1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Sự kế thừa và luận giải mới của phan bội châu về các tư tưởng nho giáo trong tác phẩm khổng học đăng

163 276 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 163
Dung lượng 1,33 MB

Nội dung

Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục đích trên, luận án có các nhiệm vụ sau: - Làm rõ tình hình hình nghiên cứu về sự kế thừa và luận giải mới của Phan Bội Châu về các tư tưởng Nho giá

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

-*** -

LUYỆN THỊ MINH THƯ

SỰ KẾ THỪA VÀ LUẬN GIẢI MỚI CỦA

PHAN BỘI CHÂU VỀ CÁC TƯ TƯỞNG NHO GIÁO

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

-*** -

LUYỆN THỊ MINH THƯ

SỰ KẾ THỪA VÀ LUẬN GIẢI MỚI CỦA

PHAN BỘI CHÂU VỀ CÁC TƯ TƯỞNG NHO GIÁO

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS TS Lê Thị Lan Các tư liệu sử dụng trong luận án hoàn toàn trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ

rõ ràng Những kết quả của luận án chưa được công bố trong bất

cứ công trình nào khác

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

LUYỆN THỊ MINH THƢ

Trang 4

1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2 Chương I TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

ĐỀ TÀI 6

1.1 Các công trình nghiên cứu về cơ sở của việc luận giải tư tưởng Nho giáo

trong tác phẩm Khổng học đăng của Phan Bội Châu 6

1.2 Các công trình nghiên cứu về những nội dung tư tưởng Nho giáo được Phan Bội

Châu kế thừa và diễn giải mới trong tác phẩm Khổng học đăng 14

1.3 Các công trình nghiên cứu về giá trị, hạn chế và ý nghĩa của sự kế thừa và luận

giải mới của Phan Bội Châu về tư tưởng Nho giáo trong tác phẩm Khổng học đăng 17

1.4 Những vấn đề luận án tập trung giải quyết 24

Chương II CƠ SỞ SỰ KẾ THỪA VÀ LUẬN GIẢI MỚI CỦA PHAN BỘI

CHÂU VỀ CÁC TƯ TƯỞNG NHO GIÁO TRONG KHỔNG HỌC ĐĂNG 26

2.1 Bối cảnh lịch sử, xã hội thế giới và Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX 26 2.2 Bối cảnh văn hóa, tư tưởng của sự kế thừa và luận giải mới của Phan Bội

Châu về các tư tưởng Nho giáo trong tác phẩm Khổng học đăng 34 2.3 Thân thế, sự nghiệp của Phan Bội Châu và tác phẩm Khổng học đăng 49

Chương III NHỮNG NỘI DUNG TƯ TƯỞNG NHO GIÁO ĐƯỢC PHAN BỘI CHÂU KẾ THỪA VÀ LUẬN GIẢI MỚI TRONG TÁC PHẨM

NHO GIÁO TRONG TÁC PHẨM KHỔNG HỌC ĐĂNG 115

4.1 Giá trị và hạn chế của Phan Bội Châu khi luận giải tư tưởng Nho giáo trong

tác phẩm Khổng học đăng 115

4.2 Ý nghĩa của việc Phan Bội Châu kế thừa và luận giải mới về Nho giáo trong

tác phẩm Khổng học đăng 132

KẾT LUẬN 147 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152

Trang 5

2

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Dân tộc Việt Nam có truyền thống lịch sử dựng nước, giữ nước lâu đời, hết sức vẻ vang, được nhiều dân tộc trên thế giới tôn trọng, mến mộ Một dân tộc như vậy tất yếu phải có hệ thống tư tưởng ở trình độ nhất định, có nền văn hóa mang bản sắc độc đáo Đó là những giá trị vô cùng quý báu, là hành trang quan trọng để Việt Nam hội nhập quốc tế thành công

Sau 30 năm đổi mới, với việc thực hiện đường lối phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tích cực hội nhập với khu vực và thế giới, nền kinh tế nước ta đã từng bước ổn định và phát triển Những thành tựu mà chúng ta đạt được về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục, là điều không thể phủ nhận và rất đáng tự hào Tuy nhiên, việc đẩy mạnh giao lưu văn hoá, hội nhập kinh tế quốc tế cũng ẩn chứa những nguy cơ, thách thức không nhỏ trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Xét trên góc độ văn hóa, với tâm lý sùng ngoại, một bộ phận không nhỏ người Việt Nam đã xem nhẹ những giá trị văn hoá dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng phương Tây Không ít trường hợp vì đồng tiền và danh vị mà chà đạp lên tình nghĩa gia đình, quan hệ thầy trò, đồng chí, đồng nghiệp Nghiêm trọng hơn là sự suy thoái về đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ quyền cao chức trọng Tất cả những điều đó đang gây hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc, đến cốt cách và bản lĩnh con người Việt Nam Vì vậy, trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước hiện nay, cùng với việc tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại, hơn bao giờ hết, chúng ta phải biết giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống, nhằm xây dựng một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Để giải quyết tốt nhiệm vụ

đó, việc nghiên cứu, xác định đầy đủ các giá trị tư tưởng dân tộc thông qua nghiên cứu

tư tưởng của các nhà văn hóa lớn là rất cần thiết

Trong số các nhà tư tưởng Việt Nam, Phan Bội Châu (1867 - 1940) được đánh giá là nhà văn hoá, nhà tư tưởng lớn có vị trí quan trọng và ảnh hưởng sâu sắc đối với các tầng lớp xã hội nước ta thời cận đại Ông được coi là dấu nối giữa

tư tưởng văn hóa truyền thống với tư tưởng văn hóa hiện đại của nước nhà Trong cuộc đời hoạt động của mình, ông đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị cao

về tư tưởng Là một môn đồ ưu tú của chốn “cửa Khổng sân Trình”, ông đã

Trang 6

3

thấm nhuần những tư tưởng tích cực của Nho giáo Giống như nhiều nhà tư tưởng cùng thời, để kết hợp yêu nước với duy tân, Phan Bội Châu đã phải chia tay với đạo lý thánh hiền ở nhiều điểm nhưng trong quá trình tiếp nhận tư tưởng mới, ông đã phải nhìn lại và chịu không ít những ràng buộc với tư tưởng Nho giáo Vì vậy, vào thời gian cuối đời, ông đã viết hai bộ sách lớn về Nho giáo,

trong đó có cuốn Khổng học đăng Đây là tác phẩm có giá trị, thể hiện rõ ý thức

trách nhiệm của một nhà yêu nước chân chính, với tâm huyết giữ gìn và phát huy các giá trị tư tưởng truyền thống của dân tộc Việt Nam Trong tác phẩm này, những kinh điển chủ yếu của Nho giáo đã được Phan Bội Châu giải thích lại thông qua lăng kính của một nhà nho tiến bộ, qua đó giúp người đọc thấy được những tinh hoa của Nho giáo trong toàn bộ lịch sử và đối với thời đại của Phan

Bội Châu Với Khổng học đăng, chúng ta thấy Phan Bội Châu “luôn trân trọng

giữ gìn tinh thần chân chính của Khổng học và nhắc mỗi chúng ta biết coi trọng tinh thần nền tảng của văn hoá cội nguồn phương Đông” [37, tr 350] Đây là việc làm có ý nghĩa hết sức sâu sắc của ông trong bối cảnh “gió Á mưa Âu” ở Việt Nam buổi giao thời

Trong bối cảnh đất nước ta hiện nay, khi quá trình hội nhập kinh tế, văn hóa toàn cầu đang diễn ra ngày càng sâu rộng thì đã xuất hiện nhiều đặc điểm dường như lặp lại có tính biện chứng so với những đặc điểm của xã hội Việt Nam cách đây gần

100 năm - thời kỳ tác phẩm Khổng học đăng ra đời Vì vậy, nghiên cứu sự kế thừa, luận giải mới của Phan Bội Châu về các tư tưởng Nho giáo trong Khổng học đăng là

một việc làm cần thiết Nó không chỉ giúp chúng ta đánh giá một cách đúng đắn nhất

về tư tưởng và những cống hiến của Phan Bội Châu đối với dân tộc Việt Nam, mà còn gợi mở nhiều bài học sâu sắc về sự kế thừa và phát huy các giá trị tư tưởng truyền thống trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước hiện nay

Trên thực tế đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về Phan Bội Châu trên các góc độ khác nhau với từng mảng tư tưởng của ông Tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống về tư

tưởng Nho giáo trong tác phẩm Khổng học đăng của Phan Bội Châu

Vì những lý do trên, nghiên cứu sinh quyết định chọn đề tài: “Sự kế thừa và

luận giải mới của Phan Bội Châu về các tư tưởng Nho giáo trong tác phẩm

“Khổng học đăng” làm nội dung luận án tiến sĩ Triết học của mình

Trang 7

4

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu:

Làm rõ sự kế thừa và luận giải mới về Nho giáo của Phan Bội Châu trong tác

phẩm Khổng học đăng, từ đó đưa ra những đánh giá về giá trị, hạn chế và ý nghĩa của

việc luận giải Nho giáo đối với thời đại ông và hiện nay

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để thực hiện mục đích trên, luận án có các nhiệm vụ sau:

- Làm rõ tình hình hình nghiên cứu về sự kế thừa và luận giải mới của Phan Bội

Châu về các tư tưởng Nho giáo trong tác phẩm Khổng học đăng, chỉ ra những nội dung

kế thừa của các tác giả khác và xác định rõ hướng nghiên cứu của luận án

- Trình bày, phân tích những điều kiện kinh tế - xã hội, tiền đề tư tưởng dẫn đến sự kế thừa và luận giải mới của Phan Bội Châu về tư tưởng Nho giáo trong tác

phẩm Khổng học đăng

- Trình bày, phân tích những nội dung tư tưởng Nho giáo được Phan Bội

Châu kế thừa và luận giải trong tác phẩm Khổng học đăng

- Đánh giá những giá trị, hạn chế, ý nghĩa hiện thời của sự kế thừa và diễn giải

mới của Phan Bội Châu về tư tưởng Nho giáo trong tác phẩm Khổng học đăng

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu: Sự diễn giải của Phan Bội Châu về Nho giáo

trong tác phẩm Khổng học đăng

3.2 Phạm vi nghiên cứu: Các tư tưởng của Nho giáo được Phan Bội Châu

luận giải trong tác phẩm Khổng học đăng như: Vấn đề Trời, Mệnh trời, con người;

vấn đề kinh tế, chính trị; vấn đề đạo đức, giáo dục

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Cơ sở lý luận: Luận án được thực hiện trên cơ sở những nguyên lý cơ

bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về lịch sử triết học, lịch sử tư tưởng Việt Nam

4.2 Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu

triết học như: phương pháp lôgic – lịch sử, phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp so sánh, hệ thống hóa kết hợp với phương pháp văn bản học, tiểu sử học

5 Đóng góp của luận án:

- Làm sáng tỏ được những điều kiện kinh tế - xã hội và tiền đề tư tưởng

Trang 8

5

dẫn đến sự kế thừa và luận giải mới của Phan Bội Châu về tư tưởng Nho giáo

trong tác phẩm Khổng học đăng

- Phân tích và làm rõ được sự kế thừa và luận giải mới của Phan Bội Châu về

những nội dung tư tưởng Nho giáo trong tác phẩm Khổng học đăng

- Làm rõ được những giá trị, hạn chế và ý nghĩa hiện thời của sự kế thừa và

luận giải mới của Phan Bội Châu về tư tưởng Nho giáo trong Khổng học đăng

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

6.1 Ý nghĩa lý luận: Luận án góp tìm hiểu, hệ thống hóa những nội dung tư

tưởng Nho giáo được Phan Bội Châu kế thừa và luận giải mới trong tác phẩm Khổng

học đăng, từ đó góp phần tìm hiểu tư tưởng của nhà Nho, nhà chí sĩ cách mạng Phan

Bội Châu Trên cơ sở đó, luận án rút ra một số bài học thực tiễn và lý luận về việc kế thừa, phát triển tinh hoa văn hóa dân tộc để vận dụng vào sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước hiện nay

6.2 Ý nghĩa thực tiễn: Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo

trong nghiên cứu và giảng dạy môn Lịch sử Triết học, Lịch sử tư tưởng Việt Nam Luận án cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc tiếp tục đi sâu nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến đề tài

7 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương, 12 tiết

Chương I: Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Chương II: Cơ sở sự kế thừa và luận giải mới của Phan Bội Châu về các

tư tưởng Nho giáo trong tác phẩm Khổng học đăng

Chương III: Những nội dung tư tưởng Nho giáo được Phan Bội Châu kế

thừa và luận giải mới trong tác phẩm Khổng học đăng

Chương IV: Giá trị, hạn chế và ý nghĩa hiện thời của sự kế thừa và

luận giải mới của Phan Bội Châu về các tư tưởng Nho giáo trong tác phẩm

Khổng học đăng

Trang 9

và đã đạt được những thành công nhất định Với giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận án, chúng tôi chú trọng vào những khuynh hướng nghiên cứu chủ yếu về Phan Bội Châu có liên quan trực tiếp đến nội dung đề tài như sau:

1.1 Các công trình nghiên cứu về cơ sở của việc luận giải tư tưởng Nho

giáo trong tác phẩm Khổng học đăng của Phan Bội Châu

Ở nước ta, việc nghiên cứu sự kế thừa và luận giải mới của Phan Bội Châu về

các tư tưởng Nho giáo trong tác phẩm Khổng học đăng chưa được đề cập với tư cách

là một nội dung độc lập mà thường chỉ được bàn tới một phạm vi hẹp hoặc thông qua các nội dung căn bản khác của ông Tuy vậy, những nhận định được đưa ra từ những nghiên cứu này cũng có tác dụng định hướng cho tác giả khi nghiên cứu đề tài

Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về bối cảnh kinh tế, xã hội, văn

hóa, tư tưởng của việc luận giải tư tưởng Nho giáo trong tác phẩm Khổng học đăng của Phan Bội Châu

Về bối cảnh kinh tế, xã hội, trước hết phải kể đến những phân tích của tác giả

Trần Văn Giàu trong cuốn Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến

Cách mạng tháng Tám, tập 2 (Nxb Khoa học Xã hội, HN, 1975) Tác giả đã phân

tích điều kiện chính trị, xã hội dẫn tới sự khủng hoảng của Nho giáo ở Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX; đồng thời miêu tả một cách chi tiết về biểu hiện của cuộc khủng hoảng này trong thời kỳ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới Từ những phân tích đó, tác giả cho rằng: “Cái thời giữa hai cuộc chiến tranh này, lạ thay, lại chứng kiến một số sự kiện giống như chuyện một ngọn đèn phụt lên để rồi tắt Như:

hầu hết các kinh truyện Nho giáo, kể cả Kinh Dịch rất khó hiểu, đều được dịch, giải

thích, in ra; như có những bài và những sách trình bày Nho giáo một cách có hệ thống, trình bày tư tưởng và lịch sử của Nho gia trứ danh, ở bên Trung Quốc và ở Việt Nam; lại như những loạt bài báo và những sách phê bình Nho giáo một cách

Trang 10

7

khá kịch liệt và đôi khi sâu sắc Có thể nói rằng ở nước ta trước kia chưa từng có lúc nào thảo luận nhiều và sâu về Nho giáo như lúc này” [50, tr 310, 311] Bằng quan điểm duy vật, tác giả cuốn sách đã giải thích nguyên nhân dẫn tới những bàn luận “nhiều và sâu” về vấn đề Nho giáo và văn hóa dân tộc ở nước ta thời kỳ này Ông viết: “Sở dĩ như vậy, xét đến cùng, không phải vì lẽ gì khác hơn là thời thế; những năm 20, 30 là thời kỳ chuyển mình của cách mạng Việt Nam, khiến các mặt đấu tranh tư tưởng đều nổi lên gần cùng một nhịp với đấu tranh kinh tế và chính trị Những con người tham gia cuộc tranh luận lúc này không giống nho gia đầu thế kỷ,

mà là những con người hoặc ít hoặc nhiều biết học thuật Tây phương hiện đại, sự sử dụng chữ quốc ngữ, số độc giả đông đều là những điều kiện thuận lợi, cho nên lập luận thường rành rọt, lô-gich, chi li, nói chung là sâu sắc hơn vài ba chục năm về trước” [50, tr 311] Những bàn luận trên của tác giả giúp chúng ta hiểu rằng các hoạt động bảo vệ, chấn hưng Nho giáo ở Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX là kết quả tất yếu của các cuộc đấu tranh kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng trong buổi giao thời Ở đây, chúng ta không thấy Trần Văn Giàu bàn trực tiếp về cơ sở dẫn tới

việc Phan Bội Châu viết tác phẩm Khổng học đăng, nhưng cần hiểu rằng đây là một

tác phẩm nằm trong phong trào diễn dịch, giải thích các kinh truyện Nho giáo được tác giả nhắc đến trong bài viết Vì vậy, những phân tích trên của tác giả có tác dụng định hướng chúng tôi khảo sát các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng ở Việt Nam và thế giới giai đoạn đầu thế kỷ XX với tư cách là cơ sở dẫn tới sự kế

thừa và luận giải mới của Phan Bội Châu về các tư tưởng Nho giáo trong tác phẩm

Khổng học đăng

Ở góc độ trực tiếp hơn, trong bài Một số suy nghĩ về vấn đề Phan Bội Châu và

Nho giáo (In trong kỷ yếu Phan Bội Châu – Con người và sự nghiệp của trường Đại

học KHXH & NV, 1997), tác giả Đỗ Thị Hoà Hới đã nhắc đến tình hình xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất nhằm giúp độc giả hiểu rõ hơn động cơ, mục

đích của Phan Bội Châu khi viết Khổng học đăng Tác giả cho rằng, sau chiến tranh

thế giới lần thứ nhất, chính quyền thực dân đẩy mạnh chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai khiến xã hội Việt Nam có những biến đổi nhiều mặt theo hướng thực dân hóa Chúng tìm mọi cách để cắt đứt ảnh hưởng tốt đẹp của văn hóa truyền thống dân tộc trong đó có văn hóa Nho giáo chân chính, nhằm “Tây hóa” một cách thô bạo nền văn hóa lâu đời của Việt Nam Theo tác giả, “không thể nói chính sách đó không gây

Trang 11

8

ra những di hại cho nền văn hóa dân tộc” và đó là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời

Khổng học đăng của Phan Bội Châu Tác giả viết: “Phan Bội Châu bị bắt và bị an trí

ở Huế, mặc dầu sống trong hoàn cảnh hết sức khó khăn bị o ép đủ bề, nhưng với tấm lòng thương dân, yêu nước, với ý thức trách nhiệm cao đối với sự phục hưng đất nước, trước thực tế mới với độ mẫn cảm của một bậc đại chân nho sớm nhận thấy ảnh hưởng tai hại của chính sách làm đứt đoạn nền văn hóa truyền thống lúc ấy, ông đã có

ý thức bảo tồn, chuyển dịch tinh hoa của văn hóa phương Đông cho hậu thế, với thiện chí có thể hướng bước chuyển của dân tộc từ truyền thống sang hiện đại một cách thuận chiều, ít đổ vỡ” [37, tr 342]

Về bối cảnh văn hóa, tư tưởng, trong Luận án tiến sĩ Triết học “Tư tưởng

triết học và chính trị của Phan Bội Châu” (Viện Triết học, 2006), TS Nguyễn Văn Hòa đã khẳng định thái độ đúng đắn của Phan Bội Châu trong việc kế thừa di sản tư tưởng của dân tộc và tinh hoa của nhân loại và cho rằng chính sự tiếp xúc với văn minh phương Tây đã giúp Phan Bội Châu có được thái độ đúng đắn này Tác giả viết: “Phan Bội Châu là một trong những người đại diện cho buổi giao thời của sự tiếp xúc Á – Âu hồi cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Ông đã hăm hở đón nhận và tiếp xúc với các trào lưu tư tưởng tư sản phương Tây được chuyển tải qua Tân thư, Tân văn” [57, tr 45] Theo tác giả, chính sự tiếp xúc với văn minh phương Tây đã giúp Phan Bội Châu đối chiếu, kiểm nghiệm lại vốn hành trang tư tưởng của mình, đưa lại cho ông một cách nhìn mới mẻ về thế giới Ở đây, tác giả chỉ bàn đến Tân văn, Tân thư với tư cách là tiền đề lý luận quan trọng của chủ trương điều hòa Đông – Tây, Kim – cổ của Phan Bội Châu Tuy nhiên, cần hiểu rằng, việc Phan Bội Châu

kế thừa và luận giải mới các tư tưởng Nho giáo trong Khổng học đăng chính là bằng

chứng tiêu biểu nhất cho chủ trương dung hợp đó Vì vậy, những lập lập, phân tích hợp lý của tác giả Nguyễn Văn Hòa sẽ được chúng tôi kế thừa và phát triển để làm

rõ tiền đề tư tưởng dẫn đến Khổng học đăng của Phan Bội Châu

Tác giả Nguyễn Thọ Đức trong bài Tìm hiểu xu hướng hiện đại hóa tư tưởng

Nho giáo trong Khổng học đăng của Phan Bội Châu (Tạp chí Hán Nôm, số 6, 2011,

tr 37 – 57), đã phân tích sự ra đời của Khổng học đăng như là kết quả tất yếu của

phong trào “chấn hưng và hiện đại hóa tư tưởng Nho giáo” ở Việt Nam những năm

30 của thế kỷ XX Từ việc phân tích sự khủng hoảng sâu sắc của Nho giáo ở các quốc gia Đông Á trước cuộc xâm lược của các nước đế quốc phương Tây cuối thế

Trang 12

9

kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, tác giả đã bàn về phong trào chấn hưng và hiện đại hóa tư tưởng Nho giáo ở Trung Quốc và Việt Nam trong giai đoạn này Trên cơ sở đó, tác giả

làm rõ sự ra đời của Khổng học đăng: “Phong trào chấn hưng và hiện đại hóa tư tưởng

Nho giáo ở Trung Quốc bắt đầu từ những năm đầu thập niên ba mươi thế kỉ XX, phát triển mạnh mẽ và liên tục thành một dòng tư tưởng lớn trong lịch sử tư tưởng hiện đại Trung Quốc - trào lưu Tân Nho học hiện đại Thập niên ba mươi, bốn mươi, ở Việt Nam diễn ra hoạt động chấn hưng Nho giáo khá rầm rộ của những người theo “khuynh

hướng truyền thống” Khổng học đăng của Phan Bội Châu là một trong những trước

tác tiêu biểu của hoạt động chấn hưng Nho giáo giai đoạn này thể hiện khá rõ xu hướng hiện đại hóa tư tưởng Nho giáo” [48, tr 38] Mặc dù chưa phân tích chi tiết về nội dung phong trào chấn hưng và hiện đại hóa tư tưởng Nho giáo ở Trung Quốc và Việt Nam, nhưng tác giả đã giúp chúng tôi hiểu rằng những phong trào này chính là bối cảnh tư

tưởng quan trọng dẫn tới sự ra đời Khổng học đăng của Phan Bội Châu

Có thể thấy, mặc dù có rất ít công trình nghiên cứu về cơ sở của sự kế thừa

và luận giải mới của Phan Bội Châu về các tư tưởng Nho giáo trong tác phẩm

Khổng học đăng nhưng vấn đề này đã bước đầu được tiếp cận và phân tích ở góc độ

trực tiếp hoặc gián tiếp Những lập luận của các tác giả trên đã phần nào giúp chúng

ta thấy được mối quan hệ giữa sự biến đổi về tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng ở Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX (dưới sự xâm lược của thực dân Pháp)

với sự ra đời Khổng học đăng của Phan Bội Châu Nhờ có những công trình nghiên

cứu đó mà chúng ta nhìn nhận rõ hơn về cuộc khủng hoảng Nho giáo ở Việt Nam, cùng với nhu cầu bảo vệ các giá trị truyền thống của dân tộc trước sự lấn át của văn minh phương Tây Đây được xem là điều kiện quan trọng dẫn tới việc Phan Bội diễn dịch lại các tư tưởng Nho giáo trong tác phẩm của mình

Thứ hai, về thân thế, sự nghiệp của Phan Bội Châu

Vấn đề này được rất nhiều các tác giả quan tâm nghiên cứu và được thể hiện không chỉ trong các công trình chuyên khảo về Phan Bội Châu mà cả trong các tài liệu khác viết về Lịch sử Việt Nam, Danh nhân văn hoá Việt Nam

Về thân thế của Phan Bội Châu, trước tiên phải kể đến cuốn Phan Bội Châu niên biểu (do Phan Bội Viết năm 1929) Đây là tập hồi ức của Phan Bội Châu mang

đậm dấu ấn cá tính và bút pháp tác giả, trong đó ghi lại toàn bộ cuộc đời ông Tập hồi ký hơn 200 trang này giúp người đọc biết được Phan Bội Châu sinh ra ở Nam

Trang 13

10

Đàn, Nghệ An trong một gia đình “Thanh nho”, “đời đời theo nghiệp đọc sách” Cha ông là Phan Văn Phổ - “một người thông nho”, sống bằng nghề dạy học và có công lớn trong việc mở rộng kiến thức cho Phan Bội Châu bằng cách giảng giải sử sách, kinh truyện, sự nghiệp của các danh nhân, hiền triết, Mẹ ông là Nguyễn Thị Nhàn, một người hết mực hiền hậu, hiểu biết và cũng có dòng dõi Nho học Bên cạnh việc cung cấp cho độc giả những thông tin đầy đủ về thân thế của Phan Bội Châu, tập hồi ký còn giúp người đọc thấy được một con người có tư chất thông minh, tràn đầy nhiệt huyết, yêu nước chân thành và suốt đời phấn đấu, hy sinh cho nền độc lập của dân tộc Tác phẩm này là cơ sở quan trọng cho các nhà nghiên cứu

về sau trình bày, phân tích một cách chi tiết về quê hương, gia đình và bản thân Phan Bội Châu, trên cơ sở đó đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố trên đến sự nghiệp chính trị, tư tưởng của ông sau này

Qua việc tìm hiểu rất nhiều tập sách chuyên khảo, luận án, luận văn, bài báo khoa học về Phan Bội Châu của các tác giả đã kể trên, chúng tôi nhận thấy, vấn đề thân thế của Phan Bội Châu đều được đề cập khá kỹ với những nhận xét, đánh giá mang tính thống nhất cao Về hoàn cảnh xuất thân, các tác giả đều nhận định Phan Bội Châu được sinh ra trong một gia đình có truyền thống Nho học tại vùng quê giàu truyền thống yêu nước; được đào luyện từ “cửa Khổng sân Trình” và là bậc đại nho luôn có trách nhiệm với vận mệnh của đất nước Về đặc điểm bản thân, các tác giả đều đánh giá ông là con người tài năng, có tư tưởng cấp tiến, có lòng yêu nước nhiệt thành và suốt đời phấn đấu cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc Chẳng

hạn, trong Lời giới thiệu của cuốn Phan Bội Châu (1867 – 1940) – con người và sự

nghiệp (NXB Hà Nội, 1997), tác giả Phùng Hữu Phú cho rằng: “Sinh ra và lớn lên

trong một gia đình nhà nho, giữa miền quê Nghệ An giàu truyền thống yêu nước, Phan Bội Châu ngay từ hồi trẻ đã nổi tiếng là một người mẫn tiệp, có chí hơn

người” [37, tr 5] Trong luận án tiến sĩ Triết học Thế giới quan Phan Bội Châu (Đại

học KHXH & NV, 2001), tác giả Lê Ngọc Thông cũng nhận xét: “Được sinh ra và được nuôi dưỡng trong một gia đình như vậy, Phan Bội Châu đã trở thành một người con trác việt của dân tộc Việt Nam” [117, tr 38] Ở một góc độ sâu sắc hơn, trong

luận án tiến sĩ Triết học Tư tưởng triết học và chính trị của Phan Bội Châu (Viện

Triết học, 2006), trên cơ sở phân tích một cách khái quát về hoàn cảnh xuất thân và đặc điểm bản thân của Phan Bội Châu, tác giả Nguyễn Văn Hòa cho rằng: “Sinh ra

Trang 14

11

trong một gia đình như vậy, nên tư tưởng Nho giáo đã sớm ăn sâu vào Phan Bội Châu

từ tấm bé” [57, tr 52] Tác giả còn khẳng định tài năng và đức độ của Phan Bội Châu

“một mặt đã giúp cho ông thuyết phục, tập hợp được đông đảo quần chúng đi theo con đường cứu nước của mình; mặt khác, còn giúp cho ông biết chắt lọc, kế thừa và tiếp thu những tinh hoa triết học, văn hóa của phương Đông và phương Tây để làm

giàu cho trí tuệ của mình” [57, tr 53] Gần đây, trong cuốn Phan Bội Châu, nhà yêu

nước, nhà văn hóa (Nxb Văn hóa Thông tin, 2012), tác giả Chương Thâu nhận

định: “Nhờ hoàn cảnh gia đình, điều kiện giáo dục, nhà trường Nho học, nhờ sự tiếp xúc với đời sống và giao dịch với nhiều nhà yêu nước khác, đặc biệt nhờ sự tác động của văn chương tiến bộ trong và ngoài nước mà một thế giới quan mới đã được dần dần hình thành trong Phan Bội Châu” [115, tr 186], Những nhận xét trên còn được lặp lại trong rất nhiều công trình nghiên cứu về Phan Bội Châu sau này Chúng tôi đồng tình với những phân tích, đánh giá, nhận xét của các nhà nghiên cứu

đi trước và sẽ tiếp thu, kế thừa trong quá trình thực hiện đề tài luận án của mình Theo chúng tôi, đó là điều kiện về gia đình và là những nhân tố chủ quan cơ bản dẫn đến sự kế thừa và luận giải mới của Phan Bội Châu về các tư tưởng Nho giáo

trong tác phẩm Khổng học đăng

Về sự nghiệp của Phan Bội Châu, trong các công trình nghiên cứu về ông,

hầu hết các tác giả đều chia sự nghiệp của ông thành bốn chặng lớn (giống với cách

mà ông tự chia trong Phan Bội Châu niên biểu), đó là: Từ đầu cho đến 1900, khi

ông đỗ Giải nguyên thi Hương trường Nghệ; từ khi đỗ Giải nguyên cho đến trước khi xuất dương (1905); từ lúc xuất dương cho đến khi bị Pháp bắt ở Thượng Hải (1925) và cuối cùng là 15 năm bị giam lỏng ở Bến Ngự Đánh giá về sự nghiệp của ông, trước đây, các nhà nghiên cứu đều nhất trí coi Phan Bội Châu là một chiến sĩ cách mạng kiên cường bất khuất, một nhà yêu nước lớn của Việt Nam đầu thế kỷ XX Sự đánh giá đó rất đúng nhưng chưa toàn diện bởi mới chỉ dựa vào những vai trò và cống hiến của nhà chí sĩ về mặt chính trị cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc Sau này, khi các tác phẩm của cụ được công bố nhiều hơn và ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu về Phan Bội Châu trên các lĩnh vực Văn, Sử, Triết thì những nhận định về Phan Bội Châu đã ở mức độ bao quát hơn, đầy đủ hơn và sâu sắc hơn Chẳng hạn như

trong bài Phan Bội Châu – nhà cách mạng dân tộc, nhà văn yêu nước, nhà tư tưởng dân

chủ lớn nhất Việt Nam đầu thế kỷ XX (In trong cuốn Phan Bội Châu trong dòng thời

Trang 15

12

đại, Nxb Nghệ An, 2007), tác giả Trần Văn Giàu có viết: “Phan Bội Châu là một chính

khách nổi tiếng, một nhà văn lớn, đồng thời cũng là một nhà tư tưởng lỗi lạc nhất nước ta

trong vài chục năm đầu thế kỷ” [113, tr 50] Trong cuốn Phan Bội Châu, nhà yêu

nước, nhà văn hoá (Nxb Văn hóa Thông tin, 2012), tác giả Chương Thâu nhận

định: “Trong khi dấn thân vào sự nghiệp cứu nước, Phan Bội Châu cũng đồng thời

có một sự nghiệp sáng tác văn thơ tuyên truyền yêu nước, coi đó là một mặt hoạt động không thể thiếu trong cuộc đấu tranh cách mạng, góp phần đắc lực trong sự mưu cầu tiến bộ của nhân quần xã hội Văn chương của cụ thể hiện trên mọi thể loại: thơ văn, khảo cứu lịch sử, chính trị, tư tưởng, triết học, đạo đức, chủ thuyết, tôn giáo, đáng được các thế hệ người đương thời và con cháu mai sau vinh danh là

“một nhà yêu nước, nhà văn hóa lớn”” [115, tr, 11] Trong cuốn Tư tưởng Phan Bội Châu về con người (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2013), tác giả Doãn Chính

và Cao Xuân Long cũng khẳng định: “Phan Bội Châu không chỉ là nhà văn, nhà nhơ, nhà yêu nước mà còn là nhà tư tưởng, nhà triết học, xã hội học Trên lĩnh vực

tư tưởng, ông là người có tư tưởng tiến bộ ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống kinh tế

- xã hội, và là tư tưởng tiêu biểu cho một giai đoạn lịch sử đầy biến động ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX” [27, tr, 350]

Bên cạnh những ý kiến thống nhất trên, trong các công trình nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Phan Bội Châu còn xuất hiện sự bất đồng, đặc biệt là trong những đánh giá về 15 năm cuối đời của cụ

Trong cuốn Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại (Nxb Văn hoá thông

tin, Hà Nội, 1995), nhận xét về 15 năm cuối đời của Phan Bội Châu, tác giả Trần Đình Hượu viết: “Nhiều người vì tình cảm không nỡ nói đến 15 năm cuối cùng của Ông già Bến Ngự Không có lý do chính đáng nào để che giấu sự thật Hai mươi năm của cuộc đời hoạt động cứu nước của cụ đã đủ giành cho cụ vị trí vinh quang Mặt khác về ý nghĩa làm chứng cho thời đại, 15 năm cuối đời mới cho ta thấy chỗ dừng lại của một nhà nho và nỗ lực của cụ tiếp tục vươn lên một cách bất lực, đồng thời mới cho ta thấy đầy đủ ý nghĩa lớn của 20 năm trước Phan Bội Châu kết thúc cuộc đời của mình, như cụ tự nói là một người thất bại, hơn thế như một người cô độc, như một người trở lại là nhà nho Cả cuộc đời cụ là bằng chứng vô giá cho một cuộc thí nghiệm không bao giờ nên lặp lại là dùng những quan điểm Nho giáo hay cách nhìn Nho giáo mà giải quyết các vấn đề của thế giới hiện đại” [62, tr 275 276]

Trang 16

rã thì Phan Bội Châu đã đứng trên bờ của dòng thác cách mạng, e rằng nhận định đó có phần khắt khe và không phù hợp với thực tế lịch sử lúc bấy giờ” [37, tr 9]

Nhận định trên thống nhất với nhận định của nhiều nhà nghiên cứu về Phan Bội Châu sau này như Trần Ngọc Vương, Imai Akio (Đại học Tokyo, Nhật Bản),

Hoàng Kim Kính, Trong bài “Mấy đặc điểm loại hình nhân cách nhà cách mạng

Phan Bội Châu” (In trong cuốn Phan Bội Châu trong dòng thời đại, Nxb Nghệ An,

2007), tác giả Trần Ngọc Vương nhấn mạnh: “Riêng 15 năm cuối đời, Phan Bội Châu tự cho là “đồ bỏ”, là “sống thừa”, không có gì đáng chép, nhưng với người nghiên cứu thì vẫn có nhiều điều để bàn bạc và suy ngẫm” [113, tr 145] Ý kiến này

cũng được tác giả Imai Akio (Đại học Tokyo, Nhật Bản) khẳng định trong bài Tư

tưởng và văn học của Phan Bội Châu thời kỳ ở Huế (Tạp chí Nghiên cứu văn học,

số 5 – 2014) Theo tác giả, giai đoạn từ khi Phan Bội Châu bị bắt về quản thúc ở Huế đến khi mất là “thời kỳ rất đáng được lưu tâm bởi nó là giai đoạn cực kỳ phong

phú về mặt tư tưởng và văn học” [1, tr 11] Đặc biệt, trong bài“Vị trí tác phẩm

Khổng học đăng trong tư tưởng Phan Bội Châu” (In trong cuốn Phan Bội Châu trong dòng thời đại), nhà nghiên cứu Hoàng Kim Kính khẳng định: “Không thể nói

giai đoạn sau 1925 Phan Bội Châu không có gì đóng góp lớn hay có biểu hiện thịnh trị về mặt tư tưởng so với giai đoạn trước đó” [113, tr 427] Theo ông, “với việc từ một nhà nho yêu nước tiến tới tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản và việc diễn giải Khổng, Mạnh theo tư tưởng mới ở Phan Bội Châu đã là một bước tiến dài trong lịch

sử tư tưởng Việt Nam nói chung và trong tư tưởng ông nói riêng” [113, tr 427] Chúng tôi cho rằng nhận định này là hợp lý, chỉ tiếc rằng, trong khuôn khổ của một bài nghiên cứu, các tác giả Đinh Xuân Lâm, Trần Ngọc Vương, Hoàng Kim Kính

và Imai Akio đều chưa luận bàn một cách chi tiết, hệ thống và đủ sức thuyết phục

Trang 17

14

về nhận định của mình Vì vậy, có thể coi đây là một gợi ý quan trọng cho việc đi sâu nghiên cứu và làm sáng tỏ công lao, đóng góp của Phan Bội Châu trong những năm cuối đời mình thông qua những trước tác được ông viết vào giai đoạn này,

sử dụng các kết quả mà các nhà nghiên cứu đã đạt được để làm rõ những yếu tố chủ

quan dẫn đến sự ra đời Khổng học đăng của Phan Bội Châu

1.2 Các công trình nghiên cứu về những nội dung tư tưởng Nho giáo được

Phan Bội Châu kế thừa và diễn giải mới trong tác phẩm Khổng học đăng

Qua khảo sát một khối lượng đồ sộ công trình nghiên cứu về Phan Bội Châu của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, chúng tôi nhận thấy những công trình nghiên cứu về nội dung tư tưởng Nho giáo được Phan Bội Châu kế thừa và diễn giải

mới trong tác phẩm Khổng học đăng chiếm một số lượng khá khiêm tốn Tuy nhiên,

không phải vì thế mà thiếu những nhận định có giá trị về vấn đề này

Năm 1997, trong bài Một số suy nghĩ về vấn đề Phan Bội Châu và Nho

giáo (In trong kỷ yếu Phan Bội Châu – Con người và sự nghiệp, Nxb Hà Nội),

tác giả Đỗ Thị Hoà Hới cho rằng: “Trong kho tàng Khổng học gồm Tứ thư, Ngũ Kinh, chúng ta nhận thấy Phan Bội Châu chú trọng học thuyết Nhân đức – Tính thiện của Khổng – Mạnh Ông dành phần lớn số trang của cả 2 tập sách, phân

tích học thuyết nhân từ nghĩa gốc trong Luận ngữ và được phát triển thêm bởi

Mạnh Tử và các nhà nho đời sau” [37, tr 342 – 343] Theo tác giả, vì mục tiêu

quan trọng của Phan Bội Châu khi viết Khổng học đăng là thuyết phục hậu thế

tin tưởng vào tính chân lý hiển nhiên của đạo lý Nhân – Đức, tính thiện của

Trang 18

15

Khổng – Mạnh, cho nên ông rất chú trọng làm rõ nội dung chữ Nhân trong tác phẩm này Từ những phân tích của mình về chữ Nhân trong luận giải của Phan Bội Châu, tác giả đánh giá: “Qua cách trình bày của Phan Bội Châu, ta thấy ý nghĩa của chữ Nhân của Khổng giáo rất sâu sắc, ảnh hưởng của nó rất to lớn” [37, tr 346] Tuy nhiên, tác giả cũng chỉ ra hạn chế của Phan Bội Châu khi luận giải chữ Nhân trong Nho giáo, đó là “chưa thể vượt ra khỏi cách nhìn của Nho gia khi cho tất cả vấn đề Nhân – Đức – Tính thiện có nguồn gốc tiên thiên, tiên nghiệm và hoàn thiện chỉ thuộc về phạm vi chủ thể” [37, tr 343]

Ở một góc độ sâu sắc hơn, trong bài Tìm hiểu xu hướng hiện đại hóa tư

tưởng Nho giáo trong Khổng học đăng của Phan Bội Châu” (Tạp chí Hán Nôm, số

6, 2011, tr 37 – 57), tác giả Nguyễn Thọ Đức đã làm rõ một nội dung tư tưởng Nho

giáo được luận giải trong Khổng học đăng, bao gồm: phạm trù Nhân; tư tưởng “dân

chủ”, “dân quyền” và tư tưởng kinh tế Phân tích luận giải của Phan Bội Châu về

phạm trù Nhân trong Khổng học đăng, tác giả cho rằng “Phan Bội Châu lạc quan tin

tưởng “Nhân” có giá trị thường hằng, phổ quát, là đạo lí tốt đẹp nhất, cao cả nhất của nhân loại” [48, tr 44] và “dường như Phan Bội Châu muốn khẳng định giá trị của đạo “Nhân” trong học thuyết Nho giáo không chỉ còn bó hẹp trong phạm vi các nước vốn sở hữu văn hóa Nho giáo truyền thống, mà nó hoàn toàn có khả năng vượt qua biên giới của quốc gia, vượt qua thời gian quá khứ, để trở thành khuôn mẫu và

mô phạm của nhân loại trên toàn thế giới trong tương lai” [48, tr 44] Bàn về vấn đề

kinh tế trong Khổng học đăng, tác giả cho rằng: “Một trong những tư tưởng của

Nho giáo bị phê phán gay gắt là tư tưởng “trọng nông ức thương”, coi thường phát triển kinh tế Phan Bội Châu cho rằng đó là quan điểm sai lầm về tư tưởng Khổng

- Mạnh, thực ra tư tưởng Khổng - Mạnh có bao hàm cả tư tưởng kinh tế” [48, tr 46] Tác giả còn trích dẫn một số lập luận của Phan Bội Châu về chế độ “tỉnh điền”,

“tự do mậu dịch” trong Khổng học đăng và cho rằng: “Người đời nay phê phán Mạnh Tử không biết chính sách làm cho nước giàu lên, còn Phan Bội Châu thì

khẳng định sách Mạnh Tử là cuốn cẩm nang kinh tế dân giàu nước mạnh “đáng xem

làm sách phú cường”” [48, tr 47] Về tư tưởng “dân chủ”, tác giả bài báo cho rằng, nếu như từ trước đến nay, mọi người đều cho rằng Nho giáo khiếm khuyết tư tưởng

dân chủ, dân quyền thì trong Khổng học đăng, Phan Bội Châu đã chứng minh cho

người đọc thấy được “Nho giáo hàm chứa đầy đủ những tư tưởng đó” [48, tr 45]

