1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Pháp luật về hoạt động bao thanh toán thực trạng và giải pháp

82 186 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

KHOA LUAT BO MON LUAT KINH DOANH - THUONG MAI - Ce - LUAN VAN TOT NGHIEP NIEN KHOA 2007 - 2011 Dé tai:

PHAP LUAT VE HOAT DONG BAO THANH TOAN -

THUC TRANG VA GIAI PHAP

Giảng viên hướng dẫn: Sinh viện thực hiện:

Trang 2

LOI CAM TA

Tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp không chỉ với những cỗ gắng và nỗ lực của riêng tôi mà còn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ

Trước hết, tôi xin cảm ơn Ban lãnh đạo Khoa Luật, trường Đại học Cần Thơ đã

tạo điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và nâng cao trình độ trong những năm qua

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Lê Huỳnh Phương Chinh đã tận tình

hướng dẫn, giúp đỡ và truyền đạt những kinh nghiệm quý báu, và tạo mọi điều kiện

thuận lợi đề tơi hồn thành tốt đề tài luận văn của mình

Tôi xin chân thành cảm ơn cô Tran Thụy Quốc Thái - cố vấn học tập cùng tất

cả quý thầy, cô trong Khoa Luật đã dạy bảo và cung cấp kiến thức cho tôi trong suốt

quá trình học tập và nghiên cứu

Cảm ơn các bạn đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, đã động viên và hỗ trợ

tôi trong suốt quá trình nghiên cứu luận văn

Tôi xin gửi lời tri ân đến ba mẹ, những người đã vất vả thật nhiều để giúp tôi

vượt qua những khó khăn trong cuộc sống và hoàn thành đề tài.luận văn này Kính chúc sức khỏe quý thây, cô, ba mẹ và các bạn!

Trang 3

NHAN XET CUA QUY THAY, CO

Trang 5

MUC LUC

-000-

0900/9087 10701227 Ô 1 CHƯƠNG 1 TÓNG QUAN VẺ HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN 4

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của hoạt động bao thanh toán - - 4

1.1.1 Trên thế giỚi - - k2 ST 1n TT HT TT TT Hưng rà 4 1.1.2 Tại Việt Nam ¿c1 hà Tà v11 SE 1 E1 1111111 1111111111x 111111111111 6

1.2 Khải niệm bao thanh tOáñ c2 C30 ĐH ng ng nh ng khe 7

1.3 Đặc điểm của hoạt động bao thanh toán theo quy định của pháp luật Việt Nam 10 1.4 Vai trò của hoạt động bao thanh toán .- - ng ng ng ven 11 1.4.1 Đỗi với bên bán hàng, cung ứng dịch vụ - c5 5s c2 11

1.4.2 Đối với bên mua hàng, sử dụng địch VỤ c se ksekse 12 1.4.3 Đối với đơn vị bao thanh toán - - co nn nh EEESeEsEseEssrsrrsrsseea 12

1.5 Phân loại bao thanh toan .ccccccccceseseecccseeeeecceceevseecesceeseseseeseueesesessenersessanens 13 1.5.1 Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ -¿- ¿+ sẻ EšEESEEESEEEeErEkrrsrrsrree 13

1.5.2 Căn cứ vào trách nhiệm đối với rủi rO :: cccscceterrirrrierrriei 13

1.5.3 Căn cứ vào phương thức bao thanh †oán - -.c-c cà ssssssssa 14 1.6 Phân biệt bao thanh toán và một số hình thức cấp tín dụng khác 14 1.6.1 Phân biệt bao thanh toán và bảo lãnh ngân hàng .‹::- 5 cc55- 14

1.6.2 Phân biệt bao thanh toán và chiết khấu giấy tờ có giá +: 18 CHƯƠNG 2 PHÁP LUẬT VẺ HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN CỦA

CAC TÓ CHỨC TÍN DỤNG TẠI VIỆT NAM s5 << 55s cs sesess seses 23

2.1 Quy định của pháp luật về điều kiện hoạt động bao thanh toán của các

t6 chite tin MUNG cesesesesssssssessseessvsvscscesssvevscsesessvsvecacsesevsvevsvacssvavsvavavavsseavevavaveeen 23

2.1.1 Quy định của pháp luật về điều kiện để được thực hiện hoạt động

Trang 6

2.1.2.2 Xem xét về việc chấp thuận hoạt động bao thanh toản của các

tổ chức tín dỤng s1 v 33x11 T111 E215 1E T13 xưng re ri 29 2.2 Quy định của pháp luật về hoạt động bao thanh tốn của các tơ chức tín dụng 32 2.2.1 Giới thiệu chung về quy trình hoạt động bao thanh toán - 32

2.2.2 Quy trình hoạt động bao thanh toán trong nước và quốc tế 33 2.2.2.1 Quy trình hoạt động bao thanh toán trong nước -‹-‹- 33

2.2.2.2 Quy trình hoạt động bao thanh toán quốc tẾ - 2 s+ssszscsd 37 2.3 Quy định của pháp luật về hợp đồng bao thanh toán -.- ¿5552 55c: 39

2.3.1 Khái niệm về hợp đồng bao thanh toán . 5:52 + + cczsrsrces2 39

2.3.2 Chủ thể của hợp đồng bao thanh toán - ¿- -sss+s+E+xx+vsEzeerererered 40 2.3.2.1 Chủ thể bao thanh toán - Tổ chức tín dụng - - +s+s+xzses+ 41

2.3.2.2 Bên được bao thanh toán - Khách hàng của tô chức tín dụng 42 2.3.3 Đối tượng của hợp đồng bao thanh toán ¿+ ¿- + 25s + £xzxszzsreee 45 2.3.3.1 Các khoản phải thu c1 1111011111111 1 11180 13 11v kh ven 45

2.3.3.2 Các khoản phải trả ng ng ghen 46

2.3.4 Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng bao thanh toán 49

2.3.4.1 Quyền và nghĩa vụ của bên bao thanh toán . 5-5-5: 5: 49

2.3.4.2 Quyền và nghĩa vụ của bên được bao thanh toán - - 50

2.3.4.3 Quyền và nghĩa vụ của chủ thể thứ ba ¿5 2 cv svsesereed 52

CHUONG 3 THUC TRANG VE HOAT DONG BAO THANH TOAN-

NGUYEN NHAN VA MOT SO GIAI PHAP NHAM HOAN THIEN VA

PHÁT TRIỄN HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN TẠI VIỆT NAM 53

3.1 Thực tiễn hoạt động bao thanh toán trên thế giới . ¿ - +5: 2s se szsrseez 53

3.2 Thực trạng hoạt động bao thanh toán của các tô chức tín dụng tại Việt Nam.-

Trang 7

3.2.2 Tôn tại về phía khách hàng - Nguyên nhân và giải pháp KHY gà 64 3.2.3 Tôn tại về hành lang pháp lý - Nguyên nhân và giải pháp 66 KET LUAN ccscssssssosssscsscsssessescescsscsssessesssssnacsssnssessnssessoassessnsessonsossoassssonsossonsoes 72

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU 000

1 Ly do chon dé tai

Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ và giữ được vị trí cạnh tranh hiện tai dang

là vẫn đề sống còn đối với các tô chức tín dụng Đề đạt được mục tiêu này, các

định chế tài chính Việt Nam đã đưa ra các công cụ tài chính mới trên thế giới vào

triển khai áp dụng ở thị trường tài chính Việt Nam, trong đó có bao thanh toán (Factoring)

Trong hoạt động mua ban hàng hóa, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu,

phương thức mua hàng trả chậm vẫn còn là thói quen thương mại Tuy nhiên, các doanh nghiệp thường muốn thu được tiền ngay sau khi bán hàng để quay vòng vốn nhanh nhằm tăng hiệu quả kinh doanh và phòng tránh rủi ro mất khả năng thanh toán của bên mua hàng, trong khi lại phải cạnh tranh gay gắt để thu hút khách hàng bằng phương thức thanh toán trả chậm Bao thanh toán ra đời đã giải quyết được mâu thuẫn trên

Theo đó, bao thanh toán là nghiệp vụ có nhiều cơ hội phát triển tại Việt Nam

Đáp ứng những đòi hỏi từ nền kinh tế thị trường, bao thanh toán được bồ sung vào hệ thống những công cụ tài chính tại Việt Nam Kế từ khi Quyết định số 1096/2004/QĐÐ-NHNN ngày 06/9/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về

Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tô chức tín dụng có hiệu lực đến nay cũng đã có nhiều đơn vị đưa nghiệp vụ trên vào hoạt động Tuy nhiên, thực tế là việc triển khai hoạt động bao thanh toán gặp nhiều vướng mắc và chưa mang lại hiệu quả như mong đợi Các văn bản pháp lý liên quan đến nghiệp vụ bao thanh toán vẫn còn tồn tại nhiều bất cập cần phải hoàn thiện Các tổ chức tín dụng gặp nhiều lúng túng trong việc đem nghiệp vụ này vào triển khai hoạt động Các doanh

nghiệp van con khá xa lạ với khái niệm “bao thanh toán” và tỏ ra dẻ đặt với nghiệp

Vụ này

Vì vậy, việc nghiên cứu hoạt động bao thanh toán dé tim ra giải pháp cho sự

phát triển của nghiệp vụ này trong bối cảnh hiện nay là điều cần thiết Xác định

được vẫn đề trên, người viết chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình là “Pháp luật về hoạt động bao thanh toán - Thực trạng và giải pháp”

2, Mục tiêu nghiên cứu

Khi nghiên cứu đề tài này, người viết mong muốn làm rõ những quy định

pháp luật về hoạt động bao thanh toán tại Việt Nam Từ đó tìm hiểu những tồn tại

Trang 9

đóng góp một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật trong việc mở rộng và phát triển hoạt động này tại Việt Nam

3 Phạm vi nghiên cứu

Về đối tượng nghiên cứu: trong luận văn này, người viết tập trung nghiên cứu

trên cơ sở các văn bản pháp luật quy định trực tiếp về hoạt động bao thanh toán; các văn bản pháp lý có liên quan trong việc phân tích, làm rõ các khái niệm, đặc trưng Qua đó đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về hoạt động trên đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý

4 Phương pháp nghiên cứu

Người viết đã vận dụng một vài phương pháp nghiên cứu để làm công cụ phục vụ cho việc nghiên cứu của mình như: phương pháp tổng hợp, phân tích luật

viết, phương pháp đối chiếu, so sánh những quy định của pháp luật về cùng một

vẫn đề, so sánh giữa lý luận và thực tiễn để thực hiện các mục tiêu đề ra khi thực

hiện đề tài Cụ thể:

- Phương pháp duy vật biện chứng: nhìn nhận các hiện tượng và quá trình

hoạt động của nên kinh tế trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau; dựa vào

các giai đoạn khác nhau của nền kinh tế mà đánh giá và nhận xét quá trình

hình thành và phát triển của bao thanh toán

- Phương pháp logic: thực tế vận động phát triển của nền kinh tế nước ta khi chuyên sang nền kinh tế thị trường diễn ra khá đa dạng, phức tạp, tác động đến nhiều khía cạnh của thị trường tài chính trong nước Do đó, qua quá trình phân tích, đánh giá sự phát triển này, người viết rút ra đặc điểm, bản

chất của sự vật, hiện tượng

- Phương pháp phân tích luật viết: vận dụng những kiến thức đã học, đứng

trên góc độ pháp luật để nhìn nhận và đánh giá vấn đẻ

- Phuong pháp phân tích số liệu: thống kê và xử lý số liệu để xem xét, đánh giá thực trạng phát triển của nền kinh tế, thực trạng phát triển của hoạt động bao thanh toán

- Phương pháp so sánh: so sánh sự khác biệt giữa bao thanh toán và các hình thức cấp tín dụng khác; so sánh giữa quy trình thực hiện bao thanh toán đối với các khoản phải thu và quy trình bao thanh toán đối với các khoản phải trả

5 Bồ cục luận văn

Nội dung chính của luận văn bao gồm các phân sau: Chương I Tổng quan về hoạt động bao thanh toán

Chương này, người viết tập trung phân tích làm sáng tỏ một số khái niệm về hoạt động bao thanh toán và các khái niệm có liên quan Đồng thời, phân tích

Trang 10

những lợi ích mà bao thanh toán mang lại cho các chủ thể tham gia vào hoạt động

trên Bên cạnh đó, người viết cũng đưa ra những đặc điểm phân biệt bao thanh toán

và các hình thức cấp tín dụng khác

Chương II Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam

Trong Chương II, người viết phân tích chủ yếu về điều kiện để tô chức tín

dụng được hoạt động bao thanh toán; trình tự thủ tục dé được Ngân hàng Nhà nước

chấp thuận hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng, quy trình hoạt động bao thanh toán và các vẫn đề liên quan đến hợp đồng bao thanh toán

Chương III Thực trạng về hoạt động bao thanh toán - Nguyên nhân và một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển hoạt động bao thanh toán tại Việt Nam

Qua việc phân tích thực trạng về hoạt động bao thanh toán, người viết chỉ ra

những tôn tại của hoạt động bao thanh toán Từ đó đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật về hoạt động này

Do đề tài còn khá mới mẻ và sự hạn chế của kiến thức, luận văn sẽ không

Trang 11

Chương I TÓNG QUAN VẺ HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của hoạt động bao thanh toán 1.1.1 Trên thể giới

Bao thanh toán (BTT) còn gọi là factoring, là một nghiệp vụ không mấy xa lạ đối với rất nhiều quốc gia trên thế giới bởi những lợi ích thiết thực mà nó mang đến,

không chỉ cho bên khách hàng mà còn cho các đơn vị cung ứng nghiệp vụ trên Cùng

với một số các hình thức cấp tín dụng khác, BTTT đã tồn tại từ rất lâu trong lịch sử như

là một sản phẩm tất yếu hình thành do nhu cầu của hoạt động giao thương

Hình thức sơ khai của hoạt động BTT được tìm thấy đầu tiên trong bộ luật Hammurabi, một công trình lưu dấu nền văn minh Lưỡng Hà - cái nôi của nên văn minh thế giới BTT không lụi tàn như xã hội đã tạo ra nó, mà vẫn tiếp tục nay mam trong lịch sử của nền sản xuất hàng hóa

Một số tài liệu cho rằng BTT khởi nguồn từ hoạt động đại lý thương mại từ

khoảng hai nghìn năm trước đưới thời để chế La Mã Thời ấy, hệ thống thông tin còn

sơ khai, đại lý hưởng hoa hồng thực hiện chức năng trung gian trong giao dịch thương mại giữa nhà sản xuất nước ngoài và người mua trong nước Họ nắm giữ quyền sở hữu

tài sản do sự ủy nhiệm của các nhà sản xuất nước ngoài, rồi giao lại hàng hóa cho

người mua, thu nợ khi đến hạn, chuyển dư nợ cho bên giao đại lý sau khi trừ phần hoa hồng của mình Về sau, các đại lý dần tin vào khả năng thanh toán của bên mua trong giao dịch Họ bắt đầu trả trước cho bên giao đại lý (các nhà sản xuất) để có thể hưởng

hoa hồng nhiều hơn Các thương nhân La Mã cũng là những người đầu tiên thực hiện

việc trao đôi các giấy nợ với mức giá thấp hơn giá trị bề mặt của nó

Theo đó, phương thức này đã phô biến trước công cuộc khai thác châu Mỹ vào khoảng đầu thế kỉ 15 sau thời điểm Christop Columbus phát hiện ra châu Mỹ năm

1492 Trong khoảng thời gian này, bông, lông thú, gỗ được thu vén từ thuộc địa

Trang 12

Thé ki 16 chứng kiến sự bành trướng của chế độ thực đân Mỹ, cùng với nó BTT

cũng như nhiều công cụ tài chính khác có thêm cơ hội mới để mở rộng và phát triển

Khoảng cách giữa Châu Âu và thị trường thực dân vốn đã rất lớn, đặc biệt là khi Mỹ

mở rộng biên giới về phía Tây; các phương tiện lưu thông và thông tin thời bấy giờ

còn hạn chế, do đó vòng tuần hoàn vốn từ lúc sản xuất đến lúc được thanh tốn hồn

tồn bị kéo dài ra Chính điều này đã làm các nhà sản xuất Châu Âu khó khăn với việc

thâm nhập thị trường Mỹ Khắc phục tình trạng trên, một số công ty tại Mỹ bước đầu

thực hiện BTT như một công cụ tài chính mang lại hiệu quả kinh doanh tối ưu

Với sự ra đời của cuộc Cách mạng công nghiệp, BTT trở thành tiêu điểm cho

các vẫn đề vẻ tín dụng, mặc dù các tiền đề cơ bản đã được hình thành trước đây vẫn

được giữ nguyên Trước năm 1930, tại Mỹ hoạt động BTT diễn ra khá sôi động chủ yếu trong nên công nghiệp dệt may Các tô chức BTT phát triển theo hướng tập trung

vào tín dụng, thu nợ, kế toán, và các chức năng tài chính khác Việc cho phép các tô

chức BTT thực hiện các chức năng này cho phép các nhà sản xuất (đặc biệt là trong ngành đệt) tập trung sản xuất và phát triển kinh doanh Sau những năm chiến tranh, tiềm năng của phương thức tài trợ thương mại thông qua việc ứng trước cho các khoản phải thu chưa đến hạn thanh toán này lại được ghi nhận một cách nghiêm túc hơn BTT phát triển sang các ngành nghê khác

Tuy nhiên, hoạt động BTT chỉ trở thành một loại hình địch vụ phô biến ở nhiều

quốc gia kể từ những năm 1960 và cũng trong thời gian này Hiệp hội bao thanh toán quốc tế (Factors Chain International FCI) đã được thành lập (1968) như là một tổ

chức bảo trợ cho các đơn vị BTT độc lập trên thế giới BTT lại càng có thêm nền tảng

vững chắc đẻ phát triển mạnh mẽ hơn” Nhận thấy được những ưu điểm mà BTT mang lại, nhiều đơn vị kinh tế đã mạnh dạn bước chân vào lĩnh vực này Cùng với quá trình chuyên mình của hoạt động BTT, nhiều nỗ lực nhằm tập hợp và thống nhất các nguyên tắc, tập quán, luật lệ chung cho hoạt động BTT đã được thực hiện Công ước UNIDROIT về BTT quốc tế năm 1988 (còn gọi Công ước Ottawa năm 1988), Công ước của Liên hiệp quốc về chuyển nhượng khoản phải thu trong thương mại quốc tế năm 2001 do UNCITRAL xây dựng, các quy định chung của Hiệp hội bao thanh toán

quốc tế ngày càng có ảnh hưởng sâu rộng đến mọi khía cạnh pháp lý của quan hệ BTT

Ngày nay, rất nhiều nơi trên thế giới sử dụng BTT như là một giải pháp tối ưu thúc đây quá trình mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ diễn ra một cách trôi chảy và thuận tiện Chính những ưu thế riêng có mà BTT đã góp tên vào danh mục các sản phẩm của dịch vụ ngân hàng mang lại nhiều hiệu quả trong kinh doanh và cũng góp phần nâng cao tính cạnh tranh của các ngân hàng trong và ngoài nước

Trang 13

L.l.1 Tại Việt Nam

Nghiệp vụ BTT hiện nay tuy còn khá mới mẻ đối với nhiều tổ chức và doanh nghiệp, nhưng cũng không còn xa lạ với hệ thống ngân hàng Việt Nam Ban đầu, nghiệp vụ BTTT được các chi nhãnh ngần hàng nước ngoài tại Việt Nam giới thiệu như một sản phẩm mang lại nhiều ưu thế trong hoạt động ngân hàng Một số bài báo giới thiệu về nghiệp vụ BTT như bài viết của ông Nguyễn Mạnh Dũng - Vụ các ngân hàng

đăng trên Thị trường tài chính tiền tệ tháng 7/1999, rồi bài viết của Nguyễn Văn Hà

đăng trên tạp chí Phát triển kinh tế tháng 8/2004 đã cho thấy hình thức “mua bán nợ” đã bắt đầu len lỏi trong nền kinh tế đang chuyển mình của nước ta bấy giờ Tháng

9/2004 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký ban hành Quyết định số

1096/2004/QĐÐ-NHNN về Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tô chức tín dụng (sau đây gọi tắt là Quy chế hoạt động BTT) Quyết định này có ý nghĩa như là một bước mở đường cho sự phát triển của nghiệp vụ BTT tại Việt Nam Vào thời điểm cuối năm 2004, đầu năm 2005 diễn ra rất nhiều các cuộc hội thảo, báo cáo và quảng bá

về dịch vụ này, như hội thảo về BTT do FENB (Far East National Bank thuộc tập đoàn

Sinopac Holding) của Mỹ tô chức vào ngày 23/9/2004 nhằm giới thiệu và vận động sự

tham gia cung cấp địch vụ của một số ngân hàng thương mại cổ phần (Ngân hàng

thương mại cô phần Phương Đông (OCB), Ngân hàng Thương mại cô phần Á Châu

(ACB), Ngân hàng Thương mại cô phần Kỹ thương (Techcombank) ) Hội thảo về

BTT tô chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 07/3/2005 với sự tham dự của đại diện

các ngân hàng thương mại tại Việt Nam và các đại diện của Hiệp hội bao thanh toán

thế giới” BTT, tuy thế vẫn chưa thể trở thành một công cụ phổ biến được các đoanh nghiệp sử dụng rộng rãi trong hoạt động phát triển kinh doanh của mình do nhiều nguyên nhân, mà một trong số đó là việc thiếu sót của quy định pháp luật về nghiệp vụ BTT Năm bắt được tình hình trên và cùng với sự gia tăng của các giao dịch kinh tế,

cũng như xu hướng đa dạng hóa công cụ tài chính diễn ra trong thời gian qua mà

Quyết định 30/2008/QĐ-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế hoạt động

BTT (ban hành theo Quyết định 1096/2004/QĐÐ-NHNN ngày 06/9/2004 của Ngân

hàng Nhà nước) được ban hành Đây được xem như động thái chuẩn bị cho một bước

chuyển mới của một nghiệp vụ đang từng bước khẳng định vị thế của mình trong hệ

thống các công cụ tài chính đắc lực của nền kinh tế BTT sau đó được chính thức ghi

nhận trong một văn bản pháp lý cao hơn, Luật Các tổ chức tín dụng 2010 (hiệu lực

01/01/2011) Có thể mạnh dạn nói rằng, bước ngoặt này sẽ mở ra một cơ hội mới cho

BTT mở rộng phát triển xứng đáng với tiềm năng của nó hiện vẫn được các quốc gia

Trang 14

mau m6 dé phat triển dịch vụ, bởi vì đó là nhu cầu cấp thiết từ phía khách hàng- chính

là đại đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang hoạt động, cũng như nhu cầu từ phía nhà cung cấp — các tổ chức tín dụng (TCTD) trong và ngoài nước Do đó, BTT chắc

chăn sẽ không là ngoại lệ

1.2 Khái niệm bao thanh toán

Theo các từ điển luật học, thuật ngữ BTT (factoring) thường được mô tả là việc

chuyển nhượng các khoản thu thương mại của người bán cho tổ chức BTT (factor) Khi thực hiện các giao dịch thương mại làm phát sinh các khoản phải thu (các khoản tiền bán hàng chưa đến hạn thanh toán), người bán có thê cải thiện trạng thái ngân quỹ

của mình bằng việc đem nhượng bán các khoản phải thu để nhận ngay các khoản tiền

mặt đã trừ phần chiết khấu từ tô chức BTT Tô chức BTT sau khi nhận các khoản phải thu từ người bản sẽ thực hiện việc thu nợ đối với nguoi mua

Theo Hiệp hội Bao thanh toán quốc tế (FCI), BTT là một dịch vụ tài chính trọn

gói, bao gồm sự kết hợp giữa tài trợ vốn hoạt động, bảo hiểm rủi ro tín dụng, theo dõi các khoản phải thu và địch vụ thu hộ Đó là sự thỏa thuận giữa người cung cấp dịch vụ BTT (factor) với người cung ứng hàng hóa dịch vụ hay còn gọi là người bán hàng trong quan hệ mua bán hàng hóa (seller) Theo như thỏa thuận, factor sẽ mua lại các khoản phải thu của người bán dựa trên khả năng trả nợ của người mua trong quan hệ mua bán hàng hóa (buyer) hay còn gọi là con nợ trong quan hệ tín dụng (debtor)'

