Phương án xéttuyển vào ĐH, CĐ mới nhất Phương án xéttuyển vào ĐH, CĐ hệ chính quy qua kỳ thiTHPT quốc gia vừa được Bộ GD-ĐT hoàn tất. Nếu đề án "2 trong 1" được Chính phủ thông qua, kỳ thiTHPT Quốc gia sẽ diễn ra vào tháng 6/2009. Kết quả kỳ thi này được dùng để công nhận tốt nghiệp THPTvàxéttuyển vào ĐH, CĐ và trung cấp chuyên nghiệp. Theo đề án đổi mới thi tốt nghiệp THPTvàtuyển sinh ĐH, CĐ, trung cấp chuyên nghiệp, những năm đầu Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức 8 môn thi môn gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lý. Điều kiện xét tốt nghiệp THPT, thí sinh phải thi 6 môn, trong đó 3 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 3 môn tự chọn. Còn phương án xéttuyển vào ĐH, CĐ Bộ GD-ĐT đưa ra như sau, cơ bản vẫn giữ quy trình như hiện nay, nhưng chuyển việc tuyển sinh theo khối (A,B,C,D) sang việc xéttuyển theo ngành học. Số môn xéttuyển tùy theo khối, cụ thể là: - Đối với các ngành đào tạo thuộc khối năng khiếu, nghệ thuật, thể dục thể thao: Số môn xéttuyển là 3 môn. Trong đó 2 môn văn hóa trên tổng số 8 môn thi theo đềthi chung của Bộ tại kỳ thiTHPT quốc gia (Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lý) và 1 môn năng khiếu do trường tổ chức thi. Trong số 2 môn văn hóa xéttuyển có ít nhất 1 trong 3 môn (Toán hoặc Ngữ văn hoặc Ngoại ngữ). - Đối với các ngành đào tạo thuộc các khối còn lại Bộ GD-ĐT quy định: Số môn xéttuyển là 3 môn văn hóa thi theo đềthi chung của Bộ tại kỳ thiTHPT quốc gia. Và trong số 3 môn văn hóa xéttuyển có ít nhất 1 trong 3 môn (Toán hoặc Ngữ văn hoặc Ngoại ngữ). Ngoài kết quả thi của kỳ thiTHPT quốc gia là một căn cứ cho việc xéttuyển vào ĐH, CĐ, các trường có thể căn cứ vào các tiêu chí khác như: Môn nhân hệ số và mức hệ số; Kết quả thi các môn khác của thí sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia, ngoài các môn quy định xéttuyển của trường; Kết quả thi/kết quả kiểm tra bổ sung; Mức điểm tối thiểu quy định của trường để nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển; Thí sinh đạt giải trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia . Vẫn theo Bộ GD-ĐT, cùng với kết quả thi tốt nghiệp THPT quốc gia theo quy định của trường đểxét tuyển, các trường căn cứ mục tiêu đào tạo của ngành, chất lượng đầu vào . để xem xét chọn bổ sung một trong những căn cứ nêu trên đảm bảo nguyên tắc: Không nhất thiết tổ chức kỳ thi/kiểm tra tại trường, trừ các trường/ngành đặc thù, năng khiếu, nghệ thuật, thể dục thể thao Hướng dẫn bổ sung thi tốt nghiệp THPT năm 2008 Ngày 14 tháng 5 2008, Bộ GD&ĐT đã có văn bản hướng dẫn bổ sung thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2008. Theo đó, tiếp theo công văn số 2689/BGDĐT-KT&KĐ ngày 31/3/2008 về việc hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2008 (gọi tắt là Hướng dẫn 2689), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) hướng dẫn bổ sung thực hiện một số nội dung trong kỳ thi như sau: I. Về việc sửa đổi, bổ sung Quy chế thtốt nghiệp THPT Ngày 09/5/2008, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ban hành Quyết định số 27/2008/QĐ-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp THPT ban hành kèm theo Quyết định số 08/2008/QĐ-BGDĐT ngày 06/3/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT (gọi tắt là Quy chế 08). Các đơn vị lưu ý thực hiện những điểm sau: 1. Thí sinh đã dự kỳ thi lần 1 nhưng chưa tốt nghiệp, không bị xử lý kỷ luật từ đình chỉ thi trở lên mới được đăng ký tham dự kỳ thi lần 2 trong năm (nếu có tổ chức kỳ thi lần 2). 