1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Từ loại trong tiếng Việt

5 781 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 35,7 KB

Nội dung

Vấn đề từ loại là vấn đề hiện nay rất nhiều học sinh vẫn không biết cách phân biệt và thường xuyên gặp khó khăn trong việc xác định từ loại. Bài tập này sẽ giúp các em cách phân biệt và nhận diện từ loại trong tiếng Việt. Các em cần cố gắng luyện giải thêm nhiều hơn nữa phần từ loại trong tiếng Việt. Từ loại gồm nhiều loại như danh từ, động từ, tính từ, quan hệ từ, tình thái từ, lượng từ, chỉ từ,... và mỗi cấp học lại học về từ loại và khái quát kĩ hơn.

Trang 1

A. Lý thuyết

*Các từ loại đã học:

- Danh từ

- Động từ

- Tính từ

- Số từ

- Đại từ

- Chỉ từ

- Lượng từ

- Phó từ

- Quan hệ từ

- Trợ từ

- Tình thái từ

- Thán từ

B. Bài tập

I. Xác định từ loại được in đậm trong các câu sau

1. Sáng nay, bà cho cháu quả cam.

2. Lan tức giận nói với Hưng : “Anh đi giúp cho “

3. Ba mua xe đạp cho tôi.

4. Chiều hôm qua, tôi mất hai cây bút trong giờ học.

5. - Lan hỏi: Bạn trả vở cho mình chưa ?

- Tôi đáp: Xin lỗi, mình quên mất.

6. Con mèo nhà tôi ăn mất hai con cá chiên.

7. Khánh đã thôi việc ở xưởng từ tuần trước.

8. Trong giờ kiểm tra, Cô giáo nói: “Hết giờ rồi, các em nộp bài thôi !”

9. Nhà tôi có hai chiếc xe máy.

10. Sáng nay, tôi có đi xe đến trường mà.

11. Tôi được đề bạt làm lớp trưởng.

12. Tôi làm được bài tập này.

13. Mẹ đi bộ cùng em đến trường.

14. Em về đi.

15. Tôi ra ngoài sân chơi với đám nhỏ.

16. Tôi tìm ra lời giải bài tập này rồi.

17. Chính tôi mua cái váy này hôm qua.

18. Tôi đến trường.

19. Em nghĩ đến anh.

20. Tôi nói: “Bài tập này chưa giải xong”.

21. Tôi đã xem bộ phim này rồi.

22. Cả anh cũng không tin lời tôi nói sao ?

23. Cả lớp xếp hàng cùng tập thể dục.

24. Cậu hứa sẽ giúp tớ mà.

25. Em đừng làm vậy chứ !

26. Cậu biết bạn ấy chứ ?

Trang 2

27. Tôi mua một chiếc xe mới.

28. Mẹ mới đi về nhà.

29. Tôi với bạn cùng đi xem phim nhé !

30. Chị giúp em với !

31. Những cô gái học giỏi, chăm ngoan.

32. Tôi nhắc anh những ba bốn lần.

33. Ngay bạn cũng hiểu lầm tôi.

34. Chỉ tôi mới hiểu bạn.

35. Cô giáo cầm que chỉ giảng bài.

II. Đặt câu với các từ sau theo từ loại của nó

+ Động từ

+ Phó từ

+ Động từ

+ Quan hệ từ

+ Phó từ

+ Động từ

+ Phó từ

III. Hãy xác định từ loại được in đậm có trong đoạn văn sau

1. Buổi sáng, các em học sinh đứng xếp hàng chăm ngoan Lớp trưởng của lớp 2A là Phương Phương là học sinh rất xinh đẹp, cao và chăm chỉ trong học tập nhưng dạo này nhìn Phương

xinh hẳn ra Những học sinh phân công trực nhật trong lớp học Mai với Lan lau bảng, còn

Thương quét nhà Trong khi trực nhật, Toàn nói “Mọi người, giúp mình một tay với” Tuấn

chạy lại giúp Toàn Phượng còn nhiều bài tập chưa giải nên đã trực nhật xong sớm vào giải bài

tập Vừa lúc đó, cô giáo vào lớp kiểm tra trực nhật Cô giáo khen các bạn trực rất sạch sẽ.

C. Đáp án

I.

Xác định từ loại được in đậm trong các câu sau

1. Sáng nay, bà cho cháu quả cam.

- Cho: Động từ

2 Lan tức giận nói với Hưng : “Anh đi giúp cho “

- Cho: Phó từ

3 Ba mua xe đạp cho tôi.

- Cho: Quan hệ từ

4 Chiều hôm qua, tôi mất hai cây bút trong giờ học.

- Mất: Động từ

Trang 3

5. - Lan hỏi: Bạn trả vở cho mình chưa ?

- Tôi đáp: Xin lỗi, mình quên mất.

- Mất: phó từ.

6 Con mèo nhà tôi ăn mất hai con cá chiên.

- Mất: Phó từ

7 Khánh đã thôi việc ở xưởng từ tuần trước.

- Thôi: Động từ

8 Trong giờ kiểm tra, Cô giáo nói: “Hết giờ rồi, các em nộp bài thôi !”

- Thôi: Phó từ

9 Nhà tôi có hai chiếc xe máy.

- Có: Động từ

10 Sáng nay, tôi có đi xe đến trường mà.

- Có: Phó từ

11 Tôi được đề bạt làm lớp trưởng.

- Được : Động từ.

12 Tôi làm được bài tập này.

- Được: Phó từ

13 Mẹ đi bộ cùng em đến trường.

- Đi: Động từ.

14 Em về đi.

- Đi: Phó từ

15 Tôi ra ngoài sân chơi với đám nhỏ.

- Ra: Động từ

16 Tôi tìm ra lời giải bài tập này rồi.

- Ra: Phó từ

17 Chính tôi mua cái váy này hôm qua.

- Chính: Trợ từ

18 Tôi đến trường.

- Đến: Động từ

19 Em nghĩ đến anh.

- Đến: Phó từ

20 Tôi nói: “Bài tập này chưa giải xong”.

- Xong: Phó từ

21 Tôi đã xem bộ phim này rồi.

- Rồi: Phó từ.

22 Cả anh cũng không tin lời tôi nói sao ?

- Cả: Trợ từ

23 Cả lớp xếp hàng cùng tập thể dục.

- Cả: Lượng từ

24 Cậu hứa sẽ giúp tớ mà.

- Mà: Tình thái từ.

25 Em đừng làm vậy chứ !

- Chứ: Tình thái từ.

26 Cậu biết bạn ấy chứ ?

- Chứ: Tình thái từ

27 Tôi mua một chiếc xe mới.

Trang 4

- Mới: Tính từ.

28 Mẹ mới đi về nhà.

- Mới: Phó từ

29 Tôi với bạn cùng đi xem phim nhé !

- Với: Quan hệ từ

30 Chị giúp em với !

- Với: Phó từ

31 Những cô gái học giỏi, chăm ngoan.

- Những: Lượng từ.

32 Tôi nhắc anh những ba bốn lần.

- Những: Trợ từ

33 Ngay bạn cũng hiểu lầm tôi.

- Ngay: Trợ từ

34 Chỉ tôi mới hiểu bạn.

- Chỉ: Trợ từ.

35 Cô giáo cầm que chỉ giảng bài.

- Que chỉ: Danh từ

II Đặt câu với các từ sau theo từ loại của nó

+ Động từ:

Cháu đi học về

+ Phó từ:

Cậu về đi !

- Cho:

+ Động từ

Mẹ cho em hai quyển vở

+ Quan hệ từ

Cậu tặng quà cho tớ

+ Phó từ

Em về đi cho !

- Mất:

+ Động từ

Anh Hai mất hai hai quyển sách

+ Phó từ

Tôi ăn mất hai con cá

III Hãy xác định từ loại được in đậm có trong đoạn văn sau

1. Buổi sáng, các em học sinh đứng xếp hàng chăm ngoan Lớp trưởng của lớp 2A là Phương.

Phương là học sinh rất xinh đẹp, cao và chăm chỉ trong học tập nhưng dạo này nhìn Phương

xinh hẳn ra Những học sinh phân công trực nhật trong lớp học Mai với Lan lau bảng, còn

Thương quét nhà Trong khi trực nhật, Toàn nói “Mọi người, giúp mình một tay với” Tuấn

chạy lại giúp Toàn Phượng còn nhiều bài tập chưa giải nên đã trực nhật xong sớm vào giải bài

tập Vừa lúc đó, cô giáo vào lớp kiểm tra trực nhật Cô giáo khen các bạn trực rất sạch sẽ.

- Tính từ: chăm ngoan, xinh đẹp, cao, chăm chỉ, xinh, sạch sẽ.

Trang 5

- Danh từ: học sinh, lớp trưởng.

- Động từ: đứng, lau bảng,quét nhà, nói, chạy, còn, vào (vào lớp).

- Quan hệ từ: của, với (Mai với Lan), nhưng.

- Chỉ từ: này.

- Phó từ: ra, vào (vào giải bài tập).

- Tình thái từ: với (giúp mình một tay với)

Ngày đăng: 08/03/2017, 20:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w