Luận văn trình bày thực trạng sử dụng hệ thống báo cáo tài chính ở xã, phường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời so sánh với chuẩn mực kế toán công quốc tế, từ đó thấy được cá
Trang 2Thành phố Hồ Chí Minh – ăm 2015
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ Thầy
hướng dẫn là PGS.TS Võ Văn Nhị
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc
rõ ràng Nội dung của luận văn này chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2015
Tác giả
Ngô Thị Huệ
Trang 4MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
PHẦN MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG BÁO CÁO KẾ TOÁN NGÂN SÁCH XÃ, PHƯỜNG 7
1.1 Tổng quan về kế toán công 7
1.1.1 Khu vực công 7
1.1.2 Kế toán khu vực công 7
1.2 Tổng quan về kế toán ngân sách và hệ thống báo cáo ngân sách cấp xã, phường 8
1.2.1 Nhiệm vụ và các quy định chung về kế toán ngân sách 8
1.2.1.1 Nhiệm vụ của kế toán ngân sách 8
1.2.1.2 Quy định chung về kế toán ngân sách 8
1.2.2 Nội dung và đối tượng sử dụng thông tin 10
1.2.3 Hệ thống báo cáo tài chính ngân sách cấp xã, phường 11
1.2.3.1 Mục đích lập báo cáo tài chính ngân sách nhà nước 11
1.2.3.2 Hệ thống báo cáo tài chính ngân sách cấp xã, phường 11
1.3 Các chuẩn mực kế toán công quốc tế 13
1.3.1 Lịch sử hình thành và mục tiêu của chuẩn mực kế toán công quốc tế 13
1.3.1.1 Lịch sử hình thành 13
1.3.1.2 Lợi ích của việc áp dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế 13
1.3.2 Các nội dung chuẩn mực kế toán công quốc tế 14
1.3.3 Hai cơ sở kế toán được áp dụng trong kế toán công quốc tế 15
Trang 51 “Trình bày BCTC 16
1.4 Một số điểm khác biệt giữa kế toán công quốc tế và Việt Nam 22
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 24
Chương 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG BÁO CÁO KẾ TOÁN NGÂN SÁCH CẤP XÃ, PHƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH 25
2.1 Tình hình kinh tế - xã hội – chính trị tỉnh Quảng Bình 25
2.1.1 Tình hình chung 25
2.1.2 Thuận lợi 30
2.1.3 Khó khăn 30
2.2 Sơ lược về hệ thống các báo cáo ngân sách cấp xã 31
2.2.1 Bảng cân đối tài khoản (mẫu số B01 – X) 31
2.2.2 Báo cáo tổng hợp thu ngân sách xã theo nội dung kinh tế (mẫu số B02a – X) 32
2.2.3 Báo cáo Tổng hợp chi ngân sách xã theo nội dung kinh tế (Mẫu số B02b – X) 33
2.2.4 Bảng cân đối quyết toán ngân sách xã (mẫu số B03-X) 34
2.2.5 Báo cáo Quyết toán thu ngân sách xã theo MLNSNN (mẫu số B03a – X) 34
2.2.6 Báo cáo Quyết toán chi ngân sách xã theo MLNSNN (mẫu B03b – X) 35
2.2.7 Báo cáo tổng hợp Quyết toán thu ngân sách cấp xã theo nội dung kinh tế (mẫu số B03c – X) 35
2.2.8 Báo cáo tổng hợp Quyết toán chi ngân sách xã theo nội dung kinh tế (mẫu số B03d – X) 36
2.2.9 Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B04-X) 37
2.2.10 Báo cáo Quyết toán chi đầu tư xây dựng cơ bản (mẫu số B05 – X) 38
Trang 6Bình 39
2.3.2 Mục tiêu, đối tượng, phạm vi và nội dung khảo sát 40
2.3.2.1 Mục tiêu khảo sát 40
2.3.2.2 Đối tượng khảo sát 41
2.3.2.3 Phạm vi khảo sát 41
2.3.2.4 Nội dung khảo sát 41
2.2.3 Kết quả khảo sát 42
2.4 Một số đánh giá 49
2.4.1 Ưu điểm 49
2.4.2 Hạn chế 50
2.4.3 Nguyên nhân 51
2.4.3.1 Nguyên nhân khách quan 51
2.4.3.2 Nguyên nhân chủ quan 52
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 53
Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO KẾ TOÁN NGÂN SÁCH CẤP XÃ, PHƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH 54
3.1 Giải pháp hoàn thiện 54
3.1.1 Giải pháp dài hạn 54
3.1.1.1 Giải pháp về Chuẩn mực kế toán công 54
3.1.1.2 Giải pháp về cơ sở kế toán 54
3.1.2 Giải pháp ngắn hạn 55
3.1.2.1 Giải pháp hoàn thiện hệ thống báo cáo 55
3.1.2.2 Giải pháp hoàn thiện hệ thống tài khoản, chứng từ kế toán 61
3.2 Một số kiến nghị 62
Trang 7KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 65 KẾT LUẬN CHUNG 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Danh sách kế toán khảo sát
Phụ lục 2: Bảng câu hỏi khảo sát
Phụ lục 3: Bảng Cân đối tài khoản
Phụ lục 4: Báo cáo Tổng hợp thu ngân sách xã theo nội dung kinh tế
Phụ lục 5: Báo cáo Tổng hợp chi ngân sách xã theo nội dung kinh tế
Phụ lục 6: Bảng đối chiếu số liệu thu, chi tồn quỹ ngân sách
Phụ lục 7: Báo cáo Tổng hợp tình hình thực hiện dự toán chi ngân sách xã
Phụ lục 8: Báo cáo Tổng hợp tình hình thực hiện nguồn vốn XDCB
Phụ lục 9: Báo cáo Tổng hợp rút bổ sung nguồn vốn ứng trước
Phụ lục 10: Báo cáo Tổng hợp thanh toán các khoản ứng trước năm 2015
Trang 8tắt
Chữ viết tắt Tên tiếng việt
Trang 9 DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Những khó khăn khi lập và trình bày báo cáo tài chính 49
Bảng 2.2: Những khó khăn khi thu thập thông tin, phân loại và xử lý số liệu trên các tài khoản và sổ kế toán 50
Bảng 3.1: Báo cáo tổng hợp thu ngân sách xã theo nội dung kinh tế 55
Bảng 3.2: Báo cáo Tổng hợp chi ngân sách xã theo nội dung kinh tế 57
Bảng 3.3: Báo cáo Tổng hợp chi ngân sách xã theo nội dung kinh tế bổ sung cột 59
Bảng 3.4: Báo cáo Tổng hợp tình hình thực hiện thu, chi ngân sách 60
DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1: Các mục tiêu của hệ thống báo cáo kế toán cấp xã, phường 48
Hình 2.2: Tính hữu ích của các thông tin được trình bày trên các Báo cáo kế toán ngân sách xã, phường 51
Hình 2.3: Những hạn chế của hệ thống báo cáo 52
Hình 2.4: Các đề xuất với cơ quan chức năng để cải thiện hệ thống BCTC cấp xã, phường 53
Trang 10PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngân sách nhà nước (“NSNN”) là công cụ tài chính quan trọng không thể thiếu
để Nhà nước thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình Sự phân cấp quản lý NSNN phù hợp với sự phân cấp của bộ máy chính quyền, tạo ra những đòn bẩy tích cực nhằm phát triển mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội… Xã (gọi chung cho các cấp xã, phường, thị trấn) là cấp chính quyền nhỏ nhất, gắn bó mật thiết đến người dân và là đại diện của Nhà nước giải quyết trực tiếp mỗi quan hệ lợi ích giữa Nhà nước và Nhân dân Ngân sách xã là phương tiện vật chất đảm bảo sự hoạt động bình thường của chính quyền cấp xã, đồng thời là công cụ tài chính giúp chính quyền cấp xã thực hiện chức năng và nhiệm vụ được giao Cùng với sự phát triển về kinh tế và đời sống của người dân ngày càng cao, việc thu – chi ngân sách xã cũng không ngừng tăng lên Vì vậy đòi hỏi công tác quản lý ngân sách xã phải có sự điều chỉnh để phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế đáp ứng được yêu cầu hoạt động của chính quyền nhà nước cấp xã đạt hiệu quả cao, đảm bảo công bằng xã hội Có thể nói ngân sách xã là tiền đề đồng thời là hệ quả trong quá trình quản lý kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước
Sự nghiệp đổi mới của nước ta xuất phát từ mục tiêu là làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa Song mọi cơ chế chính sách quản lý kinh tế - xã hội không có khuôn mẫu sẵn mà chúng không ngừng phát triển, hoàn thiện trong quá trình vận động Muốn cho ngân sách thực sự trở thành động lực phát triển của nền kinh tế thì hơn bao giờ hết việc tăng cường công tác quản lý ngân sách xã phải được đặt ra là mục tiêu hàng đầu của công tác quản lý NSNN Trong công cuộc xây dựng và phát triển nông thôn mới hiện nay, song song với việc củng cố chính quyền cấp xã, Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng công tác quản lý ngân sách xã để nó thực sự là một phương tiện vật chất bằng tiền giúp chính quyền xã hoàn thành tốt những nhiệm vụ, chức năng của mình theo quy định của phát luật
Trang 11Chính phủ ta hiện đã có định hướng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 lên kế hoạch cho các phương án cập nhật, đổi mới các chuẩn mực, với chủ trương sẽ không biên soạn như trước đây mà áp dụng hoàn toàn các chuẩn mực kế toán, kiểm toán của quốc tế, sau đó sẽ tiến hành triển khai hướng dẫn để doanh nghiệp cũng như khu vực công có thể dễ dàng tiếp nhận, sử dụng và tuân thủ
Quảng Bình là một tỉnh có 8.9% dân tộc miền núi, có trình độ dân trí chưa cao
và khả năng tiếp cận với quốc tế còn hạn chế Việc thực hiện nghiên cứu trên địa bàn tỉnh có đa dạng khu vực kinh tế và trình độ dân trí như Quảng Bình giúp luận văn có được cái nhìn toàn cảnh hơn về thực trạng kế toán khu vực công tại Việt Nam
Do đó, tác giả chọn đề tài “HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO KẾ TOÁN NGÂN SÁCH CẤP XÃ, PHƯỜNG - NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH” với mong muốn nghiên cứu về hệ thống báo cáo và sự tiếp cận với kế toán công quốc tế ở cấp độ xã, phường, thông qua đó có thể giúp nâng cao chất lượng quản lý ngân sách ở Việt Nam
2 Tổng quan các công trình nghiên cứu trước đây
Tiến sĩ, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Luận án đã trình bày được các vấn đề tổng quan về kế toán Nhà nước và đánh giá được việc thực hiện chế độ kế toán ở Việt Nam hiện nay, đồng thời Luận án cũng nêu ra được ưu, nhược điểm và một số giải pháp để hoàn thiện hệ thống kế toán Nhà nước
(2) Phạm Quang Huy (2014), “Hoàn thiện hệ thống kế toán thu, chi ngân sách tại
Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Luận án trình bày chi tiết thực trạng về hệ thống tài chính công, quản lý ngân sách Nhà nước và kế toán thu, chi ngân sách nhà nước ở Việt Nam, khảo sát bằng việc phát bảng câu hỏi, thu thập dữ liệu liên quan để rút ra được các giải pháp cùng với các kiến nghị để hoàn thiện hệ thống kế toán thu, chi ngân sách ở Việt Nam
Trang 12(3) Lê Phương Dung (2013), “Hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán cấp xã, phường
trên cơ sở tiếp cận chuẩn mực kế toán công quốc tế - Nghiên cứu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Luận văn trình bày thực trạng sử dụng hệ thống báo cáo tài chính ở xã, phường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời so sánh với chuẩn mực kế toán công quốc tế, từ đó thấy được các điểm mạnh và yếu kém trong hệ thống báo cáo tài chính
kế toán ở Việt Nam và có những giải pháp, kiến nghị để đưa hệ thống báo cáo tài chính cấp xã, phường ở Việt Nam được hoàn thiện và tới gần hơn với quốc tế
(4) Nguyễn Thị Phúc (2013), “Hoàn thiện hệ thống báo cáo ngân sách xã trên địa
bàn tỉnh Trà Vinh”, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí
Minh
Luận văn tập trung nghiên cứu hệ thống báo cáo theo quyết định 94/2005/BTC
về chế độ kế toán ngân sách và tài chính xã và Thông tư 146/2011/BTC áp dụng tại các xã, phường trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, từ đó đưa ra được các kết luận và đề xuất các giải pháp để thiết lập lại hệ thống báo cáo dựa trên chế độ kế toán hiện hành (5) Võ Minh Nhật Phương (2012), “Hoàn thiện công tác kế toán ngân sách xã,
phường trên địa bàn thành phố Hội An”, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Đà Nẵng
Luận văn nghiên cứu công tác kế toán ngân sách theo chế độ kế toán hiện hành đang thực hiện tại thành phố Hội An, khảo sát bằng cách quan sát và thu thập dữ liệu,
từ đó đưa ra được các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán ngân sách xã, phường trên địa bàn thành phố Hội An
Bài báo đăng trên Tạp chí Tài chính “Hoàn thiện quản lý thu ngân sách xã:
Nhìn từ thực tế địa phương” (2014), nghiên cứu trên địa bàn Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ
An, bài báo này chưa có sự tiếp cận với chuẩn mực quốc tế; Tạp chí Kế toán “Kế toán
Nhà nước Việt Nam: Điểm tương đồng và sự khác biệt với chuẩn mực quốc tế về kế toán công” (2013), bài báo này chưa nghiên cứu sâu vào kế toán cấp xã, phường…
Trang 13Đề tài luận án tiến sĩ của Nguyễn Văn Hồng và Phạm Quang Huy đã nghiên cứu ở góc độ tổng thể Việt Nam nhưng chưa đi vào nghiên cứu cấp độ vi mô từng xã, phường Luận văn nghiên cứu của Nguyễn Thị Phúc và Võ Minh Nhật Phương đã nghiên cứu ở cấp xã, phường, tuy nhiên chỉ mới dừng lại ở chế độ kế toán hiện hành ở Việt Nam mà chưa đi vào quan sát ở góc độ quốc tế Luận văn thạc sĩ của Lê Phương Dung đã đề cập tới hệ thống báo cáo tài chính cấp xã, phường trên cơ sở tiếp cận với chuẩn mực kế toán quốc tế, tuy nhiên đề tài nghiên cứu ở Thành phố Hồ Chí Minh, là một trong năm thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam, nơi có trình độ dân trí cao và khả năng tiếp cận với quốc tế tốt hơn so với những địa phương khác
Tại tỉnh Quảng Bình - là một tỉnh có 8.9% dân tộc miền núi, có trình độ dân trí chưa cao và khả năng tiếp cận với quốc tế còn hạn chế - hiện chưa có công trình nghiên cứu nào về hệ thống báo cáo kế toán ngân sách cấp xã, phường Điều này cho thấy việc nghiên cứu đề tài này là vấn đề mới đặt ra, đòi hỏi phải nghiên cứu và phân tích sâu, từ đó thấy được thực trạng và đưa ra được các giải pháp để hoàn thiện hệ thống báo cáo Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sẽ tiếp thu, kế thừa có chọn lọc thành quả nghiên cứu của các công trình đã có và các tài liệu liên quan đến luận văn này
3 Mục tiêu nghiên cứu
o Đánh giá được thực trạng hệ thống báo cáo kế toán ngân sách ở các xã, phường trên địa bàn tỉnh Quảng Bình hiện nay
o Đưa ra được các nhận xét về việc lập báo cáo kế toán ngân sách cấp xã, phường trên cơ sở tiếp cận chuẩn mực kế toán công và đồng thời có những kiến nghị giải pháp thích hợp
4 Câu hỏi nghiên cứu
o Thực trạng lập và sử dụng báo cáo kế toán ngân sách cấp xã, phường trên địa bàn tỉnh Quảng Bình như thế nào?
Trang 14o Để hoàn thiện hệ thống báo cáo ngân sách cấp xã, phường cần thực hiện những biện pháp gì?
5 Đối tượng nghiên cứu
Tác giả nghiên cứu các đối tượng là các báo cáo kế toán ngân sách cấp xã,
phường
6 Phạm vi nghiên cứu
Tác giả nghiên cứu trong phạm vi tỉnh Quảng Bình trong khoảng thời gian tháng 8 và tháng 9 năm 2015
7 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được tiến hành theo phương pháp định tính như sau:
Phương pháp tổng hợp – phân tích: tìm hiểu, phân tích, tổng hợp các tài liệu,
giáo trình, các bài báo có liên quan đến nội dung của đề tài Từ đó có thể thấy được cơ
sở lý luận cũng như thực trạng hệ thống BCTC của đơn vị kế toán xã, phường trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
Phương pháp so sánh – đối chiếu: dựa trên số liệu thu thập được trong quá
trình khảo sát tác giả sẽ so sánh, đối chiếu với lý thuyết để tìm ra những ưu điểm cũng như những mặt khó khăn của vấn đề nghiên cứu
Phương pháp thống kê mô tả: đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả và
bảng ghi chép phỏng vấn để phân tích dữ liệu Các kết quả sau khi được tổng hợp từ bảng câu hỏi phỏng vấn với những kế toán tại các đơn vị xã, phường trên địa bản tỉnh Quảng Bình Qua đó, tác giả tiến hành đánh giá và kiến nghị cho công tác kế toán xã, phường về hệ thống báo cáo kế toán để kiểm chứng cho những lập luận trong luận văn
8 Đóng góp mới của đề tài
Đề tài thực hiện nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, đây là một tỉnh còn
có nhiều khó khăn trong cả nước, có tỷ lệ dân số dân tộc thiểu số miền núi chiếm 8.9% Thông qua bài nghiên cứu này có thể thấy được một cách toàn diện hơn thực trạng kế toán ngân sách xã, phường ở Việt Nam đồng thời đề xuất nhưng giải pháp,
Trang 15kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán ngân sách cấp xã, phường trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
9 Kết cấu luận văn
Luận văn được thực hiện gồm có 3 chương và có kết cấu như sau:
o Chương 1: Cơ sở lý luận về Hệ thống báo cáo kế toán ngân sách cấp xã, phường
o Chương 2: Thực trạng Hệ thống báo cáo kế toán ngân sách cấp xã, phường trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
o Chương 3: Giải pháp hoàn thiện Hệ thống báo cáo kế toán ngân sách cấp
xã, phường trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
Trang 16Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG BÁO CÁO KẾ TOÁN NGÂN SÁCH XÃ, PHƯỜNG
1.1 Tổng quan về kế toán công
1.1.1 Khu vực công
Theo tác giả Ani Uchena (1994), trong cuốn “Chính phủ và kế toán khu vực
công”, khu vực công là lĩnh vực của nền kinh tế được thành lập và hoạt động bởi
Chính phủ và các cơ quan trực thuộc Chính phủ
Theo bộ Chuẩn mực kế toán công quốc tế (2010), khu vực công là thuật ngữ chỉ
chính phủ các quốc gia, khu vực (ví dụ như: nhà nước, tỉnh, tiểu bang), địa phương và các tổ chức chính phủ có liên quan (ví dụ như: các cơ quan, ban ngành và các đoàn thể)
1.1.2 Kế toán khu vực công
Theo Odike, (2006), Kế toán khu vực công là một phương pháp kế toán áp dụng
cho các tổ chức phi lợi nhuận trong khu vực kế toán nhà nước - bao gồm cả chính quyền trung ương và địa phương, và các tổ chức đặc biệt bán Chính phủ - mà lợi nhuận không phải là một thước đo để đánh giá hiệu suất
Theo Ifezue, (2006), Kế toán khu vực công là một hệ thống thông tin thu được
từ việc phân tích, phân loại và được giao cho các bộ phận tài chính - kinh tế trong các đơn vị khu vực công, nhằm:
- Cung cấp thông tin theo yêu cầu của quản lý và điều hành cấp cao để lập kế hoạch, tổ chức và kiểm soát; và
- Việc chuẩn bị và cung cấp các báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán và báo cáo cụ thể cho người dùng bên ngoài
Trang 171.2 Tổng quan về kế toán ngân sách và hệ thống báo cáo ngân sách cấp xã, phường
1.2.1 Nhiệm vụ và các quy định chung về kế toán ngân sách
1.2.1.1 Nhiệm vụ của kế toán ngân sách
Theo Quyết định số 94/2005/QĐ-BTC, nhiệm vụ của kế toán ngân sách bao gồm:
o Thu thập, xử lý, kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi ngân sách, các quỹ công chuyên dùng, các khoản thu đóng góp của dân, các hoạt động sự nghiệp, tình hình quản lý và sử dụng tài sản do xã, phường quản lý và các hoạt động tài chính khác của
xã, phường;
o Thực hiện kiểm tra, kiểm soát tình hình chấp hành dự toán thu, chi ngân sách
xã, phường các quy định về tiêu chuẩn, định mức; tình hình quản lý, sử dụng các quỹ công chuyên dùng, các khoản thu đóng góp của dân; tình hình sử dụng kinh phí của các bộ phận trực thuộc và các hoạt động tài chính khác của xã, phường;
o Phân tích tình hình thực hiện dự toán thu, chi ngân sách, tình hình quản lý và sử dụng tài sản của xã, phường, tình hình sử dụng các quỹ công chuyên dùng; cung cấp thông tin số liệu, tài liệu kế toán tham mưu, đề xuất với UBND, HĐND xã, phường các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội trên địa bàn xã, phường; và
o Lập báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán ngân sách để trình ra HĐND xã, phường phê duyệt, phục vụ công khai tài chính trước nhân dân theo quy định của pháp luật và gửi Phòng Tài chính Quận, Huyện, Thị xã (gọi chung là Huyện) để tổng hợp vào ngân sách nhà nước
1.2.1.2 Quy định chung về kế toán ngân sách
Theo Quyết định số 94/2005/QĐ-BTC, quy định chung về kế toán ngân sách bao gồm về phương pháp kế toán và yêu cầu về kế toán ngân sách:
Trang 18Phương pháp “kế toán kép” sử dụng các tài khoản kế toán trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái để hạch toán từng hoạt động kinh tế tài chính nhằm bảo đảm sự cân đối giữa thu và chi, giữa kinh phí được cấp và tình hình sử dụng kinh phí, giữa vốn và nguồn vốn ở mọi thời điểm Những xã, phường ở vùng cao có số thu, chi ngân sách không lớn, trình độ của cán bộ kế toán còn hạn chế có thể thực hiện phương pháp “kế toán đơn” theo Quyết định của Giám đốc Sở Tài chính Phương pháp “kế toán đơn” không sử dụng tài khoản kế toán, chỉ dùng các sổ kế toán chi tiết để theo dõi từng đối tượng kế toán cụ thể như: thu, chi ngân sách, xuất, nhập quỹ, nợ phải thu, nợ phải trả,
o Yêu cầu đối với kế toán ngân sách bao gồm các yêu cầu như sau:
Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng từ kế toán, sổ
kế toán và báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách xã, phường;
Phản ánh kịp thời, đúng thời gian quy định các khoản thu, chi ngân sách và thu, chi hoạt động tài chính khác của xã, phường;
Phản ánh rõ ràng, dễ hiểu và chính xác thông tin, số liệu về tình hình thu, chi ngân sách và hoạt động tài chính của xã, phường nhằm cung cấp những thông tin cho UBND và HĐND xã, phường;
Phản ánh trung thực hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá trị của nghiệp
vụ kinh tế, tài chính phát sinh ở xã, phường;
Thông tin số liệu kế toán ở xã, phường phải được phản ánh liên tục từ khi phát sinh đến khi kết thúc hoạt động kinh tế tài chính, từ khi thành lập đến khi chấm dứt hoạt động Số liệu kế toán phản ánh kỳ này phải kế tiếp số liệu kế toán của kỳ trước;
và
Phải phân loại sắp xếp thông tin, số liệu kế toán theo trình tự, có hệ thống và có thể so sánh được Chỉ tiêu do kế toán thu thập, phản ánh phải thống nhất với chỉ tiêu trong dự toán ngân sách về nội dung và phương pháp tính toán
Trang 191.2.2 Nội dung thông tin và đối tƣợng sử dụng thông tin
o Theo Quyết định số 94/2005/QĐ-BTC, thông tin kế toán ngân sách và tài chính
xã, phường phản ánh những nội dung sau:
Số hiện có và tình hình biến động các khoản tiền mặt tại quỹ của xã, phường, tiền thuộc quỹ ngân sách và tiền gửi khác của xã, phường tại Kho bạc Nhà nước;
Các khoản thu ngân sách xã, phường đã qua Kho bạc, các khoản thu ngân sách
xã, phường chưa qua Kho bạc và những khoản thoái thu ngân sách hoàn trả cho các đối tượng được hưởng;
Các khoản chi thường xuyên, chi đầu tư xây dựng cơ bản theo dự toán ngân sách đã được HĐND xã, phường quyết định vào chi ngân sách xã, phường đã qua Kho bạc, chi ngân sách xã, phường chưa qua Kho bạc và việc quyết toán các khoản chi theo MLNSNN;
Số hiện có và tình hình biến động từng loại quỹ công chuyên dùng;
Các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của các đối tượng;
Các khoản nợ phải trả của xã, phường về dịch vụ đã sử dụng chưa thanh toán cho người bán, người nhận thầu và các khoản nợ phải trả khác của xã, phường;
Các khoản thu, chi của các hoạt động tài chính khác như: thu, chi hoạt động sự nghiệp, văn hoá, giáo dục, đào tạo, thể thao và các hoạt động cung cấp dịch vụ khác;
Số hiện có và tình hình tăng, giảm tài sản và nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ của xã, phường do hoàn thành việc mua sắm, xây dựng cơ bản, do nhận bàn giao, do được Nhà nước đầu tư, do nhân dân đóng góp, quyên tặng và tình hình biến động tài sản và nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ của xã, phường;
Trên cơ sở những thông tư này, định kỳ kế toán lập báo cáo tài chính và báo cáo
quyết toán để trình HĐND xã, phường và gửi Phòng Tài chính huyện
Trang 20 Đối tượng bên trong: ban lãnh đạo trong UBND xã, phường sử dụng báo cáo kế toán ngân sách nhằm xem xét lại những ngân sách đã và đang sử dụng, qua đó đề ra những chính sách thực hiện phù hợp cho cho tương lai
Đối tượng bên ngoài: cấp trên ở UBND huyện, tỉnh, thuế, kho bạc nhà nước Những đối tượng bên ngoài này sử dụng các báo cáo kế toán ngân sách xã, phường nhằm kiểm tra, đánh giá mức độ thực hiện, hoàn thành việc sử dụng ngân sách của đơn
vị cấp xã, phường
1.2.3 Hệ thống báo cáo ngân sách cấp xã, phường
1.2.3.1 Mục đích lập báo cáo ngân sách nhà nước
Hệ thống báo cáo ngân sách và báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách và thu, chi các hoạt động tài chính khác của xã, phường nhằm mục đích sau:
o Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình thu, chi và cơ cấu thu, chi ngân sách; tình hình hoạt động tài chính khác của xã, phường;
o Cung cấp thông tin tài chính cần thiết cho việc tổng hợp thu, chi ngân sách xã, phường vào ngân sách nhà nước và đáp ứng việc kiểm tra, kiểm soát, tổng hợp, phân tích, đánh giá hoạt động tài chính của xã, phường Đồng thời số liệu báo cáo tài chính
và báo cáo quyết toán còn phục vụ cho việc công khai tài chính theo quy định của pháp luật;
o Thông qua các số liệu trên báo cáo cho phép đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân sách xã, phường theo từng kỳ và so sánh tiến độ thực hiện ngân sách kỳ này
so với các kỳ trước và năm trước về tổng số và từng chỉ tiêu, từng hình thức thu hoặc chi;
o Báo cáo tài chính định kỳ là tài liệu quan trọng để xây dựng dự toán ngân sách năm sau, là cơ sở phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới thu, chi ngân sách hàng năm
1.2.3.2 Hệ thống báo cáongân sách cấp xã, phường
Trang 21 Báo cáo ngân sách tháng gồm 3 mẫu:
- Bảng cân đối tài khoản;
- Báo cáo tổng hợp thu ngân sách xã, phường theo nội dung kinh tế; và
- Báo cáo tổng hợp chi ngân sách xã, phường theo nội dung kinh tế
Báo cáo ngân sách năm gồm 9 mẫu:
- Bảng cân đối tài khoản;
- Bảng cân đối quyết toán ngân sách xã;
- Báo cáo quyết toán thu ngân sách xã theo MLNSNN;
- Báo cáo quyết toán chi ngân sách xã theo MLNSNN;
- Báo cáo tổng hợp quyết toán thu ngân sách xã theo nội dung kinh tế;
- Báo cáo tổng hợp quyết toán chi ngân sách xã theo nội dung kinh tế;
- Thuyết minh báo cáo tài chính;
- Báo cáo quyết toán chi đầu tư XDCB; và
- Báo cáo kết quả hoạt động tài chính khác của xã
Số lượng báo cáo, nội dung và phương pháp tính toán, hình thức trình bày các chỉ tiêu trong từng báo cáo quy định trong chế độ này được áp dụng thống nhất ở tất
cả các xã, phường trong cả nước Để phục vụ cho yêu cầu quản lý, đánh giá và báo cáo HĐND xã, phường, tuỳ theo từng tỉnh có thể chi tiết hoá các chỉ tiêu tổng hợp nhưng không được làm xáo trộn các mẫu đã quy định
Thời hạn nộp báo cáo tài chính tháng cho UBND xã, phường và Phòng Tài chính quận, huyện chậm nhất là 5 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán tháng;
xã, phường và Phòng tài chính quận, huyện do UBND tỉnh quy định
Trang 221.3 Các chuẩn mực kế toán công quốc tế
1.3.1 Lịch sử hình thành và lợi ích của việc áp dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế
1.3.1.1 Lịch sử hình thành
Chuẩn mực kế toán công quốc tế ban đầu được thiết lập dựa trên Ủy ban quản
lý công (PSC – Public Sector Committee) trực thuộc Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC – International Federation of Accounting) Từ năm 1986, Ủy ban có nhiệm vụ chính là phát triển các khái niệm và nguyên tắc về quản lý tài chính và báo cáo tài chính của cơ quan công quyền Ủy ban cũng đã xây dựng và ban hành một số lượng lớn các hướng dẫn, nghiên cứu và báo cáo nghiên cứu Tuy nhiên, chúng không đóng một vai trò quan trọng như IPSAS (International Public Sector Accounting Standards – Bộ Chuẩn mực kế toán công quốc tế) ngày nay
Năm 1996, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong việc hình thành IPSAS khi
Ủy ban quản lý Công xúc tiến thành lập dự án xây dựng các chuẩn mực cho kế toán công quốc tế Mục đích của dự án là xây dựng những IPSAS nhằm cải thiện quản lý tài chính và kế toán cho các cơ quan công quyền và hệ thống kế toán công ở cấp quốc tế
Từ đó Ủy ban kế toán Công tách ra khỏi IFAC, hoạt động như một Ủy ban độc lập nằm xây dựng các chuẩn mực kế toán công và đổi tên thành Ủy ban chuẩn mực kế toán công quốc tế (IPSASB) từ năm 2004
Trong suốt giai đoạn đầu, IPSASB xây dựng bộ chuẩn mực kế toán công quốc
tế dựa trên bộ chuẩn mực lập BCTC quốc tế (IFRS) Từ năm 1996 đến 2002, IPSASB
đã cho ra đời những chuẩn mực kế toán công quốc tế đầu tiên từ IPSAS 1 đến IPSAS
20 Bộ chuẩn mực kế toán công quốc tế sau nhiều lần chỉnh sửa và bổ sung, tính đến ngày 1 tháng 6 năm 2015, đã có 32 chuẩn mực kế toán công quốc tế theo cơ sở kế toán dồn tích và 1 chuẩn mực kế toán công quốc tế theo cơ sở kế toán tiền mặt
1.3.1.2 Lợi ích của việc áp dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế
Áp dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế có những lợi ích sau:
Trang 23o Nâng cao kiểm soát nội bộ và tính minh bạch về tài sản, nguồn vốn trong đơn vị;
o Thông tin đa dạng và nhất quán hơn về các khoản thu chi;
o Nâng cao tính nhất quán và tính so sánh của BCTC qua thời gian và giữa các tổ chức với nhau; chất lượng trong việc lập và trình bày các thông tin tài chính;
o Hạn chế tiêu cực trong việc lập và trình bày BCTC
1.3.2 Hệ thống chuẩn mực kế toán công quốc tế
o IPSAS 2 - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
o IPSAS 3 - Thặng dư và thâm hụt thuần – Sai sót cơ bản về sự thay đổi các chính sách kế toán;
o IPSAS 4 - Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái;
o IPSAS 6 - Báo cáo tài chính hợp nhất – kế toán về các đơn vị bị kiểm soát;
o IPSAS 7 - Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết;
o IPSAS 8 - Lập BCTC về lợi ích trong công ty liên doanh;
o IPSAS 9 - Doanh thu từ nghiệp vụ trao đổi;
o IPSAS 14 - Các sự kiện xảy ra sau ngày lập báo cáo;
o IPSAS 15 - Công cụ tài chính, khai báo và trình bày;
o IPSAS 17 - Tài sản, nhà cửa và thiết bị;
o IPSAS 19 - Dự phòng, nợ phải trả và tài sản tiềm tàng;
Trang 24o IPSAS 20 - Trình bày các bên liên quan;
o IPSAS 21 - Giảm giá trị của các tài sản không tạo luồng tiền;
o IPSAS 22 - Trình bày thông tin tài chính về lĩnh vực chính quyền chính phủ;
o IPSAS 23 - Thu nhập từ các nghiệp vụ phí trao đổi (thuế và chuyển nhượng);
o IPSAS 24 - Trình bày thông tin về ngân sách trên BCTC;
o IPSAS 26 - Giảm giá trị của các tài sản tạo tiền;
o IPSAS 28 - Công cụ tài chính: Trình bày;
o IPSAS 29 - Công cụ tài chính: Ghi nhận và đo lường;
o IPSAS 30 - Công cụ tài chính: Khai báo;
o IPSAS 31 - Tài sản cố định vô hình;
1.3.3 Hai cơ sở kế toán đƣợc áp dụng trong kế toán công quốc tế
Liên đoàn Kế toán Quốc tế ban hành IPSAS dựa trên cơ sở kế toán tiền mặt và
cơ sở kế toán dồn tích
1.3.3.1 Kế toán trên cơ sở dồn tích
Kế toán trên cơ sở dồn tích là cơ sở của kế toán theo đó các giao dịch và sự kiện được ghi nhận khi chúng phát sinh (không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực
tế chi tiền hoặc tương đương tiền) Do đó, các giao dịch và sự kiện được ghi sổ kế toán
và trình bày trong BCTC phù hợp với kỳ mà chúng có liên quan
1.3.3.2 Kế toán trên cơ sở tiền mặt
Ngược lại với kế toán trên cơ sở dồn tích là kế toán trên cơ sở tiền mặt Cơ sở
kế toán tiền mặt cho phép BCTC minh bạch tiền thu, thanh toán và số dư theo thực tế
Trang 251.3.4 Chuẩn mực kế toán công quốc tế liên quan tới báo cáo kế toán: IPSAS 1
“Trình bày Báo cáo Tài Chính”
IPSAS giới thiệu các BCTC, hướng dẫn cấu trúc báo báo, những yêu cầu về nội dung trình bày BCTC trên cơ sở dồn tích
o Mục đích lập BCTC:
Theo đoạn 15 của IPSAS 1, mục đích lập BCTC để:
Cung cấp các thông tin về nguồn lực, phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính;
Cung cấp thông tin để đơn vị đảm bảo đủ nguồn lực tiền mặt và các tài sản khác cho những hoạt động của mình;
Cung cấp thông tin hữu ích cho việc đánh giá khả năng tài chính của đơn vị trong các hoạt động của mình và nhu cầu trả nợ và các cam kết;
Cung cấp thông tin về tình hình tài chính và các thay đổi của đơn vị;
Cung cấp thông tin hữu ích trong việc tổng hợp để xác định đúng chi phí và hiệu quả mà nó mang lại cho đơn vị
o Nguyên tắc lập và trình bày BCTC:
Cơ sở lập BCTC theo giả định hoạt động liên tục: Khi đơn vị lập BCTC cần
phải đánh giá được khả năng hoạt động liên tục của mình Để đánh giá được giả định hoạt động liên tục là hợp lý thì những người có trách nhiệm chuẩn bị lập báo cáo phải xem xét tất cả những giả định về tính thanh khoản của xã; hoặc những sự kiện không chắc chắn trọng yếu có thể gây ra những nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị, hoặc đơn vị có thể ngừng hoạt động Ví dụ các trường hợp không được lập BCTC trên cơ sở hoạt động liên tục như trong trường hợp đơn vị được chia tách, sát nhập… Khi BCTC không được lập dựa trên cơ sở hoạt động liên tục thì điều này cần phải trình bày rõ cùng với cơ sở để lập BCTC và lý do vì sao đơn vị không được coi là
hoạt động liên tục (đoạn 38 – IPSAS 1)
Trang 26 Trình bày nhất quán: việc trình bày và phân loại các khoản mục trong BCTC
cần phải có sự nhất quán từ kỳ kế toán này sang kỳ kế toán khác trừ khi: có sự thay đổi đáng kể về bản chất các hoạt động của đơn vị hoặc khi xem xét lại việc trình bày giao dịch và các sự kiện phát sinh; hoặc có sự thay đổi trong việc trình bày do yêu cầu của
một chuẩn mực kế toán công quốc tế (đoạn 42 – IPSAS 1)
Trọng yếu và tổng hợp: những khoản mục trọng yếu có tính chất tương tự có
thể được trình bày riêng biệt trên BCTC Những khoản mục không trọng yếu được tập
hợp lại với những khoản mục có cùng tính chất hoặc chức năng để trình bày (đoạn 45
– IPSAS 1)
Bù trừ: tài sản và các khoản nợ phải trả; doanh thu và chi phí không được bù
trừ với nhau trừ khi IPSAS khác yêu cầu hoặc cho phép (đoạn 48 – IPSAS 1)
Thông tin có thể so sánh được: ngoại trừ IPSAS cho phép hoặc có yêu cầu
khác, thông tin có thể so sánh được của kỳ kế toán trước phải được trình bày trên báo cáo trừ trường hợp đó là kỳ kế toán đầu tiên, đơn vị mới áp dụng chuẩn mực này Thông tin có thể so sánh được bao gồm thông tin miêu tả bằng lời khi nó liên quan tới
việc có thể hiểu BCTC của kỳ kế toán hiện hành (đoạn 53 – IPSAS 1)
Khi trình bày và phân loại các mục trên BCTC thì các số liệu so sánh cũng được phân loại lại cho phù hợp Đơn vị nên công bố các thông tin sau khi phân loại lại:
- Bản chất của việc phân loại lại;
- Giá trị của khoản mục được phân loại lại;
- Lý do của việc phân loại lại
Khi không thể phân loại lại được giá trị của khoản so sánh thì đơn vị nên nêu rõ
lý do và bản chất của những thay đổi nếu việc phân loại lại được thực hiện
o Thành phần của BCTC
Báo cáo tình hình tài chính của đơn vị;
Báo cáo kết quả hoạt động;
Báo cáo sự thay đổi về tài sản thuần/ nguồn kinh phí;
Trang 27 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
Khi xã công bố dự toán đã được phê duyệt, một sự so sánh giữa số dự toán và
số thực tế như một BCTC bổ sung riêng hoặc như một cột dự toán trong các BCTC;
Thuyết minh, so sánh bảng tóm tắt các chính sách kế toán trọng yếu và giải trình BCTC
o Cấu trúc và nội dung
Báo cáo tình hình tài chính:
Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn:
- Tài sản ngắn hạn: là tài sản được dự tính thu hồi hoặc được giữ để bán hoặc
tiêu dung trong chu kỳ hoạt động bình thường của xã; hoặc tài sản được ưu tiên nắm giữ cho mục đích thương mại; hoặc dự tính thu hồi được trong khoảng 12 tháng của kỳ
kế toán; hoặc tài sản đó là tiền mặt hoặc các tài sản tương đương tiền
- Tài sản dài hạn: tất cả các tài sản không phải là tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn và Nợ dài hạn:
- Nợ ngắn hạn: là một khoản nợ là khi được dự tính thanh toán trong chu kỳ hoạt
động bình thường của xã; hoặc được giữ ưu tiên với mục đích để thanh toán hoặc được thanh toán trong vòng 12 tháng của kỳ kế toán;
- Nợ dài hạn: tất cả các khoản nợ không phải là nợ ngắn hạn
Theo đoạn 88, IPSAS 1 không đưa ra yêu cầu hoặc các mẫu biểu cũng với các khoản mục bên trong mà chỉ đưa ra một danh mục các khoản mục khác nhau về tính chất, chức năng được trình bày riêng biệt trên Báo cáo tình hình tài chính
Các khoản mục trình bày trên BCTC:
- Tài sản, nhà xưởng và trang thiết bị;
- Tài sản đầu tư;
- Tài sản vô hình;
- Tài sản tài chính: các khoản đầu tư được xác định theo phương pháp nguồn kinh phí; những khoản thu về từ các giao dịch một chiều, bao gồm thuế, thu chuyển
Trang 28giao; các khoản thu được từ các giao dịch trao đổi; tiền và các khoản tương đương tiền;
- Hàng tồn kho;
- Thuế và các khoản phải trả thuế chuyển giao;
- Các khoản phải trả về các giao dịch trao đổi;
- Nợ tài chính;
- Tài sản thuần/ nguồn kinh phí và lợi nhuận phân phối cho chủ sở hữu
Báo cáo kết quả hoạt động:
Theo đoạn 99 – IPSAS 1, tất cả thu nhập và chi phí trong kỳ đều được ghi nhận
để xác định thặng dư hay thâm hụt của xã trong quá trình hoạt động của kỳ đó
Thông tin trình bày trên báo cáo kết quả hoạt động bao gồm các tài khoản sau:
- Thặng dư hoặc thâm hụt
Theo đoạn 102 – IPSAS 1, thặng dư hoặc thâm hụt trong kỳ được trình bày trong báo cáo kết quả hoạt động được phân bổ cho nguồn kinh phí
Có hai phương pháp để xã phân loại chi phí:
- Phân loại chi phí theo bản chất của chi phí: chi phí khấu hao, chi phí mua
nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển, chi phí nhân viên và chi phí quảng cáo… các chi phí này không được phân bổ cho các hoạt động của xã Phương pháp này dễ áp dụng
hơn phương pháp phân loại chi phí theo chức năng
Trang 29- Phân loại chi phí theo chức năng của chi phí: chi phí được phân loại theo
chương trình hoặc mục đích của xã Phương pháp này cung cấp thông tin thích hợp cho người sử dụng là phương pháp phân loại chi phí theo bản chất Tuy nhiên phương
pháp này có thể phân bổ tùy ý và có thể xem xét để điều chỉnh
Đơn vị có thể chọn một trong hai phương pháp trên tùy thuộc vào hoạt động và bản chất của xã Cả hai phương pháp trình bày thông tin chi phí đầu ra có thể thể có sự khác nhau, trực tiếp hoặc gián tiếp Do đó chuẩn mực đòi hỏi nhà quản lý phải lựa chọn phương pháp thích hợp nhất và đáng tin cậy để trình bày Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp phân loại chi phí theo chức năng, xã nên bổ sung thông tin về bản chất của chi phí để dự đoán dòng tiền trong tương lai được hữu ích hơn
Báo cáo sự thay đổi về tài sản thuần/ nguồn kinh phí:
Theo đoạn 118 và 119 – IPSAS 1, đơn vị trình bày những thông tin sau báo cáo
sự thay đổi về tài sản thuần/ nguồn kinh phí:
- Thặng dư hoặc thâm hụt trong kỳ (i);
- Mỗi khoản mục doanh thu và chi phí trong kỳ được ghi nhận trực tiếp trong tài sản thuần/ nguồn kinh phí thuần và tổng các khoản mục đó (ii);
- Tổng doanh thu và chi phí trong kỳ (bao gồm i và ii) được trình bày riêng biệt trong tổng phân phối của ngân sách;
- Những ảnh hưởng trong sự thay đổi các chính sách kế toán, ước tính và sửa chữa sai sót được ghi nhận theo IPSAS 3 cho mỗi yếu tố của tài sản/ nguồn kinh phí thuần khi được trình bày riêng biệt
- Đơn vị cũng phải trình bày thông tin hoặc trên báo cáo sự thay đổi của tài sản/ nguồn kinh phí hoặc thuyết minh như sau:
- Giá trị của khoản đầu tư của chủ sở hữu và phần đã phân phối cho chủ sở hữu;
- Số dư thặng dư hoặc số thâm hụt lũy kế đầu kỳ và cuối kỳ kế toán và các sự thay đổi trong kỳ đó;
Trang 30- Các yếu tố của tài sản thuần/ nguồn kinh phí được trình bày riêng biệt, đối chiếu giữa giá trị ghi sổ của mỗi yếu tố trên ở đầu kỳ, cuối kỳ và sự biến động trong kỳ
đó
Chuẩn mực yêu cầu tất cả các khoản mục liên quan đến thu nhập và chi phí trong kỳ đều được ghi nhận để xác định thặng dư hoặc thâm hụt trong kỳ, trừ khi IPSAS có yêu cầu khác
Một số IPSAS yêu cầu một số các khoản mục phải được đánh giá lại phần gia tăng hoặc giảm đi, nhất là các khoản chênh lệch tỷ giá để ghi nhận như là sự thay đổi của tài sản thuần/ nguồn kinh phí Vì thông tin trên rất quan trọng trong việc đánh giá
sự thay đổi tình hình tài chính của xã giữa hai kỳ kế toán
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
Báo cáo này cung cấp thông tin cho người sử dụng bao gồm sự biến động của tiền và các khoản tương đương tiền và nhu cầu sử dụng dòng tiền của xã cho các hoạt động của mình (IPSAS 2)
- Công bố những thông tin chưa được trình bày ở các báo cáo khác;
- Cung cấp thông tin bổ sung chưa được trình bày ở các báo cáo khác nhưng có
thể gây hiểu nhầm trong việc đưa ra các quyết định nếu không được công bố
Thông thường, thuyết minh được trình bày để hỗ trợ thông tin cho người sử dụng có thể đánh giá và so sánh BCTC của đơn vị này với các đơn vị khác
- Một số thông tin khác được công bố như sau:
- Nợ tiềm tàng (IPSAS 19) và các cam kết không chắc chắn, tiềm tàng;
Trang 31- Thông tin phi tài chính rủi ro về mục tiêu quản trị tài chính của đơn vị và các chính sách liên quan
Công bố các chính sách kế toán:
- Cơ sở đánh giá được sử dụng để lập BCTC: giá gốc, giá hiện hành, giá trị thuần
có thể thực hiện được, giá trị hợp lý, giá trị thanh lý,…
- Mức độ áp dụng IPSAS tại đơn vị;
- Các chính sách kế toán khác được sử dụng thích hợp trong việc tránh hiểu nhầm thông tin trên BCTC
1.4 Một số điểm khác biệt giữa kế toán công quốc tế và Việt Nam
o Về đối tượng áp dụng: kế toán trong lĩnh vực nhà nước của Việt Nam áp dụng
cho: các đơn vị thu – chi NSNN; các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp có sử dụng kinh phí NSNN; các đơn vị sự nghiệp tổ chức không sử dụng kinh phí NSNN; các quỹ tài chính của Nhà nước trong đó có các đơn vị cấp xã, phường Kế toán trong lĩnh vực nhà nước của Việt Nam không áp dụng cho doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp khác thuộc mọi thành phần kinh tế
Tuy nhiên, Chuẩn mực kế toán công quốc tế lại áp dụng cho các đơn vị thuộc chính quyền trung ương, các chính quyền khu vực; chính quyền địa phương và các đơn
vị trực thuộc các đơn vị này; các đơn vị cung cấp dịch vụ công được Nhà nước tài trợ thường xuyên, Nhà nước chịu trách nhiệm về tài sản công nợ khi phá sản đó có các đơn vị cấp xã, phường Chuẩn mực kế toán công không áp dụng cho doanh nghiệp nhà nước, các đơn vị, tổ chức công không được tài trợ thường xuyên để duy trì hoạt động liên tục
o Về phạm vi hợp nhất BCTC của Chính phủ: kế toán nhà nước Việt Nam quy
định về việc lập báo cáo quyết toán NSNN nhưng chưa xác lập được nội dung, mẫu biểu và phương pháp hợp nhất BCTC Chính phủ Còn theo Chuẩn mực kế toán công quốc tế, toàn bộ các đơn vị dưới sự kiểm soát của Chính phủ trong và ngoài nước hoặc đơn vị Chính phủ phải chịu trách nhiệm về tài sản và công nợ khi giải thể, phá sản đều
Trang 32được tổng hợp vào BCTC Chính phủ Ngoài ra, tổng hợp lập báo cáo quyết toán chính quyền các cấp
o Về áp dụng cơ sở kế toán: các đơn vị kế toán nhà nước Việt Nam đang áp dụng
các cơ sở kế toán khác nhau Đơn vị thu – chi ngân sách trong đó có các đơn vị cấp xã, phường áp dụng cơ sở kế toán tiền mặt có điều chỉnh (đã theo dõi tạm ứng, nợ phải thu, nợ phải trả); đơn vị HCSN áp dụng cơ sở kế toán dồn tích có điều chỉnh (đã hạch toán đầy đủ nợ phải thu, nợ phải trả, tính hao mòn của TSCĐ nhưng chưa tính vào chi phí hoạt động trong kỳ kế toán) Còn Chuẩn mực kế toán công quốc tế phân định rõ ràng 2 cơ sở kế toán là kế toán trên cơ sở tiền mặt và kế toán trên cơ sở dồn tích
o Về hệ thống thông tin: thông tin kế toán nhà nước Việt Nam do Nhà nước quy
định cụ thể, chia làm 3 loại: lĩnh vực ngân sách; lĩnh vực hành chính sự nghiệp và lĩnh vực đặc thù Còn theo Chuẩn mực kế toán công quốc tế, các mẫu thông tin do Hội nghề nghiệp quy định
Thông tin kế toán nhà nước Việt Nam mới chỉ dừng lại quy định việc lập BCTC ở cấp đơn vị trong đó có các đơn vị cấp xã, phường và có tổng hợp BCTC theo từng cấp ngân sách nhằm phục vụ quyết toán kinh phí ở đơn vị Chính phủ chưa có quy định BCTC hợp nhất Hiện tại, mới chỉ có báo cáo thống kê tài sản toàn Chính phủ
và báo cáo ngân sách cho Quốc hội Chuẩn mực kế toán công quốc tế quy định 2 loại báo cáo: BCTC của Chính phủ (báo cáo tổng hợp các đơn vị thuộc đơn vị thuộc sự kiểm soát của Chính phủ) và báo cáo ngân sách (lập theo yêu cầu của Quốc hội)
Trang 33KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương này nhằm mục đích giới thiệu tổng quan hệ thống chuẩn mực kế toán công quốc tế và hệ thống báo cáo kế toán cấp xã, phường Phần đầu chương, giới thiệu tổng quan về kế toán ngân sách và hệ thống báo cáo ngân sách cấp xã, phường, trong
đó có nêu cụ thể về nhiệm vụ, các quy định, nội dung và đối tượng sử dụng báo cáo
Bên cạnh đó, chương 1 cũng đã giới thiệu chuẩn mực kế toán công quốc tế với hai cơ sở kế toán áp dụng: cơ sở tiền mặt và cơ sở dồn tích; giới thiệu bốn báo cáo các đơn vị thuộc lĩnh vực công khi kết thúc năm tài chính phải lập 4 báo cáo bao gồm: Báo cáo tình hình tài chính, báo cáo kết quả hoạt động, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh BCTC Tuy nhiên, chuẩn mực này trình bày BCTC này được xây dựng dựa trên nền tảng của chuẩn mực kế toán quốc tế dành cho khu vực tư theo cơ sở dồn tích Giới thiệu một số điểm khác biệt giữa kế toán công quốc tế và Việt Nam
Chương 2 tác giả tiến hành khảo sát thực trạng hệ thống báo cáo kế toán đơn vị cấp xã, phường trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, để từ đó đánh giá hệ thống Báo cáo kế toán đơn vị cấp xã, phường và đề ra phương hướng và giải pháp hoàn thiện ở Chương
3
Trang 34Chương 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG BÁO CÁO KẾ TOÁN NGÂN SÁCH CẤP XÃ, PHƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
2.1 Tình hình kinh tế - xã hội – chính trị tỉnh Quảng Bình
2.1.1 Tình hình chung
o Vị trí địa lý: là một tỉnh duyên hải miền trung của đất nước, thuộc vùng Bắc
Trung Bộ, nơi giao thoa của các nền văn hóa cổ xưa và hiện đại, nơi đón nhận các giá trị kinh tế, văn hóa và xã hội quan trọng nhất của đất nước Quảng Bình có nhiều di tích lịch sử văn hóa và thắng cảnh nổi tiếng như Đèo Ngang, Đèo Lý Hòa, Cửa biển Nhật Lệ, đặc biệt có vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được UNESCO công nhận
Có các trục giao thông huyết mạch: Quốc lộ 1A chạy dọc, Đường Hồ Chí Minh 2 nhánh Tây và Đông, Quốc lộ 12A nối Việt Nam - Lào - Thái Lan; có cửa khẩu quốc tế Cha Lo, cảng biển Hòn La, Sân bay Đồng Hới, có đường sắt Bắc - Nam, có hệ thống đường biển, đường sông; giáp ranh với nước bạn Lào và hướng ra biển Đông
o Nguồn lực lao động: tỉnh Quảng Bình có nguồn lao động dồi dào, trong đó lực
lượng lao động đã qua đào tạo, có trình độ đạt tỉ lệ khá cao, Quảng Bình hứa hẹn khả năng cung ứng lao động phổ thông và lao động chuyên nghiệp cho các dự án đầu tư lớn Trên địa bàn tỉnh hiện có 1 trường Đại học, 3 Trường Trung học chuyên nghiệp, 2 trường Trung cấp nghề và một số trung tâm dạy nghề cấp huyện, cơ sở khác có tham gia dạy nghề Hàng năm đào tạo được khoảng 11.000 - 12.000 lao động thuộc nhiều ngành nghề khác nhau
o Chính sách đầu tư: UBND tỉnh Quảng Bình cam kết tạo điều kiện cho các nhà
đầu tư được hưởng mọi ưu đãi mức tối đa theo quy định hiện hành của Nhà nước UBND tỉnh Quảng Bình đặc biệt khuyến khích các dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp điện, công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản, lĩnh vực du lịch; sản xuất chế biến hàng xuất khẩu, nuôi trồng thủy sản, khai thác khoáng sản; thủ công mỹ nghệ và vận tải biển
Trang 35o Tài nguyên đất và biển: Quảng Bình có diện tích tự nhiên trên 8.065 km2 Đến năm 2015, đất sử dụng trong nông nghiệp là 71.530 ha, chiếm 8,87%; đất phi nông nghiệp là 50.300 ha, chiếm 6,23%; đất chưa sử dụng còn 58.700 ha, chiếm 7,28% diện tích toàn tỉnh Đất sử dụng cho lâm nghiệp là 623.400 ha, chiếm tỉ trọng lớn nhất 77,29%, đất nuôi trồng thủy sản có 2.645 ha chiếm 0,33% Vùng lãnh hải rộng trên 20 vạn km2 Quảng Bình có trên 525.000 ha rừng tự nhiên với nhiều khu rừng nguyên sinh, 63.800 ha rừng trồng với trữ lượng gỗ 32,3 triệu m3, mật độ che phủ trên 67% Hiện tại, tỉnh có những sản phẩm quan trọng cho xuất khẩu như: mủ cao su, bột sắn, tiêu, ớt, Sản lượng thủy sản khai thác hàng năm khoảng 30.000 tấn
o Tài nguyên khoáng sản: gồm đá vôi xi măng (hàng tỷ tấn), cát thạch anh (30
triệu m3), cao lanh (36 triệu tấn), sét xi măng, sét gạch ngói, có thể mở rộng, nâng cao năng lực khai thác đáp ứng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài Trữ lượng lớn nhất là đá vôi xi măng với chất lượng cao, vị trí thuận lợi dễ dàng để khai thác tập trung ở quy mô lớn phục vụ sản xuất các sản phẩm xi măng chất lượng cao và các sản phẩm từ nguyên liệu đá vôi
o Khai thác, phát triển năng lƣợng: ngoài mạng lưới điện quốc gia được đầu tư
đồng bộ, Quảng Bình đang chuẩn bị đầu tư xây dựng các nhà máy nhiệt điện công suất
400 MW tại Khu Kinh tế Hòn La Quảng Bình có tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo như phong điện Theo dự kiến, dọc bờ biển Quảng Bình có thể xây dựng hệ thống phong điện với tổng công suất từ 600 – 1000 MW
o Điện lực: Đến nay, Tỉnh có 98,7% xã, phường có điện, có trên 97% hộ dân cư
dùng điện lưới Tỉnh đã đưa vào hoạt động trạm 220 KV Đồng Hới công suất 2 x 125 MVA; 4 trạm 110 KV (Đồng Hới, Ba Đồn, xi măng Sông Gianh, Lệ Thủy) có công suất 150 MVA, 18 trạm trung gian với công suất 64 MVA, 977 trạm phân phối với công suất 159,6 MVA Có 125 km đường dây 500 KV Bắc Nam, 69 km đường dây
220 KV, 123 km đường dây 110KV, 1.427 km đường dây 6-35 KV
Trang 36o Giao thông vận tải: Đến nay, 100% xã, phường, thị trấn có đường ô tô đến
trung tâm xã Toàn tỉnh có 4.655 km đường bộ, trong đó có 736 km đường quốc lộ,
335 km đường tỉnh lộ, 923 km đường huyện và 2.661 km đường liên thôn, liên xã, trong đó có gần 300 km đã được rải nhựa Tỉnh có 160 km đường sắt đi suốt chiều dài của tỉnh với 17 ga Có 116 km bờ biển, 364 km đường song; Tỉnh đã khôi phục, nâng cấp cảng Gianh cho tàu 1.000 tấn vào được với năng lực bốc xếp 100.000 tấn/năm, đã đưa cảng Hòn La vào hoạt động với tàu 1 vạn tấn vận chuyển hàng hóa ra vào cảng, đang chuẩn bị địa điểm để chuyển cảng Nhật Lệ ra ngoài trung tâm thành phố Sân bay Đồng Hới được sử dụng với năng lực 500.000 hành khách/năm
Phương tiện vận tải đến nay đã có 200 xe khách/ 4.846 chỗ ngồi, 4.460 xe vận tải đường bộ, 1.840 phương tiện vận tải đường thủy, 25 tuyến vận tải hành khách cố định ngoại tỉnh, 32 tuyến vận tải hành khách nội tỉnh, 2 tuyến vận tải hành khách quốc tế
o Bưu chính viễn thông: mạng lưới bưu chính viễn thông được phát triển hiện
đại và rộng khắp Đến nay, toàn tỉnh có 1 bưu cục trung tâm, 7 bưu cục huyện, 35 bưu cục khu vực và 91 điểm bưu điện văn hóa xã, 150 đại lý bưu chính chuyển phát, 870 trạm thu phát sóng thông tin di động với 566.932 thuê bao điện thoại, trong đó có 184.950 thuê bao cố định, 381.982 thuê bao di động, 100% xã, phường, thị trấn đã có máy điện thoại
o Cấp nước: hệ thống cấp nước Phú Vinh và Bàu Tró ở Đồng Hới đang hoạt
động với công suất 27.000m3/ngày để phục vụ cho trung tâm thành phố Đồng Hới và vùng lân cận Các thị trấn: Ba Đồn, Quy Đạt, Đồng Lê, Quán Hàu, Kiến Giang và thị trấn Việt Trung đã đầu tư xây dựng và đang hoạt động hệ thống cấp nước với công suất mỗi huyện 1.000-2.000 m3
o Công trình thuỷ lợi: toàn tỉnh có 123 hồ chứa, 65 đập dâng lớn nhỏ, 164 trạm
bơm điện với tổng dung tích hồ đập gần 343 triệu m3
nước với khả năng tưới vụ Đông Xuân là 25.000 ha, vụ Hè Thu gần 15.000 ha; Thực hiện kiên cố hóa 950 km kênh mương, tỷ lệ diện tích lúa được tưới tiêu chủ động đạt 90,6%
Trang 37o Trong nông nghiệp: tỉnh đã đầu tư xây dựng 1 nhà máy chế biến hạt giống lúa
kỹ thuật với công suất 1.500 tấn/năm đang hoạt động với 3 trại sản xuất giống kỹ thuật
để cung cấp hạt giống cho toàn tỉnh
o Về thuỷ sản: toàn tỉnh có 4.521 tàu đánh cá lớn nhỏ với tổng công suất 159.337
CV và hơn 1.597 thuyền đánh cá thủ công, trong đó có 180 tàu đánh cá khơi với công suất bình quân mỗi chiếc trên 45 CV Cảng cá sông Gianh và cảng cá Nhật Lệ đã đi vào hoạt động và phát huy hiệu quả, nhằm thu hút lượng cá đánh bắt và chế biến phục
vụ xuất khẩu
o Thương mại: hệ thống chợ được phát triển, đến nay toàn tỉnh đã có 123 chợ và
4 trung tâm thương mại tập trung ở thành phố Đồng Hới Hệ thống khách sạn, nhà nghỉ có 238 cơ sở với 2.766 phòng và 5.470 giường Tỉnh đã và đang đầu tư xây dựng khu du lịch Phong Nha là nơi được đánh giá là “Đông Dương Đệ Nhất động”; Có 2 khu xăng dầu tại cảng Gianh với công suất 8.000-10.000 m3
với hệ thống cửa hàng vật
tư, xăng dầu từ tỉnh xuống tận khu dân cư tập trung, đảm bảo phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và sản xuất xã hội
o Về văn hoá xã hội: đến năm 2015 có trên 100% số xã có trạm y tế, trong đó có
70% trạm y tế đạt chuẩn quốc gia; mỗi huyện có 1 bệnh viện và 2 - 3 phòng khám đa khoa; 100% số xã có trường tiểu học, 95% số xã có trường THCS, mỗi huyện có từ 2 -
3 trường THPT, 1 trung tâm hướng nghiệp dạy nghề Ở tỉnh có có 1 trường Đại học, 2 trường THCN, 2 trường trung cấp nghề, 1 Đài Phát thanh - Truyền hình có công suất 5
KW, có 8 trạm phát lại truyền hình và 7 đài phát thanh ở các huyện, thành phố
o Về Tốc độ tăng trưởng GRDP: năm 2014 đạt 7,5% tăng so với năm 2013
(7,1%) Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2014 là 4.595,2 tỷ đồng, tăng 3,9%; giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 507,6 tỷ đồng, bằng 86,6%; giá trị sản xuất thủy sản đạt 1.938
tỷ đồng, tăng 7,7% so với năm 2013
Sơ đồ tổ chức tại tỉnh Quảng Bình:
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức tại Tỉnh Quảng Bình
Trang 385 Hội Nông dân tỉnh
6 Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh
7 Hội Cựu chiến binh tỉnh
8 Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo
9 Tỉnh Đoàn
10 Liên minh Hợp tác xã
11 Liên đoàn Lao động tỉnh
CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ
7 Huyện Tuyên Hóa
8 Huyện Minh Hóa
CƠ QUAN, TỔ CHỨC TRUNG ƢƠNG ĐÓNG TRÊN ĐỊA BÀN
8 Chi Nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn
9 Chi Nhánh Quỹ tín dụng Trung Ương
10 Viễn thông Quảng Bình
7 Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
8 Sở Giao thông Vận tải
9 Sở Xây dựng
10 Sở Tài nguyên và Môi trường
11 Sở Thông tin và Truyền thông
12 Sở Lao động Thương binh và Xã hội
13 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
1 Quỹ phát triển đất tỉnh
2 Vườn Quốc gia P.Nha-K.Bàng
3 BQLDA Phát triển Nông thôn bền vững vì người nghèo (SRDP)
4 Ban Quản lý Dự án khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng
5 Ban quản lý dự án phát triển Du lịch bền vững Tiểu vùng Mê Kông
6 Bảo hiểm xã hội
13 Đài Phát thanh – Truyền hình
Trang 392.1.2 Thuận lợi
o Quảng Bình có tiềm năng phát triển du lịch vô cùng thuận lợi Tỉnh có nhiều thắng cảnh nổi tiếng, nhiều điểm dừng chân, nghỉ dưỡng kỳ thú như bãi tắm Đá Nhảy, biển Nhật Lệ, Vũng Chùa - Đảo Yến, vịnh Hòn La, suối nước nóng Bang, Núi Thần Đinh, di tích Bàu Tró, Khu du lịch cao cấp Sunspa resort Bảo Ninh và hệ thống di tích lịch sử văn hoá, di tích đường Hồ Chí Minh huyền thoại như Cha Lo, Cổng Trời, Xuân Sơn, Long Đại
Đặc biệt, Quảng Bình có Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong
Nha-Kẻ Bàng với hệ thống hang động kỳ vĩ, trong đó Sơn Đoòng được cho là hang động lớn nhất và đẹp nhất thế giới
Du lịch Quảng Bình đã có bước phát triển vượt bậc, lượt khách du lịch đến Quảng Bình năm 2014 đạt 2.716 triệu lượt, tăng 97,5% so với năm 2013
o Quảng Bình có nhiều mỏ nguyên liệu trữ lượng lớn phục vụ cho sản xuất vật liệu xây dựng như đá vôi, cát trắng, cao lanh, đá xây dựng, sành sứ, đất sét… Các công trình về vật liệu xây dựng đưa vào khai thác như xi măng lò đứng 20,4 vạn tấn, gạch tuy nen 80 triệu viên, gạch ceramic 1,1 triệu m3/năm, đá xây dựng 100.000 m3/năm, thanh nhôm định hình 2.700 tấn/năm,…; một số dự án đang được đầu tư: nhà máy xi măng sông Gianh công suất 1,4 triệu tấn/năm (giai đoạn 2 là 2,8 triệu tấn), nhà máy kính thuỷ tinh, gốm xây dựng, gạch block, sứ vệ sinh, gạch thuỷ tinh, chế biến cao lanh tinh,…
2.1.3 Khó khăn
o Tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao Số hộ nghèo đến thời điểm cuối năm 2014 là 19.454 hộ, chiểm tỷ lệ là 8,67%;
o Tỷ lệ người dân tộc miền núi chiếm 8.9% trong tỉnh;
o Tình hình thời tiết thường xuyên diễn biến bất thường, thiên tai, nguy cơ dịch bệnh bùng phát gây khó khăn cho hoạt động sản xuất nông nghiệp;
Trang 40o Cơ sở hạ tầng tuy đã được chú trọng đầu tư xây dựng nhưng vẫn còn lạc hậu so với cả nước;
o Quy mô, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp ở tỉnh còn thấp, hiệu quả kinh tế chưa cao;
o Khả năng tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin còn hạn chế;
o Khả năng thu hút nguồn nhân lực trình độ cao còn hạn chế
2.2 Sơ lược về hệ thống các báo cáo ngân sách cấp xã
2.2.1 Bảng cân đối tài khoản (mẫu số B01 – X)
Bảng cân đối tài khoản là báo cáo phản ánh tổng quát tình hình thu, chi ngân sách; thu, chi các quỹ của xã; tình hình tài sản cố định, nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định (đối với xã có hạch toán tài sản) và tình hình tài chính khác của xã
trong kỳ báo cáo Số liệu trên Bảng cân đối tài khoản là căn cứ để kiểm tra việc ghi
chép trên Nhật ký - Sổ Cái, đồng thời đối chiếu và kiểm tra, kiểm soát số liệu ghi trên các báo cáo tài chính khác
- Nhật ký - Sổ Cái và các sổ kế toán chi tiết;
- Bảng cân đối tài khoản kỳ trước
Trước khi lập Bảng cân đối tài khoản phải hoàn thành việc ghi sổ, khoá sổ của
sổ kế toán chi tiết và sổ tổng hợp (Sổ Nhật ký - Sổ Cái hoặc Sổ Cái), tính số dư của từng tài khoản, kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa các sổ có liên quan
Báo này được lập theo tháng, năm
Bảng cân đối tài khoản được chia thành các cột:
- Số hiệu tài khoản
- Tên tài khoản kế toán