Quan điểm của Đảng và nhà nước về vấn đề tăng trưởng kinh tế và bất

Một phần của tài liệu Thực trạng tăng trưởng và bất bình đẳng thu nhập của Việt Nam (Trang 45 - 46)

3.1. Quan điểm của Đảng và nhà nước về vấn đề tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập bình đẳng thu nhập

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (12-1986) đã hoạch định đường lối và khởi xướng công cuộc đổi mới ở nước ta. Đường lối đổi mới của Đại hội VI (12- 1986) là sự đổi mới căn bản, toàn diện nhưng trước hết hướng vào đổi mới chủ trương, chính sách kinh tế. Đại hội VII của Đảng (6-1991) đề ra Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đại hội Đảng các khoá VI, VII, VIII và IX đã phát triển sâu sắc, toàn diện nội dung của đường lối đổi mới. Các Đại hội đã khẳng định mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, đồng thời khẳng định phương châm chung là “tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển”. Những nền tảng tư tưởng này đã chỉ đạo quá trình hoạch định và thực thi hệ thống các chính sách phát triển kinh tế- xã hội của nước ta trong những năm qua.

Đảng ta chủ trương đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng kinh tế, tạo bước tiến rõ rệt về chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của các sản phẩm, các doanh nghiệp và của cả nền kinh tế; thúc đẩy việc xây dựng đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; kiên quyết tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách để tiếp tục giải phóng sức sản xuất; đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, nhất là cổ phần hoá mạnh hơn nữa doanh nghiệp Nhà nước; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; phát triển văn hoá, xã hội đồng bộ hơn với tăng trưởng kinh tế, tập trung giải quyết tốt hơn nữa một sốvấn đề xã hội bức xúc, như tạo việc làm, tiếp tục xoá đói giảm nghèo ở những vùng đặc biệt khó khăn; nâng cao chất lượng giáo dục, y tế, văn hoá; tạo cho được sự chuyển biến toàn diện và sâu sắc trong việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng và trong hệ thống chính trị, thực hiện khẩn trương cải cách hành chính, đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, nhũng nhiễu dân.

Đảng ta đưa ra những định hướng cho các nhóm giải pháp chính về tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo:

Nhóm giải pháp về tăng trưởng kinh tế: Các chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước cần được cải tiến nhằm tạo ra các điều kiện thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư đều có cơ hội tiếp cận một cách công bằng đối với các yếu tố “đầu vào” của sản xuất, kinh doanh. Nhà nước còn cần phải thi hành chính sách phân phối lại thông qua các sắc thuế để tạo ra nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và phân bổ hợp lý các khoản chi từ ngân sách này cho đầu tư phát triển và cho tiêu dùng. Cần có quy hoạch và kế hoạch cụ thể để cân đối hợp lý mức đầu tư cho các vùng lãnh thổ khác nhau.

Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách hỗ trợ đối với người nghèo: Đối với chính sách ruộng đất sản xuất và phát triển nông – lâm – ngư nghiệp đối với hộ nông dân đói nghèo hiện nay, phải tạo cho bất kỳ nơi nào có nông dân là có ruộng đất. Nó là điều kiện cơ bản nhất, từ đó dạy cho họ làm ăn xóa đói giảm nghèo bền vững. Phải có chính sách tạo đủ công ăn việc làm, thực hiện chương trình việc làm cho nông dân, nhất là cho nông hộ đói nghèo tốt hơn. Hoàn chỉnh hệ thống chính sách bảo đảm cung ứng dịch vụ công cộng thiết yếu, bình đẳng cho mọi người dân về giáo dục và đào tạo, tạo việc làm, chăm sóc sức khỏe, văn hóa thông tin, thể dục thể thao v.v…

Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách thực hiện phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân: Đưa ra chính sách về thuế thu nhập cá nhân, từng bước đi vào hoàn thiện hệ thống thuế. Áp dụng một cách triệt để nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất.

Một phần của tài liệu Thực trạng tăng trưởng và bất bình đẳng thu nhập của Việt Nam (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w