Như vậy, giáo án bao gồm không chỉ nội dung, phương pháp dạy học, mà cảcách tổ chức hoạt động của GV và HS, như bản thiết kế của thầy về một bài giảng.Giáo án có thể viết một cột hoặc ch
Trang 1Dữ liệu này được nhập vào vi tính trên cơ sở tài liệu “Giới thiệu giáo án Lịch sử 10 – Chương trình cơ bản” do Nguyễn Xuân Trường (chủ biên) Nhà xuất bản Hà Nội 2006.
Khi sử dụng GV cần lưu ý:
- Kiểm tra lại nội dung, vì tài liệu được viết đồng thời với việc hoàn chỉnh SGK nên có một số nội dung chưa phù hợp và sai sót
- Kiểm tra lỗi chính tả, do người nhập dữ liệu …
- Chỉnh sửa lại cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng đơn vị, phương pháp cụ thể của từng GV.
VỀ VIỆC SOẠN GIÁO ÁN LỊCH SỬ THEO YÊU CẦU ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Nâng cao chất lượng dạy học nói chung, giờ học Lịch sử nói riêng là mục tiêuphấn đấu của các thầy cô giáo trong nhà trường hiện nay Đó là kết quả của sự suynghĩ, tìm tòi, vận dụng những nguyên lý về phương pháp dạy học với nghệ thuật sưphạm trong thực tiễn giáo dục Quá trình chuẩn bị giờ học - soạn giáo án là nhân tốđầu tiên có vai trò quan trọng đối với hiệu quả giờ học Vậy chuẩn bị một giáo án nhưthế nào cho tốt, nhất là đối với giáo án theo hướng phát huy tính tích cực của họcsinh?
I MỘT SỐ YÊU CẦU CƠ BẢN ĐỐI VỚI MỘT GIÁO ÁN MÔN LỊCH SỬ
Giáo án là bản kế hoạch về một tiết lên lớp trong đó nêu rõ các bước chủ yếucủa giáo viên (GV) và học sinh (HS) phải thực hiện trên lớp; đồng thời cũng nêu mộtcách vắn tắt nội dung và phương pháp của dạy học nhằm đạt được mục đích cụ thể và
rõ ràng mà GV đã xác định theo yêu cầu của chương trình học
Như vậy, giáo án bao gồm không chỉ nội dung, phương pháp dạy học, mà cảcách tổ chức hoạt động của GV và HS, như bản thiết kế của thầy về một bài giảng.Giáo án có thể viết một cột hoặc chia thành hai cột (một bên là nội dung những kiếnthức cơ bản HS cần ghi, một bên là công việc mà thầy và trò cần tiến hành theohướng tích cực hoá việc dạy học) Điều này phụ thuộc rất nhiều vào năng lực chuyênmôn, nghiệp vụ và sự sáng tạo của thầy
Để soạn giáo án tốt, GV cần tiến hành các công việc sau:
Trước hết, cần xác định loại bài và vị trí của bài trong khóa trình để có nội
dung và phương pháp dạy học phù hợp
Ví như, khi soạn bài “Cách mạng tư sản Pháp 1789”, GV phải xác định rõ loại
bài này và vị trí của bài trong khóa trình Lịch sử lớp 10 theo chương trình chuẩn Đây
là bài trình bày và tiếp nhận kiến thức mới, tiếp sau các cuộc cách mạng tư sản đã học
và đây là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất mà Lê-nin gọi là cuộc “Đại cáchmạng” Quần chúng đã làm cho cách mạng thắng lợi và đưa cách mạng phát triểntheo đường đi lên đạt đến đỉnh cao của nó là nền chuyên chính dân chủ cách mạngGia-cô-banh đã hoàn thành đầy đủ các nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản dânchủ Nó đã mở ra thời kì thắng lợi và củng cố chủ nghĩa tư bản ở các nước tiên tiếnchâu Âu, châu Mĩ Nó thức tỉnh các lực lượng dân tộc, dân chủ và tiến bộ đứng lênchống phong kiến chuyên chế, chống chế độ thực dân Như vậy, bài này có một vị trí
Trang 2quan trọng trong giúp HS nắm vững hơn khái nhiệm “cách mạng tư sản”, được hình
thành từ bài “Cách mạng Nê-đéc-lan thế kỉ XVI”, hiểu nhận thức được nguyên nhânsâu xa, duyên cớ trực tiếp, các hình thức khác nhau của cuộc cách mạng tư sản, kếtquả ý nghĩa của mỗi cuộc cách mạng Trên cơ sở ấy giáo dục HS lòng kính trọng,niềm tin vào sự sáng tạo của quần chúng nhân dân trong cách mạng, phát triển ở các
em năng lực nhận thức, kĩ năng tư duy về tính tất yếu của sự phát triển xã hội theoquy luật
Thứ hai, phải xác định rõ mục tiêu (mục đích yêu cầu) của bài học, gồm có các
nhiệm vụ về nhận thức (giáo dưỡng), giáo dục và phát triển Đây là công việc khó và
phức tạp, quyết định hiệu quả của các công việc tiếp theo khi soạn bài
Về nhiệm vụ giáo dưỡng, GV phải tìm hiểu nội dung bài viết trong sách giáo
khoa (SGK), hướng dẫn của sách giáo viên (SGV) để xác định những đơn vị kiếnthức của bài học với những sự kiện cơ bản niên đại, phương pháp truyền thụ thíchhợp làm sáng tỏ nội dung cần học
Để xác định nhiệm vụ giáo dục của bài, GV cần căn cứ vào nhiệm vụ giáo dục
chung của khóa trình và nội dung cụ thể của bài Như vậy sẽ không rơi vào công thứcgiáo điều và việc tiến hành giáo dục tư tưởng, thái độ, phẩm chất, đạo đức của từngbài có hiệu quả thiết thực
Muốn xác định nhiệm vụ phát triển, GV nên dựa vào nội dung đặc trưng bộ
môn, nội dung bài học mà xác định những kĩ năng tư duy về thực hành (vận dụngkiến thức đã học để tiếp thu kiến thức mới và vận dụng vào cuộc sống)
Tổng hợp các yêu cầu trên, chúng ta xác định một cách toàn diện cụ thể mụctiêu bài học, chỉ đạo nội dung, phương pháp dạy học
Thứ ba, phải xây dựng đề cương và viết giáo án
Để xây dựng đề cương bài học, GV phải xem xét mối tương quan giữa bài viếtcủa SGK với nội dung bài giảng Căn cứ vào nội dung chính của bài (đã xác định),thời gian của tiết học, GV xác định khối lượng thông tin HS cần nắm, mức độ lĩnhhội các thông tin này (những sự kiện cần đi sâu, sự kiện đi lướt và những sự kiệnhướng dẫn HS về nhà đọc), các phương tiện học tập (tài liệu tham khảo, đồ dùng trựcquan )
Nội dung bài soạn cần tránh lối dạy học nhồi nhét kiến thức, kiểu cổ động giáodục bằng những “khẩu hiệu chính trị” không xuất phát từ sự kiện lịch sử cụ thể Bài
soạn phải thể hiện được các hoạt động điều khiển, tổ chức của GV trên cơ sở phát
huy tính tức cực của HS tron quá trình dạy học Muốn vậy, khi xác định cách tổ chứccông việc của GV và HS phải kết hợp việc truyền thụ kiến thức mới với hoạt độngtích cực của các em Lĩnh hội kiến thức và phát triển năng lực nhận thức là hai mặtkhăng khít với nhau của quá trình học tập của HS
Giáo án của một bài học lịch sử thường bao gồm các phần :
- Mục tiêu của bài học
- Cấu tạo các bước của giờ học (cấu trúc của giờ học) Việc vận dụng các bướclên lớp, cấu tạo nội dung lịch sử của bài cần linh hoạt mềm dẻo Cấu trúc nội dunglịch sử của bài có thể chuẩn bị tuần tự theo các mục đích của SGK, hoặc có thể chianhỏ các mục, gộp các mục lại với nhau (nếu thấy hợp lý)
- Nội dung, phương pháp dạy học và cách tổ chức hoạt động của GV và HStrong giờ học là khâu trung tâm của giáo án Ở phần này cần ghi rõ các công việc củathầy và hoạt động nhận thức của trò, mối quan hệ giữa hoạt động của thầy và trò (qua
Trang 3việc thầy đặt câu hỏi, kích thức HS suy nghĩ, tìm ý trả lời, hướng dẫn HS thảo luận,động viên đánh giá việc trả lời của HS, bổ sung, sửa chữa những thiếu sót, bài tập vềnhà ).
Ghi cụ thể các công việc của GV và HS trong giáo án sẽ tiết kiệm được thờigian khi tiến hành bài học, tránh tình trạng lúng túng vì câu hỏi nêu không rõ ràng,
HS không trả lời được, hoặc GV không biết hướng dẫn, gợi ý cho HS trả lời
Trong giáo án ghi cụ thể công việc của GV : xác định nội dung cơ bản sẽ trìnhbày ở từng mục theo hướng cung cấp kiến thức mới, hướng dẫn HS tìm hiểu các vấn
đề nêu trong bài, thu thập tư liệu tham khảo cần thiết để bổ sung cho các mục, xácđịnh phương pháp tiến hành, dự kiến thời gian cho từng mục, nội dung các câu hỏivận dụng (bài tập nhận thức) đặt ở đầu giờ, các câu hỏi gợi mở trong quá trìnhgiảng Chi tiết hơn, khi ghi câu hỏi, nên ghi rõ dự định hỏi các HS khá, trung bìnhhay yếu, vận dụng gì cần để HS tranh luận, thầy nên chốt cái gì, cách gợi ý, hướngdẫn HS tìm câu trả lời, động viên đánh giá HS khi phát biểu; việc kiểm tra ở cuối giờ(miệng hay viết, nội dung các câu hỏi kiểm tra) Như vậy giáo án xác định rõ côngviệc của GV trên lớp không phải “thuyết trình, độc thoại” mà tổ chức, hướng dẫn HStiếp thu kiến thức
Hoạt động nhận thức của HS được thể hiện ở việc chú ý nghe giảng, biết ghichép, nêu vấn đề lĩnh hội được kiến thức cơ bản một cách tích cực đánh giá câu hỏicủa bạn, nắm được phương pháp nhận thức lịch sử mà thầy đã hướng dẫn, từ sự kiện
cụ thể rút ra kết luận khái quát
Giáo án tốt được đánh giá theo những yêu cầu chủ yếu sau đây:
- Phản ánh được nội dung cơ bản của chương trình, SGK và tình hình HS
- Thể hiện được các điều kiện cụ thể của từng lớp, từng trường, từng vùng,từng địa phương
- Tạo điều kiện thuận lợi để GV lên lớp đạt hiệu quả cao
- Tạo điều kiện cho HS lĩnh hội bài tốt
Một giáo án đạt yêu cầu phải thể hiện được sự đổi mới về nội dung và phươngpháp dạy học
Thứ nhất : đổi mới về nội dung Đó là xác định kiến thức cơ bản mà HS cần
nắm, không liệt kê nhiều sự kiện mang tính chất một bài kể chuyện, chất đống tài liệu
sự kiện mà không hiểu lịch sử
Thứ hai : đổi mới về phương pháp dạy của GV và phương pháp học tập của
HS theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo trong học tập của HS, thiết
kế và thể hiện được hai hoạt động của GV và HS; HS được chủ động tham gia vàoquá trình nhận thức, được “nghĩ nhiều, làm nhiều, nói nhiều” trong giờ học
Thứ ba : phải tăng thêm tính thực hành của bộ Trước hết cần chú trọng sử
dụng thiết bị đồ dùng dạy học bộ môn GV phải khai thác và tổ chức cho HS khaithác tất cả những thiết bị và đồ dùng đã có trong SGK và được trang bị Thiết bị, đồdùng được sử dụng theo quan niệm đổi mới không phải là để minh họa cho bài học
mà còn chính là nguồn nhận thức lịch sử, cung cấp kiến thức cần khai thác cho HS.Ngòai ra cần có các bài tập, thực hành khi dạy học
II GỢI Ý CẤU TRÚC GIÁO ÁN MÔN LỊCH SỬ
Một giáo án lịch sử được soạn theo những yêu cầu sau :
A - Mục tiêu bài học
1 Kiến thức
Trang 42 Tư tưởng, tình cảm, thái độ
Qua bài học giáo dục cho HS : yêu quê hương đất nước, yêu lao động, biết ơncác anh hùng liệt sĩ, lòng tự hào dân tộc, tinh thần quốc tế vô sản Tùy theo nội dungcủa bài mà giáo dục mặt nào chủ yếu, không gò ép cứng nhắc, công thức
3 Kĩ năng
Bài học rèn luyện cho HS những kĩ năng gì: so sánh đối chiếu, lập bảng thống
kê, phân tích tổng hợp, sử dụng bản đồ
B - Thiết bị, đồ dùng dạy học và tư liệu dạy học
- GV chuẩn bị thiết bị, đồ dùng dạy học: đầu video, đèn chiếu, tranh ảnh, bản
đồ, các tài liệu tham khảo cần cho bài giảng
- Về phía HS cũng chuẩn bị : tranh ảnh sưu tầm, lược đồ tự vẽ, các đồ dùngchuẩn bị cho bài tập, trò chơi
- Kiểm tra bài cũ
- Giảng bài mới
- Củng cố bài
- Dặn dò HS
* Quan niệm hiện nay:
- Đó là việc thiết kế của một giờ học mà GV cần thực hiện, nhưng không nhấtthiết phải tuân thủ theo trình tự cả 5 bước mà tùy điều kiện cụ thể về đối tượng HS,
cơ sở vật chất, nội dung bài học mà vận dụng sao cho linh hoạt, sáng tạo, mềm dẻokhông cứng nhắc và máy móc
- Cấu trúc bài phải phụ thuộc vào loại bài, nội dung và mục tiêu bài học
2 Gợi ý về cấu trúc giáo án
Kiểm tra bài cũ:
Mục đích của kiểm tra bài cũ không chỉ kiểm tra khả năng nhận thức kiến thứcbài cũ của HS, mà còn phải hướng tới việc dẫn dắt các em vào tiếp thu kiến thức mới;
vì vậy, GV có thể kiểm tra ở đầu giờ để dẫn dắt vào bài bài mới, có thể trong quátrình giảng bài mới cần huy động kiến thức cũ để HS tiếp thu kiến thức mới GV cũng
có thể kiểm tra; khi sơ kết bài học cần huy động kiến thức cũ để sơ kết, tổng kết cũng
có thể kiểm tra
Dẫn dắt vào bài mới:
- Có nhiều cách giới thiệu bài mới, chẳng hạn nêu tình huống có vấn đề kháiquát kiến thức cũ để dẫn dắt vào bài mới Về cơ bản, đây là công việc nêu rõ mục tiêubài học và HS dưới sự hướng dẫn của GV phải đạt được trong giờ học
Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp:
- Thiết kế hoạt động của thầy và trò theo các mục của bài của SGK
Trang 5- Mỗi mục của bài có thể có một hoặc nhiều hoạt động tùy theo nội dung.
- Mỗi hoạt động thường được tiến hành các công việc sau:
Thứ nhất : Xác định mức độ kiến thức cần đạt của mỗi hoạt động: thông quahoạt động HS nắm được những nội dung kiến thức gì, ở mức độ như thế nào? (nắmnội dung chính, những nét khái quát, hay hiểu bản chất, so sánh, đối chiếu với các sựkiện khác)
Thứ hai : Tổ chức thực hiện với hoạt động của GV và HS bao gồm các bướcsau:
- Thông báo thông tin, cho HS làm việc với SGK, tư liệu lịch sử, tranh ảnh,bản đồ, xem băng, tuy nhiên thông tin phải có định hướng của GV
- Xử lí các thông tin, với việc nêu các câu hỏi, bài tập, vấn đề thảo luận thôngqua các hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm hoặc cả lớp dưới sự tổ chức hướng dẫncủa GV
- Kết quả xử lý và kết luận, với việc HS thông báo kết quả xử lí thông tin do
GV tổ chức hướng dẫn và GV đưa ra nhận xét đúng, sai, sửa chữa, bổ sung cà cuốicùng GV đưa ra kết luận
Sau đây một dẫn chứng cụ thể về tổ chức theo hoạt động của thầy và trò tronggiờ học
Hoạt động của thầy - trò Nội dung kiến thức cần đạtHoạt động 1
- Mức độ kiến thức cần đạt
- Tổ chức thực hiện:
+ GV thông báo thông tin, cho HS làm
việc với SGK, tư liệu lịch sử, tranh ảnh, bản đồ,
xem băng, tuy nhiên thông tin phải có định
hướng của GV
+ HS xử lí các thông tin, với việc nêu các
câu hỏi, bài tập, vấn đề thảo luận thông qua các
hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm hoặc cả lớp
dưới sự tổ chức hướng dẫn của thầy
+ HS thông báo kết quả xử lí
+ GV nhận xét đúng, sai, sửa chữa, bổ
sung và đi đến kết luận
Trang 6- Dặn dò HS chuẩn bị công việc ở nhà phục vụ cho bài mới: tìm hiểu trước nộidung của SGK, sưu tầm tư liệu liên quan đến nội dung bài học mới, làm đồ dùng họctập như vẽ bản đồ, sơ đồ, lược đồ, xây dựng những đoạn tường thuật, miêu tả.
Trên đây là những yêu cầu chung trong việc soạn giáo án lịch sử ở trườngTHCS theo hứơng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS thể hiện rõ đượchoạt động của thầy và hoạt động của trò, những giáo án cụ thể sẽ được chúng tôi thểhiện ở phần sau
Trang 7Phần một LỊCH SỬ THẾ GIỚI THỜI NGUYÊN THỦY, CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI
Rèn kỹ năng sử dụng sách giáo khoa - kỹ năng phân tích, đánh giá và tổng hợp
về đặc điểm tiến hóa của loài người trong quá trình hoàn thiện mình, đồng thời thấyđược sự sáng tạo và phát triển không ngừng của xã hội loài người
II TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC
1 Giới thiệu khái quát về chương trình lịch sử lớp 10
Yêu cầu và hướng dẫn phương pháp học bộ môn ở nhà, ở lớp
2 Dẫn dắt vào bài học
GV nêu tình huống qua câu hỏi tạo không khí học tập: Chương trình lịch sửchúng ta đã học ở THCS được phân chia thành mấy thời kỳ? Kể tên các thời kỳ đó?Hình thái chế độ xã hội gắn liền với mỗi thời kỳ? Xã hội loài người và loài ngườixuất hiện như thế nào? Để hiểu điều đó, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay
3 Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp
Các hoạt động của thầy và trò Kiến thức HS
cần nắm vững Hoạt động 1 : Làm việc cá nhân
Trước hết GV kể câu chuyện về nguồn gốc của dân
tộc Việt Nam (Bà Âu Cơ với cái bọc trăm trứng và
chuyện Thượng đế sáng tạo ra loài người) sau đó
nêu câu hỏi:
1 Sự xuất hiện loài người
và và đời sống bầy người nguyên thủy
Lòai người từ đâu mà ra? Câu chuyện kể trên có ý
nghĩa gì ?
- HS qua hiểu biết, qua câu chuyện GV kể và đọc
SGK trả lời câu hỏi
GV dẫn dắt, tạo không khí tranh luận
- GV nhận xét bổ sung và chốt ý:
Trang 8+ Câu chuyện truyền thuyết đã phản ánh xa xưa
con người muốn lý giải về nguồn gốc của mình
song chưa đủ cơ sở khoa học nên đã gửi gắm điều
đó vào sự thần thánh
+ Ngày nay, khoa học phát triển, đặc biệt là khảo
cổ học và cổ sinh học đã tìm được bằng cứ nói lên
sự phát triển lâu dài của sinh giới, từ động vật bậc
thấp lên động vật bậc cao mà đỉnh cao của quá
trình này là sự biến chuyển từ vượn thành người
GV nêu câu hỏi: Vậy con người do đâu mà ra?
Căn cứ vào cơ sở nào? Thời gian? Nguyên nhân
quan trọng quyết định đến sự chuyển biến đó?
Ngày nay quá trình chuyển biến đó có diễn ra hay
không? Tại sao?
- Loài người do một loàivượn chuyển biến thành.Chặng đầu của quá trìnhhình thành này có khoảng
6 triệu năm trước đây
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
- GV: Chặng đường chuyển biến từ vượn đến
người diễn ra rất dài Bước phát triển trung gian là
Người tối cổ (người thượng cổ)
Nhiệm vụ cụ thể của từng nhóm là :
+ Nhóm 1: Thời gian tìm được dấu tích Người tối
cổ? Địa điểm? Tiến hóa trong cấu tạo cơ thể?
+ Nhóm 2: Đời sống vật chất và quan hệ xã hội
của Người tối cổ?
- HS : Từng nhóm đọc SGK, tìm ý trả lời và thảo
luận thống nhất ý kiến trình bày trên giấy 1/2 tờ
A0 Đại diện của nhóm trình bày kết quả của mình
GV yêu cầu HS nhóm khác bổ sung
Cuối cùng GV nhận xét và chốt ý:
Nhóm 1 :
+ Thời gian tìm được dấu tích của Người tối cổ bắt
đầu khoảng 4 triệu năm trước đây
+ Di cốt tìm thấy ở Đông Phi, Giava (Inđônêxia),
Bắc Kinh (Trung Quốc) Thanh Hóa (Việt Nam)
+ Người tối cổ hoàn toàn đi bằng hai chân, đôi tay
được tự do cầm nắm, kiếm thức ăn Cơ thể có
nhiều biến đổi: trán, hôp sọ
- Bắt đầu khoảng 4 triệunăm trước đây đã tìm thấydấu vết của Người tối cổ ởmột số nơi như Đông Phi,In-đô-nê-xi-a, Trung Quốc,Việt Nam
Nhóm 2: Đời sống vật chất đã có nhiều thay đổi
+ Biết chế tạo công cụ lao động: Họ lấy mảnh đá
hay cuội lớn đem ghè vỡ tạo nên một mặt cho sắc
và vừa tay cầm rìu đá (đồ đá cũ - sơ kỳ)
- Đời sống vật chất củaNgười nguyên thủy
+ Chế tạo công cụ đá (đồ
đá cũ)
+ Biết làm ra lửa (phát minh lớn) và điều quan
trọng cải thiện căn bản cuộc sống từ ăn sống ăn
chín
+ Làm ra lửa
+ Cùng nhau lao động tìm kiếm thức ăn Chủ yếu
là hái lượm và săn bắt thú
+ Tìm kiếm thức ăn, săn bắt - hái lượm
+ Quan hệ hợp quần xã hội, có người đứng đầu, có - Quan hệ xã hội của
Trang 9phân công lao động giữa nam - nữ, cùng chăm sóc
con cái, sống quây quần theo quan hệ ruột thịt gồm
5 - 7 gia đình Sống trong hang động hoặc mái đá,
lều dựng bằng cành cây Hợp quần đầu tiên
bầy người nguyên thủy
Người tối cổ được gọi là bầy người nguyên thủy
+ Biểu đồ thời gian của Ngưới tối cổ
- Về hình dáng: Tuy còn nhiều dấu tích vượn trên
người nhưng Người tối cổ không còn là vượn
- Người tối cổ là Người vì đã chế tác và sử dụng
công cụ (Mặc dù chiếc rìu đá còn thô kệch, đơn
giản)
- Thời gian:
4 tr năm 1 tr năm 4 vạn năm 4 vạn
năm
(Người tối cổ) - đi thẳng
- Hòn đá ghè đẽo sơ qua
- Hái lượm, săn đuổi thú
- Bầy người
Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm
GV trình bày: Qua quá trình lao động, cuộc sống
của con người ngày càng phát triển hơn Đồng thời
con người tự hoàn thành quá trình hoàn thiện mình
tạo bước nhảy vọt từ vượn thành Người tối cổ
Ta tìm hiểu bước nhảy vọt thứ 2 của quá trình này
2 Người tinh khôn và óc sáng tạo
- GV chia lớp thành 3 nhóm, nêu câu hỏi cho từng
nhóm :
+ Nhóm 1 : Thời đại Người tinh khôn bắt đấu xuất
hiện vào thời gian nào? Bước hoàn thiện về hình
dáng và cấu tạo cơ thể được biểu hiện như thế
nào?
+ Nhóm 2 : Sự sáng tạo của Người tinh khôn trong
việc chế tạo công cụ lao động bằng đá?
+ Nhóm 3 : Những tiến bộ khác trong cuộc sống
lao động và vật chất?
- HS đọc SGK, thảo luận tìm ý trả lời Sau khi đại
diện nhóm trình bày kết quả thống nhất của nhóm
HS nhóm khác bổ sung Cuối cùng GV nhận xét và
chốt ý
+ Nhóm 1: Đến cuối thời kỳ đồ đá cũ, khoảng 4
vạn năm trước đây Người tinh khôn (hay còn gọi
- Khoảng 4 vạn năm trướcđây, Người tinh khôn xuất
Trang 10là Người hiện đại) xuất hiện Người tinh khôn có
cấu tạo cơ thể như ngày nay: xương cốt nhỏ nhắn,
bàn tay nhỏ khéo kéo, ngón tay linh hoạt Hộp sọ
và thể tích não phát triển, trán cao, mặt phẳng,
hình dáng gọn và linh hoạt, lớp lông mỏng không
còn nữa đưa đến sự xuất hiện những màu da khác
nhau (3 chủng tộc lớn vàng - đen - trắng)
hiện Hình dáng và cấu tạo
cơ thể hoàn thiện như ngàynay
+ Nhóm 2 : Sự sáng tạo của Người tinh khôn trong
kỹ thuật chế đạo công cụ đá: Người ta biết ghè 2
cạnh sắch hơn của mảnh đá làm cho nó gọn và sắc
hơn với nhiều kiểu, loại khác nhau Sau khi được
mãi nhẵn, được khoan lỗ hay nấc để tra cán
Công cụ đa dạng hơn, phù hợp với từng công việc
lao động, chau chuốt và có hiệu quả hơn Đồ đá
mới
- Óc sáng tạo là sự sáng tạocủa Người tinh khôn trongcông việc cải tiến công cụ
đồ đá và biết chế tác thêmnhiều công cụ mới
+ Công cụ đá: Đá cũ đámới (ghè - mài nhẵn - đục
lỗ tra cán)
+ Nhóm 3: Óc sáng tạo của Người tinh khôn còn
chế tạo ra nhiều công cụ lao động khác : Xương cá,
cành cây làm lao, chế cung tên, đan lưới đánh cá,
làm đồ gồm Cũng từ đó đời sống vật chất được
nâng lên Thức ăn tăng lên đáng kể Con người rời
hang động ra định cư ở địa điểm thuận lợi Cư trú
“nhà cửa” trở nên phổ biến
+ Công cụ mới: Lao, cungtên
Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp và cá nhân
GV trình bày : - Cuộc cách mạng đá mới - Đây là
một thuật ngữ khảo cổ học nhưng rất thích hợp với
thực tế phát triển của con người Từ khi Người tinh
khôn xuất hiện thời đá cũ hậu kì, con người đã có
một bước tiến dài: Đã có cư trú “nhà cửa”, đã sống
ổn đinhh và lâu dài (lớp vỏ ốc sâu 1m nói lên có
thể lâu tới cả nghìn năm)
3 Cuộc cách mạng thời
đá mới
Như thế cũng phải kéo dài tích lũy kinh nghiệm tới
3 vạn năm Từ 4 vạn năm đến 1 vạn năm trước đây
mới bắt đầu thời đá mới
- 1 vạn năm trước đây thời
kỳ đá mới bắt đầu
GV nêu câu hỏi:
- Đá mới là công cụ đá có điểm khác nhau như thế
nào so với công cụ đá cũ?
HS đọc SGK trả lời
- HS khác bổ sung, cuối cùng GV nhận xét và chốt
lại: Đá mới là công cụ đá được ghè sắc, mài nhẵn,
tra cán dùng tốt hơn Không những vậy người ta
còn sử dụng cung tên thuần thục
GV đặt câu hỏi: Sang thời đại đá mới, cuộc sống
vật chất của con người có biến đổi như thế nào?
HS đọc SGK trả lời, HS khác bổ sung, cuối cùng
GV nhận xét và chốt ý:
- Sang thời đại đá mới cuộc sống của con người đã
Trang 11có những thay đổi lớn lao.
+ Từ chỗ hái lượm, săn bắn trồng trọt và chăn
nuôi (người ta trồng một số cây lương thực và thực
phẩm như lúa, bầu, bí Đi săn bắn được thú nhỏ
người ta giữ lại nuôi và thuần dưỡng thành gia súc
nhỏ như chó, cứu, lợn, bò )
+ Người ta biết làm sạch những tấm da thú để che
thân cho ấm và “cho có văn hoá” (Tìm thấy cúc,
kim xương)
- Cuộc sống con người đã
có những thay đổi lớn lao,người ta biết :
+ Trồng trọt, chăn nuôi
+ Làm sạch tấm da thú chethân
+ Làm nhạc cụ
Cuộc sống no đủ hơn,đẹp hơn và vui hơn, bớt lệthuộc vào thiên nhiên
+ Người ta biết làm đồ trang sức (vòng vỏ ốc hạt
xương, vòng tay, vòng cổ chân, hoa tai bằng đá
mầu)
+ Con người biết đến âm nhạc (cây sáo xương, đàn
đá, )
GV kết luận: Như thế, từng bước, từng bước con
người không ngừng sáng tạo, kiếm được thức ăn
nhiều hơn, sống tốt hơn và vui hơn Cuộc sống bớt
dần sự lệ thuộc vào thiên nhiên Cuộc sống con
người tiến bộ với tốc độ nhanh hơn và ổn định hơn
từ thời đá mới
4 Sơ kết bài học
GV kiểm tra hoạt động nhận thức của HS và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
- Nguồn gốc của loài người, nguyên nhân quyết định đến quá trình tiến hóa?
- Thế nào là Người tối cổ? Cuộc sống vật chất và xã hội của Người tối cổ?
- Những tiến bộ kĩ thuật khi Người tinh khôn xuất hiện?
Trang 12II THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC
- Tranh ảnh
- Mẩu truyện ngắn về sinh hoạt của thị tộc, bộ lạc
III TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC
1 Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi 1: Lập niên biểu thời gian về quá trình tiến hóa từ vượn thành người?
Mô tả đời sống vật chất và xã hội của Người tối cổ?
Câu hỏi 2: Tại sao nói thời đại Người tinh khôn cuộc sống của con người tốthơn, đủ hơn, đẹp hơn và vui hơn?
2 Dẫn dắt bài mới
Bài một cho chúng ta hiểu quá trình tiến hóa và tự hoàn thiện của con người
Sự hoàn thiện về vóc dáng và cấu tạo cơ thể Sự tiến bộ trong cuộc sống vật chất Đờisống của con người tốt hơn - đủ hơn - đẹp hơn - vui hơn Và trong sự phát triển ấy tathấy sự hợp quần của bầy người nguyên thủy - một tổ chức xã hội quá độ Tổ chức ấycòn mang tính giản đơn, hoang sơ, còn đầy dấu ấn bầy đàn cùng sự hoàn thiện củacon người Bầy đàn phát triển tạo nên sự gắn kết và định hình của một tổ chức xã hộilòai người khác hẳn với tổ chức bầy, đàn Để hiểu rõ tổ chức thực chất, định hìnhđầu tiên của loài người đó, chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay
Trang 133 Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp
Các hoạt động của thầy và trò cần nắm vững Kiến thức HS
Hoạt động 1 : Cả lớp và cá nhân
Trước hết GV gợi HS nhớ lại những tiến bộ, sự
hoàn thiện của con người trong thời đại người tinh
khôn Điều đã dẫn đến xuất hiện của bầy người
nguyên thủy, một tổ chức hợp quần và sinh hoạt
theo từng gia đình trong hình thức bầy người cũng
khác đi Số dân tăng lên Từng nhóm người cũng
đông đúc, mỗi nhóm có hơn 10 gia đình (đông hơn
trước gấp 2 - 3 lần) gồm 2, 3 thế hệ già trẻ có chung
dòng máu Họ hợp thành một tổ chức xã hội chặt
chẽ hơn, gắn bó hơn, có tổ chức hơn Hình thức tổ
chức ấy gọi là thị tộc - những người “cùng họ” Đây
là tổ chức thực chất và định hình đầu tiên của loài
+ Thị tộc là nhóm người có khoảng hơn 10 gia đình,
gồm 2 - 3 thế hệ già trẻ và có chung dòng máu
- Thị tộc là nhóm người cókhoảng hơn 10 gia đình và
có chung dòng máu
+ Trong thị tộc, mọi thành viên đều hợp sức, chung
lưng đấu cật, phối hợp ăn ý với nhau để tìm kiếm
thức ăn Rồi được hưởng thụ bằng nhau, công bằng
Trong thị tộc, con cháu tôn kính ông bà cha mẹ và
ngược lại, ông bà cha mẹ đều yêu thương, chăm lo,
bảo đảm nuôi dạy tất cả con cháu của thị tộc
- Quan hệ trong thị tộc :công bằng, bình đẳng, cùnglàm cùng hưởng Lớp trẻtôn kính cha mẹ, ông bà vàcha mẹ đều yêu thương vàchăm sóc tất cả con cháucủa thị tộc
GV phân tích bổ sung để nhấn mạnh khái niệm hợp
tác lao động hưởng thụ bằng nhau - cộng đồng.
Công việc lao động hàng đầu và thường xuyên của
thị tộc là kiếm thức ăn để nuôi sống thị tộc Lúc bấy
giờ với công
việc săn đuổi và săn bẫy các con thú lớn, thú chạy
nhanh, con người không thể lao động riêng rẽ, buộc
họ phải cùng hợp sức tạo thành một vòng vây, hò
hét, ném
đá, ném lao, bắn cung tên, dồn thú chỉ còn một con
đường chạy duy nhất, đó là hố bẫy Yêu cầu của
công việc và trình độ thời đó buộc phải hợp tác nhiều
Trang 14người, thậm chí của cả thị tộc Việc tìm kiếm thức ăn
không thường xuyên, không nhiều Khi ăn, họ cùng
nhau ăn (kể chuyện Qua bức tranh vẽ trên vách đá
ở hang động, ta
thấy: Sau khi đi săn thú về, họ cùng nhau nướng thịt
rồi ăn thịt nướng với rau củ đã được chia thành các
khẩu phần đều nhau Hoặc có nơi thức căn được để
trên tàu lá rộng, từng người bốc ăn từ tốn vì không
có nhiều để ăn
tự do thoải mái) Việc chia khẩu phần ăn, ta thấy
ngay trong thời hiện đại này khi phát hiện thị tộc
Tasađây ở Philipines Tính công bằng - cùng hưởng
được thể hiện rất rõ GV có thể kể thêm câu chuyện
mảnh vải tặng của nhà dân tộc học với thổ dân Nam
Mỹ
Qua câu chuyện, GV chốt lại: Nguyên tắc vàng
trong xã hội thị tộc là của chung, việc chung, làm
chung, thậm chí ở chung một nhà Tuy nhiên đây là
một đại đồng trong kỳ mông muội, khó khăn nhưng
trong tương lai chúng ta vẫn có thể xây dựng đại
đồng trong thời văn minh - mọi đại đồng mà trong
đó con người có trình độ văn minh cao và quan hệ
cộng đồng làm theo năng lực và hưởng theo nhu
cầu Điều đó chúng ta có thể thực hiện được - một
ước mơ chính đáng mà loài người hướng tới
Hoạt động 2 : Làm việc cá nhân b Bộ lạc
GV nêu câu hỏi: Ta biết đặc điểm của thị tộc Dựa
trên hiểu biết đó, hãy:
+ Định nghĩa thế nào là bộ lạc?
