Mấy vấn đề bồi dưỡng học sinh giỏi

28 863 1
Mấy vấn đề bồi dưỡng học sinh giỏi

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Biểu tượng kép trong ca dao Việt Nam (Nhân đọc Một biểu tượng kép về sự thuỷ chung trong ca dao) ----- Con người ta đang sống trong một thế giới biểu tượng. Hay nói cách khác, một thế giới biểu tượng đang sống trong mỗi chúng ta. “Biểu tượng là cái gì ngoài ý nghĩa vốn có của nó còn hàm chứa một ý nghĩa khác, tức là ngoài nghĩa đen còn có nghĩa bóng”( K.G. Jung) . Nghiên cứu về biểu tượng là lĩnh vực đã và đang được các nhà khoa học thuộc nhiều ngành khác nhau quan tâm. Các biểu tượng góp phần làm nên bộ mặt của một nền văn hóa ở những đường nét cơ bản nhất. những ý nghĩa hàm ẩn mà biểu tượng khơi gợi ra như một quy ước thẩm mỹ của cộng đồng… Biểu tượng nghệ thuật trong ca dao là những kí hiệu ngôn ngữ được lặp đi lặp lại nhiều lần, có khả năng biểu hiện những ý nghĩa sâu xa; là những hình ảnh đã được dân gian chọn lọc trong sử dụng và được thử thách qua nhiều năm tháng, thể hiện đậm nét những đặc trưng truyền thống của VHDG. Trong hệ thống biểu tương văn học dân gian, “Muối mặn-Gừng cay” thuộc biểu tượng mang tính dân tộc. Tác giả Khải Nguyên đã rất tinh tế khi đưa ra những phân tích lý giải :" Không phải ngẫu nhiên mà các từ có yếu tố “cay” đều có chung nét nghĩa bất ổn, không lành (cay cú, cay cực, cay đắng, cay độc, cay nghiệt, chua cay, sâu cay…), còn các từ có yếu tố “mặn” thì lại thể hiện sự thân thiết, gắn kết (mặn mà, mặn mòi, mặn nồng…). Trong các vị thông thường, thì cay, đắng thuộc dương; mặn, ngọt, chua thuộc âm. “Cay” gây ra bứt rứt, nóng nảy, “cay như hớt”, “cà cuống chết đến đít vẫn còn cay”, quả là khó quên. “Mặn” hầu như không có tác dụng ngay, mà âm ỉ theo thời gian “ăn mặn, khát nước” (đời cha ăn mặn, đời con khát nước) hoặc phải rút kinh nghiệm “mặn mất ngon, giận mất khôn”, cũng không phải dễ quên. Xét mặt “mùi đời”, có thể coi đây là hai “vị chủ”, tiêu biểu cho mặn nồng và cay đắng, hai trạng thái của con người hay hai cách cư xử về một con người. Nhấn mạnh “cay”, “mặn”; hai mặt đối lập của một chỉnh thể (“đĩa muối chấm gừng”) như vậy, cho thấy sự nhìn nhận vấn đề hôn nhân rất khách quan: cay đắng hay mặn nồng là hai trạng thái, tình huống song song tồn tại trong quan hệ vợ chồng, quan hệ giữa người khác với vợ chồng… Muối mặn - gừng cay là một biểu tượng kép bởi nó chứa đựng trong mình nhiều tầng ý nghĩa, tượng trưng cho đôi bạn trẻ, cho ‘tình duyên”, thủy chung trong hôn nhân. " Khi tách riêng hai hình ảnh muối và gừng; lúc này mỗi hình ảnh có nghĩa biểu vật và theo ngữ cảnh riêng, không mang nét nghĩa của biểu tượng ". (Khải Nguyên, Một biểu tượng kép về sự thuỷ chung trong ca dao: Muối mặn-Gừng cay. (Nguồn: http://khainguyen.vnweblogs.com/post/3075/27343#comments ). Tương tự, "trầu-cau", "mai – trúc", “cây đa, giếng nước, ngôi đình” . Chỉ khi được đặt trong "quần thể" của nó, ta mới thấy hết được ý nghĩa của biểu tượng này. Vì thế từ bao đời nay những hình ảnh này vẫn tồn tại bên nhau trong các làng quê Việt Nam. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, có những trường hợp, các hình ảnh không đứng trong "quần thể", người ta vẫn xem là "biểu tượng kép". Trong VHDG, mỗi biểu tượng nhiều khi không chỉ có một nghĩa. Trong quá trình lưu truyền, các tác giả dân gian không ngừng mở rộng đối tượng nhận thức qua các biểu tượng, vì vậy, các tín hiệu thẩm mỹ này thường mang tính đa nghĩa. Khi xây dựng biểu tượng, nghệ nhân dân gian đã qua sự chọn lựa, sàng lọc từ sự vật một hoặc một số khả năng gợi liên tưởng nào đó, tạo ra cho sự vật những ý nghĩa mới. Những nét nghĩa này được sử dụng nhiều lần, được tập thể công nhận và trở thành nghĩa biểu tượng. Khi ấy, người ta hiểu ý nghĩa của biểu tượng theo một thứ phản xạ được xây dựng bằng thói quen, bằng quy ước văn hóa của cộng đồng. Chẳng hạn, ngày xưa các cô thôn nữ dùng yếm để che ngực. Cái yếm thường là do người dùng tự cắt may. Chính vì thế mà nó trở thành biểu tượng nữ tính: -Ước gì sông rộng một gang Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi - Trầu em têm tối hôm qua Cất trong dải yếm mở ra mời chàng - Đàn ông đóng khố đuôi lươn Đàn bà yếm thắm hở lườn mới xinh - Yếm trắng mà vó nước hồ Vó đi vó lại anh đồ yêu thương… Hình ảnh chiếc cầu trong ca dao được nhắc đến rất nhiều: cầu tre, cầu ván, cầu đá, cầu xây…cầu mùng tơi, cầu sợi chỉ, cầu cành hồng … Chiếc cầu dải yếm không có trong thực tế nhưng lại là chiếc cầu đẹp nhất, nên thơ và gợi cảm nhất trong ca dao. Bản "thiết kế" của "kiến trúc sư" trong bài ca dao này chắc chắn là của một người con gái ở độ tuổi mười tám, đôi mươi… tình yêu vừa chớm nở. Người con gái nghĩ ra chiếc cầu này là để "bắc" riêng cho một người "sang chơi". Ý nghĩ đó thật táo bạo, tinh nghịch nhưng cũng rất đằm thắm và đầy nữ tính, thể hiện ước muốn được gần nhau. Người con gái đã nghĩ thật và nói thật, nhưng là cái thật của ước mơ, khát vọng chứ không phải là cái thật trong hiện thực cuộc đời. Trong trường hợp này, chiếc yếm trở thành biểu tượng cho khát vọng tình yêu mãnh liệt của những chàng trai, cô gái lao động trong xã hội xưa. Yếm là mảnh vải hình vuông (hoặc hình thoi) đeo trước ngực, phía trên khoét tròn làm cổ, hai góc bên đính với dải để buộc ra sau lưng. Khi trời nóng bức, người ta mặc váy yếm, hai tay và lưng để trần. Yếm có nhiều mầu sắc: yếm nâu mặc đi làm đồng, yếm trắng mặc thường ngày. Yếm thắm, yếm đỏ, yếm hồng, yếm đào mặc trong dịp lễ hội… Trang phục lễ hội cổ truyền, người thiếu nữ không thể không có hình ảnh cái yếm (Xem thêm: Ý nghĩa nhân văn trong trang phục truyền thống - Trần Ngọc Dung). Như vậy, chiếc yếm cũng đã trở thành một biểu tượng kép: vừa là biểu tượng nữ tính, vừa là biểu tượng cho một khát vọng tình yêu, may mắn, hạnh phúc. Hay hình ảnh mái đình, cây đa vẫn được xem một biểu tượng của làng quê truyền thống. Khi người ta ví người nào đó với "cây đa, cây đề" thì cây đa trở thành biểu tượng cho sức làm việc quên mình, dẻo dai, cho sự tích lũy kiến thức phong phú… Có khi cây như như một nhân chứng của thời gian, chứng kiến những sự đổi thay của con người, của đất trời: -Tr ǎ m n ǎ m dầu lỗi hẹn hò Cây đa bến cũ con đò khác đưa. -Cây đa cũ, bến đò xưa Bộ hành có nghĩa nắng mưa cũng chờ Có khi, cây đa còn là biểu tượng tâm linh của con người: -Thần cây đa, ma cây gạo, cú cáo cây đề -Cây thị có ma, cây đa có thần "Cây đa xanh tốt tỏa bóng làm cho các di tích trở nên linh thiêng hơn Cây đa được coi là nơi ngự trị của các thần linh dân dã và các linh hồn bơ vơ. Cây đa nào càng già cỗi, càng xù xì, rậm rạp thì càng gắn bó với thần linh. Gốc đa ở các di tích thường được dân chúng thắp hương chung để tỏ lòng tôn kính các vị thần linh dân dã hoặc cầu cho những linh hồn bơ vơ về nương nhờ lộc Phật không đi lang thang quấy nhiễu dân làng" (Nguồn: http://hanoi.vnn.vn/chuyen_de/langque/honque/bai01.html) Như vậy, cây đa là biểu tượng đẹp với nhiều ý nghĩa : vừa gần gũi với cuộc sống người dân , vừa mang đậm yếu tố tâm linh của con người Việt Nam. Tính chất "biểu tượng kép" của cây đa chính là ở đó… Muốn hiểu được đầy đủ, trọn vẹn ý nghĩa của biểu tượng, cần có vốn sống, vốn văn hóa, vì mỗi biểu tượng đều có một tầng nền lịch sử - xã hội - văn hóa riêng của nó. Bài viết của Khải Nguyên là một sự tìm tòi, nghiên cứu nghiêm túc. Với một người làm công tác sưu tầm, nghiên cứu VHDG, đi tìm những "biểu tượng kép" trong ca dao là một công việc thú vị. Từ bài viết này, mong tác giả Khải Nguyên có thể phát triển, mở rộng ra thành một đề tài lớn hơn "Đi tìm những biểu tượng kép trong ca dao Việt Nam" thì sẽ thú vị và có ý nghĩa lớn lao hơn. Có thể là như thế. LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÁT HIỆN VÀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Ở TRƯỜNG THPT KHÔNG CHUYÊN 1. Đặt vấn đề 1.1. Bàn về chuyện dạy văn trong không khí văn chương buồn tẻ như ở nhà trường THPT hiện nay đã khó, nói đến chuyện bồi dưỡng học sinh giỏi (HSG) môn văn lại càng khó hơn. Với tôi, chuyện người thầy phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi cũng như người trồng hoa. Bông hoa đẹp bởi bàn tay người chăm bón, nâng niu. Nhưng đâu phải khi nào hoa cũng khoe sắc rực rỡ. Chỉ cần một cơn trở gió, một sự thay đổi tiết trời, một sự lãng quên, bất cẩn của người là hoa kém sắc, cây không trổ bông. Có đồng nghiệp nói với tôi rằng, giỏi văn chỉ là "thiên bẩm". Là người trực tiếp giảng dạy môn văn đã nhiều năm ở phổ thông, tôi không nghĩ như vậy. Với tôi, người thầy dạy văn trong trường học không phải là chất xúc tác trong quá trình biến đổi chất! Năng khiếu và tri thức văn chương nói riêng, tri thức văn hoá nói chung được bồi đắp theo năm tháng, gắn liền với sự nhạy bén của tố chất cá nhân đã làm nên hồn vănhọc sinh. 1.2. Trong nhà trường THPT, nhất là ở những trường không chuyên, việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi như thế nào để đạt kết quả tốt, quả là một vấn đễ không đơn giản. Trường Huỳnh Thúc Kháng chúng tôi, việc bồi dưõng HSG đã có sự quan tâm và đầu tư nhất định. Hằng năm, qua các kỳ thi HSG tỉnh chúng tôi đã gặt hái được những thành công đáng kể. Song đáng tiếc là số học sinh đạt giải môn văn lại chưa nhiều. Điều này có nguyên nhân từ cả hai phía. Trước hết là từ phía người thầy. Do phải bám sát việc thực hiện theo phân phối chương trình, người thầy không có điều kiện đầu tư về chiều sâu trong giờ giảng; thời gian tập trung bồi dưỡng cho HSG cũng không nhiều (thường thì những em được chọn đi thi HSG chỉ được tập trung bồi dưỡng 8 - 10 buổi); Trong số thời gian hạn hẹp đó, giáo viên bộ môn được phân công mỗi người dạy từ 2- 3 buổi; mỗi người dạy theo cách riêng của mình. Về phía học sinh, ngoài vấn đề năng khiếu, do phải học nhiều môn nên việc đầu tư thời gian tự bồi dưỡng môn văn không được nhiều, quyết tâm đoạt giải của các em lại chưa cao. Thiết nghĩ, việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi nếu được đầu tư một cách thích đáng và và tiến hành bài bản, kết quả sẽ khả quan hơn. Và kéo theo đó là hứng thú học văn sẽ phần nào được cải thiện. Việc phát hiện bồi dưỡng năng khiếu văn chương, vì vậy, là việc cần phải ý thức thường xuyên, trước hết là đối với những giáo viên trực tiếp giảng dạy. Năng khiếu văn, càng được phát hiện và bồi dưỡng sớm bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Nhưng phát hiện và bồi dưỡng như thế nào cho có hiệu quả là cả một vấn đề cần được trao đổi kỹ lưỡng… 2. Phát hiện Học sinh giỏi văn 2.1. Thế nào là học sinh giỏi văn? HSG văn trước hết phải là những học sinh có niềm say mê, yêu thích văn chương. Sự say mê ấy phải được biểu hiện thường xuyên, liên tục và bằng ý thức tự giác trong học tập, như soạn bài cẩn thận chu đáo, luôn chủ động tiếp thu kiến thức trong giờ học, đặc biệt phải thể hiện rõ ý thức trách nhiệm trong các bài làm văn theo quy định của chương trình và những bài luyện tập, thực hành rèn luyện kỹ năng mà giáo viên hướng dẫn. Sự say mê sẽ giúp các em chịu khó tìm tài liệu để mở mang kiến thức. Và quan trọng hơn là nó giúp học sinh phát huy được trí tưởng tượng, sự liên tưởng để sống sâu sắc hơn với những cái mình đã đọc, đã học. HSG văn là những học sinh có những tư chất bẩm sinh, như tiếp thu nhanh, có tri nhớ bền vững, có khả năng phát hiện vấn đề và có khả năng sáng tạo (có ý tưởng mới trong bài làm). HSG văn phải có vốn tri thức phong phú và hệ thống, thuộc nhiều thơ văn trong và ngoài chương trình qua sự tìm đọc, tích luỹ; phải có sự hiểu biết càng nhiều càng tốt về con người và xã hội. Chẳng hạn nhờ có sự say mê tìm đọc mà một học sinh đã biết thêm ý kiến của thầy giáo Mai Văn Hoan về cách hiểu câu thơ: "Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng" là phải dựa vào đặc điểm cây bồ đề - một loại cây cao chừng15m, búp non, phủ lông mịn màu vàng, hoa nhỏ mọc thành chùm. Bồ đề có hai loại : loại hoa trắng gọi là cánh kiến trắng, loại hoa vàng gọi la cánh kiến vàng. Loại cánh kiến hoa vàng thường mọc trên vùng sỏi sạn ở độ cao 300-700 m. Nhựa của nó vừa là loại thuốc quí , vừa để chế ra chất keo gắn kết rất chặt. Phải chăng vì những phẩm chất đó mà nhà thơ Chế Lan Viên so sánh "Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng" - một tình yêu đẹp được ươm mầm trong gian khổ, khó khăn và khăng khít keo sơn mãi mãi. Một trong những biểu hiện không thể thiếu và thường khó giấu của HSG văn là rất giàu cảm xúc và thường nhạy cảm trước mọi vấn đề, trước cuộc sống. Biểu hiện thường thấy ở những học sinh này là dễ vui nhưng cũng rất dễ buồn trước những vấn đề đặt ra trong tác phẩm và nhất là do sự tác động qua lời giảng của giáo viên. Thường thì đây là những học sinh sống rất tình cảm, thích gần gũi với thầy cô, bạn bè và với mọi người, hay bộ lộ quan điểm tình cảm và chiều sâu nội tâm của mình thông qua cách phát biểu trực tiếp hoặc gián tiếp qua các bài viết. Sự nhạy cảm ở các em luôn gắn liền sự thông minh và theo tôi thì sự thông minh của HSG văn là sự thông minh của cả khối óc lẫn con tim. HSG văn là những học sinh có vốn từ tiếng Việt khá dồi dào, biết sử dụng chính xác chúng trong những trường hợp khác nhau. Thường những em HSG văn đều có khả năng diễn đạt mượt mà, giàu cảm xúc, giàu hình ảnh, diễn đạt hàm súc và có bản sắc riêng. Năng khiếu ở HSG văn thường đi kèm với các biểu hiện bên ngoài như ánh mắt sáng, cách nói lưu loát, gãy gọn bởi ngôn ngữ diễn đạt là cái vỏ của tư duy. Một học sinh hay nói lay, nói lặp, nói dài dòng mà lượng thông tin ít, khả năng lựa chọn ngôn ngữ trong diễn đạt hạn chế … quyết không thể là một học sinh có tư duy trong sáng và có năng khiếu học văn. HSG văn thường là những học sinh nắm chắc các kỹ năng làm bài nghị luận. 2.2. Phát hiện học sinh giỏi văn Từ quan niệm về HSG nói trên, việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi cần được tiến hành từ đầu lớp 10. Cơ sở của việc tuyển chọn của chúng tôi là:Thứ nhất, tìm hiểu kết quả của học sinh ở cấp THCS qua điểm tổng kết, điểm thi tốt nghiệp, điểm thi học sinh giỏi và nếu có thể, tham khảo thêm ý kiến giáo viên đã trực tiếp giảng dạy học sinh ở cấp học đó để nắm bắt những mặt mạnh, mặt yếu của học sinh.Thứ hai, chúng tôi xem bài viết đầu tiên của học sinh (đặc biệt là học sinh lớp 10) như một dấu ấn để bắt đầu cuộc hành trình phát hiện năng khiếu của học sinh. Công việc của người thầy trong bài đầu tiên này là kiểm tra chất giọng, chất văn, cách nghĩ của học trò. Những học sinh đạt được cả chất văn và ý văn trong một bài viết không phải nhiều, không phải đều. Cái tật lộ ra ở từng học trò phải được nhận biết, nét tài hoa của từng học sinh cần phải được ghi nhận và trân trọng. Khi chấm bài, thầy cô không chỉ chú trọng những bài chu đáo, khuôn mẫu, đầy đủ .mà còn quan tâm đến những bài có thể có chỗ chưa sâu, nhưng có chỗ độc đáo, sâu sắc… phải sửa kỹ, phê kĩ, thật sự nghiêm khắc khi đánh giá và có nhật kí chấm bài. Dĩ nhiên, một bài viết không thể đánh giá được quá trình nhưng đó là sự khởi đầu để định hướng phát hiện, bổ sung ở những bài viết tiếp theo vì việc tuyển chọn HSG không chỉ dừng lại ở một số bài viết mà phải theo dõi cả quá trình học tập. 3. Bồi dưỡng HSG văn 3.1. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng HSG Theo phân phối chương trình môn văn, số tiết dạy chính khoá trong tuần của giáo viên ở trường THPT không chuyên, chỉ bằng 1/2 số tiết dạy của giáo viên trường chuyên. Thời lượng để dạy một tác phẩm cũng ít hơn rất nhiều. Vì vậy, giáo viên không có điều kiện đi sâu, giảng kỹ tác phẩm; học sinh ít có cơ hội để được ôn luyện bài bản như học sinh ở các trường chuyên. Đây là một thực tế hết sức bất lợi cho cả thầy và trò trường không chuyên trong những kì thi HSG tỉnh vì cả học sinh trường chuyên và không chuyên đều cùng thi chung một đề (dĩ nhiên, những học sinh trường chuyên là những học sinh đã được tuyển chọn kỹ lưỡng lúc vào trường lại được học tập, bồi dưỡng có hệ thống sẽ có lợi thế hơn nhiều so với các em ở trường không chuyên). Những khó khăn đó chính là bài toán nan giải đối với những giáo viên giảng dạy ở trường không chuyên như chúng tôi. Tuy nhiên, dù khó khăn bao nhiêu chúng tôi cũng phải tìm được một cách giải, một lối thoát cho mình. Sau khi đã phát hiện và thành lập được đội ngũ HSG công việc tiếp theo là xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng HSG (Bao gồm cung cấp kiến thức, hướng dẫn tự học và rèn luyện kỹ năng). Các khâu trên càng thực hiện chu đáo bao nhiêu, kết quả càng tốt bấy nhiêu. Trong phạm vi SKKN này tôi chỉ xin trình bày, trao đổi một vài kinh nghiệm trong việc rèn luyện kỹ năng làm văn cho HSG trong khoảng thời gian cho phép của nhà trường. 3.2. Các bước rèn luyện kỹ năng làm văn 3.2.1. Cách lựa chọn hướng ra đề Thực tế giảng dạy giúp tôi ý thức một cách sâu sắc rằng, việc ra đề là khâu quan trọng đầu tiên của quá trình phát hiện, kiểm tra, đánh giá và lựa chọn HSG. Đề đúng và hay sẽ phân hoá được trình độ học sinh, giúp người thầy nắm trúng điểm mạnh, điểm yếu của mỗi học sinh từ đó có thể đánh giá khách quan, chính xác, công bằng năng lực, sự cố gắng vươn lên của học sinh; đồng thời tạo được niềm tin và hứng thú học tập cho [...]... Qua lí luận văn học, học sinh có căn cứ khoa học để hiểu sâu hơn tác phẩm và ngược lại, qua tác phẩm, học sinh hiểu và biết khái quát năng cao thành những vấn đề lí luận văn học cơ bản c Đề rèn luyện kỹ năng so sánh văn học Đây là một trong những dạng đề khó, nhưng học sinh dễ có cơ hội để phát huy năng khiếu và sở trường riêng của một HSG Nó đòi hỏi học sinh vùa nắm được những vấn đề cụ thể, chi tiết,... học trò Vì vậy, muốn có học sinh giỏi, trước hết người thầy phải luôn có ý thức tích luỹ tri thức và kinh nghiệm giảng dạy một cách nghiêm túc Trong đó, sự nhạy cảm trong phát hiện năng khiếu học sinh, phương pháp bồi dưỡng luôn là yếu tố hàng đầu để có được thành công 4.2 Trên đây là một số kinh nghiệm phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi của bản thân tôi được đúc rút từ thực tế giảng dạy và bồi dưỡng. . .học sinh, khi hiểu được năng lực của mình Ngược lại, đề thiếu chính xác, sáo mòn không những không đánh giá được chính xác về năng lực học sinh mà còn làm giảm thiểu hững thú học văn, tính độc lập sáng tạo của học sinh Và hậu quả của nó là việc rèn kỹ năng sẽ trở nên vô nghĩa Theo dõi hướng ra đề thi học sinh giỏi các cấp trong những năm qua, chúng tôi nhận thấy, đề thường có sự kết... một tác phẩm văn học mà anh (chị) cho là lớn Với dạng đề này có thể kiểm tra được kiến thức của học sinh về những vấn đề lí luận văn học cơ bản: đặc trưng văn học, đặc trưng thể loại, phong cách nghệ thuật, bản chất của lao động nghệ thuật, giá trị và chức năng của văn học, vai trò của văn học đối với đời sống v.v…đồng thời củng cố kiến thức cơ bản về tác phẩm văn học, gắn lí luận văn học với việc cảm... nhà trường phổ thông và nhu cầu học tập của bộ môn, chúng tôi xin đề xuất một số hình thức tổ chức hoạt động ngoại khoá Văn học dân gian cho đối tượng là học sinh lớp 10 như sau: 3.1 Ngoại khoá về truyện cổ dân gian a Phần chuẩn bị: - Sau khi học sinh đã được học bài khái quát về Văn học dân gian, tổ chuyên môn phân công giáo viên ra và hướng dẫn học sinh viết một số đề tài tìm hiểu về giá trị nội dung,... thú của học sinh 2 Hoạt động ngoại khoá Văn học theo quan niệm đổi mới phương pháp dạy học là một hình thức tự học tích cực, bổ ích và có hiệu quả, nối liền bục giảng với thực tiễn đời sống, mở rộng, kéo dài trường suy tưởng - thẩm định về bài học cho học sinh; phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học, kiểm tra lại chất lượng dạy học trong giờ chính khoá Hoạt động ngoại khoá Văn học, vì... để nêu bật một vấn đề nào đó liên quan đến phong cách của một tác gia, hay một đặc điểm quan trọng của tiến trình lịch sử văn học dân tộc Nhìn chung, tinh thần nhất quán của đề thi HSG là theo sát chương trình Từ nhận thức đó, trong quá trình ra đề rèn luyện kỹ năng cho học sinh, tôi thường tập trung vào một số dạng đề cơ bản sau: a Đề kiểm tra khả năng cảm thụ tác phẩm văn học Dạng đề này phải gắn... văn hoá nghệ thuật cho học sinh Qua hoạt động ngoại khoá Văn học, học sinh được phát triển cân đối về trí tuệ, đạo đức, thể dục và mĩ dục" (Phan Trọng luận, Phương pháp dạy văn, Nxb Đại học Quốc gia 1996, Tr 381) Hoạt động ngoại khoá Văn học càng cần thiết và bổ ích khi được áp dụng vào quá trình dạy học phần Văn học dân gian ở THPT vì những lí do sau: Thứ nhất: Ngoại khoá Văn học dân gian góp phần... việc này trong những năm học tiếp theo TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ VĂN HỌC TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG PHẦN VĂN HỌC DÂN GIAN 1 Qua thực tế giảng dạy bộ môn Văn học ở trường THPT chúng tôi nhận thấy có một thực trạng là phần lớn học sinh không thích học môn văn Nguyên nhân có nhiều, song trước hết có lẽ vì học văn và dạy văn là một công việc khó Người dạy cũng như người học trước hết phải có niềm... đề Xét đến cùng, việc dạy HS làm bài, rèn luyện kỹ năng nghị luận văn học là một trong những khâu quan trọng, ảnh hưởng quyết định đến kết quả thi HSG Đây là khâu yếu nhất của HS (kỹ năng phân tích đề, lập dàn ý, dựng đoạn, liên kết đoạn, đưa dẫn chứng, phân tích dẫn chứng ) Trước hết, trong thời gian bồi dưỡng, giáo viên cần cho học sinh làm quen với nhiều dạng đề thi HSG, đặc biệt là những dạng đề . khó, nói đến chuyện bồi dưỡng học sinh giỏi (HSG) môn văn lại càng khó hơn. Với tôi, chuyện người thầy phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi cũng như người. trao đổi kỹ lưỡng… 2. Phát hiện Học sinh giỏi văn 2.1. Thế nào là học sinh giỏi văn? HSG văn trước hết phải là những học sinh có niềm say mê, yêu thích

Ngày đăng: 26/06/2013, 01:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan