1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thiết kế và tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học phần ba sinh học 10

79 673 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 2,28 MB

Nội dung

[3] Với mục đích tìm ra một phương pháp, hình thức tổ chức dạy học mới môn SH làm nâng cao sự hứng thú của HS cũng như hiệu quả của bài dạy bằng cách tăng cường sự trải nghiệm và sáng t

Trang 1

KHOA SINH - KTNN



ĐẶNG THỊ THẢO HUYỀN

THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA TRONG DẠY HỌC PHẦN BA SINH HỌC 10

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Sinh học

Người hướng dẫn khoa học

ThS TRƯƠNG ĐỨC BÌNH

HÀ NỘI – 2016

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên và giúp đỡ Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn với tất cả các thầy, cô giáo Khoa Sinh-KTNN đã truyền đạt cho tôi vốn kiến thức quý báu trong quá trình học tập và hoàn thành khoá luận này

Đặc biệt, tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo

hướng dẫn Th.S Trương Đức Bình, người đã nhiệt tình chỉ dẫn, định hướng,

truyền thụ kiến thức trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sự giúp đỡ quý báu và kịp thời từ cô giáo Th.S Nguyễn Thị Hà Ngọc và các em học sinh lớp 10 trường THPT Nguyễn Đăng Đạo – Tiên Du – Bắc Ninh trong quá trình điều tra thực trạng và đánh giá đề tài

Cuối cùng, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, bạn bè đã động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Dù đã hết sức cố gắng để hoàn thiện khóa luận bằng tất cả lòng say mê, nhiệt huyết, nhưng chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, tôi rất mong nhận được những góp ý chân thành của quý thầy cô và các bạn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2016

Tác giả khoá luận

Đặng Thị Thảo Huyền

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã

nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn Th.S Trương Đức Bình

cùng các thầy cô trong khoa Trong quá trình tiến hành nghiên cứu tôi đã đọc nhiều tài liệu tham khảo có liên quan đến những vấn đề đặt ra trong đề tài của mình Tuy nhiên, tôi xin cam đoan những kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi Nó không trùng với bất cứ một kết quả nào của những tác giả khác

Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2016

Tác giả khoá luận

Đặng Thị Thảo Huyền

Trang 5

MỤC LỤC

Phần 1: MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3

5 Phạm vi giới hạn của đề tài 3

6 Giả thuyết khoa học 3

7 Phương pháp nghiên cứu 3

8 Dự kiến những đóng góp của đề tài 4

Phần 2: NỘI DUNG 5

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 5

1.1 Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu 5

1.2 Cơ sở lý luận [5] 6

1.2.1 Hoạt động ngoại khóa 6

1.2.2 Hoạt động ngoại khóa sinh học [6] 10

1.2.3 Nguyên tắc của hoạt động ngoại khóa sinh học 10

1.2.4 Yêu cầu và quy trình thiết kế HĐNK 11

1.2.4.1 Yêu cầu khi thiết kế HĐNK 11

1.2.4.2 Quy trình thiết kế HĐNK 12

1.2.5 Một số hình thức tổ chức ngoại khóa môn SH [7] 13

1.3 Cơ sở thực tiễn 16

1.3.1 Những thuận lợi và khó khăn của HĐNK môn SH 16

1.3.2 Thực trạng về tổ chức HĐNK trong trường phổ thông 17

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG THỰC HIỆN 21

2.1 Phân tích nội dung phần 3: Sinh học vi sinh vật (SH 10) 21

2.1.1 Vị trí phần 3 - Sinh học vi sinh vật 21

Trang 6

2.1.2 Cấu trúc phần 3 - Sinh học vi sinh vật 21

2.2 Khái quát một số chủ đề ngoại khóa phần SH VSV 22

2.2.1 Chủ đề 1: Phòng chống bệnh truyền nhiễm 22

2.2.2 Chủ đề 2: Ứng dụng của VSV trong bảo vệ MT [10] 24

2.2.3 Chủ đề 3: VSV đối với thực phẩm 26

2.2.4 Chủ đề 4: Phòng chống ma túy và HIV/AIDS 27

2.3 Thiết kế hoạt động ngoại khóa phần SH VSV lớp 10 28

2.3.1 Phòng chống bệnh truyền nhiễm 28

2.3.2 Chủ đề 2: Ứng dụng của VSV trong xử lý ÔNMT 37

2.3.3 Chủ đề: Ứng dụng của VSV trong công nghệ thực phẩm 45

2.3.4 Chủ đề phòng chống HIV/AIDS 50

CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 57

3.1 Quy trình thực nghiệm 57

3.1.1 Mục đích thực nghiệm 57

3.1.2 Nội dung thực nghiệm 57

3.2 Phương pháp thực nghiệm 57

3.2.1 Địa điểm và thời gian thực nghiệm 57

3.2.2 Chọn đối tượng tham gia 57

3.2.3 Phương pháp thực nghiệm 57

3.3 Kết quả thực nghiệm 58

Phần 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 60

Phần 4: TÀI LIỆU THAM KHẢO 61

PHỤ LỤC 61

Trang 7

Phần 1: MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá và tiến trình hội nhập quốc tế của đất nước đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ cao, năng động, sáng tạo và phẩm chất đạo đức tốt Để đáp ứng nhu cầu đó nghành giáo dục cần đổi mới toàn diện Do vậy với văn kiện đại hội đảng lần thứ X của ban chấp hành

trung ương đảng khoá IX đã khẳng định '' ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học Đổi mới trương trình, nội dung, phương pháp dạy và

học Phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh ’’ [1]

Điều 28 luật giáo dục quy định ''phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng môn học, lớp học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn,

tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học cho học sinh" [2]

Thực hiện yêu cầu trên, ngành giáo dục nước ta có chủ trương đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa Với nội dung chương trình sách giáo khoa mới thì việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt

động nhận thức của học sinh là thật sự cần thiết

Sinh học là một môn học bắt buộc trong hệ thống các môn học của nhà trường phổ thông ở nước ta hiện nay SH là môn học có trong hệ thống các môn thi tốt nghiệp và SH cũng là môn thi bắt buộc trong kỳ thi tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng thuộc ngành y, sư phạm, nông nghiệp, môi trường….SH là môn có ứng dụng rất lớn trong thực tiễn đời sống Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học trong nhà trường phổ thông trong đó yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học đối với môn sinh học là điều tất yếu

Trang 8

Thế kỉ XXI, cùng với sự phát triển nhanh như vũ bão của khoa học kỹ thuật, các lĩnh vực khác nhau của SH ứng dụng như công nghệ tế bào, công nghệ vi sinh, công nghệ gen ngày càng làm thay đổi bộ mặt của đời sống xã hội Từ những thành công trong y học, nông nghiệp, khoa học môi trường như sản xuất kháng thể đơn dòng để làm thuốc, thụ tinh nhân tạo mang lại hạnh phúc cho những cặp vợ chồng hiếm muộn cho đến tạo ra vật nuôi cây trồng biến đổi gen có năng suất vượt trội hay phân lập tuyển chọn nuôi cấy các chủng VSV làm sạch môi trường… mà nhiều bệnh tật bị đẩy lùi, an ninh

lương thực được bảo đảm, vấn nạn ÔNMT từng bước được xử lý [3]

Với mục đích tìm ra một phương pháp, hình thức tổ chức dạy học mới môn SH làm nâng cao sự hứng thú của HS cũng như hiệu quả của bài dạy bằng cách tăng cường sự trải nghiệm và sáng tạo của HS, tôi quyết định chọn

đề tài “THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA TRONG DẠY HỌC PHẦN BA SINH HỌC 10”

2 Mục đích nghiên cứu

- Thiết kế giáo án dùng cho HĐNK phần SH Vi sinh vật (VSV) lớp 10

- Nhu cầu của HS THPT về hoạt động ngoại khóa

- Thực nghiệm sư phạm: Ứng dụng các giáo án đã thiết kế vào tổ chức HĐNK phần ba SH 10 ở trường phổ thông

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lí luận về HĐNK ở trường PT

- Tìm hiểu tình hình tổ chức ngoại khóa môn SH ở trường phổ thông hiện nay

- Nghiên cứu nội dung kiến thức phần SH VSV trong chương trình SH lớp 10

- Thiết kế và tổ chức các chủ đề ngoại khóa phần SH VSV

- Đánh giá các chủ đề ngoại khóa đã thiết kế

Trang 9

4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu: Nội dung phần SH VSV lớp 10

4.2 Khách thể nghiên cứu: HĐNK trong trường phổ thông

5 Phạm vi giới hạn của đề tài

- Nội dung nghiên cứu: kiến thức phần SH VSV SH 10

- Địa bàn nghiên cứu: Trường THPT Nguyễn Đăng Đạo

- Thời gian nghiên cứu: từ 9/2015 tới 4/2016

6 Giả thuyết khoa học

Các chủ đề tổ chức HĐNK nếu được thực hiện sẽ góp phần nâng cao đáng

kể kết quả học tập của HS phần SH VSV và tăng cường hứng thú học tập, hiểu được vai trò của VSV trong thực tiễn, sự yêu thích môn SH của HS, tăng khả năng làm việc tập thể và tinh thần đoàn kết giữa các thành viên trong tập thể

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết

Là các phương pháp thu thập thông tin khoa học trên cơ sở nghiên cứu các văn bản, tài liệu đã có và bằng các thao tác tư duy logic để rút ra kết luận khoa học cần thiết

- Nghiên cứu SGK SH 10

- Lí luận dạy học sinh học

- Phương pháp giảng dạy sinh học 10

- Các tài liệu về hoạt động ngoại khóa

7.2 Phương pháp điều tra

Là phương pháp khảo sát một nhóm đối tượng trên diện rộng để phát hiện các quy luật phân bố và các đặc điểm của đối tượng

7.3 Phương pháp chuyên gia

- Là phương pháp sử dụng trí tuệ của đội ngũ chuyên gia để xem xét nhận định bản chất của đối tượng, tìm ra một giải pháp tối ưu

Trang 10

- Xin ý kiến nhận xét của giảng viên hướng dẫn

8 Dự kiến những đóng góp của đề tài

- Góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận của HĐNK SH tại các trường THPT

- Đề xuất được một số nội dung và hình thức dạy học ngoại khoá sinh học

- Có thể làm tài liệu tham khảo cho việc tổ chức hoạt động ngoại khoá sinh học

Trang 11

Phần 2: NỘI DUNG CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu

Hoạt động ngoại khoá là một hình thức dạy học có thể giúp học sinh có kết quả cao hơn trong học tập và góp phần hoàn thiện nhân cách cho các em Chính vì vậy mà hoạt động ngoại khoá đã được chú trọng nghiên cứu và thực hiện ở nhiều nước trên thế giới.Thậm chí nền giáo dục của nhiều nước còn chủ trương giảm thời lượng các giờ lên lớp và tăng cường các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và hoạt đông ngoại khoá Công trình nghiên cứu gần đây của các nhà giáo dục Mĩ cho thấy: Những học sinh thường xuyên tham gia vào các chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp có chất lượng thường đạt được thành tích học tập cao hơn, có hành vi đạo đức tốt hơn, có mối quan

hệ và cảm xúc tốt hơn [4]

Các hình thức hoạt động ngoại khoá của các trường phổ thông của các nước trên thế giới thường tập trung chủ yếu vào các hoạt động như: trò chơi trí tuệ; câu lạc bộ nhạc, kịch, hội hoạ, thể thao; dã ngoại thực tế… [4]

Ở nước ta, từ những năm 1960 khi xây dựng chương trình giáo dục, Bộ

giáo dục đã xác định rõ: ''Muốn thực hiện giáo dục và giáo dưỡng trong các môn học đạt kết quả đầy đủ thì ở nhà trường cần tổ chức ngoại khoá… Công tác ngoại khoá bổ sung và nâng cao chất lượng của nội khoá lên một bước''

Sinh học là một môn học bắt buộc ở trường phổ thông của nước ta hiện nay Hoạt động ngoại khoá về sinh học cũng là một phần trong hoạt động ngoại khoá ở trường phổ thông và đã được nghiên cứu Cho đến nay đã có nhiều đề tài nghiên cứu việc tổ chức hoạt động ngoại khoá về sinh học cho đối tượng học sinh phổ thông, như: “thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao

Trang 12

chất lượng hoạt động ngoài giờ lên lớp của giảng viên Thái Thị Bi - khoa Sư phạm trường Đại học An Giang (2006); Hội thảo “Hiệu quả của HĐNK đối với việc nâng cao chất lượng dạy và học trong trường phổ thông” do Viện Nghiên cứu giáo dục, trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh tổ chức vào 10/2007

1.2 Cơ sở lý luận [5]

Hứng thú trong học tập có được khi học sinh yêu thích môn học, ý thức được tầm quan trọng của việc học Muốn tạo sự hứng thú cho học sinh, giáo viên cần đa dạng các phương pháp dạy học Giáo viên dạy học sinh cách tự học, rèn luyện các kĩ năng tư duy logic và sáng tạo, kĩ năng giải quyết vấn đề, ngoài ra còn phải dạy học sinh cách diễn đạt bằng lời nói, kĩ năng viết, thuyết trình trước đám đông

Để rèn kĩ năng thì phải dành thời gian để các em tự rèn luyện, do đó phải nghĩ ra phương pháp tạo điều kiện cho các em chủ động tham gia vào quá trình tìm kiếm, khám phá chiếm lĩnh kiến thức Phải làm sao để các em áp dụng nguyên tắc học thông qua hành ở mọi nơi, mọi lúc Phải tạo cho học sinh sự hứng thú trong học tập thông qua sinh hoạt ngoại khóa, tham quan thực tế thiên nhiên, qua các bài giảng sinh động, luôn cho các em thấy được “ học mà chơi, chơi mà học”

Hứng thú sẽ nảy sinh khi các em được cùng làm việc trong một nhóm,

tự mình tìm hiểu, nghiên cứu thiết kế một phần của bài học, tự mình thuyết trình về những vấn đề đã nghiên cứu, các em sẽ ý thức được vai trò làm chủ

và sẽ tự tin hơn trong học tập

1.2.1 Hoạt động ngoại khóa

1.2.1.1 Khái niệm hoạt động ngoại khóa [5]

HĐNK là một mô hình hoạt động rất hữu ích Sau những giờ học tập căng thẳng trên lớp, thời gian dành cho những hoạt động ngoại khóa giúp cho

Trang 13

HS chủ động tham gia, vui vẻ xả stress, nâng cao được kĩ năng sống, tham gia những hoạt động ngoại khóa, HS có điều kiện gần gữi nhau hơn, chia sẽ với nhau những kiến thức mà mình đã học tập được, rèn luyện bản lĩnh tuổi trẻ, tính tự lập lòng dũng cảm, sự nhanh nhẹn tháo vát và tinh thần tương thân tương ái trong quan hệ cộng đồng, bạn bè Ngoại khóa cũng là một loại hình hoạt động giáo GD-ĐT nằm trong những phạm vi quy phạm GD của nhà trường Đó là những hoạt động ngoài giờ lên lớp, đối tượng tham gia chính là học sinh; có nội dung liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến môi trương dạy và học mang tính GD cao

XH hiện đại đòi hỏi người có học vấn không chỉ có khả năng lấy ra từ trí nhớ các tri thức dưới dạng có sẵn, đã lĩnh hội ở nhà trường phổ thông, mà còn phải có năng lực chiếm lĩnh, sử dụng các chi thức một cách độc lập; khả năng đánh giá các sự kiện, các tư tưởng, các hiện tượng mới một cách thông minh, sáng suốt khi gặp vấn đề trong cuộc sống, trong lao động và trong mối quan hệ giữa người với người Nội dung kiến thức được hình thành và phát triển trong quá trình được đào tạo trong nhà trường và quá trình tự học phải góp phần quan trọng để phát triển hứng thú và năng lực nhận thức của học sinh; cung cấp cho học sinh những kĩ năng cần thiết cho việc tự học và tự giáo dục sau này

Tuy nhiên, những nội dung kiến thức được trình bày trong SGK không

đủ đáp ứng được yêu cầu phát triển con người theo mong muốn Chính vì vậy, bên cạnh các hoạt động phục vụ chương trình chính khóa, phải có các hoạt động ngoại khóa HĐNK là dịp để học sinh củng cố đối chiếu những kiến thức đã được học và giúp các em phát huy cao độ tính tích cực, chủ động sáng tạo trong việc tiếp thu tri thức mới

HĐNK là hoạt động giáo dục sự lĩnh hội và hoạt động thẩm mỹ, là các hoạt động nằm ngoài chương trình học chính khóa thường mang tính chất tự

Trang 14

nguyện hơn là bắt buộc, là một hoạt động không đặt sự giảng dạy của giáo viên lên hàng đầu, mà xem trọng hoạt động tự giác, sự vận dụng sáng tạo của học sinh Các HĐNK cho phép HS tự thể hiện ý kiến và suy nghĩ, góp phần xây dựng kĩ năng lãnh đạo và áp dụng kiến thức vào thực tế HS biết cách học một cách kiên nhẫn để đạt đến mục tiêu, phát triển tài năng hay kĩ năng cũng như xây dựng nhân cách trong quá trình tự học tập HS có thể tham gia HĐNK ở lớp, trường hoặc ngoài xã hội với nhiều lựa trọn khác nhau: Có thể

là một buổi thảo luận, là sinh hoạt các câu lạc bộ hoặc một hội thi…

1.2.1.2 Đặc trưng hoạt động ngoại khóa [6]

Nhiệm vụ trọng tâm mà nhà trường phổ thông ngày nay đang ra sức phấn đấu chính là nhiệm vụ rèn luyện đào tạo con người mới phát triển toàn diện về trí, đức, thể, mĩ,…Để đảm đương nhiệm vụ to lớn đó, nhà trường phải

nỗ lực phấn đấu với tất cả các khả năng có thể có của mình Những kết quả nghiên cứu tâm sinh lí của HS và điều tra xã hội gần đây trên thế giới cũng như ở nước ta cho thấy thanh thiếu niên có những thay đổi trong sự phát triển tâm sinh lý, đó là sự thay đổi có gia tốc Trong điều kiện phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng, trong bối cảnh hội nhập, mở rộng giao lưu,

HS được tiếp nhận nhiều nguồn thông tin đa dạng, phong phú nhiều mặt của cuộc sống, có hiểu biết nhiều hơn, linh hoạt và thực tế hơn Trong học tập HS không thỏa mãn với vai trò của người tiếp thu thụ động, không chỉ chấp nhận các giải pháp đã có sẵn được tạo ra, Như vậy, ở lứa tuổi này nảy sinh một yêu cầu và cũng là một quá trình là sự lĩnh hội độc lập các tri thức và phát triển kĩ năng Nhưng các phương thức học tập ở HS nếu muôn được hình thành và phát triển một cách có chủ định thì cần thiết phải có sự hướng dẫn đồng thời tạo các điều kiện thuận lợi nhất

Trong công tác ngoại khóa,năng lực hoạt động tự lập của HS được phát huy Các em tìm hiểu ,nghiên cứu, suy nghĩ và tự mình trình bày các kiến

Trang 15

thức mà tự mình khám phá được GV không phải là người lên lớp giảng bài, truyền thụ kiến thức, ở đây công tác độc lập của HS chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng Ngoài tác dụng GD tư tưởng, tình cảm, mở rộng, bổ sung cho kiến thức nội khóa, phát triển tài năng cá nhân, nâng cao khả năng hoạt động

tự lập, trình độ thực hành và khả năng làm việc tập thể của HS được phát huy

rõ rệt Công tác ngoại khóa được tổ chức tốt còn có tác dụng gắn liền HS với đời sống một cách có hiệu quả HĐNK chính là một cầu nối giúp HS vận dụng kiến thức vào đời sống, sinh hoạt gần gũi với tập thể, với nhân dân hơn một bước

Đối với GV, giờ học ngoại khóa sẽ giúp GV hiểu hơn về HS của mình, phát hiện được khả năng của các em từ đó điều chỉnh phương pháp giảng dạy cho phù hợp GV có thêm vốn kiến thức thực tế để bài giảng phong phú hơn

và tự tin hơn khi truyền đạt kiến thức cho HS

- Nhằm tạo sân chơi lành mạnh bổ ích cho HS, thông qua hoạt động,

HS sẽ lĩnh hội thêm những kiến thức cần thiết cho bản thân trong học tập cũng như đời sống thường nhật

- Tạo cơ hội cho HS kiểm tra kiến thức cũng như độ nhạy bén của bản thân, tạo điều kiện vừa học tập vừa vui chơi

- Giúp HS có cái nhìn tổng quát hơn về mối liên hệ giữa kiến thức và thực tiễn, giữa lý thuyết và thực hành, giúp HS hình thành thái độ đúng đắn trước những vấn đề của cuộc sống, biết chịu trách nhiệm về hành vi của mình, đấu tranh với những biểu hiện sai trái, cảm thụ và đánh giá cái đẹp của cuộc sống

Trang 16

1.2.2 Hoạt động ngoại khóa sinh học [6]

HĐNK Sinh học theo quan niệm đổi mới phương pháp dạy học là một hình thức tự học tích cực, bổ ích và có hiệu quả, nối liền bục giảng với thực tiễn đời sống, mở rộng, kéo dài trường suy tưởng - thẩm định về bài học cho học sinh, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học, kiểm tra lại chất lượng dạy học trong giờ chính khoá Hoạt động ngoại khoá Sinh học, vừa

là hoạt động giáo dục, vừa là hoạt động trí tuệ Qua hoạt động ngoại khoá Sinh học học sinh được phát triển cân đối về trí tuệ và đạo đức

Hoạt động ngoại khoá Sinh học càng cần thiết và bổ ích, thu hút nhiều học sinh tham gia khi được áp dụng vào quá trình dạy học những nội dung mang tính giáo dục cao như: bảo vệ môi trường, phòng chống HIV-AIDS, …

+Thứ nhất: Ngoại khoá Sinh học góp phần làm sáng tỏ những vấn đề

mà giáo viên và học sinh rất khó thực hiện trong giờ chính khoá do hạn chế về điều kiện và thời gian giảng dạy

+ Thứ hai: Ngoại khoá Sinh học cho phép người dạy khắc phục được những bất cập trong chương trình giữa thời gian cho phép và khối lượng kiến thức cần phải truyền đạt, có thể mở rộng và đào sâu những nội dung quan trọng, bổ sung những vấn đề chưa được đặt ra trong chương trình chính khoá

+ Thứ ba: Ngoại khoá Sinh học còn tăng cường tính giáo dục, tính xã hội cho nội dung bài học Qua hoạt động ngoại khoá Sinh học, học sinh có thể hiểu sâu hơn về ý thức của mỗi công dân trong bảo vệ môi trường, cùng chung tay trong việc phòng chống HIV-AIDS

1.2.3 Nguyên tắc của hoạt động ngoại khóa sinh học

- Đảm bảo tính mục đích và tính kế hoạch: các hoạt động ngoại khóa phải được lên kế hoạch, chỉ rõ mục đích, nội dung, hình thức và thời gian thực hiện

Trang 17

- Đảm bảo tính thích hợp và hiệu quả: kế hoạch hoạt động phải vừa sức

và đủ điều kiện để thực hiện thống nhất giữa nội dung ngoại khóa và chương trình nội khóa

- Đảm bảo sự thống nhất của yêu cầu của giáo viên với sự tự nguyện, chủ động và hứng thú, nhu cầu học hỏi của học sinh Tự nó sẽ là nguốn lực để động viên học sinh tích cực tham gia

- Nội dung hoạt động ngoại khóa phải linh hoạt, phong phú, cấn đối giữa các loại hình hoạt động: tập thể, nhóm, cá nhân

- Huy động được sự giúp đỡ của nhà trường, đoàn thể, địa phương và hội phụ huynh học sinh Có sự quan tâm, chỉ đạo sâu sắc của ban giám hiệu

và thầy cô, có sự hỗ trợ về kinh phí tổ chức

1.2.4 Yêu cầu và quy trình thiết kế HĐNK

1.2.4.1 Yêu cầu khi thiết kế HĐNK

- Phải xác định rõ vị trí của vấn đề ngoại khóa trong chương trình chung của môn học, phải bao quát được kiến thức, tránh xáo trộn và trùng lặp kiến thức, phải gợi trí tò mò, ham tìm hiểu cho học sinh Phải bổ sung thêm nhiều kiến thức mới mà không có trong SGK hoặc liên hệ thực tế hằng ngày ở mức giải thích, phòng tránh

- Hình thức ngoại khóa phải sinh động, tránh sự đơn điệu, nhàm chán, phải huy động tích cực các em vào quá trình tìm kiếm dữ liệu, khám phá tri thức, phát hiện vấn đề, biết nêu quan điểm, báo cáo kết quả khảo sát của mình trên cơ sở cùng khảo sát một hoạt động tập thể

- Nội dung ngoại khóa phải đảm bảo tính thiết thực - bổ ích, tính thực tiễn - khả thi, tính ứng dụng - thực hành cao, phù hợp với tâm lý và trình độ nhận thức của học sinh

- Vai trò của người giáo viên là cực kỳ quan trọng, người giáo viên có vai trò định hướng, gợi ý cách hiểu vấn đề, sửa lỗi, đưa ra nhận xét, đánh giá chính xác, động viên và khích lệ tinh thần tập thể ở các em

Trang 18

1.2.4.2 Quy trình tổ chức HĐNK

Muốn tổ chức một một HĐNK có hiệu quả, yêu cầu bắt buộc đối với GV

là phải thiết kế hoạt động Đây là yêu cầu có tính nguyên tắc như đối với việc soạn giáo án trước khi lên lớp dạy học Cụ thể thiết kế một HĐNK gồm các bước sau:

Bước 1: Lựa chọn và đặt tên cho hoạt động

Thực tế, có thể lấy ngay tên hoạt động đã được gợi ý trong chuyên đề Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào khả năng và điều kiện cụ thể của lớp, của trường mà

có thể lựa chọn một tên khác cho hoạt động, hoặc cũng có thể chọn một hoạt động khác nhưng phải bám sát chủ đề của hoạt động và phải nhằm thực hiện mục tiêu của chủ đề, tránh đi lạc hướng sang chủ đề khác Có thể bàn bạc với

HS để các em cùng lựa chọn

Bước 2: Xác định mục tiêu của hoạt động

Sau khi chọn được tên cho hoạt động, xác định rõ mục tiêu của hoạt động nhằm giáo dục cho học sinh những gì về kiến thức, thái độ, kĩ năng

Bước 3: Xác định nội dung và hình thức hoạt động

Cần liệt kê đầy đủ những nội dung của hoạt động và có thể lựa chọn các hình thức hoạt động tương ứng Có thể trong một hoạt động nhưng có nhiều hình thức

Bước 4: Công tác chuẩn bị

Trong bước này, cả GV và HS cùng tham gia hoạt động chuẩn bị Chính trong bước này, GV có điều kiện để thực hiện đổi mới phương pháp Muốn vậy,

GV phải: Dự kiến được nội dung công việc, hình dung được tiến trình hoạt động

Bước 5: Tiến hành hoạt động

Có thể hình dung khi thiết kế bước tiến hành hoạt động như xây dựng một kịch bản cho HS thể hiện Do đó cần sắp xếp một qui trình tiến hành hợp

lí, phù hợp với khả năng của HS

Trang 19

Bước 6: Kết thúc hoạt động

Bước này GV sẽ tổng kết lại quá trình cùa hoạt động và có thể có những yêu cầu cụ thể đến HS như viết báo cáo…

Bước 7: Đánh giá kết quả và tổng kết hoạt động

GV đánh giá buổi HĐNK, nhận xét HS qua buổi HĐNK và tổng kết bế mạc buổi HĐNK

1.2.5 Một số hình thức tổ chức ngoại khóa môn SH [7]

Tham quan

Đây là hình thức cho HS thâm nhập thực tế bằng cách tổ chức cho HS tham quan viện nghiên cứu, cơ sở sản xuất có nội dung liên quan đến SH nhằm giúp HS có điều kiện liên hệ giữa lý thuyết và thực tiễn, tăng hứng thú, phát triển kĩ năng quan sát à rút ra bài học bổ ích cho bản thân

Tham quan được tiến hành trước hoặc sau hoặc trong khi HS đang học

về một kiến thức nào đó Tùy vào thời điểm tiến hành mà tham quan mang lại tác dụng khác nhau, cung cấp cho HS kiến thức sát thực nhất

Để buổi tham quan có hiệu quả đòi hỏi giáo viên phải là người chủ động trong cả quá trình, từ khâu chuẩn bị cho đến khi hoạt động tham quan kết thúc

Hoạt động câu lạc bộ

Câu lạc bộ là hình thức sinh hoạt ngoại khóa của những nhóm HS cùng

sở thích, nhu cầu, năng khiếu,… dưới sự định hướng của những nhà GD nhằm tạo môi trường giao lưu thân thiện, tích cực giữa các học sinh với nhau

và giữa HS với thầy cô giáo, với những người lớn khác Hoạt động của CLB tạo cơ hội để HS được chia sẻ những kiến thức, hiểu biết của mình về các lĩnh vực mà các em quan tâm, qua đó phát triển các kĩ năng của HS như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe và biểu đạt ý kiến, kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng, kĩ năng viết bài, kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm, kĩ năng ra quyết định

Trang 20

và giải quyết vấn đề,… CLB là nơi để HS được thực hành các quyền của mình như quyền được học tập, quyền được vui chơi giải trí và tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật; quyền được tự do biểu đạt; tìm kiếm, tiếp nhận

và phổ biến thông tin,… Thộng qua hoạt động của các CLB, nhà GD hiểu và quan tâm hơn đến nhu cầu, nguyện vọng mục đích chính đáng của HS, CLB hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, thống nhất, có lịch sinh hoạt định kì và

có thể được tổ chức với nhiều lĩnh vực khác nhau như: CLB bảo vệ MT; CLB phòng chống HIV/AIDS;

Tổ chức trò chơi

Trò chơi là một loại hình hoạt động giải trí, thư giãn; là món ăn tinh thần nhiều bổ ích và không thể thiếu được trong cuộc sống con người nói chung, đối với HS nói riêng Trò chơi là hình thức tổ chức các hoạt động vui chơi với nội dung kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có tác dụng giáo dục “chơi mà học, học mà chơi”

Trò chơi có thể được sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau của HĐNK như làm quen, khởi động, dẫn nhập vào nội dung học tập, cung cấp và tiếp nhận tri thức; đánh giá kết quả, rèn luyện các kĩ năng và củng cố những tri thức đã được tiếp nhận,… Trò chơi giúp phát huy tính sáng tạo, hấp dẫn và gây hứng thú cho HS; giúp HS dễ tiếp thu kiến thức mới; giúp chuyển tải nhiều tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau; tạo được bầu không khí thân thiện; tạo cho HS tác phong nhanh nhẹn,…

Hội thi / cuộc thi

Hội thi/cuộc thi là một trong những hình thức tổ chức hoạt động hấp dẫn, lôi cuốn HS và đạt hiệu quả cao trong việc tập hợp, giáo dục, rèn luyện

và định hướng giá trị cho tuổi trẻ Hội thi mang tính chất thi đua giữa các cá nhân, nhóm hoặc tập thể luôn hoạt động tích cực để vươn lên đạt được mục tiêu mong muốn thông qua việc tìm ra người đội thắng cuộc Chính vì vậy, tổ

Trang 21

chức hội thi cho HS là một yêu cầu quan trọng, cần thiết của nhà trường, của giáo viên trong quá trình tổ chức HĐNK

Mục đích tổ chức hội thi/cuộc thi nhằm lôi cuốn học sinh tham gia một cách chủ động, tích cực vào các hoạt động giáo dục của nhà trường; đáp ứng nhu cầu về vui chơi giải trí cho học sinh; thu hút tài năng và sự sáng tạo của

HS khả năng hoạt động tích cực và tương tác của học sinh, góp phần bồi dưỡng cho các em động cơ học tập tích cực, kích thích hứng thú trong quá trình nhận thức Hội thi/cuộc thi có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: Thi vẽ, thi viết, thi tìm hiểu, thi đố vui, thi giải ô chữ, thi tiểu phẩm, hội thi học tập, có nội dung giáo dục về một chủ đề nào đó Nội dung của hội thi rất phong phú, bất cứ nội dung giáo dục nào cũng có thể được tổ chức dưới hình thức hội thi/cuộc thi Điều quan trọng khi tổ chức hội thi là phải linh hoạt, sáng tạo khi tổ chức thực hiện, tránh máy móc thì cuộc thi mới hấp dẫn

Hoạt động nhân đạo

Hoạt động nhân đạo là hoạt động tác động đến trái tim, tình cảm, sự đồng cảm của HS trước những con người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn Thông qua hoạt động nhân đạo, HS biết thêm những hoàn cảnh khó khăn của người nghèo, người nhiễm chất độc da cam, trẻ em mồ côi, người tàn tật, khuyết tật, người già cô đơn không nơi nương tựa, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, những đối tượng dễ bị tổn thương trong cuộc sống,… để kịp thời giúp đỡ, giúp họ từng bước khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống, vươn lên hòa nhập với cộng đồng Hoạt động nhân đạo giúp các em HS được chia sẻ những suy nghĩ, tình cảm và giá trị vật chất của mình với những thành viên trong cộng đồng, giúp các em biết quan tâm hơn đến những người xung quanh từ đó giáo dục các giá trị cho HS như: tiết kiệm, tôn trọng, chia sẻ, cảm thông, yêu thương, hạnh phúc,… Hoạt động nhân đạo trong trường phổ thông

Trang 22

được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: Hiến máu nhân đạo; Xây dựng quỹ ủng hộ các bạn thuộc gia đình nghèo, có hoàn cảnh khó khăn; Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam; Quyên góp đồ dùng học tập cho các bạn học sinh vùng sâu, vùng xa

- Phần lớn các em rất yêu thích và rất muốn khám phá những bí ẩn của

tự nhiên, những điều kì diệu của sự sống

- Kiến thức sinh học rất đa dạng,phong phú, có rất nhiều nội dung để giáo viên đưa vào hoạt động ngoại khóa giúp học sinh dễ dàng tiếp cận và vận dụng các kiến thức đó vào thực tiễn

- Công nghệ thông tin phát triển mạnh khiến các em học sinh có điều kiện tìm hiểu thông tin để tham gia tốt các hoạt động ngoại khóa

- Được sự ủng hộ nhiệt tình từ Ban giám hiệu nhà trường, Ban chấp hành Đoàn trường, các em học sinh, và đặc biệt là sự giúp đỡ của các giáo viên trong tổ

Khó khăn:

- Theo sự phát triển của nền kính tế thị trường, nên rất nhiều học sinh ở bậc Trung học phổ thông ngay từ lớp 10 đã có những định hướng tương lai trong việc chọn khối thi, trường thi Phần lớn các em chọn khối A với 3 môn Toán - Lí – Hóa với nhiều trường thi và nhiều cơ hội về việc làm khi ra trường, vì vậy rất nhiều môn học khác trong đó có môn Sinh ít được các em quan tâm

Trang 23

- Trong nhà trường hiện nay, các hoạt động ngoại khóa chưa thực sự được chú trọng, việc tổ chức các hoạt động này phần lớn còn tùy tiện, tuỳ hứng, chưa có kế hoạch cụ thể, cũng chưa được đánh giá rút kinh nghiệm một cách nghiêm túc

- Trong chương trình của bậc học phổ thông, không quy định giờ cho hoạt động ngoại khoá Phần lớn các trường chỉ tập trung cho giờ học chính khoá và quan niệm ngoại khoá chỉ là vui chơi, giải trí nên không chú trọng, ai làm cũng được, không làm cũng chẳng sao

- Chương trình chính khoá quá nặng, nhà trường cũng như giáo viên không còn thời gian tổ chức hoạt động ngoại khoá

- Tổ chức ngoại khoá cần phải có kinh phí mà nguồn kinh phí này rất hạn chế

- Hoạt động ngoại khoá chưa có một kế hoạch, chương trình hướng dẫn chung cho các trường phổ thông nên không có định hướng cụ thể, các trường

tự biên tự diễn

1.3.2.Thực trạng về tổ chức HĐNK trong trường phổ thông

Kết quả điều tra về tổ chức HĐNK của GV trong trường phổ thông

Để tìm hiểu thực trạng tổ chức HĐNK ở trường THPT, tôi đã thiết kế phiếu điều tra thực trạng (phụ lục 1), sau đó gửi đến 20 GV trong đó có GV trong tổ sinh (6 GV) và 1 số GV khác ở trường THPT Nguyễn Đăng Đạo tỉnh Bắc Ninh

Sau khi phân tích kết quả của phiếu điều tra chúng tôi nhận thấy:

+ Với câu hỏi số 1(phụ lục 1) GV nhận thức mức độ quan trọng của tổ chức HĐNK trong dạy học Với 10% GV cho rằng tổ chức HĐNK ít quan trọng, 40% GV cho rằng tổ chức HĐNK quan trọng và đa phần GV cho rằng HĐNK rất quan trọng

Trang 24

Mức độ

Rất tốt Tốt Bình

thường Kém

Rất kém

Tập trung sự chú ý của HS 40% 60% 0% 0% 0% Hình thành không khí vui vẻ, hứng

khởi trong học tập 66,67% 33,33% 0% 0% 0%

HS hiểu và nắm kiến thức sâu hơn 40% 50% 10% 0% 0% Hình thành cảm xúc, động cơ, hứng

Rèn kỹ năng tương tác, phối hợp giải

quyết nhiệm vụ học tập giữa HS với HS 35% 50% 15% 0% 0% Nâng cao tương tác GV – HS trong

Rèn luyện cho HS kỹ năng làm việc

nhóm, kỹ năng ứng xử trong học tập 45% 55% 0% 0% 0% Rèn luyện trí nhớ của HS 30% 40% 30% 0% 0% Phát triển tư duy sáng tạo, tìm cái mới

Trình độ nghiệp vụ của GV được tăng lên 50% 50% 0% 0% 0%

Trang 25

Mặc dù các GV đánh giá cao về tác dụng của tổ chức HĐNK trong dạy học

SH nhưng khi phân tích câu hỏi số 4 và câu 6 (phụ lục 1) thì các HĐNK rất ít được tổ chức do gặp nhiều khó khăn như:

 Để tổ chức HĐNK cho HS, GV tốn nhiều thời gian công sức

 Chương trình nội dung SGK còn nặng nên việc thiết kế HĐNK phù hợp gặp nhiều khó khăn

+ Với câu hỏi số 2 và số 3 (phụ lục 1) khi hỏi về các hình thức HĐNK

và vai trò HĐNK thì đa phần GV cho rằng hình thức chủ yếu là nói chuyện chuyên đề và có vai trò là củng cố kiến thức cho HS trong chương trình học chính khóa

Kết quả điều tra của HS đối với HĐNK

Để tìm hiểu thực trạng tổ chức HĐNK ở trường THPT, tôi đã thiết kế phiếu điều tra thực trạng (phụ lục 2), sau đó gửi đến 100 HS bất kì của khối

10 trong đó 10 phiếu dành cho HS trong đội tuyển sinh và các HS ở 2 lớp khối 10 trường THPT Nguyễn Đăng Đạo tỉnh Bắc Ninh

Kết quả điều tra được

Nội dung Câu trả lời nhiều nhất Số lượng Khó khăn khi học phần VSV Trừu tượng 60/100

(82%)

Trang 26

HĐNK giúp được gì Tạo một sân chơi lành mạnh cho

HS, rèn luyện nhân cách, phát triển óc sáng tạo, kỹ năng mềm

79/100 (79%)

thống kê như sau:

Từ kết quả thống kê trên, tôi rút ra được một số nhận xét như sau: Nhìn chung ở trường phổ thông HĐNK chưa được tổ chức nhiều, trong khi HS chưa nắm rõ được những kiến thức thực tế các em còn thấy bài học trừu tượng Phương pháp giảng dạy vẫn còn theo lối truyền thống,

GV thường mở rộng bài vào cuối giờ nên thời gian này có thể rất ít so với những gì HS muốn tiếp thu Và kết quả điều tra ở đây cho thấy đại đa số

HS muốn tham gia HĐNK để các em được thỏa sức sáng tạo cũng như mở rộng kiến thức vào sát hơn với thực tiễn

Trang 27

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG THỰC HIỆN

2.1 Vị trí, cấu trúc phần 3: Sinh học vi sinh vật (SH 10)

2.1.1 Vị trí phần 3 - Sinh học vi sinh vật

Là phần nội dung cuối cùng của chương trình SH 10

2.1.2 Cấu trúc phần 3 - Sinh học vi sinh vật

Nội dung phần ba Sinh học vi sinh vật gồm: 3 chương, 12 bài trong đó

có 2 bài thực hành và 1 bài ôn tập

Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở VSV

Gồm 3 bài:

Bài 22: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở VSV

Bài 23: Qúa trình tổng hợp và phân giải các chất ở VSV

Bài 24: Thực hành: Lên men etilic và lactic

Chương 2: Sinh trưởng và sinh sản của VSV

Gồm 4 bài:

Bài 25: Sinh trưởng của VSV

Bài 26: Sinh sản của VSV

Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của VSV

Bài 28: Thực hành: Quan sát một số VSV

Chương 3: Virut và bệnh truyền nhiễm

Gồm 5 bài:

Bài 29: Cấu trúc các loại virut

Bài 30: Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ

Bài 31: Virut gây bệnh Ứng dụng của virut trong thực tiễn

Bài 32: Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch

Bài 33: Ôn tập phần Sinh học VSV

Trang 28

2.2 Khái quát một số chủ đề ngoại khóa phần SH VSV

Phòng chống bệnh truyền nhiễm

Ứng dụng của VSV trong công nghệ thực phẩm

Ứng dụng của VSV trong bảo vệ MT

Phòng chống ma túy và HIV/ AIDS

2.2.1 Chủ đề 1: Phòng chống bệnh truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm là loại bệnh lây lan từ cá thể này sang cá thể khác

Tác nhân gây bệnh rất đa dạng: có thể là vi khuẩn, vi nấm, độngh vật nguyên sinh hoặc virut Muốn gây bệnh phải có đủ 3 điều kiện: độc lực (tức khả

năng gây bệnh), số lượng nhiễm đủ lớn, con đường xâm nhập thích hợp.[8]

Phương thức lây truyền [8]

Tùy loại VSV mà có thể lan truyền theo các con đường khác nhau:

Miễn dịch là khả năng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh

Miễn dịch được chia làm 2 loại miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu

Trang 29

Một số bệnh truyền nhiễm và cách phong tránh [9]

Tên bệnh và

VSV gây bệnh Triệu chứng và tác hại

Phương thức lây nhiễm

Cách phòng tránh

1 Bệnh cúm

(do virut cúm)

Sốt cao trên 380C, nhức đầu, sổ mũi, khó thở, ho

(có thể biến chứng thành viêm phổi)

Qua đường hô hấp

Cách li ngừa bệnh

ra thành vết lở rồi đóng vảy gây sẹo hoặc nhiễm trùng da hoặc các biến chứng khác

Theo tuyến nước bọt, nước mũi bắn ra khi người bệnh nói chuyện, hắt hơi, ho, do tiếp xúc trực tiếp da thậm chí truyền từ mẹ sang con qua nhau thai

Cách li người bệnh, tiêm vacxin

da và máu rồi chết vì tê liệt và điên dại

Qua máu, tình dục và lây truyền từ mẹ sang con

Sống lành mạnh, không tiêm chích ma túy

Trang 30

Lây từ người sang người qua tuyến nước bọt, tiếp xúc hô hấp

Cách li người bệnh và tiêm vacxin phòng bệnh

2.2.2 Chủ đề 2: Ứng dụng của VSV trong bảo vệ MT [10]

ÔNMT là một vấn đề nhức nhối của XH, để giải quyết Theo Luật Bảo

vệ Môi trường của Việt Nam:

"ÔNMT là sự làm thay đổi tính chất của MT, vi phạm tiêu chuẩn MT" ÔNMT được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào MT đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng MT

Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ

Có nhiều dạng ÔNMT, dưới đây là những dạng ô nhiễm chính:

Ô nhiễm không khí, việc xả khói chứa bụi và các chất hóa học vào bầu không khí Ví dụ về các khí độc là cacbon oxít, lưu huỳnh đioxit, các chất cloroflorocacbon (CFCs), và ôxít nitơ là chất thải của công nghiệp và xe

cộ Ôzon quang hóa và khói lẫn sương được tạo ra khi các oxit nito phản ứng với nước trong không khí (chính là sương) xúc tác là ánh sáng mặt trời

Ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nước rác công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống nước ngầm

Trang 31

Ô nhiễm đất xảy ra khi đất bị nhiễm các chất hóa học độc hại (hàm lượng vượt quá giới hạn thông thường) do các hoạt động chủ động của con người như khai thác khoáng sản, sản xuất công nghiệp, sử dụng phân bón hóa học hoặc thuốc trừ sâu quá nhiều, hoặc do bị rò rỉ từ các thùng chứa ngầm Phổ biến nhất trong các loại chất ô nhiễm đất là hydrocacbon, kim loại nặng,MTBE, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, và các hydrocacbon clo hóa

Tác hại: ÔNMT ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của con người và các loài

sinh vật khác

ÔNMT làm mất cân bằng sinh thái do làm suy giảm hoặc biến mất một

số mắt xích trong chuỗi thức ăn

ÔNMT là nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu dẫn đến những thảm họa từ tự nhiên như: hiệu ứng nhà kính, bão, lũ …

 Qua đó đòi hỏi khoa học kĩ thuật phải đưa ra những biện pháp để bảo vệ MT, nhận thấy VSV có đặc điểm sinh trưởng và sinh sản rất nhanh, tạo ra số lượng cá thể lớn trong thời gian ngắn Mặt khác VSV còn có khả năng phân giải các hợp chất có bản chất là protein, polysaccarit (tinh bột, xenlulozo…) Nhờ đó VSV có vai trò rất lớn trong xử lý ÔNMT

Trang 32

2.2.3 Chủ đề 3: VSV đối với thực phẩm

- VSV có khả năng tổng hợp và phân giải các chất nên nó có vai trò trong chế biến thực phẩm và bảo quản thực phẩm tuy nhiên mặt khác đó là VSV còn làm gây hư hỏng thực phẩm

* Ứng dụng của VSV trong chế biến thực phẩm

- Trong đời sống hiện nay người ta đã biết lợi dụng những biến đổi có lợi của VSV để tạo ra những sản phẩm thực phẩm có chất lượng và phù hợp hơn vopwis nhu cầu dinh dưỡng ngày càng nâng cao của con người Như sử dụng sinh khối VSV làm nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng, ứng dụng các quá trình lên men rộng rãi trong việc sản suất các loại thực phẩm quan trọng như: rượu, bia, nước giải khát, bánh mì, nước mắm, mì chính,… cũng như làm gia tăng giá trị dinh dưỡng của các loại thực phẩm

* Ứng dụng trong bảo quản thực phẩm

- Để thực phẩm giữ được lâu dài hơn mà không bị hư hỏng thì phải có những biện pháp phù hợp với từng loại thực phẩm Dựa vào các yếu tố ảnh hưởng đến VSV mà có thể có nhiều biện pháp bảo quản khác nhau như:

+ Bảo quản bằng nhiệt độ cao

+ Bảo quản bằng nhiệt độ thấp

+ Bảo quản bằng cách cho lên men

+ Bảo quản bằng cách sử dụng: muối, đường,

+ Bảo quản bằng phương pháp hóa học (những chất hóa học này phải được quản lý nghiêm ngặt và chứng nhận an toàn)

Trang 33

trùng, virut… Khi xâm nhập vào thực phẩm chúng sẽ phát triển về mặt số lượng rất nhanh, trong quá trình đó chúng tiết ra các sản phẩm thải, làm biến đổi màu sắc, trạng thái, mùi vị của thực phẩm dẫn đến hư hỏng hoặc giảm chất lượng sản phẩm

2.2.4 Chủ đề 4: Phòng chống ma túy và HIV/AIDS

- Ma túy là một số chất tự nhiên hoặc chất tổng hợp (hoá học), khi đưa vào cơ thể người dưới bất cứ hình thức nào sẽ gây ức chế hoặc kích thích mạnh hệ thần kinh, làm giảm đau hoặc có thể gây ảo giác

- Tác hại:

+ Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần và đạo đức con người

+ Làm tan vỡ hạnh phúc gia đình

+ Rối loạn trật tự xã hội

+ Suy thoái giống nòi dân tộc

Ma túy, mại dâm là con đường ngắn nhất làm lây truyền HIV/AIDS- một căn bệnh vô cùng nguy hiểm

- Phân loại dựa theo nguồn gốc sản sinh thì các chất ma túy gồm có:

Ma túy tự nhiên, ma túy bán tổng hợp và ma túy tổng hợp

+ Ma túy tự nhiên: Ví dụ: thuốc phiện, cần sa… Đây là các chất ma túy

có sẵn trong tự nhiên, là những ancaloit của một số loài thực vật như: thuốc phiện, cần sa, coca

+ Ma túy bán tổng hợp Ví dụ như hêroin

+ Ma túy tổng hợp:Ví dụ như estasy, đá (hay là crystal meth), Morphine

- HIV là loại virut gây bệnh suy giảm miễn dịch ở người

- AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải

- HIV/AIDS là căn bệnh lây lan nhanh và giết người hàng loạt

- Con đường lây truyền HIV/AIDS

Trang 34

Qua đường máu

Từ mẹ sang con

Qua đường tình dục

- Các giai đoạn phát triển của bệnh: Gồm 3 giai đoạn

+ Giai đoạn sơ nhiễm hay giai đoạn “cửa sổ”: kéo dài 2 tuần đến 3 tháng Thường không biểu hiện triệu chứng hoặc biểu hiện nhẹ

+ Giai đoạn không triệu chứng: kéo dài 1-10 năm Lúc này số lượng tế bào limpho T – CD4- giảm dần

+ Giai đoạn biểu hiện triệu chứng AIDS: Các bệnh cơ hội xuất hiện: tiêu chảy, viêm da, sưng hạch, lao, ung thư Kaposi, mất trí, sốt kéo dài, sút cân,…Cuối cùng dẫn đến cái chết không sao tránh khỏi

Cùng với xu hướng gia tăng của tệ nạn ma túy trên thế giới, những năm qua, tệ nạn ma túy ở Việt Nam luôn tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống xã hội Tệ nạn ma túy có tác hại rất lớn đến kinh tế, chính trị, xã hội, hạnh phúc, giống nòi, làm suy thoái về đạo đức, lối sống, là nguyên nhân dẫn đến các loại tội phạm như trộm cắp, cướp của giết người, lừa đảo, cưỡng đoạt tài sản, gây rối trật tự công cộng…, đồng thời cũng là nguyên nhân chính dẫn đến đại dịch HIV của thế giới Do vậy, việc tổ chức cai nghiện cho người nghiện ma túy là cần thiết nhằm giúp họ từ bỏ sự phụ thuộc vào chất gây nghiện, đồng thời trang bị, phục hồi cho họ các kỹ năng sống và kỹ năng lao động

để đảm bảo thực hiện đầy đủ các vai trò của mình trong gia đình và xã hội [12] 2.3 Thiết kế hoạt động ngoại khóa phần SH VSV lớp 10

Trang 35

- Kỹ năng: phát triển các kỹ năng quan sát, tư duy phân tích

- Thái độ: có ý thức tiếp thu những vấn đề trong phòng chống bệnh tật

và bảo vệ môi trường

II Thời gian, địa điểm

Thời gian: Buổi học chuyên đề

Địa điểm: Lớp học

III Nội dung, hình thức

- Nội dung kiến thức chương III phần ba SH 10 “Virut và bệnh truyền nhiễm” và kiến thức thực tế có liên quan

- Hình thức:

+ Dưới dạng một hội thi

+ Gồm 3 đội mỗi đội gồm 4 thành viên

IV Công tác chuẩn bị

- Ôn tập lại kiến thức

- Tuyển chọn thành viên tham gia đội thi

Trang 36

Vòng 1: Khởi động (15 phút)

Thể lệ: Phần thi gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm đưa ra, mỗi câu hỏi đưa ra các đội có 10 giây suy nghĩ sau 10 giây mỗi đội sẽ giơ câu trả lời của đội mình lên Nếu cả 3 đội không có câu trả lời đúng thì phần trả lời dành cho khán giả

Mỗi câu trả lơi đúng sẽ được 10 điểm khán giả trả lời đúng sẽ được phần thưởng

Vòng 2: Đoán ý đồng đội (20 phút)

Thể lệ: Mỗi đội chơi sẽ bốc thăm số thứ tự chơi tương ứng số phiếu các

từ khóa Mỗi đội cử 1 thành viên có nhiệm vụ nhận những từ khóa và diễn đạt bằng ngôn ngữ và hình thể để cho các thành viên trong đội đoán từ khóa Nếu diễn đạt nhắc đến từ khóa sẽ phạm luật và không được tính từ khóa đó Mỗi đội sẽ có 5 cụm từ khóa, diễn đạt và trả lời trong 90 giây, mỗi câu trả lời đúng tương ứng với 15 điểm

Vòng 3: Giải trí- Đuổi hình bắt tên phim (15 phút)

Thể lệ: Chiếu hình ảnh đoán tên phim, gồm 10 hình ảnh về những bộ phim nổi tiếng trong và ngoài nước và được các bạn trẻ yêu thích, khi mỗi hình ảnh chiếu lên sau 3 giây đội nào có tín hiệu chuông sớm nhất đội đó có quyền trả lời Nếu chưa hết 3 giây mà có tín hiệu chuông thì phạm luật và không có quyền trả lời Mỗi đáp án đúng sẽ được cộng 5 điểm

VI Công bố kết quả và trao giải (5 phút)

BGK cộng điểm của từng đội và công bố điểm

Trang 37

Cơ cấu giải thưởng: 1 gải nhất: 10 quyển vở, 1 hộp bút, 4 cây bút xóa

1 giải nhì: 10 quyển vở, 4 cây bút xóa

1 giải ba: 4 quyển vở, 4 cây bút xóa

VII Tổng kết hội thi, bế mạc (10 phút)

- GV hỏi ý kiến một số em học sinh về ý thức phòng bệnh truền nhiễm qua bài học

- GV tiến hành tổng kết hội thi, động viên khen ngợi các đội thi, cảm ơn BGK

Câu 2: Xác định câu sai trong các câu sau đây:

a Virut là tác nhân gây nhiều bệnh trên nhiều đối tượng khác nhau

b Virut gây bệnh cho vi sinh vật , động vật và thực vật là nguyên nhân gây thiệt hại nặng nề cho ngành công nghiệp vi sinh vật và ngành nông nghiệp

c Virut có một vai trò đặc biệt trong kĩ thuật di truyền

d Côn trùng không phải là vật trung gian truyền bệnh do virut

Câu 3: Các yếu tố bảo vệ tự nhiên của cơ thể như da, niêm mạc, các

dịch do cơ thể tiết ra (dịch tiêu hóa, nước mắt, nước bọt …) thuộc loại miễn

dịch nào?

a Miễn dịch không đặc hiệu

Trang 38

b Tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh

c Giữ gìn vệ sinh cá nhân và cộng đồng

d Tất cả các biện pháp nêu trên câu

Câu 8: Khi một người bị bệnh sởi hắt hơi Virus gây bệnh sẽ tồn tại

trong không khí bao lâu và lây nhiễm cho những người xung quanh?

a: 2 giây

b: 2 phút

c: 2 giờ

Trang 39

Câu 9: Bệnh nào sau đây đã có vaccine phòng ngừa?

Vòng 2: Đoán ý đồng đội

Nhân lên Thuốc kháng sinh Nhiễm trùng

Bệnh truyền nhiễm Miễn dịch Viêm não nhật bản

Ngày đăng: 01/03/2017, 16:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w