LỜI CẢM ƠN Qua thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại học Lâm Nghiệp, để hoàn thành chương trình đào tạo khóa học 2012 – 2016, được sự nhất trí của Khoa Quản lý Tài nguyên rừng và
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG & MÔI TRƯỜNG
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ BÃI CHÔN LẤP CHẤT THẢI RẮN, (GIAI ĐOẠN 2017 – 2031) TẠI THÀNH PHỐ THÁI BÌNH, TỈNH THÁI BÌNH
NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Hà Nội, 2016
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại học Lâm Nghiệp, để hoàn thành chương trình đào tạo khóa học 2012 – 2016, được sự nhất trí của Khoa Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trường – Trường Đại học Lâm Nghiệp, tôi đã thực hiện khóa
luận tốt nghiệp: “Nghiên cứu thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn (giai đoạn 2017 – 2031) tại thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình” Để đạt được kết quả này tôi xin chân thành
cảm ơn tất cả các đơn vị đã đào tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu
và thực hiện đề tài
Lời đầu tiên cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu trường Đại học Lâm Nghiệp, khoa QLTNR&MT, cùng các quý thầy, cô giáo đã giảng dạy tôi trong suốt quá trình học tập tại trường
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo Th.S Trần Thị Hương, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thiện đề tài này
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các cán bộ Công ty Cổ phần Môi trường
và Công trình đô thị Thái Bình đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cũng như cung cấp những tài liệu cần thiết phục vụ hoàn thiện khóa luận này
Do bản thân còn những hạn chế về mặt chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế, thời gian thực hiện đề tài không nhiều nên khóa luận sẽ không tránh khỏi được những thiếu sót Kính mong nhận được sự góp ý của quý thầy, cô giáo và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 31 tháng 05 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Nhâm Sỹ Nam
Trang 3MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 8
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 10
1.1 Khái niệm và phân loại chất thải rắn 10
1.1.1 Các khái niệm liên quan 10
1.1.2 Phân loại chất thải rắn 10
1.1.3 Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn 10
1.2 Ảnh hưởng của chất thải rắn tới môi trường 11
1.2.1 Ảnh hưởng tới môi trường đất 11
1.2.2 Ảnh hưởng đến môi trường nước 11
1.2.3 Ảnh hưởng đến môi trường không khí 12
1.2.4 Ảnh hưởng tới sức khỏe con người 12
1.3 Các phương pháp xử lý chất thải rắn 13
1.3.1 Xử lý chất thải rắn bằng các phương pháp sinh học 13
1.3.2 Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp đốt 14
1.3.3 Xử lý chất thải rắn bằng công nghệ ép kiện 14
1.3.4 Phương pháp ổ định chất thải rắn bằng công nghệ Hydromex 15
1.3.5 Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp chôn lấp 15
1.4 Tình hình xử lý chất thải rắn trên thế giới 16
1.5 Tình hình xử lý chất thải rắn ở Việt Nam 17
CHƯƠNG II: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
3.1 Mục tiêu nghiên cứu 18
3.1.1 Mục tiêu chung 18
3.1.2 Mục tiêu cụ thể 18
3.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 19
3.2.1 Đối tượng nghiên cứu 19
3.2.2 Phạm vi nghiên cứu 19
3.3 Nội dung nghiên cứu 19
3.4 Phương pháp nghiên cứu 20
3.4.1 Nghiên cứu hiện trạng chất thải rắn tại thành phố Thái Bình 20
3.4.2 Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý chất thải rắn tại khu vực nghiên cứu 20
3.4.3 Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn tại thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình 21
3.4.4 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và xử lý chất thải rắn tại thành phố Thái Bình 26
CHƯƠNG III: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI 26
Trang 43.1 Điều kiện tự nhiên 26
3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 29
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36
4.1 Hiện trạng chất thải rắn tại thành phố Thái Bình 36
4.1.1 Nguồn phát sinh chất thải rắn 36
4.1.2 Thành phần rác thải thành phố Thái Bình 36
4.1.3 Khối lượng chất thải rắn thành phố Thái Bình 39
4.2 Thực trạng công tác quản lý chất thải rắn của Thành Phố 40
4.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý chất thải rắn Thành Phố 40
4.2.2 Công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải của Thành Phố 41
4.3 Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn (giai đoạn 2017 – 2031) cho khu vực TP Thái Bình 47
4.3.1 Dự báo dân số và lượng phát sinh CTR (giai đoạn 2017- 2031) cho khu vực TP Thái Bình 47
4.3.2 Lựa chọn địa điểm xây dựng bãi chôn lấp CTR cho TP Thái Bình 52
4.3.3 Các hạng mục công trình 54
4.3.4 Thiết kế ô chôn lấp 55
4.3.5 Thiết kế khu chôn lấp và bãi chôn lấp 58
4.3.6 Thiết kế hệ thống thu gom nước rác và khí rác thải của các ô chôn lấp và bãi chôn lấp 60
4.3.7 Thiết kế hệ thống giếng quan trắc nước ngầm, công trình xử lý nước rác và các công trình phụ trợ khác 64
4.3.8 Dự trù kinh phí xây dựng và vận hành bãi chôn lấp CTR tại TP Thái Bình (giai đoạn 2017 – 2031) 67
4.3.9 Một số vấn đề cần chú ý khi vận hành bãi chôn lấp 68
4.4 Để xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và xử lý CTR tại thành phố Thái Bình 69
4.4.1 Giải pháp quản lý 69
4.4.2 Giải pháp kinh tế 71
4.4.3 Giải pháp kỹ thuật 71
4.4.4 Các giải pháp khác 72
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ 74
5.1 Kết luận 74
5.2 Tồn tại 75
5.3 Kiến nghị 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
PHỤ BIỂU 77
Trang 5DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nghĩa tiếng việt
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Danh sách các đơn vị hành chính TP Thái Bình
Bảng 4.1: Thành phần CTR sinh hoạt thành phố Thái Bình
Bảng 4.2: Thành phần chất thải rắn thành phố Thái Bình
Bảng 4.3: Khối lượng CTR phát sinh trên địa bàn TP Thái Bình năm 2010 và 2015 Bảng 4.4: Bảng thống kê các bể chứa rác trên địa bàn thành phố
Bảng 4.5: Thống kê công tác thu gom tại các điểm tập kết lên xe ép
Bảng 4.6: Dự đoán dân số của TP Thái Bình từ năm 2016 đến năm 2031
Bảng 4.7: Kết quả tính toán khối lượng CTRSH phát sinh giai đoạn 2017-2031 Bảng 4.8: Dự báo khối lượng CTR bệnh viên phát sinh cuả TP Thái Bình
Bảng 4.9: Thành Phần CTR của TP Thái Bình sau khi phân loại và lượng tro sinh ra từ
lò đốt
Bảng 4.10: Dự đoán lượng CTR đem chôn lấp hợp vệ sinh qua các giai đoạn cho TP Thái Bình ( 2017 – 2031)
Bảng 4.11: Các hạng mục công trình trong bãi chôn lấp
Bảng 4.12: Kết quả tính toán các thông số của ô chôn lấp, khu chôn lấp, bãi chôn lấp hợp vệ sinh cho TP Thái Bình theo các giai đoạn
Bảng 4.13: Kết quả tính toán các thông số của ô chôn lấp, khu chôn lấp, bãi chôn lấp hợp vệ sinh cho TP Thái Bình theo các giai đoạn
Bảng 4.14: Các lớp vật liệu trong lớp phủ bề mặt ô chôn lấp
