1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại trung tâm y tế dự phòng quận Tân Phú - Khoa Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm

32 1,2K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 3,5 MB

Nội dung

Và để đáp ứng nhu cầu ấy, trên đường phố xuấthiện ngày càng nhiều những quán ăn nhanh và họ chỉ biết thưởng thức mà không hềquan tâm đến chất lượng vệ sinh của những món ăn này, còn ngườ

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Qua quá trình thực tập tại trung tâm y tế dự phòng quận Tân Phú Em thấy bảnthân vẫn còn nhiều hạn chế, nhưng nhờ nhận được sự động viên giúp đỡ của các thầy

cô giáo đặc biệt là giảng viên hướng dẫn cô Thạc sĩ Hoàng Thị Khánh Hồng và các

cô chú anh chị trong trung tâm y tế dự phòng nên em đã tích lũy được nhiều kiếmthức quý báu mà em thấy càng yêu quý nghề nghiệp mà mình sẽ làm hơn Em hyvọng rằng, trong một tương lai không xa bản thân mình cũng sẽ góp phần nhỏ bé vào

sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước

Em xin chân thành cảm ơn những người đã tận tình chỉ bảo vào tạo điều kiệncho em trong suốt quá trình làm báo cáo thực tập và thực hành Nhất là Trưởng khoaVSATTP quận Tân Phú cô Nguyễn Thị Thúy Vy

Em xin cảm ơn thầy cô giáo đã dạy dỗ, dìu dắt em trong suốt quá trình học tập,thu nhận kiến thức tại trường, đặc biệt là các thầy cô giáo trong khoa Công NghệThực Phẩm

Bên cạnh sự giúp đỡ của thầy cô, em cũng nhận được nguồn động viên rất tolơn từ gia đình và bạn bè

Để hoàn thành đợt thực tập và làm bài báo cáo, em đã cố gắng hết sức songkhông tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự đóng góp phê bình củacác thầy cô để giúp em hoàn thành báo cáo và có nhiều kinh nghiệm hơn sau khi ratrường và làm việc thực tế

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: GIOI THIỆU TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG QUẬN TÂN PHÚ 2

1.1 Chức năng: 2

1.2 Nhiệm vụ và quyền hạn: 2

1.3 Về tổ chức bộ máy của Trung tâm Y tế Dự phòng quận Tân Phú: 3

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 5

2.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề: 5

2.2 Các khái niệm cơ bản 6

2.3 Các đặc điểm cơ bản hiện nay 7

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA VẤN ĐỀ 8

3.1 Khảo sát thực trạng: 8

3.2 Nguyên nhân tiềm ẩn của thức ăn đường phố: 8

3.2.1 Nguồn thực phẩm kém chất lượng: 8

3.2.2 Công nghệ chế biến bẩn: 10

3.3 Vấn đề thực tế: 11

3.4 Giải pháp thực hiện 17

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26

4.1 Tiến hành thực nghiệm 26

4.2 Kết luận và kiến nghị 29

CHƯƠNG 5: CÁC QUY ĐỊNH, YÊU CẦU BẢO ĐẢM VỆ SINH AN TOÀN THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ: 31

5.1 Các quy định tại điều 7: 31

5.2 Các quy định tại điều 8 đối với người kinh doanh thức ăn đường phố 33

5.3 Quy định tại điều 5 khoản 13 luật ATTP: 34

TÀI LIỆU THAM KHẢO ii

Trang 3

tế và thời gian là lựa chọn tối ưu nhất Và để đáp ứng nhu cầu ấy, trên đường phố xuấthiện ngày càng nhiều những quán ăn nhanh và họ chỉ biết thưởng thức mà không hềquan tâm đến chất lượng vệ sinh của những món ăn này, còn người bán thì chỉ quantâm đến số tiền mà họ kiếm được Cũng vì thế mà xuất hiện ngày càng nhiều những

vụ ngộ độc thực phẩm xuất phát từ những quán ăn thiếu vệ sinh này Chính vì lí do đó

mà Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm đang là vấn đề được người tiêu dùng và nhà nướcquan tâm Vì lẽ đó chúng em quyết định tìm hiểu về đề tài: “AN TOÀN VÊ SINHTHỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ” Phạm vi ở quận Tân Phú Tp.HCM Thông qua những tàiliệu tìm được, chúng em hy vọng sẽ cung cấp những thông tin cần thiết cho mọingười, nâng cao ý thức về VSATTP

Trang 4

CHƯƠNG 1: GIOI THIỆU TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG QUẬN TÂN PHÚ

1.1 Chức năng:

Trung tâm Y tế dự phòng quận Tân Phú có chức năng triển khai thực hiện cácnhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật về y tế dự phòng, phòng chống HIV/AIDS, phòngchống bệnh xã hội, an toàn vệ sinh thực phẩm, chăm sóc sức khỏe sinh sản và truyềnthông giáo dục sức khỏe trên địa bàn quận

1.2 Nhiệm vụ và quyền hạn:

Trung tâm Y tế dự phòng quận Tân Phú có chức năng triển khai thực hiện cácnhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật về y tế dự phòng, phòng chống HIV/AIDS, phòngchống bệnh xã hội, an toàn vệ sinh thực phẩm, chăm sóc sức khỏe sinh sản và truyềnthông giáo dục sức khỏe trên cơ sở kế hoạch của thành phố và tình hình thực tế trênđịa bàn quận trình cấp có thẩm quyền phê duyệt

Tổ chức thực hiện các hoạt động sau:

- Triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về phòng chốngdịch, bệnh, HIV/AIDS, các bệnh xã hội, tai nạn thương tích, sức khỏe lao động vàbệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe môi trường, sức khỏe trườnghọc, dinh dưỡng cộng đồng, an toàn vệ sinh thực phẩm, truyền thông giáo dục sứckhỏe theo phân cấp và theo quy định của pháp luật;

Trang 5

- Trực tiếp quản lý, hướng dẫn và giám sát chuyên môn, kỹ thuật về các hoạtđộng thuộc lĩnh vực phụ trách và khám chữa bệnh thông thường đối với các trạm y tếphường, các cơ sở y tế trên địa bàn;

- Tham gia đào tạo, đào tạo lại, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức vềchuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực phụ trách cho cán bộ y tế thuộc đơn vị mình vànhân viên y tế phường;

- Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoahọc, kỹ thuật về lĩnh vực liên quan;

- Quản lý và tổ chức triển khai thực hiện các dự án thuộc chương trình mụctiêu y tế quốc gia và các dự án khác được Sở Y tế phân công;

- Thực hiện quản lý cán bộ, chính sách, khen thưởng, kỷ luật đối với côngchức, viên chức và quản lý tài chính, tài sản của đơn vị theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện các chế độ thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc Sở Y tế và Ủy bannhân dân quận Tân Phú giao

1.3 Về tổ chức bộ máy của Trung tâm Y tế Dự phòng quận Tân Phú:

Trung tâm Y tế Dự phòng quận Tân Phú do Giám đốc quản lý có từ hai đến

ba Phó Giám đốc giúp việc Giám đốc

- Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm do Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận TânPhú bổ nhiệm theo đề nghị của Trưởng Phòng Nội vụ quận Tân Phú

- Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng quận Tân Phú quyết định bổ nhiệmTrưởng, Phó các khoa, phòng và Trạm Y tế phường

Các phòng chức năng, nghiệp vụ gồm:

- Phòng Tổ chức - Hành chính quản trị;

- Phòng Kế hoạch - Tài chính;

- Phòng Truyền thông giáo dục sức khỏe

Các khoa chuyên môn gồm:

- Khoa Kiểm soát dịch, bệnh, HIV/AIDS;

- Khoa An toàn vệ sinh thực phẩm;

- Liên chuyên khoa Lao, Tâm thần, Da liễu

Về biên chế, định mức lao động và kinh phí hoạt động của Trung tâm Y tế Dự

Trang 6

BYT ngày 09 tháng 9 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế về ban hành “Quy định chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Y tế Dự phòng huyện,quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh” và do Ủy ban nhân dân thành phố giao theo chỉtiêu biên chế sự nghiệp y tế quận Tân Phú hàng năm.

Trang 7

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề:

Với xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay thì nền kinh tếnước ta đã và đang từng bước phát triển hội nhập xu hướng chung đó Cùng với sựphát triển của nền kinh tế thì xã hội ngày càng ổn định, đời sống nhân dân được nângcao, kéo theo đó là quan niệm sống của con người cũng thay đổi theo từ “ăn no, mặcấm” sang “ăn ngon, mặc đẹp” Để đáp ứng nhu cầu của con người thì hàng loạt cácquán ăn, gian hàng di động, thức ăn, đồ uống được bày bán trên đường phố, vỉa hèxuất hiện ngày càng nhiều

Lý do chọn đề tài

- Xã hội phát triển, dân số tăng nhanh nhu cầu của người dân đều tăng cao như

ăn, mặc, ở, sinh hoạt

- Vấn đề ăn uống luôn đặt lên hàng đầu ở Việt Nam cũng như là thế giới đặcbiệt là vấn đề an toàn vệ sinh vì nó gắn liền và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe conngười

- Tình hình ngộ độc thực phẩm ngày càng trầm trọng và ít được quan tâm Xảy

ra nhiều nhất là các món ăn đường phố được nhiều người ưa chuộng

- Hội nhập kinh tế kèm theo đó lượng hànng hóa lưu thông ngày càng nhiềukhó kiểm soát hết

Chính vì vậy vấn đề về an toàn vệ sinh các món ăn đường phố là cần quan tâmnhất hiện nay, cần giải quyết sớm

Mục tiêu nghiên cứu đề tài

- Để mọi người nhận thức tầm quan trọng của vấn đề vệ sinh an toàn và quantâm đến nó và thực hiện một cách triệt để

- Phát hiện cách chế biến gây hại cho sức khỏe con người những khó khăntrong vấn đề giải quyết loại trừ

- Nguyên nhân mà thức ăn đường phố lại tồn tại và phát triển nhanh

- Tìm ra những phương hướng cách giải quyết đúng, nhằm góp phần vào xâydựng và hoàn thiện bộ máy quản lí của các cơ quan nhà nước

Đối tượng nghiên cứu

Cơ sở nghiên cứu: các quán ăn đường phố tại quận Tân Phú với các nhân viênchế biến và chuyên phục vụ các món ăn đường phố gồm: các món qua quá trình chếbiến ( cơm, hủ tiếu, mì, phở, bún ), thực phẩm tươi sống ( các loại trái cây, rau củ )

và một số loại thức uống

Giới hạn nghiên cứu

Tập trung nghiên cứu về thực phẩm xung quanh quận Tân Phú tại những lềđường, quán ăn trong thời gian 1 tháng kể từ 22/11/2016 – 22/12/2016

Trang 8

2.2 Các khái niệm cơ bản

- Thực phẩm: là những sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc

đã qua chế biến, bảo quản Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất

- Chế biến thực phẩm: là quá trình xử lý thực phẩm đã qua sơ chế hoặc thựcphẩm tươi sống theo phương pháp công nghiệp hoặc thủ công để tạo thành nguyênliệu thực phẩm hoặc sản phẩm thực phẩm

- Mối nguy hại về an toàn thực phẩm ( Food safety hazards ): là tác nhân sinhhọc, hóa học hoặc vật lý trong thực phẩm hoặc tình trạng của thực phẩm có khả nănggây ra ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe

- Ngộ độc thực phẩm: là tình trạng bệnh lý xảy ra do ăn, uống thực phẩm cóchứa chất độc

2.3 Các đặc điểm cơ bản hiện nay

- Dịch vụ thức ăn đường phố như một hiện tượng phổ biến của đô thị hóa Bêncạnh là nguồn thực phẩm phong phú và đa dạng, rẻ tiền, tiện lợi đáp ứng được nhucầu ăn uống hàng ngày của người lao động và thức ăn đường phố cũng tạo cơ hội tìmkiếm việc làm cho những người có ít vốn đầu tư Thức ăn đường phố mang lại thườngkhông đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng Tình trạng mất an toàn vệ sinh của nguồn thức ăn này từ khâu xuất xứ đến khâu chếbiến và bảo quản đã dẫn đến hàng loạt vụ ngộ độc vệ sinh thực phẩm trong Tp.HCMnói chung, và ở Quận Tân Phú nói riêng

- Điều này là mối đe dọa tiềm ẩn mà người tiêu dùng không biết được tầmnguy hại của nó đối với sức khỏe và tính mạng mình

- Không chỉ riêng các khu chợ, vỉa hè, các cổng trường học mà tại những nơisức khỏe được quan tâm hàng đầu như ở bệnh viện thì thức ăn đường phố vẫn đangđược ưa chuộng, ngày càng phát triển, bày bán tràn lan với khách hàng ăn đông.Tuynhiên, vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm lại ít được quan tâm và chú trọng

Trang 9

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA VẤN ĐỀ

3.1 Khảo sát thực trạng:

- Trong những năn gần đây, nền kinh tế của nước ta chuyển sang cơ chế thịtrường Các loại thực phẩm sản xuất, chế biến trong nước và nước ngoài nhập vào ViệtNam ngày càng nhiều chủng loại

- Việc sử dụng các chất phụ gia trong sản xuất trở nên phổ biến Các loại phẩmmàu, đường hóa học đanng bị lạm dụng trong pha chế nước giải khát, sản xuất bánhkẹo, chế biến thức ăn sẵn như thịt quay, giò chả, ô mai

- Nhiều loại thịt bán trên thị trường không qua kiểm duyệt thú y Tình hih2 sảnxuất thức ăn, đồ uống giả, không đảm bảo chất lượng và không theo đúng thành phầnnguyên liệu cũng như quy trình công nghệ đã đăng ký với cơ qua quản lý; nhãn hàng

và quảng cáo không đúg sự thật vẫn xảy ra

- Ngoài ra, việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật bao gồm thuốc trừ sâu, diệt

cỏ, hóa chất kích thích tăng trưởng và thuốc bảo quản không theo đúng quy định gây ônhiễm nguồn nước cũng như tồn dư các hóa chất này trong thực phẩm

- Việc bảo quản lương thực thực phẩm không đúng quy cách tạo điều kiện cho

vi khuẩn và nấm mốc phát triển đã dẫn đến các vụ ngộ độc thực phẩm

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá các chương trình hành độngđảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên toàn cầu đã xác định được nguyênnhân chính gây tử vong ở trẻ em đường phố là các bệnh đường ruột, phổ biến là tiêuchảy Đồng thời cũng nhận thấy nguyên nhân gây các bệnh trên là do thực phẩm bịnhiễm khuẩn.Ở Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế, trong 10 nguyên nhân gây ra tửvong thì nguyên nhân do vi sinh vật gây bệnh đường ruột đứng thứ 2

3.2 Nguyên nhân tiềm ẩn của thức ăn đường phố:

3.2.1 Nguồn thực phẩm kém chất lượng:

Do quá trình chăn nuôi, gieo trồng, sản xuất lương thực, thực phẩm

- Thực phẩm có nguồn gốc từ gia súc, gia cầm bị bệnh hoặc thủy sản ống ởnguồn nước bị nhiễm bẩn

- Các loại rau, quả được bón quá nhiều phân hóa học, sử dụng thuốc trừ sâukhho6ng cho phép hoặc cho phép nhưng không đúng về liều lượng hay thời gian cáchly.Cây trồng ở vùng đất bị ô nhiễm hoặc tưới phân tươi hay nước thải bẩn Sử dụngcác chất kích thích tăng trưởng làm giảm thời gian thu hoạch

Do quá trình chế biến không đúng:

- Qúa trình giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm, quá trình thu hái lương thực, rau,quả không đúng theo quy định

- Dùng chất phụ gia không đúng quy định của Bộ Y tế để chế biến thực phẩm

- Dùng chung dao thớt hoặc để thực phẩm sống với thực phẩm chín

- Dùng khăn bẩn để lau dụng cụ ăn uống

Trang 10

- Bàn chế thực phẩm, bàn ăn hoặc dụng cụ ăn uống nhiễm bẩn Không rửa taytrước khi chế biến thực phẩm.

- Người chế biến thực phẩm đang bị bệnh truyền nhiễm, tiêu chảy, đau bụng,nôn, sốt, ho hoặc nhiễm trùng ngoài da

- Rửa thực phẩm, dụng cụ ăn uống bằng nước nhiễm bẩn

- Nấu thực phẩm chưa chín hoặc không đun lại trước khi ăn

Do quá trình sử dụng và bảo quản không đúng

- Dùng dụng cụ sành sứ, sắt tráng men, nhựa tái sinh bị nhiễm chất chì để chưađựng thực phẩm

- Để thức ăn qua đêm hoặc bày bán cả ngày ở nhiệt độ thường: thức ăn khôngđược đậy kín, để bụi bẩn, các loại côn trùng gặm nhấm, ruồi và các động vật khác tiếpxúc gây ô nhiễm

- Do thực phẩm bảo quản không đủ độ lạnh hoặc không đủ độ nóng làm cho vikhuẩn vẫn phát triển

Đa phần thức ăn đường phố là ăn nhanh, gọn, nhẹ, họp túi tiền của mọi ngườinhư: bún, ốc, bánh mỳ, xôi, nhưng vì lợi nhuận nhiều người chủ bán hàng đã sử dụngthực phẩm kém chất lượng và không rõ nguồn gốc với giá rẻ để chế biến thành nhữngmón ăn phục vụ người bình dân

Tại nhiều cơ sở chế biến nguyên liệu thực phẩm với cách chế biến thủ công và

sử dụng nhiều hóa chất độc hại

3.2.2 Công nghệ chế biến bẩn:

- Các loại thịt, cá, gà, đậu hủ, măng, dưa, được cơ sở chế biến ngay dưới nền

xi măng Còn các loại rau chỉ cần nhúng vào một chậu nước rồi vớt ra, đem chế biến

- Những hàng ăn ở chợ, tại đây hầu hết các cống rãnh bị ứ đọng, khu vệ sinhbốc mùi khó ngửi trong khi gần đó đủ thức ăn chín như: thịt quay, giò chả, nem ránkhông có tủ kín che bụi Tại các quán chè, bún chả, bún ốc, cơm chiên, các chồngbát, đĩa, cốc, chén bị dơ bẩn, ruồi nhặng bu kín; nước để rửa chén thì có hai xô, vừarửa vừa tráng đục ngầu

- Các hàng quán có mặt bằng để bày bán mà còn bẩn đến vậy thì những thức ănbày bán trên vỉa hè, các bến xe, trước cổng bệnh viện, trường học lại càng thấy kinhkhủng Cụ thể nhất là tại cổng trường ĐH Công Nnghiệp Thực Phẩm TP.HCM nhiều

xe hàng rong chen chúc nhau buôn bán bất chấp khói bụi, nắng nóng Người bán thì

mồ hôi nhễ nhịa bưng đồ ăn chạy tới chạy lui để bán cho sinh viên, trong khi thức ănkhông hề được che đậy Hầu hết các bà bán hàng không đeo găng tay để lấy thức ăn

Trang 11

Nơi rửa chén mất vệ sinh

Trang 12

3.3 Vấn đề thực tế:

Thức ăn đường phố vẫn đắt hàng:

- Mặc dù quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với thức ăn đường phố vàhàng rong liên tục được tuyên truyền, đặc biệt từ khi dịch tiêu chảy cấp xuất hiện rênđịa bàn thành phố theo khảo sát, thức ăn đường phố vẫn vô tư hoat động trên khắp cáctuyến đường

- Cũng không ít người nhận thấy sự nguy hiểm của thức ăn đường phố đến sứckhỏe nhưng vì lý do này, lý do kia vẫn phải tìm đến những quán ăn ven đường nhưmột nhu cầu thiết yếu không thể thiếu hằng ngày

Nơi ăn uống mất vệ sinh Chế biến thức ăn bằng tay

- TP.HCM là trung tâm tiêu thụ sản phẩm sỉ và lẻ lớn, đây là địa bàn xảy ranhiều vụ vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm bị phát hiện nhiều nhất nước Rauxanh nhiễm thuốc sâu, giò chả thịt nguội tẩm ướp hóa chất, thu mua giết mổ gia súcgia cầm không kiểm dịch, thực phẩm ôi thiu Đặc biệt gần đây, các cơ quan quản lýcòn phát hiện nhiều vụ vi phạm về an toàn thực phẩm cực lớn, đa số là hàng ngoạinhập

Biết không an toàn mà vẫn bán

Theo một bài báo viết về tâm sự của một người bán hàng mà nhóm chúng tôithu nhận được như sau:

Chị Nguyễn Thị Đăng là một người có thâm niên 17 năm bán hàng rong, bánthức ăn trên đường phố được mời phát biểu Chị vừa kể lại, cũng như vừa thú nhậnmột thực trạng day dứt của an toàn vệ sinh thực phẩm đường phố: “ Từ năm 89-94, tôilàm nghề bán hàng chẻ, là các loại trái cây cóc, ổi, xoài, khóm chẻ ra để bán Đi kèmvới các loại trái cây gọt vỏ sẵn, chẻ ra từng miếng hấp dẫn luôn là một thau nước màuvàng và một chén mắm ruốc Chị Đăng thú nhận thau nước màu vàng có một ít đườnghóa học” Chị nhấn mạnh: “ Biết là không an toàn nhưng vì miếng cơm manh áo nênphải bán Có nhiều người sợ bụi, sợ ô nhiễm bịt mắt từ đầu tới chân nhưng vẫn ghémua trái cây chẻ vì thấy hấp dẫn quá.”

Sau mấy lần bị phạt vì tội lấn chiếm lòng lề đường ( chứ không phải bị phạt vìbán thực phẩm không an toàn – lời chị Đăng) nên hết vốn, chị nghỉ một thời gian rồixoay sang bán hủ tiếu, bánh cuốn An toàn vệ sinh của các loại thực phẩm này cũng

Trang 13

không có gì khá hơn Chị thú thực: Vì là hàng bán lề đường nên bán một buổi trời,mấy chục cái tô, mấy chục cái đĩa chỉ có một thau nước rửa Bán hủ tiếu một tô chỉ cóhau ba ngàn thì tiền đâu mà mua thịt trên thớt, thịt có kiểm dịch Tôi phải chờ tới trưa

để mua thịt ế, giá chỉ bằng phân nữa so với thịt tươi Có hôm tôi mua trúng miếng thịtkhông biết họ ướp cái gì mà khi nấu, thịt nổi lều bều, miếng thịt rã ra Đắn đo mãi,cuối cùng tôi quyết định đổ bỏ, bở vì lỡ ăn vào có người chết thì to chuyện

Qua đó, ta thấy được chỉ vỉ mục đích kiếm được nhiều thu nhập hơn họ đã bấtchấp mua những thứ rẻ tiền không đảm bảo để bán cho người tiêu dùng Khách hàngkhông ăn thì không được, nếu ăn thì không thể phân biệt đâu là thực phẩm sạch đâu làthực phẩm không sạch Đồng thời đó cũng là sự quản lý lỏng lẻo của các cơ quan chứcnăng không kiểm soát hết dẫn đến tình trạng này vẫn tiếp tục tràn lan

Theo kết quả điều tra, thực tế kinh doanh của thức ăn đường phố hiện nay thìkiểu bán hàng phổ biến nhất là có chỗ bán cố định trên vỉa hè, chiếm 76,5%, xe đẩy lưđộng và bưng bê chỉ chiếm lần lượt 16,35 và 7,3% Bản thân người bán thiếu kiến thức

cơ bản, 91% người bán là phụ nữ và trong đó 41% là trình độ từ cấp 1 trở xuống, 5%chưa biết chữ, 7,8% chỉ biết đọc, viết

Bán bì miếng cơm manh áo

Biết dơ vẫn ăn

Dù thực tế nhiều nguy cơ thiếu an toàn, nhưng thúc ăn đường phố vẫn đượcmọi người nhìn nhận như một nhu cầu thiết yếu cho đời sống đô thị hiện nay

Trang 14

Nhiều người vẫn chuộng thức ăn đường phố

Kết quả khảo sát cũng cho thấy tỷ lệ người có nhu cầu ăn thức ăn đường phố làrất cao, 99,5% số người được hỏi cho biết đã từng ăn thức ăn đường phố và khoảngmột nửa trong số đó dùng thức ăn đường phố hàng ngày, 70% ý kiến cho rằng họ chọnthức ăn đường phố vì tiện lợi Thời điểm sử dụng thức ăn đường phố nhiều nhất là vàobuổi sáng với 82%

Nỗi lo sợ về vệ sinh an toàn thực phẩm

Công bằng mà nói, thức ăn đường phố đã đáp ứng nhu cầu của nhiều người,nhất là trong một xã hội đang phát triển như ở nước ta hiện nay Thuận lợi của thức ănđường phố là đang dạng, giá cả phải chăng, người tiêu dùng có thể sử dụng ngay nênkhông mất thời gian chế biến Vì vậy, thức ăn đường phố góp phần tiết kiệm thời giansau một ngày làm việc mệt mỏi, tạo cho người lao động có nhiều thời gian nghỉ ngơihơn Đặc biệt, sử dụng thức ăn đường phố giúp học sinh có nhiều thời gian cho học tập

và nghỉ ngơi, phần nào giải quyết cái đói “tức thời”

Nhưng những thuận lợi trên chỉ có được nếu thức ăn đường phố hợp vệ sinh,ngược lại nó sẽ đem lại nhiều hậu quả khôn lường cho sức khỏe của người tiêu dùng

và nguy cơ lây nhiễm các dịch bệnh nguy hiểm Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độcthức ăn xảy ra trên địa bà cả nước làm cho hàng trăm người mắc bệnh, thậm chí cóngười tử vong Đó chỉ là những trường hợp ngộ độc được thống kê, còn rất nhiềutrường hợp khác gây rối loạn tiêu hóa do thức ăn mất vệ sinh Có thể nói ảnh hưởngcủa thức ăn đường phố do mất vệ sinh là không nhỏ

Quán nước ven đường Quán chè không che chắn

Bánh tráng trộn lề đường Cơm bình dân đầy rác thải

Trang 15

Nước mía bẩn hoành hành Gà vịt giết mổ để trên nền nhà

Thờ ơ trước dịch bệnh

- Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cả nước nói chung hiện là vấn đề hết sứcphức tạp trên nhiều phương tiện, từ người sản xuất, kinh doanh đến người tiêu dùng.Nhiều nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi dẫn đến tồn dư hóa chất trongnông sản còn cao Trong giết mổ gia súc, gia cầm, chế biến thực phẩm tại các bếp ăntập thể, dịch vụ thức ăn đường phố nhiều nơi còn mất vệ sinh Rồi thói quen ăn uống,

sử dụng thực phẩm không bảo đảm vệ sinh của người dân cũng là điều đáng longại Nhiều hàng bán bún, phở bày bán thức ăn chín trên mặt bànmà không có bất cứdụng cụ che đậy nào Giấy ăn, thức ăn thừa vứt bừa bãi dưới mặt đất, thỉnh thoảng chủquán lại lấy chổi quét dọn ngay cả khi khách đang ăn Nhiều người bán thịt lợn, thịt

bò, trứng gia cầm sống không có dấu kiểm dịch và giấy tờ, hóa đơn chứng minh nguồngốc, xuất xứ Không chỉ ở các chở lớn mà đến các chợ nhỏ, điểm bán hàng thực phẩmnhỏ dù ở thành thị hay nông thôn thì đều bắt gặp là hình ảnh hàng loạt quầy bán thựcphẩm từ giò,chả,xôi đến cơm,phở,bún bánh gần như không có tủ kính hay che đậy

- Tình trạng này diên ra thường xuyên, công khai, kẻ bán, người mua tấp nập

mà không hề bị nhắc nhở Thói quen để mất vệ sinh trong ăn uống vẫn là thói quen cổhữu của nhiều người Việc sử dụng thực phẩm không xử lý qua nhiệt dẫn đến nguy cơcao của nhiều loại bệnh dịch, biểu hiện rõ nhất là bệnh tiêu chảy

-Trong khi chưa kiểm soát được các loại bệnh dịch và người dân vẫn có thóiquen ăn uống mất vệ sinh thì dịch bệnh phát sinh, lây lan là điều khó tránh khỏi Thực

tế đó nói lên rằng, nguyên nhân của những vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm khôngchỉ là do ý thức và nhận thức của những người sản xuất, kinh doanh mặt hàng này màcòn do nhận thức không đầy đủ, chủ quan của người tiêu dùng

- Theo Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay, cả nước có hơn 190.000 trường hợp tiêuchảy cấp, hơn 870 trường hợp bệnh thương hàn phải nhập viện Đây là các bệnh mắcphải qua đường ăn uống Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm dù đã được dư luận phảnánh nhiều lần và tình hình đôi chút được cải thiện nhưng nhìn chung tình trạng mất vệsinh, đặc biệt là thức ăn trên đường phố vẫn còn ở mức báo động

- Với sinh viên, slogan “ngon”, “rẻ” thì những quán cơm bụi và hàng rong cho

dù rất mất vệ sinh và có nguy cơ lây lan dịch bệnh cao nhưng khi dịch chưa tới thì tavẫn ăn

Trang 16

- Vào những khoảng thời gian nắng nóng, đây là thời gian cao điểm của dịchbệnh có nguy cơ tái phát mà mọi người vẫn có những quan điểm thời ơ như: “ chuyệnnhỏ như con thỏ” hoặc “dịch chưa tới ta cứ ăn”.

Quan trọng vẫn là ý thức người tiêu dùng

- Những ngày qua, thông tin về thực phẩm bẩn tràn ngập trên các phương tiệnthông tin đại chúng, song mọi thông tin phần nhiều mới chỉ dừng ở mức cảnh báo màkhông có lời giải nào cho câu chuyện: Làm thế nào cho câu chuyện: Làm thế nào đểbiết được đâu là thực phẩm an toàn? Còn người tiêu dùng cũng không có cách nào đểnhận biết

- Với một số ý kiến đưa ra như sau:

+ Hiện nay đang trong tình trạng bão giá thì quán cơm bụi, hàng rong là lựachọn số một

+ Người ta ăn được thì mình ăn được

+ Nếu có dịch thì tự nấu ăn cũng bị chứ nói gì là cơm bụi, hàng rong

- Ý thức quá kém nên việc dịch bệnh tràn lan là điều khó tránh khỏi

- Kèm theo thiếu hiểu biết kiến thức nên không thấy được tầm nguy hại trướcmắt và lâu dài

Ngày đăng: 21/02/2017, 12:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w