CHƯƠNG III NHỮNG LỢI THẾ VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA VÙNG DU LỊCH BẮC BỘ pptx

10 844 6
CHƯƠNG III NHỮNG LỢI THẾ VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA VÙNG DU LỊCH BẮC BỘ pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG III http://www.dayhoctructuyen.com/file.php/174/CHUONG_III.htm 1 of 10 4/10/2008 8:50 AM CHƯƠNG III NHỮNG LỢI THẾ VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA VÙNG DU LỊCH BẮC BỘ I - VỊ TRÍ ĐỊA LÝ 1. Thành phần Vùng này gồm 27 tỉnh từ Hà Giang đến Hà Tĩnh, với thủ đô Hà Nội là trung tâm của vùng và tam giác động lực tăng trưởng là du lịch Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. 1. Diện tích Vùng có diện tích 149.064 km 2 , dân số 33,8 triệu người (năm 1994) chiếm 45 % diện tích và 46,7% số dân của Việt Nam. 2. Mật độ dân số Trung bình 230 người/km 2 II - TIỀM NĂNG DU LỊCH Vùng có tài nguyên du lịch rất phong phú, đa dạng, là cơ sở để phát triển toàn diện du lịch. 1. Tài nguyên du lịch tự nhiên 1.1. Núi: - Hàm Rồng (Lào Cai) - Cao nguyên Đồng Văn (Hà Giang). - Núi Tô Thị, núi Mẫu Sơn, núi Ải Chi Lăng (Lạng Sơn), - Núi Phượmg Hoàng (Thái Nguyên) - Núi Yên Tử (Quảng Ninh) - Núi Bài Thơ (Hạ Long) - Núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc) - Núi Vôi (Hải Phòng) - Núi Tử Trầm (Hà Tây) - Núi Côn sơn (Hải Dương) - Núi Quyết (Nghệ Tĩnh) - Núi Vụ Quang và Thiên Cầm (Hà Tĩnh) 1.2. Thác: Bản dốc, Đầu Đẳng (Cao Bằng) 1.3. Rừng già nguyên sinh: Cúc Phương (Ninh Bình), Ba Vì (Hà Tây), Đảo Cát Bà (Hải Phòng). 1.4. Hang động: Hương Sơn (Hà Tây) và các hang động của Vịnh Hạ Long, của Lạng Sơn… 1.5. Nguồn nước khoáng: - Kim Bôi (Hoà Bình) - Quang Hanh (Quảng Ninh) - Tiền Hải (Thái Bình) - Tiên Lãng (Hải Phòng) 1.6. Bãi biển: Trà Cổ; Đồ Sơn; Sầm Sơn; Cửa Lò có sức thu hút đặc biệt 1.7. Kỳ quan thế giới: Vịnh Hạ Long 1.8. Khí hậu: mùa hè từ tháng 5- tháng 8. Mùa thu từ tháng 9- tháng 11.Mùa đông có gió mùa đông Bắc. Nhiệt độ có lúc đạt 13 – 15 độ C. Các vùng núi cao như Sa Pa, Hà Giang nhiệt độ có lúc dưới 0 độ C. CHƯƠNG III http://www.dayhoctructuyen.com/file.php/174/CHUONG_III.htm 2 of 10 4/10/2008 8:50 AM 1.9. Đặc sản biển: cua biển, ca, tôm hùm, sò huyết, bào ngư. 1.10. Đặc sản núi rừng: Măng, nấm hương, thịt chim, thú rừng được phép săn bắn. 1.11. Dược liệu quý: sâm, nhung, tam thất, nấm Linh Chi… 2. Tài nguyên du lịch nhân văn 2.1. Về mặt văn hoá – lịch sử: di tích khảo cổ của văn hoá Đông Sơn, Hoà Bình 2.2. Những lễ hội truyền thống: hội Đền Hùng, Hội Lim, Hội Gióng (Hà Nội ), Hội pháo Đồng Kị (B ắc Ninh), Hội Chùa Hương (Hà Tây) đậm đà bản sắc dân tộc. 2.3. Về nghệ thuật: vùng có những làn điệu quan họ, điệu chèo, hát ví dặm, nghệ thuật tuồng, múa rối nước, âm nhạc, chiêng cồng và các điệu múa cổ truyền của các dân tộc trong vùng. 2.4. Về mặt kiến trúc: vùng có 1 kho tàng kiến trúc nghệ thuật độc đáo như chùa: Chùa Tây Phương (Hà Tây), chùa Keo (Thái Bình), chùa Một cột (Hà Nội). 2.5. Về Bảo tàng: vùng tập trung hầ u hết các viện bảo tàng lớn, có giá trị cao nhất ở Việt Nam như: viện bảo tàng lịch sử quân đội, viện bảo tàng cách mạng, viện bảo tàng mỹ thuật, viện bảo tàng Hồ Chí Minh ở Hà Nội. Bảo tàng các dân tộc miền núi (Thái Nguyên). 2.6. Hàng thủ công mỹ nghệ: Mây tre, sơn mài, gốm sứ, thêu ren, đan, chạm, khắc, các sản phẩm từ cói. III – CƠ SỞ HẠ TẦNG DU LICH Ở đồng bằ ng, cơ sở hạ tầng phát triển mạnh còn ở trung du miền núi thì còn thiếu các phương tiện và điều kiện đi lại 1. Mạng lưới giao thông đường bộ ô tô: - Từ Hà Nội đi lên các tỉnh miền núi phía bắc có đường quốc lộ số 1, 2, 3, lên Tây bắc có quốc lộ 6, ra biển có quốc lộ 5, nối với các tỉnh phía nam có quốc lộ 1. 2. Mạng lưới giao thông đường sắt: Các tuyến giao thông đường s ắt chạy song song với các trục đường bộ. Tât cả các điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia, quốc tế đều có thể đi bằng các tuyến giao thông khác nhau. 3. Mạng lưới giao thông đường hàng không Có sân bay quốc tế Nội Bài lớn thứ 2 của cả nước. Sân bay Gia Lâm, Sân bay Điện Biên, Cát Bà, sân bay Vinh đều phục vụ đón khách du lịch. 3. Mạng lưới giao thông đường biển Có cảng Hải Phòng lớn thứ 2 của cả nước, có thể đón hàng chục ngàn khách du lịch. Tuy vậy, việc đầu tư xây dựng và cải tạo hệ thống giao thông đường sá nhằm tạo thuận lợi và rút ngắn thời gian đi lại cho khách du lịch là đặc biệt quan trọng và rất thiết thực để phát triển du lịch vùng này. 4. Có nhiều cửa khẩu quan trọng: Móng Cái (Quảng Ninh), Tân Thanh (Lạng Sơn)… IV- SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC TRƯNG VÀ ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CHỦ YẾU 1. Sản phẩm du lịch Tại vùng kinh tế Bắc Bộ sản phẩm du lịch đặc trưng là du lịch văn hoá kết hợp với du lịch tham quan nghiên cứu. 1.1. Tham quan nghiên cứu nền văn hoá Việt Nam - Các di tích lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam + Tại Việt Trì: Đền Hùng + Tại Lạng Sơn, Cao Bằng: Chi Lăng, Pắc Pó, Đông Khê, Thất Khê + Tại Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thái Nguyên: An toàn khu Sơn Dương, Tân Trào, Chiêm CHƯƠNG III http://www.dayhoctructuyen.com/file.php/174/CHUONG_III.htm 3 of 10 4/10/2008 8:50 AM Hoá, Bắc Sơn. + Tại Ninh Bình: Hoa Lư, Tam Điệp + Tại Quảng Ninh – Hải Phòng có Vân Đồn, Yên Tử, Côn Sơn, S. Bạch Đằng - Các di sản văn hoá, nghệ thuật truyền thống: chèo tuồng, múa rối nước, âm nhạc cổ truyền, hát quan họ, hát ca trù… - Các lễ hội và sinh hoạt tâm linh: thuộc các nền văn minh, văn hoá của các dân tộc như Tết Nguyên Đán, Tết Trung Nguyên (rằng tháng 7 AL), tết Trung Thu. - Các làng nghề truyền thống + Làng gốm: Hương Canh (Vĩnh Phúc), Đông Triều, Lò Chum (Thanh Hoá) + Làng mộc: Nội Duệ, Đồng Kỵ (Tiên Sơn, Bắc Ninh), Lỗ Khê (Đông Anh – Hà Nội). Sản phẩm chủ yếu ở đay là chạm gỗ, chạm là làm nổi, trổ là làm thủng. Người thợ đã dùng bàn tay khéo léo của mình khắc chạm vào các sản phẩm hoành phi, câu đối, sập gụ, tủ chè, tượng phật, đồ thờ. Sau khi chạ m rồng bay phượng múa lân chầu, các tích tuồng cổ đã làm tăng giá trị sản phẩm lên gấp bội. + Nghề khảm: người thợ khảm dùng nguyên liệu là gỗ tốt, sơn ta để gắn vào võ trai ốc nhằm tạo ra các tác phẩm là nghệ thuật, hay các hàng thủ công mỹ nghệ cao cấp. Hàng khảm có nhiều loại như tủ chè, sập, ghế bành, hoặc các bức tranh phong cảnh, đồ trang sức, album, khay…nổi tiế ng là làng Chuôn ( Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây) + Nghề dệt lụa: Làng