1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Xây dựng cơ sở dữ liệu đánh giá thích nghi đất đai phát triển cây cam sành địa bàn huyện hàm yên tỉnh tuyên quang

84 397 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 1,29 MB

Nội dung

LƯƠNG THỊ BÍCH XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI PHÁT TRIỂN CÂY CAM SÀNH ĐỊA BÀN HUYỆN HÀM YÊN, TỈNH TUYÊN QUANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy C

Trang 1

LƯƠNG THỊ BÍCH

XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI PHÁT TRIỂN CÂY CAM SÀNH ĐỊA BÀN HUYỆN HÀM YÊN,

TỈNH TUYÊN QUANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý đất đai Khoa : Quản lý tài nguyên Khóa học : 2012 - 2016

Thái Nguyên, năm 2016

Trang 2

LƯƠNG THỊ BÍCH

XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI PHÁT TRIỂN CÂY CAM SÀNH ĐỊA BÀN HUYỆN HÀM YÊN,

TỈNH TUYÊN QUANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý đất đai Lớp : K44 – QLĐĐ -N02 Khoa : Quản lý tài nguyên Khóa học : 2012-2016

Thái Nguyên, năm 2016

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng của mỗi sinh viên, đó là thời gian để sinh viên tiếp cận với thực tế, nhằm củng cố và vận dụng những kiến thức đã được học trong nhà trường

Được sự nhất trí của ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Quản lý tài nguyên, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em đã nghiên cứu đề tài:

“Xây dựng cơ sở dữ liệu đánh giá thích nghi đất đai phát triển cây Cam

sành địa bàn huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang”

Trong thời gian ho ̣c tâ ̣p và thự c hiê ̣n nghiên cứu đề tài này , em đã nhâ ̣n được sự giúp đỡ, đô ̣ng viên, chỉ bảo tận tình của quý thầy cô , cơ quan thực tập , gia đình, bạn bè Vậy, em xin tỏ lòng biết ơn chân thành đến:

- Quý thầy cô trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã da ̣y dỗ , đào ta ̣o trong suốt 04 năm qua

- Em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo – ThS Nguyễn Văn Hiểu, đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập

- Cô Trần Huyền Trang- Trung tâm Nghiên cứu Không gian, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tâ ̣n tình giúp đỡ chỉ bảo em trong thời gian thực hiện nghiên cứu đề tài

- Lãnh đạo phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Hàm Yên , các chuyên viên phòng Tài nguyên – Môi trường huyện Hàm Yên , lãnh đạo phòng Nông Nghiê ̣p và Phát triển Nông thôn huyện Hàm Yên đã ta ̣o điều kiê ̣n thuâ ̣n lơ ̣i cho em trong thời gian thực tập và thực hiê ̣n khóa luận tốt nghiệp

Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình , bè bạn đã động viên , giúp đỡ em trong suốt thời gian qua

Do trình độ còn hạn chế, thời gian có hạn và bước đầu làm quen với thực tế cũng như phương pháp nghiên cứu nên khóa luận của em vẫn còn nhiều sai xót Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và bạn bè để khóa luận tốt nghiệp hoàn chỉnh hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày tháng 05 năm 2016

Sinh Viên

Lương Thị Bích

Trang 4

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Cấu trúc phân loại khả năng thích nghi đất đai (FAO, 1976) 6

Bảng 2.2 Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng trên đồi núi thấp 16

Bảng 2.3 Hiệu quả xã hội của một số cây trồng trên đồi núi thấp 17

Bảng 2.4 Hiệu quả môi trường của một số cây trồng trên đồi núi thấp 18

Bảng 4.1: Các nhóm đất trên địa bàn huyện Hàm Yên 30

Bảng 4.2: Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2014 35

Bảng 4.3: Kết quả sản xuất ngành nông nghiệp qua một số năm 37

Bảng 4.4: Tình hình biến động dân số qua một số năm 39

Bảng 4.5: Tình hình sử dụng quỹ đất huyện Hàm Yên năm 2015 40

Bảng 4.6: Diễn biến diê ̣n tích, năng suất và sản lượng cam sành huyện Hàm Yên , tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011-2015 41

Bảng 4.7: Đánh giá diễn biến diê ̣n tích cam sành Hàm Yên theo đơn vị hành chính giai đoạn 2010- 2014 42

Bảng 4.8: Đánh giá thích nghi yếu tố độ dốc 43

Bảng 4.9: Đánh giá thích nghi yếu tố nhiệt độ trung bình năm 43

Bảng 4.10: Đánh giá thích nghi yếu tố nhiệt độ trung bình tháng 1 và tháng 2 44

Bảng 4.11: Đánh giá thích nghi yếu tố tổng lượng mưa cả năm 44

Bảng 4.12: Đánh giá thích nghi khả năng tưới 45

Bảng 4.13: Đánh giá thích nghi yếu tố khả năng tiêu thoát nước 45

Bảng 4.14: Đánh giá thích nghi yếu tố loại đất 46

Bảng 4.15: Đánh giá thích nghi yếu tố thành phần cơ giới 46

Bảng 4.16: Đánh giá thích nghi yếu tố độ dày tầng đất 47

Bảng 4.17: Đánh giá thích nghi yếu tố độ phì 48

Bảng 4.18: Phân cấp thích nghi yếu tố mức độ đá lẫn 48

Bảng 4.19: Đánh giá thích nghi yếu tố hiê ̣n tra ̣ng sử du ̣ng đất 49

Bảng 4.20: Cấu trúc dữ liệu thuộc tính cho bản đồ 50

Bảng 4.21: Phân vùng thích nghi lớp đô ̣ dốc 51

Bảng 4.22: Phân vùng thích nghi lớp nhiệt độ trung bình năm 52

Trang 5

Bảng 4.23: Phân vùng thích nghi lớp nhiệt độ trung bình tháng 1 và tháng 2 53

Bảng 4.24: Phân vùng thích nghi lớp lượng mưa 54

Bảng 4.25: Phân vùng thích nghi lớp nước tưới 55

Bảng 4.26: Phân vùng thích nghi lớp chế độ tiêu 56

Bảng 4.27: Phân vùng thích nghi lớp thổ nhưỡng 57

Bảng 4.28: Phân vùng thích nghi lớp thành phần cơ giới 58

Bảng 4.29: Phân vùng thích nghi lớp tầng dày 59

Bảng 4.30: Phân vùng thích nghi lớp đô ̣ phì đất 60

Bảng 4.31: Phân vùng thích nghi lớp đô ̣ sâu đá lẫn 61

Bảng 4.32: Phân vùng thích nghi tự nhiên 62

Bảng 4.33: Phân vùng thích nghi lớp hiện trạng sử du ̣ng đất 63

Bảng 4.34: Phân vùng thích nghi phát triển cây cam 64

Trang 6

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Phần mềm GIS 8

Hình 2.2: Các nền tảng thiết bị mà ArcGIS đã được giới thiệu 9

Hình 2.3: Thân và cành cây cam 10

Hình 2.4: Lá cây cam 11

Hình 2.5: Hoa cây cam 12

Hình 2.6: Quả cam 13

Hình 3.1: Quy trình đánh giá thích nghi đất đai phát triển cây cam sành 23

Hình 3.2: Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu thích nghi trồng cây Cam Sành 25

Hình 4.1: Vị trí huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang 27

Hình 4.2: Bản đồ phân vùng thích nghi lớp độ dốc 51

Hình 4.3: Bản đồ phân vùng thích nghi lớp nhiệt độ trung bình năm 52

Hình 4.4: Bản đồ phân vùng thích nghi lớp nhiệt độ trung bình tháng 1 và tháng 2 53