2. Không quy định thí sinh phải có giấy chứng nhận trúng tuyển vào lớp 10 THPT trong hồ sơ dự thi. 3. Không quy định trong kỳ thi, mỗi phòng thi bố trí ít nhất 1 buổi thi có 1 giám thị trong phòng thi là cán bộ, giảng viên đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp. 4. Đối với thí sinh (cả giáo dục THPTvà GDTX) là người Kinh, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có hộ khẩu thường trú ở vùng cao, vùng sâu, hải đảo, khu kinh tế mới, xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu thuộc diện đầu tư của chương trình 135 giai đoạn II theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ: Nếu đang có hộ khẩu thường trú, đăng ký từ ngày 28/5/2005 trở về trước; đồng thời, có tổng thời gian học cấp THPT tại bất cứ trường phổ thông nào nơi cư trú hoặc ở các địa phương khác (trừ các trường phổ thông ở các quận nội thành của các thành phố trực thuộc Trung ương) từ 2 năm học (18 tháng thực học) trở lên, đều được xếp vào diện 2 khi công nhận tốt nghiệp. 5. Đối với GDTX, không quy định thời hạn cấp giấy chứng nhận nghề và chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trình độ A trở lên. 6. Đối với đoàn thanh tra của Bộ, bỏ quy định: tại mỗi địa điểm coi thi có ít nhất 2 cán bộ thanh tra và đảm bảo 1 cán bộ thanh tra giám sát tối đa 7 phòng thi. II. Một số vấnđề cần thống nhất thực hiện 1. Về chế độ ưu tiên quy định tại Điều 31 và Điều 35 Quy chế 08: a) Danh mục các xã, phường, thị trấn thuộc vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo . được quy định tại các Quyết định của Uỷ ban Dân tộc và miền núi hoặc do Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị căn cứ vào Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp, còn hiệu lực thi hành. b) Xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu thuộc diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II được quy định tại Quyết định số 164/2006/QĐ-TTg ngày 11/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010 (Chương trình 135 giai đoạn II); Quyết định số 163/2006/QĐ-TTg ngày 11/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn hoàn thành cơ bản mục tiêu Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc miền núi, biên giới và vùng sâu, vùng xa (Chương trình 135 giai đoạn 1999-2005) và Quyết định số 113/2007/QĐ-TTg ngày 20/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách xã hoàn thành mục tiêu Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã vùng đồng bào dân tộc, miền núi, biên giới và vùng sâu, vùng xa giai đoạn 1999 - 2005, bổ sung các xã, thôn, bản vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II và xã vùng bãi ngang ven biển và hải đảo vào diện đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010. c) Thí sinh có hộ khẩu thường trú ở các thôn, bản đặc biệt khó khăn không thuộc các xã đặc biệt khó khăn cũng được hưởng chế độ ưu tiên như thí sinh có hộ khẩu thường trú ở xã đặc biệt khó khăn. 2. Quy chế 08 không quy định tuổi của thí sinh dự thi nhằm tạo điều kiện cho thí sinh tự do lớn tuổi được thi tốt nghiệp giáo dục THPT. Đối với thí sinh là học sinh THPT, thực hiện theo quy định về tuổi tuyển sinh đầu cấp tại Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở vàtuyển sinh THPT hiện hành. 3. Thí sinh tự do của giáo dục THPT được phép đăng ký dự thi tốt nghiệp giáo dục thường xuyên (GDTX) năm 2008 (khoản 2 Điều 10 Quy chế 08); nhưng không được bảo lưu điểm thi như thí sinh tự do đã dự thi tốt nghiệp bổ túc THPT. Thí sinh tự do không đủ điều kiện dự thi do nghỉ quá 45 buổi học trong năm trước nếu vẫn đủ điều kiện về học lực thì không cần có xác nhận kiểm tra học lực. Thí sinh tự do đang đi công tác xa được đăng ký dự thi trên địa bàn nơi công tác, nếu có đủ căn cứ về việc không thể dự thi tại nơi cư trú và nơi học lớp 12. 4. Thí sinh đã dự kỳ thi năm 2007 nhưng chưa được tốt nghiệp, bị mất bản chính học bạ THPT nhưng có nguyện vọng được dự thi năm 2008 phải có xác nhận lại bản sao học bạ trên cơ sở đối chiếu với hồ sơ lưu của trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc căn cứ vào hồ sơ thi của kỳ thi năm 2007. 5. Thí sinh được sử dụng giấy chứng minh nhân dân (CMND) chỉ ghi năm sinh, không ghi ngày sinh. Thí sinh chưa kịp làm giấy CMND có thể sử dụng thẻ (phiếu) dự thi có ảnh để thay thế trong hồ sơ dự thi. Khi vào phòng thi, thí sinh có thể trình thẻ dự thi hoặc CMND. Nếu ngày, tháng, năm sinh trong giấy khai sinh không khớp với giấy CMND và các loại giấy chứng nhận, bằng tốt nghiệp THCS, thì phải lấy giấy khai sinh làm căn cứ. 6. Trường phổ thông nơi thí sinh học lớp 12 xác nhận không bị cấm thi đối với thí sinh tự do đã đủ điều kiện dự thi nhưng chưa dự thi ở kỳ thi trước; nếu thí sinh đã dự thi ở kỳ thi trước thì trường phổ thông nơi thí sinh dự thi kỳ thi liền kề trước đó xác nhận. Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú xác nhận thí sinh tự do không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 7. Điểm a khoản 2 Điều 11 Quy chế 08 quy định: học viên lớp 12 đang học tại trung tâm GDTX phải viết đơn xin dự thi. Học sinh THPT không phải làm đơn xin dự thi tốt nghiệp; trường phổ thông nơi thí sinh học lớp 12 lập danh sách đăng ký dự thi chung. Hiệu trưởng nhà trường xác nhận về việc đủ điều kiện dự thi của thí sinh trong danh sách. 8. Hội đồng in sao đềthi bố trí cán bộ y tế thường trực ở bên ngoài. Nếu cán bộ in sao đềthi bị đau ốm đột xuất cần phải đi bệnh viện thì phải có sự giám sát liên tục của công an trong suốt thời gian điều trị. 9. Giám đốc sở GD&ĐT có thể uỷ quyền cho cho cán bộ thuộc phạm vi quản lí nhận bàn giao đềthi trực tiếp từ Chủ tịch Hội đồng in sao đề thi. 10. Điều 16, Điều 23, Điều 26 Quy chế 08 quy định mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, kể cả những tỉnh, thành phố có số thí sinh dự thi đông, thành lập 1 Hội đồng in sao đề thi, 1 Hội đồng chấm thi, 1 Hội đồng phúc khảo để đảm bảo chỉ đạo thống nhất, chặt chẽ. 11. Trường hợp quá khó khăn cho việc đi lại của thí sinh đến nơi dự thi (hải đảo, biên giới, vùng cao, vùng sâu, vùng xa .) hoặc cơ sở vật chất không thể đáp ứng việc bố trí phòng thithì được thành lập Hội đồng coi thi với địa điểm thi có từ 6 phòng thi trở xuống. 12. Theo quy định tại điểm a khoản 8 Điều 18 Quy chế 08, Chủ tịch Hội đồng coi thi điều hành và chịu trách nhiệm về toàn bộ công việc của Hội đồng coi thi. Chủ tịch Hội đồng quy định hiệu lệnh, lựa chọn phương thức phân công giám thị, quy định việc đánh số báo danh và các nội dung tác nghiệp khác trong quá trình coi thi. Cần lưu ý giám thị: thí sinh trong phòng thi chỉ sử dụng giấy thi (hoặc phiếu trả lời trắc nghiệm) và giấy nháp có chữ ký của cả 2 giám thị. 13. Không quy định niêm phong túi đựng phiếu trả lời trắc nghiệm trước khi giao cho thí sinh, nhưng cần phải quản lí chặt chẽ từng tờ phiếu trả lời trắc nghiệm. 14. Điểm b khoản 6 Điều 22 Quy chế 08 quy định: phòng để bì đề thi, túi bài thi… phải có 2 thành viên của Hội đồng coi thi. Hai thành viên này gồm 1 lãnh đạo Hội đồng và 1 cán bộ công an, thành viên Hội đồng. 15. Mục 5 phần VIII của Hướng dẫn 2689 quy định: Chủ tịch Hội đồng coi thi thu giữ phương tiện thu phát thông tin cá nhân trước mỗi buổi thiđể ngăn ngừa vi phạm. Phải lập biên bản đối với những trường hợp vi phạm. 16. Khoản 9 Điều 18 Quy chế 08 quy định: tất cả những người làm nhiệm vụ tại Hội đồng coi thi đều không được mang theo và sử dụng các phương tiện thu phát thông tin cá nhân. Vì vậy, thành viên của Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh, các đoàn thanh tra lưu động của Bộ và sở khi vào các Hội đồng coi thi đều không được sử dụng điện thoại di động. 17. Mục 6 phần VIII của Hướng dẫn 2689 quy định: phát túi đềthi trắc nghiệm còn nguyên niêm phong cho giám thị chậm nhất 45 phút trước giờ bắt đầu làm bài. Do vậy, Chủ tịch Hội đồng coi thi cần chủ động sắp xếp thời gian bắt đầu làm việc của Hội đồng trong từng buổi thiđể đảm bảo tiến độ tổ chức thi. 18. Điều 21 Quy chế 08 (chính là nội quy phòng thi) quy định: thí sinh thi môn tự luận được nộp bài thi, đề thi, giấy nháp và được ra khỏi phòng thi khi hết 2/3 thời gian làm bài (chấm dứt việc làm bài thi). Hướng dẫn 2689 quy định trong các buổi thi, thí sinh không được ra ngoài phòng thi, trừ trường hợp đặc biệt, để hạn chế tối đa việc thí sinh xin ra ngoài rồi quay trở lại phòng thi tiếp tục làm bài thi. 19. Khoản 7 Điều 22 Quy chế 08 quy định việc đóng gói bài thi của cả ngày thi vào túi số 2 là để đảm bảo chặt chẽ. Tùy theo số lượng thí sinh, một ngày thi có thể có nhiều túi số 1, túi số 2. 20. Điều 23 Quy chế 08 quy định: Hội đồng chấm thi có 1 bộ phận làm phách bài thi tự luận, độc lập với các tổ chấm thi. Bộ phận làm phách bài thi tự luận phải cách ly triệt để, không liên hệ với các giám khảo. Trong trường hợp Hội đồng chấm thi có một nhóm thư ký hoặc tổ máy tính thực hiện nhiệm vụ lên điểm, hồi phách, xử lý kết quả chấm thi, làm việc độc lập với bộ phận làm phách, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Hội đồng thì bộ phận làm phách bài thi tự luận có thể chỉ phải cách ly triệt để đến khi hoàn thành việc làm phách và giao bài thi, đầu phách đã niêm phong cho Chủ tịch Hội đồng chấm thi. 21. Hội đồng chấm thi tổ chức cho giám khảo thực hiện ghép phách thủ công 20% số bài thiđể kiểm tra độ chính xác; phải chuyển đầu phách của số bài thi này đến các giám khảo ghép phách. Giám khảo không được vào khu vực cách ly của bộ phận làm phách. 