1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Hiệp định hợp tác nghề cá ở vịnh bắc bộ

13 705 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 201,75 KB

Nội dung

Hai bên ký kết tôn trọng nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi, căn cứ vào sản lượng được phép đánh bắt được xác định trên cơ sở kết quả điều tra liên hợp định kỳ về nguồn lợi thuỷ sản và nhữ

Trang 1

1 Hiep dinhop tac ngHIỆP ĐINMHJhe ca VN-TQ

HIỆP ĐỊNH HỢP TÁC NGHỀ CÁ Ở VỊNH BẮC BỘ

BỘ NGOẠi GIAO: Số : 54/2004/LPQT Hà Nội, ngày 26 tháng 7 năm 2004

Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa có hiệu lực từ ngày 30 tháng 6 năm 2004./

TL BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠi giao

KT Vụ trưởng vụ Luật pháp và điều ước Quốc tế

Phó Vụ trưởng Ðã ký : Nguyễn Hoàng Anh

HIỆP Đ ỊNH: Hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa

Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (dưới đây gọi tắt là hai Bên ký kết)

Nhằm giữ gìn và phát triển mối quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống giữa hai nước và nhân dân hai nước Việt Nam và Trung Quốc;

Nhằm bảo tồn và khai thác bền vững tài nguyên sinh vật biển trong vùng nước Hiệp định ở Vịnh Bắc Bộ;

Nhằm mục đích tăng cường hợp tác nghề cá giữa hai nước trong Vịnh Bắc Bộ;

Căn cứ theo luật pháp quốc tế, đặc biệt là các quy định liên quan trong Công ước của Liên hợp quốc về luật biển ký ngày 10 tháng 12 năm 1982 cũng như Hiệp định giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước ký ngày 25 tháng 12 năm 2000 (dưới đây gọi tắt là Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ)

Qua hiệp thương hữu nghị, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của nhau trong Vịnh Bắc Bộ, bình đẳng cùng có lợi;

Ðã thoả thuận như sau :

Phần I: Các quy định chung

Ðiều 1 Hiệp định này áp dụng cho một phần vùng đặc quyền kinh tế và một phần vùng giáp giới lãnh hải của hai nước trong Vịnh Bắc Bộ (dưới đây gọi tắt là Vùng nước Hiệp định) Ðiều 2 Hai bên ký kết tiến hành hợp tác nghề cá trong Vùng nước Hiệp định trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của nhau Việc hợp tác nghề cá này không ảnh hưởng đến chủ quyền lãnh hải của mỗi nước và các quyền lợi khác mà mỗi Bên

ký kết được hưởng trong vùng đặc quyền kinh tế của mình

Phần II: Vùng đánh cá chung

Ðiều 3

1 Hai Bên ký kết nhất trí thiết lập Vùng đánh cá chung trong vùng đặc quyền kinh tế của mỗi nước, nằm về phía Bắc của đường đóng cửa Vịnh Bắc Bộ, về phía Nam của vĩ tuyến 20o Bắc và cách đường phân định đườc xác định trong Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ (dưới đây gọi tắt là Ðường phân định) 30,5 hải lý về mỗi phía

2 Phạm vi cụ thể của Vùng đánh cá chung là vùng nước nằm trong các đoạn đường thẳng tuần tự nối liền các điểm sau đây :

Ðiểm 1 : Vĩ độ 17o2338 Bắc Kinh độ 107o3443 Ðông

Ðiểm 2 : Vĩ độ 18o0920 Bắc Kinh độ 108o2018 Ðông

Ðiểm 3 : Vĩ độ 18o4425 Bắc Kinh độ 107o4151 Ðông

Ðiểm 4 : Vĩ độ 19o0809 Bắc Kinh độ 107o4151 Ðông

Ðiểm 5 : Vĩ độ 19o4300 Bắc Kinh độ 108o2030 Ðông

Trang 2

Ðiểm 6 : Vĩ độ 20o0000 Bắc Kinh độ 108o4232 Ðông

Ðiểm 7 : Vĩ độ 20o0000 Bắc Kinh độ 107o5742 Ðông

Ðiểm 8 : Vĩ độ 29o5234 Bắc Kinh độ 107o5742 Ðông

Ðiểm 9 : Vĩ độ 19o5234 Bắc Kinh độ 107o2900 Ðông

Ðiểm 10 : Vĩ độ 20o0000 Bắc Kinh độ 107o2900 Ðông

Ðiểm 11 : Vĩ độ 20o0000 Bắc Kinh độ 107o0741 Ðông

Ðiểm 12 : Vĩ độ 19o3307 Bắc Kinh độ 106o3717 Ðông

Ðiểm 13 : Vĩ độ 18o4000 Bắc Kinh độ 106o5308 Ðông

Ðiểm 14 : Vĩ độ 18o1858 Bắc Kinh độ 106o5308 Ðông

Ðiểm 15 : Vĩ độ 18o0000 Bắc Kinh độ 107o0155 Ðông

Ðiểm 16 : Vĩ độ 17o2338 Bắc Kinh độ 107o3443 Ðông

Ðiều 4 Hai Bên ký kết tiến hành hợp tác nghề cá lâu dài trong Vùng đánh cá chung trên tinh thần cùng có lợi

Ðiều 5 Hai Bên ký kết căn cứ theo điều kiện môi trường tự nhiên, đặc điểm của tài nguyên sinh vật, nhu cầu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường, cũng như những ảnh hưởng đối với hoạt động nghề cá của mỗi Bên ký kết trong Vùng đánh cá chung, cùng đặt ra những biện pháp về việc bảo tồn, quản lý và khai thác bền vững tài nguyên sinh vật trong Vùng đánh cá chung

Ðiều 6 Hai bên ký kết tôn trọng nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi, căn cứ vào sản lượng được phép đánh bắt được xác định trên cơ sở kết quả điều tra liên hợp định kỳ về nguồn lợi thuỷ sản và những ảnh hưởng đối với hoạt động nghề cá của mỗi Bên ký kết cũng như nhu cầu của sự phát triển bền vững, thông qua Uỷ ban Liên hợp Nghề cá Vịnh Bắc Bộ Việt - Trung được thành lập theo Ðiều 13 của Hiệp định này, hàng năm xác định số lượng tầu cá của mỗi Bên ký kết vào hoạt động đánh bắt trong Vùng đánh cá chung

Ðiều 7

1 Mỗi Bên ký kết thực hiện chế độ cập phép đánh bắt đối với tầu cá Bên mình tiến hành hoạt động nghề cá trong Vùng đánh cá chung Việc cấp phép đánh bắt phải căn cứ theo số lượng tầu cá hoạt động đánh bắt mà Uỷ ban Liên hợp Nghề cá Vịnh Bắc Bộ Việt - Trung định ra cho năm đó, đồng thời thông báo cho Bên ký kết kia tên, số hiệu tầu cá được cấp phép Hai Bên ký kết có nghĩa vụ giáo dục và đào tạo những ngư dân vào tiến hành hoạt động nghề cá trong Vùng đánh cáchung

2 Tất cả những tầu cá vào tiến hành hoạt động nghề cá trong Vùng đánh cá chung đều phải xin phép cơ quan được trao thẩm quyền của Chính phủ nước mình và sau khi nhận được giấy phép đánh bắt mới có thể vào tiến hành hoạt động nghề cá trong Vùng đánh cáchung Tầu cá của hai Bên ký kết vào hoạt động nghề cá trong Vùng đánh cá chung cần phải được đánh dấu theo quy định của Uỷ ban Liên hợp Nghề cá Vịnh Bắc Bộ Việt - Trung

Ðiểu 8 Khi tiến hành hoạt động nghề cá trong Vùng đánh cá chung, công dân và tầu cá của mỗi Bên ký kết phải tuân thủ những quy định về bảo tồn và quản lý nguồn lợi thuỷ sản của

Uỷ ban Liên hợp Nghề cá Vịnh Bắc Bộ Việt - Trung; phải viết chính xác nhật ký đánh bắttheo yêu cầu của Uỷ ban liên hợp Nghề cá Vịnh Bắc Bộ Việt - Trung, đồng thời phải nộp cho cơ quan đườc trao thẩm quyền của Chính phủ nước mình trong thời gian quy định Ðiều 9

1 Căn cứ vào các quy định do Uỷ ban Liên hợp Nghề cá Vịnh Bắc Bộ Việt - Trung đặt ra trên cơ sở phù hợp với đặc điểm của Vùng đánh cáchung cũng như phù hợp với luật pháp của mỗi nước về bảo tồn và quản lý nguồn lợi thuỷ sản, cơ quan có thẩm quyền của mỗi Bên ký kết thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát đối với công dân và tầu cá của hai Bên ký kết

ở Vùng đánh cáchung thuộc vùng nước của mình

2 Khi cơ quan có thẩm quyền của một Bên ký kết phát hiện công dân và tầu cá Bên ký kết kia vi phạm các quy định của Uỷ ban Liên hợp Nghề cá Vịnh Bắc Bộ Việt - Trung ở Vùng

Trang 3

đánh cáchung thuộc vùng nước của mình thì có quyền xử lý các hành vi vi phạm đó theo các quy định của Uỷ ban Liên hợp Nghề cá Vịnh Bắc Bộ Việt - Trung, và nên thông báo nhanh chóng cho Bên ký kết kia tình hình liênquan và kết quả xử lý theo đường do Uỷ ban Liên hợp Nghề cá Vịnh Bắc Bộ Việt - Trung thoả thuận Các tầu cá và thuyền viên bị bắt giữ cần phải được phóng thích nhanh chóng sau khi có sự bảo lãnh thích đáng hoặc những bảo đảm khác

3 Khi cần thiết, cơ quan có thẩm quyền của hai Bên ký kết có thể phối hợp với nhau cùng kiểm tra, kiểm soát và xử lý các hành vi vi phạm các quy định về bảo tồn và quản lý nguồn lợi thuỷ sản của Uỷ ban Liên hợp Nghề cá Vịnh Bắc Bộ Việt - Trung trong Vùng đánh cáchung

4 Mỗi Bên ký kết có quyền căn cứ vào luật pháp của nước mình xử phát những tầu cá chưa được cấp phép mà vào Vùng đánh cá chung thuộc vùng nước của mình tiến hành hoạt động nghề cá, hoặc tuy được cấp phép vào Vùng đánh cá chung nhưng có các hoạt động bất hợp pháp ngoài hoạt động nghề cá

5 Mỗi Bên ký kết nên tạo thuận lợi cho những tầu cá đã được cấp phép của Bên ký kết kia được vào Vùng đánh cá chung Cơ quan có thẩm quyền của mỗi Bên ký kết không được lạm dụng chức quyền, cản trở những công dân và tầu cá đã được cấp phép của Bên ký kế kia tiến hành hoạt động nghề cá bình thường trong Vùng đánh cáchung Nếu một Bên ký kết phát hiện cơ quan có thẩm quyền của Bên ký kết kia tiến hành thực thi pháp luật không theo biện pháp quản lý chung do Uỷ ban Liên hợp Nghề cá Vịnh Bắc Bộ Việt - Trung đặt ra thì

có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền đó giải thích, khi cần thiết, có thể đưa ra thảo luận

và giải quyết tại Uỷ ban Liên hợp Nghề cá Vịnh Bắc Bộ Việt - Trung

Ðiều 10 Mỗi Bên ký kết có thể áp dụng bất kỳ một phương thức hợp tác hoặc liên doanh quốc tế nào trong kuôn khổ quy mô đánh bắt của Bên mình trong Vùng đánh cáchung Tất

cả tầu cá được cấp phép hoạt động nghề cá theo các phương thức hợp tác hoặc liên doanh nói trên trong Vùng đánh cá chung đều phải tuân theo những quy định về bảo tồn và quản lý nguồn lợi thuỷ sản do Uỷ ban Liên hợp Nghề cá Vịnh Bắc Bộ Việt - Trung đặt ra, treo quốc

kỳ của Bên ký kết cấp phép đó và tiến hành đánh dấutheo quy định của Uỷ ban Liên hợp Nghề cá Vịnh Bắc Bộ Việt - Trung, hoạt động nghề cá trong Vùng đánh cá chung tại vùng nước của Bên ký kết cấp phép đó

Phần III: Dàn xếp quá độ

Ðiều 11

1 Mỗi Bên ký kết nên đưa ra dàn xếp quá độ đối với hoạt động nghề cá hiện có của Bên ký kết kia trong vùng đặc quyền kinh tế nước mình nằm về phía Bắc Vùng đánh cáchung (tính

từ vĩ tuyến 20o Bắc) Việc dàn xếp quá độ bắt đầu được thực thi kể từ ngày Hiệp định này

có hiệu lực Bên ký kết kia nên áp dụng biện pháp giảm dần hàng năm hoạt động nghề cá nói trên Việc dàn xếp quá độ sẽ kết thúc trong vòng 4 năm kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực

2 Phạm vi vùng nước dàn xếp quá độ và biện pháp quản lý đối với việc dàn xếp quá độ sẽ

do hai Bên ký kết quy định bằng hình thức Nghị định thư bổ sung Nghị định thư bổ sung đó

là bộ phận không thể tách rời của Hiệp định này

3 Sau khi dàn xếp quá độ kết thúc, trong điều kiện giống nhau, mỗi Bên ký kết nên ưu tiên cho phép Bên ký kết kia vào đánh bắt theo chế độ vùng đặc quyền kinh tế trong vùng đặc quyền kinh tế nước mình

Phần IV: Vùng đệm cho tầu cá nhỏ

Ðiều 12

1 Ðể tránh xảy ra tranh chấp do việc tầu cá loại nhỏ của hai Bên ký kết đi nhầm vào lãnh hải của Bên ký kết kia, hai Bên ký kết thiết lập vùng đệm cho tầu cá loại nhỏ ở vùng giáp giới lãnh hải của hai nước, chiều dài tính từ điểm đầu tiên của đường phân định kéo về phía

Trang 4

Namtheo đường phân định 10 hải lý, chiều rộng lùi về mỗi phía 3 hải lý tính từ đường phân định, phạm vi cụ thể được tạo thành bởi các đoạn thẳng tuần tự nối các điểm sau đây : Ðiểm 1 : Vĩ độ 21o2812.5 Bắc Kinh độ 108o0604.3 Ðông

Ðiểm 2 : Vĩ độ 21o2540.7 Bắc Kinh độ 108o0246.1 Ðông

Ðiểm 3 : Vĩ độ 21o1752.1 Bắc Kinh độ 108o0430.3 Ðông

Ðiểm 4 : Vĩ độ 21o1829.0 Bắc Kinh độ 108o0739.0 Ðông

Ðiểm 5 : Vĩ độ 21o1905.7 Bắc Kinh độ 108o1047.8 Ðông

Ðiểm 6 : Vĩ độ 21o2541.7 Bắc Kinh độ 108o0920.0 Ðông

Ðiểm 7 : Vĩ độ 21o2812.5 Bắc Kinh độ 108o0604.3 Ðông

2 Nếu một Bên ký kết phát hiện tầu cá loại nhỏ của Bên ký kết kia vào hoạt động nghề cá trong vùng đệm cho tầu cá loại nhỏ thuộc vùng nước của mình có thể cảnh cáo và áp dụng các biện pháp cần thiết để buộc tầu đó rời khỏi vùng nước đó, nhưng nên kiềm chế : không bắt bớ, giam giữ, xử phạt hoặc dùng vũ lực; nếu xảy ra tranh chấp liên quan đến hoạt động nghề cá thì nên báo cáo Uỷ ban Liên hợp Nghề cá Vịnh Bắc bộ Việt - Trung để giải quyết; nếu xảy ra những tranh chấp ngoài hoạt động nghề cá thì do các cơquan có thẩm quyền liên quan của mỗi nước giải quyết theo luật phát của nước mình

Phần V: Uỷ ban liên hợp nghề cá vịnh bắc bộ việt - trung

Ðiều 13

1 Ðể thực thi Hiệp định này, hai Bên ký kết quyết định thành lập Uỷ ban Liên hợp Nghề cá Vịnh Bắc Bộ Việt - Trung (sau đây gọi tắt là Uỷ ban Liên hợp Nghề cá) Uỷ ban Liên hợp Nghề cá gồm mỗi Bên ký kết một đại diện do Chính phủ Bên ký kết đó bổ nhiệm và một số

uỷ viên

2 Uỷ ban Liên hợp Nghề cá sẽ đặt ra những quy định cụ thể về cơ chế hoạt động của mình

3 Uỷ ban Liên hợp Nghề cá có chức trách như sau :

3.1 Hiệp thương những vấn đề liên quan đến bảo tồn và khai thác bền vững nguồn lợi thuỷ sản trong Vùng nước Hiệp định, đồng thời đề xuất kiến nghị với Chính phủ hai nước 3.2 Hiệp thương về những việc liên quan tới hợp tác nghề cá của hai nước ở Vùng nước Hiệp định, đồng thời đề xuất kiến nghị với Chính phủ hai nước

