1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Vấn đề xóa đói giảm nghèo ở vùng trung du và miền núi bắc bộ

26 542 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 372,22 KB

Nội dung

Vấn đề xóa đói giảm nghèo ở vùng trung du và miền núi bắc bộ

Trang 1

ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

- -BÀI TIỂU LUẬN

Đề tài: Vấn đề xóa đói giảm nghèo ở vùng trung du và

Trang 2

Làm tiểu luận - Thực trạng đóinghèo ở trung du miền núi BắcBộ

12

Làm tiểu luận - Giải pháp, chínhsách xóa đói giảm nghèo ởTrung du miền núi Bắc Bộ

MỤC LỤC

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: KHÁT QUÁT CHUNG VỀ TÌNH TRẠNG NGHÈO ĐÓI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 3

1.1 Một số khái niệm 3

1.1.1 Một số khái niệm về nghèo đói 3

1.1.2 Những quan điểm về nghèo đói 3

1.2 Thực trạng nghèo đói ở Việt Nam hiện nay 5

CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở VÙNG TRUNG DU MIỀN NÚI BẮC BỘ 7

2.1 Thực trạng đói nghèo ở vùng trung du miền núi Bắc Bộ 7

2.1.1 Khái quát chung về vùng trung du miền núi Bắc Bộ 7

2.1.2 Thực trạng đói nghèo ở vùng trung du miwwnf núi Bắc Bộ 8

2.2 Nguyên nhân dẫn đến đói nghèo ở vùng trung du miền núi Bắc Bộ 9

2.3 Giải pháp xoá đói giảm nghèo ở vùng trung du miền núi Bắc Bộ 14

2.3.1 Phát triển thế mạnh của vùng 14

2.3.2 Tăng nguồn thu nhập cho vùng 15

2.3.3 Nâng cao trình độ dân trí cho người dân 15

2.3.4 Tăng cường an sinh xã hội, công tác bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cho người nghèo 16

2.3.5 Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội 17

KẾT LUẬN 20

TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Bước sang thế kỷ XXI, đói nghèo vẫn là vấn đề nóng có tính chất toàncầu Có thể nói, đói nghèo thực sự à nỗi ám ảnh thường trực đối với cả loàingười khi gần một nửa dân số thế giới đang sống với dưới 2 USD/ngày Vì vậy,việc đẩy lùi đói nghèo là nhiệm vụ của tất cả các quốc gia, trong đó có ViệtNam Những năm gần đây, Việt Nam được đánh giá là một trong những nướcthực hiện tốt nhất công tác xóa đói giảm nghèo, được cộng đồng quốc tế ghinhận: “Những thành tựu giảm nghèo của Việt Nam là một trong những câuchuyện thành công nhất trong phát triển kinh tế” Từ năm 1986 đến nay, côngcuộc đổi mới đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo đãđạt được những thành tựu quan trọng: Đất nước đã thoát ra khỏi khủng hoảng,kinh tế tăng trưởng nhanh, đời sống người dân được cải thiện rõ nét Cùng vớităng trưởng và phát triển kinh tế, Việt Nam đặc biệt quan tâm và ưu tiên nguồnlực cho giảm nghèo Với việc giảm 1/2 hộ nghèo vào năm 2002, và đến nay đãgiảm được 3/4 số hộ nghèo (so với đầu thập niên 90 thế kỷ XX), hoàn thànhtrước mục tiêu thiên niên kỷ về giảm nghèo, Việt Nam chuyển vị trí từ nướcnghèo sang nhóm nước có mức thu nhập trung bình thấp

