MỞ ĐẦU Hiện nay, CNXH trên thế giới đang lâm vào thoái trào nhưng điều đó không làm thay đổi tính chất của thời đại. Cho dù có những biến động và đổi thay hết sức phức tạp nhưng CNXH đã mở ra con đường phát triển mới và có sự hấp dẫn lớn. Các nước XHCN còn lại đang nỗ lực tìm kiếm các con đường cải cách, đổi mới để tiến lên CNXH và giành được những thắng lợi quan trọng. Công cuộc xây dựng CNXH mang đặc sắc Trung Quốc đã chứng minh điều đó “Người Trung Quốc nhìn nhận CNXH theo cách riêng của mình”(1). Xu hướng tiến lên CNXH ở Vênêzuêla và một số nước Nam Mỹ cũng khẳng định sức hấp dẫn của CNXH. Trong khi Trung Quốc xây dựng thành công CNXH thì hệ thống XHCN ở Liên Xô và Đông Âu lại sụp đổ. Ở Việt Nam, tiến lên CNXH là quá trình chưa có tiền lệ, điểm xuất phát về kinh tế thấp, bước đi chưa phù hợp. Vì vậy, Đảng ta đã không ngừng tìm tòi khám phá để ngày càng xác định rõ hơn con đường đi lên CNXH. Gần bảy thập kỷ qua, đặc biệt từ sau khi Liên Xô sụp đổ, thực tiễn xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc khẳng định: “Con đường đi lên CNXH ở nước ta ngày càng được xác định rõ hơn”(2). Mục đích của Đảng và nhân dân ta là xây dựng thành công CNXH ở Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh”. Tuy nhiên để đạt được mục đích đó là quá trình phấn đấu lâu dài, phức tạp, làm đi làm lại, tổng kết rút kinh nghiệm và từng bước bổ sung, hoàn chỉnh. Đi theo con đường đổi mới đất nước xây dựng CNXH, Đảng và nhân dân ta đã giành được những thắng lợi to lớn, quan trọng, cho phép ta khẳng định con đường tiến lên CNXH của dân tộc ta là đúng đắn, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế thời đại. Hội nghị Trung ương 6 (31989) khẳng định: “Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu XHCN mà làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan niệm đúng đắn về CNXH, những hình thức, bước đi thích hợp”(3). Trong quá trình xây dựng CNXH, Đảng ta ngày càng rõ hơn quan niệm về CNXH và con đường đi lên CNXH rõ hơn. Thực tế đã khẳng định đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo là đúng đắn. Đồng thời chứng tỏ năng lực lãnh đạo và cầm quyền của Đảng, sự trưởng thành về tư duy lý luận của Đảng về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta. Lúc này, chúng ta có điều kiện nhìn lại lịch sử, tổng kết thực tiễn Việt Nam và thế giới, để tìm ra con đường xây dựng CNXH đúng đắn. Vì vậy, việc nghiên cứu một cách cơ bản và hệ thống về nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam góp phần tổng kết những vấn đề lý luận và thực tiễn, rút ra những bài học có ý nghĩa phương pháp luận về xây dựng CNXH ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay và trong nhiều thập kỷ tới là việc có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất quan trọng. Do đó, tác giả chọn đề tài: “Quan điểm của Đảng ta về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội”