1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Văn hóa ẩm thực chay

40 880 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 4,44 MB

Nội dung

1.2 Khái niệm về văn hóa ẩm thực chayTrong ăn uống của người Việt Nam ta, ngoài những món ăn mang tính cổ truyền dân tộc mà chúng ta vẫn thường dùng hàng ngày còn có một loại món ăn đặc

Trang 1

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA: GIÁO DỤC PHÁP LUẬT – KỸ NĂNG SỐNG

-жж -BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC: KỸ NĂNG MỀM

Tên đề tài: VĂN HÓA ẨM THỰC CHAY

Họ và tên SVTH:

Lư Vĩ Tuấn(1630010126)Nguyễn Hoàng Quân(1630010137)Lâm An Kiện(1630010128)

Đoàn Lương Bảo Trâm(1630010130)

Giảng viên hướng dẫn :Nguyễn Thanh Phong

TP.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 20

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Chữ ký GVHD (Ký và ghi rõ họ tên)

LỜI CẢM ƠN

Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác Trong suốt

Trang 3

thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường cao đẳng đến nay, em đã nhận

được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè.

Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy Cô ở Khoa Giáo Dục Pháp Luật – Kỹ Năng Sống – Trường Cao Đẳng Kinh Tế Kỹ Thuật Thành Phố

Hồ Chí Minh đã dạy bảo cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt

vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường Và đặc biệt, trong học kỳ này, em được tiếp cận với môn học mà theo em là rất hữu ích đối với sinh viên ngành Công Nghệ Thông Tin cũng như tất cả các sinh viên thuộc các chuyên ngành Khoa Học Kĩ Thuật khác Đó là môn học “Kỹ Năng

Bài tiểu luận được thực hiện trong khoảng thời gian gần 3 tuần Bước đầu đi vào thực tế, tìm hiểu về lĩnh vực văn hóa, kiến thức của em còn hạn chế và còn

nhiều bỡ ngỡ Do vậy, không tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc chắn, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô và các bạn

học cùng lớp để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn Sau

cùng, em xin kính chúc quý Thầy Cô trong Khoa Giáo Dục Pháp Luật – Kỹ Năng Sống và Thầy Nguyễn Thanh Phong thật dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục

thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau

MỤC LỤC

Lời mở đầu 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA ẨM THỰC CHAY 3

Trang 4

1.1 Khái niệm về văn hóa ẩm thực 3

1.2 Khái niệm về văn hóa ẩm thực chay 5

1.2.1 Định nghĩa ăn chay 5

1.2.2 Sự ra đời của các món chay 6

1.2.3 Vì sao nhân loại thường ăn chay vào ngày rằm và mùng một 8

CHƯƠNG 2: NHỮNG LỢI ÍCH VÀ TÁC HẠI CỦA VIỆC ĂN CHAY 10

2.1 Những lợi ích của việc ăn chay đúng cách 10

2.1.1 Vì đảm bảo sức khỏe và chữa được các bệnh tật 11

2.1.2 Về phương diện cá nhân 12

2.1.3 Về phương diện xã hội 12

2.1.4 Chế độ ăn chay đúng cách 13

2.2 Tác hại của việc ăn chay không đúng cách 17

2.2.1 Gây ra bệnh thiếu máu 17

2.2.2 Thiếu protein gây lão hóa, mất trí nhớ 18

2.2.3 Gây béo phì, thèm ăn nhiều 18

2.2.4 Gây ra bệnh tim mạch 18

2.2.5 Thiếu các vi chất thiết yếu 19

2.2.6 Thiếu cholestorol 19

2.2.7 Bong tróc, lột da 19

2.2.8 Những danh nhân nổi tiếng ăn chay 21

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH ẨM THỰC CHAY VÀ NHỮNG ĐỊA ĐIỂM ẨM THỰC CHAY TẠI VIỆT NAM 23

3.1 Sự phát triển của ẩm thực chay 23

3.1.1 Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh 24

3.2 Địa điểm ẩm thực chay tại Việt Nam 26

3.2.1 Nhà hàng Bồ Đề Tâm (Hà Nội) 26

3.2.2 Nhà hàng chay Thiền Tâm (Huế) 28

3.2.3 Lẩu Nấm chay An Nhiên (TP.HCM) 31

Trang 5

KẾT LUẬN 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO 33

Trang 6

1 Đặt vấn đề

Ngày nay, khi đời sống của con người không ngừng được nâng cao thì vấn đề sức khỏe cần được quan tâm hơn bao giờ hết, đặc biệt là sức khỏe dinh dưỡng trong ăn uống

Nếu một cái cây được phân bón đúng cách sẽ tươi tốt, cho hoa thơm trái ngọt và ngược lại sẽ cằn cỏi, cho hoa còi trái dẹt Con người cũng vậy, cũng cần được nuôi dưỡng bằng những thực phẩm cho sức khỏe !

Thế nhưng, trên các phương tiện thông tin đại chúng gần đây, đã liên tiếp đưa tin

về các dịch bệnh trên gia súc, gia cầm như: cúm gia cầm H5N1, dịch heo tai xanh, dịch lỡ mồm long móng ở trâu bò… đã tạo nên tâm lý hoang mang và dè chừng cho mọi người khi sử dụng các sản phẩm thịt Và chúng ta không biết phải lựa chọn thực phẩm gì cho bữa ăn hàng ngày mà vẫn đảm bảo đầy đủ dưỡng chất

Và nhiều người đã tìm đến với những món ăn chay Ăn chay không chỉ để cải thiện sức khỏe mà còn hướng con người đến gần với thiên nhiên hơn, giúp tâm hồn được nhẹ nhàng và thanh tịnh hơn

Nhận thấy được những lợi ích thiết thực mà ẩm thực chay mang lại cho con người nên nó đang được đón nhận mạnh mẽ không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới

3 Mục đích

Trình bày về những lợi ích và sự quan trọng của “Văn hóa ẩm thực chay” trong đờisống hiện tại của con người và cả việc bảo vệ sức khỏe cho con người cũng như là

môi trường xung quanh chúng ta

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính trong “Văn hóa ẩm thực chay” bao gồm những vấn

đề có liên quan như:

Trang 7

 Lợi ích của việc ăn chay.

 Những địa điểm và tình hình hoạt động kinh doanh ẩm thực chay ở TP Hồ Chí Minh

Phạm vi nghiên cứu đề tài chủ yếu được giới hạn ở trong nước Tuy nhiên, đề tài cũng cần có những giới thiệu sơ lược về những vấn đề mang tính toàn cầu để làm phong phú thêm như: lịch sử Phật giáo và quan điểm ăn chay của mỗi người

5 Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng những phương pháp phân tích – tổng hợp, lịch sử - logic, so sánh, nghiêncứu và xử lý thông tin, phân tích hệ thống, phân tích xu thế hiện trạng và phương phápquan sát kết hợp với một sô hình ảnh minh họa

Trang 8

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA ẨM THỰC CHAY

1.1 Khái niệm về văn hóa ẩm thực

Khi nói đến văn hóa ẩm thực thì trước hết người ta đề cập đến chuyện ăn uống (ẩmthực) và các món ăn uống cùng với lịch sử nguồn gốc của chúng Con người trong quan hệ gắn bó tự nhiên, ngay từ đầu đã hình thành nên những cách ứng xử khách quan với tự nhiên để duy trì cuộc sống của mình Vì vậy việc ăn uống là sự thích nghi mang tính chủ động tích cực với môi trường tự nhiên của loài người nói chung Trước hết để duy trì cuộc sống thì người ta phải lo lấy cái ăn uống Vì vậy trong dân gian vẫnlưu truyền câu “Có thực mới vực đạo” Do đó, ăn uống là một khía cạnh quan trọng nhất trong văn hóa ứng xử của con người với môi trường tự nhiên để tồn tại và phát triền không ngừng Hơn thế nữa, mỗi dân tộc, mỗi tầng lớp xã hội có những quan niệm, có những nền văn hóa khác nhau về cái ăn, miếng uống; hầu hết các nước phương Tây thì dùng nĩa dao là chủ yếu, còn các nước Trung Quốc, Việt Nam, thì đôi đũa được xem như dụng cụ chính trong bữa ăn Chính xác hơn là những quan điểm đặc thù của từng dân tộc đã hình thành nên sự đa dạng trong nền văn hóa ẩm thực của nhân loại

Nền văn hóa ăn uống của dân tộc ta được hình thành trong suốt quá trình đấu tranh

để tồn tại và phát triển cho tới ngày nay Mỗi dân tộc đều có quá trình hình thành nền văn hóa ẩm thực đặc sắc, riêng biệt cho chính cộng đồng mình Truyền thống dân tộc

đã nhìn nhận trong mỗi loại món ăn của từng tộc người là sự kết tinh những giá trị độcđáo về văn hóa, phong tục tập quán cổ truyền và kể cả tín ngưỡng trong lĩnh vực ăn uống của cả bộ tộc người đó Điều này càng khẳng định rõ ăn uống vừa là một lĩnh vực văn hóa mang tính sáng tạo, vừa là một nghệ thuật vì trong mỗi món ăn đều thể hiện giá trị thẩm mỹ riêng

Nền văn hóa ẩm thực Việt Nam cũng là một bộ phận của nền văn hóa ăn uống nhân loại nên vừa có giá trị chung lại vừa thể hiện những đặc tính riêng Có thể phân thành

ba nhóm sau:

Một là, những sáng tạo văn hóa vật chất đã góp phần thúc đẩy sự phát triển trong lĩnh vực ăn uống Từ lúc dân tộc ta hình thành, từ những đoàn người chuyên săn bắn, hái lượm để sinh sống, con người dần dần biết tạo ra những công cụ bằng đá, bằng tre hay gỗ để phục vụ cho việc khai thác thức ăn nhiều hơn đã chứng tỏ rằng có sự sáng

Trang 9

tạo, có giá trị văn hóa do con người tạo ra Rồi cùng sự đi lên của nấc thang xã hội loài người, đời sống ăn uống cũng được nâng cao hơn Người dân nghèo thôn quê chỉ

có bữa ăn tương cà, mắm muối đạm bạc là cơ bản, rồi nâng dần lên các bữa thịnh soạnhơn trong các lễ tết cưới sinh, bữa yến tiệc linh đình, thịnh soạn với nhiều cao lương

mỹ vị chốn cung đình với danh sách thực đơn vài chục hay thậm chí đến hàng trăm món ăn khác nhau là bằng chứng cho thấy sự sáng tạo đa dạng trong ăn uống của con người

Hai là, trong nền văn hóa ẩm thực Việt Nam còn thể hiện giá trị tinh thần dân tộc

Từ khi qua khỏi cảnh đói khát, con người có nhiều cơ hội no đủ hơn, ăn uống cũng theo đó thành một thú vui, một nét thẩm mỹ Bữa cơm trong lễ cúng giỗ không chỉ là bày ra để ăn lấy no, mà hơn thế nữa chính là thể hiện tấm lòng thương nhớ đến người

đã khuất hay cùng gia đình quây quần hạnh phúc, một nỗi nhớ mang tính nhân văn ấmcúng, tốt đẹp Bữa cơm ngon chính là thể hiện trong giá trị tinh thần của nó

Ba là, ăn uống còn thể hiện mặt giao tiếp trong văn hóa Cái ăn là cần thiết, cách

ăn cũng rất quan trọng và được nâng lên tầm cao hơn Phần văn hóa trong ăn uống thể hiện phẩm giá con người liên quan đến đạo lý, phong tục, phong cách Văn hóa ẩm thực thể hiện trình độ của mỗi con người, của mỗi vùng dân cư, của cả một cộng đồngngười, thậm chí của cả một vùng quốc gia rộng lớn

Cho nền văn hóa ẩm thực Việt Nam còn là sự hòa trọn có tác động chọn lọc giữa nền văn hóa nghệ thuật Nam Á và sau này là nền văn hóa phương Tây; vì người Việt chúng ta đã có thời kỳ lịch sử lâu dài, chịu ảnh hưởng khá sâu sắc tư tưởng Trung Hoa

và Ấn Độ, thế nhưng vẫn được gìn giữ, vẫn tạo được nét riêng biệt và vẫn thể hiện đậm đà bản sắc của dân tộc Việt Nam

Có thể nói rằng chính sự phong phú đa dạng trong sắc thái ăn uống của nền ẩm thực Việt Nam đã tạo nên một tiền năng to lớn trong việc thu hút đối với thực khách trong và ngoài nước Đây cũng sẽ là cơ sở cho sự phát triển du lịch văn hóa qua nhữngmón ăn chuyên đề thuần túy Việt Nam

Trang 10

1.2 Khái niệm về văn hóa ẩm thực chay

Trong ăn uống của người Việt Nam ta, ngoài những món ăn mang tính cổ truyền dân tộc mà chúng ta vẫn thường dùng hàng ngày còn có một loại món ăn đặc biệt có nguồn từ thực vật, được dùng trong các bữa thường ngày của phật tử, các ngày lễ hội

ở các đình chùa được gọi là món ăn chay

1.2.1 Định nghĩa ăn chay

Trang 11

Ăn chay là ăn những loại thảo mộc, hoa quả, rau cải, không ăn những món ăn thuộc loài động vật như thịt, cá, tôm, cua, sò, ốc, những vật có tỉnh thức, sinh mạng, biết tham sống sợ chết như người.

Ngày nay món ăn chay đã trở thành phổ biến không phải chỉ có những người theo đạo Phật ở các nước Á Đông, mà cả những người phương Tây cũng thích dùng món chay Hiện nay ăn chay trở thành một phòng trào đang phát triển mạnh trên thế giới

Vì một cuộc cách mạng về quan niệm dinh dưỡng xảy ra trong hệ thống hành chánh của bộ canh nông Hoa Kỳ khuyên dân chúng bớt ăn thịt cá, gia tăng số lượng rau cải trái cây và các loại hạt để bớt bệnh tật Bởi món chay chế biến hoàn toàn từ nguyên liệu thực vật nên có tác dụng rất tốt không những cho người bình thường mà còn có khả năng làm giảm cholesron cho những người bị bệnh cần có một chế độ ăn kiêng rấtchặt chẽ như: huyết áp cáo, xơ mỡ động mạch, đái đường, béo phì, bệnh về đường tiêuhóa,… Món chay giúp ta thay đổi khẩu vị, đổi món khi ta dùng quá nhiều chất đạm động vật

Có rất nhiều kiểu nấu món chay, mỗi miền, mỗi nơi có những cách chế biến, gia giảm khác nhau, khẩu vị khác nhau nhưng tựu trung là chỉ dùng các nguyên liệu từ thực vật mà thôi

1.2.2 Sự ra đời của các món chay

Theo quan điểm của Phật giáo, thì Phật tử và tăng ni phải luôn luôn nghĩ đến Đức Phật Tổ và thường xuyên cầu kinh niệm Phật và cúng lễ Phật nhằm nhắc nhở họ không được phép sao nhãng việc tu nhân tích đức noi gương theo Đức Phật, thực hànhtheo lời dạy của Đức Phật Trong tâm thức dân gian, Đức Phật đã bất diệt thì việc dâng cúng lễ vật không phải để cho Phật hưởng, mà để người ta coi như Phật vẫn còn đang tồn tại (hiện hữu) bên ta, nên cúng lễ Phật để ngài chứng cho tấm lòng thành tâmcủa mình Do đó các tăng ni, phật tử trong cuộc sống hằng ngảy phải biết “tri túc thiểudục”, tức là chỉ cần vừa đủ để tồn tại, không nên quá nhiều ham muốn Từ quan niệm như vậy mà khi cúng Phật không được bày vẽ làm cỗ bàn lãng phí, mà chỉ cần thành tâm dâng cúng hương thơm, hoa tươi, đèn nến (đăng), quả ngon và nước trong, thêm vào đó bát cơm tẻ trắng (thực) Trong kinh sách của Phật giáo chính thống, thì nghiêmcấm làm các món “giả mặn” để dâng cúng Đức Phật, tức là không được được nấu mónchay là giả món mặn và lấy tên của món mặn đặt cho món chay “giả mặn” Ví dụ

Trang 12

măng khô đem thái nhỏ tẩm ướp, xào lên, đặt tên là món mực xào hoặc hoa chuối tây ngâm rửa, cắt miếng, tẩm bột đem rán lên gọi là thịt gà rán… Có lẽ Đạo Phật cấm làmcác món ăn chay giả làm món mặn là vì làm như vậy là không trung thực, hơn nữa để tránh cho các tăng ni phật tử khỏi bị ám ảnh rồi dẫn đến thèm khát ăn mặn, khó có thể thoát tục được Về sau này nhưng món giả mặn được các phật tử tu tại gia sáng chế ra

và coi đó là một cách tân trong việc chế biến món cổ chay Dần dần món cổ chay được các tăng , phật tử chấp nhận đưa vào chùa dâng cúng Phật và hậu phật (sư tổ) trong những dịp lễ trọng như giỗ sư tổ… các món cổ chay theo một số tài liệu đã công

bố và nguồn tư liệu dân gian thì cổ chay được nhắc đến trong một số thư tịch cổ và trong truyền thuyết về sư Huyền Quang là tổ thứ ba của phái Trúc Lâm Yên Tử đời Trần (1254 – 1334) bị cung nữ điểm bích đánh lừa làm vua Trần hiểu lầm Nhà vua cho rằng sư Huyền Quang vẫn chưa dứt được nợ trần , vua bèn sai làm cổ mặn ban cho ông để tỏ ý chế giễu, sư Huyền Quang bèn khấn phật làm chứng cho tấm lòng thành kính của mình và chỉ trong phút chốc cổ mặn biến thành cổ chay Rất có thể khi

đó cổ chay cũng chỉ là những món hoa quả , bánh trái chay tịnh và xôi chè…

Như vậy những món cổ chay hiện nay xuất hiện nhiều đều mang tên các món cổ mặn Điều này chứng tỏ mâm cổ chay dùng dâng cúng đó chỉ mới xuất hiện cách đây

độ 40 – 50 năm Mới đầu cỗ chay được làm trong các gia đình để cầu siêu, đưa vong hồn người thân lên chùa hoặc trong các dịp giỗ sư tổ có làm cỗ chay, nhưng với số lượng rất hạn chế Hiện nay trong một số chùa nấu cỗ chay vào các ngày giỗ sư tổ để đãi khách thập phương có khi đến hàng trăm mâm cỗ

Nguyên liệu để nấu cỗ chay bây giờ cũng dễ mua sắm trên thị trường Việt Nam Trong số đó một vài nguyên liệu phải nhập ngoại như đậu phù trúc phải nhập từ Đài Loan Đó là một loại màng mỏng giống như màng ở trong thân cây tre, dùng để gói giò, nem… Gần đây, ở miền Nam nước ta, người ta chế loại màng mỏng này từ màng

đổ tương để làm cổ chay thay thế màng đậu phù trúc Thứ này được gọi là tàu hủ ki.Tóm lại từ quan niệm ăn chay của đạo phật đến những món ăn chay trong nhà chùangày thường người ta đã làm những món cổ chay đơn giản đến những mâm cổ chay

“giả mặn” cũng đầy đủ các món “sơn hào hải vị” mang tính nghệ thuật nấu nướng món ăn đạt trình độ cao và độc đáo

Trang 13

1.2.3 Vì sao nhân loại thường ăn chay vào ngày rằm và mùng một

Tại các nhà hàng, quán ăn,… ẩm thực chay rất được chuộng vào ngày rằm và mùng một Vấn đề này có hai cách lý giải:

 Nhìn từ góc độ lịch sử

Để giải quyết vấn đề này chúng ta phải đặt nó trong bối cảnh nó sinh ra, chúng ta

sẽ dễ dàng nhận ra lý do tại sao? Vấn đề ăn chay được xem như là một pháp môn tu đầu tiên, tối thiểu cho các phật tử tại gia, mỗi tháng ăn chay hai ngày là kể đến công của các bậc Tổ Sư Phật Giáo Đại Thừa Các nhà Đại Thừa thực hiện rất đúng tôn ý của Đức Phật Để khuyến khích Phật tử hạn chế nghiệp sát và phát triển lòng từ bi, trong buổi đầu tu học phật, Chư tăng Đại Thừa đã chọn các ngày trong tháng như mùng 1, 8, 14, 15, 18, 23, 24, 28, 29 và 30 để tiêu chuẩn hóa các ngày ăn chay tùy theo sự phát tâm của mỗi người Theo truyền thống của cả Nam truyền lẫn Bắc truyền vào ngày đầu tháng (mùng một) và ngày trăng tròn (rằm) Chư tăng của hai truyền thống đều tụ lại tại một trú xứ nào đó gần nhất để lắng nghe vị cao đức tụng truyền giới Phật và để phát lời sám hối những điều sai lầm người đã lỡ tạo ra Đây là truyền thống có từ thời Phật còn tại thế Do đó việc Chư tăng hội họp lại vào ngày đầu tháng

và rằm để kiểm thảo, nhắc nhở lẫn nhau, hai ngày này trỏng thành ngày hội Chư tăng lúc bấy giờ Và cũng từ đó hai ngày này có ý nghĩa quan trọng trong Phật giáo không những cho hàng xuất gia mà cả cho hàng cư sĩ tại gia Sau này các bậc Tổ Sư đã giới thiệu hai ngày (mùng một và rằm) Phật tử tại gia không nên dùng huyết nhục của loàiđộng vật và cũng để nuôi lớn lòng từ bi đối với chúng sanh

Có thể đặt một vấn đề tiếp: Tại sao Đức Phật không chọn ngày khác mà lại chọn vào ngày đầu tháng và cuối tháng âm lịch ?

Việc thành lập truyền thống tụng giới của Tăng đoàn của Phật cũng là vì nhu cầu chung Đức Phật không bao giờ đặt ra một đạo luật, giới điều để thiết chế tăng đoàn khi sự kiện đó xảy ra Ngài Bồ Tát cũng tương tự Không phải do Đức Phật tự đặt ra

mà do vua Seniya Bimbisarà (Tần-bà-sa-la) thưa với Đức phật truyền thống tổ chức tốt đẹp của các giáo phái khác, họ biết quy tụ vào ngày mùng 8, 14, 15 của nửa tháng đầu, tương tự tụ họp vào ngày 29 và 30 cho nửa tháng sau ở tại một nơi để thuyết giảng giáo thuyết của họ cho tín đồ, Đức Phật đã lắng nghe lời thưa của vua Seniya Bimbisarà và đã dạy bảo các Tỳ-Kheo cũng tụ họp lại vào những ngày giống như

Trang 14

truyền thống của các tôn giáo khác để kiểm thảo và tụng giới bồn Đức Phật không rậpkhuôn với những truyền thống khác mà chỉ cho phép các vị Tỳ-Kheo tụng giới và kiểm thảo vào ngày 14 hoặc 15 và tưởng tự cho nửa tháng sau là cuối tháng hoặc đầu tháng tới Đó là nguyên nhân phật giáo có ngày hội họp vào ngày 14 hoặc 15, cũng như 30 cuối tháng hoặc đầu tháng (mùng 1) của mỗi tháng Chưa hết, sẽ có một câu hỏi tiếp tục đặt ra là tại sao khi các Phật tử phát tâm ăn chay một tháng 4 ngày, 6 ngàyhoặc 10 ngày thì lại chọn một vài ngày khác như là mùng 8, 14, 23, 24, 28 và 29 Câu trả lời đơn giản là các ngày đó được phân bố đều trong tuần của tháng để nhắcnhở các phật tử thường xuyên tụ tập tâm từ bi đến với các loài động vật mà không nỡ giết để làm thực phẩm cho mình và đấy cũng là phương pháp gieo nhân lành, tránh nghiệp sát để kiếp sau khỏi phải trả nợ máu cho chúng sanh Truyền thống này cũng được các phật tử tại Ấn Độ thời đó đã thực hiện tụ tập Bát Quan Trai Giới

Để tổ chức hóa thời gian nên ăn chay cũng như đến chùa lễ Phật, tụng kinh, tu thiền, làm các việc phúc lợi xã hội, các bậc Tổ Sư, Thánh Triết sau này đã chọn ngày đầu tháng thay vì ngày 30 để nhắc nhở hàng phật tử một tháng đã đi qua, hôm nay là ngày khởi điểm của một tháng mới, nên sống như thế nào có nghĩa trong tháng này.Hơn nữa, chúng ta thấy dân tộc Trung Hoa rất chú trọng tới ngày mới của một năm, một mùa hoặc một tháng, thậm chí giờ mới của một ngày, đó cũng là lý do tại sao các vị Tổ Sư lại chọn ngày mùng 1 không chọn ngày 30 Còn ngày rằm cũng vậy ,gần như các nước trên thế giới, khi nền khoa học điện quang chưa phát triển, họ đều lấy ngày ấy như là ngày vui chơi, lễ hội, những ngày trao đổi tình duyên,… Các bậc Thánh thời xưa đã khéo chọn ngày ấy để khuyên nhân dân làm lành, tu nhân tích đức Thay vì họ tổ chức lễ hội để mua vui, thì Phật giáo cũng có những tổ chức lễ hội để làm đẹp cuộc sống bằng chất liệu của chân, thiện và mỹ chứ không nhắc đến cái “đẹp”như một số truyền thông lễ hội của các quốc gia hoặc của các bộ tộc của các nền văn minh thời cổ trung đại

 Nhìn từ góc độ nhịp sinh học

Nếu câu trả lời dừng lại ở trên, chắc chắn mọi người chưa hài lòng vì những giảiđáp đơn giản như vậy Ở đây xin đưa ra cách lý giải khác, đó là cách lý giải dựa theonhịp sinh học của vũ trụ

Cũng cần nên lưu ý, Đức Phật đặt căn bản giáo lý của Ngài trên nền tảng của tu tập

Trang 15

đạo đức, tu tập tâm thức và hướng đến giải thoát, giác ngộ tối thượng, chứ khônghướng mục đích giáo pháp của Ngài đến những vấn đề triết lý siêu hình hay giải thích

về những hiện tượng đa phức trong vũ trụ Nhưng những khoa học gia phương Tâyngày nay và các thần y lừng danh Trung Hoa đã khám phá ra rằng tất cả những gì ĐứcPhật giảng dạy cho đệ tử Ngài đặc biệt về ăn uống, ngủ nghỉ, các tư thế đi, đứng, ngồi,nằm không những phù hợp với những thành tựu khoa học ngày nay mà còn đi trướcnhững thành tựu khoa học và khoa học còn tiếp tục khám phá nhiều hơn mới hy vọngbắt kịp với hệ thống triết học nhân sinh của Phật Giáo

Đa số các phương pháp ăn chay đều có nguồn gốc từ tôn giáo Chính vì vậy trênthế giới có nhiều trường phái ăn chay khác nhau dựa trên loại thực phẩm được sửdụng Đa số các trường phái ăn chay thì cho phép dùng các loại thực vật, vì vậy nhiềungười cứ nói đến ăn chay là nghĩ đến thực vật, nhưng thật ra các trường phái rất khácnhau Ví dụ ăn chay đối với công giáo là không ăn các thực phẩm từ thịt gia súc,nhưng vẫn được ăn cá, hải sản, đối với Phật giáo là không ăn các thực phẩm có máu,còn thì vẫn có thể uống sữa và ăn trứng gà công nghiệp, nhưng cũng có khi sữa vàtrứng cũng không được ăn

Ở Ấn Độ, Nhật hay Trung Á, có những trường phái ăn chay cực kỳ nghiêm ngặt,chỉ ăn ngũ cốc, cấm cả trái cây… Ngay cả uống cũng vậy, chất cồn thường được chếbiến từ ngũ cốc, nhưng chế độ ăn chay thì có khi cho uống, có khi không Nhìn chungthì ăn chay là cách ăn không đầy đủ các loại thực phẩm trong tự nhiên, bắt đầu từnguyên nhân tồ giáo, nhưng càng về sau thì càng phổ biến hơn vì người ta nhận ra lợiích của việc ăn chay với sức khỏe

CHƯƠNG 2: NHỮNG LÝ DO CÙNG VỚI NHỮNG LỢI ÍCH VÀ TÁC

HẠI CỦA VIỆC ĂN CHAY2.1 Những lợi ích của việc ăn chay đúng cách

Ăn chay đúng cách, biết kết hợp các thứ rau đậu hài hòa, bạn không những có đầy

đủ chất dinh dưỡng nuôi cơ thể, phát triển trí não, mà còn tránh xa được nhiều bệnh tật Trước hết bạn sẽ có một trái tim khỏe mạnh, tránh xa tiểu đường, xơ vữa động mạch bởi những chất béo có hại từ động vật Các món ăn chay thường giàu chất xơ,

Trang 16

vitamin, khoáng chất, những món này lại vô cùng lành tính, thanh lọc cơ thể , thải bớt những chất độc tố ứ đọng lại trong cơ thể để bạn có thể sống khỏe mạnh và kéo dài tuổi thọ hơn.

Ăn chay cũng là một cách để bạn ăn kiêng, giữ gìn vóc dáng thanh mảnh, gọn nhẹ,thanh thoát Để bạn có một cuộc sống thanh tịnh hơn Khi ăn chay, bạn sẽ cảm thấy yêu đời hơn, dễ trút bỏ những buồn phiền quá mức, những suy nghĩ tiêu cực trong đầu, bạn dễ lấy lại được cân bằng trong cuộc sống; khiến lòng bạn thanh thản, nhìn cuộc sống bằng một ánh mắt nhân từ và bao dung, bạn dễ dàng yêu lấy những thứ giản

dị xung quanh mình, dung hòa vào thiên nhiên, và cảnh vật

Ăn chay là vì bảo vệ môi trường xung quanh, vì bảo vệ động vật Đó là những mụctiêu ăn chay rất đáng trân trọng Hiện nay, trên thế giới đối mặt với nhiều động vật đã

và sắp tuyệt chủng Cho nên ăn chay chính là một hình thức cổ động cho những mục tiêu cao đẹp, bảo vệ môi trường, bảo vệ những động vật thiên nhiên

2.1.1 Vì đảm bảo sức khỏe và chữa được các bệnh tật

Từ hai thập niên trước đây, người ta nghĩ rằng ăn thực phẩm rau đậu có thể làm hạicho sức khỏe Các y sĩ, các bậc cha mẹ, các nhà khoa học và ngay cả những bạn bè cũng đều khuyên chúng ta đừng nên ăn chay vì không tốt cho sức khỏe

Nhờ những khám phá mới của khoa học, cục diện đã thay đổi và đảo ngược vấn

đề Không những ăn thực phẩm rau đậu tốt cho sức khỏe, mà còn ngăn ngừa một cách hữu hiện nhiều chứng bệnh khó trị Các nhà khoa học đang làm việc trong lĩnh vực dinh dưỡng đã xác nhận như vậy, sau khi đã nghiên cứu lâu dài hai lối ăn uống của

Trang 17

con người Ngay cả cơ quan có tiếng là bảo thủ American Dietetic Association cũng

đã thay đổi quan điểm từ năm 1988 trong việc thừa nhận rằng, ăn chay là tốt cho sức khỏe Đó là chưa kể đến chính phủ Hoa Kỳ đã ban hành chính sách dinh dưỡng mới cho người dân theo đồ hình kim tự tháp, thịt được để ở trên ngọn (vì số lượng nhỏ), trong khi đó thực phẩm rau, đậu, ngũ cốc dặt ở bên dưới cùng (số lượng lớn), tức là càng ăn nhiều những thực phẩm nền tảng càng tốt, càng ít ăn những thực phẩm sắp ở trên đỉnh càng giúp ngăn ngừa bệnh tật

Rất nhiều bác sĩ y khoa đã cổ động việc ăn chay trong lính vực nghề nghiệp

chuyên môn của họ và đã thành công Tưởng cũng nên biết, có một dạo các bác sĩ khoa đã cho rằng, việc trị liệu bệnh nghẽn mạch vành tim, nhồi máu cơ tim, và suy tim

là điều không tưởng Bây giờ, Bác sĩ Ornish, Giảm đốc viện nghiên cứu Preventive Medicine Research Institute ở San Francisco, California, đã chứng rằng, nghĩ như thế

là sai lầm Ông đã áp dụng cho các bệnh nhân của một chương trình ăn thực phẩm rau đậu thật ít chất béo, thực hành thiền và tập thể dục, chi phí chỉ bằng một phần mười chi phi giải phẩu ráp mạch vành tim Kết quả rất tốt đến nỗi công ty bảo hiểm Mutual

of Omaha đã công nhận và bằng lòng hồi hoàn tất cả chi phí điều trị nên cho bệnh nhân có bảo hiểm sức khỏe Như vậy, sự ăn chay đã ngăn ngừa hữu hiệu các chứng bệnh : giảm thiểu sự phát triển tình trạng sơ cứng động mạch do đó giảm mức độ nguyhiểm về các căn bệnh nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não cùng nhiều chứng bệnh khác

2.1.2 Về phương diện cá nhân

Những lợi ích của sự ăn chay đối với cá nhân rất lớn lao, người ăn chay thu hoạch được rất nhiều lợi ích như: Tiết kiệm được tài chính, vì đồ ăn chay rẻ hơn đồ ăn mặn nhiều; Tiết kiệm được ngày giờ và công lao nấu nướng vì mướp, dưa, bầu bí, khoai, cắt rửa mau và ít tồn nước, và khi kho, luộc, nấu nướng lại mau chín; Thân thể được mạnh khỏe, tinh thần được nhẹ nhàng trong sạch, trí tuệ được minh mẫn

2.1.3 Về phương diện xã hội

Đó là giải quyết nạn đói cho nhân loại Vì các nhà dinh dưỡng học đã khẳng định rằng đối với con người: ăn thịt là một tập quán chứ không phải là nhu cầu của cơ thể Đồng thời muốn có 1 kilo thịt phải đổi bằng 10 kilo ngũ cốc; do đó số ngủ cốc vì nuôi

Trang 18

các con vật để làm thịt cho nội một dân tộc Mỹ ăn thôi cũng đủ để nuôi 1/3 dân số thế giới

Bên cạnh đó, môi trường sinh sống chung quanh chúng ta sẽ từ từ phục hồi do những nỗ lực chung của chúng ta như giảm độ ấm nóng của trái đất, giảm hạn hán, lụt lội và giông tố, không khí sẽ bớt ô nhiễm, nước uống sẽ trong lành hơn, ít người và vật chết, sự sống có mặt mọi nơi

Từ những lý do nêu trên ta thấy mục đích ăn chay của đạo Phật là tôn trọng và bảo

vệ sự sống Tôn trọng sự sống là đặc điểm của Phật giáo Không sát sinh là giới luật

và ăn chay là chính sách thực hành cụ thể cho đặc điểm ấy Đạo Phật xem sự sống là tối thượng, là trên tất cả; hết thảy cái gì có sự sống, có cảm giác và tự cử động được,

từ con giun con dế đến con bò, con voi là người Phật tử phải dốc long bảo vệ sự sống

ấy Giết sự sống để nuôi sự sống là mê muội mà vì tham sống nên hại sự sống cũng là

vô minh Cho nên tôn trọng sự sống không những bằng cách giúp nhau để sống còn,

mà còn có khi phải hy sinh sự sống để bảo vệ sự sống, nghĩa là có khi têu cực như ăn chay để cứu muôn loài, có khi tích cực như “thay khổ cho chúng sinh” để cứu vạn loài Đạo Phật đặc biệt chú trọng và nêu cao chủ nghĩa lợi tha, nhưng chữ lợi ấy là phải hướng về mục đích tôn trọng sự sống Còn mục đích ăn chay của người Phương Tây mà đa phần là bảo vệ sức khỏe cho bản thân, mang nặng tính vị kỷ, khác với mục đích của Phật giáo, tuy rằng cũng có rất nhiều người là có mục đích tương tự như Đạo Phật

Tóm lại, con người nếu muốn thân thể được khỏe mạnh, tinh thần được khinh an, trí tuệ được minh mẫn để học tập; nếu muốn tiết kiệm được tài chính, công lao, thời giờ, nếu muốn gia đình được hòa thuận yên vui thì nên làm quen với những thức ăn chay

2.1.4 Chế độ ăn chay đúng cách

Dù ăn chay hay ăn mặn cũng phải cân bằng tỷ lệ các nhóm thực phẩm tinh bột - đạm - đường - béo - xơ trong khẩu phần nhằm cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể Một người trưởng thành tiêu thụ trung bình mỗi ngày 2.000 calo Khẩu phần dinh dưỡng người trưởng thành có thể phân bổ như sau: 85 g ngũ cốc nguyên hạt (tinh bột), 150 g đậu hoặc các chế phẩm từ đậu (đạm thực vật), 2 chén rưỡi rau (chất xơ và vitamin), 2 chén trái cây, 3 chén sản phẩm bơ sữa (chất béo và vitamin)

Trang 19

Ăn chay giúp bạn giảm cân và ngăn ngừa các triệu chứng tim mạch Nhiều người

ăn chay lo ngại thiếu protein nếu không ăn thịt, tuy nhiên đã có những món ăn chay thay thế hợp lý Thực đơn ăn chay từ đậu hũ, đậu đen, trứng và sữa cung cấp lượng protein phong phú cho cơ thể

Những thực phẩm gồm chất protein

Mỗi người lớn được khuyến cáo là cần 50g protein mỗi ngày Cụ thể, trong 1/2 cup(khoảng 12 g) đậu đen có giá trị dinh dưỡng là 8g protein 1/4 cup (60g) đậu hũ mang lại 10g protein Đậu hũ có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn Ăn cà rốt thái thành que cùng món khai vị từ bột đậu xanh xay hay táo ăn cùng bơ đậu phộng là những món ăn vặt có lợi cho sức khỏe mà người ăn chay dễ dàng áp dụng

Rau quả, trái cây và ngũ cốc là nhóm thực phẩm cốt lõi của người ăn chay Ngoài

ra, người ăn chay nên bổ sung thêm các thực phẩm như trứng, sữa để bổ sung vitamin B12 Người ăn chay cần có sự tư vấn của chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo cung cấp

đủ Omega 3, vitamin D, sắt, canxi và đặc biệt là vitamin B12

Có thể bổ sung vitamin B12 từ các thực phẩm chay quen thuộc sau:

Pho mát: Loại thực phẩm này khá bổ dưỡng và linh hoạt trong tự nhiên, cung cấp lượng lớn vitamin B12 cho cơ thể đễ hấp thụ Ngoài ra pho mát còn cung cấp các chất khoáng cần thiết khác: canxi, phốt pho, kẽm, vitamin A, và protein Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên bổ sung thực phẩm này với lượng phù hợp

Trứng gà: Tiêu thụ trứng thường xuyên khá tốt cho tim mạch Nó chứa chất béo bão hòa và các loại vitamin hữu ích cho người ăn chay

Trang 20

Sữa: Đây là thành phần thiết yếu trong thực đơn ăn uống lành mạnh Uống sữa thường xuyên giúp bạn tích lũy đủ vitamin B12 cho cơ thể Người ăn chay cần thêm sữa vào thực đơn hằng ngày Đặc biệt, uống sữa làm da dẻ sáng tươi trở lại.

Sữa chua: Ăn khoảng 2 hũ sữa chua mỗi ngày cung cấp cho cơ thể 1,3 g vitamin B12 Ngoài ra sữa chua được làm từ sữa tiệt trùng lên men có lợi cho đường ruột, giúp

hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Nếu như bạn đang ăn chay, hoặc muốn ăn chay thì việc hiểu biết cơ thể mình cần chất dinh dưỡng cơ bản nào trong ngày là rất quan trọng Sau đây là 5 loại chất dinh dưỡng thiết yếu có thể tìm thấy trong các loại rau, củ, quả được công bố trên

trang Fitnea:

Protein: Đây là dưỡng chất rất quan trọng trong bất kỳ chế độ ăn nào Bạn cần đảm

bảo lượng protein hấp thụ trung bình trong một ngày là 50 gram đối với nữ, còn nam

là 60 gram Những người muốn ăn chay, hãy yên tâm vì protein có mặt nhiều trong các món như đậu, đậu lăng, đậu Hà Lan, đậu nành lên men, các loại trứng, sữa nguyênchất, pho mát, sữa chua và các loại hạt

Ngoài ra cần lưu ý tránh những món chay giả mặn làm từ đậu tương, chúng được chế biến rất kỹ lưỡng với nhiều thành phần Axit phytic có nhiều trong các sản phẩm như thế, loại axit này cản trở việc hấp thụ sắt và kẽm Nghiên cứu trên động vật cho thấy khi ăn các loại đậu tương này sẽ làm cản trở việc tạo mô, đặc biệt là ở tuyến giáp,tuyến tụy, và tăng sự tích tụ axit béo trong gan

Ngày đăng: 03/03/2017, 16:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w