1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

MÔN: PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG, Địa điểm: Thôn Giáp Giang, xã Đại Đình huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc

24 598 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 181,56 KB

Nội dung

Thôn Giáp Giang Thôn Giáp Giang là một trong số 15 thôn của xã Đại Đình, dân số 675người, đây là thôn mà đa số là người dân tộc Sán Dìu... Văn hóa truyền thống Thôn Giáp Giang là thôn m

Trang 1

BÁO CÁO MÔN: PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG

Địa điểm: Thôn Giáp Giang, xã Đại Đình

huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc

Trang 2

M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC

Phần 1 HỒ SƠ CỘNG ĐỒNG 4

1.1 Vị trí địa lý 4

1.2 Địa hình 4

1.3 Khí hậu 4

1.4 Cảnh quan môi trường 5

1.5 Dân số, dân tộc 5

1.6 Khái quát tình hình kinh tế - văn hóa- giáo dục 6

1.7 Cơ sở hạ tầng, kĩ thuật 8

1.8 Bộ máy tổ chức và cơ cấu chính trị hiện hành 8

Phần 2 KHẢO SÁT CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG 10

2.1 Văn hóa truyền thống 10

2.2 Văn hóa hiện đại 11

Phần 3 ĐÁNH GIÁ NHU CẦU VĂN HÓA 13

Phần 4 KẾ HOẠCH XÂY DỰNG CÂU LẠC BỘ SOỌNG CÔ CHO NGƯỜI SÁN DÌU TẠI THÔN GIÁP GIANG- XÃ ĐẠI ĐÌNH- TAM ĐẢO- VĨNH PHÚC 18

4.1 Mục tiêu 18

4.2 Nguồn lực và trở ngại 18

4.3 Kế hoạch hành động 21

4.4 Chuẩn bị kinh phí ban đầu 23

PHỤ LỤC 24

Trang 3

Đại Đình trước đây là cương vực của các làng Hữu Tài, Đại Điền, SuốiĐùm, Lán Than, Sơn Thanh, Sơn Phong, Đông Lính, Sơn Đình, Ấp Đồn, TrạiMới, Đền Thỏng, Đông Lộ, Đồng Hội, Lõng sâu và Giáp Giang thuộc tổng Quanngoại huyện Tam Dương Năm 1927 tổng Quan Ngoại thêm làng Quan Đình vàLuận Phẩm tồn tại đến trước cách mạng Tháng 8/1945 Đến đầu năm 1946, theochủ trương của Chính phủ cấp tổng bị bãi bỏ để lập Đại xã, vì vậy các làng thuộctổng Quan Ngoại sáp nhập thành xã Đại Đình như ngày nay.

1.1.2 Thôn Giáp Giang

Thôn Giáp Giang là một trong 15 thôn thuộc xã Đại Đình, có diện tích 45

ha với dân số 675 người

1.2 Địa hình

Thôn Giáp Giang có địa hình khá phức tạp, đa dạng, nhiều gò đồi

1.3 Khí hậu

Khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình 180C-190C, độ ẩm cao, quanh năm

có sương mù tạo cảnh quan đẹp Khí hậu tiểu vùng miền núi mang sắc thái của

Trang 4

khí hậu ôn đới, tạo lợi thế trong phát triển nông nghiệp với các sản vật ôn đới

và hình thành các khu nghỉ mát, phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡngvào mùa hè

1.4 Cảnh quan môi trường

1.4.2 Thôn Giáp Giang

Tuy không nằm trên địa bàn thôn nhưng những đền, chùa và điểm du lịchnhư đền Trình, đền Bà Chúa Mán, Thiền viện Trúc lâm Tây Thiên cách thônkhông xa, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt văn hóa tâm linh của người dân

1.5 Dân số, dân tộc

1.5.1 Xã Đại Đình

Toàn xã Đại Đình có 15 thôn, dân số là 10.003 nhân khẩu, có nhiều dântộc anh em cùng chung sống như: Kinh, Sán Dìu, Thái, Mường, Dao; có 02 đạochính là Thiên Chúa giáo và Phật giáo, trong đó đạo Thiên Chúa chiếm 11,2%còn lại là đạo Phật

1.5.2 Thôn Giáp Giang

Thôn Giáp Giang là một trong số 15 thôn của xã Đại Đình, dân số 675người, đây là thôn mà đa số là người dân tộc Sán Dìu

Trang 5

Đặc điểm dân số lao động trên địa bàn thôn Giáp Giang: dân số lao độngdưới hình thức nông nghiệp bao gồm trồng cây lương thực và hoa màu trong đóviệc canh tác lúa được tiến hành trên ruộng bậc thang Bên cạnh đó lĩnh vựcnông nghiệp không chỉ có hoạt động trồng trọt mà còn có sự kết hợp với hoạtđộng chăn nuôi Tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 65%, tỷ

lệ người dân ngoài lao động chiếm khoảng 35%

* Một số nét khái quát về dân tộc Sán Dìu:

Người Sán Dìu là một dân tộc ít người sinh sống ở miền trung du của một

số tỉnh miền Bắc Việt Nam Các tên gọi khác: Sán Déo,Trại, Trại Đất, Mánquần cộc, Mán váy xẻ

Dân tộc này thuộc về nhóm ngôn ngữ Hoa với dân số khoảng 126.237người Dân tộc Sán Dìu được tạo lập từ thời nhà Minh tại Quảng Đông, TrungQuốc, sau đó dần dần di chuyển đến Việt Nam Dân tộc Sán Dìu chủ yếu sống ởmiền trung du các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Quảng Ninh,Tuyên Quang, Hải Dương

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Sán Dìu ở ViệtNam có dân số 146.821 người, có mặt tại 56 trên tổng số 63 tỉnh, thành phốtrong đó người Sán Dìu cư trú tại Vĩnh Phúc là 36.821 người, chiếm 36% dân

số toàn tỉnh Vĩnh Phúc Cư trú rải rác quanh chân núi Tam Đảo, từ xã NgọcThanh (thị xã Phúc Yên) đến một số xã ở huyện Bình Xuyên, huyện Tam Đảo,Tam Dương tới Lập Thạch

1.6 Khái quát tình hình kinh tế - văn hóa- giáo dục

1.6.1 Kinh tế

1.6.1.1 Xã Đại Đình

Theo Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế- xã hội của xã Đại Đình năm 2014:

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng:

- Nông, lâm, thủy sản từ 39% xuống còn 34% , giảm 5% so với cùng kỳ

- Công nghiệp xây dựng từ 24%lên 26% tăng 2% so với cùng kỳ

Trang 6

- Thương mại – dịch vụ từ 37% lên 40% tăng 3% so với cùng kỳ.

Đại Đình là xã có thế mạnh về chăn nuôi nhằm giải quyết việc làm , tăng thunhập cho nhân dân

5 năm trở lại đây, do quá trình phát triển kinh tế - xã hội, sự gia tăng nhucầu các loại hình dịch vụ phục vụ đời sống, cùng với đó là sự phát triển của Khu

di tích danh thắng Tây Thiên làm cho hoạt động thương mại – dịch vụ ở ĐạiĐình có bước phát triển mạnh mẽ Năm 2010, thương mại – dịch vụ chỉ chiếm28% trong cơ cấu kinh tế của địa phương, thì đến nay, đã chiếm 40%, tăng 12%sau 4 năm, đóng góp vào tổng thu ngân sách xã với số tiền trên 50 tỷ đồng

Do có khu di tích danh thắng Tây Thiên nên đây là điều kiện rất thuận lợi

để Đại Đình triển khai các dịch vụ du lịch Hiện, toàn xã có trên 2.500 ngườilàm dịch vụ, chiếm 25% dân số của địa phương Trong đó, có 20 hộ kinh doanhdịch vụ vận tải; hơn 200 hộ buôn bán vừa và nhỏ; 80 hộ kinh doanh dịch vụ ănuống; 30 hộ có nghề làm đồ thủ công phục vụ du lịch như: chuồn chuồn, sáothổi, trồng cây phong lan, bán đồ lưu niệm phục vụ mùa lễ hội,

Về tài chính ngân sách: Xã tích cực khai thác các nguồn thu trên địa bàn.Thu ngân sách năm 2014 là: 8.600 triệu đồng; chi ngân sách năm 2014 là: 8.500triệu đồng

1.6.1.2 Thôn Giáp Giang

Cộng đồng người dân thôn Giáp Giang phần lớn tham gia vào hoạt độngsản xuất nông nghiệp với hình thức canh tác chủ yếu tiến hành trên mô hìnhruộng bậc thang Bên cạnh đó, hoạt động nông nghiệp không chỉ bao gồm hìnhthức sản xuất lúa, ngô cùng các loại rau màu mà còn đi kèm với hoạt động chănnuôi

1.6.2 Văn hóa – xã hội

Tại xã Đại Đình, năm 2014 đã có 11 thôn đạt làng văn hóa, và có 82,85%

số hộ đạt gia đình văn hóa Tuy nhiên, thôn Giáp Giang chưa đạt được danhhiệu này

Trang 7

Năm 2015, theo báo cáo, từ đầu năm đến nay Ban chỉ đạo Xây dựng nôngthôn mới (XDNTM) xã Đại Đình đã chủ động triển khai kế hoạch XDNTMnăm 2015, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền vận động các ban ngành, đoàn thể,các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia cho đến hết tháng 7/2015 xã ĐạiĐình đã thực hiện và đạt 11/19 tiêu chí Nông thôn mới.

Về các tổ chức cộng đồng: Trên địa bàn thôn Giáp Giang chưa có những

tổ chức cộng đồng thực sự Hầu hết là những nhóm người có chung những sinhhoạt văn hóa tập thể với nhau mang tính tự phát

1.6.3 Giáo dục

- Đã phổ cập giáo dục trong toàn xã Hiện có 3 cấp học với 70 lớp; tổng sốhọc sinh là 1822 em; tổng số giáo viên là 112 giáo viên Đến nay, xã đã có 3trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 Nhìn chung ngành giáo dục đã có nhiềuchuyển biến tích cực

- Thôn Giáp Giang: cũng đã được phổ cập giáo dục trong toàn thôn

1.7 Cơ sở hạ tầng, kĩ thuật

Toàn bộ người dân trong thôn đều được phổ cập giáo dục

Được cung cấp đầy đủ điện phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất

Trạm y tếbảo đảm công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân Hệthống mạng lưới điện được nâng cấp cải thiện

Hệ thống đường giao thông mới được bê tông hóa tại các trục chính của

xã Tuy nhiên, đường giao thông của người dân trong thôn Giáp Giang vẫn chưađược bê tông hóa, chưa được nâng cấp, hoàn thiện và vẫn còn thô sơ

1.8 Bộ máy tổ chức và cơ cấu chính trị hiện hành

 Tổ chức bộ máy

- Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch HĐND: Ông Diệp Ánh Nguyệt

- Phó Bí thư Đảng ủy: Ông Lý Văn Bằng

- Phó Chủ tịch HĐND: Ông Trần Quốc Bình

- Phó Chủ tịch UBND:Ông Hồ Văn Hải

Trang 8

- Phó Chủ tịch UBND: Ông Phạm Tùng Lâm

 Cơ cấu chính trị hiện hành:

- Cấp xã: đã thiết lập được bộ máy chính quyền với đầy đủ các chức vụ củacác cán bộ, các bộ phận trong đó đã xây dựng được Ban văn hóa xã

Đồng thời, đã xây dựng được các tổ chức chính trị xã hội như: Hội Cựu chiếnbinh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Liên Đoàn lao động, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh,Hội Nông dân

- Cấp thôn: cũng đã thiết lập được những bộ phận quản lý đời sống nhândân nói chung cũng như đời sống văn hóa của nhân dân nói riêng

Trang 9

Phần 2 KHẢO SÁT CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG

2.1 Văn hóa truyền thống

Thôn Giáp Giang là thôn mà đại đa số là người dân tộc Sán Dìu nên cộngđồng cư dân nơi đây không thể không mang trong mình những giá trị văn hóacủa người Sán Dìu

Văn hóa thơ ca dân gian phong phú, dùng thơ ca trong sinh hoạt hát đốinam nữ Soọng Cô rất phổ biến

Soọng cô là làn điệu dân ca đặc sắc của đồng bào dân tộc Sán Dìu, đượclưu giữ hàng trăm năm trong kho tàng văn hóa, văn nghệ dân gian ở Vĩnh Phúc.Hát Soọng Cô chủ yếu là phần đối đáp giao duyên, sau đó là phần hát trong đámcưới

Soọng Cô được hát theo sách, có bài bản sẵn Người đi hát phải thuộcsách hát Họ dẫn câu hát trong sách ra để hát đố, người đáp cũng trích ra nhữngcâu hợp cảnh, hợp tình để hát đáp câu hỏi Họ hát những câu hát nói về tình yêulứa đôi, thiên nhiên, ca ngợi tình nghĩa thủy chung vợ chồng, ca ngợi công laoông bà, cha mẹ, răn dạy con người sống có đức, có nhân, có hiếu,…Khi hát lên

có giọng điệu dặt dìu, réo rắt, lúc ngân cao, lúc trầm ấm làm say lòng người.Trước kia vào mỗi dịp xuân về, thời điểm nông nhàn, lễ hội hay các đám cưới,hỏi thanh niên nam, nữ người dân tộc Sán Dìu thường rủ nhau đi hát Soọng Cô.Qua mỗi làng họ dừng lại hát một đêm, hôm sau cùng rủ thanh niên nơi đó nhậpvào đám hát đến các làng khác Có khi đám hát có tới vài chục người, kéo dài cảchục ngày rất sôi nổi Mỗi đêm hát đều có các bước: Chập tối hát gọi mời ngồixuống chiếu, mời nước, mời trầu Nửa đêm là hát hỏi: hỏi về quê quán, gia sư,hát thăm dò, tìm hiểu nghề nghiệp, ý nguyện của nhau, … Canh ba chủ nhà mời

ăn lót dạ xôi hoặc chè… Sau đó, là hát chào, hát xin về, hát níu giữ nhau Sáng

ra thì họ vừa tiễn nhau ra cổng, vừa hát hẹn hò Từ những đêm hát mà có biếtbao đôi trai gái đã bén duyên nhau Soọng Cô trong đám cưới thường do các cặp

Trang 10

nam giới đối đáp nhau, nhà trai cử hai anh hát, nhà gái cũng cử hai anh Hátsuốt ngày suốt đêm cho đến khi tan tiệc cưới.

Truyện kể chủ yếu là truyện thơ khá đặc sắc Các điệu nhảy múa thườngxuất hiện trong đám ma Nhạc cụ có tù và, kèn, trống, sáo, thanh la, não bạtcũng để phục vụ nghi lễ tôn giáo

Trong đời sống tín ngưỡng cũng rất phong phú và đa dạng Họ đã sángtạo ra rất nhiều tranh dân gian và tượng dân gian để phục vụ nhu cầu đời sốngtâm linh

Tang lễ: người Sán Dìu Tam Đảo có phong tục “ nhất táng thiên thu”(người chết chỉ chôn một lần không cải táng như phong tục của người Kinh), dovậy, việc chăm sóc “ nhà của” của tổ tiên, ông bà, cha mẹ hàng năm rất đượccoi trọng Dịp thanh minh hàng năm sẽ có một ngày chính trước hoặc sau 3ngày (lấy ngày chính hội làm mốc) người Sán Dìu sẽ tụ họp con cháu đi tảo mộ

2.2 Văn hóa hiện đại

Hiện nay, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, người dân thôn Giáp Giang cũng tham gia vào quá trình hội nhập văn hóa, tiếp thu những giá trị văn hóa hiện đại Tuy nhiên, các hình thức ca nhạc, giải trí hiện đại này đang có xu thếlấn át những hình thức văn hóa truyền thống

Những hình thức sinh hoạt văn hóa hiện đại nói chung, những dòng nhạchiện đại nói riêng không chỉ có những bài hát ca ngợi tình yêu quê hương đấtnước mà còn có những bài hát ca ngợi tình yêu đôi lứa Với giai điệu ngọt ngào,

ca từdễ hiểu, phong phú phù hợp với tâm lý của giới trẻ hiện nay; bên cạnh đó

là sự hòa nhập giữa cộng đồng người Kinh và đồng bào dân tộc Sán Dìu đã làmcho việc tiếp thu luồng văn hóa hiện đại thật sự dễ dàng, diễn ra nhanh chóng

Đó cũng là điều dễ hiểu Luồng văn hóa hiện đại này khi du nhập vào cộngđồng người dân tộc Sán Dìu đã phần nào tạo điều kiện giúp đồng bào có cơ hộitiếp xúc với xu thế hiện nay, giao lưu với những nét văn hóa mới, quan trọnghơn là nó đã góp phần làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần cho đồng bào

Trang 11

Mặc dù có những giá trị tích cực trong việc đáp ứng nhu cầu văn hóa tinhthần của đồng bào nhưng đi kèm với nó là sự “lấn át” đối với điệu hát Soong Côtruyền thồng- vốn đã là tiếng nói riêng của đồng bào dân tộc Sán Dìu Việc tiếp thu những giá trị văn hóa hiện đại nhưng chưa có sự chọn lọc đúng mức đã đẩy điệu hát Soong Cô tới nguy cơ bị mai một, bị lãng quên Sự mai một này nếu không được ngăn chặn một cách nhanh chóng và kịp thời thì chắc chắn sẽ có nguy cơ bị lãng quên, làm mất đi một nét đặc trưng văn hóa của đồng bào dân tộc Sán Dìu nói riêng, ảnh hưởng đến kho tàng văn hóa phong phú, đa dạng của dân tộc Việt Nam nói chung.

Việc tiếp thu những giá trị văn hóa hiện đại là vô cùng quan trọng nhưngcần có sự chọn lọc để một mặt có thể bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thốngmặt khác phát triển phát huy những giá trị văn hóa ấy đáp ứng xu thế của thờiđại, tránh khỏi nguy cơ tụt hậu

Trang 12

Phần 3 ĐÁNH GIÁ NHU CẦU VĂN HÓA 3.1 Thực trạng

3.1.1 Thực trạng điệu hát Soọng Cô tại Vĩnh Phúc :

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 26 câu lạc bộ hát Sọong cô, phân bố chủyếu ở những địa bàn có nhiều đồng bào dân tộc Sán Dìu sinh sống như: XãTrung Mỹ huyện Bình Xuyên, xã Ngọc Thanh thị xã Phúc Yên và hầu khắp các

xã trên địa bàn huyện Tam Đảo Chiếm phần đông dân số là người Sán Dìu,Tam Đảo được coi là cái nôi của điệu hát Soọng cô Thế nhưng một thực tế hiệnnay là thế hệ trẻ người Sán Dìu không còn mặn mà với làn điệu dân ca truyềnthống của dân tộc mình Lo lắng nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng này bị maimột, các cụ cao niên trong thôn làng ở các xã như Yên Dương, Đại Đình, HợpChâu, Minh Quang, Hồ Sơn đã thành lập các CLB Soọng cô nhằm bảo tồn vàphát huy các giá trị văn hóa của dân tộc Toàn huyện có 22 CLB Soọng cô,riêng xã Đạo Trù có 13 thôn dân cư thì tất cả các thôn đều có CLB Soọng cô thuhút sự tham gia nhiệt tình của trên 300 hội viên

Khó khăn: Việc bảo tồn và phát triển điệu hát Soọng Cô trên địa

bàn tỉnh Vĩnh Phúc còn gặp nhiều khó khăn Thực tế, các CLB văn hoá, vănnghệ còn gặp nhiều khó khăn như: một số CLB chưa xây dựng được kế hoạchnội dung hoạt động dẫn đến định kỳ sinh hoạt không đều, công tác xã hội hoátrong quá trình xây dựng và các hoạt động của các CLB này còn nhiều hạn chế,chưa khai thác được sức mạnh tổng hợp của toàn dân; chưa tự chủ được kinhphí hoạt động nên vẫn trông chờ sự bao cấp của Nhà nước

Năm 2003, xã Đạo Trù được Viện âm nhạc Quốc gia về tổ chức lớp họcnhằm bảo tồn làn điệu soọng cô dành cho các em thiếu nhi, nhưng chỉ được mộtthời gian phải bỏ giữa chừng vì các em không đến học Nguyên nhân một phần

vì phần lớn thời gian các em phải đến trường, hơn nữa thời đại mới với nhiềunền văn hóa mới du nhập khiến các em không còn mặn mà với những bài háttruyền thống…”

Trang 13

Thuận lợi: Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII về “Xây

dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”,những năm qua, để bảo tồn và phát huy nét văn hóa độc đáo của làn điệu Soọng

cô, huyện Tam Đảo cũng đã có những hoạt động cụ thể Năm 2014, Phòng Vănhóa huyện đã thực hiện Đề án nghiên cứu và sưu tầm những lời hát soọng cô cổ,trang phục truyền thống, trang sức phục vụ cho biểu diễn, hiện nay, đang triểnkhai Huyện phối hợp với các xã thành lập các CLB soọng cô ở thôn dân cư,xây dựng quy chế hoạt động và tổ chức giao lưu văn hóa những dịp lễ, ngày kỉniệm của dân tộc, đặc biệt là trong dịp Lễ hội Tây Thiên hàng năm Huyện cũngcung cấp một phần kinh phí, trang phục cho các CLB tham gia Lễ hội TâyThiên, hay tổ chức đưa những nghệ nhân hát sọng cô tham gia “ngày hội vănhóa các dân tộc” ở các tỉnh miền Bắc để giới thiệu nét văn hóa đặc sắc ngườiSán Dìu huyện Tam Đảo với đồng bào các dân tộc anh em Huyện cũng khuyếnkhích các thành viên mỗi CLB tích cực truyền dạy lại cho con cháu trong giađình, giúp các cháu nhỏ tìm hiểu những cái hay, cái đẹp trong văn hóa tinh thần

để bảo tồn làn điệu dân ca truyền thống đặc sắc của dân tộc

Bằng những hướng đi tích cực, những nét văn hóa độc đáo của làn điệuSoọng cô đang được nhân dân và chính quyền huyện Tam Đảo và những địaphương trên địa bàn tỉnh có đồng bào Sán Dìu sinh sống, nỗ lực gìn giữ Tuynhiên, thực tế hiện nay, việc bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộctrước sự tác động nhiều mặt của đời sống xã hội luôn là vấn đề khó, cần có thờigian lâu dài, đặc biệt phải có sự chung tay vào cuộc, góp sức của các cấp, cácngành chức năng

3.1.2 Thực trạng điệu hát Soọng Cô ở thôn Giáp Giang:

Theo chia sẻ của nhiều nghệ nhân cao tuổi, trăn trở lớn nhất của họ là thế

hệ trẻ hiện nay không còn say mê với làn điệu Soọng cô truyền thống, thậm chítiếng “Mẹ đẻ” cũng đang mai một dần, những làn điệu soọng cô sẽ mất dần theothời gian Bên cạnh đó, hát Soọng cô là một làn điệu dân ca đặc trưng của dântộc Sán Dìu Tuy nhiên, hiện nay số người dân tộc Sán Dìu biết hát Soọng cô

Ngày đăng: 13/03/2017, 22:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w