Nghiên cứu này sử dụng khung lý thuyết về chuỗi giá trị thông qua phương pháp phân tích định tính để phân tích thực trạng ngành công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu Việt Nam nh m nhận diện
Trang 1CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT
-
NGÔ VIỆT CƯỜNG
NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG
VÀ TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG NGÀNH CHẾ BIẾN GỖ UẤT H U VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC S
Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số: 60340402
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT
-
NGÔ VIỆT CƯỜNG
NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG
VÀ TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG NGÀNH CHẾ BIẾN GỖ UẤT H U VIỆT NAM
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện Số liệu và trích dẫn sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn với độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng 8 năm 2016
Tác giả
Ngô Việt Cường
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới quý thầy cô, cán bộ Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt hai năm học vừa qua Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo, Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, người đã tạo cơ hội để tôi có thể thực hiện đề tài và tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các tổ chức, cá nhân đã nhiệt tình chia sẻ thông tin, quan điểm và cung cấp cho tôi các tài liệu hữu ích để tôi có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu, đặc biệt là các anh/chị ở Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam và Hội Mỹ nghệ và Chế biến
gỗ TP Hồ Chí Minh
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn tới tập thể lớp MPP7, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên và giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng 8 năm 2016
Tác giả
Ngô Việt Cường
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC HÌNH v
DANH MỤC HỘP vi
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU vii
CHƯƠNG I GIỚI THIỆU 1
1.1 Bối cảnh nghiên cứu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4
1.5 Phương pháp nghiên cứu 4
1.6 Bố cục luận văn 4
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5
Lý thuyết chuỗi giá trị 5
CHƯƠNG 3 PH N TÍCH THỰC TRẠNG 8
3.1 Khách hàng quốc tế 8
3.2 Hoạt động chế biến gỗ xuất khẩu 15
3.3 Nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ xuất khẩu 27
3.4 Hoạt động phân phối 35
3.5 Liên kết trong chuỗi cung ứng đồ gỗ xuất khẩu 37
CHƯƠNG 4: ẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 39
4.1 Kết luận 39
4.2 Khuyến nghị 40
4.2.1 Nâng cấp năng lực sản xuất của doanh nghiệp chế biến vừa và nhỏ 40
4.2.2 Chủ động nguồn nguyên liệu cho chế biến gỗ xuất khẩu 42
4.2.3 Tăng cường liên kết giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi cung ứng ngành gỗ 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO 46
PHỤ LỤC 50
Trang 6DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
COMTRADE Commodity Trade Statistics
Database
Dữ liệu thống kê thương mại hàng hóa của Liên hợp quốc
Governance and Trade
Thực thi Lâm luật, Quản trị Rừng
và Thương mại Lâm sản
HAWA Handicraft and Wood Industry
Association
Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP
Hồ Chí Minh ITC International Trade Center Trung tâm Thương mại Quốc tế ITTO International Tropical Timber
Organization Tổ chức Gỗ nhiệt đới quốc tế
gỗ lậu của Hoa K
thôn OEA Original Equipment Assembling Lắp ráp với thiết bị nguyên gốc OEM Original Equipment Manufacturing Sản xuất với thiết bị nguyên gốc OBM Original Brand Manufacturing Sản xuất với thương hiệu gốc
Commerce and Industry
Phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam
VIFORES Vietnam Timber and Forest Product
Association Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam VPA Voluntary Partnership Agreement Hiệp định Đối tác tự nguyện
Trang 7DANH MỤC BẢNG
ảng 3.1: Thị phần của 04 thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất từ Việt
Nam giai đoạn 2008 – 2014 8
ảng 3.2: T lệ nhập khẩu sản phẩm và đồ gỗ hoàn ch nh từ Việt Nam của 04 thị trường lớn nhất giai đoạn 2008 - 2014 9
ảng 3.3 T lệ sản phẩm gỗ chế biến xuất khẩu theo giá trị kim ngạch và khối lượng sản phẩm trong 03 năm 2011 – 2013: 16
ảng 3.4 T trọng giá trị xuất khẩu của một số mặt hàng trong tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ giai đoạn 2008 – 2014: 17
ảng 3.5 iện tích rừng trồng và sản lượng khai thác cho chế biến đồ gỗ giai đoạn 2010 - 2014 28
ảng 3.6 Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu dăm của Việt Nam 2012-2015 30
ảng 3.7 Nhập khẩu nguyên liệu gỗ 2010 – 2015 32
ảng 3.8 10 quốc gia có giá trị nhập khẩu gỗ nguyên liệu lớn nhất vào Việt Nam năm 2015 33
DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Tốc độ tăng trưởng và giá trị t US kim ngạch xuất khẩu ngành gỗ giai đoạn 2001-2015 2
Hình 2.1 Sơ đồ chuỗi giá trị ngành gỗ mở rộng theo Kaplinsky & Morris 2001 : 6
Hình 3.1 Giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam qua một số thị trường chính giai đoạn 2012 – 2014 9
Hình 3.2 Phân bố doanh nghiệp chế biến gỗ và diện tích rừng trồng tại các vùng 18
Hình 3.3 Số doanh nghiệp ngành kinh doanh và chế biến gỗ năm 2000 – 2014 20
Hình 3.4 Quy mô doanh nghiệp theo vốn đầu tư và lao động 20
Hình 3.5 Quy trình sản xuất cơ bản của các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu Việt Nam 24
Hình 3.6 Nhà phân phối và các mối quan hệ trực tiếp 36
Trang 8DANH MỤC HỘP
Hộp 3.1: Chứng ch rừng và xu hướng sử sụng sản phẩm gỗ bền vững trên thế giới 11 Hộp 3.2 Một số hành vi vi phạm Đạo luật Lacey 12 Hộp 3.3 ình Định: Nhà máy chế biến dăm không có đủ nguyên liệu 30
Trang 9TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Sự tăng trưởng liên tục của ngành chế biến gỗ xuất khẩu Việt Nam trong 15 năm qua đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội đất nước khi trở thành một trong 10 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất cả nước, giúp giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm ngàn lao động trực tiếp và hàng triệu hộ dân trồng rừng Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của ngành trong những năm gần đây đang cho thấy chiều hướng suy giảm ên cạnh đó, mặc dù giá trị kim ngạch xuất khẩu cao nhưng hiệu quả sản xuất, xuất khẩu của ngành vẫn còn k m Lợi nhuận mà ngành nhận được vẫn chủ yếu dựa vào nguồn lao động giá rẻ và xuất khẩu sản phẩm có giá trị gia tăng thấp Mặt khác, quá trình hội nhập quốc tế đem lại cơ hội mở rộng thị trường nhưng cũng đặt ra cho các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu những rào cản mới đến từ nước nhập khẩu Những dấu hiệu bất ổn nội tại cũng như đòi hỏi khách quan đặt ra cho ngành chế biến gỗ xuất khẩu trong nước áp lực phải thay đổi để duy trì tăng trưởng và tham gia hiệu quả hơn vào chuỗi giá trị đồ gỗ toàn cầu Nghiên cứu này sử dụng khung lý thuyết về chuỗi giá trị thông qua phương pháp phân tích định tính để phân tích thực trạng ngành công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu Việt Nam nh m nhận diện những tồn tại trong từng khâu của chuỗi giá trị đồ gỗ xuất khẩu hiện tại và đề xuất các giải pháp giúp ngành chế biến gỗ nước ta nâng cao giá trị gia tăng và tăng trưởng bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế Cụ thể, nghiên cứu tập trung trả lời hai câu hỏi sau: (i) những khâu và nhân tố nào đóng vai trò then chốt đối với giá trị gia tăng và tăng trưởng của ngành chế biến gỗ xuất khẩu hiện nay và ii vai trò của Chính phủ nh m nâng cấp chuỗi giá trị chế biến gỗ Việt Nam?
Kết quả nghiên cứu cho thấy, những tồn tại ở khâu chế biến đang là hạn chế lớn nhất khiến kim ngạch xuất khẩu ngành gỗ sau 15 năm tăng trưởng liên tục đang dần suy giảm và chững lại Phân bố các doanh nghiệp chế biến gỗ và cơ cấu sản phẩm xuất khẩu hiện tại đang khiến cho nguồn nguyên liệu trong nước chưa được khai thác và sử dụng hiệu quả
ên cạnh đó, với trên 90 doanh nghiệp chế biến có quy mô nhỏ và siêu nhỏ cả về vốn lẫn lao động, khả năng quản lý k m trong khi sử dụng dây chuyền sản xuất lạc hậu và nguồn nhân lực k m chất lượng nên năng suất lao động thấp, sản xuất gia công theo phương thức OEM vẫn đang chiếm ưu thế trong ngành chế biến gỗ xuất khẩu hiện tại Ngoài tồn tại ở khâu chế biến thì những bất ổn ở khâu cung ứng nguyên liệu cũng đang làm hạn chế sự tăng trưởng của ngành Thiếu nguồn lực để phát triển rừng cây gỗ lớn và chậm triển khai
Trang 10cấp chứng ch rừng bền vững dẫn đến sản lượng khai thác tuy lớn nhưng chất lượng nguyên liệu thấp, không đủ đáp ứng yêu cầu của sản xuất đồ mộc xuất khẩu Ngành chế biến gỗ xuất khẩu vẫn đang phải sử dụng tới 80% nguyên liệu nhập khẩu trong khi thiếu các trung tâm phân phối chuyên nghiệp trong nước khiến doanh nghiệp không ch bị động
về nguồn nguyên liệu đầu vào mà còn tiềm ẩn rủi ro tại thị trường xuất khẩu liên quan đến chất lượng và tính pháp lý của nguồn nguyên liệu Hạn chế thông tin về khách hàng và yếu trong tổ chức quản lý chuỗi cung nguyên liệu đang là điểm yếu của các doanh nghiệp trong nước khi tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu Bên cạnh đó, sự phát triển của ngành gỗ còn thiếu sự liên kết giữa các nhân tố tham gia trong chuỗi giá trị cũng như sự hỗ trợ tích cực từ các cơ quan quản lý và các tổ chức/hiệp hội liên quan
Thách thức đặt ra đối với ngành chế biến gỗ xuất khẩu Việt Nam để nâng cao giá trị gia tăng và tăng trưởng bền vững là nâng cấp năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ vừa và nhỏ để có thể tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu Các khuyến nghị được đề xuất gồm: nâng cấp năng lực sản xuất của doanh nghiệp chế biến vừa và nhỏ; chủ động nguồn nguyên liệu cho sản xuất chế biến; và tăng cường liên kết giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi cung ứng Theo đó, Chính phủ cần làm tốt vai trò kiến tạo và định hướng thị trường, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp doanh nghiệp chủ động tham gia vào chuỗi cung ứng đồ gỗ toàn cầu thông qua các chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, chính sách tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như người trồng rừng nh m đổi mới công nghệ sản xuất và nâng cao chất lượng gỗ nguyên liệu; hỗ trợ hình thành chuỗi liên kết chặt ch từ khâu cung ứng đến sản xuất và phân phối, cùng với tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại nh m giúp ngành gỗ tạo dựng và quảng bá thương hiệu gỗ Việt tới thị trường quốc tế
Trang 11CHƯƠNG I GIỚI THIỆU
1.1 Bối cảnh nghiên cứu
Trong 15 năm qua, ngành công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu Việt Nam luôn cho thấy sự tăng trưởng ấn tượng và đóng góp đáng kể vào thu nhập chung của cả nền kinh tế (xem Phụ lục 2) Năm 2000, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ1
của cả nước mới ch đạt
219 triệu US thì đến năm 2015 đã tăng gấp 31,5 lần, lên tới con số 6,9 t US , đóng góp 4,25% t trọng xuất khẩu Ngành gỗ nước ta hiện đang trở thành ngành hàng xuất khẩu chủ lực, đứng vị trí thứ 8 trong số 10 nhóm ngành hàng xuất khẩu lớn nhất cả nước Số liệu thống kê thương mại hàng hóa của Liên hợp quốc UN COMTRADE) cho thấy Việt Nam hiện là nước xuất khẩu đồ gỗ lớn thứ 4 trên thế giới, sau Trung Quốc, Đức và Ý Đồ gỗ sản xuất tại Việt Nam đã có mặt trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ Mặc dù vậy, trong số 70 nước xuất khẩu đồ gỗ nhiều nhất thì Việt Nam mới ch chiếm khoảng 1,6 thị phần2
, chứng tỏ cơ hội để ngành chế biến gỗ xuất khẩu mở rộng thị trường đang rất lớn
Tuy giá trị kim ngạch xuất khẩu năm sau luôn cao hơn năm trước nhưng tốc độ tăng trưởng hàng năm lại cho thấy đang có chiều hướng giảm Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, nếu như giai đoạn 2001–2005, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ bình quân đạt 50,4%/năm thì giai đoạn 2005–2010 ch còn 17,8 /năm và trong 5 năm gần đây nhất (2010–2015 , tốc độ tăng trưởng đã giảm xuống còn 15,0 /năm Năm 2010, t lệ tăng trưởng ngành chế biến gỗ xuất khẩu đạt 30,9% nhưng đến năm 2015 ch còn 10,8 Hình 1.1)
1 Gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu bao gồm các sản phẩm thuộc hai mã hàng hóa HS 44 gỗ và các mặt hàng
b ng gỗ và HS 94 các mặt hàng đồ gỗ , xem chi tiết tại Phụ lục 1
2
Số liệu tổng hợp từ Tổng cục Hải quan và Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFORES)
Trang 12H nh 1.1 Tốc đ t ng t ưởng và gi t t USD i ng ch uất h u ngành g
gi i đ n 2001-2015
( guồn: T gi tính to n t nguồn số i u T ng t H i qu n
Mặc dù đạt được thành tựu về kim ngạch xuất khẩu trong nhiều năm qua nhưng hiệu quả sản xuất, xuất khẩu của ngành còn thấp Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFORES), năng suất lao động của ngành chế biến gỗ trong nước ch b ng 50 của Philippines, 40 của Trung Quốc và ch b ng 20 năng suất lao động của Liên minh châu
Âu (EU); t suất lợi nhuận của các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ trong nước mới ch đạt 7%3
5-Mặt khác, tuy trở thành một trong những trung tâm chế biến đồ gỗ của thế giới nhưng nguồn nguyên liệu cho ngành này lại chủ yếu từ nhập khẩu Trong số hơn 7 triệu m3 gỗ nguyên liệu chế biến đồ gỗ xuất khẩu hàng năm thì ch khoảng 3 triệu m3 từ nguồn gỗ rừng trồng trong nước, còn lại là từ nguồn gỗ nhập khẩu Trong khi đó, với sản lượng khai thác hàng năm từ rừng trồng trong nước khoảng 17-18 triệu m3 gỗ quy tròn thì có đến 70-80 lượng gỗ khai thác này lại được xuất khẩu dưới dạng dăm gỗ - vốn được xem như là xuất
3 Cao Xuân Thanh (2015), Thực trạng và kh năng thí h ứng c a ngành công nghi p chế biến gỗ Vi t Nam
với những biến đ i thị trường, áo cáo nghiên cứu của VIFORES
0 2 4 6 8
Trang 13khẩu nguyên liệu thô theo quan điểm của các doanh nghiệp chế biến gỗ, ch mang lại hiệu quả kinh tế và xã hội hạn chế4
ởi vậy, giá trị gia tăng mà ngành chế biến gỗ xuất khẩu đem lại còn thấp, ch khoảng 51% so với kim ngạch xuất khẩu5
Quá trình toàn cầu hóa trong hơn một thập k qua đã giúp giảm rào cản gia nhập thị trường, tăng cơ hội cho ngành gỗ xuất khẩu trong nước Tuy nhiên, ngày càng có nhiều nước nâng cao năng lực sản xuất và chế biến đồ gỗ khiến áp lực cạnh tranh càng trở nên mạnh m ên cạnh đó, việc tham gia vào chuỗi cung ứng đồ gỗ toàn cầu cũng đồng nghĩa với các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu phải đáp ứng các điều kiện mới đến từ khách hàng quốc tế liên quan đến tính hợp pháp của nguồn gỗ nguyên liệu, vấn đề sử dụng và đảm bảo an toàn lao động, tuân thủ các quy định về môi trường, sở hữu trí tuệ
Những dấu hiệu bất ổn nội tại cũng như đòi hỏi khách quan đang đặt ra cho ngành chế biến
gỗ xuất khẩu trong nước áp lực phải thay đổi để tham gia hiệu quả hơn vào chuỗi giá trị đồ
gỗ toàn cầu Phân tích chuỗi giá trị ngành chế biến gỗ Việt Nam là để làm r những tồn tại trong từng khâu của chuỗi cung ứng đồ gỗ xuất khẩu hiện tại để có thể đưa ra các giải pháp phù hợp giúp ngành chế biến gỗ nước ta phát triển bền vững
1.2 M c tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu này nh m xác định những khâu và nhân tố mấu chốt đối với giá trị gia tăng và tăng trưởng của ngành chế biến gỗ xuất khẩu Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp giúp ngành chế biến gỗ nước ta nâng cao giá trị gia tăng và tăng trưởng bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế
1.3 C u h i nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung trả lời hai câu hỏi sau:
i) Những khâu và nhân tố nào đóng vai trò then chốt đối với giá trị gia tăng và tăng trưởng của ngành chế biến gỗ xuất khẩu hiện nay?
ii) Vai trò của Chính phủ nh m nâng cấp chuỗi giá trị chế biến gỗ Việt Nam?
4 Tô Xuân Phúc và đ.t.g 2015 , u t h u ăm gỗ i t m 2012 – 2014
5 Cục Chế biến Nông lâm thủy sản & nghề muối 2014 , n n ng o gi trị gi tăng hàng n ng, m,
th y s n;
Trang 141.4 Đối tư ng, h vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Chuỗi giá trị toàn cầu của ngành chế biến gỗ Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tập trung vào các khâu chính của chuỗi giá trị ngành chế biến gỗ xuất khẩu Việt Nam với các số liệu phân tích được lấy từ giai đoạn 2000 đến
2015
1.5 Phư ng h nghiên cứu
Đề tài sử dụng khung lý thuyết về chuỗi giá trị để tìm hiểu thực trạng ngành công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu Việt Nam thông qua phương pháp phân tích định tính Thông tin từ các nguồn số liệu thứ cấp được thống kê mô tả, cùng với ý kiến chuyên gia trong ngành s minh chứng cho những nhận định đưa ra nh m trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu nêu trên
Các nguồn thông tin chính phục vụ cho đề tài:
- Số liệu thứ cấp từ nguồn số liệu của Tổng cục Hải quan; Tổng cục Thống kê; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; VIFORES; UN COMTRA ;
- Tham khảo ý kiến của một số chuyên gia và chủ doanh nghiệp trong ngành chia sẻ về thực trạng ngành chế biến gỗ xuất khẩu tại các Hội thảo ngành chế biến gỗ trong nước trong năm 2015 – 2016 mà tác giả đã dự và tiếp xúc;
- Tìm hiểu một số nghiên cứu liên quan
1.6 Bố c c luận v n
Luận văn s bao gồm 04 chương: Chư ng 1: Trình bày bối cảnh, mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu; Chư ng 2: Trình bày lý thuyết về chuỗi giá trị; Chư ng 3: Phân tích thực trạng ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam thông qua
phân tích các khâu trong chuỗi giá trị ngành gỗ, từ đó xác định các vấn đề mà ngành này
đang đối mặt; Chư ng 4: Kết luận và khuyến nghị
Trang 15CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Lý thuyết chu i giá tr
Theo Kaplinsky, R & Morris, M (2000), chuỗi giá trị bao gồm các hoạt động cần thiết của một chu trình sản xuất sản phẩm hoặc dịch vụ kể từ giai đoạn nghiên cứu sáng chế, qua các giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất, phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng, cũng như xử lý rác thải sau khi sử dụng
Nói cách khác, chuỗi giá trị là tập hợp các giá trị được tạo ra từ các giai đoạn của quá trình sản xuất một sản phẩm hay dịch vụ, từ khâu nghiên cứu phát triển, thiết kế, cung cấp đầu vào, sản xuất, marketing và phân phối tới người tiêu dùng cuối cùng Chuỗi giá trị có thể được thực hiện trong một khu vực địa lý hoặc trải rộng ra nhiều quốc gia và trở thành chuỗi giá trị toàn cầu Theo đó, doanh nghiệp tham gia một công đoạn nào đó trong chuỗi giá trị s đóng vai trò như những mắt xích quan trọng, có thể chi phối sự phát triển của chuỗi giá trị
Dựa trên lý thuyết về chuỗi giá trị, Gereffi, G (2001) đã xây dựng lý thuyết về chuỗi cung ứng, ông đưa ra hai yếu tố quyết định dạng chuỗi cung ứng của một ngành, gồm: i chuỗi cung ứng do người bán quyết định, với đặc trưng là các ngành công nghiệp thâm dụng vốn
và công nghệ như sản xuất máy bay, đồ điện tử ; và ii chuỗi cung ứng do người mua quyết định, đặc trưng bởi các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng thâm dụng lao động như may mặc, da dày, chế biến thực phẩm với tác nhân chính đóng vai trò trọng yếu để hình thành các mạng lưới sản xuất được phân cấp tại nhiều quốc gia xuất khẩu chính là các nhà buôn, nhà bán lẻ lớn và các nhà sản xuất có thương hiệu
Ngành chế biến gỗ với đặc trưng là ngành công nghiệp thâm dụng lao động, sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng cũng phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau, bao gồm chuẩn bị giống cây trồng, hóa chất, thiết bị và nước cho ngành lâm nghiệp Cây gỗ sau khi khai thác được chuyển qua nhà máy cưa, nơi nhận các đầu vào sơ khai từ ngành máy móc
Từ đó, gỗ xẻ được chuyển đến các nhà sản xuất đồ gỗ; tiếp đến các nhà sản xuất này lại nhận đầu vào từ ngành máy móc, keo và sơn, và cũng dựa vào kỹ năng thiết kế và quảng
bá thương hiệu từ ngành dịch vụ Tùy thuộc vào thị trường phục vụ, đồ gỗ được chuyển sang các công đoạn trung gian khác nhau cho đến khi tới tay khách hàng sau cùng; và sau
Trang 16khi sử dụng, họ lại chuyển đồ gỗ đi tái chế Kaplinsky & Morris (2001), đã đưa ra sơ đồ
chuỗi giá trị ngành gỗ mở rộng như sau:
Hình 2.1 S đồ chu i giá tr ngành g mở r ng theo Kaplinsky & Morris (2001):
Dịch vụ thâm canh
nước ngoài Người tiêu dùng
Tái chế
Nghiên cứu mạng lưới cung ứng đồ gỗ trên toàn cầu, Hu nh Thị Thu Sương 2012 đã
nhận diện các đặc điểm chính trong từng khâu cung cấp/sản xuất/phân phối của chuỗi cung
ứng đồ gỗ mà các quốc gia tham gia:
- Khâu cung cấp nguyên liệu (phần đầu chuỗi) thuộc về các quốc gia hoặc có sẵn nguồn
nguyên liệu như Hoa K , Chile, Canada, Úc, New Zealand, Nga hoặc các thị trường có vị
thế uy tín và kinh nghiệm trên thương trường để có thể nắm bắt nhanh nhu cầu, khai thác
và tổ chức mua bán nguyên liệu sang các thị trường khác Khâu đầu chuỗi không thuộc các
quốc gia thuộc top 5 các nhà cung cấp đồ gỗ lớn nhất thế giới Điều này đồng nghĩa với
việc dù trở thành nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới nhưng hầu hết các quốc gia xuất khẩu
chủ lực này phải phụ thuộc nguồn nguyên liệu từ bên ngoài là chính, trong đó có Việt
Nam
Trang 17- Khâu sản xuất (phần giữa chuỗi đang được chuyển dần từ các thị trường có sẵn nguyên liệu, có công nghệ sang các thị trường mới nổi như Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Thái Lan, angladesh Đây là các thị trường ít nhiều vẫn còn lợi thế về nhân công – thực hiện công đoạn tổ chức sản xuất nhưng dưới sự giám sát về thiết kế mẫu mã chất lượng của các nhà phân phối lớn Nói cách khác, ngoại trừ Trung Quốc, nhìn chung các nước tham gia vào khâu sản xuất đồ gỗ hiện nay ch mới dừng lại ở cấp độ gia công là chính
- Khâu phân phối/tiêu thụ (phần cuối chuỗi rơi vào tay một số nhà phân phối lớn, chuyên nghiệp như Carrefour, IK A, iamond Keystone Associates bao phủ toàn cầu Các nhà phân phối này thường chủ động tìm đến các thị trường sản xuất để đặt hàng, thông thường đặt luôn cả mẫu mã và thiết kế Sau đó thông qua vai trò của họ s tiếp tục phân phối s đến các nhà bán lẻ hoặc hệ thống siêu thị tại các thị trường tiêu thụ trên thế giới Một phần rất nhỏ trong phân phối trực tiếp thuộc các thị trường tham gia sản xuất như Trung Quốc Có thể nhận thấy, khâu phân phối là hoạt động rất cần uy tín thương hiệu để tạo niềm tin nơi người tiêu dùng
Trên cơ sở chuỗi giá trị ngành gỗ mở rộng, tác giả đề xuất chuỗi giá trị ngành chế biến gỗ thu hẹp trong bốn khâu chính gồm: cung cấp gỗ nguyên liệu; khâu sản xuất, chế biến gỗ; khâu phân phối đồ gỗ và người tiêu dùng cuối cùng, được thể hiện theo như sơ đồ sau:
H nh 2.2 S đồ chu i giá tr ngành chế biến g thu hẹp
Cung cấ g
nguyên liệu
Khâu sản xuất, chế biến
đồ g
Khâu phân phối
đồ g
Người tiêu ng cuối c ng
Từ chuỗi giá trị ngành chế biến gỗ thu hẹp, tác giả s tiến hành phân tích từng khâu trong chuỗi giá trị ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam nh m nhận diện đặc điểm, sự vận hành của các nhân tố trong từng khâu, từ đó ch ra những tồn tại của ngành gỗ hiện tại, giúp doanh nghiệp có thể lựa chọn cách thức nâng cấp hoạt động của mình cũng như đề xuất Chính phủ có các giải pháp giúp ngành gỗ phát triển bền vững
Trang 18CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NGÀNH CHẾ BIẾN GỖ XUẤT KH U VIỆT NAM
Phân tích chuỗi giá trị ngành chế biến gỗ xuất khẩu được tác giả thực hiện theo cách tiếp cận sản phẩm từ đầu ra, với bốn thành phần chính gồm: khách hàng quốc tế; hoạt động sản xuất, chế biến gỗ xuất khẩu; khâu cung ứng nguyên liệu đầu vào; và khâu phân phối sản phẩm Đồng thời, mối liên kết giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị ngành gỗ xuất khẩu cũng được tác giả phân tích để làm r những tồn tại trong từng khâu của chuỗi cung ứng đồ gỗ xuất khẩu hiện tại và đưa ra đánh giá toàn diện về ngành, từ đó có thể đề xuất các giải pháp phù hợp giúp ngành chế biến gỗ nước ta phát triển bền vững
3.1 h ch hàng uốc tế
Hiện tại, đồ gỗ sản xuất từ Việt Nam đã có mặt tại trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ Trong tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ hàng năm thì giá trị từ xuất khẩu các sản phẩm và đồ gỗ hoàn ch nh chiếm khoảng 75 , còn lại là giá trị từ xuất khẩu gỗ dưới dạng nguyên liệu thô và sơ chế 25 ốn thị trường nhập khẩu lớn nhất hiện nay là Mỹ, Nhật ản, Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) với tổng kim ngạch xuất khẩu chiếm trên 80% ảng 3.1
(Nguồn: tác gi tính toán t số li u c a UN COMTRADE)
Trong khi xuất khẩu sang Mỹ, Nhật và U chủ yếu là sản phẩm gỗ hoàn ch nh thì trên 91 giá trị kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc là gỗ dưới dạng nguyên liệu thô gỗ tròn, gỗ xẻ và dăm gỗ) (Bảng 3.2)
Trang 19(Nguồn: tác gi tính toán t số li u c a UN COMTRADE)
Theo Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP Hồ Chí Minh (HAWA)6, Mỹ, Nhật và EU vẫn là ba thị trường quan trọng hàng đầu do nhu cầu tiêu dùng sản phẩm gỗ lớn và tính ổn định Ngoài ra, xuất khẩu đồ gỗ qua một số thị trường khác như Hàn Quốc, Úc và Canada cũng đang có nhiều triển vọng Hình 3.1) Giá trị xuất khẩu vào các thị trường này trong các năm trở lại đây đều cho thấy sự tăng trưởng khá r (xem Phụ lục 3)
H nh 3.1 Gi t uất h u g và ản h g củ Việt N u t ố th t ường
ch nh gi i đ n 2012 – 2014
0 500
6 Hu nh Văn Hạnh (2015), h n tí h t nh h nh h i nh p và Hi p định thư ng mại thế h mới,
Báo cáo phân tích của HAWA
Trang 20guồn: T gi t ng h p t số i u T ng H i qu n
Tuy nhiên, tham gia vào chuỗi cung ứng gỗ toàn cầu, bên cạnh cơ hội tiếp cận và mở rộng thị trường, cũng đặt ra cho doanh nghiệp ngành gỗ những yêu cầu mới từ thị trường xuất khẩu Rào cản mà các thị trường xuất khẩu đang đặt ra đối với các doanh nghiệp ngành gỗ
đó là chứng nhận pháp lý về nguồn gốc gỗ nguyên liệu Theo đó, các nhà nhập khẩu s phải thu thập đầy đủ các thông tin về nguồn cung của mình và thực hiện đánh giá rủi ro có thể xảy ra đối với chuỗi cung ứng sản phẩm Quá trình này được gọi là “trách nhiệm giải trình” trong Quy chế gỗ của U EUTR) và châu Úc Việc đánh giá rủi ro cũng được xem như là công cụ quan trọng nh m đáp ứng “sự quan tâm thích đáng” theo đạo luật Lacey của
Mỹ Gần đây, Nhật Bản cũng đang tiến hành xây dựng một đạo luật mới dựa theo Quy chế
gỗ của EU nh m loại trừ gỗ bất hợp pháp đi vào nước này
Trang 21Thị trường Mỹ chính thức trở thành đối tác thương mại gỗ của Việt Nam từ 2004 và liên
tục duy trì vị trí cao nhất về giá trị kim ngạch nhập khẩu đồ gỗ từ Việt Nam với mức tăng trưởng hàng năm trên 12 Có hiệu lực từ ngày 22/5/2008, Đạo luật Lacey của Mỹ là quy định pháp luật nh m nghiêm cấm việc nhập khẩu gỗ khai thác trái phép Đạo luật này quy
H 3.1: Chứng ch ng và u hướng ng ản h g ền vững t ên thế giới
Nhu cầu gỗ ngày càng tăng đã khiến cho diện tích rừng tự nhiên trên toàn cầu suy giảm nhanh chóng, nhất là tại các nước đang phát triển Trước tốc độ suy giảm và cạn kiệt của diện tích rừng trên toàn thế giới, ngay từ đầu những năm 90 của thế k trước, các nước phát triển cảm thấy cần có trách nhiệm hơn trong việc khai thác
và sử dụng rừng một cách bền vững Tại thời điểm đó, Liên minh châu Âu bắt đầu đưa ra những quy định về việc tiêu thụ các sản phẩm gỗ có lợi cho môi trường nh m mục đích ngăn chặn việc buôn bán, sử dụng các sản phẩm gỗ có xuất xứ từ việc khai thác rừng thiếu bền vững và bất hợp pháp
Theo tổ chức Gỗ nhiệt đới Quốc tế ITTO : “Quản lý rừng bền vững là quá trình quản lý các khu rừng cố định
nh m đạt một hoặc nhiều hơn các mục tiêu quản lý đã được đề ra một cách r ràng như đảm bảo sản xuất liên tục những sản phẩm và dịch vụ của rừng mà không làm giảm đáng kể những giá trị di truyền và năng suất tương lai của rừng và không gây ra những tác động không mong muốn đối với môi trường và xã hội” Chứng
ch rừng (Forest Certification) chính là sự xác nhận b ng văn bản - giấy chứng ch r ng một đơn vị quản lý rừng được cấp chứng ch đã được sản xuất trên cơ sở rừng được tái tạo lâu dài, không ảnh hưởng đến các chức năng sinh thái của rừng và môi trường xung quanh và không làm suy giảm tính đa dạng sinh học
Hiện trên phạm vi toàn cầu có khoảng 05 tổ chức cấp chứng ch rừng lớn gồm: Tổ chức cấp chứng ch rừng liên Châu Âu (Pan-European Forest Certification-PEFC) hoạt động chủ yếu trên địa bàn châu Âu; Hội đồng quản trị rừng thế giới (Forest Sterwardship Council-FSC); Tổ chức cấp chứng ch rừng quốc gia Malaysia và Kerhout hoạt động chủ yếu trong khu vực nhiệt đới; Hệ thống quản lý môi trường ISO 140001; và Sáng kiến lâm nghiệp bền vững Mỹ (American Sustainable Forestry Intiative) (theo HAWA)
Nhận thức được tầm quan trọng của các sản phẩm gỗ có chứng ch , quyết định mua hàng của người tiêu dùng, đặc biệt tại các nước phát triển không còn ch dựa trên tiêu chí giá cả và chất lượng mà còn đòi hỏi sản phẩm phải có nguồn gốc xuất xứ r ràng o đó, nhu cầu gỗ đã được chứng nhận tại các thị trường phương Tây không ngừng tăng lên Nhiều nhà sản xuất, phân phối đồ gỗ lớn cũng cam kết ưu tiên sản xuất và buôn bán đồ
gỗ đã được chứng nhận Điển hình như Home epot, công ty nâng cấp nhà cửa lớn nhất thế giới; Lowe s Companies, Inc - nhà bán lẻ nâng cấp nhà cửa lớn thứ hai trên thế giới; B&Q - một trong những nhà bán lẻ nâng cấp nhà cửa lớn ở Anh; hay IKEA, một tập đoàn đang hoạt động mạnh tại Việt Nam, đưa ra mục tiêu tất
cả các sản phẩm gỗ tại IK A đều có nguồn gốc từ các khu rừng đã được xác định là quản lý tốt Để đạt được mục tiêu này, IK A yêu cầu các nhà cung ứng sử dụng gỗ sản xuất phải tuân thủ luật pháp và các quy định hiện hành của quốc gia, đồng thời IK A cũng thiết lập một hệ thống theo d i chuỗi hành trành từ sản xuất đến sản phẩm cuối cùng
Trang 22Thị trường Nhật Bản là thị trường thương mại quan trọng thứ 2 sau Mỹ nhập khẩu sản
phẩm gỗ từ Việt Nam với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2003 – 2013 đạt 18,23% Một số sản phẩm đồ gỗ muốn được kinh doanh tại Nhật Bản phải tuân thủ “Luật về nhãn hiệu chất lượng hàng hóa”, yêu cầu nhà nhập khẩu phải đảm bảo nhãn hiệu của sản phẩm với đầy đủ các thông tin cho người tiêu dùng, và “Luật an toàn sản phẩm” quy định tiêu chuẩn về kết cấu, vật liệu và cách sử dụng sản phẩm phải đảm bảo an toàn cho người sử dụng Hiện tại, yêu cầu truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm gỗ vào thị trường Nhật chưa đưa ra nhưng vốn nổi tiếng là thị trường khó tính, chứng minh nguồn gốc hợp pháp s là đòi hỏi bắt buộc đối với sản phẩm gỗ nhập khẩu vào thị trường này7
Thị trường Trung Quốc hiện đang là thị trường lớn thứ 3 nhập khẩu các mặt hàng gỗ của
Việt Nam do có lợi thế về khoảng cách địa lý và không đòi hỏi về nguồn gốc gỗ Tuy nhiên, hiện trên 70% hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc là sản phẩm thô, như dăm gỗ,
7 Ngô Sĩ Hoài, phát biểu tại Hội thảo “Rừng và Thương mại bền vững với Chứng ch rừng PEFC” tại TP.HCM ngày 15/5/2015
H p 3.2 M t số hành vi vi ph Đ o luật Lacey
- Trộm gỗ, bao gồm từ vườn quốc gia và các khu bảo tồn
- Khai thác gỗ không có giấy phép
- Không tuân thủ các quy định về khai thác
- Không trả tiền thuê đất, các loại thuế và phí
- Làm giấy tờ giả, không tuân thủ quy định, quy trình về nhãn mác sản phẩm
- Không tuân thủ quy trình và quy định của Hải quan
(Nguồn: Tô Xuân Phúc (2016), R i ro khi xu t kh u đồ gỗ trong bối c nh h i
nh p TPP và EVFTA, Báo cáo nghiên cứu trình bày tại Tọa đàm tham vấn
ngày 30/5/2016 tại TP.HCM)
Trang 23gỗ xẻ, ván bóc, gỗ tròn; riêng mặt hàng dăm gỗ chiếm hơn 60 tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này (xem Phụ lục 4) Trong khi nguồn nguyên liệu cho chế biến còn phải nhập khẩu thì việc xuất khẩu sản phẩm đem lại giá trị gia tăng thấp này phản ánh sự thiếu bền vững, ch đem lại lợi ích ngắn hạn Bên cạnh đó, xuất khẩu sang thị trường này còn tiềm ẩn nhiều rủi ro do giá cả biến động, thiếu tính ổn định, gây khó khăn cho doanh nghiệp8
Thị trường Châu Âu (EU) hiện đứng thứ 4 về thị phần nhập khẩu sản phẩm gỗ từ Việt
Nam, với nhu cầu tiêu thụ đồ gỗ chiếm nhu cầu đồ gỗ toàn cầu9
Kế hoạch hành động
“Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại Lâm sản” FL GT được EU khởi xướng năm 2003 nh m đối phó với vấn đề khai thác gỗ trái phép và hoạt động buôn bán sản phẩm gỗ liên quan đến gỗ bất hợp pháp EUTR (hiệu lực từ ngày 03/3/2013) là một phần quan trọng của Chương trình FL GT nh m ngăn chặn việc buôn bán gỗ bất hợp pháp vào các nước thuộc khối này Trong khi trách nhiệm này thuộc về các nhà nhập khẩu tại
EU – đối tượng trực tiếp của EUTR, quy chế này cũng ảnh hưởng đến các nhà sản xuất của Việt Nam khi sản phẩm của họ cuối cùng s được nhập vào EU Theo đó, các nhà cung cấp
s phải thực hiện trách nhiệm giải trình nh m giảm thiểu rủi ro gỗ bất hợp pháp đi vào U
và phải chịu các rủi ro pháp lý liên quan đến nguồn gốc hợp pháp theo luật pháp của quốc gia U nhập khẩu gỗ Sau 3 năm thực hiện UTR, các yêu cầu về gỗ hợp pháp thậm chí còn được nâng cao hơn, theo ông Peter Feilberg10
, “Các nhà nhập khẩu tại U đang quay sang yêu cầu các bên trong chuỗi cung ứng của họ phải có các xác minh độc lập từ một bên thứ ba như là một biện pháp nh m đảm bảo hệ thống trách nhiệm giải trình đủ mạnh và đáng tin cậy”
Điểm yếu của các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu trong nước hiện nay là thiếu thông tin về thị trường nhập khẩu, do đó không nắm r các quy định về gỗ hợp pháp cũng như trách nhiệm giải trình đối với sản phẩm gỗ khi vào các thị trường này, đặc biệt là các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ Theo kết quả khảo sát 63 doanh nghiệp chế biến gỗ
8 Nguyễn Tôn Quyền, phát biểu tại Hội thảo “Thương mại gỗ Việt Nam – Trung Quốc 2012-2014: Thực trạng và giải pháp” tại Hà Nội ngày 15/9/2015
9
Tô Xuân Phúc và đ.t.g 2015 , Thư ng mại gỗ và s n ph m gỗ i t m – EU
10 Ông Peter Feilberg – Giám đốc điều hành NEPCon, một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế hướng đến sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, phát biểu trong Hội thảo “Hai năm thực thi Quy chế gỗ U” tại HAWA - TP.HCM ngày 23/11/2015
Trang 24trong nước của Trung tâm Giáo dục và Phát triển C phối hợp với VCCI 7/2014 thì các doanh nghiệp xuất khẩu sang các thị trường có yêu cầu xuất xứ gỗ như U đã quan tâm đến nguồn gốc gỗ và có hiểu biết nhất định về FL GT nhưng cũng mới ch dừng lại ở mức hiểu về mục tiêu và ý nghĩa chứ chưa nắm được các nội dung cơ bản Ch một số ít doanh nghiệp quy mô lớn chủ động tìm hiểu thông tin và nắm r về FL GT Các doanh nghiệp quy mô nhỏ hơn, tuy có quan tâm đến nguồn gốc gỗ theo quy định của pháp luật Việt Nam nhưng chưa biết thông tin liên quan đến FL GT Kết quả khảo sát trên cũng ch ra r ng, nhiều doanh nghiệp hiện đang xuất khẩu sản phẩm gỗ sang U đã và đang gặp một số khó khăn về chứng minh nguồn gốc nguyên liệu cả từ nguồn trong nước và nguồn gỗ nhập khẩu Báo cáo tham vấn về “Rủi ro khi xuất khẩu đồ gỗ trong bối cảnh hội nhập TPP và VFTA” do Trung tâm WTO (VCCI) và VIFORES thực hiện năm 201611
, thông qua khảo sát 39 doanh nghiệp hiện tại đang xuất khẩu vào thị trường Mỹ cho thấy ch có 21 doanh nghiệp (53,8%) biết về Đạo luật Lacey, một nửa số doanh nghiệp còn lại không nắm bắt được quy định có liên quan trực tiếp đến tiêu thụ các sản phẩm gỗ của mình tại thị trường này
Những hạn chế về thông tin này xuất phát từ bản thân các doanh nghiệp thu mua và chế biến gỗ trong nước không kiểm soát tốt chuỗi cung Đa phần các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ kinh doanh dựa trên lợi ích ngắn hạn, vẫn giữ thói quen mua gỗ của dân không lưu lại hồ sơ nguồn gốc, hoặc có ch là giấy viết tay không hợp lệ, chưa kể đến việc mua đi bán lại qua nhiều trung gian khác nhau o vậy, nguyên liệu hầu như không được phân loại
và kiểm soát trong quá trình sản xuất, khi nhà nhập khẩu yêu cầu giải trình nguồn gốc thì không có hoặc không đủ giấy tờ để chứng minh Bên cạnh đó, các doanh nghiệp chế biến tại Việt Nam mặc dù có các sản phẩm chế biến được xuất khẩu sang các thị trường lớn nhưng tương tác thực sự với các thị trường này lại là người mua hàng chứ không phải bản thân doanh nghiệp Bởi vậy mà doanh nghiệp không nắm được các quy định của nước nhập khẩu và gần như thụ động khi tham gia thị trường (Tô Xuân Phúc & đ.t.g, 2016)
Hạn chế về thông tin trên có thể dẫn tới rủi ro về mặt pháp lý đối với doanh nghiệp trong nước khi tham gia vào các thị trường lớn (xem Phụ lục 5) Đã có trường hợp doanh nghiệp
11 áo cáo này được trình bày tại Tọa đàm “Rủi ro khi xuất khẩu đồ gỗ trong bối cảnh hội nhập TPP và VFTA” tại TP.HCM ngày 30/5/2016
Trang 25Việt Nam nhập khẩu gỗ Căm xe từ Lào về sản xuất đồ nội thất và xuất khẩu sang Mỹ bị từ chối với lý do nguồn gỗ này được khai thác từ dự án thủy điện có vi phạm các quy định liên quan đến tham vấn cộng đồng và các khoản thuế phí trong quá trình thực hiện dự án12
Gần đây, Hà Lan đã đưa Việt Nam vào danh sách kiểm soát như với sản phẩm đồ gỗ chế biến từ Trung Quốc và Ấn Độ do doanh nghiệp có sử dụng gỗ nguyên liệu từ Lào và Campuchia để chế biến sản phẩm, trong khi tính pháp lý về nguồn gốc gỗ từ các nước này còn gây nhiều tranh cãi ở các nước nhập khẩu
Theo VIFORES, dù từ trước đến nay ngành gỗ xuất khẩu nước ta chưa gặp phải vụ kiện cáo nào liên quan đến tính pháp lý nhưng rủi ro về nguồn gốc gỗ nguyên liệu được đánh giá là có liên quan trực tiếp đến sự sống còn của ngành chế biến gỗ xuất khẩu Khi một doanh nghiệp xuất khẩu vi phạm, không ch bản thân doanh nghiệp phải gánh chịu thiệt hại
mà còn ảnh hưởng xấu tới hình ảnh của cả ngành trên thị trường quốc tế Chủ động tiếp cận thông tin và cập nhật các yêu cầu mới của thị trường, đồng thời có hệ thống kiểm soát tốt chuỗi cung là cách thức để các doanh nghiệp chế biến trong nước có thể giảm thiểu và tiến tới loại bỏ các rủi ro khi xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, nâng cao năng lực cạnh tranh
và mở rộng thị trường xuất khẩu trong bối cảnh các hiệp định thương mại Việt Nam tham gia có hiệu lực và các quy định từ nước nhập khẩu được thắt chặt (xem thêm Phụ lục 10)
3.2 Ho t đ ng chế iến g xuất kh u
Trong 15 năm qua, mặc dù kim ngạch xuất khẩu ngành chế biến gỗ có sự tăng trưởng liên tục nhưng nội tại ngành đang cho thấy sự bất ổn, thể hiện ở cơ cấu sản phẩm chế biến chưa hợp lý: xu hướng tăng t trọng xuất khẩu nhóm sản phẩm có giá trị gia tăng thấp trong khi
t trọng nhóm sản phẩm có giá trị gia tăng cao trong cơ cấu mặt hàng gỗ xuất khẩu thì đang giảm xuống
Theo Bộ NN&PTNT, trong 03 năm 2011-2013 , giá trị kim ngạch xuất khẩu nguyên liệu thô chủ yếu là dăm gỗ ch chiếm 17 trong tổng giá trị xuất khẩu của ngành gỗ nhưng lại chiếm đến 52 về khối lượng sản phẩm xuất khẩu So sánh với các mặt hàng xuất khẩu khác thì xuất khẩu dăm gỗ đang sử dụng một khối lượng nguyên liệu nhiều nhất nhưng giá
trị đem lại tương ứng thì lại ít nhất (Bảng 3.3)
12 Tô Xuân Phúc, chia sẻ tại Tọa đàm “Rủi ro khi xuất khẩu đồ gỗ trong bối cảnh hội nhập TPP và VFTA”
ở TP.HCM ngày 30/5/2016
Trang 26Bảng 3.3 T lệ ản h g chế iến uất h u the gi t i ng ch và hối lư ng
ản h t ng 03 n 2011 – 2013:
T lệ gi t gi
t ng t ên nh thu ản h (%)
T lệ theo giá tr kim
ng ch (%)
T lệ theo khối lư ng sản ph m (%)
Tính toán từ số liệu của UN COMTRA trong 07 năm gần đây 2008 – 2014 cho thấy nhóm mặt hàng đồ gỗ mã HS 94 (chủ yếu là đồ gỗ nội thất và ngoại thất là nhóm sản phẩm xuất khẩu chủ lực của ngành gỗ với giá trị mang về trung bình năm trên 69 trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả ngành Nhóm mặt hàng này đem lại giá trị gia tăng cao nhưng t trọng xuất khẩu lại đang sụt giảm, từ 79,8 năm 2008 xuống còn 62,9 năm
2014 và tốc độ tăng trưởng trung bình ch đạt 9,6 /năm, thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng chung của ngành 14,2 Trong khi đó, xuất khẩu mặt hàng dăm gỗ đem lại giá trị gia tăng thấp nhất trong số các mặt hàng gỗ xuất khẩu (19,8%), giá trị kim ngạch xuất khẩu trung bình năm ch chiếm 16,5 nhưng lại có tốc độ tăng trưởng bình quân tới 31,7 /năm Riêng nhóm mặt hàng ván gỗ nhân tạo ván dăm, ván sợi, M F được chế biến từ nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng, đem lại giá trị gia tăng cao hơn nhiều so với dăm gỗ nhưng mới sản xuất và xuất khẩu được số lượng khiêm tốn, t trọng kim ngạch xuất khẩu trung bình giai đoạn 2008-2014 ch chiếm 4,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu ngành gỗ ảng 3.4)
Trang 27Một trong những nguyên nhân dẫn đến hệ quả trên đến từ việc phân bố và cơ cấu các doanh nghiệp chế biến ngành gỗ chưa cân đối nên lợi thế từ nguồn nguyên liệu trong nước không được khai thác và tận dụng tối đa Trong khi các t nh từ Bắc Trung bộ trở ra phía Bắc ch chiếm 20% số lượng doanh nghiệp chế biến gỗ thì 80 doanh nghiệp còn lại tập trung ở duyên hải Nam Trung bộ và Đông Nam bộ Trong khi đó, đa số diện tích rừng trồng tập trung tại các t nh phía Bắc (37% ở Đông ắc và 21% ở Bắc Trung bộ , diện tích rừng trồng ở các t nh phía Nam ch chiếm 11 Hình 3.2)
13
Cục Chế biến NLTS&NM (2014), n n ng o gi trị gi tăng hàng n ng, lâm, th y s n
Trang 28Hình 3.2 Ph n ố nh nghiệp chế biến g và iện t ch ng t ồng t i c c v ng
(Số liệu chi tiết tại Phụ lục 6)
Cả nước hiện có 04 khu công nghiệp chế biến gỗ tập trung thì đều n m ở các đô thị lớn tại phía Nam, gồm 01 ở ình Định, còn lại 03 ở Đồng Nai, ình ương và TP.HCM o xa vùng nguyên liệu trong nước nên nguyên liệu cung cấp cho chế biến đồ gỗ xuất khẩu của các nhà máy tại các khu công nghiệp này chủ yếu từ nguồn nhập khẩu còn gỗ rừng trồng khai thác ở các t nh phía ắc phần lớn được cung cấp cho các nhà máy chế biến dăm xuất khẩu với thị trường tiêu thụ chính là Trung Quốc, chiếm trên 60 tổng lượng dăm xuất khẩu hàng năm của Việt Nam Trong khi số lượng các nhà máy chế biến dăm xuất khẩu đang tăng lên nhanh chóng nh m khai thác nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng thì số cơ sở chế biến ván nhân tạo đem lại giá trị gia tăng cao hơn lại vẫn còn khiêm tốn, chất lượng sản phẩm không cao nên chủ yếu phục vụ chế biến tiêu dùng trong nước o đó, hàng năm nước ta vẫn phải nhập một lượng lớn gỗ nhân tạo về để phục vụ sản xuất Trong năm 2014, Việt Nam xuất khẩu hơn 250.000 m3
gỗ bóc sang Trung Quốc với giá trị ch 17 triệu USD, nhưng lại nhập về 202.000 m3
gỗ dán với giá trị hơn 84 triệu USD14
14
Tô Xuân Phúc (2015), Thư ng mại gỗ i t m-Trung uố 2012-2014, thự trạng và u hướng
Trang 29Như vậy, sự phân bố doanh nghiệp chế biến đồ gỗ xa vùng nguyên liệu và sự thiếu hụt cơ
sở sản xuất ván nhân tạo trong khi ngành dăm gỗ xuất khẩu phát triển quá nóng trong thời gian qua đã khiến nguồn nguyên liệu khai thác từ rừng trồng trong nước không được tận dụng hiệu quả Đây chính là một trong những nguyên nhân góp phần làm cho giá trị gia tăng chung của ngành chế biến gỗ xuất khẩu vẫn còn thấp
Là khâu trực tiếp sản xuất ra sản phẩm và đem lại giá trị gia tăng chủ yếu cho ngành nhưng hoạt động chế biến gỗ xuất khẩu từ trước đến nay về cơ bản vẫn mới ch sản xuất gia công đơn thuần theo phương thức sản suất OEM15
Tăng trưởng của ngành chế biến gỗ xuất khẩu phát sinh không hoàn toàn từ đổi mới công nghệ trong sản xuất, mà chủ yếu là gia công, phụ thuộc vào đơn hàng và thiết kế mẫu mã từ khách hàng nước ngoài Hu nh Thị Thu Sương, 2012 ởi vậy, mặc dù đóng góp lớn vào tăng trưởng chung của ngành chế biến gỗ xuất khẩu Việt Nam nhưng t suất lợi nhuận mà các doanh nghiệp chế biến gỗ trong nước nhận được còn thấp, mới ch đạt 5-7%
Những tồn tại ở khâu chế biến khiến ngành gỗ xuất khẩu của nước ta vẫn đang duy trì ở phương thức sản xuất O M n m ở yếu tố quy mô của các doanh nghiệp trong ngành và chất lượng nguồn lao động hiện tại
uy mô doanh nghiệp
Sự gia tăng nhanh chóng số lượng các doanh nghiệp bao gồm doanh nghiệp trong nước và vốn nước ngoài đang phản ánh sự phát triển của ngành chế biến gỗ xuất khẩu Nếu như năm 2000 cả nước mới có 741 doanh nghiệp thì đến năm 2009 đã tăng lên 3.098 doanh nghiệp Tính đến năm 2014 cả nước có khoảng 3.934 doanh nghiệp chế biến và kinh doanh lâm sản, trong đó có 2.974 doanh nghiệp chế biến gỗ, chưa kể số lượng lớn các hộ gia đình sản xuất kinh doanh đồ gỗ nhỏ lẻ n m ngoài các làng nghề gỗ chưa được thống kê (Hình 3.3)
15 Theo Gereffi (1999), thành công trong nâng cấp công nghiệp ở các nước Đông Á cho thấy các nước này đã thực hiện sự chuyển đổi từ sản xuất theo phương thức lắp ráp với thiết bị gốc (OEA), một hình thức gia công lắp ráp đơn thuần đem lại giá trị gia tăng thấp nhất, sang phương thức sản xuất với thiết bị gốc (OEM) là hình thức gia công mang lại giá trị gia tăng cao hơn khi các công ty sản xuất ra sản phẩm theo thiết kế, thông số
kỹ thuật của khách hàng và gắn nhãn khách hàng, và sau đó là nâng cấp lên phương thức sản xuất với thương hiệu nguyên gốc (OBM , đem lại giá trị gia tăng cao nhất khi doanh nghiệp có khả năng tự thiết kế, sản xuất
và bán sản phẩm mang thương hiệu riêng của họ
Trang 30Tuy nhiên, xét về quy mô thì đa số
các doanh nghiệp chế biến trong
nước đều có quy mô nhỏ, cả về số
lượng lao động lẫn vốn đầu tư Theo số lượng lao động, có tới 46 doanh nghiệp có quy
mô siêu nhỏ, 49 quy mô nhỏ và 1,7 quy mô vừa, ch có 2,5 doanh nghiệp là quy mô lớn16
Còn theo vốn đầu tư, số doanh nghiệp chế biến gỗ quy mô nhỏ và siêu nhỏ chiếm tới 93%; 5,5 quy mô vừa, còn lại ch 1,2 quy mô lớn Hình 3.4
H nh 3.4 Quy mô doanh nghiệp theo vốn đầu tư và l đ ng
Trang 31o năng lực vốn hạn chế nên các doanh nghiệp nhỏ ch có thể thực hiện các đơn hàng nhỏ
lẻ hoặc gia công cho các công ty khác, còn với những đơn hàng lớn lại ràng buộc về thời hạn giao hàng thì gần như không thể đáp ứng được do không chủ động được nguồn nguyên liệu, đặc biệt khi có biến động về giá cả nguyên liệu nhập khẩu Theo Tổ chức Forest Trend (2011), trong số hơn 3.400 doanh nghiệp ngành gỗ thì có tới 80 doanh nghiệp là nhóm không xuất khẩu trực tiếp, gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ gia công cho các doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp, và sản xuất tiêu dùng nội địa Còn lại ch có khoảng 600-
700 doanh nghiệp (20%) tham gia xuất khẩu trực tiếp nhưng chiếm tới 80 giá trị xuất khẩu của ngành, tập trung phần lớn là các doanh nghiệp có quy mô trung bình và lớn trong ngành, 57% trong số đó là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI)
Hạn chế về vốn cũng khiến các doanh nghiệp nhỏ không có khả năng đầu tư nâng cấp dây chuyền sản xuất Phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng dây chuyền máy móc, công nghệ chế biến lạc hậu được nhập khẩu từ Đài Loan, Trung Quốc, trong khi các dây chuyền hiện đại như của Nhật, Đức, thì các doanh nghiệp này lại không có khả năng đầu tư17
Trong khi đó, các doanh nghiệp có khả năng đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại
là những doanh nghiệp quy mô lớn và nhóm các doanh nghiệp F I Số lượng doanh nghiệp chế biến gỗ FDI mặc dù ch chiếm 14 nhưng có tới 30% có quy mô lớn Bởi vậy,
ch riêng năm 2014, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp F I chiếm 50,1 tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành18 Điều này phản ánh lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp F I so với các doanh nghiệp trong nước
Ngoài hạn chế về vốn thì các doanh nghiệp chế biến của nước ta cũng đang cho thấy khả năng quản lý và tổ chức sản xuất yếu Việc quản lý, sắp xếp quy trình sản xuất không hợp
lý, khâu kiểm soát chất lượng không đảm bảo, thiếu tính chuyên nghiệp trong thực hiện các hợp đồng đang tồn tại ở hầu hết các doanh nghiệp chế biến gỗ trong nước Báo cáo của Hiệp hội Chế biến gỗ ình Định19 đã ch ra các điểm hạn chế trong tổ chức sản xuất tại các doanh nghiệp gỗ ình Định gồm: sản xuất không liền mạch, nhiều thao tác thừa khiến thời
17 Nguyễn Tôn Quyền 2016 , “Mừng và lo xuất khẩu gỗ năm 2016”, o i n đàn Do nh nghi p, truy cập
ngày 11/01/2016 tại địa ch : http://enternews.vn/mung-va-lo-xuat-khau-go-nam-2016.html
18 Nguồn: Thống kê của Tổng cục Hải quan (2015)
19 Hiệp hội gỗ và Lâm sản ình Định (2013), Gi i pháp nâng cao ch t ư ng doanh nghi p chế biến gỗ Bình
ịnh
Trang 32gian trung bình để hoàn thành một sản phẩm k o dài; hạn chế nguồn cung và sử dụng nguyên phụ liệu dẫn đến thất thoát và lãng phí trong sử dụng nguyên phụ liệu, thụ động mỗi khi có đơn hàng; khâu kiểm soát chất lượng chưa đảm bảo, chủ yếu dựa trên quan sát chủ quan của người giám sát và tinh thần tự giác của công nhân, ch thích hợp với đơn hàng sản xuất nhỏ; doanh nghiệp thiếu tính chuyên nghiệp trong thực hiện các hợp đồng sản xuất xuất khẩu, đặc biệt là việc tuân thủ thời hạn giao hàng và khả năng đáp ứng các hợp đồng lớn với chất lượng đồng bộ Những điểm yếu này cũng là tình trạng chung của đa
số các doanh nghiệp chế biến gỗ trong nước
Hạn chế về khả năng tự thiết kế mẫu mã sản phẩm nên sản xuất theo phương thức OEM vẫn là chủ yếu đối với hầu hết các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu trong nước hiện nay Có tới 70% các doanh nghiệp đồ gỗ Việt Nam làm gia công đơn thuần, sản xuất theo mẫu thiết kế của khách hàng, số doanh nghiệp có khả năng tự thiết kế, sáng tạo ra các mẫu
mã mới để chào hàng rất ít20 (Hình 3.5) ởi vậy mà trong gần 7 t USD xuất khẩu đồ gỗ năm 2015, sản phẩm do chính các nhà thiết kế trong nước thiết kế chiếm chưa đến 20% (theo HAWA) Lợi ích mà các doanh nghiệp nhận được ch là phần giá trị gia tăng ở công đoạn gia công sản phẩm nên tổng giá trị xuất khẩu tuy cao nhưng giá trị thặng dư mà doanh nghiệp nhận được thì hạn chế
Với việc ch dựa vào sản xuất gia công đơn thuần, ngay cả những công ty có quy mô lớn không ch phải chịu biên lợi nhuận thấp mà còn đối mặt với không ít rủi ro Chẳng hạn, khi kinh tế thế giới suy giảm, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm gỗ sụt giảm, buộc các doanh nghiệp phải chấp nhận các đơn hàng nhỏ lẻ, đồng nghĩa với việc chi phí sản xuất bị đội lên Nhiều doanh nghiệp còn phải chấp nhận chịu rủi ro trong thanh toán khi phải cho nhà nhập khẩu trả sau21 ên cạnh đó, không ch cạnh tranh về giá gia công với các nước khác có nền sản xuất tương tự, các nhà sản xuất trong nước cũng đang cạnh tranh gay gắt với nhau khi mà nhà nhập khẩu đưa mẫu thiết kế cùng lúc đến nhiều doanh nghiệp để đấu thầu và họ s so
20 Ban Cao (2016), “Doanh nghiệp gỗ còn yếu về vốn và tiếp cận thị trường”, Thời báo kinh tế Sài gòn
Online, truy cập ngày 16/3/2016 tại địa ch :
http://www.thesaigontimes.vn/143264/Doanh-nghiep-go-con-yeu-ve-von-va-tiep-can-thi-truong.html
21 Thanh Hương 2015 , “Xuất khẩu nội thất gỗ: ba câu chuyện chiến lược”, o hịp u đ u tư, truy cập
ngày 16/3/2016 tại địa ch :
Trang 33sánh về giá để quyết định chọn thầu ởi vậy, giá gia công lại càng bị đẩy xuống Hệ quả là biên lợi nhuận của các doanh nghiệp nhận được cũng sụt giảm theo
R ràng, muốn nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm ngành chế biến gỗ xuất khẩu và tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, buộc các doanh nghiệp không thể mãi duy trì phương thức sản xuất O M mà phải nâng cấp hoạt động của mình, chuyển dần lên phương thức sản xuất OBM Theo ông Nguyễn Chánh Phương22, Tổng thư ký HAWA, Việt Nam
có truyền thống sáng tạo cùng lực lượng lao động trẻ, ch thiếu định hướng dài hơi trong đào tạo thiết kế Đây chính là chìa khóa mà nếu sử dụng tốt, có thể cởi trói cho ngành gỗ lên mức phát triển cao hơn
22 Minh Khuê (2016), “Mốc 20 t US của gỗ Việt”, o n pr ss, truy cập ngày 08/6/2016 tại địa ch :
Trang 34H nh 3.5 Quy t nh ản uất c ản củ c c nh nghiệ chế iến g uất h u Việt
Chu n nguyên liệu
Đối với DN c h lưu t ữ: i t lư ng
nguyên liệu tồn h , nếu thiếu th nhậ thê
Đối với DN hông c h lưu t ữ th nhậ nguyên
Trang 35ự ượ ao động
Về nhu cầu lao động, theo đánh giá của nhiều chuyên gia ngành gỗ và doanh nghiệp chế biến gỗ thì hiện nay nguồn nhân lực cho ngành này còn thiếu trầm trọng Hiện tại, ngành công nghiệp chế biến gỗ đang thu hút khoảng 300.000 lao động làm việc, bao gồm công nhân kỹ thuật chiếm 20-30%, lao động có trình độ từ đại học chuyên ngành chế biến lâm sản ch chiếm 2-3 , số còn lại là lao động phổ thông Trong khi đó, yêu cầu số lượng kỹ
sư cần từ 7-10 /tổng số lao động, như vậy số lượng kỹ sư chế biến lâm sản cần thiết cho ngành còn thiếu đến hàng nghìn người/năm23
Về chất lượng, lao động trong ngành chế biến gỗ vẫn chưa theo kịp yêu cầu của sản xuất,
kể cả lao động kỹ thuật và phổ thông Đa số công nhân chưa quen với lối lao động công nghiệp, việc tiếp cận công nghệ mới còn hạn chế, ý thức k luật, tiết kiệm trong sản xuất còn kém Theo bà Ngô Thị Qu nh Tiên25, Tổng giám đốc công ty Chấn Hưng-chuyên sản xuất các mặt hàng gỗ nội ngoại thất xuất khẩu, có đến 80% công nhân công ty tuyển dụng không biết gì về nghề mộc Công ty phải trông vào các tổ trưởng, tổ phó biết nghề đào tạo cho công nhân nhưng họ làm nghề thì giỏi, còn truyền đạt cho người khác vẫn chưa có kinh nghiệm Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc đầu tư cho đào tạo nâng cao tay nghề công nhân cũng không được chú trọng Kết quả khảo sát năm 2015 của Trung tâm Hỗ trợ hội nhập WTO TP.HCM đối với 100 doanh nghiệp trong ngành chế biến gỗ về nhu cầu đào tạo cho thấy hầu hết doanh nghiệp chưa nhận thức được công tác đào tạo cho bộ phận
Trang 36công nhân, trong khi đây là lực lượng tham gia phần lớn trong quy trình sản xuất sản phẩm26
Về mức lương cho lao động, dù được đánh giá là đang có lợi thế về nguồn lao động và giá nhân công tương đối thấp so với nhiều nước nhưng chi phí sinh hoạt tăng nhanh đã khiến cho nhiều công nhân rời bỏ công việc do mức lương hiện tại không đủ sống Theo ông Ngô
Sĩ Hoài27, lâu nay ngành gỗ vẫn theo hướng phát triển chiều rộng, sử dụng nhân công giá
rẻ để cạnh tranh, trong khi chi phí ngày một đắt đỏ thì lao động không thể sống b ng 3-4 triệu tiền lương/tháng, nếu vẫn giữ mức lương như hiện nay thì Việt Nam s rơi vào tình trạng thiếu nhân công
Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp chế biến gỗ thì mức lương mà họ trả cho người lao động hiện tại đang phản ánh đúng với chất lượng lao động ngành gỗ Nếu tăng lương cho công nhân, doanh nghiệp s không có lợi nhuận Theo ông Trần Quốc Mạnh28, y viên an chấp hành HAWA, mặc dù kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng trưởng hàng năm nhưng lợi nhuận doanh nghiệp lại đang giảm sút, lương công nhân thì không được cải thiện là do ngày càng có nhiều nguồn cung cấp từ nhiều nước nên giá đặt hàng không tăng, thậm chí người đặt hàng còn ép giảm giá Nhiều doanh nghiệp cho biết đã rà soát tất cả chi phí sản xuất có thể tiết kiệm được, nhưng lao động thật là bài toán khó Tình trạng năng suất lao động kém, làm hàng bị lỗi vẫn diễn ra cả trong doanh nghiệp quy mô lớn đã có quy trình sản xuất bài bản Doanh nghiệp nhiều đơn hàng, khó lòng giảm công lao động vì không muốn biến động lao động trong tình hình ngành gỗ rất khó tuyển dụng người biết nghề nên các doanh nghiệp phải tuyển dụng công nhân về rồi đào tạo đang phổ biến
Như vậy, có thể thấy vấn đề lao động cho ngành gỗ đang rơi vào tình cảnh vừa thiếu vừa yếu Với hiện trạng lao động như hiện nay, nếu vẫn tiếp tục dựa vào lợi thế so sánh cấp thấp từ nguồn lao động giá rẻ thì giá trị gia tăng mà ngành chế biến gỗ xuất khẩu đem lại
26 Vũ Phong 2015 , “Cơ hội tăng đồ gỗ xuất khẩu”, o gười o đ ng, truy cập ngày 24/3/2016 tại địa
ch : http://nld.com.vn/kinh-te/co-hoi-tang-xuat-khau-do-go-20150322165340852.htm ;
27 Đỗ Hương (2014), “Sản phẩm gỗ tìm lối thoát cho cảnh chợ chiều”, o i n tử Chính ph , truy cập ngày
24/3/2016 tại đại ch : chieu/204538.vgp
http://baochinhphu.vn/Thi-truong/San-pham-go-Tim-loi-thoat-canh-cho-28 Chia sẻ tại “Hội thảo về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành chế biến gỗ” tại TP.HCM (11/3/2015),