúng hạn

FRLT = γ 1 + γ 2 SIZE + γ 3 GEAR + γ 4 EQOS + γ 5 RMAK + γ 6 AUDT

+ γ 7-8 INDT + ε

Trang 19

Ký hiệu Tên biến Đo lường

FLRT Thời hạn công bố báo

cáo tài chính

Số ngày giữa ngày kết thúc niên độ và ngày ký báo cáo kiểm toán

SIZE Quy mô công ty Logarit tổng tại sản tại ngày

kết thúc niên độ

GEAR Đòn bẩy tài chính Tổng nợ dài hạn trên tổng tài

sản

EQOS Cổ phần nắm giữ bên

trong doanh nghiệp

Tỷ lệ cổ phần được nắm giữ trực tiếp và gián tiếp bởi những người trong doanh nghiệp

RMAK Ý kiến kiểm toán Số lượng điểm nhấn mạnh

trong báo cáo kiểm toán

AUDT Loại kiểm toán viên

Nếu công ty kiểm toán thuộc Big 5 thì bằng 1, còn lại bằng

là nhóm cơ bản

Bài báo tập trung nghiên cứu các nhân tố chính ảnh hưởng đến tính kịp thời của việc công bố thông tin báo cáo tài chính qua mạng (corporate internet reporting) của 50 doanh nghiệp niêm yết ở Ai Cập năm 2006 Kết quả nghiên cứu cho thấy

Trang 20

rằng có mối quan hệ giữa tính kịp thời của việc công bố thông tin qua mạng và quy

mô công ty, lĩnh vực hoạt động, tính thanh khoản, cơ cấu cổ đông, thành phần ban quản trị và quy mô bản quản trị Cụ thể là, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ có quy mô lớn, tỷ lệ thanh khoản cao, thành phần hội đông quản trị độc lập với doanh nghiệp cao và số lượng thành viên trong hội đồng quản trị nhiều thì sẽ công bố thông tin báo cáo tài chính qua mạng kịp thời hơn

Dữ liệu các tác giả thu thập dựa trên sự chọ lựa các biến độc lập trong mô hình hồi quy đa biến dưới đây:

TIDI i = β0 + β1 Size + β2 Type + β3 Prof + β4 Lev + β5 Liq + β6 Issue + β7 Owner + β8 B Comp + β9 Duality + β8 B Size + ε

Các tác giả đã thiết kế 1 danh sách bao gồm 11 lựa chọn gửi cho các doanh nghiệp để khảo sát Được đo bằng 1 nếu

1 trong các lựa chọn được tìm thấy trên website của công ty, ngược lại bằng 0

Size Quy mô công ty Bằng logarit giá trị thị trường

của vốn tại ngày 31/12/2006

Type Lĩnh vực hoạt động

Bằng 1 nếu công ty năm trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và bằng 0 nếu công ty thuộc lĩnh vực dịch vụ

Prof Khả năng sinh lời

Được đo bằng tỷ số lợi nhuần ròng trên tổng nguồn vốn (ROE)

Trang 21

Ký hiệu Tên biến Đo lường

Lev Đòn bẩy tài chính Được đo bằng tỷ số nợ phải

2006, ngược lại là 0

Owner Cơ cấu chủ sở hữu Được đo bằng tỷ lệ cổ phiếu

tự do chuyển đổi

B Comp Thành phần ban quản trị

Được đo bằng số lượng thành viên độc lập trên tổng số lượng thành viên trong ban quản trị

Bằng 1 nếu chủ tịch hội đồng quản trị kiêm là giám đốc điều hành, ngược lại bằng 0

B Size Quy mô ban quản trị Số lượng thành viên trong

ban quản trị

Theo Givoly và Palmon (1982), Whittred (1980) và Carslaw và Kaplan (1991), thời gian một cuộc kiểm toán được xem là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tính kịp thời của việc công bố lợi nhuận Vì vậy, mục đích chính của bài báo là nghiên cứu thực nghiệm các nhân tố ảnh hưởng đến việc ký báo cáo kiểm toán (audit delay) ở hai quốc gia là các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất và Bahrain Nghiên cứu được thực hiện trên mẫu là 83 công ty được niêm yết trong năm 2004 Kết quả phân tích cho thấy khả năng sinh lời, tỷ số nợ, loại hình doanh nghiệp và tỷ số chi trả cổ tức có ảnh hưởng mạnh đến tính kịp thời trong việc công