3.3 Căn cứ theo Ðiều 5 của Hiệp định này đặt ra những quy định về bảo tồn và quản lý nguồn lợi thuỷ sản trong Vùng đánh cá chung cũng như các biện pháp thực thi các quy định

đó

3.4 Căn cứ theo Ðiều 6 của Hiệp định này hằng năm xác định số lượng tầu cá của mỗi Bên

ký kết vào hoạt động đánh bắt trong Vùng đánh cá chung

3.5 Hiệp thương và quyết định những việc khác liên quan tới Vùng đánh cá chung

3.6 Thực hiện chức năng của mình theo các quy định của Nghị định thư bổ sung về dàn xếp quá độ

3.7 Giải quyết tranh chấp liên quan đến hoạt động nghề cá xảy ra trong Vùng đệm cho tầu

cá loại nhỏ

3.8 Tiến hành chỉ đạo việc xử lý đối với những tranh chấp nghề cá và sự cố gây thiệt hại trên biển trong phạm vi chức năng của mình

3.9 Tiến hành đánh giá tình hình chấp hành Hiệp định này và báo cáo Chính phủ hai nước 3.10 Có thể kiến nghị với Chính phủ hai nước về việc bổ sung, sửa đổi Hiệp định này, Phụ lục của Hiệp định này và Nghị định thư bổ sung của Hiệp định này

3.11 Tiến hành hiệp thương những công việc khác mà hai Bên ký kết cùng quan tâm

4 Tất cả mọi kiến nghị và quyết định của Uỷ ban Liên hợp Nghề cá đều phải được sự nhất trí của đại diện hai Bên ký kết

5 Uỷ ban Liên hợp Nghề cá mỗi năm họp một đến hai lần và luân phiên tổ chức tại hai nước Khi cần thiết, có thể triệu tập hội nghị bất thường sau khi có sự nhất trí của hai Bên

ký kết

Trang 5

Phần VI: Những điều khoản khác

Ðiều 14 Ðể đảm bảo an toàn hàng hải, giữ gìn an ninh và trật tự hoạt động đánh bắt trên biển, xử lý kịp thời, thuận lợi các tại nạn trên biển trong Vùng nước Hiệp định, mỗi Bên ký kết nên có sự chỉ đạo, giáo dục pháp luật và áp dụng các biện pháp cần thiết khác đối với công dân và tầu cá của nước mình

Ðiều 15

1 Khi công dân và tầu cá của một Bên ký kết gặp nạn hoặc tình hình khẩn cấp khác tại vùng biển của Bên ký kết kia cần cứu giúp thì Bên ký kết kia có nghĩa vụ tiến hành việc cứu trợ

và bảo hộ, đồng thời nhanh chóng thông báo tình hình liên quan cho cơ quan hữu quan của Bên ký kết đó

2 Khi công dân và tầu cá của một Bên ký kết do thời tiết xấu hoặc gặp tình hình khẩn cấp khác phải lánh nạn, thì có thể thông qua liên hệ với cơquan hữu quan của Bên ký kết kia căn

cứ vào Phụ lục của Hiệp định này và các quy định của Uỷ ban Liên hợp Nghề cá để tới Bên

ký kết kia lánh nạn Công dân và tầu cá trong thời gian lánh nạn cần phải tuân thủ pháp luật

và quy định liênquan của Bên ký kết kia, đồng thời phải phục tùng sự quản lý của cơ quan hữu quan của Bên ký kết kia

Ðiều 16 Mỗi Bên ký kết căn cứ theo các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về luật biển ngày 10 tháng 12 năm 1982 bảo đảm quyền đi qua vô hại và đi lại thuận lợi cho tầu cá của Bên ký kết kia

Ðiều 17

1 Hai Bên ký kết nên tiến hành hợp tác nghiên cứu khoa học về nghề cá và bảo tồn tài nguyên sinh vật biển trong Vùng nước Hiệp định

2 Mỗi Bên ký kết có thể tiến hành hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học nghề cá trong Vùng Hiệp định thuộc Bên mình

Phần VII: các điều khoản cuối cùng

Ðiều 18 Bất cứ tranh chấp nào nảy sinh giữa hai Bên ký kết trong việc giải thích hoặc áp dụng Hiệp định này nên được giải quyết thông qua thương lượng hữu nghị

Ðiều 19 Những phụ lục của Hiệp định này và Nghị định thư bổ sung của Hiệp định này là

bộ phận không thể tách rời của Hiệp định này

Ðiều 20 Hiệp định này, những Phụ lục của Hiệp định này và Nghị định thư bổ sung của Hiệp định này có thể được bổ sung, sửa đổi thông qua thương lượng giữa hai Bên ký kết Ðiều 21 Các toạ độ địa lý của Vùng đánh cá chung được quy định trong khoản 2 Ðiều 3 của Hiệp định này và các toạ độ địa lý của Vùng đệm cho tầu cá nhỏ được quy định trong khoản

1 Ðiều 12 của Hiệp định này được xác định trên Tổng đồ toàn diện Vịnh Bắc Bộ và Bản đồ chuyên đề cửa sông Bắc Luân, là các bản đồ được đính kèm theo Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ

Ðiều 22

1 Hiệp định này, sau khi được hai Bên ký kết hoàn thành trình tự pháp luật của mỗi nước,

sẽ có hiệu lực vào ngày được thoả thuận trong văn kiện trao đổi giữa Chính phủ hai nước

2 Hiệp định này có hiệu lực trong vòng 12 năm và mặc nhiên gia hạn thêm 3 năm Sau khi thời gian gia hạn kết thúc, việc hợp tác tiếp theo do hai Bên ký kết hiệp thương thoả thuận Hiệp định này được ký tại Bắc kinh ngày 25 tháng 12 năm 2000, thành hai bản, mỗi bản bằng tiếng Việt và tiếng Trung, cả hai văn bản đều có giá trị như nhau./

ĐẠi DIỆN CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘi CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản Tạ Quang Ngọc

ĐẠi DIỆN CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Hồ Diệu Bang

Phụ lục

CÁC QUY ĐỊNH VỀ TRÁNH NẠN KHẨN CẤP

Nhằm thực hiện quy định của khoản 2 Điều 15 của Hiệp định này :

Trang 6

1 Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ định Cục Bảo vệ Nguồn lợi thuỷ sản Bộ Thuỷ sản làm cơ quan liên lạc Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa chỉ định Cục Giám sát quản lý ngư chính ngư cảng khu Nam Hải Bộ Nông nghiệp làm cơquan liên lạc

2 Hai Bên ký kết sẽ thông báo cho nhau các biện pháp liên lạc về tránh nạn khẩn cấp tại Uỷ ban Liên hợp Nghề cá

3 Nội dung liên lạc về việc tránh nạn khẩn cấp nên bao gồm : tên tầu, hô hiệu, vị trí tầu tại thời điểm liên lạc (vĩ độ, kinh độ), địa điểm đăng ký tầu, tổng trọng tải, chiều dài, họ tên thuyền trưởng, số thuỷ thủ, lý do tránh nạn, địa điểm xin vào tránh nạn, thời gian dự kiến đến địa điểm tránh nạn và cách thức liên lạc./

NGHỊ ĐỊNH THƯ BỔ SUNG HIỆP ĐỊNH HỢP TÁC NGHỀ CÁ VỊNH BẮC BỘ

Số : 55/2004/LPQT

Hà Nội, ngày 26 tháng 7 năm 2004

Nghị định thư bổ sung Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa có hiệu lực từ ngày 30 tháng 6 năm 2004

(Kèm theo Quy định về bảo tồn và quản lý nguồn lợi thuỷ sản trong vùng đánh cá chung Vịnh Bắc Bộ)./

TL BỘ TRƯỞNG BỘ THUỶ SẢN

KT vụ trưởng vụ luật pháp và điều ước quốc tế

Phó Vụ trưởng

Ðã ký : Nguyễn Hoàng Anh

NGHỊ ĐỊNH THƯ

Bổ sung Hiệp định Hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa

Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (dưới đây gọi tắt là hai Bên ký kết), căn cứ quy định tại Ðiều 11 Hiệp định hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (dưới đây gọi tắt là Hiệp định hợp tác nghề cá) ký ngày 25 tháng 12 năm 2000, qua hiệp thương hữu nghị đã thoả thuận về dàn xếp quá

độ như sau :

Ðiều 1

1 Nghị định thư bổ sung này được áp dụng cho một phần Vùng đặc quyền kinh tế của mỗi nước ở phía Bắc Vùng đánh cá chung gọi là Vùng nước dàn xếp quá độ

2 Phạm vi Vùng nước dàn xếp quá độ trong Vịnh Bắc Bộ là vùng nước được giới hạn bằng các đoạn thẳng nối các điểm ở phía Bắc vĩ tuyến 20o Bắctheo thứ tự dưới đây, nhưng giưũa hai điểm K, L được nối bằng cung tròn có tâm là đèn biển đảo Bạch Long Vỹ (20o0800) Bắc; 107o4340 Ðông) và bán kính 15 hải lý

Ðiểm Vĩ độ Bắc Kinh độ Ðông

A(6) 20o0000 108o4232

B 20o0425 108o48;15

C 20o3730 108o4130

D 20o4940 108o3410

E 20o5400 108o1625

F 20o4320 108o0140

Trang 7

G 20o2535 107o0740

H 20o1925 107o2300

I 20o0930 107o0741

J(11) 20o0000 107o0741

K 20o0000 107o3000

L 20o0000 107o5700

A(6) 20o0000 108o4232

Các toạ độ trên được xác định trên tổng đồ toàn diện Vịnh Bắc Bộ được đính kèm theo Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ

Ðiều 2 Hai Bên ký kết đạt được thoả thuận về số lượng tầu cá vào đánh bắt trong Vùng nước dàn xếp quá độ như sau :

Trong năm đầu tiền sau khi Hiệp định hợp tác nghề cá có hiệu lực, số lượng tầu cá Trung Quốc vào Vùng nước dàn xếp quá độ phía Tây đường phân định Vịnh Bắc Bộ là 920 tầu; tỷ

lệ tầu lưới kéo không vượt quá 35%, số tầu của các nghề khác do phía Trung Quốc tự điều chỉnh nhưng phải tuân thủ pháp luật hữu quan của Việt Nam; phạm vi công suất máy chính

từ 20 - 220 CV/tầu; công suất bình quân là 85CV/tầu, tổng công suất máy tầu của phía Trung Quốc được phép vào đánh bắt là 78.200CV

Số tầu kể trên được cắt giảm hàng năm là 25%, tương đương 230 tầu với tổng công suất 19.550 CV và tỷ lệ tầu lưới kéo không vượt quá 35% số tầu còn lại Sau 4 năm tầu cá Trung Quốc sẽ rút hết khỏi Vùng nước dàn xếp quá độ phía Tây đường phân định Vịnh Bắc Bộ

Số lượng tầu, tổng công suất máy tầu của Việt Nam vào Vùng nước dàn xếp quá độ phía Ðông đường phân định Vịnh Bắc Bộ tương đương với số lượng tầu, tổng công suất máy tầu của Trung Quốc vào Vùng nước dàn xếp quá độ phía Tây đường phân định Vịnh Bắc Bộ và cắt giảmtheo tỷ lệ tương đương

Ðiều 3

1 Hai Bên ký kết tiến hành quản lý đối với tầu cá hoạt động nghề cá trong Vùng nước dàn xếp quá độ thuộc vùng biển của mình

2 Căn cứ vào thoả thuận giữa hai Bên ký kết và căn cứ vào thông báo về danh sách tầu xin phép đánh bắt của Bên ký kết kia, hằng năm, cơ quan có thẩm quyền của mỗi Bên ký kết cấp giấy phép đánh bắt trong Vùng nước dàn xếp quá độ thuộc vùng biển của mình cho công dân và tầu cá của Bên ký kết kia với hình thức đơn giản và thuận tiện Thông báo về danh sách tầu xin phép đánh bắt cần bao gồm tên tầu, số hiệu tầu, họ tên chủ tầu, thuyền trưởng, trọng tải của tầu, công suất máy chính và nghề đánh bắt Tầu cá được cấp phép phải nộp phí cấp phép, đánh bắt (trị giá 200 đôla Mỹ/tầu/năm)

3 Tầu cá của hai Bên ký kết đã được cấp phép khi vào hoạt động nghề cá trong Vùng nước dàn xếp quá độ phải có dấu hiệu nhận biếttheo quy định của Uỷ ban liên hợp nghề cá Vịnh Bắc Bộ Việt - Trung Hai Bên ký kết có nghĩa vụ hướng dẫn ngư dân nước mình ghi chính xác nhật ký đánh bắttheo mẫu thống nhất của Uỷ ban liên hợp nghề cá Vịnh Bắc Bộ, khi thực sự cần thiết phải xuất trình cho lực lượng kiểm tra, kiểm soát trên biển của nước ven biển Hai Bên ký kết phải thông báo kịp thời cho Bên ký kết kia tình hình ngư dân của Bên

ký kết kia chưa ghi nhật ký đánh bắttheo yêu cầu, nhưng không đườc xử phát với lý do chưa ghi nhật ký

5 Hai Bên ký kết cần kịp thời thông báo cho nhau những luật và những văn bản quy phạm pháp luật liên quan trong nước của mình được nêu tại điều này, bao gồm tình hình ban hành, sửa đổi và huỷ bỏ những luật và những văn bản quy phạm pháp luật liênquan

Ðiều 4

1 Hai Bên ký kết có nghĩa vụ giáo dục và đào tạo ngư dân nước mình khi vào hoạt động nghề cá trong Vùng nước dàn xếp quá độ

Trang 8

2 Mỗi Bên ký kết có quyền xử phát theo luật pháp nước mình những tầu cá chưa được cấp phép mà vào hoạt động ở Vùng nước dàn xếp quá độ thuộc vùng biển của mình Ðối với những tầu cá đã được cấp phép vào Vùng nước dàn xếp quá độ nhưng có hoạt động vi phạm những quy định về hoạt động nghề cá thì áp dụng các hình thức xử phạt theo Ðiều 20 Quy định quản lý, bảo tồn nguồn lợi Vùng đánh cá chung Vịnh Bắc Bộ

3 Khi cơ quan thẩm quyền của một Bên ký kết căn cứ vào những quy định của Nghị định thư bổ sung này để tiến hành xử phạt cần thông báo nhanh chóng cho cơ quan có thẩm quyền của Bên ký kết kia tình hình liên quan và kết quả xử lý Các tầu cá và thuyền viên bị bắt giữ cần phải được phóng thích nhanh chóng sau khi có giấy cam kết hoặc những bảo đảm khác thích đáng

4 Cơ quan có thẩm quyền của mỗi Bên ký kết cần tạo thuận lợi cho những tầu cá đã được cấp phép của Bên ký kết kia được vào Vùng nước dàn xếp quá độ thuộc vùng biển của mình Cơquan có thẩm quyền của mỗi Bên ký kết không được lạm dụng chức quyền, gây trở ngại cho những công dân và tầu cá đã được cấp phép của Bên ký kết kia tiến hành hoạt động nghề cá bình thường trong Vùng nước dàn xếp quá độ thuộc vùng biển của mình Ðiều 5

1 Ðể thực hiện Nghị định thư bổ sung này, Uỷ ban liên hợp nghề cá có chức trách như sau : 1.1 Hiệp thương những vấn đề liên quan đến bảo tồn và khai thác bền vững nguồn lợi thuỷ sản trong Vùng nước dàn xếp quá độ, đồng thời đề xuất kiến nghị với Chính phủ hai nước 1.2 Hiệp thương xử lý tranh chấp liên quan đến hoạt động nghề cá xảy ra trong Vùng nước dàn xếp quá độ được hai Bên ký kết giao cho

1.3 Tiến hành đánh giá tình hình thực hiện Nghị định tư bổ sung này và báo cáo Chính phủ hai nước

1.4 Tiến hành hiệp thương những công việc khác mà hai Bên ký kết cùng quan tâm

2 Tất cả mọi kiến nghị và quyết định của Uỷ ban liên hợp nghề cá đều phải được sự nhất trí của đại diện hai Bên ký kết

Ðiều 6 Tất cả những tranh chấp phát sinh giữa hai Bên ký kết về việc giải thích hoặc áp dụng Nghị định thư bổ sung này cần giải quyết thông qua hiệp thương hữu nghị

Ðiều 7

1 Nghị định thư bổ sung này là một bộ phận không thể tách rời của Hiệp định hợp tác nghề

2 Nghị định thư bổ sung này có thể được bổ sung và sửa đổi khi có sự đồng ý của hai Bên

ký kết

Ðiều 8

1 Sau khi hai Bên ký kết hoàn thành các thủ tục pháp luật của mỗi nước, Nghị định thư bổ sung này sẽ có hiệu lực kể từ ngày Hiệp định hợp tác nghề cá có hiệu lực

2 Thời hạn hiệu lực của Nghị định thư bổ sung này là 4 năm

Nghị định thư bổ sung này được ký tại Bắc Kinh ngày 29 tháng 4 năm 2004, thành hai bản, mỗi bản bằng tiếng Việt và tiếng Trung, cả hai văn bản đều có giá trị như nhau./

THAY MẶT CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ

XÃ HỘi CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Thứ trưởng Bộ Thuỷ sản

Nguyễn Ngọc Hồng

THAY MẶT CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ

NHÂN DÂN TRUNG HOA

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp

Tế Cảnh Phát

Trang 9

QUY ĐỊNH VỀ BẢO TỒN VÀ QUẢN LÝ NGUỒN LỢI THỦY SẢN TRONG VÙNG ĐÁNH CÁ CHUNG VỊNH BẮC BỘ

Ðiều 1 Bất kỳ người và tầu cá nào vào hoạt động đánh bắt trong Vùng đánh cá chung phải

có Giấy phép đánh bắt thuỷ sản trong Vùng đánh cá chung (dưới đây gọi tắt là Giấy phép), phải tuân thủ Quy định này và các quy định liên quan của Hiệp định

Ðiều 2 Cơ quan chủ quản thực hiện Quy định này của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (sau đây gọi tắt là hai Bên) lần lượt là Bộ Thuỷ sản nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam và Bộ Nông nghiệp nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (sau đây gọi tắt là Cơquan chủ quản)

Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Bộ Thuỷ sản nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cục Quản lý giám sát ngư chính ngư cảng khu Nam Hải nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (sau đây gọi tắt là Cơquan thực thi) chịu trách nhiệm tổ chức phối hợp thực hiện cụ thể Quy định này

Thanh tra bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, Hải quân, Cảnh sát biển, Bộ đội biên phòng của phía Việt Nam và cơ quan Quản lý giám sát ngư chính ngư cảng, Công an biên phòng, Bộ đội hải quân của phía Trung Quốc (sau đây gọi tắt là Cơ quan giám sát) chịu trách nhiệm giám sát, kiểm tra các hoạt động nghề cá trong Vùng đánh cá chung và tiến hành xử lý các hoạt động đánh bắt trái quy định Cơ quan làm đầu mối phối hợp liên lạc của phía Việt Nam là Cảnh sát biển, của phía Trung Quốc là cơ quan Quản lý giám sát ngư chính ngư cảng

Ðiều 3 Cơ quan thực thi của hai bên căn cứ vào số lượng tầu cá hoạt động trong Vùng đánh

cá chung do Uỷ ban liên hợp nghề cá xác định hàng năm, cấp Giấy phép cho tầu cá nước mình

Hai Bên trao cho nhau số lượng tem chống làm giả phù hợp với số lượng tầu cá đã thống nhất Khi cấp Giấy phép, Bên cấp phép phải dán tem chống làm giả do Bên kia trao và vị trí quy định

Giấy phép phải bao gồm những nội dung chính như sau : tên và số hiệu tầu cá, cảng đăng

ký, quốc tịch tầu, số đăng ký tầu, nghề khai thác, tổng trọng lượng tầu (gồm trọng lượng tầu

và trọng tải tầu), công suất máy chính, họ tên thuyền trường và họ tên địa chỉ của chủ sở hữu tầu cá

Giấy phép có giá trị 1 năm kể từ ngày ký cấp

Mẫu giấy phép do Uỷ ban liên hợp nghề cá quy định tại Phụ lục 1

Ðiều 4 Cơ quan thực thi của hai bên phải lập và trao đổi cho nhau Sổ danh sách tầu cá của bên mình được nhận Giấy phép hằng năm, thời gian và phương thức cụ thể do Uỷ ban liên hợp nghề cá quyết định trong phiên họp xác định số lượng tầu cá của mỗi bên được vào hoạt động đánh bắt trong Vùng đánh cá chung hằng năm

Sổ danh sách tầu cá phải bao gồm những nội dung sau đây : tên và số hiệu tầu, nghề khai thác, tổng trọng lượng tầu (gồm trọng lượng tầu và trọng tải tầu), công suất máy chính, số đăng ký tầu và số Giấy phép được cấp

Ðiều 5 Người và tầu cá được cấp phép khi hoạt động đánh bắt trong Vùng đánh cá chung phải mang theo tầu Giấy phép, Giấy đăng ký tầu cá, giấy tờ tuỳ thân của người trên tầu cá

và tiến hành hoạt động đánh bắt theo nội dung ghi trong Giấy phép

Tầu cá phải treo Quốc kỳ của nước mình và phải có dấu hiệu nhận biết theo quy định của

Uỷ ban liên hợp nghề cá Cách thức cụ thể về làm dấu hiệu nhận biết được quy định tại Phụ lục 2

Ðiều 6 Tầu cá được cấp phép khi hoạt động đánh bắt trong Vùng đánh cá chung phải ghi Nhật ký đánh bắt trong Vung đánh cá chung (dưới đây gọi tắt là Nhật ký đánh bắt) theo mẫu quy định của Uỷ ban liên hợp nghề cá (Phụ lục 3) Nhật ký đánh bắt hằng năm phải nộp cho

Cơ quan thực thi của nước mình

Trang 10

Ðiều 7 Thực hiện quy chế tạm ngừng khai thác trong Vùng đánh cá chung Nội dung và biện pháp cụ thể của quy chế đó do Uỷ ban liên hợp nghề cá quy định

Ðiều 8 Cấm đánh bắt thuỷ sản bằng các phương pháp như dùng chất nổ, chất độc, xung điện và các loại ngư cụ, phương thức khai thác bị cấm sử dụng do Uỷ ban liên hợp nghề cá quy định

Ðiều 9 Cấm đánh bắt các loài sinh vật hoang dã quý hiếm dưới nước có nguy cơ bị tuyệt chủng sau : cá voi, cá heo, bò biển, rủa biển và san hô

Trong khi hoạt động đánh bắt bình thường, nếu vô ý bắt phải các sinh vật nêu trên phải lập tức thả ngay xuống biển

Ðiều 10 Hai Bên phải sử dụng các biện pháp chống ô nhiễm, bảo vệ và cải thiện môi

trường sinh thái Vùng đánh cá chung

Ðiều 11 Tầu cá đang đánh bắt hoặc đang di chuyển phải tuân thủ quy tắc tránh va giữa các tầu cá, không được làm ảnh hưởng hoạt động đánh bắt bình thường của các tầu cá khác

Ðiều 12 Nhân viên công vụ của Cơ quan giám sát mỗi bên thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát đối với người và tầu cá của hai Bên trong và Vùng đánh cá chung thuộc vùng nước Bên mình

Khi tiến hành kiểm tra, kiểm soát, nhân viên công vụ của Cơ quan giám sát mỗi bên phải mang sắc phục, phù hiệu và biển hiệu theo đúng quy định của nước mình, sử dụng tầu công

vụ có treo quốc kỳ của nước mình và có ký dấu hiệu chuyên dụng Hai Bên thông báo cho nhau mẫu sắc phục, phù hiệu và biển hiệu của nhân viên công vụ có thẩm quyền, các ký dấu hiệu chuyên dụng của tầu công vụ của nước mình

Ðiều 13 Khi tiến hành kiểm tra, kiểm soát, nhân viên công vụ của Cơ quan giám sát mỗi bên phải tôn trọng, không làm cản trở hoạt động đánh bắt bình thường của người và tầu cá

đã được cấp Giấy phép, tránh kiểm tra và xử phạt trùng lặp

Khi nhân viên công vụ của Cơ quan giám sát mỗi bên phát hiện hành vi vi phạm hoặc có căn cứ hợp lý cho rằng tầu cá có dấu hiệu nghi ngờ đánh bắt trái phép hoặc khi cần thiết có thể lên tầu kiểm tra

Khi lên tầu cá kiểm tra, nhân viên công vụ của Cơ quan giám sát phải lập Biên bản kiểm tra Vùng đánh cá chung (dưới đây gọi tắt là Biên bản kiểm tra) theo mẫu quy định tại Phụ lục

5 Biên bản kiểm tra phải khách quan, chân thực, có chữ ký xác nhận của nhân viên công vụ của Cơ quan giám sát và thuyền trưởng tầu cá bị kiểm tra

Ðiều 14 Nhân viên công vụ của Cơ quan giám sát mỗi bên khi ở vùng nước bên mình phát hiện thấy ở vùng nước bên kia có tầu cá vi phạm hoặc có dấu hiệu nghi ngờ vi phạm, phải thông báo ngay cho Cơquan thực thi bên kia bằng các phương tiện thông tin hiện có Cơ quan thực thi của bên nhận được thông báo phải tiến hành xử lý ngay

Ðiều 15 Trong quá trình kiểm tra, kiểm soát, nếu nhân viên công vụ của Cơ quan giám sát mỗi bên phát hiện người và tầu cá vi phạm Quy định này ở vùng nước bên mình trong Vùng đánh cá chung thì phải xử lý theo Quy định này và phải thông báo cho Cơ quan thực thi bên mình biết Trường hợp hành vi vi phạm tới mức độ phải xử phạt, cơ quan có quyền xử phạt của mỗi bên căn cứ Ðiều 20 của Quy định này tiến hành xử phạt và điền vào Quyết định xử phạt trong Vùng đánh cáchung Vịnh Bắc Bộ, theo mẫu quy định tại Phụ lục 6

Ðiều 16 Nhân viên công vụ của Cơ quan giám sát mỗi bên căn cứ vào luật pháp của nước mình có quyền xử phạt những tầu cá chưa được cấp Giấy phép mà vào đánh bắt trong vùng nước bên mình thuộc Vùng đánh cáchung hoặc tuy được cấp Giấy phép vào Vùng đánh cá chung nhưng có các hoạt động bất hợp pháp ngoài hoạt động đánh bắt

Ðiều 17 Khi Cơ quan giám sát hoặc cơ quan có quyền xử phạt của bên này tiến hành xử lý hành vi vi phạm của tầu cá và người của bên kia cần kịp thời báo cho cơ quan thực thi bên mình biết Cơ quan thực thi bên này phải thông báo cho cơ quan thực thi của bên kia biết Biên bản kiểm tra đườc nêu tại Ðiều 13 của Quy định này hoặc nội dung chính tình hình vụ

Ngày đăng: 03/03/2017, 21:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w