Trong khi trường phái lý thuyết kế toán chuẩn tắc hầu như luôn được đưa vào sử dụng trong công tác thực hành kế toán, thì trường phái lý thuyết kế toán thực chứng lại được sử dụng trong
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
- -NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Chuyên ngành: Kế toán – Kiểm toán
LÝ THUYẾT KẾ TOÁN THỰC CHỨNG
- KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT TẠI VIỆT NAM
Nguyễn Thục Anh – 1512230003 Nguyễn Thị Thu Thủy – 1512230087 Ngô Thị Giang – 1512230022
Hà Nội, tháng 10, 2016
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Cũng như nhiều ngành, lĩnh vực nghiên cứu khác trên thế giới, hiện nay có nhiều hệ thống lý thuyết kế toán, trường phái, quan điểm khác nhau tuy nhiên vẫn chưa có hệ thống lý thuyết một cách chính thống và đầy đủ để có thể làm cơ sở cho việc xây dựng nguyên tắc, giả thuyết, mô hình kế toán Do vậy dẫn đến kết quả, cách thức nghiên cứu, ứng dụng đối với lĩnh vực kế toán khác nhau, không tạo được tính nhất quán nhất định Khi đề cập tới vấn đề này, ta không thể không bỏ qua hai trường phái lý thuyết kế toán chủ đạo, đó là: lý thuyết kế toán chuẩn tắc và lý thuyết kế toán thực chứng Trong khi trường phái lý thuyết kế toán chuẩn tắc hầu như luôn được đưa vào
sử dụng trong công tác thực hành kế toán, thì trường phái lý thuyết kế toán thực chứng lại được sử dụng trong nghiên cứu phân tích báo cáo tài chính, đưa ra cái nhìn chính xác hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp Vì thiên về vấn đề nghiên cứu chuyên sâu, nên lý thuyết kế toán thực chứng chưa được phổ biến rộng rãi tại Việt Nam
Tại Việt Nam hiện nay, đã có một số nhà nghiên cứu quan tâm đến trường phái lý thuyết này tuy nhiên về chất lượng và số lượng còn chưa đáng kể Ta có thể kể đến tên của một số các nhà nghiên cứu như: Nguyễn Hữu Ánh, Phan Lê Thành Long hay
Lê Hà Như Thảo Bởi vậy việc có những nghiên cứu làm sáng rõ phần nào lý thuyết kế toán thực chứng là cần thiết không phải chỉ ở các quốc gia vững mạnh về kinh tế mà ngay cả ở Việt Nam, điều đó là rất cần thiết Nghiên cứu để có thể hiểu rõ hơn về bản chất, mục đích hướng tới của trường phái lý thuyết này từ đó xem xét việc nên áp dụng kế toán thực chứng ở Việt Nam bên cạnh đó là hướng nghiên cứu, phát triển tại nước ta
Nhận ra được sự cần thiết và tầm quan trọng của các trường phái lý thuyết kế toán thực chứng đối với lĩnh vực kế toán nói riêng và kinh tế nói chung, nhóm nghiên cứu đã quyết định chọn đề tài : “Lý thuyết kế toán thực chứng – kinh nghiệm quốc tế
và một số đề xuất tại Việt Nam” cho bài nghiên cứu của mình
Trang 35 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu thu thập thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, sách báo tạp chí chuyên ngành, luận văn luận án, đề tài nghiên cứu, từ đó tổng hợp, phân tích, đánh giá, để làm rõ mục đích nghiên cứu
Trang 4MỤC LỤC
Trang 5NỘI DUNG
1 Khái niệm kế toán thực chứng
1.1 Khái niệm kế toán thực chứng
Trong điều kiện kinh tế của Việt Nam ngày nay, khi có ngày càng nhiều sự chênh lệch lớn về lợi nhuận, cũng như sự sai lệch các thông số trong báo cáo tài chính trước và sau kiểm toán thì việc đòi hỏi có công cụ để đối chiếu, xem xét sự chênh lệch
ấy là điều tất yếu Đây không chỉ là vấn đề đối với riêng với các doanh nghiệp Việt Nam mà nó mang tầm quốc tế Việc nghiên cứu, tìm hiểu các nguyên nhân dựa trên lý thuyết kế toán thực chứng là công việc cần thiết và có ý nghĩa tại thời điểm hiện tại
Xét về bản chất, lý thuyết kế toán thực chứng giải thích và dự đoán những quyết định trong thực hành kế toán Giải thích và dự đoán các hoạt động ấy được diễn
ra như thế nào trong cuộc sống dựa trên cơ sở những tiền lệ trước đó Nghiên cứu thực nghiệm các hoạt động kế toán kế toán đang điễn ra hằng ngày trong cuộc sống, ví dụ điển hình là việc giái thích “Tại sao nguyên tắc giá gốc vẫn được đưa vào sử dụng trong nền kinh tế lạm phát đang diễn ra ?”
Đối tượng phản ánh của dòng lý thuyết này trước tiên là thị trường vốn (thông qua hoạt động nghiên cứu thị trường vốn – Capital Market Research) Để từ đó nghiên cứu tác động của việc công bố thông tin kế toán ra ngoài thị trường đối với lãi suất cổ phiếu, các tác động từ việc thay đổi chính sách kế toán lên giá trị cổ phiếu tại các doanh nghiệp Thứ hai, đó là các hành vi điều chỉnh lợi nhuận- phù phép lợi nhuận, biến lỗ thành lãi hoặc ngược lại, để làm đẹp báo cáo tài chính dựa trên lợi ích của các nhóm người khác nhau được xuất phát từ “Lý thuyết người đại diện – Agency Theory”; lợi ích cá nhân (tiền, tài sản, tầm ảnh hưởng, quyền lực, ); lợi ích tổ chức (tăng thu nhập)
Lợi nhuận bị tác động dựa trên các phí tổn chính trị cũng được xem như là một trong những đối tượng xem xét của kế toán thực chứng Có thể hiểu, phí tổn chính trị là những phí tổn của doanh nghiệp được tạo ra bởi các tổ chức bên ngoài, dựa trên cơ sở chính sách pháp luật Ví dụ các loại thuế, chính sách đặc biệt, thông tư nghị định có liên quan từ nhà nước; việc các công đoàn yêu cầu tăng lương khi doanh thu, quy mô doanh nghiệp tăng, Khi doanh nghiệp phải đối mặt với mức phí tổn chính trị càng lớn
Trang 6thì ban quản trị càng có động cơ điều chỉnh việc thực hành kế toán tại doanh nghiệp Biện pháp ban quản trị có thể lựa chọn đó là điều chỉnh giảm doanh thu để giảm phí tổn chính trị.
Đối tượng sử dụng thông tin của lý thuyết kế toán thực chứng bao gồm các đối tượng chủ yếu sau: kiểm toán viên, các nhà đầu tư, hoạch định chính sách.Trong khi kiểm toán viên sử dụng nguồn thông tin này để tiến hành kiểm tra, xác thực về hợp lí cũng như trung thực, khách quan của các số liệu trong bản báo cáo tài chính, tài liệu có liên quan tại doanh nghiệp nhằm phục vụ nhu cầu sử dụng thông tin của các nhà đầu
tư, các nhà hoạch định Các nhà đầu tư và hoạch định chính sách lại dựa trên những thông tin tại doanh nghiệp đã qua kiểm toán đó để có thể đưa ra những quyết định chính xác, có nên đầu tư hay không hoặc đưa ra những quyết định mang tính định hướng cho nghiệp mình
Dựa trên các quan sát và phân tích thực nghiệm tiền lệ trước đó, khách quan và linh hoạt trong nhiều hoàn cảnh là những đặc điểm của thông tin kế toán thực chứng Bên cạnh đó, vì là dòng lý thuyết thực chứng bởi vậy thông tin được phản ánh khá sát
so với các hoạt động thực tế của hoạt động kế toán diễn ra hàng ngày tại các doanh nghiệp Được xem như một nhánh của kinh tế học thực chứng (Positive Economic Theory), thông qua thông tin lý thuyết kế toán thực chứng, chúng ta có thể biết được tại sao người lập báo cáo lại làm vậy, tại sao lại chọn cách này thay vì cách khác, cái gì đang diễn ra trong hoạt động kế toán một cách rõ ràng
Không giống như lý thuyết kế toán chuẩn tắc được xây dựng dựa trên những quy tắc, chuẩn mực của kế toán, dòng lý thuyết kế toán thực chứng không có tính pháp
lí Bởi chỉ dựa vào khá linh hoạt những phân tích, đánh giá thực tế, các tiền lệ trên thị thường để kiểm chứng các giả thuyết mà không dựa vào một khuôn mẫu hay nguyên tắc nào Hơn nữa, kỳ kế toán khi doanh nghiệp áp dụng kế toán thực chứng cũng không
rõ ràng, phụ thuộc vào thời điểm xem xét Kế toán thực chứng được tiến hành khi muốn kiểm tra độ tin cậy, khách quan của báo cáo tài chính cũng như các thông tin được thể hiện trong đó Qua đó, các nhà đầu tư, hoạch định chính sách có thể đưa ra những quyết sách, hướng đi hợp lý và sáng suốt
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển kế toán thực chứng
Trang 7Sau thời kỳ tiền lý thuyết, thời trước Pacioli cùng với tác phẩm Summa de Arimethica Geomatria Proportioni et Proportionalità (1494) cùng với các thông lệ kế toán được hình thành trong thời kỳ này, sự phát triển của nền kinh tế thế kỷ XIX đã kéo theo đó là các kỹ thuật kế toán tài chính và kế toán quản trị phát triển để phục vụ đắc lực cho nền kinh tế Trong hoàn cảnh này đã xuất hiện sự phát triển của lý thuyết kế toán để thỏa mãn nhu cầu giải thích cho các hoạt động kế toán đương thời Sau đó, để đáp ứng các yêu cầu của thực tế, kế toán buộc phải có sự thay đổi Có thể nói thời kỳ quy chuẩn giai đoạn 1955-1970, đặt ra nhiều vấn đề mới cho lý thuyết kế toán hiện tại Tuy nhiên các lý thuyết quy chuẩn vẫn mang tính chủ quan định hướng và khó có thể kiểm chứng thông qua thực nghiệm
Nghiên cứu của Milton Fried-man đã hình thành nền móng công trình lý thuyết kinh tế học thực chứng giúp giáo sư Ray Ball và Phillip Brown khởi đầu công trình nghiên cứu kinh điển của mình với tác phẩm “An Empirical Evaluation of Accouting Income Numbers” năm 1968 Theo TS Bùi Thị Thanh Tình, trong bài nghiên cứu
“Bàn về kế toán thực chứng”, đã đề cập đến sự phát triển rõ rệt của hệ thống lý thuyết
kế toán thực chứng do hai giáo sư người Mỹ là Ross Watts và Jerold Zimmerman
Giai đoạn sau đó những năm 1970-2000, các nguyên tắc về kinh tế học và tài chính bắt đầu được hình thành Các trường phái thực chứng cũng bắt đầu nhấn mạnh, đặt trọng tâm vào việc giải thích và dự đoán các hoạt động thực tiễn kế toán dựa trên việc đưa ra và phát triển các giả thiết, bên cạnh đó cũng phải đồng thời kiểm chứng chúng dựa trên thực nghiệm Thời kỳ hiện đại là giai đoạn xuất hiện nhiều quan điểm, giả thuyết khác nhau về các dòng lý thuyết kế toán, trong đó điển hình là lý thuyết kế toán thực chứng Dòng lý thuyết kế toán này được giới học thuật tiến hành các nghiên cứu, khảo sát để giúp các đối tượng sử dụng thông tin kế toán sử dụng kế toán thực chứng có thể kiểm chứng được tính khách quan, trung thực của thông tin ấy
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế trên thế giới cũng như tại Việt Nam, lý thuyết kế toán cũng có nhiều sự chuyển biến về mặt hình thức cũng như có thêm nhiều lối tiếp cận và hướng đi cũng như nhiều quan điểm khác nhau Được xem như xuất phát từ kinh tế học thực chứng, ngay từ đầu những năm 1968 khi được hai giáo sư Mỹ phát triển, lý thuyết kế toán thực chứng đã có nhiều sự phát triển rõ rệt
Trang 8Theo Phan Lê Thành Long trong bài viết “Kế toán thực chứng: Hướng đi đúng cho phát triển ngành kế toán Việt Nam”(2010) đã cho rằng dường như kế toán thực chứng đã xuất hiện tại Việt Nam Điều đó được chỉ ra thông qua sự xuất hiện của sự thay đổi trong các thông tư gần đây của Bộ Tài Chính Ví dụ thông tư 244/2009/TT-BTC đã có sửa đổi và bổ sung chế độ của kế toán doanh nghiệp Việc ghi nhận chênh lệch đánh giá lại tăng tài sản khi góp vốn vào thu nhập trong kỳ được thông tư này chỉ
rõ Điều này vẫn chưa phù hợp với nguyên tắc và chuẩn mực kế toán, đặc biệt với nguyên tắc thận trọng ghi cho phép ghi nhận thu nhập chưa thực hiện do đánh giá lại tài sản
2 Kinh nghiệm quốc tế trong áp dụng kế toán thực chứng
2.1 Nghiên cứu trường hợp Ngân hàng Lehman Brothers
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Lehman Brothers
Lehman Brothers là ngân hàng thương mại được thành lập bởi ba anh em nhà Lehman là Henry, Mayer và Emanuel tại Hoa Kỳ vào năm 1850, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực buôn bán cổ phiếu, đầu tư, nghiên cứu thị trường và chứng khoán bất động sản, tín dụng Đây từng là một trong những tập đoàn ngân hàng đầu tư lớn mạnh nhất của Hoa Kỳ và trên thế giới Lehman đã từng đưa nền tài chính của Hoa Kỳ đạt đến thời kỳ thịnh vượng vượt quá sức tưởng tượng, tuy nhiên đến năm 2008, chính tập đoàn tài chính này lại trở thành nguyên nhân khiến cho nền kinh tế Hoa Kỳ rơi vào suy thoái trầm trọng tưởng chừng như không thể vực dậy nổi với con số thua lỗ lên đến 768
tỷ USD, lớn nhất trong lịch sử tài chính Hoa Kỳ
Trang 92.1.2 Khủng hoảng dẫn đến sụp đổ
Trong khi Lehman Brothers đang trên đà phát triển thịnh vượng bỗng chốc sụp đổ chỉ sau một đêm Vậy điều gì đã dẫn đến cái chết của tập đoàn tài chính lớn mạnh này?
Trước hết phải kể đến sự xuất hiện của “bong bóng” bất động sản Từ khoảng năm 1996, giá bất động sản ở Hoa Kỳ bắt đầu tăng cao so với các loại hàng hóa khác trên thị trường và tạo ra “giá trị bong bóng” Trong giai đoạn 1996-2005, giá nhà đất ở Hoa Kỳ đã tăng tới hơn 45% Bình quân mỗi tuần có tới 140.000 hộ gia đình Hoa Kỳ mua nhà mới, và trong đó đa phần mua ở mức giá “bong bóng”
Cuối năm 2002, hoạt động của thị trường bất động sản Hoa Kỳ diễn ra sôi động nhờ sự tăng nhanh của thu nhập cá nhân, cộng thêm lãi suất cho vay thế chấp thấp và các khoản tín dụng dồi dào Tuy nhiên, những người mua nhà lại không cảm nhận được rủi ro khi mua bởi sự gia tăng liên tục của giá nhà đất cho phép họ trả nợ một cách dễ dàng bằng việc vay thêm Bên cạnh đó thì các khoản nợ của họ cũng không được người cho vay duy trì trong sổ sách mà bán lại cho các ngân hàng đầu tư để những ngân hàng này biến chúng thành những tài sản được chứng khoán hóa Nhờ đó, những người cho vay thế chấp đã liên tục có được thêm các khoản tiền mặt và các khoản nợ tương tự tiếp tục được tạo ra, đẩy giá nhà lên cao hơn và tiếp đó một chu trình mới lại bắt đầu Chính cơ chế đơn giản hoá quá trình cho vay, chỉ dựa hoàn toàn vào những đánh giá chủ quan của các công ty đánh giá mức độ tín nhiệm, đã dẫn đến nhiều khoản vay không đủ chuẩn
Năm 2003, Lehman Brothers đệ trình luật cho vay dưới chuẩn bất chấp những khuyến cáo về rủi ro và bong bóng bất động sản Đây được xem là việc đặt dốc mốc tiền đề, báo trước sự khủng hoảng dẫn đến sụp đổ của Lehman Brothers
Bên cạnh đó, khủng hoảng bên trong ngân hàng cũng góp phần dẫn đến sự phá sản của nó Vào thời điểm nhạy cảm năm 2006, trong khi các ngân hàng đều thận trọng với mọi quyết định đưa ra thì Lehman Brothers lại chọn một đường lối phát triển mạnh
mẽ nhưng đầy rủi ro: vay thêm nhiều vốn và dùng phần lớn khoản tiền này vào những
vụ đầu tư vào các loại tài sản có chất lượng đáng ngờ Tuy vậy, trên thực tế, ngân hàng
Trang 10này đang sa lầy trầm trọng với những quyết định tài chính của mình nhưng vẫn tỏ ra lạc quan cho rằng không phải vậy.
Năm 2007, khi khủng hoảng về vay mượn địa ốc bùng nổ, Dick Fuld- CEO của Lehman Brothers tại thời điểm bấy giờ khẳng định, đó chỉ là những rắc rối ngắn hạn và chỉ những công ty dám chấp nhận rủi ro cao mới là những người thu lợi lớn một khi khủng hoảng chấm dứt Tiếp tục sa lầy, Lehman đã tăng gấp đôi số tiền đầu tư vào các loại chứng khoán phái sinh phát hành dựa trên nợ cầm cố Vào tháng 10 năm 2007, một
vụ đầu tư thua lỗ được báo trước khi Lehman đã chi tới 22,2 tỷ USD để mua lại Archstone- một công ty đầu tư phát triển nhà chung cư lớn
Kể từ đó, Lehman Brothers liên tục thua lỗ đậm, điển hình là sự sụt giảm nhanh chóng của giá cổ phiếu Các số liệu được tính toán thời điểm đó chỉ ra rằng: Riêng trong quý III năm 2008, Lehman đã chịu khoản thua lỗ 3,93 tỷ USD, nặng nhất trong lịch sử của tập đoàn Mọi nỗ lực đàm phán với Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc (KDB)
đi vào bế tắc, giá cổ phiếu của Lehman kết thúc phiên giao dịch đầu tuần này giảm 94,25%, chỉ còn 0,21 USD/cổ phiếu
Ngày 15 tháng 9 năm 2008, ngân hàng tuyên bố phá sản với khoản nợ tiền mặt lên đến 613 tỷ USD sau khi không có công ty nào chấp nhận mua lại Đây là vụ phá sản ngân hàng lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ
2.1.3 Nguyên nhân dẫn đến phá sản
Thanh tra Anton Valukas đã phải mất tới hơn hai năm để điều tra và tìm ra lí do dẫn đến sự sụp đổ của Lehman Brothers Trong đó có ba nguyên nhân nổi bật là các khoản nợ địa ốc độc hại, những đòi hỏi quá đáng của hai “người hàng xóm” là JPMorgan Chase và Citigroup, và những “thủ thuật” kế toán mà chính Lehman dùng để che dấu tình trạng tài chính tồi tệ của họ
Tuy nhiên vào thời điểm phá sản, trong báo cáo tài chính của Lehman không có bất kỳ căn cứ hay dấu hiệu vi phạm nào trong nguyên tắc hoạt động của ngân hàng cũng như những chuẩn mực kế toán hiện hành Vậy liệu có ẩn chứa sai phạm nào trong báo cáo tài chính của ngân hàng này hay không và nếu có thì nó nằm ở đâu? Để trả lời được câu hỏi này, cần phải có phương pháp phân tích thông tin kế toán khác, xem xét một cách khách quan, thực tế và toàn diện hơn, đó là kế toán thực chứng Trong quá trình nghiên cứu và tìm ra nguyên nhân cho vụ phá sản của Lehman, lý thuyết kế toán
Trang 11thực chứng đã được các chuyên gia phân tích sử dụng một cách có hiệu quả, từ đó đứa đến những kết luận cụ thể, chính xác
Trong báo cáo của mình, ông Vakulas đã đề cập đến một trong những sai phạm nghiêm trọng nhất liên quan đến việc Lehman đã sử dụng “thủ thuật” kế toán có tên gọi trong nội bộ của ngân hàng là Repo 105 và Repo 108 để tạm thời che dấu hệ số nợ quá cao cuối mỗi quý kể từ năm 2001 cho đến thời điểm phá sản
Trong giai đoạn cuối năm tài chính 2007 và 2008, Lehman, với sự “trợ giúp” của Repo 105, đã “hô biến” tạm thời gần 50 tỷ USD giá trị tài sản tại thời điểm cuối quý I và quý II năm 2008 Đây cũng là thời điểm mà thị trường tài chính đang lo lắng trước tình trạng sử dụng đòn bẩy tài chính quá cao của các ngân hàng
Qua quá trình phân tích báo cáo tài chính và chi tiết về tình hình Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu của Lehman Brothers, các chuyên gia đã chỉ ra rằng thực chất những tài sản của Lehman được hình thành từ nguồn vay nợ Ngân hàng này đã huy động vốn vay bằng nhiều cách như bán khống và cầm cố chứng khoán, vay mượn vốn thông qua nghiệp vụ Repo chứng khoán, huy động vốn dài hạn đầu tư bất động sản Mô hình kinh doanh của Lehman là đi vay kết hợp đầu tư vào các danh mục rủi ro, được duy trì và phát triển qua nhiều năm Trong cơ cấu vốn của Lehman Brothers thì vốn chủ sở hữu chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong giá trị tổng tài sản, từ 3-4% Đây là một cơ cấu vốn ẩn chứa nhiều rủi ro vì nó nói lên nguy cơ về khả năng thanh toán của Lehman Bảng cân đối kế toán cũng phần nào nói lên cách thức kinh doanh rối ren, vay mượn lẫn nhau trong thị trường tài chính Hoa Kỳ mà ở đó Lehman vừa là chủ nợ đồng thời cũng
là con nợ lớn
Bên cạnh đó, khi phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Lehman Brothers, có thể thấy rằng mặc dù doanh thu và lợi nhuận tăng qua các năm từ 2004 đến 2007 và dòng tiền có sự cải thiện qua các năm, tuy nhiên bản chất dòng tiền ấy cho thấy một sự rủi ro lớn Dòng tiền của Lehman chủ yếu là từ hoạt động tài chính, thông qua phát hành các khoản nợ (Issuance retirement of debt) Lehman đã đẩy nhanh việc phát hành
nợ từ 12 tỷ USD vào năm 2005 lên 38 tỷ USD trong năm 2006, và 48 tỷ USD trong năm 2007 Lehman đã dùng nợ để đầu tư vào các tài sản chứng khoán và bất động sản
Trang 12Và khi giá của hai loại hàng hoá này trên thị trường sụt giảm nghiệm trọng thì Lehman đã không đủ tiền để chi trả các khoản nợ vay.
“Mục đích của Báo cáo tài chính là phải cung cấp những thông tin có thể hiểu được mà qua đó giúp nhà đầu tư và chủ nợ có thể dự báo được dòng tiền của doanh nghiệp Nhà đầu tư và chủ nợ muốn thông tin về dòng tiền bởi vì dòng tiền ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nợ và cổ tức của doanh nghiệp và ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán” Điều này có vẻ trái ngược với những
gì xảy ra với thông tin trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Lehman và quyết định của những người sử dụng thông tin kế toán Rõ ràng ban lãnh đạo Lehman, nhà đầu tư và chính phủ Mỹ đã không quan tâm đến những thông tin về dòng tiền, và giá cổ phiếu của Lehman cũng tăng đều đặn trước khi phá sản dù dòng tiền của họ qua các năm thể hiện quá nhiều rủi ro Đây cũng là một trong những điểm thiếu sót của hệ thống kế toán chuẩn tắc đương đại
2.2 Nghiên cứu trường hợp Tập đoàn Enron
2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Tập đoàn Enron được thành lập vào năm 1985, trên cơ sở sáp nhập hai công ty lớn cùng thuộc lĩnh vực năng lượng là Houston Natural Gas và Internorth of Omaha Enron là một tập đoàn đa quốc gia, hùng mạnh bậc nhất trong lĩnh vực kinh doanh năng lượng và mở rộng, đa dạng hóa sang các lĩnh vực khác như kinh doanh giấy, kim loại, điều hành một loạt nhà máy nước và cung cấp dịch vụ viễn thông cũng như nhiều loại hình dịch vụ khác trên toàn cầu Thương hiệu Enron được đánh gía cao, luôn được xếp hạng trong danh sách “Những công ty tốt nhất để làm việc” và 6 năm liền đạt giải thưởng “Công ty đột phá nhất nước Mỹ” do tạp chí Fortune trao tặng Enron cũng xây dựng hình ảnh doanh nghiệp gương mẫu điển hình, bằng các báo cáo xã hội, thể hiện
sự thận trọng với hệ lụy đến môi trường và quan điểm chống tham nhũng hối lộ trong công ty
Enron có khoảng 20.000 nhân viên và mạng lưới công ty hoạt động tại hơn 30 quốc gia trên thế giới, sở hữu 14 nhà máy điện đang hoạt động và 51 nhà máy đang trong quá trình xây dựng, cùng khối tài sản ước tính 33 tỷ USD vào năm 2000