1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Câu hỏi và đáp án lý luận chính trị

7 553 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Câu hỏi và đáp án Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứngCâu 1: Trình bày mối quan hệ giữa vật chất và ý thức?1.khái niệm Lênin đã định nghĩa: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại trong lệ thuộc vào cảm giác” Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan của bộ óc con người; là hình ảnh chủ thể của thế giới khách quan 2. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức Triết học MacLenin khẳng định trong mối quan hệ giữa vật chất và ý thức thì vật chất quyết định ý thức, ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Vai trò của vật chất đối với ý thức: Trong mối quan hệ với ý thức, vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau; vật chất là nguồn gốc của ý thức; vật chất quyết định ý thức, ý thức là sự phản ánh đối với vật chất Vật chất là tiền đề, nguồn gốc cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của ý thức Điều kiện vật chất như thế nào thì ý thức như thế đó Vật chất biến đổi thì ý thức biến đổi theo Vật chất là điều kiện để biến ý thức thành hiện thực. Vai trò của ý thức với vật chất: Trong mối quan hệ với vật chất ý thức có thể tác động lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Nhờ có ý thức con người nhận thức được quy luật vận đông, phát triển của thế giới khách quan. Ý thức tác động lại vật chất theo 2 chiều hướng: +Tích cực: ý thức có thể trở thành động lực cho sự phát triển của vật chất. +Tiêu cực: ý thức có thể là lực cản phá vỡ sự vân động và phát triển của vật chất khi ý thức phản ánh sai, phản ánh xuyên tạc các quy luật vận động khách quan của vật chất. 3.Ý nghĩa phương pháp luận. Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức, song ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người; vì vậy con người phải tôn trọng tính khách quan, đồng thời phát huy tính năng động, chủ quan của mình. Nếu không tôn trọng tính khách quan sẽ dễ dẫn đến bệnh chủ quan. Ý có thể quyết định làm cho con người hoạt động đúng và thành công khi phản ánh đúng đắn, sâu sắc thế giới khách quan. Ngược lại, ý thức, tư tưởng có thể làm cho con người hoạt động sai và thất bại khi con người phản ánh sai thế giới khách quan. Nếu quá coi trọng tính khách quan sẽ dễ dẫn đến bệnh bi quan. => Vì vậy, phải phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức đồng thời khắc phụ bệnh bảo thủ trì trệ, thái độ tiêu cực, thụ động. ỷ lại hoặc bênh chủ quan duy ý chí. Đảng ta đã chỉ rõ: Mọi đường lối chủ chương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan Đối với hoạt động thực tiễn của bản thân: Phát huy năng động, sáng tạo của ý thức trong quá trình học tập và công tác Chống bệnh chủ quan duy ý chí, có thái độ tích cực trong học tập và công tác. Câu 2: phân tích ĐN vật chất của Lenin và ý nghĩa của ĐN đó?Tóm tắt các quan niệm của các nhà duy vật trước mác về vật chất như: hy lạp cổ đạI đặc biệt là thuyết nghiên tử củ Đêmôcrit, các nhà duy vật thế kỷ 1718, và cuộc khủng hoảng vật lí cuốI thế kỷ 20 khi những phát minh mới trong khoa học tự nhiên ra đời. Năm 1985 Rơnghen phát hiện ra tia X. 1986 Becơren phát hiện ra hiện trượng phóng xạ. 1987 Tômsown phát hiện ra điện tử. 1901 Kaufman chứng minh được khốI lượng điện tử không phảI là khốI lượng tĩnh mà khốI lượng thay đổI thao tốc độ vận động của điện tủ.Lênin đã khái quát những thành tựu khoa học tự nhiên và chỉ rõ rằng vật chất không bị tiêu tan. Cái bị tiêu tan bị bác bỏ chính là giới hạn trước đây về vật chất theo quan điểm siêu hình. Đồng thời ông cũng chỉ ra sự thay thế khái niệm bằng một số khái niệm khoa học khác về thế giới chứng tỏ sự phản ánh hiện thực khách quan cứ hoàn thiện mãi lên. Sự khủng hoảng đó nờm ngay trong quá trình hoạt động của con người.1. Định nghĩa vật chất của lêninTrong tác phẩm “chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa duy vật phê phán” Lênin đã đưa ra đinh nghĩa về “vật chất” như sau: “vật chất là một phạm trù triết học dung để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác củ chúng ta chụp lại, chép lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.2. Phân tích định nghĩaCách định nghĩa: Phạm trù vật chất la phạm trù rộng, mà cho đến nay, thực ra nhận thức luận chưa qua được. Khi định nghĩa phạm trù này không thể quy nó về vật thể hoặc một thuộc tính cụ thể nào đó, cũng không thể quy về phạm trù rộng hơn phạm trù vật chất. Do vậy chỉ có thể định nghĩa phạm trù vật chất trong quan hệ với ý thứcm phạm trù đối lập với nó và trong quan hệ ấy, vật chất là tính thứ nhất, ý thức là tính thứ hai.Trong định nghĩa này, Lênin phân biệt hai vấn đề:Thứ nhất: cần phân biệt vật chất với tư cách là phạm trù triết học với các quan niệm về khoa học tự nhiên về cấu tạo và các thuộc tính cụ thể của các đối tượng, các dạng vật chất khác nhau. Vật chất với tư cách là phạm trù triết học nó chỉ vật chất nói chung, vô hạn, vô tận, còn các đối tượng, các dạng vật chất khoa học cụ thể nghiên cứu đều có giới hạn. Vì vậy, không thể quy vật chất nói chung về vật thể, không thể đồng nhất vật chất nói chung với các dạng cụ thể của vật chất như các nhà triết học duy vật trong lịch sử Cổ đại và Cận đại.Thứ hai: là trong nhận thức luận, khi vật chất đối lập với ý thức, cái quan trọng để nhận biết vật chất là thuộc tính khách quan. Khách quan theo Lênin là “cái đang tồn tại độc lập với loài người và với cảm giác của con người”. Trong đời sống xã hội, “ vật chất là cái tồn tại xã hội không phụ thuộc vào ý thức xã hội của con người”. Về mặt nhận thức luận thì khái niệm vật chất chính là “ thực tại khách quan tồn tại độc lập với ý thức của con người và được con người phản ánh”.Như vậy, định nghĩa phạm trù vật chất của Lênin bao gồm những nội dung cơ bản sau:+ Vật chất là cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ý thức, bất kể sự tồn tại ấy con người nhận thức được hay chư

Ngày đăng: 19/02/2017, 12:55

Xem thêm: Câu hỏi và đáp án lý luận chính trị

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w