+ Nêu điểm giống và điểm khác giữa bộ lạc và thị
tộc?
- Bộ lạc là tập hợp một sốthị tộc sống cạnh nhau và
đỡ nhau
+ Điểm giống : Cùng có chung một dòng máu
Điểm khác : Tổ chức lớn hơn (gồm nhiều thị tộc)
Mối quan hệ trong bộ lạc là sự gắn
bó,
Trang 15giúp đỡ nhau, chứ không có quan hệ hợp sức lao
có hiệu quả hơn Không dừng lại ở các công cụ đá,
xương, tre gỗ mà người ta phát hiện ra kim loại,
dùng kim loại để chế tạo đồ dùng và công cụ lao
động Quá
trình tìm thấy kim loại - sử dụng nó như thế nào và
hiệu quả của nó ra sao? Chia nhóm để tìm hiểu.
Nhóm 1: Tìm mốc thời gian con người tìm thấy kim
loai? Vì sao lại cách xa nhau như thế?
Nhóm 2 : Sự xuất hiện công cụ bằng kim loại có ý
nghĩa như thế nào đối với sản xuất?
HS đọc SGK, trao đổi thống nhất ý kiến Đại diện
Trang 16GV có thể phân tích và nhấn mạnh: Con người tìm
thấy các kim loại kim khí cách rất xa nhau bởi lúc
đó điều kiện còn rất khó khăn, việc phát minh mới
về kĩ thuật là điều không dễ Mặc dù con người đã
bước sang thời đại kim khí từ 5500 năm trước đây
nhưng trong suốt 1500 năm, kim loại (đồng) còn rất
ít, quí nên họ mới dùng chế
tạo thành trang sức, vũ khí mà công cụ lao động chủ
yếu vẫn là đồ đá, đồ gỗ Phải đến thời kỳ đồ sắt con
người mới chế tạo phổ biến thành công cụ lao động
Đây là nguyên nhân cơ bản tạo nên một sự biến đổi
lớn lao trong cuộc sống con người:
+ Sự phát minh ra công cụ kim khí đã có ý nghĩa lớn
lao trong cuộc sống lao động: Năng suất lao động
vượt xa thời đại đồ đá, khai thác những vùng đất đai
mới, cày sâu cuốc bẫm, xẻ gỗ đóng thuyền, xẻ đá
làm lâu đài; và đặc biệt quan trọng là từ chỗ sống
bấp bênh, tới chỗ đủ sống, tiến tới con người làm ra
một lượng sản phẩm thừa thường xuyên
b Hệ quả
- Năng suất lao động tăng
- Khai thác thêm đất đaitrồng trọt
- Thêm nhiều ngành nghềmới
Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân
Trước tiên GV gợi nhớ lại quan hệ trong xã hội
nguyên thuỷ Trong xã hội nguyên thuỷ, sự công
bằng và bình đẳng là “nguyên tắc vàng” nhưng lúc
ấy, con người trong cộng đồng dựa vào nhau vì tình
trạng đời sống còn quá thấp Khi bắt đầu có sản
phẩm thừa thì lại không có
3 Sự xuất hiện tư hữu và
xã hội có giai cấp.
để đem chia đều cho mọi người Chính lượng sản
phẩm thừa được các thành viên có chức phận nhận
(người chỉ huy dân binh, người chuyên trách lễ
nghi, hoặc điều hành các công việc chung của thị
tộc, bộ lạc) quản lý và đem ra dùng chung, sau lợi
dụng chức phận chiếm một phần sản phẩm thừa khi
chi cho các công việc chung
GV nêu câu hỏi: Việc chiếm sản phẩm thừa của một
số người có chức phận đã tác động đến xã hội
nguyên thủy như thế nào?
- Người lợi dụng chứcquyền chiếm của chung
tư hữu xuất hiện
HS đọc SGK trả lời, HS khác góp ý rồi GV nhận xét
và chốt ý:
**+ Trong xã hội có người nhiều, người ít của cải,
của cải thừa tạo cơ hội cho một số người dùng thủ
đoạn chiếm làm của riêng Tư hữu xuất hiện trong
cộng đồng bình đẳng, không có của cải bắt đầu bị
phá vỡ
- Gia đình phụ hệ hay giađình mẫu hệ
+ Trong gia đình cũng thay đổi Đàn ông làm công
việc nặng, cày bừa tạo ra nguồn thức ăn chính và
thường xuyên Gia đình phụ hệ xuất hiện.
- Xã hội phân chia giai cấp
Trang 17+ Khả năng lao động của mỗi gia đình cũng khác
nhau
Giàu nghèo Giai cấp ra đời
Công xã thị tộc tan vỡ đưa con người bước sang
thời đại có giai cấp đầu tiên - thời cổ đại
- Trả lời câu hỏi
1 So sánh điểm giống - khác nhau giữa thị tộc và bộ lạc?
2 Do đâu mà tư hữu xuất hiện? Điều này đã dẫn tới sự thay đổi trong xã hội như thế nào?
- Đọc bài 3 :
1 Các quốc gia cổ đại phương Đông
2 Ý nghĩa các bức tranh hình 2 trang 11, hình 3 trang 13
Trang 18Chương II
XÃ HỘI CỔ ĐẠI
Bài 3 CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG
I MỤC TIÊU BÀI HỌC
1 Kiến thức
Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS phải nắm được những vấn đề sau:
- Những đặc điểm của điều kiện tự nhiên của các quốc gia phương Đông và sựphát triển ban đầu của các ngành kinh tế; từ đó thấy được ảnh hưởng của điều kiện tựnhiên và nền tảng kinh tế đến quá trình hình thành nhà nước, cơ cấu xã hội, thể chếchính trị ở khu vực này
- Những đặc điểm của quá trình hình thành xã hội có giai cấp và nhà nước, cơcấu xã hội của xã hội cổ đại phương Đông
- Thông qua việc tìm hiểu về cơ cấu bộ máy nhà nước và quyền lực của nhàvua, HS còn hiểu rõ thế nào là chế độ chuyên chế cổ đại
- Những thành tựu lớn về văn hoá của các quốc gia cổ đại phương Đông
II THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC
- Bản đồ các quốc gia cổ đại
- Bản đồ thế giới hiện nay
- Tranh ảnh nói về những thành tựu văn hoá của các quốc gia cổ đại phươngĐông để minh họa (nếu có thể sử dụng phần mềm Encarta 2005, phần giới thiệu vềnhững thành tựu của Ai Cập cổ đại)
III TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC
Bài này dạy trong 2 tiết: Tiết 1 giảng mục1, 2 và mục 3; Tiết 2 giảng mục 4 và 5.
1 Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi kiểm tra ở tiết 1: Nguyên nhân tan rã của xã hội nguyên thủy? Biểuhiện?
2 Dẫn dắt vào bài mới
- GV nhận xét câu trả lời của HS, khái quát bài cũ và dẫn dắt HS vào bài mới
và nêu nhiệm vụ nhận thức cho HS như sau: Trên lưu vực các dòng sông lớn ở châu
Á và châu Phi từ thiên niên kỷ IV TCN, cư dân phương Đông đã biết tới nghề luyệnkim, làm nông nghiệp và chăn nuôi gia súc Họ đã xây dựng các quốc gia đầu tiêncủa mình, đó là xã hội có giai cấp đầu tiên mà trong đó thiểu số quý tốc thống trị đa
số nông dân công xã và nô lệ Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước ở cácquốc gia cổ đại phương Đông không giống nhau, nhưng thể chế chung là chế độchuyên chế cổ đại, mà trong đó vua là người nắm mọi quyền hành và được chatruyền, con nối
Trang 19Qua bài học này chúng ta còn biết được phương Đông là cái nôi của văn minhnhân loại, nơi mà lần đầu tiên con người đã biết sáng tạo ra chữ viết, văn học, nghệthuật và nhiều tri thức khoa học khác.
3 Tổ chức hoạt động trên lớp
Các hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cần nắm
- GV treo bản đồ “Các quốc gia cổ đại” trên
bảng, yêu cầu HS quan sát, kết hợp với
kiến thức phần 1 trong SGK trả lời câu hỏi:
Các quốc gia cổ đại phương Đông nằm ở
đâu? Có những thuận lợi gì? - Gọi một HS
trả lời, các HS khác có thể bổ sung cho bạn
a Điều kiện tự nhiên
- Thuận lợi: Đất đai phù sa màu mỡ,gần nguồn nước tưới, thuận lợi chosản xuất và sinh sống
- Khó khăn: Dễ bị lũ lụt, gây mấtmùa, ảnh hưởng đến đời sống củanhân dân
- GV tiếp tục đặt câu hỏi: Bên cạnh những
thuận lợi thì có khó khăn gì? Muốn khắc
phục khó khăn cư dân phương Đông đã
phải làm gì?
- GV gọi một HS trả lời, các HS khác bổ
sung cho bạn
- Do thủy lợi, người ta sống quần
tụ thành những trung tâm quần cư lớn
và gắn bó với nhau trong tổ chứccông xã Nhờ đó mà nhà nước sớmhình thành nhu cầu sản xuất và trịthủy
- GV nhận xét và chốt ý:
+ Thuận lợi: Đất đai phù sa màu mỡ và
mềm nên công cụ bằng gỗ, đá cũng có thể
canh tác tạo nên mùa màng bội thu
+ Khó khăn : Dễ bị nước sông dân lên gây
lũ lụt, mất mùa và ảnh hưởng đến cuộc
sống của người dân
- Muốn bảo vệ mùa màng và cuộc sống của
mình, ngay từ đầu cư dân phương Đông đã
phải đắp đê, trị thủy, làm thủy lợi Công
việc này đòi hỏi công sức của nhiều người,
vừa tạo nên nhu cầu để mọi người sống
quần tụ, gắn bó với nhau trong các tổ chức
xã hội
- GV đặt câu hỏi: Nền kinh tế chính của
các quốc gia cổ đại phương Đông?
- GV gọi Hs trả lời, các HS khác bổ sung
b Sự phát triển của các ngành kinh
tế
- Nghề nông nghiệp tưới nước làgốc, ngòai ra còn chăn nuôi và làmthủ công nghiệp
- GV chốt lại: Nông nghiệp tưới nước, chăn
nuôi và thủ công nghiệp, trao đổi hàng hoá,
trong đó nông nghiệp tưới nước là ngành
kinh tế chính, chủ đạo đã tạo ra sản phẩm
dư thừa thường xuyên
Trang 20Hoạt động: Làm việc tập thể và cá nhân 2 Sự hình thành các quốc gia cổ
đại
- GV đặt câu hỏi: Tại sao chỉ bằng công cụ
chủ
- Cơ sở hình thành: Sự phát triểncủa
yếu bằng gỗ và đá, cư dân lưu vực các
dòng
sản xuất dẫn tới sự phân hóa giaicấp,
***sông lớn ở châu Á, châu Phi đã sớm
xây dựng nhà nước của mình?
từ đó nhà nước ra đời
- Cho HS thảo luận sau đó gọi một HS trả
lời, các em khác bổ sung cho bạn
*******
Trang 21- Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, sản xuất
phát triển mà không cần đợi đến khi xuất
hiện công cụ bằng sắt, trong xã hội đã xuất
hiện của cải dư thừa dẫn đến sự phân hóa
xã hội kẻ giàu, người nghèo, tầng lớp quí
tộc và bình dân Trên cơ sở đó nhà nước đã
ra đời
- GV đặt câu hỏi: Các quốc gia cổ đại
phương Đông hình thành sớm nhất ở đâu?
Trong khoảng thời gian nào?
- GV cho HS đọc SGK và thảo luận, sau đó
gọi HS trả lời, các HS khác bổ sung cho
bạn
- Các quốc gia cổ đại đầu tiên xuấthiện ở Ai cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ,Trung Quốc, vào khoảng thiên nhiên
kỷ thứ IV- III TCN
- GV có thể chỉ trên bản đồ quốc gia cổ đại
Ai Cập hình thành như thế nào, địa bàn của
các quốc gia cổ đại này là những nước nào
trên Bản đồ thế giới, và liên hệ ở Việt Nam
bên lưu vực sông Hồng, sông Cả đã sớm
xuất hiện nhà nước cổ đại (phần này sẽ học
ở phần lịch sử Việt Nam)
- GV cho HS xem sơ đồ sau và nhận xét
trong xã hội cổ đại phương Đông có những
tầng lớp nào:
3 Xã hội có giai cấp đầu tiên
Hoạt động theo nhóm:
GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm:
- Nhóm 1: Nguồn gốc và vai trò của nông
dân công xã trong xã hội cổ đại phương
+ Nhóm 1: Do nhu cầu trị thủy và xây dựng
các công trình thủy lợi khiến nông dân
vùng này gắn bó trong khuôn khổ của công
xã nông thôn Ở họ tồn tại cả “cái cũ”
(những tàn dư của xã hội nguyên thủy:
cùng làm ruộng chung của công xã và cùng
- Nông dân công xã: Chiếm số
đông trong xã hội, ở họ vừa tồn tại
“cái cũ”, vừa là thành viên của xãhội có giai cấp Họ tự nuôi sống bảnthân và gia đình, nộp thuế cho nhànước và làm các nghĩa vụ khác
Quí tộc
Nông dân công xã
Nô lệ Vua
Trang 22trị thủy), vừa tồn tại “cái
mới” (đã là thành viên của xã hội có giai
cấp:
sống theo gia đình phụ hệ, có tài sản tư
hữu, )
họ được gọi là nông dân công xã Với nghề
nông là chính nên nông dân xã là lực lượng
đông đảo nhất, có vai trò to lớn trong sản
xuất, họ tự nuôi sống bản thân cùng gia
đình và nộp thuế cho quí tộc, ngòai ra họ
còn phải làm một số nghĩa vụ khác như đi
lính, xây dựng các công trình
+ Nhóm 2: Vốn xuất thân từ các bô lão
đứng đầu các thị tộc, họ gồm các quan lại
từ TW xuống các địa phương Tầng lớp này
sống sung sướng (ở nhà rộng và xây lăng
mộ lớn) dựa trên sự bóc lột nông dân: họ
thu thuế của nông dân dưới quyền trực tiếp
hoặc nhận bổng lộc của nhà nước cũng do
thu thuế của nông dân
- Quí tộc: Gồm các quan lại ở địa
phương, các thủ lĩnh quân sự vànhững người phụ trách lễ nghi tônggiáo Họ sống chung dựa vào sự bóclột nông dân
+ Nhóm 3: Nô lệ, chủ yếu là tù binh và
thành viên công xã bị mắc nợ hoặc bị phạm
tội Vai trò của họ là làm các công việc
nặng nhọc, hầu hạ quí tộc, họ cũng là
nguồn bổ sung cho nông dân công xã
- Nô lệ : Chủ yếu là tù binh và thành
viên công xã bị mắc nợ hoặc bịphạm tội Họ phải làm các việc nặngnhọc và hầu hạ quí tộc Cùng vớinông dân công xã họ là tầng lớp bịbóc lột trong xã hội
Hoạt động tập thể và cá nhân: 4 Chế độ chuyên chế cổ đại
- GV cho HS đọc SGK thảo luận và trả lời
câu hỏi: Nhà nước phương Đông hình
thành như thế nào? Thế nào là chế độ
chuyên chế cổ đại? Thế nào là vua chuyên
chế? Vua dựa vào đâu để trở thành chuyên
chế?
- Quá trình hình thành nhà nước là
từ các liên minh bộ lạc, do nhu cầutrị thủy và xây dựng các công trìnhthủy lợi nên quyền thành tập trung
vào tay nhà vua tạo nên chế độ
chuyên chế cổ đại.
- Gọi một HS trả lời, các HS khác bổ sung
cho bạn
- GV nhận xét và chốt ý: Quá trình hình
thành nhà nước là từ các liên minh bộ lạc,
do nhu cầu trị thuỷ và xây dựng các công
trình thuỷ lợi, các liên minh bộ lạc liên kết
với nhau Nhà nước ra đời để điều hành,
quản lý xã hội Quyền hành tập trung vào
tay nhà vua tạo nên chế độ chuyên chế cổ
đại.
- Chế độ nhà nước do vua đứng đầu,
có quyền lực tối cao và một bộ máyquan liêu giúp việc thừa hành, thì
được gọi là chế độ chuyên chế cổ
đại.
- Vua dựa vào bộ máy quí tộc và tôn giáo
để bắt mọi người phải phục tùng, vua trở
thành vua chuyên chế.
Trang 23- Chế độ nhà nước do vua đứng đầu, có
quyền lực tối cao (tự coi mình là thần thánh
dưới trần gian, người chủ tối cao của đất
nước, tự quyết định mọi chính sách và công
việc) và giúp việc cho vua là một bộ máy
quan liêu thì được gọi là chế độ chuyên chế
cổ đại.
- GV có thể khai thác thêm kênh hình 2 SGK
tr.11 để thấy được cuộc sống sung sướng của
nhà vua ngay cả khi chết (quách vàng tạc hình
vua)
- Phần văn hoá này GV có thể cho HS sưu
tầm trước và lên bảng trình bày theo nhóm
Nếu có thời gian cho HS xem phần mềm
Encarta năm 2005 - phần lịch sử thế giới cổ
đại
Hoạt động theo nhóm: 5 Văn hoá cổ đại phương Đông
- GV đặt câu hỏi cho các nhóm:
- Nhóm 1: Cách tính lịch sử của cư dân
phương Đông? Tại sao hai ngành lịch và
thiên văn lại ra đời sớm nhất ở phương
Đông?
- Nhóm 2: Vì sao chữ viết ra đời? Tác
dụng của chữ viết?
- Nhóm 3: Nguyên nhân ra đời của toán
học? Những thành tựu của toán học
phương Đông và tác dụng của nó?
- Nhóm 4: Hãy giới thiệu những công trình
kiến trúc cổ đại phương Đông? Những
công trình nào còn tồn tại đến ngày nay?
- GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày và
thành viên của các nhóm khác có thể bổ
sung cho bạn, sau đó GV nhận xét và chốt
ý:
Trang 24- Nhóm 1: - Thiên văn học và lịch sử là 2
ngành khoa học ra đời sớm nhất, gắn liền
với nhu cầu sản xuất nông nghiệp Để cày
cấy đúng thời vụ, người nông dân đều phải
“trông Trời,Trông Đất” Họ quan sát sự
chuyển động của mặt Trăng, mặt Trời và từ
đó sáng tạo lịch - nông lịch (lịch nông
nghiệp), lấy 365 ngày là một năm và chia
làm 12 tháng (cư dân sông Nin còn dựa vào
mực nước sông lên xuống mà chia làm 2
mùa: mùa mưa và mùa nước sông Nin lên;
mùa khô là mùa nước sông Nin xuống, từ
đó có kế hoạch gieo trồng và thu hoạch cho
- Việc tính lịch chỉ đúng tương đối,nhưng nông lịch thì có ngay tácdụng đối với việc gieo trồng
- Việc tính lịch chỉ đúng tương đối, nhưng
nông lịch thì có ngay tác dụng đối với việc
gieo trồng
- Mở rộng hiểu biết: Con người đã vươn
tầm mắt tới trời, đất, trăng, sao vì mục đích
làm ruộng của mình và nhờ vào đó đã sáng
tạo ra hai ngành thiên văn học và phép tính
lịch (trong tay chưa có nổi công cụ bằng sắt
nhưng đã tìm hiểu vũ trụ, )
- Nhóm 2: Chữ viết ra đời là do xã hội ngày
càng phát triển, các mối quan hệ phong phú,
đa dạng Hơn nữa do nhu cầu ghi chép, cai
trị, lưu giữ những kinh nghiệm mà chữ viết
ra đời Chữ viết xuất hiện vào thiên nhiên kỷ
thứ IV TCN
b Chữ viết
- Nguyên nhân ra đời của chữ viết:
do nhu cầu trao đổi, lưu giữ kinhnghiệm mà chữ viết sớm hình thành
từ thiên niên kỷ IV TCN
mà sớm nhất là ở Ai Cập và Lưỡng Hà
Ban đầu là chữ tượng hình (vẽ hình giống
vật để biểu thị) sau này người ta cách điệu
hóa chữ tượng hình thành nét và ghép các
nét theo quy ước để phản ánh ý nghĩa con
người một cách
- Ban đầu là chữ tượng hình, sau đó
là tượng ý, tượng thanh
phong phú hơn gọi là chữ tượng ý Chữ
tượng ý được ghép với một âm thanh để
phản ánh tiếng nói, tiếng gọi có âm sắc,
thanh điệu của con người Người Ai Cập
viết trên giấy pa-pi-rút (vỏ cây sậy cán
mỏng), người Lưỡng Hà viết trên đất sét rồi
đem nung khô, người Trung Quốc viết trên
mai rùa, thẻ tre, trúc hoặc trên lụa gạch
- Tác dụng của chữ viết: Đây là phátminh quan trọng nhất, nhờ nó màchúng ta hiểu được phần nào lịch sửthế giới cổ đại
- GV cho HS xem tranh ảnh nói về cách
viết chữ tượng hình của cư dân phương
Đông xưa và hiện nay trên thế giới vẫn còn
Trang 25một số quốc gia viết chữ tượng hình như:
Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc
- GV nhận xét: Chữ viết là phát minh quan
trọng nhất của loài người, nhờ đó mà các
nhà nghiên cứu ngày nay hiểu được phần
nào cuộc sống của cư dân cổ đại xưa
- Nhóm 3: Do nhu cầu tính lại diện tích
ruộng đất sau khi bị ngập nước, tính toán
vật liệu và kích thước khi xây dựng các
công trình xây dựng, tính các khoản nợ nần
trên toán học sớm xuất hiện ở phương
Đông Người Ai Cập giỏi về tính hình học,
họ đã biết cách tính diện tích hình tam giác,
- Thành tựu: Các công thức sơ đẳng
về hình học, các bài toán đơn giản
về số học, phát minh ra số 0 của
cư dân Ấn Độ
- Tác dụng: Phục vụ đời sống lúcbấy giờ và để lại kinh nghiệm quícho giai đoạn sau
- GV nhận xét: Mặc dù toán học còn sơ
lược nhưng đã có tác dụng ngay trong cuôc
sống lúc bấy giờ và nó cũng để lại nhiều
kinh nghiệm quí chuẩn bị cho bước phát
triển cao hơn ở giai đoạn sau
- Nhóm 4: Các công trình kiến trúc cổ đại:
Do uy quyền của các hoàng đế, do chiến
tranh giữa các nước, do muốn tôn vinh các
vương triều của mình mà ở các quốc gia cổ
đại phương Đông đã xây dựng nhiều công
trình đồ
d Kiến trúc
- Do uy quyền của các vua mà hàngloạt các công trình kiến trúc đã rađời: Kim tự tháp Ai Cập, vườn treoBa-bi-lon, Vạn lý trường thành,
sộ như Kim tự tháp Ai Cập, Vạn lý trường
thành ở Trung Quốc, khu Đền tháp ở Ấn
Độ, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà
- Các công trình này thường đồ sộthể hiện cho uy quyền của vuachuyên chế
(GV giới thiệu cho HS về các kỳ quan này
qua tranh, ảnh, đĩa VCD)
- Những công trình này là những kỳ tích về
sức lao động và tài năng sáng tạo của con
người (trong tay chưa có khoa học, công cụ
cao nhất chỉ bằng đồng mà đã tạo ra những
công trình khổng lồ còn mãi với thời gian)
Hiện nay còn tồn tại một số công trình như:
là những kì tích về sức lao động vàtài năng sáng tạo của con người
- Nếu còn thời gian GV có thể đi sâu vào
giới thiệu cho HS về kiến trúc xây dựng
Kim tự tháp, hoặc sự hùng vĩ của Vạn lý
Trang 26trường thành.
