1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận pptx

46 2,2K 46

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 5,06 MB

Nội dung

Tiểu luận môn Địa lý Du lịch Lương Thanh Trúc – 91C660241 PHẦN NHẬN XÉT VÀ CHO ĐIỂM NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN: . . . . . . . . . . ĐIỂM: Bằng chữ:……………………. Ngày…. Tháng…. Năm …. Giảng viên chấm bài Đánh giá tiềm năng và hiện trạng khai thác địa hình cho phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận 1 Tiểu luận môn Địa lý Du lịch Lương Thanh Trúc – 91C660241 MỤC LỤC Đánh giá tiềm năng và hiện trạng khai thác địa hình cho phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận 2 Tiểu luận môn Địa lý Du lịch Lương Thanh Trúc – 91C660241 PHẦN MỞ ĐẦU Từ xa xưa, con người đã có ý thức cần có du lịch. Người ta xem du lịch như là một hoạt động hiện hữu mang tính tích cực. Dân gian Việt Nam có câu “đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Ngày nay du lịch đã trở thành một hoạt động trong cuộc sống của con người như là một nhu cầu thiết yếu của cuộc sống đương đại và đó là lý do để nâng du lịch trở thành công nghệ du lịch. Về lợi ích kinh tế, du lịch đã trở thành một sự bùng nổ, một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Ít có một quốc gia nào trong khu vực, có đặc điểm địa lý, điều kiện tự nhiên, cảnh quan môi trường xinh đẹp, Có các loại địa hình như đồi, rừng, núi, đồng bằng, đặc biệt là địa hình biển phong phú và đa dạng như Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam lại được xem là một quốc gia an toàn về chính trị, do đó có thể nói, Việt Nam là điểm đến hấp dẫn của du khách quốc tế. Điểm hấp dẫn trước hết là nhờ tài nguyên du lịch sinh thái. Đối với du lịch Việt Nam, thiên nhiên giàu đẹp nên việc phát triển du lịch sinh thái là một thế mạnh sẵn có mà không phải một quốc gia nào làm du lịch cũng có điều kiện tự nhiên như vậy. Những tỉnh thành nổi tiếng, sở hữu những tài nguyên du lịch tự nhiên ở nước ta có thể kể đến như: Quảng Bình (Phong Nha – Kẻ Bàng), Cao Bằng (Sa Pa), Quảng Ninh (Vịnh Hạ Long), Lâm Đồng (Đà Lạt), Bình Thuận (Mũi Né), Bà Rịa Vũng Tàu (Bình Châu)… Tuy nhiên, ngoài những tỉnh thành này, thì một số tỉnh thành khác cũng có những tài nguyên du lịch tự nhiên hấp dẫn không kém, nhưng do nhiều lý do mà chưa được biết đến cũng như được đầu tư khai thác đúng mức. Trong phạm vi bài tiểu luận này, tôi xin đề cập đến tiềm năng và hiện trạng khai thác địa hình cho phát triển du lịchtỉnh Ninh Thuận, cũng như một số ý kiến đề xuất để có thể khai thác tốt hơn tiềm năng du lịch của tỉnh Ninh Thuận. Bài làm của tôi tất sẽ tồn tại những thiếu sót, kính mong thầy nhận xét và góp ý thêm để tôi có thêm kiến thức và kinh nghiệm cho những lần làm bài sau. Xin chân thành cảm ơn thầy. Sinh viên Lương Thanh Trúc – lớp 09CĐDL2 Đánh giá tiềm năng và hiện trạng khai thác địa hình cho phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận 3 Tiểu luận môn Địa lý Du lịch Lương Thanh Trúc – 91C660241 PHẦN I CƠ SỞ LÝ LUẬN Tỉnh Ninh Thuận là một tỉnh nổi tiếng với nghề trồng nho, làm muối từ bao đời nay, nổi tiếng là nơi còn tồn tại nhiều di tích của vương quốc Chăm Pa xa xưa, với những làng nghề cổ truyền xưa nhất Đông Nam Á, nhưng đồng thời, tỉnh Ninh Thuận cũng là tỉnh thành “nổi tiếng” có khí hậu khô hạn nhất nước ta, với lượng mưa hàng năm thấp nhất nước: 700 – 800mm ớ Phan Rang và tăng dần đến 1100mm ở miền núi, nhiệt độ trung