1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Thơ điền viên đời Đường (LA tiến sĩ Ngữ Văn)

201 429 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 201
Dung lượng 2,4 MB

Nội dung

Thơ điền viên đời Đường (LA tiến sĩ Ngữ Văn)Thơ điền viên đời Đường (LA tiến sĩ Ngữ Văn)Thơ điền viên đời Đường (LA tiến sĩ Ngữ Văn)Thơ điền viên đời Đường (LA tiến sĩ Ngữ Văn)Thơ điền viên đời Đường (LA tiến sĩ Ngữ Văn)Thơ điền viên đời Đường (LA tiến sĩ Ngữ Văn)Thơ điền viên đời Đường (LA tiến sĩ Ngữ Văn)Thơ điền viên đời Đường (LA tiến sĩ Ngữ Văn)Thơ điền viên đời Đường (LA tiến sĩ Ngữ Văn)Thơ điền viên đời Đường (LA tiến sĩ Ngữ Văn)Thơ điền viên đời Đường (LA tiến sĩ Ngữ Văn)Thơ điền viên đời Đường (LA tiến sĩ Ngữ Văn)Thơ điền viên đời Đường (LA tiến sĩ Ngữ Văn)Thơ điền viên đời Đường (LA tiến sĩ Ngữ Văn)Thơ điền viên đời Đường (LA tiến sĩ Ngữ Văn)Thơ điền viên đời Đường (LA tiến sĩ Ngữ Văn)Thơ điền viên đời Đường (LA tiến sĩ Ngữ Văn)Thơ điền viên đời Đường (LA tiến sĩ Ngữ Văn)Thơ điền viên đời Đường (LA tiến sĩ Ngữ Văn)Thơ điền viên đời Đường (LA tiến sĩ Ngữ Văn)Thơ điền viên đời Đường (LA tiến sĩ Ngữ Văn)Thơ điền viên đời Đường (LA tiến sĩ Ngữ Văn)

Trang 1

ĐỖ THỊ HÀ GIANG

THƠ ĐIỀN VIÊN ĐỜI ĐƯỜNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Hà Nội - năm 2014

Trang 2

ĐỖ THỊ HÀ GIANG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Hà Nội, 2014

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan tất cả những nội dung được trình bày trong Luận án

"Thơ điền viên đời Đường" được hình thành và phát triển từ quan điểm cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Trần Lê Bảo Những số liệu và kết quả của Luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố

Hà Nội, tháng 02 năm 2014

Tác giả

Đỗ Thị Hà Giang

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Trần Lê Bảo, người đã hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi hết sức tận tình trong quá trình thực hiện Luận án này

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong tổ Văn học nước ngoài, khoa Ngữ Văn, Phòng Quản lí khoa học, Phòng Sau Đại học, trường Đại học

Sư phạm Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu

Xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi

Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, nguồn động lực chính giúp tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này, đặc biệt cảm ơn con trai nhỏ của tôi đã tiếp thêm sức mạnh để tôi vượt qua những khó khăn khi thực hiện Luận án

Do khả năng và điều kiện hạn chế, Luận án sẽ không thể tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô và các độc giả Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 02 năm 2014

Tác giả

Đỗ Thị Hà Giang

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu 2

4 Phạm vi nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 4

6 Cấu trúc của luận án 4

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5

1.1 Về cách gọi tên thi phái điền viên 5

1.2 Về đặc trưng nội dung và nghệ thuật của thơ điền viên 15

1.3 Về các nhà thơ tiêu biểu của thi phái 17

1.4 Điểm trống khoa học trong nghiên cứu thơ điền viên 21

Chương 2 CỘI NGUỒN VĂN HÓA CỦA THƠ ĐIỀN VIÊN ĐỜI ĐƯỜNG 23

2.1 Khởi nguyên của một nền văn hoá 23

2.2 Tôn giáo và triết học 26

2.2.1 Tôn giáo nguyên thuỷ 26

2.2.2 Nho gia 27

2.2.3 Đạo gia - Đạo giáo 30

2.2.4 Phật giáo 34

2.3 Phong tục tập quán và văn hoá tâm linh 36

2.3.1 Từ thói quen cư trú nguyên thủy đến nghệ thuật viên lâm 36

2.3.2 Phong tục nghi lễ dân gian 40

2.3.3 Văn hoá ứng xử: ẩn sĩ Trung Hoa và vấn đề vui thú điền viên 43

2.4 Sự ra đời của thơ điền viên Trung Hoa 46

2.4.1 Thơ điền viên 46

2.4.2 Từ Đào Uyên Minh 52

2.4.3 Đến phong khí Thịnh Đường 57

Tiểu kết chương 2: 62

Chương 3 CẢNH VẬT VÀ TÂM THỨC NHÀ THƠ TRONG THƠ ĐIỀN VIÊN ĐỜI ĐƯỜNG 63

3.1 Mối quan hệ giữa cảnh vật và tâm thức nhà thơ 63

3.2 Miêu tả cảnh sắc điền viên 68

Trang 6

3.2.1 Ấm áp, thân thuộc 70

3.2.2 Trong sáng, thanh tao 75

3.3 Phác họa cuộc sống ẩn dật 83

3.3.1 Quấn quýt, giao hòa với thiên nhiên 84

3.3.2 Thân mật, gắn bó với con người 88

3.4 Gửi gắm tâm tình thi nhân 92

3.4.1 Khao khát tự do 96

3.4.2 Mong cầu nhàn hạ 99

3.4.3 Hướng về thanh hư 102

Tiểu kết chương 3: 108

Chương 4 CHẤT HỌA TRONG THƠ ĐIỀN VIÊN ĐỜI ĐƯỜNG 109

4.1 Thơ ca và hội họa 109

4.2 Luật viễn cận của thơ điền viên đời Đường 112

4.2.1 Phép tam viễn: những phối cảnh không gian đa chiều 113

4.2.2 Điểm nhìn di động: những phối cảnh "tẩu mã", "điểu phi" 118

4.3 Màu sắc hội họa trong thơ điền viên đời Đường 123

4.3.1 Quan niệm về màu sắc trong hội họa Trung Hoa 123

4.3.2 Sắc màu "thanh lục" trong thơ điền viên 124

4.3.3 Sắc màu "thuỷ mặc" trong thơ điền viên 129

4.4 Nghệ thuật cấu trúc của bức tranh trong thơ điền viên đời Đường 134

4.4.1 Cấu trúc tán 135

4.4.2 Cấu trúc tụ 138

4.4.3 Cấu tứ 141

4.4.3.1 Thực - Hư tương sinh 143

4.4.3.2 Tĩnh - Động giao hòa 145

Tiểu kết chương 4: 147

KẾT LUẬN 148

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 151

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152

PHỤ LỤC 1 162

PHỤ LỤC 2 190

Trang 7

nước ấy là xứ sở của thi ca? Rất có thể Nhưng, cái phong vận độc đáo tạo nên chân

dung thi quốc ấy không phải Kinh Thi mà chính là khí lực Đường thi Đó là đỉnh cao

của thi ca nhân loại, trải qua hơn 1000 năm, vẫn giữ nguyên sức quyến rũ với những người quan tâm và yêu thích nghệ thuật thơ ca Trong thế giới Đường thi, thơ điền viên

là mảng thơ nổi bật với tên tuổi của những thi nhân kiệt xuất như Vương Duy, Mạnh Hạo Nhiên, Trừ Quang Hy, Vi Ứng Vật, Liễu Tông Nguyên… Mảng thơ này cùng thơ sơn thủy, thơ biên tái, thơ du tiên, thơ du hiệp, thơ vịnh vật, thơ vịnh sử đã tạo nên

diện mạo kính vạn hoa thống nhất, đa dạng và sức sống mãnh liệt cùng sinh khí tràn trề

của thơ Đường Ở nước ta, cho tới nay, chưa có công trình nghiên cứu nào mang tính chuyên biệt đề cập đến thơ điền viên đời Đường với tư cách một loại hình độc đáo, dù người ta đã bàn rất nhiều đến thơ điền viên như một trường lưu không thể thiếu trong nguồn chảy bất tận của Đường thi Đa số nhà nghiên cứu ghép thơ điền viên với thơ

sơn thuỷ thành một dòng gọi là thơ sơn thuỷ điền viên và đánh giá nó là một dòng thơ

nổi bật đời Đường có nhiều thành tựu xuất sắc, mang cảm xúc chủ đạo của phần lớn thi nhân đời Đường với những đại diện xuất chúng như Vương Duy, Mạnh Hạo Nhiên Các công trình nghiên cứu đã công bố đều có khuynh hướng đi sâu khai thác những phương tiện nghệ thuật cơ bản và những tư tưởng nội dung chủ yếu của thơ sơn thuỷ điền viên Vấn đề nghiên cứu thơ điền viên trong tương quan độc lập với thơ sơn thuỷ dưới góc nhìn từ cội nguồn văn hoá Trung Hoa là một vấn đề mới Vì vậy, chúng tôi muốn dành niềm ưu ái đặc biệt cho thơ điền viên, không chỉ bởi vị trí quan trọng của

nó mà còn hơn thế nữa, bởi sức tác động đầy mãnh lực với đời sống nội tâm con người 1.2 Việc nghiên cứu thơ Đường không chỉ giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc về văn hoá Trung Hoa mà còn cung cấp một chìa khóa góp phần giải mã thơ ca dân tộc, nền thơ ca chịu ảnh hưởng sâu đậm phong khí thơ ca Trung Hoa, đặc biệt là phong cốt

Trang 8

Thịnh Đường Với đề tài này, chúng tôi có tham vọng góp phần làm sáng tỏ hơn sự tiếp biến văn hóa giữa hai nền văn hóa Trung Quốc và Việt Nam Chúng tôi hi vọng luận án này sẽ bổ sung lượng kiến thức nhất định về Đường thi cho thực tiễn giảng dạy thơ Đường (và không chỉ riêng thơ Đường) trong nhà trường của chúng ta hiện nay

Vì những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài "Thơ điền viên đời Đường"

2 Mục đích nghiên cứu

2.1 Khám phá thơ điền viên từ cội nguồn văn hoá Trung Hoa Triết học, tôn giáo, phong tục tập quán và văn hóa tâm linh của người Trung Hoa ít nhiều đều có ảnh hưởng tới đặc trưng thơ điền viên và tâm thức thi nhân, cho nên tìm về cội nguồn văn hoá Trung Hoa là một cách để khám phá sâu sắc hơn, thấu triệt hơn một trong những dòng thơ chủ đạo gần như mang khí vận của toàn Đường thi này

2.2 Tìm hiểu một số đặc trưng nội dung cũng như nghệ thuật nổi bật của thơ điền viên đời Đường, qua đó tìm hiểu thế giới nội tâm phong phú của các thi nhân điền viên

từ cội nguồn sâu thẳm của tâm thức truyền thống Trung Hoa

2.3 Khẳng định vị trí quan trọng của thơ điền viên trong dòng chảy thơ Đường nói riêng, trong nền thi ca Trung Hoa nói chung đồng thời thấy được mối quan hệ giữa nó với những loại hình nghệ thuật khác (hội họa, điêu khắc, âm nhạc…) trong thế giới tinh thần phong phú của đời sống con người cùng những ảnh hưởng không chỉ ở phạm vi trong nước, đặc biệt là ảnh hưởng tới thơ ca trung đại Việt Nam

3 Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu

Khám phá văn học dưới góc nhìn văn hóa là một hướng soi chiếu khá mới trong nghiên cứu văn học hiện nay, luận án này khám phá thơ điền viên đời Đường qua việc giải mã văn hóa Trung Hoa góp phần cung cấp một cách nhìn mới về thơ điền viên, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu, giảng dạy thơ Đường ở Việt Nam

Thực hiện đề tài này, chúng tôi mong muốn góp phần khẳng định vị thế đặc biệt quan trọng không thể thay thế của dòng thơ điền viên trong toàn cảnh thơ Đường Đây

có thể xem là chuyên luận đầu tiên ở nước ta nghiên cứu có chiều sâu về riêng mảng thơ điền viên đời Đường

Những đóng góp mới của luận án:

Luận án đưa ra khái niệm “thơ điền viên đời Đường”, nhấn mạnh những đặc điểm riêng biệt của nó, khác với thơ điền viên Trung Hoa nói chung, cũng khác với thơ điền

Trang 9

viên đời Tấn và thơ điền viên đời Tống của những tên tuổi trứ danh như Đào Uyên Minh, Phạm Thành Đại trong lịch sử thơ điền viên Trung Quốc

Từ hướng tiếp cận văn hóa, luận án cho thấy cội nguồn sâu xa làm nảy sinh một hiện tượng có thể xem là “đặc sản” của nền văn hóa và văn học Trung Hoa - thơ điền viên - từ lúc phôi thai đến thời kỳ phát triển thành một dòng thơ nổi tiếng đời Đường Luận án không tập trung vào các đặc điểm nội dung và nghệ thuật đơn thuần của thơ điền viên mà đặc biệt quan tâm tới sự kết hợp hài hòa của hai yếu tố này để tạo nên những cảnh giới nghệ thuật độc đáo, đi sâu khám phá đặc trưng cơ bản, cốt lõi của thơ điền viên trên ba phương diện: miêu tả cảnh sắc điền viên, phác họa cuộc sống ẩn dật

và tâm thức của thi nhân

Luận án khảo sát, thống kê và phân tích, đánh giá chi tiết những bài thơ điền viên đời Đường của hai thi nhân xuất sắc Vương Duy, Mạnh Hạo Nhiên đồng thời quan tâm đến một số thi nhân khác cùng thi phái, cho phép người đọc có cái nhìn tổng hợp, khái quát đồng thời rất cụ thể ở dòng thơ này Phụ lục các bài thơ điền viên của luận án là tư liệu khảo cứu hữu ích cho người đọc

Luận án bổ sung thêm một hướng tìm hiểu thơ Đường từ góc độ đề tài bên cạnh các hướng tìm hiểu quen thuộc từ góc độ thể loại, cấu trúc, ngôn ngữ , góp phần làm phong phú hơn diện mạo nghiên cứu thơ Đường ở Việt Nam

4 Phạm vi nghiên cứu

Dòng thơ điền viên đời Đường có nhiều đại diện xuất sắc, chúng tôi quan tâm đến thơ của các thi nhân như Trừ Quang Hy, Lưu Trường Khanh, Thường Kiến, Tổ Vịnh, Bùi Địch, Vi Ứng Vật, Liễu Tông Nguyên nhưng chúng tôi chỉ chọn thơ của Vương Duy, Mạnh Hạo Nhiên làm đối tượng nghiên cứu chính, bởi vì đây là hai đại diện xuất

sắc nhất của dòng thơ này Toàn Đường thi của Bành Định Cầu chép thơ Vương Duy

và Mạnh Hạo Nhiên tổng có 630 bài (382 bài của Vương Duy, 248 bài của Mạnh Hạo Nhiên), nhưng trong đó chỉ có 235 bài thơ điền viên theo quan điểm nghiên cứu của

chúng tôi, 235 bài thơ này trong Toàn Đường thi là đối tượng khảo sát chính của luận

án Toàn Đường thi cũng chép thơ Vương Tích 42 bài, Bùi Địch 29 bài, Tổ Vịnh 36

bài, Trừ Quang Hy 188 bài, Thường Kiến 51 bài, Lưu Trường Khanh 505 bài, Vi Ứng Vật 502 bài, Liễu Tông Nguyên 153 bài, mặc dù các thi nhân này đều thuộc dòng thơ điền viên song không phải tất cả 1.506 bài thơ này đều là thơ điền viên Trong phạm vi

Trang 10

luận án, chúng tôi chỉ sử dụng một số ít bài mang đậm sắc thái thơ điền viên trong số

1.506 bài thơ đó Chúng tôi sử dụng nguyên tác chữ Hán trong Toàn Đường thi, bên

cạnh đó có sự tham khảo, đối chiếu với các cuốn thơ Đường đã được dịch ra tiếng Việt của các dịch giả như Trần Trọng Kim, Khương Hữu Dụng, Nguyễn Hà, Ngô Văn Phú,

Nam Trân đặc biệt là cuốn Đường thi tuyển dịch của Lê Nguyễn Lưu

5 Phương pháp nghiên cứu

Chúng tôi thực hiện luận án này dựa trên hai hướng tiếp cận: tiếp cận văn hóa và tiếp cận thi pháp học, trong đó hướng tiếp cận văn học từ mã văn hóa là chủ đạo

- Hướng tiếp cận văn hoá: chúng tôi tiến hành giải mã thơ điền viên đời Đường bắt đầu từ mã văn hoá truyền thống Trung Hoa Với cách tiếp cận này, vấn đề sẽ được nhìn nhận có chiều sâu hơn, được khai thác triệt để hơn

- Hướng tiếp cận thi pháp học: chúng tôi bắt đầu từ việc miêu tả đặc điểm của các phương thức, phương tiện biểu hiện để thâm nhập hình tượng nghệ thuật, nắm bắt mã văn hoá của các thi nhân

Để thực hiện luận án này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau:

- Phương pháp liên ngành: giúp việc đánh giá các vấn đề đầy đủ, thấu triệt hơn

- Phương pháp thống kê, phân loại: nhằm xác lập cơ sở dữ liệu minh chứng cho những luận điểm trong đề tài

- Phương pháp phân tích, so sánh: được sử dụng khi triển khai các luận điểm nhằm khai thác sâu hơn những vấn đề nghiên cứu

- Phương pháp tổng hợp: giúp hệ thống các luận điểm và khái quát hoá những kết luận khoa học

6 Cấu trúc của luận án

Ngoài các phần mở đầu, kết luận, thư mục tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội dung chính của luận án được trình bày trong 4 chương:

Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Cội nguồn văn hoá của thơ điền viên đời Đường

Chương 3: Cảnh vật và tâm thức nhà thơ trong thơ điền viên đời Đường

Chương 4: Chất họa trong thơ điền viên đời Đường

Trang 11

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Về cách gọi tên thi phái điền viên

Việc nghiên cứu Đường thi đã bắt đầu ngay từ đời Đường với phạm vi và phương pháp nguyên thủy nhất là tuyển thơ, bình phẩm, thuật sự Mặc dù chưa có tính khái quát, song những phẩm bình mang khuynh hướng khảo sát toàn diện như Tư Không Đồ

thời Vãn Đường trong "Dữ Vương Giá bình thi thư" thực sự đáng chú ý: "Sau khi

Thẩm (Thuyên Kỳ), Tống (Chi Vấn) mới nổi lên, kiệt xuất với Giang Ninh, tung hoành phóng túng với Lý (Bạch), Đỗ (Phủ), thật đã đạt đến cực điểm! Hữu Thừa (Vương Duy), Tô Châu (Vi Ứng Vật) thú vị trong trẻo, tựa như gió mát trăng trong Nguyên (Chẩn), Bạch (Cư Dị) lực mạnh nhưng khí yếu, là đại thương nhân của đô thị Lưu Mộng Đắc (Lưu Vũ Tích), Dương Cự Nguyên cũng mỗi người đều có điểm nổi trội" [33,225] Có thể thấy, dù chưa có sự phân biệt rõ ràng chính xác, nhưng với việc đánh giá cao thi phong giản dị, trong sáng của Vương Duy, Vi Ứng Vật và xếp hai nhà thơ này vào một phong cách, đây có thể xem là nhận định sớm nhất về thi phái điền viên

Từ đời Tống, Nguyên, Minh, Thanh về sau, lịch sử nghiên cứu Đường thi ngày càng phát triển, việc tuyển bản, tập bổ, biên niên ngày càng hoàn thiện, cách bình phẩm phân tích ngày càng tinh tế, tính khái quát lý luận ngày càng cao Giới nghiên cứu Đường thi trải qua các thời đại đều quan tâm tới thi phái mà Vương Duy, Mạnh Hạo

Nhiên là đại diện Các cuốn Chúng diệu tập, Nhị diệu tập của Triệu Sư Tú đời Nam

Tống chủ yếu tuyển thơ Vương Duy, Mạnh Hạo Nhiên, Lưu Trường Khanh cho thấy

tác giả có hứng thú đặc biệt với các nhà thơ thuộc thi phái này Cuốn Đáp Lý Thiên Anh thư của Triệu Bỉnh Văn đời Kim thì nói: "Thưởng thức thơ của cổ nhân, mỗi nhà thơ có

cái riêng của mình, nhưng phần nhiều có sự tương đồng về tính chất Chẳng hạn, Đào Uyên Minh, Tạ Linh Vận, Vi Tô Châu (Vi Ứng Vật), Vương Duy, Liễu Tử Hậu (Liễu Tông Nguyên), Bạch Lạc Thiên thể hiện sự bình dị; Giang Yêm, Bão Minh Viễn (Bão Chiếu), Lý Bạch, Lý Hạ thể hiện sự cao cả lớn lao; Mạnh Đông Dã (Mạnh Giao), Giả Lãng Tiên (Giả Đảo) lại thể hiện cái khí ưu phẫn bất bình" [33,235] Dù không trực tiếp gọi tên thi phái nhưng việc sắp xếp các nhà thơ tương đồng về phong cách cùng một dòng thơ cho thấy tác giả đã có ý thức về thi phái đồng thời đã nhận định chính xác

về đặc trưng thơ của thi phái điền viên là bình dị Cuốn sách được coi là mẫu mực, xây

Trang 12

dựng được hệ thống cơ sở lý luận hoàn chỉnh trong nghiên cứu Đường thi đời Minh là

Đường thi phẩm vựng của Cao Bỉnh có nhận xét: "Niên hiệu Khai Nguyên, Thiên Bảo

thì có phiêu dật của Lý Hàn lâm (Lý Bạch), trầm uất của Đỗ Công bộ (Đỗ Phủ); thanh nhã của Mạnh Tương Dương (Mạnh Hạo Nhiên); tinh tế của Vương Hữu thừa (Vương Duy); giản dị chân thực của Trừ Quang Hy ; siêu phàm của Lý Hân, Thường Kiến; đó chính là sự hưng thịnh của thời Thịnh Đường Niên hiệu Đại Lịch, Trinh Nguyên thì có

Vi Tô Châu (Vi Ứng Vật) nhã đạm, Lưu Tùy Châu (Lưu Vũ Tích) nhàn thoáng " [33,120] Xem ra những bình luận của tác giả về thi nhân tiêu biểu và thi phong của họ

ở các giai đoạn đều chuẩn xác, dù không gọi tên thi phái nhưng Cao Bỉnh nhận xét khá trúng những đặc trưng thường thấy trong thơ của các thi nhân thi phái điền viên Vương Sĩ Trinh đầu đời Thanh được xem là một nhà thi luận tiêu biểu, chuyên theo đuổi thi phong thanh u cổ đạm của thi phái mà Vương Duy, Mạnh Hạo Nhiên là đại

diện Trong cuốn Đường hiền tam muội tập tuyển chọn thơ của thi nhân thời Thịnh

Đường, ông coi hai nhà thơ Vương Duy, Mạnh Hạo Nhiên là đứng đầu; phần ngũ ngôn

cổ thi trong Cổ thi tuyển của ông, từ Trung Đường về sau chỉ chép hai nhà thơ Vi Ứng

Vật, Liễu Tông Nguyên Ông đánh giá rất cao thơ của các nhà thơ theo dòng này, cho rằng thơ của họ làm lộ rõ cái chân diện mục của Đường thi, "ẩn chứa phong lưu, bao hàm vạn vật", đạt tới cái "thần vận", cái "tình vị tự nhiên kỳ diệu, hàm súc thâm thúy ,

ý vị sâu sắc mà lại khó nói rõ ra được" [33,249]

Từ thời Ngũ Tứ trở lại đây, lịch sử nghiên cứu Đường thi của Trung Quốc có sáng tạo mới, từ quan niệm và phương pháp truyền thống hướng tới quan niệm và phương pháp khoa học Vì vậy, những công trình nghiên cứu ngày càng mang tính tổng hợp cao, mở rộng mối liên hệ với nhiều lĩnh vực, cho thấy được nhiều chiều, nhiều phương diện đồng thời tính chuyên biệt ngày càng sâu Nếu ở thời kỳ trung đại, giới nghiên cứu Đường thi khi nhắc đến Thịnh Đường dường như chỉ quan tâm đến Lý Bạch, Đỗ Phủ,

có đề cập đến thơ thuộc dòng Vương - Mạnh cũng chỉ là bình điểm thoáng qua, thì ở thời kỳ sau này, các nhà nghiên cứu đã quan tâm nhiều hơn tới Vương Duy, Mạnh Hạo Nhiên, Liễu Tông Nguyên , đặc biệt đã chú ý hơn tới vấn đề lưu phái, phong cách, thể

thức và coi trọng bình giá nghệ thuật Trong "Vương Duy nghiên cứu luận văn sơ biên", Trần Tài Trí đã tập hợp các công trình nghiên cứu về Vương Duy tại Trung

Quốc (bao gồm cả các công trình của các tác giả Nhật Bản, Hàn Quốc) từ năm 1948

Trang 13

đến năm 1999 (dĩ nhiên đây không phải là kết quả đầy đủ nhất) Theo thống kê của chúng tôi, có tất cả 600 công trình, chủ yếu là các bài báo khoa học đăng trên các tạp chí, tập san, học báo của các trường đại học, học viện hoặc chuyên san của một số địa

phương Về thơ miêu tả thiên nhiên của Vương Duy, đa số tác giả sử dụng cụm từ thơ sơn thủy điền viên hoặc thơ sơn thủy, thơ tự nhiên, rất ít khi dùng cụm từ thơ điền viên (120 công trình nghiên cứu dùng cụm từ thơ sơn thủy điền viên, thơ sơn thủy, thơ tự nhiên trong khi chỉ có 7 công trình dùng cụm từ thơ điền viên) Có thể thấy, với các tác giả Trung Quốc, thơ điền viên hay thơ sơn thủy dường như không có sự khác biệt, họ thường gộp chung lại gọi là thơ sơn thủy điền viên Tên tuổi của Đào Uyên Minh -

người khởi xướng thơ điền viên và Tạ Linh Vận - người bắt đầu thơ sơn thuỷ cũng thường được nhắc liền nhau

Hầu hết các tác giả đều cho rằng dòng thơ lấy miêu tả ngâm vịnh cảnh vật sông núi thiên nhiên làm chủ đạo đời Đường mà Vương Duy, Mạnh Hạo Nhiên là đại diện xuất

sắc chính là thơ sơn thuỷ điền viên Trong cuốn "Lịch sử văn học Trung Quốc" của Sở

nghiên cứu văn học thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc (Dư Quan Anh - Tiền Chung Thư - Phạm Ninh chủ biên), các tác giả cho rằng có "sự phân chia các trường phái theo đề tài như Vương Duy, Mạnh Hạo Nhiên là nhà thơ sơn thuỷ điền viên" và nhận định: "các nhà thơ sơn thuỷ điền viên kế thừa truyền thống nghệ thuật của Tạ Linh Vận và Đào Uyên Minh Trong việc phản ánh vẻ đẹp thiên nhiên cũng như trong

kĩ xảo miêu tả, họ có phát triển thêm và làm cho phong phú hơn" [1,415] Theo quan

niệm của các tác giả cuốn sách, sự khác biệt giữa hai đề tài sơn thuỷ (sông núi) và điền viên (ruộng vườn) là không rõ nét vì chúng đều nói về thiên nhiên, về cảnh vật tự nhiên

của thế giới khách quan Nếu có khi nào họ gọi là "thơ sơn thuỷ" hoặc "thơ điền viên" thì họ cũng vẫn ngầm hiểu nó bao hàm cả cảnh vật sơn thuỷ và cảnh vật điền viên:

"Trong các nhà thơ Thịnh Đường, Mạnh Hạo Nhiên, Vương Duy, Trừ Quang Hy đều nổi tiếng về miêu tả sơn thuỷ điền viên, phong cách nghệ thuật cũng tương đối gần nhau, nên gọi là phái thơ sơn thuỷ Qua thơ của thi phái này ta thấy tiếp sau Tạ Linh Vận, thơ sơn thuỷ Trung Quốc lại một lần nữa xuất hiện và phát triển, thể hiện một mặt

phồn thịnh của thơ ca thời kì đó" [1,444] Sách "Trung Quốc văn học sử" (Chương Bồi

Hoàn - Lạc Ngọc Minh chủ biên) không có nhận định về phái thơ sơn thuỷ điền viên song khi nhận xét về các thi nhân tiêu biểu của thơ điền viên là Vương Duy, Mạnh Hạo

Trang 14

Nhiên thì các tác giả mặc nhiên coi hai cụm từ sơn thủy và điền viên là như nhau Các

tác giả nhận xét thơ Vương Duy, Mạnh Hạo Nhiên rất gần gũi với Đào Uyên Minh - thi nhân khởi đầu phái điền viên nhưng lại gọi thơ của họ là thơ sơn thủy Các tác giả sách

"Khái yếu lịch sử văn học Trung Quốc" (Nhà xuất bản Đại bách khoa toàn thư Trung

Quốc) cũng gọi chung thơ sơn thủy và thơ điền viên là phái thơ sơn thủy: "Tiêu biểu cho những nhà thơ ca vịnh sơn thủy và cuộc sống điền viên có Vương Duy, Mạnh Hạo Nhiên, Trừ Quang Hy, Thường Kiến Phái nhà thơ này về mặt khai thác cái đẹp tự nhiên đã đưa thơ sơn thủy từ Lục triều tiến lên một bước dài" [121,242] Trong cuốn

"Trung Quốc phân thể văn học sử" (Thi ca quyển, Triệu Nghĩa Sơn - Lý Tu Sinh chủ

biên) các tác giả giải thích rất rõ: "Nội dung thơ Thịnh Đường phong phú đa sắc nhưng

có hai đề tài chủ yếu là thơ biên tái và thơ sơn thủy điền viên Thơ điền viên do Đào Uyên Minh khai sáng, thơ sơn thủy do Tạ Linh Vận mở đầu, đến đời Đường thì hội tụ lại, và sự hưng thịnh của các tác phẩm không phải là ngẫu nhiên" [149,87] Như vậy, các tác giả có phân biệt thơ sơn thủy và thơ điền viên nhưng chỉ là ở giai đoạn trước đó, còn đến đời Đường thì theo họ, hai phái thơ này đã hòa nhập thành một gọi là thơ sơn thủy điền viên Do Vương Duy, Mạnh Hạo Nhiên là hai đại diện xuất sắc nhất nên thi

phái này còn được gọi là Vương - Mạnh thi phái Trịnh Chấn Phong trong "Trung Quốc văn học đại sự niên biểu" nhận xét: "Vương Duy và Mạnh Hạo Nhiên cùng nổi danh,

hợp thành phái Vương - Mạnh, đều là thi nhân đại biểu của thi phái sơn thủy điền viên thời Thịnh Đường Thi nhân thuộc về thi phái này còn có Trừ Quang Hy, Thường Kiến,

Tổ Vịnh, Lưu Thận Hư, Bùi Địch" [141,77] Sách "Trung Quốc văn học sử" của Viên

Hành Bái cũng khẳng định: "Đương thời, lấy Vương Mạnh làm trung tâm, còn có những thi nhân tương cận với họ về thi phong như Bùi Địch, Trừ Quang Hy, Lưu Thận

Hư, Trương Tử Dung, Thường Kiến" [141,77]

Cùng chung quan điểm với các tác giả sách nghiên cứu lịch sử văn học, các tác giả những công trình tổng hợp, khái quát chung nền văn hóa truyền thống Trung Hoa khi nói về thơ Đường cũng không chú ý phân định tên gọi thi phái này, có thể gọi là phái sơn thủy, có thể gọi là phái điền viên, cũng có thể gọi là phái sơn thủy điền viên Sách

"Tinh hoa tri thức văn hóa Trung Quốc" (Vương Kiến Huy - Dịch Học Kim chủ biên)

khi ghi chép về các dòng phong cách trong lịch sử văn học Trung Quốc xác định thơ đời Đường có ba thi phái: thi phái Hàn Mạnh do hai nhà thơ Hàn Dũ và Mạnh Giao là

Trang 15

đại biểu, thiên về gọt giũa ngôn từ, đi tìm sự bay bổng kỳ lạ về hình thức, có khía cạnh thuộc khuynh hướng hình thức chủ nghĩa; thi phái biên tái bao gồm những nhà thơ giỏi biểu hiện cuộc sống biên tái, đạt được thành tựu cao nhất là Cao Thích và Sầm Tham; thi phái điền viên với những nhà thơ tiêu biểu là Vương Duy, Mạnh Hạo Nhiên, Trừ Quang Hy, Thường Kiến kế thừa và phát huy truyền thống của những thi nhân sơn

thủy điền viên ưu tú như Đào Uyên Minh, Tạ Linh Vận từ thời Ngụy Tấn Sách "Lịch

sử văn hoá Trung Quốc" do Đàm Gia Kiện chủ biên cũng khẳng định: "Những nhà thơ,

đại biểu là Vương Duy, Mạnh Hạo Nhiên thì miêu tả non sông gấm vóc, thú sống nơi

sơn dã, nông thôn, hình thành phái thơ sơn thuỷ điền viên" [55,238] Cuốn "Cội nguồn văn hoá Trung Hoa" (Đường Đắc Dương chủ biên) thì gọi thơ miêu tả cảnh vật sơn thuỷ là "thơ điền viên": "Thi nhân thời Thịnh Đường chia ra dòng thơ biên tái và dòng thơ điền viên Dòng đầu chú trọng đề tài chiến tranh và đấu tranh chính trị, phong cách thơ mạnh mẽ, dòng sau chú trọng nhiều đến cảnh vật sơn thuỷ" [23,891] "Đại cương lịch sử văn hóa Trung Quốc" (Ngô Vinh Chính - Vương Miện Quý chủ biên) cũng xác

định thời Thịnh Đường, thơ Trung Quốc có hai phái thơ chính là "phái điền viên do Mạnh Hạo Nhiên, Vương Duy làm chủ chốt, chuyên miêu tả cảnh ruộng vườn nhàn tản

và cảnh sông núi yên tĩnh" và phái biên tái do Cao Thích, Sầm Tham là nòng cốt Theo các tác giả, "Vương Duy, Mạnh Hạo Nhiên kế thừa Đào Tiềm, Tạ Linh Vận mà có thành tựu cao Cùng thi phái này còn có Trừ Quang Hy, Thường Kiến, Tổ Vịnh, Bùi Địch" [14,205]

Bên cạnh những công trình tổng hợp, khái quát lịch sử văn học, văn hóa Trung Quốc, những chuyên luận nghiên cứu sâu về thơ Đường cũng không thống nhất cách

gọi tên thi phái này Trần Bá Hải trong chuyên luận "Đường thi học dẫn luận" khẳng

định: "Trên thi đàn Thịnh Đường quần tinh lấp lánh, có hai trào lưu đặc biệt thu hút sự chú ý của mọi người, một là trào lưu thơ biên tái do Cao Thích, Sầm Tham, Lý Hàn, Vương Xương Linh làm đại diện; hai là trào lưu thơ sơn thủy điền viên do Vương Duy, Mạnh Hạo Nhiên, Trừ Quang Hy, Thường Kiến làm đại diện Thơ sơn thủy điền viên thì tổng hợp truyền thống vịnh tả điền viên của Đào Uyên Minh và tả cảnh sơn thủy của Tạ Linh Vận, nhưng biến đổi thêm, lấy tình thú điền viên thưởng thức sơn thủy, lại

lấy nhãn quan sơn thủy để thưởng thức điền viên" [33,141] "Sơn thủy điền viên thi phái nghiên cứu" của Cát Hiểu Âm có nhận xét: "Sơn thủy điền viên là đề tài phổ biến

Trang 16

nhất trong thơ thời Thịnh Đường, và mọi người thường xếp Trừ Quang Hy, Tổ Vịnh,

Thường Kiến vào Vương Mạnh thi phái" [141,77] Câu Nhĩ Bộ trong "Thịnh Đường sơn thủy điền viên thi nhân" cũng đánh giá: "Thơ sơn thủy mở đầu với Tạ Linh Vận

thời Nam Triều, thơ điền viên mở đầu với Đào Uyên Minh đời Tấn Tống Đến thời Thịnh Đường, thơ sơn thủy điền viên hội nhập lại thành một thời kỳ phồn vinh, xuất hiện nhiều thi nhân lấy việc sáng tác thơ sơn thủy điền viên làm chủ yếu, được gọi là

sơn thủy điền viên thi phái, lấy Vương Duy, Mạnh Hạo Nhiên là đại biểu, ngoài ra còn

có Trừ Quang Hy, Thường Kiến, Tổ Vịnh, Bùi Địch" [127,2] Trong chuyên luận

"Trung Quốc sơn thủy thi nghiên cứu", tác giả Vương Quốc Anh giải thích: "Trong lịch

sử văn học, đối với việc thêm danh xưng sơn thủy thi nhân cạnh tên của Đại Tạ, Tiểu

Tạ (Tạ Linh Vận, Tạ Diểu) đều không có dị nghị, nhưng về cách gọi Vương Duy, Mạnh Hạo Nhiên thì từ trước đến giờ không thống nhất, hoặc gọi là điền viên thi nhân, hoặc gọi là sơn thủy thi nhân, hoặc gọi tự nhiên thi nhân hoặc sơn thủy điền viên thi nhân

Việc này dĩ nhiên là do Vương, Mạnh vừa viết thơ điền viên, cũng vừa viết cả thơ sơn thủy, nhưng cơ bản là vì đại bộ phận thơ sơn thủy của họ đều ngầm chứa cái tình thú điền viên Gọi là tình thú điền viên, đương nhiên không phải ý nói trong thơ nhất định phải có phong cảnh ruộng vườn, công việc nông gia, mà muốn hướng về cái hứng thú thanh thản, điềm đạm tựa bài hát của trẻ chăn trâu giống như được biểu hiện trong đại

bộ phận thơ điền viên của Đào Uyên Minh" [125,202] Theo cách giải thích của Vương

Quốc Anh, sở dĩ không có sự phân biệt sơn thủy với điền viên trong thơ Vương Duy,

Mạnh Hạo Nhiên là vì thơ của họ có sự dung hòa hứng thú điền viên với cảm quan sơn thủy, điều mà trước đó Đào Uyên Minh và Tạ Linh Vận chưa làm được

Trần Đồng Phương trong bài báo Sơn thủy, điền viên, dị thú biệt tình - thiển đàm Đào Uyên Minh, Tạ Linh Vận đích quy ẩn hòa thi tác đăng trên Hoài Bắc môi sư viện học báo năm 2001 đã có chú ý đến sự khác biệt giữa sơn thủy và điền viên, ông so sánh

người mở đầu thơ điền viên và người khai sáng thơ sơn thủy, cho rằng thơ điền viên của Đào Uyên Minh miêu tả cảnh sắc điền viên thực chất là để nói lên phẩm cách kiên trinh, cao ngạo của người kiên quyết không chịu thỏa hiệp với hiện thực đen tối, cái tình của thi nhân gửi vào cảnh đậm đà chan chứa; còn thơ sơn thủy của Tạ Linh Vận chủ yếu tập trung khắc họa vẻ đẹp của cảnh vật tự nhiên, thiên nhiên ở đây độc lập với tâm tình thi nhân Như vậy, tác giả đã phân biệt hai loại thơ dựa trên tiêu chí hòa hợp

Trang 17

giữa cảnh vật tự nhiên và tình cảm của con người Đây là một gợi ý rất có ích cho chúng tôi khi thực hiện luận án này

Có thể thấy, đa số các nhà nghiên cứu Trung Quốc không quan tâm phân biệt sơn thuỷ và điền viên trong thơ Đường mặc dù chúng là hai đề tài khác nhau, họ cũng

không thống nhất cách gọi tên thi phái sáng tác về đề tài này, có người gọi là thi phái điền viên, có người gọi là thi phái sơn thủy, có người gọi là thi phái sơn thủy điền viên, còn có người gọi là thi phái Vương - Mạnh Việc các nhà nghiên cứu Trung Quốc để lại chỗ trống khoa học này đã tạo nên ý tưởng nghiên cứu thú vị cho chúng ta Do mối quan hệ đặc biệt lâu đời giữa văn học Việt Nam và văn học Trung Quốc mà chúng ta biết đến thơ Đường từ khá sớm Nhưng do quan niệm Việt Nam và Trung Quốc là hai nước đồng văn, cùng chung nền văn minh phương Đông, nên "thời trung đại, các nhà văn Việt Nam dịch hoặc mô phỏng văn học Trung Quốc là để thưởng thức thẩm mỹ chứ chưa coi là giới thiệu một nền văn học nước ngoài, do đó gần như chưa có một công trình nghiên cứu văn học Trung Quốc hoàn chỉnh nào" [106,66] Thành tựu nghiên cứu thơ Đường của chúng ta thời trung đại mới chỉ dừng ở sưu tầm, trích dịch

tác phẩm, có thể kể những cuốn Đường thi quốc âm, Đường thi trích dịch, Đường thi tuyệt cú diễn ca , trong đó nổi tiếng nhất là bản dịch Tỳ bà hành của Phan Huy Vịnh

Đến đầu thế kỷ XX, bắt đầu từ công việc dịch thơ Đường sang chữ quốc ngữ, chúng ta mới quan tâm đến việc giới thiệu, nghiên cứu thơ Đường Đầu những năm 40 của thế

kỷ XX đã xuất hiện những công trình dịch thơ Đường khá đầy đặn của Trần Trọng Kim, Ngô Tất Tố, Nhượng Tống nhưng việc khảo cứu, phân tích thơ Đường vẫn chưa được chú ý nhiều do văn học Việt Nam lúc bấy giờ đang chịu sự tiếp xúc mạnh mẽ với văn học phương Tây Phải đến cuối thế kỷ XX, chúng ta mới có nhiều thành tựu trong nghiên cứu thơ ca cổ điển Trung Quốc, nhất là thơ Đường

Về mảng thơ điền viên đặc sắc đời Đường mà Vương Duy, Mạnh Hạo Nhiên là đại diện, các nhà nghiên cứu Việt Nam phần nhiều theo quan niệm của các tác giả Trung

Quốc, cũng không đặt vấn đề phân biệt tên gọi thi phái, đa số đều xếp sơn thuỷ và điền viên chung một dòng, và có thể gọi là phái sơn thủy điền viên, phái điền viên, phái sơn thủy, phái Vương Mạnh, hay phái tự nhiên "Đại cương văn học sử Trung Quốc" của

Nguyễn Hiến Lê khẳng định Vương Duy, Mạnh Hạo Nhiên là đại biểu của "phái tự nhiên", phái thơ "cho rằng không còn cách nào cải tạo được thời thế, nên chán đời,

Trang 18

muốn ẩn trong rừng sâu, núi thẳm, nghe tiếng suối, tiếng chim, nhìn mây bay, trăng mọc Họ chịu di phong của Đào Tiềm và Tạ Linh Vận, nhàn tản giữa cảnh thiên nhiên, dùng nghệ thuật để tả cái thú nhấp trà trong sương sớm hoặc nhìn cúc dưới gió chiều"

[61,443] "Giáo trình lịch sử văn học Trung Quốc" của các tác giả Trương Chính, Trần

Xuân Đề, Nguyễn Khắc Phi (NXB Giáo dục, H.1961) cũng nhận xét thơ tả cảnh của Vương Duy, Mạnh Hạo Nhiên là "thứ thơ sơn thuỷ điền viên của những người siêu

thoát, nhàn nhã, tách rời cuộc sống xã hội" [44,11] Cuốn "Đại cương văn hoá phương Đông" của Lương Duy Thứ khẳng định có thể chia thơ Đường thành bốn phái theo nội

dung và phong cách biểu hiện: phái biên tái, phái điền viên, phái lãng mạn, phái hiện thực Theo tác giả, phái điền viên "đề tài chủ yếu là cuộc sống ẩn dật nơi thôn dã, hai

nhà thơ tiêu biểu là Vương Duy và Mạnh Hạo Nhiên" [104,50] Sách "Giới thiệu văn hóa phương Đông" do Mai Ngọc Chừ chủ biên cho rằng thái độ sống "chọn con đường

ẩn sĩ, muốn ẩn mình nơi núi rừng bao la, tìm sự thanh tịnh cho cuộc sống và tâm hồn"

là đề tài sáng tác của phái thơ sơn thủy điền viên thời Thịnh Đường, đại diện là Vương Duy, Mạnh Hạo Nhiên Các thi nhân ấy "bằng những lời thơ tinh tế và dẹp đẽ miêu tả cảnh sắc sông núi tươi đẹp và cuộc sống điền viên thanh tịnh, tâm hồn nhà thơ chìm đắm trong thế giới tự nhiên đầy màu sắc, trút bỏ hết những vướng bận của đời sống

hiện thực xung quanh" [16,870] Trong "Tìm hiểu thơ Đường", Trần Trọng San lại

đánh giá "Thơ thời Thịnh Ðường có thể xếp thành ba phái chính: phái biên tái, phái điền viên và phái xã hội" trong đó "phái điền viên bắt nguồn từ thơ Ðào Uyên Minh thời Tấn Trong thời kì này, phái điền viên có những tác giả hữu danh như nhà ẩn sĩ phong lưu Mạnh Hạo Nhiên, vị thi Phật Vương Duy với những bài thơ đầy điệu nhạc, ý họa và vị thi Tiên Lý Bạch phóng khoáng hồn nhiên" [86,6] Cách phân chia thi phái như trên và việc xếp Lý Bạch vào dòng thơ điền viên là một gợi ý khá mới lạ Trong lời

giới thiệu cuốn "Thơ Đường", Nam Trân gọi phái thơ của Vương Duy, Mạnh Hạo Nhiên, Trừ Quang Hy là "phái Vương Mạnh" Nguyễn Tôn Nhan trong "Từ điển văn học cổ điển Trung Quốc" cũng giải thích về "Vương Mạnh thi phái": "Cuối đời họ đều

thoát ly hiện thực, ẩn cư ở nơi cảnh đẹp, sống cuộc đời ẩn dật thanh nhã an nhàn, thơ thời kỳ này của họ chủ yếu là ca ngâm về vẻ đẹp của điền viên sơn thuỷ, diễn tả thú vui

nhàn hạ của bản thân mình" [72,885] Trong "Bách khoa thư văn hóa cổ điển Trung Quốc", Nguyễn Tôn Nhan khẳng định "trường phái thi ca ngâm vịnh cảnh sắc tự nhiên

Trang 19

sơn thủy và đời sống ruộng vườn ở đời Thịnh Đường" là sơn thủy điền viên phái [73,228] Trong các chuyên luận của một số tác giả chuyên nghiên cứu về thơ Đường, thi phái mà Vương Duy, Mạnh Hạo Nhiên là đại biểu trứ danh đều được gọi là thi phái

sơn thủy điền viên Như "Diện mạo thơ Đường" của Lê Đức Niệm khẳng định thời

Thịnh Đường "xuất hiện nhiều nhà thơ nổi tiếng đi vào đề tài xã hội, thiên nhiên và cá nhân Nhóm thơ sở trường sơn thuỷ điền viên có Mạnh Hạo Nhiên, Vương Duy, Trừ

Quang Hy…" [74,31] "Thi pháp thơ Đường", công trình nghiên cứu về hệ thống

phương tiện nghệ thuật thơ Đường của Nguyễn Thị Bích Hải cũng cho rằng đời Đường

có thi phái sơn thủy và thi phái biên tái, phái sơn thủy được khởi phát từ thời Lục triều

với Đào Tiềm và Tạ Linh Vận Trong tiểu luận "Văn học Trung Quốc với nhà trường",

Hồ Sĩ Hiệp khi bình bài thơ Xuân hiểu của Mạnh Hạo Nhiên đã nhận định: "Mạnh Hạo

Nhiên là người chủ xướng của thi phái sơn thủy điền viên cùng với Vương Duy"

[38,71] Các công trình nghiên cứu riêng về Vương Duy như Về thơ Vương Duy của Đinh Vũ Thùy Trang, Tác gia tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường: Vương Duy do Lê Nguyên Cẩn chủ biên, Nghệ thuật hội họa trong thơ sơn thủy điền viên của Vương Duy và Một số đặc trưng cảnh giới nghệ thuật thơ Vương Duy của Trần Thị

Thu Hương đều đánh giá Vương Duy là chủ soái của thi phái điền viên sơn thủy Như vậy, đa số đều ghép thơ sơn thủy với thơ điền viên thành một dòng Trong chuyên luận

"Một số đặc trưng nghệ thuật của thơ tứ tuyệt đời Đường", Nguyễn Sĩ Đại phân chia hệ

thống đề tài của thơ Đường trong đó có nhấn mạnh tới đề tài thiên nhiên và cho rằng sự phân chia đề tài chỉ có tính chất tương đối vì "bất cứ đề tài nào cũng lấp lánh hình ảnh thiên nhiên và trong đề tài thiên nhiên, điều các tác giả muốn gửi gắm vẫn là chuyện con người" [24,56] Tác giả đánh giá cao đề tài này trong thơ Đường, cho nó "vừa làm nền, vừa là phương tiện biểu đạt, vừa thể hiện quan niệm đồng nhất giữa con người và thế giới, là chuẩn mực, là sự hướng tới của con người" [24,65] và lấy thơ Vi Ứng Vật

để minh chứng cho luận điểm đó Mặc dù không bàn trực tiếp về thi phái song tác giả đặc biệt quan tâm đến đề tài thiên nhiên, là cơ sở hình thành thi phái điền viên (thực chất phân chia thi phái là sơn thủy, là điền viên hay là biên tái đều dựa vào đề tài) Chúng tôi nhận thấy trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu Việt Nam đã

bắt đầu chú ý phân biệt thơ điền viên và thơ sơn thủy Trong lời giới thiệu "Đường thi tuyển dịch", Lê Nguyễn Lưu phân chia thơ Đường theo đề tài và có khu biệt rõ ràng

Trang 20

sơn thuỷ với điền viên Tác giả cho rằng thơ điền viên là "thơ miêu tả sinh hoạt nông thôn hay cảnh ngộ nông dân" còn thơ sơn thuỷ là "thơ thiên nhiên có nội dung miêu tả cảnh núi sông cây cỏ", là "một mảng thơ khá lớn, biểu hiện cảm xúc chủ đạo của hầu

hết các tác giả đời Đường" [66,116] Chuyên luận Thơ sơn thủy cổ trung đại Trung Quốc và bài báo Thơ sơn thủy Vương Duy cũng thể hiện sự phân biệt thơ điền viên và

thơ sơn thủy của tác giả Trần Trung Hỷ Ông cho rằng "thơ điền viên là loại thơ lấy cảnh nông thôn, loại cảnh quan nhân vi (tức cảnh vật do bàn tay con người tái tạo sắp xếp) làm đối tượng thẩm mỹ chính, về tâm lý tỏ ra an nhiên, tự tại, ổn định" [48,11], còn "thơ sơn thủy là một thể tài độc lập của thơ ca, lấy thiên nhiên làm đối tượng thẩm

mỹ chủ yếu, thông qua miêu tả cảnh vật để bộc lộ tâm tình", tác giả còn nhấn mạnh

"tức là loại thơ lấy cảnh tự nhiên làm đề tài Nó viết về núi sông, về trời đất bao la, không chỉ đơn thuần miêu tả một cành hoa, một phiến đá, một cánh chim , tức chỉ là cảnh tự nhiên một cách khách quan mà là cảnh tự nhiên đã được thi nhân chủ quan hóa" [48,8] Theo tác giả, đối tượng chủ yếu của thơ điền viên là cảnh nông thôn mang tính nhân tạo, thể hiện ý thức quy ẩn theo mô hình xã hội nông nghiệp cổ truyền, bình lặng và ổn định, còn thơ sơn thủy chủ yếu là miêu tả tự nhiên phong quang, cảnh vật chất chứa tâm trạng lưu lạc, "tiếu ngạo giang hồ" Tác giả dựa vào tiêu chí đó để kết luận "trong hơn 400 bài thơ của Vương Duy chỉ có khoảng trên dưới mười bài

(như Tân tình dã vọng, Chung Nam biệt nghiệp, Sơn cư thu minh, Sơn cư tức sự, Võng Xuyên nhàn cư tặng Bùi tú tài Địch, Tặng Bùi thập Địch, Vị Xuyên điền gia…) đích

thực là thơ điền viên" [49,1] Chúng tôi không cho rằng thơ điền viên của Vương Duy chỉ có khoảng trên dưới mười bài, nhưng sự xác lập ranh giới đề tài và phân biệt thơ sơn thuỷ với thơ điền viên như các ý kiến trên là những gợi ý bổ ích cho chúng tôi trong việc xác định phạm vi của vấn đề nghiên cứu

Về vấn đề tên gọi thi phái, theo chủ kiến của chúng tôi, phân chia sơn thuỷ và điền viên thành hai thi phái khác nhau có lẽ hợp lý hơn Sơn thủy và điền viên tuy có những

điểm tương đồng (cùng nói đến cảnh đẹp thiên nhiên khách quan, cùng thể hiện tâm thức lánh trần thoát tục) song cái bình yên, ấm áp nơi ruộng vườn khác hẳn cái diễm lệ, hùng vĩ của núi sông; cái an nhàn, thanh đạm giữa thôn quê không giống với cái tao nhã, phóng khoáng quanh non nước; và trạng thái lánh đời ở ẩn của người vui với thú điền viên cũng khác xa tâm thế ngao du thưởng ngoạn của kẻ phiêu dật chốn sơn thuỷ

Trang 21

Đặc trưng không gian sơn thuỷ không trùng với không gian điền viên Trong luận án này, chúng tôi sẽ làm rõ sự khác biệt của hai kiểu không gian đặc trưng cho hai thi phái sơn thủy và điền viên

1.2 Về đặc trƣng nội dung và nghệ thuật của thơ điền viên

Khi nhận xét về đặc điểm nội dung, nghệ thuật của thơ điền viên, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đều có ý kiến tương đối thống nhất và họ đánh giá rất cao đặc trưng của dòng thơ này trong việc biểu hiện đời sống tinh thần con người thông qua những

phương tiện nghệ thuật độc đáo Các tác giả của sách "Tinh hoa tri thức văn hóa Trung Quốc" (Vương Kiến Huy - Dịch Học Kim chủ biên) nhận xét: "Về mặt nghệ thuật, thơ

họ ngày càng tinh tế Thông qua việc miêu tả cảnh sắc điền viên, họ bộc lộ tấm lòng tha thiết đối với cuộc sống yên tĩnh và lòng mến yêu phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp Qua

đó, họ cũng nói lên nỗi buồn khi có tài mà không gặp vận và sự oán ghét đối với bọn quan trường hủ bại" [43,1177] Theo đánh giá của các tác giả sách này thì thơ của thi phái điền viên "giá trị tư tưởng không bằng thi phái biên tái, song vì họ đã miêu tả được phong cảnh điền viên tươi đẹp, kỹ xảo nghệ thuật tương đối cao nên mới được người

đời sau tôn sùng" [43,1177] "Khái yếu lịch sử văn học Trung Quốc" (Nhà xuất bản Đại

bách khoa toàn thư Trung Quốc) cho rằng: "Tác phẩm của họ phần lớn phản ánh tâm tư tình cảm nhàn tản, ẩn dật, màu sắc thanh đạm, tình ý sâu xa, sử dụng nhiều hình thức

cổ thể năm chữ và thơ luật năm chữ" [121,242] "Đường thi giám thưởng từ điển" của

133 tác giả (Thượng Hải từ thư xuất bản xã tái bản năm 2007) có nhận xét: "Tác phẩm của Mạnh Hạo Nhiên, Vương Duy, Thường Kiến, Trừ Quang Hy đều thành công trong việc miêu tả nét u tịnh của cảnh sắc, phản ánh tâm tình an tĩnh của thi nhân Loại thơ này khiến con người thoát ly việc đấu tranh với hiện thực, nhưng cũng có tác dụng như một liều thuốc quý, giúp con người tránh khỏi thói ganh đua, xu nịnh đồng thời cung cấp chuẩn mực không thể thay thế trong cách hưởng thụ vẻ đẹp của tự nhiên Những thi nhân này kế tục thơ sơn thủy điền viên của Đào Uyên Minh, Tạ Linh Vận,

Tạ Diểu, về sự tự nhiên, chất phác của tình cảnh thì không kém nhưng việc sử dụng ngôn ngữ thì tinh thâm, thần diệu hơn nhiều Thời kỳ sau có Vi Ứng Vật, Liễu Tông Nguyên cũng theo đuổi phong cách này" [163,3] Trần Bá Hải trong chuyên luận

"Đường thi học dẫn luận" nhận xét thơ điền viên "biểu hiện khá nhiều tư tưởng quy

điền ẩn dật và tình cảm nhàn nhã vô ưu, tạo được sắc thái thanh đạm, ý cảnh thâm trầm

Trang 22

kín đáo" và "thường dùng thể tài ngôn ngữ cổ thi, ngũ ngôn luật tuyệt" [33,141] Câu

Nhĩ Bộ trong "Thịnh Đường sơn thủy điền viên thi nhân" cho rằng các thi nhân của thi

phái điền viên sơn thủy đã "lấy sơn thủy điền viên làm đối tượng thẩm mỹ, gửi sự tinh

tế của bút pháp vào cái tĩnh mịch của sơn lâm, cái mênh mang của thôn dã, thông qua miêu tả phong cảnh tự nhiên cảnh vật nông thôn và cuộc sống ẩn cư an nhàn điềm đạm

để biểu đạt sự bất mãn đối với hiện thực, hướng về cuộc sống yên tĩnh nhàn du, biểu hiện cái an tĩnh đạm bạc của tình cảm, cái khoan thai tự đắc của cuộc sống sơn cư Dòng thơ này thi cảnh sâu sắc tươi đẹp, phong cách điềm tĩnh đạm nhã, ngôn ngữ trong sáng hàm súc, hay dùng thủ pháp bạch miêu" [127,2] Lương Đình trong bài giảng

"Sơn thủy điền viên thi giám thưởng" đã khái quát ba đặc điểm nội dung chính của thi

phái này là "quy ẩn điền viên, chung tình sơn thủy; miêu tả cảnh đẹp núi sông, tha thiết với thiên nhiên đất nước; chán ghét quan trường hủ bại, bày tỏ tư tưởng thanh nhàn, biểu đạt phẩm cách thanh cao của bản thân, quyết không cùng một giuộc với sự thối nát của chốn quan trường", còn về nghệ thuật thì đặc trưng là "tá cảnh trữ tình, dung tình nhập cảnh" (mượn cảnh gửi tình, hòa tình với cảnh) [132,7] Lâm Ngữ Đường trong

"Nhân sinh quan và thơ văn Trung Hoa" còn đặc biệt đề cao nghệ thuật ấn tượng của

thi phái điền viên đến mức cho rằng riêng kỹ thuật tả cảnh của thi phái này đã thâu gọn

cả đặc trưng nghệ thuật của thơ Trung Hoa: "Thơ Trung Quốc đã đạt được mức tuyệt diệu về thuật lý tưởng hóa, ám thị hàm súc và tế nhị Thi sĩ không bao giờ gắng sức diễn hết ý của mình chỉ dùng vài nét đơn sơ, thanh đạm, tinh xác để gợi một hình ảnh,

vẽ nên một bức tranh Do đó mà phát sinh ra phái điền viên, rất thịnh hành, chuyên tả cảnh bằng kỹ thuật ấn tượng Các bậc thầy trong phái điền viên là Đào Uyên Minh, Tạ Linh Vận, Vương Duy, Vi Ứng Vật" [27,102] Tuy tác giả có nói thêm rằng kỹ thuật đó

ít nhiều đều được toàn thể thi sĩ Trung Hoa dùng chứ không riêng gì thi phái điền viên, nhưng ta có thể thấy đặc trưng nghệ thuật của thơ điền viên luôn được đánh giá cao Các nhà nghiên cứu Việt Nam cũng thống nhất đánh giá cao những đặc điểm nội dung, nghệ thuật của thi phái điền viên và ghi nhận những đóng góp quan trọng của thi phái này vào không khí hưng thịnh chung của thơ Đường Có thể khái quát những đặc điểm nội dung cơ bản của thơ điền viên: miêu tả cảnh vật tự nhiên chốn sơn thủy điền viên, phản ánh cuộc sống ẩn dật nơi thôn dã, biểu hiện cái yên tĩnh đạm bạc của tình cảm khoan thai tự đắc chốn sơn cư, đồng thời bộc lộ kín đáo sự bất mãn với thời cuộc,

Trang 23

hướng về đời sống thanh nhàn, không màng danh lợi; nghệ thuật tiêu biểu là: thi cảnh sâu sắc, tươi đẹp; phong cách đạm nhã, thanh tân; ngôn ngữ trong sáng hàm súc; sử dụng thủ pháp bạch miêu, dùng ngũ ngôn cổ thể và ngũ ngôn luật tuyệt làm hình thức thơ chủ yếu; kỹ xảo thể hiện cái đẹp của tự nhiên đạt đến trình độ cao

Trong luận án này, chúng tôi không đi sâu phân tích những đặc điểm nội dung và nghệ thuật cơ bản mà các nhà nghiên cứu trước đã thống nhất nêu ra Dựa trên cách tiếp cận văn học từ mã văn hóa, chúng tôi sẽ tập trung làm rõ sự biểu hiện của cảnh vật

và tâm thức nhà thơ điền viên qua vẻ đẹp đầy chất họa trong thơ điền viên đời Đường

1.3 Về các nhà thơ tiêu biểu của thi phái

Hầu hết các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng Vương Duy và Mạnh Hạo Nhiên

là hai đại diện xuất sắc của thơ điền viên đời Đường Khi nhắc đến thi phái điền viên, người ta chủ yếu quan tâm đến tác phẩm của hai đại diện này, đặc biệt đã dùng thơ điền viên của họ làm cơ sở chính để khái quát những đặc trưng về tư tưởng nội dung và đặc

sắc nghệ thuật của toàn thi phái Trần Hồng Thanh trong bài báo "Vương Mạnh sơn thủy điền viên thi tỷ giảo" có nhận định: "Vương Duy và Mạnh Hạo Nhiên được xem là

hai thi nhân có thành tựu cao nhất trong thi phái sơn thủy điền viên, tác phẩm của họ bất luận là nội dung tư tưởng, thủ pháp biểu hiện hay là từ đề tài, phong cách đến ý cảnh, tình thú đều đại biểu cho thành tựu cao nhất của thơ sơn thủy điền viên" [151,1]

"Đại cương lịch sử văn hóa Trung Quốc" (Ngô Vinh Chính - Vương Miện Quý chủ

biên) đánh giá thơ Mạnh Hạo Nhiên "giỏi dung hợp sự quan sát tinh tế với cảm thụ trên

đường ngao du đây đó, như các bài Lâm Động Đình, Quá cố nhân trang, Xuân hiểu

đều là những tác phẩm tươi mát tinh tế", còn thơ Vương Duy thì "giỏi vận dụng kỹ xảo trác tuyệt để khắc họa sinh động đặc điểm phong cảnh thiên nhiên, phạm vi rộng lớn,

hùng vĩ, mới lạ, giàu cảm xúc" [14,205] "Lịch sử văn hoá Trung Quốc" mà Đàm Gia

Kiện chủ biên đánh giá "Vương Duy có tài gợi ý cảnh, dùng ngôn ngữ tinh luyện, diễn đạt những cảm thụ riêng trước thiên nhiên, để lại một âm vang không hề phai nhạt

Tiêu biểu là các bài Vị Xuyên điền gia, Tích vũ Võng Xuyên trang tác, Tống Nguyên nhị

sứ Tây An Thơ Mạnh Hạo Nhiên giản dị, đạm bạc, lời sơ sài mà ý sâu sắc, tiêu biểu là các bài Quá cố nhân trang, Dạ quy Lộc môn ca" [55,238] "Cội nguồn văn hoá Trung Hoa" (Đường Đắc Dương chủ biên) cũng cho rằng "tác gia tiêu biểu của dòng thơ sơn

thuỷ điền viên có Vương Duy, Mạnh Hạo Nhiên, Trừ Quang Hy, Tổ Vịnh, Bùi Địch

Trang 24

Trong đó Vương Duy với Sơn cư thu minh trong thơ có họa; thơ sơn thuỷ Vọng Động Đình hồ tặng Trương thừa tướng của Mạnh Hạo Nhiên khí thế hào hùng" [23,891]

Tuy đây chỉ là những nhận định hết sức khái quát nhưng đặt trong phạm vi những công trình nghiên cứu về toàn bộ nền văn hoá Trung Hoa mà văn học chỉ là một trong rất nhiều thành tố, chúng ta sẽ thấy rằng Vương Duy, Mạnh Hạo Nhiên thực sự được đánh giá là những thi nhân kiệt xuất Với các công trình chuyên sâu về văn học, điều này

càng được khẳng định "Lịch sử văn học Trung Quốc" (Dư Quan Anh - Tiền Chung

Thư - Phạm Ninh chủ biên) đánh giá "Mạnh Hạo Nhiên là nhà thơ đời Đường đầu tiên làm nhiều thơ sơn thuỷ Ông kế tục Tạ Linh Vận và mở đầu cho thơ sơn thuỷ của Vương Duy Thơ ông được giải phóng khỏi những đề tài nhỏ hẹp vịnh vật, ứng chế của phong khí Sơ Đường, thể hiện nhiều hơn về cuộc sống, nói nhiều hơn về những vui buồn của tầng lớp sĩ phu thời bấy giờ" [1,449] Còn thơ Vương Duy thì phần lớn là

"thơ sơn thuỷ điền viên, nói về cuộc sống ẩn dật và phong cảnh thiên nhiên Những bài thơ này, không những số lượng nhiều mà về nghệ thuật cũng khá cao, tạo nên phong cách nghệ thuật độc đáo của riêng ông" [1,453] Ngoài những nhận xét giản lược này, các tác giả cuốn sách có dẫn chứng một hai bài thơ của Vương Duy, Mạnh Hạo Nhiên

để phân tích minh họa Song, sự phân tích đó chỉ mang tính chất chấm phá Các tác giả

"Trung Quốc văn học sử" (Chương Bồi Hoàn - Lạc Ngọc Minh chủ biên) cũng thấy "đề

tài miêu tả sơn thuỷ cảnh vật là một đề tài quan trọng trong thi ca Nam Triều, trải qua một giai đoạn dài phát triển liên tục nên có thành tựu rất nổi bật Đến Mạnh Hạo Nhiên, thi ca sơn thuỷ lại được nâng lên một trình độ mới, chủ yếu thể hiện ở chỗ mối quan hệ giữa tình với cảnh trong thơ chẳng những hỗ tương tôn nhau lên mà còn hòa quyện lại rất chặt chẽ" [41,84] Và "thi ca của Vương Duy có ảnh hưởng nhất đối với hậu thế chính là thi ca về sơn thuỷ, điền viên… Sáng tác của Vương Duy luôn chan hòa tình thơ ý họa, làm cho thi ca cổ điển của Trung Quốc được phong phú hơn, phát triển hơn

về mặt nghệ thuật trữ tình" [41,99] Nhận định sâu hơn về bút pháp nghệ thuật của hai thi nhân sơn thuỷ này, các tác giả cuốn sách cho rằng: "Cũng đi tìm những ý cảnh hồn

nhiên nhất thể như Vương Duy, nhưng họ Đào (Đào Uyên Minh) và họ Mạnh (Mạnh Hạo Nhiên) thường thích dùng bút pháp đạm bạc, đơn giản, chỉ phác thảo vài nét để

biểu hiện, còn Vương Duy thì trái lại, rất chú ý đến bố cục, cấu trúc, tìm những ngôn ngữ giàu màu sắc, để dùng một bút pháp vẽ tranh màu, truyền đạt đến cho người đọc

Trang 25

những mỹ cảm thanh tú, đẹp đẽ" [41,99] Sau đó, các tác giả phân tích giản lược một vài bài thơ sơn thuỷ của Vương Duy, Mạnh Hạo Nhiên để minh họa cho những luận điểm đã nêu

Trong 600 công trình nghiên cứu về Vương Duy từ năm 1948 đến năm 1999 ở

Trung Quốc mà Trần Tài Trí đã tổng hợp sơ lược (xem "Vương Duy nghiên cứu luận văn sơ biên"), chúng tôi thống kê thấy có 258 công trình trực tiếp nói đến mảng thơ

điền viên sơn thủy của Vương Duy, điều đó chứng tỏ giới nghiên cứu khá quan tâm đến thành tựu của ông trong dòng thơ này Đặc biệt thơ sơn thủy điền viên của Vương Duy được xem là nguồn đề tài phong phú cho các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh các trường đại học Trung Quốc trong những năm gần đây Có thể kể một số

luận văn như: Vương Duy sơn thủy điền viên thi Thịnh Đường phong thái nhất thám của Lã Vinh Lợi (Đại học Sư phạm Liêu Ninh năm 2003), Vương Duy thi trung hữu họa nghệ thuật nghiên cứu của Lý Viên (Đại học Sư phạm Nam Kinh 2004), Luận Vương Duy sơn thủy thi ca đích thẩm mỹ ý tu của Hồ Thừa Anh (Đại học Dân tộc Trung ương năm 2006), Thí luận Vương Duy tự nhiên thi trung đích sinh thái trí tuệ của Vũ Quân (Đại học Sư phạm Sơn Đông năm 2006), Luận Vương Duy sơn thủy điền viên thi đích hòa hài nghệ thuật của Tiêu Kiện (Đại học Sư phạm Quảng Tây năm 2007), Vương Duy đích siêu công lợi thẩm mỹ tâm thái dữ sơn thủy thi sáng tác của

Hàn Kiều (Đại học Sơn Đông năm 2008) Ngoài ra, một số bài nghiên cứu đăng trên các báo, tạp chí, các Website những năm gần đây cũng chú ý tới mảng thơ này của

Vương Duy, như: Thân Đông Thành với bài Đào Tiềm điền viên thi hòa Vương Duy điền viên thi tỷ giảo đăng trên Sào Hồ học viện học báo năm 2003, Lâm Văn Nguyệt với bài Đào Uyên Minh, Mạnh Hạo Nhiên dữ Vương Duy đăng trên website http://news.guoxue.com năm 2011 Trong các công trình này, các tác giả đều đánh giá

cao thơ sơn thủy điền viên của Vương Duy và đi sâu phân tích một số vấn đề nổi bật như: cảnh giới nghệ thuật đặc sắc của thơ sơn thủy điền viên Vương Duy; thái độ đối với nhân sinh và tâm trạng xuất thế, thoát tục, thoát vòng lợi danh của tác giả; ảnh hưởng của Phật giáo và âm hưởng Thiền trong thơ sơn thủy Vương Duy; mối quan hệ giữa thơ và họa qua nghệ thuật "thi trung hữu họa", tiêu chuẩn thẩm mỹ phản ánh qua nghệ thuật "thi trung hữu họa" trong thơ Vương Duy; một số nét đặc trưng của phong

Trang 26

cách nghệ thuật thơ sơn thủy điền viên Vương Duy như thanh đạm, cao viễn, hài hòa, nhàn nhã

Có thể thấy, hầu hết các nhà nghiên cứu Trung Quốc đều khẳng định Vương Duy

và Mạnh Hạo Nhiên là hai đại diện xuất sắc nhất của thơ điền viên đời Đường, ngay cách gọi tên thi phái là "phái Vương Mạnh" đã đủ chứng minh điều đó Họ thống nhất trong việc đánh giá cao những đặc trưng nội dung và nghệ thuật của hai thi nhân này, cho đó là đặc trưng của cả thi phái, thậm chí là đặc trưng của thơ Trung Hoa Đặc trưng

đó chính là vẻ sâu thẳm, yên tĩnh, tràn đầy hơi thở cuộc sống mà vô cùng tinh tế của cảnh giới nghệ thuật được chuyển tải qua một thứ ngôn ngữ trong sáng, lưu loát, thuần khiết, cô đọng, mộc mạc chất phác, bình dị tự nhiên

Với các học giả phương Tây, văn học Trung Quốc nói chung và thơ Đường nói riêng được chú ý nhiều từ đầu thế kỷ XX, đặc biệt là từ khoảng những năm 50 của thế

kỷ này, khi các công trình nghiên cứu về văn học Trung Quốc được xuất bản ngày càng nhiều thể hiện tình hình nghiên cứu, dịch thuật văn học cổ điển Trung Quốc ở phương Tây thực sự khởi sắc Thực tế cho thấy, các học giả phương Tây không quan tâm tới việc nghiên cứu thơ ca cổ điển Trung Quốc dưới góc độ thi phái, trào lưu mà chỉ chú trọng nhiều đến việc tuyển thơ và nghiên cứu những đại diện riêng lẻ Lý Bạch, Đỗ Phủ, Vương Duy là ba tác giả được họ quan tâm nhiều nhất Tuy thi phái điền viên hầu như không được khảo sát trong giới nghiên cứu phương Tây, nhưng những nghiên cứu của họ về Vương Duy, thi nhân đại diện xuất sắc nhất của thi phái này ít nhiều đều cho chúng tôi những tham khảo và định hướng hữu ích N.Konrat, viện sĩ người Nga

chuyên nghiên cứu Đông phương học, trong "Phương Đông và phương Tây" khi đánh

giá về Vương Duy có nhấn mạnh đến thơ thiên nhiên của ông: "Bằng sáng tạo thơ, ông đạt đến trạng thái hòa đồng với tự nhiên Người ta gọi ông là nhà thơ thiên nhiên với ý nghĩa này" [57,92] và "Với sáng tác của mình, Vương Duy đã cho thấy con người bằng xúc cảm sâu sắc của cá nhân mình có thể làm cho thiên nhiên sống động như thế nào và hòa đồng với nó ra sao" [57,96] Thơ thiên nhiên ở đây có thể được hiểu chính là thơ sơn thủy điền viên của Vương Duy, và N.Konrat đặc biệt nhấn mạnh đến sự hòa đồng giữa cảnh vật thiên nhiên và tâm hồn thi nhân, điều mà chúng ta theo ngôn ngữ thơ ca

Trung Hoa vẫn thường gọi là "tình cảnh giao dung" Trong "Bút pháp thơ ca Trung Quốc", Francois Cheng, một học giả người Pháp, tuy không có ý bàn luận sâu về một

Trang 27

thi nhân nào cả nhưng để minh chứng cho những luận điểm của mình về đặc trưng nổi bật của nghệ thuật thơ ca cổ điển Trung Quốc, ông chủ yếu dùng thơ Vương Duy Tác giả giải thích ông dùng thơ Đường để minh họa cho chuyên luận của mình vì nó là

"đỉnh cao của thơ ca cổ điển bởi tính phong phú và đa dạng cũng như bởi những sự tìm tòi về phương diện hình thức" [78,105] Và với việc chủ yếu dùng thơ Vương Duy, đặc

biệt là mảng thơ điền viên với những bài như Lộc trại, Chung Nam sơn, Quá Hương Tích tự, Điểu minh giản, Sơn cư thu minh để minh họa cho những đặc điểm độc đáo

của ngôn ngữ thơ Đường, tác giả đã đánh giá cao Vương Duy, thi nhân sáng tác thơ là

để "thể nghiệm về tinh thần, thể nghiệm về cái hư và về sự cảm thông với tạo hóa" [78,113] Francois Jullien trong "Minh triết phương Đông và triết học phương Tây" khi

bàn về mỹ học Trung Hoa có quan tâm đặc biệt đến ý niệm "cái nhạt", khi bình thơ Vương Duy, ông nhấn mạnh bình thơ là "tôn vinh cái gì xa chứ không gần, tôn vinh cái nhạt chứ không phải cái đậm (cái nổi): cái gì đậm và gần thì dễ nhận ra trong khi cái gì nhạt và xa ta khó mà ý thức được" [51,997] Ông cho rằng có một dòng thơ chuyên viết

về "cái nhạt" với cách diễn đạt "trong trẻo và nhạt, tinh tế và chắt lọc" gồm những tác gia tiêu biểu như Đào Uyên Minh, Vương Duy, Vi Ứng Vật, Liễu Tông Nguyên Vị thơ của những nhà thơ ấy "trong trẻo và lan tỏa ra xa như một ngọn gió thổi qua những ngọn núi" Theo thiển ý của chúng tôi, ở đây, dịch giả dùng khái niệm "cái nhạt" là chưa chuẩn xác, cái vị "trong trẻo và lan tỏa ra xa" trong thơ của Đào Uyên Minh, Vương Duy, Vi Ứng Vật, Liễu Tông Nguyên mà Francois Jullien muốn nhắc tới ấy chính là "cái đạm" đặc trưng của thơ điền viên Trung Hoa Francois Jullien dù không bàn luận về thi phái điền viên nhưng tác giả đã nhận thấy sự tương đồng về phong cách giữa các thi nhân trong thi phái ấy và nêu lên một đặc trưng mỹ học có mối liên hệ thân thiết với đặc trưng nghệ thuật thơ điền viên trong sáng tác của họ

Dù không nghiên cứu thơ điền viên nhưng những đánh giá ít nhiều có liên quan tới thơ thiên nhiên và tác gia Vương Duy của các học giả phương Tây đã giúp học giả châu Âu hiểu thêm về thơ Đường, đỉnh cao thơ ca của nhân loại, và định hướng cho chúng tôi trong quá trình thực hiện luận án

1.4 Điểm trống khoa học trong nghiên cứu thơ điền viên

Hầu hết các nhà nghiên cứu, cả ở Việt Nam, Trung Quốc đều ghi nhận sự xuất hiện nổi bật của phái thơ điền viên đời Đường mà đại diện tiêu biểu là Vương Duy, Mạnh

Trang 28

Hạo Nhiên; giới nghiên cứu phương Tây tuy không quan tâm đến việc nghiên cứu thơ Đường theo thi phái nhưng vẫn đặc biệt chú ý phân tích những đặc trưng nội dung và nghệ thuật thơ Vương Duy - người được xem là chủ soái của thi phái này Các ý kiến đều đánh giá cao đặc trưng nội dung, nghệ thuật của thơ điền viên, đặc biệt của hai thi nhân trứ danh đại diện thi phái và khẳng định đóng góp quan trọng của thi phái, của các thi nhân trong sự phát triển rực rỡ của thơ Đường Song, những khẳng định đó mới chỉ dừng ở mức độ khái quát về một trường phái, nếu có tìm hiểu cụ thể hơn về các thi nhân điền viên, thi phẩm điền viên thì cũng chỉ theo đúng bút pháp thuỷ mặc trứ danh trong hội họa Trung Hoa, nghĩa là chỉ chấm phá vài nét Gần đây cả ở Trung Quốc và Việt Nam đều đã xuất hiện những công trình chuyên sâu nghiên cứu về thi phái nhưng

các tác giả hoặc là nghiên cứu điền viên sơn thủy thi hoặc là nghiên cứu sơn thủy thi (như Sơn thủy điền viên thi phái tuyển tập của Liêu Trọng An, Trung Quốc sơn thủy thi nghiên cứu của Vương Quốc Anh, Sơn thủy thi ca giám thưởng từ điển của nhiều tác giả, Trung Quốc sơn thủy thi luận cảo của Chu Đức Phát, Trung Quốc sơn thủy thi nghiên cứu luận văn tuyển của Đào Hán Vinh tại Trung Quốc, Thơ sơn thủy cổ trung đại Trung Quốc của Trần Trung Hỷ tại Việt Nam) Chưa có công trình nào chuyên sâu

nghiên cứu về riêng mảng thơ điền viên đời Đường, đặc biệt là nghiên cứu theo hướng giải mã văn hóa

