câu hỏi và đáp án lý thuyết chứng khoán
Câu hỏi ôn tập chứng khoán Câu 1: Mối quan hệ rủi ro và hiệu quả đầu tư chứng khoán ở VN ? Khi đầu tư vào cổ phiếu, các nhà đầu tư thường kỳ vọng vào hai loại thu nhập, đó là thu nhập từ cổ tức và từ mức tăng thị giá cổ phiếu. Thu nhập của một khoản đầu tư là phần chênh lệch giữa kết quả thu được sau một khoảng thời gian đầu tư và vốn gốc mà nhà đầu tư phải bỏ ra ban đầu. Rủi ro được định nghĩa như là một sự khác biệt giữa giá trị thực tế và giá trị kỳ vọng. Theo các lý thuyết cũ, rủi ro là những yếu tố làm cho mức sinh lời giảm. hiện nay người ta cho rằng cả mọi yếu tố làm cho thu nhập thay đổi so với dự tính dù là tăng hay giảm đều coi là rủi ro. Đầu tư vào cổ phiếu chứa đựng nhiều loại rủi ro bao gồm cả rủi ro hệ thống và phi hệ thống: - r ủ i r o h ệ t h ố n g b a o g ồ m : + r ủ i ro tỷ giá+ rủi ro thị trường + rủi ro lãi suất + rủi ro sức mua -Rủi ro phi hệ thống bao gồm: r ui r o kinh doanh, rủi ro tài chính, rủi ro quản lý. Cũng như các lĩnh vực đầu tư khác, trong đầu tư chứng khoán tồn tại mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa mức thu nhập với mức rủi ro. Thu nhập càng cao thì mức độ rủi ro tiềm ẩn càng lớn. Nếu sử dụng mô hình CAPM để phân tích thi ta cũng có CT: ks = Rrisk free + Beta * (Rmarket - Rrisk-free) với ks là lãi suất kỳ vọng trên cổ phiếu. Trong đó: * Beta là chỉ số phản ánh rủi ro thị trường của một cổ phiếu. Beta có thể được dự đoán dựa trên các số liệu quá khứ* Rrisk free là tỷ lệ phi rủi ro, và thường là lãi suất trái phiếu chính phủ vì loại lãi suất này được coi là không có rủi ro thanh toán* Rmarket là thu nhập thị trường kỳ vọng qua thời gian. Qua công thức trên ta cũng thấy rằng Beta càng cao tức rủi ro càng cao thì ks tức thu nhập kì vọng càng lớn. Câu 2: Nguyên tắc đầu tư của Warrant Buffet ? Những nguyên tắc này có thể dụng tại VN không ? tại sao ? Đầu tư vào công ty chứ không đầu tư vào cổ phiếu: Warrant Buffet quan niệm rằng cổ phiếu chỉ giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu của cổ đông đối với công ty đó. Ông không đầu tư vào cổ phiếu, mà ông đầu tư vào công ty. Nói một cách khác, ông hoàn toàn không quan tâm đến việc mua đi bán lại cổ phiếu trong thời gian ngắn. Thay vào đó, ông áp dụng chiến lược buy and hold – mua và giữ - nghĩa là ông giữ cổ phiếu trong thời gian dài, rất dài và đôi khi giữ luôn nếu đó là những công ty ông xác định là chiến lược của mình. Đầu tư theo giá trị thực – công thức đầu tư của Warrant Buffet: Warrant Buffet cho rằng về lâu về dài giá thị trường của cổ phiếu sẽ phản ánh giá trị nội tại của nó. Do đó, những cổ phiếu tốt là những cổ phiếu đang được thị trường đanh giá thấp (underpriced) hơn giá trị nội tại của nó. Theo ông, khoảng cách giữa giá thị trường và giá trị nội tại này càng lớn thì biên độ an toàn, cũng như lợi nhuận mà nhà đầu tư nhận được từ cổ phiếu sẽ càng cao. Để có lợi nhuận thì phải tính được giá trị thật hay giá trị nội tại của cổ phiếu hay công ty đó. Warrant Buffet thì không đưa ra một công thức cụ thể nào của riêng ông. Do đó, theo một số tác giả, công thức tính giá trị thực của ông là một bí ẩn. Tuy vậy, theo phần lớn tác giả và nhà nghiên cứu khác, Warrant Buffet sử dụng nguyên tắc xác định giá trị cơ bản như những nhà đầu tư, phân tích tài chính khác. Cái duy nhất làm cho ông thành công là ông nghiên cứu rất kỹ và rất sâu từng công ty ông sắp đầu tư. Ông từng nói: “Để là nhà đầu tư thành công, chúng tôi đọc hành trăm, hàng ngàn báo cáo thường niên của các công ty”. Ngoài những chỉ số tài chính, ông còn quan tâm hết sức đặc biệt đến vị trí, lợi thế cạnh tranh của công ty và năng lực của ban lãnh đạo. Những câu hỏi của Warrant Buffet đặt ra trước khi quyết định công ty/cổ phiếu để đầu tư: *Công ty có phát triển tốt hay không, có lợi thế cạnh tranh không ? Warrant Buffet chỉ muốn mua cổ phiếu công ty có lợi thế cạnh tranh cao: hoặc là công ty dẫn đầu thị trường của ngành kinh doanh chính của nó, hoặc là có thương hiệu được khách hàng đánh giá cao. Ông không muốn đầu tư vào những công ty không có lợi thế cạnh tranh và chỉ có thể cạnh tranh bằng cách giảm giá bán. Warrant Buffet còn xem xét xem công ty mà ông sắp đầu tư có nguy cơ bị công lớn mạnh khác nhảy vào cạnh tranh. Ông là người sáng chế ra từ “economic moat” ngụ ý nói đến công ty đó có lợi thế cạnh tranh và tạo ra “hàng rào” ngăn cản sự cạnh tranh của các công ty khác. *Công ty đó có mô hình kinh doanh đơn giản không? Warrant Buffet chỉ đầu tư các công ty có mô hình đơn giản, dễ hiểu, không quá phức tạp. Ông chỉ đầu tư những ngành mà ông biết rõ. *Lợi nhuận công ty tốt, đang tăng trưởng ổn định không? *Tỷ số Nợ/Vốn có thấp không? Tỷ số Lợi nhuận/Nợ có cao không? Giả sử lợi nhuận không đạt được mức kỳ vọng, công ty có khả năng trả được những món nợ đến hạn không? *Tỷ lệ Lợi nhuận/Vốn đầu tư có tốt không? Đây là một trong những chỉ số mà Warrant Buffet đặc biệt quan tâm. Ông chỉ đầu tư vào những công ty tạo ra mức lợi nhuận tốt. *Chi phí vận hành của công ty có ở mức chấp nhận được hay không? *Dòng tiền mặt để đầu tư có đủ lớn để tạo ra lợi nhuận và sự tăng trưởng? *Công ty có giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư hay không? Việc công ty chia cổ tức hay không chia cổ tức là một trong những khác biệt giữa Benjamin Graham và Warrant Buffet. Benjamin Graham cho rằng công ty nên chia cổ tức cho nhà đầu tư. Khi đó công ty sẽ trở thành một máy in tiền với tốc độ ngày càng cao nhờ hiệu ứng tuyệt vời của lãi suất kép. *Bạn quản lý giỏi, có tầm nhìn, có bề dày thành tích về quản lý kinh doanh, có đạo đức không? Warrant Buffet chỉ đầu tư vào những công ty ông tin rằng ban lãnh đạo có năng lực. Chọn thời điểm mua: Kế tiếp Warrant Buffet sẽ chọn thời điểm mua. Ông không bao giờ vội vã mua những cổ phiếu có biên độ an toàn không rõ ràng. Thường thì ông sẽ đợi thị trường vào giai đoạn điều chỉnh hoặc khi thị trường đang thời kỳ giảm giá mạnh. Khi đó ông sẽ mua được cổ phiếu của công ty với giá thấp hơn giá trị nội tại của nó. Phương pháp đầu tư đơn giản này giúp ông thoát được những tổn thất trong những giai đoạn mà hầu hết mọi người bị thiệt hại ví như giai đoạn cổ phiếu của công ty Internet bùng nổ và sụp đổ. Tuy vậy, ông bị một số người phê bình là quá thận trọng và vì thế đã bỏ qua những cơ hội lớn. Không quan tâm: Với chiến lược đầu tư nói trên của Warrant Buffet không quan tâm nhiều đến sự lên xuống của giá cả thị trường chứng khoán cũng như chu kỳ kinh tế. nói đúng hơn ông chỉ quan tâm đến việc lên xuống giá khi khi ông chọn thời điểm mua. Khi đã mua rồi, ông không quan tâm đến sự lên xuống của giá nữa. Một điểm nữa khá đặc biệt là ông rất ít quan tâm đến việc đa dạng hóa danh mục đầu tư. Nhiều nhà đầu tư đã nghiên cứu và thực hiện thành công các phương pháp đa dạng hóa danh mục đầu tư tức là chọn nhiều cổ phiếu của các công ty khác nhau, ngành khác nhau có tác dụng bổ sung, tương hỗ nhằm đạt được lợi nhuận cao nhất có thể trong khi giảm rủi ro đến mức thấp nhất. Warrant Buffet không theo trường phái đa dạng hóa này. Ông cho rằng nếu đã chọn doanh nghiệp tốt để đầu tư thì sẽ đạt lợi nhuận cao và rủi ro thấp. việc đa dạng hóa danh mục đầu tư, tức là chọn thêm những cổ phiếu khác vào danh mục đầu tư sẽ giảm lợi nhuận cao tạo ra từ công ty/cổ phiếu chính yếu. Những câu nói hay: Luật 1: Đừng bao giờ thua lỗ. Luật 2: không bao giờ quên luật số 1. Nguyên tắc này khác hẳn với nguyên tắc cơ bản của các nhà kinh doanh cổ phiếu thành công đó là phải biết chấp nhận thắng và thua. “Rủi ro đến từ việc bạn không biết việc mình đang làm” “Giá là những gì chúng ta phải trả. Giá trị là những gì chúng ta nhận được” “Nếu là nhà đầu tư bạn hãy tập trung vào việc công ty đó sẽ hoạt động kinh doanh như thế nào. Nếu là nhà đầu cơ, bạn hãy quan tâm đến thị trường của nó, và đó không phải là cách làm hay cuộc chơi của chúng tôi” “Nguyên tắc để làm giàu:Hãy sợ hãi khi những người khác tham lam. Hãy tham lam khi những người khác sợ hãi” Theo ông khi số đông “tham lam” sẽ đẩy giá cổ phiếu lên quá cao, vượt qua giá trị thật. Còn khi số đông sợ hãi sẽ đẩy giá cổ phiếu xuống tạo ra những cổ phiếu có biên độ an toàn, và lợi nhuận trong tương lai cao. “Thời gian là kẻ thù của những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ và là bạn của doanh nghiệp đang ăn nên làm ra. Nếu doanh nghiệp bạn đầu tư có tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 20-25%, thời gian là bạn của bạn. Nếu tỷ suất của doanh nghiệp thấp hơn mức bạn mong muốn thì thời gian là kẻ thù của bạn. Theo ông, nếu “lỡ” đầu tư vào doanh nghiệp có lãi suất thấp hơn kỳ vọng, thì hãy rút ra càng sớm càng tốt, vì càng để lâu, nhà đầu tư càng bị lỗ và vì thế mất cơ hội đầu tư công ty tốt. còn nếu đã đầu tư đúng công ty làm ăn hiệu quả, thì đừng rút tiền gốc và cổ tức ra khỏi doanh nghiệp. càng để lâu bao nhiêu thì lợi nhuận sinh ra càng cao bấy nhiêu. Warren Buffett và 9 nguyên tắc đầu tư lừng lẫy Mục: Đầu tư - Trading Warren Buffett, nhà tiên tri xứ Omaha, đã trở thành một trong những người giàu nhất thế giới chỉ nhờ tuân thủ những nguyên tắc đơn giản, nhưng rất quan trọng, này. Nguyên tắc 1: Hãy sống tiết kiệm Khi nền kinh tế rời vào suy thoái và buộc bạn phải sống tiết kiệm thì hãy nhìn vào mặt tích cực của nó: bạn có thể đang giống với Warren Buffet. Warren Buffett vẫn đang sống trong ngôi nhà khiêm tốn tại Omaha Omaha, bang Nebraska (Hoa Kỳ) được ông mua cách đây hơn 50 năm. Tại sao sống tiết kiệm có thể giúp Buffet trở thành nhà đầu tư vĩ đại? Thứ nhất, điều này giúp ông có nhiều tiền hơn để đầu tư. Thứ hai, một người tiết kiệm thì cũng sẽ yêu cầu lối sống tiết kiệm đến các cấp quản lý. Đối với Buffet, việc trả lương quá mức là báo động đỏ. Thứ ba, người tiết kiệm thì không cần mức sinh lời nhanh để chu cấp cho lối sống xa hoa. Điều này giúp cho họ suy nghĩ cẩn thận hơn khi mua bán chứng khoán, giúp họ trở thành nhà đầu tư hiệu quả. Nguyên tắc 2: Chờ đợi “miếng mồi ngon” Hãy kiên nhẫn chờ đợi một thời gian cho đến khi sự hỗn loạn của thị trường đem đến những “miếng mồi ngon” hoặc là định giá cổ phiếu của những công ty tiềm năng trở nên rất rẻ. Nguyên tắc 3: Hãy là người đi ngược xu hướng Một trong những cách tốt nhất để tìm kiếm lợi nhuận là đi ngược lại đám đông. Trong lá thư thường niên gửi cổ đông vào năm 1986, Buffett đã viết: “Chúng tôi đơn giản là chỉ cố gắng sợ hãi khi người khác tham lam và chỉ tham lam khi người khác sợ hãi”. Điều này không có nghĩa là đám đông luôn luôn sai lầm, mà vì hành động của đám đông thường đã được phản ánh vào giá. Vì vậy, khi đám đông đang cực kỳ bi quan thì thường là thời điểm để mua chứng khoán; còn khi phần lớn đang tự tin thì hãy cẩn trọng. Nguyên tắc 4: Đầu tư vào những gì bạn hiểu Một trong những nguyên tắc cơ bản của Buffett là: Nếu bạn không hiểu về sản phẩm của công ty hay cách mà công ty kiếm tiền thì hãy tránh xa nó. Điều này là không hề dễ dàng. Trong cơn sốt dotcom cuối những năm 1990, Buffet đã không đầu tư vào các công ty công nghệ, vì ông cho rằng ông không hiểu những công ty này. Ông trở thành nhà đầu tư rất khôn ngoan khi sau đó, bong bóng công nghệ sụp đổ. Nguyên tắc 5: Đừng phụ thuộc vào người khác về quyết định đầu tư Nếu bạn cần người khác nói rằng bạn đang đầu tư đúng hướng thì không thể trở thành nhà đầu tư như Buffett. Buffett đã thu được lợi nhuận vượt trội vì mua cổ phiếu mà người khác không thích, và không được các chuyên gia nói tới. Nguyên tắc 6: Mua công ty rẻ Đây là triết lý của nhà đầu tư theo trường phái đầu tư giá trị. Đầu tiên, Buffett ước tính “giá trị nội tại” (intrinsic value) của doanh nghiệp. Sau đó, xác định một “ngưỡng an toàn” (margin of safety) để mua chứng khoán. Nguyên tắc 7: Lựa chọn công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững (economic moats) Nói cách khác, công ty phải sở hữu rào cản gia nhập, và khiến đối thủ không thể gia nhập vào ngành kinh doanh một cách dễ dàng. Đây có thể là sở hữu bản quyền điều chế dược phẩm, ưu thế về thương hiệu… Ví dụ, đối với BNSF Railway, rất khó để các công ty vận tải khác có thể xây dựng đủ hệ thống đường sắt ở Bắc Mỹ để cạnh tranh trong lĩnh vận vận chuyển đường sắt. Hay Coca-Cola, một khoản đầu tư dài hạn của Buffett, có ưu thế về nhãn hiệu và hệ thống phân phối trên toàn cầu. Nguyên tắc 8: Mua cổ phiếu yêu thích với số lượng lớn/tập trung Nhiều quỹ đầu tư tối thiểu rủi ro bằng cách đa dạng hóa danh mục. Tuy vậy, Buffett lại dường như đi ngược lại đám đông khi cố gắng tìm những công ty ưa thích và mua vào với lượng lớn. Buffett cho rằng ông có thể hạn chế rủi ro bằng việc hiểu biết về công ty nhiều hơn thị trường, và sau đó là kiên nhẫn để chờ đợi mua vào với giá hợp lý. Nguyên tắc 9: Nắm giữ suốt đời Buffett thường nói rằng thời gian nắm giữ mà ông yêu thích là “mãi mãi”. Ẩn chứa trong lời nói bông đùa này là 2 hàm ý: (1) Một công ty chỉ xứng đáng để đầu tư khi nó có thể vượt trội trong nhiều thập kỷ sau đó. (2) Bạn phải tự mình quyết định khoản đầu tư của mình và tránh chạy theo đám đông. Tuy vậy, điều này không có nghĩa là bạn mua cổ phiếu rồi quên nó đi. Buffett theo dõi các khoản đầu tư rất sát sao và thoát ra khi ông nghĩ rằng giá cổ phiếu đã đạt đến mức giá trị nội tại, hay khi phát hiện có vấn đề. Buffett đã bán cổ phiếu Fannie Mae và Freddie Mac, các công ty cho vay mua nhà thế chấp, trước khi cổ phiếu các công ty này “nổ tung” theo sau cuộc khủng hoảng 2008 – 2009. Những nguyên tắc này có thể dụng tại VN không? tại sao ? Quy tắc số 1 Nghĩa đen của QUY TẮC SỐ 1 là “ Không để mất tiền” nhưng thực tế nó có nghĩa là hãy đầu tư một cách chắc chắn. Sự chắc chắn này sẽ có được bằng cách MUA CỔ PHIẾU CỦA MỘT CÔNG TY TUYỆT VỜI VỚI MỨC GIÁ HẤP DẪN. Điều này cũng chính là kết tinh của trường phải đầu tư giá trị nổi tiếng của tỷ phủ Warren Buffet m nghiệm thực tế trên thị trường để có thể áp dụng phương pháp của Buffet. Thành công thmà thế giới vẫn ca tụng lâu nay. Chúng ta sẽ mất nhiều thời gian để nghiên cứu, mất nhiều thời gian để kiểì chưa biết được vì thị trường VN vẫn chưa phát triển giống thị trường nước ngoài và nhà đầu tư nhỏ lẻ chúng ta cũng không có được vị thế như Buffet để mà có được những thông tin quan trọng để xác định cái gọi là “giá trị vô hình” của doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu thực hiện theo Quy tắc số 1 thì cũng giúp ích chúng ta rất nhiều trong việc lựa chọn các cổ phiếu. Các bước phân tích theo Quy tắc số 1 Bước 1 : Hãy trả lời 4 câu hỏi sau đây khi đến với 1 cổ phiếu của một công ty - Câu hỏi 1 : “Công ty này có ý nghĩa gì với bạn không?”. Điều cốt lõi mà câu hỏi này nhắc nhở bạn chính là hãy tìm hiểu một chút thông tin về công ty đó. Có nhiều nhà đầu tư hiện nay chỉ biết mã cổ phiếu ABC,XYZ chứ chẳng biết tên gọi của công ty đó là như thế nào, kinh doanh trong lĩnh vực gì. - Câu hỏi 2 : “Công ty này có lợi thế cạnh tranh lớn hay không?”. Câu hỏi này nhắc nhở bạn hãy xem công ty này làm ăn trong nhóm ngành nghề nào, khả năng cạnh tranh với các ngành nghề khác ra sao? Khả năng cạnh tranh với các công ty trong ngành thế nào? Quy tắc số 1 khuyên bạn nên tìm hiểu ngay các công ty đang đứng đầu hoặc trong nhóm đứng đầu ngành. Ví dụ nói đến thủy sản tại TT Việt Nam thì HVG nổi lên là một công ty đầu ngành. Nói đến ngành sản xuất các sản phẩm nhựa thì không thế không nhắc đến NTP hay BMP. Các trang web thống kê về chứng khoán cũng có tổng hợp theo ngành. Giúp ích rất nhiều cho các bạn. - Câu hỏi 3 : “Công ty có được quản lý tốt hay không?”. Đây là một câu hỏi hết sức quan trọng mà bạn phải trả lời. Quản trị của công ty quyết định đến sự thành bại của công ty đó. Các động thái của ban quản trị đối với cổ đông của công ty cũng hết sức quan trọng. Một công ty không quan tâm đến quyền lợi của cổ đông thì sớm hay muộn cũng thất bại. Tại thị trường Việt Nam, bạn có thể dễ dàng nhận thấy đâu là công ty có quản trị tốt. Chắc mọi người vẫn nhớ vụ cấu kết làm giá giữa hội đồng quản trị VTV với cổ đông lớn, vụ các cổ đông AAA làm giá có kết hợp CT HĐQT hay gần đây có vụ cổ phiếu DVD. Có thể chúng ta rất khó khăn trong việc đánh giá năng lực của Hội Đồng Quản Trị. Nhưng chí ít chúng ta cũng nên quan tâm đến Báo Cáo Thường Niên (cái này rất ít công ty niêm yết trên sàn thực hiện), Đi họp Đại Hội Cổ Đông, Thường Xuyên theo dõi các động thái mua bán của thành viên HĐQT…v v…Tôi chưa thấy chủ tịch hay thành viên HĐQT của VNM, HAG,SSI đăng ký bán cổ phiếu trong những năm vừa qua. - Câu hỏi 4 : “Biên độ an toàn về giá cổ phiếu của công ty này như thế nào?”. Để trả lời câu hỏi này thì việc đầu tiên bạn nên làm là theo dõi biến động giá của cổ phiếu công ty này hiện tại và cả trong quá khứ. Sau đó là kết hợp với việc phân tích các chỉ số cơ bản hiện tại của công ty trong năm hiện tại và kế hoạch dài hạn 5 năm của công ty để có thể tính toán cho mình mức giá mong muốn. Việc này kết hợp với phân tích kỹ thuật thì quả là tuyệt vời. Bước 2 : Các chỉ số tài chính cơ bản của một công ty 1. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư ( ROE) 2. Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu 3. Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) 4. Tỷ lệ tăng trưởng giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu (BVPS) 5. Các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn Một số lưu ý : - Để hiểu các chỉ số này thì có rất nhiều nguồn để chúng ta tham khảo online trên mạng từ công thức tính cho đến ý nghĩa của nó. Tuy nhiên nguồn tin cậy nhất vẫn là chúng ta dựa trên BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM ĐÃ KIỂM TOÁN của công ty đó để tự tính toán. - Tôi nhấn mạnh đến “ tỷ lệ tăng trưởng” tức là các chỉ số này tại năm tài chính phải có tỷ lệ tăng trên 10% so với năm trước. Hoặc bạn có thể theo dõi quá trình tăng của các chỉ số trong 5 năm trở lại đây thì mới có thể biết được công ty tăng trưởng như thế nào. Có nhiều công ty tăng vốn liên tục nhưng tỷ lệ lợi nhuận không tăng theo tương ứng. Tại TTCK Việt Nam khi các doanh nghiệp vẫn còn non trẻ thì chúng ta cũng khó đòi hỏi tỷ lệ tăng trưởng cao về EPS. Bạn có thể nhìn thấy khối ngân hàng là một minh chứng rõ rệt ( ACB,STB,EIB…). REE cũng là một ví dụ điển hình. Từ một công ty bluechip qua tăng vốn nhiều lần nhưng lợi nhuận không hề cải thiện. Và giá cổ phiếu REE bây giờ thì các bạn cũng biết rồi. - Các khoản nợ không phải điều gì xấu xa. Doanh nghiệp mà được vay nợ nhiều cũng là một doanh nghiệp đáng chú ý. Vấn đề là khả năng trả nợ ra sao. Các bạn phải đặc biệt theo dõi những chính sách kinh tế vĩ mô, thị trường hàng hóa thế giới để xem nó ảnh hưởng như thế nào đối với ngành nghề mà doanh nghiệp đang hoạt động. Ví dụ như hiện tại các doanh nghiệp BĐS rất khó khăn trong ngắn hạn và thậm chí cả trung hạn ( nếu như nhà nước không có chính sách mới hỗ trợ ). Đi kèm với các doanh nghiệp này thì các doanh nghiệp thép và xi-măng cũng vạ lây. Còn ngành cao su tự nhiên thì đang bay cao nhờ hưởng lợi về việc giá cao su thế giới tăng mạnh trong thời gian qua. Tuy nhiên có những lưu ý về thực tiễn đầu tư tại TTCK VN - “Có nên chơi cổ phiếu được làm giá không?”. Một câu hỏi rất thú vị bởi lẽ trên tt của chúng ta có rất nhiều vụ làm giá cổ phiếu. Theo tôi là vẫn nên chơi nhưng phải đặc biệt cẩn thận và không bao giờ dùng toàn bộ số tiền của mình đầu tư vào những cổ phiếu như vậy. Chỉ tối đa 30% tài khoản của bạn thôi nhé. Tôi khuyến nghị bạn vẫn nên kết hợp cả phương pháp chọn cổ phiếu theo Quy tắc số 1 trên để quyết định đầu tư. Vẫn có những cổ phiếu tốt được làm giá đấy. Tại sao lại không chơi nhỉ? Tuy nhiên hãy chọn những cp có thanh khoản khá trở lên, khối lượng giao dịch TB 10 phiên liên tiếp phải trên 50k cổ phiếu đối với penny stock, trên 100k cổ phiếu đối với dòng mid-cap. - “ Cut loss – công việc không muốn làm vẫn phải làm”. Vấn đề này có thể nói là hầu như ai cũng mắc phải. Nói mãi rồi, nhiều kinh nghiệm xương máu rồi sao vẫn cứ sai lầm trong việc cut loss. Bạn nên tập đối diện với việc mình sai. Các bạn và tôi đã sai lầm và chắc sẽ vẫn có những sai lầm trong tương lai. Việc này là bình thường ngay với cả những nhà đầu tư vĩ đại như Buffet. Vấn đề là chúng ta phải khắc phục hậu quả ngay khi ta nhận thấy sai lầm chứ đừng để nó nghiêm trọng hơn. Đặc biệt lưu ý khi bạn dùng margin, hay cut loss ( hay ít nhất phải cut phần margin) khi thị trường xuống giá 2 phiên liên tiếp. - “ Tôi bị lỡ tàu rồi – phải tìm mọi cách lên tàu thôi”. Như các bạn cũng biết cầm tiền trong uptrend xoắn hơn nhiều so với cầm cổ trong downtrend. Khi tôi post bài này lên diễn đàn cũng đúng vào lúc thị trường đang trong tình thế nhạy cảm. Nhiều người lỡ tàu đang rất “xoắn”. Hãy quên nó đi bạn ạ. Chờ một con sóng khác. Chúng ta đầu tư cả đời chứ có đầu tư vào một con sóng rồi từ bỏ thị trường đâu. Đừng tự đưa mình vào tình thế nguy hiểm khi cứ cố gắng lao vào mua cổ phiếu sau khi chứng kiến vài phiên tăng trần liên tiếp vì rất có thể lúc chúng ta lên được tàu thì đoàn tàu chả còn ai. - “ Hàng phím-Hàng nóng-Cổ phiên ăn 300% x y z”. Bạn sẽ gặp nhiều băng rôn biểu ngữ tràn ngập các diễn đàn chứng khoán khi thị trường tăng điểm. Tò mò vào xem cũng là nguy hiểm rồi. Hành động theo mà không suy nghĩ thì lại càng nguy hiểm hơn. Nên nhớ rằng những người mà bạn không quen biết, thậm chí những người có giao tiếp với bạn hay ngay cả Broker quản lý tài khoản của bạn cũng có thể khiến bạn trắng tay. Nếu bạn không có nguồn thông tin đáng tin cậy đã được kiểm chứng nhiều lần thì bạn chỉ nên tin vào danh mục được lựa chọn theo Quy tắc số 1 của mình. - “Đòn bẩy tài chính ( margin ) và Bán Khống ( Shortsell)…hãy luôn tìm cách tránh xa”. Đây là nhấn mạnh cuối cùng của tôi trong các lưu ý về thực tiễn đầu tư trên TT Việt Nam. Tôi phải dùng cụm từ TÌM CÁCH TRÁNH XA… vì nó cứ giống như nghiện heroin vậy. Chứng kiến tận mắt tác hại của nó rồi mà vẫn cứ muốn thử. Chỉ đến khi sắp chết ( cháy tài khoản ) mới biết là mình không nên sờ vào. Nói đùa vậy thôi chứ các công cụ margin hay shortsell cũng có tác dụng giúp làm giàu nhanh chóng. Nhưng chúng ta nếu đang ở level mới tham gia thị trường thì tuyệt đối không nên sử dụng. Chỉ khi chúng ta có nhiều kinh nghiệm, trải qua nhiều thăng trầm của thị trường, biết rõ được lúc nào nên ra nên vào, học thuộc lòng bài học “ cut loss” và biết về Phân Tích Kỹ Thuật thì mới nên dùng thử. Câu 3: Những yếu tố nào cần quan tâm khi đầu tư chứng khoán ? liên hệ đến điều kiện cụ thể TTCK VN ? Quy tắc số 1 Nghĩa đen của QUY TẮC SỐ 1 là “ Không để mất tiền” nhưng thực tế nó có nghĩa là hãy đầu tư một cách chắc chắn. Sự chắc chắn này sẽ có được bằng cách MUA CỔ PHIẾU CỦA MỘT CÔNG TY TUYỆT VỜI VỚI MỨC GIÁ HẤP DẪN. Điều này cũng chính là kết tinh của trường phải đầu tư giá trị nổi tiếng của tỷ phủ Warren Buffet mà thế giới vẫn ca tụng lâu nay. Chúng ta sẽ mất nhiều thời gian để nghiên cứu, mất nhiều thời gian để kiểm nghiệm thực tế trên thị trường để có thể áp dụng phương pháp của Buffet. Thành công thì chưa biết được vì thị trường VN vẫn chưa phát triển giống thị trường nước ngoài và nhà đầu tư nhỏ lẻ chúng ta cũng không có được vị thế như Buffet để mà có được những thông tin quan trọng để xác định cái gọi là “giá trị vô hình” của doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu thực hiện theo Quy tắc số 1 thì cũng giúp ích chúng ta rất nhiều trong việc lựa chọn các cổ phiếu. Các bước phân tích theo Quy tắc số 1 Bước 1 : Hãy trả lời 4 câu hỏi sau đây khi đến với 1 cổ phiếu của một công ty - Câu hỏi 1 : “Công ty này có ý nghĩa gì với bạn không?”. Điều cốt lõi mà câu hỏi này nhắc nhở bạn chính là hãy tìm hiểu một chút thông tin về công ty đó. Có nhiều nhà đầu tư hiện nay chỉ biết mã cổ phiếu ABC,XYZ chứ chẳng biết tên gọi của công ty đó là như thế nào, kinh doanh trong lĩnh vực gì. - Câu hỏi 2 : “Công ty này có lợi thế cạnh tranh lớn hay không?”. Câu hỏi này nhắc nhở bạn hãy xem công ty này làm ăn trong nhóm ngành nghề nào, khả năng cạnh tranh với các [...]... lai mua vàng vào tháng 7, nhưng vào ngày 6/3, anh ta có thể kết thúc vị trí này vào ngày 20/4 bằng cách chọn vị trí đoản vị đối với hợp đồng bán vàng vào tháng 7 Vào ngày 6/3 nếu một người ở vị trí đoản vị đối với hợp đồng tương lai vào tháng 7 anh ta có thể kết thúc hợp đồng này vào ngày 20/4 bằng cách chọn vị trí trường vị vào tháng 7 Trong cả 2 trường hợp tiền lời hay lỗ của người đầu tư phản ánh những... dương), còn người giữ vị thế đoạn vị bị giá trị âm; và ngược lại Hợp đồng mua bán trong tương lai: là một cơng cụ tài chính phái sinh, tương tự như hợp đồng mua bán trước, chỉ khác có một số điểm sau: Hợp đồng mua bán trong tương lai thường được ký kết và thực hiện hợp đồng thơng qua một mơi giới trên thị trường chứng khốn; và người mua và người bán thường khơng quen biết nhau, do vậy đơn vị mơi giới... có khả năng tài chính Văn phòng chứng khốn phải đưa ra những qui định về yều cầu dự trữ tối thiểu đối với người ký hợp đồng tương lai với nhà mơi giới Khoản tiền dự trữ này được giữ tại một tài khoản của người đầu tư mở tại văn phòng chứng khốn Ví dụ: Giả sử vào tháng 3 bạn gọi cho nhà mơi giới của bạn tại CBOT, và u cầu ơng ta mua cho bạn 100 lượng vàng vào thời điểm tháng 7 Những sự việc gì sẽ xẩy... như hợp đồng mua- bán trước, mà được qui định theo tháng và khoảng thời gian của tháng phải giao Văn phòng thị trường chứng khốn (người mơi giới) xác định khối lượng, chất lượng của hàng hố giao dịch, cách giao hàng, giá hợp đồng, và cũng có thể xác định ln giá trị hợp đồng mua bàn tương lai có thể thay đổi trong một ngày Người mua, bán phải trả phí hoa hồng cho người mơi giới, và giá rao bàn được... tiên tại Mỹ vào năm 1973, từ đó thị trường này phát triển tăng vọt và ngày nay được thực hiện trên khắp thị trường tài chính thề giới Hợp đồng quyền chọn được thực hiện với các hoạt động mua, bán: Cổ phiếu, chỉ số thị trường chứng khốn, ngoại tệ, cơng cụ nợ, các hợp đồng mua bán tương lai và hàng hố Có hai loại hợp đồng quyền chọn: Hợp đồng quyền chọn mua (call option )và hợp đồng quyền chọn bán (put option)... chí những người có giao tiếp với bạn hay ngay cả Broker quản lý tài khoản của bạn cũng có thể khiến bạn trắng tay Nếu bạn khơng có nguồn thơng tin đáng tin cậy đã được kiểm chứng nhiều lần thì bạn chỉ nên tin vào danh mục được lựa chọn theo Quy tắc số 1 của mình - “Đòn bẩy tài chính ( margin ) và Bán Khống ( Shortsell)…hãy ln tìm cách tránh xa” Đây là nhấn mạnh cuối cùng của tơi trong các lưu ý về... 2000-2002 Khơng chỉ riêng chứng khốn, các nhà đầu tư cần cảnh giác khi dựa vào những bản báo cáo đẹp mắt và đổ tiền như trút nước cho lĩnh vực sinh lời khác như trái phiếu, vàng, bất động sản 2 Cố gắng dự đốn hướng đi thị trường Trên lý thuyết, việc phân tích đúng hướng thị trường sẽ giúp các nhà đầu tư kiếm "đậm" Thực tế tìm ra những dự đốn thường dễ làm hơn ứng dụng chúng vào chiến lược đầu tư Khơng... được tính ra 6 tháng/1 lần Dữ liệu thống kê cho thấy có 99,7% cổ phiếu có tỷ trọng nằm trong khoảng (trung bình +/- 3*SD, SD là độ lệch chuẩn của dữ liệu) Theo phương pháp thống kê, tỷ trọng tối đa vào khoảng 11 – 12%, do đó, con số 10% được lựa chọn để tính tốn 2.3 Cơng thức tính VN-30 Việc lựa chọn các cổ phiếu, các tỷ lệ ; sẽ được thực hiện định kì 6 tháng/lần vào tháng 1 và tháng 7 hàng năm theo... chứ có đầu tư vào một con sóng rồi từ bỏ thị trường đâu Đừng tự đưa mình vào tình thế nguy hiểm khi cứ cố gắng lao vào mua cổ phiếu sau khi chứng kiến vài phiên tăng trần liên tiếp vì rất có thể lúc chúng ta lên được tàu thì đồn tàu chả còn ai - “ Hàng phím-Hàng nóng- Cổ phiên ăn 300% x y z” Bạn sẽ gặp nhiều băng rơn biểu ngữ tràn ngập các diễn đàn chứng khốn khi thị trường tăng điểm Tò mò vào xem cũng... giới, và giá rao bàn được xác định trên sàn giao dịch chứng khốn Có hai loại thương nhân trên sàn giao dịch: Thứ nhất là những người mơi giới ăn hoa hồng, họ sẽ thực hiện mua bán theo lệnh của nhà đầu tư và tính hoa hồng; thứ 2 là người tự đầu tư Để tránh những rủi ro khi thực hiện hợp đồng mua bàn trong tương lai, do người mua, hoặc người bán tháo lui khỏi hợp đồng vì sự biến động giá trên thị trường bất