Trang 22

bố thông tin trong khi đó mối quan hệ giữa loại công ty kiểm toán, quy mô công ty,

tỷ số giá trên thu nhập cổ phần và việc công bố thông tin tài chính kịp thời lại yếu hơn hoặc không có mối quan hệ với nhau

Mô hình của tính kịp thời của việc ký báo cáo kiểm toán được xây dựng bao gồm 7 biến giải thích:

TDS = β0 + β 1 X 1 + β 2 X 2 + β 3 X 3 + β 4 X 4 + β 5 X 5 + β 6 X 6 + β 7 X 7 + β 8 X 8 + β 9 X 9 +

ε

TDS Thời hạn ký báo báo

kiểm toán

Số ngày từ ngày kết thúc niên

độ đến ngày ký báo cáo kiểm toán

X1 Tỷ số nợ Bằng tỷ số tổng nợ trên tổng

tài sản

X2 Loại công ty kiểm toán

Được đo bằng 1 nếu công ty kiểm toán thuộc Big 4, còn lại bằng 0

X3 Lĩnh vực hoạt động Bằng 1 nếu là công ty bảo

X6 Quy mô công ty Bằng logarit tổng tài sản

doanh nghiệp

X7 Hệ số giá trên thu nhập

một cổ phiếu (P/E)

Bằng giá thị trường của một

cổ phiếu trên thu nhập của 1

Trang 23

Ký hiệu Tên biến Đo lường

cổ phiếu

X8 Khả năng sinh lời Bằng thu nhập ròng trên

doanh thu thuần

X9 Tỷ lệ trả cổ tức Cổ tức trên 1 cổ phiếu

Các tác giả tập trung nghiên cứu sự ảnh hưởng của các nhân tố (quy mô công

ty, thu nhập trên cổ phiếu, thu nhập trên vốn chủ sở hữu, thu nhập trên tổng tài sản,

cổ tức trên một cổ phiếu, tuổi thọ của doanh nghiệp, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh và đòn bẩy tài chính) đến tính kịp thời trong việc công bố thông tin báo cáo tài chính Mô hình nghiên cứu được thực hiện trên mẫu bao gồm 120 công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán Jordanian năm 2012 Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng theo thời hạn công bố báo cáo tài chính là 111 ngày kể từ ngày kết thúc niên độ tài chính thì các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp mất nhiều thời gian hơn để công bố báo cáo tài chính trong khi các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng thì công bố thông tin nhanh nhất so với các lĩnh vực khác Ngoài ra, kết quả phân tích hồi quy còn cho thấy quy mô công ty, tuổi thọ doanh nghiệp, tỷ suất nợ và tính kịp thời của việc công bố thông tin báo cáo tài chính về mặt thống kê có tương quan thuận với nhau Trong khi đó, nhân tố thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) và tính kịp thời của thông tin tài chính không có mối quan hệ với nhau

Từ các báo cáo tài chính năm của các công ty, tác giả đã thu thập dữ liệu liên quan đến quy mô công ty, thu nhập trên cổ phiếu, thu nhập trên vốn chủ sở hữu, thu nhập trên tổng tài sản, cổ tức trên một cổ phiếu, tuổi thọ của doanh nghiệp, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh và đòn bẩy tài chính Theo đó, mô hình nghiên cứu được thực hiện như sau:

Time = β0 + β1 Size + β2 EPS + β3 ROE + β4 ROA + β5 DPS + β6 Age + β7 Lev + β8 CFFO + Et

Trang 24

Trong đó:

Time Thời hạn công bố báo

cáo tài chính năm

Khoảng thời gian từ ngày kết thúc niên độ đến ngày tổ chức đại hội đồng cổ đông Size Quy mô công ty Tổng tài sản

EPS Thu nhập trên cổ phiếu Thu nhập ròng trên số lượng

cổ phiếu đang lưu thông

ROE Thu nhập trên vốn Lợi nhuận ròng trên vốn chủ

Age Tuổi thọ công ty

Là khoảng thời gian tính từ ngày niêm yết đầu tiên đến ngày 31/12/2012

Lev Đòn bẩy tài chính Bằng tỷ số tổng nợ nguồn

Dựa trên tổng quan các nghiên cứu trước đây, các nghiên cứu tại Việt nam còn chưa nghiên cứu đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng đến tính kịp thời của việc công bố thông tin báo cáo tài chính so với các nghiên cứu trước ở nước ngoài đã thực hiện

Trang 25

Nhân tố Nghiên cứu Kết quả

nghiên cứu

Loại công ty kiểm toán

Robert H Ashton và cộng sự (1989), Owusu-Anahsa và Leventis (2006) -

Khasharmeh và Aljifri (2010), Asli Turel

Ý kiến kiểm toán Owusu-Anahsa và Leventis (2006),

Leventis and Weetman (2004) +

Trang 26

Nhân tố Nghiên cứu Kết quả

Khả năng thanh khoản Ezat và El-Masry (2008) +

Cơ cấu chủ sở hữu Ezat và El-Masry (2008) +

Cổ phiếu được niêm

Tỷ số tập trung Leventis and Weetman (2004) -

Bảng 1.1: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến tín kịp thời của thông tin BCTC của

các nghiên cứu trước

Trang 27

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương này, tác giả đã trình bày tổng quan các nghiên cứu trước có liên quan đến tính kịp thời của việc công bố thông tin báo cáo tài chính, từ đó tóm tắt lại

mô hình, các nhân tố liên quan mà các nhà nghiên cứu trước đã sử dụng trong các

mô hình Đây cũng là nền tảng để xác đinh mô hình nghiên cứu ở các chương tiếp theo, cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến tính kịp thời của thông tin tài chính

Trang 28

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Xuất phát từ dòng nghiên cứu chuẩn tắc về kế toán từ những năm 1950 –

1970, các khuôn mẫu lý thuyết kế toán đã được xây dựng và ban hành bởi các tổ chức lập quy về kế toán và trở thành nền tảng của hệ thống kế toán tài chính hiện nay trên thế giới Theo lý thuyết thông tin hữu ích, nội dung về tính hữu ích của báo cáo tài chính được khái quát như sau:

- Tính hữu ích của báo cáo tài chính thể hiện qua những lợi ích mang lại cho người sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính, dựa trên nền tảng là các đặc tính sơ cấp có tính nguyên tắc: phù hợp, đáng tin cậy, có thể so sánh và có thể hiểu được; cùng các đặc tính thứ cấp khác

- Tính hữu ích chịu ảnh hưởng bởi phương thức xác định (nhận diện), đo lường, ghi nhận và trình bày các yếu tố của báo cáo tài chính;

- Có thể nâng cao tính hữu ích của báo cáo tài chính như ngăn chặn sự suy giảm tính hữu ích và hoàn thiện cách thức mang lại lợi ích cho người sử dụng thông tin trên nền tảng kế toán hiện có

Hơn nữa, theo lý thuyết thông tin hữu ích, thông tin tài chính được xây dựng dựa trên các giả thuyết:

- Luôn tồn tại sự mất cân đối về mặt thông tin giữa người lập báo cáo tài chính và người sử dụng thông tin

- Nhu cầu của người sử dụng thông tin kế toán là không được xác định trước

và cần được xác định thông qua dẫn chứng thực tế

- Việc đáp ứng thông tin của người sử dụng được thực hiện thông qua những bên có lợi ích liên quan đến tình hình tài chính của doanh nghiệp

- Tính hữu ích của thông tin cần được đánh giá trong mối tương quan lợi ích – chi phí khi thực hiện công việc kế toán

Trang 29

Do đặc điểm mất cân đối về mặt thông tin giữa các đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, những đối tượng bên ngoài luôn có xu hướng dựa vào thông tin

kế toán như một tài liệu quan trọng cho việc ra quyết định kinh tế Trên cơ sở đó, các đặc điểm chất lượng của báo cáo tài chính được xác định Trước hết báo cáo tài chính cần bao gồm các thông tin thích hợp, nghĩa là các thông tin có thể giúp người

sử dụng đánh giá được quá khứ, dự đoán tương lai của doanh nghiệp và các thông tin này cần thể hiện trung thực, đúng bản chất tình hình kinh tế - tài chính tại doanh nghiệp Ngoài ra còn có những yêu cầu khác về thông tin kế toán như trình bày dễ hiểu, khả năng so sánh, khả năng kiểm tra và tính kịp thời phải được đáp ứng Các đặc điểm chất lượng trên là nền tảng xây dựng hoặc lựa chọn các chính sách kế toán của doanh nghiệp (IASB) Vì vậy tính kịp thời của thông tin trên báo cáo tài chính được xây dựng trên nền tảng tính hữu ích của thông tin tài chính đối với các đối tượng sử dụng thông tin của doanh nghiệp như nhà đầu tư, ngân hàng, các chủ nợ

