1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Sự tiếp xúc văn hóa Việt nam Pháp

25 729 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 132,5 KB

Nội dung

Khi Đô đốc Rigault de Genouilly lấy Sài Gòn tháng 2-1859, ông thấy ở đấy có một trường trung học d’Adran, trong đó học sinh học chữ Quốc ngữ và tiếng Latinh nhưng không biết tiếng Pháp..

Trang 1

SỰ TIẾP XÚC VĂN HÓA VIỆT NAM VỚI PHÁP

Sau hai công trình bằng chữ Quốc ngữ của A de Rhodes là quyển Từ điển và Phép giảng tám ngày từ 1651 đến năm 1838, là năm quyển Từ điển

Taberd ra đời, không thấy có quyển sách nào được in bằng chữ Quốc ngữ,mặc dầu những cố gắng tìm kiếm của Cordier, Thanh Lãng (Đinh XuânNguyên) Những vẫn tìm được những bản viết tay của cha Philippe Bỉnh từ

1797 đến 1830 (21 bản thảo), do Thanh Lãng giới thiệu Đặc biệt quan trọng

là quyển Từ điển của Pigneau de Beshaine, tức Giám mục d’Adran, người đãcộng tác với Gia Long Tôi đã được đọc bản photocopy quyển này (niên đại

1772) ở Viện Hán Nôm khi nghiên cứu ngôn ngữ Truyện Kiều Tôi nhận thấy

chính cách phiên âm của Pigneau de Beshaine mà Taberd đã theo trong quyển

Từ điển của mình năm 1838 là cách phiên âm ta quen dùng hiện nay chứkhông phải cách phiên âm của A de Rhodes Tiếc rằng từ điển này dịch tiếngViệt ra tiếng Latinh nên đối với đa số người Việt thì Huỳnh Tịnh Của vớiquyển từ điển tiếng Việt (2 tập) năm 1895-1896 mà đến nay vẫn có giá trị, lại

là người phổ biến và chuẩn hoá văn tự mới

Khi Đô đốc Rigault de Genouilly lấy Sài Gòn (tháng 2-1859), ông thấy

ở đấy có một trường trung học d’Adran, trong đó học sinh học chữ Quốc ngữ

và tiếng Latinh nhưng không biết tiếng Pháp Năm 1861, trường này đổi tên

là Trường Thông ngôn (Collefge des Interpreftees) mà Hiệu trưởng là TrươngVĩnh Ký vào năm 1866 Quyển từ vựng hải quân, Gabriel Aubaret, một ngườikhá khách quan, biết trọng người Việt và văn hoá Việt Nó chỉ vẻn vẹn 174trang Số học sinh của Trường Thông ngôn lúc đầu là 40 người, nhưng vàothời Charner làm Thống đốc Nam Kỳ đã tăng lên một ngàn người (1861)

Tờ báo tiếng Pháp ra đời đầu tiên là tờ Bulletin officiel de l’Expesdition

de la Cochinchine (1862) (Công báo của Bộ Viễn chinh Nam Kỳ) để công bố

các tin tức và mệnh lệnh cho người nước ngoài Chế độ thi cử kiểu cũ bị bỏ ở

Nam Kỳ năm 1865 vầ tờ Gia Định báo là tờ báo đầu tiên bằng chữ Quốc ngữ

ra đời ngày 15-4-1865 Đó là tờ Nguyệt san, 4 trang mà mục đích theo Đô đốc

Trang 2

Roze là “phổ biến sự tiến bộ trong công nghiệp nông thôn” Người phụ trách

là Trương Vĩnh Ký, nhưng người viết nhiều nhất là Huỳnh Tịnh Của và cómột số bài của Tôn Thọ Tường Trương Vĩnh Ký là người thông thao nhiềungôn ngữ, giỏi Hán học, đã công bố trên một trăm công trình, trong đó có bảymươi công trình bằng chữ Quốc ngữ Hiện nay, cũng chưa ai biết đích xác aisáng tạo ra thuật ngữ “chữ Quốc ngữ” để gọi cách Latinh hoá này của tiếngViệt Năm 1886, khi Paul Bert chết, Ký xin về hưu viết sách cho đến khi chết(1898) Tuy là người Công giáo, ông vẫn bảo vệ di sản Khổng giáo cho rằng

có thể kết hợp Khổng giáo với những tư tưởng phương Tây “Tôi đi với họ(người Pháp) nhưng không thuộc về họ Đó là số phận và sự an ủi của tôi”.Lời này, trong bức thư Ngô Vĩnh Long dẫn, ông gửi cho một người bạn chính

là tấn bi kịch của rất nhiều người vì nhiều hoàn cảnh khác nhau phải cộng tácvới Pháp

2 Trong giai đoạn đầu, mặc dầu có những tờ báo bằng Quốc ngữ kế tiếp

tờ Gia Định báo (chấm dứt năm 1897) như tờ Nhật trình Nam Kỳ, ra đời năm

1897, tờ Nam Kỳ địa phận (báo Công giáo, đặc biệt tờ Nông cổ mính đàm(1897-1924)(2), đồng thời mặc dầu chính phủ khuyến khích, cấp học bổng chongười học tiếng Pháp, số người học ở Nam Bộ ở mọi cấp ở Nam Kỳ năm 1904chỉ có 3 vạn người Sau khi Pháp đã chiếm cả nước, người Pháp muốn biếntiếng Pháp thành ngôn ngữ chung của 5 xứ Đông Dương, báo chí bắt đầu pháttriển ở Bắc Kỳ Tờ Đăng cổ tùng báo, bên cạnh phần chữ Hán do Đào NguyênPhổ phục trách, có phần Quốc ngữ do Nguyễn Văn Vĩnh đảm nhiệm Giai đoạn1900-1908 là giai đoạn đổi mới sôi nổi, thay đổi hẳn tình thế: số người biết chữQuốc ngữ tăng lên nhanh chóng trong phong trào yêu nước làm thực dân lo sợ,

và đàn áp Từ khoảng 1910, xuất hiện một tầng lớp mới, có khuynh hướngphương Tây, biết tiếng Pháp, xuất thân từ các trường trung cấp y học, sư phạm,

kỹ nghệ Xu hướng cải cách chống Pháp biểu lộ trong những tờ Đăng cổ tùngbáo, Đại Việt tân báo (1905) của Ernest Babut ở Bắc, một người bạn của Phan

Trang 3

Châu Trinh, và tờ Lục tỉnh tân văn của Gilbert Chiểu, một tư sản dân tộc ở

miền Nam

Nhận thấy nguy cơ Tân thư gây nên, thực dân Pháp lần này chủ trương

tự mình giới thiệu văn hoá Đông, Tây, để chuyển sự tiếp xúc theo hướng cólợi cho mình Nguyễn Văn Vĩnh, được giao nhiệm vụ phụ trách cùng một lúc

hai tờ báo là Trung Bắc tân văn và Đông Dương tạp chí đều ra đời vào năm

1913 Mục đích của tờ Đông Dương tạp chí là dịch những công trình tiêu biểu

của văn hoá Pháp ra tiếng Việt Thực ra, Nguyễn Văn Vĩnh không gặp may.Tuy thông thạo tiếng Pháp và các bản dịch của ông dễ hiểu, Việt Nam; nhưngkhông thiếu một vốn Hán học đủ để nâng tiếng Việt lên một trình độ mới, caohơn Ông chỉ dịch thành công một số tiểu thuyết Ông không có ham thích tưbiện của triết học, mà chỉ thiên về thực tế nên tiếng Việt ông sử dụng qua dịchthuật tuy có thanh thoát hơn nhưng chưa đổi mới Dầu sao, nghị định năm

1910 của Thống sứ Bắc Kỳ cũng đã khẳng định một điều quan trọng: từ naymọi văn kiện chính thức, tức là mệnh lệnh, quyết định, đều phải dịch ra chữQuốc ngữ, và chữ này được dùng trong hành chính và giao tiếp Nó đánh dấu

sự thay đổi thái độ của người Pháp từ trước đến giờ vẫn xem tiếng Việt là thứtiếng thấp hèn Theo kinh nghiệm một người làm ngôn ngữ học kiếm sốngbằng nghề dịch thuê, tôi thấy khả năng diễn đạt của một người phát triểnnhanh nhất qua cách dịch Nó bắt người ta phải luôn luôn xoay sở trongnhững tình huống mới mà ngôn ngữ mình chưa có cách diễn đạt Tiếng Việtcũng vậy Nó hết sức tài giỏi trong phạm vi tình cảm Sang phạm vi lý luậnthì nó yếu Khi dịch tiếng Pháp nó bắt buộc phải xoay sở để đối phó với cáingôn ngữ trừu tượng nhất thế giới, mà lại rất chính xác, cho nên nó tìm đượcnhiều chiêu thức mới để đạt đến tính một nghĩa, mà đồng thời lại Việt Nam.Mỗi khi trong tiếp xúc văn hoá, một ngôn ngữ phải tiếp thu những thành tựucủa một ngôn ngữ khác cao hơn mình, thì công lao đổi mới ngôn ngữ là thuộccác nhà phiên dịch hơn các nhà văn Do đó, các nhà làm từ điển song ngữ tức

