1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Chất lượng dân số quận Bình Tân (TP. Hồ Chí Minh) trong quá trình đô thị hóa

181 404 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 181
Dung lượng 5,67 MB

Nội dung

Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI đã nhấn mạnh tới vấn đề nâng cao CLDS trong giai đoạn 2011-2020 và chỉ rõ “CLDS là tập hợp những đặc điểm về năng lực của một quần cư, một cộng đồng, mộ

Trang 1

Lê Thị Hồng Quế

CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ QUẬN BÌNH TÂN (TP HỒ CHÍ MINH) TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2013

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

Lê Thị Hồng Quế

CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ QUẬN BÌNH TÂN (TP HỒ CHÍ MINH) TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA

Chuyên ngành : Địa lý học (trừ Địa lý tự nhiên)

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS PHẠM THỊ XUÂN THỌ

Thành phố Hồ Chí Minh – 2013

Trang 3

Tác giả luận văn xin đặc biệt bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến người hướng dẫn khoa học - TS Phạm Thị Xuân Thọ đã chỉ dạy, giúp đỡ, động viên, khích lệ rất nhiệt tình và tận tâm của Cô trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy giáo, cô giáo trong Ban Giám hiệu, Phòng Sau Đại học và Khoa Địa lý Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Tác giả cũng xin gửi lời tri ân sâu sắc đến các Cô Chú, Anh Chị ở Chi Cục Thống kê, phòng Y tế, phòng Lao động – Thương Binh – Xã hội, phòng Giáo dục, phòng Quản lý đô thị, phòng Văn hóa – Thông tin – Truyền thông, Trung tâm y tế dự phòng, Khoa chăm sóc sức khỏe sinh sản – Trung tâm y tế dự phòng, Trung tâm giới thiệu việc làm, Trạm Y tế các phường, UBND các phường, UBND Q Bình Tân, … Trung tâm dinh Dưỡng, Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe – Sở Y tế, Viện Nghiên cứu Giáo dục TP HCM, đã giúp đỡ nhiệt tình, tạo điều kiện trao đổi, phỏng vấn sâu và cung cấp số liệu, báo cáo quan trọng cập nhật liên quan đến nội dung đề tài

Tác giả luận văn gửi lời cám ơn chân thành tới các bạn bè, cộng tác viên

đã hỗ trợ, động viên và tạo điều kiện cho tác giả trong thời gian học tập, nghiên cứu, khảo sát bảng hỏi, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm thực hiện luận văn

Tác giả luận văn đặc biệt bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình đã luôn đồng hành giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện thuận lợi để tác giả vượt qua mọi khó khăn trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này

TP HCM, ngày 19 tháng 05 năm 2013

Tác giả luận văn

Lê Thị Hồng Quế

Trang 4

Tác giả luận văn xin cam kết, luận văn Thạc sĩ Địa lý học với tên đề tài:

“CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ QUẬN BÌNH TÂN TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA”

là công trình do chính tác giả nghiên cứu và thực hiện Tác giả luận văn không sao chép bất kỳ một bài viết nào đã được công bố mà không trích dẫn nguồn gốc Nếu

có bất kỳ một sự vi phạm nào, tác giả luận văn xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

TP HCM, ngày 19 tháng 05 năm 2013

Tác giả luận văn

Lê Thị Hồng Quế

Trang 5

8- GD–ĐT : Giáo dục – Đào tạo

25- UNDP : Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc

(United Nations Development Programme )

Trang 6

Trang phụ bìa

Lời cám ơn

Lời cam đoan

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục bảng biểu, hình

Danh mục bản đồ

Phụ lục bảng biểu

Phụ lục hình

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3

3 Quan điểm nghiên cứu 3

4 Các phương pháp nghiên cứu 5

5 Lịch sử nghiên cứu đề tài 8

6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 16

7 Đóng góp của đề tài 17

8 Cấu trúc đề tài 17

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ VÀ ĐÔ THỊ HÓA 18

1.1.Cơ sở lý luận về chất lượng dân số và đô thị hóa 18

1.1.1.Cơ sở lý luận về chất lượng dân số 18

1.1.1.1 Khái niệm chất lượng 18

1.1.1.2 Khái niệm dân số 18

1.1.1.3 Khái niệm chất lượng dân số 19

1.1.1.4 Các thành phần của chất lượng dân số 22

1.1.1.5 Một số chỉ tiêu đo lường về chất lượng dân số 24

1.1.2.Cơ sở lý luận về đô thị hóa 32

1.1.3.Các nhân tố đô thị hóa ảnh hưởng đến chất lượng dân số 35

1.1.3.1 Gia tăng dân số đô thị 35

Trang 7

Thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt 38

1.2.Thực tiễn về chất lượng dân số trong quá trình đô thị hóa 40

1.2.1.Thực tiễn quá trình đô thị hóa 40

1.2.1.1 Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam 40

1.2.1.2 Quá trình đô thị hóa ở thành phố Hồ Chí Minh 41

1.2.2.Thực tiễn chất lượng dân số trong quá trình đô thị hóa 43

1.2.2.1 Tác động của đô thị hóa đến chất lượng dân số Việt Nam 43

1.2.2.2 Tác động của đô thị hóa đến chất lượng dân số TP HCM 55

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 61

Chương 2: CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ QUẬN BÌNH TÂN (TP HỒ CHÍ MINH) TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA 62

2.1.Khái quát chung quận Bình Tân 62

2.1.1.Vị trí địa lý 62

2.1.2.Điều kiện tự nhiên 62

2.1.3.Điều kiện kinh tế - xã hội 63

2.2.Các nhân tố ảnh hưởng chất lượng dân số quận Bình Tân trong quá trình đô thị hóa 64

2.2.1.Gia tăng dân số 64

2.2.2.Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất, cơ cấu kinh tế, cơ cấu việc làm 67

2.2.3.Phát triển cơ sở hạ tầng 74

2.2.4.Thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt 79

2.3.Chất lượng dân số quận Bình Tân trong quá trình đô thị hóa 81

2.3.1.Chất lượng thể lực dân số trong quá trình đô thị hóa (E1) 81

2.3.2.Chất lượng trí lực dân số trong quá trình đô thị hóa (E2) 87

2.3.3.Chất lượng tinh thần dân số trong quá trình đô thị hóa(E3) 99

2.3.4.Cơ cấu dân số Q Bình Tân trong quá trình đô thị hóa (E4) 106

2.3.5.Chất lượng đời sống vật chất và khả năng tiếp cận dịch vụ (E5) 113

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 122

Trang 8

3.1.Định hướng nâng cao chất lượng dân số 124

3.1.1.Cơ sở định hướng 124

3.1.2.Định hướng kinh tế - xã hội Q.Bình Tân trong quá trình đô thị hóa 131

3.2.Giải pháp nâng cao chất lượng dân số Q Bình Tân 138

3.2.1.Giải pháp nâng cao thể lực dân số 138

3.2.2.Giải pháp nâng cao trí lực dân số 139

3.2.3.Giải pháp nâng cao chất lượng tinh thần, đời sống văn hóa 140

3.2.4.Giải pháp phát triển cơ cấu dân số hợp lý 142

3.2.5.Giải pháp nâng cao đời sống vật chất và khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản 145

KẾT LUẬN 148

Trang 9

Bảng 1.1 : Phân bố dân số từ 5 tuổi trở lên chia theo tình trạng đi học 46

Bảng 1.2 : Tỷ lệ đi học chung và tỷ lệ đi học đúng tuổi chia theo các cấp học, thành thị/nông thôn và vùng KT-XH, 1/4/2011 47

Bảng 1.3 : Tỷ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo giới tính, thành thị/nông thôn và vùng KT-XH, 1/4/2011 48

Bảng 1.4 : Tỷ số phụ thuộc của dân số Việt Nam giai đoạn 1989-2010 52

Bảng 1.5 : Tỷ lệ đi học đúng tuổi năm 1999 57

Bảng 1.6 : Tỷ số giới tính của TP HCM giai đoạn 1979 -2009 59

Bảng 2.1 : Một số chỉ tiêu về tỷ lệ tăng dân số giai đoạn 2007-2011 64

Bảng 2.2 : Hiện trạng đất phi nông nghiệp các phường Q Bình Tân 2005, 2012 68 Bảng 2.2 : Số học sinh/lớp, giáo viên/lớp trung bình giai đoạn 2004-2012 76

Bảng 2.3 : Thang đo giá trị 0-1 tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi đặc trưng theo phường Q Bình Tân giai đoạn 2007-2012 81

Bảng 2.4 : Giá trị thang đo 0-1 tỷ lệ trẻ sơ sinh nặng trên 2.500gram đặc trưng theo phường Q Bình Tân giai đoạn 2007-2012 82

Bảng 2.5 : Giá trị thang đo 0-1 tình trạng trẻ em dưới 5 tuổi đủ dinh dưỡng đặc trưng theo phường Q Bình Tân giai đoạn 2007-2012 83

Bảng 2.6 : Tỷ lệ và tình trạng tử vong Q Bình Tân giai đoạn 2007-2012 85

Bảng 2.7 : Giá trị dân số khỏe mạnh các phường, Q Bình Tân 2007-2012 86

Bảng 2.8 : Tổng hợp đánh giá chất lượng thể lực, sức khỏe, dinh dưỡng Q.Bình Tân giai đoạn 2007-2012 87

Bảng 2.9 : Dân số Q Bình Tân từ 10 tuổi trở lên biết đọc, biết viết năm 2009 89

Bảng 2.10 : Tỷ trọng dân số Q Bình Tân từ 5 tuổi trở lên theo tình trạng đi học năm 2004 và 2009 89

Bảng 2.11 : Thang đo giá trị tình trạng đi học (0-1) đặc trưng theo phường Q Bình Tân năm 2004 và 2009 91

Bảng 2.12 : Bậc học cao nhất đã thôi học dân số từ 5 tuổi trở lên Q Bình Tân đặc trưng theo phường năm 2004 và 2009 92

Bảng 2.13 : Giáo dục cấp học Mầm non Q Bình Tân 2004-2012 93

Bảng 2.14 : Giáo dục cấp học Tiểu học Q Bình Tân 2004-2012 94

Bảng 2.15 : Giáo dục cấp học THCS 2004-2012 94

Bảng 2.16 : Kết quả chống mù chữ và phổ cập các cấp tại Trung tâm giáo dục thường xuyên Q Bình Tân 2005-2009 95

Bảng 2.17 : Dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo trình độ CMKT Q Bình Tân so với TP HCM, Đông Nam Bộ và cả nước năm 2009 96

Bảng 2.18 : Dân số từ 15 tuổi trở lên theo trình độ CMKT cao nhất đặc trưng heo phường Q Bình Tân năm 2009 97

Trang 10

Bảng 2.20 : Gia đình văn hóa Q Bình Tân giai đoạn 2004-2012 99 Bảng 2.21 : Thang đo giá trị tình trạng gia đình văn hóa (0-1) đặc trưng theo

phường Q Bình Tân năm 2007 và 2012 100 Bảng 2.22 : Dân số phạm pháp, tham dự vào tệ nạn xã hội Q Bình Tân 2004-

2012 101 Bảng 2.23 : Người nhiễm HIV/AIDS Q Bình Tân giai đoạn 2007-09/2012 102 Bảng 2.24 : Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt 2007-2012 104 Bảng 2.25 : Tổng hợp đánh giá chất lượng tinh thần, đời sống văn hóa Q Bình

Tân giai đoạn 2007-2012 105 Bảng 2.26 : Tỷ số phụ thuộc dân số Q Bình Tân năm 2004 và 2009 108 Bảng 2.27 : Tỷ số phụ thuộc dân số Q Bình Tân năm 2007 và 2012 108 Bảng 2.28 : Tỷ số giới tính chung và tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam,

TP.HCM, Q Bình Tân năm 2009 109 Bảng 2.29 : Cơ cấu dân số theo giới tính Q Bình Tân giai đoạn 2004-2011 109 Bảng 2.30 : Tỷ lệ dân số nữ và giá trị giới tính Q Bình Tân giai đoạn 2007, 2012110 Bảng 2.31 : Tổng hợp đánh giá giá trị thang đo (0-1) cơ cấu dân số Q Bình

Tân giai đoạn 2007-2012 112

Bảng 2.32 : Tỷ lệ hộ nghèo Q Bình Tân 2004-2012 113 Bảng 2.33 : Giá trị thang đo 0-1 tình trạng giảm hộ nghèo Q Bình Tân 2009-

2012 114 Bảng 2.34 : Tốc độ hỗ trợ và giải quyết việc làm Q Bình Tân 2006-2011 116 Bảng 2.35 : Số lượng trường lớp, học sinh, giáo viên các cấp Q Bình Tân 2007-

2012 117 Bảng 2.36 : Tình trạng trẻ dưới 1 tuổi được tiêm đầy đủ vacxin Q Bình Tân giai

đoạn 2007-2012 118 Bảng 2.37 : Tỷ lệ phương tiên phục vụ sinh hoạt Q Bình Tân so với TP HCM 120 Bảng 2.38 : Tổng hợp đánh giá giá trị thang đo (0-1) chất lượng đời sống vật

chất, khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội của dân số Q Bình Tân giai đoạn 2007-2012 120

Trang 11

Hình 1.2 : Tỷ trọng dân số từ 10 tuổi trở lên chưa bao giờ đến trường đặc trưng theo

tuổi và giới tính, 1/4/2011 46

Hình 1.3 : Tỷ số giới tính Việt Nam từ 1960-2011 50

Hình 1.4 : Cơ cấu dân số từ 5 tuổi trở lên chia theo tình trạng đi học năm 1999, 2009 57

Hình 2.1 : Quy mô dân số Q Bình Tân giai đoạn 2004-2012 65

Hình 2.2 : Mật độ dân số Q Bình Tân phân theo phường 2004, 2009, 2012 66

Hình 2.3 : Cơ cấu đất quận Bình Tân giai đoạn 2003-2012 67

Hình 2.4 : Cơ cấu đất phi nông nghiệp phân theo phường năm 2005 và 2012 69

Hình 2.5 : Cơ cấu giá trị sản xuất kinh doanh phân theo các ngành kinh tế 70

Hình 2.6 : Tình trạng biết đọc, biết viết dân số từ 10 tuổi trở lên Q Bình Tân theo nhóm tuổi và giới tính năm 2009 88

Hình 2.7 : Tỷ trọng dân số từ 5 tuổi trở lên chưa bao giờ đến trường đặc trưng theo tuổi và giới tính năm 2009 90

Hình 2.8 : Tỷ trọng dân số từ 5 tuổi trở lên chưa bao giờ đến trường đặc trưng theo phường năm 2004 và 2009 91

Hình 2.9 : Dân số Q Bình Tân từ 15 tuổi trở lên được đào tạo CMKT từ sơ cấp nghề trở lên theo nhóm tuổi năm 2009 96

Hình 2.10 : Hộ gia đình văn hóa các phường Q Bình Tân năm 2012 99

Hình 2.11 : Tháp dân số Q Bình Tân 2004 và 2009 theo tuổi và giới tính 106

Hình 2.12 : Tỷ trọng dân số Q Bình Tân 2004 và 2009 theo nhóm tuổi 107

Hình 2.13 : Cơ cấu dân nhập cư các phường so với tổng dân số nhập cư của Q Bình Tân năm 2004 và 2012 111

Hình 2.14 : Tỷ lệ dân nhập cư so với tổng dân số các phường của Q Bình Tân các năm 2004, 2009, 2012 111

Trang 12

Khái niệm và vấn đề nâng cao CLDS được đề cập trên diễn đàn quốc tế tại Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển (Cairô, Ai Cập) năm 1994 và được nhấn mạnh trong Tuyên bố Almaty (Kazakhstan) về dân số và phát triển năm 2004

Nhiều nước trên thế giới, trong đó có các nước đang phát triển như Việt Nam đã đưa mục tiêu nâng cao CLDS vào chiến lược phát triển KT-XH quốc gia Mục tiêu

nâng cao CLDS vì vậy được coi là “chính sách cơ bản của Nhà nước trong sự

nghiệp phát triển đất nước”1

Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI đã nhấn mạnh tới

vấn đề nâng cao CLDS trong giai đoạn 2011-2020 và chỉ rõ “CLDS là tập hợp

những đặc điểm về năng lực của một quần cư, một cộng đồng, một đất nước… nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của toàn bộ dân số nói chung và sự phát triển của chính bản thân mỗi gia đình, mỗi người dân nói riêng.”

Ở Việt Nam, trong 20 năm trở lại đây ĐTH tăng trưởng nhanh chóng, đến năm 2012 dân số đô thị chiếm 34% dân số toàn quốc, với tốc độ tăng trưởng 3,4% mỗi năm2 Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP HCM đều có sự gia tăng dân số nhanh, đặc biệt là TP HCM Dự báo đến năm 2020, TP HCM sẽ lọt vào top siêu

đô thị thế giới – trên 10 triệu dân Chính vì thế, bài toán nâng cao CLDS cần phải tìm ra lời giải phù hợp, đáp ứng yêu cầu phát triển của TP HCM trước mắt cũng như lâu dài

1 Điều 20, Pháp lệnh Dân số Việt Nam 2003

2 “Báo cáo Đánh giá Đô thị hóa ở Việt Nam của Ngân hàng Thế giới” do ông Dean Cira phụ trách thực hiện

Trang 13

Trong số các quận huyện của TP HCM, các quận ven là khu vực tập trung đông dân nhập cư hơn cả với rất nhiều vấn đề KT-XH cần quan tâm hợp lý Nguyên nhân xuất phát từ quá trình ĐTH mạnh mẽ: nhu cầu lao động của các KCN, xí nghiệp, các dự án xây dựng hoàn thiện hạ tầng nên rất thuận tiện cho việc mưu sinh; lối sống người dân cũng từng bước thay đổi mang tính chất bán nông bán thị nên dân nhập cư dễ thích nghi, chi phí nhà trọ và sinh hoạt không quá đắt đỏ Bên cạnh

đó, do giá nhà và nhu cầu thuê nhà làm văn phòng, cửa hàng ở các khu vực trung tâm tăng cao nên một bộ phận dân cư không đủ điều kiện kinh tế cư trú trong nội thành; một bộ phận đã bán hoặc cho thuê nhà và dời ra các quận mới, quận ven sinh sống; hoặc một lực lượng dân trí thức hay hưu trí chọn mua nhà ở vùng ven để nghỉ ngơi, sum vầy đoàn tụ gia đình trong không gian rộng rãi hơn

Quận Bình Tân là một trong những quận vùng ven của TP HCM, đầu mối thông thương giữa Thành phố với các tỉnh ĐBSCL Q Bình Tân đang trong quá trình phát triển, là quận đông dân nhất TP HCM với 629.368 người năm 20123 trở thành đơn vị hành chánh cấp huyện đông dân thứ hai cả nước, chỉ sau thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai Quá trình ĐTH với sự thay đổi gia tăng quy mô dân số nhập cư chiếm 51.12%4, sự chuyển dịch cơ cấu đất, cơ cấu kinh tế, cơ cấu nghề nghiệp, từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đặc biệt là sự thay đổi lối sống vừa là thuận lợi nhưng cũng là thách thức ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề nâng cao CLDS, phát triển KT-XH Q Bình Tân

Tìm hiểu rõ những thay đổi về CLDS trong quá trình ĐTH là điều quan trọng

để định hướng và đề xuất các giải pháp cho phép người dân và chính quyền Q Bình

Tân tối đa hóa các lợi ích trong việc nâng cao CLDS tạo động lực phát triển KT-XH

nhanh và bền vững Do đó, tác giả lựa chọn đề tài “Chất lượng dân số Q.Bình Tân

(TP Hồ Chí Minh) trong quá trình đô thị hóa” làm luận văn tốt nghiệp Nghiên

cứu này còn là tài liệu tham khảo cho chính quyền địa phương và các nhà nghiên cứu quan tâm đến nội dung CLDS trong quá trình ĐTH

3 Thống kê của Công An Quận Bình Tân

Niên giám thống kê Quận Bình Tân 2010

Trang 14

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Tác giả nghiên cứu luận văn nhằm xác định các tiêu chí đánh giá CLDS trong quá trình ĐTH cấp quận/huyện và áp dụng bộ tiêu chí này đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao CLDS Q Bình Tân (TP HCM) trong quá trình ĐTH

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

– Tìm hiểu cơ sở lý luận về CLDS và ĐTH – Phân tích ảnh hưởng của ĐTH đến CLDS trên địa bàn Q Bình Tân;

– Phân tích thực trạng CLDS trong quá trình ĐTH Q Bình Tân – Định hướng và giải pháp nâng cao CLDS trong quá trình ĐTH trên địa bàn

Q Bình Tân

3 Quan điểm nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, dựa trên những quan điểm sau:

3.2 Quan điểm tổng hợp lãnh thổ

Trên mỗi đơn vị lãnh thổ, CLDS phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có tác động của quá trình CNH – HĐH Tùy theo lãnh thổ mà quá trình CNH – HĐH có những đặc trưng riêng, kéo theo những khác biệt CLDS của lãnh thổ ấy

TP HCM là đô thị lớn nhất cả nước và Q.Bình Tân là quận vùng ven tập trung đông dân nhất trong các quận/huyện của Thành phố nên trong quá trình ĐTH

sẽ tác động đến CLDS Q.Bình Tân là một quận vùng ven mới hình thành từ cuối

Trang 15

2003 với tốc độ ĐTH nhanh, do đó CLDS của Q Bình Tân có những nét tương đương so với các quận vùng ven khác như Quận Thủ Đức, Quận 2, Quận 9, Quận 7, Quận 12 Khi nghiên cứu vấn đề “CLDS Q Bình Tân trong quá trình ĐTH” phải xét vấn đề này trong mối quan hệ với những thay đổi CLDS của các Quận vùng ven

TP HCM, toàn bộ TP HCM, Vùng Đông Nam Bộ và cả nước

Bên cạnh đó, quá trình ĐTH trên địa bàn 10 phường của Q Bình Tân cũng không giống nhau trên cơ sở điều kiện KT-XH của từng phừng và sự phát triển một cách tự phát trong cộng đồng dân cư Chính nền tảng của quá trình ĐTH tạo ra những kết quả về sự thay đổi quy mô, cơ cấu, phân bố, CLDS và ngược lại Quá trình tác động hai chiều này diễn ra trong không gian 10 phường của Q Bình Tân

và thay đổi mức độ theo sự phát triển KT-XH là phù hợp với quy luật

3.3 Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững

Để hướng tới sự phát triển cân đối, hài hòa và bền vững trong tương lai, việc nghiên cứu CLDS trong quá trình ĐTH cũng phải dựa trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững

Trong quá trình ĐTH, những biến đổi trong lối sống sinh hoạt và đặc điểm sản xuất tác động trực tiếp vào môi trường sinh thái trên cả hai hướng tích cực và tiêu cực Vấn đề đặt ra là phải phát triển theo định hướng nâng cao nhận thức người dân hạn chế và loại bỏ dần lối sống tác động xấu đến môi trường; quy hoạch hạ tầng

mở rộng không gian xanh để cải thiện CLDS tăng cường sức khỏe, học tập tốt, tinh thần sáng khoái và hiệu quả về kinh tế không chỉ trong thời điểm hiện tại mà còn cho thế hệ tương

Phát triển KT-XH bền vững phải đi đôi với một nền tảng vốn con người có chất lượng cả về thể lực, trí lực và tinh thần phù hợp với quy mô, cơ cấu và phân bố dân số Và để đạt được mục đích cao nhất trong phát triển bền vững KT-XH cần phát triển toàn diện ở các lĩnh vực y tế, giáo dục và nâng cao đời sống tinh thần cho người dân Đồng thời cũng phải giúp người dân tự nhận thức được tầm quan trọng

và chủ động trong việc tiếp cận và hành động vì lợi ích của mình, của con cháu và của cộng động đồng

Trang 16

3.4 Quan điểm lịch sử - viễn cảnh

Các đối tượng địa lý luôn luôn vận động và phát triển theo không gian và thời gian CLDS và quá trình ĐTH ở những giai đoạn trước có ảnh hưởng không nhỏ tới CLDS và ĐTH ở những giai đoạn sau Vì vậy, khi nghiên cứu vấn đề, cần

có cái nhìn khách quan trong mối liên hệ quá khứ - hiện tại - tương lai để đảm bảo tính khoa học và chính xác

Quá trình ĐTH bao giờ cũng lâu hơn, đòi hỏi nhiều thời gian hơn các quá trình tái sản xuất khác: từ lúc bắt đầu ĐTH đến lúc từng bước hoàn thành ĐTH phải trải qua khoảng thời gian hàng chục hàng trăm năm và để nâng cao chất lượng ĐTH

về chiều sâu thì phải tiến hành liên tục để phù hợp với những thay đổi và yêu cầu của xã hội CLDS cũng thế: không thể tạo ra một sự tăng vọt dân số khi số lượng dân cư còn ít, tăng chậm hoặc giảm đi; hoặc làm ngừng sự gia tăng dân số nhanh, khi dân số đã quá đông, tỷ lệ tăng dân số quá cao Không thể trong thời gian ngắn

mà cải thiện được chất lượng giống nòi, tình trang sức khỏe, trình độ học vấn của người dân Các biện pháp cho dù là kiên quyết mạnh mẽ nhất cũng không thể đạt được kết quả ngay tức khắc

Trong đề tài, tác giả nghiên cứu mối quan hệ giữa CLDS dưới tác động của các yếu tố trong quá trình ĐTH và CLDS Q Bình Tân từ năm thành lập 2003 cho

đến 2012 Trên cơ sở đó dự báo xu hướng thay đổi CLDS đến năm 2020

4 Các phương pháp nghiên cứu

Việc hoàn thành luận văn này đã dựa trên các phương pháp nghiên cứu sau:

4.1 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

Tài liệu phục vụ cho nghiên cứu rất đa dạng, bao gồm: tạp chí và báo cáo khoa học trong ngành, tạp chí và báo cáo khoa học liên ngành, sách chuyên ngành,

số liệu thống kê, đòi hỏi người nghiên cứu phải thu thập và xử lý Vận dụng phương pháp này giúp người nghiên cứu khái quát được cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài nghiên cứu của những người đi trước; các chủ trương và chính sách liên quan đến nội dung nghiên cứu và số liệu thống kê, Trên cơ sở các tài liệu thu thập được, tác giả tiến hành lựa chọn và xử lý (phân tích, tổng hợp, so sánh)

Trang 17

nhằm rút ra những bản chất của vấn đề

4.2 Phương pháp thực địa

Quá trình thực địa giúp người nghiên cứu thu thập thêm tài liệu có liên quan đồng thời kiểm chứng tính chính xác của số liệu Trong quá trình thực hiện được đề tài, tác giả đã cư trú tại địa phương gần 3 năm và đi thực địa nhiều lần để thu thập

tài liệu, chụp ảnh, phỏng vấn, tham quan và tìm hiểu tình hình CLDS

4.3 Phương pháp điều tra xã hội học

Phương pháp này có tác dụng giúp người nghiên cứu thu thập, phân tích và tổng hợp được thông tin một cách đa dạng, khách quan, cập nhật trong một khoảng thời gian ngắn Hơn thế nữa, phương pháp này còn tập trung vào đối tượng mục tiêu của nghiên cứu

Để thực hiện phương pháp này, tác giả tiến hành các bước: khảo sát, xác định các đối tượng và nội dung cần điều tra thông qua một số lần thực tế; phỏng vấn sâu lãnh đạo địa phương, phỏng vấn sâu người dân và điều tra 250 bảng hỏi người dân 10 phường Bộ câu hỏi 34 câu đầy đủ các loại câu hỏi đóng, câu hỏi mở, câu hỏi mức độ và câu hỏi chọn ưu tiên theo chuyên đề liên quan đến nội dung đề tài Tiêu chí chọn mẫu phân theo tỷ lệ dân số của 10 phường Nội dung phỏng vấn sâu

xử lý bằng cách gỡ băng và sắp xếp lại theo từng nhóm nội dung, nội dung bảng hỏi

xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 11.5

4.4 Phương pháp bản đồ

Đây là phương pháp đặc trưng trong nghiên cứu địa lý Bản đồ thể hiện sự phân bố, mối liên hệ và động thái của các hiện tượng KT-XH Vì thế, bản đồ vừa là nguồn tư liệu giúp người nghiên cứu có thể khai thác những thông tin cần thiết, đồng thời là phương tiện thể hiện một cách trực quan, khái quát một số đối tượng nghiên cứu của đề tài

4.5 Phương pháp thống kê

Phương pháp này được sử dụng để xác định xu hướng, diễn biến của tập hợp các số liệu thu thập được Tùy thuộc vào tính hệ thống và khả năng thu thập thông

Trang 18

tin, số liệu có thể được trình bày dưới nhiều dạng, từ đơn giản đến phức tạp nhằm thể hiện các mối quan hệ và xu thế của sự vật

Trong đề tài, tác giả đã dùng phương pháp thống kê để thể hiện các số liệu dưới dạng bảng biểu về quy mô, mật độ, cơ cấu dân số và các chỉ tiêu về y tế, giáo dục qua các thời kỳ, Bên cạnh đó, phương pháp thống kê còn được sử dụng khi

phân tích mối quan hệ giữa các biến độc lập và phụ thuộc trong nội dung CLDS

4.6 Phương pháp chỉ số

Phương pháp chỉ số được sử dụng để xây dựng chỉ tiêu tổng hợp đánh giá,

phản ánh và mô tả các hiện tượng phức tạp (như CLDS) Thông thường tập hợp các

số liệu đầu vào được trình bày dưới dạng ma trận khối: trong đó là giá trị của tiêu chí V tại đối tượng O trong nhóm thành tố E;

Ví dụ: Trong trường hợp cụ thể tính toán chỉ số CLDS Q Bình Tân, ta có:

V = 1,2, n – chỉ số của các tiêu chí Trong đó, n = 20 (20 tiêu chí phản ánh CLDS Q Bình Tân); W = 1,2, m – chỉ số các đối tượng Trong đó, m = 10 (có

10 P trong Q Bình Tân); E = 1,2, i – chỉ số các nhóm thành tố Trong đó, i = 5 (5 nhóm thành tố)

Các chỉ số được tính toán theo 2 phương pháp trung bình cộng và trung bình nhân giữa các nhóm thành tố Phương pháp trung bình cộng có ưu điểm dễ tính toán

và phù hợp với các nước, các vùng và các địa phương ở giai đoạn đầu phát triển Phương pháp lấy thành tố đạt kết quả cao bù cho thành tố có kết quả thấp Về lâu dài, để phát triển bền vững cần quan tâm đến tất cả các thành tố vì cần phải phát triển đồng đều các mặt Khi đó, phương pháp trung bình nhân sẽ được ưu tiên vận dụng Trong luận văn này, tác giả sử dụng phương pháp trung bình cộng các chỉ số thành phần để đánh giá CLDS Q Bình Tân

4.7 Phương pháp khai thác phần mềm công nghệ thông tin

Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả sử dụng một số phần mềm ứng dụng của công nghệ thông tin Phần mềm Microsoft Offices, dùng để xử lý các thông tin thu thập được dưới các dạng văn bản, bảng biểu, công thức, Phần mềm MapInfo, được sử dụng để biên tập bản đồ phục vụ đề tài Phần mềm SPSS 11.5 để

Trang 19

xử lý số liệu điều tra bảng hỏi Mạng Internet dùng để tìm kiếm các thông tin có liên quan đến đề tài,

5 L ịch sử nghiên cứu đề tài

Trong quá trình tìm hiểu, thu thập thông tin, nghiên cứu về vấn đề “CLDS

Q.Bình Tân (TP HCM) trong quá trìn h đô thị hóa”, tác giả tiếp cận được nguồn

tài liệu khá phong phú trong và ngoài nước

5.1 Trên thế giới

Trên thế giới, vấn đề dân số đã được nghiên cứu trên nhiều phương diện cũng như mối quan hệ giữa dân số và các vấn đề có liên quan

Tổ chức các Đối tác về Dân số và Phát triển (PPD) phối hợp với Chính phủ

Cộng hòa Nam Phi tổ chức Hội nghị quốc tế "Động thái dân số, biến đổi khí hậu và

phát triển bền vững" từ ngày 1-2/11/2011 tại thủ đô Pretoria, Cộng hòa Nam Phi

Trong hội nghị các vấn đề: Tăng dân số - thách thức phát triển bền vững, Lồng ghép biến đổi khí hậu trong các chính sách dân số được đưa ra thảo luận và các nhà hoạch định chính sách quan tâm giải quyết các mối quan hệ giữa dân số, SKSS / KHHGĐ và biến đổi khí hậu5

Một tài liệu khác được các giới nghiên cứu Trung Quốc và các nhà nghiên

cứu ở một số nước trên thế giới đánh giá cao là cuốn sách “Kinh tế học đô thị” của

tác giả Trung Quốc - GS Nhiêu Hội Lâm – do NXB Trường ĐH Kinh Tài Đông Bắc xuất bản năm 1999 và được Lê Quang Lâm dịch in tại NXB Chính trị Quốc gia tháng 4 năm 2004 Tác giả luận văn quan tâm nhiều nhất là phần I trong nội dung cuốn sách gồm 6 phần và 18 chương: Phát triển kinh tế đô thị: ĐTH và hiện đại hóa ĐTH, cơ chế phát triển kinh tế đô thị, nghiên cứu quá trình phát triển kinh tế đô thị

Báo cáo “Đánh giá Đô thị hóa ở Việt Nam” của Ngân hàng Thế giới do ông

Dean Cira phụ trách thực hiện tháng 11 năm 2011 và Việt Nam là một trong những nước đầu tiên được chọn để thực hiện đánh giá phân tích toàn diện này Trong đó,

tác giả quan tâm đặc biệt đến (chương 1): sự chuyển đổi về đặc điểm dân số đề cập

đến những thay đổi KT-XH do những biến đổi về kinh tế và tổ chức không gian gây

5Đinh Huy Dương (Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Tổng cục DS-KHHGĐ)

Trang 20

ra (và ngược lại) trong quá trình ĐTH ở Việt Nam Sự chuyển đổi về phúc lợi – có tương quan mật thiết đến những thay đổi về kinh tế, không gian, hành chính và dân

số – đề cập đến việc điều kiện sống của người dân Việt Nam có được cải thiện nhờ ĐTH hay không, nhất là đối với những người có hoàn cảnh khó khăn

Bên cạnh đó, “Báo cáo phát triển con người” Chương trình Phát triển Liên

Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam giới thiệu tại Hà Nội ngày 09 tháng 11 năm 2011 cũng là tài liệu có giá trị cho Chính phủ và các nhà nghiên cứu Báo cáo nhận định, Việt Nam đạt được tiến bộ về phát triển con người nhờ tăng trưởng kinh tế, song cần chú trọng đến y tế và giáo dục Đảm bảo tiếp cận phổ cập các dịch vụ xã hội (như y tế và giáo dục) có chất lượng và trong khả năng chi trả và tiếp cận phổ cập

an sinh xã hội là nền tảng cho một xã hội thịnh vượng Các tác giả của báo cáo cũng

cho rằng cần phân phối gánh nặng chi trả cho các dịch vụ xã hội một cách công bằng hơn Về vấn đề này, các tác giả khuyến nghị Chính phủ cần xem xét lại “chính sách xã hội hóa” hiện nay và tác động của nó đối với chi tiêu của hộ gia đình cho y

tế và giáo dục

Nghiên cứu “CLDS với sự phát triển kinh tế ở Trung Quốc” của tác giả Hứa

Kim Thanh - Trung tâm Xã hội học, Viện khoa học xã hội Bắc Kinh được Đỗ Đức Hiến biên dịch từ tạp chí "Nghiên cứu dân số" (Trung Quốc) Số tháng 9/1991 và

đăng trên tạp chí “Dân số và Phát triển” số 1 năm 2003 xuất bản ngày 9 tháng 10

năm 2006 rất có giá trị về lý luận Tác giả luận văn tâm đắc nhất là nội dung “Lý luận cái thùng gỗ của CLDS” phân tích nêu bật mối quan hệ giữa các yếu tố trong CLDS và hình tượng những tình thế mà CLDS Trung Quốc sẽ gặp:

1 Trung Quốc muốn nâng cao CLDS toàn diện và làm cho nó chuyển hoá một cách trực tiếp nhất, nhanh nhất thành lực lượng sản xuất thực tế thì trước hết phải nâng cao tố chất phi trí tuệ …Đầu tư vào tố chất phi trí tuệ là loại đầu tư ít, sinh lợi nhiều và hiệu quả nhanh

2 Nếu chỉ tiếp tục nâng cao tố chất thể chất và tố chất trí tuệ thì kết quả là chỉ tăng thêm tố chất tiềm năng chứ không phải là tố chất biểu hiện Làm như vậy tất nhiên là có ý nghĩa nhất định nhưng cách làm này lại cần lượng đầu tư cực lớn,

Trang 21

trong đó lượng đầu tư vào tố chất thể chất chiếm đa số Trong tình trạng tố chất phi trí tuệ tăng lên chậm chạp hoặc duy trì không đổi thì những đầu tư vào tố chất thân thể và tố chất trí tuệ sẽ có hiệu quả thấp thậm chí có khả năng là đầu tư vô ích

Tác giả khẳng định sự tăng trưởng năng suất lao động của người lao động nông thôn (xét về phương diện CLDS) lại không phải là do sự nâng cao của tố chất thể chất hay tố chất trí tuệ, mà chính là do sự nâng cao của tố chất phi trí tuệ (đặc biệt là tính tích cực lao động) Chính vì do sự nâng cao tố chất phi trí tuệ, khiến cho tiềm năng về tố chất thân thể và tố chất trí tuệ vốn là có hạn của người lao động nông thôn được phát huy đến một trình độ nhất định

5.2 Ở Việt Nam

Trên thế giới vấn đề CLDS, ĐTH đã được nghiên cứu từ lâu cho đến nay Tuy nhiên, ở Việt Nam vấn đề này mới được tập trung nghiên cứu bắt đầu từ nửa cuối thế kỉ XX

5.2.1 Các nghiên cứu về chất lượng dân số

Trước hết, phải đề cập đến những nghiên cứu các vấn đề liên quan đến CLDS vào những năm 1990 như: Nghiên cứu một số vấn đề liên quan đến CLDS và

đề xuất những chính sách phù hợp về dân số và phát triển bền vững (đề tài NCKH độc lập cấp Nhà nước của Ủy ban Quốc gia DS-KHHGĐ, 1999-2000); Bàn về nội hàm của CLDS;

Các cuộc hội thảo với những chuyên gia nhiều kinh nghiệm của các bộ, ngành, cơ sở đào tạo và nghiên cứu về lĩnh vực DS-KHHGĐ và 6 cuộc hội thảo tại các địa phương như Đà Nẵng, Hải Phòng, Lạng Sơn, TP HCM, Đắc Lắc, Cần Thơ với sự tham dự của đại diện Sở Y tế, Chi cục DS-KHHGĐ, Sở GD-ĐT, Sở LĐ-TB-

XH, Cục Thống kê, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch cơ bản giúp hoàn thiện khái niệm, định nghĩa về CLDS, các thành tố của CLDS, bộ tiêu chí đánh giá CLDS Việt Nam, các trị số tới hạn (max, min, tâm) của từng tiêu chí phục vụ tính toán chỉ số tổng hợp CLDS, quan hệ giữa từng tiêu chí thành phần tới CLDS, khả năng đảm bảo số liệu ở cấp trung ương, địa phương đảm bảo độ tin cậy tính toán chỉ số tổng

Trang 22

hợp CLDS, cũng như phương án lựa chọn cuối cùng về công thức tính chỉ số CLDS phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam

Từ năm 2001, có một số công trình đề cập tới quan niệm về CLDS, tới từng yếu tố riêng của CLDS, như thể trạng, hình thái thể lực, sức khoẻ con người, sức khoẻ sinh sản, sàng lọc trước sinh, hay các vấn đề về giáo dục, tuổi thọ Có nghiên cứu đề xuất các chỉ báo đo lường CLDS, chỉ tiêu tổng hợp dùng để đánh giá CLDS cấu thành từ 5 thành tố cơ cấu tuổi, thể lực, trí lực, ý thức xã hội và mức sống, song cũng chưa thể hiện hết các góc độ phong phú và đa dạng của CLDS

Năm 2003, trong khuôn khổ đề tài: “Nghiên cứu một số yếu tố KT-XH ảnh

hưởng đến CLDS”, GS Phạm Tất Dong và các cộng sự đã đề xuất việc tính toán

CLDS của một cộng đồng dân cư cấp xã thông qua 9 chỉ thị đơn dùng để xác định 3 thành tố cơ bản của CLDS: thể chất, trí tuệ và tinh thần Tuy nhiên các số liệu phục

vụ cho việc tính toán chỉ số CLDS chủ yếu dựa trên kết quả điều tra với phạm vi hạn chế của đề tài tại thời điểm tiến hành nghiên cứu

Pháp lệnh Dân số 06/2003/PL-UBTVQH11 ngày 09/01/2003 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định: “Nâng cao CLDS là chính sách cơ bản của Nhà nước trong sự nghiệp phát triển đất nước Nhà nước thực hiện chính sách nâng cao CLDS

về thể chất, trí tuệ và tinh thần nhằm nâng cao chỉ số phát triển con người của Việt Nam lên mức tiên tiến của thế giới, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, xác định “CLDS là sự phản ánh các đặc trưng về thể chất, trí tuệ và tinh thần của toàn bộ dân số”

Đáng chú ý nhất là đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí báo cáo

đánh giá CLDS và tính toán thử nghiệm cho các tỉnh, thành phố” Ban Chủ nhiệm

đề tài với đồng chủ nhiệm của TS Đoàn Minh Lộc6, TS Dương Quốc Trọng7 Kết quả đề tài đã mô tả phương pháp nghiên cứu xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá CLDS với 17 chỉ số, thuộc 5 thành tố cơ bản Để tính toán các chỉ số tổng hợp, Ban Chủ nhiệm áp dụng những phương pháp tính toán khoa học, được nhiều tổ chức uy tín

6 Nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách y tế

7 Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ

Trang 23

sử dụng như UNDP, Tổng cục Thống kê… để tính toán Chỉ số tổng hợp CLDS cho toàn quốc và từng tỉnh thành phố

Tiếp theo là các “Kết quả Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam” từ năm

2002 đến 2010 do TCTK tiến hành 2 năm một lần vào những năm chẵn trên các nội dung: Một số đặc điểm nhân khẩu học cơ bản liên quan đến mức sống; Giáo dục; Y

tế và chăm sóc sức khoẻ; Việc làm và thu nhập; Chi tiêu; Nhà ở, điện nước, phương tiện vệ sinh và đồ dùng lâu bền; Giảm nghèo; Tham gia các chương trình xóa đói giảm nghèo; Các đặc điểm chung của xã nhằm theo dõi và giám sát một cách có hệ

thống mức sống các tầng lớp dân cư Việt Nam; giám sát, đánh giá việc thực hiện Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo; góp phần đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ và các mục tiêu phát triển KT-

XH của Việt Nam

Phối hợp với một số bộ, ngành hữu quan, Uỷ ban quốc gia DS-KHHGĐ đã

chủ trì triển khai đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước về "Nghiên cứu một số

vấn đề liên quan đến CLDS và đề xuất những chính sách phù hợp về dân số và phát triển bền vững", làm tiền đề cho việc triển khai chương trình CLDS và một số vấn

đề liên quan đến an sinh gia đình Kết luận đề tài tóm lại: Muốn duy trì được xu thế giảm sinh vững chắc, ổn định quy mô dân số ở mức hợp lý góp phần đảm bảo phát triển bền vững đất nước chúng ta cần sớm giải quyết đồng bộ, có trọng điểm các vấn đề về cơ cấu, phân bố dân cư và CLDS

Chương trình Dân số và Phát triển trên kênh VTV2 với chủ đề : “Áp lực tăng

dân số ở vùng ven TP HCM” đưa ra những vấn đề thời sự và ý kiến chuyên gia về

vấn đề dân số và giải pháp nâng cao CLDS vùng ven TP HCM

5.2.2 Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa phát triển dân số và kinh tế - xã hội

Hệ thống giáo trình phát hành năm 2011 bao gồm: Dân số học; Dân số và

phát triển; Thống kê DS-KHHGĐ; Truyền thông DS-KHHGĐ; Dịch vụ DS - KHHGĐ; Quản lý nhà nước về DS - KHHGĐ Đáng chú ý, tác giả quan tâm nhiều

nhất đến nội dung CLDS trong cuốn “Dân số học” từ trang 48 đến trang 58 Trong

đó, các khái niệm, chỉ số, nhân tố ảnh hưởng đến CLDS được trình bày chi tiết

Trang 24

Giáo trình “Dân số học cơ bản” do trường Cao Đẳng Y tế Hà Đông phát

hành tại Hà Nội năm 2011 Tài liệu này nêu bật các nội dung về dân số trong đó đáng chú ý là nội dung về khái niệm CLDS, các chỉ tiêu đo lường CLDS và các yếu

tố ảnh hưởng đến CLDS mà tác giả sử dụng tham khảo trong đề tài

Đồng thời, tác giả cũng tìm hiểu được nhiều kiến thức cơ bản về các vấn đề

liên quan ở góc độ khái niệm và học thuật qua hai giáo trình cùng tên “Dân số và

phát triển” GS.TS Tống Văn Đường (chủ biên) (2001), NXB Nông nghiệp và

PGS.TS Nguyễn Nam Phương (chủ biên) (2011), NXB Đại học Kinh tế Quốc dân Đăc biệt, các nội dung về CLDS và ĐTH được trình bày rõ ràng, súc tích và gợi cho tác giả nhiều ý tưởng mới để tiếp cận với thực tế tại địa bàn nghiên cứu

Bên cạnh đó, các giáo trình “Địa lý Kinh tế Xã hội Việt Nam” (Tập I) của

nhóm tác giả PTS Phạm Xuân Hậu – PTS Nguyễn Kim Hồng – PTS Đặng Văn Phan và nhóm tác giả GS.TS Nguyễn Viết Thịnh và PGS.TS Đỗ Thị Minh Đức, (2005), Giáo trình “Địa lý Kinh tế -Xã hội Việt Nam” (Tập một: Phần Đại cương)

NXB Giáo dục là những tài liệu tham khảo có giá trị về cơ sở lý luận KT-XH Việt Nam nói chung trong đó có vấn đề dân số và ĐTH

Luận án Tiến sĩ Địa lý của tác giả Nguyễn Kim Hồng (1994) với đề tài “Sự

phát triển dân số và mối quan hệ giữa phát triển dân số và phát triển KT-XH ở TP.HCM” là tại liệu tham khảo có giá trị với nhiều cơ sở lý luận và thực tiễn tại TP

HCM giúp các nhà nghiên cứu với các đề tài liên quan có thể kế thừa

Luận án Tiến sĩ Địa lý của tác giả Trương Văn Tuấn (2011) với đề tài: “Di

cư và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ” đã

hoàn thành được mục tiêu đánh giá thực trạng di cư ở vùng Đông Nam Bộ trong thời kỳ hội nhập, tìm ra những nguyên nhân và tác động của di cư đối với sự phát triển KT-XH của vùng Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra giải pháp nhằm điều chỉnh các

luồng di cư cho phù hợp với mục tiêu phát triển KT-XH trong từng giai đoạn

Ngoài ra, còn có chuyên khảo “Di cư và đô thị hóa ở việt nam: Thực trạng,

xu hướng và những khác biệt” đã được xây dựng, sử dụng số liệu điều tra mẫu 15%

của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 Kết quả phân tích số liệu cho

Trang 25

thấy xu hướng tăng của di cư cả về số lượng tuyệt đối lẫn tỷ lệ ở Việt Nam, và sự đóng góp mạnh mẽ của di cư vào khu vực thành thị, đặc biệt là các thành phố lớn Tuy nhiên, tình trạng ĐTH quá tải ở Việt Nam, dẫn đến tình trạng một bộ phận dân

cư thành thị không có điều kiện tiếp cận với các tiện nghi cơ bản, ngay cả ở những

đô thị phát triển nhất như thành phố Hà Nội và TP HCM

Công trình “Di dân đến các thành phố lớn ở Việt Nam: Những vấn đề thực tiễn và chính sách” của Nguyễn Hoàng Mai và Nguyễn Văn Tiến, Tạp chí Xã hội

học, số 3 Công trình nghiên cứu “Đô thị hóa với vấn đề dân nhập cư tại Thành phố

Hồ Chí Minh” của Thạc sĩ Lê Văn Thành, Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM

Công trình “Tình trạng cư trú và cơ sở hạ tầng ở các vùng đô thị mới tại TP HCM” của Văn Thị Ngọc Lan, Tạp chí Xã hội học, số 4 là những tài liệu tham khảo

có giá trị liên quan đến vấn đề dân nhập cư

Thêm vào đó, giáo trình “Giáo dục dân số sức khỏe sinh sản” (dành cho

sinh viên khoa Địa lý các trường Đại học sư phạm) gồm 4 chương: Giáo dục dân số

- chăm sóc sức khỏe, Dân số và phát triển, SKSS và SKSS vị thành niên, Chính sách và chiến lược DS-SKSS ở Việt Nam cũng là tài liệu tham khảo có giá trị

5.2.3 Các nghiên cứu về đô thị, đô thị hóa, đô thị hóa vùng ven

Năm 1995, cuốn “Đô thị Việt Nam” (2 tập) của Giáo sư Đàm Trung Phường

ra đời, tác giả tập trung giải quyết hai vấn đề cơ bản là:

1 Đánh giá thực trạng mạng lưới đô thị Việt Nam và nghiên cứu (định hướng) phát triển trong bối cảnh ĐTH thế giới và CNH - HĐH của thời kỳ Đổi mới

2 Mở rộng những khái niệm về ĐTH có quan hệ với những tiến bộ của khoa học thế giới, cập nhật những thông tin liên quan trong nước để tham khảo, làm giáo trình cho sinh viên đại học và chủ yếu là sau đại học

Giáo trình “Địa lý đô thị” của Tiến sĩ Phạm Thị xuân Thọ, (2008) đã đưa ra

những khái niệm đô thị, ĐTH trên thế giới và Việt Nam, sự phân loại đô thị và những vấn đề ĐTH hiện nay Tiến hành ĐTH là cần tuân theo quy luật và vận dụng sáng tạo để đạt được hiệu quả tối ưu về mặt kinh tế, xã hội và môi trường theo định hướng hiện đại và bền vững, tránh được những ảnh hưởng tiêu cực do ĐTH để lại

Trang 26

trong quá khứ mà nhiều nước đã vấp phải

Một trong những công trình trực tiếp đề cập đến những vấn đề ĐTH tại các

quận ven có thể kể đến “Xu hướng phát triển đô thị - xu hướng gia tăng dân số và

lao động tại các quận ven TP HCM” của Lê Hồng Liêm đăng trong cuốn “Ngoại thành TP HCM - những vấn đề lịch sử và truyền thống” của tập thể tác giả Lê

Hồng Liêm, Lê Sơn, Trương Minh Nhật, Quách Thu Nguyệt, NXB Trẻ - 1994 Trong bài viết này tác giả đã khái quát sơ lược quá trình ĐTH ở ven đô chủ yếu là quận Gò Vấp từ sau ngày giải phóng đến đầu thập niên 80

Vấn đề ĐTH còn có nhiều tác giả nghiên cứu như Nguyễn Công Bình, Đỗ

Thái Đồng, Nguyễn Quang Vinh, Nguyễn Quới, Hội nghị về “Đô thị toàn quốc” và

đặc biệt Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc viện khoa học tại TP HCM

cũng đã tổ chức ba cuộc hội thảo “ĐTH tại Việt Nam và Đông Nam Á” (1995),

“Môi trường nhân văn và ĐTH tại Việt Nam, Đông Nam Á và Nhật Bản” (1997),

“Phát tiển đô thị bền vững” (1999) Các tác giả và các hội thảo đã giải quyết nhiều

vấn đề ĐTH như xu thế ĐTH, hiện trạng ĐTH, định hướng ĐTH.v.v…

Hội thảo Quốc tế, 2008 “Các xu hướng ĐTH và ĐTH vùng ven ở Đông Nam

Á”, Trung tâm nghiên cứu Đô thị và Phát triển (CEFURDS) và Đơn vị nghiên cứu Hỗn hợp thuộc Viện Nghiên cứu Phát triển Trường ĐH Provence (Pháp) Thông qua các bài tham luận về lý thuyết cho việc xử lý những vấn đề của quá trình ĐTH nhất là ĐTH vùng ven ở ĐNA Một số tham luận còn lưu ý đến việc phân tích hiện thực ĐTH trong khuôn khổ các vùng đại đô thị sử dụng khái niệm Desakota như một trong những đặc trưng cho ĐTH vùng văn hóa lúa nước ở ĐNA

Tác giả Lê Văn Năm với đề tài “Nông dân ngoại thành TP HCM trong tiến

trình ĐTH” đã xuất bản thành sách tại NXB Tổng hợp TP HCM nêu lên tình hình

ĐTH ở vùng ngoại thành TP HCM từ đó dẫn đến mất cân đối trong cuộc sống người dân do thay đổi môi trường, cảnh quan trong các hoạt động kinh tế và trong đời sống xã hội của người dân, đề cập đến những xáo trộn trong cuộc sống của người dân ngoại thành TP HCM Tác giả còn nêu lên một số khía cạnh về đời sống văn hóa xã hội của nông dân ngoại thành

Trang 27

Như vậy, hiện nay có khá nhiều đề tài và giáo trình, tài liệu tham khảo liên quan đến các vấn đề dân số và các tác động của ĐTH nhất là ĐTH vùng ven Tuy nhiên, lĩnh vực CLDS còn chưa được nghiên cứu toàn diện và đi sâu vào các địa phương cụ thể cấp quận/huyện, mà đây lại là vấn đề bức xúc trước yêu cầu về tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng mục tiêu công nghiệp hoá và hiện đại hoá

đất nước Đề tài luận văn “CLDS Q Bình Tân trong quá trình đô thị hóa” là sự nối

tiếp nghiên cứu các vấn đề về ĐTH đi sâu vào nội dung phản ánh là CLDS tại địa bàn Q Bình Tân – Quận vùng ven đông dân nhất của TP HCM – đô thị lớn nhất Việt Nam

6 Gi ới hạn và phạm vi nghiên cứu

6.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu

Hiện nay người ta dùng rất nhiều chỉ tiêu để đánh giá CLDS như : Chỉ số phát triển con người; Chỉ số khối cơ thể; Chỉ số phát triển giới; Mức độ vị thế giới tính; Chỉ số nghèo khổ; Chỉ số thành tựu công nghệ; Ý thức xã hội; Cơ cấu tuổi, thể lực, trí lực và mức sống Trong luận văn, tác giả chỉ tập trung phân tích thể lực-sức khỏe, trí lực-giáo dục, tinh thần, cơ cấu dân số, đời sống vật chất và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản mà không nghiên cứu các khía cạnh khác của CLDS

Luận văn tập trung nghiên cứu những nội dung chủ yếu sau đây:

Đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố trong quá trình ĐTH tác động của đến CLDS trên địa bàn Q Bình Tân;

Phân tích tình hình CLDS trong quá trình ĐTH trên địa bàn Q Bình Tân trong giai đoạn 2004 đến nay (2012);

Định hướng và giải pháp nâng cao CLDS trong quá trình ĐTH trên địa bàn

Q Bình Tân giai đoạn 2011 - 2015 và tầm nhìn 2020

6.2 Phạm vi nghiên cứu

Thời gian: từ 2004 đến 2012 Tuy nhiên, do một số phòng ban mới được hình thành từ năm 2007 nên dữ liệu đánh giá cuối cùng là giai đoạn 2007-2012

Không gian: luận văn nghiên cứu trên toàn bộ lãnh thổ 10 phường của

Q.Bình Tân Đồng thời, luận văn cũng đặt Q Bình Tân trong mối quan hệ giải

Trang 28

quyết các vấn đề dân số, chính sách dân số, nâng cao CLDS TP HCM và cả nước

Thực tiễn về quá trình ĐTH ở Việt Nam, TP HCM, Q Bình Tân;

Thực tiễn về CLDS Việt Nam, TP HCM, Q Bình Tân trong quá trình ĐTH trên các lĩnh vực thể lực - sức khỏe; trí lực - giáo dục; tinh thần, đời sống văn hóa;

cơ cấu dân số; đời sống vật chất và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của toàn bộ dân số

8 Cấu trúc đề tài

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận nội dung luận văn được chia làm 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng dân số và đô thị hóa

Chương 2 Chất lượng dân số Q Bình Tân trong quá trình đô thị hóa

Chương 3 Định hướng và giải pháp chất lượng dân số Q Bình Tân trong quá trình

đô thị hóa

Trang 29

C hương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

VỀ CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ VÀ ĐÔ THỊ HÓA 1.1 C ơ sở lý luận về chất lượng dân số và đô thị hóa

1.1.1 Cơ sở lý luận về chất lượng dân số

1.1.1.1 Khái ni ệm chất lượng

Chất lượng là một từ được sử dụng nhiều, xét ở nhiều phương diện khác nhau Các danh nhân trong lĩnh vực quản lý chất lượng cũng có nhiều quan điểm khác nhau về định nghĩa chất lượng: Chất lượng là "thỏa mãn nhu cầu của khách hàng" - Theo Deming; Chất lượng là "thích hợp để sử dụng" - Theo Juran; Chất lượng là "làm đúng theo yêu cầu" - Theo Crosby Những định nghĩa này đều đúng với một khía cạnh nào đó

Theo từ điển Bách khoa của Việt Nam (1995), "Chất lượng" là phạm trù triết học biểu thị những bản chất của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn định tương đối của sự vật, phân biệt nó với các sự vật khác

Theo quan điểm của triết học Mác-Lê Nin thì “Chất lượng là tổng hợp những thuộc tính khách quan vốn có của sự vật hiện tượng nói lên nó là gì, làm cho nó khác với cái khác” và khẳng định con người – toàn bộ dân số là sự thống nhất giữa mặt sinh vật và mặt xã hội, là một thực thể sinh vật - xã hội, quá trình tồn tại và phát triển cũng tuân theo những quy luật “Lượng – Chất”

1.1.1.2 Khái ni ệm dân số

Dân cư của một vùng là tập hợp những con người cùng cư trú trên một lãnh

thổ nhất định (xã, huyện, tỉnh, quốc gia, châu lục hay toàn bộ Trái Đất) Dân cư của một vùng lãnh thổ là khách thể nghiên cứu chung của nhiều môn khoa học, cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, như Y học, Kinh tế học, Ngôn ngữ học, Mỗi khoa học nghiên cứu một mặt, một khía cạnh nào đó của khách thể này, tức là xác định được đối tượng nghiên cứu riêng của mình

Dân số là dân cư được xem xét, nghiên cứu dưới nhiều góc độ: quy mô và

chất lượng Nội hàm của khái niệm dân số hẹp hơn nội hàm của khái niệm dân cư

Quy mô, cơ cấu dân số trên một lãnh thổ không ngừng biến động do các quá trình sinh, tử, di cư, hoặc đơn giản chỉ là theo năm tháng, bất cứ ai cũng chuyển từ nhóm tuổi này sang nhóm tuổi khác Các hoạt động của mỗi cá nhân cũng thường xuyên

Trang 30

thay đổi, tuổi niên thiếu đi học từ nhà trẻ, mẫu giáo đến các trường chuyên nghiệp; tuổi trưởng thành làm việc, tuổi già nghỉ ngơi Trình độ văn hóa, chuyên môn, địa vị xã hội cũng thay đổi Những thay đổi của mỗi cá nhân làm thay đổi số lượng, thành phần kết cấu của dân số nói chung

Dân số theo nghĩa thông thường là số lượng dân số trên một vùng lãnh thổ, một địa phương nhất định Bởi vì dân số có thể coi là số lượng dân cư của cả trái đất hay một phần của nó, của một quốc gia hay một vùng địa lý nào đó Tất nhiên trên quan niệm dân số học thì dân số của một nước có ý nghĩa vô cùng quan trọng

Dân số theo nghĩa rộng được hiểu là một tập hợp người Tập hợp này không chỉ là số lượng mà cả cơ cấu và chất lượng Tập hợp này bao gồm nhiều cá nhân hợp lại, nó không cố định mà thường xuyên biến động Trong dân số học, thuật ngữ

"dân số" được nghiên cứu cả ở trạng thái tĩnh và trạng thái động cùng những yếu tố gây nên sự biến động đó

Ngoài từ dân số trong cuộc sống, các tài liệu, sách báo còn dùng các từ dân

cư, nhân khẩu, dân tộc, nhân dân Giữa các từ này với dân số có điểm chung giống nhau, nhưng cũng có những nét đặc trưng khác nhau Mặc dù, đôi khi có thể dùng từ này thay cho từ khác, khi ngữ nghĩa gần giống nhau, nhưng cũng có trường hợp không thể thay thế cho nhau được

Như vậy, nói đến dân số là nói đến quy mô, chất lượng dân số và những yếu

tố gây nên sự biến động của chúng như: sinh, chết và di cư luôn luôn biến đổi theo thời gian và không gian Dưới tác động của quá trình ĐTH thì những biến đổi về

dân số lại càng thể hiện rõ rệt “Những biến đổi về dân số có ảnh hưởng đến cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội”.8

1.1.1.3 Khái ni ệm chất lượng dân số

Xã hội càng phát triển thì vấn đề về CLDS ngày càng được chú trọng và là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá sự phát triển của một xã hội Khái niệm về CLDS đã xuất hiện từ thế kỉ 18, các nhà khoa học tư sản nghiên cứu CLDS một cách hạn hẹp chỉ dựa trên cơ sở gen Điển hình là thuyết chủng tộc xuất hiện ở cuối thế kỷ 19 Nội dung cơ bản của thuyết này là: Có chủng tộc thượng

8[Nguyễn Kim Hồng (1994), Sự phát triển dân số và mối quan hệ giữa phát triển dân số và phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh, Luận án Tiến sĩ khoa học Địa lý, tr.7].

Trang 31

đẳng và chủng tộc hạ đẳng Điều này dựa trên cơ sở tự nhiên, mang tính di truyền

và bất biến Vì vậy, bất bình đẳng xã hội cũng có cơ sở tự nhiên Đối với sự nghiệp phát triển văn hóa, tạo dựng văn minh, chủng tộc “thượng đẳng” đi trước, còn chủng tộc “hạ đẳng” không làm được việc đó, hoặc nếu có thì rất ít Vì vậy, chủng tộc “thượng đẳng” đẻ ít và chủng tộc “hạ đẳng” đẻ nhiều sẽ làm xấu đi CLDS

Ăng-ghen cho rằng: “CLDS là khả năng của con người thực hiện các hoạt

động một cách hiệu quả nhất”

Tuy nhiên, trong các tài liệu dân số học hiện đại có 3 hướng tiếp cận lý thuyết về CLDS:

1 Hướng tiếp cận đầu tiên giả định về CLDS là một hệ thống các đặc điểm

cá nhân và xã hội - sức khỏe thể chất, thể lực, trí tuệ, phẩm chất đạo đức, năng lực trí tuệ và những kỹ năng đạt được hay những năng lực bẩm sinh hoặc những năng lực có được do thuyết ưu sinh và cách thức đo lường xã hội bao gồm việc đầu tư vào sức khỏe và giáo dục (Fairchild (1939), Hauser và Duncan (1966), Thomlinson (1965), LHQ (1973))

2 Cách tiếp cận thứ hai cho rằng CLDS được coi là một phức hợp của cấu trúc dân số (tầng lớp xã hội, sức khỏe, giáo dục, tay nghề, kỹ năng hôn nhân, tuổi, giới tính, dân tộc) (Larmin (1974)…)

3 Hướng tiếp cận thứ ba dựa trên lý thuyết “con người là trung tâm” cho rằng CLDS gồm: sức khỏe, giáo dục, trình độ và kinh nghiệm sản xuất (Becker và Lewis (1973))

Đồng thời, các nhà nhân khẩu học Nga trong cuốn Giáo trình “Dân số học”

do Nhà xuất bản Thống kê và Tài chính Matxcơva ấn hành năm 1985 lại cho rằng:

“những nghiên cứu tinh tế nhất không tìm thấy sự khác nhau nào trong bộ não người giữa các chủng tộc Khả năng và tri thức của con người có được nhờ quá trình chăm sóc y tế, giáo dục và đào tạo nghề cũng như các hoạt động cụ thể khác như văn hóa thể thao, du lịch… Nó tương ứng với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất” Bên cạnh đó, CLDS là “khái niệm trung tâm của hệ thống tri thức của dân số” và được phản ánh qua các chỉ tiêu: (1) Trình độ giáo dục; (2) Cơ cấu nghề

nghiệp xã hội; (3) Tính năng động và tình trạng sức khoẻ

Theo từ điển bách khoa của Việt Nam xuất bản năm 1995, “CLDS phải được

Trang 32

biểu thị bằng các thuộc tính bản chất của dân số ”

Pháp lệnh Dân số 06/2003/PL-UBTVQH11 ngày 09/01/2003 của Ủy ban

thường vụ Quốc hội đã định nghĩa “CLDS là sự phản ánh đặc trưng về thể chất, trí

tuệ và tinh thần của toàn bộ dân số ” và quy định: “Nâng cao CLDS là chính sách

cơ bản của Nhà nước trong sự nghiệp phát triển đất nước”

Như vậy, CLDS là một phạm trù rộng, được hiểu là tổng thể các thành tố tạo

nên thể lực, trí lực và tinh thần của con người nói chung Một dân số cụ thể, dân số của mỗi nước hoặc mỗi vùng và vào những thời kỳ nhất định sẽ có một chất lượng nhất định CLDS được nhìn nhận liên quan biện chứng đến số lượng dân CLDS bao hàm chất lượng người từ lúc mới sinh cho đến khi chết, cả nam và nữ

CLDS không chỉ được đánh giá về nhân trắc học (chiều cao, cân nặng, các số

đo cơ bản về vòng ngực, bụng, tay, chân, sự cân đối của cơ thể với từng lứa tuổi ),

tố chất, sức chịu đựng dẻo dai… mà còn được nhìn nhận thông qua cuộc sống tinh thần, con người quan hệ với nhau như thế nào, họ có cơ hội bình đẳng không trước

sự lựa chọn việc làm, giáo dục, phúc lợi, hôn nhân gia đình , có được tôn trọng và

tự do cá nhân không, họ có môi trường để phát huy khả năng sáng tạo hay không trong thực tế CLDS bao hàm các khái niệm về chất lượng nguồn nhân lực, khái niệm chất lượng lao động.9

Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học đã nêu ra vấn đề là nếu nói về CLDS mà không đề cập đến quy mô, phân bố và cơ cấu dân số là chưa đầy đủ Có hàng loạt câu hỏi được đặt ra

1 CLDS sẽ như thế nào nếu tốc độ tăng dân số nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế, hoặc ngược lại quy mô dân số giảm?

2 CLDS sẽ như thế nào nếu mức sinh quá cao, làm cho tỷ lệ trẻ em 0-14 tuổi trong dân số quá cao (xấp xỉ 50%) hoặc mức sinh quá thấp làm cho tỷ trọng người già trong dân số quá cao (từ 30% trở lên)?

3 CLDS sẽ như thế nào nếu toàn xã hội chỉ lựa chọn sinh con trai?

Khi dân số rơi vào các tình trạng như trong các câu hỏi trên, liệu có thể gọi dân số đó là có chất lượng cao được không mặc dù chăm sóc y tế, giáo dục và đào

9 GS.TS Tống Văn Đường, (2001) Giáo trình “Dân số và phát triển”, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, (tr 42,44)

Trang 33

tạo nghề nghiệp rất tốt? Vì vậy, CLDS phản ánh đặc trưng về thể chất, trí tuệ và tinh thần của toàn bộ dân số, cũng như cơ cấu dân cư hợp lý

Người ta có thể nhận biết CLDS một cách tổng thể định tính Các nước phát triển thường được coi là có CLDS cao hơn các nước đang phát triển, mà không kể dân số của nước này hay nước khác có đông về số lượng hay không Một khi kinh

tế phát triển cao sẽ là tiền đề vật chất để cải thiện về mặt tinh thần và xã hội của dân

cư Đồng thời, khi có một môi trường xã hội tốt, con người được coi là trung tâm của sự phát triển, họ sẽ có điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển

Trong thực tế, khi đánh giá CLDS người ta thường thông qua hệ thống các tiêu chí và có thể phân tổ các tiêu chí này như sau:

1 Về mặt thể lực (chiều cao, cân nặng, sự cân đối của cơ thể, sức khoẻ );

2 Về mặt trí lực (trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp, văn hóa );

3 Về mặt phẩm chất (thái độ cần cù yêu lao động và lao động có kỷ luật, có

tổ chức, tính gắn bó cộng đồng, tính sáng tạo )

Tuy nhiên, theo cách tiếp cận hệ thống và có thể lượng hóa, so sánh, ngoài các chỉ tiêu nhân khẩu học, người ta đưa ra các chỉ tiêu khái quát tính chung cho toàn bộ dân số như đời sống vật chất và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản để bổ sung Có nghiên cứu đề xuất các chỉ báo đo lường CLDS, chỉ tiêu tổng hợp dùng để đánh giá CLDS cấu thành từ 5 thành tố cơ cấu tuổi, thể lực, trí lực, ý thức xã hội và mức sống, song cũng chưa thể hiện hết các góc độ phong phú và đa dạng của CLDS

Tóm lại, tác giả đề tài sử dụng khái niệm “CLDS là sự phản ánh đặc trưng

về thể lực-sức khỏe, trí lực-giáo dục, tinh thần, cơ cấu dân số, đời sống vật chất

và khả năng tiếp cận các dịch vụ cơ bản của toàn bộ dân số” trong luận văn này

1.1.1.4 Các thành ph ần của chất lượng dân số

Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện trên thế giới và ở Việt Nam nhằm xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá CLDS Phần lớn các nghiên cứu này đều đề cập đến một hệ thống chỉ tiêu khá phong phú gồm các chỉ tiêu riêng rẽ, liên quan đến các mặt thể chất, trí tuệ và tinh thần của con người, các chỉ tiêu nhân khẩu học và một số chỉ tiêu tổng hợp Hệ thống chỉ tiêu này cũng đã được thể hiện

khá đầy đủ trong đề án "Nâng cao CLDS Việt Nam giai đoạn 2007-2020" của Tổng

Trang 34

cục DS - KHHGĐ

– Pháp lệnh Dân số quy định các thành phần của CLDS bao hàm:

1 Thể chất gồm nhiều yếu tố khác nhau trong đó có các số đo về chiều cao,

cân nặng, sức mạnh, tốc độ, sức bền, sự khéo léo, dinh dưỡng, bệnh tật, tuổi thọ, các yếu tố giống nòi, gen di truyền (như tật nguyền bẩm sinh, thiểu năng trí tuệ, nhiễm chất độc hóa học, chất độc màu da cam…) của người dân;

2 Trí tuệ gồm các yếu tố trình độ học vấn, thẩm mỹ, trình độ CMKT, cơ

cấu ngành nghề… thể hiện qua tỷ lệ biết chữ, số năm bình quân đi học/đầu người,

tỷ lệ người có bằng cấp, được đào tạo về chuyên môn kỹ thuật ;

3 Tinh thần gồm các yếu tố về ý thức và tính năng động xã hội thể hiện

qua mức độ tiếp cận và tham gia các hoạt động xã hội, văn hoá, thông tin, vui chơi, giải trí của người dân

Theo kết quả Đề tài cấp bộ: “Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí báo cáo

đánh giá CLDS và tính toán thử nghiệm cho các tỉnh, thành phố” của nhóm tác

giả TS Đoàn Minh Lộc, TS Dương Quốc Trọng,Võ Anh Dũng10

,CLDS Việt Nam được cấu thành từ 5 thành tố:

- Thể chất và sức khoẻ: thể hiện năng lực về sức mạnh thể chất của một

cộng đồng, trong đó có từng cá thể; một dân số có chất lượng cao phải là cộng đồng gồm các cá nhân có đầy đủ năng lực về sức mạnh thể chất, từng người khoẻ mạnh Các yếu tố biểu thị về mặt thể lực bao gồm: sức khoẻ thể chất; sức khoẻ tâm trí; mối quan hệ giữa con người với những điều kiện môi trường tự nhiên, xã hội và những

hệ quả của nó (đặc biệt là chiều cao, cân nặng và sức bền, sức mạnh, tốc độ, sự khéo léo tỷ lệ trẻ sơ sinh dưới 2.500 gam, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi SDD, bệnh tật, tuổi thọ trung bình, các yếu tố giống nòi, đến di truyền như tật nguyền bẩm sinh, thiểu năng trí tuệ, nhiễm chất độc da cam ….) Các yếu tố này thực hiện theo ngành dọc về sự phát triển KT-XH của ngành y tế và các ngành có liên quan

- Trí tuệ, học vấn, trình độ CMKT và tay nghề: Thể hiện năng lực về trí

tuệ, thông qua trình độ học vấn cũng như tay nghề trong các hoạt động sáng tạo, sản xuất kinh doanh nhằm phát triển KT-XH; một dân số có chất lượng cao phải là cộng đồng gồm các cá nhân có đầy đủ năng lực về trí tuệ, học vấn, trình độ CMKT và tay

Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin và Tư liệu dân số, Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế

Trang 35

nghề Trí tuệ thể hiện qua tỷ lệ biết chữ, số năm bình quân đi học/ đầu người, tỷ lệ người có bằng cấp, được đào tạo về CMKT,…

- Tinh thần, đời sống văn hoá và gắn kết cộng đồng: Thể hiện năng lực về

lối sống, văn hoá, quan hệ và cách ứng xử trong cộng đồng, đảm bảo cho cộng đồng

có sự gắn kết và đó cũng là sức mạnh để đạt tới sự phát triển bền vững; một dân số

có chất lượng cao là cộng đồng gồm các thành viên có đầy đủ sức mạnh tinh thần, văn hoá, có khả năng gắn kết và sự đoàn kết chặt chẽ; mọi người có sự thương yêu đùm bọc lẫn nhau; có các quan hệ lành mạnh, tiến bộ

- Các đặc trưng nhân khẩu học: Phản ánh các đặc trưng như mức sinh,

chết; cơ cấu dân số, nhất là cơ cấu giới tính, độ tuổi, theo địa lý; một dân số có chất lượng cao là cộng đồng có cơ cấu hợp lý về đầy đủ các khía cạnh đảm bảo cho quá trình phát triển dân số và KT-XH hài hoà, bền vững;

- Đời sống vật chất và các dịch vụ xã hội cơ bản: Phản ánh khía cạnh hiệu

quả của dân số: Một dân số có chất lượng cao là cộng đồng hoạt động có hiệu quả

về KT-XH, cũng như có sự tăng trưởng kinh tế hợp lý

Bên cạnh đó, theo PGS.TS Phạm Đại Đồng, chỉ số tổng hợp đo lường

CLDS (I) bao gồm 4 chỉ số thành phần Đó là: 1 Chỉ số về Thể lực; 2 Chỉ số về Trí lực; 3 Chỉ số về Tinh thần và 4 Chỉ số về Cơ cấu dân số Mỗi chỉ số thành

phần, tùy theo đặc trưng riêng biệt và điều kiện cụ thể của số liệu lại được tính bằng một cách riêng trên cơ sở tổng hợp các yếu tố cấu thành của nó Mỗi chỉ số sẽ nhận giá trị từ 0 đến 1 Càng gần 1 thì CLDS thuộc lĩnh vực nghiên cứu càng cao và ngược lại, càng về gần 0, CLDS càng thấp

Như đã phân tích ở trên, CLDS là một thể tổng hợp nhiều yếu tố Tuy

nhiên trong luận văn này, tác giả giới hạn các thành phần CLDS trong các nội dung:

thể lực-sức khỏe; trí lực-giáo dục; tinh thần, đời sống văn hóa; cơ cấu dân số; đời sống vật chất và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội

1.1.1.5 M ột số chỉ tiêu đo lường về chất lượng dân số

Có nhiều quan điển khác nhau về thành phần của CLDS và cũng không ít những chỉ tiêu khác nhau để đo lường về CLDS Năm 2003, trong khuôn khổ đề tài:

“Nghiên cứu một số yếu tố KT-XH ảnh hưởng đến CLDS”, GS Phạm Tất Dong và

các cộng sự đã đề xuất việc tính toán CLDS của một cộng đồng dân cư cấp xã thông

Trang 36

qua 9 chỉ thị đơn dùng để xác định 3 thành tố cơ bản của CLDS: thể chất, trí tuệ và tinh thần

Theo nhóm tác giả TS Đoàn Minh Lộc, TS Dương Quốc Trọng, Võ Anh Dũng,CLDS Việt Nam được cấu thành từ năm thành tố với 17 tiêu chí đo lường

tương ứng như sau:

Các tiêu chí để tính chỉ số thành tố thể chất và sức khỏe: Tuổi thọ trung

bình tính từ lúc sinh; Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi SDD (chiều cao/tuổi); Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin; Tỷ lệ người tàn tật

Các tiêu chí để tính chỉ số thành tố trí tuệ, học vấn, trình độ CMKT và tay

nghề: Tỷ lệ học sinh đi học đúng tuổi phổ thông; Tỷ lệ lao động đang làm việc

trong nền kinh tế quốc dân đã qua đào tạo

Các tiêu chí để tính chỉ số thành tố tinh thần, đời sống văn hóa và gắn kết

cộng đồng: Tỷ lệ hộ dân cư đạt chuẩn văn hóa; Số lượt người được phục vụ trong

thư viện tính trên 1000 dân; Tỷ lệ hộ dân cư có sử dụng ti vi; Số người có sử dụng Internet tính trên 100 dân

Các tiêu chí để tính chỉ số thành tố đặc trưng nhân khẩu học: Tổng tỷ

suất sinh (TFR); Tỷ số giới tính của trẻ em mới sinh; Tỷ lệ dân số thành thị

Các tiêu chí để tính chỉ số thành tố đời sống vật chất và các dịch vụ xã

hội cơ bản: Thu thập bình quân đầu người một tháng; Tỷ lệ nghèo; Tỷ lệ dân số

được sử dụng nước sạch; Tỷ lệ hộ dân cư dùng hố xí hợp vệ sinh

Theo quan điểm của PGS.TS Phạm Đại Đồng, có 13 tiêu chí tổng hợp đo

lường CLDS tương ứng với bốn nhóm thành phần Cụ thể:

Các tiêu chí để tính chỉ số thành tố về tinh thần: Tỷ lệ hộ gia đình đạt tiêu

chuẩn gia đình văn hoá; Tỷ lệ hộ không xảy ra tình trạng bạo lực gia đình; Tỷ lệ dân số không phạm pháp hoặc không tham dự vào các tệ nạn xã hội; Tỷ lệ trẻ em không bị rối nhiễu tâm trí

Các tiêu chí để tính chỉ số thành tố về trí lực: Tỷ lệ đi học ở các cấp giáo

dục; Tỷ lệ biết đọc, biết viết của dân số từ 15 tuổi trở lên; Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có trình độ CMKT từ sơ cấp trở lên Trong điều kiện hiện nay, tiêu chí Tỷ lệ biết đọc, biết viết của dân số từ 15 tuổi trở lên là quan trọng nhất Tuy nhiên, khi đất

Trang 37

nước đã là nước công nghiệp hiện đại Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có trình độ

CMKT từ sơ cấp trở lên lại trở thành mối quan tâm hàng đầu khi đánh giá CLDS

Các tiêu chí để tính chỉ số thành tố về thể lực: Tuổi thọ bình quân; Tỷ lệ

trẻ sơ sinh nặng trên 2.500 gram; Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi có đủ tiêu chuẩn dinh dưỡng; Tỷ lệ dân cư không nghiện hút, không bị nhiễm HIV/AIDS

Các tiêu chí để tính chỉ số thành tố về cơ cấu dân số: Chỉ số cân bằng giới

tính k hi sinh; Chỉ số cơ cấu dân số theo tuổi

Tác giả luận văn xác định các nguyên tắc cần quán triệt khi xây dựng bộ tiêu chí đánh giá CLDS cấp quận/huyện như sau:

• Phản ánh được đầy đủ các đặc trưng về chất lượng thể sức khỏe, trí giáo dục, tinh thần, cơ cấu dân số và đời sống vật chất, khả năng tiếp cận các dịch

lực-vụ xã hội cơ bản của toàn bộ dân số cấp quận/huyện

• Phù hợp với điều kiện phân cấp quản lý, số liệu thống kê hiện nay của đơn vị hành chánh cấp quận/huyện

• Có khả năng chỉ rõ mức độ đạt được về CLDS cấp quận/huyện

• Kết quả đánh giá các nhóm thành phần tổng hợp từ các chỉ tiêu tương ứng có

số liệu thống kê đầy đủ, đáng tin cậy và dễ tìm

• Lựa chọn những chỉ tiêu cơ bản nhất thống kê theo ngành dọc, có tầm khái quát và mang tính đại diện cao, bỏ qua những yếu tố rườm rà phức tạp, giúp cho việc đánh giá thật đơn giản, thuận tiện

Theo quan điểm trên, tác giả luận văn đề xuất bộ tiêu chí đánh giá CLDS đơn

vị cấp quận/huyện với 5 nhóm thành phần và 20 tiêu chí cơ bản Ghi chú: Dấu (+) thể hiện quan hệ đồng biến; Dấu (-) thể hiện quan hệ nghịch biến; Dấu (*) thể hiện quan hệ hướng tâm; Max là trị số cực đại mong muốn; Min là trị số cực tiểu của tiêu chí:

Các tiêu chí để tính chỉ số thành tố về thể lực và sức khỏe (E 1 )

– Tình trạng giảm tử vong trẻ em (E 1 V 1 ) (-) : được tính là trẻ em dưới 1 tuổi

tử vong trong năm trong tổng trẻ sinh ra trong năm Tình trạng này phản ánh trình

độ nuôi dưỡng và tình hình sức khỏe chung của trẻ em ở một lãnh thổ Giá trị Max=1 và Min=0 Ngoài ra, còn có tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi trong năm

tính trên 1000 trẻ em dưới 5 tuổi Nguồn số liệu: Khoa CSSKSS –Trung tâm y tế

Trang 38

dự phòng cấp quận/huyện hoặc trạm y tế phường/xã hoặc thu thập dữ liệu bằng điều tra bảng hỏi.

Trong đó: D0: Số trẻ em tử vong dưới 1 tuổi trong năm

B0: Số trẻ em sinh ra trong năm

– Tình trạng trẻ sơ sinh nặng trên 2.500 gram (E 1 V 2 ) (+): Thể trạng của người mẹ kém, mức sống thấp người dân không có điều kiện chăm sóc con cái ngay

từ giai đoạn thai nhi, người mẹ thiếu thốn phải làm việc quá vất vả,… đều gây ra tình trạng trẻ sinh ra quá nhỏ, không đủ 2.500 gram Trẻ sơ sinh nặng dưới 2.500 gram ảnh hưởng trực tiếp đến thể lực của cộng đồng, nâng cao nguy cơ trẻ bị SDD, chậm lớn là biểu hiện tiêu cực của CLDS; Giá trị Max=1 và Min=0 Nguồn số liệu:

Khoa CSSKSS –Trung tâm y tế dự phòng cấp quận/huyện hoặc trạm y tế phường/xã hoặc thu thập dữ liệu bằng điều tra bảng hỏi

Trong đó: BW 2.500: Số trẻ em sơ sinh nặng trên 2.500 gram trong năm

B0: Số trẻ sơ sinh trong năm

– Tình trạng trẻ em dưới 5 tuổi có đủ tiêu chuẩn dinh dưỡng (E 1 V 3 ) (+):

được tính là số trẻ em dưới 5 tuổi SDD trong tổng số trẻ dưới 5 tuổi Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh tình trạng sức khỏe trẻ em ở nhóm tuổi đầu đời, có vai trò quyết định đến thể lực của toàn bộ cuộc sống Đây chính là tình trạng trẻ em không bị SDD và không bị béo phì Trong đó, SDD bao gồm cả 2 dạng SDD theo chiều cao và cả theo cân nặng Giá trị Max=1 và Min=0 Nguồn số liệu:

Thống kê của khoa CSSKSS-Trung tâm y tế dự phòng quận/huyện hoặc báo cáo các Trạm y tế phường/xã, số liệu điều tra của Trung tâm dinh dưỡng tỉnh/thành phố

hoặc thu thập dữ liệu bằng điều tra bảng hỏi Tuy nhiên, nếu không đủ các số liệu có thể tính theo 1 trong 3 tiêu chí Công thức tính E1V3:

\

Trang 39

E1V3 = 1 -

Tỷ lệ trẻ em SDD theo

Tỷ lệ trẻ em SDD theo cân nặng +

Tỷ lệ trẻ em béo phì

3

– Tình trạng dân số khỏe mạnh (E 1 V 4 )(+): được tính trên cơ sở tổng dân số trừ đi thống kê dân số bị mắc ít nhất một trong các bệnh lây lan (truyền nhiễm) và các bệnh quan trọng; các bệnh xã hội do lối sống so với tổng dân số Giá

trị Max=1 và Min=0 Nguồn số liệu: Thống kê của Trung tâm y tế dự phòng

quận/huyện hoặc thu thập dữ liệu bằng điều tra bảng hỏi

Trong đó: PI: Dân số mắc bệnh trong năm

P: Tổng dân số trong năm Đáng lưu ý, chất lượng thể lực dân số trong tuổi lao động (15-60 tuổi) khỏe mạnh – cân đối có chỉ số BMI (BMI = trọng lượng cơ thể/bình phương chiều cao) trong khoảng 17 ≤ BMI ≤ 24so với tổng dân số cùng độ tuổi trong năm điều tra

– Tình trạng dân số tử vong (E 1 V 5 )(-) : được tính trên cơ sở số lượng người

tử vong với mọi nguyên nhân trên tổng dân số Giá trị Max=1 và Min=0 Nguồn số liệu: Thống kê của Trung tâm y tế dự phòng quận/huyện hoặc thu thập dữ liệu bằng điều tra bảng hỏi

E 1 V 5 =

P

M

−1

Trong đó: M: Dân số tử vong trong năm

P : Tổng dân số trong năm

Ngoài các chỉ tiêu trên còn có thể sử dụng các thông tin về tuổi thọ trung bình Tuy nhiên, để tính được tuổi thọ trung bình cần tính bảng sống tức cần có

dữ liệu về số người tử vong đặc trưng theo tuổi trong năm từ ban quản lý hộ tịch cấp quận/huyện, phường/xã hoặc kết quả điều tra mẫu về dân số và nhà ở định

kỳ 5, 10 năm khó khăn trong quá trình xử lý và đồng nhất số liệu

Đồng thời, để đánh giá sâu và chính xác về tình trạng sức khỏe dân số cần phân nhóm dân số bị mắc nhiễm các bệnh lây lan và bệnh quan trọng so với các

Trang 40

bệnh xã hội như HIV/AIDS, lao, tâm thần,… nhưng dữ liệu quản lý bệnh xã hội cũng chưa được đồng bộ và thiếu chính xác vì yếu tố tâm lý chi phối hành vi thăm khám và điều trị của bệnh nhân mắc bệnh tại địa bàn cư trú

Các tiêu chí để tính chỉ số thành tố về trí lực – giáo dục (E 2 ):

– T ình trạng đi học của dân số từ 5 tuổi trở lên (E 2 V 1 ) (+): Là tiêu chí đánh giá tình trạng dân số đang đi học, đã thôi học và chưa bao giờ đi học so với tổng

n số trong từ 5 tuổi trở lên Giá trị Max=1 và Min=0; Nguồn số liệu: Chế độ báo

cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Bộ Giáo dục Đào tạo và Điều tra dân số của Tổng cục Thống kê; Báo cáo phòng Giáo dục, Số liệu thống kê chi cục thống kê quận/huyện hoặc thu thập dữ liệu bằng điều tra bảng hỏi

– Hiệu suất đào tạo các cấp (E 2 V 2 ) (+): Giá trị Max=1 và Min=0; Nguồn

số liệu: Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Bộ Giáo dục Đào tạo và

Điều tra dân số của Tổng cục Thống kê; Báo cáo phòng Giáo dục, Số liệu thống kê chi cục thống kê quận/huyện hoặc thu thập dữ liệu bằng điều tra bảng hỏi

– Tình trạng biết đọc, biết viết của dân số từ 10 tuổi trở lên (E 2 V 3 ) (+):

Biết đọc biết viết (biết chữ) là khả năng đọc và viết một đoạn văn đơn giản trong sinh hoạt hàng ngày bằng tiếng quốc ngữ, tiếng dân tộc hoặc tiếng nước ngoài Giả thiết là tất cả những người có trình độ học vấn trên bậc tiểu học đều biết đọc biết viết, tình trạng biết đọc, biết viết là những người biết chữ của một độ tuổi

nhất định trong tổng dân số của độ tuổi đó Giá trị Max=1 và Min=0; Nguồn số liệu:

Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở tiến hành 10 năm/lần, Khảo sát mức sống tiến hành 2 năm/lần hoặc thu thập dữ liệu bằng điều tra bảng hỏi

– Tình trạng dân số từ 15 tuổi trở lên có trình độ chuyên môn kỹ thuật (V 2.4 ) (+): được tính là dân số từ 15 tuổi tốt nghiệp trường dạy nghề ngắn hạn cho

đến bậc cao nhất là Tiến sĩ so với tổng dân số cùng độ tuổi Ngoài ra, có thể tính chỉ

tiêu như trên với dân số trong độ tuổi lao động (15-60 tuổi) để phản ánh chất lượng

CMKT của dân số trong tuổi lao động Trong tiến trình phát triển của đất nước, chỉ

tiêu này càng ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong việc đo lường CLDS

Giá trị Max=1 và Min=0; Nguồn số liệu: Tổng điều tra dân số và nhà ở tiến hành 10

năm/lần và Điều tra về lao động - việc làm hàng năm

Các tiêu chí để tính chỉ số thành tố về tinh thần (E 3 ):

Ngày đăng: 03/03/2017, 21:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Tổng Cục Thống kê, Điều tra biến động DS-KHHGĐ 01/04/2011 , Các kết quả chủ yếu Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra biến động DS-KHHGĐ 01/04/2011
6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Tổng Cục Thống kê (2011), “Di cư và đô thị hóa ở Việt Nam: thực trạng và những khác biệt”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Di cư và đô thị hóa ở Việt Nam: thực trạng và những khác biệt”
Tác giả: Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Tổng Cục Thống kê
Năm: 2011
7. T rần Thị Trung Chiến (2004), M ộ t s ố y ế u t ố liên quan đế n ch ấ t l ượ ng dân s ố Vi ệ t Nam, UBDSG Đ&TE, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: M"ộ"t s"ố "y"ế"u t"ố "liên quan "đế"n ch"ấ"t l"ượ"ng dân s"ố "Vi"ệ"t Nam
Tác giả: T rần Thị Trung Chiến
Năm: 2004
8. Nguyễn Đình Cử (2007), Những xu hướng biến đổi dân số ở Việt Nam , Nxb Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những xu hướng biến đổi dân số ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đình Cử
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2007
15. Nguyễn Minh Đức, Giáo dục dân số, Chương trình GDDS VIE/84/P10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục dân số
20. Giáo trình Dân số phát triển (2011), Tài liệu đào tạo sơ cấp dân số y tế trường Cao đẳng Y tế Hà Đông, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu đào tạo sơ cấp dân số y tế trường Cao đẳng Y tế Hà Đông
Tác giả: Giáo trình Dân số phát triển
Năm: 2011
21. Giáo trình Dân số học cơ bản (2011), Tài liệu đào tạo sơ cấp dân số y tế trường Cao đẳng Y tế Hà Đông, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu đào tạo sơ cấp dân số y tế trường Cao đẳng Y tế Hà Đông
Tác giả: Giáo trình Dân số học cơ bản
Năm: 2011
26. Lê Văn Năm, “Chuyển đổi nghề nghiệp của người nông dân vùng ven Tp. HCM và Tp. C ần Thơ trong tiến trình đô thị hóa”, Tham luận Hội thảo “Những vấn đề đô thị hóa vùng ven các nước Đông Nam Á” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Chuyển đổi nghề nghiệp của người nông dân vùng ven Tp. HCM và Tp. Cần Thơ trong tiến trình đô thị hóa”," Tham luận Hội thảo "“Những vấn đề đô thị hóa vùng ven các nước Đông Nam Á
27. Ngân hàng thế giới, (2011), Đánh giá đô thị hóa ở Việt Nam, Báo cáo hỗ trợ kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá đô thị hóa ở Việt Nam
Tác giả: Ngân hàng thế giới
Năm: 2011
35. Qu ỹ dân số liên hợp quốc( 2005), C ơ s ở lý lu ậ n v ề dân s ố - phát tri ể n và l ồ ng ghép dân s ố vào k ế ho ạ ch hoá phát tri ể n, NXB T hế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: C"ơ "s"ở "lý lu"ậ"n v"ề "dân s"ố"- phát tri"ể"n và l"ồ"ng ghép dân s"ố "vào k"ế "ho"ạ"ch hoá phát tri"ể"n
Nhà XB: NXB Thế giới
36. Dư Phước Tân, “Đô thị hóa vùng ven tại TP. HCM – Nhận diện xu thế phát triển và đề xuất một số giải pháp định hướng trong công tác quản lý”. Tham luận Hội thảo “Những vấn đề đô thị hóa vùng ven các nước Đông Nam Á” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đô thị hóa vùng ven tại TP. HCM – Nhận diện xu thế phát triển và đề xuất một số giải pháp định hướng trong công tác quản lý”. "Tham luận Hội thảo “Những vấn đề đô thị hóa vùng ven các nước Đông Nam Á
37. Phạm Thị Xuân Thọ (2008), Địa lý đô thị, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lý đô thị
Tác giả: Phạm Thị Xuân Thọ
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2008
38. Nguyễn Thuấn, “Báo các các giải pháp chủ yếu nhằm kiểm soát có hiệu quả gia tăng dân số cơ học tại TP. Hồ Chí Minh” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Báo các các giải pháp chủ yếu nhằm kiểm soát có hiệu quả gia tăng dân số cơ học tại TP. Hồ Chí Minh
39. Tôn Nữ Quỳnh Trân, “Giao thoa văn hóa tại vùng ven – trường hợp Tp. HCM”, Tham luận Hội thảo “Những vấn đề đô thị hóa vùng ven các nước Đông Nam Á” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giao thoa văn hóa tại vùng ven – trường hợp Tp. "HCM”," Tham luận Hội thảo “Những vấn đề đô thị hóa vùng ven các nước Đông Nam Á
40. Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ (1992), Dân số học và địa lý dân cư, Dự án VIE/89/P10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dân số học và địa lý dân cư
Tác giả: Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ
Năm: 1992
41. Nguyễn Thiện Trưởng (chủ biên), (2004), Dân số và phát triển bền vững ở Việt Nam , Nxb Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dân số và phát triển bền vững ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thiện Trưởng (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2004
43. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) (2005), Địa lý kinh tế - xã hội đại cương ,NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lý kinh tế - xã hội đại cương
Tác giả: Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên)
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2005
44. Nguyễn Minh Tuệ (2009), Giáo trình Giáo dục dân số sức khỏe sinh sản, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Giáo dục dân số sức khỏe sinh sản
Tác giả: Nguyễn Minh Tuệ
Năm: 2009
45. Nguyễn Minh Tuệ, Nguyễn Văn Lê (1992), Dân số học đại cương , NXB ĐHQG Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dân số học đại cương
Tác giả: Nguyễn Minh Tuệ, Nguyễn Văn Lê
Nhà XB: NXB ĐHQG
Năm: 1992
46. Tổng cục DS-KHHGĐ Giáo trình Dân số và phát triển (2011), Tài liệu dùng cho Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ DS-KHHGĐ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu dùng cho Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ DS-KHHGĐ
Tác giả: Tổng cục DS-KHHGĐ Giáo trình Dân số và phát triển
Năm: 2011

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w