1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

“ một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại an thái

43 330 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 91,26 KB

Nội dung

Xuất phát từ tầm quan trọng của vốn kinh doanh, đặc biệt là vốn lưu động đối vớidoanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, sau thời gian thực tập tại Công ty TNHHđầu tư xây dựng và Thươn

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn là điều kiện, là cơ sở vật chất cần thiếtgiúp cho doanh nghiệp có thể tiến hành các kế hoạch đầu tư và phương án kinhdoanh của mình qua đó giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuậncủa của mình.Hoạt động trong nền kinh tế thị trường với xu thế hội nhập, đối thủcạnh tranh của doanh nghiệp không chỉ là ở trong nước mà còn là các doanh nghiệpnước ngoài Chính vì thế mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp trở lên khóthực hiện hơn nhiều Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận, một trong nhữngnhân tố đó là hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Xuất phát từ tầm quan trọng của vốn kinh doanh, đặc biệt là vốn lưu động đối vớidoanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, sau thời gian thực tập tại Công ty TNHHđầu tư xây dựng và Thương mại An Thái, được sự giúp đỡ của thầy giáo và cán bộ

trong công ty, em đã đi sâu vào vấn đề vốn lưu động với đề tài: “ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Đầu tư xây dựng

và Thương mại An Thái”.

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, bài luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại các doanh nghiệp.

Chương 2: Thực trạng quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Đầu

tư Xây dựng và Thương mại An Thái trong thời gian 2012-2014.

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công

ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Thương mại An Thái.

Vì phạm vi đề tài rộng cùng thời gian nghiên cứu có hạn nên bài luận văn nàykhông tránh khỏi những sai sót và hạn chế nhất định Do vậy, em rất mong nhậnđược những ý kiến góp ý, bổ sung của các thầy cô, các cán bộ nhân viên trong công

ty cũng như các bạn sinh viên để đề tài nghiên cứu của em được hoàn thiện

Qua đây, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS.Vũ Quốc Dũng cùng toàn thể

cán bộ nhân viên Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Thương mại An Thái đã chỉbảo tận tình, giúp đỡ tạo điều kiện cho em hoàn thành đề tài này

Trang 2

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ

DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP

1.1 Một số nội dung cơ bản về VLĐ trong các doanh nghiệp.

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của VLĐ.

 TSLĐ trong sản xuất bao gồm những tài sản ở khâu dự trữ sản xuất nhưnguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu… và tài sản ở khâu sảnxuất như bán thành phẩm, sản phẩm dở dang, chi phí chờ phân bổ…

 Tài sản trong lưu thông của doanh nghiệp bao gồm sản phẩm hàng hóachưa được tiêu thụ (hàng tồn kho), vốn bằng tiền, các khoản phải thu

Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thườngxuyên, liên tục đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng TSLĐ nhất định Dovậy, để hình thành nên TSLĐ, doanh nghiệp phải ứng ra một số vốn đầu tư vàocác loại tài sản này, số vốn đó được gọi là “Vốn lưu động”

Tóm lại, vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành nênTSLĐ nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được thựchiện thường xuyên, liên tục Vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị của chúng vàolưu thông và từ trong lưu thông, toàn bộ giá trị của chúng được hoàn lại một lầnsau một chu kỳ kinh doanh

Trang 3

1.1.1.2 Đặc điểm của VLĐ

Trong qua trình tham gia vào hoạt động kinh doanh, do bị chi phối bởi đặcđiểm của tài sản lưu động nên vốn lưu động của doanh nghiệp có các đặc điểmsau:

 VLĐ trong quá trình sản xuất được chuyển qua nhiều hình thái khác nhauqua từng giai đoạn: từ hình thái vốn tiền tệ ban đầu chuyển sang hình thái vốnvật tư hàng hóa dự trữ và vốn sản xuất, rồi cuối cùng lại trở về hình thái vốntiền tệ Các giai đoạn của vòng tuần hoàn đó luôn đan xen với nhau mà khôngtách biệt riêng rẽ, diễn ra liên tục thường xuyên và lặp lại theo chu kỳ Vì vậytrong quá trình sản xuất kinh doanh, quản lý VLĐ có một vai trò quan trọng.Việc quản lý đòi hỏi phải thường xuyên nắm sát tình hình luân chuyển vốn, kịpthời khắc phục những ách tắc sản xuất, đảm bảo đồng vốn được lưu chuyển liêntục và nhịp nhàng

 VLĐ chuyển toàn bộ giá trị ngay một lần vào giá trị sản phẩm và đượchoàn lại toàn bộ sau mỗi chu kỳ kinh doanh, hoàn thành một vòng tuần hoànsau một chu kỳ sản xuất

Đối với DN thương mại, sự vận động của VLĐ nhanh hơn, từ hình thái tiền

tệ chuyển sang hình thái hàng hóa và lại chuyển về hình thái tiền tệ Vòng tuầnhoàn của VLĐ trong ngành thương mại diễn ra như sau: T-H-T’

Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tụckhông ngừng,nên sự tuần hoàn của VLĐ cũng diễn ra liên tục, lặp đi lặp lại cótính chất chu kỳ tạo thành sự chu chuyển của VLĐ Trong cơ chế tự chủ và tựchịu trách nhiệm về tài chính, sự vận động của VLĐ được gắn chặt với lợi íchcủa doanh nghiệp và người lao động Vòng quay của vốn càng được quay nhanhthì doanh thu càng cao và càng tiết kiệm được vốn, giảm chi phí sử dụng vốnmột cách hợp lý làm tăng thu nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp có điều kiện tích

tụ vốn để mở rộng sản xuất, không ngừng cải thiện đời sống công nhân viêntrong doanh nghiệp

Trang 4

1.1.2 Phân loại VLĐ trong doanh nghiệp

Để quản lý, sử dụng VLĐ có hiệu quả thì công việc trước tiên mà DN cầnphải làm là phân loại VLĐ Tùy thuộc vào những hoạt động của mình mà DN sẽlựa chọn phân chia VLĐ theo các tiêu thức khác nhau Mỗi cách phân loại VLĐđều mang một ý nghĩa riêng, song mục đích chung của việc phân loại VLĐ làgiúp các nhà quản lý DN huy động được đủ số vốn và có những nhận xét ởnhững góc độ khác nhau để có giải pháp quản lý, sử dụng VLĐ hiệu quả Thôngthường VLĐ trong doanh nghiệp có thể phân loại theo các cách sau:

1.1.2.1 Phân loại theo hình thái biểu hiện

Theo cách phân loại này, có thể chia VLĐ thành 3 loại:

Vốn bằng tiền và các khoản phải thu:

+ Vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửingân hàng không kỳ hạn, kỳ phiếu, tín phiếu, tiền đang chuyển, vàng, bạc…Tiền

là một loại tài sản của doanh nghiệp mà có thể dễ dàng chuyển đổi thành cácloại tài sản khác hoặc để trả nợ Do vậy trong hoạt động kinh doanh đòi hỏi mỗidoanh nghiệp phải có một lượng tiền nhất định

+ Các khoản phải thu: Công nợ phải thu của người mua, các khoản trả trướccho người bán, phải thu nội bộ

+ Các khoản khác: Chi phí trả trước, thuế GTGT được khấu trừ…

Vốn vật tư, hàng hóa ( Bao gồm 3 loại gọi chung là hàng tồn kho)

+ Vốn nguyên vật liệu chính, vốn nguyên vật liệu phụ, vốn nhiên liệu, vốnphụ tùng thay thế, vốn vật tư đóng gói, vốn công cụ dụng cụ

+ Vốn sản phẩm đang chế (dở dang)

+ Vốn thành phẩm

Trang 5

Là bộ phận của VLĐ trong doanh nghiệp, nó được biểu hiện bằng tiền giá trịcủa các khoản: Chi phí trả trước, chi phí chờ kết chuyển, tài sản thiếu chờ xử lý,các khoản thế chấp, ký quỹ, ký cược ngắn hạn.

Cách phân loại này tạo cơ sở để tính toán, kiểm tra kết cấu tối ưu của VLĐtạo điều kiện thuận lợi cho việc xem xét, đánh giá khả năng thanh toán của DN

từ đó có thể tìm ra giải pháp quản lý đối với từng thành phần vốn để xác địnhnhu cầu vốn lưu động hợp lý

1.1.2.2 Phân loại theo vai trò

Xét theo tiêu chí từng loại VLĐ có vai trò gì trong các khâu của quá trìnhsản xuất kinh doanh, có thể chia vốn lưu động thành 3 loại: Vốn trong khâu dựtrữ sản xuất, vốn trong khâu sản xuất và vốn trong khâu lưu thông

Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất

Vốn lưu động trong khâu sản xuất

+ Vốn sản phẩm đang chế tạo (dở dang)

+ Vốn về chi phí trả trước

Vốn lưu động trong khâu lưu thông

+ Vốn thành phẩm

+ Vốn bằng tiền

+ Vốn đầu tư tài chính ngắn hạn

+ Vốn trong thanh toán( Nợ phải thu, tạm ứng)

Trang 6

1.1.2.3 Phân loại theo nguồn hình thành

- Nguồn vốn pháp định: Nguồn vốn này có thể do nhà nước cấp,cổ đông

góp hoặc do chủ doanh nghiệp tự bỏ ra

- Nguồn vốn tự bổ sung: Đây là nguồn vốn doanh nghiệp tự bổ sung chủ

yếu một phần lấy từ lợi nhuận để lại

- Nguồn vốn liên doanh liên kết

- Nguồn vốn huy động thông qua phát hành cổ phiếu

- Nguồn vốn đi vay: Đây là nguồn vốn qua trọng mà doanh nghiệp có thể sử

dụng để đáp ứng nhu cầu về VLĐ thường xuyên trong kinh doanh Tùy theođiều kiện cụ thể mà doanh nghiệp có thể vay vốn của ngân hàng, các tổ chức tíndụng khác hoặc của tư nhân các đơn vị trong và ngoài nước

1.1.2.4 Phân loại theo biện pháp quản lý

- Vốn lưu động định mức: là VLĐ được quy định cần thiết, thường xuyêncho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm: vốn dự trữ trongsản xuất, vốn thành phẩm VLĐ định mức là cơ sở quản lý vốn, đảm bảo bố tríVLĐ hợp lý trong sản xuất kinh doanh, xác định được mối quan hệ giữa các DNvới nhà nước, hoặc ngân hàng trong việc huy động vốn

- Vốn lưu động không định mức: là bộ phận VLĐ trực tiếp phục vụ cho giaiđoạn lưu thông thành phẩm gồm: vốn trong thanh toán, vốn bằng tiền…

Việc phân loại vốn lưu động giúp cho công tác quản lý vốn lưu động đạtđược mục tiêu cơ bản sau đây:

 Đạt được hiệu quả tối ưu của đồng vốn là lợi nhuận

 Luôn đảm bảo cho các khâu của quá trình kinh doanh được liên tục,không bị gián đoạn

 Đảm bảo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Trang 7

1.1.3 Bảo toàn VLĐ của DN

1.1.3.1 Khái niệm về bảo toàn VLĐ

Bảo toàn VLĐ chính là hiện tại hóa giá trị vốn lưu động của doanh nghiệp theo tỷ lệ lạm phát hiện tại.

Ta cũng có thể hiểu rằng bảo toàn VLĐ trong các doanh nghiệp là bảo đảm

cố VLĐ thu hồi sau mỗi chu kỳ kinh doanh đủ để doanh nghiệp tiếp tục sản xuấtkinh doanh trong kỳ tiếp theo, đồng thời có thể bổ sung thêm cho nguồn vốn củadoanh nghiệp hoặc đầu tư thêm các trang thiết bị, máy móc… phục vụ sản xuất.Những lý do đòi hỏi doanh nghiệp phải chủ động bảo toàn nguồn VLĐnhằm mục tiêu: Giữ nguyên giá trị VLĐ, đảm bảo nhu cầu SX-KD vẫn thựchiện bình thường, không gặp khó khăn do thiếu vốn

Ta có một số phương pháp để bảo toàn VLĐ như sau:

 Tính vào chi phí SX-KD theo tỷ lệ tương đương tỷ lệ lạm phát

 Nâng cao công suất khai thác và sử dụng các loại VLĐ

 Nâng cao năng lực quản trị tài chính doanh nghiệp của cán bộ quản lý vàcán bộ tài chính kế toán

 Giảm chi phí quản lý để giá thành và giá bán không cao hơn chu kỳ sảnxuất trước

1.1.3.2 Nguyên tắc bảo toàn

Định kỳ tháng, quý, năm doanh nghiệp phải xác định các khoản, chênh lệchgiá tài sản lưu động định mức hiện có ở DN, bao gồm các khâu: vật tư dự trữ,bán thành phẩm, sản phẩm dở dang và thành phẩm( tính theo giá thành) vàchênh lệch tỷ giá số dư ngoại tệ (nếu có) – để bổ sung VLĐ Đây là số VLĐthực tế đã bảo toàn được của DN Các khoản chênh lệch giá đó được xác địnhtrong mọi trường hợp thay đổi giá của vật tư do nhà nước quy định và các loạivật tư mua vào trên cơ sở giá cả thỏa thuận của thị trường

Trang 8

Trường hợp có tăng giá các loại vật tư dùng trong sản xuất sản phẩm của xínghiệp, nhưng đến thời điểm tăng giá không có vật tư dự trữ và do đó khôngphát sinh chênh lệch thì đơn vị xí nghiệp phải tự bổ sung VLĐ từ nguồn vốn tựtạo: quỹ khuyến khích phát triển sản xuất trích từ lợi nhuận để lại của doanhnghiệp.

Hệ số trượt giá vốn lưu động cảu DN trong năm căn cứ để thu tiền sử dụngvốn trong năm là số VLĐ được ngân sách cấp tính từ thời điểm giao vốn đầunăm hoặc số vốn phải bảo toàn đầu năm Hệ số trượt giá bình quân của VLĐđược xác định phù hợp với đặc điểm cơ cấu TSLĐ từng ngành, từng DN trên cơ

sở mức tăng giá thực tế cuối năm so với đầu năm của một số vật tư chủ yếu tínhtheo cơ cấu kế hoạch( định mức) vốn của từng DN

Cơ quan quản lý cấp trên DN và cơ quan tài chính (chủ trì) xác định hệ sốbảo toàn VLĐ hàng năm theo phương pháp trên cho từng DN vào dịp quyết toánnăm Trong khi chưa xác định chính thức số vốn lưu động phải bảo toàn thì cơquan thuế tạm thu tiền sử dụng vốn trên số vốn thực tế DN đã bảo toàn được đếncuối năm báo cáo Ngoài hệ số trượt giá, số phải bảo toàn về VLĐ còn bao gồm

cả số ngân sách cấp thêm hoặc coi như ngân sách cấp, hoặc DN tự bổ sung trongnăm nếu có

Trang 9

1.1.3.3 Sử dụng quỹ bảo toàn VLĐ

Một số biện pháp cụ thể sử dụng quỹ bảo toàn VLĐ:

 Xác định nhu cầu VLĐ hợp lý, mức dự trữ nguyên vật liệu, hàng hóa vừa

đủ để đảm bảo đủ NVL cho sản xuất, đủ hàng bán, không gây thiếu hụt ứ đọng

 Một mặt hạn chế hàng kém chất lượng, mất phẩm chất bằng cách tăngcường công tác bảo quản, mặt khác tích cực xử lý các hàng hóa chậm luânchuyển

 Xác định cơ cấu các nhóm hàng hóa làm cơ sở tính toán bảo toàn VLĐđối với các bộ phận sự trữ hàng hóa

 Tổ chức tốt công tác thanh toán, giảm công nợ dây dưa lâu dài

 Thành lập quỹ dự phòng tài chính để bù đắp trượt giá bảo toàn vốn Quỹ

dự phòng tài chính để bảo toàn VLĐ = Doanh số bán trong kỳ x Tỷ lệ bảo toànVLĐ

 Xác định phương pháp quản lý VLĐ đối với DN, cửa hàng thuộc DN.Nếu số VLĐ đến cuối năm của DN đã tự bảo toàn được thấp hơn so với sốphải bảo toàn như mục trên đã nói thì DN có trách nhiệm như sau:

 Nếu VLĐ không được bảo toàn do không tính đủ các khoản chênh lệchgiá vật tư, sản phẩm dở dang, thành phẩm tồn kho thì phải bổ sung thêm cáckhoản chênh lệch giá đó Trường hợp số thiếu hụt về chênh lệch giá đó nằmtrong giá thành sản phẩm đã tiêu thụ thì phải điều chỉnh tăng lại giá thành sảnphẩm tiêu thụ, giảm lãi DN

 Trường hợp không bảo toàn được VLĐ do không có vật tư dự trữ và do

đó không có chênh lệch giá vào các thời điểm tăng giá thì DN có trách nhiệm tự

bổ sung bằng nguồn quỹ của mình, trong đó chủ yếu là nguồn quỹ khuyến khíchphát triển sản xuất của DN

Trang 10

 Trường hợp do mất mát, hư hỏng vật tư, tài sản, làm giảm nguồn vốn thìphải sử dụng vốn tự có về đầu tư XDCB của DN, trong đó có quỹ khuyến khíchphát triển sản xuất để tự bù đắp.

 Trường hợp DN có khó khăn trong việc tạo nguồn bảo toàn vốn thì trướchết DN phải xử lý bảo toàn vốn ngân sách cấp Trường hợp không có nguồn quỹkhuyến khích phát triển sản xuất để bổ sung vốn thì DN phải chuyển phần vốn

đã tự bổ sung sang bù đắp đủ cho vốn phải bảo toàn thuộc phần ngân sách cấp.Trường hợp nguồn vốn để tự bổ sung của DN không còn thì DN có trách nhiệm

bù đắp trong những năm sau Đồng thời phân tích nguyên nhân và truy cứu tráchnhiệm của giám đốc DN nếu cần

DN có trách nhiệm báo cáo các phương án xử lý các khoản chênh lệch bảotoàn vốn nói trên với cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan tài chính cùng cấptrong dịp xét duyệt quyết toán hàng năm và do các cơ quan này duyệt

Mọi tổn thất hao hụt vốn và không bảo toàn được vốn phát sinh trong nhiệm

kỳ giám đốc nào thì giám đốc đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật cho đếnkhi xử lý xong

Các trường hợp số vốn lưu động đã bảo toàn được cao hơn số phải bảo toànthì phần chênh lệch cao hơn đó DN không phải nộp tiền sử dụng vốn Tuy nhiên

DN không được tính khấu hao vượt quá mức quy định của Nhà nước, hoặcchiếm dụng vốn khách hàng để dự trữ vật tư ăn chênh lệch giá

Ngoài trách nhiệm bảo toàn vốn, các doanh nghiệp có trách nhiệm phát triểnvốn trên cơ sở quỹ khuyến khích phát triển sản xuất trích từ lợi nhuận để lại củaDN

Trang 11

1.2 Hiệu quả sử dụng VLĐ và một số tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ trong các doanh nghiệp.

1.2.1 Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là tập hợp các tiêu chí chỉ rõ khả năng khai thác và sử dụng các loại VLĐ trong một chu kỳ sản xuất, được đánh giá bằng sự gia tăng của doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp so với chu kỳ sản xuất kinh doanh trước.

Nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ là đảm bảo với số vốn hiện có, bằng biệnpháp quản lý và tổng hợp nhằm khai thác triệt để khả năng vốn có để có thểmang lại nhiều lợi nhuận hơn cho doanh nghiệp

Trước đây, trong cơ chế bao cấp, các doanh nghiệp quốc doanh được nhànước bao cấp vốn hoặc cho vay lãi suất ưu đãi, bao cấp về giá, sản xuất kinhdoanh theo tiêu chí pháp lệnh Do đó, công tác quản lý sử dụng vốn trong cácdoanh nghiệp quốc doanh không được quan tâm đúng mức, vai trò của vốn bịxem nhẹ, vì vậy hiệu quả sử dụng vốn thấp

Chuyển sang nền kinh tế thị trường, các DN không còn được bao cấp vềvốn, phải tự trang trải chi phí và đảm bảo kinh doanh có lãi, tổ chức dử dụngvốn một cách tiết kiệm và có hiệu quả Thực tế này đòi hỏi các nhà quản lý tàichính doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốnkinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng

Trang 12

1.2.2 Một số tiêu chí đánh giá HQSD VLĐ

1.2.2.1 Chỉ tiêu đánh giá ở khâu sản xuất

1 quay VLĐSố vòng

Doanh thu thuần VLĐ bình quân(*)

(*)VLĐ bình quân=(Giá trị TSNH đầu kỳ+ Giá trị TSNH cuối kỳ)/2

Là chỉ tiêu phản ánh số vòng quaycủa VLĐ trong kỳ phân tích.Hayphản ánh một đồng VLĐ bình quântrong kỳ sẽ tham gia và tạo ra bao

nhiêu đồng DTT

Chỉ tiêu càng cao chứng tỏ VLĐvận động nhanh, đây là nhân tố gópphần nâng cao lợi nhuận trong DN

một vòng

Chỉ tiêu càng thấp chứng tỏ vốnlưu động vận động càng nhanh, gópphần nâng cao doanh thu và lợi

Vtk: VLĐ tiết kiệm M1: Tổng mức luân chuyển vốn năm kế hoạch K0,K1: Kỳ luân chuyển vốn năm báo cáo, năm kế

hoạch.

Mức tiết kiệm vốn là chỉ tiêuphản ánh số vốn lưu động có thể tiếtkiệm được do tăng tốc độ luânchuyển VLĐ ở kỳ này so vơi kỳ

Là chỉ tiêu cho biết doanh nghiệpmuốn có một đồng DTT thì cần phải

có bao nhiêu đồng VLĐ Đây là căn

cứ để đầu tư vào VLĐ sao cho thíchhợp để góp phần nâng cao hiệu quả

hoạt động kinh doanh

Chỉ tiêu càng thấp chứng tỏ hiệuquả sử dụng VLĐ càng cao

sử dung VLĐ càng tốt

Trang 13

1.2.2.2 Chỉ tiêu đánh giá ở khâu thanh toán

Là chỉ tiêu phản ánh khảnăng thanh toán nói chung tạimột thời điểm nhất định.Chỉ tiêu càng cao chứng tỏ

DN có thể đảm bảo được cáckhoản nợ từ tài sản hiện có của

mình

Trang 14

1.2.2.3 Chỉ tiêu đánh giá ở khâu dự trữ

ra bao nhiêu đồng doanh thu

Chỉ tiêu này cho biết DN muốn

có một đồng DTT thì cần baonhiêu đồng vốn đầu tư cho HTK.Chỉ tiêu càng thấp thì hiệu quả

sử dụng vốn đầu tư cho HTKcàng cao Thông qua chỉ tiêu nàycác nhà quản trị xây dựng kếhoạch về dự trữ, thu mua, sửdụng hàng hóa thành phẩm mộtcách hợp lý góp phần nâng caohiệu quả kinh doanh

Trang 15

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu sử dụng VLĐ trong các doanh

+ Cơ chế quản lý và chính sách vĩ mô của nhà nước: Trong nền kinh tế thị

trường Nhà nước cho phép các doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh và bìnhđẳng trước pháp luật Tuy nhiên Nhà nước vẫn quản lý vĩ mô nền kinh tế và tạohành lang pháp lý để tất cả các thành phần kinh tế hoạt động tự do trong khuônkhổ pháp luật Theo đó những ngành nghề mà Nhà nước khuyến khích sẽ đượchưởng những chính sách ưu đãi, những ngành nghề nhà nước hạn chế sẽ gây khókhăn cho hoạt động kinh doanh

+ Lạm phát: Ở mỗi thời điểm mặt bằng giá cả có sự khác nhau ảnh hưởng đến

giá trị thực tế của đồng vốn Do đó hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cần thiết tínhtoán trên cơ sở điều chỉnh các thông số theo yếu tố lạm pháp vì: Nếu lạm pháttăng làm giá cả tăng ảo, không đánh giá được giá trị thực tế của đồng vốn Saumột thời gian kinh doanh đồng vốn sẽ bị mất giá, nếu mất giá quá nhiều DN sẽmất vốn

+ Ảnh hưởng tình hình kinh tế, chính trị xã hội thế giới: Trong điều kiện nền

kinh tế thế giới diễn ra bình ổn thì tình hình kinh tế trong nước cũng ổn định.Ngược lại nếu tình hình kinh tế chính trị bất ổn sẽ làm cho giá cả hàng hóa tăng,giảm đột ngột gây hiệu quả không tốt đến hoạt động kinh doanh

+ Rủi ro: Có những rủi ro xảy ra mà con người không thể dự tính hết (rủi ro bất

khả kháng): Do thiên tai, hỏa hoạn làm thiệt hại tài sản, vốn liếng, con người,đến tiến độ thi công…sẽ làm ảnh hưởng xấu đến kết quả hoạt động kinh doanhcủa DN

Trang 16

+ Tính cạnh tranh trên thị trường: Trên thị trường nhiều đối thủ cạnh tranh,

để có thể giữ được vị thế và duy trì sự phát triển đòi hỏi doanh nghiệp phải tìmmọi biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

+ Tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật: Liên tục có sự thay đổi

cải tiến sản phẩm cả về chất lượng, mẫu mã với giá rẻ hơn giá cũ Tình trạnggiảm giá vật tư hàng hóa gây nên tình trạng mất vốn lưu động tại doanh nghiệp.Chính vì vậy doanh nghiệp phải liên tục có sự ứng dụng những tiến bộ khoa học

- kỹ thuật mới nhất đưa vào sản xuất kinh doanh nhằm đẩy mạnh sản xuất tránhtình trạng tồn đọng

Các nhân tố chủ quan:

+ Tình trạng kinh doanh thua lỗ kéo dài của doanh nghiệp hiện nay đặc

biệt là các doanh nghiệp nhà nước là nguyên nhân gây mất vốn kinh doanh nóichung và vốn lưu động nói riêng

+ Trình độ quản lý, sử dụng vốn tại các doanh nghiệp: Quản lý hàng tồn

kho kém,sản phẩm hàng hóa ứ đọng kém phẩm chất chiếm tỷ trọng lớn trongvốn lưu động

+ Mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hang, nhà cung cấp: Giữ

không tốt mối quan hệ này sẽ làm giảm uy tín của DN, làm giảm khả năng cạnhtranh trên thị trường

+ Trình độ quản lý và tay nghề người lao động: Nếu quản lý không tốt sẽ

gây ra tình trạng thất thoát vốn, đồng thời tay nghề không tốt làm giảm hiệu suấtlao động, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn

1.3 Ý nghĩa nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ trong các DN

Để tiến hành bất cứ hoạt động sản xuất kinh doanh nào điều kiện không thểthiếu là vốn Khi đã có đồng vốn trong tay thì phải sử dụng đồng vốn làm sao

Trang 17

hợp lý, có hiệu quả đồng vốn, tiết kiệm được vốn, tăng tích lũy để thực hiện táisản xuất và mở rộng quy mô sản xuất ngày càng lớn hơn.

Hiệu quả sử dụng VLĐ là một trong những chỉ tiêu tổng hợp dùng để đánhgiá chất lượng công tác quản lý và sử dụng vốn kinh doanh nói chung của DN.Thông qua chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ cho phép các nhà quản lý tàichính doanh nghiệp có một cái nhìn chính xác, toàn diện về tình hình quản lý và

sử dụng VLĐ của đơn vị mình từ đó đề ra các biện pháp, các chính sách quyếtđịnh đúng đắn, phù hợp để việc quản lý và sử dụng đồng vốn nói chung và VLĐnói riêng ngày càng có hiệu quả trong tương lai

Thực tế việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động có thể:

 Tạo điều kiện giảm giá thành sản phẩm, giảm giá bán, tăng khảnăng cạnh tranh của DN trên thị trường Đồng vốn sử dụng hiệu quả tạođiều kiện giảm giá thành, giá bán… so với các DN cùng ngành tạo hiệuquả cạnh tranh thu được nhiều doanh thu hơn

 Góp phần nâng tăng lợi nhuận doanh nghiệp: Vốn được sử dụngmột cách hợp lý, tiết kiệm các khoản chi phí, từ đó kinh doanh có hiệuquả Lợi nhuận dần được tăng lên

 Tăng tích lũy cho DN và tạo điều kiện tăng thu nhập cho ngườilao động: Các khoản lợi nhuận tăng thêm cũng như chi phí tiết kiệm được

có thể đưa vào tích lũy vốn, mở rộng sản xuất hay thưởng thêm cho nhânviên, thành lập các quỹ bổ sung có lợi cho doanh nghiệp

Trang 18

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG

TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI AN

THÁI TRONG THỜI GIAN 2012-2014 2.1 Một số nét khái quát về Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Thương mại An Thái

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại An Thái được thành lập từ năm

2001, là một trong những công ty đứng đầu miền Bắc trong lĩnh vực kinh doanhvật liệu xây dựng, các sản phẩm từ đá tự nhiên, đặc biệt là cung cấp và thi công

đá Grannite & Marble

Sau 12 năm xây dựng và phát triển, công ty đã xây dựng được một hệ thốngkhách hàng và đại lý phân phối sản phẩm từ Bắc vào Nam với rất nhiều loại đáđược cung cấp cho các công trình lớn, nhỏ khắp cả nước

Không dừng lại ở ngành nghề kinh doanh vật liệu xây dựng, từ năm 2007, công

ty đã đầu tư sang lĩnh vực kinh doanh bất động sản Hiện nay, công ty An Tháiđang đầu tư xây dựng tòa nhà 36 tầng “Trung tâm thương mại các làng nghềtruyền thống, văn phòng cho thuê và khách sạn” tại phường Vạn Phúc, quận HàĐông, thành phố Hà Nội Ngoài ra, công ty tiếp tục hoàn thiện các thủ tục đầu tư

dự án tại huyện Mê Linh và quận Hà Đông, Hà Nội

Nắm bắt nhu cầu của thị trường tiến tới sản xuất vật liệu xanh, cũng như thựchiện kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của công ty, năm 2010Công ty An Thái đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gạch Bê tông khí chưng áp(AAC) Nhà máy được xây dựng tại Việt Trì, Phú Thọ, nơi có nguồn cát tốt nhấttại Việt Nam và sử dụng công nghệ Đức với tổng mức đầu tư 180 tỷ đồng Hiệntại, nhà máy đang cung cấp gạch AAC cho các dự án lớn và các công trình dândụng tại Hà Nội và các tỉnh lân cận

Với phương châm “Không bán sản phẩm đắt nhất, chỉ bán sản phẩm tốt nhất”,chúng tôi luôn đặt tiêu chí chất lượng lên hàng đầu, phục vụ khách hàng tậntình, chu đáo thể hiện qua sự làm việc nghiêm túc, chuyên nghiệp Vì vậy, công

ty TNHH Đầu tư xây dựng và Thương mại An Thái luôn là đối tác tin cậy củacác chủ đầu tư, các khách hàng trong suốt hơn 10 năm qua

Trang 19

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

KỸ THUẬT

PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANH

CÁC ĐỘI THI CÔNG

2.1.2.Cơ cấu tổ chức bộ máy

Để hoạt động của công ty đi vào nề nếp và đạt hiệu quả cao thì yêu cầutrước hết là phải tổ chức bộ máy điều hành hợp lý nhất Yêu cầu bộ máy phảixác định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các bộ phận cụ thể, phải tạo rađược sự phối hợp nhịp nhàng đồng bộ trong bộ máy quản lý Qua nghiên cứulãnh đạo Công ty đã đưa ra sơ đồ bộ máy quản lý sau:

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Đầu tư xây dựng

và Thương mại An Thái

Trang 21

2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

 Chức năng, nhiệm vụ của đơn vị

- Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, cấpthoát nước, san lấp mặt bằng, xây lắp đường dây và trạm biến áp 35kw,xây dựng các công trình bưu chính viễn thông

- Mua bán vật liệu xây dựng, vận tải hàng hóa đường bộ, mua bán sắt thép

- Tư vấn giám sát công trình xây dựng

- Sản xuất mua bán, lắp đặt cấu kiện kim loại, khung nhà, vì kèo cột điện,cưa sắt, hàng rào bằng thép

- Sản xuất chế biến các loại gạch nung và không nung

Công ty được trang bị đầy đủ máy móc thiết bị chuyên dùng có khả năngthi công các hạng mục công trình có quy mô cấp I đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao,yêu cầu kỹ mỹ thuật và tiến độ thi công nhanh

Chức năng, nhiệm vụ của các Phòng, ban

- Ban giám đốc: Giám đốc là người có thẩm quyền cao nhất, có trách

nhiệm quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.Giúp việc cho giám đốc là 2 phó giám đốc: phó giám đốc kỹ thuật thi công, phógiám đốc kinh doanh

- Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật thi công: là người chịu trách nhiệm

trước giám đốc về kỹ thuật thi công của các công trình, chỉ đạo các đội, các côngtrình, các bộ phận kỹ thuật, thiết kế biện pháp thi công theo biện pháp kỹ thuật

an toàn cho các máy móc, thiết bị, bộ phận công trình, xét duyệt cho phép thicông theo các biện phép đó và yêu cầu thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp đãđược phê duyệt

- Phó giám đốc kinh doanh: là người được giám đốc công ty giao trách

nhiệm về kế hoạch đã xây dựng của công ty, sắp xếp xây dung tổ chức các kếhoạch kinh doanh và là người thay mặt giám đốc phụ trách công tác kỹ thuật và

an toàn lao động

+ Các bộ phận chức năng:

- Phòng kỹ thuật: Là phòng có chức năng tham mưu cho lãnh đạo công ty

Ngày đăng: 27/02/2017, 13:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2.GS.,TS.Vũ Văn Hóa & PGS.,TS.Đinh Xuân Hạng. “Lý thuyết tiền tệ” – NXB Tài Chính- Hà Nội,2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý thuyết tiền tệ
Nhà XB: NXB Tài Chính- Hà Nội
3.GS.,TS.Vũ Văn Hóa & TS.Vũ Quốc Dũng: “Thị trường Tài chính”, Hà Nội-2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thị trường Tài chính
4.GS.,TS.Vũ Văn Hóa & PGS.,TS.Lê Văn Hưng: “ Giáo trình tài chính quốc tế”- Đại học K&CN Hà Nội-2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tài chínhquốc tế
5.GS.,TS.Vũ Văn Hóa & PGS.,TS.Lê Văn Hưng & TS.Vũ Quốc Dũng : Giáo trình “Lý thuyết tiền tệ và tài chính” – Đại học kinh doanh& công nghệ Hà nội-20116.Tạp chí Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý thuyết tiền tệ và tài chính
1.Công ty Cổ phần Thương mại Phú Khang, Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 4 năm (2012 – 2014) Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w