Vạn Phúc (Hà đông – Hà Tây); nghề thêi ở Quất Động (Thường Tín – Hà Tây). Ngoài ra còn có nghề đúc đồng ở Hà Tây, nghề đan lát may tre phát triển ở nhiều nơi. b. Tham quan nghỉ dưỡng vui chơi giải trí ở các vùng cảnh quan + Vùng các hồ nước lớn: Hoà Bình, Thác Bà (Yên Bái), Đại Lãi (Vĩnh Phúc), Núi Cốc (Thái Nguyên), Ba Bể (Bắc Cạn), Suối Hai, Đồng Mô (Hà Tây), Hồ Tây (Hà Nội). + Vùng hang động karstơ ở: Hà Giang, Cao Bằng, Lạng S ơn, Quảng Ninh, Sơn La, Lai Châu, Ninh Bình, Thanh Hoá,… + Vùng núi cao và rừng nguyên sinh: Phanxipăng, Yên Tử + Nghỉ dưỡng, giải trí ven biển Quảng Ninh: Hạ long, Bái Tử Long, Trà Cổ Hải Phòng: Đồ Sơn, Cát Bà Thanh Hoá: Sầm Sơn Nghệ An – Hà Tĩnh: Cửa Lò – Thiên Cầm + Tham quan các hải đảo: Quảng Ninh có đảo Cô Tô, Tuần Châu, Ngọc Vững, Bạch Long Vĩ, Đảo Khỉ, Hòn Rều, Hòn Đầu, Hòn Mê; Hải Phòng có đảo Cát Bà + Một số sản phẩm du lịch khác Sản ph ẩm liên quan đến lễ hội kỷ niệm ở Hà Nội như lễ hội Đống Đa, lễ hội Cổ Loa và vùng phụ cận: lễ hội đền Hùng, lễ hội Kiếp Bạc (Hải Dương), lễ hội Côn Sơn (Hải Dương), và lễ hội dân gian như hội pháo Đồng Kỵ, hội Lim (Bắc Ninh), lễ hội chùa Hương (Hà Tây). + Đô thị đặc biệt Hà Nội là trung tâm chính tr ị kinh tế văn hoá xã hội của cả nước; trung tâm thông tin CHƯƠNG III http://www.dayhoctructuyen.com/file.php/174/CHUONG_III.htm 4 of 10 4/10/2008 8:50 AM viễn thông hiện đại trung tâm giao tiếp, trung tâm đào tạo khoa học kỹ thuật của cả nước, trung tâm của nền văn hoá nghệ thuật truyền thống. Nơi có đầu mối giao thông lớn nhất của cả nước. Thành phố của hệ sinh thái, hồ sông. Hà Nội còn là khu cảnh quan du lịch, nghỉ dưỡng, thể thao dưới nước. Ven hồ Tây sẽ xây dựng khách sạn quốc tế 3- 5 sao, hu thể dục thể thao quố c tế, công viên văn hoá nghỉ ngơi. Các làng nghề truyền thống và các làng du lịch quốc tế mới. V- CÁC TUYẾN, ĐIỂM DU LỊCH CÓ Ý NGHĨA QUỐC TÊ VÀ QUỐC GIA 1. Các tuyến du lịch chủ yếu - Hà Nội – Lai Châu - Điện Biên - Hà Nội – Lào Cai - Hà Nội – Cao Bằng - Lạng Sơn - Hà Nội - Hạ Long – Trà Cổ - Hà Nội – Thanh Hoá – Vinh - Hà Nội - Lạng Sơn 2. Các điểm du lịch có ý nghĩa quốc tế và qu ốc gia A. Tiểu vùng du lịch trung tâm 1. Thành phố Hà Nội - Là thủ đô, trung tâm hành chính – chính trị, kinh tế - văn hoá, khoa học ký thuật cuat cả nước và là một trung tâm du lịch lớn. - Là đầu mối giao thông quan trọng, cửa khẩu nối liền nước ta với các nước bên ngoài. - Có hàng trăm sứ quán và đại diện các cơ quan tổ chức quốc tế, hàng nghìn chuyên gia và nước ngoài thường xuyên cư trú. - Có bề dày lịch sử gần 1000 năm, đã để lạ i nhiều di tích lịch sử văn hoá, kiến trúc nổi tiếng, mật độ di tích thuộc loại cao, nhiều quận huyện có từ 7 – 9 di tích lịch sử văn hoá danh thắng được xếp hạng. - Kiến trúc đặc sắc và đa dạng. Các ngôi nhà kiến trúc kiểu Pháp xen lẫn với nhiều kiểu kiến trúc khác nhau. Các khu phốc ổ là Hàng Dầu, Hàng Bè, Hàng Bạc, Hàng Mã… - Có lăng Bác Hồ, nhà bảo tàng quân đội, có 36 phố phường, có văn miếu Quốc Tử Giám… 2. Điểm du lịch Hồ Tây: - Nằm ở phía tây bắc nội thành - Là 1 hồ tự nhiên hình móng ngựa, diện tích 538 ha, chu vi 17 km - Xung quanh hồ là các làng trồng hoa, nuôi sinh vật cảnh, các vườn cây ăn quả nổi tiếng như: Nghi Tàm, Tây Hồ, Nhật Tân, Ngọc Hà. - Là nơi quy tụ nhiều di tích lịch sử nổi tiếng như đền Quán Thánh (xây dựng từ thời vua Lý Thái Tổ 1010 – 1028), chùa Trấn Quốc ( xây dựng từ thời Lý Nam Đế 544 – 548) có sức hấp d ẫn đặc biệt. - Hạn chế của hồ: nước chưa thật sạch, do trực tiếp chứa nước thải của thành phố. 3. Điểm Bai Vì - Suối Hai a. Ba Vì - Nằm ở huyện Ba Vì (Hà Tây), cách nội thành hơn 60 km về phía tây - Khí hậu tốt, không khí trong lành, đặc biệt là mát mẻ vào mùa hè. Vườn quốc gia Ba Vì được Nhà nước quyết định thành lập với chức năng trồng và bảo tồn, phục hồi tài nguyên. Có nhi ều nơi du lịch hấp dẫn như đỉnh Vua, đỉnh Tản Viên, rừng thông Đá Chông, rừng nguyên sinh Bằng Tạ, làng Cò, Ao Vua. b. Hồ Suối Hai CHƯƠNG III http://www.dayhoctructuyen.com/file.php/174/CHUONG_III.htm 5 of 10 4/10/2008 8:50 AM Hồ nhân tạo với hệ đập chính, phụ dài 4km, để giữ nước từ 2 suối chính là Yên Cư và Cầu Rồng từ núi Ba Vì chảy xuống, tưới cho 7000 ha đất canh tác. Diện tích 28 km 2 , chu vi hồ 36 km. Dung tích 46 triệu m 3 . Trong hôf có 14 đảo lớn, nhỏ. Ven hồ đã trồng cây ăn quả. Hồ rộng có nhiều bãi tắm đẹp. Hàng năm hồ cung cấp hàng chục tấn cá. Các sinh vật trong hồ như chim lele, mòng, két, vịt trời, giang, sếu đến hàng vạn con. 1. Điểm du lịch đền Hùng - Nằm ở phía Tây bắc Hà Nội, cách thủ đô khoảng 90 km, có thể đi lại bằng đường săt (Hà Nội – Lào Cai) hoặc theo quốc lộ số 2. - Đền Hùng Vương xây dựng trên núi Hùng (Nghĩa Lĩnh) cao 175m, thuộc thô Cổ Tích, xã Huy Cương – Phong Châu – Phú Thọ. - Toàn bộ di tích gồm 4 đền chùa và 1 lăng - Đi qua cổng chính gồm 225 bậc đá là đến Đền Hạ, tại đây có chùa Thiên Quang, và cây Thiên Trúc 700 tuổi. Gần đó có đền Ngọc và giếng Ngọc. Đi tiếp 168 bậc đá lên Đền Trung, đi 102 bậc nữa thì đến đền Thượng, có lăng Vua Hùng còn goi là Một Tổ. - Đền Hùng là 1 thắng cảnh đẹp, 1 di tích lịch sử có ý nghĩa nhất đối với người Việt Nam. Đó là thờ cúng, tưởng niệm các Vua Hùng, tổ tiên chung của dân tộc. Lễ hội Đền Hùng tổ chức rất trọng thể vào ngày 10/3 AL hàng năm. 2. Điểm du lịch Chùa Hương - Nằm cách Hà Nội 60 km về phía Tây Nam, thuộc địa phận xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức – Hà Tây. Có thể đi bằng đường ô tô, từ Hà Nội hoặc đi bằng đường sông từ thị xã Phủ Lý (Hà Nam) tới bến Đục. - Chùa Hương là 1 thắng cảnh nổi tiểng bậc nhất nước ta, gồm núi rừng, hang động, sông suối. Đó là các dòng suối Yến và suối Tuyết, núi Mâm Xôi, Con Gà, núi Voi, núi Lân, núi Quy, núi Phượng. Đó là các động: chùa Tiên, Hương Tích, Hinh Bồng, Ngọc Long. Các chùa ngoài: chùa Trang, chùa Long Vân, Bảo đài. - Các pho tượng bằng đá trắng, đá xanh như tượng phật bà Quan Âm, tượng bằng đồng: Cửu Long. - Nơi đây đã tìm thấy dấu vết của người nguyên thuỷ và các di vật khảo cổ của nền văn hoá Hoà Bình - Bắc Sơn – Đông Sơn. - Thực vật ở đây phong phú và đa dạng. Nhiều loại cây làm dược liệu như: hoa Kim Ngân, củ Sâm bay, cây Ổ Rồng, cây thục phẩm như quả mơ, rau sắng, củ mài. 3. Điểm du lịch Hoa Lư - Nằm ở thị trấn Hoa Lư, huyện Hoa Lư – Ninh Bình, cách Hà Nội 90 km về phía Nam, gần quốc lộ 1A. Hoa Lư là cố đô của nước Đại Cồ Việt có từ thế kỷ thứ X. - Diện tích rộng 300n ha, tạo nên vòng thành kiên cố và tuyến liên hoàn trong nội bộ thành. CHƯƠNG III http://www.dayhoctructuyen.com/file.php/174/CHUONG_III.htm 6 of 10 4/10/2008 8:50 AM - Các di tích: Đền Vua Đinh, đền vua Lê, lăng vua Đinh, lăng vua Lê xây cất ở phía Nam chân núi. - Lễ hội Hoa Lư tổ chức hàng năm vào ngày 10/3 AL là ngày sinh của vua Đinh Tiên Hoàng. Hội có dâng hương, các trò chơi có tích chất thượng võ, đậm đà màu sắc dân tộc. Hoa Lư là 1 thắng cảnh, 1 di tích lịch sử và kiến trúc nổi tiếng của Việt Nam. 7. Điểm du lịch vườn quốc gia Cúc Phương - Diện tích 25.000ha, nằm ở vị trí giáp ranh của 3 tỉnh Ninh Bình, Hoà Bình, Thanh Hoá, cách biển 60km. - Khí hậu nhiệt ẩm, gió mùa. Nhiệt độ TB năm là 20 – 21 độ C. Lượng mưa TB 2000mm. Mùa mưa từ tháng 5 – tháng 11, tập trung 90% lượng mưa. Mùa khô từ tháng 12 – tháng 4 là mùa du lịch thích hợp. - Rừng chủ yếu là rừng nguyên sinh, gồm 5 tầng. - Cúc Phương có tới 2000 loài cây cỏ khác nhau. 1983 loài thực vật bậc cao, 443 cây làm thuốc, 229 loài cây thực phẩm. Riêng hoa Phong Lan có tới 50 loài, có loài cho hoa và hương thơm quanh năm. Có cây Chò xanh, cây sấu cổ thụ 1000 năm tuổi, cao 150 – 170m. Có 37 loài thực vật và 36 loài động vật được ghi vào sách đỏ Việt Nam. - Cúc Phương còn có 262 loài động vật có xương sống, 64 loài thú, 300 loài chim, 36 loài bò sát. Trong đó có nhiều loài thú, chim quý như Gấu ngựa, Lợn lòi, Sóc bụng đỏ, Trăn gấm, Báo gấm, Hổ. Có khu chăn nuôi bán tự nhiên với các loài Hươu sao, Nai, Khỉ vàng, Voọc quần đùi, Sóc bay, Trằn lằn bay… - Cúc Phương còn là quê hương của hàng trăm loài chim lạ và đẹp như Phượng hoàng đất, Gà lôi, Vàng anh, Vẹt. Khu rừng này được Nhà nước công nhận là rừng cấm quốc gia vào nă m 1962. - Có hang Đăng Đắn, động người xưa cách đây 7000 năm, di chỉ hang Con Moong thuộc thời kỳ văn hoá Hoà Bình - Bắc Sơn cách đây 10.000 – 12.000 năm. - Có suối nước nóng 38 độ C, động Trăng Khuyết, động Chúa - Vườn quốc gia Cúc Phương là 1 trong những trung tâm du lịch sinh thái và là cơ sở nghiên cứu sinh học nhiệt đới nổi tiếng của Việt Nam và thế giới. B. TIỂU VÙNG DU LỊCH DUYÊN HẢI ĐÔNG BẮC 1. Điểm du l ịch Hạ Long - Vịnh Hạ Long là 1 thắng cảnh nổi tiếng của vùng biển Đông Bắc thuộc tỉnh Quảng Ninh, cách Hà Nội 150km về phía đông. Đến Hạ Long, khách du lịch có thể đi bằng nhiều cách: + Đi bằng đường bộ Hà Nội – Hải Phòng + Đi bằng đường sắt: Yên Viên – Uông Bí, chiều dài 130 km + Đi bằng đường thuỷ: Hải Phòng - Hồng gai, chiều dài 74 km. - Vịnh Hạ Long có diện tích 1500 km 2 với hơn 1969 hòn đảo lớn nhỏ. Trong đó có 980 hòn đảo chưa có tên. Trên đảo có nhiều chim, thú như Gà Ri, Chim xanh, Sơn Dương, Khỉ. Nhiều đảo có thể khai thác được ngọc trai và san hô. - Vịnh Hạ Long có 4 giá trị nổi bật: (1). Giá trị thẩm mỹ (2). Giá trị địa chất và địa mạo (3) Giá trị sinh học (dưới biển và trên đảo) (4). Giá trị văn hoá - Năm 1994 Vịnh Hạ Long được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Năm 2000, CHƯƠNG III http://www.dayhoctructuyen.com/file.php/174/CHUONG_III.htm 7 of 10 4/10/2008 8:50 AM được công nhận là di sản thế giới có tính chất ngoại hạng và có ý nghĩa toàn cầu về địa chất, địa mạo. - Mỗi đảo tên gọi khác nhau: hòn Con Cóc, hòn Voi, hòn Gà chọi, hòn Mái nhà, hòn Cánh buồm, hòn Trống mái, hòn Lư Hương. - Có nhiều hang động được xếp vào loại đẹp nhất nước, đó là hang Đầu gỗ, hang Trinh nữ, động Sửng Sốt, động Thiên cung, động Hang hanh. - Có hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái rừ ng nhiệt đới với hàng ngàn loài động vật vô cùng phong phú. - Địa danh Hạ Long còn gắn liền với lịch sử phát triển của dân tộc: Thương cảng Vân Đồn, núi Bài Thơ, sông Bạch Đằng 2 làn đánh tan quân xâm lược. - Hạ Long là cái nôi của loài người gắn với các địa danh: Đồng mang, Xích thổ, Soi như, Soi giếng. Chính vì vậy mà nhà thơ Tiêu Tam (Trung quốc) nổi tiếng đã viết trong bài thơ của mình vào ngày 31/5/1960 ngay trong chuyến đi thăm vịnh Hạ Long: “ Ch ưa xem vịnh Hạ Long Chưa phải đến Việt Nam” - Hạn chế của vịnh Hạ Long: việc khai thác than của Quảng Ninh mâu thuẫn với việc phát triển du lịch nên phong cảnh đang bị xuống cấp. 2. Điểm du lịch đảo Cát Bà - Cát bà tên 1 đảo chính, rộng khoảng 100 km 2 , cách cảng Hải Phòng 60 km, tiếp nối với vịnh Hạ long. Quần đảo Cát bà bao gồm 366 hòn đảo lớn nhỏ, chủ yếu là đảo đá vôi. - Tại đảo chính có vườn quốc gia mang tên Cát Bà. Trong đó 9800ha rừng và 4200 ha biển. Địa hình gồm nhiều dãy đá vôi, nhiều hang động kỳ thú, bãi biển cát trắng mịn, nước trong xanh. Độ cao TB của đảo là 150m, trong đó đỉnh Cao Vọng cao nhất là 322m. - Động vật: 20 loài thú, 69n loài chim, 20 loài bò sát và 11 loài ếch nhái. - Một số loài quý hiếm như: Sơn dương, khỉ vàng, chim, cao cát, bói cá, hút mật, đầu rìu, chim yến, rùa biển. - Thực vật: 495 chi, 149 họ trong đó có 350 loài cây lám thuốc và 1 số loài cây quý: Che đôi, Trai lý, Cát hoa, Kim giao, Cọ Bắc Sơn. - Đảo có di chỉ khảo cổ học Cát bèo, nôi cách đây 6000 năm đã có người tiền sử sống trong hang động - Là khu nghỉ mát hấp dẫn nhất của đảo vịnh Hạ Long. Tại đây, đang đầu tư xây dựng hệ thống nhà nghỉ và bảo vệ cảnh quan thiên nhiên của đảo. 3. Điển du lịch Đồ Sơn - Đồ Sơn là bãi biển có nhiều phong cảnh tự nhiên đẹp, nằm cách Hà Nội 120 km thuộc huyện Đồ Sơn của tỉnh Hải Phòng. Từ Hà Nội đến Đồ Sơn có thể đi bằng đường bộ hoặc đường biển khá thuận lợi. - CHƯƠNG III http://www.dayhoctructuyen.com/file.php/174/CHUONG_III.htm 8 of 10 4/10/2008 8:50 AM Đồ Sơn có nhiều bãi tắm rộng, sức chứa lớn, bờ thoãi, nước cạn. Khí hậu có mùa đông ấm và mùa hè mát, thuận lợi cho việc tổ chức loại hình du lịch tắm biển. - Đồ Sơn là 1 bãi cá lớn của vùng nên có nhiều điểm thuận lợi về cung cấp thực phẩm tại chỗ. C. TIỂU VÙNG DU LỊCH MIỀN NÚI ĐÔNG BẮC 1. Điểm du lịch Lạng Sơn - Vịt trí: cách Hà Nội 151 km, là cửa khẩu quan trọng nhất trên đường biên giới Việt – Trung. Nằm ở nơi gặp gỡ của quốc lộ 1, quốc lộ 4, dọc đường biên giới nối 3 tỉnh Quảng Ninh - Lạng Sơn – Cao Bằng. Nằm bên bờ sông Kỳ Cùng, chảy về phía Trung Quốc. Có vị trí quan trọng về quân sự, kinh tế chính trị, văn hoá ở Đông Bắc. - Thắng cảnh: Động Tam Thanh, Núi Vọng Phu, Động Nhị Thanh, Chùa Tiên, Giếng Tiên, Chợ Đồng Đăng và chợ Kỳ Lừa. 2. Điểm du lịch Pắc Pó Nằm ở xã Trung Hà huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng, sát biên giới Việt Trung, cách Hà Nội 300 km về phía Bắc. Có diện tích cách mạng gồm hang Pắc Pó, nơi Bác Hồ làm việc từ tháng 2 năm 1941 – 1945. Có suối Lê Nin, núi các Mác và hang BoBam, làng Khuổi Nâm. Đây là điểm du lịch lịch sử hấp dẫn. 3. Điểm du lịch Ba Bể - Vị trí: từ thị xã Bắc Cạn đi khoảng 40 km theo quốc lộ 3. Hồ Ba Bể là 1 trong những hồ tự nhiên lớn nhất miền bắc Việt Nam. Hồ nằm ở độ cao 145m so với mực nước biển. - Diện tích: 500 ha, dài trên 7 km, chỗ rộng nhất 2km. Độ sâu khoảng từ 20 – 30m. Trong hồ có 2 hòn đảo: đảo An Mã và đảo Pò Gia Mải (gò bà goá). Điểm du lịch Ba Bể có nhiều thắng cảnh đẹp, tiêu biểu là: thác Đầu Đẳng, Động Puông, Ao Tiên. - Tài nguyên rừng: diện tích 4500 ha, có nhiều gỗ quý: gôc nghiến, lát hoa, sến, gụ, mun - Động vật: 30 loài thú như hươu, nai, lợn rừng, gấu, bó, khỉ voọc mũi hếch. Nhiều loại chim quý: chèo bẻo đuôi cờ, gà lôi trắng. Hồ có 17 loài cá, ba ba, rùa tôm. Có con ba ba nằng 20 – 30 kg. - Sản phẩm du lịch: nghỉ nghơi, du thuyền độc mộc, thê thao nước, dạo chơi trong rừng và nghiên cứu khoa học. Năm 1978, được Nhà nước công nhận là rừng cấm quốc gia. D. TIỂU VÙNG DU LỊCH MIẾN NÚI TÂY BẮC 1. Điểm du lịch Điện Biên - Điện Biên là di tích lịch sử ghi lại chiến công oanh liệt của quân và dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. - Cánh Hà Nội 500km về phía tây. Nếu đi bằng đường hàng không thì chỉ cách Hà CHƯƠNG III http://www.dayhoctructuyen.com/file.php/174/CHUONG_III.htm 9 of 10 4/10/2008 8:50 AM Nội 300 km, Từ Hà Nội đi theo quốc lộ 6, qua Sơn La, vượt đèo Pha Đin, sang Tuần Giáo rồi rẽ vào Điện Biên. Điện Biên là 1 cánh đồng phẳng chạy dọc theo thung lũng của sông Nậm Rốm, có nhiều dãy núi đồi trùng điệp bao quanh. - Tại đây, vào ngày 7/5/1954, sau 55 ngày đêm ta đã tiêu diệt 16,000 quân Pháp, bắt sống tướng Đơcátơri và toàn bộ chỉ huy cứ điểm. - Các di tích nổi bật của chiến trường xưa là: cứ điểm Hồng Cúm, Him Lam, đồi Độc Lập, đồi A1, cầu và sân bay Mường Thanh, hầm chỉ huy của tướng Đơcátari. 2. Điểm du lịch Sapa - Vị trí: Sapa là 1 địa danh nổi tiếng của Việt Nam, cách Hà Nội 333km về phía tây bắc, cách thị xã Lào Cai hơn 30 km về phía tây. - Đặc điểm: Sapa nằm trên độ cao 1600m, trên lưng chứng núi Hoàng Liên Sơn. Sapa luôn có mây che phủ, nhất là về mùa đông nên được gọi là “thành phố trong sương”. - Khí hậu: Sapa mát mẻ quanh năm. Mùa hè nhiệt độ từ 15 – 18 độ C. Trong các tháng mùa đông, nhiệt độ xuống thấp có nhiều ngày rét lạnh, cá biệt có năm có tuyết rơi. Vì ở vùng núi cao nên thực vật Sapa là thực vật nhiệt đới pha lẫn thực vật ôn đới. Cây ôn đới điển hình là thông gai (sa mu), pơ mu, rừng mai, rừng trúc. Sa pa còn có hàng trăm cây thảo dược, 20 loài hoa phong lan nở hoa từ tháng 3 – đến tháng 7. Sa pa còn nổi tiếng về cây ăn quả vùng ôn đới và nhiệt đới: đào Vân Nam, lê Ô Quy Hồ, mận Hậu và mận tà Văn, mơ Năm sai, táo Mèo, đào…và là nơi thích hợp để ươm các loại rau và hoa ôn đới. - Sa pa có nhiều ảnh quan tự nhiên như: Thác Bạc, động Thuỷ Cung, Cầu mây, suối Cát cát, bản Tà Phìn, hang Gió, Cổng Trời, rừng trúc, các biệt thự, khách sạn và đài vật lý địa cầu. - Với những lợi thế trên, Sa pa thích hợp với các sản phẩm du l ịch như leo núi, tham quan, du lịch sinh thái, du lịch dã ngoại, du lịch nghỉ dưỡng. E. TIỂU VÙNG DU LỊCH PHÍA NAM 1. Điểm du lịch Nam Đàn – Kim Liên, quê hương của Chủ Tịch Hồ Chí Minh - Nằm cách Hà Nội 205 km về phía nam. từ thành phố Hà Nội vào Vinh có thể đi bằng máy bay, đường sắt, đường bộ. Từ Vinh, theo đường tỉnh lộ 19 khoảng 15km, vào huyện Nam Đàn tới xã Kim Liên quê hương Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Tại đây có các điể m du lịch thuộc làng Chùa, làng Sen, là quê nội và quê ngoại của Bác Hồ, mộ bà Hoàng Thị Loan, núi Thiên Nhẫn và Thành Lục Nên gắn với cuộc khởi nghĩa Lê Lợi, mộ cụ Nguyễn Thiệp (xã Nam Kim), khu vực thị trấn Nam Đàn có mộ cụ Phan Bội Châu, đến Hồng Long. - Làng Sen: (quê nội của Bác) tức là Kim Liên vì có nhiều hồ sen suốt hai bên đường làng. Nơi đây có ngôi nhà lá năm gian của gia đình cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Khi ông đỗ phó b ảng đem lại vinh dự cho làng, dân địa phương đã góp công sức, tiền của để xây dựng. + Ở đây còn có nhà của cụ cử nhân Vương Thúc Quý, thầy dạy Bác Hồ thời niên thiếu. Có giếng cốc gắn bó với thôn làng. - Làng Chùa: (quê ngoại của Bác): cách làng Sen 2km, có ngôi nhà lá năm gian, xây dựng từ năm 1883, nôi Hồ Chủ Tich ra đời, là nhà cụ Hoàng Xuân Đường, ông ngoại Bác Hồ. + Các ngôi nhà và hiện vật còn lưu giũ thật giản dị và đơn sơm cùng với phong cảnh quê CHƯƠNG III http://www.dayhoctructuyen.com/file.php/174/CHUONG_III.htm 10 of 10 4/10/2008 8:50 AM hương thanh bạch của Hồ Chủ Tịch, đã gây cảm xúc mạnh mẽ đối với khách du lịch trong nước và quốc tế. + Phần mộ bà Hòng Thị Loan (mẹ của Bác) nằm trên núi Động Thanh, được xây dựng lại từ năm 1985. Muốn đến viếng, bạn phải đi 300 bậc thnag đá mới đến phần mộ. Cấu trúc phần mộ có dàn bê tông giống như hình khung cửi mà thuở sinh thời bà Loan vẫn dệt vải để nuôi con. 2. Điểm du lịch bãi biển Cửa Lò Từ thành phố Vinh đi 18km là đến bãi biển Cửa Lò. Bãi biển dài 10 km, cát trắng, nước trong xanh, nhiệt độ nước 20 độ C, mùa hè 25 độ C. Ngày nay, ở đây đã mọc lên nhà nghỉ, khách sạn, là nơi nghie cuối tuần của Hà Nội và TP. Vinh. 3. Ngã Ba Đồng Lộc - Giao điểm của đường tỉnh lộ 5 và 15 của Hà Tĩnh - Là cửa ngõ giao thông từ miề n Bắc vào đường mòn Hồ Chí Minh trong những năm đánh Mỹ. Trên đoạn đường dài 20 km, Mỹ đã đánh 2057 trận bom. - Tai đây, trong những năm đánh Mỹ, 1 tiểu đội nữ TNXP do Võ Thị Tần làm tiểu đội trưởng và 10 cô gái tuổi từ 17 – 22 được giao nhiệm vụ sửa đường cho xe qua. - Ngày 24/07/1968, lúc 16h30 sau trận bom của Mỹ, 10 cô gái đã hi sinh. Hiện nay trên đồi cao của ngã Ba Đồng Lộc có đài liệt sĩ tưởng niệm kh ắc tên 10 cô gái anh hùng . CHƯƠNG III http://www.dayhoctructuyen.com/file.php/174/CHUONG _III. htm 1 of 10 4/10/2008 8:50 AM CHƯƠNG III NHỮNG LỢI THẾ VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA VÙNG DU LỊCH BẮC BỘ I - VỊ. Sơn)… IV- SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC TRƯNG VÀ ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CHỦ YẾU 1. Sản phẩm du lịch Tại vùng kinh tế Bắc Bộ sản phẩm du lịch đặc trưng là du lịch văn hoá kết hợp với du lịch tham quan. sạn và đài vật lý địa cầu. - Với những lợi thế trên, Sa pa thích hợp với các sản phẩm du l ịch như leo núi, tham quan, du lịch sinh thái, du lịch dã ngoại, du lịch nghỉ dưỡng. E. TIỂU VÙNG DU LỊCH

Ngày đăng: 08/08/2014, 10:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan