1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Ôn tập: tế bào

8 277 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 465 KB

Nội dung

Nhóm thực hiện: 1) Mai Tố Uyên (25) 2) Đặng Trương Hòang Ngân (15) 3) Phan Thanh Trúc Uyên (26) 4) Lê Ngô Thiện Lợi (11) 5) Trần Văn Dũng (04) CẤU TẠO TẾ BÀO  Tóm tắt chung: - Tế bào là đơn vị cấu tạo nên mọi cơ thể sống, gồm 3 bộ phận chính: màng sinh chất, tế bào chất và nhân (vùng nhân). • Màng sinh chất: bao quanh tế bào, có nhiều chức năng như: màng chắn, vận chuyển, thẩm thấu, thụ cảm . • Nhân (vùng nhân): chứa vật chất di truyền, điều khiển mọi họat động của tế bào. • Tế bào chất: gồm có nước, các hợp chất vô cơ và hữu cơ, là nơi thực hiện các phản ứng chuyên hóa của tế bào. - Tế bào thường có kích thước nhỏ đảm bảo tối ưu hóa tỉ lệ S/V (tỉ lệ giữa diện bề mặt tế bào trên thể tích của tế bào). - Có 2 lọai tế bào: tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ. I) Tế bào nhân sơ: 1) Đặc điểm chung: • Chưa có nhân hòan chỉnh • Tế bào chất không có hệ thống nội màng • Không có các bào quan có màng bao bọc. • Kích thước nhỏ ( dao động trong khỏang từ 1- 5μm), trung bình chỉ nhỏ bằng 1/10 tế bào nhân thực. • Kích thước nhỏ giúp tế bào sinh trưởng và sinh sản nhanh chóng (tỉ lệ S/V lớn). 2) Cấu tạo: Gồm 3 thành phần chính : màng sinh chất, chất tế bào và vùng nhân. Ngòai ra, ở nhiều lọai tế bào nhân sơ còn có thêm thành tế bào, vỏ nhầy, roi và lông. - Màng sinh chất: Cấu tạo từ phôpholipit 2 lớp và prôtêin. - Tế bào chất: là vùng nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân hoặc nhân, gồm 2 thành phần chính: bào tương (một dạng chất keo bán lỏng chứa nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ khác nhau); các ribôxôm và các hạt dự trữ. - Nhân: không có màng nhân, nhưng đã có bộ máy di truyền là một phân tử ADN dạng vòng. Ở một số tế bào vi khuẩn khác còn có ADN dạng vòng nhỏ khác gọi là plasmit. - Thành tế bào: được cấu tạo chủ yếu từ peptiđôglican (cấu tạo từ các chuỗi cacbonhiđrat liên kết với nhau bằng các đọan pôlipeptit ngắn). Chức năng: quy định hình dạng tế bào, bảo vệ tế bào. Dựa vào cấu trúc và thành phần hóa học của tế bào, vi khuẩn được chia làm 2 lọai, được nhận biết qua phương pháp nhuộm Gram: • Vi khuẩn Gram dương: có màu tím • Vi khuẩn Gram âm: có màu đỏ. - Vỏ nhầy: giúp vi khuẩn tăng sức tự vệ hay bám dính vào các bề mặt, gây bệnh. - Lông: có chức năng như những thụ thể tiếp nhận các virut, giúp vi khuẩn trong quá trình tiếp hợp, giúp bám chắc vào bề mặt tế bào người. - Roi: giúp vi khuẩn di chuyển. II)Tế bào nhân thực: Đặc điểm chung: • Có kích thước lớn và cấu tạo phức tạp hơn tế bào nhân sơ • Vật chất di truyền được bao bọc bởi lớp màng tạo nên cấu trúc gọi là nhân tế bào • Bên trong tế bào chất các hệ thống màng chia tế bào thành các xoang riêng biệt. • Trong tế bào chất có nhiều bào quan có màng bao bọc. Cấu trúc: 1) Nhân tế bào: phần lớn có hình bầu dục hay hình cầu với đường kính khỏang 5μm, được bao bọc bởi màng kép, bên trong là dịch nhân chứa chất nhiễm sắc và nhân con. a) Màng nhân: gồm màng ngòai và màng trong, mỗi màng dày 6-9 nm. Màng ngòai thường nối với lưới nội chất. Trên bề mặt màng nhân có nhiều lỗ nhân được gắn với nhiều phân tử prôtêin cho phép các phân tử nhất định đi vào hay đi ra khỏi nhân. b) Chất nhiễm sắc: chứa ADN và nhiều prôtêin kiềm tính (histon). Các sợi chất nhiễm sắc qua quá trình xoắn tạo thành nhiễm sắc thể. Số lượng nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào nhân thực mang tính đặc trưng cho lòai. c) Nhân con (còn được gọi là hạch nhân): là một hay vài thể hình cầu bắt màu đậm hơn so với phần còn lại của chất nhiễm sắc. Nhân con gồm chủ yếu là prôtêin (80%-85%) và rARN. d) Chức năng: • Là nơi lưu giữ thông tin di truyền. • Là trung tâm điều hành, định hướng và giám sát mọi họat động trao đổi chất trong quá trình sinh trưởng, phát triển của tế bào. 2) Lưới nội chất: Là một hệ thống màng bên trong tế bào tạo nên hệ thống các ống và xoang dẹp thông với nhau. • Lưới nội chất hạt: có đính các hạt ribôxôm, một đầu được liên kết với màng nhân, đầu kia nối với hệ thống lưới nội chất trơn; có chức năng tổng hợp prôtêin để đưa ra ngòai tế bào và các prôtêin cấu tạo nên màng tế bào. • Lưới nội chất trơn: có đính nhiều lọai enzim tham gia vào quá trình tổng hợp lipit, chuyển hóa đường và phân hủy các chất độc hại đối với cơ thể. 3) Bộ máy Gôngi: -Cấu trúc: Gồm một hệ thống túi màng dẹp xếp chồng lên nhau (tách biệt nhau) theo hình vòng cung. - Chức năng: thu nhận một số chất như prôtêin, lipit và đường rồi lắp ráp thành sản phẩm cuối cùng, sau đó đóng gói và gửi đến nơi cần thiết trong tế bào hay để xuất bào. Hình ảnh về nhân tế bào, mạng lưới nội chất và thể Golgi: (1) Nhân, (2) Lỗ nhân, (3) Mạng lưới nội chất hạt (RER), (4) Mạng lưới nội chất trơn (SER), (5) Ribosome trên RER, (6) Các phân tử protein được vận chuyển, (7) Túi tiết vận chuyển protein, (8) Thể Golgi, (9) Đầu Cis của thể Golgi, (10) Đầu trans của thể Golgi, (11) Phần thân của thể Golgi, (12) Các túi tiết, (13) Màng tế bào, (14) Xuất bào, (15) Tế bào chất, (16) Ngoại bào. 4) Riboxom: - Cấu trúc: là bào quan nhỏ (15-25nm) không có màng bao bọc, thành phần hóa học chủ yếu là rARN và prôtêin, mỗi ribôxôm gồm một hạt lớn và một hạt bé. - Chức năng: là nơi tổng hợp prôtêin cho tế bào. Mỗi tế bào có từ hàng vạn đến hàng triệu ribôxôm. 5) Ti thể: - Cấu trúc: là một bào quan có 2 lớp màng bao bọc. Màng ngòai không gấp khúc, màng trong gấp khúc thành các mào trên đó có enzim hô hấp. Bên trong ti thể có chất nền chứa ADN và ribôxôm. - Chức năng: • Cung cấp năng lượng cho tế bào dưới dạng các phân tử ATP. • Tạo ra nhiều sản phẩm trung gian có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa vật chất. Thiết đồ cắt ngang của một ty thể, cho thấy: (1) màng trong, (2) màng ngoài, (3) mào ty thể, (4) chất nền 6) Lục lạp: Là một trong ba dạng lạp thể: vô sắc lạp, sắc lạp, lục lạp chỉ có ở các tế bào có chức năng quang hợp ở thực vật. - Cấu trúc: lục lạp thường có hình bầu dục, có hai lớp màng bao bọc, bên trong có chất nền (chứa AND, ribôxôm) và hệ thống các túi dẹt (tilacôit) xếp chồng lên nhau tạo thành cấu trúc gọi là grana, trên màng của tilacôit chứa nhiều chất diệp lục và các enzim quang hợp. - Chức năng: chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học. 7) Không bào: Là bào quan được bao bọc bởi một lớp màng, có các chức năng: chứa các chất dự trữ, bảo vệ, chứa các sắc tố . 8) Lizôxôm: - Cấu trúc: là một bào quan có một lớp màng bao bọc, chứa nhiều enzim thủy phân. - Chức năng: phân hủy các tế bào già, bào quan già, các tế bào bị tổn thương không còn khả năng phục hồi và các đại phân tử. 9) Khung xương tế bào: - Cấu trúc: là hệ thống mạng sợi và ống prôtêin (vi ống, vi sợi và sợi trung gian) đan chéo nhau. - Chức năng: duy trì hình dạng và neo giữ các bào quan như: ti thể, ribôxôm, nhân vào các vị trí cố định. Các vi ống có chức năng cấu tạo nên bộ thoi vô sắc; các vi ống và vi sợi là thành phần cấu tạo nên roi của tế bào. Các sợi trung gian có cấu tạo gồm một hệ thống các sợi prôtêin bền. Bộ Xương của tế bào nhân chuẩn. Sợi Actin có màu đỏ, ống vi thể màu xanh lá, và nhân có màu xanh dương. 10) Trung thể: Là bào quan chỉ có ở tế bào động vật, có chức năng hình thành nên thoi vô sắc trong quá trình phân chia tế bào. 11) Màng sinh chất: Màng sinh chất là ranh giới bên ngòai và là rào chắn chọn lọc của tế bào. Màng sinh chất là màng khảm-động được cấu tạo từ hai thành phần chính là phôtpholipit và prôtêin. Chức năng: • Trao đổi chất với môi trường một cách có chọn lọc • Có các prôtêin thụ thể thu nhận thông tin cho tế bào • Có các glicôprôtêin đặc trưng cho từng lòai giúp tế bào nhận biết nhau và nhận biết các tế bào lạ. 12) Thành tế bào: - Có ở tế bào thực vật và nấm • Ở thực vật: thành tế bào được cấu tạo chủ yếu bằng xenlulôzơ • Ở nấm: thành tế bào được cấu tạo bằng kitin - Chức năng: quy định hình dạng và bảo vệ tế bào. 13) Chất nền ngọai bào: - Cấu tạo chủ yếu bằng các lọai glicôprôtêin kết hợp với các chất vô cơ và hữu cơ khác nhau. - Chức năng: giúp tế bào liên kết với nhau tạo nên các mô và giúp tế bào thu nhận thông tin. III) Các thông tin thêm: 1) Lizôxôm: - Được tạo ra ở bộ máy Golgi (nhờ các chồi của bộ máy Golgi) với mức pH4.8 (môi trường bên trong lizôxôm axít hơn bào tương pH7). - Các enzim quan trọng nhất trong lizôxôm: • Lipase , có tác dụng phân hủy mỡ, • Carbohydrase , có tác dụng phân hủy carbohydrate (ví dụ như đường). • Protease , có tác dụng phân hủy protein, • Nuclease , có tác dụng phân hủy axít nhân. 2) Bộ máy Golgi: - Được phát hiện vào năm 1898 bởi Camillo Golgi, một bác sĩ người Ý và được đặt tên theo tên của ông. - Bộ Golgi là một phần của hệ thống các bào quan chỉ có ở tế bào eukaryotic. 3) Túi tiết: Túi tiết là một khoang tương đối nhỏ và kín trong tế bào, được phân cách với bào tương bằng một vách có tối thiểu hai lớp lipid. Với một vách hai lớp chúng được gọi là túi tiết vách đơn, với vách nhiều lớp chúng được gọi là túi tiết vách phức hợp. Túi tiết có vai trò lưu trữ, vận chuyển, hay tiêu thụ những chất thải của tế bào. 4) Khung xương tế bào: Bộ xương giúp nâng đỡ cấu trúc và hình dạng của tế bào bao gồm 3 loại sợi chính. a) Các sợi Actin Actin là một phân tử polypeptit, cuộn khúc thành hình cầu. Đường kính khoảng 7 nm, loại sợi này bao gồm 2 chuỗi các phân tử actin xoắn quanh nhau. Các phân tử actin được trùng hợp nhanh chóng khi tế bào cần và ngược lại thì sẽ giải thể. Chúng nằm ngay dưới màng tế bào, bởi vì chúng giúp nâng đỡ hình dạng tế bào (sợi actin tạo thành các bó liên kết chéo), hình thành những chỗ lồi tế bào chất (như các vi mao chẳng hạn) và tham gia vào sự di truyền tính trạng. Cùng với myosin, chúng cũng tham gia vào hoạt động co cơ. Sự di động kiểu Amib, hiện tượng thực bào, sự di động của các tế bào nuôi cấy nhờ các gai nhỏ cũng phụ thuộc vào hoạt động của các sợi Actin nằm ngay dưới màng tế bào. b) Các sợi trung gian Các sợi trung gian là các protein hình sợi, thông thường gồm 3 chuỗi polypeptit hình sợi với kích thước khác nhau. Những sợi này có đường kính từ 8 đến 11 nanomét và bền hơn các sợi actin. Chúng tổ chức các cấu trúc không gian 3 chiều bên trong tế bào ( ví dụ như chúng có trong thành phần cấu trúc của màng nhân). Có nhiều loại sợi trung gian khác nhau: • Tạo thành từ vimentin: thường thấy ở các cấu trúc nâng đỡ tế bào. • Tạo thành từ keratin: tìm thấy trong các tế bào da, lông, tóc. • Sợi thần kinh: trong các tế bào thần kinh. • Tạo thành từ lamin: cấu trúc nâng đỡ màng nhân. c) Các ống vi thể Đó là những ống rỗng hình trụ, đường kính khoảng 25nm, được quấn quanh bởi 13 sợi nguyên (là các chuỗi polypeptit hình cầu, là sản phẩm nhị hợp của anpha và beta tubulin. Chúng có những biểu hiện rất hoạt tính như gắn GPT cho quá trình polymer hoá. Chúng được tổ chức bởi trung thể. Nhiệm vụ chính: • Vận chuyển bên trong tế bào (liên kết với dynein và kinesin, chúng vận chuyển các bào quan như ti thể hay các túi màng). • Sự vận động của lông và roi (nhờ sự trượt lên nhau của các ống vi thể). • Cấu tạo nên thoi vô sắc. • Tạo nên lớp màng bảo vệ ở tế bào thực vật. 5) Ribôxôm tự do: Ribosome tự do có mặt ở trong mọi tế bào, và còn ở trong ty thể và lục lạp ở trong tế bào eukaryote. Nhiều ribosome tự do có thể bám vào một mRNA để tạo thành polyribosome (hay polysome). Ribosome tự do thường tạo ra protein để dùng trong tế bào chất hay trong các bào quan chứa chúng. IV) Một số bảng so sánh: 1) So sánh tế bào nhân thực và nhân sơ: TẾ BÀO NHÂN SƠ TẾ BÀO NHÂN THỰC Nhân Không có màng nhân,vùng nhân chỉ chứa 1 AND dạng vòng ,một số có vòng plasmit. Có 2 lớp màng, hình cầu,đk 5µm,dịch nhân bên trong chứa AND liên kết với protein, nhân con Hệ thống nội màng Không có hệ thống nội màng. Lưới nội chất gồm 2 loại: lưới nội chất trơn (không có riboxom,chứa enzim tổng hợp lipit, chuyển hóa đường và phân hủy chất đọc hại) và lưới nội chất hạt (có đính riboxom, tổng hợp protein). Tế bào chất Không có các bào quan có màng bao bọcvà khung tế bào,gồm bào tương và riboxom cùng một số cấu trúc khác. Riboxom của tế bào nhân sơ nhỏ hơn của tế bào nhân thực. Gồm các bào quan không có màng như riboxom, và các bào quan có màng như bộ máy gông,ti thể lục lạp (ở tế bào thực vật),không bào, lizoxom. Ngoài ra còn có khung xương tế bào có chức năng nâng đỡ,tạo cho tế bào một hình dạng xác định. Thành tế bào và Thành tế bào có cấu tạo là peptidoglican(các chuỗi cacbonhidric liên kết với nhau bằng các đoạn polipeptit ngắn)2 loại vi khuẩn: gram Thành tế bào chỉ có ở thực vật và nấm:cấu tạo chủ yếu là xenlulozo hoặc kitin. một số bộ phận khác âm van gram dương. Lớp vỏ nhầy bảo vệ tế bào Roi giúp VK di chuyển, lông giúp chúng bám vào bề mặt tế bào người Chất nền ngoại bào cấu tạo bằng các loại sợi glicoprotein+các chất vô cơ, hữu cơtạo nên các môthu nhận thông tin. Màng sinh chất Màng sinh chất cáo cấu tạo gồm phốtpholipit 2 lớp và protein. Màng sinh chất cáo cấu tạo gồm phốtpholipit 2 lớp và protein. Kích thước Nhỏ:1-5µm; tỉ lệ S/V lớn Lớn gấp 10 lần tế bào nhân sơ Tế bào lục lạp 2) So sánh vi khuẩn gram dương và gram âm: Vi khuẩn gram dương - Khi nhuộm gram có màu tím - Thành peptidolican có vách dày Vi khuẩn gram âm - Khi nhuộm gram có màu đỏ - Thành peptidolican có vách mỏng 3) So sánh tế bào động vật và thực vật: Giống: đều có màng sinh chất, chất tế bào, nhân, có các bào quan có màng bao bọc ( đều là tế bào nhân thực) Khác: Thực vật - Có thành xenlulôzơ - Có không bào lớn - Không có trung thể (chỉ có ở thực vật bậc thấp) Động vật - Không có thành xenlulôzơ - Không có không bào (không bào nhỏ) - Có trung thể . S/V (tỉ lệ giữa diện bề mặt tế bào trên thể tích của tế bào) . - Có 2 lọai tế bào: tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ. I) Tế bào nhân sơ: 1) Đặc điểm chung:. thông tin cho tế bào • Có các glicôprôtêin đặc trưng cho từng lòai giúp tế bào nhận biết nhau và nhận biết các tế bào lạ. 12) Thành tế bào: - Có ở tế bào

Ngày đăng: 25/06/2013, 01:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w