TÓM TẮT Nghiên cứu này tìm hiểu về sinh kế của hộ dân tộc Khmer nghèo, trên cơ sở đánh giá nguồn vốn sinh kế của hộ nhằm đề ra các giải pháp thiết thực góp phần cải thiện sinh kế cho hộ.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT
HÀ MỸ TRANG
SINH KẾ CHO HỘ DÂN TỘC KHMER NGHÈO
TRƯỜNG HỢP PHƯỜNG 2, XÃ LẠC HÒA VÀ XÃ VĨNH HẢI
TẠI THỊ XÃ VĨNH CHÂU, TỈNH SÓC TRĂNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT
HÀ MỸ TRANG
SINH KẾ CHO HỘ DÂN TỘC KHMER NGHÈO
TRƯỜNG HỢP PHƯỜNG 2, XÃ LẠC HÒA VÀ XÃ VĨNH HẢI
Chuyên ngành: Chính Sách Công
Mã số: 60340402
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS Malcolm McPherson ThS Đinh Vũ Trang Ngân
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2016
Tác giả
Hà Mỹ Trang
Trang 4LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Th.S Đinh Vũ Trang Ngân và
TS Malcolm McPherson đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện nghiên cứu này Quý Thầy/Cô đã tận tình chia sẻ cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong lĩnh vực nghiên cứu Hơn thế nữa, Quý Thầy/Cô đã động viên để tôi có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu trong những hoàn cảnh khó khăn nhất
Thứ hai, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Quý Thầy, Cô tại Chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright đã trang bị cho tôi đầy đủ kiến thức thông qua các bài giảng tại Chương trình Tôi xin đặc biệt cảm ơn Thầy Đinh Công Khải, Thầy Lê Việt Phú, Thầy Huỳnh Thế Du, Thầy Phạm Duy Nghĩa, Thầy Vũ Thành Tự Anh và Cô Lê Thị Quỳnh Trâm đã khơi gợi, góp ý để tôi có thể lựa chọn hướng nghiên cứu phù hợp
Thứ ba, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Anh Trương Minh Hòa, Chị Phạm Hoàng Minh Ngọc và các Anh/Chị tại Chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright đã hỗ trợ tôi về
kỹ thuật và các thủ tục hành chính trong quá trình thực hiện luận văn
Thứ tư, tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các Anh, Chị, Em học viên khóa MPP6, MPP7 đã hỗ trợ, động viên, giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu Tôi đặc biệt cảm ơn Bạn Đỗ Vũ Gia Linh (MPP6) đã chia sẻ cho tôi những kinh nghiệm cần thiết cho việc nghiên cứu
Thứ năm, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các Cô/Chú/Anh/Chị và các hộ dân tại phường 2, xã Lạc Hòa và xã Vĩnh Hải đã hỗ trợ tôi trong quá trình nghiên cứu tại địa phương Và rất cảm ơn Quý chuyên gia đã có những góp ý thiết thực, giúp tôi có cơ sở
để đưa ra các giải pháp khả thi nhất
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn Gia đình, Trường Đại học Cần Thơ và Quý Thầy, Cô, Quý Đồng nghiệp đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong thời gian tham gia khóa học Chính sách công tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2016
Tác giả
Hà Mỹ Trang
Trang 5TÓM TẮT
Nghiên cứu này tìm hiểu về sinh kế của hộ dân tộc Khmer nghèo, trên cơ sở đánh giá nguồn vốn sinh kế của hộ nhằm đề ra các giải pháp thiết thực góp phần cải thiện sinh kế cho hộ Nghiên cứu được thực hiện tại phường 2, xã Lạc Hòa, xã Vĩnh Hải, thuộc thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng Đối tượng nghiên cứu là sinh kế của các hộ dân tộc Khmer nghèo và bối cảnh dễ tổn thương của các hộ Với việc sử dụng khung phân tích sinh kế bền vững của Bộ Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh (DFID, 1999), nghiên cứu đã tiến hành phân tích năm yếu tố của nguồn vốn sinh kế để đánh giá những rào cản trong việc cải thiện sinh kế của các hộ dân tộc Khmer nghèo
Kết quả phân tích cho thấy, trình độ dân trí thấp, đông con, sự thiếu kết nối giữa đào tạo và giới thiệu việc làm khiến các hộ không thể cải thiện sinh kế từ nguồn vốn con người Thứ hai, diện tích đất nhỏ hẹp, xu hướng biến đổi khí hậu, tình trạng khai thác tận diện tài nguyên rừng ngập mặn khiến các hộ không thể thoát nghèo bằng phương pháp truyền thống là dựa vào trồng trọt, chăn nuôi hay đánh bắt thủy sản Thứ ba, nguồn vốn vật chất của hộ dân tộc Khmer nghèo rất thiếu thốn Hầu hết các hộ phải sống trong các ngôi nhà đã hư hỏng nặng và ngoài đê nên rủi ro sập đổ luôn tồn tại Sự bất cân xứng thông tin trong việc cấp nhà vệ sinh khiến nhiều hộ không có nhà vệ sinh sử dụng Thứ tư, tình trạng thiếu vốn sản xuất, nguồn thu nhập không đủ để bù đắp chi tiêu khiến các hộ không có dòng vốn dư thừa để tái sản xuất Đồng thời, những rào cản trong việc tiếp cận vốn vay giá rẻ và tình trạng đảo nợ của ngân hàng chính sách là nguyên nhân khiến các hộ phải vay nặng lãi với lãi suất trung bình 120%/năm, làm hạn chế việc thực hiện kế hoạch sinh kế của hộ Thứ năm, tình trạng hoạt động của các tổ chức đoàn thể chỉ mang tính hình thức, chưa thiết thực nên không thu hút và huy động được sự tham gia của các hộ dân Với những hạn chế như đã phân tích thì công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, phát triển giáo dục, đặc biệt là hoạt động tuyền truyền giáo dục ý thức cho người dân, tăng cường hỗ trợ vốn và gia tăng hiệu quả hoạt động của các tổ chức xã hội là các giải pháp cần làm Đồng thời, chính sách đa dạng hóa sinh kế phù hợp với từng nhóm đối tượng có đất và không có đất là cần thiết Cụ thể như, chiến lược lấy ngắn nuôi dài gồm trồng trọt kết hợp với chăn nuôi, chiến lược giao rừng cùng với phát triển đánh bắt gần bờ sẽ giải quyết được tình trạng khai thác tận diệt nguồn tài nguyên thủy sản ven bờ Quan trọng nhất, thu hút được doanh nghiệp đến đầu tư để giải quyết lao động tại chỗ, góp phần giúp hộ cải thiện cuộc sống và giảm nghèo
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM TẠ ii
TÓM TẮT iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG vii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Bối cảnh nghiên cứu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 2
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
1.5 Cấu trúc dự kiến 2
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHUNG PHÂN TÍCH 3
2.1 Cơ sở lý thuyết 3
2.2 Khung phân tích 3
2.3 Các nghiên cứu đi trước 6
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 9
3.1 Tiến trình nghiên cứu 9
3.2 Thiết kế bảng câu hỏi 10
3.3 Chọn địa bàn nghiên cứu 10
3.4 Phương pháp thu thập số liệu 10
3.5 Phương pháp phân tích số liệu 11
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 12
4.1 Nguồn vốn sinh kế của HDT Khmer nghèo 12
4.1.1 Nguồn vốn con người 12
4.1.2 Nguồn vốn tự nhiên 16
4.1.3 Nguồn vốn vật chất 18
4.1.4 Nguồn vốn tài chính 22
4.1.5 Nguồn vốn xã hội 225
4.2 Bối cảnh dễ bị tổn thương 30
4.3 Chiến lược sinh kế ứng phó tổn thương 31
Trang 74.4 Ý kiến phỏng vấn chính quyền và chuyên gia 32
4.4.1 Ý kiến phỏng vấn chính quyền 32
4.4.2 Ý kiến phỏng vấn chuyên gia 33
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH 34
5.1 Kết luận 34
5.2 Khuyến nghị chính sách 345
5.2.1 Nhóm chính sách về nguồn vốn con người 35
5.2.2 Nhóm chính sách về nguồn vốn tự nhiên 35
5.2.3 Nhóm chính sách về nguồn vốn tài chính 35
5.2.4 Nhóm chính sách về nguồn vốn vật chất 35
5.2.5 Nhóm chính sách về nguồn vốn xã hội 36
5.2.6 Nhóm chính sách hỗ trợ sinh kế trực tiếp 36
5.3 Hạn chế của đề tài 37
Tài liệu tham khảo 378
Phụ lục 42
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Cách tính cỡ mẫu 10
Bảng 4.1: Thông tin chung về hộ gia đình 12
Bảng 4.2: Tình trạng đi học của trẻ trong độ tuổi đi học 14
Bảng 4.3: Diện tích đất và tình trạng sở hữu của hộ 16
Bảng 4.4: Tình hình nhà ở của hộ 18
Bảng 4.5: Tài sản sinh hoạt của hộ 21
Bảng 4.6: Tài sản sản xuất của hộ 21
Bảng 4.7: Thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người/tháng 22
Bảng 4.8: Bảng mô tả thời vụ trong năm 31
Trang 10DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Khung phân tích sinh kế bền vững DFID (1999) 4
Hình 3.1: Tiến trình nghiên cứu 9
Hình 4.1: Quyết định chọn nơi khám chữa bệnh của các hộ 15
Hình 4.2: Tình trạng tưới tiêu của hộ 16
Hình 4.3: Nguồn gốc của nhà ở của hộ 18
Hình 4.4: Nhà vệ sinh của hộ 19
Hình 4.5: Nguồn điện sinh hoạt của hộ 20
Hình 4.6: Tình hình vay vốn của hộ 23
Hình 4.7: Tỷ lệ hộ tham gia các tổ chức xã hội 25
Hình 4.8: Mạng lưới quan hệ xã hội của các hộ 27
Hình 4.9: Bối cảnh dễ bị tổn thương trong năm vừa qua 30
Hình 4.10: Một số kế hoạch sinh kế do hộ đề xuất 31
Trang 11DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1: Sai lầm trong suy nghĩ của một hộ về vấn đề sinh con đông 13
Hộp 4.2: Chia sẻ của cán bộ hội phụ nữ về tình trạng trẻ em không đi học 15
Hộp 4.3: Chia sẻ của một hộ nghèo cùng cực tại xã Vĩnh Hải 23
Hộp 4.4: Chia sẻ của một số cán bộ đoàn thể 26
Trang 12DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng câu hỏi phỏng vấn hộ gia đình 42
Phụ lục 2: Bản đồ hành chính Thị Xã Vĩnh Châu 54
Phụ lục 3: Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu 54
Phụ lục 4: Danh sách các khóm, ấp phỏng vấn 55
Phụ lục 5: Các bước thu thập số liệu 56
Phụ lục 6: Vòng xoáy nghèo 56
Phụ lục 7: Khung phân tích sinh kế bền vững của OXFAM (1993) 57
Phụ lục 8: Khung phân tích sinh kế bền vững của CARE (1994) 58
Phụ lục 9: Khung phân tích sinh kế bền vững của UNDP (1995) 59
Phụ lục 10: Khung phân tích sinh kế bền vững của DFID (1999) 60
Phụ lục 11: Trích Quyết định 09 qui định về chuẩn hộ nghèo, cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015 (QĐ09/2011/QĐ-TTg) 60
Phụ lục 12: Trích Quyết định 95 Qui định về chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 – 2020 (QĐ59/2015/QĐ-TTg) 61
Phụ lục 13: Trích Nghị định 75 Qui định về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 – 2020 (NĐ75/2015/NĐ-CP) 62
Phụ lục 14: Trích Thông tư quy định thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội (TT190/2014/TT-BTC) 65
Phụ lục 15: Trích Quy định về chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (QĐ29/2013/QĐ-TTg) 65
Phụ lục 16: Trích Quyết định về việc cho vay phát triển sản xuất đối với hộ nghèo dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012 – 2015 (Quyết định 54/2012/QĐ-TTg) 66
Phụ lục 17: Trích Quyết định về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở (Quyết định 167/2008/QĐ-TTg) 67
Phụ lục 18: Hình ảnh sưu tập trong quá trình đi thực địa 68
Trang 13CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
Chương 1 trình bày về bối cảnh và tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Chương này cũng đề cập đến mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu và sẽ được giải quyết trong các chương sau dựa vào các thông tin được thu thập từ quá trình khảo sát
1.1 Bối cảnh nghiên cứu
Giảm nghèo bền vững là trọng tâm của chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2016-2020 (Quốc hội, 2015, trang 3) Trong đó, đối tượng ưu tiên là người dân tộc thiểu số sống tại địa bàn đặc biệt khó khăn, với ba mục tiêu chính là tăng thu nhập bình quân đầu người, nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển cơ sở hạ tầng xã hội
Xét tại phường 2, xã Lạc Hòa và xã Vĩnh Hải là ba xã đặc biệt khó khăn của thị xã Vĩnh Châu (TXCV), có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống Vị trí địa lý của các xã cách xa các trung tâm kinh tế lớn của khu vực và cả nước, cụ thể cách thành phố Cần Thơ khoảng 110 km, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 260 km Đồng thời, với cơ sở
hạ tầng còn nhiều hạn chế nên địa phương gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút đầu tư và thực thi các chính sách cải thiện sinh kế cho hộ dân tộc (HDT) Khmer nghèo như chính sách giới thiệu việc làm, chính sách chuyển đổi sinh kế mới
Ngoài ra, tình hình biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng tiêu cực đến sinh kế của HDT Khmer nghèo sống tại địa bàn Theo Phùng Đức Chính (2015, trang 37), Henckes (2014, trang 7), Phạm Lê Mỹ Duyên và đ.t.g (2012, trang 253) thì tình hình biến đổi khí hậu và cạn kiệt tài nguyên đang ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế của HDT Khmer nghèo không có điều kiện chuyển đổi sinh kế Theo Võ Văn Sen và Trần Nam Tiến (2011, trang 17-20), có gần 60% HDT Khmer ở TXVC sống tại các vùng ngập mặn, quyền tiếp cận và sử dụng tài nguyên không được xác định rõ Kết quả là nhiều HDT Khmer nghèo đã tham gia vào các hoạt động sinh kế không bền vững và khai thác tận diệt nguồn tài nguyên ven biển
Tuy địa phương đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ sinh kế cho HDT Khmer nghèo như chính sách hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ vốn và nhiều chính sách liên quan khác nhưng kết quả đạt được còn nhiều hạn chế Cụ thể, số hộ nghèo tại TXVC đã tăng từ 47% (2011) lên 51% (2012), trong đó, HDT Khmer nghèo chiếm trên 30% (2012) Theo Smith và đ.t.g (2013, trang 30) nếu tình trạng nghèo không được giải quyết sẽ gia tăng tội phạm và tình trạng bần cùng hóa sẽ càng trầm trọng hơn Do đó, việc đề ra các giải pháp sinh kế phù hợp nhằm giúp các HDT Khmer nghèo tại TXVC thoát nghèo bền vững là vô cùng cấp thiết
Trang 141.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của nghiên cứu là phân tích sinh kế của HDT Khmer nghèo tại phường 2,
xã Lạc Hòa, xã Vĩnh Hải thuộc TXVC, tỉnh Sóc Trăng Trên cơ sở kết quả nghiên cứu và
ý kiến chuyên gia, tác giả đề xuất các khuyến nghị chính sách nhằm cải thiện sinh kế cho HDT Khmer nghèo tại địa bàn nghiên cứu
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi thứ nhất, các chính sách của nhà nước tác động ra sao đến sinh kế của HDT Khmer nghèo tại phường 2, xã Lạc Hòa, xã Vĩnh Hải thuộc TXVC, tỉnh Sóc Trăng? Để trả lời câu hỏi này tác giả tiến hành thu thập số liệu thứ cấp được cung cấp bởi địa phương
và phỏng vấn trực tiếp các HDT Khmer nghèo tại địa bàn nghiên cứu
Câu hỏi thứ hai, những chính sách nào cần thực hiện để cải thiện sinh kế cho HDT Khmer nghèo tại phường 2, xã Lạc Hòa, xã Vĩnh Hải thuộc TXVC, tỉnh Sóc Trăng? Câu hỏi này được giải quyết căn cứ vào các phân tích, đánh giá và tham vấn ý kiến chuyên gia
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các chính sách có liên quan đến HDT Khmer nghèo, tài sản sinh kế của các HDT Khmer nghèo, bối cảnh dễ bị tổn thương của các HDT Khmer nghèo
và những khó khăn mà các hộ đang gặp phải Họ tên của các HDT Khmer nghèo và cận nghèo (gọi chung là HDT Khmer nghèo) đã được mã hóa nhằm đảm bảo tính bảo mật cho đáp viên Phạm vi nghiên cứu tập trung vào sinh kế của HDT Khmer nghèo sống tại phường 2, xã Lạc Hòa, xã Vĩnh Hải thuộc TXVC, tỉnh Sóc Trăng (Xem phụ lục 3)
1.5 Cấu trúc dự kiến
Nghiên cứu được trình bày gồm 5 chương Chương 1 đề cập đến bối cảnh nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, bố cục của luận văn Chương 2 trình bày về cơ sở lý thuyết, đánh giá các khung phân tích (KPT) sinh kế bền vững trên thế giới, lược khảo các nghiên cứu đi trước và xác định KPT được lựa chọn làm cơ sở nghiên cứu Chương 3 tập trung vào xây dựng tiến trình nghiên cứu, lập bảng câu hỏi nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu, phương pháp thu thập số liệu và phân tích số liệu Dựa trên số liệu thu thập từ quá trình khảo sát, Chương 4 sẽ trình bày kết quả nghiên cứu bao gồm phân tích nguồn vốn sinh kế, bối cảnh dễ bị tổn thương, những khó khăn của hộ, chiến lược sinh kế do hộ đề xuất và đánh giá về ý kiến chuyên gia Cuối cùng, Chương 5 sẽ trình bày kết luận chung của đề tài và thảo luận các khuyến nghị chính sách nhằm cải thiện sinh kế cho HDT Khmer nghèo tại địa bàn nghiên cứu
Trang 15CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết về sinh kế, sinh kế bền vững, giới thiệu các khung phân tích sinh kế phổ biến trên thế giới Đồng thời, đề xuất khung phân tích của nghiên cứu này và kết quả của các nghiên cứu đi trước
2.1 Cơ sở lý thuyết
Nghèo là một định nghĩa phức tạp, theo Khandker (2000) nghèo là một hiện tượng
đa chiều, là sự thiếu hụt các nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống và không thể tiếp cận đầy đủ với cơ sở hạ tầng cơ bản Riêng Liên Hợp Quốc (2008) đã đưa ra khái niệm nghèo đa chiều (6 chiều) trong đó tập trung vào “y tế, giáo dục và điều kiện sống” (UN, 2008, trích trong Nguyễn Ngọc Sơn, 2012, trang 19)
Sinh kế là hoạt động mà con người sử dụng nguồn vốn vật chất và phi vật chất để tạo
ra thu nhập nhằm thỏa mãn nhu cầu thiết yếu Sinh kế chỉ bền vững khi con người có thể tồn tại và phát triển trước những cú sốc của tự nhiên và xã hội Quan trọng hơn, hoạt động sinh kế của con người không được làm ảnh hưởng tiêu cực đến phúc lợi của thế hệ tương lai (Chambers và Conway, 1991)
Theo Ashley và Carney (1999, trang 4-7), con người được xem là nhân tố trung tâm
để thực hiện sinh kế bền vững Con người tác động vào các nguồn vốn sinh kế để có thể tồn tại trong môi trường có nhiều rủi ro, thách thức
2.2 Khung phân tích
Trên thế giới có nhiều KPT sinh kế được sử dụng nhằm đề ra các giải pháp góp phần cải thiện sinh kế cho con người Theo Krantz (2001, trang 21-27) khi sử dụng KPT sinh kế bền vững bên cạnh những điểm mạnh cũng cần phải khắc phục những điểm hạn chế của KPT này Về mặt tích cực, theo Hussein và Nelson (1998), Chambers (1995, trang 191-192), cách tiếp cận sinh kế bền vững rất thích hợp cho việc phân tích hoạt động sinh kế của các hộ nghèo Việc phân tích tài sản sinh kế và bối cảnh dễ bị tổn thương sẽ giúp nhà nước đưa ra các chính sách phù hợp, nhằm cải thiện sinh kế cho hộ nghèo (Serrat, 2008) Về mặt hạn chế, theo Krantz (2001, trang 21-27) để sử dụng KPT này thì phải có những tiêu chí rõ ràng để đo lường chuẩn nghèo, phải đặt hộ nghèo trong bối cảnh của địa bàn mà họ sinh sống, cần quan tâm đến các vấn đề về giới và bất bình đẳng
Trang 16Trên cơ sở khái niệm sinh kế bền vững của Chambers và Conway (1991), nhiều tổ chức trên thế giới đã đưa ra các KPT sinh kế nhằm phục vụ cho hoạt động của tổ chức như OXFAM (1993), CARE (1994), UNDP (1995) hay DFID (1999) (Xem phụ lục 7, 8, 9, 10) Theo Holloway (2002) và Krantz (2001, trang 21-27), trong những KPT sinh kế bền vững đã nêu thì KPT sinh kế bền vững của DFID (1999) là KPT được sử dụng rộng rãi nhất, vì nó khắc phục nhược điểm của các KPT đi trước Ra đời vào năm 1997 dựa trên khái niệm sinh kế bền vững của Chambers và Conway (1991), được phát triển và hoàn thiện bởi Bộ Phát triển quốc tế Vương quốc Anh (DFID) KPT sinh kế bền vững của DFID (1999) được xây dựng nhằm đưa ra các giải pháp giảm nghèo, tập trung vào 6 yếu tố chính
là “Lấy con người làm trung tâm”, “Có sự tham gia của người dân”, “Có sự phối hợp ở nhiều cấp độ”, “Có sự hợp tác giữa các khu vực trong xã hội”, “Có tính bền vững”, “Có tính năng động và linh hoạt cao” KPT sinh kế bền vững DFID (1999) vừa kế thừa vừa khắc phục hạn chế của những KPT đi trước Giống như KPT sinh kế bền vững của OXFAM (1993), KPT sinh kế bền vững của DFID (1999) quan tâm đến tài sản sinh kế của
hộ nghèo trong những bối cảnh bất lợi KPT sinh kế bền vững của DFID (1999) còn quan tâm đến các vấn đề về giới và sự phát triển bền vững (Carney và đ.t.g, 1999) Dựa trên số liệu thứ cấp và sơ cấp, DFID đã tạo ra các bức ảnh chụp nhanh về đời sống của hộ nghèo Ngoài ra, với ý kiến chuyên gia, DFID (1999) đã xây dựng được các giải pháp rõ ràng và thiết thực góp phần “tăng thu nhập, tăng phúc lợi, tăng tính ổn định, giảm tổn thương, đảm bảo an ninh lương thực và duy trì tính bền vững khi sử dụng nguồn vốn tự nhiên”
Hình 2.1: Khung phân tích sinh kế bền vững DFID (1999)
Nguồn: Tác giả dịch và vẽ lại theo khung phân tích sinh kế bền vững của DFID (1999)
Trang 17Qua hình 2.1 cho thấy KPT sinh kế bền vững của DFID (1999) gồm bốn vấn đề chính là bối cảnh bất lợi, tài sản sinh kế, cơ cấu & quy trình chuyển đổi và kết quả sinh kế Theo Kates và đ.t.g (1985, trang 17) bối cảnh bất lợi là việc con người gặp phải những vấn đề khó khăn trong cuộc sống và không thể chống lại những bất lợi đó Theo Wisner và đ.t.g (2003, trang 3) thì bối cảnh bất lợi là tình trạng mà sinh kế của con người
bị đe dọa do nhiều tác nhân trong cuộc sống gây ra Cụ thể hơn, DIFD (1999) chia bối cảnh bất lợi thành 3 nhóm Thứ nhất, các cú sốc là những sự kiện bất ngờ, những rủi ro không lường trước được như tại nạn, bệnh tật, khủng hoảng kinh tế, làm ảnh hưởng đến tài sản sinh kế của hộ nghèo Thứ hai, xu hướng bất lợi là những vấn đề gây ra tác động tiêu cực đến hộ nghèo như xu hướng di cư, sự suy giảm tài nguyên, xu hướng biến đổi khí hậu Thứ
ba, tính mùa vụ như tình trạng được mùa mất giá, khi đến mùa thu hoạch lượng cung nông sản tăng lên cao hơn lượng cầu làm giá nông sản giảm, thiếu việc làm khi hết vụ hoặc sản lượng đánh bắt cá giảm trong mùa khô đều làm ảnh hưởng đến đời sống của hộ nghèo KPT sinh kế bền vững của DFID (1999) phân nguồn vốn sinh kế làm năm loại là vốn con người, vốn tự nhiên, vốn vật chất, vốn tài chính và vốn xã hội trong đó:
Vốn con người, đề cập lần đầu tiên bởi Theodore Schultz (1961), vốn con người có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế thông qua việc gia tăng năng suất lao động, được
đo lường bởi các yếu tố như giáo dục, đào tạo và y tế (Cummins và đ.t.g, 2009, trang 2; Goldin, 2014; S.Becker, 1995, trang 2; Healy và đ.t.g, 2002, trang 20) Vốn con người là những kiến thức, kỹ năng, các ý tưởng sáng tạo, tình trạng sức khỏe và khả năng thích nghi trước các cú sốc, giúp con người thực hiện các chiến lược sinh kế đa dạng nhằm cải thiện cuộc sống (Slaus và Jacobs, 2011, trang 97; Carney và đ.t.g, 1999)
Vốn tự nhiên, đề cập phổ biến từ năm 1990 là một thuật ngữ dùng để kết nối giữa hoạt động của con người và hệ sinh thái tự nhiên Theo Perkins và đ.t.g (1992) vốn tự nhiên là những loại tài nguyên của quốc gia, nếu nguồn vốn này bị khai thác quá mức sẽ dẫn đến tận diệt nguồn tài nguyên Vốn tự nhiên gồm các loại tài nguyên thiên nhiên được con người khai thác, phục vụ cho hoạt động sống của con người (Slaus và Jacobs, 2011) Vốn tự nhiên có vai trò quan trọng đối với hoạt động sinh kế của hộ nghèo, đặc biệt là các HDT thiểu số có lối sống hòa nhập với thiên nhiên Các hộ này sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi các