Trang 19

16

Trên cơ sở phác họa một số nội dung hiện đại hóa tư tưởng Nho giáo trong Khổng

học đăng như trên, tác giả nhấn mạnh: “Với Phan Bội Châu, Nho giáo không chỉ là

học thuyết có giá trị đạo đức thường hằng phổ biến ưu việt hơn so với các tôn giáo khác, là phương thuốc hữu hiệu chữa trị căn bệnh văn hóa vật chất phương Tây, mà còn hội đủ những tư tưởng quan trọng căn bản theo “tiêu chuẩn” phương Tây thời hiện đại như: dân chủ, khoa học, kinh tế ” [48, tr 12]

Nhận định trên của tác giả Nguyễn Thọ Đức cũng giống với nhận định của tác giả Imai Akio (Đại học Tokyo, Nhật Bản) khi bàn về xu hướng “tái giải thích

Nho giáo” trong Khổng học đăng Trong bài Tư tưởng và văn học của Phan Bội Châu

thời kỳ ở Huế (Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 5, 2014, tr 11 – 17), Imai Akio đã

dành một mục để trình bày về việc Phan Bội Châu tái giải thích Nho giáo Bằng việc so sánh quan niệm của Phan Bội Châu với Phan Khôi và Trần Trọng Kim, tác giả đã nêu lên những nét đặc sắc trong luận giải của Phan Bội Châu về chính trị và kinh tế Về chính trị, tác giả nhận định: “Phan Khôi cho rằng đạo Khổng vốn đề cao tôn quân - trung quân nên không thích hợp cho thể chế dân chủ hiện đại Trần Trọng Kim lại cho rằng “quân quyền” cũng chính là chủ quyền quốc gia, nên nếu người dân trung thành với “quân quyền” thì chính thể mới vững chắc Riêng Phan Bội Châu lại cho rằng trong tư tưởng Nho giáo đã bao hàm các yếu tố của “chủ nghĩa dân chủ” Về kinh tế, theo tác giả, nếu như Phan Khôi dẫn chứng thái độ xem thường thực nghiệp như một ví dụ cho ảnh hưởng tiêu cực của Nho giáo thì Phan Bội Châu lại ca ngợi “Chủ nghĩa kinh tế bình dân” của Mạnh Tử như là nguồn cội của chủ nghĩa xã hội Tác giả nhấn mạnh: “Về mặt kinh tế, tác phẩm ủng hộ chế độ công hữu chứ không phải chế độ tư hữu và coi trọng chủ nghĩa bình quân, bình đẳng” [1, tr

17] Tác giả cũng cho rằng với Khổng học đăng, Phan Bội Châu đã giúp người đọc thấy

được trong tư tưởng Nho giáo đã bao hàm tư tưởng dân chủ, tư tưởng kinh tế chứ không

hề mâu thuẫn với “dân chủ” và khiếm khuyết tư tưởng kinh tế như quan niệm của nhiều người, đặc biệt là những người theo khuynh hướng Tây học Tuy nhiên, trong phạm vi một bài tạp chí, tác giả chưa có những phân tích và trích dẫn kinh điển cần thiết để chứng minh cho những nhận định của mình

Ở góc độ gián tiếp, trong cuốn Tư tưởng Phan Bội Châu về con người (Nxb

Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2013), tác giả Doãn Chính và Cao Xuân Long cũng

dành một phần nhỏ bàn về một số nội dung trong Khổng học đăng liên quan đến

Trang 20

17

vấn đề giải phóng con người như: vấn đề “dưỡng dân”, vấn đề “giáo dân”, vai trò

và sức mạnh của nhân dân Các tác giả của cuốn sách khẳng định trong tác phẩm

Khổng học đăng “Phan Bội Châu đã cho rằng nhân dân có một sức mạnh vô cùng

to lớn, nhân dân là trời cho nên ý muốn, nguyện vọng của nhân dân là ý muốn và nguyện vọng của trời” [27, tr 148]

Như vậy, những nội dung tư tưởng Nho giáo được Phan Bội Châu luận giải

trong Khổng học đăng đã được một số tác giả đề cập ở góc độ trực tiếp hoặc gián

tiếp, song mới dừng lại ở những tiếp cận ban đầu trong một phạm vi nghiên cứu hẹp Tuy vậy, những nhận định hợp lý của các tác giả trên lại có tác dụng gợi ý cho chúng tôi khảo sát một cách chi tiết về nội dung tư tưởng Nho giáo được Phan Bội Châu

kế thừa và phát triển trong tác phẩm Khổng học đăng của ông, qua đó rút ra những bài

học bổ ích để vận dụng vào quá trình xây dựng nền đạo đức mới ở nước ta hiện nay

1.3 Các công trình nghiên cứu về giá trị, hạn chế và ý nghĩa của sự kế

thừa và luận giải mới của Phan Bội Châu về tư tưởng Nho giáo trong tác phẩm Khổng học đăng

Thứ nhất, về giá trị của việc luận giải Nho giáo trong Khổng học đăng của Phan Bội Châu

Năm 1990, trong cuốn Phan Bội Châu toàn tập, tập 9 (Nxb Thuận Hóa, Huế), tác giả Chương Thâu cho rằng Khổng học đăng là bộ sách biên khảo có giá trị bậc nhất

của Phan Bội Châu trong những năm sống ở Bến Ngự Tác giả viết: “Diễn dịch lại Tứ thư theo quan điểm mới có quan hệ với lịch sử Trung Quốc, Việt Nam và với một số nước khác trên thế giới, đồng thời chỉ ra cái hay, cái tích cực, phê phán những cái tiêu cực có liên quan đến tư tưởng Nho giáo, rút ra bài học kinh nghiệm, đem ứng dụng vào

thực tiễn cách mạng Việt Nam, đó chính là nội dung quan trọng nhất của bộ sách Khổng

học đăng cũng là những điều tâm đắc nhất, tâm huyết của Phan Bội Châu, là thiện chí

của nhà chí sĩ muốn gửi lại cho đời và cho các thế hệ con cháu mai sau” [17, tr 9]

Năm 1997, trong bài Phan Bội Châu - nhà văn hoá (In trong cuốn Phan Bội

Châu con người và sự nghiệp, Nxb Hà Nội, 1997), tác giả Nguyễn Đình Chú cho

rằng: “Với Khổng học đăng, Phan Bội Châu đã để lộ hai điều thật là đáng quý hiếm

trong học thuật, sự ham hiểu cặn kẽ, sâu sắc Khổng học và tư thế học thuật vững chãi đầy bản lĩnh đối với những giá trị văn hoá tinh thần của phương Đông cổ truyền” [37,

tr 244 - 245] Đặt trong sự so sánh với nhiều công trình khác của các tác giả khi viết

Trang 21

18

về Nho giáo như Trần Trọng Kim, Ngô Tất Tố, Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Duy Cần,

Lê Văn Quán, tác giả đi đến nhận định: “cho đến nay, cùng với Nho giáo của Trần Trọng Kim, Khổng học đăng của Phan Bội Châu vẫn là hai công trình học thuật qui

mô nhất và cũng là đáng tin cậy nhất về Nho giáo ở nước ta” [37, tr 245]

Trong bài Một số suy nghĩ về vấn đề Phan Bội Châu và Nho giáo (In trong cuốn Phan Bội Châu – Con người và sự nghiệp, Nxb Hà Nội, 1997), trên cơ sở làm

rõ động cơ, mục đích của Phan Bội Châu khi viết Khổng học đăng, tác giả Đỗ Thị Hoà Hới đã nhận định: “Tại thời điểm viết Khổng học đăng thì ông có ý tưởng

muốn trở về với hằng số giá trị nhân loại chân chính trong học thuyết Khổng – Mạnh, ông cho rằng có thể lấy đó làm chỗ dựa để phục hưng văn hóa dân tộc, là một việc có ý nghĩa nhất định” [37, tr 343] và “bằng tất cả tâm chí, Phan Bội Châu trân trọng giữ gìn tinh thần chân chính của Khổng học, nhắc mỗi chúng ta cần phải coi trọng tinh thần nền tảng của văn hoá cội nguồn phương Đông [37, tr 350]

Trong Luận án tiến sĩ Triết học Tư tưởng chính trị và triết học của Phan Bội

Châu (Viện Triết học, 2006), tác giả Nguyễn Văn Hòa cho rằng: “Phan Bội Châu là

một nhà Nho uyên bác Vì vậy, chúng ta không ngạc nhiên khi thấy mặc dù ông sống trong cảnh tù túng vào những năm cuối đời ở Bến Ngự (Huế), nhưng Phan Bội Châu đã hoàn thành một cách xuất sắc một số công trình biên khảo đồ sộ có độ tin cậy cao và có giá trị lớn đối với triết học phương Đông – những công trình mà cho đến nay chúng ta không khỏi thán phục trước sự am hiểu sâu sắc của ông” [57, tr

38] Khổng học đăng là một trong những công trình “biên khảo đồ sộ có độ tin cậy

cao và có giá trị lớn đối với triết học phương Đông” mà tác giả nhắc đến ở trên

Cùng đánh giá về giá trị của Khổng học đăng, tác giả Hoàng Kim Kính có bài

Vị trí tác phẩm Khổng học đăng trong tư tưởng Phan Bội Châu (In trong cuốn Phan Bội Châu trong dòng thời đại) Tác giả cho rằng trong tác phẩm Khổng học đăng,

Phan Bội Châu đã “vạch rõ những cái hay, cái tích cực ở Khổng – Mạnh đồng thời cũng đả phá những cái dở, cái hủ lậu của nó” [113, tr 426] và “Thông qua việc phân tích, phê phán, Phan Bội Châu muốn cải biến những tư tưởng tích cực của Khổng - Mạnh cho phù hợp với hoàn cảnh hiện tại” [113, tr 426] Từ sự phân tích đó, tác giả kết luận: “Nếu nhiệm vụ của tư tưởng triết học nói chung và của tư tưởng chính trị xã hội nói riêng là cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội và tư duy con người, thì tác phẩm

Khổng học đăng trên một phương diện nào đó đã giải quyết được nhiệm vụ của tư

Trang 22

19

tưởng chính trị - xã hội mà Phan Bội Châu đã đặt ra Đó là nhiệm vụ giáo dục, hướng dẫn mọi người theo con đường tu dưỡng tinh thần, cải tạo bản thân để trở thành những con người có đức, có tài đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ xây dựng một xã hội tốt đẹp” [113, tr 427] và “việc học tập, nghiên cứu tư tưởng Phan Bội Châu trong

tác phẩm Khổng học đăng vẫn là một việc cần thiết” [113, tr 427 – 428]

Ở góc độ sâu sắc hơn, trong bài Tìm hiểu xu hướng hiện đại hóa tư tưởng Nho

giáo trong Khổng học đăng của Phan Bội Châu (Tạp chí Hán Nôm số 6, 2011), từ

việc làm rõ một số nội dung hiện đại hóa Nho giáo trong Khổng học đăng, tác giả

Nguyễn Thọ Đức đã đánh giá rất cao những nỗ lực của Phan Bội Châu Theo tác giả, qua việc khẳng định những ưu điểm của Nho giáo, ông đã giúp người đọc nhận ra rằng “Nho giáo không những không xung đột và cản trở tiến trình hiện đại hóa đất nước, mà trái lại, nó chính là tư tưởng, nền tảng của công cuộc hiện đại hóa của chúng ta” [48, tr 53]

Ở nước ngoài, mặc dù có rất nhiều học giả nghiên cứu về Phan Bội Châu nhưng hầu như chưa có công trình nào nghiên cứu một cách kỹ lưỡng và sâu sắc về

tư tưởng Nho giáo của cụ Qua khảo sát, chúng tôi thấy đáng chú ý nhất là nhận định

của tác giả Imai Akio (Đại học Tokyo, Nhật Bản) được thể hiện trong bài Tư tưởng

và văn học của Phan Bội Châu thời kỳ ở Huế (Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 5 –

2014) Theo tác giả, giai đoạn từ khi Phan Bội Châu bị bắt về quản thúc ở Huế đến khi mất là “thời kỳ rất đáng được lưu tâm bởi nó là giai đoạn cực kỳ phong phú về mặt tư tưởng và văn học” [1, tr 11] Từ quan điểm “Bằng việc tiếp xúc với tư tưởng

xã hội chủ nghĩa, Phan Bội Châu đã tiến bước hơn trong việc giải thích lại Nho giáo”, tác giả cho rằng việc chấp bút hai quyển sách liên quan chủ yếu đến Nho học, trong

đó có Khổng học đăng là “sự trở về với Nho học, song thật sự thì nó không chỉ là sự

“quay lại” mà còn là sự tái bàn luận tư tưởng Nho học của bản thân Phan Bội Châu sau khi đã hấp thu các luồng tư tưởng Đông Tây kim cổ” [1, tr 13 - 14]

Có thể thấy, các học giả đã đạt được sự thống nhất khá lớn trong việc khẳng

định giá trị của việc luận giải tư tưởng Nho giáo trong Khổng học đăng, đó là vạch rõ

những cái hay, cái tích cực của Nho giáo và cải biến những tư tưởng tích cực của Nho giáo cho phù hợp với hoàn cảnh hiện tại Những nhận định mà các tác giả đưa

ra có thể cần phải được luận giải, minh chứng một cách cụ thể hơn, song trong chừng mực nào đó, những nhận định ấy đã có tác dụng nhất định Một là, điều chỉnh lại ý

Trang 23

20

kiến của một số nhà nghiên cứu trước đây cho rằng, do chịu ảnh hưởng sâu đậm của Nho giáo nên Phan Bội Châu đã giữ lại những quan điểm không còn đúng nữa của Nho giáo trong khi tiếp thu hệ tư tưởng tư sản Hai là, phần nào thể hiện thái độ không đồng tình với nhận định có phần cực đoan của GS Vũ Khiêu khi cho rằng:

“Tác phẩm Khổng học đăng của Phan Bội Châu chính là ngọn đèn tàn của Nho giáo

đã bùng lên trong giai đoạn cuối cùng của nó và nhường chỗ cho sự soi rọi của tư tưởng mới của thời đại” [99, tr 17] Ba là, góp phần xoá bỏ một số quan điểm còn

mơ hồ về Phan Bội Châu, cho rằng đoạn đời 15 năm cuối của cụ Phan thì về tư tưởng

cụ đã bị thời đại vượt qua khá xa

Thứ hai, về hạn chế của việc luận giải Nho giáo trong Khổng học đăng của Phan Bội Châu

Bàn về những hạn chế của Khổng học đăng, trước hết, chúng ta phải nhắc tới những nhận định sâu sắc của tác giả Đỗ Thị Hòa Hới trong bài Một số suy nghĩ về

vấn đề Phan Bội Châu và Nho giáo Tác giả cho rằng: “Phan Bội Châu chưa thoát

ra được khuynh hướng Nho hóa các triết thuyết khác” [37, tr 346] Theo tác giả, đó

là một khuynh hướng chủ đạo từng phát huy được tác dụng trước đây nhưng đến

thời điểm Phan Bội Châu viết Khổng học đăng, nhất là đến ngày nay thì “chúng ta khó có thể chấp nhận cách nhìn như vậy” [37, tr 347] Một hạn chế nữa của Khổng

học đăng được tác giả đưa ra trong bài nghiên cứu của mình là “mặc dù ông đã đưa

thêm vào Khổng học một cách có ý thức một số kiến thức triết học và khoa học phương Tây cận đại, nhưng nó chưa có hệ thống và đủ liều lượng cần thiết để tái sinh lại Khổng giáo đủ đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện đại” [37, tr 350]

Những nhận định sâu sắc trên cũng được nhà nghiên cứu Nguyễn Thọ Đức

nhắc đến trong bài Tìm hiểu xu hướng hiện đại hóa tư tưởng Nho giáo trong Khổng

học đăng của Phan Bội Châu Trong cái nhìn đối sánh với Tân Nho gia hiện đại

Trung Quốc, tác giả chỉ ra hai hạn chế của Khổng học đăng, đó là “chỉ so sánh và

Nho hóa một cách giản đơn các triết thuyết khác” [48, tr 50] và tuy được làm mới

bởi tư tưởng dân chủ, dân quyền, khoa học…, nhưng “Khổng học đăng chưa xây

dựng được một hệ lí luận chặt chẽ và thuyết phục” [48, tr 43] Tác giả nhấn mạnh:

“Việc Nho giáo hóa và đồng nhất tư tưởng Nho giáo với các tôn giáo và triết thuyết khác, nhằm khẳng định giá trị, sự uy nghiêm và vĩ đại của Nho giáo, trong những trường hợp nhất định không phải là không hiệu quả Tuy nhiên, sự so sánh khiên

Trang 24

21

cưỡng và thổi phồng vô lí về tính ưu việt, hoàn bị và viên mãn của Nho giáo cũng sẽ gây ra ảnh hưởng tiêu cực, làm hỗn loạn và gây nhiễu trong nhận thức của tầng lớp tri thức, nhất là tri thức trẻ đương thời” [48, tr 52] Theo tác giả, cả hai hạn chế đó đều thể hiện ở thao tác hiện đại hóa Nho giáo mà Phan Bội Châu đã thực hiện và đó cũng

là điểm khác biệt cơ bản trong thao tác hiện đại hóa tư tưởng Nho giáo giữa Khổng

học đăng với Tân Nho gia hiện đại Trung Quốc [48, tr 50]

Những đánh giá trên của cả hai tác giả đều hợp lý, thỏa đáng nhưng theo chúng tôi thì vẫn chưa đầy đủ Vì vậy, trong luận án của mình, một mặt, chúng tôi

sẽ chú ý kế thừa, làm rõ những nhận định trên; mặt khác, bổ sung và chứng minh

một số hạn chế khác của Khổng học đăng để có được sự đánh giá khách quan và

toàn diện nhất về tác phẩm này

Thứ ba, về ý nghĩa hiện thời của việc luận giải Nho giáo trong Khổng học đăng của Phan Bội Châu

Với số lượng khiêm tốn công trình nghiên cứu về Khổng học đăng của Phan

Bội Châu, để tìm ra những luận bàn về các bài học rút ra từ sự kế thừa và luận giải mới của ông về các tư tưởng Nho giáo trong tác phẩm này là một việc không dễ Qua nghiên cứu, chúng tôi thấy vấn đề này chỉ được bàn đến trong hai bài nghiên cứu của tác giả Đỗ Thị Hòa Hới và Nguyễn Thọ Đức

Trong bài Một số suy nghĩ về vấn đề Phan Bội Châu và Nho giáo, tác giả

Đỗ Thị Hòa Hới cho rằng: “Khổng học đăng là một lời khẳng định rằng muốn có

những bước vào hiện đại phải tôn trọng và chú ý tìm hiểu truyền thống, để có thể

có được sự tự tin vững vàng, tránh được những sai lầm của người xưa” [37, tr

351] Ở góc độ sâu sắc hơn, trong bài Tìm hiểu xu hướng hiện đại hóa tư tưởng

Nho giáo trong Khổng học đăng của Phan Bội Châu, nhà nghiên cứu Nguyễn

Thọ Đức khẳng định: “Phải “kế thừa một cách sáng tạo” đối với truyền thống và

“tiếp thu có chọn lọc” đối với hiện đại, để dung hợp Đông Tây - “đời xưa” và

“đời nay” - kết hợp tư tưởng Nho giáo đã được Phan Bội Châu hiện đại hóa với

“dân chủ” và “khoa học” phương Tây” [48, tr 48]

Tóm lại, tổng hợp nghiên cứu của các tác giả về những nội dung liên quan đến đề tài, có thể khái quát kết quả nghiên cứu đó ở các nội dung sau:

Thứ nhất, về cơ sở của sự kế thừa và luận giải mới của Phan Bội Châu về các

tư tưởng Nho giáo trong tác phẩm Khổng học đăng

Trang 25

22

Qua những công trình nghiên cứu về tư tưởng Phan Bội Châu nói chung, Khổng

học đăng nói riêng, chúng tôi nhận thấy vấn đề này đã bước đầu được tiếp cận và phân

tích ở góc độ trực tiếp hoặc gián tiếp Tuy nhiên, các học giả mới chủ yếu đề cập đến

sự khủng hoảng Nho giáo ở Việt Nam, cùng với hoàn cảnh xuất thân của Phan Bội Châu với tư cách là điều kiện quan trọng dẫn tới việc Phan Bội diễn dịch lại các tư tưởng Nho giáo trong tác phẩm của mình Những chuyển biến về kinh tế, chính trị, văn hóa ở Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX (dưới sự xâm lược của thực dân Pháp) tuy

có được một số tác giả đề cập nhưng chưa có những phân tích, lập luận để giúp người

đọc thực sự thấy được mối quan hệ giữa sự chuyển biến này với sự ra đời Khổng học

đăng của Phan Bội Châu Một số vấn đề khác như: tình hình thế giới cuối thế kỷ XIX,

đầu thế kỷ XX; những cuộc tranh luận học thuật sôi nổi; sự ảnh hưởng của Tân văn, Tân thư trong đời sống tư tưởng Việt Nam; xu hướng canh tân, đổi mới đất nước cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX ở nước ta đều có liên quan mật thiết đến đến sự ra đời của

Khổng học đăng nhưng lại chưa được tác giả nào luận giải nhằm chứng minh cho tính

tất yếu của việc diễn dịch lại các tư tưởng Nho giáo của Phan Bội Châu trong tác phẩm này Đây là những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu

Thứ hai, về những nội dung tư tưởng Nho giáo được Phan Bội Châu kế thừa và

diễn giải mới trong tác phẩm Khổng học đăng, các tác giả đã chỉ ra luận giải của Phan

Bội Châu về chữ Nhân, dân, vấn đề dân chủ và kinh tế, từ đó đưa ra một số kết luận có giá trị Tuy nhiên, do chủ yếu xuất hiện trong phạm vi một bài nghiên cứu hoặc bài báo khoa học cho nên các dẫn chứng, lập luận đưa ra chưa đủ để làm rõ nội dung nào được Phan Bội Châu kế thừa, nội dung nào được ông phát triển Mặt khác, nghiên cứu

Khổng học đăng, chúng tôi nhận thấy còn nhiều vấn đề khác được Phan Bội Châu luận

giải, qua đó gợi mở những bài học có giá trị, nhưng lại chưa được công trình nào đề cập tới Đó là: những luận giải về Trời, Mệnh trời, con người; luận giải về đường lối trị

nước; luận giải về các phạm trù đạo đức khác như trung, hiếu, lễ, nghĩa và những

luận giải về về đối tượng, nội dung, phương pháp giáo dục Tất cả những nội dung trên

sẽ được chúng tôi phân tích một cách có hệ thống trong quá trình thực hiện luận án

Thứ ba, về giá trị, hạn chế và ý nghĩa hiện thời của việc luận giải tư tưởng

Nho giáo trong tác phẩm Khổng học đăng của Phan Bội Châu

Về giá trị, hạn chế: Các tác giả đã đạt được sự thống nhất khá lớn trong việc khẳng định giá trị, hạn chế của những luận giải về Nho giáo trong tác phẩm Khổng học

Trang 26

23

đăng và những đóng góp của Phan Bội Châu cho lịch sử tư tưởng Việt Nam Theo

chúng tôi, những nhận định đã được đưa ra là hợp lý nhưng chưa đầy đủ, vì vậy cần được bổ sung để có những đánh giá khách quan và toàn diện nhất về tác phẩm này

Một là, về giá trị, các nghiên cứu đi trước đã chỉ ra giá trị của những luận giải về Nho giáo trong Khổng học đăng là giúp cho người đọc thấy được những tinh

hoa của Nho giáo, thấy được Nho giáo có đầy đủ những yếu tố của một học thuyết hiện đại Theo chúng tôi, ngoài giá trị trên, cần bổ sung một số giá trị khác như: việc diễn dịch lại tư tưởng Nho giáo của Phan Bội Châu thể hiện tư duy thức thời của một nhà Nho chân chính trước sự biến đổi của xã hội; giúp người đọc thấy được những giá trị thực tiễn của học thuyết này trong bối cảnh chống đế quốc, giải phóng dân tộc ở Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX

Hai là, về hạn chế, các tác giả đã chỉ ra một số hạn chế trong việc luận giải

Nho giáo của Phan Bội Châu như: không phê phán mà chỉ thiên về ca ngợi cái hay của Nho giáo và thiếu thuyết phục trong việc làm mới một số nội dung của Nho giáo Chúng tôi cho rằng những nhận định đó là hợp lý nhưng còn thiếu dẫn chứng cần thiết nên phần nào ảnh hưởng đến tính thuyết phục của các đánh giá đã được đưa ra Vấn đề này sẽ được chúng tôi khắc phục trong luận án của mình

Ba là, về ý nghĩa hiện thời của việc luận giải Nho giáo trong Khổng học đăng, các tác giả đã chỉ ra rằng, việc kế thừa và diễn giải mới của Phan Bội Châu về

các tư tưởng Nho giáo đã gợi mở một bài học ý nghĩa về kế thừa các giá trị truyền thống và tiếp thu văn minh nhân loại trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất

nước Theo chúng tôi, việc diễn giải các tư tưởng Nho giáo trong Khổng học đăng

của Phan Bội Châu còn gợi mở nhiều bài học giá trị về mặt thực tiễn, có thể vận dụng vào quá trình xây dựng và phát triển đất nước hiện nay trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, giáo dục, đạo đức Đây là vấn đề cần tiếp tục được nghiên cứu sâu

hơn để có thể đánh giá một cách đầy đủ nhất, khách quan nhất về Khổng học đăng

cũng như những cống hiến của Phan Bội Châu cho dân tộc Việt Nam

Tóm lại, việc khảo cứu một cách toàn diện và chi tiết các công trình liên quan đến đề tài cho thấy, các nhà nghiên cứu đi trước đã đưa ra những nhận định mang tính

gợi mở về việc diễn dịch tư tưởng Nho giáo trong Khổng học đăng của Phan Bội Châu

Song, vì những lí do chủ quan và khách quan, các công trình nghiên cứu trên còn có những hạn chế nhất định và mở ra một số vấn đề cần tiếp tục được giải quyết

Trang 27

24

1.4 Những vấn đề luận án tập trung giải quyết

Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc thành tựu nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trước, luận án tập trung khai thác trên bình diện triết học một cách hệ thống, chi tiết đề

tài “Sự kế thừa và luận giải mới của Phan Bội Châu về các tư tưởng Nho giáo trong

tác phẩm Khổng học đăng” với những vấn đề cần tập trung giải quyết sau:

Thứ nhất, trên cơ sở quán triệt quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử là mỗi

một hình thái ý thức xã hội đều là sự phản ánh tồn tại xã hội, tác giả cho rằng cần phải làm rõ bối cảnh chính trị - xã hội – tư tưởng thời Phan Bội Châu nhằm chỉ ra các yếu tố

ảnh hưởng đến luận giải của ông về các tư tưởng Nho giáo trong tác phẩm Khổng học

đăng, trong đó tập trung phân tích các vấn đề lớn như: nền giáo dục Nho học thời Phan

Bội Châu, chính sách “Tây hoá” nhằm đồng hoá nền văn hoá dân tộc của Việt Nam, cuộc đấu tranh giữa phái Nho học và Tân học; chiến lược Pháp hoá, truyền bá tư tưởng thực dân, sự mất dần vai trò của Nho học; đặc điểm gia đình và bản thân Phan Bội Châu, đặc biệt là giai đoạn ông bị bắt và bị an trí ở Huế , kiến giải vì sao các vấn đề đó lại ảnh hưởng đến việc luận giải Nho giáo của Phan Bội Châu và ảnh hưởng như thế nào

Thứ hai, phân tích những nội dung tư tưởng Nho giáo được Phan Bội Châu

luận giải trong tác phẩm Khổng học đăng như: sự diễn giải về Trời, Người; sự diễn

giải về vấn đề chính trị, kinh tế; sự diễn giải về vấn đề đạo đức, giáo dục

Thứ ba, trên cơ sở nghiên cứu sự luận giải mới về tư tưởng Nho giáo của

Phan Bội Châu theo lôgic như trên, tác giả làm rõ hai vấn đề:

Một là, sự kế thừa và luận giải mới của Phan Bội Châu về các tư tưởng Nho giáo

trong Khổng học đăng có giá trị gì và còn tồn tại hạn chế gì cần khắc phục

Hai là, có thể rút ra những bài học lý luận và thực tiễn gì để vận dụng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước hiện nay Từ đó, tác giả đưa ra những kết luận về ý nghĩa sự kế thừa và luận giải mới về Nho giáo của Phan Bội Châu trong giai đoạn hiện nay

Tiểu kết chương I

Khảo cứu một cách hệ thống các tài liệu có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến đề tài “Sự kế thừa và diễn giải mới của Phan Bội Châu về tư tưởng Nho giáo

trong tác phẩm Khổng học đăng” có thể rút ra một số kết luận căn bản sau:

1 Từ trước đến nay, việc nghiên cứu về Phan Bội Châu nói chung, tư tưởng của Phan Bội Châu nói riêng luôn thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà khoa

Trang 28

25

học trong và ngoài nước Tuy nhiên, các tác giả mới chỉ tập trung chủ yếu đến những cống hiến và giá trị tư tưởng của Phan Bội Châu giai đoạn từ 1925 trở về trước, bởi đối với họ, từ 1925 trở về sau là giai đoạn thể hiện bước thụt lùi cả về hành động và tư tưởng của Phan Bội Châu Việc đánh giá về Phan Bội Châu như vậy là chưa chuẩn xác Vì vậy, đi sâu tìm hiểu tư tưởng của Phan Bội Châu trong giai đoạn sau năm 1925 là một việc làm cần thiết để có được những đánh giá xác đáng nhất về nhân vật lịch sử này

2 Khổng học đăng là một tác phẩm được Phan Bội Châu biên soạn vào thời

gian cuối đời khi bị giam lỏng ở Huế, trong thời điểm Việt Nam đang trong buổi Âu

Á giao thời Trước tác Nho học đồ sộ, công phu này chứa đựng nhiều nội dung tư tưởng có giá trị Vì vậy, việc luận giải mới của Phan Bội Châu về các tư tưởng Nho

giáo trong Khổng học đăng bước đầu đã được đề cập, khai thác, phân tích ở những

phạm vi khác nhau Nhờ có những công trình nghiên cứu trên mà chúng ta phần nào

thấy được một số yếu tố khách quan và chủ quan dẫn đến sự ra đời của Khổng học

đăng Chúng ta cũng biết được một số nội dung, mệnh đề của Nho giáo đã được Phan

Bội Châu kế thừa và phát triển nhằm chứng minh tính tiến bộ, hợp thời của học thuyết này trong xã hội hiện đại và việc làm đó của ông thể hiện nhiều ưu điểm bên cạnh một số nhược điểm khó tránh khỏi Ngoài ra, chúng ta còn biết được nếu nghiên

cứu một cách chi tiết những nỗ lực của Phan Bội Châu trong Khổng học đăng thì có

thể rút ra được nhiều bài học có giá trị Tiếc rằng, những vấn đề trên mới được đề cập trong phạm vi rất hẹp nên vừa chưa đầy đủ, vừa thiếu các dẫn chứng thuyết phục Chưa có một công trình nào luận bàn một cách có hệ thống về vấn đề này dưới góc

độ Triết học Vì vậy, đây là vấn đề rất cần được nghiên cứu một cách nghiêm túc, khoa học, toàn diện và có hệ thống

3 Để đạt kết quả nghiên cứu tốt nhất, bên cạnh việc kế thừa thành tựu của các nhà nghiên cứu trước, luận án tiếp tục đi sâu giải quyết trên bình diện triết học một số vấn đề cơ bản như: phân tích những điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa, tư tưởng dẫn đến sự kế thừa và diễn giải mới của Phan Bội Châu về tư tưởng Nho giáo

trong Khổng học đăng; làm rõ những nội dung tư tưởng Nho giáo được Phan Bội Châu kế thừa, luận giải trong Khổng học đăng; chỉ ra giá trị, hạn chế của Khổng học

đăng và rút ra bài học lý luận, thực tiễn vận dụng vào sự nghiệp xây dựng và phát

triển đất nước hiện nay

Trang 29

26

Chương II CƠ SỞ SỰ KẾ THỪA VÀ LUẬN GIẢI MỚI CỦA PHAN

BỘI CHÂU VỀ CÁC TƯ TƯỞNG NHO GIÁO TRONG KHỔNG HỌC ĐĂNG

2.1 Bối cảnh lịch sử, xã hội thế giới và Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX

2.1.1 Bối cảnh lịch sử, xã hội thế giới cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX

Cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX là giai đoạn có nhiều biến đổi to lớn trong quá trình phát triển lịch sử xã hội ở cả phương Đông và phương Tây

Ở phương Tây, chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền, làm cho xã hội tư bản thay đổi rất lớn trên tất cả các mặt Chủ nghĩa tư bản đã tạo ra sự phát triển chưa từng có của lực lượng sản xuất, thúc đẩy nền sản xuất xã hội phát triển Để đáp ứng yêu cầu bức thiết về thị trường, từ giữa thế kỷ XIX, các nước phương Tây đã tăng cường xâm lược thuộc địa Tuy nhiên, khi nền sản xuất xã hội hóa cao độ thì cũng là lúc diễn ra các cuộc khủng hoảng kinh tế có tính chất chu kỳ Khi khủng hoảng kinh tế nổ ra, hàng hóa không tiêu thụ được, quy mô sản xuất bị thu hẹp, nhiều doanh nghiệp bị phá sản, công nhân thất nghiệp và thị trường rối loạn Đây chính là nguyên nhân dẫn đến các cuộc chiến tranh thế giới vào đầu thế kỷ XX Trong lúc này, các nước nhược tiểu ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ La tinh do được coi là thị trường tiêu thụ chưa được khai phá, giàu tài nguyên thiên nhiên, lại có nguồn lao động dồi dào và rẻ mạt đã trở thành miếng mồi béo bở cho chủ nghĩa thực dân phương Tây thôn tính Để mở rộng thị trường, thu lại lợi nhuận nhiều hơn nữa cho giai cấp tư sản, các nước tư bản phương Tây đã tăng cường xuất khẩu tư bản, đầu tư khai thác thuộc địa Điều này dẫn đến

sự biến đổi sâu sắc trên tất cả các mặt của đời sống xã hội ở các nước phương Đông, trong đó có Việt Nam

Ở phương Đông, sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân, đế quốc phương Tây cùng với sự hèn yếu của giai cấp phong kiến thống trị đương thời đã làm cho nhiều nước lần lượt trở thành thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của các nước đế quốc Sự xâm lược của các nước đế quốc phương Tây cũng tạo ra một làn sóng du nhập văn hóa phương Tây vào các nước Á Đông, làm thức tỉnh giới trí thức ở các nước này Hơn nữa, đến cuối thế kỷ XIX, những cố gắng để giữ gìn, bảo vệ độc lập của các nước thuộc địa phương Đông đều không thành công và thể hiện rõ sự bế tắc, bất lực Vì

Trang 30

27

vậy, phong trào cải cách, canh tân đất nước đã lần lượt diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ ở hầu khắp các nước Đông Á như một hiện tượng lịch sử phổ biến, tác động mạnh mẽ đến các nhà tư tưởng Việt Nam Trong xu hướng “thức tỉnh” đó, không thể không nói đến phong trào canh tân đất nước ở Nhật Bản và Trung Quốc

Đối với Nhật Bản, sau khi chế độ Mạc Phủ tan rã, Thiên hoàng Minh Trị đã đưa ra nhiều chính sách duy tân mang tính đột phá, đem lại hiệu quả cao cho đất nước như thực hiện “phế phiên lập huyện” để xóa bỏ quyền lực của các đại danh, bãi bỏ hệ thống lãnh địa; ban bố quyền tự do buôn bán và đi lại; phát triển giáo dục, khuyến khích học tập trong nước, mời các nhà khoa học nước ngoài về dạy, gửi người nước mình đi nước ngoài tiếp thu các tri thức mới để về xây dựng đất nước, Với những chính sách duy tân của mình, Nhật Bản đã vươn lên thành một cường quốc về mọi mặt và những thành tựu của công cuộc cải cách ở Nhật Bản đã trở thành nguồn động viên, cổ vũ tinh thần to lớn cho các dân tộc thuộc địa da vàng chống đế quốc, thực dân Ở Việt Nam, Phan Bội Châu là một trong những nhà tư tưởng có sự nhìn nhận đầy “khâm phục và ngưỡng mộ” về những thành tựu rực rỡ

của thời kỳ duy tân Minh Trị Trong tác phẩm Hải ngoại huyết thư, ông đã so sánh

tình hình Nhật Bản và Việt Nam như sau:

Kìa xem Nhật Bản người ta:

Vua dân như thế một nhà kính yêu

Chữ bình đẳng đặt đầu chính phủ,

Bấy lâu nay dân chủ cộng hòa,

Nghĩ như nông nỗi nước ta,

Đến giờ mới mất cũng là trời thương! [10, tr 230]

Chính sự đánh giá cao về những thành tựu của công cuộc cải cách ở Nhật Bản đã làm cho tư tưởng Phan Bội Châu có những sự chuyển biến quan trọng về con đường giải phóng dân tộc, giải phóng con người của mình

Tại Trung Quốc, vào cuối thế kỷ XIX, mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến Trung Quốc đang suy tàn và chủ nghĩa tư bản đang hình thành đã biến Trung Quốc rơi vào cảnh bị các nước thực dân xâu xé Trước thực trạng đó, nhiều nhà tư tưởng tiến bộ đã đề xuất chủ trương duy tân xã hội như Hồng Tú Toàn, Khang Hữu Vi Những nội dung duy tân được các nhà tư tưởng Trung Quốc thời kỳ này đề cập đến là: thực hiện bình đẳng xã hội, xóa bỏ quyền sở hữu ruộng đất của phong kiến, phát

Trang 31

28

triển khoa học kỹ thuật, phát triển các ngành nghề, tiến hành cải cách văn hóa, giáo dục theo kiểu phương Tây, Do bị ràng buộc bởi những điều kiện lịch sử, những chủ trương cải cách, duy tân trên đã không được thực thi Tuy vậy, nó vẫn tạo nên một làn sóng chống lại tư tưởng thủ cựu, lạc hậu của chế độ phong kiến

Đến đầu thế kỷ XX, lịch sử Trung Quốc chứng kiến một chuyển biến quan trọng, đó là cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911) do Tôn Trung Sơn lãnh đạo Với cương lĩnh chính trị “dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”, Tôn Trung Sơn đã đề ra những mục tiêu đấu tranh cụ thể như: đánh đuổi giặc Thát, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc Những chủ trương đó ảnh hưởng rất lớn đến các nhà tư tưởng tiến bộ ở Việt Nam thời kỳ này, trong đó có Phan Bội Châu Trong

Phan Bội Châu niên biểu, Phan Bội Châu viết: “Năm Canh tý (1912), mùa xuân

tháng giêng, Tôn Trung Sơn tiên sinh đã được cử làm Trung Hoa lâm thời Đại tổng thống Nguyễn Trọng Thường ở Hà Nội ra, đem tình hình trong nước nói với chúng tôi rằng: “Phong triều Trung Hoa cách mệnh thành công, ảnh hưởng với nước ta hung lắm Nhiệt độ người nước ta so với trước kia lên gấp bội Nếu ở ngoài có cái gì làm tiên thanh, thì khí thế ở trong nước khắc sống lại!” Lúc bấy giờ chúng tôi nghĩ càng kích hung!” [14, tr 210]

Mặc dù các phong trào duy tân, cải cách ở Trung Quốc và Nhật Bản có những nội dung khác nhau và mang lại những kết quả khác nhau nhưng đều thống nhất ở lập trường phải thay đổi những tư tưởng trì trệ, thủ cựu của chế độ phong kiến đương thời Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc như cùng chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi học thuyết Nho giáo hàng ngàn năm, cùng rơi vào tình cảnh mất nước dưới sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân, nên những tư tưởng cải cách, duy tân ở Trung Quốc và Nhật Bản đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong trào cách mạng, tác động sâu sắc tới tư tưởng các nhà yêu nước Việt Nam, thúc đẩy họ tìm tòi những định hướng mới nhằm giải phóng dân tộc và phát triển đất nước

Tóm lại, giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX là một giai đoạn có nhiều biến động trên thế giới ở tất cả các mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học Ở phương Tây, sự phát triển nhanh chóng của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc đã dẫn đến các cuộc chiến tranh thế giới và làm xuất hiện những mâu thuẫn lớn, ngày càng gay gắt Điều này cũng làm xuất hiện những phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra trên phạm vi toàn thế giới với những nội dung và hình thức khác

Trang 32

29

nhau Ở phương Đông, khuynh hướng canh tân, đổi mới đất nước đã xuất hiện ở nhiều nước và có những kết quả nhất định Chính thực tiễn sinh động trên đặt ra cho các nhà tư tưởng Việt Nam nhiệm vụ phải tìm ra con đường cách mạng hữu hiệu nhất để giải phóng dân tộc và phát triển đất nước Đây cũng là những cơ sở quan trọng ảnh hưởng đến tư tưởng các nho sĩ Việt Nam yêu nước nói chung và Phan Bội Châu nói riêng

2.1.2 Bối cảnh lịch sử, xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX

Giai đoạn lịch sử từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX là một giai đoạn lịch sử đầy biến động Sau khi hoàn thành xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp nhanh chóng biến nước ta thành một nước thuộc địa, nửa phong kiến, tạo nên những chuyển biến nhất định trên tất cả các mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội

* Về kinh tế

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ trong các ngành kinh tế nước ta

Trong nông nghiệp, để phục vụ mục đích khai thác thuộc địa, thực dân Pháp

đã ban hành chủ trương, chính sách mới nhằm mở rộng diện tích canh tác, tăng cường phát triển đồn điền Tuy nhiên, diện tích canh tác tăng lên lại đi liền với hiện tượng ruộng đất tập trung trong tay giai cấp địa chủ Mặc dù nông dân là chủ nhân của công cuộc khẩn hoang nhưng lại không được hưởng thành quả lao động trong việc khai khẩn đất hoang của mình, trái lại, họ còn bị bóc lột nặng nề hơn bởi chế

độ tá điền và chế độ thuế khóa do Chính phủ thuộc địa đặt ra

Bên cạnh sự tăng lên của diện tích canh tác, việc phát triển rầm rộ các đồn điền cũng là một đặc điểm nổi bật trong nông nghiệp Việt Nam giai đoạn cuối thế

kỷ XIX, đầu thế kỷ XX Những kết quả khả quan do việc thí nghiệm trồng các loại cây mới trong môi trường sinh thái ở Đông Dương chính là nguyên nhân kiến phong trào xin cấp đất lập đồn điền phát triển rầm rộ lúc đó Hơn nữa, chính phủ thuộc địa còn lợi dụng việc “nhượng đất, khẩn khoang” để thực hiện việc chiếm đất dưới những hình thức ngày càng đa dạng, dẫn đến sự phát triển nhanh chóng của đồn điền Quá trình tích tụ ruộng đất, tích tụ tư bản cũng diễn ra ngày càng quyết liệt trong khu vực đồn điền, tạo điều kiện cho người Pháp chiếm đoạt ruộng đất của nhân dân lao động, biến quyền sở hữu tối cao về ruộng đất chuyển từ nhà vua Việt Nam sang nhà nước bảo hộ Pháp

Trang 33

30

Trong công nghiệp, trước khi cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất được triển khai, ở Việt Nam đã có một số cơ sở công nghiệp như nhà máy kéo tơ, nhà máy đường, nhà máy bia, nhưng đều tồn tại một cách yếu ớt Phải sang đầu thế

kỷ XX, với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, các ngành công nghiệp ở nước ta mới bắt đầu khởi sắc Nhiều công trình công cộng được xây dựng, tạo điều kiện cho các nhà tư bản và công ty tư bản phát triển các ngành công nghiệp Các cơ sở công nghiệp, công ty công nghiệp nối nhau ra đời Các ngành công nghiệp mỏ, công nghiệp chế biến ở nước ta đã có những bước phát triển nhất định do nhu cầu của thị trường chính quốc về nguyên, nhiên liệu

và về sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới Mặc dù công nghiệp nước ta có sự phát triển nhưng đó là sự phát triển manh mún, nhỏ lẻ và chủ yếu mang tính chất phục

vụ cho nền kinh tế thực dân Pháp

Về thương mại, kể từ khi thực dân Pháp xâm lược, thương nghiệp nước ta bắt đầu có sự phát triển Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam, phát triển thương mại được coi là mục tiêu cao nhất bởi nó sẽ giúp thực dân Pháp thực hiện được ý đồ biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ hàng hóa của Pháp, đồng thời cung cấp cho Pháp những sản phẩm có thể tạo ra lợi nhuận cao, cũng như những sản phẩm mà nền kinh tế nước này đang cần Chính quyền thực dân đã có nhiều biện pháp khác nhau nhằm thúc đẩy cả ngoại thương và nội thương ở nước ta thời kỳ này

Sự phát triển của ngoại thương được thể hiện ở sự ra đời của các công ty thương mại lớn, sự tăng lên của tổng kim ngạch xuất – nhập khẩu và sự tăng lên của giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu Chính sự phát triển của ngoại thương đã phá thế “bế quan tỏa cảng” của triều đình Nam triều, tạo điều kiện cho Việt Nam tiếp xúc với thế giới bên ngoài và tiếp cận, giao lưu với các nền văn minh thế giới Tuy nhiên, bằng hàng rào thuế quan mang tính chất đồng hóa giữa thị trường chính quốc và thị trường thuộc địa, thực dân Pháp đã làm cho Việt Nam phụ thuộc vào Pháp và nền kinh tế Việt Nam trở thành một bộ phận của kinh tế Pháp

Cùng với sự phát triển của ngoại thương, nội thương ở nước ta những năm đầu thế kỷ XX cũng rất khởi sắc Sự giao lưu buôn bán giữa các vùng miền trở nên sôi động với những phương tiện vận tải ngày càng phong phú như tàu, thuyền, các loại xe cộ Thị trường hàng hóa cũng được mở rộng với những mặt hàng ngày càng đa dạng Trên thị trường, bên cạnh những mặt hàng quen thuộc của nền kinh tế

Trang 34

do quá trình đô thị hóa cũng như quá trình tiếp xúc với các sản phẩm của Châu Âu Việc buôn bán phát đạt tạo điều kiện cho một số thương nhân người Việt tự lập ra các công ty thương mại để cạnh tranh với các đối thủ khác Không khí “đổi mới”,

“duy tân” đầu thế kỷ XX còn khiến ngay cả các sĩ phu, vốn coi rẻ “thương”, coi trọng “sĩ’ phải thay đổi cách nghĩ Họ nhận ra sự cần thiết phải phát triển công thương để canh tân đất nước

Có thể nói, cuộc khai thác thuộc địa thực hiện một cách ráo riết của thực dân Pháp đã làm cho nền kinh tế nước ta thay đổi đáng kể Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, kinh tế Việt Nam dần chuyển sang nền kinh tế thuộc địa - tư bản với kiến trúc đa ngành Nếu xét về hình thức thì đó là một cơ cấu kinh tế thuộc địa ít nhiều đã mang sắc thái hiện đại, nhưng về thực chất thì đây chính là một cơ cấu kinh tế mất cân đối bởi một nền nông nghiệp cổ hủ bên cạnh nền công nghiệp yếu

ớt Những chuyển biến về kinh tế ấy tất yếu chi phối và ảnh hưởng đến tư tưởng, ý thức hệ của các nhà yêu nước Việt Nam, trong đó có Phan Bội Châu

* Về chính trị

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, thực dân Pháp đặc biệt thi hành hai chính sách chính trị là “chia để trị” nhằm phân tán lực lượng để dễ bề cai trị Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, chính quyền thực dân phong kiến đã tiến hành một số cải cách chính trị nhằm đối phó với những biến động đang diễn ra trong xã hội Việt Nam và hỗ trợ đắc lực cho cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở nước ta Giai cấp địa chủ và tay sai người Việt tiếp tục được sử dụng để làm công cụ cho việc cai trị của thực dân Pháp ở nước ta Trên thực tế, sau khi đã xây dựng và củng

cố được quyền lực của mình, thực dân Pháp tìm cách hạn chế dần vai trò của triều đình phong kiến trong công việc điều hành quốc gia Ở khu vực nông thôn, thực dân Pháp đã tiến hành “cải lương hương chính” với nội dung tổ chức lại bộ máy hành chính theo hướng thực dân hóa, thống nhất quản lý tài chính của các làng, nhằm kiểm soát và biến làng xã thành một công cụ hữu hiệu để làm lợi cho họ Thông qua

Trang 35

32

những quy định về sự giám sát, kiểm soát và điều khiển một cách sát sao mọi hoạt động nơi làng xã, hệ thống chính quyền cấp cơ sở ở nước ta từng bước bị thực dân Pháp can thiệp và dần xóa bỏ tính tự trị vốn có của nó Sự can dự của thực dân Pháp vào bộ máy chính quyền phong kiến diễn ra ở tất cả các cơ quan quan trọng nhất của

bộ máy đó và theo chiều hướng tăng dần Đây cũng là biện pháp quan trọng giúp thực dân Pháp thực hiện được các kế hoạch khai thác thuộc địa và củng cố chế độ thực dân Với những biện pháp chính trị đó, giai cấp địa chủ phong kiến mất dần địa vị thống trị của mình Về hình thức, giai cấp này vẫn có quyền lực trong việc điều hành

tổ chức của chính mình, nhưng thực chất lại bị phụ thuộc vào chính quyền thực dân, bởi người quyết định sau cùng và cao nhất của mọi vấn đề do triều đình đặt ra không phải là vua triều Nguyễn mà lại là viên Khâm sứ Sau cuộc cải cách, chính quyền phong kiến Việt Nam bị tước đoạt gần hết các quyền tự trị cơ bản của mình và trở thành kẻ bù nhìn, làm tay sai cho giặc Trong giai đoạn này, khi mà nền độc lập dân tộc đã mất, chế độ phong kiến Việt Nam đã suy tàn thì Nho giáo với tư cách là nền tảng tư tưởng của giai cấp địa chủ phong kiến tất yếu sẽ bị xáo động một cách mạnh

mẽ và mất dần vị trí của mình trong đời sống xã hội

* Về cơ cấu xã hội

Ở Việt Nam, sự xâm lược của thực dân Pháp đã làm cơ cấu xã hội nước ta những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX có nhiều chuyển biến đáng kể Cơ cấu

xã hội theo tứ dân: sĩ, nông, công, thương dần thay đổi Bên cạnh những giai cấp, tầng lớp cũ, thời kỳ này ở nước ta còn xuất hiện các giai cấp mới tương ứng với cơ cấu kinh tế thực dân nửa phong kiến

Trước hết là sự hình thành giai cấp công nhân Việt Nam Giai cấp này bao gồm những người lao động trong các nhà máy, xí nghiệp, công xưởng, Đa số họ xuất thân từ giai cấp nông dân và là nạn nhân của chính sách cướp đoạt ruộng đất

mà thực dân Pháp thi hành ở Việt Nam Họ bị đế quốc và phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề nên sớm có tinh thần đấu tranh chống thực dân, phong kiến và nhanh chóng trở thành lực lượng tiên phong trong các cuộc đấu tranh cách mạng

Tiếp đến là sự xuất hiện của giai cấp tư sản Việt Nam Đây là những người tham gia hoạt động sản xuất và kinh doanh trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp và thương nghiệp với những quy mô lớn, nhỏ khác nhau Đây là giai cấp

có vai trò quan trọng vào việc truyền bá những tư tưởng mới vào Việt Nam

Trang 36

33

Cuối cùng là sự xuất hiện của tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam Tầng lớp này bao gồm các tiểu thương, những người làm việc ở các sở công hay tư, những người làm nghề tự do, học sinh, trí thức, viên chức Quá trình khai thác thuộc địa, cộng với sự xuất hiện hệ thống thành thị kiểu phương Tây và nền giáo dục mới ra đời đã làm cho lực lượng này ngày càng trở nên đông đảo

Chính sách cai trị của thực dân Pháp không chỉ dẫn đến sự xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới, mà còn làm cho bản thân các giai tầng có sự phân hóa ngày càng sâu sắc Trong giai cấp địa chủ phong kiến, không phải tất cả đều có chung một thái

độ chính trị mà có sự phân hóa với hai bộ phận chủ yếu: một bộ phận địa chủ cấu kết với thực dân Pháp để tăng cường bóc lột, áp bức nông dân và một bộ phận địa chủ có lòng yêu nước, đứng về phía nông dân đấu tranh chống Pháp với những hình thức và mức độ khác nhau Giai cấp tư sản thì phân hóa thành hai bộ phận: tư sản mại bản và tư sản dân tộc Trong đó, tư sản dân tộc biểu hiện rõ tinh thần yêu nước, gắn sự phát triển của mình với những lợi ích quốc gia và góp phần quan trọng vào việc truyền bá những tư tưởng mới vào Việt Nam trong thời kỳ này Tầng lớp tiểu tư sản cũng có sự phân hóa thành tiểu tư sản trí thức và bình dân Các trí thức lại có sự phân hóa theo các khuynh hướng tư tưởng cũ, mới khác nhau, trong đó bao gồm trí thức Nho học và trí thức Tây học Trí thức Nho học lại phân hóa thành ba bộ phận: một

bộ phận các nhà Nho bảo thủ, trì trệ, làm tay sai cho chính quyền thực dân; một số nhà nho khác chọn phương thức “lánh đời, ở ẩn” trước vận mệnh của dân tộc và một số nhà Nho có lòng yêu nước, nhiệt tình tham gia vào cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm Trí thức Tây học cũng phân hóa sâu sắc, bao gồm những kẻ phục vụ chính quyền thực dân, đi ngược lại với lợi ích của dân tộc và những người “Tây học” có lòng yêu nước nhiệt thành, tham gia tích cực vào phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc

Như vậy, có thể thấy cơ cấu xã hội ở Việt Nam có những biến động không ngừng cả về quy mô lẫn tính chất dưới tác động của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa Tính phức tạp trong cơ cấu xã hội đó tất yếu ảnh hưởng đến tính phức tạp trong đời sống văn hóa, tư tưởng Việt Nam thời kỳ này Bên cạnh đó, cho đến những năm đầu thế kỷ XX, mặc dù giai cấp công nhân và giai cấp tư sản đều đã có những bước phát triển nhất định nhưng cả hai giai cấp này đều chưa trở thành một lực lượng

đủ mạnh để có thể lãnh đạo cách mạng Việt Nam Trong bối cảnh đó, tầng lớp tiểu tư sản trí thức trở thành lực lượng chính trong việc tìm ra những giải pháp cho những

Trang 37

34

vấn đề trọng yếu của dân tộc Nổi bật lên trong tầng lớp này là các trí thức yêu nước tiến bộ Tuy chưa phải là lực lượng lãnh đạo cách mạng, nhưng với lòng yêu nước nhiệt thành, họ đã thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng trong buổi giao thời ở nước

ta như: kêu gọi, duy trì lòng yêu nước; giữ gìn, phát huy truyền thống của dân tộc hay tham gia các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc với những mức độ khác nhau Phan Bội Châu là một trong số các trí thức yêu nước tiến bộ kể trên

Qua những điều phân tích trên, chúng ta có thể thấy tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX rất phức tạp Những yếu tố cũ và mới đan xen trong mọi mặt của đời sống xã hội Nguy cơ mất gốc, nô dịch về văn hóa ngày càng trở thành hiện thực Buổi giao thời với những đặc điểm hết sức phức tạp ấy đặt ra cho những người Việt Nam yêu nước nói chung, các trí thức tiến bộ nói riêng nhiệm vụ là phải tìm ra con đường giải phóng đất nước và bảo vệ nền văn hóa của dân tộc Phan Bội Châu là một trong số những trí thức nhà nho cấp tiến ở nước ta giai đoạn này Ông không khỏi bùi ngùi, xót xa cho vận mệnh của dân tộc khi chứng kiến sự chuyển giao giữa cái cũ và cái mới, sự va chạm giữa phương

Đông và phương Tây Tác phẩm Khổng học đăng của ông ra đời đã đem đến một

cách nhìn, một cách giải quyết mới cho yêu cầu mà thời đại đặt ra

2.2 Bối cảnh văn hóa, tư tưởng của sự kế thừa và luận giải mới của

Phan Bội Châu về các tư tưởng Nho giáo trong tác phẩm Khổng học đăng

2.2.1 Bối cảnh văn hóa

* Ảnh hưởng của văn hóa phương Tây đến đời sống tinh thần của người Việt Nam

Văn hóa Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX đã ghi dấu sự gặp

gỡ và va chạm hai nền văn hóa Đông – Tây, một bên là văn hóa truyền thống với sự ảnh hưởng sâu đậm của Nho giáo với một bên là nền văn hóa mới lạ lẫm nhưng cũng đầy hấp dẫn Quá trình xâm nhập của chủ nghĩa thực dân đã đưa đến cuộc gặp gỡ lịch sử giữa hai nền văn minh Âu – Á Xã hội Việt Nam bị xáo động mạnh mẽ trong cuộc “đụng

độ” ấy Trong một bài thơ đăng trên báo Tiếng Dân thời kỳ này, Phan Bội Châu viết:

Á Âu xáo lẫn đen pha đỏ,

Tân cựu phân minh tớ đội thầy

Tháng Một đứng trên đầu tháng Chạp,

Ngày Nam nằm dưới đít ngày Tây [13, tr 359]

Trang 38

35

Sự tiếp xúc văn hóa Đông – Tây ở nước ta thời kỳ này diễn ra dưới chính sách văn hóa nô dịch của chính quyền thực dân với mục đích cơ bản là ngu dân để dễ bề cai trị Vì vậy, những yếu tố phản giá trị của phương Tây dễ dàng nhâm thập vào nước ta, tạo ra sự thay đổi nhanh chóng của đời sống tinh thần theo chiều hướng ngày càng tiêu cực Các luân thường, đạo lý truyền thống dần bị phá vỡ; tình nghĩa bị lép

vế trước lợi ích; quan hệ họ hàng, gia tộc dần bị xem nhẹ và trở nên lu mờ trước cá nhân Trong khi đó, những yếu tố tiến bộ của văn hóa phương Tây lại luôn bị ngăn chặn bởi nó có thể ảnh hưởng tích cực đến tinh thần, tư tưởng của người Việt Nam Điều này đã được Nguyễn Ái Quốc đề cập như sau: “Những vấn đề nào liên quan đến chính trị xã hội có thể làm người ta tỉnh ngộ đều bị bóp méo, xuyên tạc Có học lịch sử nước Pháp đi nữa thì người ta cũng không hề đả động đến chương nói về cách mạng Người ta cấm học sinh đọc các tác phẩm của Huygô, Rút xô, Môngtetxkiơ” [86, tr 122] Trong bối cảnh trên, một vấn đề mang tính tất yếu đặt ra đối với mỗi người Việt Nam nói chung, giới trí thức nói riêng là phải nhận thức một cách đúng đắn về văn hóa dân tộc cũng như văn hóa phương Tây, để trên cơ sở đó, lựa chọn một con đường đúng đắn nhất, phù hợp nhất Là sản phẩm của sự gặp gỡ giữa hai nền văn hóa trên, Phan Bội Châu đã có những nhận thức sâu sắc về cả hai

nền văn hóa Việc ông viết tác phẩm Khổng học đăng trong giai đoạn này cũng là

một cách để ông thể hiện quan điểm của mình về vấn đề trên

Một vấn đề mới trong bối cảnh văn hóa Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX là sự ra đời và tác động của hệ thống báo chí tới đời sống xã hội nước

ta Kể từ khi thực dân Pháp xâm lược, dưới ảnh hưởng của hai cuộc khai thác thuộc địa, một hệ thống đô thị kiểu phương Tây đã hình thành và phát triển ở nước ta như

Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, Sài Gòn Đây được coi là cửa ngõ giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và thế giới, nơi mà những ảnh hưởng từ phương Tây vào nước ta được thể hiện một cách sâu sắc nhất

Cùng với sự lớn mạnh của các đô thị, một phức thể dân cư đa dạng với những tầng lớp xã hội mới dần xuất hiện như: quan chức, viên chức, những người phục vụ chính quyền thực dân, những tầng lớp dân nghèo thành thị, tầng lớp trung lưu hành nghề tự do, những nhà tư sản dân tộc, Đặc điểm của những tầng lớp này là “điều kiện sinh hoạt vật chất của họ dồi dào chừng nào thì lòng hâm mộ của họ đối với văn hóa Tây phương càng nồng nàn chừng ấy” [2, tr 401] Chính trong môi trường ấy,

Trang 39

36

báo chí đã xuất hiện Thực dân Pháp đã đưa ra một chính sách về báo chí nhằm phổ biến văn hóa phương Tây, tuyên truyền cho chủ nghĩa thực dân và loại bỏ dần ảnh hưởng văn hóa Hán ở nước ta Các cơ sở vật chất cần thiết như nhà in, nhà xuất bản, phát triển mạnh mẽ để phục vụ cho chính sách này Những cơ sở in ấn, nhà xuất bản không chỉ tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn mà còn xuất hiện ở nhiều thành phố khác như Hải Phòng, Nam Định, Vinh, Hàng loạt các tờ báo

cũng được xuất bản trong thời kì này như: Đăng cổ tùng báo, Nam trung nhật báo,

Đại Việt tân báo, Nông cổ mín đàm, Đông dương tạp chí, Nam phong tạp chí

Mặc dù báo chí được thực dân Pháp sử dụng như một phương tiện hữu hiệu để chuyển tải các tư tưởng nô dịch vào nước ta, khuyến khích nhân dân ta gia nhập quân đội Pháp để làm bia đỡ đạn, gieo rắc những nhận thức sai lệch về các phong trào cộng sản và cách mạng trên thế giới nhưng cũng thông qua sách báo trong và ngoài nước

mà các trào lưu tư tưởng, văn hóa tiến bộ phương Tây có điều kiện tràn vào nước ta,

từ đó thúc đẩy sự tiếp xúc giữa hai nền văn hóa Đông – Tây Sự phát triển của môi trường đô thị với nhiều đổi thay cùng chính sách nô dịch về văn hóa của thực dân Pháp đã làm cho những sợi dây liên lạc với văn hóa truyền thống có thể không bị cắt đứt hẳn nhưng chắc chắn bị phai nhạt, thậm chí bị chà đạp một cách thô bạo Trước thực tại đó, việc hiện đại hóa các tư tưởng truyền thống, trong đó có Nho giáo là một

tất yếu Xét ở khía cạnh khác, quá trình này lại tạo điều kiện cho những trào lưu văn

hóa tiến bộ lan truyền vào nước ta, tác động mạnh mẽ đến tầng lớp sĩ phu yêu nước, trang bị cho họ một tầm nhìn rộng lớn hơn, một lối tư duy phân tích khoa học để nhận thức thực trạng của đất nước mình Họ không chỉ đi tiên phong trong việc chống lại cái bảo thủ, lạc hậu mà còn gìn giữ, phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc

và tích cực tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại Phan Bội Châu viết Khổng học

đăng trong thời kỳ này cũng không nằm ngoài mục đích ấy

* Những thay đổi trong lĩnh vực giáo dục, khoa cử, chữ viết

Nền giáo dục ở nước ta những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX cũng có nhiều biến động Chính quyền thực dân hiểu rằng không thể dễ dàng đồng hóa một nước có hàng ngàn năm lịch sử và một nền văn hóa lâu đời như Việt Nam Vì vậy, chúng đã tìm cách thâm nhập văn minh thực dân vào nước ta bằng một nền giáo dục

nô dịch Những kẻ đến nước ta “khai hóa văn minh” muốn xóa bỏ nền giáo dục theo Nho giáo đã tồn tại ở nước ta hàng ngàn năm, xây dựng nền giáo dục mới nhằm tạo

Trang 40

37

ra một tầng lớp người biết phục tùng để chúng dễ bề sai bảo, phục vụ cho nền thống trị thuộc địa lâu dài của chúng Từ năm 1905, để duy trì vĩnh viễn ách thống trị của thực dân Pháp, người Pháp đã chủ trương cải cách giáo dục Các trường Pháp - Việt dần dần được mọc lên cùng những quy định sẵn có và được theo dõi sát sao nhằm đảm bảo cho những hoạt động của trường luôn nằm trong khuôn khổ Những yếu tố tiến bộ của văn hóa phương Tây có ảnh hưởng tích cực đến tinh thần, tư tưởng người Việt Nam đều bị người Pháp tìm cách ngăn chặn Trong các trường Pháp - Việt, thực dân Pháp còn gieo rắc tư tưởng tự ti dân tộc cho học sinh bằng cách xuyên tạc nguồn gốc giá trị văn hóa Việt Nam, tiếng Việt bị chèn ép, coi nhẹ, Mục đích cơ bản của nền giáo dục mới ấy là làm ngu dân để chúng dễ bề cai trị và gây ảnh hưởng tinh thần

để nắm lấy trí thức, thanh niên phục vụ nền thống trị thuộc địa của nó

Chương trình khoa cử theo đó cũng được sửa đổi Kỳ thi Hương diễn ra lần cuối cùng ở Nam kỳ vào năm 1867, ở Bắc kỳ năm 1915 và ở Trung kỳ vào năm

1918 Năm 1919 kỳ thi Hội cũng bị chấm dứt ở Huế Sau nhiều năm tồn tại ở nước

ta, chế độ khoa cử phong kiến chính thức kết thúc vào năm 1919, đồng thời đánh dấu sự suy tàn của ý thức hệ Nho giáo đã tồn tại ở nước ta hơn 1000 năm Sự sụp đổ của Hán học tất yếu làm thay đổi các quan niệm trong cuộc sống, trong truyền thống dân tộc, xóa bỏ sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến Các thiết chế Nho học cũng dần dần lùi xa, những ông đồ giờ chỉ còn là “những di tích của một thời tàn” (Vũ Đình Liên)

Như vậy, với mục tiêu đào tạo lớp người làm tay sai và xa hơn là đồng hóa người bản xứ, thực dân Pháp đã mở rộng hệ thống giáo dục thực dân rộng khắp Đông Dương Việc thực hiện nền giáo dục thực dân tại Việt Nam đã làm cho nền giáo dục nước ta gần như mất phương hướng giữa một bên là giáo dục cũ đã trở nên lỗi thời với một bên là nền giáo dục mới không phải nhằm phục vụ nhân dân Kết quả của nền giáo dục này là sự tăng lên của một tầng lớp trí thức Tây học mất gốc, chỉ thu nhận những hình thức hào nhoáng của nền văn minh mới Tuy nhiên, không phải tất cả các trí thức Tây học đều phục vụ cho thực dân mà vẫn có những trí thức tiến bộ luôn kiên định chủ nghĩa yêu nước cùng hoài bão cứu nước và giải phóng dân tộc Bên cạnh đó, mặc dù việc đưa hệ thống giáo dục phương Tây vào Việt Nam là nhằm mục đích đồng hóa người Việt, song nhìn nhận khách quan thì chính nền giáo dục ấy đã phần nào giúp cho nền giáo dục nước nhà có điều kiện tiếp thu,

Ngày đăng: 21/02/2017, 17:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Imai Akio (2014), “Tư tưởng và văn học của Phan Bội Châu thời kỳ ở Huế”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học (5), tr. 11 – 17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng và văn học của Phan Bội Châu thời kỳ ở Huế”, Tạp chí "Nghiên cứu Văn học
Tác giả: Imai Akio
Năm: 2014
8. Phan Bội Châu (1957), Phan Bội Châu niên biểu, Nxb Văn, Sử, Địa, Hà Nội (Phạm Trọng Điềm, Tôn Quang Phiệt dịch) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phan Bội Châu niên biểu
Tác giả: Phan Bội Châu
Nhà XB: Nxb Văn
Năm: 1957
9. Phan Bội Châu (1990), Toàn tập, tập 1, Nxb Thuận Hóa, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Phan Bội Châu
Nhà XB: Nxb Thuận Hóa
Năm: 1990
10. Phan Bội Châu (1990), Toàn tập, tập 2, Nxb Thuận Hóa, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Phan Bội Châu
Nhà XB: Nxb Thuận Hóa
Năm: 1990
11. Phan Bội Châu (1990), Toàn tập, tập 3, Nxb Thuận Hóa, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Phan Bội Châu
Nhà XB: Nxb Thuận Hóa
Năm: 1990
12. Phan Bội Châu (1990), Toàn tập, tập 4, Nxb Thuận Hóa, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Phan Bội Châu
Nhà XB: Nxb Thuận Hóa
Năm: 1990
13. Phan Bội Châu (1990), Toàn tập, tập 5, Nxb Thuận Hóa, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Phan Bội Châu
Nhà XB: Nxb Thuận Hóa
Năm: 1990
14. Phan Bội Châu (1990), Toàn tập, tập 6, Nxb Thuận Hóa, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Phan Bội Châu
Nhà XB: Nxb Thuận Hóa
Năm: 1990
15. Phan Bội Châu (1990), Toàn tập, tập 7, Nxb Thuận Hóa, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Phan Bội Châu
Nhà XB: Nxb Thuận Hóa
Năm: 1990
16. Phan Bội Châu (1990), Toàn tập, tập 8, Nxb Thuận Hóa, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Phan Bội Châu
Nhà XB: Nxb Thuận Hóa
Năm: 1990
17. Phan Bội Châu (1990), Toàn tập, tập 9, Nxb Thuận Hóa, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Phan Bội Châu
Nhà XB: Nxb Thuận Hóa
Năm: 1990
18. Phan Bội Châu (1990), Toàn tập, tập 10, Nxb Thuận Hóa, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Phan Bội Châu
Nhà XB: Nxb Thuận Hóa
Năm: 1990
19. Phan Bội Châu (2010), Khổng học đăng, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khổng học đăng
Tác giả: Phan Bội Châu
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2010
20. Giản Chi, Nguyễn Hiến Lê (1992), Đại cương triết học Trung Quốc (thượng và hạ), Nxb Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương triết học Trung Quốc
Tác giả: Giản Chi, Nguyễn Hiến Lê
Nhà XB: Nxb Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 1992
21. Giản Chi, Nguyễn Hiến Lê (1992), Tuân Tử, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuân Tử
Tác giả: Giản Chi, Nguyễn Hiến Lê
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1992
22. Giản Chi, Nguyễn Hiến Lê (1994), Tuân Tử, Nxb Văn hóa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuân Tử
Tác giả: Giản Chi, Nguyễn Hiến Lê
Nhà XB: Nxb Văn hóa
Năm: 1994
24. Doãn Chính, Trương Văn Chung (đồng chủ biên)(2005), Bước chuyển tư tưởng Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước chuyển tư tưởng Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Tác giả: Doãn Chính, Trương Văn Chung (đồng chủ biên)
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2005
25. Doãn Chính (chủ biên)(2013), Lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam
Tác giả: Doãn Chính (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2013
26. Doãn Chính (2013), Lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam từ thời kỳ dựng nước đến đầu thế kỷ XX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam từ thời kỳ dựng nước đến đầu thế kỷ XX
Tác giả: Doãn Chính
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2013
27. Doãn Chính, Cao Xuân Long (2013), Tư tưởng Phan Bội Châu về con người, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Phan Bội Châu về con người
Tác giả: Doãn Chính, Cao Xuân Long
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2013

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w