1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiềm năng phát triển du lịch của ninh bình

4 515 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 20,66 KB

Nội dung

Đặc điểm đó đã tạo ra một nền văn hóa Ninh Bình tương đối năng động, phát triển trên nền tảng văn minh châu thổ sông Hồng Ninh Bình là một điểm nút giao thông quan trọng, có 9 quốc lộ tr

Trang 1

Nhóm 2 – LH02

DANH SÁCH THÀNH VIÊN: ( Hiện diện 5/5)

1 Lâm Thanh Trọng

2 Phạm Tuấn Vũ

3 Phạm Thị Cẩm Tú

4 Trịnh Nguyễn Mai Khanh

5 Lê Mỹ Oanh

Tiềm năng phát triển du lịch của Ninh Bình:

- Giới thiệu về Ninh Bình

Vị trí cách thủ đô Hà nội 90km, nằm trên trục giao thông chính Bắc Nam Diện tích tự nhiên của tỉnh là 1378,1 km2, dân số là hơn 927 nghìn người( năm 2013)

Ninh Bình xưa là kinh đô của Việt Nam giai đoạn 968 - 1010 với 3 triều đại Đinh, Tiền Lê, Hậu Lý và cũng

là địa bàn quan trọng về quân sự qua các thời kỳ lịch sử Với vị trí đặc biệt về giao thông, địa hình, lịch sử văn hóa đồng thời sở hữu 2 khu vực là di sản thế giới và khu dự trữ sinh quyển thế giới

Ninh Bình nằm ở vùng giao thoa giữa các khu vực: Tây Bắc, đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ Đặc điểm đó đã tạo ra một nền văn hóa Ninh Bình tương đối năng động, phát triển trên nền tảng văn minh châu thổ sông Hồng

Ninh Bình là một điểm nút giao thông quan trọng, có 9 quốc lộ( trong đó có 6 quốc lộ khởi đầu và 3 quốc

lộ đi qua) dàn đều trên tất cả các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh

Ninh Bình cũng là điểm đầu của 3 dự án đường cao tốc là: đường cao tốc Ninh Bình - Cầu Giẽ; Ninh Bình

- Thanh Hóa và Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh Bến xe Ninh Bình nằm gần nút giao thông giữa quốc

lộ 1 và quốc lộ 10 ở thành phố Ninh Bình Mạng lưới giao thông tỉnh lộ khá thuận tiện với những tuyến

xe buýt nội tỉnh

- Thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất này tài nguyên du lịch phong phú , đa dạng , độc đáo với nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú , nhiều hang động và khu du lịch nổi tiếng như: Vườn quốc gia Cúc Phương, cố đô Hoa Lư , Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long , suối nước khoáng Kênh Gà , động Vân Trình , nhà thờ đá Phát Diệm , khu du lịch hang động Tràng An , khu du lịch Tam Cốc Bích Động…

Là nơi có tới 3 danh hiệu UNESCO với quần thể di sản thế giới Tràng An, ca trù và khu dự trữ sinh quyển thế giới Bãi ngang - Cồn Nổi

Ninh Bình cũng là một địa danh có nhiều di tích lịch sử văn hoá Trên toàn tỉnh đã thống kê được 975 di tích , trong đó có 80 di tích được xếp hạng và cấp bằng di tích quốc gia

Trang 2

Ninh Bình cũng có nhiều lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hoá làng quê Việt Nam được kế thừa

và phát triển từ phong tục tập quán của nền văn minh lúa nước , văn hoá Hoà Bình, văn hoá Đông Sơn

đã trải qua hàng ngàn năm về trước

Ninh Bình còn có đặc sản ẩm thực nổi tiếng gồm có các món ăn chế biến từ thịt dê núi Ninh Bình, Rượu Kim Sơn, nem chua (Yên Mạc - Yên Mô), miến lươn, cá rô Tổng Trường, dứa Đồng Giao và cơm cháy Ninh Bình

Giải thích:

+ Với tài nguyên phong phú như vậy , ở Ninh Bình có thể tổ chức và phát triển du lịch với nhiều sản phẩm du lịch thuộc các loại hình sau:

- Du lịch văn hoá lịch sử

- Du lịch lễ hội tâm linh

- Du lịch thể thao leo núi , làng nghề

- Du lịch tắm ngâm , chữa bệnh

- Du lịch cuối tuần giải trí câu cá

- Du khảo làng quê

- Du lịch sinh thái

Loại hình du lịch nào cũng hấp dẫn và có thể thu hút khách đến thăm quan dài ngày Du lịch một vùng non nước Ninh Bình là đến nơi một không gian sinh vật cảnh thiên nhiên kỳ thú Đặc biệt là vườn quốc gia Cúc Phương và khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long

+ Hệ thống giao thông tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch, việc di chuyển dễ dàng và nhanh chóng hơn

+ Với việc sở hữu những cảnh quan thiên nhiên đẹp, mới mẻ và đa dạng như thắng cảnh Tràng An, vườn quốc gia Cúc Phương, Tam Cốc… là những yếu tố thu hút khách du lịch cả trong và ngoài nước

+ Ninh Bình là vùng đất có nhiều di tích, danh lam thắng cảnh nổi tiếng của đất nước, hoà quyện cùng bản sắc văn hoá, tạo cho tỉnh Ninh Bình các thế mạnh để phát triển du lịch

+ Ninh Bình cũng là nơi còn lưu giữ nhiều nghề thủ công truyền thống, trong thời kỳ kinh tế du lịch phát triển thì đây lại là những sản phẩm có giá trị cao để phát triển dịch vụ du lịch Tiêu điểm như làng nghề trạm khắc đá Ninh Vân, thêu ren Ninh Hải, mỹ nghệ cói Kim Sơn, đồ gỗ Phúc Lộc, làng đá cảnh Bình Khang…

+ Về lễ hội: cả tỉnh có 74 lễ hội truyền thống và nhiều hội làng mang đậm yếu tố dân gian, đậm đà văn hoá vùng đất châu thổ sông Hồng Những lễ hội lớn như lễ hội Trường Yên, lễ hội đền Thái Vi, lễ hội Đức Thành Nguyễn, lễ hội chùa Bái Đính, lễ hội Báo Bản làng Nộn Khê, hội đền Dâu…

+ Về văn hoá ẩm thực, từ lâu, Ninh Bình đã nổi tiếng với bún mọc Kim Sơn, rượu Lai Thành, tái dê, ngọc dương tửu, cá rô Tổng Trường (Hoa Lư), nem chua Yên Mạc, mắm tép Gia Viễn, cá chuối nướng Vân Long, nhất hưởng thiên kim (cơm cháy), rượu cần Nho Quan… Các món ăn đặc sản trên cũng là nguồn tài

Trang 3

nguyên du lịch có giá trị Hay nói một cách hình tượng, thì văn hoá ẩm thực như cái duyên, tô điểm cho môi trường du lịch hấp dẫn

Có thể nói, trên phạm vi cả nước, ít có địa phương nào có được những lợi thế về du lịch như Ninh Bình Ninh Bình tự hào có Vân Long – khu bảo tồn thiên nhiên sinh thái đất ngập nước lớn nhất đồng bằng Bắc

bộ với hơn 30 loài động vật và thực vật quý hiếm được ghi vào sách đỏ Việt Nam

Dục Thuý Sơn (núi Non Nước), còn được mệnh danh là “Núi Thơ” – có lẽ không một ngọn núi nào trên đất nước ta lại được khắc nhiều thơ như vậy Con số gần 40 bài thơ có niên đại trải suốt 8 thế kỷ (từ thế

kỷ 13 đến nay)

Vườn Quốc gia Cúc Phương – vườn Quốc gia đầu tiên của Việt Nam, đây là một bảo tàng thiên nhiên rộng lớn; một vườn bách thảo, bách thú ngoạn mục; có cây Chò ngàn năm tuổi; có động Người Xưa, nơi sinh sống của người Việt cổ Rồi suối khoáng Kênh Gà, nơi có mỏ nước khoáng quý mang nhiều giá trị y học đang được đầu tư khai thác phục vụ việc chăm sóc sức khoẻ của con người…

 Tất cả những giá trị đặc sắc ấy đang hiện hữu tại Ninh Bình và nó trở thành những điểm nhấn của du lịch Ninh Bình, tạo nên một Ninh Bình non nước hữu tình

Với vị trí địa lý thuận lợi và giàu tiềm năng tài nguyên du lịch, cùng với những chính sách phù hợp với cơ chế mở cửa, hội nhập, tiềm năng du lịch Ninh Bình đang được đánh thức để trở thành nguồn lực quan trọng cho sự phát triển trong thời kỳ mới, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh và

sự phát triển du lịch của cả nước

Tình hình nguồn nhân lực du lịch và những rủi ro trong việc khủng hoảng nhân lực có chuyên môn trong du lịch tại Ninh Bình:

So với một số địa điểm thu hút khách du lịch ở nước ta, du lịch tỉnh Ninh Bình có nhiều lợi thế hơn về tài nguyên thiên nhiên, danh lam thắng cảnh và nét đẹp văn hóa Tuy nhiên, tỉnh Ninh Bình vẫn chưa tạo được lợi thế cạnh tranh xứng với tiềm năng của tỉnh trong ngành du lịch Một trong những nguyên nhân chính là nguồn nhân lực du lịch của tỉnh:

- Chất lượng nguồn nhân lực du lịch chưa thực sự đáp ứng tốt yêu cầu phát triển của ngành

- Du lịch Ninh Bình đang thiếu trầm trọng nhân lực( với 10.100 lao động trực tiếp du lịch và trên 18.000 lao động gián tiếp thuộc các lĩnh vực liên quan đến du lịch) đặc biệt là nhân lực quản lý chuyên nghiệp với kinh nghiệm và tầm nhìn thời đại cũng như đội ngũ nhân viên phục vụ được đào tạo kỹ năng cơ bản về du lịch

- Trong số nhân lực trực tiếp du lịch: Trình độ đại học, cao đẳng chiếm khoảng 12%, đào tạo nghề chiếm 30%, còn lại phần đông chỉ qua đào tạo tại chỗ - Tỷ trọng nhân lực được đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về du lịch hiện rất thấp( 55%) ( số liệu năm 2013)

Hiện nay, nguồn nhân lực này theo đánh giá của các chuyên gia là còn yếu về năng lực chuyên môn lẫn

về ngoại ngữ, thiếu tính chuyên nghiệp và thái độ làm việc

Trang 4

Việc đào tạo nhân lực cho ngành du lịch tỉnh Ninh Bình hiện đã và đang được quan tâm, chú trọng Ninh Bình đang tiếp tục đẩy mạnh bồi dưỡng nâng cao kiến thức du lịch cộng đồng cho người dân làm dịch vụ

du lịch và lồng ghép công tác tuyên truyền bảo vệ tài nguyên du lịch vào chương trình giáo dục tại các trường học trên địa bàn tỉnh, xây dựng nét đẹp văn hóa, thanh lịch, thân thiện, mến khách của người dân Cố đô Hoa Lư

Phương án giải quyết:

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, giáo dục ý thức cộng đồng về phát triển du lịch

- Chú trọng đến nghiệp vụ chuyên môn và trình độ ngoại ngữ, nâng cao trình độ, chiến lược, tầm nhìn, kiến thức và kỹ năng đối với cán bộ làm công tác quản lý du lịch

- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức và trình độ cho đội ngũ quản lý cơ sở lưu trú, nhà hàng khách sạn

- Nâng cao nghiệp vụ và kỹ năng ứng xử, giao tiếp cho người dân tham gia hoạt động du lịch: tổ chức các lớp học ngắn ngày, đưa chuyên gia du lịch tới giảng bài, hướng dẫn cách làm du lịch cho người dân bản địa ở các điểm du lịch

- Xem xét tổ chức và tổ chức lại hệ thống đào tạo nghề ở các cấp bậc cho phù hợp, như đào tạo sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học và trên đại học về du lịch

- Đổi mới cơ bản công tác quản lí và tổ chức đào tạo nguồn nhân lực du lịch; đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo theo chuẩn hóa quốc gia cho ngành du lịch; gắn lí thuyết với thực hành, đào tạo với nghiên cứu để nâng cao chất lượng giảng dạy và trình độ đội ngũ cán

bộ giảng dạy

- Đào tạo mang tầm vĩ mô đồng thời cần phải dự báo được xu hướng phát triển du lịch, tránh hiện tượng đào tạo cấp tốc không bài bản để đáp ứng nhu cầu của du khách một cách bị động

- Khuyến khích doanh nghiệp trở thành trung tâm đào tạo, hướng dẫn thường xuyên cho cộng đồng làm du lịch Khuyến khích tự học, tự thành lập doanh nghiệp

- Đưa ra những chính sách thu hút nhân tài từ các nơi khác, hỗ trợ di cư, tạo điều kiện thuận lợi

để lao động di cư hòa nhập cộng đồng và cuộc sống mới

Ngày đăng: 09/03/2017, 19:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w