Bảng 4.15: Các lớp vật liệu lót đáy ô chôn lấp
Bảng 4.16: Các thông số kỹ thuật thiết kế cho bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh cho TP Thái Bình
Trang 7DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 01: Công nghệ hiện đang được áp dụng nhằm xử lý, tiêu hủy CTR đô thị ở Việt Nam
Hình 02: Biểu đồ thống kê dân số và mật độ dân số TP Thái Bình năm 2013
Hình 03: Biểu đồ thể hiện thành phần chất thải rắn sinh hoạt thành phố Thái Bình Hình 04: Biểu đồ thể hiện thành phần chất thải rắn TP Thái Bình
Hình 05: Biểu đồ thể hiện khối lượng chất thải rắn TP Thái Bình năm 2010 và 2015Hình 06: Sơ đồ dây chuyền xử lý rác tại xí nghiệp xử lý rác TP Thái Bình
Hình 07: Khu xử lý khí thải tại lò đốt tự động số 4
Hình 08: Lò đốt thủ công tại Xí nghiệp xử lý rác thải tại TP Thái Bình
Hình 09: Bãi chôn lấp tại TP Thái Bình
Hình 10: Bãi chôn lấp tại TP Thái Bình
Hình 11: Kích thước ô chôn lấp
Hình 12: Mặt cắt bãi chôn lấp hợp vệ sinh
Hình 13: Giải pháp cho hệ thống thu gom phân loại rác tại nguồn cho TP Thái Bình
Trang 8ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, rác thải ở Việt Nam là một vấn đề đáng lo ngại Cùng với sự phát triển kinh tế, gia tăng dân số cộng với sự lãng phí tài nguyên trong thói quen sinh hoạt, rác thải có số lượng ngày một tăng, thành phần ngày càng phức tạp Là một nước đang phát triển, tốc độ gia tăng chất thải rắn thải sinh hoạt, công nghiệp, y tế ở Việt Nam nhanh hơn so với các nước khác Vấn đề này đe dọa đến sự phát triển kinh tế - xã hội,
sự tồn tại của các thế hệ hiện tại và tương lai
Việc xử lý chất thải rắn hiện nay đang rất được quan tâm Trên thế giới có rất nhiều phương pháp xử lý thiêu đốt, ủ phân sinh học, chôn lấp,… Một trong những phương pháp xử lý chất thải rắn được sử dụng phổ biến ở nước ta là chôn lấp Tuy nhiên, chỉ một số ít các thành phố xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh, còn lại hầu hết các bãi chôn lấp ở nước ta không đảm bảo vệ sinh môi trường gây ảnh hưởng xấu tới môi trường Các chất độc hại sẽ ngấm xuống đất gây ô nhiếm đất, ô nhiễm nguồn nước ngầm, gây
ảnh hưởng gián tiếp đến con người như bệnh tật, hạn chế sự phát triển của xã hội
Thành Phố Thái Bình là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của tỉnh Thái Bình Trong những năm gần đây, tốc độ phát triển kinh tế của thành phố tăng nhanh dẫn đến hình thành một số khu công nghiệp tập trung, các khu chế biến thủy sản, các khu đô thị mới Thái Bình là một tỉnh có địa hình đồng bằng, một số khu vực có địa hình thấp, khả năng thoát nước tự chảy khó khăn, nhất là khi gặp thiên tai lũ lụt Hệ thống mương thoát nước chưa được đầu tư đồng bộ, nên thường xuyên bị ngập úng trong mùa mưa Mặt khác với mật độ dân số cao (1.200 người/km2) nên lượng rác thải lớn
Hiện tại lượng chất thải rắn được thu gom và xử lý tại lò đốt rác của xí nghiệp
xử lý rác Thành Phố Thái Bình Nhưng do lượng chất thải rắn ngày một tăng, công suất của nhà máy không đáp ứng được nhu cầu của lượng rác mỗi ngày Lượng chất thải rắn tồn đọng tại nhà máy gây ảnh hưởng xấu tới môi trường Vì vậy, vấn đề chất thải rắn được các nhà quản lý rất quan tâm Theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch quản lý CTR của tỉnh Thái Bình thì một trong những biện pháp xử lý chất thải rắn được coi là kinh tế nhất về chi phí đầu tư cũng như vận hành là xử lý chất thải rắn theo phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh
Nhận thấy mức độ cấp thiết và tầm quan trọng của vấn đề, tôi quyết định thực
hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp: “Nghiên cứu thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn (giai đoạn 2017-2031) tại Thành Phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình” Đề tài đặt ra mục tiêu đánh
giá được thực trạng rác thải và đề xuất thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh
Trang 9cho thành phố Thái Bình Tôi hi vọng kết quả của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo tốt cho
công tác xử lý chất thải rắn tại thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình
CHƯƠNG I
Trang 10TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Khái niệm và phân loại chất thải rắn
1.1.1 Các khái niệm liên quan
Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác
Quản lý chất thải rắn là quá trình phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại,
thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải [13]
Chôn lấp hợp vệ sinh là một phương pháp kiểm soát sự phân hủy của chất thải rắn khi chúng được chôn nén và phủ lấp bề mặt Chất thải rắn trong bãi sẽ bị tan rữa nhờ quá trình phân hủy sinh học bên trong để tạo ra sản phẩm cuối cùng là các chất giàu dinh dưỡng như axit hữu cơ, nitơ, các hợp chất amon và một số khí khác như CO2, CH4
cân, văn phòng điều hành và các hạng mục khác [9]
1.1.2 Phân loại chất thải rắn
Theo Trần Hiếu Nhuệ (2001) – chất thải rắn được phân loại như sau:
- Theo nguồn gốc phát sinh, chất thải rắn được chia thành: Chất thải rắn sinh hoạt,
chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn xây dựng, chất thải rắn nông nghiệp
- Theo mức độ nguy hại: Chất thải rắn nguy hại, chất thải rắn không nguy hại
- Theo thành phần: Chất thải rắn vô cơ, chất thải rắn hữu cơ
1.1.3 Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn
Theo Trấn Hiếu Nhuệ (2001): Chất thải rắn phát sinh chủ yếu từ các nguồn sau:
- Từ khu dân cư: Bao gồm các khu dân cư tập trung, những hộ dân cư tách rời
- Từ các hoạt động thương mại: Quầy hàng, nhà hàng, chợ , văn phòng, cơ quan, khách sạn,…
- Các cơ quan, công sở: Trường học, bệnh viện, các cơ quan hành chính
Trang 11- Từ xây dựng: Xây dựng mới nhà cửa, cầu cống, sửa chữa đường xá, dỡ bỏ các công trình cũ
- Dịch vụ công cộng của các đô thị: Vệ sinh đường xá, phát quang, chỉnh tu các công viên, bãi biển và các hoạt động khác,…
- Các quá trình xử lý nước thải: Từ quá trình xử lý nước thải, nước rác, các quá trình xử lý trong công nghiệp
- Từ các hoạt động sản xuất công nghiệp: Bao gồm chất thải phát sinh các hoạt động sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, quá trình đốt nhiên liệu bao bì đóng gói sản phẩm,…
- Từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp: Nguồn chất thải chủ yếu từ các cánh đồng sau mùa vụ, các trang trại, các vườn cây,…
1.2 Ảnh hưởng của chất thải rắn tới môi trường
1.2.1 Ảnh hưởng tới môi trường đất
Các chất hữu cơ sẽ được phân hủy trong môi trường đất trong hai điều kiện hiếu khí và kỵ khí Khi có độ ẩm thích hợp sẽ tạo ra hàng loạt các sản phẩm trung gian, cuối cùng hình thành cá chất khoáng đơn giản, nước, CO2, CH4,…
Với một lượng rác thải và nước rò rỉ vừa phải thì khả năng tự làm sạch của môi
trường đất sẽ phân hủy các chất này trở thành các chất ít ô nhiễm hoặc không ô nhiễm
Nhưng với lượng rác thải và nước rò rỉ vừa phải thì khả năng tự làm sạch của môi trường đất sẽ phân hủy các chất này trở thành các chất ít ô nhiễm hoặc không ô