Lý thuyết này yêu cầu báo cáo tài chính phải cung cấp các thông tin về tình trạng tài chính, kết quả hoạt động, dòng tiền trong doanh nghiệp cũng như những thông tin khác một cách chính xác và kịp thời cho việc ra quyết định kinh tế của người sử dụng thông tin, đặc biệt là nhà đầu tư, chủ nợ và các cổ đông

Theo Charles W L Hill và Thomas M Jones (1992), lý thuyết ủy nhiệm xuất hiện trong bối cảnh việc quản trị kinh doanh gắn liền với những nghiên cứu về hành

vi của người chủ và người làm thuê thông qua các hợp đồng Mối quan hệ ủy nhiệm

là mối quan hệ giữa bên ủy nhiệm (một người hoặc nhiều người) và một bên khác được gọi là bên được ủy nhiệm để quản lý doanh nghiệp và thực hiện một số công việc được ủy nhiệm Lý thuyết ủy nhiệm giả định rằng cả hai bên (bên ủy nhiệm và bên được ủy nhiệm) để tối đa hóa lợi ích của mình Khi bên được ủy nhiệm hành động vì lợi ích riêng của họ mà gây bất lợi cho bên ủy nhiệm thì bên ủy nhiệm sẽ đưa ra các biện pháp để giới hạn lại lợi ích riêng của bên được ủy nhiệm

Trang 30

Do đó sẽ làm phát sinh chi phí ủy nhiệm (Agency cost) Chi phí ủy nhiệm là chi phí trả cho sự xung đột lợi ích giữa hai bên bao gồm chi phí giám sát (Monitoring cost), chi phí liên kết (bonding cost) và chi phí khác (Residual cost) Chi phí giám sát bao gồm chi phí kiểm tra, giám sát, kiểm toán, chi phí duy trì các hoạt động kiểm soát và báo cáo để kiểm tra việc thực hiẹn của bên được ủy nhiệm Chi phí này được tính trong chi phí hoạt động của công ty, làm giảm lơi ích của bên ủy nhiệm Trong trường hợp này để đảm bảo lợi ích của mình, bên ủy nhiệm sẽ tự bảo vệ bằng cách điều chỉnh số tiền chi trả cho bên được ủy nhiệm bằng một điều khoản ràng buộc trong hợp đồng để bù lại chi phí giám sát mà họ đã bỏ ra

Ví dụ, trong quan hệ cổ đông – nhà quản lý, các cổ đông sẽ trả tiền lương, thưởng ít hơn cho nhà quản lý ít kinh nghiệm hoặc chưa có uy tín để bù lại chi phí giám sát

mà họ phải bỏ ra Đó được gọi là cách bảo vệ bằng giá (Price protection) Thông qua sự bảo vệ bằng giá, bên được ủy nhiệm cuối cùng phải chịu chi phí giám sát được ràng buộc trong hợp đồng

Chi phí liên kết là các chi phí liên quan đến thiết lập, duy trì cơ chế hoạt động

ủy nhiệm, chi phí thông tin … do bên được ủy nhiệm chi trả phát sinh trong nỗ lực làm giảm chi phí giám sát Ví dụ, người quản lý (bên được ủy nhiệm) có thể tự nguyện cung cấp báo cáo tài chính hàng quý cho cổ đông (bên ủy nhiệm) Tuy nhiên, bên được ủy nhiệm chỉ chấp nhận chi phí liên kết trong phạm vi mà chi phí này giảm được chi phí giám sát mà họ đang gánh chịu Do đó, họ có thể chấm dứt không chấp nhận chi phí liên kết khi mức tăng lên của chi phí liên kết bằng hoặc lớn hơn mức giảm xuống của chi phí giám sát mà họ đang gánh chịu

Chi phí khác phát sinh khi bên được ủy nhiệm không hết sức mình vì lợi ích tối đa của bên ủy nhiệm mà chỉ nỗ lực có giới hạn trong phạm vi nhất định Lợi ích giảm đi do sự nỗ lực có giới hạn đó tương đương với chi phí khác mà bên ủy nhiệm mất đi

Chi phí ủy nhiệm sẽ được tối thiểu hóa bằng cách thiết lập những ưu đãi phù hợp để gắn kết lợi ích của cả hai bên thông qua hợp đồng hiệu quả là kết quả thương thuyết giữa hai bên để đảm bảo lợi ích của cả hai được cân bằng ngay từ đầu Trong

Trang 31

đó, nếu bên được ủy nhiệm bị phát hiện hành xử không vì lợi ích của bên ủy nhiệm

sẽ bị phạt, uy tín bị giảm sút dẫn đến nguy cơ bị sa thải Khi đó, bên được ủy nhiệm

sẽ hành xử theo hướng tối đa hóa lợi ích của bên ủy nhiệm Ngược lại, bên ủy nhiệm sẽ thiết lập các chính sách khen thưởng nhằm ghi nhận, khuyến khích nỗ lực làm việc của bên được ủy nhiệm, đảm bảo lợi ích cho bên được ủy nhiệm Trong hợp đồng hiệu quả, chi phí ủy nhiệm được tối thiểu hóa khi lợi ích của hai bên được cân bằng

Tóm lại, khi doanh nghiệp có sự tách rời quyền sở hữu và quản lý sẽ làm xuất hiện quan hệ ủy nhiệm giữa nhà quản lý (bên được ủy nhiệm) và chủ sở hữu (bên ủy nhiệm) Quan hệ này dẫn đến một vấn đề là thông tin bất cân xứng giữa chủ sở hữu

và nhà quản lý Nhà quản lý kiểm soát mọi hoạt động của doanh nghiệp, có lợi thế trong việc nắm bắt thông tin Trong khi đó, các chủ sở hữu, nhà đầu tư cần thông tin cho mục đích ra quyết định lại khó có cơ hội tiếp cận với thông tin Để kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp, chủ sở hữu phải thông qua các hoạt động kiểm soát và các báo cáo Việc làm này sẽ làm tăng chi phí giám sát Công bố thông tin được nhà quản lý xem như là một công cụ để giảm chi phí ủy nhiệm bởi vì nó làm giảm sự bất cân cứng thông tin giữa cổ đông và nhà quản lý, làm giảm chi phí ủy nhiệm Theo lý thuyết ủy nhiệm, mâu thuẫn giữa bên ủy nhiệm và bên được ủy nhiệm

là rất đáng kể vì thường người điều hành doanh nghiệp chỉ sở hữu một phần rất nhỏ

cổ phần của doanh nghiệp Vì vậy, để hạn chế chi phí ủy nhiệm và đạt được sự cân bằng lợi ích của cả hai bên, người điều hành phải công bố thông tin nhiều hơn đến các cổ đông Do đó, lý thuyết ủy nhiệm đã giải thích được ảnh hưởng của các đặc trưng doanh nghiệp như quy mô công ty, lợi nhuận kinh doanh, khả năng sinh lời đến việc công bố thông tin báo cáo tài chính kịp thời Nguyên nhân là do các công

ty có lợi nhuận cao thì nhà quản lý luôn muốn công bố thông tin nhiều hơn để thể hiện khả năng quản lý của mình

Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information) lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 1970 và đến năm 2001, các nhà khoa học nghiên cứu lý thuyết

Trang 32

này là George Akerlof, Michael Spence và Jose Stiglitz đã được nhận giải Nobel kinh tế cho những nỗ lực nghiên cứu của lý thuyết về thông tin bất cân xứng Nghiên cứu của một học giả kinh tế nổi tiếng trên thế giới về lý thuyết thông tin bất cân xứng đã đưa ra khái niệm về thông tin bất cân xứng như sau: “Thông tin bất cân xứng trên TTCK xảy ra khi một hoặc nhiều nhà đầu tư sở hữu được thông tin riêng hoặc có nhiều thông tin công bố hơn về một công ty so với các nhà đầu tư còn lại” (Kyle,1985) Nói cách khác, “thông tin bất cân xứng xuất hiện khi người mua và người bán có các thông tin khác nhau”

Trong quá trình phát triển của nền kinh tế, người ta gặp phải hàng loạt các vấn

đề cần lý giải như tại sao ở một số quốc gia, ngân hàng lại áp dụng lãi suất cho vay lại cao gấp 2 đến 3 lần mức bình thường đối với một số doanh nghiệp? Tại sao các công ty lại chấp nhận bỏ ra hàng tỷ đồng vào các chiến dịch quảng cáo?, những câu hỏi thuộc những lĩnh vực khác nhau nhưng đều phản ảnh một hiện tượng phổ biến

mà Akerlof đã chỉ ra trong bài viết có tựa đề “thị trường trái chanh” (Akerlof, 1970), trong đó ông lư luận rằng: trong hai bên tham gia giao dịch, một bên thường

có nhiều thông tin hơn bên kia Đó chính là hiện tượng thông tin bất cân xứng (asymmetric information)

Tiếp theo Akerlof, Micheal Spence (1973) chỉ ra giải pháp để khắc phục tình trạng thông tin bất cân xứng bằng cơ chế phát tín hiệu (signaling): bên có nhiều thông tin có thể phát tín hiệu một cách trung thực và tin cậy đến những bên ít thông tin Với việc phát tín hiệu này, người bán những sản phẩm có chất lượng cao phải

sử dụng những biện pháp được coi là quá tốn kém so với người bán hàng hóa có chất lượng thấp Ví dụ của việc phát tín hiệu thị trường là việc các công ty, tập đoàn nổi tiếng thường triển khai các chương trình quảng cáo đắt tiền, việc duy trì chế độ bảo hành cho sản phẩm tin cậy cho khách hàng để phát tín hiệu về chất lượng sản phẩm và dịch vụ của mình Các CTNY duy trì tỷ lệ cổ tức chi trả bằng tiền mặt cao

và ổn định để phát tín hiệu về khả năng quản lý dòng tiền mạnh và hiệu quả hoạt động của mình

Trang 33

Từ những nội dung cơ bản về lý thuyết thông tin bất cân xứng, có thể thấy, thông tin bất cân xứng là tình trạng mà các bên tham gia giao dịch không có được thông tin như nhau, một bên tham gia giao dịch trên thị trường (ban điều hành công

ty, cổ đông lớn) có nhiều thông tin hơn, có thông tin sớm hơn hoặc tiếp cận thông tin dễ dàng hơn so với các bên còn lại (các nhà đầu tư nhỏ lẻ) Thông tin bất cân xứng chính là tình trạng thông tin không đầy đủ, không kịp thời, không tin cậy, không chính xác và không tạo điều kiện để tiếp cận dễ dàng đối với các nhà đầu tư còn lại trên thị trường

Theo FASB (2010), những đặc trưng của thông tin tài chính hữu ích được thảo luận trong chương này xác định các loại thông tin có thể là hữu ích nhất cho những nhà đầu tư hiện tại và nhà đầu tư tiềm năng, những người cho vay, và những chủ nợ khác đối với việc ra các quyết định về những báo cáo của đơn vị kinh doanh trên cơ

sở các thông tin về báo cáo tài chính (thông tin tài chính) Nếu các thông tin tài chính là hữu ích thì nó phải thích hợp và nội dung trình bày phải trung thực Sự hữu ích của thông tin tài chính được nâng cao nếu nó có thể so sánh được, có thể xác minh được, kịp thời và có thể hiểu được

- Tính thích hợp

Thông tin tài chính thích hợp là có khả năng tạo sự khác biệt trong các quyết định của những người sử dụng Thông tin có thể có khả năng tạo sự khác biệt trong một quyết định thậm chí một số người sử dụng thông tin chọn không tận dụng lợi thế của nó hoặc đã nhận thức được nó từ các nguồn khác

- Trình bày trung thực

Các báo cáo tài chính trình bày hiện tượng kinh tế dưới dạng những từ ngữ và con số Để hữu ích thì thông tin tài chính không những phải trình bày hiện tượng có

Trang 34

liên quan mà còn phải trình bày trung thực hiện tượng Để trình bày trung thực tuyệt đối thì một mô tả sẽ có ba đặc điểm Đó là đầy đủ, trung thực, và không có lỗi Tất nhiên sự hoàn hảo là hiếm khi đạt được, nhưng vẫn có thể xảy ra Mục tiêu của hội đồng quản trị là tối đa hóa những đặc tính này đến mức có thể

Các đặc tính nâng cao bao gồm: có thể so sánh được, có thể xác minh, kịp thời

và có thể hiểu được Các đặc trưng tăng cường cũng có thể giúp xác định một trong hai cách được sử dụng để mô tả một hiện tượng nếu cả hai được xem xét ngang nhau giữa tính thích hợp và trình bày trung thực…

- Có thể so sánh được

Tính có thể so sánh là đặc trưng cho phép những người sử dụng thông tin nhận biết và hiểu giống nhau, và sự khác biệt giữa các khoản mục Không giống như các đặc trưng khác, tính có thể so sánh không liên quan đến một khoản mục duy nhất Một so sánh đòi hỏi ít nhất hai khoản mục

- Có thể xác minh

Tính có thể xác minh được đảm bảo người sử dụng thông tin là thông tin được trình bày một cách trung thực các hiện tượng kinh tế đặc trưng cho doanh nghiệp Tính có thể xác minh được có nghĩa là tất cả các đối tượng sử dụng thộng tin có tính độc lập và mức độ am hiểu khác nhau đều có thể đạt được sự thống nhất với nhau

về việc trình bày thông tin một cách trung thực, mặc dù đạt được sự đồng thuận với nhau như vậy là không cần thiết Thông tin dưới dạng định lượng không cần phải đưa về giá trị cụ thể, có thể là ước tính nhưng có thể xác minh được Ngoài ra, một dãy giá trị hoặc xác suất cũng có thể xác minh được

Trang 35

thể xem xét và phân tích thông tin một cách liên tục Ngay cả những người sử dụng

đã được cung cấp thông tin đầy đủ đôi lúc cũng tìm đến sự trợ giúp của tư vấn để hiểu rõ hơn những thông tin có liên quan đến hiện tượng kinh tế phức tạp

- Kịp thời

Kịp thời có nghĩa là việc cung cấp thông tin cho người ra quyết định kịp thời có khả năng ảnh hưởng đến quyết định của họ nói chung thông tin càng lỗi thời thì mức độ hữu dụng của nó càng bị giảm Tuy nhiên, cũng có một vài thông tin vẫn có thể tiếp tục được sử dụng trong thời gian dài sau ngày kết thúc niên độ, ví dụ như có thể là

do người sử dụng thông tin muốn xác định và đánh giá xu hướng

Theo IASB (2010), nếu thông tin tài chính là có ích, nó phải phù hợp và đại diện trung thực cho những gì nó ngụ ý Tính hữu ích của thông tin tài chính là nâng cao nếu nó có thể so sánh, có thể xác minh, kịp thời và dễ hiểu Cũng như khuôn mẫu khái niệm của FASB, tính hữu ích của thông tin báo cáo tài chính gồm 2 đặc trưng chính: các đặc tính cơ bản và các đặc tính nâng cao

- Thông tin phải phù hợp

Thông tin tài chính thích hợp là thông tin có khả năng tạo ra sự khác biệt trong quyết định được thực hiện bởi người sử dụng ngay cả khi một số người dùng chọn không tận dụng lợi thế của nó hoặc đã nhận thức được nó từ các nguồn khác

- Thông tin phải được trình bày trung thực

Việc trình bày trung thực không có nghĩa là phải chính xác trong tất cả các khía cạnh Tránh vi phạm lỗi có nghĩa là không có hiện tượng sai sót hoặc thiếu sót trong các trình bày, và quá trình sử dụng để sản xuất các thông tin báo cáo đã được lựa chọn và áp dụng không có sai sót

So sánh, xác minh được, kịp thời và dễ hiểu đều là đặc tính tăng cường tính hữu ích của thông tin có liên quan và trình bày trung thực Tăng cường các đặc tính

Trang 36

cũng có thể giúp xác định trong hai cách nên được sử dụng để mô tả một hiện tượng xem cả hai có liên quan và trình bày trung thực hay không?

- Thông tin có thể so sánh

So sánh là đặc tính cho phép người dùng nhận dạng và hiểu những điểm tương đồng và khác biệt giữa các mục Không giống như các đặc tính khác, so sánh không liên quan đến một mục duy nhất Việc so sánh đòi hỏi ít nhất hai mục

Tính nhất quán, mặc dù liên quan đến so sánh, là không giống nhau Tính nhất quán đề cập đến việc sử dụng các phương pháp tương tự cho các mục tương tự, hoặc từng thời kỳ trong một đơn vị báo cáo hoặc trong một khoảng thời gian duy nhất trên các đơn vị So sánh là mục tiêu thống nhất giúp bạn đạt được mục tiêu đó

- Có thể xác minh được

Xác minh giúp đảm bảo rằng thông tin người sử dụng trình bày trung thực cho hiện tượng kinh tế nó đại diện để trình bày Xác minh được có nghĩa rằng dùng kiến thức khác nhau và quan sát độc lập có thể đạt được sự thống nhất, mặc dù không nhất thiết phải hoàn thành thỏa thuận, mà đó là một sự miêu tả riêng biệt là một sự trình bày trung thực Thông tin định lượng không cần phải là một ước lượng điểm duy nhất để có thể xác minh Một loạt các khoản tiền thực tế, và có xác suất liên quan cũng có thể được xác nhận

- Thông tin phải dễ hiểu

Phân loại, đặc trưng và trình bày thông tin rõ ràng và chính xác làm cho nó dễ hiểu

- Thông tin phải kịp thời đến những người sử dụng thông tin

Phương tiện kịp thời với thông tin có sẵn giúp người sử dụng thông tin ra quyết định trong tương lai, do đó thông tin không kịp thời sẽ ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng thông tin Nói chung, thông tin đã quá cũ sẽ làm giảm đi tính hữu ích của chính thông tin đó Tuy nhiên, một số thông tin có thể tiếp tục được tính kịp thời trong một thời gian dài sau khi kết thúc kỳ báo cáo bởi vì, ví dụ, một

số người dùng có thể cần phải xác định và đánh giá chiều hướng

Trang 37

2.2.1.3 Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam

Theo chuẩn mực chung, ban hành và công bố theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2003, phần Các yêu cầu cơ bản đối với kế toán có quy định:

ii) Trung thực

Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo trên cơ sở các bằng chứng đầy đủ, khách quan và đúng với thực tế về hiện trạng, bản chất nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh

iii) Khách quan

Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo đúng với thực

tế, không bị xuyên tạc, không bị bóp méo

Các thông tin và số liệu kế toán trình bày trong báo cáo tài chính phải rõ ràng,

dễ hiểu đối với người sử dụng Người sử dụng ở đây được hiểu là người có hiểu biết

về kinh doanh, về kinh tế, tài chính, kế toán ở mức trung bình Thông tin về những vấn đề phức tạp trong báo cáo tài chính phải được giải trình trong phần thuyết minh

vii) Có thể so sánh

Các thông tin và số liệu kế toán giữa các kỳ kế toán trong một doanh nghiệp

và giữa các doanh nghiệp chỉ có thể so sánh được khi tính toán và trình bày nhất quán Trường hợp không nhất quán thì phải giải trình trong phần thuyết minh để

Trang 38

người sử dụng báo cáo tài chính có thể so sánh thông tin giữa các kỳ kế toán, giữa các doanh nghiệp hoặc giữa thông tin thực hiện với thông tin dự toán, kế hoạch Yêu cầu kế toán quy định nói trên phải được thực hiện đồng thời Ví dụ: Yêu cầu trung thực đã bao hàm yêu cầu khách quan; yêu cầu kịp thời nhưng phải đầy đủ,

bố thông tin nên trong luận văn này tính kịp thời được xem xét dưới góc độ tuân thủ quy định về công bố thông tin, nghĩa là thời điểm bắt buộc phải nộp báo cáo tài chính

Trang 39

Qua cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trước đây cho thấy rằng các nghiên cứu tại Việt nam còn chưa nghiên cứu đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng đến tính kịp thời, bên cạnh đó việc đo lường tính kịp thời cũng chưa được đo lường theo các cách đã xác định ở trên

Từ đó, tác giả xác lập mô hình nghiên cứu dự kiến về tương quan giữa tính kịp thời của thông tin tài chính và các nhân tố tác động bao gồm: số lượng công ty con, tính phức tạp trong hoạt động đại diện cho đặc trưng cấu trúc; thu nhập trên cổ phần, biến đổi trong khả năng sinh lời hằng năm đại diện cho đặc trưng tài chính và

ý kiến kiểm toán đại diện cho đặc trưng kiểm toán là biến độc lập

Số lượng công ty con Lý thuyết ủy nhiệm, Lý thuyết

thông tin bất cân xứng +

Tính phức tạp trong hoạt động Lý thuyết thông tin bất cân xứng +

Thu nhập trên cổ phần Lý thuyết ủy nhiệm -

Biến đổi trong khả năng sinh lời Lý thuyết ủy nhiệm -

Ý kiến kiểm toán Lý thuyết thông tin bất cân xứng -

Bảng 2.1: Các nhân tố nghiên cứu và mối quan hệ với các lý thuyết cơ sở liên quan

Trang 40

Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu tổng quát

-

-

- + +

Tính kịp thời công bố

báo cáo tài chính

Tính đa dạng trong lĩnh vực hoạt động

Số lượng công ty con

Ngày đăng: 13/03/2017, 23:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w