1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

GDCD 11(tron bo)

70 884 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 753 KB

Nội dung

GDCD 11 Sở GD & ĐT ĐÀ NẴNG Trường THPT ƠNG ÍCH KHIÊM Soạn : Bài 1 CÔNG DÂN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Giảng : Tiết PPCT: 1 Số tiết của bài : 2 I Mục tiêu Học xong bài này học sinh cần : 1 Về kiến thức * Nêu được thế nào là sản xuất của cải vật chất và vai trò của sx của cải vật chất đối với đời sống xã hội. * Nêu được các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và mối quan hệ giữa chúng. 2 Về kỹ năng Phân biệt được các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất của cải vật chất trong cuộc sống. 3 Về thái độ Biết quý trọng tài sản, của cải của gia đình và xã hội. II Nội dung * Vai trò quyết đònh của sản xuất của cải vật chất đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội. * Các yếu tố của quá trình lao động sản xuất : Sức lao động, đối tượng lao động, tư liệu lao động, trong đó sức lao động là yếu tố quan trọng và quyết đònh nhất. III Phương pháp dạy học Đàm thọai + Đặt vấn đề + Thảo luận nhóm IV Phương tiện dạy học & tài liệu 1 Phương tiện Sơ đồ về các bộ phận hợp thành của từng yếu tố sản xuất Sơ đồ về mối quan hệ giữa 3 yếu tố của quá trình sản xuất. 2 Tài liệu SGK + SHD. V Tiến trình dạy học 1 Kiểm tra bài cũ Giới thiệu khái quát môn học 2 Bài mới ( giới thiệu bài mới ) Dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng, thông minh, sáng tạo với lòch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Ngày nay, dân tộc ta đang đứng trước thách thức của cuộc đấu tranh chống đói nghèo, lạc hậu, khắc phục nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy, mỗi chúng ta phải làm gì để góp phần xây dựng đất nước ta giàu mạnh. 3 Dạy bài mới Họat động của GV và HS Nội dung chính của bài học HĐ1: Đơn vò kiến thức : vai trò của sản xuất của cải vật chất GV sử dụng phương pháp đặt và giải quyết vấn đề kết hợp với thuyết trình, gợi mở theo các câu hỏi sau : * Em hiểu thế nào là của cải vật chất ? Cho ví dụ những của cải vật chất trong thực tế mà em thường gặp. * Thế nào là sản xuất của cải vật chất ? Cho ví dụ ? * Tại sao nói : Sản xuất của cải vật chất là cơ sở của đời sống xã hội ? * Sản xuất của cải vật chất có phải là hoạt động trung tâm của xã hội loài người hay không ? Vì sao như vậy ? HĐ2 Đơn vò kiến thức : Sức lao động và đối tượng lao động GV trình bày 2 sơ đồ đã chuẩn bò trên bảng sau đó GV chia HS làm 2 nhóm rồi cho các em thảo luận theo các câu hỏi sau : * Để thực hiện quá trình lao động sản xuất , cần phải có những yếu tố cơ bản nào ? Trình bày khái niệm sức lao động, lao động ? I Vai trò của sản xuất của cải vật chất. 1 Sản xuất của cải vật chất là gì ? Là sự tác động của con người vào tự nhiên, biến đổi các yếu tố của tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình. 2. Vai trò của sản xuất của cải vật chất . * Sản xuất của cải vật chất là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội loài người, là quan điểm duy vật lòch sử. * Sản xuất của cải vật chất là cơ sở để xem xét và giải quyết các quan hệ kinh tế, chính trò, văn hoá trong xã hội. II Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. Mọi quá trình sản xuất đều là sự kết hợp của 3 yếu tố cơ bản : Sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. 1 Sức lao động a. Sức lao động : là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào quá trình sản xuất. b. Lao động : là hoạt động có mục đích , có ý thức của con người làm biến đổi những yếu tố của tự nhiên Nguyễn Anh Tuấn 1 GDCD 11 Sở GD & ĐT ĐÀ NẴNG Trường THPT ƠNG ÍCH KHIÊM * Tại sao nói sức lao động mới chỉ là khả năng của lao động, còn lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực ? * Đối tượng lao động là gì ? Có mấy loại ? Cho ví dụ minh hoạ. * Mọi đối tượng lao động đều bắt nguồn từ tự nhiên nhưng có phải mọi yếu tố tự nhiên đều là đối tượng lao động không ? Vì sao ? * Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. * GV cho các nhóm tranh luận, bổ sung các kiến thức * GV chốt lại các kiến thức cơ bản HĐ3: Đơn vò kiến thức : Tư liệu lao động GV sử dụng phương pháp đặt và giải quyết vấn đề kết hợp với thuyết trình, gợi mở theo các câu hỏi sau : * Tư liệu lao động là gì ? * Tư liệu lao động được chia thành mấy loại ? Nêu nội dung cụ thể ? * Tư liệu lao động được cấu thành bởi những yếu tố nào ? * Trong các yếu tố cấu thành tư liệu lao động thì yếu tố nào là quan trọng nhất ? Vì sao ? * Quá trình lao động sản xuất là sự kết hợp giữa các yếu tố nào ? * Trình độ phát triển của tư liệu sản xuất là sự phản ánh vấn đề nào của con người ? * GV chốt lại các kiến thức cơ bản cho phù hợp với nhu cầu của con người. c. sức lao động mới chỉ là khả năng của lao động, còn lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực. 2 Đối tượng lao động. a. Đối tượng lao động là những yếu tố của tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người. b. Có 2 loại đối tượng lao động : * Loại có sẵn trong tự nhiên như : Các nguồn tài nguyên * Loại đã trãi qua tác động của lao động, được cải biến ít nhiều như : Sợi để dệt vải, sắt thép để chế tạo máy gọi là nguyên liệu. 3 Tư liệu lao động a. Tư liệu lao động là một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm thoả mãn nhu cầu của con người. b. Tư liệu lao động được chia thành ba loại : * Công cụ lao động hay công cụ sản xuất như : Cày, cuốc, máy móc * Hệ thống bình chứa của sản xuất như : ống, thùng, hộp * Kết cấu hạ tầng của sản xuất như : đường giao thông, bến cảng, sân bay, nhà ga, . c. Trong các yếu tố cấu thành tư liệu lao động thì công cụ lao động là yếu tố quan trọng nhất. Nó là một trong những căn cứ cơ bản để phân biệt các thời đại kinh tế. Lưu ý * Đối tượng lao động và tư liệu lao động kết hợp lại thành tư liệu sản xuất. Vì vậy, quá trình lao động sản xuất là sự kết hợp giữa sức lao động với tư liệu sản xuất. * Trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, tư liệu lao động và đối tượng lao động bắt nguồn từ tự nhiên. Còn sức lao động với tính sáng tạo, giữ vai trò quyết đònh nhất. Suy đến cùng, trình độ phát triển của tư liệu sản xuất là sự phản ánh sức lao động sáng tạo của con người. 4 Củng cố : Yêu cầu HS lên bảng vẽ sơ đồ về các yếu tố hợp thành của sức lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động, quá trình lao động sản xuất: đồng thời, tất cả các HS cùng tham gia đánh giá, bổ sung và phát biểu về tầm quan trọng của các vấn đề trên. 5 Họat động tiếp nối: Học bài vừa học ; soạn trước phần còn lại của bài : Phát triển kinh tế và ý nghóa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội. IV Gợi ý kiểm tra, đánh giá, bài tập : 1. Sản xuất của cải vật chất là gì ? Tại sao nói sản xuất của cải vật chất là cơ sở của đời sống xã hội ? 2. Vẽ sơ đồ về mối quan hệ giữa ba yếu tố của quá trình sản xuất ? Nguyễn Anh Tuấn 2 GDCD 11 Sở GD & ĐT ĐÀ NẴNG Trường THPT ƠNG ÍCH KHIÊM Rút Kinh Nghiệm Hòa Vang, ngày tháng năm 20 . Tổ trưởng kí duyệt Soạn : Bài 1 : CÔNG DÂN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ (tt ) Giảng : Tiết PPCT: 2 Số tiết của bài : 2 I Mục tiêu Học xong bài này học sinh cần : 1 Về kiến thức * Nêu được thế nào là phát triển kinh tế * Nêu được ý nghóa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội. 2 Về kỹ năng Biết tham gia xây dựng kinh tế gia đình phù hợp với khả năng của bản thân. 3 Về thái độ * Tích cực tham gia xây dựng kinh tế gia đình và đòa phương. * Tích cực học tập để nâng cao chất lượng lao động của bản thân góp phần xây dựng kinh tế đất nước. II Nội dung Phát triển kinh tế và ý nghóa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội. III Phương pháp dạy học Đàm thọai + Đặt vấn đề + Thảo luận nhóm IV Phương tiện dạy học & tài liệu 1 Phương tiện Sơ đồ về nội dung phát triển kinh tế. 2 Tài liệu SGK + SHD. V Tiến trình dạy học 1 Kiểm tra bài cũ * Sản xuất của cải vật chất là gì ? Tại sao nói sản xuất của cải vật chất là cơ sở của đời sống xã hội ? * Vẽ sơ đồ về mối quan hệ giữa ba yếu tố của quá trình sản xuất ? 2 Bài mới ( giới thiệu bài mới ) Các-Mác khẳng đònh : “ Kinh tế là nhân tố quyết đònh cuối cùng của mọi sự biến đổi của lòch sử ” Trong công cuộc đổi mới hôm nay, HS, thanh niên - sức trẻ của dân tộc - có vai trò quan trọng như thế nào và phải làm gì để góp phần thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế đất nước để nước ta trở thành nước phát triển ? 3 Dạy bài mới Họat động của GV và HS Nội dung chính của bài học Nguyễn Anh Tuấn 3 GDCD 11 Sở GD & ĐT ĐÀ NẴNG Trường THPT ƠNG ÍCH KHIÊM HĐ1: Đơn vò kiến thức 1a ; 1b Phương pháp : gợi mở – thuyết trình. GV trình bày sơ đồ về nội dung của phát triển kinh tế, sau đó cho các em trả lời các câu hỏi sau : * Em hiểu phát triển kinh tế là gì ? * Thế nào là tăng trưởng kinh tế ? Cho ví dụ * Tăng trưởng kinh tế phải dựa trên những cơ sở nào, phải gắn với những vấn đề nào ? Vì sao ? Cho ví dụ minh hoạ. HĐ2 Đơn vò kiến thức 1c phương pháp Đàm thoại - diễn giải Gv trình bày : Mọi nền kinh tế đều tồn tại và vận động trong một cơ cấu nhất đònh. * Vậy, Cơ cấu kinh tế là gì ? * Thế nào là một cơ cấu kinh tế hợp lí ? Cho ví dụ minh hoạ. * Thế nào là cơ cấu kinh tế biến đổi theo hướng tiến bộ ? GV giảngKhái niệm GDP và GNP cho các em HĐ3 Đơn vò kiến thức 2 phương pháp Thảo luận nhóm GV cho HS theo dõi nội dung của biểu đồ ý nghóa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội, sau đó chia lớp thành 4 tổ rồi cho các em thảo luận theo các câu hỏi : * Hãy nêu ý nghóa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội ? Lấy các ví dụ trong thực tiễn để minh hoạ. ( tổ 1 : thảo luận mục a : đối với cá nhân ) ( tổ 2 : thảo luận mục b : đối với gia đình ) ( tổ 3 : thảo luận mục c : đối với xã hội ) * Em hiểu thế nào khi người ta nói : Lao động là quyền và nghóa vụ của mỗi công dân. III Phát triển kinh tế và ý nghóa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội . 1 Phát triển kinh tế là gì ? Là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lýtiến bộ và công bằng xã hội. a Tăng trưởng kinh tế là gì ? Là sự tăng lên về số lượng, chất lượng sản phẩm và các yếu tố của quá trình sản xuất ra nó trong một thời kỳ nhất định. b Tăng trường kinh tế phải * Dựa trên cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ để đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững. * Đi đôi với công bằng và tiến bộ xã hội, tạo điều kiện cho mọi người có quyền bình đẳng trong đóng góp và hưởng thụ kết quả của tăng trưởng kinh tế. * Phù hợp với sự biến đổi nhu cầu phát triển toàn diện của con người và xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái. * Gắn với chính sách dân số phù hợp. c Cơ cấu kinh tế là gì ? * Cơ cấu kinh tế là tổng thể mối quan hệ hữu cơ, phụ thuôc và quy đònh lẫn nhau cả về quy mô và trình độ giữa các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế, các vùng kinh tế. * Cơ cấu kinh tế hợp lí là cơ cấu kinh tế phát huy được mọi tiềm năng, nội lực của toàn bộ nền kinh tế ; phù hợp với sự phát triển của khoa học và công nghệ hiện đại ; gắn với phân công lao động và hợp tác quốc tế. * Cơ cấu kinh tế biến đổi theo hướng tiến bộ là cơ cấu kinh tế có tỉ trọng của các ngành dòch vụ và công nghiệp trong tổng sản phẩm quốc dân tăng dần, tỉ trọng của các ngành nông nghiệp giảm dần 2 ý nghóa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội . a Đối với cá nhân : Phát triển kinh tế : * Tạo điều kiện cho mỗi người có việc làm và thu nhập ổn đònh, cuộc sống ấm no ; có điều kiện chăm sóc sức khoẻ, nâng cao tuổi thọ * Đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng phong phú cho con người. * Giúp con người có điều kiện học tập, tham gia các hoạt động xã hội, có điều kiện phát triển toàn diện. b Đối với gia đình : Phát triển kinh tế : * Là tiền đề, cơ sở quan trọng để thực hiện tốt các chức năng của gia đình. * Là tiền đề để xây dựng gia đình văn hoá ; để gia đình thực sự là tổ ấm hạnh phúc của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội. c Đối với xã hội : Phát triển kinh tế : * Làm tăng thu nhập quốc dân và phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của cộng đồng được cải thiện. * Tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm, giảm tỉ lệ thất nghiệp, giảm tệ nạn xã hội. Nguyễn Anh Tuấn 4 GDCD 11 Sở GD & ĐT ĐÀ NẴNG Trường THPT ƠNG ÍCH KHIÊM ( tổ 4 ) * Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. * GV cho các nhóm tranh luận, bổ sung * GV chốt lại các kiến thức cơ bản. * là tiền đề vật chất để củng cố an ninh quốc phòng, giữ vững chế độ chính trò, tăng cường hiệu lực quản lí của Nhà nước, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng. * Là điều kiện tiên quyết để khắc phục sự tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước tiên tiến trên thế giới ; xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, mở rộng quan hệ quốc tế, đònh hường xã hội chủ nghóa. Tóm lại : Tích cực tham gia phát triển kinh tế vừa là quyền lợi vừa là nghóa vụ của công dân, góp phần thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. 4 Củng cố Cho HS giải bài tập 5 ; 6 ; 7 ở sách giáo khoa trang 12 5 Họat động tiếp nối Học bài cũ và soạn trước mục I của bài 2 : Hàng hoá IV Gợi ý kiểm tra, đánh giá, bài tập * Em hãy cho biết sự phát triển kinh tế và sự gia tăng dân số, bảo vệ môi trường có mối quan hệ như thế nào? * Em hãy cho biết trách nhiệm của em đối với sự phát triển kinh tế gia đình. Rút Kinh Nghiệm Hòa Vang, ngày tháng năm 20 . Tổ trưởng kí duyệt Soạn : Bài 2 HÀNG HOÁ - TIỀN TỆ - THỊ TRƯỜNG Giảng : Tiết PPCT: 3 Số tiết của bài : 3 I Mục tiêu Học xong bài này học sinh cần : 1 Về kiến thức Nêu được thế nào là hàng hoá và hai thuộc tính của hàng hoá. 2 Về kỹ năng Biết phân biệt giá trò với giá cả của hàng hoá. 3 Về thái độ Coi trọng đúng mức vai trò của hàng hoá. II Nội dung Hàng hoá III Phương pháp dạy học Thuyết trình, giảng giải kết hợp với so sánh, gợi mở, nêu và giải quyết vấn đề. IV Phương tiện dạy học & tài liệu 1 Phương tiện * Sơ đồ về 3 điều kiện để sản phẩm trở thành hàng hoá. * Sơ đồ về mối quan hệ giữa giá trò và giá trò sử dụng 2 Tài liệu SGK + SHD. Nguyễn Anh Tuấn 5 GDCD 11 Sở GD & ĐT ĐÀ NẴNG Trường THPT ƠNG ÍCH KHIÊM V Tiến trình dạy học 1 Kiểm tra bài cũ * Thế nào là phát triển kinh tế ? Tăng trưởng kinh tế là gì ? Cơ cấu kinh tế là gì ? * Phát triển kinh tế có ý nghóa như thế nào đối với mỗi cá nhân, gia đình và xã hội ? 2 Bài mới ( giới thiệu bài mới ) Để thích ứng với cuộc sống kinh tế thò trường, mỗi người cần phải hiểu rõ bản chất của các yếu tố cấu thành kinh tế thò trường. Vậy hàng hoá là gì ? Tiền tệ là gì ? Thò trường là gì ? Trong tiết học này chúng ta sẽ làm sáng tỏ các nội dung về hàng hoá. 3 Dạy bài mới Họat động của GV và HS Nội dung chính của bài học HĐ1: Dùng cho mục I GV sử dụng phương pháp đặt và giải quyết vấn đề kết hợp với thuyết trình, gợi mở . GV dùng sơ đồ về 3 điều kiện để sản phẩm trở thành hàng hoá, sau đó yêu cầu các em trả lời các câu hỏi sau : * Em hiểu thế nào là hàng hoá ? Cho ví dụ những hàng hoá trong thực tế mà em thường gặp. * Nếu thiếu một trong 3 điều kiện trên sơ đồ đã vẽ thì sản phẩm có trở thành hàng hoá được không ? Vì sao ? * Theo em hàng hoá là phạm trù lòch sử hay là phạm trù vónh viễn ? Vì sao ? * Hàng hoá có thể tồn tại ở mấy dạng trong thực tế ? Cho ví dụ ? HĐ2 Dùng cho mục II GV trình bày sơ đồ đã chuẩn bò trên bảng sau đó GV cho HS trả lời các câu hỏi: * Giá trò sử dụng của hàng hoá là gì ? * Em hãy cho ví dụ về một hàng hoá có thể có một hoặc một số giá trò sử dụng . * Giá trò sử dụng dành cho thành phần kinh tế nào trong trao đổi, mua - bán ? * Giá trò của hàng hoá là gì ? * Bằng cách nào có thể xác đònh được giá trò của hàng hoá ? * Lượng giá trò hàng hoá được xác đònh như thế nào ? * Căn cứ vào yếu tố nào để người ta trao đổi hàng hoá trên thò trường ? ( thời gian lao động xã hội cần thiết ) * Giá trò xã hội của hàng hoá được tính theo công thức nào ? Giải thích. I Hàng hoá. 1 Hàng hoá là gì ? Là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua - bán. a/ Hàng hoá chỉ là một phạm trù của lòch sử, chỉ tồn tại trong nền kinh tế hàng hoá, bởi vì chỉ trong điều kiện sản xuất hàng hoá thì sản phẩm mới được coi là hàng hoá. b/ Hàng hoá có thể tồn tại ở dạng vật thể ( hữu hình ) hoặc ở dạng phi vật thể ( hàng hoá dòch vụ ) 2 Hai thuộc tính của hàng hoá. a Giá trò sử dụng của hàng hoá là gì ? Là công dụng của sản phẩm có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người. * Giá trò sử dụng được phát hiện dần và ngày càng đa dạng, phong phú cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và khoa học - kó thuật. * Giá trò sử dụng không phải dành cho người sản xuất ra hàng hoá đó mà cho người mua, cho xã hội ; vật mang giá trò sử dụng cũng đồng thời là vật mang giá trò trao đổi. b Giá trò của hàng hoá là gì ? * Giá trò của hàng hoá được biểu hiện thông qua giá trò trao đổi của nó. Giá trò trao đổi là một quan hệ về số lượng, hay tỉ lệ trao đổi giữa các hàng hoá có giá trò sử dụng khác nhau. * Giá trò hàng hoá là lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá. Giá trò hàng hoá là nội dung, là cơ sở của giá trò trao đổi. * Thời gian lao động cá biệt là thời gian hao phí để sản xuất ra hàng hoá của từng người. Thời gian lao động cá biệt tạo ra giá trò cá biệt của hàng hoá. * Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất hàng hoá là thời gian cần thiết cho bất cứ lao động nào tiến hành Nguyễn Anh Tuấn 6 GDCD 11 Sở GD & ĐT ĐÀ NẴNG Trường THPT ƠNG ÍCH KHIÊM HĐ3 : * GV dùng sơ đồ tính thống nhất và mâu thuẫn giữa hai thuộc tính của hàng hoá. Từ sơ đồ này, kết hợp với lấy ví dụ thực tiễn để minh hoạ. Từ đó, rút ra kết luận. ( phần tóm lại ở SGK ) * GV chốt lại các kiến thức cơ bản và nhấn mạnh phần kiến thức trọng tâm của bài. với một trình độ thành thạo trung bình và một cường độ trung bình, trong những điều kiện trung bình so với hoàn cảnh xã hội nhất đònh. Thời gian lao động xã hội cần thiết tạo ra giá trò xã hội của hàng hoá. Như vậy lượng giá trò của hàng hoá phải được tính bằng thời gian lao động xã hội cần thiết chứ không phải được tính bằng thời gian lao động cá biệt. Giá trò xã hội của hàng hoá = Chi phí sx + Lợi nhuận Tóm lại, Hàng hoá là sự thống nhất của hai thuộc tính : Giá trò sử dụng và giá trò. Đó là sự thống nhất của hai mặt đối lập mà thiếu một trong hai thuộc tính thì sản phẩm không thể trở thành hàng hoá 4 Củng cố Yêu cầu HS lên bảng vẽ lại các sơ đồ về : * Các điều kiện để sản phẩm trở thành hàng hoá. * Mối quan hệ giữa giá trò và giá trò trao đổi * Sự thống nhất và mâu thuẫn giữa hai thuộc tính của hàng hoá. 5 Họat động tiếp nối: Học bài vừa học ; soạn trước phần II của bài : Tiền tệ. IV Gợi ý kiểm tra, đánh giá, bài tập : * Tại sao nói giá trò của hàng hoá không do thời gian lao động cá biệt quyết đònh, mà do thời gian lao động xã hội cần thiết quyết đònh ? * Tại sao nói giá cả là “ mệnh lệnh “ của thò trường đối với mọi người sản xuất và tiêu dùng hàng hoá ? Rút Kinh Nghiệm Hòa Vang, ngày tháng năm 20 . Tổ trưởng kí duyệt Soạn : Bài 2 HÀNG HOÁ - TIỀN TỆ - THỊ TRƯỜNG (tt ) Giảng : Tiết PPCT: 4 Số tiết của bài : 3 I Mục tiêu Học xong bài này học sinh cần : 1 Về kiến thức * Nêu được nguồn gốc, bản chất và chức năng của tiền tệ * Quy luật lưu thông tiền tệ. Nguyễn Anh Tuấn 7 Người SX, bán : Người mua, tiêu dùng Giá trò Giá Trò SD GDCD 11 Sở GD & ĐT ĐÀ NẴNG Trường THPT ƠNG ÍCH KHIÊM 2 Về kỹ năng Hiểu và vận dụng được quy luật lưu thông tiền tệ. 3 Về thái độ Coi trọng đúng mức vai trò của tiền tệ, biết quý trọng đồng tiền trong cuộc sống. II Nội dung Tiền tệ III Phương pháp dạy học Thuyết trình, giảng giải kết hợp với so sánh, gợi mở, nêu và giải quyết vấn đề. IV Phương tiện dạy học & tài liệu 1 Phương tiện * Sơ đồ về bốn hình thái của giá trò dẫn đến sự ra đời của tiền tệ. * Sơ đồ về công thức lưu thông tiền tệ. 2 Tài liệu SGK + SHD. V Tiến trình dạy học 1 Kiểm tra bài cũ * Hàng hoá là gì ? Trình bày nội dung hai thuộc tính của hàng hoá ? 2 Bài mới ( giới thiệu bài mới ) Trong các hình thái của giá trò thì hình thái tiền tệ là có tính phức tạp và trừu tượng nhất trong các yếu tố cấu thành kinh tế thò trường. Vậy tiền tệ có nguồn gốc như thế nào ? Bản chất, chức năng của tiền tệ ra sao ? Tiền tệ lưu thông theo quy luật nào ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ các vấn đề của tiền tệ. 3 Dạy bài mới Họat động của GV và HS Nội dung chính của bài học HĐ1: Dùng cho mục 1 GV sử dụng phương pháp đặt và giải quyết vấn đề kết hợp với thuyết trình, gợi mở . GV đưa ra sơ đồ về bốn hình thái giá trò phát triển từ thấp đến cao dẫn đến sự ra đời của tiền tệ, sau đó yêu cầu các em trả lời các câu hỏi sau : * Em hãy tìm các ví dụ trong thực tế để minh hoạ cho các hình thái giá trò trên ? * Tiền tệ xuất hiện khi nào ? * Tại sao vàng có được vai trò tiền tệ ? * Bản chất của tiền tệ là gì ? HĐ2 Dùng cho mục 2 Tiền tệ có các chức năng cơ bản nào ? GV cho HS phân tích lần lượt từng chức năng của tiền tệ và lấy nhiều ví dụ trong thực tế để minh hoạ cho từng chức năng. Theo em, năm chức năng của tiền tệ có quan hệ với nhau không ? Tiền tệ có giá trò như thế nào trong thực tế cuộc sống của chúng ta ? I Tiền tệ. 1 Nguồn gốc và bản chất của tiền tệ. a Nguồn gốc . Tiền tệ xuất hiện là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất, trao đổi hàng hoá và của các hình thái giá trò. Có bốn hình thái giá trò phát triển từ thấp lên cao dẫn đến sự ra đời của tiền tệ đó là : * Hình thái giá trò giản đơn hay ngẫu nhiên. * Hình thái giá trò đầy đủ hay mở rộng. * Hình thái giá trò chung. * Hình thái tiền tệ. b Bản chất . Tiền tệ là hàng hoá đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hoá, là sự thể hiện chung của giá trò ; đồng thời tiền tệ biểu hiện mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng hoá. Đó là bản chất của tiền tệ. 2 Các chức năng của tiền tệ a Tiền tệ có năm chức năng cơ bản sau : * Thước đo giá trò * Phương tiện lưu thông. * Phương tiện cất trữ. * Phương tiện thanh toán. * Tiền tệ thế giới b Năm chức năng của tiền tệ có quan hệ mật thiết với nhau. Sự phát triển các chức năng của tiền tệ phản ánh sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá. Nắm được nguồn gốc, bản chất và chức năng của tiền tệ cho ta thấy tiền tệ là sự thể hiện chung của giá trò xã hội, do đó tiền rất quý. Nguyễn Anh Tuấn 8 GDCD 11 Sở GD & ĐT ĐÀ NẴNG Trường THPT ƠNG ÍCH KHIÊM HĐ3 : Dùng cho mục 3 GV treo sơ đồ quy luật lưu thông tiền tệ lên bảng sau đó yêu cầu HS trả lời các câu hỏi : * Lưu thông tiền tệ được quyết đònh bởi điều gì ? * Quy luật lưu thông tiền tệ được thể hiện như thế nào ( Phân tích và chứng minh công thức M = .P Q V ) * Hãy trình bày nội dung quy luật lưu thông của tiền tệ. * Thế nào là lạm phát ? * khi lạm phát xảy ra sẽ gây ra những ảnh hưởng gì ? * Để khống chế lạm phát thì mỗi người chúng ta nên làm gì ? * GV chốt lại các kiến thức cơ bản và nhấn mạnh phần kiến thức trọng tâm của bài. 3 Quy luật lưu thông tiền tệ * Lưu thông tiền tệ do lưu thông hàng hoá quyết đònh. * Nội dung quy luật lưu thông tiền tệ là xác đònh số lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông hàng hoá ở mỗi thời kì nhất đònh. Quy luật này được thể hiện như sau : M = .P Q V Trong đó: M : Là số lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông. P : Là mức giá cả của đơn vò hàng hoá. Q : Là số lượng hàng hoá đem ra lưu thông. V : Là số vòng luân chuyển trung bình của một đơn vò tiền tệ. Như vậy, lượng tiền cần thiết cho lưu thông tỉ lệ thuận với tổng số giá cả của hàng hoá đem ra lưu thông ( P . Q ) và tỉ lệ nghòch với vòng luân chuyển trung bình của một đơn vò tiền tệ (V). Đây chính là quy luật chung của lưu thông tiền tệ. Lưu ý : Tiền giấy chỉ là kí hiệu của giá trò, không có giá trò thực. Vì vậy, khi tiền giấy đưa vào lưu thông vượt quá số lượng cần thiết sẽ dẫn đến hiện tượng lạm phát. Khi lạm phát xảy ra thì giá cả của hàng hoá sẽ tăng, sức mua của tiền tệ giảm, đời sống nhân dân gặp khó khăn, các công cụ quản lí kinh tế của nhà nước kém hiệu lực. Do đó để hạn chế lạm phát thì không nên giữ nhiều tiền mặt mà nên tích cực gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng, mua trái phiếu hoặc tăng cường đầu tư tiền vào sản xuất - kinh doanh. 4 Củng cố : * Trình bày nguồn gốc ra đời và bản chất của tiền tệ. * Phân tích các chức năng của tiền tệ. Cho ví dụ minh hoạ cho từng chức năng . 5 Họat động tiếp nối: Học bài vừa học ; soạn trước phần III của bài : Thò trường. IV Gợi ý kiểm tra, đánh giá, bài tập : * Trình bày nội dung của quy luật lưu thông tiền tệ. * Lạm phát có ảnh hưởng như thế nào đối với đời sống kinh tế - xã hội ? Rút Kinh Nghiệm Hòa Vang, ngày tháng năm 20 . Tổ trưởng kí duyệt Nguyễn Anh Tuấn 9 GDCD 11 Sở GD & ĐT ĐÀ NẴNG Trường THPT ƠNG ÍCH KHIÊM Soạn : Bài 2 HÀNG HOÁ - TIỀN TỆ - THỊ TRƯỜNG (tt ) Giảng : Tiết PPCT: 5 Số tiết của bài : 3 I Mục tiêu Học xong bài này học sinh cần : 1 Về kiến thức: * Nêu được khái niệm thò trường và các chức năng cơ bản của thò trường. * Quy luật lưu thông tiền tệ. 2 Về kỹ năng Biết nhận xét tình hình sản xuất và tiêu thụ một số sản phẩm hàng hoá ở đòa phương. 3 Về thái độ Coi trọng đúng mức vai trò của thò trường và các chức năng của thò trường trong cuộc sống. II Nội dung Thò trường III Phương pháp dạy học Thuyết trình, giảng giải kết hợp với so sánh, gợi mở, nêu và giải quyết vấn đề. IV Phương tiện dạy học & tài liệu 1 Phương tiện Sơ đồ về các chức năng của thò trường. 2 Tài liệu SGK + SHD. V Tiến trình dạy học 1 Kiểm tra bài cũ * Trình bày nội dung của quy luật lưu thông tiền tệ. * Lạm phát có ảnh hưởng như thế nào đối với đời sống kinh tế - xã hội ? 2 Bài mới ( giới thiệu bài mới ) Kinh tế thò trường là giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hoá. Đó là một kiểu tổ chức kinh tế, trong đó toàn bộ quá trình sản xuất và tái sản xuất phải gắn chặt với thò trường. Việc sản xuất ra những hàng hoá gì, cần có những dòch vụ nào đều xuất phát từ nhu cầu thò trường. Mọi sản phẩm đi vào sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng phải thông qua thò trường. Vậy thò trường là gì ? Chúng có vai trò như thế nào đối với sản xuất và đời sống. Tiết học này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ các vấn đề về thò trường. 3 Dạy bài mới Họat động của GV và HS Nội dung chính của bài học HĐ1: Đơn vò kiến thức 1 : Thò trường là gì ? GV sử dụng phương pháp đặt và giải quyết vấn đề kết hợp với thuyết trình, gợi mở . Sau phần mở bài GV cho HS trả lời các câu hỏi sau : * Thò trường là gì ? các chủ thể của thò trường bao gồm các thành phần nào ? * Thò trường xuất hiện và phát triển như thế nào ? Có mấy dạng thò trường ? Phân tích và cho ví dụ ? Giản đơn : hữu hình , sơ khai gắn với không gian, thời gian xác đònh như : Chợ, tụ điểm mua bán, cửa hàng . Vô hình : thò trường hiện đại có tính chất môi giới, trung gian như : thò trường nhà đất, chất xám . * Thò trường được cấu thành bởi các yếu tố III Thò trường. 1 Thò trường là gì ? * Thò trường là lónh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác đònh giá cả và số lượng hàng hoá, dòch vụ.( trong đó các chủ thể kinh tế gồm người bán, người mua, cá nhân, doanh nghiệp, cơ quan, nhà nước .tham gia vào mua bán, trao đổi trên thò trường ). * Thò trường xuất hiện và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá. Thò trường tồn tại ở 2 dạng cơ bản : Giản đơn ( hữu hình) và vô hình. * Các nhân tố cơ bản của thò trường là : hàng hoá ; tiền tệ ; người mua ; người bán. Từ đó hình thành các quan hệ : hàng hoá - tiền tệ, mua - bán, cung - cầu, giá cả hàng hoá. Nguyễn Anh Tuấn 10 [...].. .GDCD 11 Sở GD & ĐT ĐÀ NẴNG Trường THPT ƠNG ÍCH KHIÊM 2 Các chức năng cơ bản của thò trường a Chức năng thực hiện ( hay thừa nhận ) giá trò sử dụng và giá trò của hàng hoá * Thò trường là nơi kiểm tra cuối... trên lớp IV Gợi ý kiểm tra, đánh giá, bài tập * Thò trường có các chức năng cơ bản nào ? Hãy nêu ví dụ về sự vận dụng các chức năng của thò trường đối với người sản xuất và tiêu dùng ? Nguyễn Anh Tuấn 11 GDCD 11 Sở GD & ĐT ĐÀ NẴNG Trường THPT ƠNG ÍCH KHIÊM * Mỗi công dân cần phải làm gì đối với sự phát triển kinh tế thò trường ở nước ta hiện nay ? * Tích cực đưa tiền vào sản xuất kinh doanh * Mua trái... quyết các câu hỏi trên chúng ta sẽ tìm hiểu khái quát nội dung của quy luật giá trò trong sản xuất và lưu thông hàng hoá 3 Dạy bài mới Họat động của GV và HS Nội dung chính của bài học Nguyễn Anh Tuấn 12 GDCD 11 Sở GD & ĐT ĐÀ NẴNG Trường THPT ƠNG ÍCH KHIÊM HĐ1: Sau phần mở bài GV cho HS trả lời câu hỏi : Sản xuất và lưu thông hàng hoá phải dựa trên cơ sở nào ? ( thời gian lao động xã hội cần thiết để sản... khi bán phải bằng tổng giá trò hàng hoá được tạo ra trong quá trình sản xuất Kết luận : Yêu cầu này là điều kiện đảm bảo cho nền kinh tế hàng hoá vận động và phát triển bình thường ( hay cân đối ) 13 GDCD 11 Sở GD & ĐT ĐÀ NẴNG Trường THPT ƠNG ÍCH KHIÊM (phần kết luận ) 4 Củng cố : Cho HS vẽ và nhận xét 2 sơ đồ vừa học rồi rút ra kết luận 5 Họat động tiếp nối: Học bài vừa học, soạn trước bài : Quy luật... liệu SGK + SHD V Tiến trình dạy học 1 Kiểm tra bài cũ * Nội dung của quy luật giá trò được biểu hiện như thế nào trong sản xuất và lưu thông hàng hoá ? 2 Bài mới ( giới thiệu bài mới ) Nguyễn Anh Tuấn 14 GDCD 11 Sở GD & ĐT ĐÀ NẴNG Trường THPT ƠNG ÍCH KHIÊM Với những nội dung của quy luật giá trò được biểu hiện trong sản xuất và lưu thông hàng hoá Quy luật giá trò còn có những tác động nào trong quá trình... lợi nhuận Chuyển dòch cơ cấu sản xuất, cơ cấu mặt hàng và ngành hàng sao cho phù hợp với nhu cầu Cải tiến kó thuật - công nghệ, hợp lí hoá sản xuất, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng hàng hoá 15 GDCD 11 Sở GD & ĐT ĐÀ NẴNG Trường THPT ƠNG ÍCH KHIÊM HĐ1: Sau phần mở bài GV treo bảng 1 lên rồi cho HS trả lời câu hỏi : Những tác động của quy luật giá trò * Quy luật giá trò có những tác động như thế... Học bài vừa học, soạn trước bài : Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá Chuẩn bò : Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm quan sát thò trường một mặt hàng mang tính cạnh tranh và Nguyễn Anh Tuấn 16 GDCD 11 Sở GD & ĐT ĐÀ NẴNG Trường THPT ƠNG ÍCH KHIÊM mặt hàng mang tính độc quyền Từ quan sát, HS ghi chép các tác động và dự kiến nhận xét các mặt tích cực và hạn chế của chúng, để đàm thoại khi lớp học... mua với nhau ; giữa xí nghiệp hoặc cửa hàng này với xí nghiệp hoặc cửa hàng kia Những hiện tượng đó tốt hay xấu, có cần thiết hay không và được giải thích như thế nào ? 3 Dạy bài mới Nguyễn Anh Tuấn 17 GDCD 11 Sở GD & ĐT ĐÀ NẴNG Trường THPT ƠNG ÍCH KHIÊM Họat động của GV và HS HĐ1: Dùng cho mục I Sau phần mở bài GV đặt câu hỏi : * Em hiểu thế nào là cạnh tranh ? * Nội dung khái niệm cạnh tranh thể hiện... triển, NSLĐ xã hội tăng lên Khai thác tối đa mọi nguồn lực Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, MẶT TÍCH CỰC MẶT HẠN CHẾ  Làm cho môi trường, môi sinh mất cân bằng nghiêm trọng 18  Sử dụng những thủ đoạn GDCD 11 Sở GD & ĐT ĐÀ NẴNG Trường THPT ƠNG ÍCH KHIÊM * Nhóm 1,2 : Tìm các biểu hiện và cho ví dụ minh hoạ về mặt tích cực của cạnh tranh TÍNH 2 MẶT CỦA CẠNH TRANH * Nhóm 3, 4 : Tìm các biểu hiện và cho... năng tiếp thu vận dụng kiến thu6c1 của học sinh _ Dựa trên quan điểm lý luận chủ nghóa Mác Lê Nin Tư tưởng Hồ Chì Minh II Nội dung : ( SGK ) III Phương pháp: Thảo luận , đặc vấn đề Nguyễn Anh Tuấn 19 GDCD 11 Sở GD & ĐT ĐÀ NẴNG Trường THPT ƠNG ÍCH KHIÊM IV Phương tiện : SGK & SGV V Tiến trình dạy học : 1 Diểm danh : SS 2 Kiểm tra : 3.Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS *phương pháp :Thảo luận nhóm, chia . GDCD 11 Sở GD & ĐT ĐÀ NẴNG Trường THPT ƠNG ÍCH KHIÊM Soạn : Bài 1 CÔNG DÂN. thức của con người làm biến đổi những yếu tố của tự nhiên Nguyễn Anh Tuấn 1 GDCD 11 Sở GD & ĐT ĐÀ NẴNG Trường THPT ƠNG ÍCH KHIÊM * Tại sao nói sức lao

Ngày đăng: 26/06/2013, 01:25

Xem thêm

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Xây dựng và phát triển mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội  chủ nghĩa. - GDCD 11(tron bo)
y dựng và phát triển mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (Trang 15)
HĐ2: GV treo bản g1 và bảng 2 lên bảng rồi cho các em thảo luận  theo câu hỏi : - GDCD 11(tron bo)
2 GV treo bản g1 và bảng 2 lên bảng rồi cho các em thảo luận theo câu hỏi : (Trang 18)
HĐ3: GV treo bảng 3 lên bảng và cho các em tiếp tục thảo luận theo  nhóm . - GDCD 11(tron bo)
3 GV treo bảng 3 lên bảng và cho các em tiếp tục thảo luận theo nhóm (Trang 18)
GV treo bảng 2 lên rồi cho HS trả lời   câu hỏi : - GDCD 11(tron bo)
treo bảng 2 lên rồi cho HS trả lời câu hỏi : (Trang 22)
* Theo em, sự vận dụng quy luật cung - cầu có liên quan gì đến việc hình thành và phát triển kinh                   tế định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta  - GDCD 11(tron bo)
heo em, sự vận dụng quy luật cung - cầu có liên quan gì đến việc hình thành và phát triển kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta (Trang 23)
III Phương pháp dạy học Nêu và giải quyết vấn đề +Diễn giảng +Đàm thoại + mô hình + biểu đồ - GDCD 11(tron bo)
h ương pháp dạy học Nêu và giải quyết vấn đề +Diễn giảng +Đàm thoại + mô hình + biểu đồ (Trang 24)
GV treo bảng 2 lên rồi cho HS trả lời   câu hỏi : - GDCD 11(tron bo)
treo bảng 2 lên rồi cho HS trả lời câu hỏi : (Trang 25)
Nước ta đã chuyển đổi mô hình kinh tế cũ sang mô hình kinh tế thị trường lấy nền kinh tế nhiều thành phần làm cơ sở - GDCD 11(tron bo)
c ta đã chuyển đổi mô hình kinh tế cũ sang mô hình kinh tế thị trường lấy nền kinh tế nhiều thành phần làm cơ sở (Trang 31)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w