Phân biệt hiệu quả và hiệu suất. để đạt được hiểu quả và hiệu suất cần phải làm gì
Trang 1PHÂN BIỆT HIỆU QUẢ VÀ HIỆU
SUẤT?
ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC HIỆU QUẢ VÀ
HIỆU SUẤT CẦN PHẢI LÀM GÌ ?
PHÂN BIỆT HIỆU QUẢ VÀ HIỆU
SUẤT?
ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC HIỆU QUẢ VÀ
HIỆU SUẤT CẦN PHẢI LÀM GÌ ?
Trang 3
I KHÁI NIỆM
Hiệu quả : đo lường về sự thích hợp của các mục tiêu được chọn (đó có phải là những mục tiêu đúng không?) và mức
độ chúng được thực hiện.
Vậy, hiệu quả chính là làm đúng việc cần làm.
- Đây là vấn đề rất quan trọng, bởi vì làm đúng việc (xác định và thực hiện việc đúng) sẽ đưa tổ chức đi đúng hướng -Hay nói cách khác, các tổ chức sẽ đạt được hiệu quả hơn khi các nhà quản trị chọn được mục tiêu đúng và hoàn
thành chúng.
Trang 4Công
thức
Hiệu quả :
Hiệu quả = Kết quả/Mục tiêu
_ Hiệu quả cao ↔ Kết quả > Mục tiêu
(càng lớn hơn 1) _ Hiệu quả trung bình, kém
↔ Kết quả < = Mục tiêu
Trang 5PHÂN LOẠI
PHÂN LOẠI
•Hiệu quả trực tiếp, hiệu quả gián tiếp
•Hiệu quả (ngắn hạn) trước mắt và hiệu quả lâu
dài (dài hạn)
•Hiệu quả lượng hóa và hiệu quả định danh.
Các bước đo lường hiệu quả:
•B1: Xác định mục tiêu
•B2: Xác định tiêu chuẩn
•B3: Quyết định “định chuẩn”
•B4: Lựa chọn công cụ thang đo
•B5: So sánh kết quả với mục tiêu và chi phí
(hay yếu tố đầu vào với đầu ra)
•B6: Đưa ra kế hoạch hành động
Trang 6HIỆU SUẤT
Hiệu suất (Efficiency) là đại lượng đo lường việc sử dụng các nguồn lực như thế nào để đạt được mục tiêu, hay tỷ lệ giữa nguồn sử dụng so với nguồn
chuẩn.
Vậy Hiệu suất chính là làm việc đúng cách
•Hiệu suất = Kết quả/Chi phí bỏ ra
•Thang đo: Chỉ số đo lường hiệu suất KPI – (Key Performance Indicators)
•KPI là gì?
Là chỉ số đo lường lượng hóa tiêu chí đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp, tổ chức đối với từng công việc, bộ phận, cá nhân.
Trang 7VÍ D Ụ
8 chỉ số KPI của Viettel đối với NV Kinh doanh A
•Hoàn thành chỉ tiêu tháng: 50 Dcom, 2CA,
1Blackberry, 15Iphone
•Tiếp xúc ngày 4 khách hàng/người/ngày
•Bán được ít nhất 1 thuê bao/người/ngày.
•100% khách hàng lưu số NV tiếp xúc
•Đầy đủ công cụ dụng cụ, áo đồng phục quần
sẩm màu.
•100% người tiếp xúc là khách hàng hoặc cá
nhân trong DN
•Nắm rõ các nghiệp vụ, dịch vụ
•100% Nhập báo cáo trực tiếp lên phần mềm
Trang 8Các bước thiết lập quản lý hiệu
suất
Các bước thiết lập quản lý hiệu suất:
Bước 1: Thiết lập mục tiêu, mục đích rõ ràng
Bước 2: Phân công trách nhiệm đối với các nhiệm vụ, bộ phận và quyết định
Bước 3: Đối chiếu tình hình hoạt động với mục tiêu đề ra
và đánh giá kết quả
Bước 4: Đưa ra ý kiến phản hồi mang tính tích cực, kịp thời đối với việc hoàn thành công việc
Bước 5: Khuyến khích hành động
Bước 6: Có phương pháp quản lý hợp lý, kiểm tra đối với mỗi cá nhân trong nhiệm vụ khác nhau.
Trang 9Nội dung so sánh Hiệu quả Hiệu suất
Cơ sở xác định Kết quả đạt được/Mục tiêu đề
ra
Kết quả đạt được/Chi phí bỏ ra
Mục đích Làm được việc Làm đúng cách
Tầm quan trọng trong quản trị
Quan trọng hơn Ít quan trọng hơn
Tỷ lệ Tỷ lệ thuận với kết
quả, nghịch với chi phí
Phụ thuộc vào Hiệu quả, mục tiêu
Xây dựng thang đo Khó Một vài khía cạnh Rất phức tạp Toàn diện hơn
PHÂN BIỆT
Trang 10II Ý nghĩa đối với nhà quản trị:
- Lý do tồn tại của quản trị là muốn có hiệu quả, chỉ khi người ta muốn hiệu quả người ta mới quan tâm đến quản trị Vậy trong quản trị quan trọng nhất là làm đúng việc
-Là đúng việc cho dù không phải bằng cách tốt nhất vẫn hơn là làm không đúng việc cho dù là làm cách tốt nhất
- Tổ chức/ doanh nghiệp cần hướng tới đạt cả hiệu quả và hiệu suất
•Nhà quản trị muốn tăng hiệu quả:
+ Giảm chi phí, tăng kết quả
+ Giữ kết quả, tăng chi phí
+ Tăng kết quả, giảm chi phí
Trang 11III Những việc cần làm để nâng cao hiệu quả và hiệu suất
1 Đối với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp
a Luôn truyền thông về tầm nhìn – sứ mệnh tới nhân viên
Khi có một nhân viên mới, luôn truyền đạt những giá trị tầm nhìn sứ mệnh tới từng nhân viên Tại mỗi buổi họp, người lãnh đạo và quản lý đều nhắc lại tới tất cả các nhân viên và để đạt được hiệu suất của mình mỗi người nhân viên đều phải biết được sứ mệnh tầm nhìn đó để thực hiện công việc.
b Hoạch định và cam kết mục tiêu của công ty với
mục tiêu của từng nhân viên
Khi tuyển dụng một người luôn phải có một kế hoạch cho nhân viên mới và luôn mong những người mới đó thực
hiện được các công việc của họ Các chỉ tiêu phải rõ ràng và có thể đo lường được
Trang 12c Đánh giá hiệu suất
Cứ sau 6 tháng, người lãnh đạo, quản lý và nhân viên đều phải ngồi lại với nhau và có những ý kiến đánh giá
Người quản lý phải luôn luôn nhớ và hiểu những cam kết của nhân viên nếu họ thực hiện kém hơn hay cao hơn những cam kết đó Việc đánh giá nhân viên là rất quan trọng, người quản lý không chỉ nhận xét, đánh giá theo quan điểm cá
nhân của họ mà phải lất các ý kiến nhận xét từ các nhân
viên khác và có các cuộc họp với nhân viên
d Tưởng thưởng nhân viên
Phải có chiến lược khen thưởng những nhân viên tốt bằng những khoản lương và thưởng thực tế
đ Phát triển đội ngũ nhân viên
Xây dựng và phát triển đội ngũ nhân viên luôn là chiến lược ưu tiên hàng đầu Cần phải mở các khóa học để trau dồi kiến thức chuyên môn và tìm kiếm những người tài giỏi
Trang 132.Đối với cá nhân mỗi nhân viên
o Xác định mục tiêu phải làm rõ với chính bản thân
mình về những mục tiêu quan trọng cần đạt được
o Lập kế hoạch làm việc có khoa học phải lập kế
hoạch làm việc: tổng quát, hàng tháng, hàng tuần và hàng ngày.
o Sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên chia công
việc thành 4 mục nhỏ, gồm: việc cấp thiết nhưng
không quan trọng, việc quan trọng nhưng không cấp thiết, việc không cấp thiết nhưng quan trọng và việc không cấp thiết cũng không quan trọng.
o Tập trung vào các lĩnh vực trọng yếu Tất cả mọi
nghề nghiệp, công việc đều có những lĩnh vực trọng yếu Làm tốt các lĩnh vực trọng yếu, sẽ tạo ra kết quả vượt trội.
