1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Xác nhận liên quan đến Hiệp định hợp tác năng lượng hạt nhânx

10 311 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 27,71 KB

Nội dung

Xác nhận liên quan đến Hiệp định hợp tác năng lượng hạt nhânx

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆXác nhận liên quan đến Hiệp định hợp tác năng lượng hạt nhân giữa Nhật Bản và Việt NamI. Chính sách về năng lượng hạt nhân của Việt Nam1. Chính sách về năng lượng hạt nhân nói chung: Bộ Công Thương2. An toàn năng lượng hạt nhân – An ninh hạt nhânLà quốc gia bắt đầu triển khai chương trình điện hạt nhân, Việt Nam còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực này. Một trong những ưu tiên hàng đầu của Việt Nam hiện nay là xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật phục vụ cho chương trình điện hạt nhân của mình. Hiện tại, Hệ thống pháp luật liên quan tới năng lượng nguyên tử có: Luật Năng lượng nguyên tử 2008, Luật Bảo vệ môi trường và các Nghị định của Chính phủ. Ngoài ra, các Bộ, ngành có liên quan đang xây dựng các Thông tư hướng dẫn thực hiện các văn bản nói trên. Một yếu tố quan trọng giúp đạt được mục tiêu trên chính là mối quan hệ hợp tác giữa cơ quan pháp quy của Việt Nam và quốc gia đối tác. Do đó, Việt Nam rất cần sự hợp tác và hỗ trợ của các cơ quanliên quan của quốc gia đối tác trong lĩnh vực xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Hơn nữa, mối quan hệ hợp tác giữa hai cơ quan pháp quy của Việt Nam và quốc gia đối tác được Việt Nam đánh giá và coi trọng như một mối quan hệ hợp tác thiết yếu nhằm xây dựng và thiết lập nên hành lang pháp lý đảm bảo cho sự thành công của chương trình điện hạt nhân.3. Chu trình nhiên liệu hạt nhânHiện nay, Luật Năng lượng nguyên tử đã quy định về việc quản lý nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng phải bảo đảm an toàn và an ninh (Điều 25) và quy định hành vi bị cấm liên quan đến hoạt động nghiên cứu, phát triển, chế tạo, mua bán, vận chuyển, chuyển giao, tàng trữ, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí bức xạ (Điều 12). Hiện nay trong Kế hoạch Tổng thể phát triển cơ sở hạ tầng cho điện hạt nhân có nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng chiến lược và chính sách đối với chu trình nhiên liệu hạt nhân. Việc này đang trong kế hoạch sẽ triển khai trong thời gian tới do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì.4. Dư luậnViệt Nam coi phát triển điện hạt nhân là một trong những lựa chọn cần thiết để đảm bảo an ninh cung cấp năng lượng và bảo vệ môi trường, đóng góp cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và phát triển kinh tế - xã hội với ưu tiên cao nhất là đảm bảo an toàn trong phát triển điện hạt nhân. Trong việc phát triển điện hạt nhân, Chính phủ Việt Nam đã và đang chú trọng chỉ đạo các cơ quan liên quan trong nước phối hợphợp tác với các quốc gia, tổ chức quốc tế thực hiện thường xuyên các hoạt động thông tin tuyên truyền điện hạt nhân. Nhờ những hoạt động đó, công chúng Việt Nam đã thể hiện sự hiểu biết và ủng hộ đối với việc phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam. Câu hỏi liên quan 1:Ngày 25/11/2009, Quốc hội Việt Nam khóa XII đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, gồm 2 nhà máy, mỗi nhà máy có 2 tổ máy với công suất khoảng 1000 MWe mỗi tổ máy để cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia, giải quyết vấn đề an ninh cung cấp năng lượng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước và bảo vệ môi trường. Trước đó Quốc hội đã tổ chức lấy ý kiến của nhân dân Ninh Thuận và đã nhận được sự ủng hộ của nhân dân tại khu vực dự định xây dựng các nhà máy điện hạt nhân. Chủ trương, chính sách, chiến lược phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình, quy hoạch phát triển điện hạt nhân của Việt Nam đã được các cơ quan chức năng thông báo kịp thời, đầy đủ cho công chúng. Các thông tin liên quan đến phát triển điện hạt nhân trên thế giới và việc chuẩn bị phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam ở nhiều khía cạnh, phương diện khác nhau cũng đã được các cơ quan có thẩm quyền, các phương tiện thông tin đại chúng phối hợp với các tổ chức quốc tế và các công ty điện hạt nhân trên thế giới cung cấp thường xuyên và định kỳ cho công chúng. Người dân Việt Nam bày tỏ sự ủng hộ việc phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam và không có hiện tượng biểu tình phản đối điện hạt nhân tại Việt Nam.Tuy nhiên vẫn có những băn khoăn về việc lựa chọn công nghệ xây dựng nhà máy điện hạt nhân, theo đó các nhà máy điện hạt nhân cần phải được xây dựng bằng công nghệ tiên tiến, đã được kiểm chứng để đảm bảo an toàn ở mức cao nhất theo chủ trương của Quốc Hội.Câu hỏi liên quan 2:Để nâng cao sự hiểu biết và ủng hộ của công chúng, Chính phủ Việt Nam đã chỉ đạo Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tập đoàn Điện lực Việt Nam phối hợp tổ chức nhiều hoạt động thông tin, tuyên truyền điện hạt nhân một cách thường xuyên, liên tục, cụ thể là:- Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ người dân ở địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân như chính sách hỗ trợ tái định cư và chính sách phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở Ninh Thuận.- Việt Nam đã phối hợp với IAEA, các cơ quan, công ty của Nhật Bản và các nước khác để tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo quốc tế về công tác thông tin tuyên truyền điện hạt nhân, an toàn hạt nhân. Thông tin về các hội nghị, hội thảo này đã được đăng lên các phương tiện thông tin đại chúng. Nhân dịp này các quan chức, chuyên gia của Việt Nam cũng đã tham gia trả lời các phóng viên về các hoạt động chuẩn bị cho phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam. - Trong giai đoạn 2001-2003, các triển lãm về ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình đã được tổ chức tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Phú Yên và Ninh Thuận với sự hỗ trợ của Nhật Bản. Trong các năm 2004, 2006, 2008, 2010, các triển lãm điện hạt nhân quốc tế đã liên tục được tổ chức tại Hà Nội với sự tham gia của các tổ chức, công ty điện hạt nhân của Nhật Bản, Liên bang Nga, Pháp, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ . Được kết hợp tổ chức cùng các triển lãm là những hội thảo chuyên đề về các vấn đề liên quan đến phát triển điện hạt nhân. Hoạt động này đã thu hút hàng ngàn lượt khách tham quan và hàng trăm lượt Đại biểu Quốc hội, nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách của Việt Nam. Trong các triển lãm này, việc đánh giá ý kiến công chúng cũng đã được tiến hành với kết quả cho thấy sự ủng hộ rất cao đối với việc phát triển điện hạt nhân.- Tại Ninh Thuận, ngay từ năm 2002 triển lãm ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình đã được tổ chức với sự tham gia của chính quyền địa phương, Bộ Khoa học và Công nghệ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và hỗ trợ của Nhật Bản. Từ năm 2008 đến nay các triển lãm, hội thảo chuyên đề, diễn đàn đối thoại về điện hạt nhân đã được tổ chức với sự tham gia tích cực của Nhật Bản, Liên bang Nga, Pháp.- Các ấn phẩm như tờ rơi, tờ gấp, sách giới thiệu về sự cần thiết của phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam và mọi khía cạnh của điện hạt nhân như công nghệ, an toàn, an ninh đã được xuất bản và cung cấp cho người dân cũng như các Đại biểu Quốc hội, nhà quản lý, hoạch định chính sách. Các hoạt động này thường được kết hợp với các triển lãm, hội thảo.- Các thông tin về điện hạt nhân, an toàn bức xạ và hạt nhân, chất thải phóng xạ cũng đã được truyền tải đến công chúng thông qua các trang web của các đơn vị thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.- Các cuộc đối thoại, tọa đàm, giao lưu trực tuyến đã được tổ chức trên các phương tiện thông tin đại chúng như VOV, VTV, báo điện tử. - Việt Nam đã tham gia và đảm nhiệm vai trò đồng chủ trì (cùng với Indonesia) trong Tiểu ban về năng lượng nguyên tử thuộc Ủy ban Khoa học và Công nghệ của ASEAN (ASEAN COST). Việc phát triển điện hạt nhân của các nước trong khu vực đã được đưa ra bàn thảo trong các cuộc họp của Tiểu ban này. - Trong các hội nghị, hội thảo quốc tế như Cuộc họp đại hội đồng của IAEA, các hội nghị toàn thể của FNCA, Việt Nam đều đã đề cập đến các hoạt động phát triển điện hạt nhân để thông tin tới công chúng và các tổ chức, quốc gia khác. Hiện nay, Ban Chỉ đạo Nhà nước Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận đang chỉ đạo tiểu ban Đào tạo và Thông tin tuyên truyền xây dựng Đề án Thông tin, tuyên truyền về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam (giai đoạn 2011-2020) trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong Đề án này có việc xây dựng các trung tâm thông tin công chúng về năng lượng hạt nhân tại Hà Nội, Ninh Thuận và xây dựng chương trình thông tin tuyên truyền phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Giáo dục và Đào tạo, chính quyền Tỉnh Ninh Thuận và các cơ quan thông tin truyền thông cùng sự phối hợp, với hỗ trợ của các quốc gia, tổ chức quốc tế.Ngay sau khi xảy ra sự cố hạt nhân tại Fukushima Daiichi, Nhật Bản ngày 11/3/2011, Tổ công tác của Bộ Khoa học và Công nghệ đã được thành lập do Thứ trưởng Lê Đình Tiến chủ trì để xử lý thông tin về sự cố và cung cấp các thông tin khách quan, có độ tin cậy cao từ các nguồn IAEA, JAIF, NISA và kết quả đo đạc phông bức xạ tại Việt Nam tới báo chí và công chúng. Bộ Khoa học và Công nghệ còn tổ chức seminar tại Tỉnh Ninh Thuận và tham gia trả lời phỏng vấn của VTV, VOV và các cơ quan truyền thông khác về các thông tin liên quan tới sự cố Fukushima. Các bài học về sự cố Fukushima đã được trình bày tại nhiều hội thảo có sự tham gia của đại diện IAEA, Nhật Bản và các quốc gia khác thể hiện quan điểm của Việt Nam tiếp tục thực hiện chương trình điện hạt nhân trong điều kiện đảm bảo an toàn cao nhất. Các hoạt động này đã góp phần quan trọng trong việc tránh sự nhiễu loạn về thông tin trên báo chí và hoang mang không cần thiết trong công chúng. II. Độ an toàn của Kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân của Việt Nam1. Bảo vệ môi trường: Bộ Tài nguyên và Môi trường2. Đào tạo nhân lực Có một thực tế là hầu hết các quốc gia khi bắt đầu phát triển điện hạt nhân đều phải đối mặt với vấn đề thiếu hụt nhân lực. Việc phát triển nhân lực cho chương trình điện hạt nhân là một quá trình chuẩn bị lâu dài, với kế hoạch phù hợp với tiến độ của các dự án. Khi một quốc gia đã có quyết định phát triển điện hạt nhân thì phát triển nhân lực là vấn đề cần tập trung hàng đầu. Chính phủ Việt Nam nhận thức được rằng việc phát triển nguồn nhân lực có chất lượng là yếu tố rất quan trọng, đảm bảo hiệu quả và an toàn của chương trình điện hạt nhân. Sau hàng chục năm phát triển các ứng dụng năng lượng nguyên tử, Việt Nam đã có hàng trăm cán bộ, chuyên gia đang làm việc tại các cơ quanliên quan trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử như Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Cục Năng lượng nguyên tử, Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Riêng Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã có kế hoạch tuyển dụng các cán bộ, kỹ thuật viên từ những dự án năng lượng lớn của Việt Nam để bổ sung nguồn nhân lực có kinh nghiệm cho các dự án điện hạt nhân. Bên cạnh đó, cần thấy rằng các trường đại học của Việt Nam không chỉ có kinh nghiệm đào tạo về khoa học cơ bản mà còn có truyền thống đào tạo kỹ sư trong về các ngành kỹ thuật liên quan đến công nghiệp năng lượng nói chung và công nghiệp điện hạt nhân nói riêng (như cơ khí, hệ thống điện, công nghệ hoá học, tự động hoá và điều khiển .), đây chính là nguồn cung cấp nhân lực đáng kể cho các dự án điện hạt nhân.Tháng 8/2010, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử nhằm đào tạo nguồn nhân lực bảo đảm về số lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển điện hạt nhân và ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình, đảm bảo an toàn, an ninh. Đề án này đang được triển khai tích cực với sự tham gia của 5 trường đại học là Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), Trường Đại học Điện lực, Trường Đại học Đà Lạt, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) và Trung tâm Đào tạo hạt nhân trực thuộc Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam. Thực tế thì việc lập kế hoạch đào tạo, tuyển dụng, nâng cao trình độ và kỹ năng cho cán bộ của các cơ quan liên quan đã được lên kế hoạch tương ứng với lộ trình phát triển của các dự án điện hạt nhân. Tất cả các cơ quan liên quan trong việc phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam đều đã và đang có kế hoạch phát triển nhân lực với sự hợp tác trong nước và quốc tế từ IAEA, Nhật Bản, Liên bang Nga và các tổ chức, quốc gia khác, đặc biệt Cục An toàn bức xạ hạt nhân đã có quan hệ hợp tác với Nhật Bản, Liên bang Nga trong việc đào tạo cán bộ pháp quy hạt nhân cho Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã và đang tuyển dụng các cán bộ và sinh viên mới tốt nghiệp để làm việc cho Ban Quản lý Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận tại Ninh Thuận và Hà Nội, các cán bộ này cũng đã tiếp tục được đào tạo trong nước và quốc tế. Theo kế hoạch thì từ nay đến năm 2020, Việt Nam sẽ đào tạo khoảng 2.400 cán bộ trong đó nhiều cán bộ có trình độ sau đại học phục vụ cho việc phát triển điện hạt nhân. Trong vấn đề đào tạo nhân lực, Việt Nam đã và đang nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ, tích cực của IAEA, các nước sẽ cung cấp công nghệ điện hạt nhân cho Việt Nam là Nhật Bản, Liên bang Nga, và sự hỗ trợ tich cực của các tổ chức và quốc gia khác. Trong nhiều năm qua, Nhật Bản đã có rất nhiều hỗ trợ trong việc đào tạo nhân lực hạt nhân cho Việt Nam, hàng trăm cán bộ, chuyên gia, nhà quản lý của Việt Nam đã được đào tạo ở Nhật Bản về pháp quy, an toàn hạt nhân, công nghệ và các vấn đề liên quan đến năng lượng nguyên tử và điện hạt nhân. Theo kế hoạch Nhật Bản sẽ đào tạo khoảng 1.000 cán bộ cho Việt Nam để thực hiện Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Ngoài ra Việt Nam đã cử sinh viên, cán bộ đi học tập tại Liên bang Nga, Pháp, Hoa Kỳ và các quốc gia khác, đồng thời phối hợp triển khai nhiều hoạt động đào tạo cán bộ trong nước của các cơ quan liên quan với sự hỗ trợ của IAEA và các nước về pháp quy, an toàn, địa chất, công nghệ lò phản ứng, quản lý chất thải. Vì là quốc gia bắt đầu phát triển điện hạt nhân, Việt Nam hiện còn thiếu các chuyên gia về điện hạt nhân có trình độ cao tương đương trình độ các chuyên gia Nhật Bản, Liên bang Nga. Để khắc phục vấn đề này, Việt Nam cần sự hỗ trợ tích cực từ các nước xây dựng lò phản ứng cho Việt Nam trong việc cung cấp và đào tạo chuyên gia, Việt Nam cũng đã có sự chuẩn bị trong việc mời các tư vấn kinh nghiệm từ nước ngoài và thu hút các chuyên gia người Việt có kinh nghiệm ở nước ngoài trở về nước làm việc.Về quan hệ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản, Việt Nam đề nghị Nhật Bản ưu tiên hàng đầu vấn đề giúp Việt Nam phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để Việt Nam có thể thực hiện thành công, hiệu quả, an toàn các dự án điện hạt nhân.3. Cơ chế cấp phép Theo các quy định của Luật Năng lượng nguyên tử, việc cấp phép trong các giai đoạn lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành nhà máy điện hạt nhân được được giao cho 3 cơ quan. Điều này được xem là chưa phù hợp với Hướng dẫn của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA). Tuy nhiên, trên thực tế Việt Nam là quốc gia mới bắt đầu triển khai chương trình điện hạt nhân và vẫn đang học hỏi kinh nghiệm của các nước có nền điện hạt nhân phát triển để hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống tổ chức quản lý của mình trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử. Quan điểm của Việt Nam trong phát triển điện hạt nhân là an toàn được đặt lên ưu tiên hàng đầu. Do vậy hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống tổ chức quản lý phải đáp ứng được mục tiêu trên.Đến nay, Quốc hội Việt Nam đã phê duyệt kế hoạch sửa đổi Luật Năng lượng nguyên tử từ nay đến năm 2013. Theo đó, những điểm chưa phù hợp sẽ được rà soát, xem xét và nghiên cứu để được chỉnh sửa cho hợp lý.4. Giải pháp đối phó với sóng thầnHiện nay, các kết quả nghiên cứu của chuyên gia Việt Nam và quốc tế cho thấy Việt Nam không nằm trong vành đai động đất mạnh như của Nhật Bản. Do đó, ở Việt Nam sẽ không có khả năng xảy ra động đất mạnh và sóng thần như đã xảy ra tại Nhật Bản vừa qua.Để chuẩn bị cho địa điểm của Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2, các chuyên gia của Nga và Nhật Bản hiện đang tiến hành khảo sát, đánh giá các đặc điểm của địa điểm dự kiến cho 02 nhà máy trên. Việt Nam mong muốn có được sự phối hợp của Nga và Nhật Bản với các cơ quan khoa học có liên quan của Việt Nam trong quá trình khảo sát, đánh giá này. Từ đó, Việt Nam có thể học hỏi và được chia sẻ các kinh nghiệm cũng như các kết quả đã nghiên cứu và các kết quả mới đạt được với quốc gia đối tác là Nga và Nhật Bản. Các bài học kinh nghiệm, các cải tiến cũng như các yêu cầu bổ sung về an toàn hạt nhân của Nhật Bản từ sự cố hạt nhân tại Fukushima I cũng sẽ được áp dụng đối với các nhà máy điện hạt nhân hạt nhân tại Ninh thuận do Nhật Bản và Nga cung cấp.5. Sự lân cận với thành phố lớn: Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN6. Giải pháp ngăn chặn sự cố Về giải pháp đối phó trong trường hợp nguồn điện bị mất do sự cố nhà máy điện hạt nhân số 2 dự kiến xây dựng, Việt Nam cần phải sử dụng thiết kế nhà máy điện hạt nhân tiên tiến bao gồm cả hệ thống an toàn thụ động và an toàn chủ động, bảo đảm hệ thống phát điện khẩn cấp không bị ngập do sóng thần, các tòa nhà phải bảo đảm kín nước, phải dự phòng hệ thống cấp điện di động và dễ dàng đấu nối với nhà máy.Nhà máy điện hạt nhân số 2 tiếp giáp với phía Nam biển Đông. Đối với khả năng chất phóng xạ đổ ra biển trong trường hợp xảy ra sự cố tại nhà máy dự kiến xây dựng, Việt Nam nên xem xét lựa chọn công nghệ nhà máy điện hạt nhân mà khi xảy ra sự cố thì phóng xạ được giam hãm trong tòa nhà lò, không xảy ra ô nhiễm môi trường. Thực tế, đã xảy ra sự cố trầm trọng nóng chảy vùng hoạt ở nhà máy điện hạt nhân Tree Mile Island năm 1979 ở Hoa Kỳ, nhưng phóng xạ vẫn không thoát ra môi trường. Đồng thời, trong công nghệ nhà máy điện hạt nhân phải có hệ thống khử hydro để tránh nổ cho tòa nhà làm phát tán phóng xạ ra môi trường. Ngoài ra, trong trường hợp giả định sự cố trầm trọng nhất khi nóng chảy thùng lò thì lượng nhiên liệu hạt nhân cũng được gom thu lại, không làm phát tán ra môi trường bằng hệ thống bẫy vùn hoạt hoặc thiết bị tương đương. Hiện nay, Việt Nam đang xây dựng các tiêu chí cơ bản trong lựa chọn công nghệ cho nhà máy điện hạt nhân của mình. Vì vậy các tiêu chí này sẽ được xem xét khi lựa chọn công nghệ cho tòa nhà máy điện hạt nhân của Việt Nam.Nhìn từ ví dụ nhà máy điện hạt nhân Fukushima, trường hợp xảy ra sự cố, có khả năng tạo ra một lượng lớn nước thải. Liên quan tới việc chứa và xử lý nước thải này, Việt Nam sẽ lựa chọn công nghệ để không có phát thải ra môi trường nước thải phóng xạ trong trường hợp sự cố nóng chảy vùng hoạt như đã nói trên. Trong trường hợp giả định xấu nhất có sự phát thải phóng xạ ra môi trường, Việt Nam sẽ phải sử dụng các kinh nghiệm tốt nhất trên thế giới về lĩnh vực này bao gồm cả kinh nghiệm của Nhật Bản.Đối với kế hoạch lánh nạn trong trường hợp xảy ra sự cố tại nhà máy điện hạt nhân số 2 dự kiến xây dựng, theo Kế hoạch tổng thể phát triển cơ sở hạ tầng quốc gia cho điện hạt nhân, Việt Nam sẽ xây dựng Kế hoạch ứng phó khẩn cấp trong tình trạng khẩn cấp sự cố tai nạn bức xạ và hạt nhân của nhà máy điện hạt nhân số 2, trong đó sẽ có kế hoạch lánh nạn cho người dân địa phương như thế nào trên cơ sở nghiên cứu các mô hình phát tán phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân số 2 trong một số kịch bản sự cố giả định. Việc này sẽ được làm trong thời gian tới.Để bảo đảm an toàn sau sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima, từ 28 bài học kinh nghiệm của Nhật Bản trong 5 lĩnh vực: phòng ngừa tai nạn nghiêm trọng, quản lý các tai nạn nghiêm trọng, ứng phó khẩn cấp hạt nhân, củng cố cơ sở hạ tầng an toàn hạt nhân và tăng cường văn hóa an toàn, Việt Nam sẽ đưa ra các giải pháp cụ thể để bảo đảm an toàn cho dự án điện hạt nhân của mình. 7. Giải pháp chống lại khủng bố Để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, Việt Nam đã khai thác các nguồn năng lượng khác nhau, trong đó năng lượng hạt nhân là một nguồn khả thi. Tuy nhiên, vấn đề đảm bảo an toàn và an ninh trong quá trình phát triển năng lượng này được đặt lên hàng đầu. Quan điểm của Việt Nam là chống khủng bố dưới mọi hình thức và ủng hộ mọi sáng kiến bảo đảm an toàn, an ninh hạt nhân. Việt Nam luôn coi trọng việc gia nhập các điều ước quốc tế, tích cực tham gia các hoạt động song phương và đa phương về chống khủng bố. Quan điểm này đã được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định trong tuyên bố tại Hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân diễn ra tại Hoa Kỳ tháng 4/2010. Về vấn đề này, Việt Nam đã tham gia Công ước An toàn hạt nhân, hiện đang nghiên cứu tham gia Công ước Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân và cơ sở hạt nhân, và Công ước ngăn chặn các hành động khủng bố hạt nhân.Về phía trong nước, Bộ Công an hiện đang thực hiện Đề án triển khai các biện pháp bảo đảm an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử (phê duyệt tại QĐ số 450/QĐ-TTg ngày 25/3/2011), trong đó có Dự án “Tổ chức các biện pháp bảo đảm an ninh cho Dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận”, theo đó triển khai đồng bộ các biện pháp bảo đảm an ninh đối với công trình nhà máy điện hạt nhân; chuẩn bị sẵn sàng phương án, lực lượng bảo đảm duy trì an ninh, an toàn trong suốt vòng đời của nhà máy. 8. Cơ chế bồi thường thiệt hại năng lượng hạt nhânCơ chế bồi thường liên quan đến thiệt hại về năng lượng hạt nhân được quy định tại Luật Năng lượng nguyên tử của Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đang nghiên cứu và xem xét tham gia một số Công ước, Điều ước quốc tế trong lĩnh vực này, ví dụ: Công ước Viên về bồi thường dân sự cho thiệt hại hạt nhân. . KHOA HỌC VÀ CÔNG NGH Xác nhận liên quan đến Hiệp định hợp tác năng lượng hạt nhân giữa Nhật Bản và Việt NamI. Chính sách về năng lượng hạt nhân của Việt Nam1.. thường thiệt hại năng lượng hạt nhânCơ chế bồi thường liên quan đến thiệt hại về năng lượng hạt nhân được quy định tại Luật Năng lượng nguyên tử của Việt

Ngày đăng: 19/01/2013, 11:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w