1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

De an pho cap THCS

9 347 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 54,5 KB

Nội dung

UBND XÃ ĐẠ M’RÔNG BAN CHỈ ĐẠO PC GD THCS Số : 01 /KH – PCGD KẾ HOẠCH PHỔ CẬP GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ (Giai đoạn : 2005 - 2007) - Thực hiện chỉ thò số 09/2005/QĐ – UBND ngày 21/11/2005 của UBND huyện Đam Rông v/v thực hiện công tác phổ cập giáo dục THCS. - Căn cứ vào quyết đònh số 23/QĐ – UBND ngày 28/11/2005 của UBND xã Đạ m’rông v/v thành lập Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục THCS cấp xã. - Căn cứ vào các văn bản hướng dẫn về công tác phổ cập giáo dục của cơ quan chức năng cấp trên. Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục THCS xã Đạ m’rông xây dựng kế hoạch phổ cập giáo dục THCS giai đoạn từ 2005 – 2007 với những nội dung như sau : I/ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG: 1. Thuận lợi : - Đòa bàn xã Đạ M’Rông gồm 6 thôn với tổng số …… hộ, ……… nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào dân tộc M’nông và dân tộc Cil sống tập trung thành từng thôn buôn, thuận lợi trong việc điều tra. - Tình hình an ninh chính trò được giữ vững, đời sống kinh tế của bà con từng bước được nâng dần lên so với những năm trước đây. - Được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, đặc biệt là chính sách đãi ngộ đối với vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu vùng xa. Hiện nay về cơ bản xã đã có Điện, đường, trường , trạm ; hoạt động văn hoá thôn buôn ngày càng phong phú có tác dụng rõ rệt đến đời sống tinh thần của bà con. - Các thôn buôn đều có trưởng thôn, già làng, chi bộ thôn thực hiện quản lý bà con trong thôn phát triển kinh tế gia đình, xây dựng thôn buôn văn hoá, gia đình văn hoá. - Tạo điều kiện thuận lợi để con em được đến trường đến lớp, được tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí, các hoạt động văn hoá. 2.Khó khăn: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC Đạ M’rông, ngày 10 tháng 12 năm 2005 - Do đời sống kinh tế của nhiều hộ gia đình còn thiếu thốn, gia đình đông con, nhân lực lao động thiếu cho nên chưa tạo được điều kiện để con em tham gia học tập đầy đủ. - Do nhận thức của nhiều gia đình còn hạn chế chưa nhận thức sâu sắc, chưa quan tâm đến việc con em học tập. Nhiều gia đình, dòng tộc còn để cho con em bỏ học, nghỉ học sớm để xây dựng gia đình mà chưa đủ tuổi theo pháp luật quy đònh (tỷ lệ tảo hôn còn khá phổ biến). - Tỷ lệ học sinh nghỉ học nhiều là thôn Đa Tế và thôn Liêng Krắc II. - Tình hình trường lớp, cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu công tác hiện nay : Phòng học, chỗ ngồi chưa đủ, bàn ghế đã xuống cấp, có lớp phải ngồi 5 đến 6 em một bàn. - Khuôn viên trường lớp chật hẹp không có sân chơi bãi tập cho học sinh, chưa thể đáp ứng nhu cầu giáo dục hiện nay, chưa có điều kiện để triển khai đồng bộ về các hoạt động giáo dục toàn diện. - Đội ngũ cán bộ giáo viên giảng dạy về cơ bản đã được đào tạo chuẩn nhưng về kinh nghiệm, trình độ nghiệp vụ tay nghề còn non trẻ, chưa khái quát hết ý nghóa, mục tiêu giáo dục, đặc biệt là công tác giáo dục đối với con em vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. - Vấn đề quan tâm của chính quyền đòa phương đến công tác giáo dục còn ở mức độ nhẹ, chưa tận tâm tận lực, chưa mang tính quyết liệt, tầm chiến lược chưa rõ ràng cụ thể. 3.Đánh giá tình hình chất lượng phổ cập THCS trong đòa bàn: a/ Ưu điểm: - Được sự quan tâm của uỷ ban nhân dân Huyện, Phòng Giáo Dục Đam Rông đòa bàn xã Đạ M’ Rông đã có trường THCS, phần nào cũng tạo điều kiện thu hút được các em trong độ tuổi ra lớp học tập (các em không phải đi học quá xa). - Với sự nhiệt tình của đội ngũ giáo viên trẻ, đã thường xuyên thăm nắm tình hình động viên các em đến trường đến lớp, tham gia học tập và tham gia các hoạt động văn hoá khác trong nhà trường. b/ Tồn tại: - Về kinh nghiệm công tác phổ cập của Ban lãnh đạo nhà trường, Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục xã và cán bộ làm công tác phổ cập giáo dục chưa có, còn lúng túng khi làm công tác phổ cập. - Chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác làm phổ cập giữa những người làm phổ cập với nhân dân đòa phương, chưa có sự thống nhất chỉ đạo huy động các tổ chức đoàn thể xã hội tham gia vào công tác phổ cập giáo dục. - Tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác phổ cập giáo dục, các thành viên của ban chỉ đạo chưa cao. 2 - Các chế độ chính sách cho công tác phổ cập chưa đáp ứng kòp thời nên chưa động viên tinh thần cho người làm công tác phổ cập. II/ THỰC TRẠNG GIÁO DỤC VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN NHẰM ĐẢM BẢO PHỔ CẬP THCS: 1. Thực trạng : a/ Về quy mô phát triển mạng lưới trường lớp: - Đòa bàn xã Đạ M’Rông có chiều hướng gia tăng về số lượng học sinh cũng như về số lượng lớp, ước tính đến năm 2010 có khoảng 600 học sinh trong độ tuổi tham gia học tập văn hoá THCS (theo kế hoạch dự kiến xây dưng, phát triển giáo dục đến năm 2010). - Hàng năm tỷ lệ tuyển sinh vào lớp 6 khoảng từ 140 đến 150 học sinh, tăng đều đặn cho đến 2010. - Tỷ lệ duy trì sỹ số hàng năm đạt từ 90 đến 95%. b/ Chất lượng đào tạo: Tỷ lệ chuyển lớp ở những năm trước đây đều đạt từ 95 đến 98%.Trong những năm học gần đây tỷ lệ chuyển cấp đạt từ 99 đến 100% (cả bậc Tiểu học và THCS). c/ Về đội ngũ giáo viên: - Đa số là giáo viên tăng cường từ các tỉnh ngoài về công tác tại đòa phương còn gặp không ít những khó khăn : Vấn đề hiểu biết, nắm bắt tình hình đời sống kinh tế, văn hoá xã hội, phong tục tập quán của bà con nhân dân đòa phương còn hạn chế, chưa hoà nhập được với môi trường công tác. - Số lượng đội ngũ giáo viên được tăng dần theo từng năm học. Hiện tại có 17 CB-GV-CNV, dự kiến đến năm 2010 có khoảng 35 CB-GV-CNV (mỗi năm ước tính tăng khoảng từ 4 đến 5 CB-GV). - Hiện tại đội ngũ đã đạt chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phấn đấu đến năm 2010 có khoảng 50% số CB-GV vượt chuẩn theo trình độ chuẩn hiện nay. Theo xu hướng dự báo có khả năng đảm bảo và thực hiện tốt nhiệm vụ công tác giáo dục tại đòa phương. d/ Về cơ sở vật chất,trang thiết bò trường học: - Hiện tại còn khó khăn về lớp học, phòng hoc, sân chơi bãi tập, điều kiện cảnh quan môi trường khuôn viên sư phạm. Chỉ đủ phòng để học tập văn hoá với số lượng 2 ca/ngày. Chưa có phòng để thực hiện các hoạt động giáo dục khác, như : bồi dưỡng, phụ đạo, học nghề, sinh hoạt hướng nghiệp, hoạt động ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt Đội …(kể cả bậc THCS và bậc Tiểu học). 3 - Điều kiện làm việc của CB-GV còn quá khó khăn, điều kiện sinh hoạt vô cùng phức tạp, chỗ ở còn chen chúc, chật chội, nước sinh hoạt thiếu trầm trọng, mất vệ sinh, ảnh hưởng rất lớn đến điều kiện sức khoẻ, môi trường công tác. - Dự báo trong những năm tới phòng học được đầu tư xây dựng, cấp học được tách ra, nhưng theo dự kiến phát triển mạng lưới trường lớp ở bậc Tiểu học và THCS thì vẫn chưa thể đáp ứng nổi nhu cầu phòng học và điều kiện ăn ở, sinh hoạt, công tác của CB-GV. - Thiêùt bò giáo dục được cấp một cách ào ạt, quy mô sử dụng, áp dụng vào công tác giảng dạy kém chất lượng và hiệu quả vì điều kiện để chứa đựng và bảo quản là chưa có, chưa thể đáp ứng đúng nghóa theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục hiện nay. e/ Về công tác quản lý trường học – Hệ thống giáo dục trên đòa bàn: - Xã Đạ M’ Rông hiện có 4 đơn vò trường học với 3 bậc học :THCS, Tiểu học và Mầm non. Nhìn chung về quy hoạch chưa được thống nhất, chưa mang tính chất kiên cố, nguyên nhân : Do đòa hình, cấu trúc phức tạp, diện tích mặt bằng thiếu thốn cho nên không đủ diện tích để xây trường. - Đội ngũ cán bộ quản lý trường học hầu như chưa được bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý. Trong các đơn vò nhà trường quản lý đội ngũ còn lỏng lẻo, nhiều đơn vò còn có CB-GV vi phạm quy chế chuyên môn mà chưa được sử lý thích đáng, nhiều CB-GV người đòa phương có tư tưởng thoái thác nhiệm vụ giáo dục (xin nghỉ công tác). - Hoạt động của ban chỉ đạo phổ cập giáo dục chưa cao, chưa thực hiện hết vai trò trách nhiệm. Vấn đề khó khăn là chưa có tầm nhìn chiến lược, chưa xây dựng được hệ thống quản lý, triển khai công tác phổ cập giáo dục theo nhu cầu và xu thế hiện nay. Hoạt động còn đang trong tiến độ ì ạch, kém hiệu quả. 2. Chiều hướng, qui mô phát triển cấp THCS - Hiện tại trên đòa bàn xã có hai trường Tiểu học với số lượng 25 lớp/734 học sinh. Dự báo trong những năm tới tỷ lệ học sinh Tiểu học tăng không đáng kể, có chiều hướng giảm nhẹ, đối với học sinh cấp THCS tăng dần, cụ thể như sau : Khối Năm học Ghi chú 2006-2007 2007-2008 2008-2009 2009-2010 6 148 146 147 158 7 70 140 140 140 8 88 67 135 135 9 54 84 63 130 4 Cộng 360 437 485 563 (theo số liệu hiện tại của nhà trường và từ các trường tiểu học, áp dụng tỷ lệ duy trì só số và chuyển lớp cuối năm 95% để làm căn cứ xây dựng) - Xuất phát từ tình hình trên, đòi hỏi các ban ngành cấp trên phải có đầu tư thích đáng, đầu tư một cách đồng bộ thì mới đáp ứng được nhu cầu công tác giáo dục hiện nay trên đòa bàn xã Đạ m’rông. 3. Kết luận : Từ những thực trạng và dự báo xu hướng phát triển đã nêu trên, vấn đề thực hiện công tác phổ cập giáo dục vẫn là một bài toán khó, hết sức nan giải và khó khăn. Để thực hiện đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ phổ cập giáo dục đến năm 2007 đòi hỏi các cấp các ngành quan tâm sát sao, thành lập đội ngũ nhân lực chuyên tâm về công tác phổ cập giáo dục, thực hiện kiên quyết, thường xuyên, đầu tư trên lónh vực đa phương, cùng chung sức thực hiện, nhất đònh sẽ thành công. III./MỤC TIÊU PHỔ CẬP GIÁO DỤC THCS TỪ NAY ĐẾN NĂM 2007 1. Tổng quát : - Phấn đấu đến năm 2007 hoàn thành công tác phổ cập giáo dục trên đòa bàn toàn xã. - Duy trì tốt số học sinh đang học chính khoá, đảm bảo chất lượng chuyển lớp cuối năm đạt từ 95% trở lên. - Xây dựng kế hoạch phát triển mạng lưới trường lớp, tham mưu đầu tư xây dựng cơ bản theo hướng kiên cố, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu giáo dục. 2. Mục tiêu cụ thể : - Năm 2005 điều tra được số đối tượng trong diện phải phổ cập. - Năm 2006 Phối hợp với các ban ngành đoàn thể, vận động số đối tượng trong diện phải phổ cập ra lớp học, tham mưu với cấp trên mở lớp dạy phổ cập, kết hợp với lớp bổ túc văn hóa THCS cho đội ngũ cán bộ xã. - Năm 2007 Tiếp tục thực hiện các lớp học phổ cập, tham mưu với cấp ngành chức năng tiến hành nghiệm thu lớp học, tiến tới hoàn thành công tác phổ cập giáo dục. IV/ NHIỆM VỤ CỤ THỂ : 1. Hàng năm thực hiện tuyển sinh đầy đủ số học sinh đã học xong chương trình bậc tiểu học. 2. Tham mưu cấp trên xây dựng quy mô mạng lưới trường lớp, đảm bảo tính kiên cố, đảm bảo yếu tố phát triển giáo dục toàn diện. 5 3. Xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục sát với thực tế, dự báo chính xác tình hình học sinh trong độ tuổi phải đi học, số đối tượng phải huy động phổ cập. 4. Xây dựng vững chắc kỷ cương nề nếp hoạt động trong nhà trường, thường xuyên chăm lo động viên để học sinh không chán nản bỏ học, tăng cường các hoạt động vui chơi văn hoá văn nghệ, đảm bảo tốt công tác duy trì só số và chất lượng chuyển lớp ở cuối mỗi năm học. 5. Xác đònh rõ vai trò nhiệm vụ về công tác phổ cập trong cán bộ giáo viên, các thành viên tham gia công tác phổ cập, coi đây là nhiệm vụ chiến lược trong nhiệm vụ giáo dục. 6. Mở lớp phổ cập xuống từng đòa bàn thôn, buôn trong xã, tạo điều kiện tốt nhất để học viên được tham gia học tập. 7. Xây dựng mối quan hệ, phối hợp chặt chẽ giữa ban chỉ đạo phổ cập giáo dục xã với nhà trường, các đoàn thể xã hội trong xã. Tuyên truyền vận động bà con nhân dân tạo điều kiện thuận lợi để cho con em được đến trường đến lớp. V/ CÁC GIẢI PHÁP : - Thực hiện tốt công tác quản lý, phát triển giáo dục ở các bậc học, đặc biệt chỉ đạo các nhà trường duy trì đảm bảo tốt só số cuối năm, tăng cường các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục. - Không ngừng đẩy mạnh công tác xây dựng hệ thống các tổ chức đoàn thể, cộng tác phối hợp tham gia công tác giáo dục cộng đồng, tuyên truyền rộng rãi trong bà con nhân dân, vận động bà con nhân dân cùng thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục. - Tăng cường các hoạt động giáo dục khác nhằm đảm bảo công tác giáo dục toàn diện, chú trọng công tác hoạt động vui chơi, phong trào VHVN – TDTT nhằm thu hút học sinh tham gia học tập tốt hơn. - Tăng cường công tác giảng dạy, từng bước nâng cao chất lượng bộ môn, phấn đấu hoàn thành và đạt các chỉ tiêu chất lượng cuối kỳ, cuối năm. - Tham mưu tích cực với cấp trên để hố trợ kinh phí cho học viên theo học lớp phổ cập. Tích cực trong công tác thanh toán chế độ giảng dạy và chế độ làm công tác phổ cập giáo dục. - Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong ban chỉ đạo, các tổ nhóm phụ trách điều tra ở từng đòa bàn, thường xuyên thăm nắm tình hình để vận động đối tượng đi học một cách đều đặn. VI/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN : 1. Phân công nhiệm vụ triển khai thực hiện kế hoạch : 6 Giao cho đơn vò trường THCS Đạ m’rông xây dựng kế hoạch điều tra cơ bản, thống kê số liệu ở từng đối tượng, tham mưu với UBND xã và cấp trên về kế hoạch huy động và mở lớp cho đối tượng học phổ cập. Các thành viên trong ban chỉ đạo, chòu trách nhiệm cùng ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện công tác phổ cập giáo dục, phân công các thành viên phụ trách đòa bàn từng thôn như sau : - Đồng chí CIL NOEL – trưởng ban chỉ đạo phụ trách chung. Hướng dẫn chỉ đạo các tổ điều tra, các bộ phận nhóm được phân công phụ trách đòa bàn. Nắm bắt tình hình về thực hiện công tác phổ cập giáo dục, chòu trách nhiệm lên kế hoạch chỉ đạo toàn khoá, hàng tháng, hàng quý, trong từng giai đoạn theo hướng dẫn của ban chỉ đạo cấp trên. - Đồng chí PHAN VĂN DIỄN – phó ban chỉ đạo chòu trách nhiệm xây dựng kế hoạch điều tra trong từng năm. Tổ chức tổng hợp số liệu báo cáo ban chỉ đạo và cấp trên, tham mưu kế hoạch mở lớp hàng năm, chòu sự phân công nhiệm vụ của đồng chí trưởng ban. - Đồng chí VÕ LÂM HẢI ÂU – thành viên : Phụ trách công tác tổng hợp, thống kê số liệu từ các tổ điều tra, thống kê các biểu mẫu do ban chỉ đạo yêu cầu, phụ trách thư ký ghi biên bản nội dung các cuộc họp của ban chỉ đạo. - Đồng chí LIÊNG JRANG HA TƯƠNG – thành viên : phụ trách thôn Đa Tế. - Đồng chí NDU HA BÔNG – thành viên : phụ trách thôn Tu La. - Đồng chí ĐA CÁT HA KRÊM – thành viên : phụ trách thôn Liêng Krắc I. - Đồng chí LƠ MU K’ NGỌC – thành viên : phụ trách thôn Đa Xế. - Đồng chí ĐA CÁT HA DƯƠNG– thành viên : phụ trách thôn Liêng Krắc II. - Đồng chí LƠ MU HA KIM – thành viên : phụ trách thôn Đa La. Các đồng chí phụ trách các thôn có nhiệm vụ phối hợp cùng các tổ điều tra của trường THCS Đạ m’rông, phối hợp cùng ban vận động của các thôn : nắm bắt chính xác số hộ, số khẩu trong thôn theo từng năm, nắm bắt đúng những đối tượng trong độ tuổi phải phổ cập mà chưa ra lớp, phản ánh báo cáo kòp thời với ban chỉ đạo để có hướng xây dựng kế hoạch mở lớp. 2. Trách nhiệm của các đơn vò trường học: 7 - Đối với các trường Tiểu học, xác đònh rõ vai trò nhiệm vụ, bằng mọi biện pháp tạo điều kiện tốt nhất để huy động và duy trì số em trong độ tuổi học tiểu học, phấn đấu hàng năm, đạt tỷ lệ chuyển cấp 100% - Đối với trường THCS, nắm bắt kòp thời độ tuổi học sinh ở bậc tiểu học để xác đònh phương hướng kế hoạch tiến hành phổ cập đúng độ tuổi, đảm bảo đạt tỷ lệ quy đònh. - Đối với các cán bộ giáo viên ở cả bậc Tiểu học và THCS có trách nhiệm tham gia làm công tác phổ cập giáo dục THCS tại đòa bàn thôn buôn – nơi công tác, theo quy đònh tại điều lệ trường trung học. Thực hiện việc điều tra giảng dạy phổ cập theo yêu cầu của ban chỉ đạo, của cơ quan chức năng trực tiếp quản lý. 3. Quy đònh về hội họp : - Ban chỉ đạo họp đònh kỳ mỗi quý một lần( vào tháng thứ 3 của từng quý), nhằm đánh giá tiến độ thực hiện các công việc, đònh hướng các công việc tiếp theo cho công tác phổ cập. - Họp bất thường theo yêu cầu, tính chất công việc. Trên đây là kế hoạch phổ cập giáo dục THCS trên đòa bàn xã Đạ m’rông, rất mong được các tổ chức đơn vò, các tổ chức đoàn thể trong xã và các cá nhân phụ trách công tác phổ cập giáo dục THCS đóng góp xây dựng, thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục tại xã nhà. TM BAN CHỈ ĐẠO PCGD THCS XÃ ĐẠ M’RÔNG Trưởng ban CIL NOEL 8 9 . phổ cập giáo dục của cơ quan chức năng cấp trên. Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục THCS xã Đạ m’rông xây dựng kế hoạch phổ cập giáo dục THCS giai đoạn từ 2005. phổ cập THCS trong đòa bàn: a/ Ưu điểm: - Được sự quan tâm của uỷ ban nhân dân Huyện, Phòng Giáo Dục Đam Rông đòa bàn xã Đạ M’ Rông đã có trường THCS, phần

Ngày đăng: 25/06/2013, 01:27

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w