bình 26-27 độ C, độ ẩm không khí từ 75-77%. Chính vì điều kiện khí hậu khắc nghiệt này mà cho Ninh Thuận có những điểm du lịch, tham quan hấp dẫn du khách, nhưng vẫn chưa nhiều người biết đến du lịch Ninh Thuận, trong khi tỉnh bạn Bình Thuận lại được rất nhiều du khách trong nước và quốc tế biết đến nhờ sở hữu khu vực Mũi Né được mệnh danh là “Thủ đô Resort” với ngành kinh tế mũi nhọn là du lịch. Ngoài việc sở hữu các tài nguyên du lịch nhân văn như: Tháp Pô Klông Garai, Nhóm Ba Tháp, Tháp Pôrômê, Làng gốm thủ công Bàu Trúc, Làng thổ cẩm Mỹ Nghiệp, thì với những tài nguyên du lịch tự nhiên như: Bãi biển Cà Ná, bãi biển Ninh Chữ, Vịnh Vĩnh Hy, Vườn Quốc Gia Núi Chúa, đèo Ngoạn Mục ; tỉnh Ninh Thuận đã có gần như đầy đủ các dạng địa hình trong tỉnh nhà: rừng, bờ biển, vịnh biển, núi, đồng bằng; thích hợp để phát triển du lịch sinh thái kết hợp với việc tham quan những di tích lịch sử, những làng nghề truyền thống hay còn gọi là du lịch văn hóa. Ninh Thuận còn nằm trong cụm du lịch quốc gia thuộc tam giác Đà Lạt - Nha Trang - Phan Rang. Đến thăm nơi đây du khách có thể tham gia nhiều loại hình du lịch: tắm biển, nghỉ dưỡng, du thuyền, leo núi, săn bắn, tham quan các di tích lịch sử, hoặc tham dự các lễ hội của người Chăm. Nghiên cứu du lịch của một số nước trên thế giới như Nhật, Hàn Quốc và cả Trung Quốc, số đông người ta gọi chung du lịch sinh thái với du lịch văn hóa khi đề cập đến loại hình du lịch này. Sách “Luật Du lịch” Việt Nam có định nghĩa: “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương, với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững”. Đặc điểm của du lịch Việt Nam nói riêng, các nước thuộc châu Á Thái Bình Dương nói chung có xu hướng kết hợp du lịch sinh thái với du lịch văn hóa. Khái Đánh giá tiềm năng và hiện trạng khai thác địa hình cho phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận 4 Tiểu luận môn Địa lý Du lịch Lương Thanh Trúc – 91C660241 niệm du lịch văn hóa với du lịch sinh thái có quan hệ tương đồng nên đôi khi sự kết hợp hai loại hình du lịch này tỏ ra phù hợp với hoàn cảnh thực tế, với điều kiện tự nhiên một số nước, đặc biệt là của du lịch văn hóa, du lịch sinh thái ở Việt Nam. Các tuyến điểm của du lịch Việt Nam đa phần đều là du lịch sinh thái hơn là du lịch văn hóa. Một lý do đơn giản là Việt Nam có tiềm năng rất lớn về du lịch sinh thái nghĩa là tài nguyên du lịch tự nhiên. Theo lịch Du lịch Việt Nam năm 2005, “tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, cảnh quan tự nhiên đang được khai thác hoặc có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch”. Vậy thì với những gì đang có, tỉnh Ninh Thuận hoàn toàn có thể khai thác và phát triển du lịch tỉnh nhà, để có thể nâng cao đời sống cho người dân, cải thiện điều kiện sống về vật chất lẫn tinh thần cho họ khi mà từ bao đời nay, họ đã phải cực khổ hứng chịu cái nóng oi bức mà tạo hóa đã vô tình mang đến cho họ. Đánh giá tiềm năng và hiện trạng khai thác địa hình cho phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận 5 Tiểu luận môn Địa lý Du lịch Lương Thanh Trúc – 91C660241 PHẦN II ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG: Giới thiệu khái quát tỉnh Ninh Thuận 1. Điều kiện địa lý, tự nhiên: Phần đất liền Ninh Thuận nằm trong giới hạn 11°18’- 11°10’ vĩ độ bắc và 108°39’-109°14’ kinh độ Đông. • Phía bắc giáp tỉnh Khánh Hoà. • Phía nam giáp tỉnh Bình Thuận. • Phía tây giáp tỉnh Lâm Đồng. • Phía đông có bờ biển dài 105 km. Ninh Thuận được bao bọc bởi ba mặt núi và một mặt biển. Phía tây là vùng núi cao giáp Đà Lạt, phía bắc và phía nam có hai dãy núi chạy ra biển. Giữa tỉnh và ven biển là vùng đồng bằng khô cằn nên được mệnh danh là miền Viễn tây của Việt Nam. Vùng núi cao chiếm 63,2% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, vùng gò đồi chiếm 15,4% và đồng bằng là 22,4%. Ninh Thuận có nhiều sông, suối, nhưng lớn nhất là sông Cái (sông Dinh). Nếu tính cả các phụ lưu là sông Mê Lam, sông Sắt, sông Ông, sông Chá, sông Lu và sông Quao thì hệ thống sông Cái có chiều dài 246 km. Ngoài hệ thống này, Ninh Thuận còn có một số sông khác như sông Trâu, sông Quán Thẻ, sông Bà Râu, với tổng chiều dài 184 km. Tổng diện tích: 3.360 km 2 Khí hậu, thủy văn Ninh Thuận có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình với đặc trưng khô nóng, gió nhiều, bốc hơi mạnh, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26-27 0 C, lượng mưa trung bình 700-800 mm ở khu vực đồng bằng ven biển và tăng dần đến trên 1.100 mm ở miền núi, độ ẩm không khí từ 75-77%. Đánh giá tiềm năng và hiện trạng khai thác địa hình cho phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận 6 Tiểu luận môn Địa lý Du lịch Lương Thanh Trúc – 91C660241 Thời tiết có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 11; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 8 năm sau. Nguồn nước ở Ninh Thuận phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở khu vực phía bắc và trung tâm tỉnh. Nguồn nước ngầm chỉ bằng 1/3 mức bình quân cả nước. 2. Hành chính – xã hội Dân số Theo kết quả điều tra ngày 01/04/2009, dân số tỉnh Ninh Thuận là 564.129 người Hành chính Ninh Thuận gồm có 1 thành phố và 6 huyện: • Thành phố Phan Rang-Tháp Chàm (15 phường và 1 xã) • Bác Ái (9 xã) • Ninh Hải (1 thị trấn và 7 xã) • Ninh Phước (1 thị trấn và 8 xã) • Ninh Sơn (1 thị trấn và 7 xã) • Thuận Bắc (6 xã ) • Thuận Nam (8 xã) Ninh Thuận có 64 đơn vị hành chính cấp xã gồm 46 xã, 15 phường và 3 thị trấn. Ninh Thuận thuộc vùng nào? Hiện nay, đa số sách báo, trong đó có các sách giáo khoa, Từ điển Bách khoa Việt Nam, Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam đều xếp Ninh Thuận vào vùng duyên hải Nam (hoặc cực Nam) Trung Bộ. Riêng Tổng cục Thống kê Việt Nam (và một số tài liệu lấy số liệu của Tổng cục Thống kê) lại xếp Ninh Thuận cùng Bình Thuận vào Đông Nam Bộ [2] Điều này là thiếu thuyết phục cả về mặt địa lý lẫn lịch sử. Xét về mặt địa lý ranh giới giữa Nam Bộ và Trung Bộ đi theo vệt hướng bắc- nam là hợp lý, nếu ghép Bình ThuậnNinh Thuận vào Đông Nam Bộ thì sẽ có một vùng ăn sâu về phía đông, rất vô lý. Xét về mặt lịch sử thì tỉnh Bình Thuận Đánh giá tiềm năng và hiện trạng khai thác địa hình cho phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận 7 Tiểu luận môn Địa lý Du lịch Lương Thanh Trúc – 91C660241 (thời đó bao gồm cả phủ Ninh Thuận) chỉ được xếp vào Nam Kỳ trong thời gian khoảng 1 năm (1883-1884), sau đó lại trả về Trung Kỳ cho tới nay. Website của Bộ Kế hoạch và đầu tư Việt Nam cũng xếp 2 tỉnh Bình ThuậnNinh Thuận vào Đông Nam Bộ trong số liệu thống kê vùng Đông Nam Bộ, nhưng ở phần khác lại xếp Bình ThuậnNinh Thuận vào "vùng Duyên hải miền Trung", tách biệt với Đông Nam Bộ. 3. Lịch sử Ngày 20 tháng 5 năm 1901, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập tỉnh Phan Rang, tỉnh lị cũng là Phan Rang. Năm 1913, tỉnh Phan Rang bị xóa bỏ, phần phía bắc nhập vào tỉnh Khánh Hòa, còn phần phía nam gọi là đại lý hành chính, thuộc tỉnh Bình Thuận. Ngày 5 tháng 7 năm 1922, tỉnh Phan Rang, còn gọi là tỉnh Ninh Thuận, được tái lập. Tỉnh gồm phủ Ninh Thuận và huyện An Phước (nơi người Chăm cư trú), do một Công sứ Pháp cai trị. Dưới Công sứ còn có một Quản đạo. Năm 1958, tỉnh Ninh Thuận gồm có 3 quận (24 xã): Thanh Hải (quận lị Khánh Hải), An Phước (quận lị Hậu Phước), Bửu Sơn (quận lị An Sơn). Ngày 6 tháng 4 năm 1960, thành lập quận Du Long, do tách một phần đất quận Bửu Sơn và một phần đất của quận Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa. Quận lị đặt tại Karom, xã Cam Ly. Trước ngày 16 tháng 4 năm 1975, tỉnh Ninh Thuận gồm có 5 quận: Thanh Hải, An Phước, Bửu Sơn, Du Long và Sông Pha. Sau 30 tháng 4 năm 1975, Ninh Thuận được sáp nhập với Bình Thuận, Tuyên Đức, Lâm Đồng thành tỉnh Thuận Lâm. Tháng 2 năm 1976, thực hiện chủ trương giải thể khu, hợp nhất tỉnh ở miền Nam Việt Nam, ba tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Bình Tuy hợp nhất thành tỉnh Thuận Hải. Trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận cũ có một thị xã (Phan Rang) và 3 huyện (Ninh Sơn, Ninh Hải, An Phước). Từ 1977 đến 1981, địa bàn tỉnh Ninh Thuận từ một thị xã và ba huyện hợp nhất thành hai huyện là huyện An Sơn với thị trấn huyện lỵ Tháp Chàm và huyện Ninh Hải (mới) với thị trấn huyện lỵ Phan Rang. Từ 1981 lại quay lại các đơn vị hành chính cũ là 1 thị xã và 3 huyện. Đánh giá tiềm năng và hiện trạng khai thác địa hình cho phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận 8 Tiểu luận môn Địa lý Du lịch Lương Thanh Trúc – 91C660241 Ngày 26 tháng 12 năm 1991, Theo nghị quyết của Quốc hội khóa VIII, kỳ họp thứ 10, tỉnh Thuận Hải được chia tách thành hai tỉnh Bình ThuậnNinh Thuận. Ngày 1 tháng 4 năm 1992, tỉnh Ninh Thuận chính thức đi vào hoạt động. Khi đó, tỉnh Ninh Thuận có diện tích 3.530,4 km², dân số 406.732 người và gồm có 1 thị xã (Phan Rang) và 3 huyện (Ninh Sơn, Ninh Hải, Ninh Phước). Ngày 6 tháng 11 năm 2000, huyện Bác Ái được thành lập. Ngày 1 tháng 10 năm 2005, huyện Thuận Bắc được thành lập Ngày 10 tháng 6 năm 2009, huyện Thuận Nam được thành lập. 4. Dân cư, văn hóa Ninh Thuận là một trong những địa bàn sinh sống của người Việt cổ. Các nhà khảo cổ đã phát hiện được ở Nhơn Hải của Ninh Thuận các mộ cổ chôn cùng với đồ đá, đồ sắt thuộc nền văn minh Sa Huỳnh cách đây khoảng 2500 năm. Ninh Thuận còn là nơi gìn giữ được nhiều di sản quý báu của nền văn hoá Chămpa, bao gồm chữ viết, dân ca và nghệ thuật múa, trang phục và nghề dệt thổ cẩm, nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc. Với diện tích tự nhiên 3.360 km 2 , dân số năm 2001 ước tính khoảng 531,7 nghìn người với mật độ dân số 158,2 người /km². Dân tộc Trên địa bàn Ninh Thuận có 28 dân tộc, nhưng đông nhất là người Kinh, người Chăm và người (Ra-glai/Raglai) Ninh Thuậntỉnh có nhiều người Chăm và người Raglai sinh sống. Theo tài liệu điều tra dân số 1/4/1999, Ninh Thuận có 57,1 nghìn người Chăm, chiếm trên 11,3% dân số toàn tỉnh và chiếm 43,0% tổng số người Chăm của cả nước ; 47,6 nghìn người Raglai, chiếm 9,4% và 49,1%. Tỉnh có hơn 20 làng người Chăm, trong đó có những làng vẫn duy trì các tập quán của chế độ mẫu hệ. Ninh Thuận có gần như còn nguyên vẹn hệ thống tháp Chàm xây dựng trong nhiều thế kỷ trước, tiêu biểu là cụm tháp Hoà Lai xây dựng thế kỷ thứ 9, cụm tháp Poklong Garai xây dựng thế kỷ 13 và cụm tháp Pôrômê xây dựng thế kỷ 17. Đánh giá tiềm năng và hiện trạng khai thác địa hình cho phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận 9 Tiểu luận môn Địa lý Du lịch Lương Thanh Trúc – 91C660241 Địa hình - Tài nguyên du lỊch tự nhiên của tỉnh Ninh Thuận: 1. Bờ biển. Bãi biển Cà Ná Cà Ná là một xã thuộc huyện Thuận Nam. Xã Cà Ná được thành lập vào ngày 10 tháng 6 năm 2009 trên cơ sở tách ra từ xã Phước Diêm. Bãi biển Cà Ná là một bãi biển nằm ở phía nam tỉnh Ninh Thuận, giáp với phía bắc tỉnh Bình Thuận. Bãi biển Cà Ná nằm bên quốc lộ 1A và đường sắt Thống Nhất, có cự ly cách trung tâm thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh lỵ tỉnh Ninh Thuận, 30km về phía nam. Đây là một trong các bãi biển đẹp của Việt Nam, là điểm du lịch lý tưởng với nhiều bãi tắm hoang sơ, phong cảnh thiên nhiên hữu tình, rất quyến rũ. Nước biển ở khu vực này trong xanh, bãi cát trắng nằm cạnh các khu vực núi đá vươn ra biển. Chỉ cần từ bờ lội ra khơi chừng 20 mét, ở độ sâu chỉ 1-1,5 mét, du khách đã thấy được các rạn san hô rất đẹp Gần bờ biển này có hòn Lao, là nơi sinh sống của nhiều loài chim biển, ngày trước, người Pháp gọi Hòn Lao bằng cái tên “Poulo Cécir Terre”. Hòn Lao nổi tiếng với giếng Tiên và thạch động Bảy Đầu Lâu Những ghềnh đá hoa cương đã điểm xuyết cho nét đẹp đặc trưng của Cà Ná. Chính những ghềnh đá này tạo nên nhiều hang động kỳ bí như hang Ông Phật, ghềnh Ông Nồng, hang Giếng Đục…, như trêu chọc những ai thích phiêu lưu vào hang động. Không khí Cà Ná trong lành, mát mẻ. Đêm ở Cà Ná rất đẹp, nhất vào những ngày có trăng, Đánh giá tiềm năng và hiện trạng khai thác địa hình cho phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận 10 [...]... xuôi về duyên hải Phan Rang Đánh giá tiềm năng và hiện trạng khai thác địa hình cho phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận 28 Tiểu luận môn Địa lý Du lịch Lương Thanh Trúc – 91C660241 THỰC TRẠNG A - Tích cực I – Những thành tựu đạt được Lượng khách du lich đến với Ninh Thuận ngày càng tăng với tốc độ nhanh Tính đến đầu tháng 11-2009, ngành du lịch tỉnh Ninh Thuận đã thu hút được 557.205 khách du lịch đến... biển dài hơn 40 km nối liền với khu du lịch nổi tiếng Ninh Chữ là thế mạnh để phát triển du lịch Ở đây có vịnh Vĩnh Hy với nhiều bãi tắm lý tưởng, vùng biển có thảm san hô nổi Đánh giá tiềm năng và hiện trạng khai thác địa hình cho phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận 22 Tiểu luận môn Địa lý Du lịch Lương Thanh Trúc – 91C660241 tiếng Nếu được đầu tư khai thác du lịch, thì du khách đến đây có thể hít thở... giá tiềm năng và hiện trạng khai thác địa hình cho phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận 24 Tiểu luận môn Địa lý Du lịch Lương Thanh Trúc – 91C660241 Khi Bình minh lên soi rõ những đường cong uyển chuyển của đồi cát cứ sóng sánh ánh lam rồi dần ửng lên trong sắc cam nhạt đó là thời khắc đẹp nhất trong ngày của đồi cát Nam Cương Đánh giá tiềm năng và hiện trạng khai thác địa hình cho phát triển du lịch tỉnh. .. http://www.baovanhoa.vn/dulich/27510.vho) (Ngày 06/01/2011) Năm 2010, Ninh Thuận đã thu hút được 700 ngàn lượt du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng (tăng 25% so với năm 2009), tổng doanh thu toàn ngành đạt 310 tỷ đồng Đánh giá tiềm năng và hiện trạng khai thác địa hình cho phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận 29 Tiểu luận môn Địa lý Du lịch Lương Thanh Trúc – 91C660241 Năm 2011, với nhiều sản phẩm du lịch phong phú, ngành du. .. khách nội địa tăng 3,6 lần, công suất phòng đạt 61% Ninh Thuận phấn đấu đến năm 2020 nhóm ngành du lịch sẽ đóng góp 12% GDP của Ninh Thuận và giải quyết việc làm cho 13% lao động xã hội (Nguồn: http://www.baovanhoa.vn/dulich/27630.vho) Đánh giá tiềm năng và hiện trạng khai thác địa hình cho phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận 30 Tiểu luận môn Địa lý Du lịch Lương Thanh Trúc – 91C660241 B – Những tiêu cực... chóng Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả thuộc Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ và Trung tâm Đa dạng Sinh học & Phát triển (thuộc Viện sinh học Nhiệt Đánh giá tiềm năng và hiện trạng khai thác địa hình cho phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận 33 Tiểu luận môn Địa lý Du lịch Lương Thanh Trúc – 91C660241 đới) đăng trên Tạp chí Nghiên cứu & Phát triển bền vững, tháng 9/2010 về sự phụ thuộc của người... môn Địa lý Du lịch Lương Thanh Trúc – 91C660241 gió biển lồng lộng vi vu, tiếng sóng vỗ rì rào, mọi thứ như hòa vào đất trời, thiên nhiên Biển Cà Ná (ảnh chụp từ nhà hàng Hải Sơn) Bãi biển Ninh Chữ Đánh giá tiềm năng và hiện trạng khai thác địa hình cho phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận 11 Tiểu luận môn Địa lý Du lịch Lương Thanh Trúc – 91C660241 Bãi biển Ninh Chữ nằm ở xã Khánh Hải, huyện Ninh Hải,... ngành du lịch địa phương đã liên kết với các công ty du lịch lớn ngoài tỉnh để đưa khách về với xứ sở xương rồng, lượng khách du lịch đến với Ninh Thuận sẽ có bước tăng trưởng đột biến (Nguồn: http://www.baovanhoa.vn/dulich/32396.vho) Phấn đấu du lịch đóng góp 12% GDP và giải quyết 13% việc làm cho LĐXH (14/07/2010) Sau hơn 18 năm tái lập tỉnh, mặc còn nhiều khó khăn, nhưng ngành Du lịch Ninh Thuận. .. là một cảm giác rất khó quên đối với những du khách từng đến Vĩnh Hy Đánh giá tiềm năng và hiện trạng khai thác địa hình cho phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận 15 Tiểu luận môn Địa lý Du lịch Lương Thanh Trúc – 91C660241 2 Đồi - núi – Đèo – Rừng: Vườn Quốc gia Núi Chúa Vị trí địa lý Vườn quốc gia Núi Chúa là một vườn quốc gia tại huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam được thành lập vào năm 2003... sơ bộ diện tích đát hoang mạc hóa một số năm gần đây ở Ninh Thuận được trình bày ở bảng bên dưới Đánh giá tiềm năng và hiện trạng khai thác địa hình cho phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận 31 Tiểu luận môn Địa lý Du lịch Lương Thanh Trúc – 91C660241 Tổng số diện tích đất hoang mạc ở Ninh Thuận là 41 021 ha, chiếm 12,21% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh Và cho đến hiện hay, thực trạng hoang mạc hóa vẫn . cập đến tiềm năng và hiện trạng khai thác địa hình cho phát triển du lịch ở tỉnh Ninh Thuận, cũng như một số ý kiến đề xuất để có thể khai thác tốt hơn tiềm năng du lịch của tỉnh Ninh Thuận. Bài. giá tiềm năng và hiện trạng khai thác địa hình cho phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận 3 Tiểu luận môn Địa lý Du lịch Lương Thanh Trúc – 91C660241 PHẦN I CƠ SỞ LÝ LUẬN Tỉnh Ninh Thuận là một tỉnh. Đánh giá tiềm năng và hiện trạng khai thác địa hình cho phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận 4 Tiểu luận môn Địa lý Du lịch Lương Thanh Trúc – 91C660241 niệm du lịch văn hóa với du lịch sinh thái

Ngày đăng: 27/06/2014, 07:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w