Tuy nhiên, ngưỡng nghèo đói của Việt Nam còn thấp hơn rất nhiều so vớicác nước trên thế giới Đồng thời, vấn đề phân hóa giàu nghèo nổi lên giữa cácvùng, các nhóm dân cư ngày càng gia tăng Đặc biệt ở khu vực miền núi, vùngđồng bào dân tộc, đời sống người dân còn hết sức khó khăn Vấn đề xóa đóigiảm nghèo hiện nay, mà trọng tâm là các vùng miền núi, là vấn đề quan trọng

và nóng bỏng của nước ta, đặt ra nhiều thách thức đối với Chính phủ và các banngành liên quan Chính những sự cấp thiết của vấn đề xóa đói giảm nghèo ở cáctỉnh vùng cao, nhóm chúng em lựa chọn nghiên cứu đề tài "Vấn đề xóa đói giảmnghèo ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ"

Trang 5

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

2.1 Mục tiêu

Phân tích các chính sách, đường lối của Đảng trong việc xóa đói giảmnghèo, từ đó đề ra các giải pháp, khuyến nghị nhằm giúp vùng trung du và miềnnúi Bắc Bộ áp dụng có hiệu quả các chính sách, đường lối đó, tiến tới xóa đóigiảm nghèo trong thời gian ngắn nhất

4 Kết cấu của đề tài

Đề tài gồm 2 phần:

 Chương 1: Khái quát chung về tình trạng nghèo đói ở Việt Nam hiện nay

 Chương 2: Chính sách xoá đói giảm nghèo ở vùng trung du miền núi Bắc Bộ

Trang 6

CHƯƠNG 1: KHÁT QUÁT CHUNG VỀ TÌNH TRẠNG NGHÈO ĐÓI

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

1.1.1 Một số khái niệm về nghèo đói

Đói là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống nhỏ hơn mức

sống tối thiểu, không đảm bảo nhu cầu vật chất để duy trì cuộc sống

Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa

mãn những nhu cầu con người đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ pháttriển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của địa phương

Chuẩn đói nghèo: Các quốc gia khác nhau sử dụng các tiêu chuẩn khác

nhau để đánh giá mức độ giàu nghèo Việt Nam đưa ra chuẩn đói nghèo từ2/1997 đến 1/1/2000, hộ đói là hộ có thu nhập dưới 13kg gạo/người/tháng, tươngđương với 45.000 đồng Năm 2000, Bộ Lao Động, Thương binh và Xã hội đưa

ra ngưỡng nghèo mới làm căn cứ xác định mục tiêu mục tiêu xóa đói giảm nghèocho giai đoạn 2001 - 2005 Ngưỡng nghèo đó được ấn định cho từng khu vực:

 Nông thôn đồng bằng: 100.000 đồng/người/tháng

 Thành thị: 150.000 đồng/người/tháng

1.1.2 Những quan điểm về nghèo đói

Hiện nay, đói nghèo không còn là vấn đề riêng của từng quốc gia, mà làvấn đề mang tính toàn cầu, bởi vì tất cả các quốc gia trên thế giới ngay cả nhữngnước giàu mạnh thì người nghèo vẫn còn và có lẽ khó có thể hết người nghèotrong khi xã hội chưa thể chấm dứt những rủi ro về kinh tế, văn hóa, môi trường

và sự bất bình đẳng trong phân phối của cải làm ra Tháng 3/1995, tại Hội nghịthượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội ở Copenhagen, Đan Mạch, những ngườiđứng đầu các quốc gia đã trịnh trọng tuyên bố: “Chúng tôi cam kết thực hiệnmục tiêu xóa đói, giảm nghèo trên thế giới, thông qua các hành động quốc gia

Trang 7

kiên quyết và sự hợp tác quốc tế, coi đây như một đòi hỏi bắt buộc về mặt đạođức xã hội, chính trị, kinh tế của nhân loại”.

Đói nghèo là một hiện tượng tồn tại ở tất cả các quốc gia dân tộc Nó làmột khái niệm rộng, luôn thay đổi theo không gian và thời gian Đến nay, nhiềunhà nghiên cứu và các tổ chức quốc tế đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau,trong đó có khái niệm khái quát hơn cả được nêu ra tại Hội nghị bàn về xóa đóigiảm nghèo ở khu vực châu Á Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Thái Lan

vào tháng 9/1993, các quốc gia đã thống nhất cho rằng: Đói nghèo là tình trạng

một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người đã được thừa nhận, tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của từng địa phương Đây là khái niệm khá đầy đủ về đói

nghèo, được nhiều nước trên thế giới nhất trí sử dụng, trong đó có Việt Nam

Để đánh giá đúng mức độ đói nghèo, người ta chia nghèo thành hai loại:nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối

Nghèo tuyệt đối: là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và

thỏa mãn những nhu cầu cơ bản, tối thiểu để duy trì cuộc sống như nhucầu về ăn, mặc, nhà ở, chăm sóc y tế,…

Nghèo tương đối: là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức

trung bình của địa phương, ở một thời kì nhất định

Những quan điểm trên về đói nghèo phản ánh ba khía cạnh chủ yếu củangười nghèo là: không được thụ hưởng những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểudành cho con người, có mức sống thấp hơn mức sống cộng đồng, thiếu cơ hộilựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng

Trang 8

1.2 Thực trạng nghèo đói ở Việt Nam hiện nay

Theo số liệu của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc ở Việt Nam, vàonăm 2004, chỉ số phát triển con người Việt Nam xếp hạng 112 trên 177 nước, chỉ

số phát triển giới xếp thứ 87 trên 144 nước và chỉ số nghèo tổng hợp trên bảngxếp hạng là thứ 41 trên 95 nước Cũng theo số liệu của Chương trình Phát triểnLiên Hiệp Quốc, vào năm 2002 tỷ lệ nghèo theo chuẩn quốc gia của Việt Nam là12,9%, theo chuẩn thế giới là 29% và tỷ lệ nghèo lương thực (phần trăm số hộnghèo ước lượng) là 10,87% Vào đầu thập niên 1990, chính phủ Việt Nam đã

phát động chương trình Xóa đói giảm nghèo cùng với lời kêu gọi của Ngân hàng

thế giới UNDP cho rằng mặc dù Việt Nam đã đạt được tăng trưởng kinh tế bềnvững và kết quả rất ấn tượng trong việc giảm tỉ lệ nghèo, song vẫn tồn tại tìnhtrạng nghèo cùng cực ở một số vùng Để dạt được các Mục tiêu Phát triển Thiênniên kỷ, Việt Nam cần phải giải quyết tình trạng nghèo cùng cực

Cho đến năm 2009, theo chuẩn nghèo trên, cả nước Việt Nam hiện cókhoảng 2 triệu hộ nghèo, đạt tỷ lệ 11% dân số Tuy nhiên, trên diễn đàn Quốchội Việt Nam, rất nhiều đại biểu cho rằng tỷ lệ hộ nghèo giảm không phản ánhthực chất vì số người nghèo trong xã hội không giảm, thậm chí còn tăng do tácđộng của lạm phát ( khoảng 40% kể từ khi ban hành chuẩn nghèo đến nay) và dotác động của khủng hoảng kinh tế Chuẩn nghèo quốc gia Việt Nam hiện nay làgồm những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000 đến 260.000đồng/người/tháng Mặc dù vậy, nhiều hộ gia đình vừa thoát nghèo vẫn rất dễ rớttrở lại vào cảnh nghèo đói Trong thập kỷ tới đây nỗ lực của Việt Nam trong việchội nhập với nền kinh tế toàn cầu sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho sự tăng trưởng,nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức đối với sự nghiệp giảm nghèo

 Ở khu vực nông thôn tỷ lệ đói nghèo giảm chậm hơn thành thị nhưngtương đối ổn định từ 45,5% năm 1998 xuống 35,6% năm 2002 còn 27,5%năm 2004

Trang 9

 Khu vực đồng bào dân tộc thiểu số tốc dộ giảm nghèo còn chậm và còn rấtcao, từ 75,2% xuống 69,3%.

Sự phân bổ hộ nghèo giữa các vùng, các miền là không đều Năm 2005mặc dù tỷ lệ hộ nghèo trên toàn quốc giảm xuống chỉ còn 7% nhưng sự chênhlệch về số hộ nghèo giữa các vùng là rất lớn, cụ thể là tỷ lệ hộ nghèo ở vùngĐông Nam Bộ là 1.7% trong khi số hộ nghèo ở vùng Tây Bắc chiếm đến 12%tổng số hộ nghèo trong cả nước

Người dân chịu nhiều rủi ro trong cuộc sống, sản xuất mà chưa có cácthiết chế phòng ngừa hữu hiệu, dễ tái nghèo trở lại như thiên tai, dịch bệnh, sâuhại ảnh hưởng đến năng suất vụ mùa, hay tai nạn giao thông, tai nạn lao động,thất nghiệp,…

Theo số liệu thống kê của Bộ Lao Động Thương Binh và Xã hội đến cuốinăm 2006, cả nước có 61 huyện với số dân 2,4 triệu người thuộc 20 tỉnh có tỷ lệ

hộ nghèo trên 5%

Trang 10

CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở VÙNG

TRUNG DU MIỀN NÚI BẮC BỘ

2.1.1 Khái quát chung về vùng trung du miền núi Bắc Bộ

2.1.1.1 Khái quát chung

Miền núi phía Bắc được xác định gồm 11 tỉnh Đông Bắc (Hà Giang, TuyênQuang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Lào Cai, PhúThọ, Bắc Giang, Yên Bái) và 4 tỉnh Tây Bắc (Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, ĐiệnBiên) với 45 huyện trung du và 99 huyện vùng cao bao trùm trên diện tích 100.964

km2, trong đó diện tích miền núi khoảng 95.264 km2 (chiếm 27% lãnh thổ quốc gia

2.1.1.3 Kinh tế

Kinh tế của vùng trong những năm qua tuy có phát triển và đạt được nhữngkết quả nhất định, song vẫn còn ở mức độ thấp chủ yếu là khai thác tự nhiên, kémnăng động, chưa chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá Nông nghiệp vẫn được xem

Trang 11

là ngành kinh tế giữ vị trí hàng đầu với tỉ lệ GDP ngành là 41,3% giá trị tổng sảnphẩm toàn vùng, trong đó 7/14 tỉnh chiếm tỉ trọng trên 50% (cao nhất là Bắc Kạn:63,1%), 6/14 tỉnh chiếm tỉ trọng từ 36,8% đến dưới 50%, chỉ riêng Quảng Ninh tỉtrọng nông nghiệp trong GDP là 9,4% Trong khi đó, bình quân toàn quốc tỉ trọngnông nghiệp chỉ chiếm 26% trong cơ cấu GDP Về hoạt động thương mại, thiếu thịtrường trao đổi: bình quân 37% xã có chợ (riêng Lai Châu: 11%, Sơn La: 19%, HoàBình: 28%) Ở những nơi có chợ, mặt hàng trao đổi cũng rất nghèo nàn Ở nhiều thịtrường đã hình thành thường không ổn định, giá thu mua còn rẻ không bù đắp đượcchi phí sản xuất dẫn tới đời sống người dân không được đảm bảo, sản xuất bị đìnhđốn, hiện tượng chặt phá cây trông diễn ra khá phổ biến trong những năm vừa quanhư chặt chè, trồng sắn, …

2.1.2 Thực trạng đói nghèo ở vùng trung du miền núi Bắc Bộ

2.1.2.1 Thực trạng chung

Theo số liệu thống kê sơ bộ năm 2014, tỉ lệ hộ nghèo của các tỉnh miền núiphía Bắc là 18,4% gấp 2,19 lần so với tỉ lệ hộ nghèo bình quân cả nước (8,4%) vàcao nhất so với các vùng miền khác Nhìn chung, tình hình nghèo đói ở đây đã có

sự chuyển biến đáng kể cả tuyệt đối lẫn tương đối Điều đó được biểu hiện qua sốliệu về tỷ lệ hộ đói nghèo như sau:

 Năm 2011: tỉ lệ hộ nghèo là 26,7%

 Năm 2012: tỉ lệ hộ nghèo là 23,8% (giảm so với năm 2011 là 2,9%)

 Năm 2013: tỉ lệ hộ nghèo là 21,9% (giảm so với năm 2012 là 1,9%)

Mặc dù tỉ lệ hộ nghèo ở các tỉnh trung du miền núi Bắc Bộ đang có chiềuhướng giảm dần nhưng trên thực tế, đời sống của dân cư nơi đây vẫn còn gặp rấtnhiều khó khăn Thu nhập bình quân của một hộ gia đình miền núi phía Bắc còn rấtthấp Năm 2014, thu nhập bình quân một người một tháng là 1.613.000 đồng trongkhi chi tiêu là 1.537.000 đồng Suy ra khả năng tích luỹ bình quân của mỗi ngườimột tháng là 76.000 đồng và một năm là 912.000 đồng

Trang 12

2.1.2.2 Đói nghèo theo vùng

Các tỉnh Tây Bắc có tỷ lệ nghèo đói cao hơn so với các tỉnh miền núi phíaĐông Bắc Nghèo đói được phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng núi cao, Điện Biên, laiChâu, Sơn La, Hoà Bình, Lào Cai là là 6 tỉnh có tỷ lệ nghèo đói cao nhất Các tỉnhvùng núi thấp và trung du có tỷ lệ nghèo đói tuy cao so với trung bình cả nướcnhưng thấp hơn nhiều so với các tỉnh vùng núi cao

2.1.2.3 Đói nghèo theo dân tộc

Tính theo dân tộc, trong tổng số 30 dân tộc khác nhau sinh sống tại khu vựctrung du miền núi Băc Bộ, các dân tộc ít người thường là các dân tộc có tỷ lệ nghèođói cao Đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 14% dân số cả nước nhưng lạichiếm gần 44% tổng số người nghèo Khoảng cách nghèo giữa các nhóm người dântộc thiểu số và người Kinh, người Hoa cũng có sự chênh lệch đáng kể (chỉ số nghèo

là khoảng cách chênh lệch trung bình giữa chi tiêu của nhóm nghèo với chuẩnnghèo tính theo chi tiêu); khoảng cách nghèo của nhóm dân tộc thiểu số là 34,7%năm 1995 xuống còn 15,4% năm 2008, trong khi đó khoảng cách nghèo của ngườiKinh và người Hoa là 10% năm 1995 giảm xuống còn 2% năm 2008 (sát chuẩnnghèo)

2.2.1 Nguyên nhân khách quan

2.2.1.1 Bị cách biệt về địa lý, điều kiện tự nhiên không thuận lợi

Trung du miền núi Bắc Bộ là vùng có 74% địa hình là núi và trung du.Đặc biệt dân cư nghèo thường tập trung sinh sống ở vùng xa xôi hẻo lánh, địahình rừng núi phức tạp, điều kiện đi lại khó khăn khiến họ dễ rơi vào thế bị côlập, tách biệt với bên ngoài, không có cơ hội tiếp cận với tri thức mới, xã hộihiện đại và các nguồn lực phát triển như khoa học công nghệ, thị trường, cácdịch vụ công cộng, phúc lợi xã hội như y tế, văn hoá, giáo dục, tín dụng Do đókhông có điều kiện để phát triển sản xuất, kinh tế chủ yếu là tự cung tự cấp

Trang 13

Bên cạnh đó, đa phần dân cư sống trên các vùng đất dốc, núi đá, khí hậukhắc nghiệt, không thuận lợi cho việc canh tác và năng suất rất thấp, dẫn đếntình trạng thiếu lương thực trầm trọng, không đảm bảo được an toàn lương thựcthực phẩm Ngoài ra, tại khu vực này còn thường xuyên xảy ra thiên tai như cháyrừng, lũ lụt, sạt lở đất, bệnh dịch ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sốngnhân dân.

Ngoài ra, do đường xá xa xôi, đi lại khó khăn, nền kinh tế tự cung tự cấpnên người dân tộc thiểu số ở đây ít có cơ hội tiếp cận với nền kinh tế thị trường

Do đó, họ không nắm được thông tin giá cả trên thị trường nên họ dễ bị nhữngthương nhân ngoại tỉnh mua hàng hóa với giá rất rẻ, chẳng hạn như mận TamHoa, thảo quả… dù có giá rất cao trên thị trường tự do nhưng lại được người dânbán với giá rẻ hơn rất nhiều Hoặc nếu họ muốn di chuyển hàng hóa đến nơi cógiá cao hơn thì chi phí vận chuyển cũng đã gấp mấy lần chi phí sản xuất, vậy nênlợi nhuận mang lại không cao

2.2.1.2 Cơ sở hạ tầng yếu kém

Hệ thống hạ tầng cơ sở phục vụ sản xuất và đời sống còn nghèo nàn, lạchậu, nhìn chung thấp kém nhất so với các vùng trong cả nước, đặc biệt là hệthống giao thông đường bộ Hệ thống đường giao thông chưa được phủ kín vàchưa có sự kết nối liên hoàn từ hệ thống đường tỉnh, đường huyện xuống nôngthôn nhất là đối với vùng sâu, vùng xa, miền núi Tiêu chuẩn kỹ thuật còn thấp,

an toàn giao thông còn nhiều bất cập như thiếu hệ thống biển báo, bề rộng mặtđường hẹp, tầm nhìn người lái xe ngắn, nhiều dốc cao và nguy hiểm Chất lượngmặt đường giao thông thôn chưa cao Hiện nay, tỷ lệ mặt đường là đất và cấpphối còn chiếm tỷ lệ cao, gây khó khăn cho đi lại và vận chuyển hàng hóa vàomùa mưa Ngoài ra, các hạ tầng cơ sở khác như đường điện, trạm bưu điện, nướcsạch, trường học, thị tứ, trụ sở UBND… được chú ý và cải thiện song còn nhiềuhạn chế Tất cả những yếu kém trên của hệ thống hạ tầng cơ sở là một nguyên

Ngày đăng: 03/03/2017, 04:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đánh giá thực trạng chính sách an sinh xã hội đối với dân tộc thiểu số ở Việt Nam.http://ilssa.org.vn/2015/07/16/danh-gia-thuc-trang-chinh-sach-an-sinh-xa-hoi-doi-voi-dan-toc-thieu-so-o-viet-nam/ Link
2. Hoa tam giác mạch trên cao nguyên đáhttp://nongnghiep.vn/hoa-tam-giac-mach-tren-cao-nguyen-da-post153455.html3. Nghèo ở Việt Namhttps://vi.wikipedia.org/wiki/Ngh%C3%A8o_%E1%BB%9F_Vi%E1%BB%87t_Nam Link
4. Quyết định 3367/QĐ-BNN-TT năm 2014 phê duyêt quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa giai đoạn 2014-2020 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hànhhttp://thuvienphapluat.vn/archive/Quyet-dinh-3367-QD-BNN-TT-2014-chuyen-doi-co-cau-cay-trong-lua-2014-2020-vb242613.aspx Link
7. Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá hiện hành phân theo thành thị, nông thôn và phân theo vùnghttps://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=723 Link
8. Trung du và miền núi Bắc Bộ. Cơ hội phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 http://ubdt.gov.vn/wps/portal/tapchidantoc/vandesukien/chitiet/!ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3hnd0cPE3MfAwMDI39zA08_D6cwJwNTY99QY_2CbEdFAK3pxQs!/ Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w