ôn thi kinh tế vi mô

22 902 2
ôn thi   kinh tế vi mô

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ÔN THI KINH TẾ VI MÔLÝ THUYẾTTrình bày khái niệm giá trần và giá sàn. Cho ví dụ và phân tích tác động của giá sàn khi chính phủ quy định đối với một số nông sản chủ yếu.Giá trần: Giá trần là mức giá cao nhất được phép bán của hàng hóa hay dịch vụ do Chính phủ quy định.Giá sàn: Giá sàn là mức giá thấp nhất để mua hàng hóa hay dịch vụ do Chính phủ quy định.Ví dụ: Khi nhận thấy giá sản phẩm lúa gạo thấp hơn so với mức bình thường (giá cân bằng của sản phẩm rất thấp) hoặc xảy ra tình trạng thiếu hụt lương thực,… chính phủ sẽ ấn định giá sàn thấp hơn giá cân bằng nhằm ổn định lại giá, bảo vệ người tiêu dùng, kích thích nông dân sản xuất lúa gạo.Tác động:Tích cực: kích thích sản xuất, người nông dân được lợi từ việc bán lúa gạo giá cao, mùa màng bội thu.Tiêu cực: giá sàn cao hơn mức giá cân bằng và cố định tại đó gây biến động trên thị trường:Thị trường không tự cân bằng mới được vì mức giá cố định do chính phủ quy định.Người tiêu dùng bị thiệt hại vì phải mua lúa gạo với giá cao ảnh hưởng tới chi tiêu và việc sử dụng ngân sách.Phân biệt lợi ích kinh tế và lợi ích kế toánLợi ích kinh tế = tổng doanh thu – chi phí kinh tế (chi phí kế toán + chi phí ẩn).Lợi ích kế toán = tổng doanh thu – chi phí kế toán (chi phí được ghi trong sổ sách kế toán).Giải thích tại sao đối với nhiều hàng hóa, độ co giãn của cung theo giá trong dài hạn lớn hơn độ co giãn trong ngắn hạn?Khoảng thời gian kể từ khi giá thay đổi càng dài, độ co giãn của cung càng lớn. Tức là trong ngắn hạn, đường cung thường ít co giãn theo giá, trong dài hạn, đường cung co giãn theo giá nhiều hơn. VD: Khi có quá nhiều người trồng vải thiều làm giá vải thiều giảm thì người nông dân vẫn phải thu hoạch vải thiều và phải bán với mức giá thấp. Nhưng trong dài hạn, người nông dân có thể trồng ít vải hơn và chuyển sang trồng nhãn, cam hay bưởi…Tại sao độ co giãn của cầu trong dài hạn khác với độ co giãn trong ngắn hạn?Người tiêu dùng cần phải có thời gian mới có thể thay đổi thói quen tiêu dùng.Sự liên quan giữa các mặt hàng. Ví dụ: giá xăng tăng người tiêu dùng cũng không thể giảm lượng cầu nhiều ngay được, phải có thời gian người ta mới thay đổi xe ít tiêu hao nhiên liệu, thay đổi chỗ ở để rút ngắn quãng đường đi làm,….Phân tích độ co giãn của cầu theo giá đối với hai loại hàng hóa khăn giấy và ti vi trong ngắn hạn và trong dài hạn.Ti vi: nếu giá ti vi tăng, nhiều người sẽ hoãn việc mua ti vi lại, do đó lượng cầu giảm nhiều. Nhưng cuối cùng, ti vi cũ không sử dụng được nữa và cần phải được thay thế thì lượng cầu dài hạn sẽ không giảm nhiều như trong ngắn hạn. → Độ co giãn của cầu trong ngắn hạn > độ co giãn của cẩu trong dài hạn.Khăn giấy: nếu giá khăn giấy tăng, người mua sẽ không thay đổi thói quen dùng khăn giấy ngay được (lượng cầu không giảm nhiều). Nhưng sau một thời gian, người tiêu dùng sẽ nghĩ đến việc sử dụng khăn tay, hoặc thay đổi loại khăn giấy khác giá tốt hơn,… (lượng cầu giảm nhiều). → Độ co giãn của cầu trong ngắn hạn < độ co giãn của cầu trong dài hạn.Hình dưới đây minh họa hai đường cầu về điện trong ngắn hạn và dài hạn. Theo bạn, đường cầu nào là đường cầu dài hạn? Giải thích tại sao. Đường D1 minh họa đường cầu về điện trong ngắn hạn. Đường D2 minh họa đường cầu về điện trong dài hạn.Vì điện là mặt hàng thiết yếu nên khi giá điện thay đổi người tiêu dùng cũng không thể thay đổi ngay thói quen dùng điện (cầu ít co giãn → đường cầu dốc xuống). Nhưng sau một thời gian (dài hạn), người tiêu dùng sẽ chuyển sang sử dụng những thiết bị tiết kiệm điện, sử dụng hệ thống năng lượng mặt trời,… để giảm lượng tiêu thụ điện (cầu co giãn nhiều → đường cầu thoải).Khi mất mùa thì doanh thu của người nông dân giảm. Nhận định trên đúng hay sai. Giải thích tại sao?Sai. Vì khi mất mùa, tức sản lượng giảm → xảy ra tình trạng thiếu hụt → giá tăng. Đối với nhiều loại nông sản, cầu về giá thường ít co giãn nên khi giá tăng và cầu không đổi → doanh thu tăng. Thầy giáo kinh tế vi mô của bạn rất thích uống cà phê và trà. Đối với anh ấy, 9 cốc trà cũng tương tự như 1 cốc cà phê. Mỗi khi uống cà phê, anh ấy thường cho 2 muỗng đường vào cốc còn với trà thì không. Bạn có nhận xét gì về độ co giãn giữa 3 hàng hóa này?Cà phê trà là 2 hàng hóa thay thế cho nhau → độ co giãn chéo mang giá trị dương 〖(E〗_XY>0)Cà phê đường là 2 hàng hóa bổ sung → độ co giãn chéo mang giá trị âm (E_XY lượng cầu lao động → tình trạng dư thừa lao động → thất nghiệp tăng. Hàm sản xuất là gì? Hàm sản xuất dài hạn khác với hàm sản xuất trong ngắn hạn như thế nào?………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………....Năng suất giảm dần đối với một yếu tố sản xuất duy nhất và năng suất không đổi theo quy mô là không mâu thuẫn. Nhận định trên đúng hay sai. Giải thích tại sao?Sai. Vì:Quy luật năng suất giảm dần cho ta thấy: đối với 1 yếu tố sản xuất duy nhất, khi ta gia tăng sử dụng, năng suất của yếu tố sản xuất này lúc đầu tăng nhưng đến khi đạt cực đại thì sẽ giảm dần.Năng suất không đổi theo quy mô: tỉ lệ tăng của sản lượng bằng với tỉ lệ tăng của các yếu tố sản xuất. → quy mô sản xuất dù có tăng hay không năng suất vẫn không đổi.Bạn là một người chủ đang tìm người để lấp vào vị trí trống trên một dây chuyền sản xuất. Bạn quan tâm nhiều hơn đến năng suất lao động trung bình hay năng suất biên của lao động đối với người cuối cùng được thuê? Nếu bạn nhận ra rằng năng suất trung bình của bạn đang bắt đầu giảm, bạn có nên thuê thêm bất kỳ công nhân nào nữa không? Tình huống này hàm ý gì về năng suất biên của công nhân sau cùng được thuê? Đồ thị.Điều cần quan tâm là người được thuê đó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tổng sản lượng (hay nói cách khác, một lao động tăng thêm này sẽ làm cho tổng sản lượng thay đổi ra sao). Đó chính là năng suất biên.Năng suất trung bình bắt đầu giảm tại điểm nó cắt năng suất biên (MP = AP). Tại đây, thêm nhiều công nhân hơn dẫn đến năng suất trung bình giảm trong khi tổng sản lượng vẫn còn tăng (giai đoạn 2). Chỉ khi tổng sản lượng bắt đầu giảm (giai đoạn 3), thì mới nên dừng thuê công nhân.Trong tình huống năng suất trung bình bắt đầu giảm. Điều này hàm ý năng suất biên của công nhân được thuê sau sẽ thấp hơn năng suất trung bình của các công nhân được thuê trước đó. Đồ thị tổng sản lượng, năng suất trung bình và năng suất biên Nếu chi phí biên của sản xuất tăng, chi phí biến đổi trung bình tăng hay giảm dần? Hãy giải thích.Tăng dần. Vì chi phí biến đổi trung bình và chi phí biên có mối quan hệ đồng biến với nhau, cụ thể: Chi phí biến đổi trung bình cho biết lượng chi phí biến đổi trong một đơn vị sản phẩm.Chi phí biên là số chi phí tăng thêm do sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm. Vì định phí không thay đổi khi mức sản lượng của doanh nghiệp thay đổi nên chi phí biên thực ra là lượng biến phí tăng thêm do sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm.Tại sao một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo đang thua lỗ vẫn tiếp tục sản xuất chứ không đóng cửa.Tại điểm mà giá bán đúng bằng với tổng chi phí trung bình thấp nhất 〖(ATC〗_min) thì doanh thu thu về khi bán một đơn vị hàng hóa đúng bằng chi phí trung bình → gọi là điểm hòa vốn.Khi đó, Doanh nghiệp vẫn tiếp tục sản xuất mặc dù lỗ. Vì khi giá bán dao động trong khoảng P1 và P2 thì doanh thu bù đắp được chi phí biến đổi và một phần chi phí cố định nên doanh nghiệp vẫn sản xuất; nếu dừng lại họ sẽ không bù đắp được chi phí cố định mà làm cho hệ thống nguồn nhân lực, khách hàng, nhà cung cấp của họ mất đi. Trong cân bằng dài hạn, tất cả các doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo trong ngành có lợi nhuận bằng không. Tại sao?Trong dài hạn, do rào cả gia nhập thấp nên số công ty tham gia vào ngày càng đông hơn khiến cho lượng cung tăng lên ở mỗi mức giá, đường cung dịch chuyển sang phải. →Giá sẽ giảm. Vì vậy trong dài hạn hãng cạnh tranh hoàn hảo tiến dần tới lợi nhuận bằng 0.Tại sao các doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo gia nhập ngành khi họ biết rằng trong dài hạn lợi nhuận kinh tế sẽ bằng không.………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………Giả sử một nhà độc quyền bán đang sản xuất ở mức sản lượng mà ở đó chi phí biên cao hơn doanh thu biên. Hãy giải thích hãng ấy phải điều chỉnh sản lượng của mình như thế nào để nâng cao được lợi nhuận.Tại điểm mà chi phí biên > doanh thu biên (MC > MR), hãng sản xuất đang sản xuất với sản lượng QO thì để tối đa hóa lợi nhuận, hãng sản xuất phải giảm sản lượng sản xuất xuống cho đến khi đạt được Q (MR=MC) Nguồn gốc dẫn đến độc quyền bán là gì? Hãy nêu một ví dụ cho mỗi nguồn gốc ấy.Quá trình kinh tế đạt được hiệu quả kinh tế tăng theo quy mô. Ví dụ: Công ty cấp nước Sài Gòn,…Kiểm soát được các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Ví dụ: Tập đoàn AppleBằng phát minh sáng chế. Ví dụ: Tập đoàn Microsoft,…Các quy định của Chính phủ. Ví dụ: Tập đoàn Điện lực Việt Nam,…Đường cầu gấp khúc mô tả tính cứng nhắc của giá cả. Hãy giải thích mô hình ấy vận động như thế nào? Tại sao tính cứng nhắc của giá cả xuất hiện trong thị trường độc quyền nhóm?Giải thích mô hình đường cầu gấp khúc: Khi một doanh nghiệp giảm giá nhằm mở rộng thị trường, các đối thủ sẽ giảm giá theo để cố gắng giữ nguyên được thị phần của mình. Song nếu doanh nghiệp tăng giá, các đối thủ sẽ không thay đổi giá nhằm đẩy doanh nghiệp trên vào vị thế khó khăn trên thị trường.Hãy dùng quy luật ích lợi cận biên giảm dần để giải thích đường cầu dốc xuống.Hữu dụng biên của hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng càng lớn thì người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao hơn, còn hữu dụng biên giảm thì sự sẵn sàng chi trả cũng giảm đi Do quy luật hữu dụng biên giảm dần nên khi số lượng hàng hóa càng nhiều thì hữu dụng biên càng giảm →sự sẵn sàng chi trả cho sản phẩm cũng càng giảm →cầu giảm →đường cầu dốc xuống.Hãy định nghĩa tổng ích lợi và ích lợi cận biên. Giải thích quy luật ích lợi cận biên giảm dần.Tổng lợi ích (tổng hữu dụng): là tổng mức thỏa mãn đạt được khi ta tiêu thụ một số lượng sản phẩm nhất định trong mỗi đơn vị thời gian.Lợi ích biên (hữu dụng biên): là sự thay đổi trong tổng hữu dụng khi thay đổi 1 đơn vị sản phẩm tiêu dùng trong mỗi đơn vị thời gian (với điều kiện các yếu tố khác không đổi)>Quy luật lợi ích cận biên giảm dần: khi sử dụng số lượng càng nhiều một loại hàng hóa thì mức độ thỏa mãn của người tiêu dùng càng giảm. Khái quát: “Khi sử dụng ngày càng nhiều một loại sản phẩm nào đó, trong khi số lượng các sản phẩm khác được giữ nguyên trong mỗi đơn vị thời gian, thì hữu dụng biên của sản phẩm này sẽ giảm dần”.Tại sao đường chi phí biên của một doanh nghiệp có dạng hình chữ U? Nếu chi phí biên của sản xuất lớn hơn biến phí trung bình thì có cho biết biến phí trung bình tăng hay giảm hay không?