1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tìm hiểu về ISO 1400

50 399 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 478,11 KB

Nội dung

Tìm hiểu về ISO 1400

Trang 2

NỘI DUNG TRANG

LỜI MỞ ĐẦU

Phần I: Phần tổng quan

1. Giới thiệu sơ lược về ISO

2. Giới thiệu về tiêu chuẩn ISO 14000

2.1 Nguồn gốc và quá trình hình thành bộ tiêu chuẩn ISO 14000

2.2 Cấu trúc của bộ tiêu chuẩn ISO 14000

3. Giới thiệu chung về ISO 14001

Phần II: Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng ISO 14001: 2010

1. Phạm vi áp dụng

2. Tài liệu viện dẫn

3. Thuật ngữ và định nghĩa

3.1. Chuyên gia đánh giá (audior)

3.2. Cải tiến liên tục (contimual improvement)

3.3. Hành động khắc phục (corrective action)

3.4. Tài liệu (document)

3.5. Môi trường (environment)

3.6. Khía cạnh môi trường (environmental aspect)

3.7. Tác động môi trường (environmental impact)

3.8. Hệ thống quản lý môi trường (environmental management system)

3.9. Mục tiêu môi trường (environmental objective)

3.10. Kết quả hoạt động môi trường (environmental performance)

3.11. Chính sách môi trường (environmental policy)

3.12. Chỉ tiêu môi trường (environmental target)

3.13. Bên hữu quan (interested party)

3.14. Đánh giá nội bộ (internal audit)

3.15. Sự không phù hợp (nonconformity)

3.16. Tổ chức (organization)

3.17. Hành động phòng ngừa (Preventive action)

3.18. Ngăn ngừa ô nhiễm (Prevention of pollution)

3.19. Thủ tục (Procedure)

3.20. Hồ sơ (record)

4. Yêu cầu của hệ thống quản lý môi trường

4.1. Yêu cầu chung

4.2. Chính sách môi trường

4.3. Lập kế hoạch

4.3.1. Khía cạnh môi trường

4.3.2. Yêu cầu về pháp luật và yêu cầu khác

Trang 3

4.4.2. Năng lực, đào tạo và nhận thức

4.4.3. Trao đổi thông tin

4.4.4. Tài liệu

4.4.5. Kiểm soát tài liệu

4.4.6. Kiểm soát điều hành

4.4.7. Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng với tình trạng khẩn cấp

4.5. Kiểm tra

4.5.1. Giám sát và đo lường

4.5.2. Đánh giá sự tuân thủ

4.5.3. Sự không phù hợp, hành động khắc phục và hành động phòng ngừa

4.5.4. Kiểm soát hồ sơ

4.5.5. Đánh giá nội bộ

4.6. Xem xét của lãnh đạo

Phần III: Lợi ích và khó khăn khi áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 14000

Phần IV: Quy trình chứng nhận ISO 14001:2004/ Cor 1:2009

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4

TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2014 Chữ ký của GV ………… ………….

Trang 5

và đạt nhiều thành tựu to lớn Tuy nhiên, chính sự phát triển vượt bậc của khoa học

kỹ thuật và nền công nghiệp hiện đại gây ra nhiều tổn thương đối với môi trườngsống trên toàn cầu: cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất, ô nhiễmkhông khí, sư biến đổi khí hậu cũng như các thiên tai hằng năm và kết quả là làmsuy thoái chất lượng sống của con người

• Chính vì vậy, ý thức được những tác động và hậu quả to lớn gây nên vớimôi trường, nhiều tổ chức đã và đang nổ lực cải thiện môi trường, hạn chế tìnhtrạng ô nhiễm đang diễn ra Và một trong số các tổ chức đó là Tổ chức Tiêu chuẩnquốc tế ISO Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 ra đời là một trong những phương pháp hữuhiệu để quản lý môi trường

• Đây là công cụ sẽ hướng dẫn cho các tổ chức và doanh nghiệp xây dựng hệthống quản lý môi trường có hiệu quả, quản lý các hoạt động, sản phẩm và dịch vụcủa mình đối với môi trường, ngăn ngừa ô nhiễm và hợp nhất với các yêu cầu pháp

lý khác nhằm giúp cho các tổ chức đạt được mục đích kinh tế nhưng vẫn không tổnhại đến môi trường

• Tuy vậy, ISO 14000 còn khá mới mẻ và khó khăn trong việc áp dụng Do

đó, việc tìm hiểu và đề ra các giải pháp chung cho các doanh nghiệp và áp dụng nótrong quản lý môi trường một cách hiệu quả là một vấn đề đang được quan tâm.Nắm bắt được điều đó, nhóm chúng tôi xin làm bài tiểu luận với đề tài: “Tìm hiểu

về ISO 14000” với nội dung nghiên cứu về bộ tiêu chuẩn ISO 14001:2010 – bộtiêu chuẩn ISO 14001 phiên bản mới nhất hiện nay trong việc xây dựng hệ thốngquản lý môi trường

• Bài tiêu luận được thực hiện chưa tránh khỏi những sai sót Trong quá trìnhtìm hiểu và phân tích, mong các bạn và quý thầy cô thông cảm

Trang 6

Phần I: PHẦN TỔNG QUAN

1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ ISO

• ISO là tên viết tắt của Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa (Internationalorganization of Standardization), được thành lập vào năm 1946 và chính thức hoạtđộng vào ngày 23/02/1947 nhằm mục đích xây dựng các tiêu chuẩn về sản xuất,thương mại và thông tin ISO có trụ sở ở Geneva (Thụy Sĩ) và là một tổ chức quốc

tế chuyên ngành có các thành viên là các cơ quan tiêu chuẩn Quốc gia của cácnước

• Mỗi tiêu chuẩn khác nhau của ISO sẽ áp dụng cho những loại sản phẩm cụthể Tuy nhiên, ISO 9000 và ISO 14000 là hai tiêu chuẩn được biết đến nhiều nhấttrên thế giới

• Mục đích của tiêu chuẩn ISO là tạo điều kiện cho các hoạt động trao đổithông tin hàng hóa và dịch vị trên toàn cầu trở nên dễ dàng, tiện dụng hơn và đạtđược hiệu quả Tất cả các tiêu chuẩn do ISO đặt ra đều có tính chất tự nguyện

• ISO hiện có khoảng 180 Ủy ban kỹ thuật (TC) chuyên dự thảo các tiêuchuẩn trong từng lĩnh vực, trừ công nghiệp chế tạo và điện tử Các nước thành viêncủa ISO lập ra các nhóm tư vấn kỹ thuật nhằm cung cấp tư liệu đầu vào cho các

TC ISO tiếp nhận tư liệu Chính phủ các ngành và các bên liên quan trước khi banhành một tiêu chuẩn

• Sau khi tiêu chuẩn dự thảo được các nước thành viên chấp thuận, nó đượccông bố là Tiêu chuẩn Quốc tế Sau đó mỗi nước lại có thể chấp nhận một phiênbản mới của tiêu chuẩn đó làm Tiêu chuẩn Quốc gia của mình

2. GIỚI THIỆU VỀ TIÊU CHUẨN ISO 14000

2.1. Nguồn gốc và quá trình hình thành bộ tiêu chuẩn ISO 14000

• Trong những năm gần đây, cả thế giới đã phải chứng kiến và chịu ảnhhưởng nghiêm trọng của sự suy thoái môi trường Hiện nay, suy giảm tầng ozone,

sự tăng dần nhiệt độ của trái đất và tần suất thiên tai, mưa, bão ngày càng tăng, gâythiệt hại về người và của với con số ngày càng lớn Một trong những nguyên nhângây tác động lớn đến môi trường là sự ô nhiễm từ các nhà máy, các chất thải côngnghiệp Vì thế, việc quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và chống ô

Trang 7

phải có sự quan tâm nỗ lực của mọi thành viên trong xã hội Nhất là sau Hội nghịthượng đỉnh về Môi trường và Phát triển do Liên Hiệp quốc tổ chức tại Rio DeJanerio tháng 6/1992, người ta thấy cần phải có một tiêu chuẩn quốc tế về Quản lýmôi trường.

• Để góp phần giải quyết vấn đề môi trường, ISO đã bắt đầu xem xét đến lĩnhvực quản lý môi trường Vào năm 1991, ISO lập ra nhóm Tư vấn chiến lược vềmôi trường SAGE với sự tham gia của 25 nước để đề xuất các tiêu chuẩn môitrường quốc tế Qua hơn một năm hoạt động, nhóm SAGE đã đề nghị thành lậpmột Ủy ban Kỹ thuật của ISO có nhiệm vụ xây dựng tiêu chuẩn hệ thống quản lýmôi trường EMS (Enviromental Management System) chung cho toàn cầu Và nhưvậy, Ủy ban kỹ thuật TC 207 ra đời vào 01/1993 Mục đích của việc khởi xướngmới này là:

− Cung cấp cơ sở cho việc hòa nhập các tiêu chuẩn hiện có cũng như các nổ lực trongtương lai trong lĩnh vực quản lý môi trường

− Tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế và xóa bỏ các rào cản trong thươngmại

− Hỗ trợ việc “bảo vệ môi trường cân đối với những nhu cầu kinh tế xã hội” bằng cáchđảm bảo cho các tổ chức có được công cụ để đạt được và cải thiện về biện pháp tronghoạt động môi trường

• Về mặt nội dung, TC 207 được chia ra thành 6 Tiểu ban (TB), mỗi Tiểu banchịu trách nhiệm về một lĩnh vực quản lý môi trường cụ thể:

• TB1: Các hệ thống quản lý môi trường

• TB2: Kiểm toán môi trường

• TB3: Cấp nhãn hiệu môi trường

• TB4: Đánh giá hoạt động môi trường

Trang 8

− Năm 1996: tiêu chuẩn đầu tiên của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 ra đời.

− Năm 1997: các tiêu chuẩn của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 ra đời đầy đủ, bao gồm một sốtiêu chuẩn

2.2. Cấu trúc của bộ tiêu chuẩn ISO 14000

• Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 thiết lập một hệ thống quản lý môi trường và cung cấpcác công cụ hỗ trợ cho các tổ chức để thiết lập, thực hiện hoặc cải tiến một hệ thống quản

lý môi trường, góp phần giúp các cơ sở này nhận thức và quản lý tác động của mình đốivới môi trường nhằm ngăn ngừa sự ô nhiễm và liên tục có hành động cải thiện môitrường.Đây cũng là cơ sở để bên thứ ba đánh giá hệ thống quản lý môi trường của các cơ

sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ

• ISO 14000 là một bộ tiêu chuẩn về hệ thống môi trường bao gồm 20 tiêuchuẩn Tiêu chuẩn có thể áp dụng cho tất cả các loại hình và quy mô tổ chức bất kểcác điều kiện địa lý, văn hóa và xã hội khác nhau Bộ khuyến khích và giúp cho tổchức thiết lập và duy trì cho mình một hệ thống quản lý môi trường tối ưu để cóthể sử dụng hữu hiệu nguyên nhiên vật liệu, hạn chế ô nhiễm môi trường và phòngngừa rủi ro về môi trường nhưng vẫn hòa hợp với những nhu cầu kinh tế xã hộiđồng thời thường xuyên tiến hành đánh giá và liên tục có hành động để cải tiếncông tác bảo vệ môi trường của tổ chức Các tiêu chuẩn của ISO 14000 được xâydựng trên một nguyên tắc đơn giản: việc quản lý môi trường càng được cải thiện,hiệu quả càng cao và thu hồi vốn đầu tư càng nhanh

• Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 được chia thành 2 nhóm:

Nhóm tiêu chuẩn về tổ chức tập trung vào các khâu tổ chức hệ thống quản lý môi

trường của doanh nghiệp, vào sự cam kết của lãnh đạo và của các cấp quản lý đối vớiviệc áp dụng và cải tiến chính sách môi trường, vào việc đo đạc các tính năng môitrường cũng như tiến hành thanh tra môi trường tại các cơ sở mình

Nhóm tiêu chuẩn về đánh giá sản phẩm tập trung vào việc thiết lập các nguyên lý và

cách tiếp cận thống nhất đối với việc đánh giá các khía cạnh của sản phẩm có liênquan đến môi trường Các tiêu chuẩn này đặt ra nhiệm vụ cho các công ty phải lưu ýđến thuộc tính môi trường của sản phẩm ngay từ khâu thiết kế, chọn nguyên vật liệucho đến khâu loại bỏ sản phẩm ra môi trường

Trang 9

• Dưới đây là mô hình tổng hợp sơ lược các tiêu chuẩn trong bộ tiêu chuẩn ISO

14000

• ISO 14000, với tiêu chuẩn chủ đạo ISO 14001 (đã kỷ niệm 10 năm ngày rađời trong năm 2006) Chỉ trong một thập kỷ, ISO 14001 đã trở thành chuẩn mựcquốc tế về hệ thống quản lý môi trường, được áp dụng ở 138 quốc gia và hoàn toànhòa nhập với nền kinh tế toàn cầu

• Các tiêu chuẩn khác trong bộ ISO 14000 là những công cụ thực hành cụ thểnhư nhãn môi trường, thực hành môi trường, phân tích những tác động môi trường

và truyền thông về môi trường Bộ ISO 14000 thực sự trở thành phương pháp hữuhiệu trong quản lý môi trường, có thể áp dụng cho mọi tổ chức, không phân biệtcông hay tư, lớn hay nhỏ, sản xuất hay dịch vụ

3. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ISO 14001

• ISO 14001 nằm trong bộ tiêu chuẩn ISO 14000 là tiêu chuẩn hệ thống quản lýchính được định rõ các yêu cầu cho việc hình thành và duy trì hệ thống quản lý môitrường có hiệu quả (EMS) ISO 14001 đưa ra các yêu cầu cần thực hiện để quản lý cácyếu tố ảnh hưởng tới môi trường trong quá trình hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp và.Tiêu chuẩn này áp dụng cho nhiều loại hình và quy mô tổ chức khác nhau như công ty,tập đoàn, hãng, xí nghiệp, cơ quan có thẩm quyền, viện hay chỉ là một bộ phận của những

tổ chức trên Tổ chức tiếp cận với tiêu chuẩn này dựa trên phương pháp luận PDCA

Trang 10

các quá trình, tiến hành các hoạt động cần thiết để cải tiến hiệu quả quản lý của mình vàchứng minh sự phù hợp của hệ thống đối với tiêu chuẩn này Việc áp dụng tiêu chuẩn cóhiệu quả hay không là phụ thuộc vào cam kết của các cấp, đặc biệt cấp quản lý cao nhất.

Mô hình hệ thống quản lý môi trường của tiêu chuẩn này

Chính sách môi trường: tổ chức cần phải đề ra chính sách môi trường và tự đảm

bảo cam kết về Hệ thống quản lý môi trường của mình Sự cam kết và chính sách này

phải được thực hiện bằng văn bản, ở đó phải đề ra những mục tiêu, mục đích, những quytrình, quy phạm cụ thể để giải quyết các vấn đề môi trường và nhất là phải được toàn thểcán bộ công nhân viên và lãnh đạo nhất trí

Lập kế hoạch: tổ chức phải đề ra kế hoạch thực hiện chính sách môi trường của

mình

Thực hiện và điều hành: để thực hiện có hiệu quả, tổ chức phải phát triển khả

năng và cơ chế hỗ trợ cần thiết để đạt được chính sách, mục tiêu và chỉ tiêu môi trườngcủa mình

Kiểm tra và hành động khắc phục: tổ chức cần phải đo, giám sát và đánh giá kết

quả hoạt động môi trường của mình Hệ thống quản lý môi trường muốn hoạt động tốt và

có hiệu quả thì phải được kiểm tra theo định kỳ để đánh giá đúng thực trạng của hệ thống,

từ đó đưa ra các biện pháp bổ trợ, phòng ngừa và cải tiến, có khả năng đáp ứng được với

Trang 11

những yêu cầu đặt ra trong chính sách môi trường của doanh nghiệp cũng như giải quyếtđược những vấn đề khẩn cấp về môi trường có liên quan đến doanh nghiệp.

Xem xét của lãnh đạo: tổ chức phải xem xét và cải tiến liên tục Hệ thống quản lý

môi trường nhằm cải thiện kết quả hoạt động về môi trường của mình

Các bộ tiêu chuẩn 14001 được xây dựng cho đến nay

− Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 dự thảo đầu tiên được ra đời vào 1996 nhưng đây chưa phải

là bộ tiêu chuẩn quản lý môi trường hoàn chỉnh ISO 14001: 1996 nhắm tới khả năng

áp dụng được cho tất cả các loại hình tổ chức và để thích nghi với các điều kiện về địa

lý, văn hóa và xã hội khác nhau Mục tiêu chung của cả ISO 14001: 1996 và các loạitiêu chuẩn khác trong tập hợp 14000 là nhằm hỗ trợ việc bảo vệ môi trường và ngănngừa ô nhiễm trong sự hòa hợp với những nhu cầu kinh tế xã hội

− Ngày 15/11/2004: tổ chức ISO chỉnh sửa và ban hành phiên bản thứ hai mang số hiệu14001:2004 (thay thế cho tiêu chuẩn ISO 14001 phiên bản 1996) Phiên bản nàykhông có sự thay đổi về nội dung mà chủ yếu là làm rõ hơn các yêu cầu và tăng cườngtính tương thích với tiêu chuẩn ISO 9001:2000 Phiên bản mới 14001:2004 ra đời vớinhiều điểm cải tiến nhằm khắc phục những hạn chế của phiên bản 1996, giúp cho việcthiết lập, xây dựng, áp dụng và duy trì hệ thống quản lý môi trường được cải tiến liêntục và hoạt động một cách hiệu quản hơn phù hợp với xu hướng phát triển

− Vào ngày 17/07/2009 Tổ chức ISO soát xét và ban hành tiêu chuẩn ISO 14001:2009với tên là ISO 14001:2004 + Cor 1:2009 (tương ứng TCVN ISO 14001:2010) Bảntiêu chuẩn này tập trung làm rõ bản tiêu chuẩn trước và đã tiến hành xem xét đúngtheo các điều của tiêu chuẩn ISO 9001:2008 nhằm tăng tính tương thích của hai tiêuchuẩn vì lợi ích của cộng đồng sử dụng

• Khi chủ đề môi trường là một trong các chiến lược hoặc mục tiêu cạnh tranhcủa tổ chức hoặc để đảm bảo với các bên hữu quan rằng tổ chức đang thực thi một hệthống quản lý môi trường thích hợp thì tiêu chuẩn này có thể được sử dụng để chứngnhận, đăng ký, hoặc tự tuyên bố hệ thống quản lý môi trường của một tổ chức Các tiêuchuẩn khác trong bộ tiêu chuẩn ISO 14000 là những hướng dẫn hỗ trợ kỹ thuật quản lýmôi trường và không dùng cho chứng nhận

• Mức độ áp dụng tiêu chuẩn phụ thuộc vào chính sách môi trường của tổ chức, hoạtđộng kinh doanh sản phẩm và dịch vụ của tổ chức, vị trí và điều kiện thực hiện chức năngcủa tổ chức

Trang 12

Phần II: CÁC YÊU CẦU VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ISO 14001:2010

1. Phạm vi áp dụng

• Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý môi trường, tạothuận lợi cho tổ chức triển khai và áp dụng một chính sách và mục tiêu có xem xét đếncác yêu cầu của pháp luật và các yêu cầu khác mà tổ chức đề ra và các thông tin về cácyếu tố tác động đến môi trường Tiêu chuẩn này áp dụng cho các khía cạnh môi trường

mà tổ chức xác định là có thể kiểm soát và có thể tác động tiêu chuẩn này không nêu lêncác chuẩn mực về kết quả hoạt động môi trường cụ thể

• Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho bất kỳ tổ chức nào mong muốn để:

− Thiết lập, thực hiện và duy trì cải tiến một hệ thống quản lý môi trường

− Tự đảm bảo sự phù hợp với chính sách môi trường đã công bố

− Chứng minh sự phù hợp với tiêu chuẩn này bằng cách:

 Tự xác định và tự tuyên bố phù hợp với tiêu chuẩn này

 Được xác nhận sự phù hợp về hệ thống quản lý môi trường của mình bởi cácbên có liên quan với tổ chức như khách hàng

 Được tổ chức bên ngoài xác nhận sự tự công bố

 Được một tổ chức bên ngoài chứng nhận sự phù hợp với hệ thống quản lý môitrường của mình

• Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho bất ký tổ chức nào mong muốn xây dựng vàduy trì một hệ thống quản lý môi trường; tự đảm bảo với các hữu quan sự phù hợp vớichính sách môi trường đã công bố Mức độ áp dụng phụ thuộc vào các yếu tố như chínhsách môi trường của tổ chức, bản chất của các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của tổchức, vị trí và các điều kiện thực hiện chức năng của tổ chức

2. Tài liệu viện dẫn

• Không có tài liệu viện dẫn Điều này đưa vào nhằm giữ cách đánh số thứ tự tronglần xuất bản trước

3. Thuật ngữ và định nghĩa

3.1. Chuyên gia đánh giá (audior)

• Người có khả năng, phẩm chất và năng lực để tiến hành một cuộc đánh giá.(TCVNISO 9000:2007, 3.9.9)

3.2. Cải tiến liên tục (contimual improvement)

Trang 13

• Quá trình lặp lại để nâng cao hệ thống quản lý môi trường (3.8) nhằm đạt đượcnhững cải tiến trong kết quả hoạt động môi trường (3.10) tổng thể và nhất quán vớichính sách môi trường (3.11) của tổ chức (3.16).

• Chú thích: Quá trình này không nhất thiết phải được tiến hành một cách đồng thời

ở tất cả các lĩnh vực hoạt động

3.3. Hành động khắc phục (corrective action)

• Hành động loại bỏ nguyên nhân của sự không phù hợp (3.15) đã được phát hiện

3.4. Tài liệu (document)

• Thông tin và phương tiện hỗ trợ thông tin

• Chú thích 1: Phương tiện có thể là giấy, đĩa từ, bản điện tử hay đĩa quang, ảnh haymẫu gốc hay mọi sự kết hợp của chúng

• Chú thích 2: Chấp nhận theo TCVN ISO 9000:2007, 3.7.2

3.5. Môi trường (environment)

• Những thứ bao quanh nơi hoạt động của một tổ chức (3.16), kể cả không khí,nước, đất, nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thực vật, hệ động vật, con người và các mốiquan hệ qua lại của chúng

• Chú thích: Những thứ bao quanh nói đến ở đây là từ nội bộ một tổ chức (3.16) mởrộng tới hệ thống toàn cầu

3.6. Khía cạnh môi trường (environmental aspect)

• Yếu tố của các hoạt động hoặc sản phẩm hoặc dịch vụ của một tổ chức (3.16) cóthể tác động qua lại với môi trường (3.5)

• Chú thích: Khía cạnh môi trường có ý nghĩa là khía cạnh có hoặc có thể có một tácđộng môi trường (3.7) đáng kể

3.7. Tác động môi trường (environmental impact)

• Bất kỳ một sự thay đổi nào của môi trường (3.5), dù là bất lợi hoặc có lợi, toàn bộhoặc từng phần do các khía cạnh môi trường (3.6) của một tổ chức (3.16) gây ra

3.8. Hệ thống quản lý môi trường (environmental management system)

• Một phần trong hệ thống quản lý của một tổ chức (3.16) được sử dụng để triểnkhai và áp dụng chính sách môi trường (3.11), quản lý các khía cạnh môi trường (3.6) của

tổ chức

• Chú thích 1: Hệ thống quản lý là một tập hợp các yếu tố liên quan với nhau được

sử dụng để thiết lập chính sách, mục tiêu và để đạt được các mục tiêu đó

• Chú thích 2: Hệ thống quản lý bao gồm cơ cấu tổ chức, các hoạt động lập kếhoạch, trách nhiệm, thực hành, thủ tục (3.19), quá trình và nguồn lực

3.9. Mục tiêu môi trường (environmental objective)

Trang 14

• Mục đích tổng thể về môi trường, phù hợp với chính sách môi trường (3.11) mà tổchức (3.16) tự đặt ra cho mình nhằm đạt tới.

3.10. Kết quả hoạt động môi trường (environmental performance)

• Các kết quả có thể đo được về sự quản lý các khía cạnh môi trường (3.6) của một

tổ chức (3.16)

• Chú thích: Trong khuôn khổ một hệ thống quản lý môi trường (3.8), các kết quả cóthể đo được là dựa trên chính sách môi trường (3.11), mục tiêu môi trường (3.9), chỉ tiêumôi trường (3.12) của một tổ chức (3.16) và các yêu cầu khác về kết quả hoạt động môitrường

3.11. Chính sách môi trường (environmental policy)

• Tuyên bố một cách chính thức của lãnh đạo cấp cao nhất về ý đồ và định hướngchung đối với kết quả hoạt động môi trường (3.10) của một tổ chức (3.16)

• Chú thích: Chính sách môi trường tạo ra khuôn khổ cho hành động và định ra cácmục tiêu môi trường (3.9), chỉ tiêu môi trường (3.12)

3.12. Chỉ tiêu môi trường (environmental target)

• Yêu cầu cụ thể, khả thi về kết quả thực hiện đối với một tổ chức (3.16) hoặc các bộphận của nó, yêu cầu này xuất phát từ các mục tiêu môi trường (3.9) và cần phải đề

ra, phải đạt được để vươn tới các mục tiêu đó

3.13. Bên hữu quan (interested party)

• Các nhân hoặc nhóm liên quan đến hoặc bị ảnh hưởng từ kết quả hoạt động môitrường (3.10) của một tổ chức (3.16)

3.14. Đánh giá nội bộ (internal audit)

• Một quá trình có hệ thống, độc lập và được lập thành văn bản nhằm thu thập cácbằng chứng đánh giá và đánh giá chúng một các khách quan để xác định mức độthực hiện các chuẩn mực đánh giá hệ thống quản lý môi trường do tổ chức (3.16)thiết lập

Trang 15

• Chú thích: Trong nhiều trường hợp, đặc biệt đối với các tổ chức nhỏ, yêu cầu vềtính độc lập có thể được thể hiện bằng việc không liên quan về trách nhiệm vớihoạt động được đánh giá.

• Chú thích: Với các tổ chức có nhiều đơn vị hoạt động, thì một đơn vị hoạt độngriêng lẻ cũng có thể được xác định như là một tổ chức

3.17. Hành động phòng ngừa (Preventive action)

• Hành động để loại bỏ nguyên nhân gây ra sự không phù hợp (3.15) tiềm ẩn

3.18. Ngăn ngừa ô nhiễm (Prevention of pollution)

• Sử dụng các quá trình, các biện pháp thực hành, các kỹ thuật, các vật liệu, các sảnphẩm, các dịch vụ hoặc năng lượng để tránh, giảm bớt hay kiểm soát (một cáchriêng rẽ hoặc kết hợp) sự tạo ra, phát thải hoặc xả thải bất kỳ loại chất ô nhiễmhoặc chất thải nào nhằm giảm thiểu tác động môi trường (3.7) bất lợi

• Chú thích: Ngăn ngừa ô nhiễm có thể bao gồm việc giảm thiểu hoặc loại bỏ từnguồn, thay đổi quá trình, sản phẩm hoặc dịch vụ, sử dụng có hiệu quả nguồn tàinguyên, thay thế vật liệu và năng lượng, tái sử dụng, phục hồi, tái sinh, tái chế và

xử lý

3.19. Thủ tục (Procedure)

• Cách thức được qui định để tiến hành một họat động hoặc một quá trình

• Chú thích 1: Thủ tục có thể được lập thành văn bản hoặc không

Trang 16

4. Yêu cầu của hệ thống quản lý môi trường

4.1. Yêu cầu chung

• Tổ chức phải thiết lập, lập thành văn bản, thực hiện, duy trì và cải tiến liên tục hệthống quản lý môi trường phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này và xác địnhcách thức để đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đó

• Tổ chức phải xác định và lập thành văn bản phạm vi của hệ thống quản lý môitrường

b) có cam kết cải tiến liên tục và ngăn ngừa ô nhiễm,

c) có cam kết tuân thủ các yêu cầu của pháp luật và với các yêu cầu khác mà tổ chứcphải tuân thủ liên quan tới các khía cạnh môi trường của mình,

d) đưa ra khuôn khổ cho việc đề xuất và soát xét lại các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường,

e) được lập thành văn bản, được áp dụng và được duy trì,

f) được thông báo cho tất cả nhân viên đang làm việc cho tổ chức hoặc trên danh nghĩacủa tổ chức,

g) có sẵn cho cộng đồng

4.3. Lập kế hoạch

4.3.1. Khía cạnh môi trường

• Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì một (hoặc các) thủ tục để:

a) nhận biết các khía cạnh môi trường của các hoạt động, san rphẩm và dịch vụ trongphạm vi đã xác định của hệ thống quản lý môi trường mà tổ chức có thể kiểm soát vàcác khía cạnh môi trường mà tổ chức có thể bị ảnh hưởng

b) xác định những khía canh môi trường có hoặc có thể có (các) tác động đáng kể tớimôi trường (nghĩa là các khía cạnh môi trường có ý nghĩa)

• Tổ chức phải lập thành văn bản thông tin này và cập nhật chúng

• Tổ chức phải đảm bảo rằng các khái cạnh môi trường có ý nghĩa đã được xem xétđến trong thiết lập, thực hiện và duy trì hệ thống quản lý môi trường của mình

4.3.2. Yêu cầu về pháp luật và yêu cầu khác

• Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì một (hoặc các) thủ tục để:

Trang 17

a) nhận biết và tiếp cận với các yêu cầu về pháp luật thích hợp và các yêu cầu khác mà

tổ chức tán thành có liên quan với các khía canh môi trường của mình,

b) xác định cách thức áp dụng các yêu cầu này đối với các khái cạnh môi trường của tổchức

• Tổ chức phải đảm bảo rằng các yêu cầu về pháp luật tương ứng và các yêu cầukhác mà tổ chức tán thành cần được xem xét khi thiết lập, thực hiện và duy trì hệthống quản lý môi trường cho mình

4.3.3. Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình

• Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì các mục tiêu và chỉ tiêu môi trườngbằng văn bản, ở từng cấp hoặc bộ phận chức năng thích hợp trong tổ chức

• Các mục tiêu và chỉ tiêu phải đo được khi có thể và nhất quán với chính sách môitrường

• Khi thiết lập và soát xét lại các mục tiêu và chỉ tiêu của mình, tổ chức phải xem xétđến các yêu cầu về pháp luật và các yêu cầu khác mà tổ chức tán thành, các khíacạnh môi trường có ý nghĩa của mình, các phương án công nghệ, các yêu cầu vềhoạt động kinh doanh và tài chính của tổ chức và các quan điểm của các bên hữuquan

• Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì một (hoặc các) chương trình để đạtđược các mục tiêu và chỉ tiêu của mình (Các) chương trình phải bao gồm:

a) việc định rõ trách nhiệm nhằm đạt được các mục tiêu và các chỉ tiêu ở từng cấp và bộphận chức năng tương ứng trong tổ chức,

b) biện pháp và tiến độ để đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu

•  Các công việc cần thực hiện gồm:

− Xác định các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác về môi trường mà tổ chức/doanhnghiệp phải tuân thủ, các yêu cầu này có thể bao gồm: các yêu cầu pháp luật của quốc

tế, quốc gia; các yêu cầu pháp luật của khu vực/tỉnh/ngành; các yêu cầu pháp luật củachính quyền địa phương

− Xác định các khía cạnh môi trường có ý nghĩa: Tổ chức cần định đó các khía cạnh môitrường trong phạm vi hệ thống quản lý môi trường của mình, có tính đến đầu vào vàđầu ra và, đây là một hoạt động rất quan trọng trong việc xây dựng và áp dụng hệthống quản lý môi trường Khi xác định khía cạnh môi trường cần xem xét đến các

Trang 18

hoạt động, quá trình kinh doanh, đầu vào và đầu ra có liên quan đến: Sự phát thải vàokhông khí, xả thải nước thải, quản lý chất thải, ô nhiễm đất, sử dụng nguyên liệu thô

và tài nguyên thiên nhiên, các vấn đề môi trường của địa phương và cộng đồng xungquanh

− Thiết lập mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình quản lý môi trường nhằm đạt được cácmục tiêu và chỉ tiêu đặt ra Mỗi chương trình cần mô tả cách thức tổ chức sẽ đạt đượccác mục tiêu và chỉ tiêu của mình, bao gồm cả thời gian, các nguồn lực cần thiết vàngười chịu trách nhiệm thực hiện các chương trình này

4.4. Thực hiện và điều hành

4.4.1. Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn

• Lãnh đạo phải đảm bảo có sẵn các nguồn lực cần thiết để thiết lập, thực hiện, duytrì và cải tiến hệ thống quản lý môi trường Các nguồn lực bao gồm: nguồn nhânlực và kỹ năng chuyên môn hóa, cơ sở hạ tầng, nguồn lực công nghệ và tài chính

• Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn cần được xác định, được lập thànhvăn bản vàđược thông báo nhằm tạo thuận lợi cho quản lý môi trường có hiệu lực

4.4.2. Năng lực, đào tạo và nhận thức

• Tổ chức phải đảm bảo bất cứ người nào thực hiện các công việc của tổ chức hoặctrên danh nghĩa của tổ chức có khả năng gây ra (các) tác động đáng kể lên môitrường mà tổ chức xác định được đều phải có đủ năng lực trên cơ sở giáo dục, đàotạo hoặc kinh nghiệm thích hợp, và phải duy trì các hồ sơ liên quan

• Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì một (hoặc các) thủ tục để làm cho nhânviên thực hiện công việc nhận thức được:

a) tầm quan trọng của sự phù hợp với chính sách và các thủ tục về môi trường, với cácyêu cầu của hệ thống quản lý môi trường,

b) các khía cạnh môi trường có ý nghĩa và các tác động hiện tại hoặc tiềm ẩn liên quanvới công việc của họ và các lợi ích môi trường thu được do kết quả hoạt động của cánhân được cải tiến,

c) vai trò và trách nhiệm trong việc đạt được sự phù hợp với các yêu cầu của hệ thốngquản lý môi trường,

d) các hậu quả tiềm ẩn do đi chệch khỏi các thủ tục đã qui định

4.4.3. Trao đổi thông tin

Trang 19

• Đối với các khía cạnh môi trường và hệ thống quản lý môi trường của mình, tổchức phải thiết lập, thực hiện và duy trì một (hoặc các) thủ tục để:

a) Trao đổi thông tin nội bộ giữa các cấp và bộ phận chức năng khác nhau của tổ chức,

b) Tiếp nhận, lập thành văn bản và đáp ứng các thông tin tương ứng từ các bên hữu quan bênngoài

4.4.4. Tài liệu

• Bao gồm:

a) Chính sách, các mục tiêu và các chỉ tiêu môi trường

b) Mô tả phạm vi của hệ thống quản lý môi trường

c) Mô tả các điều khoản chính của hệ thống quản lý môi trường, tác động qua lại giữachúng và tham khảo đến các tài liệu có liên quan

d) Các tài liệu, kể cả các hồ sơ theo yêu cầu của tiêu chuẩn này

e) Các tài liệu, kể cả các hồ sơ được tổ chức xác định là cần thiết để đảm bảo tính hiệulực của việc lập kế hoạch, vận hành và kiểm soát các quá trình

4.4.5. Kiểm soát tài liệu

• Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì một (hoặc các) thủ tục để:

a) Phê duyệt tài liệu về sự thỏa đáng trước khi ban hành,

b) Xem xét, cập nhật khi cần và phê duyệt lại tài liệu,

c) Đảm bảo nhận biết được các thay đổi và tình trạng sửa đổi hiện hành của tài liệu,

d) Đảm bảo các bản của các tài liệu thích hợp sẵn có ở nơi sử dụng

e) Đảm bảo các tài liệu luôn rõ ràng, dễ nhận biết,

f) Đảm bảo các tài liệu có nguồn gốc bên ngoài phải được nhận biết và việc phân phốichúng được kiểm soát,

g) Ngăn ngừa việc sử dụng vô tình các tài liệu lỗi thời

4.4.6. Kiểm soát điều hành

• Tổ chức phải định rõ và lập kế hoạch các tác nghiệp liên quan đến các khía cạnhmôi trường có ý nghĩa đã được xác định nhất quán với chính sách, mục tiêu và chỉtiêu môi trường của mình nhằm đảm bảo chúng được tiến hành trong các điều kiệnqui định bằng cách:

 thiết lập, thực hiện và duy trì một (hoặc các) thủ tục dạng văn bản,

 qui định các chuẩn mực hoạt động trong (các) thủ tục,

 thiết lập, thực hiện và duy trì các thủ tục liên quan đến các khía cạnh môi trường

có ý nghĩa được xác định của hàng hóa và dịch vụ được tổ chức sử dụng và thôngtin các thủ tục và yêu cầu tương ứng

4.4.7. Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng với tình trang khẩn cấp

Trang 20

• Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì một (hoặc các) thủ tục nhằm xác định

rõ các tình trạng khẩn cấp tiềm ẩn có thể có tác động đến môi trường và cách thức

tổ chức sẽ ứng phó với các tác động đó

• Tổ chức phải ứng phó với các tình trạng khẩn cấp và sự cố thực té và ngăn ngừahoặc giảm nhẹ các tác động môi trường có hại

• Tổ chức phải định kỳ xem xét và khi cần thiết soát xét lại các thủ tục về sự chuẩn

bị sẵn sàng đáp ứng với tình trạng khẩn cấp, đặc biệt là sau khi sự cố xảy ra

• Tổ chức phải định kỳ thử nghiệm các thủ tục sẵn sàng đáp ứng cới tình trạng khẩncấp khi có thể được

Các công việc cần thực hiện trong giai đoạn này gồm:

− Cơ cấu và trách nhiệm: Tổ chức chỉ định một hoặc một nhóm người có trách nhiệm vàquyền hạn để thực hiện và duy trì hệ thống quản lý môi trường và cung cấp các nguồnlực cần thiết

− Năng lực, đào tạo và nhận thức: Thực hiện các nội dung đào tạo thích hợp cho các đốitượng quản lý, các nhóm nhân công, nhóm quản lý dự án và các cán bộ điều hành chủchốt của nhà máy

− Thông tin liên lạc: Thiết lập và triển khai hệ thống thông tin nội bộ và bên ngoài nhằmtiếp nhận và phản hồi các thông tin vềmôi trường và phổ biến các thông tin cho những

cá nhân/phòng ban liên quan Các thông tin này thường bao gồm: luật định mới, thôngtin của các nhà cung cấp, khách hàng và cộng đồng xung quanh, và phổ biến các thôngtin về hệ thống quản lý môi trường tới người lao động

− Văn bản hóa tài liệu của hệ thống quản lý môi trường: Tài liệu của hệ thống quản lýmôi trường có thể bao gồm: sổ tay, các qui trình và các hướng dẫn sử dụng Theo tiêuchuẩn, có 11 yêu cầu cần được lập thành văn bản, và các hướng dẫn công việc Nếu tổchức đã có hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001, có thể kết hợp 6 quitrình cơ bản của hệ thống quản lý chất lượng với hệ thống quản lý môi trường

− Kiểm soát điều hành: Thực hiện các qui trình điều hành (các hướng dẫn công việc) đểkiểm soát các khía cạnh môi trường quan trọng của các quá trình sản xuất và các hoạt

Trang 21

trường có ý nghĩa liên quan đến các hoạt động và sản phẩm của các nhà thầu và nhàcung cấp.

− Sự chuẩn bị và ứng phó với tình trạng khẩn cấp: Thực hiện các qui trình nhằm xácđịnh các tình trạng khẩn cấp tiềm ẩn và giảm thiểu tác động nếu tình trạng đó xảy ra(ví dụ : cháy nổ, rò rỉ các nguyên vật liệu nguy hại)

4.5. Kiểm tra

4.5.1. Giám sát và đo lường

• Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì một (hoặc các) thủ tục để giám sát và

đo lường trên cơ sở các đặc trưng chủ chốt của các hoạt động của mình có thể cótác động đáng kể lên môi trường (Các) thủ tục này phải bao gồm việc ghi lại thôngtin nhằm theo dõi kết quả hoạt động môi trường, các kiểm soát điều hành tươngứng và phù hợp với các mục tiêu và các chỉ tiêu môi trường của tổ chức

• Tổ chức phải đảm bảo rằng thiết bị giám sát và đo lường đã hiệu chuẩn hoặc kiểmtra xác nhận được sử dụng và được bảo dưỡng và phải duy trì các hồ sơ liên quan

4.5.2. Đánh giá sự tuân thủ

4.5.2.1 Nhất quán với cam kết tuân thủ của mình, tổ chức phải thiết lập, thực hiện

và duy trì một (hoặc các) thủ tục về định kỳ đánh giá sự tuân thủ với các yêu cầuluật pháp có thể được áp dụng

• Tổ chức phải lưu giữ hồ sơ của các kết quả đánh giá định kỳ

4.5.2.2 Tổ chức phải đánh giá sự tuân thủ với các yêu cầu khác mà tổ chức đề ra.

Tổ chức có thể kết hợp việc đánh giá này với việc đánh giá sự tuân thủ pháp luật

đã nêu trong 4.5.2.1 hoặc thiết lập một (hoặc các) thủ tục riêng

• Tổ chức phải lưu giữ hồ sơ của các kết quả đánh giá định kỳ

4.5.3. Sự không phù hợp, hành động khắc phục và hành động phòng ngừa

• Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì một (hoặc các) thủ tục liên quan đến(các) sự không phù hợp thực tế và tiềm ẩn và để thực hiện hành động khắc phục vàhành động phòng ngừa Các thủ tục này phải xác định các yêu cầu để:

a) nhận biết và khắc phục (các) sự không phù hợp và thực hiện (các) hành động để giảmnhẹ các tác động môi trường của chúng,

b) điều tra (các) sự không phù hợp, xác định (các) nguyên nhân của chúng và thực hiệnhành động để tránh tái diễn,

Trang 22

c) xác định mức độ cần thiết đối với (các) hành động để ngăn ngừa (các) sự không phùhợp và thực hiện các hành động thích hợp đã dự kiến để tránh xảy ra ,

d) ghi chép kết quả của (các) hành động khắc phục và (các) hành động phòng ngừa đãthực hiện, và

e) Xem xét hiệu lực của (các) hành động khắc phục và (các) hành động phòng ngừa đãthực hiện

• Các hành động được thực hiện phải tương ứng với tầm quan trọng của các vấn đề

và các tác động môi trường gặp phải

• Tổ chức phải đảm bảo rằng bất kỳ sự thay đổi cần thiết nào đối với tài liệu hệthống quản lý môi trường đều được thực hiện

4.5.4. Kiểm soát hồ sơ

• Tổ chức phải thiết lập và duy trì các hồ sơ cần thiết để chứng minh sự phù hợp vớicác yêu cầu của hệ thống quản lý môi trường của tổ chức và của tiêu chuẩn này vàcác kết quả đã đạt được

• Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì một (hoặc các) thủ tục để phân định,lưu giữ, bảo quản, phục hồi, duy trì và hủy bỏ các hồ sơ

• Các hồ sơ phải được lưu giữ và duy trì rõ ràng, dễ nhận biết và truy tìm nguồn gốc

4.5.5. Đánh giá nội bộ

• Tổ chức phải đảm bảo rằng các cuộc đánh giá nội bộ hệ thống quản lý môi trườngđược tiến hành theo định kỳ nhằm:

a) xác định xem liệu hệ thống quản lý môi trường:

1) phù hợp với các kế hoạch về quản lý môi trường đã đề ra, kể cả các yêu cầu củatiêu chuẩn này, và

2) được thực hiện và duy trì một cách đúng đắn, và

b) cung cấp thông tin về kết quả đánh giá cho ban lãnh đạo

• (Các) chương trình đánh giá phải được tổ chức lên kế hoạch, thiết lập, thực hiện vàduy trì, có xem xét đến tầm quan trọng về môi trường của (các) hoạt động có liênquan và kết quả của các cuộc đánh giá trước đây

• (Các) thủ tục đánh giá phải được thiết lập, thực hiện và duy trì nhằm vào:

− các trách nhiệm và các yêu cầu đối với việc lập kế hoạch và tiến hành đánh giá,báo cáo kết quả và lưu giữ các hồ sơ liên quan

− xác định chuẩn mực, phạm vi, tần suất và các phương pháp đánh giá

Trang 23

• Việc lựa chọn các chuyên gia đánh giá và tiến hành các cuộc đánh giá phải đảmbảo tính khách quan và vô tư của quá trình đánh giá.

4.6. Xem xét của lãnh đạo

• Lãnh đạo cấp cao nhất phải định kì xem xét hệ thống quản lý môi trường của tổchức, để đảm bảo nó luôn phù hợp, thỏa đáng, và có hiệu lực Các cuộc xem xétphải đánh giá được cơ hội cải tiến và nhu cầu thay đổi đối với hệ thống quản lýmôi trường, kể cả chính sách môi trường, các mục tiêu và các chỉ tiêu môi trường

Hồ sơ các cuộc xem xét của lãnh đạo phải được lưu giữ

Đầu vào của các cuộc xem xét của lãnh đạo phải bao gồm:

a) kết quả của các cuộc đánh giá nội bộ và đánh giá sự phù hợp với các yêu cầu phápluật và các yêu cầu khác mà tổ chức tán thành,

b) trao đổi thông tin với các bên hữu quan bên ngoài, kể cả các khiếu nại,

c) kết quả hoạt động môi trường của tổ chức,

d) mức độ các mục tiêu và chỉ tiêu đã đạt được,

e) tình trạng của các hành động khắc phục và phòng ngừa,

f) các hành động tiếp theo từ các cuộc xem xét của lãnh đạo lần trước,

g) các tình trạng thay đổi, kể cả việc triển khai các yêu cầu của pháp luật và các yêu cầukhác liên quan các khía cạnh môi trường, và

h) các khuyến nghị về cải tiến

Đầu ra của việc xem xét của lãnh đạo phải bao gồm mọi quyết định và hành động

liên quan đến các thay đổi có thể có đối với chính sách, mục tiêu, chỉ tiêu môitrường và các yếu tố khác của hệ thống quản lý môi trường, nhất quán với cam kếtcải tiến liên tục

• Tổ chức cũng nên xem xét các khía cạnh có thể bị ảnh hưởng Trong tất cả cáctrường hợp, điều mà tổ chức cần xác định là mức độ của việc kiểm soát cũng nhưcác khía cạnh có thể ảnh hưởng

• Việc xem xét cần đưa ra các khía cạnh liên quan đến các hoạt động, sản phẩm vàdịch vụ của tổ chức như:

− Thiết kế và triển khai

− Các quá trình sản xuất

− Bao gói và vận chuyển

− Kết quả hoạt động môi trường và sự thực hiện của nhà thầu và nhà cung cấp

− Quản lý chất thải

− Khai thác và phân phối nguyên liệu thô và nguồn tài nguyên thiên nhiên

Trang 24

− Phân phối, sử dụng và kết thúc chu trình sống của sản phẩm

− Thiên nhiên hoang dã và đa dạng sinh học

• Sự kiểm soát và ảnh hưởng đối với các khía cạnh môi trường của sản phẩm

mà tổ chức cung cấp có thể thay đổi một cách đáng kể tùy thuộc vào tình hình thịtrường và các nhà cung cấp của tổ chức Một tổ chức chịu trách nhiệm thiết kế sảnphẩm của mình có thể làm ảnh hưởng đáng kể tới các khía cạnh môi trường bằngviệc thay đổi

• Về sản phẩm đã cung cấp, người ta nhận thấy rằng các tổ chức có thể có sựkiểm soát một cách hạn chế đối với việc sử dụng và hủy bỏ các sản phẩm củamình

• Những thay đổi đối với môi trường do môi trường gây ra toàn bộ hoặc một phầnđược gọi là các tác động môi trường Mối quan hệ giữa khía cạnh môi trường vàtác động môi trường là mối quan hệ nguyên nhân và kết quả

• Tại một số vị trí, di sản văn hóa có thể là một yếu tố môi trường xung quanhquan trọng trong khu vực tổ chức hoạt động

• Một tổ chức có thể có nhiều khía cạnh môi trường và các tác động có liênquan nên tổ chức cần thiết lập tiêu chuẩn và phương pháp để xác định những khíacạnh nào mà tổ chức xem là có ý nghĩa Không có phương pháp riêng biệt nào đểxác định các khía cạnh môi trường có ý nghĩa Tuy vậy, phương pháp được sửdụng cần cung cấp các kết quả nhất quán và phải bao gồm việc thiết lập và áp dụngcác tiêu chuẩn đánh giá, như các tiêu chuẩn có liên quan đến các vấn đề môitrường, các ấn phẩm về pháp luật và những điều liên quan đến các bên hữu quannội bộ và bên ngoài

• Khi triển khai các thông tin liên quan đến các khía cạnh môi trường có ýnghĩa, tổ chức cần xem xét nhu cầu giữa lại các thông tin vì các mục đích lịch sửcũng như cách sử dụng các thông tin này trong việc thiết kế và áp dụng hệ thốngquản lý môi trường của mình

• Quá trình xác định và đánh giá các khía cạnh môi trường nên tính đến vị trícủa các hoạt động, chi phí và thời gian để tiến hành việc phân tích, và sự sẵn cócác dữ liệu tin cậy Việc xác định các khía cạnh môi trường không yêu cầu đánh

Trang 25

giá chi tiết chu trình sống Thông tin đã được triển khai cho các mục đích pháp luậthoặc các mục đích khác có thể sử dụng trong quá trình này.

• Quá trình xác định và đánh giá các khía cạnh môi trường không nhằm làmthay đổi hoặc nâng cao các nghĩa vụ pháp luật của một tổ chức

Phụ lục A

• (tham khảo)

Hướng dẫn sử dụng tiêu chuẩn này

A.1 Các yêu cầu chung

• Nội dung bổ sung được nêu ra trong phụ lục này là hoàn toàn để tham khảo

và nhằm tránh hiểu lầm các yêu cầu được nêu trong Điều 4 của tiêu chuẩn này Khicác thông tin này chỉ ra và nhất quán với các yêu cầu của Điều 4 thì không cónghĩa là thêm vào, loại trừ hoặc sửa đổi theo bất cứ cách nào các yêu cầu này

• Việc thực hiện một hệ thống quản lý môi trường được qui định trong tiêuchuẩn này làm nhằm đưa đến cải tiến kết quả hoạt động môi trường Bởi vậy tiêuchuẩn này được dựa trên cơ sở là tổ chức sẽ định kỳ xem xét và đánh giá hệ thốngquản lý môi trường của mình nhằm xác định các cơ hội cho việc cải tiến và thựchiện chúng Mức độ, phạm vi và khung thời gian của quá trình cải tiến liên tục nàyđược tổ chức xác định dựa trên khả năng kinh tế và tài chính khác Những cải tiếnđối với hệ thống quản lý môi trường của tổ chức là nhằm dẫn đến các cải tiến hơnnữa cho kết quả hoạt động môi trường

• Tiêu chuẩn này yêu cầu tổ chức:

a thiết lập một chính sách môi trường thích hợp,

b định rõ các khía cạnh môi trường nảy sinh từ các hoạt động, sản phẩm, dịch vụ đãqua, hiện có hoặc dự kiến của tổ chức nhằm xác định các tác động môi trường có ýnghĩa,

c định rõ các yêu cầu pháp luật thích hợp và các yêu cầu khác mà tổ chức tán thànhtuân thủ,

d định rõ các ưu tiên và đề ra các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường thích hợp,

e thiết lập một cơ cấu và một (hoặc các) chương trình để thực hiện chính sách và đạt tớicác mục tiêu và đáp ứng các chỉ tiêu,

Ngày đăng: 20/02/2017, 13:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w