là những người tổng kết các kết quả phiên dịch và tự mình phải xoay sở trước

Trang 4

toàn bộ các cách diễn đạt, các khái niệm xa lạ là hết sức to lớn Không phảingẫu nhiêu mà Wyclif, Tyndale ở Anh, Amyot ở Pháp, Nghiêm Phục, LâmThư ở Trung Quốc có địa vị xứng đáng trong lịch sử phát triển từng nước.

3 Tờ Nam Phong tạp chí gây nhiều cuộc tranh cãi nhất Người sáng lập

tờ báo 2 tháng 1 kỳ này là Louis Marty, Chánh mật thám Đông Dương Ngườichủ bút là Phạm Quỳnh (1892-1945), hình ảnh tiêu biểu của con người thànhđạt bằng sự hợp tác với Pháp vô điều kiện, chỉ bằng ngòi bút mà đạt nhữngchức vụ cao nhất Hình ảnh ấy không phải lôi cuốn một số trí thức công chức

ở thời Pháp thuộc Tốt nghiệp trường Thông ngôn năm 1908, Phạm Quỳnhchịu khó học chữ Hán và có một vốn Hán học vững nhưng không sâu Nhậnthấy trí thức Việt Nam khao khát cái mới, vào thời buổi mà sự “bình định”của Pháp đã vững chắc (phong trào Đông du bị giập tắt, cuộc vận động cảicách bị đàn áp vào 1908-1909, Hoàng Hoa Thám sau mười năm tử chiến đã bịgiết năm 1913), chính phủ Pháp nhận thấy cần phải tạo nên một tầng lớp tríthức cao, hợp tác với mình khác những bọn cặn bã theo mình để kiếm ăn như

ở thời các đô đốc Tại sao nó lại không giới thiệu chính văn hoá “Đại Pháp”,trực tiếp, chỉ cần chuyển hướng nó một chút theo con đường “toàn nhân loại”tức là không dân tộc? Tại sao không làm điều đó khi bản thân Nho giáo TrungQuốc dạy trung với kẻ nuôi mình, xâm lược hay dân tộc cũng đều tốt cả, miễn

là cho ăn ngon? Tại sao để họ lén lút truyền nhau những sách Tân thư? AlbertSarraut năm 1919 thành lập trường Đại học ở Hà Nội

Khách quan mà nói, tờ Nam Phong trong một thời gian dài đã tạo được

một tâm trạng như vậy Nó gồm ba phần, phần tiếng Pháp chủ yếu do PhạmQuỳnh và các “quan lớn” thuộc địa, nhưng nói giọng văn hoá, đưa củ cà rốt ra

mà giấu cái gậy, còn toàn là những bài của các nhà tư tưởng Pháp Phần chữHán do những nhà Nho quy thuận: Lê Dư, Nguyễn Bá Trác Quan trọng nhất

là phần tiếng Việt Nó làm nhiệm vụ giới thiệu thơ văn cổ, dịch các tài liệu

cổ Phần này phải nói là tốt, và có những nhà nho học uyên thâm như Nguyễn

Đôn Phục, Nguyễn Đỗ Mục… Việc họ cộng tác với Nam Phong là để kiếm

Trang 5

sống bởi vì ai cũng phải sống Sau đó, là những bài bàn về văn học, giới thiệu

tư tưởng văn hoá Đông và Tây, đặc biệt những bài dịch

Khác Nguyễn Văn Vĩnh chống Nho giáo, Phạm Quỳnh là Tống Nho

“đặc sệt”, bướng bỉnh, thủ cựu Con người Tây học này chống lại tư tưởngTrung Quốc từ sau Nha phiến chiến tranh, ghét phong trào Ngũ tứ ChínhPhạm Quỳnh đã hất cẳng Ngô Đình Diệm khỏi bộ Lại vào cái dịp ngọn gióNam Phong làm đổ cả 5 ông thượng thư ở Huế (1932) Cũng có thể người talợi dụng việc đả vào sự kết hợp Tống Nho – Thực dân Pháp để đả vào sự kếthợp Dòng Tiên – Đế quốc Mỹ Nhận xét dưới đây của Trịnh Văn Thảo trong

“Việt Nam du confucianisme au communisme” theo tôi là đúng đắn hơn cả và

rất sâu sắc Tôi dịch nó toàn bộ vì thực tình về điểm này tôi kém tác giả:

“Con đường hành động của Nam Phong kết hợp tài tình chủ nghĩa cơ

hội về chính trị (lập lại và phổ biến các bài nói của các “tư tưởng gia” của chế

độ thực dân như A Sarraut và A Varenne kèm theo những lời bình giải tándương) và chủ nghĩa bảo thủ về văn hoá tiêu biểu cho cách tiếp cận về vănhoá trong lĩnh vực này

“Tự biện hộ cho mình bằng chủ nghĩa nhân đạo trữ tình của mộtSarraut hay chủ nghĩa tự do tuỳ thời của một Varenne chống lại đầu cơ hẹphòi và phản động của những người theo “điều ước thuộc địa” (pacte colonial).Phạm Quỳnh tìm thấy trong chủ nghĩa tự do chân chính hay giả định là chânchính, của cả hai bên bấy nhiêu chỗ hở để bênh vực một sự hợp tác văn hoágiữa các dân tộc nhằm đạt đến về lâu về dài một sự hợp tác chính trị thực sự

“Tỏ ra cực kỳ tài giỏi, Phạm Quỳnh tiếp thu chủ nghĩa dân tộc và thái

độ bảo thủ về văn hoá của mình không phải ở các nhà tư tưởng phái tả (Âuchâu hay Trung Quốc) – như Phan Châu Trinh đã làm trước ông – mà ở pháihữu của Pháp Các tác giả ông viện dẫn tên là Pierre Loti (Nam Phong số 84,

1924 có bài tiểu truyện người chết, ký tên L Barthou), P Bourget (tác giả tiểu

thuyết Kẻ môn đệ), P Deroulede, M Barres, Leson Baudet, bài “Chủ nghĩa

Trang 6

nhân văn và văn chương hiện đại” của ông ta xuất hiện trong Nam Phong số

125 và Bergson (“Việc dạy tiếng Pháp” trong Nam Phong số 86, 1924)

“Dựa vào sự uyên bác của một Sylvain Lesvi, giáo sư Trường Cao họcPháp và chuyên gia tiếng Hindi (Nam Phong số 68, 1923) và tính nhạy cảmcủa R Tagore (Nam Phong số 85, 86, 87 và 88 năm 1924) tác giả quyết liệtbảo vệ nguyên tắc giáo dục dân tộc dựa trên tiếng Việt và Hán Việt là chuyểnngữ cho đến hết trung học (Nam Phong số 118, 1927) Song việc bảo vệ nàyđối với tiếng Việt không phải là một mục đích tự thân, mà chỉ là một công cụnhờ đó tác giả muốn thực hiện giấc mơ tân – Khổng giáo (tức Tống Nho, P.Ngọc) để tổng hợp sự khéo làm của phương Tây với sự khéo sống phươngĐông (Nam Phong số 102, 1926) Theo ông, trạng thái bất bình to lớn mànhóm ưu tú bản địa cảm thấy là do tính chất chủ yếu vụ lợi, công cụ của giáodục Pháp-Việt, đồng thời kết hợp với tính trống rỗng về đạo đức của nó Sựthành công của mô hình Nhật Bản cần được đánh giá khi xét các biến cố gầnđây ở Đông Dương”

Phạm Quỳnh tự bảo vệ mình bằng cách làm ngơ dựa trên hai thao tác:Phạm Quỳnh đã nâng tiếng Việt lên một cấp độ mới có khả năng diễnđạt được những tư tưởng trừu tượng Các bài dịch của ông tuy hay nhưngdùng quá nhiều chữ Hán Đời sau nghĩ đến ông thấy tiếc Ở thời nào cũng thế,viên đạn bọc đường vẫn nguy hiểm hơn viên đạn thực Tiêu chuẩn phân biệtkhông thể xét ở lời nói Nếu con người lao động không được xơ múi gì thì đó

là nhảm nhí

Báo Nam Phong đã có ảnh hưởng đến mức thay thế Tân thư Một điều

khó hiểu: tại sao cuộc vận động Ngũ tứ (1919) với bao ảnh hưởng to lớn nhưvậy, gần như không có tiếng vang ở Việt Nam, một nước theo rất sát tình hìnhTrung Quốc? Phải chăng vì tiếng bạch thoại là xa lạ? Phải chăng vì đã có

tờ Nam Phong? Trước khi Đặng Thai Mai giới thiệu nó với bạn đọc Việt Nam

trên tờ Thanh Nghị (1941-1945), tôi chỉ tìm thấy tiếng vọng của nó ở PhanKhôi, Đào Duy Anh

Trang 7

4 Sự đổi mới về giáo dục – Trước khi tiếp xúc với phương Tây Việt

Nam chỉ có một chế độ giáo dục: học chữ Hán để đi thi Nó phổ biến toànquốc rất chặt chẽ ở chế độ thi cử, nhưng hết sức lỏng lẻo về tổ chức Nhữngông đồ, thường là học trò thi không đỗ đạt, dạy ở những nhà có máu mặt,trước hết là dạy con cháu gia chủ rồi một số học sinh trong làng Cách học làhọc thuộc lòng, rồi tập làm câu đối, làm văn làm bài Ở phủ, huyện có huấnđạo, ở tỉnh có đốc học để tổ chức những kỳ thi tập dượt Sau đó là thi

Khi Pháp chiếm Nam Bộ, chế độ thi cử bỏ hẳn Pháp lập trường Thôngngôn, một số trường dạy chữ Pháp và chữ Quốc ngữ

Mãi đến năm 1908 bắt đầu có Hội đồng cải cách học vụ quy định chế

độ giáo dục ba cấp Ở xã thì có trường dạy chữ Hán, chữ Quốc ngữ để thituyển sinh Ai đỗ tuyển sinh thì lên phủ huyện học tiểu học Ở tiểu học dạychữ Hán gồm Ngũ Kinh, Tứ Thư, Bắc Sử, và một ít Nam Sử chỉ để đọc khôngphải làm văn bài, thơ phú Sau có kỳ thi khoá sinh Ai đỗ khoá sinh lên tỉnh

có quan đốc học dạy chữ Hán và tiếng Pháp, do các giáo viên dạy trườngPháp-Việt kiêm nghiệm Cứ ba năm có một kỳ thi, ai đỗ thì gọi là thí sinh vàđược phép thi hương Thi hương có thi cả chữ Quốc ngữ và chữ Pháp chialàm 3 trường: trường nhất hỏi về kinh truyện, Bắc sử, Nam sử, trường nhì có

2 bài luận chữ Hán, trường ba thi 3 bài luận quốc ngữ và một bài dịch tiếngPháp Sau đó là phúc hạch, thi 1 bài luận chữ Hán và 1 bài luận chữ Quốcngữ

Như vậy là chế độ thi cử đã thay đổi hẳn để chấm dứt ở Bắc Kỳ năm

1915 và ở Trung Kỳ năm 1918

Về việc đào tạo quan lại ở Huế có trường Giám hay Quốc Tử Giám,trường Hậu bổ để dạy những người cai trị, hay dạy học Có trường Quốc học

để dạy chữ Pháp Ở Hà Nội có trường Sĩ hoạn và trường Bảo hộ(3)

Như vậy là trong giai đoạn đầu (1862-1917) ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ có

sự tồn tại song song giữa một chế độ khoa cử kiểu Nho giáo, và chế độ giáodục của Pháp ở Nam Kỳ

Trang 8

Từ năm 1917, toàn bộ chế độ giáo dục cả nước được đặt dưới quyền

của Toàn quyền Đông Dương, và thống nhất cả ba kỳ gồm 3 bậc:

Bậc tiểu học, gồm ba lớp đồng ấu, dự bị và sơ đẳng dạy Quốc ngữ, một

ít chữ Pháp Sau 3 năm, thi sơ học yếu lược Các xã chung có trường dạy 3

lớp đầu Sau đó, học tiếp 3 năm ở các trường huyện, và tỉnh lỵ, rồi thi tiếp

học Ở 3 lớp này tiếng Pháp là chuyển ngữ có dạy thêm tiếng Việt, chứ Hán

Các môn lịch sử, địa lý, toán đều bằng tiếng Pháp Ai tốt nghiệp tiểu học thi

học Cao đẳng tiểu học lúc đầu 3 năm tăng lên 4 năm Dạy toàn Pháp văn, có

giờ Việt văn và Hán văn Chương trình có toán, lý, hoá, sử, địa

Bậc trung học gồm 3 năm theo 3 năm cuối của trung học Pháp Đến

1945 chỉ có trường Trung học ở Sài Gòn, Huế và Hà Nội ai tốt nghiệp gọi là

tú tài

Bậc đại học, thành lập 1919, lúc đầu chỉ có các trường Cao đẳng

chuyên nghiệp để giúp việc cho người Pháp ở các công sở, và là một hình

thức trung gian giữa trường Đại học và trường chuyên nghiệp Năm 1927, H

Gourdon yêu cầu thành lập những khoa (Y, Dược, Luật và Hành chính, Sư

phạm,…) theo mô hình Pháp, vì số người xin học bổng sang Pháp học rất

đông và có tại chỗ những trung tâm thực hành tốt và đội ngũ giảng dạy có

năng lực Lúc đầu, có trường Cao đẳng (Y học, Dược học, Sư phạm, Công

chính, Giao thông, Thương mại, Canh nông) Sau đó, hai trường Y học và

Dược học thành đại học Trường Luật, và Hành chính trở thành đại học Luật

Còn các trường hậu bổ, sĩ hoạn để đào tạo quan lại kiểu cũ bị bỏ

Để có một khái niệm về việc học thời Pháp thuộc, một bảng thống kê

dù sơ sài dưới đây sẽ có ích:

Số trường Số học sinh Số trường Số học sinh

Trang 9

Tổng cộng 7.164 524.927 13.154 715.164 (100.000 học

sinh trường tư)Thống kê này lấy ở công trình đã dẫn của Trịnh Văn Thảo Tiếc là nó

không nói đến số sinh viên ở các trường Đại học và ở các trường chuyên

nghiệp Các trường Cao đẳng chuyên môn (Sư phạm, Công chính, Canh nông,

Thương nghiệp,…) sau đó đều bị bãi bỏ Từ năm 1938, lại mở các trường

Nông lâm, Công chính Ở Hà Nội có 1 trường Cao đẳng Mỹ thuật tạo được

một số người thông thạo về hội hoạ, điêu khắc Ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn có

những trường công nghiệp thực hành để đào tạo những người thợ theo công

nghiệp phương Tây

Mặc dầu số người được đào tạo theo giáo dục phương Tây không lớn

so với dân số toàn quốc, thực tế chính lớp người này đã tạo nên một sự đổi

mới về văn hoá tiêu biểu cho sự tiếp xúc văn hoá Việt-Pháp

5 Mặc dầu thời gian chịu ảnh hưởng trực tiếp của văn hoá Pháp chỉ 60

năm, có thể nói văn hoá Việt Nam đã thay đổi rõ rệt hơn, thời gian tiếp xúc

văn hoá Hán trên hai ngàn năm Xét về bề mặt, mọi mặt của văn hoá Việt

Nam trước đây đều mang tính hình thức Trung Quốc, nhưng văn hoá Trung

Quốc không tạo nên được một sự thay đổi về hệ tư tưởng Đó là vì Việt Nam

và Trung Quốc đều là biểu hiện của cùng một phương thức sản xuất gọi là

phương thức sản xuất châu Á, đều là những biểu hiện của nền kinh tế cống

nạp Có sự khác nhau về trình độ, nhưng không khác nhau về bản chất Dưới

một chế độ như vậy, người dân chỉ có quyền hưởng dụng, không có quyền sở

hữu, quyền sở hữu là của nhà vua về danh nghĩa, nhưng thực ra là để phục vụ

bộ máy quan liêu Kết quả, không thực sự có giai cấp, nên mọi người chỉ cần

thi đỗ là làm quan, và một người làm quan thì cả họ được nhờ, và ngược lại

một người phạm tội, cả họ bị trị tội Cũng vậy, không có hàng hoá theo nghĩa

đen của chữ này, tức là một vật mà mọi người phải mua với một giá như

nhau Cũng không có pháp luật, theo nghĩa những quy định chung áp dụng

như nhau cho mọi người, khách quan Ở đây, tục lệ gần như thay thế pháp

Trang 10

luật, và pháp luật chỉ chú trọng đến hình luật, tức là những quy định về sự viphạm tục lệ, mà hầu như không có dân luật, khi quyền lợi một người thay đổitheo cương vị trong tôn ty, trong đó vai trò của lý lịch là cực kỳ quan trọng Ởmột xã hội như vậy, tôn ty là tất cả, chứ không phải tài năng, sức lao động.Tôn ty cai trị biểu hiện thành bổng lộc, những đặc quyền theo cấp bậc Tiềnlương thực tế không đáng kể, mà sự hưởng thụ là dựa trên bổng lộc Toàn bộ

bộ máy nông thông sống đơn thuần bằng bổng lộc, mà không có lương Dânphải nộp cả thuế lẫn tô Tô và thuế là được quy định chung cho từng làng rồisau đó bộ máy hào lý quy định phần đóng góp của từng hộ Lễ là then chốt,cái thìa khoá làm xã hội này vận hành Người ta phải học nó từ nhỏ và phảisuốt đời theo nó Mục đích của lễ là củng cố tôn ty bằng một hình thức đẹp,đôi khi có vẻ dân chủ Do đó, có họp làng, cúng tế, khao vọng, lễ hội Dĩnhiên, có sự thay đổi khi triều đại Nguyễn thay thế triều đại Lê, khi ông quannày thay ông quan khác Nhưng các nguyên lý làm kỷ cương cho xã hộikhông hề thay đổi Chính vì vậy sự tiếp thu văn hoá Hán, xét cho cùng chỉ làcấp những hình thức mới, có thể đẹp mắt hơn, nhưng không xảy ra hiện tượngcấu trúc hoá lại văn hoá cũ, trước hết bằng cách giải thể cái cấu trúc cũ, tổchức nó lại theo một kiểu mới

Khi tiếp xúc với Pháp, dần dần diễn ra một sự giải thế cấu trúc Quátrình này cho đến 1945 vẫn chưa trọng vẹn, nhưng điều cơ bản đã xuất hiện.Việt Nam, từng bước một, rời khỏi phương thức sản xuất châu Á để nhập vàoguồng máy chung của thế giới

Trước hết, là sự ra đời những thành phố Văn hoá Việt Nam trước đây

là văn hoá làng mạc Một thành phố chỉ có giá trị chính trị, quân sự và làtrung tâm cai quản một vùng nông thôn rộng lớn Nó có thành luỹ để bảo vệ,trong đó có quan lại, quân đội, các kho lúa, kho tiền, kho hàng hoá Còn phố

xá, dân buôn dứt khoát nằm ngoài sự che chở này Các phố xá chỉ là cái đuôicủa nông thông để bán các sản phẩm của nông thông (nông phẩm, đồ thủcông) mà dân thành phố cần Ai làm chủ thương nghiệp? Nội thương, ngoại

Trang 11

thương là do quan lại điều khiển, những con người như Trương Phúc Loan ởthế kỷ XVIII, chẳng biết gì thương nghiệp, nhưng có quyền Vật bán ra chưaphải hàng hoá, chỉ là quà tặng ,cái để bắt chẹt ai cần nhưng không có thế lực.

Cả một hệ thống quan lại bắt chẹt dân buôn

Có một sự thay đổi cơ bản Ở nông thôn, nó biểu hiện rõ nét nhất ởNam Bộ Ở đây, làng mạc không phải là những ốc đảo có luỹ tre bao bọc mànhà cửa chạy dài theo các đường giao thông thuỷ, bộ Sản xuất là để bánkhông phải để tự túc Đồng tiền trở thành vật ngang giá cho mọi hàng hoá Cónền kinh tế hàng hoá Thành thị điều khiển nông thôn Không có thổ ngữ TừBình Thuận đến Cà Mau nói cùng một phương ngữ Không có sự phân biệtgiữa dân địa phương và dân ngụ cư Không những chế độ tư hữu xuất hiện,

mà chính nó trở thành thước đo về giá trị độc lập đối với địa vị xã hội, lý lịch

Điều này đã từng gây phẫn nộ khi những con người được đề cao là mộtchú khách ở “pên Tàu” sang, mà quá khứ rất hèn kém; khi đó là một “chúMán”, một me Tây, một con đĩ, thậm chí những tên vô lại, lưu mạnh ăn bámvào thực dân, đàn áp đồng bào, vơ vét ruộng đất của nông dân Với sự xuấthiện đồng tiền làm bá chủ, thì mọi tệ nạn do đồng tiền gây nên cùng xuấthiện Nhưng văn hoá học cần xét văn hoá độc lập với đạo đức Điều quantrọng nhất là văn hoá từ chỗ là quà tặng trở thàn hàng hoá, một đối tượng đểkiếm tiền Quà tặng này có thể là lớn như điện thời Angkor, lăng tẩm Huế, cóthể là nhỏ như một bài thơi, nhưng mục đích dẫn tới việc sáng tạo không phải

là để kiếm tiền, mà để có được một ân huệ, và đối tượng nhận quà tặng là rấthẹp Còn văn hoá hàng hoá lại có mục đích thoả mãn yêu cầu một số ngườicàng đông càng tốt, để đem đến thu nhập cho người chế tạo, tổ chức Nó làmột bộ phận của kinh doanh văn hoá Cùng một vật, tuỳ giai đoạn lịch sử, cóthể thuộc hai văn hoá khác nhau Một cung điện xây dựng lên để phục vụ mộtông vua, chỉ là văn hoá quà tặng Nhưng khi nó trở thành đối tượng cho khách

du lịch tham quan thì lập tức nó chuyển thành văn hoá hàng hoá Và để lấy

Trang 12

tiền hàng triệu du khách, sẽ có sự thiết kế thích hợp (đường sá, giao thông,khách sạn, quảng cáo, vật lưu niệm để bán, người hướng dẫn v.v…).

Điều này đã xảy ra đối với việc học Trước kia, việc học thực hiện chủyếu ở nông thông Mục đích của nó là đào tạo những người bảo vệ trật tự cũ,chế độ cống nạp, cái tôn ty đã có Giờ đây, những người được đào tạo theomột khuynh hướng khác hẳn Họ chỉ biết tiếng Việt và tiếng Pháp (ở nhữngmức độ khác nhau), không biết chữ Hán đủ để đọc sách cổ Họ hiểu Pháp vàphương Tây hơn là Việt Nam và Trung Quốc Họ có óc phê phán đối với quákhứ, và không chấp nhận kinh tế cống nạp Họ coi trọng chế độ tư hữu, thích

tự do, dân chủ, và xã hội theo pháp luật Nếu như Nho giáo vẫn còn địa vịtrong gia đình, thì họ thấy rõ nó đã mất địa vị trong xã hội Đối với nhữngngười từ trình độ cao đẳng tiểu học trở lên, thì vai trò của văn hoá Pháp là chủđạo Có một sự đứt đoạn ở thế hệ sinh sau 1910 Khi họ hai mươi tuổi thì ảnhhưởng Nho giáo đã rất phai nhạt trong xã hội thành thị Mọi người đều nhậnthấy một điều hiển nhiên là phải chuyển sang hệ tư tưởng phương Tây với tự

do, bình đẳng, pháp luật, dân chủ

Con người trước sự chuyển biến to lớn này là Phan Châu Trinh 1926) Công trình tiếng Việt tốt nhất về ông là tác phẩm của GS Huỳnh Lý(4),anh rể của tôi Chính Phan Bội Châu đã viết cảm tưởng của mình năm 1926,sau khi người bạn lớn qua đời: “Than ôi! Ông có thứ cho tôi chăng? Đón ông

(1872-về nước, tôi tiễn chân ông đến Hương Cảng, ông cầm tay dặn mấy lời sau hết:

“Từ thế kỷ XIX về sau, các nước tranh nhau ngày càng dữ dội, cái tính mạngcủa một nước gửi trong tay một số người đông, chứ không thấy nước nàokhông có dân quyền mà khỏi mất nước bao giờ! Thế mà nay bác còn dựng cờquân chủ lên hay sao?” Ông nói thế, lúc đó tôi chưa có câu gì đáp lại, nay đãhơn hai mươi năm rồi, lời ông càng lâu càng nghiệm Tôi mới biết cái óc suynghĩ cùng cái mắt xem xét của tôi thiệt không bằng ông” Phỏng ngày nayông còn sống thì cầm cờ hướng đạo cho chúng ta, hẳn phải nhờ tay ông mớiđược!”

Ngày đăng: 28/02/2017, 23:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w