Công ước của UNIDROIT về BTT quốc tế năm 1988 (còn gọi Công ước

Ottawa năm 1988) thì mô tả hoạt động BTT như sau”:

- _ Bên bán hàng hóa sẽ chuyển giao cho bên BTT các khoản phải thu phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa giữa bên bán và bên mua (con nợ), trừ các hợp đồng nhằm mục đích tiêu dùng cho cá nhân, hộ gia đình

- Bên BTT sẽ thực hiện ít nhất hai trong số các nghiệp vụ sau: tài trợ tài chính cho người bản hàng (như cho vay hoặc thanh toán trước cho các khoản phải

thu); quản lý các giấy tờ, số sách kế toán liên quan đến các khoản phải thu; thực

hiện việc thu nợ từ người mua; tiến hành các biện pháp phù hợp để giải quyết các hành vi gian lận của người mua

- _ Bên mua hàng phải được thông báo chính thức bằng văn bản về việc khoản phải thu đã được BTT

Nhằm tạo điều kiện hơn nữa cho các TCTD sử dụng đa dạng các công cụ tài

chính, pháp luật Việt Nam ghi nhận BTT với tư cách là một nghiệp vụ tài chính lần

đầu tiên tại Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06/9/2004 của Thống đốc Ngân

* Huỳnh Thị Hương Thảo, Phát triển nghiệp vụ bao thanh toán trong hoạt động tài trợ thương mại và nâng cao năng lực cạnh tranh tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam, Tap chi Ngan hang so 19 tháng 10/2008, trang 26

Trang 15

hàng Nhà nước Việt Nam ban hành kèm Quy chế hoạt động BTT của các tổ chức tín

dụng Cụ thé BTT được định nghĩa như sau:

BTT là một hình thức cấp tín dụng của TCTD cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bản hàng hóa đã được bên bản hàng và bên mua hàng thỏa thuận trong hợp động mua bán hàng hóa

Lúc này BTT phải co mình trong mỗi lĩnh vực mua bán hàng hóa, vì vậy việc áp dụng Quy chế hoạt động BTTT lại càng gò bó và chưa thực sự phát huy hết được lợi

thế của nghiệp vụ BTT, cũng như chưa được quan tâm một cách đúng mực từ phía các

doanh nghiệp và các TCTD Từ tình hình trên, Quyết định số 30/2008/QD-NHNN

ngày 16/10/2008 của Ngân hàng Nhà nước được ban hành nhằm sửa đổi, bổ sung một

số điều của Quy chế hoạt động BTT ban hành theo Quyết định số 1096/2004/QĐ- NHNN ngày 06/9/2004 Trong đó, BTT được mở rộng hoạt động bao gồm Mua bản hàng hoá và Cung ứng dịch vụ

Còn theo Luật Các tổ chức tín dụng 2010 (có hiệu lực ngày 01/01/2011) thì

“Bao thanh toán là hình thức cấp tin dụng cho bên bản hàng hoặc bên mua hàng thông qua việc mua lại có bảo lưu quyền truy đòi các khoản phải thu hoặc các khoản phải trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo hợp đồng mua,

bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ"

Định nghĩa về BTT được chi nhận trong Luật Các tô chức tín dụng 2010 đề cập

đến một số vấn đề sau:

Thứ nhất, BTT đã không chỉ là một hình thức cấp tín dụng đành cho riêng

người bán BTT vẫn được áp dụng trước đây trong và ngoài nước là một loại hình tài trợ thương mại dành cho người bán Các đơn vị BTT sẽ ứng cho người bán một khoản tiền để đổi lẫy “quyền đòi nợ” đối với người mua hàng Qua đó, giúp người bán hàng,

cung ứng dịch vụ có thể tìm kiếm nguồn tài chính khác mà không phải đối mặt với sự

chậm trễ trong việc thanh toán của người mua hàng, sử dụng dịch vụ BTT theo định nghĩa trên còn là một hình thức cấp tín dụng cho người mua Nghĩa là các TCTD sẽ cấp một khoản tài chính nhất định (theo thỏa thuận) giúp người mua đối mặt với các khoản nợ sắp đến hạn thanh toán trong hợp đồng với người bán

Thứ hai, BTƯ được mở rộng không chỉ trong việc mua lại “các khoản phải thu”

mà còn mua lại “các khoản phải trả” Nếu mua lại các khoản phải thu, đơn vị BTT

mua lại “quyền đòi nợ” từ người bán với giá thấp hơn giá trị thực của hợp đồng Đối

với việc mua lại các khoản phải trả, đứng từ phía người mua, hoạt động BTT rất gần

với vay tín dụng (do BTT giúp người mua đối phó với những khoản nợ trước mắt); đứng về phía các TCTD thì hoạt động trên lại rất giỗng nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng (do việc thay người mua thanh toán cho người bán sau đó sẽ được người mua hoàn trả lại) Theo quan điểm của người viết, “các khoản phải trả” được người mua bán cho

Trang 16

đơn vị BTT có mức rủi ro cao hơn so với việc các TCTD mua lại “các khoản phải thu” do người bản bản ra Do khi làm thủ tục xin tài trợ BTT, có thé suy đoán người mua đang ở trong tình trạng nào mới thực hiện việc xin cấp tín dụng vào thời điểm các khoản nợ chưa đến hạn thanh toán Việc thâm định tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình nợ, khả năng thanh toán của bên mua có thể cho kết quả là không ổn định Và vì thế việc mua lại “các khoản phải trả” cần mức độ tin cậy đối với khách hàng nhiều hơn là mua lại “các khoản phải thu”

Thứ ba, là quy định về việc “có bảo lưu quyền truy đòi” Quyền truy đòi không

được nhắc đến trong định nghĩa về BTT trong Quy chế hoạt động BTT Tuy nhiên,

việc truy đòi hay miễn truy đòi lại được nhắc đến trong các loại hình BTT (Điều 11

Quy chế hoạt động BTT) “Truy đòi” là việc bên bán hàng phải hoàn trả lại theo yêu cau cua TCTD số tiền mà TCTD đã chuyên giao như thỏa thuận trong hợp đồng BTT do các điều khoản trong hợp đồng mà theo đó các TCTD được quyền đòi lại các khoản

đã bỏ ra Có thê hiểu rằng việc truy đòi là dấu hiệu ngầm trong khái niệm BTT quy

định trong Quy chế hoạt động BTT Do rủi ro lớn nhất của hoạt động BTT là việc bên

mua hàng trì hỗn việc thanh tốn hoặc mat di kha năng thanh toán, đặc biệt là đối với

BTT miễn truy đòi Nên để giảm thiểu rủi ro trên các TCTD phải cần trọng khi xem

xét đến việc có nên ký hợp đồng BTT với khách hàng hay không Điều đó lại còn tùy

thuộc vào nghiệp vụ, kỹ thuật chuyên ngành, kinh nghiệm của thành viên các TCTD

thực hiện nghiệp vụ BTT Và để tạo cơ sở pháp lý vững vàng hơn cho hoạt động BTT, định nghĩa về BTT trong Luật Các tô chức tín dụng 2010 đã đề cập đến điều được ngầm hiểu trong khái niệm BTT quy định tại Điều 2 Quy chế hoạt động BTT Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là hoạt động BTT nhất định và luôn luôn phải được thực

hiện dưới hình thức “BTT có quyên truy đòi” Việc “truy đòi” hay “miễn truy đòi” là do thỏa thuận của các bên trong hợp đồng BTT Xét đến các yếu tố rủi ro mà TCTD có thể gặp phải, có thể nhận thấy, khi mua “các khoản phải thu”, cùng với việc ứng tiền

cho người bán và thu tiền người mua khi đến hạn thanh toán thì có thể áp dụng một

trong hai hình thức BTT trên Tuy nhiên, đối với việc cấp tín dụng cho người mua thông qua việc mua lại “các khoản phải trả” thì rõ ràng TCTD chỉ có thể ký kết hợp đồng với quyên truy đòi, nếu như muốn đảm bảo sự an toàn cho đồng vốn đã bỏ ra

Trang 17

nghiệp, “là khoản tiên bên bản hàng hóa, cung ứng dịch vụ phải thu từ bên mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ theo hợp đồng mua bán hang hóa, cung ứng dịch vụ 76 Tuong ty vậy, các khoản phải trả là tài sản nợ của doanh nghiệp, được tính dựa trên các khoản

nợ, các giao dịch chưa thanh toán hoặc bất cứ nghĩa vụ tiền tệ liên quan trực tiếp đến

hợp đồng Các chứng từ thương mại liên quan đến giao dịch giữa người mua và người

bán được xem là căn cứ để xác định sự tồn tại pháp lý và giá trị kinh tế của các khoản

phải thu và phải trả Thông thường các loại chứng từ này bao gồm: chứng từ hàng hóa

(ví dụ: hóa đơn bán hàng, hóa đơn vận tải ), chứng từ tài chính (ví dụ: hỗi phiếu, lệnh

phiếu ) và có thé là các số sách kế toán có liên quan Hoạt động BTT găn liền với

việc chuyền giao cho đơn vị BTT các chứng từ chứng minh các khoản phải thu và phải trả này Xét một giao dịch thực tế thì bên bán hàng là bên ghi nhận chứng từ một cách

rõ ràng và cụ thê nhất Vì đó là cơ sở dam bảo họ có thê đòi lại những khoản nợ đến hạn và mặt khác là nhằm tránh những tranh chấp không đáng có Do vậy, bên bán

hàng sẽ là chủ thể thực hiện việc chuyền giao này

1.3 Đặc điểm của hoạt động BTT theo quy định của pháp luật Việt Nam

BTT mang một số các đặc điểm nỗi bật sau:

- _ BTT là một hình thức cấp tín dụng cho bên bản hàng hoặc bên mua hàng Theo

Luật Các tô chức tín dụng năm 2010 thì cấp tín dụng được hiểu “Jà việc thỏa

thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sứ dụng một khoản tiên theo nguyên tặc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khẩu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ

cấp tín dụng khác” BTT là một nội dung của hoạt động cấp tín dụng nên chỉ

các TCTD (sau khi đáp ứng được các yêu cầu do pháp luật quy định và được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước) mới có quyền thực hiện nghiệp vụ BTT Theo đó, TCTD chuyên tiếp một khoản tiền nhất định theo như thỏa thuận cho khách hàng và được “hoàn trả” bằng khoản phải thu trong hợp đồng mua bán

hàng hóa, cung ứng dịch vụ mà khách hàng này đã xác lập trước đó với một chủ

thể khác Hay nói cách khác, TCTD sử dụng nguồn vốn từ hoạt động kinh doanh của mình để mua lại các khoản phải thu từ bên bán hàng và sẽ được thu hồi lại khi bên mua hàng thanh toán Khoản tiền ứng trước này sẽ thấp hơn giá trị thực tế của các khoản phải thu Phần chênh lệch này chính là phí và lãi tín dụng Như thế, “nguyên tắc hoàn trả” của hoạt động cấp tín dụng có thé duoc

đảm bảo Mặt khác, giá trị hợp đồng mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ

thường lớn hơn giá trị của hợp đồng BTT Các TCTD, vì thế, có thể tìm kiếm nhiều hơn những nguồn lợi từ hoạt động cấp tín dụng này

* Điều 4 Quy chế hoạt động BTT của tô chức tín dung ban hành theo Quyết định 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06/9/2004, được sửa đổi, bố sung bởi Quyết định 30/2008/QĐ-NHNN ngày 16/10/2008 của Thống đốc Ngân

hàng Nhà nước

Trang 18

- BIT mang bản chất là hình thức cấp tín dụng ngăn hạn TCTD chỉ được cấp tín dụng BTT nếu thời gian còn lại của các khoản phải thu tính từ thời điểm BTT không quá 180 ngày” Quy định này nhằm đảm bảo khả năng quản lý của TCTD đối với các khoản phải thu Tương tự vậy, có thể áp dụng khoản thời

gian trên đối với các khoản phải trả

- _ Hoạt động BTT dựa trên quan hệ về mua bán quyền tài sản là quyền đòi nợ Đây là dấu hiệu để phân biệt hoạt động BTT và các hình thức cấp tín dụng

khác Do quyền đòi nợ là một loại tài sản được xác định từ một giao dịch

thương mại cụ thê nên khi thực hiện hoạt động BTT, tô chức tín dụng phải tiến hành phân tích toàn diện và trực tiếp các giao dịch làm phát sinh các khoản phải thu, tình hinh tài chính và hoạt động của cả bên bán hàng và bên mua hàng 1.4 Vai trò của hoạt động BTT

BTT mang lại nhiều lợi ích cho các bên trong quá trình thanh toán Cụ thẻ: 1.4.1 Đối với bên bản hàng, cung ứng dịch vụ

Thứ nhất, bên bán được giải quyết nhu cầu về vốn, do được cung cấp nguồn tài chính để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh Nguồn vốn bao giờ cũng là vẫn đề

chiếm trọn sự quan tâm của các doanh nghiệp Trong giao dịch mua bán hàng hóa, một

trong những trăn trở của bên bán là làm sao có thể nhận được tiền nhanh chóng đề có

thể tiếp tục quay vòng vốn kinh doanh Với BTT người bán có thể thu tiền ngay thay

vì phải đợi đến kì hạn mới được thanh toán theo hợp đồng Hoạt động BTT giúp người

bán lấp được lỗ hồng thiếu hụt tiền mặt trong khoảng thời gian từ khi giao hàng đến

khi được người mua thanh toán Nhờ sử dụng được các khoản ứng trước mà nguồn

vốn lưu động phục vụ cho sản xuất kinh doanh được tăng lên góp phần thúc đây hoạt

động sản xuất kinh doanh phát triển

Thứ hai, các khoản nợ xấu có thể được loại trừ Không một doanh nghiệp nào có thê tránh khỏi những khoản nợ, được xem là một yếu tố tắt nhiên trong hoạt động

kinh đoanh thường nhật Rất nhiều doanh nghiệp đang phải đối mặt với những rủi ro

về tài chính trong đó có rủi ro do tôn thất nợ khó đòi làm suy giảm năng lực cạnh tranh BTT xuất hiện như một giải pháp cho vẫn đề trên

Thứ ba, bên bán tiết kiệm được thời gian và chi phí cho việc quản lý số sách,

chứng từ Các vẫn đề trên sẽ được tổ chức BTT thực hiện bằng nghiệp vụ, chuyên

môn, kinh nghiệm của mình Và vì thế doanh nghiệp có thể yên tâm mà tập trung vào

hoạt động sản xuất kinh doanh

Thứ fư, có được những lợi thế đo BTT mang lại, hoạt động kinh doanh của bên bản trở nên thuận lợi, nhanh chóng Trong giao thương, một cơ sở hoạt động sản xuất

7 Khoản 5 Điều 19 Quy chế hoạt động BTT của tổ chức tín dụng ban hành kèm Quyết định 1096/2004/QĐ-

Trang 19

kinh doanh nhanh nhẹn, gọn gàng mà vẫn đảm bảo đạt được hiệu quả tốt nhất luôn được đánh giá cao và thu hút được nhiều khách hang hon Nhu vay, BTT tao duoc

nhiều lợi thế trong kinh doanh cho doanh nghiệp bằng việc giúp doanh nghiệp khẳng

định được vị thế, nâng cao sức ảnh hưởng và uy tín của mình trên thương trường; tăng

lợi thế cạnh tranh khi chào hàng với các điều khoản thanh toán trả chậm mà không ảnh hưởng đến nguồn vốn kinh doanh của mình

Thứ năm, được sự tư vẫn của tô chức BTT, doanh nghiệp có thê hạn chế được rủi ro trong kinh doanh đặc biệt là trong giao thương với các đối tác nước ngoài

1.4.2 Đối với bên mua hang, su dung dịch vụ

Thứ nhất, do được don vi BTT ung vốn trước nên bên mua có thể mua chịu

hàng một cách dễ đàng bên cạnh đó có thé tăng sức mua, tim kiếm thêm lợi nhuận

đồng thời cũng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Thứ hai, trong tài trợ thương mại thì phương thức thanh toán tín dụng chứng từ L/C (Letter of Credit) được xem là phương thức thông dụng nhất Trong phương thức

này, nhà xuất khẩu (bên bán) yêu cầu nhà nhập khẩu (bên mua) tiến hành thủ tục mở

L/C tại một ngân hàng với các điều kiện đã thỏa thuận Thủ tục mở L/C cho khách hàng được xem là một hình thức tài trợ cho doanh ngiệp vì khi ngân hàng đồng ý mở L/C cho bên mua hàng bao hàm trong đó là sự cam kết thanh toán cho người hưởng lợi L/C Ngân hàng sẽ gánh chịu rủi ro nếu bên mua không có khả năng thanh toán

Trong hoạt động BTT, bên mua nhờ sự đảm bảo tài chính của TCTD bằng một khoản

ứng trước cho bên bán mà không phải mở L/C; đồng nghĩa với việc giảm được gánh

nặng tài chính khi không phải bỏ ra một khoản tiền cho việc mở L/C nhằm đảm bảo

khả năng thanh toán

Thứ ba, giảm được thời gian, chi phí quản lý số sách kế toán và quản lý các

khoản nợ Do chức năng quản trị số sách của nghiệp vụ BTT, đơn vị BTT sẽ là chủ thể thực hiện việc quản lý các khoản nợ, theo sát tỉnh hình kinh doanh của bên mua, thông báo cho bên mua hàng về tình trạng của số quản lý, thời hạn thanh toán Theo

đó, bên mua hàng sẽ có thể tiết kiệm các khoản về nhân sự, tiết kiệm thời gian khi thực

hiện quản lý số sách về các khoản phải trả

Thứ tư, bên mua có thêm điều kiện để mở rộng phạm vi kinh doanh ra ngoài

nước khi thực hiện BTT quốc tế bỏ qua những hạn chế về vốn, năng lực cạnh tranh,

ngôn ngữ

1.4.3 Đối với đơn vị BTT

Thứ nhất, BTT bỗ sung một lượng tiền vào doanh thu hàng năm trong hoạt

động của đơn vị BTT Vì factoring được xem là hình thức tài trợ có chi phí cao, nên nguồn vốn hoạt động của đơn vị BTT có thể nhờ nguồn thu này mà được gia tăng Đối

Trang 20

với các TCTD, việc gia tăng nguồn vốn luôn luôn mang đến những cơ hội hợp tác kinh doanh khác, từ đó mang lại nhiều hơn doanh thu cũng như là lợi nhuận

Thứ hai, BTT góp phần đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ của các đơn vị BTT Với các ngân hàng thương mại thì việc đa dạng hóa các dịch vụ ngần hàng là một van dé quan trong TCTD co nhiều dịch vụ sẽ tạo thêm nhiều sự lựa chon cho khách hàng,

từ đó có thể tìm kiếm nhiều nguồn thu hơn Bên cạnh đó, TCTD còn có thê nâng cao

hình ảnh thương hiệu của mình, mở rộng phạm vi ảnh hưởng, tăng ưu thế cạnh tranh

Thứ ba, đơn vị BTT khi thực hiện nghiệp vụ này có thể lưu giữ số sách, xem

xét tình hình hoạt động kinh doanh và khả năng tài chính của khách hàng đồng thời là tiễn hành thu nợ Thực hiện BTT, các TCTD có thể theo dõi hoạt động kinh doanh của khách hàng, bên cạnh đó có thể tiếp cận những khách hàng tiềm năng trong tương lai thông qua những khách hàng cũ

1.5 Phân loại BTT

1.5.1 Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ

BTT được phân thành 02 loại: BTT trong nước và BTT quốc tế

- - BLTT trong nước: (hay Factoring nội địa, Domestic Factoring) là factoring chỉ giới hạn trong biên giới một quốc gia, dựa trên hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng địch vụ trong đó bên bán hàng và bên mua hàng là người cư trú theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối (Khoản 2 Điều 4 Quy chế hoạt

động BTT)

- BTT quốc tế: (BTT xuất - nhập khâu, International Factoring) là BTT liên quan

đến ít nhất hai quốc gia khác nhau, dựa trên hợp đồng xuất nhập khẩu (Khoản 3

Điều 4 Quy chế hoạt động BTT)

Điêểm khác biệt giữa hai loại BTT này là khả năng có sự tham gia của hai đơn vị BTT ở hai nước đứng ra làm đại lý cho nhau để cung cấp dịch vụ cho người xuất khẩu và người nhập khẩu

1.5.2 Can cứ vào trách nhiệm đối với rủi ro

Dựa vào căn cứ này, người ta chia factoring thành hai loại:

- BTT không có quyền truy đòi: (without recourse/ non - recourse factoring): Theo Điểm b Khoản 1 Điều 11 Quy chế hoạt động BTT, đơn vị BTTT chỊu toàn bộ rủi ro khi bên mua hàng, cung ứng dịch vụ không có khả năng hoàn thành

nghĩa vụ thanh toán khoản phải thu Đơn vị BTT chỉ có quyền đòi lại số tiền đã ứng trước cho bên bán hàng, cung ứng dịch vụ trong trường hợp bên mua hàng,

Trang 21

Theo phương thức này mọi rủi ro nếu xảy ra đều do đơn vị BTT gánh lấy

Chính vì thế mà phương thức miễn truy đòi chỉ được sử dụng khi đơn vị BTT thấm

định và đánh giá khách hàng với độ tin cậy cao

- - BTT có quyền truy đòi: (with recourse/ recourse factoring) : Theo phương thức này đơn vị BTT sẽ truy đòi số tiền đã chuyển giao cho người bán do người mua mat khả năng thanh toán Cụ thể: “đơn vị BTT có quyên đòi lại số tiên đã ứng trước cho bên bản hàng, cung ứng dịch vụ khi bên mua hàng, sử dụng dịch vụ không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán” (Điểm a khoản 1 Điều 11

Quy chế hoạt động BTT)

Do những rủi ro mà BTT miễn truy đòi có thể gặp phải, các TCTD thường áp

dụng mức phí và lãi suất khi thực hiện phương thức này cao hơn là phương thức BTT có quyền truy đòi

1.5.3 Can cứ vào phương thức BTT

Theo phương thức thực hiện nghiệp vụ thì BTT được chia thành:

- _ BTT từng lần: Đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng, cung ứng dịch vụ thực

hiện các thủ tục cần thiết và ký hợp đồng bao thanh toán đối với các khoản phải

thu của bên bán hàng, sử dụng dịch vụ

- - BLT hạn mức: Đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng, cung ứng dịch vụ thoả thuận và xác định một hạn mức bao thanh toán duy trì trong một khoảng thời gian nhất định

- Đồng BTT: Hai hay nhiều đơn vị bao thanh toán cùng thực hiện hoạt động bao

thanh toán cho một hợp đồng mua, bán hàng, cung ứng dịch vụ trong đó một

đơn vị bao thanh toán làm đầu mối thực hiện việc tổ chức đồng bao thanh toán

1.6 Phân biệt BTT và một số loại hình cấp tín dụng khác

16.1 Phán biệt BTT và bảo lãnh ngán hàng

Bảo lãnh được hiểu đơn giản là hành vi của một chủ thể tự nguyện cam kết bảo

đảm bằng uy tín hoặc tài sản của mình cho nghĩa vụ của người khác Theo đó, những

cam kết bảo lãnh được thực hiện một cách chuyên nghiệp bởi các TCTD theo yêu cầu của khách hàng được gọi là bảo lãnh ngân hàng Vậy dưới góc độ pháp lý, bảo lãnh ngân hàng được quan niệm thế nào?

Khoản 18 Điều 4 Luật Các tô chức tín dụng 2010 đã định nghĩa bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chúc tín dụng cam kết với bên nhận bảo

lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vu tai chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không day du nghia vu da cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng theo thỏa thuận

° Điều 12 Quy chế hoạt động BTT của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06/9/2004, được sửa đổi, bố sung bởi Quyết định 30/2008/QĐ-NHNN ngày 16/10/2008 của Thống đốc Ngân

hàng Nhà nước

Trang 22

Bảo lãnh ngân hàng trong Quy chế bảo lãnh ngân hàng ban hành theo Quyết

định số 26/2006/QĐÐ-NHNN ngày 26/06/2006 của Ngân hàng Nhà nước Là cam kết

bằng văn bản của tổ chức tin dụng (bên bảo lãnh) với bên có quyên (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chỉnh thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh)

khi khách hàng không thực hiện hoạc thục hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chúc tín dụng số tiễn

đã được trả thay

Như vậy, các bên liên quan trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng là:

- - Bên bảo lãnh: các ngân hàng, các TCTD được phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng

- - Bên được bảo lãnh: các đơn vị, tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước (trừ một số cá thể được quy định tại Khoản l1 Điều 4 Quy chế bảo lãnh ngần hàng)

- - Bên nhận bảo lãnh (bên thụ hưởng bảo lãnh): các đơn vị, tô chức kinh tế, cá nhân; các ngân hàng hay TCTD khác có quyền thụ hưởng bảo lãnh Bên bảo lãnh (Tô chức tín dụng) ) (2) Bên được bảo lãnh Bên nhận bảo lãnh > (3)

Sơ đồ 1.1 Quan hệ giữa các bên trong quy trình bảo lãnh

(1): Hợp đồng dịch vụ bảo lãnh (ký kết giữa TCTD với khách hàng được bảo lãnh)

(2): Hợp đồng bảo lãnh (ký kết giữa TCTD bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh- bên

có quyên)

(3): Nghĩa vụ tài sản cần được bảo đảm (phát sinh giữa khách hàng được bảo

lãnh với bên nhận bảo lãnh - bên có quyền)

Một loại hình bảo lãnh ngân hàng rất gần với hình thức BTT đó là Bảo lãnh

thanh toán Theo Quy chế bảo lãnh ngân hàng (ban hành kèm quyết định 26/2006/QĐ-

NHNN ngày 26/06/2006 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam) thì bảo lãnh thanh toán

là cam kết của tô chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ

thanh toán thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không thực hiện hoặc

thực hiện không đây đủ nghĩa vụ thanh toản của mình khi đến hạn Mục đích của

Trang 23

hàng Vì lí do này, bảo lãnh thanh toán sẽ là sự đảm bảo thanh toán số hàng hóa cho người bán hàng nếu người mua không thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình khi đến

hạn Số tiền bảo lãnh thanh toán thường chính là giá trị hàng hóa và số phí phải trả cho số ngày kéo dài thêm vì đòi bồi thường

Theo đó, có thể thấy BTT và bảo lãnh thanh toán có một số nét giống nhau:

- Đều là những hình thức cấp tín dụng, một nghiệp vụ của các TCTD được thực

hiện bằng kỹ thuật chuyên môn nghiệp vụ nhằm đảm bảo sự an toàn cho các đồng vốn mình bỏ ra khi chấp nhận đóng vai trò người sẽ trả các khoản nợ tài chính của khách hàng

- _ Đều gắn liền với một giao dịch cụ thể giữa hai chủ thể Đối với bảo lãnh thanh

toán thì hai chủ thể này sẽ tương tự như BTT: người bán, người thụ hưởng và người mua, người có nghĩa vụ thanh toán

- _ Đều là những công cụ mang tính chất tài trợ Nhu cầu về vốn đối với hoạt động

kinh tế là một vấn đề cầp thiết, đặc biệt là trong hợp đồng có giá trị lớn, thời gian kéo đài thì khả năng về vốn càng trở nên bức thiết Khi đó, sự xuất hiện

của BTT và bảo lãnh ngân hàng mà cụ thể là bảo lãnh thanh toán là một sự hỗ

trợ rất lớn

- - Khi BTT được thực hiện dưới dạng mua lại các khoản phải trả, người mua phải

nhận nợ và hoàn trả lại số tiền mà đơn vị BTT đã thực hiện chỉ trả thay cho mình, giống như bảo lãnh ngân hàng khi thực hiện nghĩa vụ thay cho khách hàng và được khách hàng hoàn trả theo thỏa thuận

Cả hai hoạt động BTT và bảo lãnh thanh toán đều có cũng bản chất là cung cấp cho khách hàng một khoản tín dụng nhất định Song với những đặc trưng riêng của

mình, BTT và bảo lãnh thanh toán vẫn có những điểm khác biệt cơ bản

Thứ nhất, điểm khác nhau có thể nhận thấy đễ dàng nhất ở hai nghiệp vụ này là

thời điểm cấp tín dụng Nghiệp vụ BTT cấp tín dụng cho khách hàng khi các khoản nợ vẫn chưa đến hạn thanh toán Như đã trình bày ở trên, các TCTD sẽ mua lại các khoản nợ với giá thấp hơn giá trị thực của giao dịch thương mại giữa người bán và người mua Thông qua đó, là ứng trước một khoản tiền cho người bán, và chờ đến hạn thanh toán các hóa đơn, chứng từ sẽ được người mua thanh toán lại Còn đối với bảo lãnh ngân hàng, vốn được xem là hình thức cấp tín dụng bằng tài sản vô hình mà cụ thê là uy tín của ngân hàng thì việc phải sử dụng tài sản của mình để thanh toán thay cho nghĩa vụ của khách hàng khi họ không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán khi đến hạn, đồng nghĩa với rủi ro Nói cách khác, trong bảo lãnh thanh toán, TCTTD sẽ thực hiện việc trả thay cho khách hàng khi các khoản nợ đã đến hạn thanh toán mà người mua không có khả năng chi trả

Trang 24

Thứ hai, BTT và bảo lãnh thanh toán còn khác nhau về chủ thể được cấp tín dụng Tùy vào từng loại hình bảo lãnh ngân hàng mà có thể có các đối tượng khách

hàng khác nhau Ví dụ: đối với bảo lãnh vay vốn, đối tượng là các doanh nghiệp, tổ

chức và cá nhân có nhu cầu vay vốn trong và ngoài nước; đối với bảo lãnh hoàn trả

tiền đặt cọc thì đối tượng là người bán trong hợp đồng thương mại Và đối tượng của bảo lãnh thanh toán chính là người mua, người có nghĩa vụ trả tiền trong giao dịch thương mại Nghiệp vụ BTT được quy định trong Luật Các tô chức tín dụng 2010 là hình thức cấp tin dụng cho bên bán hàng hoặc bên mua hàng

Thứ ba, mức tài trợ của hai hình thức cấp tín dụng này cũng có điểm khác nhau

Đơn vị BTT khi mua lại các khoản nợ thì thường với mức giá thấp hơn giá trị của

khoản nợ đó Lợi nhuận phát sinh từ sự chênh lệch giữa tiền thu được của số nợ đã mua và giá mua thực tế của món nợ đó Nói cách khác, khi cấp tín dụng cho người

ban, gia tri bao giờ cũng nhỏ hơn giá trị các khoản thu Ngược lại, với bảo lãnh thanh

toán, khi thực hiện chi trả cho bên có quyền, TCTD thông thường phải chấp nhận số

tiền là toàn bộ giá trị hợp đồng

Thứ tư, sự khác biệt giữa BTT và bảo lãnh thanh toán còn thể hiện ở quan hệ

hợp đồng khi thực hiện nghiệp vụ Mặc dù ở hai hình thức cấp tín dụng trên đều tồn tại

ít nhất ba chủ thể: TCTD; bên bán, bên có quyền; bên mua, bên có nghĩa vụ thanh toán

nhưng về quan hệ hợp đồng thì có sự khác nhau Trong bảo lãnh thanh toán thường tồn tại hai mối quan hệ pháp luật như sau: một là, quan hệ hợp đồng dịch vụ bảo lãnh (phát sinh giữa TCTD với khách hàng được bảo lãnh); hai là, quan hệ hợp đồng bảo

lãnh (phát sinh giữa TCTD bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh - bên có quyền) Còn đối

với BTT, chỉ tồn tại hợp đồng BTT giữa TCTD (bên tài trợ) và bên bán hoặc bên mua (bên được tài trợ) TCTD tiếp đó chỉ việc thực hiện việc thông báo cho bên còn lại

trong hợp đồng thương mại mà không cần phải ký thêm một hợp đồng nào khác

Thứ năm về khả năng bảo hiểm đối với rủi ro, TCTD mặc nhiên có quyền truy đòi người mua, bên có nghĩa vụ thanh toán các khoản đã trả cho người bán Còn đối với hoạt động BTT, TCTD có thể truy đòi hoặc không, tùy thuộc vào đây là hợp đồng BTT có quyền truy đòi hay là miễn truy đòi

Trên đây là một số điểm để phân biệt BTT và bảo lãnh ngân hàng, vốn là hai hình thức có nhiều điểm giống nhau Có thể thấy, khi thực hiện cấp tín dụng cho người mua bằng cách mua lại các khoản phải trả thì lúc này, BTT càng có điểm tương đồng

với bảo lãnh ngân hàng hơn Và khác nhau rõ nhất có thể thấy là bảo lãnh ngân hàng

Trang 25

1.6.2 Phân biệt BTT và chiết khẩu giấy tờ có giá

Trong đời sống kinh tế, nhiều chủ thê được pháp luật cho phép phát hành các giấy tờ có giá để huy động vốn Ví dụ: công ty cỗ phần được quyền phát hành cổ phiếu, trái phiếu; ngân hàng thương mại có thể phát hành chứng chỉ tiền gửi; thương

nhân có quyền phát hành hối phiếu Theo Khoản 8 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước

Việt Nam 2010 thì giấy tờ có giá là “băng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất

định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác”

Theo đó, kế từ khi xác lập quyền sở hữu đối với giấy tờ có giá, chủ sở hữu cần

phải chờ đến hạn thanh toán mới thu hồi được lượng tiền đã bỏ ra Tuy nhiên, có một

giải pháp khác có thê nhanh chóng thu hồi đó là chuyên nhượng quyền sở hữu giấy tờ có giá cho chủ thê khác trước hạn thanh toán Nếu bên mua giấy tờ có giá là TCTD thì được gọi là cấp tín dụng bằng hình thức chiết khấu giấy tờ có giá

Chiết khấu theo Luật Các tổ chức tín đụng 2010 là “việc mua có kỳ hạn hoặc

mua có bảo lưu quyền truy đòi các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán”

Phần bài này, người viết chỉ đề cập đến chiết khấu hối phiếu, hình thành dựa

trên quan hệ thương mại Như đã biết, trong kinh doanh, việc mua bán chịu giữa các đối tác gần như đã trở thành một “thói quen thương mại” Một mặt nó thúc đây quá trình mua bán Mặt khác, lại tạo một gánh nặng về vốn ngắn hạn đối với ngưới bán Kết quả của quá trình mua bán chịu là giá trị các khoản phải thu đang dần trở thành

những tồn đọng nợ khó đòi Để giải quyết tình trạng trên, giá trị của các khoản phải

thu có thê được ký phát thành một hối phiếu đòi nợ (sau đây gọi tắt là hỗi phiếu) do

người bán lập ra để lệnh cho người mua phải trả tiền cho người thụ hưởng theo một số

tiền và thời hạn nhất định với mệnh giá cụ thể; hoặc tồn tại đưới những hóa đơn khác

nhau tập hợp thành một bộ chứng từ chứng minh mối quan hệ nợ nân giữa các đối tác kinh doanh

Thực chất của hoạt động trên là việc TCTD bỏ tiền ra mua hối phiếu theo một

giá bao giờ cũng nhỏ hơn giá trị thực của các chứng từ đó TCTD sẽ cấp tín dụng cho người thụ hưởng (người sở hữu chứng từ) Theo đó thì người thụ hưởng muốn nhận được số tiền này bắt buộc phải làm thủ tục chuyển nhượng quyền hưởng lợi cho TCTD

Trang 26

Sơ đồ 1.2 Quy trình chiết khấu hối phiếu” Ngân hàng chiết khấu Tien > Người thụ hưởng (3) hoi phiếu Hối phiếu

Thanh Xuất Chuyển nhượng

toán | (4) |trình (2) quyền hưởng lợi

hối phiếu hối phiếu

Người bị ký phát Chứng từ + Hơi phiÊU Í -ười ký phát

(người trả tiền) _ (1) (Người phát lệnh)

- Hàng hóa

(1) Ký phát hối phiếu

(2) Chấp nhận và gửi hỗi phiếu (3) Chiết khâu hồi phiếu (4) Thanh toán hối phiếu

Theo đó, ta thấy được những khác biệt cơ bản giữa chiết khấu hối phiếu và bao

thanh toán:

- - Về đối tượng:

Chiết khấu hối phiếu có đối tượng là hối phiếu đòi nợ, do người ký phát lập, yêu cầu người bị ký phát thanh tốn khơng điều kiện một số tiền xác định trong một

thời gian nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng Trong khi đó, đối tượng

của BTT là các hóa đơn chứng tỏ quan hệ tín dụng thương mại giữa người bản và

nguoi mua,

- Về khách hàng:

Người được BTT là một trong hai chủ thể trong quan hệ thương mại Còn đối với

chiết khấu hỗi phiếu, người được chiết khấu có thể là người bán, cũng có thể là

người thụ hưởng (người thứ ba) do ký hậu chuyên nhượng - _ Về quyên truy đòi:

Nếu như đối với chiết khấu hỗi phiếu, quyền truy đòi các chủ thê có liên quan là

hiển nhiên khi người mua không có khả năng thanh toán thì đối với BTT, việc truy

đòi còn phải tùy thuộc vào hợp đồng ký kết giữa đơn vị BTT và khách hàng là “có

quyên truy đòi hay miễn truy đòi”

Trang 27

- _ Về kỹ thuật tài trợ:

Với chiết khâu hối phiếu: chiết tính phần TCTD được hưởng, trừ đi khỏi giá trị chứng từ và chuyên giao cho khách hàng phần còn lại Mức chiết khẫu nhiều hay ít

tùy thuộc vào các nhân tố: thời hạn chiết khấu; lãi suất chiết khấu; tỉ lệ hoa hồng và

lệ phí; các nhân tổ khác

Với BTT: ứng trước một tỷ lệ nhất định trên giá trị chứng từ (thông thường từ 70- 90%), sau khi các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác được thanh toán, thu lãi

và phí thì chuyển phần chênh lệch còn lại cho khách hàng

- _ Về kỹ thuật nghiệp vụ:

Chiết khấu hối phiếu là một hình thức tài trợ thông qua việc mua lại trái quyền thụ

hưởng phát sinh từ hối phiếu.TCTD khi chiết khấu có quyền thụ hưởng khi hối phiếu đến hạn và nghĩa vụ truy đòi khi người thụ lệnh từ chối hoặc khơng thanh

tốn

Trong khi đó, TCTD khi thực hiện BTTT còn phải thực hiện thêm nhiều chức năng:

° Chức năng tài trợ: Khi thực hiện BTT, đơn vị BTT sẽ cấp tín dụng cho khách

hàng theo tỷ lệ cắn cứ vào giá trị chứng từ

- Theo dõi và quản lý việc thu nợ: đơn vị BTT nắm giữ các chứng từ hóa đơn mua hàng, xử lý các phát sinh, phụ trách toàn bộ quá trình thu nợ tiền hàng từ người mua Ngoài ra, BTTT còn bao gồm một số dịch vụ như quản lý tài khoản phải thu của

khách hàng, cung cấp các thông tin kinh tế, tiền tệ, tín dụng và thương mại nhằm tăng

thu và giữ tốt các mối quan hệ khách hàng

‹ Chức năng đảm nhận rủi ro thương mại của người mua hàng: Khi chuyển

nhượng quyền đòi nợ, những rủi ro thương mại của người mua (không bán được hàng,

khơng thanh tốn được tiền hàng) cũng được chuyển sang cho đơn vị BTT Mức độ đảm nhận rủi ro do thỏa thuận giữa người bản và đơn vị BT'T được quy định trong hợp

đồng BTT''

Tóm lại, chiết khấu hối phiếu và BTT là những hình thức khác nhau của chiết

khấu các khoản phải thu, phân biệt dựa trên đối tượng chiết khẫu, khả năng bảo hiểm

rủi ro nợ xấu, kỹ thuật tài trợ, kỹ thuật nghiệp vụ

" Trần Thị Bình An, Bao (hanh toán - một hình thức đặc biệt của nghiệp vụ chiết khẩu, Hoàn thiện luật ngân

hàng - Những đòi hỏi từ hội nhập kinh tê quốc tê, Trường Đại học ngân hàng TP.HCM, NXB Lao động- xã hội,

2007, trang 287 - 288

Trang 28

Sự khác biệt này có thể tóm lược lại bằng bảng so sánh sau: Tiêu chí Bao thanh toán Chiết khấu hối phiếu

Đối tượng Hóa đơn chứng minh mối | Hồi phiếu do người bán lập

quan hệ thương mại của | yêu cầu người mua thanh người bán và người mua toán theo một số tiền nhất định trong một thời gian

xác định

Kha năng bảo - _ Có quyền truy đòi - Truy doi

hiểm rủi ro - Miễn truy đòi nợ xấu

Khách hàng - Người bán - Người bán

- Nguoi mua - Người thụ hưởng

sau khi đã được chuyên nhượng quyền hưởng lợi hối phiếu Kỹ thuật tàitrợ |Ứng trước một số tiền | Khấu trừ một số tiền (tính (khoảng 70 - 90% giá trị

chứng từ), sau khi được

thanh toán, trả phần chênh

lệch con lai theo tri gia chứng từ, thời hạn chiết khấu, lãi suất và các tỉ lệ chiết khấu khác), số tiền còn lại thanh toán

cho người thụ hưởng

Trang 29

Kỹ thuật Nghiệp vụ

Mua lại các khoản

phải thu hoặc phải trả chưa đến hạn thanh toán Theo đối và quản lý việc thu nợ Thông báo cho khách hàng những thông tin cần thiết (Ví dụ: thông báo về thời hạn trả nơ )

Truy đòi (nếu có thỏa thuận) khi đến

hạn mà người mua

không thực hiện việc thanh toán

Mua lại các hối

phiếu (chưa đến hạn thanh toán), hưởng phân chiết khấu Truy đòi khi đến

hạn thanh toán mà

người trả tiền không

thực hiện việc thanh toán

Bảng 1.3 So sánh bao thanh toán và chiết khấu hối phiếu

Tóm lại, các hình thức cấp tín dụng trên tuy có sự khác nhau nhưng một mặt đã

cho thấy những ưu điểm riêng có của mình với tư cách là một nghiệp vụ của ngân hàng thương mại Mặt khác, phân biệt BTT và các hình thức khác là bước đầu cho các doanh nghiệp hình dung về các công cụ tài chính có khả năng mang đến nguồn tài trợ lớn, đồng thời lựa chọn những hình thức phục vụ hữu ích cho hoạt động kinh doanh

của mình phù hợp xu thế hiện đại

Trang 30

CHƯƠNG II PHAP LUAT VE HOAT DONG BTT CUA CAC TCTD TAI VIET NAM

2.1 Quy định của pháp luật về điều kiện để các TCTD thực hiện hoạt động BTT

2.1.1 Quy định của pháp luật về điểu kiện để được hoạt động BTT

Môi trường kinh tế xã hội ôn định, hoạt động thương mại nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng ngày càng có chiều hướng tăng trưởng tích cực, tiềm tàng

những nhu cầu lớn đối với việc triển khai và phát triển nghiệp vụ BTT Bên cạnh đó,

nhu cầu về tín đụng trong kinh doanh thương mại luôn là nhu cầu cấp thiết đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp bán hàng trả chậm trong giai đoạn hiện nay

(trong khi các nguôn tài trợ truyền thống vẫn chưa đủ khả năng đáp ứng nhu cầu đầu

tư, phát triển của nền kinh tế) Thực tế đó đã mở ra cơ hội cho các hình thức cấp tín

dụng như BTT phát triển tại Việt Nam Vì thế, các văn bản pháp luật quy định về hoạt

động BTT lần lượt được ban hành nhằm tạo cơ sở cho sự tiếp nhập của nghiệp vụ trên

vào thị trường tài chính Việt Nam Đến thời điểm hiện tại, văn bản quy định cụ thẻ

nhất về nghiệp vụ BTT vẫn là Quy chế hoạt động BTT (ban hành theo Quyết định

1096/QĐ-NHNN ngày 06/9/2004), được sửa đôi, bố sung bởi Quyết định 30/2008/QĐ-

NHNN ngày 16/10/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Trong đó, BTT được nhắc đến với phương thức cấp tín dụng cho người bán qua việc mua lại các khoản phải thu Tuy nhiên, Luật Các tổ chức tín dụng 2010 đề cập đến BTT là hình thức cấp tín dụng cho cả người bán hoặc người mua thông qua mua lại các khoản phải thu hoặc các khoản phải trả Sau khi có hiệu lực thi hành, vẫn chưa có văn bản nào giải thích cụ thê

hơn về nghiệp vụ này cũng như là chưa ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung Quy chế hoạt động BTT, trong đó quy định về phương thức cấp tín dụng cho người mua thông

qua việc mua lại các khoản phải trả Theo đó, tại Chương II Pháp luật về hoạt động

BTT của các TCTD tại Việt Nam, người viết sẽ phân tích dựa trên Quy chế hoạt

động BTT đã ban hành (có sửa đổi, bố sung) và quan điểm cá nhân đối với việc thực

hiện BTT có đối tượng là các khoản phải trả theo hướng mà người viết cho là hợp lý Tại Việt Nam không phải bất kì tổ chức nào cũng có thê tiến hành hoạt động BTT Pháp luật hiện hành đã gắn BTT với khái niệm “cấp tín dụng”, nghĩa là chỉ có

các TCTD thành lập và hoạt động hợp pháp theo khuôn khổ của pháp luật Việt Nam

mới có thể trở thành các đơn vị BTT (factor) trong quan hệ BTT Đối tượng thực hiện

Trang 31

- Hoat dong BTT gan với tính chất tài trợ thương mại Việc chi trả cho những khoản phải thu hay những khoản phải trả cần một khả năng tài chính vững

mạnh do việc ứng trước một khoản tiền tương đối lớn (khoảng 70 — 90% giá trị)

và các khoản đã bỏ ra này chỉ có thể được thu hồi khi đến hạn thanh toán của

hợp đồng Nói cách khác một khoản tiền lớn sẽ đi vào trạng thái “đóng băng”,

không thể đưa vào hoạt động kinh doanh hay hoạt động tín dụng, một hình thức

hoạt động mà nguồn vốn luôn phải luân chuyển không ngừng Và vì thế, nếu không có một năng lực tài chính ổn định và khả năng huy động vốn đề vận hành tiếp tục bộ máy hoạt động của tổ chức như các TCTD thì factoring sẽ gây nên

tình trạng thiếu hụt nguồn vốn và đây các đơn vị BTT không phải là TCTD rơi

vào khủng hoảng

- _ Factoring là hoạt động mang nhiều rủi ro Dễ đàng nhất có thê thấy là bên mua

rơi Vào tình trạng mat khả năng thanh toán Đặc biệt, nếu là hình thức BTT

miễn truy đòi, đơn vị BTTT rõ ràng bị buộc phải chấp nhận việc một khoản nợ

lớn đã trở thành nợ khó đòi Đề khắc phục tình trạng này và hỗ trợ khả năng thu

hồi, thông thường bên mua hàng sẽ thực hiện những hình thức bảo đảm (theo

pháp luật hiện hành thì đó là: ký quỹ, cầm có, thé chấp tài sản, bảo lãnh bằng tài

sản của bên thứ ba ) Nếu một công ty không phải TCTD được phép thực hiện BTT, thì việc xử lý tài sản bảo đảm sẽ gặp rất nhiều khó khăn do phải qua nhiều công đoạn mà quan trọng nhất là quyết định của Tòa án Đối với các TCTD, các tài sản bảo đảm này sẽ được xử lý dé dang hon

- _ Về việc quản lý số sách và theo dõi khả năng chỉ trả của bên mua hàng, bằng

nghiệp vụ ngân hàng hiện đại những công việc trên sẽ trở nên dễ dàng, thuận tiện và hiệu quả hơn Sự tham gia của TCTD cùng với nghiệp vụ riêng có của

mình vào hoạt động thương mại của bên mua hàng và bên bán hàng sẽ giúp tỉnh

hình kinh doanh được tiễn hành một cách khít khao hơn, mặt khác, lại mang

tính chất như một công cụ đơn đốc hồn thành hợp đồng Hơn nữa, các tổ chức

kinh tế thông thường rat © ngại sự can thiệp của một chủ thể khác vào hoạt động

kinh doanh của mình Đặc biệt điều này sẽ gây trở ngại lớn hơn nếu chủ thể đó không phải một TCTD, mà lại còn là một tô chức kinh tế hoạt động thương mại

trong cùng môi trường kinh doanh với các doanh nghiệp trong quan hé BTT

Tom lại, việc cho phép các TCTTD thực hiện hoạt động BTTT được xét trên nhiều góc độ lợi và hại Với thị trường Việt Nam hiện tại và hệ thống pháp luật hiện hành, các TCTD rõ ràng là những tô chức có khả năng thực hiện BTT hiệu quả nhất

Các TCTD trên nếu muốn thực hiện BTT dưới tư cách là một factor trước hết

phải hội đủ các điều kiện mà pháp luật Việt Nam đòi hỏi nhằm đảm bảo cho TCTD khi

Trang 32

đi vào thực hiện nghiệp vụ có thể đáp ứng được những nhu cầu của thị trường tài chính

Thứ nhất, phải có nhụ cấu hoạt động BTT Hay nói cách khác, nhu cầu thị

trường trên địa bản mà TCTD hoạt động là có và cần thiết Nhu cầu này của các TCTD

xuất phát từ nhu cầu của các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường ngày một mở

rộng và đòi hỏi nhiều hơn ở các doanh nghiệp sự năng động trong đường lối kinh doanh Đối với các doanh nghiệp mua bán hàng trả chậm và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thì nhu cầu này lại càng trở nên cấp thiết Việc thiếu hụt nguồn vốn có thê dẫn đến sự trì trệ trong bộ máy kinh doanh Vì vậy, để đáp

lại nhu cầu đó, các TCTD thể hiện nguyện vọng của mình trong việc cấp tín dụng cho

các đối tượng trên dưới hình thức một nghiệp vụ của ngân hàng thương mại: nghiệp vụ BTT

Thứ bai, là vẫn đề cơ sở đảm bảo hoạt động BTT của một TCTD Một điều kiện khác mà các TCTD cần phải đáp ứng để được hoạt động BTT đó là: Øÿ lệ nợ xấu trên

tổng dự nợ tại thời điểm cuối từng tháng của 03 tháng gân nhất dưới 5%; không vi phạm các quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng”

Nợ xấu theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 ban hành Quy

định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt

động ngân hàng của tổ chức tín dụng (sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 của Ngân hàng Nhà Nước) là “khoản nợ thuộc

vào nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ), nhóm 5 (nợ có khả năng mất

vốn) được quy định tại Điều 6, Điều T13”, Cụ thể nhóm 3 trở xuống gồm các khoản nợ

quá hạn trả lãi và/hoặc gốc dưới 90 ngày; đồng thời tại Điều 7 của Quy định nói trên

cũng đề cập đến việc các TCTD căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch

toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp Như vậy nợ xấu được xác định theo hai

yếu tố: (¡) đã quá hạn trên 90 ngày và (ii) kha nang tra no dang lo ngai

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ đánh giá chất lượng tín dụng của một TCTD Có thể nói đây là mối lo ngại của mọi TCTD Nếu nợ xấu lớn sẽ hình thành rủi

ro dẫn đến nguy cơ khủng hoảng do nguồn vốn tự có của TCTD rất khó khăn dé dap ứng cho hoạt động của toàn bộ hệ thống Tý lệ này càng cao, chất lượng tín dụng càng

'' Khoản 3 Điều 1 Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN ngày 16/10/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bỗ sung một số điều của Quy chế hoạt động BTT của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số

1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06/9/2004 của Thông đốc Ngân hàng Nhà nước

'3 Xem Điều 6 Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN vệ việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tô chức tín đụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐÐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà THƯỚC

Trang 33

thấp và ngược lại Nên việc thực hiện BTTT của các TCTTD sẽ khả thi hơn nếu như các

TCTD nay van đảm bảo được khả năng tăng trưởng và nâng cao chất lượng tín dụng

Song song đó, các TCTD phải tuân thủ pháp luật về các quy định về các tỷ lệ an

toàn trong hoạt động ngân hàng Lĩnh vực tài chính ngân hàng chứa đựng rất nhiều rủi

ro, do đó năng lực thanh toán của các TCTD lại càng là mỗi quan tâm lớn đối với các

khách hàng Bản chất của hoạt động ngân hàng với cơ chế huy động vốn rộng rãi từ

hoạt động nhận tiền gửi đã luôn đặt TCTD trước rủi ro về khả năng chi trả các khoản nợ Bên cạnh đó, mục tiêu quan trọng nhất của các TCTD 1a tim kiếm lợi nhuận thông

qua hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác Chính vì thế, để phòng

ngừa việc các TCTD theo đuổi các mục tiêu kinh doanh mà ảnh hưởng đến khả năng

thanh toán các khoản nợ, pháp luật Việt Nam đã có những quy định khá chặt chế nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng như: chế độ bảo hiểm tiền gửi, giới hạn

cấp tín dụng, quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ, phận loại nợ và trích lập dự

phòng rủi ro, các tỷ lệ an toàn Theo đó, để tìm kiếm lợi nhuận qua nghiệp vụ BTT, các TCTD phải đáp ứng các quy định về tỷ lệ an toàn trong hoạt động ngân hàng Nghĩa là đảm bảo: Tỷ lệ an toán vốn tối thiểu, Giới hạn tín dụng, Tỷ lệ khả năng chỉ trả, Giới hạn góp vốn, mua cổ phần, Tỷ lệ cấp tín dụng từ nguôn vốn huy động ”

Thứ ba, các TCTD phải không thuộc đổi tượng đang bị xem xét xử lý vì phạm hành chính trong lĩnh vực tải chính, ngán hàng hoạc đã bi xu ly vì phạm hành chính trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng nhưng đã khắc phục được hành vi vi phạm Dễ

dàng thấy, các TCTD nếu bị đặt trong tình trạng “đang xem xét xử lý vi phạm hành

Chính trong lĩnh vực tải chính, ngân hàng” hoặc đã bị xử lý vị phạm hành chính trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng mà không khắc phục được hành vi vi phạm thì về mặt tư cách sẽ không được xem xét để được cho phép hoạt động BTT vì không có cơ sở gì đảm bảo khả năng TCTD đó không tiếp tục vi phạm

Các TCTD khi hoạt động BTT nội địa phải đảm bảo các điều kiện pháp định như trên, còn đối với hoạt động BTT quốc tế thì ngoài các điều kiện qui định trên, TCTD nếu xin chấp thuận hoạt động BTT xuất-nhập khẩu phải là TCTD được phép hoạt động ngoại hối

Để được hoạt động ngoại hối, TCTD phải được cấp giấy phép hoạt động ngoại

hối Theo quy định của Pháp lệnh ngoại hối 2005 thì Ngân hàng Nhà nước là cơ quan có thâm quyền cấp, sửa đổi, gia hạn, thu hồi giấy phép hoạt động ngoại hối của TCTD

Và để được cấp giấy phép hoạt động ngoại hỗi, các TCTD phải đáp ứng những điều

kiện mà pháp luật quy định Điều kiện để cung ứng dịch vụ ngoại hối này có khác

'^ Xem Thông tư số 19/2010/TT-NHNN sửa đổi một số Điều của Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày

20/5/2010 của Thông đôc Ngân hàng Nhà nước quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tô chức tín dụng

Trang 34

nhau giữa ngân hàng và TCTD phi ngân hàng, cũng như giữa cung ứng dịch vụ ngoại

hối trong nước và quốc tế Š

Về bản chất pháp lý, nghiệp vụ BTT là một nghiệp vụ kinh doanh có điều kiện Ngoài những điều kiện về thị trường được thể hiện bằng việc xác định nhu cầu về hoạt

động BTT; điều kiện về hiệu quả tín dụng, điều kiện về tuân thủ pháp luật; điều kiện

về ngoại hỗi trong trường hợp tiễn hành hoạt động BTT xuất nhập khẩu, pháp luật hiện hành còn quy định về loại hình TCTD được phép thực hiện BTT Khoản 2 Điều Quy

chế hoạt động BTT (được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 30/2008/QĐ-NHNN ngày 16/10/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước) liệt kê các TCTD này là:

a Tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động theo Luật các tô chức tín dụng

- Ngân hàng thương mại nhà nước;

- Ngân hàng thương mại cô phần; - Ngân hàng liên doanh;

- Ngân hàng 100% vốn nước ngoài; - Công ty tài chính;

- Công ty cho thuê tài chính

b Ngân hàng nước ngoài được mở chỉ nhánh tại Việt Nam theo Luật Các tổ chức tín dụng

So với Quy chế hoạt động BTT, Quyết định 30/2008/QĐÐĐ-NHNN ngày 16/10/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã bổ sung thêm một loại hình TCTD

khác là Công ty cho thuê tài chính Loại hình TCTD_ này hoạt động chủ yếu theo phương thức cho thuê tài sản và trao quyền sử đụng, khai thác tài sản cho bên thuê (thay vì cấp cho khách hàng một khoản tiền mặt như cách thức của các TCTD là ngân

hàng) và thu lợi nhuận từ hoạt động này Ở một số quốc gia trên thế giới, các công ty

cho thuê tài chính ngoài hoạt động cho thuê tài sản như trên còn có thể thực hiện hoạt động BTT nếu hội đủ những tiêu chí do pháp luật đặt ra Xét trên những khía cạnh đã phân tích, các công ty cho thuê tài chính có khả năng tài chính ồn định; một mặt có thê huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau để đảm bảo hoạt động kinh doanh và khả năng chỉ trả Luật Các tổ chức tín dụng 2010 tại Khoản 7 Điều 112 cũng quy định các công ty cho thuê tài chính có thể “bực hiện hình thức cấp tín dụng khác khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép” Ngoài những điều kiện như đã nêu đối với các TCTD

muốn thực hiện nghiệp vụ BTT, pháp luật về hoạt động BTT quy định riêng cho đối

tượng là các Công ty cho thuê tài chính như sau: “Đối với Công ty cho thuê tài chỉnh, chỉ được thực hiện hoạt động bao thanh toán khi có mức vốn điều lệ tương đương với

Trang 35

mức vốn pháp định quy định đổi với Công ty tài chính” Trong đó, mức vốn pháp định áp dụng cho đến năm 2011 quy định đối với Công ty tài chính theo Nghị định số

10/2011/NĐ/CP ngày 26/01/2011 của Chính Phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 về ban hành danh mục

mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng là 500 tỷ đồng Tuy nhiên, hoạt động BTT của công ty cho thuê tài chính còn bị giới hạn bởi đối tượng được thực hiện BTT, cụ

thê là “chỉ được thực hiện BTT đổi với khách hàng là bên thuê của Công ty cho thuê

tài chính ”

Vậy, nếu đáp ứng yêu cầu mà pháp luật đặt ra đối với các TCTD muốn thực

hiện nghiệp vụ BTT, các công ty cho thuê tài chính có thể trở thành các Factor trong quan hé BTT

Tóm lại, các điều kiện trên đã đặt ra bên cạnh việc thỏa mãn các yêu cầu về mặt

quản lý Nhà nước đối với hoạt động của TCTD, đảm bảo chức năng của Ngân hàng

Nhà nước, là việc đảm bảo cho hoạt động của các TCTD được an toàn và hiệu quả khi

tham gia thực hiện nghiệp vụ mới mẻ này

2.1.2 Quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục để được Ngân hàng Nhà nước

chấp thuận hoạt động BTT của cac TCTD

Cac TCTD, ngoài việc hội đủ những điều kiện chung để được hoạt động BTT,

còn phải thỏa mãn quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục chấp thuận hoạt động

BTT, cụ thể là:

2.1.2.1 Chuẩn bị hô sơ

Hồ sơ xin chấp thuận hoạt động BTT bao gôm “:

- - Văn bản của Chủ tịch Hội đồng quản trị TCTD hoặc người được uỷ quyền đề

nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho TCTD hoạt động BTT Trường hợp uỷ quyền, phải có văn bản uỷ quyền của Chủ tịch Hội đồng quản trị; Đối với Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam phải có văn bản của Tổng giám

đốc (Giám đốc) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài

- Phuong an hoạt động BTT Trong phương án hoạt động này phải nêu rõ nhu cầu thị trường đối với hoạt động BTT tại địa bàn, dự kiến các đối tượng khách

hàng có thể thực hiện nghiệp vụ, kế hoạch hoạt động đi kèm theo có thể là các

nguyên tắc tài chính, hiệu quả và lợi ích kinh tế

- Ban sao Giấy phép thành lập và hoạt động; bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Về thủ tục cấp giấy phép thành lập, chủ sở hữu, các thành viên sáng lập gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập đến Ngân hàng Nhà nước

'* Khoản 1 Điều 8 Quy chế hoạt động BTT của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định 1096/2004/QĐ- NHNN ngày 06/9/2004, được sửa đôi, bổ sung bởi Quyết định 30/2008/QĐ-NHNN ngày 16/10/2008 của Thống

độc Ngân hàng Nhà nước

Trang 36

Các văn bản trong hồ sơ sẽ do Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể, nhưng về

ý nghĩa, thì các loại giấy tờ này chỉ nhằm chứng minh TCTD có đủ điều kiện để

hoạt động'” Sau khi được cấp giấy phép, các TCTD sẽ tiến hành đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật Các văn bản trên chủ yếu chứng minh tư

cách của các TCTD khi muốn thực hiện nghiệp vụ này

- _ Báo cáo tài chính của tô chức tín dụng năm gần nhất đã được kiểm toán bởi một

tổ chức kiểm toán độc lập; báo cáo về việc thực hiện các tỷ lệ bảo đảm an toàn

trong hoạt động của TCTD tại thời điểm gần nhất theo qui định

- _ Đối với hồ sơ xin chấp thuận hoạt động BTTT xuat - nhập khẩu thì ngoài các hồ sơ trên còn bao gồm bản sao giấy phép hoạt động ngoại hối do Ngân hàng Nhà nước cấp

Do đặc tính của từng loại hình TCTD mà có sự phân biệt về trình tự, thủ tục, cụ

thể: đối với TCTD cô phan, hồ sơ xin chấp nhận hoạt động BTT được lập thành 02 bộ

gửi đến Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố nơi TCTD đặt trụ sở chính Với các TCTD khác, trừ TCTD cô phần, hồ sơ được lập thành 01 bộ và được gửi đến

Ngân hàng Nhà nước (Vụ các ngân hàng và TCTD phi ngân hàng) Các tài liệu trong hồ sơ phải là bản chính, trường hợp là bản sao thì phải có xác nhận của cơ quan đã cấp bản chính hoặc chứng thực của cơ quan có thấm quyên theo quy định của pháp luật

2.1.2.2 Xem xét về việc chấp thuận hoạt động BTT của các T CTD”

Trong thời hạn tối đa 15 ngày làm việc kế từ ngày nhận đủ hồ sơ xin chấp thuận hoạt động BTT của TCTD cổ phân, Ngân hàng Nhà nước Chỉ nhánh tỉnh, thành phố

xem xét, có ý kiến bằng văn bản về điều kiện (điều kiện về thị trường, điều kiện về

hiệu quả tín dụng, điều kiện về tuân thủ pháp luật như đã phân tích), hồ sơ xin hoạt

động BTT theo Quy chế hoạt động BTT Văn bản này sẽ được gửi đến cho Ngân hàng Nhà nước (Vụ các ngân hàng và TCTD phi ngân hàng) kèm theo 01 bộ hồ sơ của TCTD cô phan Ngân hàng Nhà nước, trong 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được

hồ sơ của TCTD cô phần do Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố gửi tới,

phải xem xét và có ý kiến bằng văn bản về việc chấp thuận hay không chấp thuận cho phép hoạt động BTT của TCTD cổ phân Trường hợp không chấp thuận, Ngân hàng

Nhà nước phải có văn bản nêu rõ lý do

Đối với các TCTD (trừ TCTD cổ phân) thì sẽ được Ngân hàng Nhà nước xem xét và ra văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận (trường hợp không chấp thuận thì

phải có văn bản nêu rõ lý do) trong thời gian tối đa 30 ngày làm việc kế từ ngày nhận đủ hô sơ

M7 Xem Điều 20 Điều kiện cấp Giấy phép quy định tại Luật Các tô chức tín dụng 2010

'” Điều 9 Quy chế hoạt động BTT của tổ chức tín dựng ban hành theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày

Trang 37

Có thể thấy về hồ sơ của các TCTD cổ phân, phải qua công đoạn xem xét và

cho ý kiến của Ngân hàng Nhà nước chỉ nhánh tỉnh, thành phố nơi địa bàn hoạt động

của TCTD Nhìn chung, nhu cầu hoạt động BTT của TCTD thê hiện qua hồ sơ xin chấp thuận hoạt động BTTT sẽ được xem xét và có văn bản trả lời trong thời gian tối đa

là 30 ngày kể từ ngày các TCTD nộp đủ hồ sơ, đù là có sự phân biệt giữa các TCTD

cô phần và các TCTD khác

Sau khi được chấp thuận hoạt động BTT bằng văn bản của Ngân hàng Nhà

nước, TCTD phải tiễn hành đăng ký tại cơ quan đăng ký kinh doanh Ngoài ra, TCTD

còn phải tiến hành đăng báo Trung ương, địa phương trong 03 số liên tiếp bằng tiếng

Việt theo quy định của pháp luật hiện hành, sau đó, gửi tới Ngân hàng Nhà nước các

số báo đã đăng, bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có chứng thực của cơ quan có thâm quyên và các tài liệu khác có liên quan

Theo Quyết định 30/2008/QĐ-NHNN ngày 16/10/2008 sửa đổi, bố sung Quy

chế hoạt động BTT của các TCTD, trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản, TCTD phải tiễn hành thực hiện hoạt động

BTT Nếu hết thời hạn trên mà TCTD không tiến hành thì văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước sẽ hết hiệu lực

Có thể tóm lược trình tự thủ tục chấp nhận BTT bằng sơ đồ sau:

Trang 38

Tổ chức tín đụng y Chuẩn bị hồ sơ Tổ chức tín dụng cô phân | Nộp hồ sơ Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố 15 ngày y Tổ chức tín dụng khác Xem xét- cho ý kiên và trình Nộp hồ sơ Vv Ngân hàng Nhà nước - Vụ Các ngân hàng và tô chức tín dung phi ngan hang 15 ngày 30 ngày Vv Vv |

Chấp thuận cho phép Không chấp thuận

hoạt động cho phép hoạt động

y

Dang ky tai co quan dang

Trang 39

2.2 Quy định của pháp luật về quy trình hoạt động BTT của các TCTD 2.2.1 Giới thiệu chung về quy trình hoạt động BTT

Theo quy định của pháp luật, cụ thể là Điều 13 Quy chế hoạt động BTT (so sánh tương quan với việc thực hiện BTT đối với các khoản phải trả), quy trình BTT có thể tóm tắt như sau:

Bước 1: Đề nghị BTT

Việc đề nghị BTT có thê được một trong các bên đề xuất mà không nhất thiết

phải bắt đầu từ phía khách hàng Kết thúc quá trình này là thủ tục bên bán hoặc bên

mua lập văn bản đề nghị đơn vị BTT thực hiện BTTT đối với các khoản phải thu hoặc

các khoản phải trả, sau đó, gửi các tài liệu cần thiết theo hướng dẫn của TCTD để tiến

hành bước thấm định BTT

Bước 2: Thấm định đề nghị BTT

TCTD sé thực hiện phân tích các khoản phải thu (cũng như là các khoản phải trả), tình hình hoạt động và khả năng tài chính của bên bán hàng và bên mua hàng để

quyết định có nên cấp tín dụng hay không Nếu từ chối, TCTD phải trả lời rõ ràng

bằng văn bản cho chủ thê đề nghị BTT

Bước 3: Thương lượng và kỷ kết hợp đồng BTT

TCTD va khách hàng thảo thuận và tiến hành ký kết hợp đồng BTT Trên thực

tế, hầu hết các hợp đồng BTT đều đã được soạn thảo sẵn thành một hợp động mẫu để

khách hàng điền các nội dung liên quan và thực hiện ký kết

Bước 4: Thông bảo

Bên khách hàng gửi văn bản thông báo về hợp đồng BTT cho bên đối tác trong hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các bên có liên quan, (bên bán hàng nếu BTT cho các khoản phải trả, bên mua hàng nếu BTT cho các khoản phải thu), trong đó nêu rõ việc chuyên nợ từ bên bán hàng cho phía đơn vị BTT và hướng dẫn việc thanh toán cho đơn vị BTT đối với bên mua hàng

Bước 5: Chấp nhận

Nếu chấp nhận đối với hợp đồng trên, bên bán hàng (nếu BTT cho các khoản phải trả) hoặc bên mua hàng (nếu BTT cho các khoản phải thu) gửi văn bản xác nhận

về việc đã nhận được thông báo, văn bản chấp nhận việc thực hiện BTT của bên bán

hàng, cam kết về việc thực hiện thanh toán cho đơn vị BTT của bên mua hàng (Đối

với cấp tín dụng cho người bán, trường hợp sau khi thông báo mà bên mua hàng không

có văn bản cam kết thực hiện thanh toán cho đơn vị BTT thì việc tiếp tục thực hiện

BTT giữa bên bán và đơn vị BTTT sẽ do hai bên quyết định và tự chịu trách nhiệm khi

có rủi ro phát sinh),

Trang 40

Bước 6: Thực hiện hợp dong

Bên bán hàng bảng kê kèm bản gốc hợp đồng mua bán hàng hoá, cung ứng địch

vụ; chứng từ mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ và các chứng từ khác liên quan đến

các khoản phải thu cho đơn vị BTT, sau đó TCTD chuyên tiền ứng trước cho bên bán hàng theo thỏa thuận trong hợp đồng BTT TCTD sẽ theo dõi và thu nợ từ bên mua

hàng Sau khi thu nợ xong TCTD sẽ tất toán tiền với bên bán hàng theo quy định trong

hợp đồng BTT

Theo từng bước của quy trình trên, hoạt động BTT được triển khai thành quy

trình hoạt động BTT trong nước và quốc tế Sự khác biệt cơ bản giữa BTT quốc tế và BTT trong nước là khả năng có sự tham gia của hai TCTD với tu cach 1a don vi BTT

nhập khẩu và đơn vị BTT xuất khẩu ở hai quốc gia đứng ra để thực hiện tài trợ thương mại cho người nhập khẩu và người xuất khẩu

2.2.2 Quy trình hoạt động BTT trong nước và quốc tế

2.2.2.1 Quy trình hoạt động BTT trong nước

Có thể tóm tắt quy trình hoạt động BTT trong nước (cụ thê là cấp tín dụng cho

bên bán hàng qua việc mua lại các khoản phải thu) băng sơ đô sau: Người bán Người mua 214|5|7|8|11 3 |9 10 Đơn vị BTT

So đỗ 2.2 Quy trình BTT trong nước (hệ thống một đơn vị BTT)”

(1) Người bán và người mua tiến hành thương lượng trên hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ

(2) Người bán đề nghị đơn vị BTT tài trợ với tài sản đảm bảo chính là khoản tiền sẽ thu được trong tương lai từ hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ

(3) Đơn vị BTT tiến hành thâm định khả năng thanh toán tiền hàng của người

mua

(4) Nếu xét thấy có thể thu được tiền hàng từ người mua theo đúng hạn hợp đồng mua bán, đơn vị BTT sẽ thông báo đồng ý tài trợ cho người bán

Ngày đăng: 17/06/2017, 06:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w