1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Bài tập hết môn bệnh thông thường 2

28 460 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 9,61 MB

Nội dung

• Kết quả điều trị vết thương mạch máu được quyết định bởi nhiều yếu tố trong đó có thời gian can thiệp ; kết quả sơ cứu ban đầu; tổn thương phối hợp; công tác gây mê và hồi sức.. lệ tử

Trang 1

BÀI LÀMCâu 1 Truyền thông giáo dục sức khỏe và tư vấn cộng đồng về chủ đề vết thương mạch máu.

I. Đặt vấn đề:

Trang 2

• Vết thương mạch máu là loại vết thương thường gặp trong thời chiến (khoảng 5%), trong thời bình ít gặp hơn (từ 1-3%) Nguyên nhân phần lớn là do các vật nhôm sắc (dao, kéo, manhr thuỷ tinh…), đầu xương gãy chọc vào, đụng dập mạch máu trong các tai nạn giao thông hay tai nạn lao động, ngoài ra phải kể đến các nguyên nhân do tiêm chích khá phổ biến hiện nay Có thể gặp ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính, không mang tính địa dư.

• Khi mạch máu bị tổn thương, máu trong lòng mạch có thể chảy ra ngoài da hoặc dưới da, có khi gây một khối máu cục làm tắc lưu thông dòng máu (do chấn thương kín gây đụng dập mạch máu) Thực tế lâm sàng người ta thường mô ta mạch máu ở chi làm thể điển hình Là vết thương làm tổn thương tới động mạch và tĩnh mạch, trong đó tổn thương động mạch cần phải đặc biệt lưu ý (cấp cứu số 1)

- Vết thương mạch máu ở chi dưới chiếm quá nửa (55%), chi trên (35%), vùng cổ, đầu, than (15%)

- Việc chẩn đoán thường không khó khăn, nhưng đôi khi bỏ sót vết thương kín hoặc vết thương không còn chảy máu

- Đòi hỏi phải chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời

- Việc điều trị ngày nay có nhiều tiến bộ với:

+ Kỹ thuật khâu, nối, ghép mạch

+ Kháng sinh chống nhiễm trùng

• Kết quả điều trị vết thương mạch máu được quyết định bởi nhiều yếu tố trong đó

có thời gian can thiệp ; kết quả sơ cứu ban đầu; tổn thương phối hợp; công tác gây mê và hồi sức Tới nay, chỉ tính riêng vết thương mạch máu ngoại biên thì tỉ

Trang 3

lệ tử vong và cắt cụt chi do nguyên nhân tổn thương mạch máu đã giảm một cách đáng kể.

• Mặc dù ngày nay Y học đã có nhiều tiến bộ về hiểu biết và kỹ thuật với những phương tiện chẩn đoán hiện đại, nhưng tới nay việc chẩn đoán và xử trí vết thương mạch máu vẫn còn những sai sót đáng tiếc do các nguyên nhân khác nhau

II. Nội dung:

1. Định nghĩa:

- Là tổn thương làm mất liên tục 3 lớp của thành mạch

- Vết thương mạch máu là một cấp cứu ngoại khoa thương gặp nhiều nguyên nhân khác nhau

- Vết thương mạch máu có nhiều hình thái lâm sàng (tránh quan niệm vết thương mạch máu thì phải chảy máu

2. Nguyên nhân:

- Do vật sắc nhọn như dao, kéo, mảnh thủy tinh …

- Do đạn hay mảnh kim khí gây xuyên thủng

- Do gẫy xương: các đầu xương gẫy chọc vào bó mạch gây tổn thương

- Do đụng dập mạch máu: trong các tai nạn giao thông, trong tai nạn lao động trong sinh hoạt …

- Do thầy thuốc gây nên: các thủ thuật chụp mạch, thông tin, do các thao tác thực hiện thô bạo …

- Do nhiễm trùng gây vỡ mạch

3. Phân loại:

3.1: Theo tính chất của loại tác nhân:

- Vết thương mạch máu do vũ khí lạnh gân nên

+ Do vật sắc cắt ngang mạch máu: ví dụ dao chém

+ Do vật sắc nhọn đâm vào mạch máu: ví dụ dùi nhọn

- Vết thương mạch máu do vũ khí nóng gây nên (Hay còn gọi là hoả khí, ví dụ như mảnh bom, lựu đạn)

- Vết thương mạch máu do những tác nhân khác: Đầu xương gẫy chọc vào mạch máu, chấn thương mạch máu do vật tù gây nên

3.2: Theo loại mạch máu bị tổn thương:

- Chảy máu động mạch: máu có màu đỏ tươi, phun ra thành tia theo nhịp đập của tim

Trang 4

- Chảy máu động-tĩnh mạch phối hợp.

- Chảy máu mao mạch còn gọi là chảy máu nhu mô

3.3 Theo thời gian:

- Chảy máu nguyên phát hay tiên phát: là chảy máu ngay sau khi bị thương

- Chảy máu thứ phát: có thể là do cục máu đông đã bít lòng mạch, đọt xuất cục máu này bong ra gây chảy máu thứ phát

3.4 Theo hướng chảy máu

- Chảy máu ra ngoài

- Chảy máu vào các khoang các ổ của cơ thể: chảy vào ổ bụng khoang màng phổi, hộp sọ

- Chảy máu vào các mô hay còn gọi là chảy thấm máu nội mô

3.5 Theo tính chất tổn thương trên thành mạch máu

- Chảy máu do rách thành bên của mạch máu

- Chảy máu do vết thương xuyên qua mạch máu

- Chảy máu do vết thương làm đứt đôi mạch máu

- Trong chấn thương kín: mạch máu bị dập nát (có khi không bị đứt), co thắt nên lầm tưởng là không có tổn thương mạch máu

4.1: Vết thương có chảy máu ra ngoài:

- Máu có thể chảy thành tia:

+ Do tổn thương mạch nông dưới da

+ Thường do tổn thương vật nhọn hoặc sắc đâm vào

+ Việc chẩn đoán không cần đặt ra vì quá rõ: máu chảy thành tia

+ Quan trọng là sơ cứu sớm, bằng mọi cách

- Vết thương thấm đẫm vết máu:

+ Do các mô xung quanh dày, dập nát, không thể chảy thành tia được, nhưng thấm đẫm ra quần áo

+ Có thể do tổn thương tĩnh mạch

+ Cần phải chẩn đoán và xử trí sớm

4.2.1. Vết thương mạch máu đã ngừng chảy:

- Vết thuơng ngay từ đầu đã không ngừng chảy máu hoặc do sơ cứu đã cầm máu

Trang 5

- Nhìn ngoài các vết thương này chỉ như vết thương phần mềm, rất dễ bị bỏ xót.

- Trường hợp này bạn cần phải tìm dấu hiệu của thiếu máu ngoại biên như chi lạnh, nhợt, không có mạch hoặc yếu hơn bên lành, vận động giảm hoặc mất

- Đôi khi vết thương mạch máu có thể tự cầm còn do các nguyên nhân sau:

+ Các đầu mạch bị đứt đôi khi co rút tụt vào các tổ chức phần mềm, lớp nội mạc lộn vào trong lòng mạch, tạo điều kiện hình thành cục máu đông bịt đầu mạch máu lại Trường hợp rách 1 phần thành mạch hay mạch máu bị xuyên qua, máu không thể tự cầm vì chỗ bị thương trên thành mạch luôn được mở rộng ra.+ Ảnh hưởng của các yếu tố thần kinh phản xạ, các mạch máu ngoại biên

co thắt lại, mạch máu trung tâm dãn nở ra làm huyết áp giảm, tạo điều kiện cho cục máu đông hình thành và máu ngừng chảy

+ Do chảy máu quá nhiều nên huyết áp tụt và làm máu ngừng chảy, cần cấp cứu ngay

+ Khối máu tụ lớn chèn ép các mạch máu làm cho máu ngừng chảy

+ Chảy máu mao mạch và tĩnh mạch có thể tự cầm vĩnh viễn

4.2.2. Tụ máu dưới da:

- Máu tụ lan rộng: khi tổ chức xung quanh lỏng lẻo, để lâu sẽ có dấu hiệu thiếu máu Có đặc điểm sau:

+ Lan tỏa nhanh, to lên nhanh

+ Đập giãn nở theo nhịp đập của tim

+ Có thể nghe thấy tiếng thổi tâm thu

Trang 6

- Tụ máu khu trú: do khối máu tụ được tổ chức xung quanh, nếu không xử lý kịp thời sẽ gây hoại thư Có đặc điểm:

+ Khối máu tụ to lên, dẫn đến căng cứng cẳng tay, cẳng chân, chèn ép vào thần kinh, mạch máu hây tê bì thiếu máu chi

+ Tím da, mất mạch phía dưới khối máu tụ

• Biến chứng đáng lưu ý của khối tụ máu:

- Bọc máu bị nhiễm trùng, mưng mủ có sung đỏ đau, rất dễ nhầm với một áp xe nóng

- Bọc máu bị tụ vỡ ra ngoài gây chảy máu dữ dội, đe dọa tính mạng nạn nhân

• Ngoài thể điển hình trên, cần chú ý chấn thương kín do vật tù đè vào hoặc do đầu xương gẫy chọc thủng mạch máu Khi có dấu hiệu thiếu máu ngoại biên phải nghi ngờ đến và có can thiệp sớm

4.2.3. Vết thương khô:

- Nhìn bên ngoài chỉ là vết thương phần mềm, không có biểu hiện nào khác, nên rất dễ bỏ sót

- Cần chẩn đoán và xử lý kịp thời

5. Biến chứng:

5.1 Tử vong:

- Do mất máu cấp tính: mất máu động mạch, …

- Thiếu máu cấp tính: việc tái chảy máu diễn ra nhiều lần,

- Nhiễm độc: tháo garo không đúng chỉ định

Trang 7

5.2. Chảy máu thứ phát:

- Do nhiễm trùng hoặc kỹ thuật mổ không đúng chỉ định

5.3. Hoại thư:

- Do thiếu máu ngoại vi, sau vết thương mạch máu động mạch bị tắc Thông thường là hoại thư khô, đôi khi cũng có hoại thư ướt

5.4. Co rút do thiếu máu:

- Xuất hiện sớm (sau 6-8 giờ), thể hiện bằng dấu hiệu co cơ cục bộ, dẫn đến giảm hoặc mất cơ năng của chi

6. Di chứng:

- Phồng động mạch

- Thông động – tĩnh mạch

Trang 8

- Đặt garô:

Trang 9

Là phương pháp cầm máu tốt nhưng đòi hỏi thực hiện đúng các quy tắc sau:

o Đặt chỗ dễ nhìn thấy nhất, gần vết thương nhất, ưu tiên chuyển nạn nhân đến bệnh viện trước kèm theo phiếu ghi giờ đặt garô

o Trong quá trình đặt garô, cứ một giờ nới lỏng garô trong vài phút cho máu chảy xuống nuôi dưỡng phần dưới chỗ bị thương, sau đó lại tiếp tục siết garô khi máu bắt đầu chảy trở lại

o Khi tháo garô để điều trị thực thụ phải chuẩn bị sẵn phương tiện để cầm máu và hồi sức

o Chỉ đặt garô trong các trường hợp sau đây: chi bị dập nát không còn khả năng bảo tồn; đặt garô ở nơi xảy ra tai nạn, nhưng gần một bệnh viện, thời gian vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện dưới một giờ; đặt tạm thời trong một thời gian ngắn để chuẩn bị mổ

Phương pháp ga rô bằng dây thắt lưng:

Mời xem clip về hướng dẫn ga rô vết thương tại link sau:

https://www.youtube.com/watch?v=I6VKL40Sd84

- Băng ép cầm máu:

Trang 10

o Dùng một cuộn băng hay một chiếc khăn gấp nhỏ lại thành một cục đặt lên vết thương và băng ép lên trên để cầm máu, dùng băng cuộn băng chặt quanh chi cho đến khi không thấy máu thấm băng.

o Băng ép cầm máu tốt nhất là dùng loại băng chun

o Phương pháp này đơn giản dễ thực hiện, có tác dụng cầm máu tốt lại không gây hậu quả xấu đối với vùng bị tổn thương

- Dùng ngón tay ép lên mạch máu:

o Bạn dùng ngón tay ép lên đường đi của mạch máu phía trên (gần tim hơn vết thương) vào nền xương

Trang 11

o Vị trí thường được dùng để ấn mạch: ở chi trên là sau xương đòn, nếu chảy máu của động mạch dưới đòn ở vùng vai, cánh tay Tại hõm nách, nếu chảy máu của động mạch nách và động mạch cánh tay, ở vùng cánh tay Tại bờ trong cơ nhị đầu, ở nếp gấp khuỷu, nếu chảy máu của động mạch quay và động mạch trụ, ở vùng cẳng tay Chi dưới: điểm giữa nếp bẹn, nếu chảy máu của động mạch đùi

do vết thương ở dưới đùi Tại hõm khoeo, nếu chảy máu của động mạch vùng cẳng chân…

• Ngoài ra, bạn có thể gấp khuỷu tay hay đầu gối tối đa và ép vào thân để cầm máu, biện pháp này áp dụng khi chưa có điều kiện băng ép hoặc đặt garô Dùng kẹp cầm máu kẹp các mạch máu

• Sơ bộ chống choáng: bằng cách ủ ấm cho nạn nhân, cho nạn nhân uống thuốc trợ tim, giảm đau

Mời xem clip về hướng dẫn sơ cứu vết thương mạch máu tại link sau:

https:// www.youtube.com/watch?v=9EfKQbsiOIc

http://clip.vn/watch/So-cuu-vet-thuong-ban-tay,OP8E /

7.2. Điều trị:

Trang 12

• Hồi sức tích cực:

- Duy trì huyết động ổn định: truyền máu, khi không có máu thì truyền dịch khác

- Mục đích: đảm bảo lưu lượng máu cung cấp cho đoạn chi tổn thương

• Chống nhiễm trùng:

- Cắt lọc sạch vết thương

- Khôi phục lưu thông dòng máu

- Kháng sinh chống nhiễm trùng và tiêm phòng uốn ván

• Cầm máu và phục hồi lưu thông dòng máu:

- Thắt động mạch:

+ Ngày nay ít được sử dụng, thường chỉ còn sử dụng ở những nơi không có chuyên môn và phương tiện

+ Biến chứng: hoại tử đoạn chi phía dưới chỗ tắc

- Phục hồi lưu thông dòng máu:

+ khâu nối trực tiếp 2 đầu sau khi cắt lọc

+ Khâu nối 2 đầu có đoạn ghép ở giữa: bằng đoạn mạch tự thân (tĩnh mạch hiển trong, tĩnh mạch cảnh ngoài) hoặc đoạn mạch nhân tạo

+ Vá vết thương hoặc khâu vết thương bên

+ Bóc lớp áo ngoài rồi phong bế xylocain tại chỗ Phải đảm bảo không sót thương tại chỗ

• Xử trí các tổn thương phối hợp:

- Nhiều khi các tổn thương này quyết định chi gãy

- Chi gãy: nên cố định bằng nẹp vít, khung cố định ngoài

- Tổn thương tĩnh mạch lớn: khâu phục hồi

• Cắt cụt chi: là vấn đề hết sức phức tạp và khó khan, nếu suy xét không đúng đắn và kịp thời có thể phải cắt cụt chi mà tính mạng nạn nhân vẫn khồn được đảm bảo, được chỉ định trong các trường hợp sau:

- Vết thương mạch máu có kèm theo gẫy xương nát vụn và dập nát phần mềm rộng

Trang 13

- Sốc phục hồi sau khi đã phục hồi tích cực.

- Đặt garo đã để quá 5 giờ

- Kèm theo vết thương phối hợp nặng, không đủ phương tiện để hồi sức

- Những dấu hiệu thiếu máu cấp tính đã lâu không còn khả năng hồi phục

- Vết thương mạch máu cpos kèm theo bỏng rộng và sâu ở vùng quanh chi

8. Yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị vết thương mạch máu:

- Kĩ thuật sơ cứu cầm máu vết thương

- Tổn thương phối hợp: có khả năng quyết định chức năng của chi và đôi khi liên quan đến tính mạng bệnh nhân

- Thời gian xử trí có vai trò rất quan trọng

- Trang thiết bị, kĩ thuật khâu nối mạch máu: rất có ý nghĩa giúp phẫu thuật tới các tổn thương mạch máu phức tạp

- Khả năng gây mê hồi sức: vai trò hồi sức cứu sống nạn nhân

9. Một số bài thuốc cầm máu hiệu quả:

• Một số loại lá cây có tác dụng cầm máu vết thương tại chỗ rất dễ kiếm xung quanh như cây bỏng, cỏ mực, huyết dụ, tam thất, nhọ nồi, móng rồng, lá tía tô, nõn chuối, lá dâu non… Trong trường hợp vết thương đang chảy máu mà không thể mua được thuốc tây y, bạn có thể dùng ngay một trong những loại lá cây này rửa sạch, dập nát rồi đắp lên vết thương sau đó dùng gạc ép lại

Ngoài ra, một số nguyên liệu thiên nhiên khi kết hợp lại thì có thể tạo ra thuốc

Trang 14

kích thích hình thành da mô mới Vì vậy, mỗi gia đình nên chuẩn bị cho một

ít thuốc cầm máu vết thương loại này để phòng trường hợp cần thiết:

- Loại 1: Bột cây đại sâm hành (không cần hạn chế liều lượng)

+ Phương pháp điều chế: đại sâm hành chỉ lấy củ (loại bỏ lá, rễ và thân), rửa sạch, thái mỏng, đem phơi (có thể sấy) thật khô, đem tán nhỏ thành dạng bột mịn sau đó cho vào chai hoặc túi kín đem cất đi dùng dần

+ Cách dùng tương tự như dùng với lá thông thường: rửa sạch vết thương sau đó rắc bột củ đại sâm hành lên vết thương, dùng gạc băng vết thương lại Củ đại sâm hành ngoài tác dụng cầm máu còn có tác dụng giảm đau, kích thích lên

da non của vết thương

- Loại 2: Cây cẩu tích: lông cây cẩu tích sau khi ngâm cồn 90 độ đem phơi khô Khi có vết thương chảy máu lấy đắp vào rồi băng ép vết thương thật chặt sẽ nhận thấy máu được cầm rất nhanh

Trang 15

- Loại 3: Lá trầu không, lá gai, hạt cau già lấy theo tỷ lệ 2:1:2 đem phơi khô, tán bột mịn, rắc lên vết thương rồi băng vết thương lại.

- Loại 4: Cỏ nhọ nồi (cỏ mực) sao cháy đen 100g, lá chuối hột khô sao cháy đen 100g, than tóc 100g

+ Chế biến: Cỏ nhọ nồi cắt bỏ rễ, rửa sạch, phơi khô, thái nhỏ, sao đen (tồn

Trang 16

nước bồ kết, sấy khô rồi đốt cháy thành than Ba thứ trên liều lượng bằng nhau, tán nhỏ, rây mịn Đựng vào chai lọ hay túi nylon hàn kín

+ Bảo quản nơi khô ráo

+ Cách dùng: Rắc thuốc cầm máu lên cho kín vết thương, sau khi đã sát trùng, đặt gạc hay vải sạch lên vết thương, băng ép chặt Mỗi ngày thay thuốc một lần

+ Tác dụng: Cầm máu, tiêu ứ máu, giảm sưng đau, lên da non, điều trị các vết thương phần mềm

Thuốc cầm máu vết thương từ rau củ

Đối với vết thương nhẹ có thể dùng các loại rau củ có sẵn như tía tô, húng láng, hành lá… giúp cầm máu nhanh chóng

- Củ cải trắng (cải củ) rửa sạch, giã nhừ đắp lên vết thương hoặc có thể cắt ngang

củ cải, chấm vào muối xát nhẹ lên vùng bị bầm máu, vết bầm sẽ tan nhanh

Trang 17

- Lá cây xương xông rửa sạch, giã nát đắp vào vết thương bị chảy máu do bị dao cứa đứt trên tay chân cũng cho kết quả cầm máu rất tốt.

- Lá tía tô non nhai dập đắp lên vết thương sau đó băng lại để cầm máu ngoài ra

Ngày đăng: 01/03/2017, 16:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w