Hình 4.5: Bản đồ phân vùng thích nghi lớp tổng lượng mưa 54

Hình 4.6: Bản đồ phân vùng thích nghi lớp chế độ tưới 55

Hình 4.7: Bản đồ phân vùng thích nghi lớp chế độ tiêu 56

Hình 4.8: Bản đồ phân vùng thích nghi lớp chế độ tiêu 57

Hình 4.9: Bản đồ phân vùng thích nghi lớp thành phần cơ giới 58

Hình 4.10: Bản đồ phân vùng thích nghi lớp tầng dày đất 59

Hình 4.11: Bản đồ phân vùng thích nghi lớp độ phì 60

Hình 4.12: Bản đồ phân vùng thích nghi lớp đá lẫn 61

Hình 4.13: Bản đồ phân vùng thích nghi lớp tự nhiên 62

Hình 4.14: Bản đồ phân vùng thích nghi lớp hiện trạng sử dụng đất 63

Hình 4.15: Bản đồ phân vùng thích nghi phát triển cây cam sành 64

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

CSDL Cơ sở dữ liệu

ESRI Viện nghiên cứu hệ thống môi trường

FAO (Food & Agriculture Organization): Tổ chứ c Nông - Lương

Liên hợp quốc GIS (Geography Information System): Hệ thống thông tin đi ̣a lý

N (Non Suitable): Không thích nghi

S1 (Hight Suitable): Rất thích nghi

S2 (Monderately Suitable): Thích nghi trung bình

S3 (Marginally Suitable): Ít thích nghi

WWF (World Wild Fund): Quỹ quốc tế bảo vệ động vật hoang dã

Trang 8

MỤC LỤC

PHẦN I MỞ ĐẦU 1

1.1 Sự cần thiết nghiên cứu đề tài 1

1.2 Mục đích nghiên cứu 2

1.3 Mục tiêu của đề tài 2

1.3.1 Mục tiêu tổng quát 2

1.3.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.4 Yêu cầu của đề tài 3

1.5 Ý nghĩa của đề tài 3

1.6 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 3

PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4

2.1 Cơ sở lí thuyết 4

2.1.1 Khái niệm về đất đai và đánh giá thích nghi đất đai 4

2.1.2 Hệ thống thông tin địa lý 6

2.1.3 Tổng quan về cây cam sành 10

2.2 Cơ sở thực tiễn 18

2.2.1 Một số nghiên cứu trên thế giới 18

2.2.2 Một số nghiên cứu trong nước 20

PHẦN III ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22

3.1 Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu 22

3.1.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 22

3.1.2 Thời gian nghiên cứu 22

3.2 Nội dung nghiên cứu 22

3.3 Phương pháp nghiên cứu 22

3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 22

3.3.2 Phương pháp thu thập sơ cấp 23

3.3.3 Phương pháp chồng lớp số học 23

3.3.4 Phương pháp phân tích không gian 24

Trang 9

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26

4.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang 26 4.1.1 Điều kiện tự nhiên 26

4.1.2 Tài nguyên thiên nhiên 30

4.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội 34

4.1.4 Tình hình sử dụng quỹ đất của huyện Hàm yên, tỉnh Tuyên Quang 40

4.2 Thực trạng phát triển và sản xuất cam sành huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang 41

4.2.1 Đánh giá diễn biến diê ̣n tích, năng suất và sản lươ ̣ng cam sành Hàm Yên 41

4.2.2 Đánh giá diễn biến diê ̣n tích, năng suất và sản lượng cam sành Hàm Yên theo đơn vị hành chính 41

4.3 Xây dựng tiêu chí đánh giá thích nghi đất đai cây Cam Sành 43

4.3.1 Các yếu tố tự nhiên 43

4.3.2 Các yếu tố kinh tế - xã hội 48

4.4 Xây dựng cơ sở dữ liệu đánh giá thích nghi cây Cam Sành cho huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang 49

4.4.1 Xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính 49

4.4.2 Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian 51

4.5 Nhận xét chung 65

PHẦN V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 66

5.1 Kết luận 66

5.2 Đề nghị 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 10

PHẦN I

MỞ ĐẦU

1.1 Sự cần thiết nghiên cứu đề tài

Ngày nay, nước ta vẫn là một nước nông nghiệp,và để phát triển các lĩnh vực khác thì trước hết là phải phát triển từ nông nghiệp Nhưng để phát triển nông nghiệp một cách bền vững và toàn diện thì phải có những giải pháp phù hợp đưa ra Trước tiên, chúng ta cần phải phát huy tối đa tiềm năng đối với một loại hình nông nghiệp hay một loại cây trồng khi phù hợp với một vùng nào đó khi đã đáp ứng đầy

đủ các điều kiện thích hợp để phát triển

Mỗi vùng, mỗi khu vực, đặc trưng kinh tế nông nghiệp là không như nhau, nhiều nơi với sự phát triển sản xuất đặc trưng đã có thương hiệu không giống nhau, chắc hẳn trong chúng ta cũng đã từng nghe đến vải thiều Lục Ngạn- Bắc Giang, chè Tân Cương- Thái Nguyên, mận Bắc Hà- Lào Cai, vịt cỏ Vân Đình- Hà Nội, gạo nếp

Tú Lệ- Yên Bái,…

Nói đến Hàm Yên- Tuyên Quang, có lẽ nhiều người sẽ nghĩ ngay đến một loại quả có tiếng trong vùng này, đó là cam sành Hiện nay, Cam sành Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang đã là một thương hiệu nổi tiếng, không chỉ tiêu thụ trong thị trường trong nước mà còn xuất khẩu ra một số thị trường nước ngoài, đem lại nhiều hiệu quả cao về kinh tế, xã hội, môi trường

Trong những năm qua, huyện Hàm Yên đã có nhiều giải pháp phát triển kinh

tế, xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân Cơ cấu sản xuất nông nghiệp từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt Đặc điểm sản xuất cam đã phát triển mạnh, phát huy được lợi thế so sánh, hình

thành được sản phẩm mang thương hiệu “Cam sành Hàm Yên”, có uy tín trên thị

trường trong và ngoài nước Tính riêng năm 2013, sản lượng cam ước đạt 34.4000 tấn quả, trị giá khoảng 344 tỷ đồng, góp phần xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu của nhiều hộ gia đình cá nhân với mức thu nhập trên 500 triệu đồng/hộ/năm

Trang 11

Hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường do cây cam mang lại đã được khẳng định Đến thời điểm hiện nay diện tích trồng cam mới được tập trung chủ yếu ở một

số khu vực trên địa bàn 15/18 xã Tuy nhiên có sự khác biệt về chất lượng, năng suất giữa các lô đất Nguyên nhân chủ yếu là việc phát triển diện tích trồng cam hầu hết mang tính tự phát do người dân thực hiện theo kinh nghiệm mà chưa có một tài liệu khoa học hoàn thiện nào đánh giá đặc tính lý, hóa học của đất phù hợp với sinh trưởng, phát triển của cây cam

Để mở rộng quy mô trồng cam và phát triển loài cây đặc sản này, cùng với sự định hướng, hướng dẫn của Thầy giáo- Thạc sĩ Nguyễn Văn Hiểu, tôi quyết định tiến

hành nghiên cứu đề tài “Xây dựng cơ sở dữ liệu đánh giá thích nghi đất đai phát triển

cây Cam sành địa bàn huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang”

1.2 Mục đích nghiên cứu

Xây dựng mô hình đánh giá thích nghi đất đai trồng cây cam , trên cơ sở đó

để người dân trong huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang mở rộng quy mô trồng cam sành, nâng cao hiệu quả về kinh tế

1.3 Mục tiêu của đề tài

1.3.1 Mục tiêu tổng quát

- Điều tra đánh giá chất lượng tài nguyên đất và các yếu tố về điều kiện địa

lý, kinh tế- xã hội để xác định không gian, vị trí và diện tích đất phù hợp trồng cây cam sành trên địa bàn huyện Hàm Yên

- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển vùng trồng cam bền vững và tạo ra sản phẩm cam chất lượng cao với thương hiệu “Cam sành Hàm Yên” có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước; mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường

1.3.2 Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang

- Đánh giá thực trạng phát triển cây cam tại địa bàn nghiên cứu

- Xây dựng được các tiêu chí thích nghi trồng cây cam sành huyện Hàm Yên

- Xác định được quy mô diện tích đất thích hợp với trồng cam theo các mức

độ, phân bố theo xã và toàn huyện gắn với bản đồ thích nghi vùng phát triển cam

Trang 12

1.4 Yêu cầu của đề tài

- Nắm được các điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội để phát triển trồng cây cam trên huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang

- Phân tích rõ ràng, cụ thể các yếu tố ảnh hưởng, cũng như các chỉ tiêu phù hợp cho việc phát triển

- Số liệu thu thập phải chính xác, khách quan, trung thực

- Nắm chắc các kĩ năng GIS trong việc xây dựng bản đồ thích nghi

- Xây dựng cơ sở dữ liệu đánh giá thích nghi cây Cam Sành cho huyện Hàm Yên Tuyên Quang

1.5 Ý nghĩa của đề tài

- Ý nghĩa trong học tập:

Việc nghiên cứu đề tài sẽ là cơ hội tốt cho sinh viên thực tập áp dụng những kiến thức đã học đi vào thực tế, để nâng cao trình độ hiểu biết chuyên môn Rèn luyện các kĩ năng cần thiết và hữu ích cho sau này khi ra trường

Là tài liệu tham khảo cho tất cả sinh viên, mọi người quan tâm

- Ý nghĩa trong thực tiễn:

Đề tài đánh giá, phân tích và đưa ra các điều kiện thích hợp cho việc mở rộng quy mô trồng cam trong huyện Hàm yên, tỉnh Tuyên Quang, giúp các địa phương trong huyện nhìn nhận và so sánh các điều kiện trong địa phương mình để có hướng trồng cây cam cho phù hợp, nâng cao hiệu quả về kinh tế - xã hội - môi trường

1.6 Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu

- Phạm vi: Huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang

- Đối tượng nghiên cứu: Toàn bộ diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn

huyện Hàm Yên

Trang 13

PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lí thuyết

2.1.1 Khái niệm về đất đai và đánh giá thích nghi đất đai

2.1.1.1 Khái niệm về đất đai, phân loại đất đai

Theo Các Mác: “ Đất là tư liệu sản xuất cơ bản và phổ biến quý báu nhất của sản xuất nông nghiệp, là điều kiện không thể thiếu được của sự tồn tại và tái sinh của hàng loạt thế hệ loài người kế tiếp nhau” [1]

Theo các nhà kinh tế, thổ nhưỡng và quy hoạch Việt Nam cho rằng:

“Đất đai là phần trên mặt của vỏ trái đất mà ở đó cây cối có thể mọc được” Như vậy đã có rất nhiều khái niệm và định nghĩa khác nhau về đất nhưng khái niệm chung nhất mà chúng ta có thể hiểu: Đất đai là khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thẳng đứng bao gồm: Khí hậu của bầu khí quyển, lớp phủ thổ nhưỡng, thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất

Căn cứ vào Luật đất đai năm 2013 thì đất đai được phân loại như sau:

- Nhóm đất nông nghiệp;

- Nhóm đất phi nông nghiệp;

- Nhóm đất chưa sử dụng [10]

2.1.1.2 Đánh giá thích nghi đất đai

a Khái niệm đánh giá thích nghi đất đai

“Đánh giá khả năng thích nghi đất đai hay còn gọi là đánh giá thích nghi đất đai (Land Evaluation) là quá trình dự đoán tiềm năng đất đai khi sử dụng cho các mục đích cụ thể hay là dự đoán tác động của mỗi đơn vị đất đai đối với mỗi loại hình sử dụng đất” [5]

Đánh giá thích nghi đất đai nhằm mục tiêu cung cấp các thông tin về sự thuận lợi và khó khăn cho việc sử dụng đất đai đối với từng loại hình sử dụng đất cụ thể, làm căn cứ để quản lý và sử dụng đất đai cho hợp lí

Theo FAO (Food Agriculture Organization - Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc) thì thích nghi đất đai có hai loại: thích nghi tự nhiên và thích nghi kinh tế- xã hội:

Trang 14

- Đánh giá thích nghi tự nhiên: Chỉ ra mức độ thích hợp của loại hình sử dụng đất đối với điều kiện tự nhiên Với các loại hình sử dụng đất đặc thù thì nếu không thích nghi về mặt tự nhiên, vẫn phải cân nhắc kĩ lưỡng trước khi đánh giá kinh tế để đề xuất phát triển…

- Đánh giá thích nghi kinh tế- xã hội: Vấn đề sử dụng đất được cân nhắc về mặt kinh tế- xã hội của vùng đó, được đánh giá và so sánh cùng với các thích nghi

về mặt tự nhiên Tính thích nghi về mặt kinh tế - xã hội có thể được xác định bằng các yếu tố: sử dụng đất, tổng giá trị sản xuất, lãi ròng, tỉ suất chi phí/lợi nhuận…

b Phân loại khả năng thích nghi đất đai

FAO (1976) đã xây dựng cấu trúc tổng quát của phân loại khả năng thích nghi đất đai gồm 4 cấp như sau:

- Bộ (Orders): phản ánh các loại thích nghi Trong bộ phân thành 2 mức: thích nghi (S) và không thích nghi (N)

- Lớp (Classes): phản ánh mức độ thích nghi của bộ

- Lớp phụ (Sub– classes): phản ánh những giới hạn cụ thể của từng đơn vị thích nghi đất đai (LMU) với từng loại hình sử dụng đất (LUT) Những yếu tố này tạo ra sự khác biệt giữa các dạng thích nghi trong cùng một lớp

- Đơn vị (Units): phản ánh sự khác biệt về yêu cầu quản trị của các dạng thích nghi trong cùng một lớp phụ

Bộ thích nghi đất đai được phân làm 3 lớp: S1 (Rất thích nghi), S2 (thích nghi trung bình), S3 (ít thích nghi):

S1 (Rất thích nghi – High suitable): Đất đai không có các hạn chế có ý nghĩa

đối với việc thực hiện lâu dài một loại sử dụng đất được đề xuất, hoặc chỉ có những hạn chế nhỏ không làm giảm năng suất hoặc tăng đầu tư quá mức có thể chấp nhận được

S2 (Thích nghi trung bình - Moderately): Đất đai có những hạn chế mà cộng

chung lại ở mức trung bình đối với việc thực hiện một loại hình sử dụng đất được đề ra Các giới hạn sẽ làm giảm năng suất hoặc lợi nhuận và làm gia tăng yêu cầu đầu tư Ở mức này khả năng sản xuất vẫn là tốt mặc dù chất lượng của nó thấp hơn hạng S1

S3 (Ít thích nghi – Marginally Suitable): Đất đai có những giới hạn mà cộng

chung lại là nghiêm trọng đối với một loại hình sử dụng đất được ra, tuy nhiên vẫn không phải hoàn toàn bỏ loại sử dụng đã định Phí tổn thất cao nhưng vẫn có lãi

Trang 15

Bộ không thích nghi đất đai được chia làm 2 lớp: N1 (không thích nghi hiện tại) và N2 (không thích nghi vĩnh viễn):

N1 (Không thích nghi hiện tại – Currently Not Suitable): Đất đai không thích

nghi với loại hình sử dụng đất nào đó trong điều kiện hiện tại Những giới hạn đó có thể khắc phục được bằng những khoản đầu tư lớn trong tương lai

N2 (không thích nghi vĩnh viễn – Permanently Not Suitable): Đất đai không

thích nghi với loại hình sử dụng đất cả trong hiện tại và tương lai, vì có giới hạn rất nghiêm trọng mà con người không có khả năng cải tạo [11]

Bảng 2.1 Cấu trúc phân loại khả năng thích nghi đất đai (FAO, 1976)

Hạng (Categories)

S2 S3

S2/Sl (*) S2/De

S2/Ir

S2/De1(**) S2/De2 S2/De3

N – Không thích nghi N1

N2

N1/Ir N1/De

(*) Yếu tố hạn chế (Sl: Độ dốc; De: Độ dày tầng mặt đất; Ir: Khả năng tưới)

(**) Yếu tố hạn chế trong cùng 1 lớp phụ, phản ánh sự khác biệt về mức độ khác biệt về mặt quản trị (Ví dụ: De1 < 50cm; De2: 50m -100cm; De3 > 100cm)

2.1.2 Hệ thống thông tin địa lý

2.1.2.1 Khái niệm về GIS

Thuâ ̣t ngữ GIS được sử du ̣ng rất thường xuyên trong nhiều chuyên ngành , lĩnh vực khác nhau như địa lý , tin ho ̣c, các hệ thống tích hợp thông tin ứng dụng trong quản lý tài nguyên, môi trường, khoa ho ̣c xử lý dữ liê ̣u không gian…

Sự đa da ̣ng của các lĩnh vực ứng du ̣ng , các phương pháp và khái niệm khác nhau đươ ̣c áp du ̣ng trong GIS dẫn đến có rất nhiều khái niê ̣m khác nhau về GIS :

- “GIS là một hệ thống kết hợp giữa con người và hệ thống máy tính cùng các thiết bị ngoại vi để thu thập, lưu trữ, xử lý, phân tích, hiển thị các thông tin địa

lý để phục vụ một mục đích nghiên cứu, quản lý nhất định” [6]

Trang 16

- “GIS là một tập hợp các công cụ cho việc thu thập, lưu trữ, thể hiện và chuyển đổi các số liệu mang tính chất không gian từ thế giới thực phục vụ các mục đích cụ thể” [4]

- “GIS là một hệ thống thông tin áp dụng cho dữ liệu địa lý và được xem như

là một hệ thống gồm phần cứng, phần mềm với các chức năng được thiết kế để thu thập, lưu trữ, truy cập và biến đổi, phân tích và thể hiện dữ liệu tham chiếu đến vị trí trên mặt trái đất, nhằm hỗ trợ giải quyết các bài toán quy hoạch và quản lý phức tạp” [2]

2.1.2.2 Chức năng và thành phần của GIS

GIS có 4 chức năng cơ bản, đó là:

- Nhập dữ liệu: Nhập dữ liệu là một chức năng của GIS qua đó dữ liệu dưới dạng

tương tự hay dạng số được biến đổi sang dạng số có thể sử dụng được bằng GIS

- Quản lý dữ liệu: Chức năng này bao gồm việc tổ chức lưu trữ và truy cập

dữ liệu sao cho hiệu quả nhất

- Phân tích dữ liệu: GIS cung cấp các công cụ cần thiết để phân tích dữ liệu

không gian, dữ liệu thuộc tính và phân tích tổng hợp cả hai loại dữ liệu đó ở trong

cơ sở dữ liệu để tạo ra thông tin mới trợ giúp các quyết định mang tính không gian

- Xuất dữ liệu: Cho phép hiển thị, trình bày các kết quả phân tích và mô hình

hóa không gian bằng GIS dưới dạng bản đồ, bảng thuộc tính hay văn bản trên màn hình hay trên các vật liệu truyền thống khác ở các tỷ lệ và chất lượng khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu của người dùng và khả năng của các thiết bị xuất dữ liệu như màn hình, máy in và máy vẽ [6]

Theo bài giảng Hệ thống thông tin địa lý của Nguyễn Huy Trung (2013), GIS

có 5 thành phần chính:

- Con người: Con người là thành phần quan trọng nhất, là nhân tố thực hiện

các thao tác điều hành sự hoạt động của hệ thống GIS Con người tham gia vào phần thiết lập, khai thác và bảo trì hệ thống một cách gián tiếp hay trực tiếp Có hai nhóm người quan trọng trực tiếp quyết định sự tồn tại và phát triển của GIS là người sử dụng và người quản lý sử dụng GIS

Trang 17

- Dữ liệu: Dữ liệu trong GIS bao gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính

- Phần cứng: Phần cứng của một hệ GIS gồm máy vi tính, cấu hình và mạng công việc của máy tính, các thiết bị ngoại vi nhập xuất dữ liệu và lưu trữ dữ liệu

- Phần mềm: Mỗi hệ GIS thường có chương trình máy tính có khả năng lưu

trữ và quản trị các dữ liệu địa lý

- Phương pháp phân tích: GIS là một loại hệ thống thông tin đặc biệt nên tùy

từng mục đích và hoàn cành ứng dụng cụ thể mà lựa chọn và thiết kế hệ thống cho phù hợp Muốn một hệ GIS hoạt động có hiệu quả đòi hỏi phải có sự phối hợp tốt giữa các nhà quản lý, khoa học chuyên môn và các kỹ sư thiết kế xây dựng hệ thống [6]

2.1.2.3 Hệ thống phần mềm GIS

Một hệ thống GIS bao gồm nhiều môđun phần mềm Khả năng lưu trữ, quản

lý dữ liệu không gian bằng hệ quản trị CSDL địa lý là khía cạnh quan trọng nhất của GIS Một phần mềm xử lý GIS tốt phải cung cấp cho người sử dụng các công

cụ quản lý, phân tích không gian dễ dàng, chính xác [6]

Hình 2.1: Phần mềm GIS [6]

Thu thập

người dùng

Phân tích không gian

Hiển thị, báo cáo, thống kê

Chuyển đổi dữ liệu

Quản trị CSDL địa lý

Trang 18

2.1.2.4 Phần mềm ArcGIS

Phần mềm ArcGIS là phần mềm ứng dụng công nghệ hệ thống thông tin địa

lý của Viện nghiên cứu hệ thống môi trường (ESRI) [12]

Hiện nay bộ phần mềm ArcGIS đang lưu hành với phiên bản 10.x với những chức năng cơ bản lẫn nâng cao đáp ứng được nhu cầu của xã hội Phần mềm ArcGIS có khả năng khai thác hết các chức năng GIS bằng các gói sản phẩm phần mềm của hãng ESRI chạy trên các nền tảng như Desktop, Web, Điện thoại, các thiết

bị di động khác [12]

Hình 2.2: Các nền tảng thiết bị mà ArcGIS đã đƣợc giới thiệu [12]

ArcGIS hỗ trợ nhiều phần mở rộng gọi là các Extension, mỗi Extension hỗ trợ một số chức năng chuyên biệt như: phân tích không gian (spatial analyst), phân tích 3D (3D analyst), phân tích mạng (Network analyst), xử lý dữ liệu, thống kê không gian [3]

ArcGIS hỗ trợ đọc được nhiều định dạng dữ liệu khác nhau (khoảng 300 định dạng) như shapefile, geodatabase, AutoCad, Raster, Coverage, [3]

Ngày nay ArcGIS được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng trong Hệ thống thông tin địa lý như quản lý Môi trường, Đất đai, Xã hội, Kinh tế ” [3]

Trang 19

2.1.3 Tổng quan về cây cam sành

2.1.3.1 Đặc điểm sinh học

a Thân, cành

Hình 2.3: Thân và cành cây cam

- Thân thuộc loại thân gỗ, bán bụi Cây trưởng thành có 4- 6 cành chính Nếu không chú ý tạo tán ngay từ ban đầu cam rất ít khi có thân chính Tùy theo tuổi cây

và điều kiện sống mà cây có thể có chiều cao và hình thái khác nhau Bình thường thì cây cam sành trong khu vực cao 2- 3m , phân cành thấp

- Phân cành hướng ngọn, cành mập và thưa, có thể có gai hoặc không có gai [7]

Trang 20

b Lá

Hình 2.4: Lá cây cam

- Lá to, dày, màu xanh đậm phản quang, eo lá to, mọc so le, phiến lá dài, hình trái xoan, dài 5- 10cm, rộng 2,5- 5cm, răng cưa trên mép lá thưa và nông, phiến lá hay cong lại ; cuống hơi có cánh, rộng 4- 10mm

- Cây cam trưởng thành có từ 150.000- 200.000 lá Tổng diện tích chừng 200m2 Tuổi thọ của lá cam từ 2- 3 năm tùy theo vùng sinh thái, vị trí và tình trạng sinh trưởng của cây và cành mang lá [7]

Trang 21

c Hoa

Hình 2.5: Hoa cây cam

Chùm hoa ngắn ở nách lá, đơn độc hay nhóm 2 - 6 hoa thành chùm ; đài hoa hình chén, không lông ; Cánh hoa trắng dài 1,5 - 2cm ; Nhị 20 - 30 cái dính nhau thành 4 - 5 bó [7]

d Rễ cây

Như cây 2 lá mần thân gỗ, rễ thuộc loại rễ mần hút nước và muối khoáng cung cấp cho cây Bộ rễ phân bố nông và phát triển mạnh là rễ bất định, phân bố rộng và dày ở tầng đất mặt và ưa đất tơi xốp [7]

Trang 23

cam trồng trên đất dốc sẽ gặp nhiều khó khăn trong công tác trồng mới, chăm sóc, thu hoạch quả và vận chuyển [7]

b Khí hậu - thủy văn

Ở nhiệt độ 400C kéo dài trong nhiều ngày, cây cam ngừng sinh trưởng, rụng

lá, cành bị khô héo Tuy nhiên cũng có những giống chỉ bị hại khi nhiệt độ không khí là 50- 570C [7]

Nhìn chung nhiệt độ đất và không khí có ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của cây cam : Phát lộc và sinh cành mới, sự hoạt động của bộ rễ Theo Wallace, rễ cam quýt hoạt động tốt khi nhiệt độ tăng dần từ 9-230C, tác giả cho rằng khi nhiệt

độ tới 260C cây hút đạm mạnh, đồng thời còn ảnh hưởng tới khả năng tích lũy, vận chuyển đường bột và axit trong cây và quả, tốc độ chín và màu sắc vỏ Tuy nhiên nhiệt độ ban đêm quá thấp làm cho các hoạt động này kém đi [7]

- Lượng mưa

Cam không những cần nhiệt độ mà còn cần ẩm độ cao và lượng mưa thích hợp Lượng mưa thích hợp cho các vùng trồng cam là khoảng 1.000 - 1.7000 mm/năm [7]

- Ngập lũ

Cây cam quýt rất sợ úng, mùa mưa úng nước đất bị thiếu oxy bộ rễ hoạt động

sẽ rất kém, thối, chết, rụng lá, rụng quả non [7]

- Điều kiện tưới nước

Cam quýt là loại cây ưa ẩm và ít chịu hạn, nên yêu cầu cần nhiều nước ở các thời kì nảy mầm, phân hóa mầm hoa, thời kì kết quả và quả phát triển, đối với cam thời kì cần nước là từ tháng 12- 2 năm sau [7]

- Độ ẩm không khí

Trang 24

Độ ẩm không khí thích hợp là 75 - 80% Ở thời kỳ hoa nở cần độ ẩm không khí thấp 70 - 75%, thời kỳ quả phát triển ẩm độ cao vừa phải quả sẽ phát triển nhanh, phẩm chất tốt, sản lượng cao và mã quả đẹp

Độ ẩm không khí quá cao, nắng to ở thời kỳ tháng 8- 9 hay gây hiện tượng nứt, rụng quả

Ẩm độ đất và không khí có ảnh hưởng đến khả năng phân hóa mầm hoa và

tỷ lệ đậu hoa, quả của cam quýt Nếu đủ ẩm trong mùa hè và hạn nhẹ từ tháng 12 - 2 năm sau, hoa quả sẽ nhiều Tháng 3- 4 khô hạn có khả năng giảm số lượng quả trên cây [7]

Tốc độ gió vừa phải có ảnh hưởng tốt đến việc lưu thông không khí, điều hòa

độ ẩm, giảm sâu bệnh hại, cây sinh trưởng tốt Tuy nhiên tốc độ gió ảnh hưởng đến khả năng đồng hóa của cây [7]

c Thổ nhưỡng

Đất trồng cây cam tốt là những đất bằng phẳng có cấu tượng, nhiều mùn, thoáng khí, giữ ẩm tốt, khi cần dễ tháo nước và tầng đất dày (hơn 1m càng tốt), thành phần cơ giới nhẹ và trung bình

Không nên trồng cam ở đất sét nặng, hoặc có lớp đất mặt rất nông, đá ong và

đá lộ đầu quá nhiều gần mặt đất, hoặc những nơi có mực nước ngầm cao mà không thể thoát nước được

Độ pH trong đất có thể trồng cam quýt từ 4- 8, nhưng thích hợp nhất là 5,5-

6, ở độ pH này, các nguyên tố khoáng cần thiết cho cây cam quýt phần lớn ở dạng

dễ tiêu, thông thường ở nơi đất chua (độ pH < 5) người ta phải bón vôi để nâng cao

độ pH [7]

2.1.3.3 Hiệu quả sử dụng đất của cây Cam Sành

Cam sành được coi là kiểu sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế cao nhất Tuy nhiên để sản xuất cam hiệu quả thì phải thỏa mãn được cả 3 tiêu chí bao gồm: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường Theo đó để khẳng định có nên phát triển cam với quy mô lớn hay không? Nên ta cần đánh giá tính hiệu quả của hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường

Trang 25

a Hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế của một cây trồng là thước đo sức sản xuất của đất không chỉ phản ánh độ phì của đất mà còn phản ánh mức độ đầu tư và lợi thế của cây trồng

đó tại địa phương ấy, đồng thời phản ánh nhu cầu của thị trường trong nước cũng như xuất khẩu Thông thường những cây trồng có lợi thế về địa lý nghĩa là chỉ những vùng đất có điều kiện sinh thái như vậy mới cho sản phẩm có năng suất và chất lượng cao, cho hiệu quả kinh tế cao Do vậy tại các quốc gia phát triển rất chú trọng đến những chính sách phát triển các sản phẩm lợi thế trong đó có nông sản Tuy nhiên để đánh giá hiệu quả kinh tế cần có thước đo về giá trị hay khung đánh giá Các khung đánh giá hiệu quả kinh tế đều sử dụng 4 chỉ tiêu gồm: Tổng giá trị sản xuất, chi phí trung gian, thu nhập thuần và hiệu quả đồng vốn theo giá hiện hành cùng năm

Hiệu quả kinh tế của trồng cam được so sánh với một kiểu sử dụng đất cây lâu năm trên cùng vùng cam Hàm Yên và hiện được coi là những cây trồng có cạnh tranh về đất với cam Chi tiết được trình bày ở bảng sau:

Bảng 2.2 Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng trên đồi núi thấp

STT Cây trồng

Giá trị sản xuất

Mức Chi phí sản xuất Mức

Thu nhập thuần

Mức

Hiệu quả

sử dụng đồng vốn (lần)

Mức

1 Cây cam 152.727 Cao 28.164 TB 124.564 Cao 4,42 Cao

2 Cây chè 89.280 Cao 20.730 TB 68.550 Cao 3,31 Cao

3 Cây sắn 41.166 TB 8.400 Thấp 32.766 TB 3,90 Cao

4 Cây ngô 26.640 Thấp 6.920 Thấp 19.720 Thấp 2,85 TB

5 Cây mía 52.200 TB 17.000 Thấp 35.200 TB 2,07 TB

(Nguồn số liệu: Phiếu điều tra)

Kết quả phân cấp đánh giá hiệu quả kinh tế của các cây trồng ta thấy cây cam

và cây chè là 2 cây cho hiệu quả kinh tế cao, cụ thể đất trồng cam có đạt 3/4 chỉ tiêu đạt mức cao Đây là loại hình sử dụng đất có mức đầu tư trung bình trong thời kỳ kinh doanh hàng năm 28.164 triệu đồng nhưng cho tổng giá trị sản phẩm rất cao

Trang 26

(152.727 triệu đồng), nên thu nhập cũng ở mức cao (124.564 triệu đồng) và hiệu suất đầu tư cũng rất cao đạt 4,42 lần

b Hiệu quả xã hội

Hiệu quả xã hội của trồng cam cũng được so sánh với các cây lâu năm trên cùng vùng cam Hàm Yên Để đánh giá hiệu quả xã hội của cam, tôi chọn 3 chỉ tiêu gồm: Giá trị ngày công lao động, khả năng thu hút lao động và khả năng tiêu thụ sản phẩm Các giá trị được phân cấp luôn ở các mức : cao, trung bình , thấp và được xác định ở bảng 2.3 (có so sánh với 4 loại cây trồng cạnh tranh về đất)

Bảng 2.3 Hiệu quả xã hội của một số cây trồng trên đồi núi thấp

STT Cây trồng công lao động Giá trị ngày thu hút lao Khả năng

động

Khả năng tiêu thụ sản phẩm

c Hiệu quả môi trường

Bền vững về mặt môi trường cũng là một trong những yêu cầu sử dụng đất bền vững Các loại hình sử dụng đất bền vững về mặt môi trường đòi hỏi phải bảo vệ được

độ màu mỡ của đất, ngăn chặn thoái hóa đất và bảo vệ môi trường sinh thái đất

Trong quá trình sử dụng đất đã tác động đến môi trường ở một số mặt sau: ô nhiễm đất do việc sử dụng đất do việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, các loại phân bón hóa học, giảm độ màu mỡ, xói mòn đất

Trồng sắn có xu hướng suy thoái về độ phì nhiêu Tuy nhiên có thể nhận thấy trồng cam nếu không có biện pháp kiểm soát sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật thì có nguy cơ ô nhiễm môi trường rất lớn Hiệu quả môi trường được đánh giá qua bảng 2.4

Trang 27

Bảng 2.4 Hiệu quả môi trường của một số cây trồng trên đồi núi thấp

che phủ

Khả năng bảo

vệ, cải tạo đất

Nguy cơ gây

ô nhiễm

Ý thức của người dân trong sử dụng thuốc BVTV

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Một số nghiên cứu trên thế giới

Trên thế giới, công tác đánh giá thích nghi đất đai là mô ̣t trong những mảng đươ ̣c quan tâm nhiều nhất trong lĩnh vực khoa ho ̣c đất , nhất là ở các nước nông nghiê ̣p tiên tiến Các phương pháp đánh giá thích nghi đ ã dần phát triển thành lĩnh vực nghiên cứu liên ngành mang tính hê ̣ thống (tự nhiên- kinh tế- xã hội) nhằm kết

hơ ̣p các kiến thức khoa ho ̣c về tài nguyên đất và sử du ̣ng đất 3 phương pháp đánh giá thích nghi đất đai chính thường được sử du ̣ng là:

- Đánh giá đất theo đi ̣nh tính: chủ yếu dựa vào mô tả và xét đoán

- Đánh giá đất theo đi ̣nh lươ ̣ng: dựa vào các kết quả tính toán thống kê

- Đánh giá đất theo đi ̣nh lươ ̣ng: dựa trên mô hình, mô phỏng đi ̣nh hướng

Trang 28

Mô ̣t số các khuynh hướng, trường phái đánh giá thích nghi đất đai trên thế giới:

- Ở Liên Xô cũ , có hai hướng đánh giá thích nghi : đánh giá chung và đánh giá riêng cho các loại cây trồng

- Ở Hoa Kì, ứng dụng rộng rãi hai phương pháp:

+ Phương pháp tổng hơ ̣p : lấy năng suất cây trồng trong nhiều năm làm tiêu chuẩn và chú ý vào phân ha ̣ng đất đai cho từng loa ̣i cây trồng chính (lúa mì)

+ Phương pháp yếu tố : so sánh các thống kê về yếu tố tự nhiên và kinh tế –

xã hội của một loại đất , lấy lơ ̣i nhuâ ̣n tối đa là 100 điểm làm mốc so sánh với các loại đất khác

- Ở các nước châu Âu, phổ biến hai hướ ng nghiên cứu:

+ Nghiên cứ u các yếu tố tự nhiên : xác đi ̣nh tiềm năng sản xuất của đất đai (phân hạng đi ̣nh tính)

+ Nghiên cứ u các yếu tố kinh tế – xã hội: xác định sức sản xuất thực tế của đất đai (phân ha ̣ng đi ̣nh lượng)

- Tổ chứ c Nông Lương của Liên hơ ̣p quốc (FAO) cũng tiến hành xây dựng

“Đề cương đánh giá đất đai” (1976) Tài liệu này được nhiều quốc gia coi như tiêu

chuẩn để áp du ̣ng trong đánh giá đất đai và cũng đã được áp du ̣ng rô ̣ng rãi ở nhiều nước Từ sau 1983, đề cương này được chỉnh sửa, bồ sung với hành loa ̣t các tài liê ̣u hướng dẫn đánh giá đất đai chi tiết cho các vùng sản xuất khác nhau :

+ Đa ́nh giá đất cho nông nghiê ̣p nhờ nước mưa (Land evaluation for rained agriculture, 1983)

+ Đánh giá đất cho vùng đất rừng (Land evaluation for foresty, 1984)

+ Đánh giá đất cho nông nghiê ̣p đươ ̣c tưới (Land evaluation for irrigated agriculture, 1985)

+ Đánh giá đất cho đồng cỏ chăn thả (Land evaluation for extensive gazing, 1989) + Đánh giá và phân tích hệ thống canh tác cho quy hoạch sử dụng đất (Land evaluation anh farming system analysis for land use planning, 1992)

+ Hướ ng dẫn đánh giá đất đai phu ̣c vu ̣ cho quản lý bền vững (An international framework for land evaluating sustainable managerment, 1993) [5]

Trang 29

Việc ứng dụng GIS trong đánh giá thích nghi đất đai đã được tiến hành từ nhiều năm trước đây trên thế giới, nhất là ở các nước phát triển như Mỹ, Canada, Australia, các tổ chức thuộc Liên hợp quốc như FAO, WWF… [5]

2.2.2 Một số nghiên cứu trong nước

Trong những năm gần đây , vấn đề sử du ̣ng đất đai trên toàn quốc đã và đang đươ ̣c đẩy ma ̣nh theo hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phát triển nông lâm kết

hơ ̣p theo hướng bền vững Chương trình quy hoa ̣c h tổng thể phát triển kinh tế xã

hô ̣i từ cấp quốc gia đến cấp vùng và tỉnh huyê ̣n đòi hỏi ngành quản lý đất đai phải

có những thông tin về tài nguyên đất và khả năng khai thác , sử du ̣ng hợp lý, lâu bền đất sản xuất nông lâm ngiê ̣p Đánh giá đất đai trở thành mô ̣t bước bắt buô ̣c trong quy trình lâ ̣p quy hoa ̣ch sử du ̣ng đất

Mô ̣t số kết quả cu ̣ thể trong đánh giá thích nghi đất đai ở Viê ̣t Nam:

- Từ những năm 70, Bùi Quang Toản và nhiều nhà khoa học đất khác thuô ̣c viê ̣n Nông hóa Thổ nhưỡng (Vũ Cao Thái, Nguyễn Văn Thân, Đinh Văn Tỉnh…) đã tiến hành công tác đánh giá phân ha ̣ng đất đai ở 23 huyê ̣n, 286 hợp tác xã và 9 vùng chuyên canh Kết quả bước đầu đã phu ̣c vu ̣ cho công tác tổ chức la ̣i sản xuất và làm cơ sở đề ra quy trình phân ha ̣ng đất đai cho các hợp tác xã và các vùng chuyên canh [5]

- Từ năm 1992, phương pháp đánh giá đất đai theo tiêu chuẩn của FAO và các hướng dẫn , tải liệu bổ s ung đươ ̣c viê ̣n Quy hoa ̣ch và Thiết kế Nông nghiê ̣p áp dụng rộng rãi trong các dự án quy hoạch phát triển ở các huyện thuộc các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long Kết quả bước đầu cho tính khả thi cao và đã được Bô ̣ Nông nghiê ̣p và Phát triển Nông thôn xác nhận như một tiến bộ khoa học kĩ thuật , có thể dùng làm tiêu chuẩn để áp dụng trên toàn quốc Một số kết quả như sau:

+ Bảy vùng kinh tế của toàn quốc (Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bô ̣, đồng bằng sông Hồng, duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bô ̣ và đồng bằng sông Cửu Long) đã được đánh giá trên bản đồ tỉ lê ̣ 1/250.000 (Trần An Phong, Phạm Quang Khánh, Nguyễn Văn Nhân, Nguyễn Khang, Phạm Dương Ưng và các tác giả, 1993 - 1994)

+ Một số tỉnh đã có bản đồ đánh giá đất đai theo tiêu chuẩn của FAO ở tỉ lê ̣ 1/50.000 và 1/100.000 như Hà Tây (Phạm Dương Ưng và các tác giả , 1994), Bình

Trang 30

Đi ̣nh (Trần An Phong , Nguyễn Chiến Thắng , 1994), Bình Phước (Phạm Quang Khánh và các tác giả , 1999), Bà Rịa – Vũng Tàu (Phạm Quang Khánh , Phan Xuân Sơn, 2000), Bạc Liêu (Nguyễn Văn Nhân và các tác giả , 2000), Cà Mau (Phạm Quang Khánh và các tác giả, 2001) [5]

GIS được đưa vào Việt Nam muộn và chỉ thực sự phát triển mạnh trong hơn chục năm trở lại đây và đã chứng tỏ là một giải pháp hữu hiệu cho việc lưu trữ, phân tích và quản lý dữ liệu không gian, phục vụ thiết thực cho công tác quản lý tài nguyên môi trường Nhìn chung việc ứng dụng GIS trong công tác quản lý tài nguyên môi trường còn khá ha ̣n chế , các ứng dụng GIS hiệu quả nhất lại ở công tác lưu trữ, in ấn bản đồ Riêng trong lĩnh vực đánh giá thích nghi đất đai thì mới có

mô ̣t số ít ứng dụng GIS được triển khai ở các cơ quan cấp bộ (Bộ Tài nguyên & Môi trường, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Cục Kiểm Lâm…), các trường Đại học, Viện nghiên cứu, các Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học Công nghệ

Mô ̣t số các nghiên cứu tiêu biểu:

- Nghiên cư ́ u quy hoạch lâm phận ổn đ ịnh khu vực Tây Nguyên (1984 - 1988) Đây là chương trình nghiên cứu cấp ngành , diê ̣n tích nghiên cứu khoảng 5 triê ̣u hecta, xây dựng bản đồ ở tỉ lê ̣ 1/100.000 Cấu trúc dữ liê ̣u raster thực hiê ̣n thủ công Các lớp thông tin chính gồm độ dốc, đô ̣ cao, đất, lớp phủ thực vâ ̣t [5]

- Ứng dụng công nghệ thông tin địa lý (GIS) vào công trình quy hoạch vùng nguyên liê ̣u cho nhà máy giấy Tân Mai, Đồng Nai Trong nghiên cứu này, tác giả đã

sử du ̣ng phần mềm Arc/Info để xây dựng bản đồ ưu tiên phát triển vùng nguyên liê ̣u giấy dựa trên các lớp thông tin đơn tính như : bản đồ hiện trạng rừng, bản đồ độ cao, bản đồ độ dốc, bản đồ thổ nhưỡng , bản đồ khí hậu , bản đồ cự ly thích hợp Trên cơ sở đó, tác giả tiến hành cân đối tính toán quy hoạch sử dụng đất theo yêu cầu về nguyên liê ̣u của nhà máy giấy Tân Mai [5]

- Xây dư ̣ng bản đồ vùng thích nghi trồng lúa chất lượng cao ở tỉnh Vĩnh Long Trong nghiên cứ u này, tác giả sử dụng hệ hỗ trợ ra quyết định không gian dựa trên GIS để đánh giá thích nghi đất đai cho cây lúa , trên cơ sở đó tiến hành phân vùng thích nghi cho cây trồng này [5]

Trang 31

PHẦN III ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu

3.1.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu trên toàn bộ diện tích đất nông nghiệp của huyện Hàm Yên Trong đó tập trung nghiên cứu các loại đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng sản xuất, đất chuyên màu, đất lúa khác dựa vào nước trời

3.1.2 Thời gian nghiên cứu

- Thời gian bắt đầu: Tháng 01/2016

- Thời gian kết thúc: Tháng 05/2016

3.2 Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu

- Thực trạng phát triển và sản xuất cam sành tại huyện Hàm Yên, Tuyên Quang

- Xây dựng tiêu chí đánh giá thích nghi đất đai cây Cam Sành

- Xây dựng cơ sở dữ liệu đánh giá thích nghi cây Cam Sành cho huyện Hàm Yên Tuyên Quang

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập, tổng hợp các tài liệu đã có của các chương trình, dự án có liên quan đến dự án như số liệu thống kê về sản xuất cam của các xã trong huyện và các loại bản đồ liên quan Cụ thể như sau:

- Báo cáo kinh tế- xã hội

- Bản đồ đất

- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015

- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020

- Bản đồ hành chính huyện Hàm Yên

- Dữ liệu về cây cam

- Dữ liệu về khí hậu – thủy văn

Trang 32

3.3.2 Phương pháp thu thập sơ cấp

Lập phiếu điều tra nông hộ và tiến hành đi điều tra phỏng vấn các nông hộ trong phạm vi huyện Hàm Yên

Với tổng số 30 phiếu để đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cam và hiệu quả kinh

tế của các loại hình sử dụng đất gắn với kiểu sử dụng đất chủ yếu trên địa bàn huyện Hàm Yên, từ đó so sánh các loại hình sử dụng đất trong phạm vi huyện Hàm Yên

3.3.3 Phương pha ́ p chồng lớp số học

Để đánh giá thích nghi cho cây cam trên đi ̣a bàn huyê ̣n Hàm Yên , tỉnh Tuyên Quang , đề tài sử dụng phương pháp chồng lớ p số ho ̣c với dữ liê ̣u da ̣ng raster Kết quả này sẽ được tích hợp với lớp dữ liệu hiện trạng sử dụng đất theo phương pháp chồng lớp số ho ̣c để tìm ra vùng không gian thích nghi nhất

Vì tất cả các đối tượng đều được sử dụng dưới dạng dữ liệu vector nên chún g

ta phải thực hiê ̣n mã hóa cho các đối tượng này

Hình 3.1: Quy trình đánh giá thích nghi đất đai phát triển cây cam sành

- Mã hóa dữ liệu raster cho các yếu tố tự nhiên : Việc mã hóa được thực hiê ̣n cho từng phân cấp thích nghi cu ̣ thể:

Thích nghi tự nhiên

Trang 33

+ Rất thích nghi (S1): mã hóa là 3

+ Thích nghi trung bình (S2): mã hóa là 2

+ Ít thích nghi (S3): mã hóa là 1

+ Không thích nghi (N): mã hóa là 0

- Mã hóa dữ liệu raster cho lớp quy hoạch sử dụng đất (yếu tố kinh tế –

+ Giá trị mã hóa bằng 3 (Khu vực rất thích hợp): Đất chưa sử dụng

Viê ̣c mã hóa dữ liê ̣u raster cho lớp quy hoa ̣ch sử du ̣ng đất giúp phân loa ̣i mức đô ̣ phù hợp của từng vùng để phát triển cây cam vì thích nghi tự nhiên thôi chưa đủ mà còn phải phù hợp với các điều kiê ̣n kinh tế – xã hội

3.3.4 Phương pháp phân tích không gian

- Phân vu ̀ ng thích nghi các điều kiê ̣n tự nhiên

Ta tiến hành phân vùng thích nghi 11 lớp diều kiện tự nhiên, bao gồm: Nhiệt

độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng 1 và tháng 2, lượng mưa, loại đất, độ dốc, tầng dày, đá lẫn, thành phần cơ giới, độ phì, chế độ tưới, chế độ tiêu

- Phân vu ̀ ng thích nghi điều kiê ̣n kinh tế - xã hội

Tiến hành phân vùng thích nghi cho lớp hiện trạng sử dụng đất

- Phân vu ̀ ng thích nghi tổng thể các điều kiê ̣n tự nhiên và kinh tế - xã hội

Thực hiện chồng lớp giữa vùng thích nghi các điều kiện tự nhiên và vùng thích nghi điều kiện kinh tế- xã hội, ta được bản đồ phân vùng thích nghi cây cam sành

Trang 34

Hình 3.2: Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu thích nghi trồng cây Cam Sành

Xác định mục tiêu

Thu thập tài liệu, dữ liệu

Bản đồ đất, hiện trạng sử dụng đất

Dữ liệu thuộc tính

Dữ liệu không gian

Chuyển đổi, chuẩn hóa dữ liệu

Trang 35

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang

4.1.1 Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1 Vị trí địa lý

Hàm Yên là huyện miền núi nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Tuyên Quang, Tân Yên là trung tâm hành chính của huyện, cách thành phố Tuyên Quang 42km (theo quốc lộ 2), Hàm Yên nằm trong khoảng tọa độ địa lý:

Từ 21051’ đến 22023’ Vĩ độ Bắc

Từ 104051’ đến 105009’ Kinh độ Đông

Ranh giới hành chính của huyện được xác định như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Bắc Quang - tỉnh Hà Giang

- Phía Nam giáp huyện Yên Sơn

- Phía Đông giáp huyện Chiêm Hóa

- Phía Tây giáp huyện Yên Bình và huyện Lục Yên- tỉnh Yên Bái

Huyện Hàm Yên bao gồm 18 đơn vị hành chính (1 thị trấn và 17 xã) Huyện có diện tích đất rừng khá lớn , trong đó rừng nguyên sinh với đa dạng sinh học phong phú

có vai trò to lớn về môi sinh cũng như điêu tiết dòng chảy lưu vực sông Lô

Trên địa bàn huyện có Quốc lộ 2 đi qua (tuyến Quốc lộ có vị trí quan trọng của tình Tuyên Quang nói riêng và vùng Trung du phía Bắc nói chung), với chiều dài 50.2 km theo hướng Bắc Nam, được coi là trục giao thông huyết mạch trong phát triển kinh tế- xã hội của cả tỉnh [9]

Trang 36

Hình 4.1: Vị trí huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang

4.1.1.2 Điều kiện địa hình

Huyện Hàm Yên có địa hình phức tạp, hầu hết diện tích đất tự nhiên là đồi núi thấp Độ cao trung bình là 500- 600 m, cao nhất là núi Chàm Chu ( xã Phù Lưu)

có độ cao 1.591 m, thấp nhất là khu vực phía Nam có độ cao 300 m so với mực

Trang 37

nước biển Nhìn tổng thể, địa hình của huyện có hướng cao dần từ Tây Nam sang Đông Bắc được chia làm 2 vùng chính:

- Vùng núi thấp: Tập trung chủ yếu ở phía Nam huyện và khu vực ven sông

Lô, gồm các xã: thị trấn Tân Yên, Minh Dân, Thái Sơn, Thái Hòa, Thành Long, Hùng Đức, Đức Ninh, Bình Xa Đây là khu vực có độ cao trung bình 300 m so với mực nước biển, xen giữa những vùng núi thấp là những dải đồng bằng khá rộng, màu mỡ chạy dọc theo lưu vực sông Lô, đây là vùng trọng điểm sản xuất lương thực của huyện

- Khu vực phía Bắc và phía Tây huyện: Bao gồm các xã còn lại, đây là khu

vực có địa hình khá phức tạp, bao gồm các dãy núi kéo dài liên tiếp nhau, có độ cao

từ 500 - 1000 m Hầu hết các dãy núi của vùng được hình thành trên các khối đá mác- ma, biến chất, trầm tích, độ dốc hai bên sườn núi lớn, bị chia cắt mạnh; xen kẽ giữa các dãy núi chạy dọc theo các sông suối có các thung lũng nhỏ hẹp dạng lòng máng nên thực vật phát triển rất đa dạng và phong phú [9]

4.1.1.3 Điệu kiện khí hậu

Khí hậu của huyện Hàm Yên là khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hướng của khí hậu lục địa Bắc Á - Trung Hoa và chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa Hè nóng ẩm, mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 9; mùa Đông khô, lạnh từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau:

a Nhiệt độ:

Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22 - 240C Nhiệt độ trung bình các tháng mùa Đông là 160C, nhiệt độ trung bình các tháng mùa Hè là 280C Tổng tích ôn hàng năm khoảng 8.200 - 8.4000C [8]

Đây là ngưỡng nhiệt độ rất thích hợp cho quá trình phân hoá mầm hoa, hình thành quả và cho năng suất cao

b Lượng mưa:

- Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.600 - 1.800 mm Số ngày mưa trung bình 150 ngày/năm Mưa nhiều nhất tập trung trong các tháng mùa Hè ( tháng 7, 8),

Trang 38

có tháng lượng mưa đạt trên 300 mm/tháng Lượng mưa các tháng mừa Đông (tháng 1, 2) thấp, chỉ đạt 10 - 25 mm/tháng

- Lượng mưa phân bố không đều trong năm và được chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa tập trung từ tháng 4 đến tháng 10 trong năm, lượng mưa chiếm khoảng 86% lượng mưa của cả năm Mùa khô lượng mưa chỉ chiếm 14% lượng mưa của cả năm [8]

Với lượng mưa như trên rất thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của cam Tuy nhiên do mưa phân bố không đều trong những tháng khô hạn cần có biện pháp tưới cho cam mới có thể đạt năng suất và chất lượng tốt

c Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình năm khoảng 1.500 giờ Các tháng

mừa Đông có số giờ nắng thấp, khoảng 40 - 60 giờ/tháng Các tháng mùa hè có số giờ nắng cao khoảng từ 140 -160 giờ [9]

d Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình hàng năm từ 80 - 82% Biến

động về độ ẩm không khí không lớn giữa các tháng trong năm ( từ 76 - 82%) [9]

Ngoài sông Lô, trên địa bàn huyện Hàm Yên còn các sông suối khác như: Suối Bình Xa, suối Là, Suối Hễ, suối Xa, ngòi Thụt, ngòi Mục, ngòi Nắc… tạo thành mạng lưới thủy văn chính [9]

Trang 39

4.1.2 Tài nguyên thiên nhiên

4.1.2.1 Tài nguyên đất

Theo kết quả điều tra dự án xây dựng bản đồ Thổ nhưỡng tỉnh Tuyên Quang năm 2012 của Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp thực hiện thì đất đai của huyê ̣n Hàm Yên được hình thành từ 4 nhóm đất chính với 14 loại đất sau:

Bảng 4.1: Các nhóm đất trên địa bàn huyện Hàm Yên

(ha)

Tỷ lệ (%)

11 Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước Fl 3.088,21 3,43

Đất phi nông nghiệp không điều tra 2.907,53 3,23

Tổng diện tích tự nhiên toàn vùng 90.061,32 100,00

(Nguồn số liệu: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hàm Yên)

Trang 40

Khu vực phía Bắc huyện gồm các xã: Yên Thuận, Bạch Xa, Minh Dân, Minh Khương, Phù Lưu, Yên Phú, Yên Lâm và một phần thị trấn Tân Yên có đất phù sa feralit nâu vàng phát triển trên phù sa cổ, rất thích hợp cho việc trồng cây cam sành

Đại bộ phận đất có độ dầy tầng đất canh tác là 40 cm trở lên, thuận lợi cho việc phát triển các cây lương thực, cây ăn quả, cây lâm nghiệp và cây công nghiệp

Trên địa bàn huyện có các nhóm đất chính sau đây:

- Đất phù sa được bồi hàng năm (Pb) : Diện tích có 214,88 ha, chiếm 0,24%

diện tích tự nhiên của huyện Loại đất này phân bố ở các xã ven sông Lô như Phù

Lưu, Tân Thành và Bình Xa Đất phù sa được bồi hàng năm được hình thành do sự

bồi đắp của phù sa sông Lô, do phân bố ở các bãi thấp ven sông nên hiện nay hàng năm vẫn bị ngập lụt hàng năm, mỗi lần ngập lụt khi nước rút đi để lại một lượng phù sa Lượng phù sa nhiều hay ít phụ thuộc vào mức độ ngập lụt hàng năm và thời gian ngập lụt Đất có thành phần cát pha, độ dày tầng đất trên 120 cm Hạn chế lớn nhất là bị ngập lụt hàng năm vào mùa mưa lũ

- Đất phù sa không được bồi hàng năm (P) : Diện tích có 108,85 ha, chiếm

0,12% diện tích tự nhiên của huyên Loại đất này phân bố ở địa hình cao tại các xã Thái Sơn, Thái Hoà và Đức Ninh Đất phù sa không được bồi hàng năm cũng được hình thành do sự bồi đắp của phù sa sông Lô nhưng hiện nay không được bồi đắp phù sa nữa So với đất phù sa được bồi hàng năm Đất phù sa không được bồi hàng năm cũng là loại đất tốt, thích hợp với nhiều loại cây trồng Đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ, độ dày tầng đất trên 120 cm

- Đất phù sa glây (Pg): Diện tích có 1.714,28 ha, chiếm 1,9% diện tích tự nhiên

của huyện, phân bố ta ̣i 11 xã gồm: Đức Ninh, Bình Xa, Hùng Đức, Minh Hương, Nhân Mục, Phù Lưu, Tân Thành, Thái Hoà, Thái Sơn, Yên Phú Đất phù sa glây cũng là loại đất được hình thành do quá trình bồi tụ của phù sa sông nhưng do phân bố ở địa hình thấp (vàn thấp hoặc trũng) dạng lòng chảo, đọng nước quanh năm

- Đất phù sa ngòi suối (Py): Diện tích có 50,24 ha, chiếm 0,05% diện tích tự

nhiên của vùng, phân bố nhiểu ở xã Yên Phú Đất được hình thành do quá trình bồi

tụ của phù sa suối, tạo thành từng giải hẹp ven các suối

Ngày đăng: 11/03/2017, 10:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Các Mác (1949), Tư bản luận - tập III, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư bản luận - tập III
Tác giả: Các Mác
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1949
2. Trần Trọng Đức (2011), GIS căn bản, NXB Đại học Quốc Gia, Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: GIS căn bản
Tác giả: Trần Trọng Đức
Nhà XB: NXB Đại học Quốc Gia
Năm: 2011
3. Nguyễn Văn Hiểu (2015), Bài giảng Esri arcgis 10.x (Spatial Research Laboratory), Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Esri arcgis 10.x (Spatial Research Laboratory)
Tác giả: Nguyễn Văn Hiểu
Năm: 2015
4. Nguyễn Kim Lợi, Lê Cảnh Định, Trần Thống Nhất (2009), Hệ thống thông tin địa lý nâng cao, NXB Nông Nghiệp, Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống thông tin địa lý nâng cao
Tác giả: Nguyễn Kim Lợi, Lê Cảnh Định, Trần Thống Nhất
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp
Năm: 2009
5. Trần Xuân Thành (2008), Khóa luận tốt nghiệp ứng dụng GIS đánh giá thích nghi đất đai phát triển cây dâu tằm, địa bàn huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng.Đại học Khoa học xã hội &amp; Nhân văn. Tp Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khóa luận tốt nghiệp ứng dụng GIS đánh giá thích nghi đất đai phát triển cây dâu tằm, địa bàn huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng
Tác giả: Trần Xuân Thành
Năm: 2008
6. Nguyễn Huy Trung (2013), Bài giảng Hệ thống thông tin địa lý, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống thông tin địa lý
Tác giả: Nguyễn Huy Trung
Năm: 2013
7. Trần Thế Tục (1998), Giáo trình Cây ăn quả, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Cây ăn quả
Tác giả: Trần Thế Tục
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1998
10. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2013), Luật Đất đai 2013, Nxb Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Đất đai 2013
Tác giả: Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2013
11. FAO (1990), Guidelines, Land Evaluation for Agricultural Development, Soil bulletin 64, FAO, Rome Sách, tạp chí
Tiêu đề: Land Evaluation for Agricultural Development
Tác giả: FAO
Năm: 1990
8. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hàm Yên (2011). Báo cáo thuyết minh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011- 2015) huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang Khác
9. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hàm Yên (2016), Báo cáo thuyết minh huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w