nhiễm
Nhưng với lượng rác thải lớn vượt quá khả năng tự làm sạch của đất thì môi trường đất sẽ trở nên quá tải và bị ô nhiễm Các chất ô nhiễm cùng với kim loại nặng, các chất độc hại và các vi khuẩn theo nước trong đất chảy xuống tầng nước ngầm làm
ô nhiễm tầng nước này
1.2.2 Ảnh hưởng đến môi trường nước
Lượng rác sinh hoạt rơi vãi nhiều tại các trạm, nơi trung chuyển Khi có mưa, rác ứ đọng lâu ngày sẽ theo dòng nước chảy, các chất độc có trong rác hòa tan vào dòng nước, qua các cống rãnh, kênh, mương ra sông, biển gây ô nhiễm các nguồn nước mặt
tiếp nhận
Trang 12Rác sinh hoạt không thu gom hết ứ đọng ở các ao, hồ là nguyên nhân gây mất
vệ sinh và ô nhiễm các thủy vực bị ô nhiễm hoặc chứa nhiều rác như bao bì nilon thì nguy cơ ảnh hưởng đến các loại sinh vật, do hàm lượng oxy trong nước giảm, khả năng nhận ánh sáng của các tầng cũng giảm, dẫn đến khả năng quang hợp của thực vật thủy
sinh và làm giảm sinh khối của thủy vực
Ở các bãi lấp rác, các chất ô nhiễm sẽ là tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước ngầm trong lưu vực và các nguồn nước sông, suối lân cận Tại các bãi rác, nếu không tạo được lớp phủ đảm bảo hạn chế tối đa nước mưa thấm qua thì cũng có thể gây ô nhiễm nguồn
nước mặt
1.2.3 Ảnh hưởng đến môi trường không khí
Tại các bãi, trạm trung chuyển rác xen kẽ các khu vực dân cư cũng là nguồn gây
ô nhiễm môi trường không khí do mùi hôi từ rác, bụi cuốn lên, bụi khói, tiếng ồn và các
khí thải độc hại từ các xe thu gom, vận chuyển rác
Tại các bãi chôn lấp rác vấn đề ảnh hưởng đến môi trường khí là NH3, CO2,
H2S, CH4, Trong đó CO2 và CH4 được tạo ra chủ yếu từ quá trình phân hủy thành hữu
cơ trong rác Bãi rác đã hoạt động nhiều năm nên việc tích tụ khí CH4 trong điều kiện
kị khí tăng nhanh dễ gây nguy cơ cháy nổ, cần được quan tâm để có biện pháp phòng
tránh đảm bảo an toàn
1.2.4 Ảnh hưởng tới sức khỏe con người
Ô nhiễm môi trường ở nước ta đã gia tăng tới mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe người dân Ngày càng có nhiều vấn đề về sức khỏe liên quan tới yếu tố môi trường bị ô nhiễm Các mối nguy cơ gây ô nhiễm không khí, nước, đất nói trên cũng ảnh hưởng trục tiếp đến sức khỏe con người, đặc biệt của khu dân cư quanh khu vực có chứa chất thải
rắn
Việc ô nhiễm ảnh hưởng tới nguồn thức ăn: Các chất ô nhiễm có trong đất, nước, không khí nhiễm vào các loại thực phẩm của con người: Rau, động vật,… qua lưới và
chuỗi thức ăn, những loại chất ô nhiễm này tác động xấu tới sức khỏe con người
Các bãi chôn lấp là nơi phát sinh các bệnh truyền nhiễm: Tả, lỵ, thương hàn, Các loại côn trùng trung gian truyền bệnh (ruồi, muỗi, gián) và các loại gặm nhấm (chuột) cũng ưa thích sống ở nững khu vực có chứa rác thải Các bãi chôn lấp cũng mang nhiều nguy cơ cao đối với cộng đồng dân cư làm nghề rác như: Bơm kim tiêm, mảnh
thủy tinh, hóa chất độc hại,…
Trang 131.3 Các phương pháp xử lý chất thải rắn
1.3.1 Xử lý chất thải rắn bằng các phương pháp sinh học
1.3.1.1 Sản xuất phân hữu cơ (compost)
Ủ sinh học (compost) là quá trình ổn định sinh học các chất hữu cơ để hình thành các chất mùn, với thao tác sản xuất và kiểm soát một cách khoa học tạo môi trường
tối ưu với quá trình [3]
Ưu điểm:
- Giảm lượng chất thải phát sinh (khoảng 50% lượng chất thải sinh hoạt)
- Tạo ra sản phẩm phân hữu cơ phục vụ cho trồng trọt (thay thế một phần cho phân hóa học, tạo độ xốp cho đất, sử dụng an toàn, dễ dàng)
- Góp phần cải tạo đất (giúp tăng độ mùn, tơi xốp của đất)
- Tiết kiếm bãi chôn lấp, giảm ảnh hưởng gây ô nhễm môi trường của chất thải rắn
- Vận hành đơn giản, dễ bảo trì và kiểm soát chất lượng sản phẩm
- Giá thành để xử lý tương đối thấp
Nhược điểm:
- Yêu cầu diện tích đất để xây dựng nhà xưởng lớn
- Chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa ổn định
- Gặp khó khăn khi tiêu thụ sản phẩm
- Việc phân loại còn mang tính thủ công nên thưởng ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân làm việc
- Nạp nguyên liệu thủ công do vậy công suất kém
1.3.1.2 Phương pháp sản xuất khí sinh học (Biogass)
Sản xuất khí sinh học là phương pháp sử dụng các loại rác thải nông, công nghiệp và rác thải sinh hoạt để sản xuất khí sinh học, đa dạng hóa nguồn năng lượng và
giảm thiểu ô nhiễm môi trường [3]
Ưu điểm:
- Thu nhận khí sinh học từ rác thải sinh hoạt: Trong rác thải sinh hoạt có nhiều thành phần các chất dễ phân hủy hơn các loại chất thải khác nên rất dễ xảy ra quá trình lên men kỵ khí và thu khí metan
Trang 14 Nhược điểm:
- Tồn tại của phương pháp này là xử lý bãi rác trong bể ủ bigass, bể ủ bị rò rỉ gây
ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí
1.3.2 Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp đốt
Là quá trình oxy hóa chất thải rắn bằng oxy không khí ở điều kiện nhiệt độ cao
và là một phương pháp được sử dụng phổ biến của các nước phát triển trên thế giới [3]
Ưu điểm:
- Phương pháp này là giảm được thể tích và khối lượng, của chất thải đến 70 – 90% so với thể tích chất thải rắn ban đầu
- Có thể đốt tại chỗ không cần phải vận chuyển đi xa
- Nhiệt độ tỏa ra của quá trình đốt có thể sử dụng cho các quá trình khác
- Kiểm soát được ô nhiễm không khí, giảm tác động đến môi trương không khí
- Có thể sử dụng phương pháp này để xử lý phần lớn các chất thải hữu cơ nguy hại
- Yêu cầu diện tích nhỏ hơn so với phương pháp xử lý bằng sinh học và chôn lấp
- Ô nhiễm nước ngầm ít hơn đối với phương pháp xử lý bằng chôn lấp
- Giảm thể tích tối đa sau khi xử lý, cho nên tiết kiệm được diện tích chôn lấp
Nhược điểm:
- Vận hành dây chuyền phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật và tay nghề cao
- Chi phí đầu tư ban đầu lớn
1.3.3 Xử lý chất thải rắn bằng công nghệ ép kiện
Rác thải sau khi tập chung tại khu xử lý, thì được phân loại bằng các phương pháp thủ công trên bang tải, các chất trơ có thể tận dụng tái chế như kim loại, giấy, thủy tinh, nhựa,… được thu hồ-i tái chế Những chất còn lại qua hệ thống ép nén thủy lực với
mục đích tối đa giảm thể tích rác
Ưu điểm:
- Làm giảm tối đa thể tích khối rác và tạo thành kiện với tỷ lệ nén cao
- Các kiện này được sử dụng để đắp bờ chắn hoặc san lấp những vùng đất trũng
Nhược điểm:
Trang 15- Có khả năng gây ô nhiễm đến môi trường nước mặt và nước ngầm
1.3.4 Phương pháp ổn định chất thải rắn bằng công nghệ Hydromex
Đây là công nghệ mới Công nghệ Hydromex nhằm xử lý rác thải đô thị thành các sản phẩm phục vụ xây dựng, làm vật liệu, năng lượng và sản phẩm nông nghiệp hữu
ích
Ưu điểm:
- Công nghệ tương đối đơn giản, chi phí đầu tư không lớn
- Xử lý được cả chất thải rắn và lỏng
- Rác sau khi xử lý tạo thành sản phẩm mang lại lợi ích kinh tế
- Tăng cường khả năng tái chế tận dụng chất thải
Nhược điểm:
- Chưa được áp dụng phổ biến
1.3.5 Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp chôn lấp
Chôn lấp rác thải là phương pháp xử lý rác thải đơn giản và ít tốn kém nhất hiện nay Đặc điểm của phương pháp này là quá trình lưu giữ các chất thải rắn trong một bãi chôn lấp sẽ bị tan rữa nhờ quá trình phân hủy sinh học bên trong để tạo ra sản phẩm cuối cùng là các chất giàu dinh dưỡng như: axit hữu cơ, nitơ, các hợp chất mùn, và một số chất khác (CO2, CH4) [3]
Ưu điểm:
- Có thể xử lý một lượng lớn chất thải
- Chi phí vận hành hoạt động của bãi chôn lấp không quá cao
- Do bị nén chặt và phủ đất lên trên nên các loại côn trùng ruồi, bọ, chuột khó sinh sôi nảy nở
- Làm giảm ô nhiễm nước ngầm và nước mặt
- Ngoài ra chúng ta có thể thu hồi khí ga cung cấp phát điện hoặc các hoạt động khác
- Chi phí đầu tư thấp
Nhược điểm:
- Các bãi đòi hỏi diện tích lớn
Trang 16- Các lớp đất phủ ở bãi chôn lấp hay bị gió thổi mòn và phát tán đi xa
- Đất trong bãi chôn lấp có thể bị lún cần phải bảo dưỡng định kỳ
1.4 Tình hình xử lý chất thải rắn trên thế giới
Năm 2009, có hơn 600 lò đốt chất thải thu hồi năng lượng ở 35 nước Các thiết
bị này xử lý 170 triệu tấn chất thải đô thị Đó là nguồn năng lượng tương đương với 220 triệu thùng dầu hay 600.000 thùng/ngày Hoa kỳ tiêu thụ 20 triệu thùng dầu/ngày Năng lượng được sản xuất từ 400 lò đốt chất thải ở châu Âu cung cấp điện cho 27 triệu dân hay cung cấp nhiệt cho 13 triệu dân Thị trường đốt chất thải ở châu Âu ước tính trị giá
9 tỷ USD Ở Hoa Kỳ có 340 trong số 2975 bãi chôn lấp thu hồi khí biogas và xử lý chất
thải có liên quan đến vấn đề giảm các khí nhà kính [5]
Đối với các nước châu Á, chôn lấp chất thải rắn vẫn là phương pháp phổ biến
để tiêu hủy vì chi phí rẻ Trung Quốc và Ấn Độ có tỷ lệ chôn lấp tới 90% Tỷ lệ thiêu đốt chất thải của Nhật Bản và Đài Loan (TQ) vào loại cao nhất, khoảng 60 – 80% Hàn
Quốc chiếm tỷ lệ tái chế chất thải cao nhất, khoảng trên 40%
Tình hình xử lý chất thải rắn ở Trung Quốc
Hầu hết các than phố lớn chất thải rắn đểu chuyển sang chôn lấp hợp vệ sinh và
sử dụng các công nghệ thiêu đốt Vào những năm 90 WB thông báo các bãi chôn lấp thiếu quản lý là vấn đề nan giải gay gắt nhất của Trung Quốc, do thiếu kiểm soát việc thoát khí mêtan và các khí nhà kính khác, các hóa chất gây ung thư, nước rác độc hại
thấm vào nguồn nước ngầm và những mối nguy hiểm về sức khỏe và môi trường khác
Việc phân loại và tái chế chất thải rắn ở Trung Quốc được tiến hành bằng lao động thủ công Ở Trung Quốc chưa có hệ thống chính thống để phân loại và tách chất
thải
Ủ phân compost là một phương pháp khả thi ở Trung Quốc, vì trên 50% lượng chất thải có chứa các chất hữu cơ có thể phân hủy sinh học Tuy nhiên, những nỗ lực sản xuất compost bị hàn chế bởi việc tách thủy tinh, nhựa và các hóa chất khác không
phù hợp trong nguyên liệu làm compost
Chôn lấp chất thải là phương pháp xử lý phổ biến nhất ở Trung Quốc Hiện nay,
660 thành phố có khoảng 1000 bãi chôn lấp lớn, chiếm hơn 50.000ha đất và ước tính trong 30 năm tới Trung Quốc sẽ cần tới 100.000ha đất để xây dựng các bãi chôn lấp mới Trong thập kỷ qua, Trung Quốc mới bắt đầu xây dựng các bãi chôn lấp hợp vệ sinh
và phần lớn chất thải rắn vẫn đang gây ra các vấn đề nan giải về môi trường Nhìn chung,
Trang 17chất lượng các bãi chôn lấp của Trung Quốc không cao theo các tiêu chuẩn của phương Tây Trên các bãi chôn lấp có cả người, động vật hoạt động, đặc biệt các bãi chôn lấp
không có hệ thống xử lý nước rác, kiểm soát khí thải, không được phủ đất
Thiêu đốt chất thải rắn đô thị ở Trung Quốc bắt đầu vào cuối những năm 80 và phát triển nhanh chóng vào những năm 90 Số liệu chính xác nhất về trạm thiêu đốt chất thải thu hồi năng lượng năm 2003 trên thực tế là 19, với tổng công suất là 7000 tấn/ngày Con số này là rất nhỏ đối với một đất nước rộng lớn, trong khi Đài Loan (TQ) là 21
trạm, phục vụ dân số là 22 triệu người, Hoa Kỳ là trên 50 trạm [5]
1.5 Tình hình xử lý chất thải rắn ở Việt Nam
Theo Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia (2011) [10] các phương pháp xử
lý chất thải rắn đang được áp dụng tại Việt Nam được thể hiện ở hình1.1:
Hình 01: Công nghệ hiện đang được áp dụng nhằm xử lý, tiêu hủy CTR đô
thị ở Việt Nam
Xử lý rác hữu cơ, hiện đang là phương pháp được sử dụng phổ biến ở Việt Nam Đối với công nghệ xử lý CTR sinh hoạt, đến nay Bộ xây dựng đã cấp giấy chứng nhận cho bốn công nghệ: Công nghệ chế biến CTR Seraphin của công ty Môi trường xanh; Công nghệ chế biến CTR ANSINH – ASC của công ty Tâm Sinh Nghĩa; Công nghệ ép CTR thành viên nhiên liệu của công ty Thủy lực máy và công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt bằng phương pháp đốt của Trung tâm nghiên cứu ứng dụng Công nghệ mới và Môi trường Công nghệ ép CTR đã được áp dụng thử nghiệm tại thị xã Sông Công (Thái Nguyên) Công nghệ Seraphin, AST có khả năng xử lý CTR đô thị cho các sản phẩm như: Phân hữu cơ, nhựa tái ché, thanh nhiên liệu,… Lượng CTR còn lại sau xử lý của công nghệ này chiếm khoảng 15% lượng chất thải vào ban đầu Công nghệ SERAPHIN, ANSINH – ASC và MBT – CD.08 đã được triển khai áp dụng tahi các nhà máy xử lý rác Đông Vinh (Nghệ An), Nhà máy xử lý rác Sơn Tây (Hà Nội); Nhà máy Xử lý rác Thủy Phương (Thừa Thiên – Huế); Nhà máy xử lý rác Đồng Văn (Hà Nam) Tuy nhiên, nhà máy xử lý rác Sơn Tây (Hà Nội) triển khai công nghệ SERAPHIN đã ngừng hoạt
CTR đô thị Việt Nam
Chôn lấp Đốt Thải bừa
bãi
Trang 18động và thay bằng nhà máy đốt rác năng lượng thấp của công ty Môi trường Thăng Long với công suất 300 tấn/ngày
Tỷ lệ CTR được chôn lấp hiện nay khoảng 76 – 82% lượng CTR thu gom được (trong đó, khoảng 50% được chôn lấp hợp vệ sinh) Thống kê trên toàn quốc có 98 bãi chôn lấp chất thải tập chung ở các thành phố lớn đang vận hành nhưng chỉ có 16 bãi được coi là hợp vệ sinh Ở phần lớn các bãi chôn lấp việc chôn lấp rác được thực hiện hết sức sơ sài Như vậy, cùng với lượng CTR tái chế, hiện ước tính có khoảng 60% CTR
đô thị đã được xử lý bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh và tái chế trong các nhà máy xử lý CTR để tạo phân compost, tái chế nhựa,… [10]
Tổng hợp các kết quả điều tra nghiên cứu và báo cáo của các địa phương cho thấy rất nhiều tỉnh thành phố chưa có bãi chôn lấp hợp vệ sinh và nhà máy xử lý rác và tiêu hủy rác ở đây chủ yếu là chôn lấp và đốt ngay tại các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh [10]
CHƯƠNG II MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
3.1.1 Mục tiêu chung
Khóa luận góp phần cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu
quả của công tác quản lý chất thải rắn của Thành phố Thái Bình – Tỉnh Thái Bình 3.1.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được thực trạng công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình
- Thiết kế được bãi chôn lấp chất thải rắn phù hợp tại thành phố Thái Bình, tỉnh
Thái Bình
Trang 193.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.2.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chất thải rắn trên địa bàn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình
3.2.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung thiết kế bãi chôn lấp nhằm xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thái Bình
3.3 Nội dung nghiên cứu
(1) Nghiên cứu hiện trạng chất thải rắn tại thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình
- Các Nguồn phát sinh chất thải rắn
- Thành phần rác thải thành phố Thái Bình
- Khối lượng rác thải phát sinh hàng ngày
(2) Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý chất thải rắn tại khu vực nghiên cứu
- Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý chất thải rắn TP Thái Bình
- Công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải của TP Thái Bình
+ Công tác thu gom
+ Công tác vận chuyển
+ Công tác xử lý rác thải
(3) Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn cho thành phố Thái Bình
- Dự báo dân số và lượng phát sinh CTR (giai đoạn 2017- 2031) cho khu vực
TP Thái Bình
- Lựa chọn địa điểm xây dựng bãi chôn lấp CTR cho TP Thái Bình
- Các hạng mục công trình
- Thiết kế ô chôn lấp
- Thiết kế khu chôn lấp và bãi chôn lấp
- Thiết kế hệ thống thu gom nước rác và khí rác thải của các ô chôn lấp và bãi chôn lấp
- Thiết kế hệ thống giếng quan trắc nước ngầm, công trình xử lý nước rác và các công trình phụ trợ khác
Trang 20- Dự trù kinh phí xây dựng và vận hành bãi chôn lấp CTR tại TP Thái Bình (giai đoạn 2017 – 2031)
(4) Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và xử lý chất thải rắn tại thành phố Thái Bình
- Giải pháp quản lý
- Giải pháp kinh tế
- Giải pháp công nghệ
- Các giải pháp khác
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Nghiên cứu hiện trạng chất thải rắn tại thành phố Thái Bình
Phương pháp thu thập và kế thừa số liệu:
Kế thừa các tài liệu về dân số, điều kiện kinh tế - xã hội, địa chất thổ nhưỡng,
và một số tài liệu khác có liên quan do các phòng ban của thành phố cung cấp
Phương pháp điều tra khảo sát hiện trường:
Tiến hành khảo sát các khu dân cư, các tuyến đường ở các phường, xã các điểm tập kết rác, điểm trung chuyển rác từ đó rút ra nhận xét, kết luận chất thải rắn trên địa bàn thành phố
Tiến hành thu gom và cân lượng rác phát sinh tại mỗi gia đình được lựa chọn trên tiêu chí gia đình có kinh tế khá, kinh tế trung bình và các hộ gia đình kinh doanh buôn bán trên địa bàn thành phố trong thời gian 5 ngày Mỗi ngày tiến hành phân loại rác và cân khối lượng của từng thành phần đã phân loại trước khi công nhân tiến hành thu gom Lấy kết quả trung bình của các lần cân để đảm bảo tính chính xác Kết quả điểu tra khối lượng rác và thành phần rác phát sinh được trình bày tại phụ biểu 01 Dụng cụ cần thiết: Cân đồng hồ, giấy, bút
3.4.2 Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý chất thải rắn tại khu vực nghiên cứu
Phương pháp thu thập và kế thừa số liệu:
Tài liệu về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý chất thải rắn của thành phố bao gồm:
sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý chất thải, số lượng công nhân tổ chức thu gom, chức năng nhiệm vụ của tổ thu gom, phí vệ sinh và nhân công (chế độ bảo hiểm, mức thu nhập của công nhân)
Trang 21 Phương pháp điều tra khảo sát hiện trường:
- Khảo sát công tác thu gom (thời gian, phương tiện, số lượng các thiết bị thu gom, tần suất thu gom), công tác vận chuyển, tái chế rác thải, ưu nhược điểm của công tác thu gom vận chuyển bằng cách quan sát hàng ngày công nhân đi thu gom rác thải, phỏng vấn trực tiếp công nhân tại thành phố Thái Bình
- Tìm hiểu thực trạng công tác xử lý chất thải rắn của thành phố: Tìm hiểu công nghệ đốt kết hợp chôn lấp (khối lượng chất thải rắn mà lò đốt tiếp nhận trong một ngày, hoạt động phân loại và tái chế, thu gom chôn lấp tro đốt và thành phần rác không cháy) được trình bày tại phụ biểu 02 Ưu nhược điểm của công nghệ lò đốt rác kết hợp chôn lấp đang được áp dụng, đề xuất giải pháp thiết kế xây dựng bãi chôn lấp (giai đoạn 2017 – 2031) cho thành phố
3.4.3 Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn tại thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình
Phương pháp thu thập và kế thừa số liệu:
Kế thừa các tài liệu về chế độ thủy văn, hướng gió, địa chất thổ nhưỡng, và một
số tài liệu khác có liên quan do các phòng ban của thành phố cung cấp
Phương pháp điều tra khảo sát hiện trường:
Khảo sát hiện trạng khu vực các bãi chôn lấp cũ về địa điểm, khí hậu thủy văn, khoảng cách tới khu dân cư, thời gian vận hành, vệ sinh môi trường được trình bày theo phụ biểu 03 và địa điểm xây dựng bãi chôn lấp mới hợp vệ sinh về địa điểm lạu chọn, yếu tố khí hậu thủy văn, địa hình địa chất, tài nguyên khoáng sản cảnh quan sinh thái, quy mô, được trình bày theo phụ biểu 04
Dụng cụ cần thiết:GPS, thước dây, giấy, bút
Phương pháp xử lý số liệu nội nghiệp:
- Xử lý các số liệu thu được trong quá trình điều tra ngoại nghiệp bằng phần mềm Exel
- Sử dụng phần mềm Auto Card để thiết lập bản vẽ cơ bản
- Tính toán, thiết kế bãi chôn lấp dựa trên các số liệu thu được đã qua xử lý, các công thức tính toán và suy luận logic dựa vào các tiêu chuẩn TCVN 6696:2009 [9] và TCXDVN 261:2001[11]
Công thức tính dự đoán dân số:
Dân số các năm được tính theo công thức [13]:
Trang 22P = P0(1+r) (2.1)
Trong đó:
P: Là số dân của năm cần tính (người)
P0: Là số dân của năm được tính làm gốc (người)
r: Là tỷ lệ gia tăng dân số (%)
t: Hiệu số giữa năm cần tính và năm được lấy làm gốc
Công thức dự đoán khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ các hộ gia đình được tính theo công thức:
Msh =Pt × (g/1000) ×365 (2.2)
Trong đó:
Msh: Lượng chất thải sinh hoạt phát sinh trong một năm (tấn)
Pt: Số dân của năm cần tính
g: Hệ số phát sinh CTR sinh hoạt
Công thức tính lượng rác thải sinh hoạt thu gom đem đi xử lý hàng năm được tính theo công thức:
Trong đó:
Mtg: Khối lượng rác thải sinh hoạt được thu gom hàng năm (tấn)
Msh: Lượng chất thải sinh hoạt phát sinh trong một năm (tấn)
K: là hệ số thu gom rác thải của từng năm, có giá trị từ 0 đến 1
Công thức tính lượng chất thải rắn công nghiệp thu gom trong 1 năm
Trong đó:
WCN: Khối lượng chất thải rắn công nghiệp (tấn/năm)
W: Khối lượng chất thải rắn công nghiệp hiện nay (tấn/năm)
K: Tỷ lệ thu gom (%)
t: Thời gian quy hoạch (năm)
Trang 23r: Tốc độ gia tăng CTR công nghiệp (%)
Công thứ tính tổng lượng CTR thu gom đem đi xử lý trong 1 năm:
∑W = Mtg + WCN + WYT (2.5)
Trong đó :
∑W: Tổng lượng CTR thu gom đem đi xử lý trong 1 năm (tấn)
Mtg : Khối lượng rác thải sinh hoạt thu gom trong 1 năm (tấn)
WCN:Khối lượng chất thải rắn công nghiệp (tấn/năm)
WYT: Khối lượng chất thải rắn y tế (tấn/năm)
Công thức tính lượng rác đem chôn lấp mỗi năm:
WCL= ∑W × i (2.6)
Trong đó:
WCL : Lượng rác thải đem chôn lấp mỗi năm (tấn)
i : Thành phần rác đem chôn lấp (%)
∑W: Tổng lượng CTR thu gom đem đi xử lý trong 1 năm (tấn)
Công thức tính lượng rác thải đem đốt mỗi năm :
Wđốt= m × ∑W (2.7)
Trong đó:
Wđốt: Lượng rác thải đem đốt tại lò đốt mỗi năm (tấn)
m: Thành phần rác có thể đốt cháy trong rác thải được thu gom (%)
∑W: Tổng lượng CTR thu gom đem đi xử lý trong 1 năm (tấn)
Công thức tính lượng tro sinh ra từ lò đốt mỗi năm:
Wtro= n × Wđốt (2.8)
Trong đó:
Wtro: Lượng tro đốt được chôn lấp hợp vệ sinh mỗi năm (tấn)
n: Thành phần tro sinh ra trong quá trình đốt (%)
Wđốt: Lượng rác thải đem đốt tại lò đốt mỗi năm (tấn)
Công thức tính lượng CTR tái chế, tái sử dụng mỗi năm:
Trang 24WTC = q × ∑W (2.9)
WTC: Lượng rác thải tái chế, tái sử dụng mỗi năm (tấn)
q: Thành phần rác thải có thể tái chế, tái sử dụng
∑W: Tổng lượng CTR thu gom đem đi xử lý trong 1 năm (tấn)
Công thức tính tổng khối lượng CTR đem chôn lấp hợp vệ sinh mỗi năm
WCLHVS = WCL + Wtro (2.10)
Trong đó:
WCLHVS: Lượng CTR đem đi chôn lấp hợp vệ sinh (tấn)
Wtro: Lượng tro đốt được chôn lấp hợp vệ sinh mỗi năm (tấn)
WCL : Lượng rác thải đem chôn lấp mỗi năm (tấn)
Công thức tính thể tích rác chôn lấp:
Trong đó:
Vrác: Thể tích rác chôn lấp (m3)
WCLHVS: Lượng CTR đem đi chôn lấp hợp vệ sinh (tấn)
ρ: tỷ trọng của rác sau khi đầm nén (tấn/m3), có giá trị từ 0.52 – 0.8 (tấn/m3)
Trang 25Stổng: Tổng diện tích của bãi chôn lấp
SCL: Diện tích khu chôn lấp chất thải
SPT: Diện tích khu phụ trợ (không vượt quá 20% Stổng)
SXLCT: Diện tích khu xử lý nước thải (không vượt quá 20% Stổng)
SGT: Diện tích giao thông (không vượt quá 10 – 14% Stổng)
Lưu lượng nước rác được tính theo công thức [5]:
Q = M × (W1 - W2) + [P(1-R) – E] × A (2.16)
Trong đó:
Q: Là lưu lượng nước rò rỉ trong các bãi rác (m3/ngày)
M: khối lượng rác trung bình ngày (tấn/ngày)
Trang 26Trên đây là những công thức cơ bản Để tiện cho quá trình tính toán và theo dõi thì các công thức và các đại lượng của mỗi công thức sẽ được trình bày cụ thể trong phần kết quả nghiên cứu
3.4.4 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và xử lý chất thải rắn tại thành phố Thái Bình
Từ thực trạng công tác quản lý và xử lý chất thải rắn tại thành phố Thái Bình kết hợp với kiến thức chuyên môn nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp về mặt quản lý, kinh tế, kỹ thuật, giáo dục,… nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý và xử lý chất thải rắn tại thành phố Thái Bình
CHƯƠNG III ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI 3.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1 Vị trí địa lý
Thành phố Thái Bình nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh Thái Bình, bao gồm 10 phường và 9 xã với tổng diện tích tự nhiên 6.771 ha (năm 2013), nằm trong tọa độ địa
lý từ 20o27’11’’ B đến 106o20’41” Đ Địa giới hành chính được xác định như sau:
- Phía Đông giáp huyện Kiến Xương và Đông Hưng
- Phía Tây giáp huyện Vũ Thư và Kiến Xương
- Phía Nam giáp huyện Vũ Thư
- Phía Bắc giáp huyện Đông Hưng
Trang 27Thành phố Thái Bình cách thủ đô Hà Nội 110 km về phía Tây Bắc, cách TP Hải Phòng 60km về phía Đông Bắc, cách TP Nam Định 19 km về phía Tây Thành phố Thái Bình thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh Vị trí địa lý của huyện đã tạo những điều kiện rất thuận lợi cho thành phố trong việc mua bán, trao đổi, vận tải hàng hóa, hành khách và giao lưu văn hóa, phát triển kinh tế - xã hội
3.1.2 Địa hình
Địa hình khá bằng phẳng với độ dốc thấp hơn 1%; độ cao phổ biến từ 1 – 2m trên mực nước biển, thấp dần từ bắc xuống đông nam
Các sông chảy qua: Sông Trà Lý đi qua giữa thành phố với chiều dài 11 km, có
hệ thống sông đảo đã được nâng cấp, kè bờ, ngoài ra còn có sông Kiến Giang chảy ở Phía Nam Chất đất ở đây có nguồn gốc phát sinh từ các cồn và bãi cát biển nhưng được bồi đắp phù sa nên rất thích hợp cho việc gieo trồng lúa nước và cây rau màu Nơi đây cũng rất ổn định về địa chất, phù hợp với việc phát triển các ngành công nghiệp hay xây dựng những công trình cao tầng Do đặc điểm sát biển nên chúng đều chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều, mùa hè mức nước dâng nhanh với lưu lượng lớn và hàm lượng phù sa cao, mùa đông lưu lượng giảm nhiều và lượng phù sa không đáng kể khiến nước mặn ảnh hưởng sâu vào đất liền từ 15 – 20 km
+ Nhiệt độ: Trung bình trên 26oC, cao nhất là 39,2oC Trong mùa hè thường gặp hai kiểu thời tiết, thời tiết dịu mát và thời tiết khô nóng kiểu gió Lào Những ngày dịu mát nhiệt độ dưới 25oC, những ngày khô nóng nhiệt độ có thể lên tới 39,2oC
+ Hương gió: Thịnh hành là gió Đông Nam Tốc độ gió là trung bình từ 2 – 4 m/giây Vào mùa này thường hay xuất hiện gió bão Bão kèm theo gió mạnh và mưa to
Trang 28có sức tàn phá ghê gớm Bình quân mỗi năm có từ 2 – 3 cơn bão, cá biệt có năm có 6 cơn bão
+ Độ ẩm không khí: Mùa hè độ ẩm rất cao, nhất là những ngày mưa ngâu (tới 90%) Nhưng khi có gió Tây Nam xuất hiện, độ ẩm xuống thấp (dưới 30%)
- Mùa đông: Là mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 3
+ Lượng mưa: Chiếm lượng nhỏ, khoảng 15 – 20% tổng lượng mưa cả năm Các tháng 12 và tháng 1 lượng mưa thường nhỏ hơn lượng bốc hơi Tháng 2 và tháng 3
là thời kỳ mưa phùn và ẩm ướt Do đó cần có biện pháp đảm bảo nước tưới tiêu cho cây trồng, nhất là vào đầu mùa
+ Hướng gió: Gió hương Bắc, Đông Bắc và Đông Tuy gió không mạnh nhưng hay gây ra lạnh đột ngột
+ Độ ẩm không khí: Ngày khô hanh độ ẩm rất thấp, độ bốc hơi cao, thường xuất hiện vào đầu mùa Trong thơi kỳ này hay gặp hạn nhưng có điều kiện làm ải đất Ngày thời tiết nồm thường xảy ra vào cuối đông và thời kỳ chuyển sang hè, độ ẩm lớn hơn 90%
- Các mùa chuyển tiếp thể hiện sự thay đổi của 2 hệ thống gió mùa: Đông Bắc
(mùa đông) và Tây Nam (mùa hè) Do có các đặc tính khí tượng thời tiết rất không ổn
định Song hai mùa chuyển tiếp thời tiết có tính chất gần như mùa hè
Do nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nên hàng năm đón nhận một lượng mưa lớn (1.700 – 2.000 mm), lại là vùng bị chia cắt bởi các sông lớn, đó là các chỉ lưu của sông Hồng, trước khi chạy ra biển
3.1.4 Thủy văn
Thành phố Thái Bình nằm ở hạ lưu sông Hồng, có mật độ sông khá lớn:
- Sông Trà Lý là một nhánh của sông Hồng, đoạn qua thành phố có chiều dài 11km, có chiều rộng trung bình 50 – 200 m
- Sông Vĩnh Trà chảy từ Tây sang Đông, đoạn qua trung tâm thành phố dài 4km, rộng 15 – 30 m
- Sông Kiến Giang bắt nguồn từ sông Vĩnh Trà tại cầu Phúc Khánh, chảy xuôi
về phía Nam, đoạn qua thành phố có chiều dài 6,5km, rộng 20 – 40m
- Sông Bạch chảy từ Bắc thành phố đổ vào sông Kiến Giang tại cầu Phúc Khánh, đoạn qua thành phố dài 7,5 km, rộng 20 m
Trang 29- Sông Bồ Xuyên bắt nguồn từ cầu Phúc Khánh chảy ra sông Trà Lý, đoạn qua thành phố có chiều dài 5 km, rộng 10 – 20m
- Sông 3/2 bắt nguồn từ sông Trà Lý đổ ra sông Kiến Giang, đoạn qua TP có chiều dài 4,5 km, rộng trung bình là 15 m
3.1.5 Các nguồn tài nguyên
Tài nguyên đất
Đất đai của TP Thái Bình thuộc loại đất phù sa do hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi tụ Sự bồi tụ được tiến hành trong thời gian dài, tạo ra một châu thổ khá bằng phẳng Đất là tổng hợp các yếu tố tự nhiên: địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn và
có sự tác động tích cực của con người Tầng đất nông nghiệp dày khoảng 60 – 80cm, nằm trên lớp sú vẹt, vỏ sò, hến, tầng canh tác 10 – 15cm
Tài nguyên nước
- Nước mặt: Bao gồm nước mưa và nước trong hệ thống sông ngòi, ao, hồ, trên địa bàn nhưng chủ yếu là nguồn nước sông Hồng, sông Luộc, sông Trà Lý,… Nhìn chung nguồn nước mặt khá phong phú, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế và sinh hoạt của nhân dân trong gia đoạn phát triển Tuy nhiên, nguồn nước mặt đang bị ô nhiễm
- Nước ngầm: Theo tài liệu địa chất, thành phố Thái Bình nằm trong trầm tích
bở rời hệ thứ tư có nguồn nước biển hỗn hợp, nên khả năng tàng trữ nước ngầm rất tốt, đặc biệt là tầng chứa nước cát, cuội, sỏi ở độ sâu 90 – 120m, nước áp lực nên mực nước ngầm cách mặt đất 0,5 – 10m rất thuận lợi cho quá trình khai thác
Nhìn chung, tài nguyên nước của thành phố rất dồi dào, chất lượng nước tương đối tốt, ít bị ô nhiễm tuy nhiên không thể sử dụng ngay được do độ đục không đảm bảo
vì thế nếu được khai thác và sử dụng hợp lý sẽ đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp, đới sống của nhân dân giúp phần không nhỏ cho sự nghiệp phát triển kinh tế của thành phố
Tài nguyên khoáng sản
Khoáng sản chính trên địa bàn thành phố là nguồn cát đen trữ lượng lớn ven sông Trà Lý có thể khai thác đáp ứng nhu cầu của địa phương và các vùng lân cận
3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
3.2.1 Về dân số
Trang 30Năm 2013, thành phố Thái Bình có 268.167 người với mật độ dân số 3.961 người/km2
Dân số (người)
Mật độ (người/km 2 )
Số liệu năm
Trang 31Hình 02: Biểu đồ thống kê dân số và mật độ dân số TP Thái Bình năm 2013
Mật độ dân cư tập trung tại khu vực nội thị là rất cao, đặc biệt là các khu vực
Bồ Xuyên, Đề Thám, Lê Hồng Phong, Kỳ Bá Các phường mới được thành lập như Hoàng Diệu, Trần Hưng Đạo, tiền Phong, Trần Lãm có mật độ tương đối thưa thớt, dân
cư ở đây xen lẫn thành thị và nông thôn
Mật độ tại các xã ngoại thành đều rất thấp Đây cũng là một trong những điều kiện để phát triển thành phố ra các xã ngoại thành và giảm mật độ cho nội thành
3.2.2 Về kinh tế
Trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức, kinh tế thành phố vẫn duy trì đà tăng trưởng ổn định Tình hình chính trị ổn định, an ninh – quốc phòng được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo Đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao
Năm 2014, tổng giá trị sản xuất ước đạt 19.868,3 tỷ đồng, tăng 10,02% so với năm 2013 Trong đó:
- Công nghiệp – xây dựng 13.865,4 tỷ đồng, tăng gần 10% so với năm 2013;
- Thương mại – dịch vụ 5.276,1 tỷ đồng, tăng 9,5% so với năm 2013;
Trang 32- Tổng thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 1.841,5 tỷ đồng, đạt 140,8% dự toán, tăng 19,6% so với năm 2013;
- Tổng chi phí ngân sách địa phương ước đạt 821,5 tỷ đồng, đạt 140,8% dự toán, tăng 19,6% so với năm 2013;
- Tổng chi ngân sách địa phương ước đạt 821,5 tỷ đồng, đạt 163,7% dự toán;
- Tổng số lao động toàn thành phố trên 100 nghìn người Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp đạt trên 70%
& đạt tiêu chuẩn đường cấp I đồng bằng với tốc độ thiết kế là 80km/h
- Vành đai III: định hướng có cự ly từ 3 – 5km so với vành đai I, đi qua địa phận của các huyện lân cận Tuyến này nhằm gia tăng năng lực của hệ thống giao thông Thành phố, các khu vực phụ cận, đồng thời gia tăng năng lực của các tuyến giao thông cấp vùng đi như cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh, đường sắt, đường QL10, QL39, ĐT 39B, ĐT 454
Trang 33Đường thủy:
Nâng cấp, cải tạo các tuyến đường sông qua Thành phố đảm bảo cho các phương tiện đi lại phục vụ du lịch, giải trí, sản xuất và chuyên chở vật liệu Trong đó sông Trà
Lý đạt tiêu chuẩn đường thuỷ nội địa cấp II
Giao thông nội thị
Một số đường nội thành chính: Hai Bà Trưng, Lê Lợi, Quang Trung, Trần Hưng Đạo, Trần Thái Tông, Lý Bôn, Lê Quý Đôn
- Các cầu khác: được cải tạo, xây mới phù hợp với yêu cầu chung của mạng giao thông Thành phố
Bến xe:
- Giữ nguyên vị trí, diện tích, cải tạo bến xe Thành phố hiện nay tại đường Trần Thái Tông, dự kiến bến xe này chỉ phục vụ cho các dịch vụ giao thông trong thành phố Thái Bình như bến xe buýt, bãi đỗ xe công cộng
- Dự kiến xây dựng mới 4 tổ hợp bến xe đối ngoại, kết hợp với các dịch vụ vận tải khác tại các cửa ngõ Tây, Bắc, Đông, Nam của thành phố, diện tích trung bình 5 - 7ha:
+ Bến xe phía Bắc thuộc xã Đông Mỹ, nằm tại nút giao giữa QL39 với QL10; hướng đi thị trấn Đông Hưng, An Bài, Diêm Điền, thành phố Hải Phòng
+ Bến xe phía Nam khu vực xã Vũ Chính nằm tại nút giao giữa QL39B (phố Hoàng Văn Thái) với đường vành đai phía Nam dự kiến; hướng đi thị trấn Thanh Nê, Tiền Hải, Khu du lịch Đồng Châu, Cồn Vành, thành phố Nam Định
+ Bến xe phía Đông khu vực xã Vũ Đông nằm tại nút giao giữa nhánh đường QL10 kéo dài từ khu vực nhà thờ Sa Cát qua sông Trà Lý về phía xã Vũ Đông với đường
Trang 34vành đai phía Nam dự kiến; hướng đi thị trấn Tiền Hải, Khu du lịch Đồng Châu, Cồn Vành, cao tốc ven biển dự kiến, đi thành phố Hải Phòng
+ Bến xe phía Tây khu vực xã Phú Xuân nằm tại nút giao giữa phố Lý Bôn với đường vành đai phía Bắc (đường tránh QL10) hướng đi thị trấn Hưng Hà, Quỳnh Phụ, thành phố Hưng Yên, Hải Dương
3.2.4 Cơ sở Y tế
Các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Thái Bình hiện bao gồm:
-Tuyến khu vực, ngành: Bệnh viện Đại học Y Thái Bình 200 giường
-Tuyến tỉnh: Bệnh viện Đa khoa Tỉnh; Bệnh viện Phụ sản; Bệnh viện Nhi; Bệnh viện Tâm thần; Bệnh viện Mắt; Bệnh viện Lao & phổi; Bệnh viện Điều dưỡng phục hồi chức năng; Bệnh viện Y học cổ truyền Thái Bình Với tổng số giường bệnh là gần 1.600 giường
- Tuyến Thành phố: Bệnh viện đa khoa thành phố; Trung tâm y tế thành phố, với 100 giường bệnh
- Tuyến phường, xã: bao gồm 19 trạm y tế trong các phường, xã với gần 100 giường
- Tuyến ngoài công lập như: Bệnh viện Đa khoa Lâm Hoa 50 giường; Bệnh viện
Đa khoa Hoàng An quy mô 45 giường
Dự án Khu Trung tâm Y tế Thái Bình rộng 42ha có các dự án như: Bệnh viện
Ða khoa tỉnh 1.000 giường bệnh, Bệnh viện Nhi, Bệnh viện Mắt, Bệnh viện Tâm thần, Trung tâm vận chuyển cấp cứu 115, Trung tâm giám định Y khoa, Bệnh viện đa khoa
tư nhân Lâm Hoa (cơ sở II), Bệnh viện phụ sản tư nhân, Bệnh viện đa khoa cộng đồng
và Trung tâm xét nghiệm - chẩn đoán chất lượng cao, Phòng khám tư vấn chăm sóc sức khỏe và Vận chuyển cấp cứu đang được triển khai nhưng công tác xây dựng khá là chậm so với tiến độ đề ra
3.2.5 Giáo dục
Hệ thống cơ sở giáo dục toàn diện với các trường Đại học, Cao đẳng, THPT và nhiều trường tiểu học & THCS
Có 6 trường Đại học và Cao đẳng:
1 Trường Đại học Y Dược Thái Bình
2 Trường Đại học Thái Bình
Trang 353 Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Thái Bình
4 Trường Cao đẳng Y tế Thái Bình
5 Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình
6 Trường Cao đẳng nghề số 19 Bộ Quốc Phòng
Có 5 trường THPT
1 Trường Trung học phổ thông chuyên Thái Bình
2 Trường THPT Nguyễn Đức Cảnh
3 Trường THPT Lê Quý Đôn
4 Trường THPT Nguyễn Thái Bình
5 Trường THPT Nguyễn Công Trứ
Trang 36CHƯƠNG IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Hiện trạng chất thải rắn tại thành phố Thái Bình
4.1.1 Nguồn phát sinh chất thải rắn
Chất thải rắn trên địa bàn thành phố Thái Bình được phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau:
- Từ các hộ gia đình thuộc 10 phường, 9 xã của thành phố bao gồm: Rau quả,
củ quả thừa hư hỏng, nhựa, thủy tinh, …
- Từ các hoạt động thương mại dịch vụ: Quầy hàng, nhà hàng, khách sạn, nhà máy doanh nghiệp lớn nhỏ trên địa bàn
- Chợ: Hiện nay trên địa bàn thành phố có 5 chợ với quy mô tương đối lớn đang
và các chợ khác với quy mô nhỏ hơn Các chợ này thường hoạt động cả ngày nên loại rác thải chủ yếu là rau quả, củ thừa, thực phẩm hỏng , …
- Từ hoạt động công nghệp trên địa bàn TP với các khu công nghiệp chính như: Nguyễn Đức Cảnh, Tiền Phong, Phúc Khánh,…hoạt động trong các ngành như: dệt may, luyện kim, điên tử, bia, …
- Từ các cơ quan, công sở: Trường học, các cơ quan hành chính, bệnh viện,…
4.1.2 Thành phần rác thải thành phố Thái Bình
4.1.2.1 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt
Qua quá trình điều tra bằng biểu điều tra về lượng rác thải sinh hoạt phát sinh
và thành phần rác thải (phụ biểu 01) của 20 hộ gia đình có kinh tế khá, hộ gia đình có kinh tế trung bình và 10 hộ buôn bán lớn nhỏ trên địa bàn thành phố thu được kết quả ở bảng 4.1:
Bảng 4.1: Thành phần CTR sinh hoạt thành phố Thái Bình
Trang 37Hình 03: Biểu đồ thể hiện thành phần chất thải rắn sinh hoạt thành phố Thái Bình
Từ kết quả ở bảng 4.1 ta thấy, thành phần CTR sinh hoạt trên địa bàn TP Thái Bình là khá đa dạng, thành phần hữu cơ, thực phẩm thừa chiếm tỷ lệ cao nhất (56,5%) chủ yếu là rau, củ, quả, thực phẩm thừa, cành lá cây tươi Túi nilon chiếm (16,5%) từ
đó thấy được tình trạng sử dụng các loại túi thân thiện với môi trường trên địa bàn thành phố còn ít Một lượng các loại sắt vụn, kim loại, nhựa, giấy,… có thể đưa vào tái sử dụng, tái chế vào mục đích khác Các loại chất thải nguy hại chiếm tỷ lệ thấp nhất (0,5%)
4.1.2.2 Thành phần chất thải rắn công nghiệp
Tại 3 khu công nghiệp lớn của TP Thái bình thì khu công nghiệp Tiền Phong chuyên sản suất vật liệu xây dựng, khu công nghiệp Phúc Khánh thì sản xuất về cơ khí, may mặc, các sản phẩm nhựa, khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh chuyên sản xuất về hàng may mặc và các thiết bị phục vụ cho công nghiệp dệt may
Thành phần CTR tại các khu công nghiệp:
- Nhóm ngành luyện kim: CTR của ngành này chủ yếu là xỉ nhôm, bao bì hỏng
và bùi thải
- Nhóm ngành chế tạo máy, điện, điện tử và cơ khí sửa chữa: CTR tạo ra chủ yếu là phôi và bavia kim loại, xỉ than, bao bì giấy và thủy tinh, vải vụn không chứa hóa chất
- Nhóm ngành vật liệu xây dựng: CTR chủ yếu là bột gỗ, bột kim loại, nhựa phế liệu
Pin, ác quy, … Giấy Thủy tinh, sành sứ,…
Kim loại Nhựa, da Khác
Trang 38- Nhóm ngành may mặc, giày da: CTR chủ yếu là vải vụn, da vụn - Nhóm ngành
dệt sợi: Đối với nhóm ngành này thì các loại CTR chủ yếu là sợi cotton và polyester,
giấy, các thùng ép, thùng PVC
4.1.2.3 Thành phần chất thải rắn thành phố Thái Bình
Theo số liệu thống kê của Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị
Thái Bình, thành phần chất thải rắn sinh hoạt có tỷ lệ như bảng 4.2
“Nguồn: Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị năm 2014”
Hình 04: Biểu đồ thể hiện thành phần chất thải rắn TP Thái Bình
Đồ nhựa, cao su, da
Vỏ ốc, hến Thủy Tinh
Đá, cát, sỏi Kim loại Tạp chất khác
Commented [TTH1]: Bỏ từ sinh hoạt
Trang 39Qua bảng số liệu trên ta thấy, thành phần hữu cơ trong chất thải rắn của thành phố là rất cao (chiếm 55%), chủ yếu là thức ăn thừa và lá cây rụng Ngoài ra còn có một lượng đất, cát (chiếm 8,5%) do các hoạt động khai thác đá, cát ven sông Trà Lý tạo nên Các thành phần khác có thể đốt cháy chủ yếu là giẻ rách, cành cây, vải vụn,… chiếm tỷ
lệ thấp (chiếm 3%) Một lượng nhỏ (chiếm từ 0,5 - 3%) là các thành phần có thể tái chế được như giấy, đồ nhựa, vỏ chai, kim loại, thủy tinh
4.1.3 Khối lượng chất thải rắn thành phố Thái Bình
Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình năm 2010 và xí nghiệp xử lý rác trực thuộc Công ty Cổ phần Môi trường và công trình đô thị năm 2015
về lượng CTR phát sinh trong 1 ngày trên khu vực TP Thái Bình được thể hiện ở bảng 4.3:
Bảng 4.3: Khối lượng CTR phát sinh trên địa bàn TP Thái Bình năm 2010 và 2015
Trang 40Dựa vào bảng 4.3 và biểu đồ hình 05 nhận thấy khối lượng CTR từ năm 2010
so với năm 2015 đã tăng rõ rệt 104,21 tấn/ngày năm 2010 và 120 tấn/ngày năm với số lượng là 15,79 tấn/ngày Do số liệu của xí nghiệp là số liệu được cập nhất mới nhất nên tổng khối lượng CTR tại TP Thái Bình là (120 tấn/ngày) được chọn làm số liệu về khối lượng CTR phát sinh mỗi ngày
4.2 Thực trạng công tác quản lý chất thải rắn của Thành Phố
4.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý chất thải rắn Thành Phố
Hiện tại, việc thu gom vận chuyển và xử lý chất thải rắn của TP Thái Bình do Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Thái Bình đảm nhiệm Nhiệm vụ chính của công ty ngoài chức năng phục vụ vệ sinh đô thị còn quản lý các công trình đô thị
Năng lực vận chuyển của công ty bao gồm:
- 6 xe ép rác, thể tích 6,5m3 (2 tấn)
- 5 xe ô tô (tổng tải trọng vận chuyển 12 tấn)
- 3 xe IFA, mỗi xe có thể tích 8m3 (khoảng 4 tấn/xe)
- Ngoài ra công ty còn khoảng 350 xe đẩy tay phân bố đều tại các phường, xã
để thu gom rác thải
Có hai lực lượng tham gia thực hiện vệ sinhh môi trường, tổng cộng có 250 người trong đó 110 người là cán bộ của Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Thái Bình, 140 người thuộc đội vệ sinh riêng của các phường Kinh phí chi chi cán
bộ đội vệ sinh các phường do các phường thực hiện thu trong dân và ngân sách các phường tự trang trải Các công nhân trong tổ thu gom nhận lương theo mức độ công việc
và phụ cấp hàng tháng, mức lương của công nhân giao động trong khoảng từ 4.000.000 đến 5.000.000 đồng/người/tháng Công nhân được đóng bảo hiểm y tế hàng năm, được trang bị bảo hộ lao động khi làm việc
Địa bàn thu gom của công ty bao gồm việc thu gom trên các trục đường chính của TP, các cơ quan đóng trên TP Việc thu gom vận chuyển chất thải rắn trong các cơ quan, bệnh viện, đơn vị sản xuất trong nội bộ các đơn vị này do đơn vị tự đảm nhận và các trách nhiệm tập trung tại tại vị trí nhất định trong đơn vị, sau đó xe của công ty sẽ tới vận chuyển đi