Tăng trưởng kinh tế cao gây nên bất bình đẳng thu nhập gia tăng.

Một phần của tài liệu Thực trạng tăng trưởng và bất bình đẳng thu nhập của Việt Nam (Trang 34 - 42)

Trong quá trình thực hiện đổi mới cơ chế kinh tế, thành tựu tăng trưởng kinh tế, và nỗ lực cải thiện vấn đề bất bình đẳng thu nhập của Việt Nam như ta đã thấy ở trên là đáng ghi nhận. Tuy nhiên, những điều đã nói ở trên vẫn chưa phản ánh đúng, đủ về thực trạng tác động của tăng trưởng kinh tế tới bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam.

Cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế thì tình trạng bất bình đẳng thu nhập lại có chiều hướng gia tăng, khoảng cách thu nhập giữa các vùng, các tầng lớp dân cư ngày càng lớn, phân hoá giàu nghèo ngày càng gay gắt.

- Về hệ số Gini

Tăng trưởng kinh tế cao nhưng bất bình đẳng thu nhập gia tăng. Tình trạng bất bình đẳng thu nhập của cả nước tăng cao. Không những thế tình trạng bất bình đẳng thu nhập còn có sự khác biệt giữa các vùng, giữa khu vực thành thị và nông thôn. Bất bình đẳng xảy ra nghiêm trọng hơn ở khu vực thành thị, hệ số Gini ở thành thị luôn cao hơn so với nông thôn và giữa các vùng mức độ bất bình đẳng thu nhập cũng rất khác nhau.

Bảng 11: Hệ số Gini chia theo thành thị - nông thôn và vùng.

2002 2004 Thành thị 0.41 0.41 Nông thôn 0.36 0.37 Vùng ĐB sông Hồng 0.39 0.39 Đông Bắc 0.36 0.39 Tây Bắc 0.37 0.38 Bắc Trung bộ 0.36 0.36

Duyên hải Nam Trung bộ 0.35 0.37

Tây Nguyên 0.37 0.4

Đông Nam bộ 0.42 0.43

ĐB sông Cửu Long 0.39 0.38

Hệ số Gini ở thành thị cao hơn hệ số Gini ở nông thôn, điều này chứng tỏ có sự chênh lệch mức độ bất bình đẳng thu nhập giữa thành thị và nông thôn. Ở khu vực thành thị, nơi mà kinh tế phát triển hơn rất nhiều so với khu vực nông thôn thì tình trạng bất bình đẳng thu nhập ở đó cũng lại cao hơn so với ở nông thôn. Tình trạng bất bình đẳng thu nhập giữa các vùng cũng có sự khác biệt. Vùng Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, đây đều là những vùng phát triển nhất của cả nước thế nhưng chính những vùng này lại có hệ số Gini cao, cao hơn so với những vùng kinh tế khó khăn hơn, vùng núi, vùng sâu vùng xa nơi mà kinh tế kém phát triển. Hệ số Gini đều có xu hướng tăng trong những năm gần đây ở tất cả các vùng, cả khu vực thành thị lẫn nông thôn biểu hiện mức độ bất bình đẳng đang có xu hướng tăng lên. Điều này chứng tỏ rằng tăng trưởng kinh tế cao kéo theo tình trạng bất bình đẳng thu nhập gia tăng.

- Về chênh lệch mức sống các nhóm giàu nghèo

Tăng trưởng kinh tế cao nhưng chênh lệch mức sống giữa các nhóm giàu nghèo cũng tăng cao.

Bảng 12: Chênh lệch chi tiêu giữa các nhóm giàu nghèo

Năm Nhóm giàu nhất Nhóm gần giàu nhất Nhóm trung bình Nhóm gần nghèo nhất Nhóm nghèo nhất Chi tiêu bình quân (1000 VND, giá tháng 1- 1993).

1993 2023 1044 774 594 407 1998 3575 1736 1259 867 651 2004 5475 2674 1862 1370 873 2006 1541.7 678.6 458.9 318.9 184.3 Tỷ trọng chi tiêu % 1993 41.78 21.56 15.99 12.27 8.41 1998 44.20 21.46 15.57 10.72 8.05 2004 44.68 21.82 15.20 11.18 7.12 Nguồn: Tổng cục thống kê

Rõ ràng chênh lệch chi tiêu giữa các nhóm giàu nghèo là rất lớn, và có xu hướng gia tăng. Nếu như chênh lệch chi tiêu giữa nhóm giàu nhất và nhóm nghèo nhất năm 1993 chỉ là 4.9 lần thì đến năm 2006, tỷ lệ này đã tăng lên 8.4 lần. Tỷ lệ chi tiêu giữa các nhóm cũng thể hiện sự chênh lệch đáng kể. Nếu như tỷ lệ chi tiêu của nhóm giàu nhất luôn chiếm tới trên 40% và có xu hướng tăng lên thì tỷ lệ chi tiêu của nhóm nghèo nhất lại chỉ chiếm chưa tới 10% và còn có chiều hướng giảm đi. Điều

này thể hiện chênh lệch mức sống giữa các nhóm giàu nghèo ngày càng tăng, chứng tỏ rằng tăng trưởng kinh tế cao nhưng lại gây nên bất bình đẳng thu nhập gia tăng.

- Chênh lệch mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng

Chênh lệch mức sống giữa thành thị và nông thôn năm 1999 là 2.3 lần, năm 2002 là 2.26 lần, năm 2004 là 2.15 lần; tỷ lệ chênh lệch mức sống giữa thành thị và nông thôn vẫn còn ở mức đáng nguy ngại, mức chênh lệch này gần như không suy giảm là bao khi kinh tế tăng trưởng ngày càng cao. Thu nhập giữa các vùng cũng có sự chênh lệch đáng kể và có xu hướng gia tăng.

Bảng 13: Thu nhập thực tế bình quân đầu người

1999 2002 2004

Cả nước 295 356 448

Phân theo thành thị và nông thôn

Thành thị 517 622 815 Nông thôn 225 275 378 Phân theo vùng Đồng bằng sông Hồng 280 353 488 Đông Bắc 210 269 380 Tây Bắc 210 197 266 Bắc Trung bộ 212 235 317

Duyên hải nam Trung bộ 253 306 415

Tây nguyên 345 244 390

Đông Nam bộ 528 620 833

Đồng bằng sông Cửu Long 342 371 471

Nguồn: Tổng cục thống kê

Đông Nam bộ vẫn là vùng có mức thu nhập bình quân đầu người dẫn đầu trong cả nước, khu vực Tây Bắc luôn là khu vực kém phát triển, thu nhập bình quân đầu người thấp nhất trên cả nước.Tỷ lệ chênh lệch về thu nhập bình quân đầu người giữa khu vực Đông Nam bộ và khu vực Tây Bắc vẫn luôn cao và có xu hướng gia tăng;

năm 1999 là 2.51 lần, năm 2002 mức chênh lệch tăng lên là 3.14 lần, và năm 2004 là 3.13 lần.

Bảng 14: Chi tiêu hộ gia đình phân theo thành thị, nông thôn và phân theo vùng.

1999 2002 2004 2006

cả nước 221 269 360 460

Phân theo thành thị và nông thôn

Thành thị 373 461 595 738

Nông thôn 175 211 284 359

Phân theo vùng

Đồng bằng sông Hồng 223 274 378 479

Trung du và miền núi phía Bắc 167 201 265 336

Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 178 217 288 362

Tây Nguyên 251 202 295 391

Đông Nam Bộ 385 476 611 785

Đồng bằng sông Cửu Long 246 258 335 435

Nguồn: Tổng cục Thống kê.

Mặc dù chi tiêu bình quân đầu người ở cả thành thị và nông thôn, ở các vùng đều tăng, nhưng chênh lệch chi tiêu giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng cũng không hề giảm bớt. Nếu như năm 1999 tỷ lệ chênh lệch chi tiêu giữa thành thị và nông thôn là 2.1 lần thì năm 2006 tỷ lệ này vẫn gần như không hề dịch chuyển. Nếu như Đông Nam bộ là vùng có mức chi tiêu lớn nhất của cả nước và vùng trung du miền núi phía Bắc là vùng có mức chi tiêu thấp nhất thì tỷ lệ chênh lệch chi tiêu giữa 2 vùng này năm 1999 là 2.3 lần thì đến năm 2006 tỷ lệ này không hề giảm bớt mà còn có xu hướng tăng lên thành 2.33 lần.

Qua đó có thể thấy rằng kinh tế nước ta phát triển không đồng đều giữa các vùng. Từ đó gây nên tình trạng chênh lệch thu nhập, chênh lệch mức sống giữa các vùng.

- Chênh lệch tỷ lệ nghèo giữa thành thị - nông thôn và giữa các vùng.

Tăng trưởng kinh tế cao nhưng mức độ chênh lệch tỷ lệ nghèo giữa các vùng là rất lớn. Và tỷ lệ chênh lệch có xu hướng gia tăng qua các năm.

Bảng 15: Tỷ lệ nghèo chia theo vùng.

1993 1998 2003 2004 2006

Tỷ lệ nghèo chung cả nước 51.8 37.4 23 19.5 16

Miền núi phía Bắc 81.5 64.2 43.9 35.1 31.9

Đồng bằng sông Hồng 62.7 29.3 22.4 12.1 8.8

Bắc Trung bộ 74.5 48.1 43.9 30.9 29.1

Duyên hải miền Trung 47.2 34.5 25.2 19.0 12.6

Tây Nguyên 70.0 62.4 51.8 33.1 28.6

Đông Nam bộ 37.0 12.2 10.6 5.4 5.8

Đồng bằng sông Cửu Long 47.1 36.9 23.4 19.5 10.3

Nguồn: Niên giám thống kê

Mặc dù tỷ lệ nghèo chung của cả nước và từng vùng đã giảm đi rõ rệt, tỷ lệ nghèo của cả nước đã giảm từ 51.8% (1993) xuống còn 19.5% (2004) Tuy nhiên tỷ lệ người nghèo giữa các vùng vẫn có sự chênh lệch rõ rệt. Miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên là những vùng có tỷ lệ người nghèo lớn nhất trong cả nước, lớn hơn rất nhiều so với các vùng khác. Đông Nam bộ luôn là vùng có tỷ lệ nghèo thấp nhất cả nước, năm 2004 tỷ lệ hộ nghèo chỉ có 5,4%. Ít hơn tới 7 lần so với khu vực miền núi phía Bắc.

Tăng trưởng kinh tế cao nhưng tỷ lệ nghèo ở thành thị và nông thôn cũng chênh lệch vẫn ở mức đáng báo động và có xu hướng gia tăng mức độ chênh lệch.

Biểu đồ 6: Tỷ lệ nghèo ở thành thành thị và nông thôn

Nguồn: Tổng cục thống kê

Mặc dù tỷ lệ nghèo ở cả thành thị và nông thôn đã giảm đáng kể, tỷ lệ nghèo ở thành thị giảm tử 9.2 % năm 1998 xuống còn 3.9% năm 2006, tỷ lệ nghèo ở nông thôn cũng đã giảm đáng kể từ 45.5% năm 1998 xuống còn 20.4% năm 2006 nhưng chênh lệch tỷ lệ nghèo ở thành thị và nông thôn ngày càng gia tăng. Năm 1998 tỷ lệ

nghèo ở nông thôn gấp 4.9 lần tỷ lệ nghèo ở thành thị, năm 2006 tỷ lệ này tăng lên 5.2%

Kết quả giảm nghèo chưa bền vững, tỷ lệ hộ nghèo mặc dù còn 11% nhưng tỷ lệ hộ cận nghèo là rất lớn, khả năng dễ bị tổn thương cao, chỉ cần nâng mức chuẩn nghèo lên một chút thì sẽ dễ dàng trở lại là hộ nghèo. Năm 2008 vừa qua cả nước có tới 957.6 nghìn lượt hộ thiếu đói và 4 triệu lượt nhân khẩu thiếu đói, tập trung nhiều ở các tỉnh vùng Trung Du và miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung.

- Chênh lệch thu nhập giữa các ngành

Tăng trưởng kinh tế đi cùng với bất bình đẳng thu nhập giữa các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.

Bảng 16: Thu nhập lao động của các ngành

2000 Lao động/tổng lao

động Thu nhập/tổng thu nhập đầu tư/tổng đầu tư

Nông nghiệp 65.09 34 13.85 Công nghiệp 13.11 28 39.23 Dịch vụ 21.8 38 46.93 2005 Nông nghiệp 57.1 30 7.5 Công nghiệp 18.2 35 43.01 Dịch vụ 24.7 36 49.48 Nguồn: Tổng cục thống kê

Số liệu trong bảng trên cho thấy: thu nhập bình quân của người lao động ngành nông nghiệp đạt mức thấp hơn nhiều so với các ngành còn lại. Năm 2000, nông nghiệp chiếm 65% tổng lao động của nhưng họ chỉ nhận được 34% tổng thu nhập của toàn nền kinh tế. Đến năm 2005 tình hình có chút cải thiện, tỷ trọng lao động trong nông nghiệp giảm xuống còn 57% trong tổng số lao động chiếm 30% trong tổng thu nhập toàn nền kinh tế. Những con số này cho thấy thu nhập trong nông nghiệp năm 2005 có phần gia tăng hơn so với năm 2000. Tuy nhiên mức độ ra tăng không đáng kể. Số liệu trên cũng cho thấy khoảng cách thu nhập giữa khu vực công nghiệp, dịch vụ so với khu vực nông nghiệp là khá lớn. Trong khi lao động trong công nghiệp chỉ chiếm có 13.11% tổng lao động nhưng tổng thu nhập mà khu vực này nhận được lên tới 28% (năm 2000). Thu nhập từ các ngành dịch vụ cũng cao hơn so với nông nghiệp rất nhiều. Có thể thấy năm 2000 tỷ lệ thu nhập/lao động trong công nghiệp lớn gấp 4 lần trong nông nghiệp, trong dịch vụ lớn hơn gấp 3 lần so với nông nghiệp.

Đến năm 2005 những con số này đã được rút ngắn nhưng vẫn ở mức cao và đáng lo ngại.

So sánh giữa tỷ lệ thu nhập/lao động trong công nghiệp và dịch vụ cũng cho thấy thu nhập bình quân trong ngành công nghiệp vẫn cao hơn ngành dịch vụ. Năm 2000 thu nhập trong ngành công nghiệp cao gấp 1.22 lần so với ngành dịch vụ và tăng lên 1.32 lần năm 2005. Như vậy khoảng cách thu nhập giữa hai khu vực này ngày càng nới rộng.

Bên cạnh đó tỷ trọng đầu tư cho nông nghiệp là rất thấp, năm 2000 tỷ trọng đầu tư cho ngành này chỉ chiếm 13.85% tổng vốn đầu tư, đến năm 2005 con số này rút ngắn xuống còn 7.5%. Ngành dịch vụ luôn là ngành có tỷ trọng vốn đầu tư lớn nhất. Tỷ trọng vốn đầu tư cho nông nghiệp chỉ xấp xỉ 1/3 tỷ trọng vốn đầu tư cho công nghiệp, và chỉ bằng gần 1/4 so với dịch vụ (năm 2000) và đến năm 2005, tỷ lệ vốn đầu tư cho nông nghiệp chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Đây cũng có thể là một phần nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch thu nhập khá lớn giữa các ngành.

- Bất bình đẳng trong việc hưởng phúc lợi xã hội và các dịch vụ công

Về an sinh xã hội. Các lợi ích của an sinh xã hội (ASXH) ở Việt Nam được phân phối không công bằng. Nhóm giàu nhất ở Việt Nam (20% số hộ gia đình) nhận được 40% lợi ích an sinh xã hội, trong khi đó nhóm nghèo nhất chỉ nhận được chưa tới 7%. Về chế độ lương hưu, nhóm giàu nhất nhận được 47% lương hưu, nhóm nghèo nhất chỉ được 2%.Tương tự, nhóm giàu nhất nhận được 45% trợ giúp y tế, 35% trợ giúp giáo dục, còn nhóm nghèo nhất chỉ nhận được tương ứng là 7% và 15%. Ngoài ra, các vùng thành thị nhận được nhiều lợi ích ASXH hơn vùng nông thôn, người Kinh, người Hoa nhận nhiều hơn người thiểu số, miền Bắc nhiều hơn miền Nam.

Về các dịch vụ y tế, giáo dục. Nhà nước ta mặc dù đã có rất nhiều chính sách ưu đãi giáo dục, mức học phí vẫn còn thấp so với các nước trên thế giới nhưng cũng vẫn là rào cản đối với việc tiếp cận giáo dục của những hộ gia đình nghèo, hoàn cảnh khó khăn, những đối tượng là dân tộc thiểu số nhưng vẫn còn nhiều trường hợp trẻ em trong độ tuổi đi học vẫn chưa được đến trường hoặc phải bỏ học giữa trừng. Năm học 2007-2008, cả nước có 215.1 nghìn học sinh bỏ học, chiếm gần 1.4% tổng số học sinh, bao gồm 32 nghìn học sinh tiểu học, chiếm 0.5% tổng số học sinh tiểu học, 105.2 nghìn học sinh trung học cơ sở, chiếm 1.8% số học sinh trung học cơ sở, 77.9 nghìn học sinh trung học phổ thông, chiếm 2.6% số học sinh trung học phổ thông.

Nguyên nhân của tình trạng bỏ học chủ yếu do học sinh có học lực yếu kém, do hoàn cảnh kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn, không có điều kiện để theo học tiếp.

Chất lượng các dịch vụ y tế mặc dù đã được cải thiện đáng kể nhưng vẫn còn nhiều thiếu thốn, số lượng y tá, bác sĩ vẫn còn ít, tình trạng thiếu giường bệnh vẫn còn xảy ra. Cho đến năm 2007 số cán bộ y tế cho một vạn dân mới chỉ có bình quân là 6.4 người. Điều này chứng tỏ chất lượng y tế vẫn còn thấp, bệnh nhân sẽ không được chăm sóc một cách đầy đủ nhất, từ đó ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ người dân, chất lượng lao động sẽ bị giảm sút, gây ảnh hưởng không tốt tới tăng trưởng.

Bảng 17: Số cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc sở y tế năm 2007 phân theo vùng

Tổng số bệnh viện khám kvPhòng Bv điều dưỡng

trạm y tế xã phường cả nước 12626 902 803 31 10851 ĐB sông Hồng 2543 165 109 7 2253 Đông Bắc bộ 2427 152 197 6 2067 Tây Bắc 733 46 69 1 615 Bắc Trung bộ 2047 106 114 5 1820

Duyên hải Nam Trung bộ 1023 87 57 4 872

Tây Nguyên 809 64 48 3 689

Đông Nam bộ 1248 127 80 3 1027

ĐB sông Cửu Long 1796 155 129 2 1508

Nguồn: Tổng cục thống kê

Mức độ chăm sóc sức khoẻ giữa các vùng vẫn còn chênh lệch khá lớn, vùng đồng bằng sông Hồng là vùng có số cơ sở y tế nhiều nhất cả nước và lớn gấp 3.5 lần vùng Tây Bắc là vùng có số cơ sở y tế ít nhất cả nước.

Một phần của tài liệu Thực trạng tăng trưởng và bất bình đẳng thu nhập của Việt Nam (Trang 34 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w