Ở mức sản lượng thấp, doanh nghiệp cũng phải trang trải tất cả những khoản chi phí cần thiết cho sản xuất nên phần chi phí biên rất cao. Khi sản lượng tăng thêm, doanh nghiệp có thể tận dụng những đầu vào có sẵn từ việc sản xuất những sản phẩm trước đó nên phần chi phí biên sẽ giảm dần. Những sản phẩm tiếp theo sẽ có chi phí thấp hơn nên chi phí biên giảm dần. Tuy nhiên, khi sản lượng tăng đến một mức nào đó, khó khăn trong quản lý một doanh nghiệp lớn sẽ có thể xuất hiện. Năng suất của vốn và lao động dần dần giảm đi do việc sử dụng kém hiệu quả. Bây giờ, việc tăng sản lượng sẽ trở nên đắt đỏ hơn. Như vậy, chi phí bắt đầu tăng lên lại.BÀI TẬPBài 1: Một hãng cạnh tranh hoàn hảo có hàm tổng chi phí la TC=Q2+Q+169 trong đó Q là sản lượng sản phẩm, TC là tổng chi phí.a. Hãy cho biết FC, VC, AVC, ATC, và MCb. Nếu giá thị trường là 55, hãy xác định lợi nhuận tối đa hãng có thể thu đượcc. Xác định sản lượng hòa vốn của hãngd. Khi nào hãng phải đóng cửa sản xuấte. Xác định đường cung của hãngf. Giả sử chính phủ đánh thuế 5đơn vị sp thì điều gì sẽ xảy ra?g. Khi mức giá trên thị trường là 30 thì hãng có tiếp tục sản xuất không và sản lượng là bao nhiêu?Bài giải:a FC: chi phí cố định, là chi phí khi Q= 0, FC = 169VC: là chi phí biến đổi, = TC FC = Q2 + QAVC: chi phí biến đổi trung bình, = VCQ = Q+1AFC: chi phí cố định trung bình, = FCQ = 169QATC: chi phí trung bình, = TCQ = AVC+AFC = Q+1+169QMC: chi phí biên, = (TC) = 2Q+1b Giá P = 55, để tối đa hóa lợi nhuận, MC=P ⇔ 2Q + 1 = 55 => Q = 27Ta có: π = TRTC = (PxQ) – (Q2+Q+169) = 55x27 27x2727169 = 560c Hòa vốn khi TC = TR Q2 +Q + 169 = PQ55Q = Q2 + Q +169 => Q = 50,66 hay Q = 3,33d Hãng đóng cửa khi P < ATCminTa có: ATC = Q + 1 + 169QĐiều kiện ATCmin khi ATC’ = 0 ⇔ 1 169Q2 = 0 ⇔ Q = 13 => ATCmin = 27Vậy khi P < 27, hãng sẽ đóng cửa sản xuất.e Đường cung của hãng là đường MC, bắt đầu từ điểm đóng cửa P=27 trở lên.f Nếu CP đánh thuế 5 thì chi phí sản xuất ở mỗi mức sẽ tăng lên 5. Đường cung dịch lên trên, điểm đóng cửa dịch lên thành 32.g Khi giá là 30, nếu như sau khi đánh thuế thì sẽ không sản xuất vì nó ở dưới điểm đóng cửa là 32.Còn trước khi đánh thuế giá là 32 thì vẫn sẽ sản xuất.NSX sẽ sản xuất sao cho: MC = P 2Q + 1 = 32 => Q = 15,5 Bài 2: Doanh nghiệp trong thj trường cạnh tranh hoàn hảo có hàm AVC = 2Q + 10 trong do AVC đơn vị là USD . Q là đơn vị 1000 sản phẩm.a) Viết phương trình biểu diễn đường cung của doanh nghiệp.b) Khi giá bán của sản phẩm la 22 USD thì doanh nghiệp hòa vốn. Tính chi phí cố định của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp tiết kiệm được 1000 usd chi phí cố định thì lợi nhuận của doanh nghiệp là bao nhiêu.c) Nếu chính phủ trợ cấp 2 usd trên một đơn vị sản phẩm bán ra thì doanh nghiệp sẽ lựa chọn mức sản lượng nào tính lợi nhuận thu được.Bài giải:. Ta có:VC = AVC.Q = 2Q2 + 10QMC = (VC) = 4Q + 10Do đây là doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo => PS= MC = 4Q + 10.Vậy đường cung của doanh nghiệp có phương trình là PS = 4Q + 10.......................Bài 3: Một người tiêu dùng có hàm lợi ích : U = 12 X.Y và ông ta có khoản thu nhập 480. Để mua X, Y với Px = 1, Py= 3.a. Để tối đa hoá lợi nhuận với thu nhập đã cho, ông ta sẽ mua bao nhiêu sản phẩm X? bao nhiêu Y?. Tính lợi ích thu được.b. Giả định thu nhập ông ta giảm chỉ còn 360, kết hợp X, Y được mua là bao nhiêu để lợi ích tối đa. Tìm lợi ích đó.c. Giả định rằng giá của Y không đổi, giá X tăng thêm 50% thì kết hợp X, Y được chọn là bao nhiêu để lợi ích tối đa hoá với I = 360.Bài giải:: Ta có: I = X.Px + Y.Py => 480 = 1X + 3Y (1)Đồng thời, muốn tối đa hóa lợi ích thì:(MUXPX) = (MUYPY) => (0,5Y1) = (0,5X3) (2)Trong đó: MUX = (UX)’ = 0,5Y, MUY = (UY)’ = 0,5XTừ (1) và(2) ta có: X = 210 và Y = 80Vậy tổng lợi ích là: TU = (12)21080 = 8400: Khi thu nhập giảm còn 360 ta có phương trình: 360 = 1X + 3Y (3)Từ (3) và (2) ta được hệ phương trình => Giải ra ta được kết quả tương tự: Vì giá hàng hóa X tắng lên 50% nên Px’=1,5Ta có hệ pt mới : 360=1,5X+3Y và (0,5Y1,5)=(0,5X3)Giải tương tự như trên, suy ra X = 120 , Y = 60.Bài 4: Một xí nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo (CTHH) có hàm tổng chi phí như sau TC = Q2+180Q+140.0001. Nếu giá thị trường là 1200, xí nghiệp nên sản xuất tại mức sản lượng nào để đạt lợi nhuận tối đa? Mức lợi nhuận là bao nhiêu?2. Tại mức giá trên, ở mức sản lượng nào xí nghiệp hòa vốn?3. Xác định mức giá hòa vốn của xí nghiệp?4. Nếu giá thị trường giảm xuống còn 800, thấp hơn mức giá hòa vốn, xí nghiệp có nên tiếp tục sản xuất không? Nếu sản xuất, nên sản xuất ở mức sản lượng nào? Lãi lỗ ra sao?Bài giải:: Ta có TC = Q2+180Q+140.000 => MC = (TC)’ = 2Q +180 Lợi nhuận của xí nghiệp trong thị trường CTHH đạt tối đa khi MC = P⇔ 2Q + 180 = 1200 ⇔ Q = (1200180)2 = 510Tại Q = 510, TR = PQ = 1100510 = 612.000TC = Q2+180Q+140.000 = 5102+180510+140.000 = 491.900Π = TRTC = 612.000 491.900= 120.100 đvtVậy mức sản lượng đạt lợi nhuận tối đa là 510 đvsl và lợi nhuận đạt được là 120.100 đvt.: Xí nghiệp hòa vốn khi: TC = TR ⇔ Q2+180Q+140.000 = 1200Q ⇔ Q2 1020Q+140.000 = 0Giải phương trình bậc 2 được 2 nghiệm: Q = 163,4 và Q=856,5Vậy với giá bằng 1200, xí nghiệp hòa vốn tại 2 mức sản lượng:Q = 163,4 và Q=856,5 (Xí nghiệp chỉ đạt được lợi nhuận dương trong khoảng giữa 2 mức sản lượng này): Xác định mức giá hòa vốnTheo lý thuyết, mức giá hòa vốn bằng chi phí trung bình thấp nhất (ACmin)Ta có: TC = Q2+180Q+140.000 => AC = Q + 180 + 140.000QAC đạt cực tiểu khi AC’ = 0:⇔ 1 + (0Q – 140.0001)Q2 = 0 ⇔ Q2 =140.000 ⇔ Q = 374,2Thế giá trị Q vào phương trình đường AC, ta được:AC = 374,2 + 180 + 140.000374,2 = 928,3Vậy mức giá hòa vốn là 928,3 (nếu giá thị trường dưới mức giá này xí nghiệp bị lỗ)Các đường chi phí tổng Các đường chi phí đơn vị : Để quyết định có nên sản xuất không tại mức giá 800, cần xác định điểm đóng cửa (mức giá đóng cửa).Theo lý thuyết, mức giá đóng cửa bằng biến phí trung bình thấp nhất (AVCmin)Ta có TC = Q2+180Q+140.000 ⇔ TVC = Q2+180Q ⇔ AVC = Q + 180Từ phương trình hàm AVC, có thể thấy AVC thấp nhất khi Q = 0 và AVC = 180.Vậy mức giá đóng cửa là 180 (dưới mức giá này xí nghiệp vừa bị lỗ định phí, vừa lỗ thêm biến phí).Như vậy, nếu giá thị trường là 800 (thấp hơn giá hòa vốn là 928) thì xí nghiệp vẫn nên sản xuất vì giá thị trường lớn hơn mới giá đóng cửa (800 >180) để giảm thiểu thiệt hạiXí nghiệp thiệt hại ít nhất khi MC = P ⇔ 2Q +180 = 800⇔ Q = (800180)2 = 310Tại Q=310, TR = PQ = 800310 = 248.000 TC = 3102+180310+140.000 = 291.900 Π = TRTC = 248.000 291.900= 43.900 đvtVậy mức sản lượng đạt tối thiểu thiệt hại là 310 đvsl và thiệt hại (lỗ) là 43.900 đvt (thấp hơn giá trị 140.000 chi phí cố định bị lỗ nếu không sản xuất)Các đường chi phí tổng Các đường chi phí đơn vị Bài 5: Cung và cầu hàng hóa X được xác định bởi hàm số sau:P = 13QD + 1500P = 17Qs1. Xác định giá và lượng cân bằng thị trường hàng hóa X2. Tại điểm cân bằng thị trường nếu doanh nghiệp tăng giá thì doanh thu tăng hay giảm? Giải thích tại sao.3. Nếu chính phủ quy định mức giá 400, xác định lượng dư thừa hay thiếu hụt. Trong trường hợp này, nếu chính phủ trợ cấp bù đắp cho DN sản xuất phần thiếu hụt, tính thặng dư tiêu dùng (CS) và thặng dư sản xuất (PS) tại mức giá P=400.4. Giả định sản phẩm X thuộc thị trường cạnh tranh hoàn hảo và doanh nghiệp cung ứng sản phẩm X có hàm tổng chi phí ngắn hạn như sau: TC = 2Q2 – 10Q + 900, tại mức sản lượng nào doanh nghiệp đạt lợi nhuận cực đại?5. Trong trường hợp DN với hàm chi phí như được cho trong câu 4 bị đánh thuế 20 đvtđvsl, tại mức sản lượng nào DN đạt lợi nhuận tối đa?Bài giải:: Tìm điểm cân bằngThị trường cân bằng khi PS = PD, (và Qs = QD)⇔ 13Q +1500 = 17Q⇔ 1021Q = 1500⇔ Q = 15002110 = 3150Thế Q = 3150 vào phương trình đường cung: => P = 450Vậy thị trường cân bằng tại mức giá P = 450 và mức sản lượng Q = 3150 : Doanh nghiệp tăng giá, doanh thu tăng hay giảm? Tại sao?Do trước câu này, đề bài không giả định thị trường hàng hóa X thuộc thị trường cạnh tranh hoàn hảo hay độc quyền, nên cần phân tích trong 2 trường hợp. Trường hợp 1: doanh nghiệp hoạt động trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo.Trong trường hợp này, theo lý thuyết, DN là người chấp nhận giá và đường cầu đối với DN là hoàn toàn co giãn. Đơn giản hơn, có thể hiểu rằng, có rất nhiều người bán và ai cũng bán hàng hóa X với mức giá 450 (kết quả câu 1). Do vậy, nếu DN tăng giá thì sẽ không có ai mua vì họ mua hàng ở DN khác và khi đó doanh thu sẽ bằng không.Như vậy, trong trường hợp này, doanh thu sẽ giảm, thậm chí bằng không, nếu tăng giá. Trường hợp 2: doanh nghiệp là nhà độc quyền sản xuất hàng hóa X. Trong trường hợp này, doanh nghiệp có quyền định giá và sự thay đổi giá sẽ ảnh hưởng đến doanh thu. Sự thay đổi của doanh thu phụ thuộc vào hệ số co giãn cầu theo giá.Tại mức giá P = 450 và lượng Q = 3150, có thể tính đượcED = (dQDdP)PQD = (QD)’PQD = 34503150 = 0,43=> Cầu co giãn ít tại điểm cân bằng. Do vậy, nếu doanh nghiệp tăng giá, doanh thu sẽ tăng. (Nếu doanh nghiệp theo đề bài được hiểu là tất cả các doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo cũng giải thích tương tự trường hợp này): Tác động chính sách định giá Khi chính phủ định mức giá P = 400, thế vào phương trình cung cầu:=> QS = 2800, và QD = 3300Như vậy QD > QS => thị trường xảy ra tình trạng thiếu hụt, và lượng thiếu hụt là 500 (∆Q = QD QS = 3300 – 2800) Vì chính phủ trợ cấp nên các doanh nghiệp sản xuất và bán đến mức sản lượng 3300 (thay vì chỉ 2800 nếu không trợ cấp), kết hợp với mức giá trần P = 400 và tung độ gốc P = 1500 (thế Q=0 vào PT đường cầu), thặng dư tiêu dùng (CS) được xác định như sau:CS = 3300(1500400)2 = 1.815.000 đvt (tính diện tích tam giác)Vì đường cung nằm dưới mức giá P=400 cho đến mức sản lượng Q = 2800, nên thặng dư sản xuất (PS) được tính như sau: PS = 40028002 = 560.000 đvt : Tối đa lợi nhuậnDựa vào hàm tổng chi phí TC = TC = 2Q2 – 10Q + 900, Có thể xác định MC = 4Q – 10 (đạo hàm TC)Lợi nhuận doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo đạt tối đa khi:MC = P => 4Q – 10 = 450 ⇔ 4Q = 460 ⇔ Q = 115.Vậy doanh nghiệp đạt lợi nhuận tối đa tại mức sản lượng Q = 115. : Tối đa lợi nhuận trong trường hợp bị đánh thuế:Khi DN bị đánh thuế 20đvtđvsl, hàm tổng phí TCt = TC + 20Q⇔ TCt = 2Q2 10Q + 900 + 20Q⇔ TCt = 2Q2 + 10Q + 900,=> MCt = 4Q + 10 (đạo hàm TCt)Lợi nhuận đạt tối đa khi MCt = P⇔ 4Q + 10 = 450⇔ 4Q = 440⇔ Q = 110Vậy doanh nghiệp đạt lợi nhuận tối đa tại mức sản lượng Q = 110Bài 6: Một xí nghiệp có hàm tổng chi phí như sau TC = Q2+2000Q+5.000.0001. Tại mức sản lượng Q = 3500, hãy xác định các chỉ tiêu: TC, TVC, TFC và vẽ các đường tổng chi phí lên cùng một đồ thị (cho Q biến thiên từ 06000)2. Tại mức sản lượng Q = 2500, hãy xác định các chỉ tiêu: AC, AVC, AFC, MC và vẽ các đường chi phí đơn vị lên cùng một đồ thị (cho Q biến thiên từ 06000)3. Xác định mức sản lượng có chi phí trung bình thấp nhất, mô tả lên đồ thị câu 2.Bài giải:: (Q=3500)Ta có: TC = Q2+2000Q+5.000.000 (1)TFC = 5.000.000 (2)và TVC = Q2+2000Q (3)Thế Q = 3500 vào 3 phương trình hàm tổng chi phí, ta được: TC = 24.250.000; FC = 5.000.000 và VC = 19.250.000Hình minh họa câu 1 : (Q=2500)Ta có: TFC = 5.000.000 => AFC = TFCQ =5.000.0002500= 2000 Ta có: TVC = Q2+2000Q => AVC = TVCQ = Q + 2000 = 2500 + 2000 = 4500 AC = AVC + AFC = 4500 + 2000 = 6500 Ta có: TC = Q2 + 2000Q + 5.000.000=> MC = 2Q + 2000 = 22500 + 2000 = 7000 Hình minh họa câu 2 : Xác định mức sản lượng có chi phí trung bình thấp nhấtTa có: TC = Q2+2000Q+5.000.000=> AC = Q + 2000 + 5.000.000QAC đạt cực tiểu khi AC’ = 0=> 1 + (0Q – 5.000.0001)Q2 = 0=> Q2 =5.000.000=> Q = 2236Kiểm chứngTại Q = 2236, AC = 6472,14 và MC = 6472,14MC = AC (MC đi qua điểm cực tiểu của AC) => Tại đây AC thấp nhấtHình minh họa câu 3 Bài 7: Giả sử, hàm số cầu của lúa hàng năm có dạng:QD = 480 – 0,1P (đơn vị tính: P:đkg; Q: tấn)Thu hoạch lúa năm trước QS1 = 270Thu hoạch lúa năm nay QS2 = 280a. Xác định giá lúa năm nay trên thị trường. Tính hệ số co giãn của cầu tại mức giá này. Bạn có nhận xét gì về thu nhập của nông dân ở năm nay so với năm trước?b. Để đảm bảo thu nhập cho nông dân, chính phủ đưa ra 2 giải pháp:+ Ấn định mức giá tối thiểu năm nay là 21000đkg và cam kết sẽ mua hết phần lúa thặng dư.+ Trợ giá, chính phủ không can thiệp vào giá thị trường và hứa trợ giá cho nông dân là 100đkg. Tính số tiền mà chính phủ phải chi ở mỗi giải pháp. Thu nhập của nông dân ở mỗi giải pháp. Theo anh (chị) giải pháp nào có lợi nhất?c. Bây giờ, chính phủ bỏ chính sách khuyến nông, và đánh thuế là 100đkg thì giá thị trường thay đổi như thế nào? Giá thực tế mà người nông dân nhận được? Ai là người chịu thuế? Giải thích?Bài giải:.Giá lúa năm nay trên thị trường là: QS2 = QD⇔ 280 = 480 0,1P⇔ P2 = 2000Giá lúa năm trước trên thị trường: QS1 = QD⇔ 270 = 4800,1P ⇔ P1 =2100Hệ số co giãn của cầu tại mức giá P = 2000 là:ED = (∆Q∆P).(PQ) = (0.1)2000280 = 0,7 Ta có: | ED | = |0,7| < 1Cầu co giãn ít nên P TR đồng biến. Khi giá lúa thị trường giảm thì thu nhập của nông dân giảm xuống so với trước:TR1 = 2100 x 270 x 103 = 567 triệu đồngTR2 = 2000 x 280 x 103 = 560 triệu đồng.Theo giải pháp 1: Ấn định mức giá tối thiểu năm nay P = 2100đkg thì khối lượng lúa tiêu thụ : QD = 480 270 = 10 tấn.Lượng dư cung mà chính phủ phải mua:∆QS = QS QD = 280 – 270 = 10 tấn.Lượng tiền mà chính phủ phải chi:T1 = ∆QS x P = 10 x 103 x 2100 = 21 triệu đồngTheo giải pháp 2: Nếu chính phủ trợ giá 100đkg thì số tiền chính phủ cần chi:T2=QS2 x 100 = 280 x 103 x 100 = 28 triệu đồngTa có nhận xét: Thu nhập của nông dân ở cả 2 giải pháp là như nhau: TR = 588 triệu đồng. Đối chính phủ, giải pháp 1 có lợi hơn giải pháp 2 là vừa có lúa dự trữ, vừa chi ra ít hơn (7 triệu đồng). Đối với người tiêu thụ, giải pháp 2 có lợi hơn giải pháp 1, được tiêu thụ với lượng lúa nhiều hơn và số tiền chi ra ít hơn so với giải pháp 1.. Thuế là một bộ phận của chi phí sản xuất, thuế tăng sẽ làm chi phí sản xuất tăng. Nhưng cung sản phẩm là một hàm hằng, không đổi theo thuế. Do đó, sau khi thuế tăng giá lúa thị trường năm nay vẫn như cũ:QS2 = QD ⇔ 280 = 480 – 0,1P ⇔ P2 = 2000đkgNhư vậy người tiêu dùng không phải chịu thuế. Người sản xuất hoàn toàn chịu thuế vì cung hoàn toàn không co giãn (ES=0). Giá thực nhận của người nông dân:PSX = P2 – thuếsp ⇔ PSX = 2000 100 = 1900đkg. Bài 8: a. Hữu dụng mà Giang nhận được do mua thực phẩm (F) và quần áo (C) được cho bởi: TU(F,C) = F.CVẽ đường đẳng ích với mức hữu dụng 12, và đường đẳng ích với mức hữu dụng 24. Có phải các đường đẳng ích này lồi không?b. Giả sử giá thực phẩm là 10ngàn đồng một đơn vị, giá quần áo là 30 ngàn đồng một đơn vị và Giang có 120 ngàn đồng để chi tiêu cho thức ăn và quần áo. Vẽ đường ngân sách.c. Sự lựa chọn giữa thức ăn và số quần áo như thế nào? (Giải thích bằng đồ thị).d. Khi hữu dụng được tối đa, tỷ lệ thay thế biên của thực phẩm cho quần áo là gì?e. Giả sử Giang quyết định mua 3 đơn vị thực phẩm và 3 đơn vị quần áo với ngân sách 120 ngàn đồng của mình. Tỷ lệ thay thế biên của thức ăn cho quần áo sẽ lớn hơn hay nhỏ hơn. Giải thích.Bài giải:a. Các phối hợp quần áo và thức ăn cung cấp sự thỏa mãn 12 và 24.FCFC1121241,58212263834464364628381,5122121241b. Đường giới hạn ngân sách:I = PFF + PCC ⇔ 120 = 10F + 30C ⇔ C = 4 – 13Fc. Mức thỏa mãn cao nhất (sự lựa chọn tối đa hữu dụng) ở chỗ đường ngân sách tiếp xúc với đường đẳng ích cao nhất (F=6; C=2). Để kiểm tra câu trả lời này, ghi nhận rằng Giang đã dùng hết thu nhập 120 = PF6 + PC2, cũng cung cấp một sự thỏa mãn là: TU = FC = 6.2 =12.d. Ở mức hữu dụng tối đa, độ dốc của đường đẳng ích bằng với độ dốc đường giới hạn ngân sách. MRS bằng với độ dốc âm của đường đẳng ích. Do vậy, MRS = 13. Giang muốn từ bỏ 13 đơn vị quần áo để có được một đơn vị thực phẩm.e. Nếu Giang mua 3 đơn vị thực phẩm, 10 ngàn đồng mỗi đơn vị, và 3 đơn vị quần áo, 30 ngàn đồng mỗi đơn vị, cô ta sẽ chi tiêu tất cả thu nhập của mình. Tuy nhiên, cô ta sẽ chỉ đạt mức thỏa mãn là 9. Đây là sự lựa chọn dưới mức tối ưu, MRS sẽ bằng độ dốc của đường đẳng ích. Ở đó nó bị cắt bởi đường ngân sách, MRS > 13. Do vậy, cô ta sẽ sẵn sàng từ bỏ quần áo để có nhiều thực phẩm tại những giá cô ta phải trả. Sự đánh đổi này sẽ tiếp tục cho đến khi MRS bằng với tỷ lệ giá.Bài 9: Một người tiêu dùng có thu nhập I = 3500 để mua hai sản phẩm X và Y với giá tương ứng là PX = 500, PY = 200. Sở thích người này được biểu thị qua hàm số:TUX = Q2X + 26 QXTUY = 52 Q2Y + 58 QYXác định phương án tiêu dùng tối ưu và tính tổng hữu dụng tối đa có thể đạt được.Bài giải:Để tối đa hóa hữu dụng, phải thỏa mãn hai phương trình:MUXPX = MUYPY (1)QX.PX + QY.PY = 1 (2)Với:MUX = TUX = 2QX + 26MUY = TUY = 5QY + 58Và500QX + 200QY = 3500 => 52 QX + QY = 352(2) => QX = 7 – 25 QY(1) => (2QX + 26)500 = (5QY + 58)200 (1’)Thế QX = 7 – 25 QY vào (1’), giải ta được:QX = 3; QY = 10TUX = 69; TUY = 330Tổng hữu dụng tối đa: TU = TUX + TUY = 399 (đơn vị hữu dụng)

Ngày đăng: 25/02/2017, 22:24

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan