Đây là cuốn kỷ yếu tập hợp tất cả các bài viết của các chuyên gia hàng đầu ở các lĩnh vực khác nhau nghiên cứu về đô thị Việt Nam và trên thế giới, đô thị từ cổ chí kim, chức năng vai trò của đô thị, sự phát triển của đô thị...Mời các bạn đọc và nghiên cứu.
Trang 1Tel: (84 4) 37562193 Fax: (84 4) 38360351 Email: vme18@vme.org.vn Website: www.vme.org.vn
Trang 5Bảo tàng và nhân học đô thị
Gặp gỡ các giám đốc bảo tàng
và các nhà nhân học Đông Nam Á
Trang 6Hà Nội
2009
Quỹ RockefelleR tài tRợ
Trang 7Võ QuaNG TrọNG - amarEsWar Galla
Ban biên tập
Vi VăN aN
lưu HùNG
NGuyễN VăN Huy
NGuyễN THị THu HươNG
NGuyễN Duy THiệu
Võ QuaNG TrọNG
trợ lý biên tập
NGuyễN Vũ HoàNG
Dịch thuật
Vũ THị VâN aNH, Tạ THÁi aNH
NGuyễN THị THùy DươNG, NGuyễN Vũ HoàNG Bùi THu Hòa, NGuyễN THị Huệ
NGuyễN THị THu HươNG, NGuyễN THúy loaN
lê PHươNG THảo, lã THị THaNH THủy
Bìa và trình bày
V.o interactive
Trang 9mỤC lỤC
Phát biểu khai mạc – đỗ hoài nam
một số vấn đề đặt ra đối với Hội thảo bảo tàng và nhân học đô thị -
võ Quang trọng
Những tiếp cận nhân học đô thị trong trưng bày tại Bảo tàng Dân tộc học
Việt Nam – nguyễn văn huy Cảnh quan đô thị như những bảo tàng - Amareswar galla
Các bảo tàng quốc gia Hàn Quốc và những chuyển biến trong nhân học
đô thị: Nhiệm vụ và chiến lược - hongnam kim Bảo tàng nhân học và nhân học đô thị - Yin Shaoting, Shen Yun
Phác họa các nền văn hóa trong một khu vực đang chuyến biến: Các
bảo tàng dân tộc học ở Tiểu vùng sông mê Công – Rosalia Sciortino,
Alan feinstein
Hợp tác nghiên cứu, sưu tầm và các hoạt động nghiệp vụ khác cho trưng bày tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam về văn hóa của các dân tộc
Đông Nam Á - nguyễn Duy thiệu
sự cần thiết và rủi ro của những trưng bày chuyên đề - kenson kwok Bảo tàng và kiến trúc đô thị - đặng văn Bài, nguyễn thị thu hương
Vai trò của các bảo tàng Châu Á trong xã hội hiện đại và năng động -
hanhee cho
Đề xuất một số hoạt động hợp tác giữa các bảo tàng Châu Á - Amara
Srisuchat
11
111111
1111
Trang 10“Từ làng đến phố: ảnh ký của người lai Xá” – một ví dụ sinh động về bảo
tàng với tiếp cận nhân học đô thị – Phạm văn Dương lên đồng và xã hội đô thị - ngô đức thịnh
Truyền tải đa dạng văn hoá đến khách du lịch trong quan hệ với người dân địa phương: Kinh nghiệm của Trung tâm Dân tộc học và Nghệ thuật truyền
thống, luang Prabang, lào - tara gujadhur, thongkhoun Soutthivilay
Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam với các vấn đề đương đại của người phụ nữ -
nguyễn thị tuyết
Nhân học đô thị trong tầm nhìn phát triển vùng hạ lưu sông mê Công -
Mạc đường
làng thuốc nam Đại yên: Thực hành và bảo tồn y học dân gian của một
làng nội thành Hà Nội - võ thị thường, vũ thị hà
Bàn về chức năng sáng tạo trong việc xây dựng văn hóa đô thị -
Trường hợp tại Bảo tàng các dân tộc Vân Nam - Yang Bing
Những người di cư tự do trong không gian đô thị: Nghiên cứu trường hợp
một xóm liều Hà Nội - nguyễn văn chính
Đô thị hóa và những vấn đề đặt ra qua trường hợp nghiên cứu tại thị trấn
lao Bảo, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị - vi văn An
Phim cộng đồng và vấn đề nhập cư: Trường hợp cộng đồng người Thái ở
Hà Nội - nguyễn trường giang
Nhận diện văn hóa phi vật thể của cộng đồng cư dân phố cổ Hà Nội -
võ Mai Phương
Đô thị hóa ở Điện Biên: một số ví dụ về vấn đề đô thị - nông thôn ở
Việt Nam - Pichet Saiphan
Tiếp cận đô thị và những chuyển biến trong đời sống của người Cơ-tu – Trường hợp thôn adhing 3, thị trấn Prao, huyện Đông Giang, tỉnh
Quảng Nam - vũ Phương nga
Từ nghiên cứu nhân học đến trưng bày – Nghiên cứu trường hợp một
dự án tái định cư tại Hà Nội - nguyễn vũ hoàng
tỔng kẾt hỘi thảo DAnh SÁch đẠi BiỂu thAM DỰ hỘi thảo
1
11111
11111111
Trang 13PHÁT Biểu KHai mạC Hội THảo QuốC Tế
“Bảo TàNG Và NHâN HọC ĐÔ THị”
Kính thưa các vị đại biểu, các nhà nhân học và các nhà bảo tàng học,
Trước hết, thay mặt cho lãnh đạo Viện Khoa học xã hội Việt Nam, tôi xin chào mừng sự có mặt của các vị đại biểu, các giám đốc bảo tàng, các nhà nhân học đến từ nhiều nước thuộc tiểu vùng sông mê Công và khu vực để tham dự cuộc hội thảo
số chuyên đề nhằm giới thiệu rộng rãi tới công chúng về nền văn hóa rất đa dạng của các dân tộc trong khu vực Tôi xin vui mừng thông báo tới quý vị là chúng tôi đang nỗ lực hoàn tất việc xây dựng tòa nhà trưng bày và các hoạt bảo tàng học khác để tiến tới khai trương trưng bày “Văn hóa các dân tộc Đông Nam Á” tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam trong tương lai gần
Có lẽ trong thời điểm hiện tại, không riêng gì ở Việt Nam mà cả ở các nước khác - nhất
là các nước trong tiểu vùng sông mê Công, quá trình đô thị hóa đang diễn ra nhanh
Gs Ts Đỗ Hoài Nam
Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam
Trang 14chóng và phức tạp Quá trình này làm nảy sinh nhiều vấn đề bức xúc: vấn đề sinh kế của
người dân; những vấn đề xã hội; vấn đề các chuẩn mực sống, các đặc trưng văn hóa
truyền thống của các làng quê nay bỗng chốc trở thành đô thị có nguy cơ biến mất…
Kịp thời nghiên cứu nắm bắt, tổ chức trưng bày giới thiệu các vấn đề “thời sự” như vừa
đề cập có thể cung cấp rộng rãi cho mọi người một cái nhìn đa chiều, nó không chỉ là
hữu ích cho vấn đề an sinh xã hội, mà còn hữu ích cho giới quản lý và các cơ quan bảo
tồn di sản văn hóa…
Để thực hiện các công việc như vừa đề cập, không ai khác mà chính là giới nghiên cứu
nhân học và bảo tàng học phải nhập cuộc Tôi tin tưởng rằng trong cuộc hội thảo quan
trọng này, các nhà nhân học, các nhà bảo tàng học sẽ cùng nhau thảo luận, chia sẻ cho
nhau những tri thức và kinh nghiệm, cùng tìm các giải pháp để ứng phó với các thách
thức hiện tại, góp phần cho sự nghiệp phát triển bền vững ở mỗi nước và ở khu vực
Nhân đây, tôi cũng xin cảm ơn Quỹ rockefeller đã có sáng kiến thúc đẩy Dự án “Củng cố
mạng lưới với các bảo tàng, cơ quan văn hóa và các học giả khu vực sông Mê Công và tăng
cường hiểu biết về Đông Nam Á” và đã tài trợ kinh phí để triển khai.
Xin chúc quý vị sức khỏe và chúc hội thảo của chúng ta thành công tốt đẹp
Xin cảm ơn!
Gs Ts Đỗ Hoài Nam Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam
Trang 15Võ QuaNG TrọNG
Việt NamTốt nghiệp Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1979 và nhận bằng Tiến sĩ tại trường Đại học Tổng hợp lômônôxốp, matxcova, liên bang Nga;
Công tác tại Viện Nghiên cứu văn hóa dân gian, nay là Viện Nghiên cứu văn hóa từ năm 1985, từng giữ chức Phó Viện trưởng, Phó Tổng biên tập Tạp chí Văn hóa dân gian
Hiện ông là Phó Giáo sư, Tiến sỹ, Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam Ông đã viết khoảng 65 bài tạp chí, xuất bản 40 cuốn sách in riêng và in chung
lĩnh vực quan tâm của ông là văn hóa dân gian, sử thi Tây Nguyên, mối quan hệ giữa folklore và văn học, bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể
Trang 16mộT số VấN Đề ĐặT ra
Đối Với Hội THảo Bảo TàNG Và
NHâN HọC ĐÔ THị
Kính thưa quý vị đại biểu!
Kính thưa các nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp!
Từ cuối thế kỉ 20 đến nay, diện mạo của nhiều quốc gia, nhất là các nước đang
phát triển, có sự thay đổi nhanh chóng; văn hóa, văn minh nông thôn đang từng bước
nhường chỗ cho văn hóa, văn minh đô thị Xu hướng đô thị hóa đang trở thành một quá
trình tất yếu đối với mỗi quốc gia, dân tộc; theo đó, diễn ra quá trình chuyển từ văn hóa
truyền thống của cư dân nông nghiệp sang văn hóa đô thị của cư dân phi nông nghiệp
Đô thị hóa không chỉ thay đổi môi trường sống, mà còn kéo theo nhiều vấn đề liên
quan đến sự thích ứng của các nhóm cư dân trong xã hội đô thị Nghiên cứu sự chuyển
đổi từ cư dân nông nghiệp, nông thôn sang cư dân đô thị và môi trường đô thị, từ văn
hóa truyền thống đến văn hóa đô thị cũng như sự tác động của hệ sinh thái - nhân văn
đối với sự hình thành không gian đô thị là những vấn đề nghiên cứu quan trọng đặt ra
cho các nhà nhân học hiện nay
Đối với các nước đang phát triển nói chung, đô thị hóa đặt ra nhiều vấn đề liên quan
đến sự thay đổi môi trường sống, quan hệ ứng xử giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân
với cộng đồng, giữa cộng đồng với chính quyền địa phương Ở Việt Nam, cư dân nông
nghiệp chiếm đa số, đô thị hóa đã làm thay đổi diện mạo của nhiều làng quê Từ bao
đời nay, người dân quen với nếp sống tiểu nông, với những sinh hoạt làng xã; đô thị
hóa diễn ra nhanh chóng, cơ cấu làng xã cùng các sinh hoạt văn hóa, nếp sống và các
mối quan hệ xã hội đều thay đổi sự chuyển đổi lối sống, môi trường sống và nhiều cái
mới ập đến khiến nhiều người không khỏi ngỡ ngàng, làm nảy sinh không ít khó khăn
cho họ
Trước đây, giới nghiên cứu nhân học cũng như nhiều bảo tàng thường chỉ quan tâm
đến các vùng nông thôn, các dân tộc thiểu số gắn với những sinh hoạt văn hóa truyền
Võ QuaNG TrọNG
Trang 17thống, ít chú ý đến đời sống đương đại của cư dân đô thị Tuy nhiên, trong những năm gần đây, một số bảo tàng có những nhận thức mới trong việc tiếp cận đối tượng nghiên cứu, sưu tầm và tổ chức trưng bày Nhiều vấn đề về cuộc sống của cư dân đô thị đã trở thành mối quan tâm của các nhà nhân học nói chung và những người làm bảo tàng nói riêng
sau cuộc gặp mặt các giám đốc bảo tàng và các nhà nhân học các nước Đông Nam Á tại Côn minh (Vân Nam - Trung Quốc, 2006), Hội thảo quốc tế Bảo tàng và nhân học đô
thị tại thủ đô Hà Nội lần này là cuộc gặp mặt lần thứ 3 trong khuôn khổ dự án “Củng
cố mạng lưới với các bảo tàng, cơ quan văn hóa và các học giả ở khu vực sông Mê Công và tăng cường hiểu biết về Đông Nam Á và khu vực” do Quỹ rockefeller tài trợ.
Hội thảo hướng tới những mối quan tâm chung về nghiên cứu nhân học và thể nghiệm nhân học bảo tàng bằng các trưng bày trong bảo tàng Đồng thời, thông qua đó sẽ đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng và củng cố mạng lưới các bảo tàng ở các nước tiểu vùng sông mê Công và bảo tàng các nước Đông Nam Á, trong bối cảnh Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đang tiến tới khai trương trưng bày văn hóa các dân tộc ở Đông Nam Á,
dự kiến vào năm 2010
tẠi hỘi thảo nàY, chúng tA Sẽ cùng nhAu tRAo đỔi, thảo luận và làM
Rõ MỘt Số vấn đề SAu đâY:
1 những vấn đề chung đặt ra trong nghiên cứu nhân học đô thị
Đối với những nước đang phát triển như Việt Nam, nghiên cứu nhân học đô thị chưa
có nhiều thành tựu Do đó, cần phải tìm hiểu nhằm xác định đối tượng, cách tiếp cận, phương pháp luận và các phương pháp cụ thể đặt ra trong nghiên cứu nhân học đô thị nói chung
Chúng ta nhận thức rõ đô thị hóa là quá trình tất yếu trong lịch sử phát triển của mỗi quốc gia, là thước đo trình độ văn minh của mỗi dân tộc Tuy nhiên, quá trình này diễn
ra không đơn giản sự tích hợp đất đai cùng các cộng đồng cư dân sở tại vào xã hội đô thị, cơ chế thực hiện sự tích hợp đó, việc di chuyển một bộ phận cư dân và lao động nông thôn ra thành phố, sự chuyển đổi về văn hóa, xã hội… cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề cần được nhìn nhận dưới góc độ nhân học sự chuyển đổi văn hóa làng xã, lối sống của cư dân nông thôn sang môi trường đô thị, cũng như sự thích ứng với môi trường của xã hội công nghiệp là những quá trình thực tế có tính xã hội rộng lớn Đô thị hóa làm thay đổi nhận thức, lối sống, nghi lễ, các mối quan hệ xã hội của cộng đồng trong môi trường mới Đó là những vấn đề chung đặt ra trong nghiên cứu nhân học
đô thị
2 những vấn đề nhân học bảo tàng tiếp cận nghiên cứu - trưng bày về đô thị
Ngoài những vấn đề nông thôn, dân tộc và truyền thống mà lâu nay chúng ta vẫn quan tâm, thì nay một trong những yêu cầu quan trọng đối với giới nghiên cứu nhân học và những người làm bảo tàng là phải tạo ra sự chuyển biến về nhận thức và quan niệm trong việc hướng tới đối tượng đô thị Từ đó, phải xem bảo tàng tiếp cận vấn đề đô thị như thế nào và thể hiện trong các trưng bày ra sao để đạt được tính chuyên nghiệp
Trang 18cũng như hiệu quả cao đối với xã hội Từ những kinh nghiệm của các bảo tàng ở Việt
Nam và bảo tàng các nước, chúng ta cần phân tích để chỉ ra tác động xã hội cũng như
những bất cập thể hiện trong các trưng bày chuyên đề và hoạt động trình diễn liên
quan đến đời sống của cư dân đô thị
Ngoài việc nhận diện văn hóa đô thị, khai thác các giá trị di sản văn hóa truyền thống
phục vụ trưng bày, các bảo tàng còn hướng đến những vấn đề có ý nghĩa trong đời
sống xã hội hiện đại để nghiên cứu, sưu tầm, giới thiệu cho công chúng, đáp ứng nhu
cầu của những người quan tâm và khách tham quan Các trưng bày chuyên đề phản
ánh những vấn đề sát thực đời sống của người dân trong các cộng đồng, thu hút sự
quan tâm của đông đảo công chúng cần phải được phân tích, lý giải để chỉ ra được
hiệu quả tác động xã hội mà chúng mang lại Chẳng hạn, các cuộc trưng bày: Làng
thuốc nam Đại Yên (2003), Người dân phố cổ và di sản văn hóa phi vật thể (2005-2006),
Cuộc sống ở Hà Nội thời bao cấp (1975-1986) (2006-2007), triển lãm Từ làng đến phố -
ảnh ký của người làng Lai Xá (2008) tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam và gần đây là
cuộc trưng bày Gánh hàng rong mà chúng ta sẽ đến tham quan tại Bảo tàng Phụ nữ
Việt Nam là những ví dụ sinh động trong việc tiếp cận đa dạng những vấn đề nóng hổi
của cuộc sống Có thể nói, việc khai thác những vấn đề gây tâm điểm chú ý trong cuộc
sống đương đại được thể hiện trong các trưng bày chuyên đề luôn nhận được sự quan
tâm của đông đảo công chúng Thông qua các cuộc trưng bày chuyên đề, chúng ta cần
nhìn nhận, đi sâu phân tích, lý giải xem những vấn đề nào trong cuộc sống của cư dân
đô thị cần được tiếp cận nghiên cứu - sưu tầm và trưng bày, cách thể hiện chúng ra sao
và thông điệp mang đến cho công chúng là gì Việc tiếp cận phản ánh một cách cập
nhật những vấn đề của cuộc sống đương đại không chỉ được công chúng đón nhận,
mà điều quan trọng hơn là góp tiếng nói đối với các nhà quản lí trong việc hoạch định
chính sách để có những giải pháp hợp lý, hợp lòng người Đóng góp của bảo tàng khi
đi vào những vấn đề thời sự như vậy bao giờ cũng có ý nghĩa khoa học và thực tiễn đối
với xã hội
Đối với những nước đang phát triển như Việt Nam, tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh
chóng, nhiều vấn đề bất cập nảy sinh Người dân lâu nay quen với nếp sống nông thôn,
chỉ trong một thời gian ngắn nhiều làng quê biến thành đô thị Cuộc sống đổi thay dẫn
đến các mối quan hệ xã hội mới xuất hiện Bao đời nay, người dân chỉ quen với sinh
hoạt làng xã, nay cơn lốc đô thị hóa tác động một cách toàn diện đối với cuộc sống
của mỗi người, mỗi gia đình ruộng đất được chuyển đổi để triển khai các dự án, làm
nhà cao tầng, xây dựng các công trình Người dân mới hôm qua còn chân lấm tay bùn
miệt mài trên đồng ruộng theo nghiệp của tổ tiên, nay bỗng chốc không có việc làm để
mưu sinh Cầm đồng tiền được đền bù từ việc đất đai bị lấy để xây dựng đô thị và các
khu công nghiệp, người dân không biết sử dụng như thế nào, đầu tư vào đâu và làm
gì để sống sự thay đổi nhanh chóng khiến không ít người băn khoăn, suy nghĩ, trăn
trở một loạt vấn đề chưa được chuẩn bị trước như đào tạo nghề, chuyển đổi nghề, tạo
công ăn việc làm thích hợp cho người dân ở những nơi không còn đất đai để sản xuất
Đó là chưa kể đến sự nảy sinh các tệ nạn xã hội cũng như sự xói mòn giá trị đạo đức trở
thành những thách thức không nhỏ đối với xã hội nói chung, đối với cộng đồng cư dân
bị tác động trực tiếp nói riêng
Văn hóa của cư dân đô thị phong phú, đa dạng và đặc sắc Tuy nhiên trong bối cảnh
hiện nay, nhiều thách thức đang đặt ra đối với vấn đề bảo tồn các giá trị văn hóa đó
Trang 19Nhận diện các giá trị văn hóa đô thị phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của mỗi quốc gia Đây cũng là vấn đề cần được đề cập, để trao đổi những kinh nghiệm thực tế trong việc gìn giữ di sản văn hóa
Hy vọng rằng trong cuộc hội thảo này, chúng ta sẽ được chia sẻ kinh nghiệm của các đồng nghiệp, nhất là từ các bảo tàng tiên tiến của các nước, về những vấn đề có ý nghĩa trên đây
3 vấn đề hợp tác và trao đổi giữa các bảo tàng ở đông nam Á và khu vực
Nhiều năm qua, giữa các bảo tàng đã có sự hợp tác bước đầu có hiệu quả trong nghiên cứu - sưu tầm hiện vật, trao đổi khoa học, tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ Trong thời gian tới, chúng ta tiếp tục hướng tới xây dựng mạng lưới ở khu vực, với các hoạt động như tăng cường trao đổi trưng bày, phối hợp và giúp
đỡ trong nghiên cứu - sưu tầm hiện vật, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chia
sẻ kinh nghiệm trong các lĩnh vực bảo tàng học
Chúng tôi hy vọng Hội thảo này là dịp trao đổi, thảo luận để tìm kiếm những hình thức hợp tác phù hợp và có hiệu quả, với mong muốn các bảo tàng tăng cường liên kết với nhau, xây dựng thành một mạng lưới bảo tàng ở Đông Nam Á và khu vực
Từ mấy năm gần đây, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đang tiến hành những chuyến nghiên cứu - sưu tầm hiện vật để chuẩn bị khai trương phần trưng bày về văn hóa các dân tộc Đông Nam Á Chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các bạn đồng nghiệp ở Thái lan, malaixia, inđônêxia, Campuchia, Philippin, lào, singapo, Brunây, myanma và Vân Nam (Trung Quốc) Các bảo tàng, các cơ quan nghiên cứu, cơ quan quản lý văn hóa của các nước nói trên thật sự là cầu nối quý báu giúp đỡ các đoàn công tác của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, như cử người đi phiên dịch, dẫn đường, giới thiệu về văn hóa và tư vấn chuyên môn trong việc xác định, lựa chọn hiện vật để sưu tầm, tìm kiếm tài liệu, băng hình, băng tiếng, trợ giúp các đoàn công tác hiểu được quy định liên quan vấn đề quản lý di sản văn hoá của nước sở tại và tạo mọi điều kiện thuận lợi để vận chuyển hiện vật về Việt Nam Nhân đây, cho phép tôi thay mặt Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với những sự giúp đỡ quý báu đó
và mong rằng trong thời gian tới, chúng tôi tiếp tục nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của các bạn
Chúng tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Quỹ rockefeller đã tài trợ có hiệu quả cho Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam trong những năm qua cũng như tài trợ để các nhà nhân học và những người làm công tác bảo tàng có cơ hội gặp gỡ nhau trong cuộc hội thảo này
Xin trân trọng cảm ơn!
Trang 20Khai mạc Hội thảo
Trang 2121
Trang 2222
Trang 2323
Trang 25NGuyễN VăN Huy
Tốt nghiệp khoa lịch sử, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội năm
1967, sau đó công tác tại Viện Dân tộc học với trọng tâm nghiên cứu là về các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc
Đầu những năm 1980, trong khi làm luận án tiến sĩ dân tộc học (năm 1988, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội), ông bắt đầu nghiên cứu xã hội học tộc người Cùng các đồng nghiệp điều tra xã hội học tại nhiều vùng miền, ông dần quan tâm tới sự phát triển kinh tế - xã hội của các dân tộc thiểu số và vấn đề quan hệ dân tộc ở Việt Nam Kinh nghiệm thực tiễn và nhận thức khoa học sâu sắc đã trở thành nền móng cho việc ủng hộ tiếng nói cộng đồng khi ông làm giám đốc Bảo tàng DTHVN (1995-2006)
Ông đã viết khoảng 60 bài tạp chí và hơn 10 cuốn sách, như:
Những gương mặt, giọng nói và cuộc đời: Kinh nghiệm của một giám đốc trong việc xây dựng bảo tàng vì cộng đồng (chủ biên,
NXB Thế Giới, 2008); Việt Nam: Những cuộc hành trình của con
người, tinh thần và linh hồn (đồng chủ biên với laurel Kendall,
Berkeley, 2004)…
Vì những đóng góp cho việc bảo tồn di sản văn hóa, ông đã được Chính phủ Pháp tặng Huân chương Văn học nghệ thuật năm 2007, được giải thưởng của Tổ chức hỗ trợ những người thợ thủ công (Hoa Kỳ) năm 2003, và giải thưởng của Hội đồng Văn hóa châu Á năm 1999
Việt Nam
Trang 26vùng nông thôn và các dân tộc thiểu số, còn các bảo tàng tập trung sự quan tâm
của mình vào các cổ vật, các hiện vật khảo cổ học, lịch sử xa xưa hay lịch sử cách
mạng, mà ít chú ý đến đời sống đương đại, nhất là cuộc sống ở các đô thị Bài viết này kể về
quá trình Bảo tàng DTHVN đã đột phá mở ra hướng đi mới, khắc phục những nhược điểm
nói trên của cả 2 lĩnh vực dân tộc học và bảo tàng, bằng cách tổ chức nhiều nghiên cứu và
trưng bày với những chủ đề về cuộc sống đương đại của cư dân ở Hà Nội Bằng cách tiếp
cận mới này, hàng loạt vấn đề về nhận thức, đối tượng nghiên cứu, sưu tầm và cách thức
tổ chức trưng bày đã được đặt ra đối với những người làm bảo tàng Chính cách tiếp cận
mới này đã tạo ra một sức sống mới cho Bảo tàng DTHVN, làm cho Bảo tàng gắn bó hơn
với cộng đồng, với công chúng.
Qua hơn 10 năm hoạt động kể từ ngày khai trương trưng bày đầu tiên (1997-2008), Bảo
tàng DTHVN đã tổ chức hơn 60 cuộc trưng bày chuyên đề, hoạt động trình diễn và biểu
diễn ở bảo tàng Trong số đó, có khoảng 10 trưng bày chuyên đề cùng các hoạt động
liên quan tới đối tượng là cư dân đô thị, phản ánh cuộc sống, văn hóa và những vấn
đề của đô thị Chính các trưng bày chuyên đề và các hoạt động này đã góp phần quan
trọng tạo ra sức sống cho Bảo tàng DTHVN
Từ những kinh nghiệm qua các cuộc trưng bày đó, chúng tôi muốn giới thiệu trong
cuộc hội thảo Bảo tàng và nhân học đô thị này một số điểm then chốt nhất dẫn Bảo tàng
DTHVN đến thành công trong việc tiếp cận với nhân học đô thị, nhờ cố gắng thoát ra
khỏi những quan niệm cũ, đồng thời tiếp cận những quan niệm mới về nhân học để
thực hành hoạt động bảo tàng với đối tượng là cuộc sống và văn hóa đô thị Những
kinh nghiệm này giúp giải đáp câu hỏi được đặt ra là tại sao bảo tàng lại quan tâm đến
cuộc sống của cư dân đô thị? và bảo tàng tiếp cận lĩnh vực này như thế nào?
NHỮNG TiếP CậN NHâN HọC ĐÔ THị TroNG
TrưNG Bày Tại Bảo TàNG DâN TộC HọC ViệT Nam
Nguyễn Văn Huy
Trang 271 những nhận thức và thực hành mới về trình bày văn hóa đối với cư dân đô thị
Trước hết, tôi muốn làm rõ những vấn đề dưới đây được đặt trong bối cảnh xem xét tiến trình của nền dân tộc học Việt Nam vào những năm cuối thế kỷ 20 và trong thập niên đầu thế kỷ 21, khi dân tộc học Việt Nam có xu thế chuyển dần từ nghiên cứu dân tộc học sang nghiên cứu nhân học cho phù hợp với thông lệ quốc tế 1 Xu hướng này
có đặc điểm là không chỉ diễn ra ở Việt Nam mà còn diễn ra ở một loạt nước xã hội chủ nghĩa trước đây, sau khi liên Xô sụp đổ vào những năm 90 của thế kỷ 20 sự chuyển đổi này không phải chỉ đơn giản là thay đổi tên gọi, mà điều quan trọng hơn là thay đổi quan niệm, cách làm - cách nghiên cứu, giảng dạy và thực hành dân tộc học, nhân học Điều mà tôi muốn trình bày ở đây chính là về sự thay đổi quan niệm và cách làm dân tộc học từ kiểu truyền thống/cổ điển, tức những gì vẫn quen làm, quen nghĩ như trước đây, sang một quan niệm mới, một nhận thức mới, một cách làm mới trong bối cảnh của Việt Nam, của nền dân tộc học, nhân học và nền bảo tàng học Việt Nam, thông qua hoạt động của Bảo tàng DTHVN trong cách tiếp cận về nhân học nói chung và nhân học
đô thị nói riêng
Khác với phần lớn các bảo tàng ở âu mỹ được ra đời trên cơ sở đã có sẵn những bộ sưu tập hiện vật, cho dù nguồn gốc các bộ sưu tập đó có thể khác nhau, Bảo tàng DTHVN hình thành từ ý nguyện của các nhà dân tộc học, sau biến thành chủ trương của nhà nước, nên nó không có sẵn hiện vật, mà phải bắt đầu từ đầu; nó cũng không có sẵn những quan điểm học thuật về bảo tàng học tiên tiến cũng như về nghiên cứu và ứng dụng dân tộc học trong bảo tàng Để tiếp cận được hướng đi đúng, Bảo tàng DTHVN
đã trải qua một quá trình học hỏi, tự biến đổi mình, tự biến đổi bảo tàng thích ứng với những quan niệm mới, đặc biệt những quan niệm về nhân học đương đại, về nhân học
đô thị mà chúng tôi sẽ trình bày dưới đây
2 từ đối tượng nghiên cứu chủ yếu là dân tộc thiểu số, nông thôn, miền núi đến nghiên cứu cuộc sống ở các đô thị
Nếu như chỉ xem trưng bày thường xuyên của Bảo tàng DTHVN, nhiều người có thể cảm nhận văn hóa Việt Nam vẫn chỉ là cuộc sống của những người nông dân ở nông thôn, miền núi, người ta không thấy hay ít thấy cuộc sống ở đô thị và những vấn đề đặt
ra với người dân đô thị, mà đó lại là một mảng quan trọng trong đời sống văn hóa Việt Nam lý do chính của sự phiến diện trong trình bày văn hóa này chủ yếu là do nhận thức của chúng tôi ở thời kỳ 1995-1997, khi chuẩn bị khai trương Bảo tàng, vẫn bị chi phối bởi một cái nhìn của dân tộc học cổ điển, thiên về nông thôn và các dân tộc thiểu
số Trong suốt 10 năm qua kể từ khi Bảo tàng ra mắt công chúng, nhận thức của chúng tôi dần dần thay đổi, ngày càng thấy rõ vai trò của bảo tàng trong việc nghiên cứu và giới thiệu xã hội đương đại, mà một trong những trung tâm của nó là xã hội đô thị, đời sống công nghiệp Chúng tôi từng bước khắc phục khiếm khuyết này bằng những hoạt động trưng bày chuyên đề, trình diễn, được tổ chức thường xuyên tại Bảo tàng Chính những hoạt động đó đã thực sự đưa lại cho Bảo tàng một bộ mặt mới, tạo cho công chúng một cái nhìn toàn diện hơn, sâu sắc hơn và sống động hơn về cuộc sống và văn
hóa Việt Nam Cuộc trưng bày Tết trẻ em -Trung thu xưa và nay năm 1999 là lần đầu tiên
Bảo tàng tiếp cận với cuộc sống đô thị khi đề cập đến vấn đề hàng nội và hàng ngoại, sản phẩm truyền thống và sản phẩm cải tiến thông qua chợ bán đồ chơi Trung thu ở phố Hàng mã, Hà Nội
(1) Bộ môn nhân học trực thuộc
Trường Đại học Khoa học xã hội và
nhân văn, Đại học quốc gia TP Hồ
Chí minh, được thành lập năm 2002
thay thế cho việc đào tạo dân tộc học
ở trường này Bộ môn dân tộc học ở
Khoa sử Trường Đại học khoa học xã
hội và nhân văn, Đại học quốc gia Hà
Nội, được đổi tên thành bộ môn nhân
học năm 2004 Viện Dân tộc học được
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép
chính thức chuyển mã ngành đào tạo
từ dân tộc học sang nhân học văn hóa
và nhân học xã hội năm 2005
Trang 28Cũng như lễ hội dần dần phục hồi cùng với quá trình đổi mới, thì những vấn đề họ tộc
cũng nổi lên Người ta muốn tìm về cội nguồn, dẫn đến một phong trào các dòng họ
đua nhau tìm gia phả, tìm các mối liên kết dòng họ và viết lại gia phả, trước hết là ở các
đô thị rồi lan dần về nông thôn Cuộc trưng bày và hội thảo Gia phả Việt Nam từ truyền
thống đến hiện đại năm 2001 đã đáp ứng được sự quan tâm của đông đảo người dân Hà
Nội, nhất là đại diện các dòng họ đang sống ở Hà Nội Bảo tàng DTHVN giúp cho họ có
những nhận thức đúng hơn về quan niệm dòng họ, về gia phả, giới thiệu cho họ cách
dựng phả hệ tiên tiến , đồng thời tạo ra mối dây liên kết, một mạng lưới giữa những
người có cùng mối quan tâm này Đáp ứng đúng yêu cầu của những người sống xung
quanh không gian mà Bảo tàng tọa lạc, cư dân Hà Nội, Bảo tàng đã thu hút được đông
người quan tâm và khách tham quan
Có thể kể ra hàng loạt cuộc trưng bày khác mà Bảo tàng đã khai thác những khác cạnh
khác nhau trong cuộc sống của người dân đô thị, như Làng thuốc nam Đại Yên (năm
2003) kể về cuộc sống và những thách thức của nghề thuốc chữa bệnh dân gian ở
một làng đã đô thị hóa, nay nằm ở giữa lòng Hà Nội; 100 năm đám cưới Việt Nam (năm
2005) kể về những thay đổi trong nhận thức, tâm lý và phong tục cưới của cư dân Hà
Nội và các vùng phụ cận; Người dân phố cổ và di sản văn hóa phi vật thể (2005-2006) kể
về người dân khu phố cổ ở Hà Nội nhận thức thế nào về những giá trị văn hóa ở ngay
trong không gian sống của họ
Hà Nội là một đô thị mở, cư dân Hà Nội ngày càng đa dạng, người ta nhập cư vào Hà
Nội từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có cả những nhóm người dân tộc thiểu số
Bảo tàng DTHVN đã triển khai một dự án làm phim cộng đồng để nói về những thách
thức trong cuộc sống của những người nhập cư đó, những người dân tộc thiểu số khi
chuyển về sống ở thủ đô Hà Nội Những người tổ chức dự án chọn một nhóm người
Thái có nguồn gốc từ sơn la, lai Châu định cư ở Hà Nội từ nhiều năm nay, giúp họ tự
kể câu chuyện về cuộc sống của mình ở đô thị, những thay đổi cũng như sự gắn bó với
những truyền thống xưa của họ như thế nào Nhóm người Thái tham gia dự án tự thiết
kế nội dung câu chuyện, tự quay video để kể câu chuyện của mình với sự giúp đỡ của
những nhân viên Bảo tàng
Trong 2 năm qua, Bảo tàng DTHVN còn triển khai dự án nghiên cứu và trưng bày về
cuộc sống của người Công giáo ở Hà Nội và một số tỉnh xung quanh Hà Nội Đây thực
sự là một đối tượng nghiên cứu mới đối với Bảo tàng Nhóm nghiên cứu đã phải thử
nghiệm nhiều cuộc điền dã để tiếp cận đối tượng, phỏng vấn ghi âm, ghi băng video,
sưu tầm hiện vật, chụp ảnh tư liệu Kết quả là một khối lượng đáng kể tư liệu về chủ đề
này được thực hiện Cuộc trưng bày Sống trong bí tích - Văn hóa công giáo đương đại Việt
Nam dự kiến sẽ khai trương vào tháng 12/2008 ở Bảo tàng DTHVN Cuộc trưng bày này
phản ánh một thông điệp là văn hóa của người Công giáo rất đa dạng và là một thành
tố quan trọng trong văn hóa Việt Nam
Cách tiếp cận cuộc sống đô thị của Bảo tàng DTHVN đang vượt ra khỏi khuôn khổ của
Bảo tàng này để có thể áp dụng cho các bảo tàng và nhiều thiết chế văn hóa khác Cách
đây không lâu, Trung tâm Hành động vì đô thị đã ứng dụng phương pháp photovoice,
trao máy ảnh cho một nhóm thanh niên ở phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà
Nội, để họ tự chụp ảnh và nói lên những cảm nghĩ của mình về đoạn sông Tô lịch chảy
qua phường, gắn liền với những vấn đề môi trường liên quan đến dòng sông này Cuộc
Trang 29trưng bày ảnh có tiêu đề Gương - nếu dòng sông biết nói là một tiếng chuông vang ra từ
tiếng nói của những thanh niên đô thị cảnh báo về vấn đề môi trường Cuộc trưng bày được thực hiện ở không gian của một ngôi trường ngay trên địa phận phường Thịnh Quang, sau đó chuyển đến Bảo tàng DTHVN, rồi tới Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam ở thành phố Thái Nguyên
một thí dụ khác là cuộc trưng bày Gánh hàng rong do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam ở Hà
Nội thực hiện, mới khai trương tháng 10/2008 Cuộc trưng bày kể về thân phận, cuộc sống cùng những thách thức của những người phụ nữ bán hàng rong ở Hà Nội khi chính quyền thành phố chủ trương hạn chế việc bán hàng rong và cấm bán hàng rong trên một số tuyến phố Bảo tàng Phụ nữ đã thực hiện một cuộc trưng bày mang tính thời sự và tính phản biện xã hội rất cao khi nói về một khía cạnh của những người có địa vị xã hội rất thấp và thường bị coi là ở ngoài lề của xã hội, nhưng thực sự lại là một nhóm xã hội rất đặc biệt trong đời sống đô thị, cần được quan tâm và nhìn nhận cho thấu đáo Chúng ta xem báo chí viết gì về cuộc trưng bày này Nhà báo Khánh linh viết trên Vietnamnet: “Trong vòng 9 tháng (từ 1/2008), nhóm nghiên cứu của Bảo tàng Phụ
nữ Việt Nam đã “lang thang” từ ngày đến đêm, khắp từ phố cổ tới các khu chung cư, phố
cũ qua phố mới, gặp ngẫu nhiên 97 người bán hàng rong, chụp 1000 bức ảnh để chọn
ra 128 bức trưng bày, thuyết phục được 33 nhân vật trong số đó đồng ý kể câu chuyện đời mình
Ngày 10 tháng 10 năm 2008, Bảo tàng Phụ nữ mở cửa trưng bày “Gánh hàng rong”, nhằm đưa đến cho xã hội một cái nhìn khách quan, toàn diện hơn, sâu sắc hơn về cuộc sống, những tâm tư trăn trở, và ước vọng của những người bán hàng rong bình dị Họ là ai? Họ buôn bán những gì, ở đâu, theo cách nào? Họ sống ra sao, chi tiêu và dành dụm thế nào? Họ gặp khó khăn gì trên đường mưu sinh? Vị trí của họ trong gia đình, trong cộng đồng? là những câu hỏi sẽ được trả lời khi dạo qua cuộc triển lãm
Cùng với những người bán hàng rong, chủ thể của cuộc trưng bày, những đối tượng
có liên quan (những người mua hàng, khách nước ngoài, người làm công tác quản lý) cũng sẽ lên tiếng
Bên cạnh trưng bày “tĩnh”, cuốn sách ảnh “Gánh hàng rong” và hai phim ngắn: “Chuyện chị Dung” và “Hàng rong - Tiếng nói từ người trong cuộc” sẽ góp thêm những góc nhìn
“động” hơn, trọn vẹn hơn
Trưng bày được thực hiện theo phong cách hiện đại, đi từ những lát cắt tự nhiên, trực diện nhất của cuộc sống, những con người ngẫu nhiên, những bức ảnh đời thường (do chính những cán bộ nghiên cứu chụp), những lời kể bình dị, không kèm bất cứ lời bình hay cái nhìn “chủ quan” nào của những người thực hiện mỗi người xem, khi đến với cuộc trưng bày, sẽ tự suy nghĩ, chiêm nghiệm, để có những cảm nhận riêng Có thể đồng tình, có thể phản bác, nhưng không thể vô cảm Như lời chị Nguyễn Thị la, người
bán đồ nhựa gia dụng, kêu cứu: “Mấy hôm nay tôi suy nghĩ rất nhiều Mình sống làm sao,
bây giờ mình đang nuôi con mình thế này Nó được cái quần cái áo, cái ăn cái mặc, thế
mà bây giờ không có đồng tiền thì sống thế nào Mà tất cả đổ dồn về quê thì cũng chết Tôi chỉ mong cấm một số đường, những đường to có khách nước ngoài thôi Chúng tôi sẽ chấp nhận ”.
Trang 30Chợt nghĩ, nếu những nhà hoạch định chính sách đến với trưng bày này, họ sẽ có thêm
tư liệu cho những giải pháp không chỉ hợp lý mà còn hợp tình với những vấn đề xã hội
tác động mạnh đến người dân Cùng với trưng bày, Bảo tàng đã có kế hoạch tổ chức
chương trình tập huấn cho chính những người bán hàng rong, giúp họ nhận thức tốt
hơn để giữ gìn vệ sinh môi trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tuân theo
những luật lệ của thành phố một chương trình khác sẽ hướng đến học sinh, sinh viên
làm nòng cốt để viết, chụp ảnh, làm phim về cuộc sống của những người bán hàng
rong, chuẩn bị cho một cuộc triển lãm mới Bảo tàng Phụ nữ đang chuyển mình để hòa
cùng cuộc sống đương đại, đến với những con người bình dị nhất, với cách làm chân
thực nhất”
Từ những thí dụ trên, có thể thấy những triển vọng khác nhau và rất đa dạng của nghiên
cứu đô thị đối với cả nhân học và bảo tàng Đó là một mảng đối tượng không thể thiếu
được khi phản ánh văn hóa trong bảo tàng Bảo tàng hoàn toàn có khả năng tiếp cận
những vấn đề khác nhau của cuộc sống đô thị đương đại Điều quan trọng đối với
chúng ta là cần xây dựng những quan điểm và cách tiếp cận đúng đắn
3 từ quan niệm đi tìm cái đại diện, điển hình, nguyên gốc hay sự thuần khiết đến
nhận thức cái đời thường chính là văn hóa
sưu tầm hiện vật đã được đặt ra như một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Bảo tàng
DTHVN, bởi một lẽ đơn giản là không có hiện vật, không thể có bảo tàng Ngay sau khi
chính thức thành lập Bảo tàng (1995), chúng tôi đã liên tiếp cử các đoàn đi sưu tầm
hiện vật ở khắp các vùng miền trên cả nước (tổng cộng trong 10 năm, 1995-2005, có
278 đoàn, đưa về được hơn 18.600 hiện vật).2 Nhưng có một vấn đề lớn đặt ra: quan
niệm thế nào là hiện vật dân tộc học, đó là hiện vật quý hiếm hay là những hiện vật đời
thường? là những hiện vật đã trở thành cổ vật, tức là có hàng trăm năm tuổi, hay những
hiện vật đương đại? Những câu hỏi này làm mỗi nhân viên Bảo tàng chúng tôi băn
khoăn, trăn trở ngay từ những năm đầu xây dựng và được đưa ra thảo luận nhiều lần
Chắc chắn Bảo tàng DTHVN không thể đi theo con đường cổ vật, bởi không thể trưng
bày thuần túy dân tộc học lịch sử như nhiều bảo tàng ở châu âu, vì họ có cả quá trình
thuộc địa tích lũy được từ hàng trăm năm trước, hay từ lâu đã có được truyền thống ủng
hộ của các nhà sưu tập tư nhân Quan sát các bảo tàng ở một số nước, chúng tôi nhận
thấy tuy mỗi nước có những truyền thống khác nhau, nhưng các bảo tàng dân tộc học
thường phản ánh cuộc sống vật chất đời thường của các cư dân, và với thời gian, các
hiện vật đời thường sẽ trở nên quý hiếm Vận dụng vào bảo tàng của mình, chúng tôi
chủ trương sưu tầm những hiện vật đời thường trong cuộc sống của các dân tộc, không
chú trọng đi tìm, đi nghiên cứu chỉ những gì thuộc về đặc tính dân tộc, đặc trưng tộc
người như bản thân chúng tôi với tư cách là những nhà dân tộc học trước đây thường
làm Chúng tôi cố gắng tiếp cận một cái nhìn nhân học rộng rãi hơn để hiểu văn hóa và
bản sắc của mỗi tộc người được phản ánh qua cuộc sống thường nhật của các thành
viên hay nhóm người trong tộc người đó
Chẳng hạn, câu chuyện chiếc xe đạp chở 700-800 chiếc đó gồm các loại khác nhau
dùng để bắt tôm cá, được được trưng bày ở Bảo tàng là thể hiện một quan niệm mới
về nhân học trong trình bày văn hóa3 Hơn 10 năm đã trôi qua kể từ khi chiếc xe chở
đó được trưng bày Hiện vật này và câu chuyện kèm theo của nó được nhiều du khách
đánh giá là một trong những hiện vật đẹp, hấp dẫn và có ý nghĩa nhất của Bảo tàng
(2) Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam: Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam: 10 năm xây dựng và phát triển (1995- 2005), NXB Thế giới, Hà Nội, 2006, tr.47.
(3) Chiếc xe này của gia đình ông Phạm Đăng úy, làng Thủ sĩ, xã Thủ sĩ, huyện Tiên lữ, tỉnh Hưng yên Xem:
Nguyễn Văn Huy, Từ Dân tộc học đến Bảo tàng dân tộc học - Con đường học tập và nghiên cứu, tập 2, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2005, tr.545.
Trang 31DTHVN Nó hấp dẫn không phải vì đắt tiền, quý hiếm, tức không thể hay khó tìm thấy trong cuộc sống, mà ngược lại nó rẻ tiền, vào thời gian ấy vẫn thường gặp được những người đạp xe chở đó cồng kềnh trên đường Người ta đánh giá cao hiện vật này chính là
ở cách tiếp cận quan điểm nhân học về tính dung dị của cuộc sống đời thường, không phải cái gì quá đặc trưng, điển hình, mà là cái thường nhật
Từ chỗ theo đuổi đi tìm những “đặc trưng tộc người” và “sự tiêu biểu”, “điển hình”, được coi là mang tính đại diện cao của văn hóa, những nhà dân tộc học tại Bảo tàng chúng tôi đã bắt đầu làm quen và thực hành quan niệm “đời thường chính là văn hóa” một quan niệm mới và khác với truyền thống dân tộc học Việt Nam như vậy không phải dễ dàng được chấp nhận ngay, mà phải trải qua một quá trình đấu tranh, một quá trình nhận thức của những người làm công tác dân tộc học hay bảo tàng học Khi chuẩn bị trưng bày, có ý kiến trong một cuộc thảo luận ở Bảo tàng cho rằng nếu đưa chiếc xe chở
đó ra trưng bày thì “chẳng khác gì chúng ta kéo nền văn hóa Việt lùi về cả ngàn năm” Người ta nghĩ rằng hiện vật như vậy không phải văn hóa, nó thể hiện một cái gì đó lạc hậu về phương thức, không thể tiêu biểu cho văn hóa của một tộc người chủ thể như người Việt được
Chúng tôi cũng vấp phải quan niệm tương đồng như vậy khi lần đầu tiên tổ chức trưng
bày về Tết trẻ em, trong đó chủ đề then chốt là Trung thu xưa và nay ở Hà Nội (1999)
Cuộc trưng bày này giới thiệu những thay đổi và những gì truyền thống còn được giữ lại qua đồ chơi trung thu của trẻ em ở đô thị hiện nay một số người chuyên giảng dạy
về bảo tàng học lúc đó cho rằng những hiện vật đời thường được đưa ra trong cuộc trưng bày này ở Bảo tàng DTHVN không thể coi là “hiện vật bảo tàng”, vì nó thiếu phẩm chất quý hiếm, không bảo tồn được lâu dài, nó quá bình thường, người ta có thể dễ dàng tìm kiếm vì giá của nó rất rẻ
Cách nghĩ về hiện vật thể hiện một cái gì đó “lạc hậu”, không quý hiếm hay không thể coi là tiêu biểu cho văn hóa của một tộc người như vậy khá phổ biến ở Bảo tàng vào những năm đầu mới thành lập Nhưng dần dần, qua những hoạt động thực tiễn, quan niệm cũ chỉ chú tâm đi tìm cái gì đặc trưng, tiêu biểu và mang tính tộc người đã bị thay thế bằng việc đi tìm những nét văn hóa trong cuộc sống thường nhật, trình bày những thách thức, những suy nghĩ của những người bình thường về muôn mặt đời sống của
họ Vào năm 2000, nhân dịp kỷ niệm 100 năm thành lập Trường Viễn đông bác cổ Pháp
ở Hà Nội, một cuộc trưng bày đơn giản tại Bảo tàng DTHVN, với những phiên bản tranh Đông Hồ được bán nhiều ở các chợ quê và ở ngay trên phố phường Hà Nội mà ông maurice Durant, nhân viên Trường Bác cổ, đã mua hồi những năm 50 của thế kỷ trước Cuộc trưng bày do Trường Viễn đông bác cổ Pháp và Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam phối hợp với Bảo tàng DTHVN tổ chức Nhiều mẫu bản khắc tranh Đông Hồ trong trưng bày này đến nay đã thất truyền trong nước, cả ở các bảo tàng cũng như trong làng tranh Đông Hồ Nhiều nhà nghiên cứu tranh dân gian Việt Nam và nghệ nhân tranh Đông Hồ đã ngạc nhiên khi phát hiện nhiều điều mới mẻ lúc đó nhiều người mới giật mình tỉnh ngộ về sự cấp thiết phải nghiên cứu và sưu tầm những gì thuộc về đương đại,
về những gì bình dị nhất của cuộc sống đang diễn ra, dù ở nông thôn hay đô thị
Trang 324 từ chú tâm đi tìm cái bất biến, hằng số của văn hóa đến nhận thức về tầm quan
trọng của sự đa dạng, sự vận động và biến đổi của văn hóa
một trong những thành công lớn của Bảo tàng DTHVN là tạo ra được một khuôn viên
sinh động về các công trình kiến trúc dân gian Đó là những ngôi nhà kiểu cổ truyền và
không gian sinh hoạt trong mỗi ngôi nhà đó Ý tưởng về một khuôn viên như vậy đã
được hình thành ngay từ khi xây dựng kế hoạch thành lập Bảo tàng DTH vào đầu những
năm 80 của thế kỷ trước Thế nhưng việc triển khai trưng bày ngoài trời chỉ được bắt
đầu từ năm 1998, sau khi đã khai trương trưng bày thường xuyên, và kéo dài mãi cho
tới năm 2006 mới cơ bản hoàn thành
Bảo tàng DTHVN đã thực hiện một cuộc hành trình kéo dài 9 năm mới có được 10 ngôi
nhà trưng bày trong khu ngoài trời như hiện nay, từ ngôi nhà đầu tiên (nhà mồ Gia-rai,
1998) đến ngôi nhà cuối cùng (nhà người Kinh, 2006) Những quan điểm dân tộc học
và nhân học chỉ đạo cho việc thực hành trưng bày những ngôi nhà dân gian ấy ngày
càng được hình thành và củng cố rõ nét Trong quá trình đó, chúng tôi đã vấp không ít
với những quan điểm trái ngược Chẳng hạn khi Bảo tàng khánh thành ngôi nhà nửa
sàn nửa trệt của người Dao Họ (năm 1999), công trình thứ 3 sau nhà mồ Gia-rai và nhà
Hmông, thì trên báo chí xuất hiện một loạt bài phê phán của PGs Ts Nguyễn Khắc
Tụng, một nhà dân tộc học hàng đầu nghiên cứu về nhà cửa của Việt Nam.4 Quan điểm
của nhà nghiên cứu này là: 1/ Nhóm Dao Họ được Bảo tàng chọn không phải là nhóm
điển hình; người Dao có nhiều nhóm địa phương, phải chọn những nhóm lớn như Dao
Đỏ, Dao Tiền mới điển hình, tiêu biểu 2/ Người Dao có cả 3 loại hình nhà: nhà sàn, nhà
trệt, nhà nửa sàn nửa trệt; loại nhà trệt mới là nguyên gốc, phổ biến, là điển hình cho
người Dao, còn nhà nửa sàn nửa trệt chỉ tồn tại ở một nhóm nhỏ trong điều kiện du
canh du cư 3/ Trưng bày nội thất ngôi nhà này không đúng, người ở nhà nửa sàn nửa
trệt là dân du canh du cư, chỉ làm nương, không làm ruộng, nhưng Bảo tàng lại trưng
bày cả cái néo đập lúa là công cụ của cư dân làm ruộng
sự phê phán này có thể coi là điển hình của một quan niệm dân tộc học đã từng ngự trị
suốt mấy chục năm ở Việt Nam Bảo tàng chúng tôi khi triển khai trưng bày các ngôi nhà
đã xác lập cho mình một cách tiếp cận khác Đó là: 1/ Chúng tôi không chọn nhóm tộc
người điển hình, tiêu biểu, bởi vì các nhóm địa phương đều bình đẳng nhau về văn hóa,
dù dân số khác nhau, cũng ít nhiều khác nhau về văn hóa, “chính thống” hay “ngoại vi”,
được ghi nhận khác nhau trong lịch sử hay truyền thuyết 2/ Chúng tôi không muốn giới
thiệu loại hình nhà nào là tiêu biểu, đặc trưng cho dân tộc; thực tế không thể có những
tiêu chuẩn cho sự tiêu biểu ấy được Trong trường hợp này, chúng tôi muốn giới thiệu
loại hình nhà nửa sàn nửa trệt của một nhóm cư dân cụ thể, một ngôi nhà cụ thể (chứ
không phải tạo ra ngôi nhà tích hợp các thành tố văn hóa được coi là điển hình), thích
ứng với môi trường sống du canh du cư 3/ Chúng tôi không coi văn hóa là bất biến, là
hằng số, mà cố gắng giới thiệu văn hóa trong sự biến đổi Bằng chứng là người Dao Họ
ở Bảo Thắng, lào Cai, tuy vốn là cư dân phát nương du canh nhưng nay họ định cư nhờ
làm thêm ruộng nước, nhà ở có điện, có tivi, có máy bơm nước làm ruộng nước gắn
theo sự thay đổi về công cụ sản xuất và chiếc néo dùng để đập lúa nước đã xuất hiện từ
lâu Nếu chúng ta gắn ngôi nhà nửa sàn nửa trệt với cuộc sống du canh du cư từ 40-50
năm trước, hoặc trong mô hình lý tưởng theo quan niệm và phân loại của nhiều nhà
dân tộc học Việt Nam, thì chắc không có cái néo này trong nhà Nhưng mục đích của
chúng tôi là đang giới thiệu ngôi nhà và cuộc sống của người Dao Họ vào năm 1999,
(4) Xem Tuần báo Thể thao - Văn hóa, số 52, ngày 29 tháng 6 năm 2001.
Trang 33với chiếc néo chính là chi tiết nổi bật nhất giúp kể câu chuyện về sự biến đổi trong văn hóa và đời sống 4/ Hơn nữa và quan trọng nhất, chúng tôi đã thử nghiệm và kiên trì thực hành quan điểm tạo điều kiện để các chủ thể văn hóa tự giới thiệu văn hóa của mình tại bảo tàng
một câu chuyện khác cũng tương tự như vậy khi đi khảo sát để lựa chọn mua một ngôi nhà dài của người ê-đê ở tỉnh Đắc lắc năm 2000 Có nhà nghiên cứu ở địa phương đã giới thiệu cho chúng tôi một số ngôi nhà với những ưu điểm, nhược điểm khác nhau Đến ngôi nhà ở buôn Ky (thành phố Buôn ma Thuột), họ nhận xét ngôi nhà tuy có chạm khắc nhiều hoa văn, nhưng không “thuần khiết” ê-đê, vì thấy có sự xuất hiện hoa văn con voi mà họ cho là của lào, lại có một số yếu tố mới, như hình ngôi sao, và khuyên không nên chọn ngôi nhà này song, nhóm công tác chúng tôi đã quyết định chọn mua ngôi nhà này.5 Quan điểm của chúng tôi là muốn giới thiệu văn hóa trong sự biến động của nó, không tìm về một hằng số văn hóa, một nền văn hóa bất biến sao lại không hợp lý và logic khi người ê-đê ở gần biên giới Việt - lào nên đã tiếp thu yếu tố văn hóa lào qua quá trình giao lưu từ bao đời nay? sao những nghệ nhân ê-đê đương đại không thể sáng tạo khi họ chạm khắc những hoa văn mới mà họ hay người chủ của ngôi nhà ưa thích? Chúng tôi không chấp nhận một quan điểm dân tộc học khá phổ biến lúc đó là chỉ thích đi tìm và thừa nhận những gì được cho là “thuần khiết”, “riêng” của một tộc người
5 từ ca ngợi văn hóa đến suy ngẫm, phản thân và phản biện xã hội
Phần lớn các bảo tàng ở Việt Nam hình thành và phát triển trong bối cảnh của chiến tranh, của cuộc đấu tranh giành độc lập từ những năm 50-60 của thế kỷ XX Tôn vinh những giá trị vật chất và tinh thần của cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc trong suốt hàng ngàn năm, của cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam, gần như trở thành một truyền thống, một phong cách chung trong nội dung trưng bày của các bảo tàng Tuy nhiên, các trưng bày thường chỉ nhìn một chiều, ca ngợi và minh họa bằng hiện vật cho những ý tưởng có sẵn của người trưng bày ra đời sau chiến tranh và sau thời điểm khởi đầu công cuộc đổi mới, Bảo tàng DTHVN đã cố gắng để dần dần thoát ra khỏi lối mòn đó Ngay trong trưng bày thường xuyên (1997), chúng tôi đã chủ ý không áp đặt những tư tưởng có sẵn cho người xem, mà trình bày với một cách nhìn trung thực về cuộc sống, gợi mở cho người xem tự suy nghĩ, tự đánh giá và tự cảm thụ Chẳng hạn, lời trong các pano giới thiệu các gian trưng bày hay các chủ đề được viết theo kiểu giới
thiệu thông tin; các băng video như Nón làng Chuông, Đám ma Mường, Lễ lẩu then, lễ
cấp sắc được chiếu trong các gian trưng bày đều không có lời bình của nhà nghiên
cứu như thường thấy trên tivi mỗi khi giới thiệu về một nét văn hóa nào đó Cách làm của chúng tôi chủ yếu giúp người xem tự thấy và suy ngẫm
Trưng bày Cuộc sống ở Hà Nội thời bao cấp (1975-1986) của Bảo tàng DTHVN (6/2006 -
6/2007) thực sự đã trở thành một hiện tượng nổi bật trong giới bảo tàng Việt Nam, thu hút một lượng khách đông chưa từng có, được giới báo chí trong nước và quốc tế đánh giá cao Thành công của cuộc trưng bày này chính là đã nói lên thực trạng cuộc sống
và những suy nghĩ của những người dân bình thường về đêm trước của cuộc đổi mới ở Việt Nam Nó góp phần giải thích cho người xem về câu hỏi tại sao lại có cuộc đổi mới
ở Việt Nam Bằng cách dẫn chuyện một cách trung thực thông qua những hiện vật, bài viết và bằng những lời bình luận hay cảm nghĩ của chính người dân sống ở Hà Nội thời
(5) Nhóm công tác khảo sát lựa
chọn nhà ê-đê gồm Nguyễn Văn
Huy, lưu Hùng, Nguyễn Trung Dũng
(năm 2000).
Trang 34đó và thế hệ con cái của họ mới lớn lên sau này, nhớ về cuộc sống cũng như kỷ niệm về
những năm tháng khó khăn đó, cuộc trưng bày như một sự gởi mở cho những luồng
suy nghĩ khác nhau của những con người với những hoàn cảnh khác nhau, những trải
nghiệm khác nhau Tính phản biện xã hội của cuộc trưng bày được bộc lộ từ đó Và
chính điều đó đã đánh một dấu mốc mới trong bước đường phát triển của Bảo tàng
DTHVN
Ý tưởng cho cuộc triển lãm Từ làng đến phố - Ảnh ký của người Lai Xá (2/2008) đã được
hình thành từ khi Bảo tàng DTHVN quyết định lưu giữ trong khuôn viên ngoài trời của
Bảo tàng một phần đường gạch cổ của làng lai Xá, khi vào những năm 2004-2005, dân
làng quyết định bóc dỡ những đường gạch lát nghiêng kiểu cổ để thay bằng đường
bê-tông thuận tiện hơn cho việc đi lại và giải quyết vấn đề vệ sinh môi trường ở làng
Đó là một trong những dấu mốc quan trọng đánh dấu sự thay đổi của làng này Nhưng
sự thay đổi căn bản ở lai Xá thì bắt đầu với các quy hoạch đô thị từ bên ngoài áp đặt
vào: các khu giãn dân, khu đô thị mới, giải tỏa để làm đường 32, và đặc biệt là diện tích
đất canh tác bị giảm đột ngột Hàng chục hécta đất, chủ yếu là ruộng, bị Nhà nước thu
hồi để triển khai các dự án Các khu đô thị hiện đại với những nhà cao tầng vẽ trên giấy
vây xung quanh làng được công bố, treo trên tấm bảng lớn cạnh làng, đang hàng ngày
hàng giờ gây áp lực tâm lý lên người dân lực lượng lao động nông thôn thuộc các độ
tuổi khác nhau, nam cũng như nữ, không được chuẩn bị trước về tri thức, kỹ năng và cả
tâm lý trước sự thay đổi lớn đó Họ không được đào tạo nghề nghiệp để thích ứng với
hoàn cảnh mới Không một tổ chức tư vấn nào được lập ra để giúp họ thích ứng với quá
trình đô thị hóa mới mẻ và khốc liệt này Cộng đồng dân làng đã và đang vận động một
cách tự phát ở tầm vi mô để sống, tồn tại và phát triển Những khó khăn chồng chất
Cuộc triển lãm ở Bảo tàng DTHVN lột tả bức tranh của làng lai Xá trong bối cảnh hôm
nay Đó cũng là bức tranh chung của nhiều làng quê ở khắp cả nước, đặc biệt ở đồng
bằng Bắc bộ đang trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa
Những ký họa sống động trong cuộc triển lãm này do chính người làng lai Xá thể hiện
bằng ảnh tự chụp và những lời tâm sự của chính mình, với sự trợ giúp của một nhóm
cán bộ Bảo tàng DTHVN Những bức ảnh do 7 người dân làng lai Xá (có 2 nữ) chụp
trong một dự án do Bảo tàng tổ chức thực hiện nhằm thúc đẩy việc nghiên cứu những
vấn đề kinh tế -xã hội ở đô thị Từ tháng 3/2006 đến giữa năm 2007, họ chụp được trên
dưới 2.500 bức ảnh, trong đó khoảng 130 ảnh được chọn cho cuộc trưng bày lần này
Đối với cả người xem, cả những người hoạch định chính sách và quản lý nhà nước,
cuộc triển lãm Từ làng đến phố - ảnh ký của người Lai Xá khơi gợi những suy nghĩ và
trách nhiệm với những người dân ở làng quê trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị
hóa đang diễn ra như vũ bão ở nước ta hiện nay Cuộc triển lãm chứng tỏ nếu các nhà
nghiên cứu (curator) biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa nghiên cứu nhân học đô thị với
các công cụ đa dạng được sử dụng trong bảo tàng như chụp ảnh, phỏng vấn, băng
hình, hiện vật, bài viết , và nếu họ nhạy cảm hơn với cuộc sống, thì chắc chắn sẽ có
những cuộc trưng bày có giá trị cao mang tính phản biện xã hội Khi đó, vai trò xã hội
của bảo tàng sẽ ngày càng được nâng cao
6 từ sưu tầm, bảo tồn, lưu giữ đến trao tiếng nói và trao quyền cho cộng đồng
Vấn đề trao quyền và trao tiếng nói cho người dân là một vấn đề được đặt ra hết sức mới
Trang 35mẻ ở Bảo tàng DTHVN Tôi còn nhớ, vấn đề này được khởi đầu vào khoảng năm 1998 –
2000 sau khi đã khai trương khu trưng bày thường xuyên trong toà nhà 2 tầng, chúng tôi khởi động cuộc hành trình tiến tới trưng bày các ngôi nhà ở khu ngoài trời Theo quan niệm phổ biến ở các bảo tàng, việc bảo tồn, phục chế, phục dựng hiện vật chỉ là công việc của người làm bảo tàng; người ta không hoặc ít quan tâm tới việc cộng đồng tham gia vào các công việc này như thế nào Người làm bảo tàng có thể nghiên cứu kinh nghiệm của người dân rồi tự mình tổ chức triển khai, thuê thợ ở đâu đó đến thực hiện Vào thời gian đó, bắt đầu có phong trào phục hồi nhà rông ở Tây Nguyên, theo kiểu Nhà nước làm nhà rông cho dân làng Chẳng hạn, ở huyện Đắc Tô, tỉnh Kon Tum, người ta thuê kiến trúc sư thiết kế và “sáng tạo” nhà rông cho người Xơ-đăng, thuê toàn bộ hiệp thợ người Kinh làm nhà rông theo kỹ thuật của người Kinh Nhà được dựng lên, nhưng người Xơ-đăng không sử dụng, ngôi nhà không thân thiết với họ Bảo tàng DTHVN thực hiện theo cách khác Dù là mua nhà cũ của dân hay do bất khả kháng phải làm nhà mới, chúng tôi đều mời dân làng là chủ thể văn hóa của các ngôi nhà ấy về Bảo tàng dựng nhà6 Tùy theo mức độ công việc mà họ có thể ở tại Bảo tàng 10-15 ngày, một tháng hay 6 tháng Những người dân tự làm nhà theo phong cách và
kỹ thuật của mình, giới thiệu nội thất ngôi nhà theo đúng phong tục, tập quán của mình Ông Bàn Văn sấm cùng nhóm người Dao Họ đến từ bản Khe mụ (xã sơn Hà, huyện Bảo Thắng, lào Cai) đã tự ghi một tấm biển bằng chữ Hán treo trong nhà sau khi hoàn tất công việc của mình: “nhà ông Bàn Văn sấm ” Họ coi đây là nhà của họ, họ
tự hào về ngôi nhà của mình; họ hiểu họ về Hà Nội không phải đi làm thuê mà để giới thiệu văn hóa của mình cho mọi người Cách làm dựa vào cộng đồng và bảo tàng trao cho cộng đồng quyền tự giới thiệu văn hóa thông qua 10 ngôi nhà dân gian lần lượt được dựng lên ở Bảo tàng DTHVN trong 10 năm đã đưa lại một quan niệm mới về cách trình bày văn hóa trong bảo tàng
Trao tiếng nói cho cộng đồng được biểu đạt thông qua việc phản ánh những ý kiến, những nhận xét, những đánh giá, cảm nhận của người dân trong các trưng bày hay hoạt động biểu diễn văn nghệ dân gian, trình diễn nghề thủ công tại Bảo tàng chúng tôi Đây là một vấn đề hoàn toàn mới đối với giới bảo tàng ở Việt Nam Từ trước đến nay, những người làm bảo tàng ở Việt Nam không có khái niệm đưa hoạt động như thế vào bảo tàng Cuộc thử nghiệm đầu tiên của chúng tôi là tổ chức các cuộc phỏng vấn, trích ý kiến của người dân về những vấn đề khác nhau và thể hiện trên các pano ở cuộc
trưng bày Tết trẻ em – Trung thu xưa và nay lần đầu tiên những suy nghĩ của người dân/
chủ thể văn hóa, từ trẻ em, thanh niên, phụ nữ, người già đến những người bán đồ chơi Trung thu năm 2001, họ cảm nhận tết Trung thu xưa và nay như thế nào, họ gặp phải những thách thức gì được phản ánh trong trưng bày của Bảo tàng mỗi ý kiến đều có tên tuổi, địa chỉ rõ ràng của người được phỏng vấn, nhiều khi có ảnh chân dung kèm theo hoặc được ghi hình và ghi âm trên băng video Những điều này, vào thời điểm đó,
là rất mới mẻ với giới bảo tàng Việt Nam Từ đó cho đến nay, ý kiến của chủ thể văn hóa
đã trở thành một tiêu chuẩn cho tất cả các trưng bày của Bảo tàng DTHVN
Tiến lên một bước nữa, Bảo tàng đã thực hiện việc trao máy ảnh cho người dân để họ thể hiện những điều muốn nói thông qua những bức ảnh chụp và lời kèm theo của
mình Đó là những trưng bày như Thế giới qua con mắt trẻ em Hmông (2003), Bảo tồn
nghề dệt truyền thống của người Lào ở Na Sang 2, Điện Biên (2003), Nghề gò đồng ở Đại
(6) Nguyễn Văn Huy (chủ biên) Bảo
tàng Dân tộc học Việt Nam - Những
ngôi nhà dân gian, Hà Nội, 2005.
Trang 36Bái, Bắc Ninh (2003) Đặc biệt, cuộc trưng bày Người dân khu phố cổ Hà Nội tự nói về
những giá trị văn hóa phi vật thể (2005-2006) là kết quả của một dự án trao máy ảnh
cho một nhóm người dân ở phường Hàng Buồm, trung tâm khu phố cổ Hà Nội, để giúp
họ nhận diện những giá trị văn hóa phi vật thể trong không gian và môi trường sống
của mình lúc đầu chúng tôi còn băn khoăn, lo lắng về khả năng triển khai một dự án
như vậy với cư dân đô thị Nhưng điều không ngờ là họ đã ủng hộ và thực hiện rất tốt
dự án Những người tham gia dự án đã có những nhận thức mới về di sản văn hóa và
về những con người nắm vững các di sản văn hóa ở xung quanh họ, thông qua những
hình ảnh liên quan đến di sản vật thể và phi vật thể do họ chụp, cũng như qua những
cuộc phỏng vấn, trao đổi với nhau hay với nhân viên bảo tàng về nội dung các bức ảnh
Hơn nữa, cuộc trưng bày được tổ chức ngay tại một cơ sở văn hóa ở phường này, nên
đã giúp người dân trong khu phố khi đến xem trưng bày hiểu rõ hơn về những giá trị
văn hóa phi vật thể của mình
Năm 2006, Bảo tàng DTHVN lần đầu tiên thực hiện thành công việc làm phim cộng
đồng với cư dân đô thị thông qua 2 bộ phim: Hà Nội một thời gian khó và Một thời để
nhớ, góp phần quan trọng vào thành công của trưng bày Cuộc sống ở Hà Nội thời bao
có kịch bản sẵn, mà kết cấu nội dung phim, hình ảnh, lời nói, cho đến nhạc nền và
tên phim hoàn toàn do cộng đồng tự thảo luận và quyết định mỗi nhóm cộng đồng
khoảng 10 người tự nguyện tham gia dự án, có nam nữ, già trẻ, nghề nghiệp khác nhau,
vị trí xã hội khác nhau Những đối tượng như thế không phải là đối tượng truyền thống
của dân tộc học Phim thể hiện nguyện vọng và ý chí của cộng đồng, những thông điệp
mà cộng đồng muốn chuyển tải đến người xem Chúng tôi coi những hoạt động như
trên thực sự là một bước chuyển mới của dân tộc học Việt Nam trong ý thức cũng như
hành động coi trọng các chủ thể văn hoá
KếT luậN
Qua trình bày trên đây, cho chúng ta một bức tranh khái quát về những hoạt động của
Bảo tàng DTHVN và một số bảo tàng và thiết chế văn hóa khác gắn với nhân học đô thị
như thế nào Bằng những nhận thức cũng như trong hành động, Bảo tàng DTHVN đã
từng bước tiếp cận và trình bày những vấn đề đa dạng của cuộc sống và văn hóa đô thị,
một đối tượng lâu nay ít được các bảo tàng quan tâm, nhưng ngày càng trở nên quan
trọng đối với Bảo tàng DTH
một điều quan trọng khác mà Bảo tàng quan tâm là cần tìm mọi cách để nâng cao vị
thế của người dân, trao tiếng nói cho những chủ thể khác nhau trong cộng đồng cư
dân đô thị khi trình bày văn hóa của mình, khuyến khích nhiều giọng nói, trong đó có
phụ nữ, trẻ em, thanh niên, những người chịu nhiều thiệt thòi Kinh nghiệm của Bảo
tàng DTHVN là không chú trọng đi tìm bản chất, hằng số bất biến, nguyên gốc hay
truyền thống văn hóa được coi là thuần khiết của cộng đồng, dù là cộng đồng cư dân
nông thôn hay cộng đồng cư dân đô thị, mà nhấn mạnh tính đương đại, sự pha trộn,
sự đa dạng, cái đang diễn ra của văn hóa, thừa nhận cái hiện đại Thông điệp trong các
cuộc trưng bày của Bảo tàng cũng không định hướng vào việc giới thiệu cái điển hình,
đại diện, khái quát hóa, mà hướng hoạt động vào việc thể hiện tính đặc trưng (cụ thể)
của từng cộng đồng, cá nhân hay hiện tượng văn hóa cụ thể Các hoạt động của Bảo
tàng ngày càng mang tính phản biện xã hội sẽ làm tăng thêm sự quan tâm của công
(7) Hai phim này, được Quỹ Ford tài trợ, do 2 nhóm người dân khu phố cổ
Hà Nội thực hiện với sự giúp đỡ của
2 nhà dân tộc học Nguyễn Trường Giang, Phạm minh Phúc, và 2 người quay phim là Nguyễn Thanh sơn, Chu Thái Bằng.
Trang 37chúng và vị thế của bảo tàng nó chung Tất cả những điều đó được nhận thức dần và ngày nay trở thành cương lĩnh hoạt động của Bảo tàng DTHVN Tại cuộc hội thảo này, các bạn đồng nghiệp của tôi ở Bảo tàng sẽ giới thiệu chi tiết về một số cuộc trưng bày như đã đề cập tới trên đây, để chúng ta cùng trao đổi
Tài liệu THam KHảo
Bảo tàng DTHVN (2006) Bảo tàng DTHVN: 10 năm xây dựng và phát triển (1995-2005),
nghiên cứu, Tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Nguyễn Văn Huy (2005) Từ Dân tộc học đến Bảo tàng Dân tộc học - Con đường học tập và
nghiên cứu, Tập 2, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Tạp chí Xã hội học (2008) Những nghiên cứu xã hội học đô thị, số 1 (101).
yankel Fijalkow (2002) Sociologie de la ville, ed la Decouverte [Xã hội học đô thị], Pari.
Trang 38amarEsWar Galla
sinh ra và được giáo dục ở cả hai miền bắc và nam ấn Độ, theo
học tại Đại học Jawaharlal Nehru ở New Delhi Giáo sư Galla là
người đi tiên phong và hướng đạo trong lĩnh vực nghiên cứu
văn hóa chiến lược ở úc và khu vực châu Á - Thái Bình Dương
Hiện nay ông đang là Giáo sư bảo tàng học tại Đại học
Queensland ở Brisbane (http://www.emsah.uq.edu.au) và là
Điều phối quốc tế Đối thoại giữa các nền văn hóa tại Trung tâm
Nghệ thuật Casula ở sydney (www.casulapowerhouse.com)
là một cơ quan quản lý quốc tế đối với các bảo tàng trong các
khu vực di sản quốc tế, Giáo sư là người chủ trì Chương trình
Pacific asia observatory về Đa dạng văn hóa trong phát triển
con người (uNEsCo) (www.pacificasiaobservatory.org)
Giáo sư cũng là người úc đầu tiên được bầu làm Chủ tịch ủy
ban Điều hành khu vực châu Á - Thái Bình Dương (1998-2004)
– Chủ trì lực lượng nghiên cứu các nền văn hóa (2005-2011),
và từ gần đây là Phó Chủ tịch Hội đồng Điều hành quốc tế
(2004-2007) của Hội đồng Quốc tế các bảo tàng (www.icom
museum)
Giáo sư là một ủy viên quản trị của Hiệp hội Bảo tàng các đảo
Thái Bình Dương Giáo sư còn là Tổng biên tập của 3 tạp chí
quốc tế chuyên ngành về Đa dạng văn hóa, Di sản phi vật thể
và Bền vững môi trường: International Journal of the Inclusive
Museum (www.museum-journal.com); International Journal
on Intangible Heritage (www.ijih.org); International Journal
on Environmental, Cultural, Economic and Social Sustainability
(www.sustainability-journal.com)
ấn Độ
Trang 39đưa ra một vai trò hướng dẫn then chốt giúp các cộng đồng hình thành ý nghĩa
và chất lượng độc đáo cho các không gian thuộc cảnh quan đô thị và biến những đường phố có thể sinh sống và những thành phố tốt đẹp hơn thành thực tiễn Việc lập sơ đồ văn hoá và nghiên cứu có sự tham gia thông qua Giọng nói đầu tiên của các bên liên quan chính có thể giúp các cộng đồng khám phá những ý nghĩa đặc biệt của nơi mà họ đang sinh sống Sự phối hợp giữa các nhà lập kế hoạch, các sử gia cộng đồng, các nghệ sĩ và các cộng đồng đô thị thực sự thiết yếu đối với các dân tộc khác nhau nhằm kiểm soát và giới thiệu những không gian cho chính những con người đang sống ở đó Nhận thức của cộng đồng
về lịch sử địa phương và nghiên cứu về lịch sử và những hệ tư tưởng cụ thể dưới sự hướng dẫn của các bảo tàng có thể góp phần đầy ý nghĩa trong việc suy nghĩ lại về những vùng ranh giới văn hoá đô thị trong một giai đoạn lâu dài.
Edward Said chỉ ra rằng “chủ nghĩa đế quốc đã củng cố sự hỗn hợp của các nền văn hoá và bản sắc trên quy mô toàn thế giới” Các cộng đồng người Do Thái từ những thông lệ mang tính thực dân và đế quốc, sự di cư mang tính quốc tế và quốc gia nhiều hơn ở quy mô lớn của những người công nhân và gia đình, và sự khủng hoảng dân tị nạn toàn cầu trong những thập niên gần đây đã tạo ra những thách thức mới cho sự thống trị của đô thị Sự xuất hiện đồng thời hai quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá đã bổ sung thêm cho vấn
đề phức tạp của sự đa dạng dân số toàn cầu qua việc di dân tầm quốc tế, quốc gia, khu vực
và địa phương Hàng triệu người nhập cư đã định cư như dân địa phương cần được tiếp cận đến những dịch vụ thiết yếu ở các quốc gia khác nhau trên toàn thế giới Có nhiều những tầng lớp dân cư trong các bối cảnh đô thị - dân cư chủ thể hội nhập với những người mới đến Đó là những người mà kỹ năng và sức lao động của họ dần trở nên thiết yếu cho sự thịnh vượng và giàu có của đô thị Những hình thành đô thị đang nổi lên và nhu cầu hệ quả cho các quá trình đánh giá lại việc giới thiệu văn hoá đặt ra những thách thức đang diễn ra đối với các bảo tàng
Bài thuyết trình này giải quyết một số những thách thức mà các bảo tàng đang đối mặt nhằm thích ứng với những cảnh quan đô thị đang chuyển biến một cách nhanh chóng Bởi con người di chuyển đến những vùng lân cận cũ và mới nên họ mang theo những giá trị văn hoá làm biến đổi những cảnh quan đô thị Đồng thời bản chất lai tạp của những cuộc
CảNH QuaN ĐÔ THị Và CÁC Bảo TàNG
amareswar Galla
Trang 40di dân đã dẫn đến sự xuất hiện các không gian văn hoá và bản sắc mới Nếu những tầng
lớp ý nghĩa khác nhau của các giá trị di sản cảnh quan đô thị được lập sơ đồ, được hiểu và
diễn giải thông qua những công cụ kết hợp như đồng phụ trách trưng bày (co-curatorship),
bảo tàng học sinh thái, và tạo mạng lưới có sự tham gia, thì các bảo tàng có thể trở thành
những địa điểm cho các sản phẩm văn hoá hiệu quả và đầy ý nghĩa trong quá trình hình
thành đô thị Vấn đề này đã trở thành lĩnh vực nghiên cứu quan trọng ở nhiều khu vực trên
thế giới và ngày càng trở thành một tiêu điểm đối với các bảo tàng Cùng với các nghiên
cứu trường hợp như ở thành phố Hạ Long còn có những minh hoạ bao gồm các dự án bảo
tàng Đó là những dự án đã từng mang tính quốc gia và địa phương thuộc các địa điểm
cảnh quan đô thị chủ thể.
Nhân học bảo tàng và cảnh quan đô thị là phạm trù nghiên cứu ngày càng được quan
tâm, chú ý 1 lĩnh vực nghiên cứu này đóng vai trò then chốt trong việc tạo điều kiện
và hỗ trợ các cộng đồng xác định được tầm quan trọng và những đặc trưng độc đáo
của những không gian khác nhau trong một khu vực cảnh quan đô thị, và từ đó đưa
thành thực tế những câu chuyện về các con đường xứng đáng làm nơi sinh sống của
con người và những thành phố tốt đẹp hơn Quá trình lập bản đồ văn hóa và nghiên
cứu có sự tham gia của người dân thông qua First Voice – tiếng nói của những người
có quyền lợi liên quan – có thể giúp các cộng đồng khám phá những ý nghĩa đặc biệt
về nơi cư trú của mình sự hợp tác, liên kết giữa các nhà quy hoạch, các sử gia về cộng
đồng, giới nghệ sĩ và các cộng đồng đô thị có ý nghĩa thiết yếu đối với các dân tộc khác
nhau nhằm kiểm soát và thể hiện những không gian cho người dân sinh sống trong
đó Nhận thức của cộng đồng về lịch sử địa phương và nghiên cứu về lịch sử cũng như
những hệ tư tưởng cụ thể với sự giúp đỡ của các bảo tàng có thể góp phần quan trọng
cho việc định hướng lại các đường biên văn hóa đô thị trong dài hạn
Edward said chỉ ra rằng “chủ nghĩa đế quốc đã củng cố sự pha trộn giữa các nền văn
hóa và bản sắc trên quy mô toàn thế giới” sự di chuyển của các cộng đồng người Do
Thái trong các thời kỳ thực dân và đế quốc, những cuộc di cư trong nước và quốc tế
trên quy mô lớn của những người công nhân và gia đình họ, và cuộc khủng hoảng tị
nạn toàn cầu trong những thập niên gần đây đã đặt ra những thách thức mới cho quá
trình quản lý đô thị sự phát triển gia tăng đồng thời của hai quá trình công nghiệp hoá
và đô thị hoá đã làm phức tạp thêm quá trình đa dạng dân cư toàn cầu vốn đã phức tạp
do các dòng di chuyển dân cư giữa các vùng trong một nước, giữa các nước trong khu
vực và quốc tế Hàng triệu người nhập cư đã ổn định cuộc sống của mình như những
người dân địa phương và họ cần được tiếp cận đến những dịch vụ thiết yếu ở các quốc
gia khác nhau trên toàn thế giới Có rất nhiều lớp dân cư trong các đô thị - những người
dân gốc sinh sống ở đó cùng chung sống với những người mới đến Những người mới
đến này lại đem lại những kỹ năng và sức lao động có ý nghĩa quan trọng cho sự phát
triển thịnh vượng và giàu có của các đô thị Những đô thị mới đang được hình thành,
kéo theo đó là sự cần thiết phải đánh giá lại các quy trình trưng bày văn hoá và trở
thành những thách thức luôn đặt ra cho các bảo tàng
một bảo tàng trong cảnh quan đô thị là một nội dung thảo luận mới ở các nước khu
vực sông mê Công và Châu Á Những năm gần đây, đã có một số cuộc hội thảo và
nghiên cứu ở các nước Châu Á về vấn đề di sản đô thị Tuy nhiên, trong bối cảnh đó,
hầu như chưa có nghiên cứu hay hội thảo nào đề cập đến di sản sống/di sản phi vật
thể và những di sản lưu động Hà Nội là một nơi có cơ hội độc nhất vô nhị để đặt ra và
(1) Bài viết này chủ yếu dựa trên bài viết của amareswar Galla (1995) “Bảo tàng học đô thị: một hệ tư tưởng cho
sự hòa hợp”, museum international, quyển 47, số 3 Bài nghiên cứu này cung cấp cơ sở lý thuyết cho các trường hợp nghiên cứu điển hình trong Hội thảo tại Hà Nội ngày 17/11/2008.