giáo dục đến năm 2020 như sau: “Đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo
Trang 1MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Trong những năm gần đây khi xu thế toàn cầu hóa,hội nhập với thế giới mở ra cho nước ta những thời cơ,vận hội mới Nền kinh tế đã có những bước phát triển vượt bậc,đời sống nhân dân được cải thiện Công tác giáo dục đã được Đảng và Nhà nước chăm lo hơn Trong nhà trường, các tổ chức đoàn thể cũng có nhận thức đúng về tầm quan trọng của đạo đức và công tác giáo dục đạo đức học sinh, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao Những thành tựu của ngành giáo dục và đào tạo đã góp phần tạo nên những thành quả quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu của ngành:
“Nâng cao dân trí - Đào tạo nhân lực - Bồi dưỡng nhân tài” cho đất nước.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan như: Về phía gia đình do một số gia đình, cha mẹ không gương mẫu, cha mẹ ly hôn nhau hay buông lỏng giáo dục, phó mặc con mình cho xã hội, cho nhà trường với quan niệm “trăm sự nhờ thầy”… Về nhà trường, đôi lúc uy tín của người thầy bị sa sút, giá trị truyền thống
“tôn sự trọng đạo” bị nhìn nhận một cách méo mó, vật chất hóa, thực dụng, nhiều hình ảnh không đẹp của các thầy cô giáo đã có tác động xấu đến uy tín của người thầy trong suy nghĩ của học sinh và phụ huynh Còn về xã hội thì những hạn chế , những tác động xấu từ môi trường của thời kì mở cửa, hội nhập; những tư tưởng văn hóa xấu, đồi trụy, ngoại lai… có cơ hội xâm nhập Đây đó, còn những hiện tượngmờ nhạt về lý tưởng, thích chạy theo lối sống thực dụng, tha hóa, buông thả… số bộ phận này tuy không phổ biến nhưng có xu hướng gia tăng làm băng hoại đạo đức, tha hóa nhân cách; trở thành vấn đề đáng lo ngại cho gia đình, nhà trường và xã hội; đồng thời ảnh hưởng trực tiếp tới công tác giáo dục đạo đức cho học sinh Trung học phổ thông (THPT) hiện nay
Luật giáo dục của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số
38/2002/QH11 ngày 14/06/2005 sửa đổi bổ sung năm 2009 nhấn mạnh: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức, có tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”[12,2]
Quyết định số 711/QD_TTg năm 2012 của Thủ tướng chính phủ về “Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020” cũng đã xác định mục tiêu tổng quát phát triển
Trang 2giáo dục đến năm 2020 như sau: “Đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân, từng bước hình thành xã hội học tập” [17,1].
Như vậy, con người đã được nhìn nhận ở vị trí trung tâm của nó, vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển Có thể nói cùng với trí, thể, kỹ, mỹ, giáo dục đạo đức cũng là một trong những yếu tố giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người Việt Nam Mà học sinh THPT nói chung và học sinh trường THPT Nguyễn Tất Thành nói riêng là lớp người trẻ nhạy cảm, ham học hỏi và dễ tiếp cận, tiếp thu cái lạ, cái mới Mặt khác, đó là bộ phận được đào tạo để trở thành những công dân, những con người có ích cho xã hội,cho cộng đồng; góp phần xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng tiên tiến, phát triển sánh vai cùng các cường quốc năm châu trên thế giới Vì vậy, việc nâng cao đạo đức cho học sinh là việc hết sức cần thiết Sự cần thiết càng rõ rệt hơn khi trong nhà trường số học sinh vi phạm đạo đức có chiều hướng gia tăng, một số giáo viên chưa thật sự là tấm gương sáng cho học sinh, còn xem nhẹ và thờ ơ môn giáo dục công dân, không chú ý tới việc giáo dục đạo đức tình cảm cho học sinh.Xuất phát từ những yêu cầu và thực tiễn trên, tác giả đã chọn đề tài
“Giáo dục đạo đức ở trường THPT hiện nay – Khảo sát tại trường THPT Nguyễn Tất Thành” làm đề tàinghiên cứu khoa học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu.
Có thể nói chưa bao giờ việc giáo dục đạo đức được quan tâm bàn luận sôi nổi như vậy trong những năm gần đây Điều đó xuất phát từ yêu cầu và thực tế là đạo đức của học sinh hiện nay đang có xu hướng lệch lạc
2.1.Từ trước tới nay có rất nhiều những công trình nghiên cứu về đạo đức của các nhà đạo đức học trong và ngoài nước Có thể kể đến các công trình như: Nguyễn
Trọng Chuẩn,Nguyễn Văn Phúc (Đồng Chủ biên,2003), Những vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, NXB Chính trị Quốc gia; A.I.Côchêtôp (1995), Những vấn đề lí luận đạo đức, NXB Giáo dục; Đỗ Trung Hiếu
Trang 3(2004), Một số suy nghĩ về xây dựng đạo đức mới ở nước ta hiện nay,NXB Chính trị
Quốc gia
Không chỉ nghiên cứu như một ngành khoa học, đạo đức còn được đưa vào giảng dạy tại một số trường đại học Vì thế có rất nhiều giáo trình viết về đạo đức, trong đó có đề cập tới vấn đề giáo dục đạo đức Có thể kể tên một số giáo trình như:
1. Vũ Trọng Dung (2006), Giáo trình đạo đức học Mác-Lênin, NXB Chính trị Quốc gia.
2. Trần Đăng Sinh, Nguyễn Thị Thọ (Đồng Chủ biên,2011), Giáo trình đạo đức học,
NXB Đại học Sư phạm Hà Nội
3. Nguyễn Khải Vinh (2001), Một số vấn đề về lối sống,đạo đức, chuẩn giá trị xã hội,
NXB Chính trị Quốc gia
4. Đàm Hữu Thiếu (1973), Giáo dục đạo đức cho học sinh, NXB Đại học Sư phạm Hà
Nội
5. NXB Chính trị Quốc gia (2003), Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh.
2.2.Nghiên cứu về đạo đức của học sinh-thanh thiếu niên, vấn đề này đã và đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của toàn xã hội, đã có các bài viết trên các trang
báo: “Giải mã” hiện tượng đạo đức học sinh, sinh viên xuống cấp, đăng trên báo Dân trí ngày 14/05/2014; Đạo đức học đường: Quá xuống cấp, số ra ngày 27/04/2014 trên báo Lao động; Chấn hưng giáo dục: “đạo đức học đường, nhất định phải thay đổi”,
đăng trên trang web: giaoducphothong.edu.vn
Về vấn đề giáo dục đạo đức của học sinh trường THPT nói chung và cho học sinh trường THPT Nguyễn Tất Thành nói riêng, cho đến nay, vẫn chưa có bất kì một công trình nào đề cập đến
Đứng trước một số biểu hiện lệch lạc về đạo đức,lối sống của một bộ phận học sinh THPT, tác giả nhận thấy định hướng giáo dục đạo đức và giúp học sinh nhận thức được giá trị đạo đức là một vấn đề quan trọng Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước sẽ là cơ sở, là tài liệu tham khảo có ý nghĩa cho tác giả trong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài của mình
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu.
Vấn đề giáo dục đạo đức của học sinh THPT
Trang 4- Mục đích nghiên cứu.
Đánh giá được thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinhTHPT, thông qua đó đề
ra biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh một cách hiệu quả giúp cho các em trở thành những người tốt trong xã hội
- Nhiệm vụ nghiên cứu.
+ Một số vấn đề lí luận cơ bản về đạo đức và giáo dục đạo đức
+ Mô tả, đánh giá, phân tích về thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh THPT, được tiến hành khảo sát tại trường THPT Nguyễn Tất Thành
+ Đề xuất các phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục
đạo đức tại các trường THPT hiện nay
5. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (ăng-két).
Để có những số liệu thực tế cung cấp cho việc nghiên cứu, tác giả đề tài đã sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Với 300 phiếu điều tra, mỗi phiếu gồm 12 câu hỏi, tác giả đã thu thập được một số thông tin về thực trạng, thái độ, ý kiến của học sinh về vấn đề giáo dục đạo đức
- Phương pháp phỏng vấn sâu.
Phương pháp này được sử dụng trong việc tiến hành phỏng vấn học sinh các khối đang học tập và các giáo viên giảng dạy tại trường THPT Nguyễn Tất Thành, qua những phỏng vấn này có thể lượng giá được nhận định của tác giả về vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh
Phương pháp này được tiến hành trên cơ sở phân tích và tổng hợp các nguồn tài liệu, các số liệu có được từ phỏng vấn sâu, điều tra, khảo sát mà tác giả trực tiếp tham gia điều tra, khảo sát
6. Đóng góp khoa học của đề tài.
Đề tài tìm hiểu thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh THPT nói chung và trường THPT Nguyễn Tất Thành nói riêng, thông qua đó đề xuất thêm nhiều biện pháp góp phần giúp học sinh có thái độ, nhận thức đúng đắn về đạo đức, hướng tới xây dựng cuộc sống tốt đẹp theo những giá trị chân – thiên – mỹ
7. Kết cấu của đề tài.
Trang 5Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo đề tài gồm 3 chương:
Chương I: Một số vấn đề lí luận về đạo đức và giáo dục đạo đức
Chương II: Thực trạng giáo dục đạo đức của học sinh trường THPT Nguyễn Tất Thành và nguyên nhân của nó
Chương III: Một số phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao đạo đức cho học sinhTHPT
Trang 6NỘI DUNG CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ ĐẠO ĐỨC VÀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
một nhà triết học người Anh đã từng nói: “Không có đạo đức công dân, xã hội sẽ diệt vong; không có đạo đức cá nhân, sự sinh tồn của con người cũng mất đi giá trị Vì vậy, đối với một thế giới tốt đẹp thì đạo đức công dân và đạo đức cá nhân đều cần thiết như nhau” Nhưng thế giới ngày hôm nay đang thiếu đi những ứng xử, hành vi
chuẩn mực đạo đức xã hội Đó cũng là vấn đề đang được quan tâm trên tất cả mọi lĩnh vực từ đạo đức kinh doanh, đạo đức học đường, đạo đức nghê nghiệp,… Vậy đạo đức
Đạo đức ra đời từ rất sớm, ngay từ trong xã hội cộng sản nguyên thủy nó đã là một phương thức để điều chỉnh hành vi của con người Với tư cách là một bộ phận của tri thức triết học, những tư tưởng đạo đức đã được xuất hiện cách đây hơn 2.600 năm trong triết học Trung Quốc,
Ấn Độ và Hi Lạp cổ đại Danh từ đạo đức bắt nguồn từ
tiếng Latinh là mos (moris)- lề thói Còn “luân lí” được xem như đồng nghĩa với “đạo đức” có gốc tiếng Hi Lạp là ethicos- lề thói, tập tục Khi nói đến đạo đức, tức là nói
đến những lề thói và tập tục biểu hiện mối quan hệ nhất định giữa người với người trong giao tiếp với nhau hằng ngày Ở phương Đông, các học thuyết về đạo đức của người Trung Quốc cổ đại xuất hiện rất sớm, trong đó những quan niệm về đạo và đức của họ được biểu hiện khá rõ nét Đạo đức là một trong những phạm trù quan trọng nhất của triết học Trung Quốc cổ đại Theo quan niệm của
họ thì đạo đức chính là những yêu cầu, những nguyên tắc do cuộc sống đặt ra mà mỗi
đạo đức từ lâu đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà tư tưởng Trong đó, Xôcrát (469 - 399TCN) là người đầu tiên đặt nền móng cho khoa học về đạo đức Còn Arixtốt (384 – 322 TCN) thì chỉ ra rằng bàn về đạo đức chính là để trở thành người có đức
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội 1.1.2 Giáo dục đạo đức.
Trang 71.1.2.1 Khái niệm giáo dục đạo đức.
Giáo dục đạo đức là quá trình chuyển văn hóa đạo đức xã hội thành văn hóa đạo đức cá nhân Đó là quá trình chuyển những tri thức, những kinh nghiệm, những chuẩn mực và lí tưởng đạo đức xã hội thành những phẩm chất đạo đức
cá nhân, làm phát triển ý thức cũng như năng lực đánh giá và thực hiện hành vi đạo đức, năng lực tham gia vào các quan hệ đạo đức xã hội
Đạo đức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội của cộng đồng người xác định và là phương thức điều chỉnh hành vi của các cá nhân thuộc cộng đồng nhằm hình thành, phát triển, hoàn thiện tồn tại xã hội ấy
Đạo đức cá nhân là đạo đức của từng cá nhân riêng lẻ của cộng đồng, phản ánh và khẳng định tồn tại xã hội của các cá nhân ấy như là thể hiện riêng rẽ của tồn tại
xã hội về lợi ích và hoạt động của các cá nhân
Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn của mình, các cá nhân thu nhận đạo đức
xã hội như hệ thống kinh nghiệm xã hội, những lí tưởng, những chuẩn mực, đánh giá đạo đức đã được hình thành trong lịch sử cộng đồng, biến kinh nghiệm xã hội thành kinh nghiệm bản thân Đối với cá nhân, đạo đức xã hội tồn tại một cách khách quan
mà trong cuộc sống của mình, cá nhân tất yếu phải nhận thức, tiếp thu, thực hiện
Như vậy, giáo dục đạo đức là quá trình chuyển văn hóa đạo đức xã hội thành văn hóa đạo đức cá nhân nhằm hình thành và phát triển ý thức đạo đức và năng lực thực hiện hành vi đạo đức của con người Đây cũng chính là quá trình tìm ra sự thống
nhất, biện chứng giữa cái chung và cái riêng, giữa cái phổ biến, cái đặc thù và cái đơn nhất
Ngày nay, giáo dục đạo đức cho học sinh là giáo dục lòng trung thành đối với Đảng, hiếu với dân, yêu quê hương đất nước, có lòng vị tha, nhân ái, cần cù liêm khiết
và chính trực Đó là đạo đức xã hội chủ nghĩa là đạo đức của cá nhân, tập thể và chủ nghĩa nhân đạo mang tính chân thực tích cực, khác với đạo đức vị kỉ, cá nhân Giáo dục đạo đức học sinh cần gắn chặt giáo dục tư tưởng - chính trị, giáo dục truyền thống
và giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc, giáo dục pháp luật nhà nước xã hội chủ nghĩa, cung cấp cho học sinh những phương thức ứng xử đúng trước các vấn đề của xã hội… giúp cho các em có khả năng tự kiểm soát được hành vi của bản thân một cách tự giác,
có khả năng chống lại những biểu hiện lệch lạc về lối sống
1.1.2.2 Nội dung giáo dục đạo đức.
Giáo dục đạo đức phụ thuộc vào nhiều yếu tố: kinh tế - xã hội, cách thức tổ chức, mức độ tự giác của chủ thể…
Trang 8Giáo dục đạo đức luôn gắn liền với tiến bộ xã hội Để giáo dục đạo đức đạt hiệu quả cao, chúng ta cần giáo dục đạo đức với những nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, giáo dục tri thức đạo đức Tri thức là nhân tố cơ bản, cốt lõi của ý
thức con người Tri thức có nhiều lĩnh vực khác nhau, nhiều cấp độ khác nhau, trong
đó tri thức đạo đức đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành, phát triển nhân cách con người.Tri thức đạo đức là một yếu tố cơ bản, một cấp độ của ý thức đạo đức Với tư cách là kết quả của quá trình nhận thức đạo đức thì tri thức đạo đức là hiểu biết, là kiến thức của con người về đời sống đạo đức xã hội.Tri thức đạo đức được chia làm 2 cấp độ:
Một là, tri thức đạo đức thông thường: là những tri thức, những quan niệm,
những hiểu biết riêng lẻ, đơn giản của con người được hình thành trực tiếp trong hoạt động thực tiễn hang ngày về đạo đức, về các nguyên tắc chuẩn mực của đạo đức, mới chỉ dừng lại ở mức độ kinh nghiệm
Những tri thức thông thường ấy có thể được giáo dục qua lời ru ầu ơ của mẹ:
“Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.
Cũng có thể là những câu ca dao, tục ngữ được truyền từ đời này sang đời khác
để răn dạy con cháu về những chuẩn mực đạo đức trong xã hội:
“Muốn sang thì bắc cầu kiều,
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”.
Hai là, tri thức đạo đức lí luận: là tri thức đạo đức được hệ thống hóa, khái quát
hóa thành các học thuyết xã hội, được trình bày dưới dạng những khái niệm, phạm trù đạo đức
Ngay từ thời kì cổ đại, các nhà tư tưởng đã có những lí luận đầu tiên về đạo đức học Arixtốt là người đầu tiên soạn thảo 10 cuốn sách về đạo đức, Êpiquya (341-
322 TCN) là người đầu tiên đưa phạm trù lẽ sống vào đạo đức học Sau này, Mác – Lênin đã đưa ra các khái niệm, phạm trù về đạo đức dưới chủ nghĩa duy vật biện chứng Tri thức đạo đức thông thường và tri thức đạo đức lí luận có mối quan hệ biện chứng với nhau Sự phát triển của tri thức đạo đức từ trình độ thông thường lên trình
độ lí luận là sản phẩm tất yếu của sự phát triển xã hội Tầm quan trọng của tri thức đạo đức lí luận làm cho giáo dục đạo đức bằng các học thuyết đạo đưc trở thành trở thành một trong những nhiệm vụ trọng yếu của giáo dục đạo đức Giáo dục tri thức đạo đức là quá trình truyền đạt và giúp người được giáo dục nhận thức các nguyên
Trang 9tắc, quy tắc, chuẩn mực, các khái niệm, quy luật đạo đức để điều chỉnh hành vi của mình.
Thứ hai, giáo dục tình cảm đạo đức Tình cảm đạo đức là một yếu tố cấu
thành, là một hình thái biểu hiện, là một cấp độ của ý thức đạo đức Ở cấp độ này, tình cảm đạo đức biểu hiện ra như là tình cảm của con người đối với các hiện tượng đạo đức, ví dụ như: thái độ khó chịu khi nghe thấy học sinh chửi bậy trong sân trường, cảm thấy thiếu sự tôn trọng khi học sinh không chào cô giáo…
Tình cảm đạo đức vừa biểu hiện khả năng nhận thức, đánh giá đạo đức (đúng,sai) vừa biểu hiện xu hướng nhân cách đạo đức (tích cực hay tiêu cực) Người
có tình cảm đạo đức phát triển là người nhạy cảm trước cái thiện, cái ác, cái đúng, cái sai, cái xấu, cái đẹp là người có xúc cảm, có sự rung động trước vẻ đẹp tự nhiên, xã hội nhưng cũng sẵn sàng phản ứng mạnh trước cái xấu, có thái độ kiên quyết ủng hộ bảo vệ cái đẹp, lên án, loại bỏ những hiện tượng phi đạo đức Sự nhạy cảm ấy là điều kiện tiên quyết của hành vi đạo đức Chính vì vậy, giáo dục tình cảm đạo đức là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong việc giáo dục đạo đức
Trong điều kiện ở nước ta hiện nay giáo dục tình cảm đạo đức càng có ý nghĩa cấp thiết Cơ chế thị trường mang lại nhiều lợi ích về kinh tế, nhiều điểm tích cực, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển đất nước theo con đường
xã hội chủ nghĩa những vẫn có những tác động tiêu cực tới sự phát triển Một trong những tác động tiêu cực ấy là nó có xu hướng làm suy yếu tình cảm đạo đức, tình cảm gắn kết con người với con người, với tập thể và với xã hội Do vậy, cùng với sự điều tiết cơ chế thị trường, giáo dục tình cảm đạo đức sẽ góp phần tích cực vào việc khắc phục tình trạng đó, bồi đắp lại những tình cảm đạo đức tốt đẹp của con người trong điều kiện hiện tại
Thứ ba, giáo dục lí tưởng đạo đức.Cùng với tình cảm và tri thức đạo đức, lí
tưởng đạo đức là một yếu tố quan trọng cấu thành ý thức đạo đức cá nhân Lí tưởng đạo đức là khát vọng cao đẹp của con người về một xã hội với các quan hệ đạo đức tốt đẹp Lí tưởng đạo đức chính là định hướng giá trị, là mục đích của hành vi đạo đức; nó tạo ra hứng thú, khát vọng và động cơ thúc đẩy con người trong quá trình thực hiện hành vi đạo đức Lí tưởng đạo đức là quan niệm về cái cần vươn tới, và cũng như mọi
lí tưởng xã hội khác, lí tưởng đạo đức bao gồm các yếu tố lựa chọn, mong muốn, khao khát và chứa đựng cả tình cảm đạo đức Nó là sự thống nhất giữa tình cảm và lí trí
Trang 10Giáo dục lí tưởng đạo đức giúp con người lĩnh hội được các lí tưởng đạo đức tiên tiến của thời đại Trong xã hội hiện nay, có một phần bộ phận thanh niên, trí thức trẻ sống không có lí tưởng đạo đức, từ đó không có hành vi đạo đức phù hợp với chuẩn mực xã hội; nên việc giáo dục lí tưởng đạo đức hiện nay là rất cần thiết.
Thứ tư, giáo dục giá trị đạo đức Giá trị đạo đức bao gồm: giá trị đạo đức
truyền thống của dân tộc, giá trị đạo đức cách mạng và tinh hoa đạo đức của nhân loại
Một là, giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Truyền thống đạo đức dân tộc
là mạch chủ đạo, chi phối suy nghĩ, hành vi ứng xử, đạo lí làm người của người Việt Nam Trong suốt hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước dân tộc ta đã có những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp, cao quý Đó là chủ nghĩ yêu nước và ý chí đấu tranh bất khuất Đó là truyền thống đoàn kết, nhân nghĩa, tương thân , tương ái “lá lành đùm
lá rách”, “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” Đó là truyền thống lạc quan yêu đời, tin tưởng ở tương lai; là truyền thống dũng cảm, cần cù, thông minh, sáng tạo, ham học hỏi, không ngừng mở rộng đón nhận tinh hóa văn hóa nhân loại, đạo đức nhân loại
Hai là, giá trị đạo đức cách mạng Đạo đức cách mạng chính là đạo đức hành
động Nó không chỉ hàm chứa nội dung của đạo đức mà còn chỉ rõ phương pháp, cách thức để thực hiện nội dung đó Giáo dục đạo đức cách mạng là quyết tâm suốt đời đấu tranh, cống hiến cho Đảng, cho cách mạng; thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng đã đề ra Tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng: cần – kiệm – liêm – chính, chí công vô tư
Ba là, giá trị đạo đức tinh hoa của nhân loại như: triết lí nhân sinh của Nho giáo;
tư tưởng từ bi, bác ái, cứu khổ cứu nạn của Phật giáo; chủ nghĩa nhân văn, nhân đạo tư sản hay tư tưởng dân chủ, dân quyền của các nước phương Tây
1.1.2.3 Các hình thức giáo dục đạo đức cơ bản.
Hình thức giáo dục đạo đức là cách thức tổ chức quá trình giáo dục nhằm truyền đạt các nội dung đạo đức để đạt được các mục tiêu giáo dục
Thứ nhất,giáo dục bằng lao động và hoạt động xã hội.
Đạo đức của con người trước hết được thẩm định bằng thái độ lao động, hiệu quả lao động, đóng góp của họ đối với xã hội, lời nói đi đôi với việc làm, động cơ và hiệu quả Tránh kiểu lao động hình thức, tắc trách, vụ lợi, kém hiệu quả Trong cuộc sống có nhiều chuẩn mực để đo phẩm giá con người Ví dụ: lương tâm trong sáng, động cơ hành vi hợp đạo đức, có nhu cầu tinh thần lành mạnh, thực hiện tốt các chuẩn mực đạo đức xã hội, thái độ đối với lao động Trong đó, thái độ với lao động là thước
Trang 11đo quan trọng bởi vì căn cứ vào nó mà ta có thể đánh giá con người lao động nghiêm túc, trung thực, trách nhiệm hay dối trá, qua quít, tiết kiệm hay hoang phí Và người lao động chỉ được kính trọng khi có thái độ lao động đúng đắn.
Để các hoạt động nghề nghiệp của con người trở thành phương thức phát triển
đạo đức, ngoài việc tạo ra những điều kiện phù hợp với tính người, còn phảigiáo dục đạo đức nghề nghiệp cho người lao động Giáo dục đạo đức thông qua lao động như vậy
không chỉ góp phần làm phát triển đạo đức người lao động mà còn tạo ra uy tín cho các đơn vị sản xuất, các doanh nghiệp, công ty Trong đời sống xã hội ta hiện nay, đạo đức của người lao động về cơ bản vẫn giữ được những giá trị, chuẩn mực tốt đẹp của truyền thống đạo đức dân tộc Đó là sự cưu mang giúp đỡ đồng bào bị nạn, đó là những tấm lòng từ thiện luôn hướng tới những cảnh đời bất hạnh, khó khăn… Bên cạnh đó, cũng không ít những hiện tượng suy thoái đạo đức của người lao động như: tham ô, hối lộ, chỉ muốn hưởng thụ không muốn làm Nó gây tổn hại tới lợi ích chung về mặt vật chất
và xã hội, trực tiếp làm băng hoại đạo đức
Thứ hai, giáo dục đạo đức thông qua truyền đạt các tri thức đạo đức.
Tri thức đạo đức là một trong những thành tố quan trọng nhất của ý thức đạo đức Nó vừa là cơ sở của tình cảm, vừa là cơ sở của lí tưởng đạo đức Tri thức đạo đức được hình thành và phát triển trong toàn bộ hoạt động sống của con người, nhưng được hình thành một cách trực tiếp và rõ rệt nhất thông qua hình thức truyền đạt giảng giải Giáo dục bằng truyền đạt tức là trực tiếp truyền đạt cho con người những hiểu biết từ trình độ thông thường đến trình độ lí luận về đạo đức để con người tự điều chỉnh hành vi của mình, biết đánh giá hành vi của mình và của người khác.Nhà trường giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục thông qua truyền đạt các tri thức đạo đức để hình thành và phát triển nhân cách học sinh
Thứ ba, giáo dục đạo đức thông qua tấm gương đạo đức.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Một tấm gương sống có giá trị hơn hàng trăm bài diễn văn tuyên truyền” Như vậy, giáo dục đạo đức bằng tấm gương đạo đức là
một trong những hình thức giáo dục đạo đức cơ bản đã được sử dụng từ lâu trong lịch
sử Những tấm gương đạo đức chính là những mẫu đạo đức mà con người có thể trực tiếp làm theo Những tấm gương đạo đức thông thường nhất là những ứng xử đạo đức hàng ngày giữa con người với con người trong gia đình cũng như ngoài xã hội Mỗi cá nhân với tính chất là đối tượng của giáo dục đạo đức sẽ tiếp nhận, những cách ứng xử
Trang 12hàng ngày của mọi người, vận dụng chúng vào những tình huống tương tự mà mình gặp phải trong cuộc sống.
Một trong những nét độc đáo của giáo dục đạo đức là sự tham gia và vai trò phẩm chất đạo đức của chủ thể giáo dục đạo đức Nó đòi hỏi chủ thể giáo dục cũng phải là một tấm gương để người được giáo dục nhìn vào và thực hiện Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đi đầu trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc, Người là tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng, lòng yêu nước, về đức hi sinh, về tinh thần nhân văn cao cả Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh hiện nay là sự thể hiện sinh động phương pháp giáo dục đạo đức theo hình thức nêu gương
Thứ tư, giáo dục đạo đức thông qua nghệ thuật.
Nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội và cũng giống như những hình thái ý thức xã hội khác , nghệ thuật bắt nguồn từ tồn tại xã hội, phản ánh tồn tại xã hội Giáo dục đạo đức bằng nghệ thuật là một hình thức không thể thiếu được trong giáo dục đạo đức Nó là con đường giúp người được giáo dục nhận thức về các giá trị, phẩm chất một cách đơn giản, tự nhiên
Chính ngay trong những câu hát vui tươi: “Bà còng đi chợ trời mưa cái tôm, cái tép đi đưa bà còng… Tiền bà trong túi rơi ra, cái tôm nhặt được trả bà mua rau” đã giáo dục cho con người tính trung thực, không tham lam, nhặt được của rơi trả người đánh mất
Vì thế, giáo dục đạo đức bằng hình tượng nghệ thuật có tác động tích cực vào ý thức đạo đức của từng cá nhân Nó giữ vai trò quan trọng trong việc truyền tải các giá trị đạo đức, đặc biệt là các hình tượng nghệ thuật mang tính điển hình Đồng thời, giáo dục đạo đức thông qua nghệ thuật giúp cho con người nhận thức và học hỏi được các cách ứng xử, các hành vi mang tính đạo đức để trở thành người có ích, có đức, có tài cho cộng đồng và cho xã hội
1.2 Vai trò giáo dục đạo đức trong nhà trường cho học sinh THPT hiện nay.
1.2.1 Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THPT.
Nghề giáo là một nghề đặc biệt, hằng ngày chúng ta thường xuyên tiếp xúc với các em học sinh ở nhiều lứa tuổi khác nhau trong đó có lứa tuổi học sinh THPT Những quan sát hằng ngày cho thấy các em - ở lứa tuổi THPT mà ta trực tiếp giảng
Trang 13dạy có những rung cảm và những suy nghĩ không giống người lớn Vì vậy, một vấn đề đặt ra cho người làm công tác giáo dục là phải hiểu được học sinh của mình ở lứa tuổi này có thể làm được gì? hiện đang có những gì? và các em sẽ thay đổi như thế nào trong quá trình sống và hoạt động theo lứa tuổi Có hiểu được những điều đó mới hiểu được nguyên nhân của những phẩm chất tâm lí đặc trưng cho nhân cách, từ đó có biện pháp giáo dục đúng đắn, thích hợp cho học sinh lứa tuổi này.
Lứa tuổi học sinh THPT hay còn gọi là tuổi thanh niên, là giai đoạn phát triển bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi bước vào tuổi người lớn Tuổi thanh niên được giới hạn ở hai mặt là tâm lý và sinh lý Đây là một vấn đề khó khăn và phức tạp vì không phải lúc nào nhịp điệu và các giai đoạn của sự phát triển tâm sinh lý cũng trùng hợp với các thời kì trưởng thành về mặt xã hội Có nghĩa là sự trưởng thành về thể chất, nhân cách trí tuệ, năng lực lao động sẽ không trùng hợp với thời gian phát triển của lứa tuổi
Tuổi thanh niên là thời kì các em đã đạt được sự trưởng thành về mặt cơ thể, sự phát triển của thể chất đã bước vào thời kì phát triển bình thường, hài hòa, cân đối Cùng với đó các em đã hoàn toàn làm chủ hoạt động nhận thức của mình và có sự tự ý thức về bản thân như các em đã chú ý hơn tới hình ảnh bản thân hay những khát khao đánh giá những phẩm chất cá nhân của mình, muốn biết mình là người như thế nào, xứng đáng với năng lực gì và cần những phẩm chất nào Đồng thời các em đã nhận thức được những phẩm chất đạo đức của mình sâu sắc hơn, hiểu rõ những sắc thái tinh
tế của khái niệm đạo đức Các em không chỉ hiểu những phẩm chất được bộc lộ rõ như như lòng yêu nước, tính dũng cảm, khiêm tốn, tự cao… mà các em còn hiểu rõ những phẩm chất tâm lý phức tạp hơn, những phẩm chất biểu thị tính tổng hợp của nhân cách như tình cảm trách nhiệm, nghĩa vụ, lòng tự trọng,…
Mặc dù, tuổi học sinh THPT đã có nhiều sự ổn định và phát triển về mọi mặt thể chất, nhận thức, trí tuệ, tình cảm nhưng ở tuổi này các em dễ bị kích thích, tuy nhiên tính dễ bị kích thích này không phải chỉ do nguyên nhân sinh lí như ở tuổi thiếu niên mà nó còn do cách sống của cá nhân và sự ảnh hưởng tác động của môi trường sống như hút thuốc lá, không điều độ trong hoạt động vui chơi, giải trí, học tập… Đồng thời do đặc điểm lứa tuổi các em không muốn dựa vào ý kiến của người khác để đánh giá bản thân mình, do đó nhìn chung học sinh THPT có xu hướng đánh giá thấp những nhược điểm của mình và đánh giá cao những ưu điểm
Trang 14Tóm lại, tuổi học sinh THPT là thời kì đặc biệt của cuộc đời, là thời kì kết thúc một quá trình trường thành và phát triển lâu dài của đứa trẻ về sinh lí và tâm lí Đây là thời kì năng lực trí tuệ nhân sinh quan, thế giới quan, lý tưởng và toàn bộ nhân cách của con người đang phát triển và thay đổi về chất, tạo điều kiện cho các em tham gia vào cuộc sống tự lập sau khi rời khỏi ghế nhà trường.
1.2.2 Sự cần thiết phải giáo dục đạo đức trong trường học cho học sinh THPT
Trong những năm học phổ thông, học sinh không chỉ được học những kiến thức
cơ bản mà còn được rèn dạy về đạo đức Những giá trị đạo đức căn bản như tính trung thực, tinh thần trách nhiệm, lòng yêu thương,… sẽ giúp con người sống tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn Nhưng dường như những giá trị này đang bị xuống cấp thể hiện qua những hành vi bạo lực trong nhà trường, những hành vi gian lận trong học tập… Vấn
đề này đang là sự quan tâm của xã hội hiện nay Đến lúc chúng ta cần có cái nhìn khách quan về việc giáo dục đạo đức trong nhà trường hiện nay
Ngày nay, cùng với sự phát triển và đi lên của xã hội mỗi chúng ta được sống trong môi trường văn minh, hiện đại hơn, nhưng kéo theo đó cũng có nhiều vấn đề nảy sinh làm ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống xã hội Một trong những vấn đề đáng lo ngại hiện nay, đó là đạo đức học đường của một bộ phận học sinh đang bị xuống cấp Sự xuống cấp này có nhiều nguyên nhân, trách nhiệm thuộc về nhiều ngành, nhưng trước hết trách nhiệm đó là của nhà trường – nơi giáo dục đạo đức từ khi mới cắp sách tới trường cho đến lúc bước chân vào đời.Rõ ràng, chương trình giáo dục đạo đức được xuyên suốt từ bé đến lớp Bậc mầm non là giáo dục lễ giáo, bậc tiểu học là môn đạo đức, bậc trung học là môn giáo dục công dân Dạy đạo đức trong nhà trường vẫn được coi là một trong những hướng đi quan trọng để chống sự xuống cấp đạo đức của một
bộ phận học sinh Nhưng chương trình sách giáo khao ôm đồm, nặng về lí thuyết không gắn liền với đời sống, thiếu kĩ năng sống, không tạo được dấu ấn để hình thành nhân cách học sinh Chương trình học rất nhiều nhưng rất khó nhớ, khó nhập tâm Chương trình sách giáo khoa môn giáo dục công dân bậc phổ thông chưa có những thay đổi quyết liệt, nhiều kiến thức mang tính triết học hàn lâm, mang tính áp đặt, nhồi nhét, khô cứng, thiếu vắng việc hình thành những thói quen đạo đức đúng đắn chưa tạo dấu ấn trong tâm hồn học sinh khiến học sinh dễ bị tác động của hoàn cảnh xã hội
Đã đến lúc thay vì dạy học sinh những bài học đạo đức xa vời, các nhà
Trang 15trường cần giáo dục cho các em về lòng nhân ái, bao dung, độ lượng hay giáo dục về các chuẩn mực đạo đức trong quan hệ xã hội; đặc biệt là với học sinh THPT những thế
hệ trẻ tiếp bước xây dựng nên đất nước giàu mạnh, tiên tiến.Đồng thời xây dựng môi trường giáo dục tốt – rộng lớn là xã hội và nhà trường, nhỏ là gia đình và lớp học để học sinh được học tập và rèn luyện trở thành những công dân có đức, có tài
Thiết nghĩ, tuổi trẻ, nhất là học sinh nhiệm vụ trọng tâm là học tập tốt và rèn luyện tu dưỡng đạo đức bởi đạo đức do đấu tranh bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố cũng như ngọc càng mai càng sáng, vàng càng luyện càng trong Chính vì vậy, việc giáo dục đạo đức trong nhà trường THPT là việc cấp thiết phải làm hiện nay, có như vậy mới nuôi dưỡng và phát triển con người
1.2.3 Các hình thức giáo dục đạo đức trong nhà trường THPT hiện nay Thứ nhất, giáo dục đạo đức thông qua môn giáo dục công dân.
Môn giáo dục công dân đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách một con người Nhà trường là nơi mà các em được giáo dục đầy đủ nhất về các mặt như trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ… Trong đó môn giáo dục công dân đóng vai trò chủ đạo trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh Môn giáo dục công dân hình thành cho các em những tri thức, niềm tin đạo đức, từ đó hình thành nên các hành vi đạo đức và động cơ đạo đức tương ứng Những hành động sai thường bắt nguồn từ những quan điểm sai lệch , chính vì vậy mà ngay từ đầu chúng ta phải định hướng các em học sinh đến những quan điểm đạo đức đúng đắn, phù hợp với quan niệm đạo đức của xã hội để hình thành nên những thói quen đạo đức tốt Giáo viên trực tiếp là người uốn nắn những tư tưởng sai lệch của học sinh, chỉ ra cho các em cái gì là đúng, là phù hợp với quan niệm đạo đức của xã hội, điều gì chưa đúng để các em kịp thời sửa chữa Như vậy, có thể nói môn giáo dục công dân có một vai trò vô cùng to lớn đối với việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh; nó giúp cho học sinh có những kiến thức, kĩ năng,
kĩ xảo để ứng xử phù hợp trong cuộc sống Việc dạy học có hiệu quả môn giáo dục công dân sẽ giúp giảm thiểu những tệ nạn xã hội đang hàng ngày, hàng giờ diễn ra trong xã hội Đồng thời nó góp phần xây dựng môi trường văn hóa học đường lành mạnh, không còn lối ứng xử thiếu văn hóa, không còn tình trạng bạo lực trong giáo dục, một xã hội chỉ có tình yêu thương, sự tôn trọng, hòa bình, hạnh phúc
Thứ hai, dạy đạo đức tích hợp thông qua các môn học.
Các trường THPT hiện nay rất quan tâm giáo dục đạo đức học sinh nhằm bồi
Trang 16dưỡng thế hệ trẻ vừa tài vừa đức, để các em trưởng thành và trở thành người có ích cho xã hội Hiện nay, nhiều trường THPT đang triển khai thí điểm tại về chương trình giáo dục kĩ năng sống, đạo đức lồng ghép trong chương trình học chính khóa của một
số môn học Cách làm này bước đầu đã đạt được những hiệu quả đáng khích lệ, phần nào nâng cao nhận thức và hành động của học sinh Thông qua những bài học giáo dục công dân, những môn khác như: văn, sử, địa… đã hình thành cho học sinh những giá trị đạo đức căn bản như tinh thần trách nhiệm trong các mối quan hệ: giữa cá nhân và gia đình, giữa cá nhân với toàn xã hội và cá nhân với bản thân mình; đức tính trung thực như không quay cóp, chép bài của bạn, không chạy điểm, dùng bằng gỉa, sống ngay thẳng, thật thà, dám nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm, sống nhân ái, vị tha hơn…
Song song với những quan điểm tiến bộ đó, vẫn có một số bộ phận mang quan niệm sai lầm rằng dạy và học đạo đức chỉ thông qua môn giáo dục công dân Vì vậy
mà giáo viên các môn khác chỉ tập trung vào công tác chuyên môn, chưa quan tâm đúng mức tới công tác giáo dục, rèn luyện đạo đức cho học sinh mà không hề biết rằng kiến thức trong bất kì môn học nào cũng có tính giáo dục cả, người làm công tác giáo dục phải biết lồng ghép trong mỗi bài học để định hướng tư tưởng cho học sinh Ví dụ: trong môn địa lý, thông qua các đặc trưng kinh tế, văn hóa, xã hội của các vùng miền
mà giáo dục, định hướng tư tưởng cho học sinh một tình yêu quê hương đất nước, niềm tin và sự phấn đấu nỗ lực để xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp Qua môn lịch sử, giáo dục cho học sinh những phẩm chất đạo đức cách mạng của một con người Việt Nam đó là “trung với nước, hiếu với dân”, “cần – kiệm – liêm – chính, chí công
Trang 17Đặc biệt, hoạt động ngoại khóa rất có ưu thế với các môn khoa học – xã hội nhất là môn giáo dục công dân Từ hoạt động này sẽ tạo hứng thú cho việc dạy và học môn giáo dục công dân cho học sinh trong các giờ chính khóa Hoạt động ngoại khóa trong nhà trường phổ thông có thể tổ chức dưới nhiều hình thức như: hội thi, cắm trại, tham quan,… hoặc thực hiện theo chủ điểm của từng tháng Ví dụ: Đoàn trường và các giáo viên có thể tổ chức một cuộc thi viết về những tấm lòng nhân ái mà học sinh biết đến; nhằm phát huy tính nhân văn, ca ngợi những tấm lòng nhân ái trong cuộc sống, qua đó giáo dục học sinh sống có trách nhiệm và quan tâm chi sẻ với cộng đồng… Từ việc tham gia các giờ sinh hoạt ngoại khóa, được tự mình thử sức, tự trải nghiệm học sinh có thể hình thành nên những phẩm chất đạo đức cơ bản trong mối quan hệ với các
cá nhân khác và với xã hội
Thứ tư, giáo dục đạo đức thông qua nêu gương từ thầy cô và bạn bè.
Giáo dục đạo đức thông qua việc nêu gương là một trong những hình thức giáo dục đạo đức cơ bản đã được sử dụng từ lâu trong lịch sử Trong nhà trường THPT việc giáo dục đạo đức được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, song giáo dục bằng nêu gương là phương pháp giáo dục hiệu quả nhất.Bởi lẽ những nhất cử nhất động của thầy, cô giáo từ lời ăn, tiếng nói, tác phong đi đứng, ăn mặc, cách hành xử, thái độ ứng xử với học sinh, với đồng nghiệp, với mọi đối tượng trong xã hội cho tới lối sống hằng ngày của người thầy đều có tác động ảnh hưởng trực tiếp tới học sinh
Vì vậy, để nêu gương đạo đức cho học sinh đòi hỏi mỗi thầy cô giáo phải là một tấm gương sáng, không ngừng rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, lối sống để học sinh noi theo
Ngoài việc noi theo tấm gương từ thầy cô thì bạn bè cũng có một tác động không nhỏ tới hành vi đạo đức của học sinh THPT Ở lứa tuổi này, bạn bè là tình cảm gắn bó cá nhân sâu sắc, bền vững do các em có nhu cầu chia sẻ những rung cảm, những điều gặp phải trong cuộc sống; vì thế các em thường coi bạn như là “cái tôi thứ 2”, “cái tôi khác” của mình Chính vì vậy, các em dễ bị ảnh hưởng về lối sống, suy nghĩ, hành vi từ các bạn của mình, nếu như bạn của mình được tuyên dương về một hành động tốt thì các em sẽ lấy bạn mình làm gương để phấn đấu Nếu nhà giáo dục có thể vận dụng đặc điểm tâm lí này để thông qua đó uốn nắn đạo đức cho học sinh thì sẽ đạt được hiệu quả cao trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Trang 18CHƯƠNG II THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC TRONG TRƯỜNG THPT HIỆN NAY –
KHẢO SÁT TẠI TRƯỜNG THPT NGUYỄN TẤT THÀNH
2.1. Những điểm tích cực về giáo dục đạo dức cho học sinh trong trường THPT
hiểu về thực trạng giáo dục đạo đức trong trường THPT hiện nay, tác giả đề tài đã làm một cuộc điều tra với 300 học sinh trường THPT Nguyễn Tất Thành trong phạm vi từ khối lớp 10 đến lớp 12, và phỏng vấn các thầy cô giáo ở tổ bộ môn giáo dục công dân Phiếu điều tra có 12 câu hỏi, bao gồm cả câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi mở vềthực trạng giáo dục đạo đức trong trường trường THPT nói chung và của trường THPT Nguyễn Tất Thành nói riêng cũng như thái độ của học sinh đối với những hiện tượng đạo đức Mỗi câu hỏi có thể lựa chọn nhiều phương án trả lời bởi vì quan điểm đạo đức của mỗi học sinh đều rất đa dạng, không thể gói gọn trong một, hai phương án Vì vậy qua viêc lựa chọn đa phương án, tác giả muốn trong chừng mực nào đó phản ánh phần nào thực trạng giáo dục đạo đức trong trường THPT hiện nay Trường THPT Nguyễn Tất Thành là trường THPT thuộc hệ chất lượng cao của Đại học sư phạm Hà Nội với đội ngũ giáo viên tâm huyết, nhiệt tình và có tỉ lệ học sinh đạt điểm cao trong các kì thi cấp trường và quốc gia Điều đó có thể cho thấy trình độ nhận thức của học sinh trường THPT Nguyễn Tất Thành là tương đối tốt Theo kết quả của cuộc điều tra, 100% học sinh đều cho rằng việc giáo dục đạo đức trong nhà trường THPT hiện nay là
vô cùng quan trọng Cô giáo Nguyễn Thị Thu Hoài – giáo viên bộ môn giáo dục công
dân chia sẻ: “Người có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó Để trở thành một công dân tốt, có ích cho xã hội, chúng ta không chỉ cần cố gắng học tập mà còn phải tu dưỡng đạo đức”.
Ngày nay, trong xu thế chung của thời đại khi đa số học sinh – thanh thiếu niên được chiều chuộng, chăm lo, trở thành những cậu ấm cô chiêu trong gia đình, muốn gì được nấy, thường chỉ quan tâm chú ý tới những nền văn hóa Hàn Quốc, Nhật Bản,… mà
ít quan tâm tới những nội dung đạo đức mà mình cần được giáo dục để tạo nên nhân cách của một người học sinh, một thành viên trong xã hội văn minh hiện đại thì những số liệu ở Bảng 2.1 dưới đây lại cho thấy một dấu hiệu đáng mừng trong việc nhận thức về nội dung đạo đức của thế hệ trẻ:
Bảng 2.1 Thống kê phẩm chất đạo đức học sinh cần được giáo dục.
Trang 19STT Nội dung phẩm chất
đạo đức cần thiết Rất thiết Cần cần thiết Không
1 Tình yêu quê hương, yêu tổ quốc 86 % 12,3 % 1,7 %
Trang 20Bảng 2.2: Khảo sát những đức tính cần có của học sinh.
Đồng thời, học sinh tự đánh giá mức độ hiệu quả của các hình thức giáo dục đạo đức trong nhà trường, hình thức nào hiệu quả, hình thức nào không hiểu quả đối với bản thân… từ đó có thể tiếp cận nhiều hơn với hình thức giáo dục đạo đức mình thích để phát triển nhân cách của bản thân:
Bảng 2.3: Các hình thức giáo dục đạo đức trong nhà trường THPT.
STT Các hình thức hiệu quả Rất Hiệu quả hiệu quả Không
1 Giáo dục đạo đức thông qua môn giáo dục công dân 45,7 % 54,3 % 0 %
2 Giáo dục đạo đức tích hợp thông qua
3 Giáo dục đạo đức thông qua hoạt động ngoại khóa 15 % 46,7 % 38,3 %
4 Giáo dục đạo đức bằng phương pháp nêu gương 100 % 0 % 0 %
Bên cạnh các hình thức giáo dục đạo đức thông qua môn giáo dục công dân hay được tích hợp trong nội dung các môn học khác như ngữ văn, lịch sử,… được đông đảo học sinh tiếp nhận một các hiệu quả thì nhận thức của học sinh về bản chất giáo dục đạo đức còn được hình thành nhờ phương pháp nêu lên những tấm gương đạo đức Đặc biệt là 100% học sinh đều cho rằng việc giáo dục đạo đức thông qua tấm gương đạo đức đạt được hiểu quả cao Các bạn đều đưa ra những tấm gương mà mình học tập
là cha mẹ - 36% , thầy cô – 39,5%, bạn bè – 24,5% Trong gia đình, người cha, người
mẹ là nhân tố quan trọng nhất phát huy hiệu quả cao nhất biện pháp giáo dục đạo đức thông qua tấm gương Vì cha mẹ là người sinh ra, nuôi dưỡng, dạy dỗ con cái từ thuở lọt lòng, đứa trẻ chịu ảnh hưởng đầu tiên, lớn nhất và suốt đời về tri thức, tình cảm đạo
Trang 21đức cũng chính từ hành vi đạo đức của mẹ cha Sự ảnh hưởng từ lối sống đạo đức của cha mẹ đối với con cái mang tính hai chiều: cha mẹ làm gương cho con học tập và chính bản thân cha mẹ cũng phải tự rèn luyện trau dồi đạo đức cho xứng đáng với niềm tin, tình yêu của con cái Cùng với cha mẹ thì thầy cô luôn là tấm gương sáng cho học sinh, trong một lần về thăm trường Đại học Sư phạm Hà Nội Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã từng nói: “Làm thế nào để nhà trường này chẳng những là trường sư phạm
mà còn là trường mô phạm trong cả nước” Chính vì vậy, thầy cô và nhà trường là
những hình mẫu, những chuẩn mực mà mọi học sinh noi theo, luôn là tấm gương trong học tập, trong cuộc sống và ngay cả trong từng hành vi đạo đức Cô Nguyễn Thị Thu
Hà – giáo viên giảng dạy môn giáo dục công dân trường THPT Nguyễn Tất Thành bày
tỏ: “Những thành tích đã đạt được trong suốt những năm giảng dạy tại trường đối với
cô là một niềm vinh dự lớn nhưng cũng là lời nhắc nhở để cô tiếp tục phấn đấu hoàn thiện bản thân, trở thành một tấm gương sáng cho học sinh noi theo” Đặc biệt, nói tới
vấn đề giáo dục đạo đức thông qua tấm gương không thể không nhắc tới cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của trường THPT Nguyễn Tất Thành nói riêng và của toàn bộ các khối ngành trong cả nước nói chung Qua cuộc vận động ấy, học sinh trường THPT Nguyễn Tất Thành đã được nâng cao đạo đức từ những câu chuyện về Người và thêm yêu mến, kính trọng vị lãnh tụ vĩ đại - người anh hùng của dân tộc
Không những ý thức được các phẩm chất đạo đức, nôi dung đạo đức hay hiệu quả của các hình thức giáo dục đạo đức tại trường phổ thông, trong cuộc điều tra học sinh còn thể hiện thái độ của mình trước các hiện tượng lệch lạc về đạo đức khi được phỏng vấn sâu
Trả lời câu hỏi: “Bạn có thái độ như thế nào trước các hiện tượng lệch lạc về đạo đức của học sinh như nói tục chửi bậy, thiếu lễ phép khi gặp thầy cô,ăn mặc hở hang…khi đến trường?”
Một bạn học sinh lớp 11A2 chia sẻ: “Theo em học sinh thì cần có thái độ đúng đắn với thầy cô và bạn bè, trang phục phải phù hợp với nội quy của nhà trường đã đề
ra và là một học sinh trường Nguyễn Tất Thành thì việc chửi bậy theo em là không được phép vì nó làm xấu hình ảnh của trường”.
Bạn Lan Anh, học sinh lớp 12 lại có ý kiến như sau: “Là học sinh thì phong cách ăn mặc phải giản dị, có chừng mực, lời nói phải có văn hóa, dễ nghe Vì như vậy
Trang 22không chỉ tôn trọng mọi người xung quanh mà còn tôn trọng chính mình, không tự làm mình xấu hổ và bị chê trách Những trường hợp nói tục chửi bậy, thiếu lễ độ như vậy cần được giáo dục một cách nghiêm khắc và sự giúp đỡ của cha mẹ, thầy cô, bạn bè
để có một nhân cách tốt.”
Ngoài ra, các bạn học sinh cũng có những đánh giá khách quan về mức độ sử dụng các biện pháp giáo dục đạo đức trong trường THPT Nguyễn Tất Thành mà các bạn đã được trải nghiệm, tham gia trực tiếp:
Bảng 2.4: Mức độ sử dụng các biện pháp giáo dục đạo đức trong trường
STT Biện pháp giáo dục Thường xuyên thoảng Thỉnh sử dụng Chưa
1 Nói chuyện, thảo luận về đạo đức học đường 63,5 % 35 % 1,5 %
2 Đẩy mạnh chất lượng dạy và học môn
3 Phát động phong trào thi đua, văn nghệ 100 % 0 % 0 %
4 Tổ chức cuộc thi “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” 90 % 10 % 0 %
5 Sinh hoạt tập thể, tuyên truyền về đạo đức 52,1 % 46,8 % 1,1 %
6 Xây dựng các giá trị văn hóa đạo đức trong nhà trường 58 % 46,1 % 1,9 %
Hầu hết các biện pháp giáo dục đạo đức trong bảng số liệu 2.4 các bạn học sinh đều đã được áp dụng, trải nghiệm thường xuyên Đặc biệt là biện pháp giáo dục phát động phong trào thi đua, tổ chức văn nghệ, hội thi ví dụ như các cuộc thi tìm hiểu về truyền thống đạo đức của dân tộc, những giờ sinh hoạt ngoại khóa, ca nhạc về một thời đấu tranh giành độc lập tự do chứa đầy những mất mát, đau thương nhưng hào hùng và tinh thần lạc quan Đó là chất lửa trong lời ca cất lên từ những đêm không ngủ “dậy
mà đi”, là vở kịch các bạn học sinh tái hiện lại tinh thần chiến đấu của anh bộ đội cụ
Hồ “tiếng hát át tiếng bom” trong rừng xâu, bên đỉnh Trường Sơn… Hay những ca khúc về Đoàn, về Thanh niên Việt Nam như Thế hệ tuổi trẻ Bác Hồ, Nối vòng tay lớn,
Tự nguyện… cũng được các bạn yêu thích, ngợi ca Chính vì vậy, thông qua truyền thống đạo đức của dân tộc, thông qua các hoạt động sôi nổi về truyền thống ấy mà học sinh được trau dồi thêm những phẩm chất đạo đức cách mạng Những hành động nhỏ nhoi như khuyên góp quần áo, sách vở cho trẻ em vùng xâu vùng xa; cùng nhau cố gắng, nỗ lực học tập; nói không với quay cóp, gian lận trong kì thi đã hình thành trong
Trang 23nhân cách học sinh nền tảng, cở sở đạo đức cách mạng đầu tiên là cần – kiệm – liêm – chính, chí công vô tư Những giá trị đạo đức ấy vô cùng có ý nghĩa trong thời đại kinh
tế ngày nay,khi nhiều học sinh mải mê với những văn hóa lai-căng, không tìm được mục đích, lí tưởng sống đúng đắn để cống hiến cho quê hương đất nước thì những giá trị đạo đức ấy như một ngọn lửa soi sáng cho thế hệ học sinh ngày nay Nó khơi dậy làm bừng lên lí tưởng cao đẹp, những ước mơ trong sáng của các bạn học sinh như hai câu thơ nhà thơ Tố Hữu:
“ Hồn tôi là một vườn hoa lá, Rất đậm hương thơm và rộn tiếng chim”.
Thông qua các số liệu cụ thể trên đã cho thấy một dấu hiệu đáng mừng về đạo đức học sinh của toàn ngành giáo dục nói chung và trường THPT Nguyễn Tất Thành nói riêng Trong khi cả nước lên tiếng chỉ trích, phê phán về vấn đề đạo đức học sinh
bị suy giảm và ngày càng xuống cấp thì những con số trên như một sự chứng minh , như một điểm sáng cho đạo đức học sinh của ngành giáo dục Dẫu còn những hạn chế, những điều đáng chê trách thì bù lại những điểm tích cực trong đạo đức học đường của học sinh trường THPT Nguyễn Tất Thành rất đáng được khen ngợi
Để có những kết quả tốt như vậy của ngôi trường mang tên Bác, không thể phủ nhận công sức đóng góp vào công tác giáo dục đạo đức của trường THPT Nguyễn Tất Thành của toàn bộ đội ngũ giáo viên và đặc biệt là những giáo viên dạy môn giáo dục
công dân Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Người thầy giáo tốt – thầy giáo xứng đáng
là thầy giáo – là người vẻ vang nhất Dù tên tuổi không được đăng trên báo, không được hưởng Huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh” Quả đúng như vậy, những giáo viên dạy giáo dục công dân ấy là những “anh
hùng vô danh” của trường THPT Nguyễn Tất Thành Trải qua bao khó khăn, bao gian khổ, vượt qua cả nỗi buồn khi đã có một thời gian dài phụ huynh học sinh và toàn xã hội chỉ coi môn giáo dục công dân là môn phụ những người giáo viên ấy vẫn tâm huyết với nghề,với từng trang giáo án, họ đã mang tình yêu đối với các thế hệ học trò
để âm thầm cống hiến… và sự nỗ lực ấy đã làm nên một ngôi trường với những học sinh ngoan ngoãn, có nhân cách tốt, đạo đức tốt Khi tiến hành cuộc điều tra thì 100% học sinh trường THPT Nguyễn Tất Thành đều lựa chọ rất hứng thú với môn giáo dục
công dân Đa số các bạn được phỏng vấn khi trả lời câu hỏi “Bạn thích nhất bài học nào trong chương trình đã học của môn giáo dục công dân bậc THPT?” thì đều đưa ra
Trang 24những bài học liên quan tới chủ đề đạo đức như: Công dân với tình yêu và hôn nhân, công dân với sự nghiệp bảo vệ tổ quốc, những tiết học về các phạm trù của đạo đức: lẽ sống, hạnh phúc, nghĩa vụ hay những giờ học ngoại khóa về kĩ năng sống Có tới 56% các bạn học sinh tiếp nhận được một cách tích cực,đầy đủ các giá trị đạo đức sau mỗi tiết học giáo dục công dân.Không chỉ vậy, những thầy cô giáo dạy bộ môn giáo dục công dân còn chiếm được một vị trí rất lớn trong lòng mỗi học sinh trường THPT Nguyễn Tất Thành Trong quá trình điều tra, tác giả đã mở rộng một số câu hỏi nhỏ khá thú vị về lí do các bạn học sinh đều có hứng thú với môn Giáo dục công dân thì câu trả lời nhận được đó là xuất phát từ niềm yêu mến, kính trọng, sự hứng thú, háo hức trongcác tiết học giáo dục công dân của các thầy cô Một bạn học sinh lớp 12D1
chia sẻ: “Mỗi tiết học Giáo dục công dân của mình vui hơn, bớt nhàm chán hơn chính nhờ thầy cô đã lồng ghép những bài học cuộc sống, những câu chuyện lí thú trong mỗi bài học” Đối với mỗi học sinh NguyễnTất Thành những giáo viên dạy bộ môn giáo
dục công dân như cô Nguyễn Thị Thu Hà, thầy Nguyễn Văn Thiện, cô Nguyễn Thị Thu Hoài… đều là người cha, người mẹ thân thương giống như câu hát “mẹ của em ở trường là cô giáo mến thương”.Trong một bài viết về cảm nhận thầy cô của trường THPT Nguyễn Tất Thành có rất nhiều bài viết dành cho các giáo viên môn giáo dục công dân, sự bày tỏ tình cảm đáng yêu của học sinh đối với thầy giáo trẻ Trịnh Huy Hồng hay những dòng chan chứa tình cảm yêu thương dành cho cô giáo Nguyễn Thị Thu Hoài Bạn Lê Thùy Linh, học sinh lớp 12D4 đã xúc động khi chia sẻ về cô giáo Hoài: “Cô dạy chúng tôi làm người”
Như vậy, công tác giáo dục đạo đức đã tác động trực tiếp và thu lại được nhiều dấu hiệu tốt về đạo đức của học sinh trường THPT Nguyễn Tất Thành, góp phần tỏa sáng thương hiệu Nguyễn Tất Thành, ngôi trường “rèn đức – luyện tài” đóng góp cho đất nước những con người ưu tú
2.2 Những mặt hạn chế về giáo dục đạo đức trong trường THPT Nguyễn Tất Thành.
Bên cạnh những mặt tích cực thì giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT Nguyễn Tất Thành cũng có một số điểm cần lưu ý Theo kết quả của cuộc khảo sát, có một bộ phận học sinh chưa nắm được những phẩm chất đạo đức mà mình cần có Trong các học sinh chưa nhận thức đầy đủ đó thì đều bỏ qua phẩm chất đạo đức: ý thức, thái độ lao động tốt hay tính tự tin, lạc quan (xem ở Bảng 2.1) Chỉ khi có sự tự