4 Sơ kết bài học
- Kiểm tra hoạt động nhận thức của HS, yêu cầu HS nắm được những kiếnthức cơ bản của bài học Điều kiện tự nhiên, nền kinh tế của các quốc gia cổ đạiphương Đông? Thể chế chính trị và các tầng lớp chính trong xã hội, vai trò của nôngdân công xã? Những thành tựu văn hoá mà cư dân phương Đông để lại cho lòai người(phần này có thể cho HS làm nhanh bài tập trắc nghiệm tại lớp, hoặc giao về nhà)
5 Dặn dò, bài tập về nhà
- Giao bài tập về nhà cho HS và yêu cầu HS đọc trước SGK bài 4
Trang 27Bài 4 CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY - HY LẠP VÀ RÔ-MA
3 Kỹ năng
- Rèn luyện cho HS kỹ năng sử dụng bản đồ để phân tích được những thuậnlợi, khó khăn và vai trò của điều kiện địa lý đối với sự phát triển mọi mặt của cácquốc gia cổ đại Địa Trung Hải
- Biết khai thác nội dung tranh ảnh
II THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC
- Bản đồ các quốc gia cổ đại
- Tranh ảnh về một số công trình nghệ thuật thế giới cổ đại
- Phần mềm Encarta năm 2005 - phần Lịch sử thế giới cổ đại
III TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC
- Bài này dạy trong 2 tiết: Tiết 1 giảng mục 1 và mục 2; Tiết 2 giảng mục 3
1 Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi 1 : Cho HS làm nhanh câu hỏi trắc nghiệm:
Hãy điền vào chỗ trống:
Các quốc gia cổ đại phương Đông hình thành ở Thời gian hình thành Nhà nước ở các quốc gia cổ đại phương Đông Đặc điểm kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Đông Gia cấp chính trị trong xã hội Thể chế chính trị (Câu hỏi này có thể chuẩn bị ra khổ giấy A0 treo lên bảng cho HS điền vàohoặc in ra giấy A4 kiểm tra cùng một lúc được nhiều HS)
Câu hỏi 2 :
Cư dân phương Đông thời cổ đại đã có những đóng góp gì về mặt văn hoá chonhân loại?
Câu hỏi kiểm tra ở tiết 2
Tại sao Hy Lạp, Rô-ma có một nền kinh tế phát triển? Bản chất của nền dânchủ cổ đại ở Hy Lạp, Rô-ma là gì?
2 Dẫn dắt vào bài mới
- GV khái quát nội dung phần kiểm tra bài cũ (phần kiểm tra ở tiết 1) dẫn dắt
HS vào bài mới và nêu nhiệm vụ nhận thức về bài mới cho HS như sau:
Trang 28Hy Lạp và Rô ma bao gồm nhiều đảo và bán đảo nhỏ, nằm trên bờ bắc ĐịaTrung Hải Địa Trung Hải giống như một cái hồ lớn, tạo nên sự giao thông thuận lợigiữa các nước với nhau, do đó từ rất sớm đã có những hoạt động hàng hải, ngưnghiệp và thương nghiệp biển Trên cơ sở đó, Hy Lạp và Rô-ma đã phát triển rất cao
về kinh tế và xã hội làm cơ sở cho nền văn hoá rất rực rỡ Để hiểu được điều kiện tựnhiên đã chi phối sự phát triển kinh tế và xã hội của các quốc gia cổ đại Hy Lạp, Rô-
ma như thế nào? Thế nào là thị quốc? Sự hình thành thể chế Nhà nước dân chủ cộnghòa ra sao? Những thành tựu văn hoá tiêu biểu của cư dân cổ đại Hy Lạp, Rô-ma đểlại cho loài người? So sánh nó với các quốc gia cổ đại phương Đông? Chúng ta cùngtìm hiểu bài học ngày hôm nay để trả lời cho những vấn đề trên
3 Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp
Các hoạt động của thầy và trò cần nắm vững Kiến thức HS
Hoạt động 1 : Làm việc cá nhân
GV gợi lại bài học ở các quốc gia cổ đại phương
Đông hình thành sớm nhờ điều kiện tự nhiên thuận
lợi Còn điều kiện tự nhiên ở các quốc gia cổ đại
Địa Trung Hải có những thuận lợi và khó khăn gì?
1 Điều kiện tự nhiên và đời sống của con người
- HS đọc SGK trả lời câu hỏi, HS khác có thể bổ
sung cho bạn
GV nhận xét, bổ sung và chốt ý: - Hy Lạp, Rô-ma nằm ở ven
biển Địa Trung Hải, nhiềuđảo, đất canh tác ít và khôcứng, đã tạo ra những thuậnlợi và khó khăn:
+ Thuận lợi: Có biển, nhiềuhải cảng, giao thông trênbiển dễ dàng, nghề hàng hảisớm phát triển
+ Khó khăn: đất ít và xấu,nên chỉ thích hợp loại câylưu niên, do đó thiếu lươngthực, luôn phải nhập
GV phân tích cho HS thấy được: Với công cụ bằng
đồng trong điều kiện tự nhiên như vậy thì chưa thể
hình thành xã hội có giai cấp và nhà nước
- GV nêu câu hỏi: Ý nghĩa của công cụ bằng sắt đối
với vùng Địa Trung Hải?
HS đọc SGK và trả lời câu hỏi
GV nhận xét và kết luận:
- Việc công cụ bằng sắt rađời có ý nghĩa: Diện tíchtrồng trọt tăng, sản xuất thủcông và kinh tế hàng hoátiền tệ phát triển
- Việc công cụ bằng sắt ra đời có ý nghĩa không chỉ Như vậy cuộc sống ban đầu
Trang 29tác dụng trong canh tác cày sâu, cuốc bẫm, mở rộng
diện tích trồng trọt mà còn mở ra một trình độ kỹ
thuật cao hơn và tòan diện (sản xuất thủ công và
kinh tế hàng hoá tiền tệ)
của cư dân Địa Trung Hải là:Sớm biết buôn bán, đi biển
và trồng trọt
Hoạt động 1: Cá nhân và cả lớp 2 Chế độ chiếm nô
- GV nêu câu hỏi: Sự phát triển kinh tế công thương
nghiệp đặt ra yêu cầu về nguồn lao động nhiều hay
ít? Tại sao?
- HS đọc SGK trả lời câu hỏi
- GV nhận xét và chốt ý: Nền kinh tế công thương
nghiệp phát triển đòi hỏi một số lượng lớn những
người lao động Bởi vì, trong những ngành sản xuất
như đúc sắt, mỏ bạc, xưởng làm gồm, xưởng thuộc
da, các thuyền buôn lớn đều cần số lượng lớn những
người lao động
- Nền kinh tế công thươngphát triển cần số lượng lớnngười lao động, họ làm việctrong mỏ bạc, xưởng làmgốm, thuộc da, thuyền buôn
- GV hỏi: Do đâu mà các chủ có số lượng lớn nô lệ
như vậy? Họ là những ai?
- HS đọc SGK tự suy nghĩ trả lời
- GV nhận xét, trình bày và phân tích:
Người lao động đều là nô lệ, do chủ mua về Việc
sản xuất và buôn bán càng mở rộng thì nhu cầu nô
lệ càng lớn, các đạo quân đi xâm lược nước ngoài
bắt tù binh mang ra chợ bán, cướp biển tấn công các
thuyền, cướp của, bắt người đem bán
- Nguồn gốc nô lệ: Tù binhtrong chiến tranh, tù nhâncướp biển, đều do chủ muavề
GV nhấn mạnh thời đó có cả chợ mua bán nô lệ như
chợ A-ten có ngày bán tới hàng vạn nô lệ
GV nêu câu hỏi: Ngoài công thương nghiệp, nô lệ
còn được sử dụng trong những việc gì?
- HS suy nghĩ tự trả lời câu hỏi
- GV nhận xét và chốt ý:
+ Nô lệ còn được sử dụng rộng rãi trong những
công việc của trang trại, có những trang trại có tới
hàng trăm nô lệ
- Nô lệ còn được sử dụngtrong các trang trại trồngnho, ô lưu
+ Những nô lệ khỏe mạnh còn làm đấu sĩ mua vui
trong những ngày lễ hội cho các chủ nô
+ Những nhà thơ, triết gia, vũ nữ có khi cũng bị
bắt làm nô lệ, họ phục vụ theo yêu cầu của chủ
GV nhấn mạnh: Thời bấy giờ việc bắt, mua bán nô
lệ trở nên bừa bãi, rất nhiều người không phải nô lệ
cũng trở thành nạn nhân và trở thành nô lệ
- Ngoài ra nô lệ còn làm đấu
sĩ mua vui, nhà thơ, triết gia,
vũ nữ cho các chủ
- GV giải thích rõ khái niệm nô lệ: Một tầng lớp
đông đảo những người lao động sản xuất chủ yếu và
phục vụ các yêu cầu khác nhau của đời sống, nhưng
lại hoàn toàn lệ thuộc người chủ mua, không có chút
quyền nào, kể cả quyền con người, gọi là nô lệ
Trang 30Hoạt động 2: Cả lớp và cá nhân
GV nêu câu hỏi: Ngoài nô lệ, xã hội cổ đại Hy Lạp
và Rô-ma còn có những giai cấp nào? Địa vị của họ
ra sao?
- HS dựa vào SGK tự trả lời câu hỏi
- GV nhận xét, trình bày và phân tích
* Ở xã hội cổ Hi Lạp, Rô-ma, ngoài nô lệ còn có:
+ Bình dân, tức là những người dân tự do, có nghề
nghiệp và chút ít tài sản sinh sống bằng lao động
của bản thân mình Họ làm đủ các việc như sản xuất
mĩ nghệ
- Bình dân: Những ngườidân tự do, có chút ít tài sản,sống bằng lao động bản thân
+ Chủ nô chính là các chủ xưởng, chủ lò, chủ
thuyền rất giàu có, có nhiều nô lệ, họ có thế lực cả
chính trị và kinh tế
- Chủ nô: Chủ xưởng, chủthuyền, có thế lực kinh tế vàchính trị, có rất nhiều nô lệ
- GV nêu câu hỏi: Em hiểu thế nào là chế độ chiếm
nô?
- HS trả lời
- GV kết luận: Một nền kinh tế xã hội dựa chủ yếu
trên lao động của nô lệ, bóc lột, được gọi là chế độ
chiếm nô
Một nền kinh tế xã hội dựachủ yếu trên lao động nô lệ,bóc lột nô lệ, được gọi là chế
- Cho các nhóm đọc SGK và thảo luận với nhau sau
đó gọi các nhóm lên trình bày và bổ sung cho nhau
- Cuối cùng GV nhận xét và chốt ý
Nhóm 1: - Do địa hình chia cắt, đất đai chia thành
nhiều vùng nhỏ, không có điều kiện tập trung đông
dân cư ở một nơi Hơn nữa nghề buôn bán và làm
nghề thủ công
- Nguyên nhân ra đời của thịquốc: tình trạng đất đai phântán nhỏ và đặc điểm của cưdân sống bằng nghề thủ công
và thương nghiệp nên đãhình thành các thị quốc
là chính nên mỗi bộ lạc sống ở từng mỏm bán đảo,
khi xã hội có giai cấp hình thành thì đây cũng hình
thành nhà nước (thị quốc)
- Nhóm 2: - Tổ chức của thị quốc: Chủ yếu là thành
thị với vùng đất đai trồng trọt bao quanh Thành thị
có phố xá, lâu đài, đền thờ, sân vận động, nhà hát và
quan trọng là có bến cảng
- Tổ chức của thị quốc: Vềđơn vị hành chính là mộtnước, trong nước thành thị làchủ yếu Thành thị có lâuđài, phố xá, sân vận động vàbến cảng
GV cho HS tìm hiểu về thành thị A-ten để minh
Trang 31với phương Đông?
HS đọc SGK và trả lời, cá nhân bổ sung cho nhau
- Không chấp nhận có vua, có Đại hội công dân, Hội
đồng 500 như ở A-ten, Tiến độ hơn ở phương
Đông (phương Đông quyền lực nằm trong tay quí
tộc mà cao nhất là vua)
trong tay Đại hội công dân,Hội đồng 500, mọi côngdân đều được phát biểu vàbiểu quyết những công việclớn của quốc gia
GV bổ sung cho HS và phân tích thêm, lấy ví dụ ở
A-ten
GV đặt câu hỏi để HS suy nghĩ tiếp: Có phải ai
cũng có quyền công dân hay không? Vậy bản chất
của nền dân chủ ở đây là gì?
Bản chất của nền dân chủ cổđại Hy Lạp, Rô-ma: Đó lànền dân chủ chủ nô, dựa vào
sự bóc lột thậm tệ chủ nô đốivới nô lệ
HS suy nghĩ trả lời, GV bổ sung phân tích và chốt ý:
Bản chất của nền dân chủ cổ đại ở Hy Lạp, Rô-ma:
Đó là nền dân chủ chủ nô (phụ nữ và nô lệ không có
quyền công dân), vai trò của chủ nô rất lớn trong xã
hội vừa có quỳên lực chính trị, vừa giàu có dựa trên
sự bóc lột nô lệ (là các ông chủ, sở hữu nhiều nô lệ)
- GV có thể cho HS tự đọc thêm SGK để hiểu thêm
về kinh tế của các thị quốc, mối quan hệ giữa các thị
quốc
Ngòai ra gợi ý cho HS xem tượng Pê-ri-clet: Ông là
ai? Là người thế nào? Tại sao người ta lại tạc tượng
ông? (Ông là người anh hùng chỉ huy đánh thắng Ba
Tư, có công xây dựng A-ten thịnh vượng đẹp đẽ
Trong xã hội dân chủ cổ đại, hình tượng cao quý
nhất là người chiến sĩ bình thường, gần gũi, thân
mật, được đặt ở quảng trường để tỏ lòng tôn kính,
ngưỡng mộ)
GV khai thác kênh hình 26 trong SGK và đặt câu
hỏi cho HS suy nghĩ: Tại sao nô lệ lại đấu tranh?
Hậu quả của các cuộc đấu tranh đó? (Câu hỏi này
nếu còn thời gian thì cho HS thảo luận trên lớp, nếu
không còn thời gian, GV cho HS về nhà suy nghĩ)
Tiết 2 (Dành cho mục văn hoá cổ đại Hy Lạp và Rô-ma)
- Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi ở mục trên
GV dẫn dắt HS vào bài mới: Một chế độ dựa trên sự bóc lột của chủ nô đối với nô
lệ người ta gọi đó là chế độ chiếm nô, nô lệ bị bóc lột và đã đấu tranh làm cho thời
cổ đại và chế độ chiếm nô chấm dứt Nhưng cũng ở thời kỳ đó, dựa vào trình độphát triển cao về kinh tế công thương và thể chế dân chủ, cư dân cổ đại Địa TrungHải đã để lại cho nhân loại một nền văn hoá rực rỡ Những thành tựu đó là gì, tiếthọc này sẽ giúp các em thấy được những giá trị văn hoá đó
Trang 32yếu sống ở thành thị và làm nghề buôn bán và thủ
công, sinh hoạt dân chủ, ở đó người ta bàn và
quyết định nên buôn bán với nước nào và loại hàng
gì, có biện pháp gì để duy trì chế độ dân chủ, đặc
biệt là có chấp nhận tiến hành chiến tranh hay
không
quốc là các đô thị buôn bán,làm nghề thủ công và sinhhoạt dân chủ
- GV nêu câu hỏi: Mối quan hệ giữa các thị quốc
như thế nào?
- HS đọc SGK tự trả lời câu hỏi
- GV nhận xét và chốt ý: Thị quốc luôn giữ mối
quan hệ buôn bán với nhau và cả các vùng xa
- Các thị quốc thường xuyên
có quan hệ buôn bán với nhau
- GV hỏi: Kết quả của sự giao lưu buôn bán và
phát triển thủ công như thế nào?
- HS tự trả lời câu hỏi
- GV nhận xét trình bày và phân tích:
Nhờ buôn bán, các chủ nô trở nên giàu có đặc biệt
ở A-ten được thể hiện ở việc miễn thuế cho mọi
công dân và trợ cấp cho công dân nghèo đủ sống
- Nhờ buôn bán, các thị quốctrở nên giàu có: A-ten đã miễnthuế, trợ cấp cho công dân củamình
- GV trình bày cho HS thấy rõ: Đến thế kỷ III TCN
thành thị Rô-ma lớn mạnh xâm nhập các nước và
thành thị trên bán đảo Ý, Hi Lạp, các nước ven
Địa Trung Hải trở thành một đề quốc cổ đại
- Thế kỷ III TCN, Rô-machinh phục bán đảo Ý, venĐịa Trung Hải trở thành đếquốc Rô-ma
- Đế quốc Rô-ma, chế độ dân chủ bị bóp chết, thay
vào đó là một ông hoàng đầy quyền lực
Hoạt động: Cả lớp và cá nhân 5 Cuộc đấu tranh của nô lệ
GV trình bày và phân tích: Trong giai đoạn đầu khi
các thị quốc vẫn còn riêng rẽ và thể chế dân chủ
vẫn còn tồn tại, thì cũng chỉ có công dân mới được
hưởng quyền dân chủ Chẳng hạn ở A-ten cũng chỉ
có khoảng 30.000 công dân, còn 15.000 ngoại kiều
không được tham sự sinh hoạt chính trị
- GV nêu câu hỏi: Nguyên nhân dẫn đến cuộc đấu
tranh của nô lệ.
- HS đọc SGK trả lời câu hỏi - Nguyên nhân
- GV nhận xét, chốt ý: Nô lệ bị khinh rẻ và loại trừ
khỏi đời sống xã hội, chính vì vậy, họ vùng dậy
đấu tranh
+ Nô lệ ở thị quốc bị khinh rẻ
và loại trừ ra khỏi đời sống
xã hội
- GV nhấn mạnh và nói rõ: Rô-ma xâm chiếm
nhiều lãnh đạo ở Tây Âu, Trung Cận Đông, Bắc
Phi, cai trị và bóc lột vô cùng hà khắc và đối xử tệ
hại: Những đấu sĩ phải mua vui cho chủ bằng
chính tính mạng của họ
+ Ở các thuộc địa của đế quốcRô-ma: Do chính sách cai trị
và bóc lột hà khắc, đối xử tệhại, tính mạng đe dọa
- GV trình bày: Năm 73 TCN nô lệ đấu sĩ ở đấu
trường gần Rô-ma khởi nghĩa do Xpac-ta-cút lãnh
đạo đã thu hút hàng vạn nô lệ và nhân dân nghèo ở
- Diễn biến:
+ Khởi nghĩa năm 73 TCNcủa nô lệ do Xpac-ta-cút lãnh
Trang 33I-ta-li-a tham gia, chinh chiến từ Nam đến Bắc
trong 2 năm, gây khiếp sợ cho chủ nô
đạo ở Rô-ma gây cho chủnhiều thiệt hại
Tiếp theo, GV cho HS đọc đoạn chữ nhỏ trong
SGK nói về sự thất bại của các cuộc khởi nghĩa
của nô lệ
- GV nêu câu hỏi: Ngoài hình thức khởi nghĩa nô
lệ còn có hình thức đấu tranh nào?
+ Nô lệ đấu tranh bằng hìnhthức chây lười, bỏ trốn việc,đập phá công cụ
- HS đọc SGK trả lời câu hỏi
- GV nhận xét và chốt ý: Nô lệ đấu tranh bằng cách
chây lười, bỏ trốn việc, đập phá công cụ, phá hoại
sản phẩm hay làm ra những sản phẩm kém chất
lượng
- GV truyền đạt và phân tích: Đạo Thiên Chúa xuất
hiện và được truyền bá vào toàn đế quốc, chống lại
chính quyền Rô-ma cũng là một hình thức thể hiện
cuộc đấu tranh của dân chúng thuộc địa và nô lệ
+ Đạo Thiên Chúa truyền báchống đối lại chính quyền Rô-ma
- GV nêu câu hỏi: Hậu quả cuộc đấu tranh nô lệ?
- HS tự trả lời câu hỏi
- GV nhận xét, kết luận
Sản xuất giảm sút, đình đốn, xã hội chiếm nô
khủng hoảng, đế quốc Rô-ma sụp đổ năm 476
- Kết cục: Xã hội nô lệ khủnghoảng, sụp đổ năm 476
Hoạt động theo nhóm
GV nên cho cho HS bài tập sưu tầm về văn hoá cổ
đại Hy Lạp, Rô-ma từ nhà trước, tiết này HS trình
bày theo nhóm theo yêu cầu đặt ra của GV
6 Văn hoá cổ đại Hy Lạp và Rô-ma
GV đặt câu hỏi: Những hiểu biết của cư dân Địa
Trung Hải về lịch sử và chữ viết? So với cư dân
cổ đại phương Đông có gì tiến bộ hơn? Ý nghĩa
của việc phát minh ra chữ viết?
Đại diện nhóm 1 lên trình bày, các nhóm khác bổ
sung, sau đó GV chốt lại và cho điểm (điều này sẽ
động viên được HS) GV nên có các câu hỏi gợi
mở cho các nhóm thảo luận và trả lời như: Quan
niệm của cư dân Địa Trung Hải về trái đất, mặt
trời? Chữ viết của cư dân Địa Trung Hải có dễ đọc,
dễ viết hơn phương Đông không? Những chữ trên
Khải hoàn môn Trai-an có gì giống với chữ viết
chúng ta đang sử dụng bây giờ?
a Lịch sử và chữ viết
- Lịch: cư dân cổ đại ĐịaTrung Hải đã tính được lịchmột năm có 365 ngày và 1/4nên họ định ra một tháng lầnlượt có 30 và 31 ngày, riêngtháng hai có 28 ngày Dù chưathật chính xác nhưng cũng rấtgần với hiểu biết ngày nay
- Chữ viết: Phát minh ra hệthống chữ cái A, B, C, lúcđầu có 20 chữ, sau thêm 6 chữnữa để trở thành hệ thống chữcái hoàn chỉnh như ngày nay
- Ý nghĩa của việc phát minh
ra chữ viết: Đây là cống hiếnlớn lao của cư dân Địa Trung
Trang 34Hải cho nền văn minh nhânloại.
b Sự ra đời của khoa học
GV đặt câu hỏi: Hãy trình bày những hiểu biết của
nhóm em về các lĩnh vực khoa học của cư dân cổ
đại Địa Trung Hải? Tại sao nói: “Khoa học đã có
từ lâu nhưng đến Hy Lạp Rô-ma khoa học mới
Cho đại diện nhóm 2 lên trình bày về các lĩnh vực
toán, lý, sử, địa, về các định lý Ta-lét, Pi-ta-go hay
Ac-si-met (câu chuyện về nhà bác học Ac-si-met),
có thể ghi lên bảng giới thiệu cho các lớp một định
GV nhận xét, chốt ý và cho điểm nhóm trình bày c Văn học
- GV đặt câu hỏi: Những thành tựu về văn học,
nghệ thuật của cư dân Địa Trung Hải?
- Chủ yếu là kịch (kịch kèmtheo hát)
Nhóm 3 lên trình bày, các nhóm khác bổ sung
- Văn học: Có các anh hùng ca nổi tiếng của
Hô-me-rơ là I-li-at và Ô-đi-xê; Kịch có nhà viết kịch
Xô-phốc-cơ-lơ với vở Ơ-đíp làm vua, Ê-sin viết vở
Ô-re-xti.