22. Chủ tịch Hội đồng chấm thi chịu trách nhiệm giao nhận bài thi với tổ trưởng tổ chấm thi; Chủ tịch có thể uỷ quyền giao, nhận bài thi cho Phó Chủ tịch Hội đồng hoặc cán bộ thuộc phạm vi quản lý trong Hội đồng chấm thi. 23. Điểm đ khoản 2 Điều 25 Quy chế 08 quy định: Giám khảo thứ 2 chỉ ghi tên vào ô trên bài thi; sau khi đã xử lý điểm bài thi, giám khảo thứ 2 mới ký tên vào bài thi nhằm đảm bảo nguyên tắc chấm độc lập. 24. Điểm e khoản 2 Điều 25 Quy chế 08 quy định: trường hợp giữa 2 giám khảo không thống nhất thì phải đối thoại; khi đối thoại phải ghi biên bản. 25. Mục 2 phần X của Hướng dẫn 2689 quy định: làm việc tại Hội đồng phúc khảo trong trường hợp chấm tự luận có hai thanh tra viên của Bộ giám sát chuyên môn đối với một môn thi, không thuộc thành phần Hội đồng phúc khảo. 26. Chỉ những bài thi có điểm thi thấp hơn điểm trung bình môn từ 2,0 điểm trở lên mới được phúc khảo. Điểm a khoản 7 Điều 26 Quy chế 08 quy định điều chỉnh điểm của bài thi (kể cả bài thi trắc nghiệm) nếu điểm chấm lại của Hội đồng phúc khảo chênh lệch so với điểm chấm của Hội đồng chấm thi từ 1,0 điểm trở lên. Trong trường hợp này, điểm mới của bài thi là điểm chấm của Hội đồng phúc khảo. Những trường hợp phúc khảo mà kết quả bài thi sai lệch không phải do chấm thi mà do khâu lên điểm thì Hội đồng phúc khảo xem xétvà căn cứ thực tế quyết định biện pháp xử lý. 27. Thí sinh tự do cũng được cộng điểm khuyến khích, điểm ưu đãi như thí sinh dự thi lần đầu (khoản 3 Điều 29 và khoản 5 Điều 34 Quy chế 08). 28. Thí sinh đoạt giải Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc tổ chức tại khu vực được hưởng điểm khuyến khích, ưu đãi theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 29 và điểm b khoản 1 Điều 34 Quy chế 08. 29. Điểm bảo lưu đối với thí sinh GDTX là điểm của cả 2 kỳ thi trong năm, nếu 1 trong 2 kỳ thithí sinh dự thi đủ 6 môn. 30. Chứng chỉ được cấp theo quy định của Bộ GD&ĐT căn cứ theo Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT ngày 26/6/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế văn bằng chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân. Trường hợp thí sinh GDTX có cả chứng chỉ tin học và chứng chỉ ngoại ngữ thì được hưởng điểm ưu đãi cả 2, nếu tổng điểm ưu đãi đối với tất cả các loại giấy chứng nhận của thí sinh đó không quá 4,0 điểm. 31. Điểm a khoản 2 Điều 42 Quy chế 08 quy định: thí sinh bị cảnh cáo trước Hội đồng coi thi nếu chép bài của thí sinh khác hoặc cho thí sinh khác chép bài của mình bằng bất cứ hình thức nào. Nếu thí sinh tái phạm thì giám thị trong phòng thi lập biên bản đề nghị Lãnh đạo Hội đồng coi thi xử lý theo quy định. 32. Biên bản tại thời điểm vi phạm phải có chữ ký của thí sinh vi phạm; nếu thí sinh không ký thì phải có chữ ký của thí sinh khác trong phòng thi làm chứng. Điểm a khoản 4 Điều 42 Quy chế 08 quy định biên bản có chữ ký của hai giám thị trong phòng thi. . thông qua, kỳ thi THPT Quốc gia sẽ diễn ra vào tháng 6/2009. Kết quả kỳ thi này được dùng để công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào ĐH, CĐ và trung cấp. GD-ĐT quy định: Số môn xét tuyển là 3 môn văn hóa thi theo đề thi chung của Bộ tại kỳ thi THPT quốc gia. Và trong số 3 môn văn hóa xét tuyển có ít nhất 1 trong