Trang 14 Tập trung tạo hiệu quả xác lập được trình tự ưu
tiên cho những công việc có giá trị nhất mà chúng
ta cần tập trung vào để hoàn thành.
Chuẩn bị đầy đủ trước khi bắt đầu
Luôn sẵn sàng bằng cách học hỏi và hoàn thiện
kỹ năng Khi học nhiều, hiểu nhiều, kỹ năng được
nâng cao, chúng ta sẽ cảm thấy tự tin hơn, làm
việc say mê hơn và đạt được nhiều thành quả hơn.
Quyết đoán và hành động nhanh chóng nên giải
quyết các công việc nhiều nhất có thể để tránh bị quá tải vào ngày hôm sau Sự chủ động và quyết đoán trong công việc sẽ giúp giảm thiếu tối đa thời gian “chết” và nâng cao hiệu suất làm việc.
Trang 15 Tạo động lực thúc đẩy hành động Để là người
thành công nên là người lạc quan: tìm điểm tốt,
khía cạnh tích cực trong mọi tình huống; rút ra
những bài học kinh nghiệm từ khó khăn, thất bại; luôn tìm kiếm giải pháp cho mọi vấn đề.
Luôn có ý thức khẩn trương là nguồn độc lực và
mong muốn bắt tay vào công việc ngay lập tức, và hoàn thành nhiệm vụ trong thời hạn sớm nhất
Chuyên tâm với từng công việc.
Tự đánh giá và ghi nhận thành quả của bản
thân nên tự đánh giá những điều đã làm được,
những việc còn thiếu sót, tự thưởng cho những cố gắng và thành công của bạn Việc ghi nhận thành công giúp tự tin để sẵn sàng gặt hái nhiều thành
công hơn nữa.
Trang 16Ngày nọ, chị em Tấm và Cám đi
mò cua bắt ốc Mẹ Cám đặt mục tiêu cho mỗi đứa 4 giỏ Tấm thì chăm chỉ bắt cả buổi trời 4 tiếng đồng hồ, được 5 giỏ đầy; còn Cám thì ham chơi, bắt có 2 tiếng đồng hồ và được 3 giỏ Vậy ta hãy xem xem Tấm và Cám, ai có hiệu quả, hiệu suất cao hơn nhé.
Hiệu quả = Kết quả/Mục tiêu
Tấm = 5 giỏ / 4 giỏ = 1,25 Cám = 3 giỏ / 4 giỏ = 0,75
→ Tấm làm việc Hiệu quả hơn
Hiệu suất = Kết quả/Chi phí
(chi phí ở đây là thời gian)
Tấm = 5 giỏ / 4 tiếng = 1,25 Cám = 3 giỏ / 2 tiếng = 1,5
→ Cám làm việc Hiệu suất hơn
Trang 17IV THỰC TẾ TẠI VIỆT
NAM
•Ít doanh nghiệp sử dụng thang đo
hiệu quả, hiệu suất.
•Nếu có, Không tuân thủ quy trình
thang đo và thường cảm tính.
•Định kỳ các công ty có kiểm tra
nhân viên, công việc, nhưng thường
hình thức và lý thuyết.
•Doanh nghiệp ứng dụng chưa tốt
vì chưa có thang đo chuẩn, mất thời
gian, cá nhân sợ các thang đo vì rất
“nhạy cảm”.
Trang 18Cảm ơn Cô & các bạn đã lắng nghe, mong nhận được sự chia sẻ, trao đổi của
Cô và các bạn!
Cảm ơn Cô & các bạn đã lắng nghe, mong nhận được sự chia sẻ, trao đổi của
Cô và các bạn!