cú sốc từ tự nhiên, tính mùa vụ của tự nhiên như mùa mưa, mùa khô hay giai đoạn sinh trưởng của động thực vật tự nhiên
Trang 18Vốn vật chất, theo Siddiqui (2009, trang 6) đây là nguồn vốn được con người tạo ra nhằm phục vụ cho hoạt động của con người, ví dụ như các loại cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường, trạm hay phương tiện vận tải công cộng Phương tiện sản xuất và phương tiện sinh hoạt cũng có vai trò quan trọng góp phần thực hiện chiến lược sinh kế của hộ Vốn tài chính, bao gồm các nguồn lực được hỗ trợ chính thức như tiền vay từ ngân hàng, từ các chương trình của chính phủ thông qua hoạt động trợ cấp hoặc các nguồn tài chính phi chính thức như hụi, vay nặng lãi, sự hỗ trợ của người thân hoặc các tổ chức phi chính phủ (Phan Đình Khôi, 2012, trang 145-146; Menkhoff và Rungruxsirivorn, 2009, trang 3-4) Trên cơ sở các nguồn lực tài chính, sẽ giúp con người có thể lựa chọn các chiến lược sinh kế phù hợp (Carney và đ.t.g, 1999) Tuy nhiên, cần cẩn trọng trong việc lựa chọn các nguồn vốn không chính thức có chi phí cao, bởi vì các nguồn vốn này thường không bền vững đối với việc thực hiện các chiến lược sinh kế
Vốn xã hội, là sự tương tác giữa hộ nghèo và các đối tượng trong xã hội như quan hệ
họ hàng, làng xã hay câu lạc bộ, đội, nhóm Ngoài ra, vốn xã hội còn xem xét đến vấn đề phong tục, tập quán, pháp luật và các cơ chế chính sách ở địa phương Theo Healy và đ.t.g (2002) vốn xã hội là việc xây dựng những mạng lưới dựa trên các chuẩn mực chung nhằm kết nối các cá nhân và các nhóm người trong xã hội để đạt được những mục tiêu tích cực cho tổ chức hay cộng đồng
Các cơ cấu và quy trình chuyển đổi, là sự tương tác giữa các khu vực khác nhau trong xã hội như khu vực công, khu vực tư, các cá nhân hay tổ chức Các mối quan hệ này được điều tiết và chi phối mạnh mẽ bởi pháp luật, thể chế, các chính sách của nhà nước và đặc điểm văn hóa vùng miền
Dựa vào nguồn vốn sinh kế, trong bối cảnh của cơ cấu và quy trình chuyển đổi hiện hữu, các chiến lược sinh kế như đầu tư vào những loại hình sản xuất phù hợp sẽ được lựa chọn nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người dân một cách bền vững Tóm lại, từ khái niệm sinh kế bền vững cũng như phân tích điểm mạnh, điểm yếu của các KPT sinh kế phổ biến thì KPT sinh kế bền vững của DFID (1999) được đánh giá là công cụ hiệu quả, khắc phục nhiều hạn chế của KPT đi trước và được nhiều nghiên cứu sử dụng, vì vậy tác giả sử dụng KPT này làm KPT cho đề tài nghiên cứu
2.3 Các nghiên cứu đi trước
Đỗ Vũ Gia Linh (2015, trang 1-59) “Cải thiện sinh kế cho người dân trong yêu cầu
bảo tồn tài nguyên_Tình huống nghiên cứu tại ấp 5, xã Mà Đà, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng
Trang 19Nai” Với 37 quan sát, nghiên cứu sử dụng KPT sinh kế bền vững của DFID (2001) để
đánh giá tài sản sinh kế của các hộ nghèo trong bối cảnh di dời các hộ ra khỏi địa bàn cư trú nhằm mục tiêu bảo tồn tài nguyên thiên nhiên Điểm nổi bật của nghiên cứu là đưa ra được các giải pháp thiết thực như di cư, phát triển hạ tầng, phát triển giáo dục, hỗ trợ trực tiếp cho các hộ dân nhằm cải thiện sinh kế cho người dân Tuy nhiên, nghiên cứu chưa phân tích cụ thể những thuận lợi và bất lợi về hoạt động sinh kế hiện tại của các hộ
Nguyễn Xuân Vinh (2014, trang 1-38) “Chính sách sinh kế kết hợp bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên: tình huống xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau” Với 34 quan
sát, nghiên cứu sử dụng KPT sinh kết bền vững của DFID (1999) để đánh giá tài sản sinh
kế của các hộ nghèo sống trong vùng đệm của vườn quốc gia U Minh Những hộ nghèo được đề cập trong nghiên cứu sống chủ yếu dựa vào nguồn vốn tự nhiên nhưng do tình trạng cạn kiệt tài nguyên và việc ban hành chính sách bảo vệ rừng nên hoạt động sinh kế của các hộ là không phù hợp Một số giải pháp tiêu biểu như phát triển hoạt động đánh bắt
xa bờ; phát triển chăn nuôi gia súc khép kín; nuôi tôm quảng canh; công khai minh bạch chính sách của nhà nước và hoàn thiện các qui định về khai thác nguồn lợi thủy sản Tuy nhiên, việc phân tích các loại tài sản sinh kế chưa gắng kết với các chính sách cụ thể tại địa phương mà chỉ đi sâu mô tả về các loại tài sản sinh kế của hộ
Lâm Quang Lộc (2014, trang 1-39) “Những nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo
của người dân tộc Khmer tại Đồng bằng Sông Cửu Long” Với dữ liệu Điều tra mức sống
hộ gia đình (2010), đề tài nghiên cứu tình trạng nghèo của HDT Khmer tại ĐBSCL Bằng phương pháp định lượng và định tính tác giả đã xác định các yếu tố gồm “giáo dục, nguồn vốn tín dụng, diện tích đất, loại hình sinh kế, khu vực sinh sống, cơ sở hạ tầng, các chương trình hỗ trợ, giới tính chủ hộ, quy mô hộ, tỷ lệ người phụ thuộc và yếu tố văn hóa” có ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của HDT Khmer Các giải pháp tiêu biểu gồm tăng cường nhận thức của người dân, thực hiện chương trình hỗ trợ có điều kiện nhằm cải thiện cuộc sống cho HDT Khmer nghèo Tuy nhiên, với dữ liệu thứ cấp nên nghiên cứu chưa đưa ra các trường hợp điển hình về tình trạng nghèo của HDT Khmer và chưa đề cập được thực trạng cụ thể về tài sản sinh kế của các HDT Khmer nghèo
Từ các nghiên cứu đi trước cho thấy, việc sử dụng khung phân tích sinh kế bền vững của DFID (1999) là phù hợp để phân tích thực trạng nghèo của HDT Khmer Các giải pháp
từ các nghiên cứu đi trước sẽ được dùng làm điểm tham chiếu và được xem xét trong bối cảnh cụ thể của đề tài, nhằm giúp đề tài có cơ sở đề ra các khuyến nghị chính sách phù
Trang 20hợp Tuy nhiên, các nghiên cứu ở trên cũng còn tồn tại một số hạn chế như đã phân tích và
sẽ được khắc phục trong nghiên cứu này Cụ thể như, đề tài sẽ phân tích chi tiết các sinh
kế hiện hữu nhằm có cơ sở đề ra các giải pháp phù hợp cho từng nhóm sinh kế của hộ Việc đi sâu vào các chính sách có liên quan đến sinh kế của hộ sẽ được phân tích cụ thể nhằm đề ra các giải pháp phù hợp và thông qua việc phân tích các tình huống điển hình sẽ làm cho bài viết có cái nhìn trực quan nhất về tình trạng nghèo của HDT Khmer nghèo tại địa bàn nghiên cứu
Trang 21CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Chương 3 trình bày về sơ đồ nghiên cứu, cách thức thiết kế bảng câu hỏi và đặc điểm của địa bàn nghiên cứu Chương này cũng mô tả về phương pháp thu thập số liệu, phương pháp chọn mẫu và phương pháp phân tích các số liệu thu thập
3.1 Tiến trình nghiên cứu
Từ cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và cơ sở thực nghiệm đã phân tích ở chương trước cho thấy KPT bền vững của DFID (1999) có nhiều ưu điểm, khắc phục được các mặt hạn chế của những KPT đi trước và được nhiều tác giả sử dụng nên đề tài chọn KPT sinh kế bền vững của DFID (1999) làm KPT với tiến trình nghiên cứu như sau:
Hình 3.1: Tiến trình nghiên cứu
(Nguồn: Tác giả tự vẽ)
Thiết kế bảng câu hỏi
Báo cáo phát triển kinh tế
xã hội của xã, phường
Niên giám thống kê của
TXVC Các chính sách đã
thực hiện Thông tin từ các
nghiên cứu đi trước
Phỏng vấn bán cấu trúc
Phỏng vấn chuyên gia
Trang 223.2 Thiết kế bảng câu hỏi
Bảng câu hỏi gồm 10 phần, đa số đều là câu hỏi mở với mục tiêu khai thác đầy đủ thông tin và đi sâu vào sinh kế, các chính sách hỗ trợ sinh kế của HDT Khmer nghèo, trong
đó có 2 phần phỏng vấn sâu về các HDT Khmer nghèo trồng hành và các hộ có phụ nữ, trẻ
em làm thuê trong các lĩnh vực có liên quan đến hành tím (Xem phụ lục 1)
3.3 Chọn địa bàn nghiên cứu
Địa bàn được lựa chọn là phường 2, xã Lạc Hòa, xã Vĩnh Hải tại TXVC Đây là ba
xã có vị trí ven biển nên chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu Là nơi tập trung đông HDT Khmer nghèo sinh sống chiếm 47% trong tổng số HDT Khmer nghèo của TXVC (Chi cục Thống kê TXVC, 2012) và là nơi có diện tích, sản lượng hành tím lớn nhất TXVC (Xem phụ lục 3) Khảo sát được thực hiện tại các khóm, ấp tiêu biểu của các
xã (Xem phụ lục 4)
3.4 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp được thu thập thông qua báo cáo của xã, phường tại địa bàn nghiên cứu, thu thập từ các nghiên cứu đi trước và tại cổng thông tin của TXVC
Số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện bởi vì thời điểm khảo sát trùng với kỳ thu hoạch hành tím nên đa số các hộ đều đi làm thuê nên việc tiếp cận rất khó khăn Do đó, phương pháp chọn mẫu thuận tiện được đánh giá là phù hợp nhất Nhằm đảm bảo tính đại diện, phương pháp chọn mẫu phân tầng dựa vào tỷ lệ HDT Khmer nghèo tại địa bàn nghiên cứu cũng được sử dụng
Trang 233.5 Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để phân tích, trình bày và giải thích dữ liệu thông qua các giá trị thống kê
Phương pháp phân tích định tính nhằm đánh giá điểm tích cực, điểm hạn chế hoặc các khó khăn trong quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo tại địa phương
Phần mềm thống kê Excel được sử dụng để tính toán các dữ liệu phục vụ cho việc phân tích Các giá trị còn thiếu trong quá trình phỏng vấn, do hộ dân không biết hoặc không nhớ được ước lượng bằng giá trị trung bình của các mẫu quan sát còn lại
Trang 24CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 4 trình bày thực trạng sinh kế của HDT Khmer nghèo, kết quả điều tra về nguồn vốn sinh kế của hộ, các chính sách về sinh kế, các cú sốc và những khó khăn mà hộ đang gặp phải Trên cơ sở đó, những giải pháp cấp thiết nhằm cải thiện sinh kế cho HDT Khmer nghèo tại địa bàn nghiên cứu sẽ được trình bày ở chương sau
4.1 Nguồn vốn sinh kế của HDT Khmer nghèo
4.1.1 Nguồn vốn con người
Bảng 4.1: Thông tin chung về hộ gia đình
Phường 2 Xã Lạc Hòa Xã Vĩnh Hải Tổng Quy mô trung bình (người/hộ) 4,56 5,52 4,55 4,87
Số lao động trung bình (người/hộ) 1
Ngoài ra, tỷ lệ hộ sinh con thứ 3 cao, chiếm khoảng 50%, dẫn đến số người phụ thuộc dưới 15 tuổi nhiều, điều này sẽ giúp hộ có nguồn lao động dồi dào trong tương lai nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ bần cùng hóa và nghèo liên thế hệ nếu như tình trạng nghèo của
hộ không được giải quyết Nguyên nhân của tình trạng này là do các cặp vợ chồng không
sử dụng các biện pháp kế hoạch hóa gia đình và từ tâm lý muốn sinh nhiều con của HDT Khmer, để nhận được sự chăm sóc khi về già hoặc có thêm người lao động khi con trưởng thành Mặc dù chính sách kế hoạch hóa gia đình và khẩu hiệu “mỗi gia đình chỉ nên có từ 1-2 con” luôn được tuyên truyền thông tại địa phương, nhưng cũng không thu hút sự tham gia của các hộ Vì vậy, địa phương cần phải thay đổi cách thức tuyên truyền, nhằm nâng
Trang 25cao nhận thức cho các hộ về việc sinh đẻ có kế hoạch, để thế hệ tương lai có thể phát triển
cả về thế chất và tinh thần
Hộp 4.1: Sai lầm trong suy nghĩ của một hộ về vấn đề sinh con đông
Về chính sách đào tạo nghề, tại địa phương hoạt động đào tạo nghề vẫn được tổ chức thường xuyên nhưng không thu hút nhiều HDT Khmer tham gia Nguyên nhân là do các thành viên được đào tạo đều là lao động chủ chốt nên việc tham gia khóa học đã làm giảm đáng kể thu nhập của hộ hoặc tình trạng không tìm được việc sau khi ra nghề cũng tạo tâm
lý e ngại cho hộ khi tham gia Thực trạng trên cho thấy chính sách đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho HDT Khmer nghèo tại địa phương là một thất bại có tính hệ thống Thứ nhất, các lớp dạy nghề sửa điện tử, sửa xe, nghề may thường dài hạn, tập trung nên các hộ không muốn tham gia Thứ hai, chính sách trợ cấp học phí chỉ mang tính hình thức, chỉ hỗ trợ 30.000 đồng/ngày, không tạo động lực để học viên tham gia đầy đủ các buổi học Thứ
ba, sự thiếu đồng bộ từ khâu đào tạo đến khâu giới thiệu làm khiến các hộ không có được thu nhập từ chính nghề mà họ được học Vì vậy, để đạt được mục tiêu cải thiện sinh kế cho HDT Khmer thông qua việc gia tăng năng suất lao động thì việc điều chỉnh lại các chính sách hỗ trợ là cần thiết
Về vấn đề mù chữ, có đến 35% trong tổng số thành viên của hộ mù chữ, trong đó có nhiều chủ hộ chưa từng đi học, với trình độ học vấn trung bình là chưa hết lớp 2 và không thành thao tiếng Việt Đây là một rào cản rất lớn làm cản trở sự tham gia của HDT Khmer vào các chính sách giảm nghèo Cụ thể, khi tham dự các lớp tập huấn về nông nghiệp các
hộ hầu như không hiểu rõ nội dung, không tương tác được với cán bộ giảng dạy Vì vậy, việc đơn giản hóa các chính sách hỗ trợ, giảng dạy bằng tiếng Khmer để hộ có thể nắm rõ
về chương trình là việc nên làm
Bà Kim Thị E, tại ấp Đại Bái, xã Lạc Hòa có 7 người con gồm 5 trai và 2
gái Bé trai 5 tuổi bà ẳm trên tay đang bị bệnh sổ mũi, hiện chưa có giấy
khai sinh nên không được thụ hưởng các chính sách của nhà nước như bảo
hiểm y tế và các chính sách có liên quan Gia đình bà không thực hiện
KHHGĐ và bà tính sinh thêm một đứa nữa cho đủ 8 đứa Theo lời kể của
bà, gia đình bà chủ yếu sống từ nghề làm thuê, các con bà đều phải nghỉ học
sớm Bà đang phấn đấu để sinh thêm một đứa nữa
Nguồn: Ghi nhận từ kết quả điều tra
Trang 26Bảng 4.2: Tình trạng đi học của trẻ trong độ tuổi đi học
Phường 2 Xã Lạc Hòa Xã Vĩnh Hải Tổng
Tỷ lệ trẻ ngoài độ tuổi đi học 3 17% 21% 31% 22%
Về chính sách giáo dục, chưa giải quyết được tình trạng nghỉ học của trẻ em trong độ tuổi đi học Cụ thể, các chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ tiền ăn và chính sách vận động trẻ em đến trường chưa thu hút được sự tham gia của phụ huynh và học sinh Bảng 4.2 cho thấy số trẻ em trong độ tuổi đi học khá cao chiếm 78%, nhưng có đến 50% không thể hoàn thành bậc học phổ thông và chủ yếu là chưa học hết lớp 5 Nguyên nhân khiến trẻ
em không được tiếp cận với giáo dục là do gia đình thiếu thốn, không có giấy khai sinh hoặc do suy nghĩ sai lệch của cha mẹ Cha mẹ nghĩ rằng đi học không quan trọng, dù có đi học thì vẫn thất nghiệp Qua trao đổi với giáo viên và chi hội sinh viên TXVC thì một nguyên nhân chính yếu khác dẫn đến việc các trẻ em ở đây nghỉ học sớm là do ý thức và ảnh hưởng của văn hóa, tín ngưỡng Cụ thể là, các trẻ em Khmer nghèo thường thích vào chùa để học chữ Khmer chứ không thích vào trường để học Khi vào chùa các em được ăn, được chơi với các bạn người dân tộc cùng trang lứa Khoảng cách từ nhà đến chùa cũng thuận lợi hơn là đến các trường để học Về tín ngưỡng tôn giáo, do các HDT Khmer đều theo đạo Phật nên gia đình cũng khuyến khích các em vào chùa để tu hành Bởi vì, người vào chùa để tu hành được xem là người có ăn có học, người có hiếu và gia đình cũng được
nở mặt, nở mày vì điều này Qua phân tích cho thấy chính sách giáo dục hiện tại là không phù hợp với văn hóa, tín ngưỡng tại địa phương và không tạo động lực để hộ cho con đến trường Thiết nghĩ, địa phương cần phải có những chính sách thiết thực hơn để vận động trẻ em đến trường chứ không chỉ dừng lại ở hoạt động tuyên truyền và hỗ trợ như hiện nay
2 Theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (Số 25/2004/QH11), “Trẻ em là công dân Việt Nam dưới
16 tuổi”
3
Độ tuổi đi học được ghi nhận ở độ tuổi từ 5 – 17 tuổi, tương ứng là từ mẫu giáo 5 tuổi đến lớp 12
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra
Trang 27Hộp 4.2: Chia sẻ của cán bộ hội phụ nữ về tình trạng trẻ em không đi học
Hình 4.1: Quyết định chọn nơi khám chữa bệnh của các hộ
Về chính sách y tế, có trên 90% dân số trong mẫu khảo sát có sức khỏe tốt và 95% trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi được tiêm chủng vắc-xin theo chương trình tiêm chủng mở rộng của Bộ Y tế Sở dĩ đạt kết quả này là do các hộ được tiếp cận với chính sách bảo hiểm y tế miễn phí Ngoài ra, chất lượng khám, chữa bệnh tại tuyến xã cũng được nâng cao
và thu hút đông đảo, với gần 90% các hộ tham gia khám và chưa bệnh Như vậy, chính sách y tế tại địa phương được đánh là một trong những chính sách tích cực và được sự ủng
hộ của người dân Chính sách này sẽ góp phần giúp các hộ nâng cao sức khỏe từ đó hộ có
đủ sức khỏe để tham gia tích cực vào quá trình cải thiện sinh kế
Tóm lại, nguồn vốn con người của các HDT Khmer nghèo dồi dào vế số lượng và có sức khỏe tốt, nhưng chất lượng nguồn lao động thấp, kèm theo là những sai lệch trong suy nghĩ trở thành rào cản chính yếu khiến các hộ không thể cải thiện sinh kế thông qua các chính sách hỗ trợ của nhà nước
87%
Trạm y tế Khám tư Mua thuốc tây
Chị Kim Ngọc H, chi hội trưởng hội phụ nữ ấp Đại Bái A, xã Lạc Hòa cho
biết: “Thường các cặp vợ chồng ở đây cưới nhau không đi đăng ký kết hôn
Khi sinh con thường trốn viện về sớm nên trẻ em không có giấy chứng sinh vì vậy không làm được giấy khai sinh Mặc dù hội phụ nữ có hướng dẫn nhưng các hộ bận đi làm thuê, đến khi đi học thì con không có giấy khai sinh nên đành bỏ học”
Nguồn: Ghi nhận từ kết quả điều tra, khảo sát
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra
Trang 284.1.2 Nguồn vốn tự nhiên
Các hộ dân tộc Khmer nghèo trong phạm vi nghiên cứu ít được đào tạo nghề, sự thất bại trong chính sách giới thiệu việc làm như đã phân tích và rào cản về ngôn ngữ khiến hộ không thể chủ động tìm kiếm việc làm ở những địa phương khác vì vậy nguồn vốn tự nhiên đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với hộ
Bảng 4.3: Diện tích đất và tình trạng sở hữu của hộ
Phường 2 Xã Lạc Hòa Xã Vĩnh Hải Tổng
Qua bảng 4.3 cho thấy diện tích đất canh tác trung bình của tất cả các hộ trong mẫu khảo sát là khá thấp với 760 m2/hộ, trong đó có đến 54% hộ không có giấy tờ đất Nguyên nhân là do, đất của các hộ có được là do phá rừng trái phép từ nhiều năm trước nên không được cấp giấy tờ đất hoặc các hộ chưa được tách bằng khoán ra khỏi thửa đất chung của cha mẹ Hiện tại địa phương vẫn chưa đưa ra các chính sách xử lý phù hợp đối với các loại đất chiếm dụng trái phép, điều này gây nhiều khó khăn cho các hộ trong việc thực hiện sinh kế Cụ thể là, các hộ không thể thế chấp đất để vay vốn ngân hàng, không an tâm xây dựng nhà kiên cố hoặc đầu tư chuồng trại nhằm chuyển đổi sinh kế Đây là một vấn đề nan giải của địa phương nhưng nếu giải quyết được hoặc đề ra các phương thức sản xuất phù hợp sẽ giúp ích rất nhiều cho các HDT Khmer nghèo
Hình 4.2: Tình trạng tưới tiêu của hộ
Tỷ lệ hộ không đủ nước tưới Tỷ lệ hộ có đủ nước tưới
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra
Trang 29Về nguồn nước tới, do hệ thống kênh rạch tại địa phương bị nhiễm mặn và trở nên khô hạn trong mùa khô nên nguồn nước chủ đạo phục vụ cho hoạt động nông nghiệp là nước ngầm Từ kết quả khảo sát thì có trung bình 58% hộ không đủ nước tưới dẫn đến chi phí sản xuất tăng, tốn thêm thời gian và tiền điện Mặc dù, địa phương đã có chính sách xây dựng các giếng khoan công cộng nhằm phục vụ cho hoạt động tưới tiêu của người dân, tuy nhiên vẫn không giải quyết được tình trạng thiếu nước Nguyên nhân là do các hộ tại địa phương đa số trồng những loại nông sản cần nhiều nước như hành tím, cải trắng, ớt và chưa áp dụng các phương pháp tưới tiết kiệm nước Kết quả là mạch nước ngầm ngày càng cạn kiệt và không đáp ứng đủ nhu cầu tưới tiêu Vì vậy, để đảm bảo cho sản xuất bền vững thì nhất thiết cần phải có các chính sách hỗ trợ người dân tiếp cận với các phương pháp tưới tiết kiệm nước như tưới nhỏ giọt, sử dụng màn phủ hoặc lựa chọn các giống cây
trồng chịu hạn như khoai lang, đậu phộng
Ngoài ra, tài nguyên rừng ngập mặn đa dạng về chủng loại, nhưng giá trị kinh tế không cao, nên các hộ thường đánh bắt với số lượng lớn để có thêm thu nhập cải thiện cuộc sống Tuy nhiên, đây là loại hình sinh kế không bền vững và nếu thực trạng khai thác bừa bãi vẫn diễn ra ồ ạt thì tình trạng cạn kiệt, thậm chí tuyệt chủng những loài ngư thủy sản là tất yếu Điều đáng nói hơn, một số cán bộ của xã lại không am hiểu quy định của nhà nước và cho rằng hoạt động khai thác của các hộ là không vi phạm pháp luật, nhưng theo nghiên cứu của tác giả thì rõ ràng hoạt động này đã vi phạm Nghị định 103 (Thủ tướng Chính phủ, 2013a) và Thông tư 02 (Thủ tướng Chính phủ, 2006)4
Vì vậy, để có thể giúp người dân hiểu rõ hơn và chung tay với địa phương bảo vệ nguồn lợi quý báu này thì các chính sách bảo vệ thủy sản rừng ngập mặn và phổ biến quy định pháp luật ngay trong đội ngũ cán bộ xã cần được thực hiện
Tóm lại, tuy nguồn vốn tự nhiên tại địa phương không có giá trị kinh tế cao, nhưng
có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện sinh kế của hộ Do đó, các chính sách nhằm
khai thác và sử dụng hợp lý các loại tài nguyên thiên nhiên là việc làm cấp thiết
4
Quy định về vấn đề khai thác thủy sản
Trang 304.1.3 Nguồn vốn vật chất
Do đối tượng nghiên cứu là các hộ dân tộc Khmer nghèo nên nguồn vốn vật chất của các hộ này rất hạn chế gồm tài sản thuộc sở hữu của hộ, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội
Hình 4.3: Nguồn gốc của nhà ở của hộ
Phường 2 Xã Lạc Hòa Xã Vĩnh Hải Tổng
Ở nhờ
Tự xây Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra
Trang 31Qua hình 4.3, có 42% nhà ở của hộ là do nhà nước cấp thông các chính sách hỗ trợ nhà ở hoàn chỉnh, hỗ trợ hộ vay vốn xây nhà Cụ thể, một số hộ được hỗ trợ không hoàn lại 8,4 triệu đồng/hộ và cho vay 8 triệu đồng/hộ với lãi suất ưu đãi là 3%/năm để xây nhà Ngoài ra, tại ấp Trà Sết, xã Vĩnh Hải, cũng xây dựng được điểm dân cư tập trung cho người nghèo với 200 căn nhà miễn phí Tuy nhiên, số lượng này là hoàn toàn không giải quyết đủ nhu cầu của người dân Vì vậy, việc xây dựng thêm các điểm dân cư mới để đảm bảo cuộc sống cho người dân là rất cần thiết
Hình 4.4: Nhà vệ sinh của hộ .
Bên cạnh những khó khăn về nhà ở, thì chính sách hỗ trợ nhà vệ sinh (NVS) cũng là một vấn đề nổi cộm tại các xã Mặc dù, tổ chức quốc tế CARE có chương trình hỗ trợ NVS cho các HDT Khmer nghèo và địa phương cũng có chính sách cho vay ưu đãi 10 triệu đồng/hộ để xây dựng NVS nhưng qua hình 4.4 cho thấy, có đến 69% HDT Khmer nghèo không có NVS Nguyên nhân của tình trạng này là do, có nhiều mâu thuẫn trong việc triển khai chính sách cấp NVS cho hộ Cụ thể, một số hộ được cấp NVS hoàn chỉnh, một số khác thì cho biết, hộ chỉ nhận được vật tư và khuôn, kết quả là nhiều hộ không xây dựng
mà dùng vào những mục đích khác Bên cạnh đó, theo thông tin từ lãnh đạo xã Lạc Hòa thì NVS được xã hỗ trợ hộ hoàn chỉnh5 Qua đó cho thấy có sự bất cân xứng thông tin trong việc cấp NVS cho HDT Khmer nghèo tại các xã Việc không có NVS làm cho chất lượng
Trang 32cuộc sống của hộ giảm sút, kéo theo đó là nguy cơ xảy ra dịch bệnh và ô nhiễm môi trường sống Vì vậy, xã cần nhanh chóng kiểm tra, giám sát và điều chỉnh kịp thời các chính sách
hỗ trợ NVS để các hộ nhận được quyền lợi chính đáng và có điều kiện sống tốt hơn
Hình 4.5: Nguồn điện sinh hoạt của hộ
Qua hình 4.5 cho thấy khả năng tiếp cận điện lưới quốc gia của các hộ là khá cao Có được kết quả tích cực này là do địa phương đã thực hiện tốt chính sách điện khí hóa nông thôn, giúp hộ có đủ điện chiếu sáng và phục vụ tưới tiêu trong nông nghiệp Tuy nhiên, vẫn còn 12% hộ không được sử dụng điện và 7% phải câu đuôi từ các hộ dân khác
Đối với thực trạng sử dụng nước, có 76% các hộ sử dụng nguồn nước máy đạt tiêu chuẩn và nước ngầm Có 24% các hộ không có nước sinh hoạt mà phải mua nước từ các hộ khác với giá cao Nguyên nhân của tình trạng này một phần là do các hộ không có đủ khả năng để lắp đặt đường ống dẫn nước và một số hộ sống ngoài đê nên không được tiếp cận với cơ sở hạ tầng cơ bản
Vì vậy, để nâng cao chất lượng cuộc sống cho hộ thì việc thực hiện các chính sách hỗ trợ kịp thời như thành lập các điểm dân cư tập trung, hỗ trợ kéo điện, nước cho cho các hộ nghèo là cần thiết
Kéo nhờ điện Điện lưới quốc gia Không có điện sử dụng
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra
Trang 33Bảng 4.5: Tài sản sinh hoạt của hộ
Phường 2 Xã Lạc Hòa Xã Vĩnh Hải Tổng
kế mới
Bảng 4.6: Tài sản sản xuất của hộ
Phường 2 Xã Lạc Hòa Xã Vĩnh Hải Tổng
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra
Trang 34tông nên các hộ có thể đi lại dễ dàng Tuy nhiên, đa số các con đường chỉ có trọng tải khoảng 3 tấn là chưa phù hợp với nhu cầu vận chuyển nông sản của người dân Điều này dẫn đến thực trạng nông sản bị ép giá hoặc tạo tâm lý e ngại đối với người mua trong khâu vận chuyển Vì vậy, địa phương cần có chính sách nâng cấp đường cho phù hợp với nhu cầu chuyên chở và thu hút được các doanh nghiệp đến đầu tư Về hệ thống trường học các cấp, được đầu tư xây dựng, tuy nhiên cơ sở vật chất vẫn còn nhiều hạn chế Cụ thể, các trường còn thiếu đồ chơi, tài liệu, sách báo cho trẻ em, NVS của các trường không đạt chuẩn, vấn đề này đặc biệt xảy ra tại các trường mầm non và trường tiểu học Kết quả là không thu hút được trẻ em đến trường để học tập, để giải quyết được tình trạng trên thì chính sách nâng cao chất lượng cơ sở vật chất tại các trường là vấn đề nên làm Về hệ thống y tế, các trạm y tế được xây dựng ở trung tâm xã với đầy đủ phương tiện và chất lượng ngày càng tốt hơn, đã tạo niềm tin để người dân đến khám chữa bệnh Đây là một điểm tích cực mà địa phương cần phát huy trong thời gian tới nhằm nâng cao sức khỏe cho công đồng
Tóm lại, có sự khác biệt lớn trong quyết định đầu tư vào nguồn vốn vật chất của hộ Các hộ chỉ chú trọng đầu tư vào các loại tài sản sinh hoạt, không quan tâm đến tình trạng nhà ở và NVS, những loại tài sản được đánh giá là không thể thiếu của hộ Đồng thời, với tài sản sản xuất rất hạn chế sẽ làm cho các hộ không thể phát triển được các hình thức sinh
kế có giá trị gia tăng cao
4.1.4 Nguồn vốn tài chính
Bảng 4.7: Thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người/tháng
Thu nhập bình quân đầu người (đồng/tháng)
Chi tiêu bình quân đầu người (đồng/tháng)
Chênh lệch giữa thu nhập và chi tiêu
tư vào sản xuất Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như tỷ lệ người phụ thuộc
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra
Trang 35cao, thiếu về tư liệu sản xuất đặc biệt là thiếu đất Nếu tình trạng này không sớm được cải thiện sẽ kéo theo hàng loạt các hệ lụy cho xã hội như bần cùng hóa dẫn đến tội phạm, theo anh R, cán bộ xã Lạc Hòa cho biết, nhiều trường hợp mất cắp tài sản thực tế đã xảy ra ở địa phương Do đó, địa phương cần tích cực thực hiện những chính sách phát triển sinh kế để
hộ có thể cải thiện được cuộc sống
Hộp 4.3: Chia sẻ của một hộ nghèo cùng cực tại xã Vĩnh Hải
Anh Lý N, sống tại ấp Giồng Nổi, xã Vĩnh Hải có 5 đứa con Đứa con trai lớn
17 tuổi, đã nghỉ học từ lớp 5 Đứa con gái 14 tuổi vừa qua đời vì không có tiền chữa bệnh Đứa con gái 13 tuổi đang học lớp 6 sắp phải nghỉ học Đứa 10 tuổi không được đi học đang giữ đứa em mới sinh chưa đầy 1 tuổi Anh N cho biết:
“Gia đình tôi sống chủ yếu bằng nghề làm thuê, thu nhập rất bấp bênh và không đủ sống Những lúc không còn tiền gia đình tôi phải đi lấy công trước
để mua gạo Nếu bình thường cha con tôi đi tưới hành sẽ được 2.200.000 đồng/công/vụ nhưng nếu lấy công trước thì chỉ được 2.000.000 đồng/công/vụ
Vợ và con gái tôi đi bóc hành, lượm hành cũng nhận được ít tiền hơn nếu lấy công trước.
Nguồn: Ghi nhận từ kết quả điều tra
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra
Trang 36từ nhà nước6
Các chương trình vay vốn hầu hết là vay tín chấp với lãi suất thấp, số vốn được giải ngân trung bình khoảng 14,5 triệu đồng/hộ Tuy được hỗ trợ vốn nhiều năm nhưng tình trạng nghèo của HDT Khmer hầu như chưa được cải thiện Cụ thể, các hộ này vẫn nằm trong tình trạng nghèo dai dẳng, kèm theo là nợ quá hạn và tình trạng chậm nộp lãi thường xuyên Qua đó cho thấy đang tồn tại tồn tại những trục trặc của chính sách hỗ trợ vốn vay cho hộ Đối với bên cho vay, tình trạng “đảo nợ”7 để giải quyết nợ xấu được ngân hàng chính sách thực hiện khiến các hộ không có đủ nguồn vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất Đồng thời, sự yếu kém trong công tác hỗ trợ và kiểm soát sau giải ngân là một lỗ hỏng dẫn đến sự thất bại của chính sách tín dụng Đối với bên đi vay, tình trạng sử dụng vốn sai mục đích khiến các hộ không tạo ra giá trị tăng thêm khi sử dụng vốn vay Ngoài
ra, tình trạng vay vốn thụ động dưới sự sắp xếp của địa phương khiến nhiều hộ ỷ lại và không có động cơ cải thiện sinh kế và bàng quang đối với việc trả nợ cho ngân hàng Kết quả, nợ xấu nhiều và phải nộp phạt quá hạn đã ảnh hưởng đến tâm lý chung của các hộ là không muốn vay vốn tại ngân hàng
Đối với nguồn vốn phi chính thức, trung bình mỗi hộ vay 6,78 triệu đồng từ người quen để bổ sung nguồn vốn thiếu hụt, đặc biệt HDT Khmer nghèo lại sử dụng chủ yếu vốn vay này vào sản xuất Với lãi suất cao, trung bình khi vay 1 triệu đồng thì hộ phải trả lãi 100.000 đến 150.000 đồng/tháng, tương ứng với lãi suất 120% đến 150%/năm khiến các
hộ không thể thoát được nghèo Tuy nhiên, sự tiện lợi, nhanh chóng và không cần làm nhiều thủ tục được các hộ đánh giá là yếu tố quyết định hành vi đi vay nặng lãi
Qua phân tích cho thấy vòng luẩn quẩn vay, trả nợ, đặc biệt là tình trạng vay nặng lãi
đã làm gia tăng chi phí cho hộ Thiết nghĩ địa phương cần phải lựa chọn những chính sách
và cách làm thiết thực hơn trong việc hỗ trợ vốn cho các HDT Khmer nghèo Đi kèm theo
đó, cần có những chính sách hỗ trợ thật cụ thể, đơn giản, nhanh chóng và phù hợp với đối tượng là HDT Khmer nghèo có trình độ thấp, từ đó kéo giảm hoạt động vay vốn ngoài luồng có chi phí cao như hiện nay
Tóm lại, nguồn vốn tài chính được đánh giá là một đòn bẩy mạnh mẻ thúc đẩy sinh
kế của người nghèo Tuy nhiên, đối với HDT Khmer nghèo thì các chính sách này càng
6 Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về đất ở, Chương trình cho vay nuôi bò, mua ngư cụ hoặc nuôi heo
7 Nếu HDT Khmer có dư nợ quá hạn và sau đó hộ được thụ hưởng chính sách vay vốn mới thì ngân hàng sẽ trực tiếp cấn trừ nợ và chỉ giải ngân cho hộ số tiền còn lại
Trang 37làm cho hộ trở nên khó khăn hơn Vì vậy, việc xem xét và điều chỉnh lại các phương thức
hỗ trợ vốn vay là cần thiết
4.1.5 Nguồn vốn xã hội
Hình 4.7: Tỷ lệ hộ tham gia các tổ chức xã hội
Các tổ chức xã hội này được thành lập với tầm nhìn nâng cao chất lượng cuộc sống
và giúp người dân phát triển sinh kế thông qua sứ mệnh tổ chức vận động, tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ mọi mặt cho hộ nghèo Tại địa bàn nghiên cứu, tuy có nhiều tổ chức được thành lập nhưng đa số không thu hút được sự tham gia của người dân Kết quả nhiều
tổ chức phải giải thể, cụ thể như, hợp tác xã nuôi nghêu tại xã Vĩnh Hải được thành lập nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản và tạo sinh kế cho các hộ nhưng do số lượng hộ được phân quyền quản lý thì ít, còn các hộ khai thác trái phép thì quá đông, cuối cùng phải giải thể do không thể quản lý Qua hình 4.7, các tổ chức đoàn thể như hội phụ nữ, hội nông dân, đoàn thanh niên có số lượng hộ tham gia đông, nhiều nhất là hội phụ nữ với 33% hộ tham gia Nhìn chung, số lượng hộ tham gia các tổ chức đoàn thể ít xuất phát từ chất lượng hoạt động, cách thức tổ chức và từ ý thức của các hộ dân Thứ nhất, một số hộ cho rằng các
tổ chức đoàn thể ít hoạt động, không tạo ra lợi ích gì cho người dân nên về lâu dài hộ
33%
3%
Phường 2 Xã Lạc Hòa Xã Vĩnh Hải Tổng
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra
Trang 38không tham gia Thứ hai, cán bộ phụ trách còn thờ ơ, không nắm được tâm lý của người dân, một số cán bộ không nắm rõ qui định của nhà nước nên không thể tuyên truyền và hỗ trợ kịp thời cho người dân Chính điều này tạo nên rào cản và tâm lý e ngại của các hộ về hoạt động của tổ chức đoàn thể Thứ ba, một số hộ vì cuộc sống nên thường bàng quan trước hoạt động của đoàn thể, thậm chí có thái độ thiếu hòa nhã khi cán bộ đoàn thể và giáo viên đến vận động Với thực trạng trên thì rất khó để có thể thu hút và lôi kéo người dân tham gia các hoạt động do đoàn thể tổ chức
Hộp 4.4: Chia sẻ của một số cán bộ đoàn thể
Chị Kim Ngọc H, chi hội trưởng hội phụ nữ ấp Đại Bái, xã Lạc Hòa cho biết:
“Tôi là người sống ở xã Lai Hòa, sau khi lấy chồng mới theo chồng về đây
sống Tôi được giao phụ trách hội phụ nữ ấp vì ở ấp không có ai có đủ trình
độ để làm Do là người ở địa phương khác, không hiểu rõ về thực trạng của
xã nên tôi gặp nhiều khó khăn khi được phân giao nhiệm vụ
Anh Lâm N, bí thư đoàn thanh niên ấp Âu Thọ A, xã Lạc Hòa Gia đình anh
là một trong những hộ nghèo của ấp Được trưởng ban chọn làm bí thư của
ấp bởi vì anh đã học đến lớp 9 Do áp lực cuộc sống anh N rất ít tổ chức các
hoạt động cho thanh niên trong ấp Kết quả là Đoàn thanh niên tại ấp hầu
như không mang lại kết quả tích cực gì cho người dân trong ấp
Chú Thạch C, chi hội trưởng hội nông dân ấp Cà Săng, phường 2 cho biết:
“Với công việc này tôi được trợ cấp 460.000 đồng/tháng nhưng phải đi họp
suốt, lúc thì chạy lên xã, lúc thì chạy xuống hộ dân Nhiều tháng tôi không đủ
tiền đổ xăng và nạp tiền điền thoại để liên hệ nên phải xin thêm tiền vợ
Thỉnh thoảng, tôi lại bị vợ cằn nhằn vì không giúp được gì cho gia đình
Nguồn: Ghi nhận từ kết quả điều tra
Trang 39Hình 4.8: Mạng lưới quan hệ xã hội của các hộ
Qua khảo sát tác giả phân các hộ thành bốn nhóm chính dựa trên các hoạt động mà
hộ có tham gia gồm hộ nông nghiệp, hộ khai thác thủy sản, hộ làm thuê và hộ buôn bán được trình bày cụ thể ở hình 4.8 Các nhóm hộ này thường có mối quan hệ với các nhà cung cấp và nhiều trung gian trong quá trình thu gom - tiêu thụ sản phẩm Đặc biệt, hộ nông dân được đánh giá có nhiều trung gian nhất Điều này được xem là hạn chế trong việc cải thiện sinh kế cho hộ, bởi vì giá trị nhận được càng thấp khi có nhiều trung gian tham gia trong chuỗi giá trị gia tăng của sản phẩm Trong đó, nhà nước, ngân hàng và các tổ
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra
Hộ nông nghiệp
Trồng hành và hoa màu
Lượm hành, tưới nước, bóc vát, phụ hồ, công nhân
Phục vụ người dân trong và ngoài địa phương
Trồng hành, hoa màu và chăn nuôi Chủ vựa
Thương lái
Công ty
Chợ và người tiêu dùng
Siêu thị
Xuất khẩu
Trong nước
Nhà cung cấp Hoạt động sản xuất Thu gom Thương mại Tiêu dùng
Trang 40chức đoàn thể có vai trò xuyên suốt trong cả quá trình hoạt động của mạng lưới Để cải thiện sinh kế cho hộ thì các chính sách của nhóm đối tượng này được đánh giá là quan trọng nhất
Đối với nghề trồng trọt, các hộ có đất chủ yếu trồng hành tím, sau vụ hành tím thì chuyển sang trồng hành giống, cải trắng, đậu xanh , riêng cây lúa sẽ được trồng vào mùa mưa Đối với nghề này thì rủi ro về sâu bệnh, thiếu nước, thường xuyên ảnh hưởng đến thu nhập của hộ Đồng thời, chi phí đầu vào cao nhưng giá đầu ra bấp bênh khiến các hộ không
có lợi nhuận Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do số lượng hộ được tập huấn kỹ thuật sản xuất thấp (chiếm 20%), tình trạng dư thừa nông sản do trồng thiếu qui hoạch và hoạt động xuất khẩu bị ngưng trệ dẫn đến giá bán nông sản bấp bênh Qua đây cho thấy sự thiếu định hướng về loại cây trồng và vai trò trung gian kết nối giữa nông dân với doanh nghiệp chưa được địa phương quan tâm đúng mức đã gây ra những khó khăn lớn đối với nghề này
Về chăn nuôi, loại vật nuôi phổ biến mang lại thu nhập đáng kể cho HDT Khmer nghèo là bò Tuy nhiên, chính sách hỗ trợ chỉ dừng lại ở cấp con giống, cho vay nuôi bò trên đất rẫy và cho vay xây chuồng trại Hộ chưa nhận được hướng dẫn về kỹ thuật trồng
cỏ để bảo đảm nguồn thức ăn đầy đủ cho vật nuôi hoặc sử dụng phế phẩm từ chăn nuôi để phục vụ cho các hoạt động sản xuất khác Do đó, tình trạng thiếu thức ăn khiến bò chậm lớn, kèm theo là thời gian nuôi lâu nên các hộ chán nản và bỏ cuộc trước khi có thu nhập Qua đó cho thấy, các chính sách sau hỗ trợ còn nhiều hạn chế nên khó có thể giúp hộ giảm nghèo Đây cũng là một trong những vấn đề mà dự án CIDA đã gặp khi triển khai dự án hỗ trợ người nghèo ở tỉnh Trà Vinh Vì vậy, để gia tăng hiệu quả của chính sách này thì bài học từ thất bại của các chương trình đi trước nên được đưa ra xem xét
Về nghề khai thác thủy sản, nghề này được các hộ nghèo không có đất và thiếu việc làm ưu tiên lựa chọn Tuy nhiên, đây là một sinh kế hoàn toàn không bền vững, bởi vì các
hộ thường đánh bắt theo kiểu tận diệt, phổ biến là bắt các loài thủy sản nhỏ như cua non, cá kèo con, sò huyết cám Kết quả làm trữ lượng các loài này suy giảm nghiệm trọng, do đó phúc lợi của thế hệ tương lai đang bị đe dọa Nguyên nhân chính của thực trạng này là do các hộ không có đủ phương tiện và nguồn vốn để tổ chức đánh bắt gần bờ hoặc xa bờ Về chính sách quản lý, sự thiếu kiên quyết, thờ ơ và tâm lý nể nang của cán bộ phụ trách đã làm cho tình trạng này ngày càng diễn ra nghiêm trọng Đứng trước những tồn tại này, địa