Mục tiêu chung: Sinh viên cập nhật được các kiến thức mới và hình thành những kĩ năng cần thiết trong việc tổ chức dạy học đọc hiểu văn bản ở trường THPT.. Kiến thức: - Thông hiểu hệ th
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN Ở TRƯỜNG THPT
Hà Nội, 2014
Trang 2ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC / CHUYÊN ĐỀ
TÊN MÔN HỌC: DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN Ở TRƯỜNG THPT
1 Thông tin về đơn vị đào tạo
- Trường: Đại học Giáo dục - ĐHQGHN
- Khoa: Sư phạm
- Bộ môn: Khoa học Xã hội
2 Thông tin về môn học
- Tên môn học: Dạy học đọc hiểu văn bản ở trường THPT
- Mã môn học: TMT4504
- Môn học bắt buộc / tự chọn: Tự chọn
- Số lượng tín chỉ: 3
- (Các) môn học tiên quyết: TMT1006 Chương trình và phương pháp dạy học Ngữ văn
3 Mục tiêu và chuẩn năng lực (góp phần vào chuẩn đầu ra) cần hình thành
3.1 Mục tiêu chung: Sinh viên cập nhật được các kiến thức mới và hình thành những
kĩ năng cần thiết trong việc tổ chức dạy học đọc hiểu văn bản ở trường THPT
3.2 Chuẩn năng lực:
3.2.1 Kiến thức:
- Thông hiểu hệ thống các khái niệm “dạy học” “đọc hiểu” “văn bản”
- Thông hiểu quy trình dạy học đọc hiểu văn bản ở trường THPT
- Nhận biết các chiến thuật dạy học đọc hiểu văn bản ở trường THPT
3.2.2 Kỹ năng:
- Phân tích được hoạt động tri giác đọc các loại văn bản theo thể loại và phong cách ngôn ngữ
- So sánh và đối chiếu được hai chiều phân tích&tổng hợp trong hoạt động tiếp nhận văn bản
- Tổ chức được hoạt động đọc hiểu như là một hoạt động tập thể (liên cá nhân) của
cả lớp học
Trang 33.2.3 Thái độ:
- Coi trọng tính tích cực cá nhân cụ thể của tiếp nhận đọc hiểu (không giảng văn – đọc thay học sinh)
- Tôn trọng khả năng tiếp nhận (óc liên tưởng của người đọc) văn bản tác phẩm
- Luôn ý thức được đọc hiểu văn bản là hành đọng “liên văn bản” (hiểu được một văn bản trên nên các văn bản đã đọc khác)
- Có ý thức dạy học văn theo quan niệm dạy học đọc hiểu văn bản
3.2.4 Mục tiêu khác:
4 Nội dung môn học
4.1 Tóm tắt
Dạy học đọc hiểu văn bản ở trường THPT là môn học trang bị cho sinh viên những
kiến thức cập nhật về khái niệm đọc hiểu, quan niệm mới về dạy học văn hiện nay và các cách thức cụ thể để tổ chức một giờ dạy học đọc hiểu văn bản ở trường THPT
Dựa trên cở sở khoa học của các môn Lí luận dạy học hiện đại, Lí luận văn học, Tâm
lí học sư phạm… môn học đưa ra một quy trình dạy học đọc hiểu văn bản gồm 7
bước: xác định mục tiêu đọc hiểu; phân tích nội dung đọc hiểu; tìm hiểu đặc điểm người học; lựa chọn phương pháp, phương tiện dạy học đọc hiểu; yêu cầu học sinh chuẩn bị, triển khai dạy học đọc hiểu; kiểm tra- đánh giá kết quả dạy học đọc hiểu Nhằm phát triển, hoàn thiện kĩ năng đọc hiểu văn bản của học sinh THPT, môn học còn giới thiệu một số chiến thuật đọc hiểu văn bản mang tính ứng dụng nhất- đây là những biện pháp, thủ thuật, cách thức, thao tác cụ thể nhằm dẫn dắt quá trình nhận thức của học sinh để chiếm lĩnh, kiến tạo ý nghĩa của văn bản một cách tích cực, chủ động, hiệu quả
Bên cạnh việc trang bị kiến thức, môn học cũng mang tính thực hành cao bởi nó đòi hỏi sinh viên phải biết thực hành tổ chức một giờ dạy học đọc hiểu văn bản cụ thể trong chương trình THPT
4.2 Nội dung cụ thể
Thứ
Thời lượng
Ghi chú
Kết thúc chương, SV
cần phải:
Chương 1: Một số vấn đề chung về dạy học đọc hiểu văn bản ở trường THPT
10 giờ
Trang 4- Thông hiểu khái
niệm đọc hiểu văn
bản
- Giải thích được
những điểm mới
trong quan niệm dạy
học văn hiện nay
- Hiểu biết sâu sắc
mục tiêu và nội
dung dạy học đọc
hiểu văn bản ở
trường THPT
- Phân tích được bản
chất của việc đọc
hiểu văn bản
- Đối chiếu so sánh
được điểm khác biệt
giữa quan niệm dạy
học văn hiện nay với
các quan niệm dạy
học văn trước đây
- Đưa ra được ý kiến
đánh giá của cá nhân
về quan điểm dạy
học đọc hiểu văn
bản hiện nay ở
trường THPT
1.1 Khái niệm đọc hiểu văn bản 1.2 Dạy học văn hiện nay là dạy học sinh đọc hiểu văn bản
1.3 Mục tiêu, nội dung dạy học đọc hiểu văn bản ở trường THPT
tín chí
2 Kết thúc chương, SV
cần phải:
Thông hiểu 7 bước
trong quy trình dạy
học đọc hiểu văn
bản ở trường THPT
- Hiểu cách thức
triển khai cụ thể
trong từng bước
Chương 2: Quy trình dạy học đọc hiểu văn bản ở trường THPT
2.1 Xác định mục tiêu đọc hiểu 2.2 Phân tích nội dung đọc hiểu 2.3 Tìm hiểu đặc điểm người học 2.4 Lựa chọn phương pháp, phương tiện đọc hiểu
2.5 Yêu cầu học sinh chuẩn bị 2.6 Triển khai dạy học đọc hiểu
15 giờ tín chỉ
Trang 5- Triển khai thực
hiện được từng bước
khi lập kế hoạch dạy
học đọc hiểu một
văn bản cụ thể trong
chương trình Ngữ
văn THPT
- Tiến hành tổ chức
được một giờ dạy
học đọc hiểu văn
bản trong chương
trình Ngữ văn THPT
theo quy trình
- Xây dựng được
quy trình dạy học
đọc hiểu văn bản
theo từng thể loại
trong chương trình
Ngữ văn THPT
- Đánh giá được
thuận lợi và khó
khăn khi vận dụng
quy trình trong thực
tế dạy học Ngữ văn
hiện nay
2.7 Kiểm tra- đánh giá kết quả dạy học đọc hiểu
3 Kết thúc chương, SV
cần phải:
- Thông hiểu khái
niệm chiến thuật đọc
hiểu văn bản
- Hiểu sâu đặc điểm
của các chiến thuật
đọc hiểu văn bản cơ
bản
- Phân tích được
mục tiêu, thời điểm
Chương 3: Một số chiến thuật đọc hiểu văn bản ở trường THPT
3.1 Khái niệm chiến thuật đọc hiểu văn bản
3.2 Giới thiệu một số chiến thuật đọc hiểu văn bản cơ bản
3.2.1 Đánh dấu và ghi chú bên lề 3.2.2 Tổng quan về văn bản 3.2.3 Cuộc giao tiếp văn học
20 giờ tín chỉ
Trang 6và cách thức tiến
hành của từng chiến
thuật
- Vận dụng thiết kế
được các chiến thuật
khi dạy học đọc hiểu
một nội dung cụ thể
- Vận dụng được các
chiến thuật vào thiết
kế một bài học cụ
thể trong chương
trình Ngữ văn
THPT
- Đánh giá được khả
năng thực hiện các
chiến thuật trong
thực tế dạy học đọc
hiểu văn bản ở
trường THPT
- Đề xuất được các
biện pháp sử dụng
hiệu quả các chiến
thuật đọc hiểu văn
bản
3.2.4 Mối quan hệ hỏi- đáp 3.2.5 Đọc suy luận
5 Phương pháp, hình thức dạy học
5.1 Phân bổ thời lượng (giờ TC): theo hình thức dạy học
Lý thuyết: 16
Thực hành/làm việc nhóm: 23
Hướng dẫn tự học, nghiên cứu: 6
5.2 Các phương pháp dạy học chủ yếu: Thuyết trình, vấn đáp, tổ chức làm việc
nhóm
6 Học liệu:
6.1 Tài liệu chính (từ 2 đến 4 tài liệu)
- Nguyễn Thanh Hùng, Kĩ năng đọc hiểu văn, NXB ĐH Sư phạm, 2011.
Trang 7- Phạm Thị Thu Hương, Đọc hiểu và chiến thuật đọc hiểu văn bản trong nhà trường phổ thông, NXB ĐH Sư phạm, 2012.
6.2 Tài liệu tham khảo (nên tài liệu mới)
- Nguyễn Viết Chữ, Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương (theo loại thể), NXB
ĐHQGHN, 2008
- Nguyễn Thị Hạnh, Dạy học đọc hiểu ở tiểu học, NXB ĐHQGHN, 2002.
- Nhiều tác giả, Thiết kế bài dạy Ngữ văn THPT, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010.
- Trần Đình Sử, Đọc văn- học văn, NXB Giáo dục, H.2001.
7 Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá
Hình thức
Tính chất của nội dung kiểm tra
Mục đích kiểm tra Trọng số
Bài tập
tuần (cá
nhân)
Lý thuyết Viết bài thu hoạch -> kiểm tra kiến thức thực
Bài tập
nhóm
Lý thuyết
và kỹ năng
Sản phẩm thực hành -> kiểm tra năng lực vận
Bài kiểm
tra giữa
kỳ
Kỹ năng Thực hành -> kiểm tra kĩ năng triển khai quy
trình dạy học đọc hiểu văn bản 15%
Bài thi
hết môn Tổng hợp
Thực hành -> kiểm tra kĩ năng dạy học đọc
+ Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, KT – ĐG
Hoàn thiện bài tập theo yêu cầu về hình thức, nội dung và mục đích của kiểm tra đánh giá
CHỦ NHIỆM KHOA CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)