- Một số nhà viết kịch tiêubiểu như Xô-phốc-cơ, Ê-sin,
- Giá trị của các vở kịch: Cangợi cái đẹp, cái thiện và cótính nhân đạo sâu sắc
- GV có thể kể cho HS nghe cụ thể một câu chuyện
và cho HS nhận xét về nội dung? (mang tính nhân
đạo, đề cao cái thiện, cái đẹp, phản ánh các quan
hệ trong xã hội)
- Nghệ thuật: Cho các em giới thiệu về các tác
phẩm nghệ thuật mà các em sưu tầm được, miêu tả
đền Pác-tê-nông, đấu trường ở Rô-ma trong SGK,
ngoài ra cho HS quan sát tranh: Người lực sĩ ném
đĩa, tranh tượng nữ thần A-tê-na,
d Nghệ thuật
- Nghệ thuật tạc tượng thần vàxây đền thời đạt đến đỉnh cao
- GV đặt câu hỏi: Hãy nhận xét về nghệ thuật của
Hy Lạp, Rô-ma?
- GV gọi HS trả lời và các nhóm bổ sung cho nhau,
sau đó GV chốt ý:
Chủ yếu là nghệ thuật tạc tượng thần và nghệ thuật
xây dựng các đền thờ thần Tượng mà rất “người”,
rất sinh động, thanh khiết Các công trình nghệ
thuật chủ yếu làm bằng đá cẩm thạch trắng:
“Thanh thoát làm say mê lòng người là kiệt tác
của muôn đời”
4 Sơ kết bài học
Trang 35GV kiểm tra hoạt động nhận thức của HS, yêu cầu HS nhắc lại đặc trưng vềđiều kiện tự nhiên, kinh tế, thể chế chính trị, xã hội và những thành tựu văn hoá tiêubiểu của các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải.
5 Dặn dò, ra bài tập về nhà
- Học bài cũ, làm bài tập trong SGK và lập bảng so sánh hai mô hình xã hội cổ đại (về điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội)
Trang 36Chương III TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN
Bài 5 TRUNG QUỐC THỜI TẦN - HÁN
- Trên cơ sở các sự kiện lịch sử, giúp HS biết phân tích và rút ra kết luận
- Biết sơ đồ hoặc tự vẽ được lược đồ để hiểu được bài giảng
- Nắm vững các khái niệm cơ bản
II THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC
- Bản đồ Trung Quốc của các thời kỳ
- Sưu tầm tranh ảnh như: Vạn lý trường thành, cố cung, đồ gồm sứ của TrungQuốc thời phong kiến Các bài thơ Đường hay, các tiểu thuyết thời Minh - Thanh
- Vẽ các sơ đồ về sự hình thành xã hội phong kiến Trung Quốc, sơ đồ về bộmáy nhà nước thời Minh - Thanh
III TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC
1 Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi : Tai sao nói “khoa học đã có từ lâu nhưng đến thời Hy Lạp, Rô-makhoa học mới trở thành khoa học”
2 Dẫn dắt vào bài mới
GV khái quát phần kiểm tra bài cũ và dẫn dắt HS vào bài mới, nêu nhiệm vụnhận thức bài mới như sau
Trên cơ sở thuộc mô hình các quốc gia cổ đại phương Đông, Trung Quốc vàonhững thế kỷ cuối công nguyên do sự phát triển của sản xuất, xã hội phân hóa giaicấp nên chế độ phong kiến ở đây đã hình thành sớm Nhà Tần đã khởi đầu xây dựngchính quyền phong kiến, hoàng đế có quyền tuyệt đối Trên cơ sở những điều kiệnkinh tế, xã hội mới, kế thừa truyền thống của nền văn hoá cổ đại, nhân dân TrungQuốc đã đạt nhiều thành tựu văn hoá rực rỡ
Trang 37Để hiểu được quá trình hình thành chế độ phong kiến ra sao? Chế độ phongkiến dưới thời Tần - Hán như thế nào? Những thành tựu văn hoá rực rỡ của TrungQuốc thời Tần - Hán là gì? Bài học hôm nay sẽ giúp các em nắm được những vấn đềtrên.
3 Tổ chức các hoạt động trên lớp
Các hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản HS cần nắm vững
Trang 38Hoạt động 1 : Cả lớp và cá nhân
- GV trình bày và phân tích: Thời cổ đại, người
Trung Quốc đã xây dựng Nhà nước của mình trên
lưu vực sông Hoàng Hà; cuối thời Xuân thu - Chiến
quốc, người ta bắt đầu biết chế tạo công cụ bằng sắt
1 Sự hình thành xã hội phong kiến
- GV nêu câu hỏi: Việc sử dụng công cụ sắt có tác
động như thế nào đến sản xuất?
- HS đọc SGK tự trả lời câu hỏi
- GV nhận xét và chốt ý
- Cuối thời Xuân thu - Chiếnquốc người Trung Quốc đãchế tạo và sử dụng công cụbằng sắt
+ Nhờ có công cụ sắt: lưỡi cày, lưỡi cuốc mà diện
tích trồng trọt được mở rộng, khai hoang miền rừng
rú, có các công trình thủy lợi lớn ra đời
- Nhờ công cụ sắt mà diệntích mở rộng, công trìnhthủy lợi lớn ra đời, tổng sảnlượng
+ Năng suất và tổng sản lượng nông nghiệp tăng năng suất tăng
- GV hỏi: Từ biến đổi về kinh tế, có tác dụng đến xã
hội ra sao?
- HS tự trả lời câu hỏi
- GV nhận xét và kết luận: Sản xuất phát triển, làm
cho xã hội có sự biến đổi sâu sắc, hình thành các
giai cấp mới
- GV nêu câu hỏi: Những giai cấp mới trong xã hội
Trung Quốc là những giai cấp nào? Địa vị của họ
trong xã hội ra sao?
- Xã hội có sự biến đổi,hình thành các giai cấpmới
- HS đọc SGK tự trả lời câu hỏi
- GV nhận xét và trình bày phân tích
+ Giai cấp địa chủ: Là những quan lại và một số
nông dân giàu đã tập trung trong tay nhiều của cải,
bằng quyền lực của mình, họ tước đoạt thêm nhiều
ruộng công, có vốn
+ Địa chủ: Là quan lại,nông dân giàu, có nhiềuruộng đất, vốn, có thế lực
về chính trị và kinh tế
+ Nông dân bị phân hóa, bộ phận giàu có trở thành
giai cấp bóc lột Một số vẫn còn ruộng đất để cày
cấy gọi là nông dân tự canh, họ có nghĩa vụ nộp
thuế, đi lao dịch cho Nhà nước
+ Nông dân:
Nông dân tự canh: Có ítnhiều ruộng đất, họ cónghĩa vụ nộp thuế, đi laodịch cho Nhà nước
Một bộ phận dân nghèo, không có ruộng, hoặc quá
ít ruộng, phải xin ruộng của địa chủ để cày cấy, và
phải nộp hoa lợi cho địa chủ, gọi là tô ruộng đất,
tầng lớp này gọi là tá điền hay nông dân lĩnh canh
Nông dân lĩnh canh: Không
có ruộng phải xin ruộng củađịa chủ để cày cấy và nộphoa lợi (tá điền)
- GV nêu câu hỏi: Hiểu thế nào là quan hệ sản xuất
phong kiến?
- HS dựa vào vốn kiến thức đã học ở trên để tự trả
lời câu hỏi
UUUUU
Trang 39- GV nhận xét và chốt ý: Quan hệ bóc lột địa tô của
địa chủ với nông dân lĩnh canh gọi là quan hệ sản
xuất phong kiến
- Quan hệ phong kiến: Là
sự bóc lột địa tô của địa chủvới nông dân lĩnh canh
- GV nhấn mạnh: Các điều kiện kinh tế xã hội hình
thành ở Trung Quốc vào những thế kỷ cuối TCN đã
thúc đẩy sự thống nhất lãnh thổ và hình thành chế
độ phong kiến
Hoạt động 1: Hoạt động cá nhân
- Trước hết GV gợi lại cho HS nhớ lại kiến thức đã
học ở các bài quốc gia cổ đại phương Đông, về các
giai cấp cơ bản trong xã hội, sau đó đặt câu hỏi:
1 Chế độ phong kiến thời Tần - Hán
- Việc sử dụng công cụ bằng sắt ở Trung Quốc vào
thế kỷ V (TCN) có tác dụng gì?
Cho HS và cả lớp xem sơ đồ treo trên bảng và gọi
một HS trả lời, các HS khác bổ sung cho bạn
HS dựa vào những kiến thức đã học ở những bài
trước và dựa vào sơ đồ để trả lời
a Sự hình thành Tần - Hán
GV củng cố và giải thích thêm cho HS rõ:
- Trong xã hội Trung Quốc khi đồ sắt xuất hiện xã
hội đã có sự phân hóa, hình thành hai giai cấp mới
địa chủ và nông dân lĩnh canh, từ đây hình thành
quan hệ sản xuất phong kiến, đó là quan hệ bóc lột
giữa địa chủ và nông dân lĩnh canh thay thế cho
quan hệ bóc lột quí tộc và nông dân công xã
- Năm 221 TCN, nhà Tần
đã thống nhất Trung Quốc,vua Tần tự xưng là TầnThủy Hoàng
- Lưu Ban lập ra nhà Hán
206 TCN - 220
GV nêu câu hỏi: Nhà Tần - Hán được hình thành
như thế nào? Tại sao nhà Tần lại thống nhất được
Trung Quốc?
Đến đây chế độ phong kiếnTrung Quốc đã được xáclập
Cho HS đọc SGK, gọi một HS trả lời và các em
khác bổ sung
GV củng cố và chốt ý: Trên lưu vực Hoàng Hà và
Trường Giang thời cổ đại có nhiều nước nhỏ thường
xảy ra chiến tranh xâu xé thôn tính lẫn nhau làm
thành cục diện Xuân thu Chiến quốc Đến thế kỷ IV
TCN, nhà Tần
có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh hơn cả đã lần lượt
tiêu diệt các đối thủ đến năm 221 TCN, đã thống
nhất Trung Quốc, vua Tần tự xưng là Tần Thủy
Hoàng, chế độ phong kiến Trung Quốc hình thành
b Tổ chức bộ máy nhà nước thời Tần - Hán
Nông dân công
Trang 40Nhà Tần tồn tại được 15 năm sau đó bị cuộc khởi
nghĩa của Trần Thắng và Ngô Quảng làm cho suy
sụp
- Lưu Bang lập ra nhà Hán 2006 TCN - 220 Đến
đây chế độ phong kiến Trung Quốc đã được xác lập
- Ở TW: Hoàng đế cóquyền tuyệt đối, bên dưới
có Thừa tướng, Thái úycùng các quan văn võ
- GV cho HS quan sát sơ đồ Tổ chức bộ máy nhà
nước phong kiến và trả lời câu hỏi: Tổ chức bộ máy
nhà nước phong kiến thời Tần - Hán ở TW và địa
phương như thếu nào?
- Ở địa phương: Quan Tháithú và Huyện lệnh (tuyểndụng quan lại chủ yếu làhình thức tiến cử)
GV đặt câu hỏi: Hãy kể tên các cuộc khởi nghĩa của
nhân dân ta chống lại sự xâm lược của nhà Tần,
nhà Hán? (gợi ý: VD cuộc khởi nghĩa của nhân dân
ta chống lại quân Tần TCN, cuộc khởi nghĩa Hai Bà
Trưng chống quân Hán năm 40, )
- Chính sách xâm lược củanhà Tần - Hán: xâm lượccác vùng xung quanh, xâmlược Triều Tiên, và đất đaicủa người Việt cổ
Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm
GV chia cả lớp làm 2 nhóm chính và giao nhiệm vụ
cho mỗi nhóm:
3 Văn hoá Trung Quốc thời Tần - Hán.
a Tư tưởng
- Nhóm 1: Những thành tựu trên lĩnh vực tư tưởng
của chế độ phong kiến Trung Quốc?
Các quan võ
Các chức quan khác
Quận
Huyện Huyện
Quận
Huyện Huyện