Do vậy, luận án của chúng tôi có thể được xem là công trình nghiên cứu chuyên sâu đầu tiên ở Việt Nam về thơ điền viên đời Đường, đặc biệt bằng cách tiếp cận văn hóa Trong luận án này, chúng tôi muốn khẳng định mặc dù đều lấy vẻ đẹp của thiên nhiên khách quan làm đối tượng miêu tả nhưng với đặc trưng thẩm mỹ và tâm thức thi nhân riêng biệt, sơn thủy và điền viên là hai dòng thơ chứ không phải một Chúng tôi đi sâu nghiên cứu thơ điền viên trong tương quan với thơ sơn thủy và sẽ làm rõ hơn sự khác biệt giữa hai dòng thơ này dựa trên sự khám phá đặc trưng của tâm thức thi nhân được biểu hiện trong thơ và đặc điểm của cảnh vật được miêu tả trong thơ qua bút pháp nghệ thuật “thi trung hữu họa” trứ danh của thơ ca cổ điển Trung Hoa

Trang 29

CHƯƠNG 2 CỘI NGUỒN VĂN HÓA CỦA THƠ ĐIỀN VIÊN ĐỜI ĐƯỜNG

2.1 Khởi nguyên của một nền văn hoá

Nhân loại hằng thán phục chiều sâu 5000 năm của lớp trầm tích văn hoá Trung Hoa, một trong những chiếc nôi văn minh của loài người được khởi nguyên và bồi đắp bên hai dòng sông nổi tiếng: Hoàng Hà và Dương Tử Hoàng Hà - dòng sông mang nhiều phù sa nhất thế giới - và Dương Tử - con sông dài nhất Trung Quốc (dài thứ ba thế giới) - đã tạo nên khu vực đồng bằng rộng lớn Hoa Bắc, Hoa Trung với những điều kiện tự nhiên thuận lợi để nuôi dưỡng nền văn minh Trung Hoa giàu bản sắc nông nghiệp Với người Trung Hoa nói riêng, người phương Đông nói chung, sản xuất nông nghiệp gắn chặt sự phát triển của quốc gia Do đó, tính chất nông nghiệp - nông thôn được thể hiện ở nhiều bình diện và là nét chủ đạo xuyên suốt quá trình phát triển của nền văn hóa Từ văn hóa vật chất liên quan đến những nhu cầu thiết yếu của con người như ăn, mặc, ở, đi lại… đến văn hóa tinh thần biểu hiện ở các tín ngưỡng và sinh hoạt văn hóa dân gian đều mang đậm tính chất nông nghiệp - nông thôn Xã hội lấy sản xuất nông nghiệp làm chủ đạo nên con người phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên, từ đó đối với thiên nhiên, người Trung Hoa có cách ứng xử rất hòa đồng Trải mấy ngàn năm phát triển của nền văn hóa Trung Hoa, từ kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, con người đã đúc kết bài học đúng đắn: muốn sản xuất hiệu quả phải thuận theo tự nhiên, từ đó hình thành tâm lý sống hòa thuận, nương tựa vào thiên nhiên Trong tâm thức cư dân của một nền văn minh nông nghiệp thì thiên nhiên không chỉ là cảnh quan sơn thủy hữu tình "núi non hiểm trở, sông nước mênh mông, ghềnh thác ào ào, hải đạo thăm thẳm, nắng sương hòa hợp" [21,29] mà còn là chốn điền viên thôn dã thanh bình - nơi ruộng vườn thân thiết gắn bó với cuộc sống của họ Không gian sinh sống chủ yếu của cư dân nông nghiệp là chốn ruộng vườn thôn dã Vì vậy, nhắc đến chốn điền viên chính là nhắc đến quê hương bản quán, đến sự gắn bó thân thuộc hàng ngàn đời Trong nhận thức của người Trung Hoa, ruộng vườn không đơn giản chỉ là nơi cày cấy gieo trồng, nơi cung cấp thức ăn phong phú, nơi cư trú và hưởng thụ mà còn là nơi cảnh đẹp lý tưởng để thưởng ngoạn và gửi gắm tâm tình đồng thời mang những ý nghĩa biểu tượng gợi đến chiều sâu khôn cùng của những trầm tích văn hóa Với

họ, vườn là "thế giới thu nhỏ, nhưng cũng là tự nhiên được khôi phục trong trạng thái

nguyên sơ của nó, là sự gợi mời khôi phục bản tính nguyên sơ của con người" [11,1005]

Trang 30

Chốn ruộng vườn chính là nơi thanh lọc tâm hồn con người, là nơi giúp con người trở về với chính mình, trở về với những tính thiện nguyên sơ đồng thời cũng là nơi gieo mầm sự sống, giúp con người trở nên an nhiên trong sự đủ đầy của những nhu cầu vật chất và tinh thần Ở một khía cạnh nào đó, chốn điền viên trong tâm thức người Trung Hoa được tôn

kính như người mẹ, thân thuộc và bao dung Cho nên người ta thường quan niệm đi thưởng ngoạn cảnh quan sơn thủy, song lại trở về với chốn điền viên Chốn điền viên

hàng ngàn năm vẫn như lòng mẹ, luôn chờ đợi để sẵn sàng ôm ấp vỗ về những tâm hồn khao khát sự bình yên Không phải ngẫu nhiên mà bài thơ điền viên nổi tiếng của thi nhân điền viên đầu tiên trong lịch sử văn học Trung Quốc lại thiết tha như một lời mời gọi trở

về: Quy khứ lai từ Đào Uyên Minh trong tác phẩm này đã bộc lộ niềm vui sướng khôn

cùng khi được trở về với thiên nhiên, xa lánh chốn quan trường vẩn đục ruỗng nát mà ông căm ghét Cảnh điền viên thanh bình giản dị khiến ông cảm nhận mình đã gửi thân đúng chỗ đúng nơi, có thể thoát khỏi hiện thực đen tối mà giữ vững lý tưởng, chí hướng thanh cao của mình

Có thể thấy, từ sâu thẳm cội nguồn văn hoá Trung Hoa, con người đã thân thiết, quyến luyến và nương tựa nhiều vào thiên nhiên Cho nên, bày tỏ tình cảm yêu mến, ngợi

ca đối với núi sông cây cỏ là một điều hết sức tự nhiên Người Trung Hoa từ xa xưa đã biết bộc lộ tình yêu thiên nhiên của mình bằng nhiều cách, thơ điền viên chính là một cách để nói lên tình yêu đó Song, thơ điền viên không chỉ đơn thuần là miêu tả cảnh vật thiên nhiên Vì rằng, ở tâm thức người Trung Hoa, thiên nhiên dù rộng mở đến đâu chăng nữa vẫn toát lên một vẻ u tĩnh hướng nội, hòa điệu với chiều sâu tình cảm của con người

"Người Trung Quốc luôn luôn lấy sự gửi gắm tình cảm, bày tỏ tấm lòng làm sự truy cầu thẩm mỹ cao nhất đồng thời biểu hiện sự quyến luyến và nương tựa mãnh liệt đối với sông núi thiên nhiên" [54,123] Theo truyền thống thẩm mỹ của người Trung Hoa, "thơ

là để bày tỏ chí hướng, được hát lên là để ngâm vịnh tiếng lòng, thanh điệu nhờ vào ngâm vịnh mà bổng trầm dứt nối, vần luật khiến cho thanh điệu thống nhất hài hòa" (thi ngôn

chí, ca vịnh ngôn, thanh y vịnh, luật hòa thanh - chương Nghiêu điển, sách Thượng thư, dẫn theo 98,401) Sách Tả truyện cũng nói "thi dĩ ngôn chí" (dùng thơ để nói chí) Đời

Hán, người ta giải thích rằng thi là chí, chí là chí hướng, tình cảm của con người, dùng

ngôn ngữ để biểu lộ ra là thành thơ, cho nên sách Mao thi viết "thơ là chỗ đến của chí, ở

trong lòng là chí, phát ra lời là thơ" (thi giả, chí chi sở chi dã, tại tâm vi chí, phát ngôn vi

Trang 31

thi - 72,763) Trên thực tế, thi nhân Trung Hoa dùng thơ để biểu đạt thế giới tâm linh của

con người Chung Vinh trong Thi phẩm có giảng giải về điều này: "Gió xuân chim xuân,

trăng thu ve thu, mây hè mưa hạ, đông giá trăng tàn, cảnh vật bốn mùa thay đổi đã kích thích tình cảm của nhà thơ Gặp lúc mừng vui lấy thơ mà ngâm vịnh, gặp lúc cô quạnh lấy thơ mà giãi bày Hoặc gặp cảnh xương phơi nơi đồng nội, hồn bay đám cỏ bồng, hoặc phải vác giáo đi thú ngoài biên ải, xông pha trận mạc chốn biên cương, kẻ biên tái

áo mỏng manh, người khuê sương rơi nước mắt Phàm những tình cảm ấy làm cho tâm linh xốn xang cảm động, không làm thơ thì lấy gì bày cảnh ấy, không ngâm ngợi thì lấy

gì tỏ tình này?" [98,405] Có thể thấy rằng chí của nhà thơ bắt nguồn từ hiện thực, và thế giới khách quan chính là nơi gửi gắm cảm xúc của thi nhân Cho nên, có thể hiểu rằng thi nhân điền viên ca ngợi vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên chính là "mượn cảnh tả tình", thơ điền viên miêu tả cảnh thiên nhiên để bộc lộ tình ý của thi nhân Song, như Vương Phu Chi (nhà lý luận văn học, nhà tư tưởng duy vật nổi tiếng của Trung Quốc thế kỉ XVII) đã nói:

"Tình, cảnh tuy có chia ra ở tâm ở vật khác nhau, nhưng cảnh sinh tình, tình sinh cảnh, buồn vui tiếp xúc với nhau, tươi khô nghênh đón nhau, đều ở lẫn với nhau một chỗ vậy" [98,222] Trong thơ, tình cảnh có thể tương sinh (giúp nhau cùng nảy nở), có thể giao dung (lồng vào nhau), khó tách rời và diệu hợp vô hạn "Mắt nhìn núi non trùng điệp, nước chảy vòng vèo, cây cối tốt tươi, mây bay nhàn nhã, trong lòng tất nhiên có xúc động, bất luận là ngày xuân ấm áp cảnh vật tươi sáng hay là mùa thu gió thổi vi vu, chỉ cần cảm thụ nó bằng một tình cảm sâu lắng, thì cảnh vật ấy dường như báo đáp lại cho ta, khiến ta có hứng thơ chan chứa Điều đó nói lên rằng thi hứng đâu có phải từ chỗ rỗng không mà tới, mà là kết quả kích thích của cảnh vật khách quan" [98,108] Với thơ điền viên, thế giới của cảnh sắc ruộng vườn thôn dã và sông núi thiên nhiên hòa điệu cùng thế giới của tâm tình cảm xúc trạng thái thi nhân, "tiểu vũ trụ" tương thông cùng "đại vũ trụ" Trong thơ điền viên, thái độ của con người đối với thế giới khách quan "không phải là thái độ của chủ thể đối với khách thể, đúng hơn đây là sự tìm thấy bản thân mình trong thế giới bên ngoài, sự cảm thụ vũ trụ như là chủ thể Những phẩm chất mà con người nhìn thấy ở vũ trụ cũng là những phẩm chất mà chính nó có Không có những biên giới rõ ràng phân cách cá nhân và thế giới: tìm thấy ở thế giới sự tiếp tục của bản thân mình, đồng thời con người phát hiện ra vũ trụ ở bản thân mình, con người và vũ trụ dường như chiếu ứng nhìn nhau" [30,60] Con người và thiên nhiên hài hòa trong một sự thống nhất tiên

Trang 32

nghiệm, mang tính triết học do tác động của những quan niệm "thiên nhân tương dữ",

"thiên nhân hợp nhất" và "đạo pháp tự nhiên" Vì vậy, trong thơ điền viên, thi nhân thì "dĩ tâm tiếp vật, tá vật biểu tâm" (lấy tâm để tiếp vật, mượn vật để biểu tâm), còn cảnh sắc thiên nhiên thì hữu linh, hữu tính, hữu tình

Có thể thấy, chính từ xứ sở của văn minh nông nghiệp - nông thôn, thơ điền viên Trung Quốc đã xuất hiện, như một sự ghi nhận mối liên hệ đặc biệt giữa con người và thiên nhiên

2.2 Tôn giáo và triết học

2.2.1 Tôn giáo nguyên thuỷ

Trong cuộc đấu tranh sinh tồn vất vả của mình, các bộ lạc người nguyên thuỷ của nền văn minh nông nghiệp Trung Hoa thường xuyên phải chống đỡ với những "cơn làm mình làm mẩy" rất thất thường của thiên nhiên Thiên nhiên có bao bọc chở che, song cũng đầy hiểm nguy hăm dọa Những dòng sông - nơi bắt đầu của nền văn minh - mang đến nguồn nước thiên nhiên không thể thiếu cho sự sinh tồn đồng thời tiềm ẩn những tai họa khó lường: lụt lội, sóng gió… Đặc biệt, Hoàng Hà, nơi phát tích của 5000 năm văn hoá Trung Hoa lại là con sông thường xuyên gây lũ lụt Khi chảy qua cao nguyên Hoàng Thổ, nó cuốn theo một lượng lớn phù sa khiến lòng sông ở vùng trung lưu ngày càng được bồi đắp cao, hình thành hiện tượng "sông cao hơn mặt đất" Trong lịch sử, Hoàng Hà nhiều lần vỡ đê, thay đổi dòng chảy, gây nên những tai ương khủng khiếp với cư dân "Trong vòng hơn 2000 năm, sông Hoàng Hà gây lũ lụt đến 1.593 lần, trong đó có 26 lần đổi dòng" [23,27] Cho nên con người trong sự vây bọc của tự nhiên chỉ có thể phó thác hoàn toàn vào sự may rủi Với người nguyên thuỷ Trung Hoa, những hiện tượng tự nhiên như núi lửa, sụt lở, lũ quét… đều là những tai họa khủng khiếp với con người ở vào thời điểm

họ chỉ có thể lợi dụng hoàn cảnh tự nhiên để sinh tồn Trong buổi sơ khai ấy, khi con người còn chưa được trang bị những vũ khí tinh thần và trí tuệ cần thiết để nhận thức và cải tạo thiên nhiên thì mọi vật trong tự nhiên đều trở nên huyền bí và tiềm ẩn những sức mạnh vô biên Người nguyên thuỷ không giải thích được vì sao lại xảy ra các hiện tượng

tự nhiên, vì sao cuộc sống của họ lại luôn bị đe dọa bởi những huỷ diệt bất thần, những tai ương không lường trước Và họ cũng không hề có tham vọng phải tìm hiểu, phải giải thích cho thật rõ ràng, thấu triệt Họ chỉ cần và chỉ biết tôn kính, sùng bái cái thế giới tự nhiên ấy bằng một niềm tin ngây thơ mãnh liệt mà ngày nay chúng ta gọi là tín ngưỡng

Trang 33

tôn giáo nguyên thuỷ Với người Trung Hoa cổ đại, vạn vật tự nhiên như núi, khe, cây,

đá, sông, suối, chim, thú, cá, côn trùng… đều có linh tính, đều có sức mạnh siêu phàm, con người muốn được yên ổn thì phải tôn kính, phải sùng bái chúng như các vị thần Cho nên từ đó các vị thần liên quan đến sản xuất nông nghiệp như Thần Mặt trời, Thần Đất,

Thần Nước, Thần Lúa, Thần Gió, Thần Sông… ra đời Sách Tả truyện, thiên Thiều Công nguyên niên nói: "Thần núi, khe làm ra lụt, hạn, dịch bệnh, thần mặt trời, mặt trăng, sao… làm ra tuyết, sương, gió, mưa bất thường vậy" [14,88] Trong Lễ ký, sách Tế pháp

cũng có nói: "Núi, rừng, khe, đồi, gò, đèo… đều có thể sinh ra mây, làm ra gió mưa, thấy quái vật, đều gọi là thần vậy Người có thiên hạ phải tế trăm thần… điều ấy năm đời liền không thay đổi vậy" [14,88] Người nguyên thuỷ tin tưởng một cách ngây thơ và tuyệt đối rằng cuộc sống của họ là do thần linh định đoạt, thần linh có thể ban cho họ sự no đủ

và yên lành song cũng có thể tước đi của họ mọi thứ Vì vậy họ phải biểu hiện lòng tôn kính của mình tới thần linh thông qua nghi thức cúng tế cầu đảo Thờ cúng thần sông để cầu mưa những khi ruộng đồng khô hạn thiếu nước, để cầu mong nước lặng sóng êm, không có lũ lụt, không hại mùa màng, để cầu cho thuyền bè qua lại được bình yên thuận tiện Thờ cúng thần đất để mong được bảo vệ, được ban phúc lành, được hưởng nhiều thuận lợi may mắn Từ tín ngưỡng sùng bái tự nhiên của người nguyên thuỷ, chúng ta nhận ra mối liên hệ gắn bó giữa con người và thiên nhiên, đặc biệt là thiên nhiên có liên quan trực tiếp đến đời sống nông nghiệp

Trong tâm thức người xưa, những hiện tượng tự nhiên thực sự linh thiêng, thực sự gần gũi thân thiết với con người Sự gắn bó nguyên thuỷ giữa con người và các hiện tượng tự nhiên từ thuở bình minh của lịch sử dù về sau có lặn trong sâu kín tâm thức người Trung Hoa nhưng vẫn được phản chiếu ở dòng thơ điền viên của họ

2.2.2 Nho gia

Trong "Bách gia chư tử" thời Xuân Thu - Chiến Quốc, Nho gia được xem là trường phái giữ vị trí đứng đầu Trong các thời đại sau, tư tưởng Nho gia đã trở thành tư tưởng chính thống của chế độ phong kiến Trung Quốc Thậm chí đối với các nước Tây phương, "Nho học" dường như mang một nội hàm khái niệm tương đồng với nền văn hóa truyền thống Trung Hoa Học thuyết Nho gia dù trải qua nhiều biến đổi (Nho học thời Tiên Tần, Kinh học thời Lưỡng Hán, Lý học thời Tống - Minh) nhưng vẫn là triết học có ảnh hưởng lớn nhất và sâu đậm nhất đối với lịch sử hàng ngàn năm của đất nước

Trang 34

Trung Hoa cùng những tư tưởng đặc trưng "cách vật, trí tri, thành ý, chính tâm, tu thân,

tề gia, trị quốc, bình thiên hạ" Học thuyết Nho gia khởi thủy thời Tiên Tần vốn thiếu nội dung triết học, sơ sài về tư duy và phương pháp luận chứng, vì vậy không chiếm được ưu thế lớn Đổng Trọng Thư đời Hán là người có công lớn trong việc cải tạo lần thứ nhất với Nho học, đưa Nho học lên vị trí độc tôn, trở thành tư tưởng chính thống đại diện cho quyền lực thống trị tối cao của chế độ phong kiến Tuy vẫn mang những đặc trưng của Nho học thời Khổng Tử nhưng Nho học thời Đổng Trọng Thư đã biến đổi chút ít, nó không những đã được triết lý hóa mà còn có nội dung của thần học do dùng tư tưởng Đạo gia làm cơ sở triết học cộng thêm màu sắc học thuyết Âm Dương Ngũ hành

Mặc dù có thêm màu sắc triết học nhưng Nho gia không hề quan tâm đến những vấn đề thuộc về triết học tự nhiên như bản chất của vũ trụ, khởi nguyên của vũ trụ, cơ

sở của những hiện tượng tự nhiên… mà chỉ quan tâm lý giải mối quan hệ giữa con người và xã hội Cho nên, nhiều học giả có chung nhận định rằng trong học thuyết của Nho gia, "các loại tư tưởng có liên quan đến con người như triết học nhân sinh, triết học đạo đức, triết học chính trị, triết học lịch sử đều đặc biệt phát đạt, còn triết học tự nhiên thì lại có phần hiu quạnh" [14,76] Thậm chí có ý kiến khẳng định "Khổng Tử không có triết học tự nhiên" [42,397] Các nhà hiền triết Nho gia quan niệm rằng một

xã hội tốt đẹp chỉ có thể được tạo nên bởi cách xử sự đúng đắn, mực thước giữa các cá nhân, còn sức mạnh tự nhiên hầu như không có tác động gì lớn Vì vậy các triết gia Khổng học đã kết hợp tâm trí, luân lý và chính trị để xây dựng một thế giới quan lấy con người làm trung tâm của vũ trụ, của xã hội Con người trung tâm đó của Nho gia được "đánh dấu bởi luân lý đạo đức, nghĩa là nhấn mạnh thuộc tính đẳng cấp xã hội của con người, coi nhẹ thuộc tính tự nhiên của con người Để tìm căn cứ lý luận từ thế giới khách quan, người ta đem luân thường đạo lý của con người gán cho vạn vật trong trời đất, biến trời thành hóa thân của đạo đức rồi lại lấy thiên đạo chứng minh cho nhân thế" [14,76] Vì vậy tư tưởng "thiên nhân hợp nhất" (vạn vật trong trời đất và con người vốn

là nhất thể) của Nho gia cũng phải được nhìn nhận theo lăng kính đạo đức

"Thiên nhân hợp nhất" của Nho gia có thể nói là khái niệm cổ điển nhất, phổ biến nhất trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, nó cho rằng con người là một bộ phận của tự nhiên, là một trong những yếu tố mà giới tự nhiên không thể thiếu, do vậy con

Trang 35

người cũng nên tuân theo quy luật của tự nhiên, nhân tính tức là thiên đạo, các nguyên tắc đạo đức của con người và quy luật tự nhiên là thống nhất, lý tưởng nhân sinh phải coi trọng sự hài hòa giữa thiên và nhân Ở Trung Quốc, "thiên nhân hợp nhất" không chỉ là khái niệm cơ bản của Nho học mà còn là điểm quy tụ của các hệ tư tưởng khác

Đạo gia cũng nói Thiên Nhân hòa hợp nhưng Thiên của Đạo gia là thế giới tự nhiên vô

vi còn Thiên của Nho gia lại thuộc phạm trù đạo đức (thiên đạo, thiên mệnh, thiên lý) Cùng nói tới sự hài hòa giữa Thiên và Nhân song tư tưởng Đạo gia theo đuổi sự hài hòa

của tâm tính con người đối với thế giới tự nhiên như núi, sông, cây, cỏ… còn tư tưởng Nho gia lại nhấn mạnh tới ý thức đạo đức, dùng đạo trời, mệnh trời, lẽ trời để chứng

minh cho con người (nhân đạo, nhân tính, nhân luân) Do vậy Đạo của Đạo gia khác Đạo của Nho gia Đạo của Đạo gia là bản thể vật chất của vũ trụ, Đạo của Nho gia là

đạo lý, đạo đức Và "thiên nhân hợp nhất" của Nho gia thực chất chỉ là một cách nhấn

mạnh đến nhân thế, nhân sinh và nhân tính Vì Thiên và Nhân có mối liên hệ, có cảm

ứng, nên cần phải giữ trạng thái cân bằng, hài hòa, thống nhất, song trạng thái này lại

nằm trong khả năng của Nhân, chỉ có được khi Nhân biết tự điều chỉnh cách ứng xử

của mình Và cách ứng xử mà các nhân sĩ Nho gia luôn luôn thực hiện là "đạt kiêm tế thiên hạ, cùng độc thiện kỳ thân" (khi gặp hiển đạt thì kiêm giúp thiên hạ cùng bản thân

trở nên lương thiện, khi gặp cùng khó thì ở ẩn mà tu thiện lấy mình - Mạnh Tử, Tận tâm thượng) "Đa số họ đều theo nguyên tắc lập thân "Nước có đạo thì gánh vác thiên

hạ, nước vô đạo thì giữ cái thiện cho bản thân mình" Họ ôm ấp lý tưởng cứu vớt khắp

cả thiên hạ, không hề đặt sự thành đạt cá nhân lên trên hết" [23, 897] Tập quán ứng xử truyền thống của nhân sĩ Nho gia chính là "minh triết bảo thân" (bảo vệ mình bằng sự minh triết), họ xử thế theo kiểu "Dụng chi tắc hành, xả chi tắc tàng" (dùng thì hành động mà bỏ thì ẩn tàng) Vì vậy, ở bất kỳ thời đại nào, những người theo Nho học cũng đặt vấn đề xuất xử - hành tàng Nếu bằng lòng với hiện thực xã hội, với giai cấp cầm quyền, kẻ sĩ Nho gia sẽ cống hiến phụng sự hết sức mình Nếu không hài lòng với thời cuộc, chính sự, họ sẽ ở ẩn để bảo vệ bản thân Nho học từ thời Lưỡng Hán đã nhuốm màu Đạo gia do dùng tư tưởng Đạo gia làm cơ sở triết học, cho nên phương thức để kẻ

sĩ thực hiện việc xuất thế chính là mượn của Đạo gia: ẩn tích chốn sơn thủy điền viên, trở thành ẩn sĩ Có nghĩa là nếu nhập thế thì con người theo cái đạo của Nho gia "tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ", còn nếu xuất thế thì họ lại theo cái cách của Lão

Trang 36

Trang tìm về với thiên nhiên để di dưỡng sự thanh cao trong tâm tính bản thân, tu thiện lấy mình Đào Tiềm, thi nhân điền viên đầu tiên của Trung Quốc cũng được gọi là ông

tổ của thơ ca ẩn dật chính là người theo cách xử thế này Khi xã hội đen tối loạn lạc, đầy rẫy những bất công, kẻ sĩ dù tràn trề nhiệt huyết cũng không thể thực thi được đạo

lý thì tốt nhất là từ bỏ để giữ lấy cái thiện của bản thân, cho nên ông thà chịu chết đói chứ không thể vì năm đấu gạo mà khom lưng xu phụ kẻ quyền thế, kiên quyết trở về

"hái cúc dưới giậu đông" mà ngạo nghễ nhìn thời cuộc đảo điên, chính sự hôn ám, giương cao khí tiết trong sạch của một người theo đạo thánh hiền

Với người Trung Hoa, thi ca mang đặc trưng "thi dĩ ngôn chí", "văn dĩ tải đạo", cho nên thơ điền viên ra đời cũng có thể xem như một phương tiện tất yếu để con người trần tình cái lẽ xuất xử hành tàng mà Nho gia đã định hướng

2.2.3 Đạo gia - Đạo giáo

Trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc, tư tưởng Đạo gia là một triết thuyết lớn, có tầm ảnh hưởng rất sâu rộng Về khả năng chế ngự thế giới tinh thần của người Trung Hoa, nó có thể sánh ngang với Nho gia, thậm chí còn sâu sắc hơn nhiều bởi nó chính là cội nguồn của Đạo giáo, tôn giáo bản địa lớn nhất Trung Quốc Các học giả Trung Quốc đánh giá "trong các học phái thời Tiên Tần, tư tưởng Đạo gia có nội hàm triết học phong phú nhất, sâu xa tinh thâm nhất, đã có ảnh hưởng sâu xa đối với sự phát triển tư tưởng cổ đại Trung Quốc, là cơ sở triết học trong văn hóa tư tưởng truyền thống Trung Quốc" [119,21] Theo học giả Cao Xuân Huy, "trong các hệ tư tưởng của Trung Quốc thì chỉ có hệ Lão - Trang là có thể xấp xỉ với tư tưởng Ấn Độ về mặt cao siêu huyền diệu" [42,49] và "Hegel trong tập giáo trình triết học sử chê tư tưởng Khổng Tử là nghèo nàn và khẳng định rằng Lão Tử mới thật là đại biểu tinh thần của thế giới cổ đại

Đông phương" [42,419] Hạt nhân của tư tưởng Đạo gia là Đạo - bản thể của vũ trụ, có

trước vạn vật nguyên thuỷ, có trước cả sự hỗn mang sơ khai ("Đạo sinh nhất, nhất sinh

nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật" - Đạo đức kinh, chương 42) Đạo sinh ra trời đất

vạn vật mà không thành trời đất vạn vật, bao giờ nó cũng vẫn là tự thân của nó, không

hề mất đi, tồn tại trong vạn vật, vô hạn về thời gian và không gian Có lẽ trong lịch sử

tư tưởng của nhân loại, không có khái niệm nào có thể trừu tượng hơn Đạo của Lão -

Trang, nó là một cái gì đó thuộc về tinh thần, siêu cảm giác, không thể nhìn, không thể

nghe, không thể tiếp xúc, nhưng lại có sức mạnh huyền bí chi phối vạn vật Đạo của

Trang 37

Đạo gia mặc dù rất huyền bí linh thiêng nhưng có điều đặc biệt là vẫn không đi chệch

khỏi quy luật của tự nhiên Có thể nói Đạo là hạt nhân trung tâm của Đạo gia song cái đích cao nhất mà triết thuyết này muốn hướng tới chính là Tự Nhiên ("Nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp đạo, đạo pháp tự nhiên" - Đạo đức kinh, chương 25) Đạo

phải thuận theo lẽ tự nhiên Lẽ tự nhiên là huyền diệu nhất song cũng gần gũi nhất, dễ nắm bắt nhất (chỉ có điều thuận theo tự nhiên lại không phải là việc dễ thực hành) Triết học nhân sinh xử thế trong xã hội mà Đạo gia đề xướng là nguyên tắc "vô vi nhi

vô bất vi" (không làm mà không có gì không làm) Tư tưởng này dùng trời đất tự nhiên làm cơ sở lý luận, "trời vô vi để trong xanh, đất vô vi để yên tĩnh Cho nên hai sự vô vi

đó hợp lại, vạn vật đều phát triển" [23,706] Trời đất "vô vi" là cơ sở của người "vô vi", con người nên bắt chước trời đất, bắt chước đạo thì hợp với tự nhiên Dùng thái độ "vô vi" xử thế, con người không cần làm việc tranh giành danh lợi, không cần toan tính mưu kế, sống đạm bạc thanh tĩnh, thuận theo quy luật của tự nhiên Lão Tử cho rằng trạng thái tinh thần tốt nhất của con người là trạng thái hư tĩnh, thanh đạm Trong cái

hư tĩnh, thanh đạm ấy ẩn chứa sự bất mãn, trốn tránh hiện thực, ca ngợi, thưởng thức cảnh đẹp của thiên nhiên, trời đất

Có thể nói, "sự thanh đạm của Lão Trang truy cầu lý tưởng nhân sinh không vướng bụi trần, không màng danh lợi, hy vọng đến giới hạn nhân sinh không lấy vinh nhục làm ý nguyện, không lấy danh lợi làm vui, điềm nhiên với sự tranh đấu của thế tục Loại tình cảm này hàm chứa một nét đẹp thanh nhã, u tịch, đạm bạc" [23,709] Lý tưởng nhân sinh ấy đã trở thành chỗ cho con người trốn tránh hiện thực, giải thoát ưu sầu, để vô vi, để thanh thản, để an thần dưỡng khí, qua đó thể hiện sự trân trọng đối với cuộc sống con người, con người cần biết quý cuộc sống của mình, biết yêu bản thân, biết thư thái giữ mình, tu thân dưỡng tính Như vậy, nguyên tắc "vô vi nhi vô bất vi" của Đạo gia không hoàn toàn thoát ly thế tục, mà lại cao hơn thế tục, khiến nhân sinh quan Đạo gia có đầy đủ tính hiện thực, lại có cả tính siêu thoát Nó chỉ ra rằng, con người khi thất vọng, chán nản, đau khổ thì cách giải thoát duy nhất là trở về hòa mình với tự nhiên, tĩnh tại thưởng thức cảnh đẹp tự nhiên để có thể thấy đạo vô vi của vũ trụ,

có thể vượt lên trên trạng thái chán nản mà nảy sinh niềm vui Hòa hợp với thiên nhiên, đưa con người vào con đường vui vẻ tự nhiên cũng tức là "vô vi nhi vô bất vi", đưa con người theo hướng thi vị hóa nhân sinh Sự thi vị hóa nhân sinh này biểu hiện đậm nét

Trang 38

nhất trong tâm thức các thi nhân điền viên và thơ điền viên của họ Trở về với ruộng vườn thôn dã để di dưỡng tính tình, mượn cảnh sắc tự nhiên làm liều thuốc an thần, truy cầu sự an nhiên tự tại, mong ước siêu thoát, xa rời thế tục lợi danh vốn là âm hưởng chủ đạo của thơ điền viên phần nhiều chịu ảnh hưởng của tư tưởng nhân sinh Đạo gia

Có thể thấy, triết học nhân sinh của Lão Trang đã ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ ý thức thẩm mỹ Trung Hoa, do đó hình thành đặc trưng thanh tĩnh, hứng thú với cuộc sống tự nhiên, coi trọng thiên nhiên, theo đuổi tự do tinh thần, đặc biệt trong tâm thức các thi nhân điền viên Nếu như mỹ học Nho gia coi trọng sự kết hợp của hứng thú thẩm mỹ với hiệu quả xã hội, lấy "thi ngôn chí", "văn dĩ tải đạo" để thể hiện điều đó thì

mỹ học Đạo gia lại theo đuổi sự tự nhiên vô vi, giành tự do tuyệt đối về tinh thần, kết hợp hứng thú thẩm mỹ với thái độ nhân sinh siêu thoát danh lợi Rõ ràng so với Nho gia, Đạo gia quan tâm sâu sắc hơn tới đặc trưng thẩm mỹ và nghệ thuật Có thể nói, không có tư tưởng mỹ học của Đạo gia thì những ý cảnh nghệ thuật trong thơ cổ điển Trung Quốc không có được sự bí hiểm, hấp dẫn và quyến rũ như chúng ta đã từng thấy, bởi những đặc trưng như chú trọng đến trực giác, đến ý cảnh, khí vận, nhấn mạnh đến tâm thức, cá tính thi nhân phần lớn xuất phát từ tư tưởng mỹ học Đạo gia mà có Đạo giáo xuất hiện thời Đông Hán, là tôn giáo bản địa lớn nhất Trung Quốc Nó là sản phẩm tổng hợp của tư tưởng thần tiên, của học thuyết Đạo gia thời Tiên Tần, của nghi thức cúng tế quỷ thần với bói toán, sấm vĩ, phù phép của vu thuật cổ đại Theo thời gian, Đạo giáo ngày càng phát triển và biến hoá phức tạp, đa đoan Về sau, người

ta còn tìm thấy dấu vết của những học thuyết Nho gia, Mặc gia, của luân lý Phật giáo, của tư tưởng Dịch học và Âm Dương Ngũ hành trong Đạo giáo Cát Hồng, một đạo sĩ trứ danh thời Lưỡng Tấn là người hệ thống hóa tín ngưỡng thần tiên của Đạo giáo và kết hợp với cương thường danh giáo của Nho gia, khiến Đạo giáo trở thành công cụ bảo vệ giai cấp thống trị phong kiến Đạo giáo thờ Lão Tử làm giáo chủ, tín ngưỡng cơ

bản là Đạo, tư tưởng trung tâm là tư tưởng thần tiên, coi đắc đạo thành tiên là cảnh giới tối cao cần theo đuổi Đạo giáo đã tiếp thu nguyên vẹn phạm trù Đạo trong tư tưởng

triết học Đạo gia của Lão Tử - Trang Tử đồng thời thần bí hoá, tôn giáo hoá nó lên

Đạo của Đạo giáo là một thứ thần bí linh thiêng có trước vạn vật trời đất, trong trẻo, hư

không, tự nhiên, không làm gì mà tự biến hoá (vô vi tự hoá) Con người phải thanh

Trang 39

tịnh, vô vi, điềm đạm mới đạt Đạo Chỉ cần đạt Đạo, con người có thể trường sinh bất

tử, bay lên trời, trở thành tiên, có nhiều phép thuật Tư tưởng "tu Đạo thành tiên" này

chính là hạt nhân trung tâm của Đạo giáo Theo đó, Đạo là cái "sống động" tối cao, cho nên muốn đạt Đạo, con người chỉ có thể dùng cái "hư tĩnh" tối cao để nắm bắt Và để

có được cái hư tĩnh tối cao ấy, con người chỉ có thể tự mình tu luyện Các đạo sĩ của Đạo giáo ẩn thân trên núi, đi vào núi là để tìm con đường đi lên trời Trong truyền thuyết của Đạo giáo, nơi linh thiêng huyền diệu nhất là núi Côn Luân, một cõi trời bất diệt, một quần đảo thần tiên Tượng trưng cho nơi tiên cảnh, nó giống như một thiên đường nơi trần thế, và cũng còn được gọi là núi giữa thế gian Thần thoại Đạo giáo cho rằng mặt trời, mặt trăng và các vì tinh tú đều quay xung quanh ngọn núi này Song đỉnh núi này vẫn chưa phải là đích cuối cùng, con người còn phải tìm kiếm một khu vườn - nơi có những trái đào tiên mà ăn quả của nó sẽ thành bất tử, nơi có một mạch nước ngầm mà uống nước ở đó sẽ được trường sinh Như vậy, đối với Đạo giáo, nơi cuối

cùng khiến con người có thể đạt Đạo chính là một khu vườn lý tưởng Chúng ta có thể

thấy sự tương đồng với hình ảnh khu vườn địa đàng của Thiên Chúa giáo Hình ảnh khu vườn ấy có một sức thu hút kì diệu, nó là chốn phong cảnh lý tưởng giúp con người ẩn thân tu luyện, cũng là nơi duy nhất của thế gian có thể tiếp cận được với Trời,

với Đạo Nó tượng trưng cho khát vọng muốn vươn cao, muốn bất tử của con người -

một khát vọng cháy bỏng mà nhân loại từ thuở sơ khai cho đến tận ngày nay, trải qua hàng ngàn năm, vẫn không giây phút nào nguôi quên ấp ủ Trong thế giới quan Đạo

giáo, nơi duy nhất gần gũi hơn cả với Đạo, tiếp cận được nguồn của Đạo là một khu

vườn thần tiên, nó chính là sự lý tưởng hóa không gian sống hằng ngày của cư dân nông nghiệp Trung Hoa Nơi đó "tượng trưng cho sự tìm kiếm của Đạo Lão để hòa vào thiên nhiên (nhất thể), hòa hợp một cách kín đáo trong cảnh vật chung quanh của

chúng" [63,239] Cách để con người đạt tới Đạo chính là thanh tịnh, vô vi, điềm đạm

Để đạt Đạo, con người phải hòa hợp với tự nhiên trời đất, thanh lọc tâm tính, quên đi tất cả để điềm đạm hư tĩnh, giữ lại sự chất phác Nhờ vậy mà giữ lại được trạng thái tâm lý cân bằng, thuần tĩnh, tự giải thoát khỏi những dung tục giằng xé, vươn tới những điều tốt đẹp, có ý nghĩa Có thể nói, điều này ảnh hưởng khá sâu sắc tới tâm thức thi nhân điền viên Chịu ảnh hưởng của tư tưởng Đạo giáo, họ cũng tìm cách lánh đời thoát tục, mượn cảnh thiên nhiên để truy tìm cái hư tĩnh, thanh đạm, vô vi

Trang 40

Có thể nói tư tưởng Đạo gia và Đạo giáo với đặc trưng "tôn sùng tự nhiên", "thanh tịnh vô vi" đã vun trồng, chăm sóc năng lực thẩm mỹ đối với cảnh sắc tự nhiên, từ đó hình thành dòng thơ điền viên mượn vui nơi sông núi thiên nhiên, ruộng vườn thôn dã, cầu đạt thanh hư nhàn tĩnh

tư tưởng triết học Trung Quốc Hệ thống lý luận của Phật giáo Trung Quốc vừa bao hàm tư tưởng Nho gia, vừa dung nạp Đạo giáo và một số lý luận của Đạo gia Tư tưởng

"chuyên vào thanh tĩnh", "dập tắt tư ý và dục vọng" của Phật giáo có sự tương đồng với Đạo gia và Đạo giáo "Quan niệm về "vô" trong Đạo giáo hầu như song hành với quan niệm "tính không" (sunyata) - tầm quan trọng của việc đạt tới trạng thái vô niệm, hư không, giải thoát tâm thức khỏi mọi tri kiến được nhấn mạnh trong nhiều kinh sách Phật giáo" [50,215] Phật giáo khẳng định niềm tin rằng đời sống thế tục chỉ là ảo tưởng, cách duy nhất để con người thoát khỏi nỗi thất vọng về cõi vô thường là phải đạt giác ngộ, nó "khải lộ cho ta chân chính của vạn pháp và đưa đến kết quả giải thoát Đó

chính là trực chỉ chân tâm, kiến tính thành Phật" [50,220] Niềm tin đó góp phần củng

cố tâm thức lánh đời thoát tục, mượn cảnh sắc tự nhiên để truy tìm cái hư tĩnh, thanh đạm, vô vi mà Đạo giáo đã chi phối thi nhân điền viên Ảnh hưởng của Phật giáo với văn hóa Trung Quốc vô cùng quan trọng, từ thời Ngụy Tấn về sau, việc dịch kinh Phật

đã mang đến cho văn học Trung Quốc những ý cảnh, văn thể và phương pháp chọn ý dùng từ hoàn toàn mới Trong các tông phái Phật giáo, Thiền tông là tông phái chính tạo nên màu sắc Trung Hoa, là tông phái được Trung Hoa hoá nhiều nhất "Thiền" là

âm dịch từ "Thiền na" trong tiếng Phạn, nghĩa là "tĩnh lự", có nghĩa là dùng phương pháp tĩnh tọa tư duy, để chờ đại ngộ Thiền tông chủ trương lánh xa thế tục, tu thân ở tự

Ngày đăng: 22/02/2017, 23:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Dư Quan Anh - Tiền Chung Thư - Phạm Ninh chủ biên (1998), Lịch sử văn học Trung Quốc tập 1, Người dịch: Lê Huy Tiêu - Lương Duy Thứ - Nguyễn Trung Hiền - Lê Đức Niệm - Trần Thanh Liêm, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử văn học Trung Quốc
Tác giả: Dư Quan Anh - Tiền Chung Thư - Phạm Ninh chủ biên
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
2. Dư Quan Anh - Tiền Chung Thư - Phạm Ninh chủ biên (1998), Lịch sử văn học Trung Quốc tập 2, Người dịch: Lê Huy Tiêu - Lương Duy Thứ - Nguyễn Trung Hiền - Lê Đức Niệm - Trần Thanh Liêm, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử văn học Trung Quốc
Tác giả: Dư Quan Anh - Tiền Chung Thư - Phạm Ninh chủ biên
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
3. Đào Duy Anh (2006), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam văn hóa sử cương
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 2006
4. Phạm Hải Anh (1994), "Bút pháp chấm phá trong cấu tứ thơ Đường", Tạp chí Văn học số 10 năm 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bút pháp chấm phá trong cấu tứ thơ Đường
Tác giả: Phạm Hải Anh
Năm: 1994
5. Aristote - Lưu Hiệp (1999), Nghệ thuật thơ ca - Văn tâm điêu long, Người dịch: Lê Đăng Bảng - Thành Thế Thái Bình - Đỗ Xuân Hà - Thành Thế Yên Báy - Phan Ngọc, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật thơ ca - Văn tâm điêu long
Tác giả: Aristote - Lưu Hiệp
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1999
6. Trần Lê Bảo (2002), Nghiên cứu giảng dạy văn học Trung Quốc từ m văn hoá, Kỷ yếu hội thảo nghiên cứu và giảng dạy văn học trong các trường ĐH, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu giảng dạy văn học Trung Quốc từ m văn hoá
Tác giả: Trần Lê Bảo
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2002
7. Trần Lê Bảo (2009), "Giải mã văn hóa trong tác phẩm văn học", Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 2 năm 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải mã văn hóa trong tác phẩm văn học
Tác giả: Trần Lê Bảo
Năm: 2009
8. Trần Lê Bảo (2011), Giải m văn học từ m văn hóa, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải m văn học từ m văn hóa
Tác giả: Trần Lê Bảo
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2011
9. Vũ Tiến Bảo (1999), "Thiên nhân hợp nhất - một vốn quý trong tư tưởng văn hoá truyền thống Trung Hoa", Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 3 năm 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiên nhân hợp nhất - một vốn quý trong tư tưởng văn hoá truyền thống Trung Hoa
Tác giả: Vũ Tiến Bảo
Năm: 1999
10. Lê Nguyên Cẩn chủ biên, Nguyễn Thị Diệu Linh - Trần Thị Thu Hương biên soạn (2006), Tác gia tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường: Vương Duy, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác gia tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường: Vương Duy
Tác giả: Lê Nguyên Cẩn chủ biên, Nguyễn Thị Diệu Linh - Trần Thị Thu Hương biên soạn
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội
Năm: 2006
11. J.Chevalier - A.Gheerbrant (2002), Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới, Người dịch: Phạm Vĩnh Cư, Nxb Đà Nẵng - Trường viết văn Nguyễn Du Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới
Tác giả: J.Chevalier - A.Gheerbrant
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng - Trường viết văn Nguyễn Du
Năm: 2002
12. Giản Chi - Nguyễn Hiến Lê (2004), Đại cương triết học Trung Quốc, 2 tập, Nxb Thanh niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương triết học Trung Quốc
Tác giả: Giản Chi - Nguyễn Hiến Lê
Nhà XB: Nxb Thanh niên
Năm: 2004
13. André Chieng (2007), Bàn về thực tiễn của Trung Hoa cùng với Francois Jullien, Người dịch và giới thiệu: Hoàng Ngọc Hiến. Nxb Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về thực tiễn của Trung Hoa cùng với Francois Jullien
Tác giả: André Chieng
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
Năm: 2007
14. Ngô Vinh Chính - Vương Miện Quý chủ biên (2004), Đại cương lịch sử văn hoá Trung Quốc, Người dịch: Lương Duy Thứ, Nxb Văn hóa thông tin, TP HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương lịch sử văn hoá Trung Quốc
Tác giả: Ngô Vinh Chính - Vương Miện Quý chủ biên
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 2004
15. Nhật Chiêu (2003), Văn học Nhật Bản từ khởi thủy đến 1868, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Nhật Bản từ khởi thủy đến 1868
Tác giả: Nhật Chiêu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2003
16. Mai Ngọc Chừ chủ biên (2008), Giới thiệu văn hóa Phương Đông, Nxb Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giới thiệu văn hóa Phương Đông
Tác giả: Mai Ngọc Chừ chủ biên
Nhà XB: Nxb Hà Nội
Năm: 2008
17. Lý Duy Côn chủ biên (1997), Trung Quốc nhất tuyệt tập 1, Người dịch: Trương Chính - Phan Văn Các - Ông Văn Tùng - Nguyễn Bá Thính, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trung Quốc nhất tuyệt
Tác giả: Lý Duy Côn chủ biên
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 1997
18. Cao Hữu Công - Mai Tổ Lân (2000), Nghệ thuật ngôn ngữ thơ Đường, Người dịch: Trần Đình Sử - Lê Tẩm, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật ngôn ngữ thơ Đường
Tác giả: Cao Hữu Công - Mai Tổ Lân
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2000
21. Will Durant (2002), Lịch sử văn minh Trung Hoa, Người dịch: Nguyễn Hiến Lê, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử văn minh Trung Hoa
Tác giả: Will Durant
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 2002
22. Khương Hữu Dụng (1996), Thơ Đường, Nxb Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ Đường
Tác giả: Khương Hữu Dụng
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
Năm: 1996

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w